KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 18

Hỏi. Có hai:

Trình bày nghi: có thể tự hiểu.

Lập câu hỏi: Sớ: Chẳng trực v.v…, ý nói: cảnh đã biết có nhiều vô lượng, dù có tâm cũng rất khó biết, huống chi dứt hẳn tâm tưởng, thức năng liễu biệt cũng không có, mà gọi là trí nhất thiết chủng ư?

Lập lý:

Sớ: Ý nói v.v…, đáp ý trong tựa chung, tức trở lại chỗ hỏi, nghĩa ở thứ lớp sau.

Luận: Tất cả v.v… trở xuống, lập chánh lý có hai:

Vốn là chân tâm, nên luận nói: “Tất cả cảnh đồng” Nghĩa là các pháp do tâm không ngoài cảnh giới. Nay chứng nguồn tâm, là hợp lại rõ biết, thật không nghi ngờ.

– Xưa nay vô niệm, nên luận nói: “Lìa bỏ tưởng niệm”. Nghĩa là:

xưa là nguồn tâm, nay thì lìa niệm, chỉ là chân thật. Nay lấy lìa vọng mới rõ. Ở đây không còn nghi. Cho nên văn sau của luận chỉ ngược lại hai ý này là mất, hợp hai ý này là được.

Sớ: Cảnh tuy v.v… trở xuống là giải thích ý trước.

Chân tâm v.v… trở xuống là giải thích ý sau. Đều rất dễ biết. Nhưng trong luận này là lập lý, chưa hiển bày có thể rõ, có thể biết. Trong sớ cốt yếu viên mãn đầy đủ, nên tổng kết nói rõ biết. Nếu trong thể này biết ý chỉ của luận, văn sau dứat theo, tự nhiên không lầm, nhưng lại tùy theo sự giải thích làm sáng tỏ rõ ràng.

Hiển mất: Văn luận trong đây có hai, trái lại chánh lý ở trước, thành chẳng biết mất.

Mê gốc chân tâm:

Luận nói Vì chúng sinh, các pháp xưa nay duy tâm, chúng sinh mê gốc Duy tâm, vọng thấy có cảnh. Do vọng kiến có hạn lượng, bèn khiến cảnh có phân hạn, do đó không thể biết khắp? Đây là đối lại xưa nay Duy tâm phần thứ nhất ở trước, để nói lên mất kia.

Sớ: Thấy có hạn v.v…, Cảnh không có hạn, chỉ tâm năng thấy là có hạn, luận nói: “Tâm có phần hạn, chẳng nói cảnh có phân hạn.

Vọng khởi tưởng niệm:

Luận nói: Vì do vọng khởi, nghĩa là một chân tâm xưa nay không vọng, thường trụ pháp tánh. Do chúng sinh vọng khởi tượng niệm, trái với không vọng, không xứng với chân tánh, do đó không thể biết khắp” Đây là đối lại phần thứ hai lìa vọng niệm ở trước để nói lên mất kia.

Sớ: Hai giải thích thành v.v…, theo luận thì hai đoạn này chung, là đối lại giải thích ở trước thành nghĩa mất. Không chỉ văn này, tường tận rất dễ hiểu.

Tức nói rõ v.v…, bổn tánh lìa niệm, vọng khởi niệm, tức là trái chân, do trái chân nên không thể biết rõ. Nói chẳng rõ biết là thông suốt đoạn trước, nghĩa tức hiển bày.

Nói chư Phật v.v… trở xuống, cho đến tánh các pháp, tức cả hai ngược lại lỗi trước. Hợp câu đều chính là lý. Văn có hai đoạn:

Trái với trước rõ được. Có hai:

Hiển chung: Nghĩa là chung trái lại lỗi trước để nói chỗ nói được kia.

Nói chư Phật cho đến bất biến: lìa thấy là trái lại chỗ nói “mất” do vọng khởi tưởng niệm ở trước. Hợp câu đầu lìa niệm mà được lìa tướng. Nên trái lại chỗ nói “mất” do vọng thấy cảnh giới ở trước, hợp câu đầu nhất tâm mà được, đã hợp chánh lý tức là biết khắp, nên nói “không chỗ nào chẳng trùm khắp.”.

Sớ: Không vọng v.v…, giải thích lìa thấy ở trước. Lìa thấy hay lìa tướng, là nói về nghĩa một.

Kết riêng: Nói tâm chân thật v.v… trở xuống.

Kết lìa kiến: Một câu đầu, đã lìa vọng kiến tức là nhất tâm, tâm tức chân thật, văn sớ rất dễ thấy.

Nói Tức là các pháp tánh, tổng kết lìa tướng ở trước, đã lìa vọng tướng, chỉ là ở tánh, tánh đều trùm khắp. Đã không có hai lỗi “mất” thì thành hợp lý “được”, chính lý đã hợp thì chẳng biết đối đãi cái gì? Do đó, trong khoa nói: “Nêu là nói về “được”.

Nhưng đây v.v… trở xuống là giải thích nghĩa pháp tánh, do vốn nương Như Lai tạng có tâm sinh diệt, sinh diệt là pháp, Như Lai tạng là tánh. Nay từ môn sinh diệt nhập môn chân như, nên lìa thấy tướng tức hiển bày pháp tánh. Tánh tức bản giác, trong phần lập nghĩa chỉ bày tự thể.

Theo nghĩa kết tên: Nói Tự thể hiển chiếu v.v… trở xuống.

Sớ: Tất cả v.v… trở xuống, phụ giải thích rất dễ hiểu.

Nêu trên v.v…, Dẫn nhân để chứng quả, tức văn trong phần dụng đại. Trước tức pháp nhân tâm hiện quả, nay tức quả tâm hiện nhân. Nhân quả tuy khác, tâm thể là một. Nên kinh Kim Ty nói: “Y báo chánh báo ở A-tỳ, hoàn toàn ở chỗ tự tâm tột cùng của bậc thánh. Cõi Tỳ-lô Pháp thân chẳng vượt ngoài một niệm của hạ phàm”.

Bởi do v.v… trở xuống là giải thích lý do. Thể Phật và chúng sinh đồng không hai tướng. Giống như cha con có chung một gương. Nếu khi gương chiếu con, con ở trong gương cha, cũng tại ở trong gương mình. Nếu khi chiếu cha, cha tại ở trong gương con, cũng tại ở trong tự gương mình. Gương là một thể, thuộc về hai người. Mỗi người thành tự gương mình chiếu nhau hiện nhau, không có khác thể, để dụ cho chân tâm chúng sinh và Phật đều đầy đủ. Tuy nói đều có mà lý không thể phân. Sớ nói: “Không hai” là ý này.

Hoa Nghiêm v.v… trở xuống là dẫn chứng ba thứ không khác nhau. Nghĩa là tâm chúng sinh tức tâm Phật, tâm Phật tức tâm chúng sinh. Lại chúng sinh là chúng sinh trong tâm Phật, Phật là Phật trong tâm chúng sinh, do chúng sinh và Phật tướng đồng một tâm, thể không khác nhau.

Do đồng thể v.v…, ý nói: Chẳng chỉ tâm thể chiếu soi pháp mà thôi, lại khởi đại thần dụng, lợi lạc chúng sinh. Kia tức nương vào tướng trí tịnh khởi nghiệp tướng không thể nghĩ bàn. Nương cảnh pháp xuất ly tạo nghĩa cảnh duyên huân tập.

Trong phần hỏi của luận ghi: Nếu các v.v… trở xuống cho đến sinh, là đoạn văn trước.

Tất cả v.v… trở xuống đều được lợi là vạch bày quyết định, đều rất dễ hiểu.

Phần nhiều chẳng thấy, chẳng phải hoàn toàn không thấy, nên nói “phần nhiều”. Lại nghe người nói sẽ thấy thân họ, thấy thân chưa phải là nghe pháp. Nay hạn cuộc chỗ nêu, nên chỉ nói chẳng thấy, còn không được thấy huống chi được nghe.

Đáp. Có ba:

Pháp:

Luận: Chư Phật v.v… trở xuống là y cứ điều hỏi trước. Tức hỏi báo, hóa. Nay đứng về thể Pháp thân trùm khắp nên báo, hóa tức là dụng của thể, cũng trùm khắp tất cả. Y cứ bổn gốc mà nói, chỉ nói “Pháp thân”.

Sớ: trùm khắp tâm chúng sinh, luận nói: “Tất cả chỗ”, nói tất cả là ý nói tình, khí. Cũng như kinh Hoa Nghiêm chép: “Pháp tánh trùm khắp ở tất cả chỗ, tất cả chúng sinh, và cõi nước (hiển bày riêng hữu tình và khí thế gian) cũng không có hình tướng để được (mất dấu vết). Theo đây thì không chỉ trùm khắp tâm chúng sinh. Nay sớ theo câu hỏi, nên chỉ nói: “trùm khắp tâm chúng sinh”.

Chỉ có v.v…, ở đây nói công năng lỗi ở căn cơ, Phật không ứng riêng. Nên kinh Hoa Nghiêm chép: “Bồ-tát trăng mát mẻ, đi trong rốt ráo không, nước tâm chúng sinh tịnh, ảnh Bồ-đề liền hiện”.

Văn trên v.v…, tức trong dụng đại bảy lần hỏi đáp, nói rộng nghĩa kia.

Dụ:

Nói Chúng sinh v.v… trở xuống, là dụ, nên lại hợp rằng: “Thân chư Phật giống như sắc tượng”. Luận nêu một khía cạnh nên không nói đủ.

Hợp:

Nói như thế v.v… trở xuống, là hợp.

Sớ: Nói về không v.v…, ý nói: Luận cho rằng cấu chỉ là cấu chướng thấy Phật, tức là không có căn cơ.

Thiện Tinh v.v… trở xuống là dẫn nêu. Người này sinh vào thời đức Phật, là đệ tử Phật, thường thấy thân Phật. Nhưng có phiền não hiện hành, do khởi ác đọa vào địa ngục, như kinh Niết-bàn nói.

Nói Pháp thân chẳng hiện v.v… trở xuống, văn sớ có ba.

Đứng về luận này để nói năng hiện:

Nhưng y cứ nghĩa hợp để nói báo, hóa chẳng hiện. Mà nói Pháp thân chẳng hiện là do nói theo gốc. Như nói gương chẳng hiện, nghĩa là không hiện hình tượng. Ở đây đồng với kinh Viên Giác nói: “Do vắng lặng, tâm các Đức Như Lai trong các thế giới ở mười phương hiển hiện trong đó” Tâm là Pháp thân, đều nói theo gốc. Lại ứng hóa cũng gọi là Pháp thân. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Pháp thân có hai thứ. Một là, pháp tánh Pháp thân, hai là, ứng hóa Pháp thân” Nghĩa là pháp thế đệ nhất trong dòng nước, từ thật tánh sinh trí, thật trí là Pháp thân. Tên pháp gọi là tự thể. Tập hợp tạng gọi là Thân. Tất cả gốc lành chúng sinh, cảm ứng Pháp thân thật trí này, nên hiện ứng vô lượng Pháp thân. Có chỗ cho là có mười thứ thân.

Dẫn luận khác để nói chẳng hiện: Sớ Như Nhiếp luận v.v… trở xuống, dẫn luận khác để nói chẳng hiện, có ba:

Dẫn bổn văn, mười hai sâu xa:

1- Thọ sinh sâu xa. 2- An lập số. 3- Hiện Đẳng Giác. 4- Lìa dục. 5- Uẩn. 6- Thành tựu. 7- Hiển hiện. 8- Thị hiển Đẳng Giác, Niết-bàn. 9- Trụ. 10- Tự thể. 11- Dứt phiền não. 12- Không thể nghĩ bàn.

Nay nói hiển hiện là câu thứ bảy, phải bỏ chữ kia thay vì để chữ hiển hiện, văn tức thuận. Ngoài ra như thứ lớp giải thích.

Dẫn văn giải thích:

Giải thích rằng v.v… trở xuống là dẫn văn giải thích. Đây cũng làvăn của luận, nay sớ theo chỗ dẫn liền giải thích, ban đầu là nêu.

Mà thế gian v.v… trở xuống là nêu thí dụ: Như sau giải thích dụ ở trước.

Như thế v.v… trở xuống là hợp pháp Xa-ma-tha, Hán dịch là Chỉ. “Mềm mại” chẳng phải là lỗi lầm thô ác thì giới như nước trong bình, như thiền định. Giới giúp định, nên lấy làm ví dụ.

Lỗi lầm, như bình bị vỡ. Do có phá giới như cấu, nên nước định không dừng, mặt trăng Phật không hiện. Trong kinh Hoa Nghiêm nói đồng như đây.

Hội ý văn:

Sớ Trong đây v.v… trở xuống là hội ý văn. Ban đầu là lặp lại đoạn văn trước.

Là lỗi trở xuống. Chính hiển ý.

Do phân tán v.v… trở xuống, xuất phát nguyên do. Như A-nan chỉ ưa học rộng, không hề tu định, tuy chẳng trợ ngại việc hầu hạ Đức Như Lai, nhưng lại bị Duy-ma quở trách. Cũng vì không có định, mà không dứt được kiết sử. Lại như các Bồ-tát tuệ nhiều định ít, người được thấy Phật vô hạn. Đều là hàng này.

Kia nhiếp v.v… trở xuống là đối biện ý chỉ của hai đoạn văn.

Đây luận v.v… trở xuống là nói ý luận này, đều rất dễ biết, nghĩa này cũng ở trong phần nhân duyên đã nói.

Phần tu hành tín tâm:

Tu, nghĩa là học tập. Hành, nghĩa là tiến hướng thực hành năm thứ, như sau tự nói rõ.

Tín tâm, sinh ý nhẫn lạc, cảnh có bốn thứ.

Cũng như v.v… trở xuống, là giải thích.

Đến nay ý v.v…, nay đứng về đề luận để phối hợp. Nếu theo chỗ lập trong phần lập nghĩa, tức cùng phân biệt phát thú đạo tướng, đều ngay nơi nghĩa thừa.

1. Nêu ý:

Sớ: Người thù thắng, tức ở trước nói phát ba thứ trực tâm, v.v… thực hành bốn hạnh bất trụ, v.v.. hội nhập chánh địnhbốn hành.

Người yếu kém tức ở trước nói thấy sắc tướng của Phật, hoặc là hạng phát tâm trời người, Nhị thừa, liền lui sụt.

Do tứ tín v.v…, ý chẳng khiến tin sắc tướng Phật, tăng v.v… khởi hạnh thấp kém trời, người, Nhị thừa.

Lại nương v.v…, Tín đã thành tựu viên mãn, nên như văn trước nói phát ba thứ trực tâm v.v… tu hành bốn hạnh vô trụ, nhập vào Thập Trụ cho đến được lợi ích, lại phát tâm giải chứng v.v… Đây là ở trước là phân biệt lui suit. Nay là dạy bảo tu hành.

2. Nêu số: Sớ: Bốn bất hoại tín, tin bốn việc kia đều không thể hoại, chẳng hoại tức thường trụ. Do cảnh sở tín không thể hoại, khiến tâm năng tín cũng không thể hoại. Năng sở tương xứng đều gọi là chẳng hoại. Nên kinh nói: “Diệu Tín thường trụ”.

a. Nêu lên giải thích:

Sớ: Chỗ làm thấy chư Phật, đứng về nhân hiển bày căn bản. Nghĩa là Phật nhân vào địa vị gốc ở chân như mà khởi tin hiểu. Lại nương pháp tắc chân như tu hành, cho đến chứng tột cùng chân như mới được thành Phật. Nên kinh Hoa Nghiêm chép: “Do các Như Lai tôn trọng pháp, như thuyết tu hành sinh ra chư Phật” Đây là nghĩa một bên, nên nói chân như là thầy chư Phật. Kinh nói: “Thầy chư Phật, có chỗ cho là Pháp” Do pháp thường nên chư Phật cũng thường, đã là thầy chư Phật nên gọi là căn bản.

Các hạnh v.v… trở xuống là đứng về pháp nói lên căn bản. Nghĩa là tất cả hạnh môn đều từ chân khởi. Nên kinh Viên Giác chép: “Pháp vương Vô thượng có môn Đại-đa-la-ni tên là Viên Giác, cho đến lưu xuất các Ba-la-mật, dạy bảo Bồ-tát v.v…” Sở dĩ trước nêu trực tâm vì bổn hạnh hai lợi ích, là biết hạnh chẳng phải chân lưu xuất thì không do đâu khế chân. Đâu có hạnh nào khế chân mà chẳng từ chân khởi, đây chính là căn bản các hạnh tín.

Hỏi: Vì sao chẳng đứng về Tăng hiển bày căn bản.

Đáp: Về phương diện Phật, khi hiển bày đã nhiếp tăng. Nhân địa vị tín hiểu phép tắc tu hành tức là Tăng bảo. Nay Văn sớ tuy có hai nghĩa gồm cả ba. Đứng về mặt năng sinh Tam bảo gọi là căn bản. Lại là căn bản chỗ tin trong pháp. Do Tông của Chung giáo chỉ do chân pháp này mà muôn duyên khởi, khởi từ chân như hợp duyên nhập thật, nhập vào chân như. Bồ-tát phát tâm trước duyên chân như, khởi tin phát giải, tu hành khế chứng trở về chân, ở chỗ tin trong pháp làm căn bản. Tin nếu chẳng tin chân như, thì gọi là tin tà. Nên Luận Bảo Tánh nói “Chẳng tin chân như, có năm thứ mất. Nghĩa là tự khinh mình, khinh người khác, chấp nhân và chấp pháp khởi ác kiến. Nên biết trái với đây 58 là năm thứ được, do đó phát tâm trước khiến có tin này.

Chẳng trực v.v…, chẳng những khởi tín, cũng chính ưa quán, ưa quán tức hành, nhưng hạnh này tức hạnh tín, hành thành tín mới là thật tín.

Hỏi: Tại sao tin tướng chân như?

Đáp: Chẳng tin tất cả pháp là tin tướng chân như. Vì trong lý chân như vốn không. Nếu thấy các pháp là có, là tin các pháp chẳng tin chân như, nay chẳng tin các pháp là tin chân như, cũng có thể ưa niệm quán sát mới gọi là Tín. Như người thế gian khuyến khích người kia làm, người kia thuận theo sự khuyến khích mới gọi là Tin. Nếu không như vậy thì đâu phải là tin? Nên tin thì chỗ nói lý thuận, thuận thì thầy trò giúp nhau mà thành đạo. Cho nên lấy ưa niệm giải thích thành tín kia.

Nói Tin Phật v.v…, là tin báo thân. Nghĩa là thân, ngữ, ý nghiệp, pháp môn biện tài, sắc tướng đầy đủ, y báo trang nghiêm, nên nói vô lượng công đức. Luận nói ở trước: “Thân có vô lượng sắc, sắc có vô lượng tướng, tướng có vô lượng đẹp, chỗ trụ quả y báo cũng có vô lượng các thứ trang nghiêm”.

Thường niệm v.v…, do tin Phật có công đức, nguyên thành thân này có đầy đủ tất cả trí. Do nguyện cầu mà suy nghĩ cung kính, cúng dường, khởi các gốc lành, tu nhân Phật.

Nói tin pháp v.v…, đây là hành pháp, pháp này dứt trừ chương san tham, phá giới, v.v… là lợi ích lớn.

Thường niệm, tức sáu độ bố trí, trì giới…, do tin có lợi ích, lại siêng năng thực hành.

Nói Tin tăng v.v…, Đây là đại Bồ-tát tăng đăng địa trở lên, nên nói chân chánh như thật tu hành, v.v…

Thường ưa…, phân biệt chẳng phải Nhị thừa, nên nói Bồ-tát. Giản trạch chẳng phải trước Sơ địa, nên nói như thật tu hành. Nhưng thường có bốn tín. Nghĩa là tin Tam bảo và giới, đây là tin trong nhân thừa, thiên thừa. Nay bốn tín tức là trong giáo chung thật, chẳng do nhân như và giáo khác nhau, cũng chính là Tam bảo cạn sâu có khác.

Hỏi: Trước nói người gốc lành cạn mỏng, cũng gặp Phật thấy tăng cầu pháp, có khác gì ở đây?

Đáp: Trước do chưa tin chân như, thấy Tam bảo đều không xứng thật, do đó gặp duyên liền thành lui sụt. Nay do trước tin chân như, được chỗ tin Tam bảo đều đúng như thật, do đó tăng tiến khiến tin thành tựu viên mãn. Đây là tin chân như là cội gốc Phật, tin Phật là chỗ thành tựu, tin pháp là chỗ nương, tin tăng là chỗ học, lại bốn thứ này tức là giáo, lý, hạnh, quả. Như ba thứ trước thứ lớp là lý, quả, hạnh. Tin tăng là giáo, tăng hay chuyển giáo để kia cầu học.

Sớ: Đều hai v.v…, Luận tường tận rất dễ biết. b. Nêu số:

Sớ: Có tín…, tin nếu không hành thì chẳng thật tin, do tin là nghĩa thuận, thuận mà hành, chính là tin chân thật. Sẽ biết hành này là hạnh thành tín. Tin tức là tin hành. Ở đây tin là quyết định không lui sụt, như trước nói chỗ lui sụt, không thể như vậy.

c. Gạn khởi:

Sớ: Chỉ quán v.v…, do các kinh luận đều nói sáu độ, trong đây chỉ có năm, vì hai độ sau khi tu không được lìa nhau. Ban đầu tu là chỉ quán, tu thành là định tuệ, chỉ có thời gian khác mà chứng không khác.

Hỏi: Tại sao chỉ quán hợp lại tu?

Đáp: Nếu chẳng tu cả hai đều thành tà. Kinh Niết-bàn chép: “Định nhiều tuệ ít không thấy Phật tánh, tuệ nhiều định ít thấy tánh chẳng rõ ràng, định huệ đồng học thấy Phật tánh rõ ràng”. Lại các chỗ nói: “Chẳng thấy Phật tánh, vô minh tà kiến từ đây sinh”. Nên nay hợp lại tu, để khỏi có hai lỗi, sau tự giải thích.

THÍ:

Nói tất cả đến tìm cầu, tức người thọ trí, chẳng đồng bậc thiện đức, hạn cuộc bảy hạng người, nên nói tất cả. Tức chẳng lựa chọn oán thân, già trẻ, bệnh khỏe, cao thấp, nghèo cùng, xa gần…

Tất cả, v.v… trở xuống, là vật bố thí.

Nói Theo sức lực, dường như có hai ý:

Tùy theo năng lực nghèo giàu.

Tùy theo năng lực xả bỏ hay bố thí.

Nếu theo năng lực kia, ắt chẳng gượng vì khỏi sinh phiền não.

Do từ v.v… trở xuống, tức ý hành bố thí.

Tự xả bỏ san tham, theo tánh hành bố thì, là hạnh tự lợi

Khiến kia vui mừng, cứu giúp ban cho chúng sinh là hạnh tha, nên biết Bồ-tát tuy nêu một hạnh, nhưng hai lợi ích gồm trong đó. Đây là do bố thí nhiếp nghèo cùng.

Sớ: Giúp tài thí, vật giúp thân, cũng gọi là ngoại tài. Vật ngoài thân nên cũng gọi giúp chúng sinh, tài giúp sinh mạng. Theo kinh chánh pháp Niệm nói mười hai thứ bố thí như cấu.

Đối với chúng sinh, bố thí không bình đẳng.

Vì nhân duyên nam nữ dâm dục bố thí.

Vì có sự sợ hãi mà bố thí cho vua để cầu cứu.

Do tâm ngu si bố thí như ngoại đạo làm trai hội chẩn tế, v.v…

Không biết nghiệp quả chỉ biết học theo người khác bố thí. Người xin nài nỉ rồi mới cho.

Biết người khác có của bố thí, nên cho khiến tin, rồi sau đó làm tổn hại.

Bố thí của rồi dặn phá hòa hợp, chung làm bạn với mình, rồi sau đó lại làm cho suy não.

Lấy của cho nam nữ khiến thành thân thiện với họ, sau lại làm cho phản lại nhau.

Mua những vật rẻ tiền, đến ngày trai hội lại bán với giá đắt, mua ít lời nhiều.

Vì tiếng khen mà bố thí.

Vì vợ con nghèo đói mà cho (để sau cầu cho được giàu có).

Lìa mười hai thứ này thì gọi là tịnh thí.

Trừ đây lại có mười hai thứ đầy đủ bố thí, không thể nói nhiều.

Kinh Ưu-bà-tắc giới nói, Bồ-tát thực hành bố thí nên lìa năm pháp.

Khi bố thí không chọn là có đức hay không có đức.

Khi bố thí không nói thiện ác.

Khi bố thí không lựa chủng tánh.

Khi bố thí không khinh người cầu xin.

Khi bố thí không ác khẩu.

Lại có ba việc, bố thí rồi không được quả báo cao siêu mầu nhiệm.

Trước phát tâm nhiều, sau lại cho ít.

Chọn lựa vật xấu bố thí cho người.

Đã làm bố thí rồi tâm sinh hối hận.

Lìa ba việc này, được quả báo cao quý mầu nhiệm.

Nói Ách nạn sợ hãi ép ngặt là người thọ thí.

Theo sức mình kham nhậm, chỗ sức bố thí, hết sức rồi thì không hối tiếc.

Bố thí vô úy: chính là hạnh bố thí. Cũng là ý hành thí. Hoặc kẻ có tội bị dây trói buộc, hoặc tai nạn lửa, nước, hoặc tai ương cọp sói, hoặc sợ hãi kẻ thù. Như thế tất cả chúng sinh, hễ có các việc sợ hãi, đều che chở khiến được an vui, không có sợ hãi.

Nếu có chúng sinh đến cầu pháp: tức người thọ thí: Ba thừa, năm thừa hoặc thưa hoặc hỏi, đều gọi là cầu pháp.

Theo rồi v.v… trở xuống là pháp sở thí. Người không có khả năng không hiểu biết, không thể nói với họ được, đối với người có khả năng

hiểu mới nói với họ được, mới khỏi lầm người, cũng khỏi vu nạn. Khổng tử nói: “Biết nói là biết, không biết nói là không biết, dó là biết” Lại nói: “Học rộng thì thiếu nghi, cẩn thận lời nói thì các việc khác ít lỗi lầm”.

Phương tiện nói, phải dùng các thứ lời lẽ khéo léo, dẫn dắt khuyến khích khiến kia tin nhận, không được quá thẳng thắn khiến kia phỉ báng. Nên kinh Pháp Hoa nói: “Có nan hỏi cũng không sân thuận theo giải thích cho họ nghe”.

Chẳng nên v.v… trở xuống là nói về ý hành thí.

Chẳng tham danh lợi v.v…, là ngược lại nói về lỗi kia, luận ở trước nói: “Có chỗ cho rằng vì khiến chúng sinh, lìa tất cả khổ được vui rốt ráo, chẳng cầu danh lợi cung kính thế gian”.

Chỉ niệm v.v… trở xuống, thuận nói về việc ấy. Tự đã như vậy, khiến người khác cũng như vậy. Theo Trí luận chép: “Phật nói trong các bố thí, bố thí pháp là bậc nhất”. Vì sao? Về tài thì có hạn lượng, pháp thí thì vô lượng. Tài thí là quả báo cõi Dục, pháp thí là quả báo ra khỏi ba cõi. Tài thí không thể dứt được hoặc lậu, pháp thí thanh tịnh qua được bờ kia. Tài thí chỉ cảm ứng được trời người, pháp thí thông suốt cảm ứng được quả Ba thừa. Tài thí người trí kẻ ngu đều có khả năng, pháp thí người trí mới có khả năng. Tài thí chỉ cho người năng, thí được phước, pháp thí chung cho lợi ích năng sở. Tài thí người ngu cất chứa để thọ, pháp thí chỉ hạn cuộc ở người thông minh. Tài thí chỉ lợi ích cho sắc thân, pháp thí lợi ích tâm thần. Tài thí tăng thêm bệnh tham, pháp thí dứt trừ ba độc. Do đây so sánh thì pháp thí là bậc nhất, mong các học giả xét kỹ mà thực hành.

GIỚI:

Nói có chỗ cho rằng v.v… trở xuống, như thứ lớp là mười điều lành kia tức lìa ác, thân ba, miệng bốn, ý ba.

Chẳng sát sinh, khắp bao gồm côn trùng loài vật, chẳng chỉ ở người.

Chẳng trộm cắp, một cây kim, một ngọn cỏ, chẳng phải chỉ trộm năm đồng tiền trở lên.

Chẳng dâm dục, chạm xúc thân thể thì phạm, chẳng nói đạo và cùng phi đạo.

Chẳng nói lưỡi đôi chiều, gây xốc hai đầu.

Chẳng nói lời độc ác: không xét lời nói.

Chẳng nói dối là nói gạt.

Chẳng nói thêu dệt: thêm thắt lời nói.

Những câu này đều không, nên đều nói là: “chẳng”.

Tham nghĩa là ác dục, tật là ganh ghét. Khi là xâm phạm. Trá là hư ngụy. Siễm là giả mạo. Khúc là trái lý.

Ganh ghét, xâm phạm, sân nhuế thuộc về sân. Siễm khúc thuộc về tham.

Tà kiến cũng gọi là ác kiến. Tức năm kiến như thân kiến, biên kiến v.v….

Nay nói tà, là một trong năm kiến. Những thứ này đều không nên gọi là xa lìa. Nhưng Bồ-tát đem lòng từ bi thương xót chúng sinh nên lấy giới bất sát làm đầu. Tiểu thừa do nhàm chán sinh tử nên lấy giới dâm làm đầu. Chỉ thú có khác nên giáo nghi chẳng đồng. Nếu theo gốc mười điều lành là nhân duyên trời, người. Nay Bồ-tát tu hướng về đạo quả thì khác. Theo kinh Hoa Nghiêm thì có năm hạng người đều tu mười điều lành cảm vời quả khác nhau. Nghĩa là phàm phu, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật. Kinh Tịnh Danh nói: “Trì giới là Bồ-tát ở cõi tịnh khi thành Phật hành đạo mười điều lành, mãn nguyện chúng đến sinh sinh cõi kia” Thập thiện là Bồ-tát cõi tịnh độ. Bồ-tát khi thành Phật mạng sống không chết yểu, phạm hạnh rộng lớn, nói lời thành thật, dùng lời mềm mỏng với quyến thuộc chẳng xa lìa, khéo hòa sự tranh cãi, nói lời lợi ích. Không ganh ghét, không sân nhuế, chính là thấy chúng sinh về sinh cõi nước kia. Nên biết mười điều lành chẳng khác, tu tâm khác nhau. Nhưng hành mười diều ác, chuẩn theo luận Câu-xá nói, mỗi mỗi cảm vời ba thứ quả:

1/ Dị thục. 2/ Đẳng lưu. 3/ Tăng thượng.

Dị thục rát dễ biết, lược nói chỉ có hai thứ.

a- Quả Đẳng lưu: Tuổi thọ ngắn ngủi. b- Quả Tăng thượng.

– Trong phần trộm cắp:

1/ Tài vật thiếu thốn. 2/ Thường gặp sấm xét, mưa đá.

– Trong phần tà hạnh:

1/ Vợ chẳng trinh tiết. 2/ Có nhiều bụi bặm.

– Trong phần nói dối:

1/ Bị nhiều phỉ báng. 2- Nhiều thứ nhơ uế.

– Trong phần nói lưỡi đôi chiều:

1/ Thân bạn chẳng hòa hợp. 2- Chỗ ở hiểm khác.

– Trong phần lời nói độc ác:

1- Thường nghe tiếng ác. 2- Ruộng phần nhiều bị gai góc, cấy lúa chẳng được.

– Trong phần nói lời thêu dệt:

1- Nói không nghiêm túc. 2- Thời gian hầu thay đổi 3- Trong phần tham:

1- Khiến tham lẫy lừng. 2 – Khiến cho thiếu quả.

– Trong phần sân:

1 – Khiến sân lẫy lừng. 2 – Khiến quả thô sơ 3- Trong phần tà kiến:

1- Khiến si lẫy lừng. 2 – Khiến không có quả.

Những câu này câu đầu đều thuộc Đẳng lưu, câu hai thuộc về Tăng thượng.

Sớ: Nhiếp luật nghi, đây mười giới như sát v.v… là luật nghi ác. Dừng không làm là thành pháp lành. Nhiếp thủ không bỏ thì gọi là giới.

Nói xuất gia v.v…, giới luật nghi ở trước chung cho tại gia và xuất gia, pháp giới lành này chỉ ở người xuất gia.

Vì chiết phục v.v… trở xuống, ý ở chỗ yên tĩnh. Nếu ở trong cõi người khó dứt phiền não, cần thoát tục lìa trần cấu ở nơi rừng sâu. Nên kinh Di Giáo nói: “Ở chỗ yên tĩnh tư duy diệt gốc khổ, nhớ nghĩ pháp đủ thọ chớ để quên mất”. Trong kinh Nguyệt Tạng có nói rộng như đây: “Đức Thích-ca Như Lai bỏ cung vua đến núi tuyết, nhân tu hành sáu năm quả viên mãn muôn đức”.

Ít muốn, v.v…, thấy được nghĩ bàn nên nói là biết dủ. Tài không muốn được, nên nói ít muốn.

Đầu-đà, Hán dịch Đẩu Tẩu, nghĩa là phải dũ phiền não nghiệp báo trong ba cõi, cho nên có mười hai thứ. Nghĩa là: Y có ba, thực có ba và chỗ ở có sáu.

Sáu chỗ là:

1. Ở chỗ vắng vẻ. Nghĩa là xa lìa các phố thị nhộn nhịp, ở chỗ vắng vẻ, thân xa lìa nên tâm không ham muốn, được các điều lành có lợi ích.

2. Ngồi thẳng không nằm: Hoặc đi hoặc đứng, tâm động khó nhiếp, cũng không được lâu, nên thường ngồi. Nếu khi muốn nghỉ hông không đụng tới chiếu.

3. Ngồi dưới gốc cây: Nghĩa là thuận theo Phật pháp. Như Phật thành đạo, xoay bánh xe pháp, nhập Niết-bàn đều ở dưới gốc cây, trị được lòng tham phòng xá, dễ nhập đạo.

4. Ngồi nơi nghĩa địa: Nghĩa là trong nghĩa địa thường có tiếng khóc bi ai, thây chết bừa bãi, vô thường bất tịnh, quán đạo dễ thành.

5. Ngồi ngoài trời: Nghĩa là cây như phân nửa nhà, mê đắm vẫn sinh. Lại mưa ướt chim kêu ô uế bất tịnh, nếu ở ngoài trời, ánh sáng chiếu khắp, khiến tâm thông minh lanh lợi, quán không dễ thành.

6. Ngồi ở chỗ có cỏ: Nghĩa là tùy tâm mà được ngồi trên cỏ kia, lìa chỗ đắm trước không não hại người khác.

7. Trong ba thực. Có ba.

1- Thường đi khất thực, nghĩa là nương theo pháp khất thực, phải chế phục sáu căn, không mê đắm sáu trần, cũng không phân biệt tướng nam nữ, được và chẳng được, hoặc ngon hoặc không ngon, chẳng sinh ái luyến. Nếu có người thỉnh thọ thực, hoặc được thỉnh chẳng được thỉnh tham hận dễ sinh. Nếu đồng chúng tăng thọ thực, chỗ phân chia khiến người tâm sinh tán loạn, chẳng nhập đạo.

2- Thọ thực có tiết lượng: Nghĩa là nhớ nghĩ trong thân có tám muôn vi trùng, trùng được thức ăn này đều được an ổn. Nay ta dùng thức ăn để nuôi các trùng này, sau khi được đạo dùng pháp để nhiếp kia. Lại tuy ăn một bữa, tham lam tột cùng, ráng ăn thật no bụng là ngăn bỏ hành đạo, nên theo chỗ được ăn ba phần, chỉ ăn hai phần thôi, thân sẽ được nhẹ nhàng, gọi là ăn có tiết lượng.

3- Ngồi ăn với một oai nghi. Nếu ăn nhiều lần sẽ mất nữa ngày công phu (tu hành), chẳng vì ham nuôi dưỡng thân này, nên dứt thường ăn. Tức trong luật tứ phần không làm pháp cho ăn thêm. Trong kinh Đầu-đà nói: “Giữa ngày và cuối ngày không được uống nước gạo”.

Trong ba y:

1. Chỉ chứa ba y: Nghĩa là người tại gia ưa chứa các thứ y phục, còn ngoại đạo khổ hạnh thì trần truồng (không có y phục). Nay đệ tử Phật nên bỏ cả hai sự thái quá, chỉ giữ ba y. Lại xa lìa cầu nhiều và chấp giữ.

2. Y phấn tảo: Lượm vật phẩn tảo kết lại thành y. Lấy đây để che hở chống lạnh để lìa lòng tham, tránh được giặc, không có nạn cướp mất mạng.

3. Y lông thú: Hoặc ba y, hoặc y dư, tất cả đều dùng lông thú mà làm, không chứa thêm y (ngoài ba y).

Nhưng, mười hai thứ này là hạnh biết đủ. Kinh Niết-bàn, Trí luận, Du-già, đều nói về nghĩa này. Nên biết người xấu san tham, ham muốn nhiều. Người xuất gia không nên làm, phải nên răn bảo sâu xa.

Cho đến v.v…, tội nhỏ huống là tội lớn. Ý nói: Tội nhỏ còn phải sinh sợ hãi, tội lớn đâu được an nhiên. Nói siêu việt nên nói cho đến. Định làm đã sợ, làm rồi thì hãi. Sợ đọa vào khổ nên hổ với trời, thẹn với người, nên nói tàm quý. Lại “thẹn”: nghĩa là sùng trọng bậc hiền thiện, “hổ” là khinh chống bạo ác.

Cải hối là sữa đổi lỗi xưa, riêng tu thiện nghiệp. Hối hận chỗ tạo trước ân hận tại tâm.

Chẳng được khinh giới, như Giới Bồ-tát nói: “Trong mười giới trọng, phạm tội nhỏ như cát bụi, cũng không được phát tâm Bồ-đề. Mất địa vị Tỳ-kheo, địa vị vua chúa, cho đến địa vị Phật. Trong hai kiếp ba kiếp, đọa vào ba đường, không nghe danh tự cha mẹ, Tam bảo”, huống chi phạm đủ cả mười giới. Nên lời tựa Giới nói: “Chớ khinh tội nhỏ màcho là không có tai ương, một giọt nước tuy nhỏ, dần đầy thùng to. Sát-na tạo tội tai ương đọa vào Vô gián. Nên trong kinh Niết-bàn có dụ về phao nổi. Nên biết Phật chế giới đâu được khinh mà hủy phạm.

Sớ: Giới nhiếp pháp lành, nương vào giới này thì tất cả pháp lành tự nhiên nhiếp lấy.

Tâm hộ giới, là cẩn thận, gắng tạo tâm giữ giới theo thứ lớp chẳng lúc nào không giữ. Trong trắng như hạt ngọc, không phạm mảy may.

Giới Nhiếp chúng sinh: trong kinh Niết-bàn nói là giới dứt sự chê bai của thế gian. Nghĩa là hạnh chẳng phải luật nghi và thọ cất chứa vật phi pháp, bị người chê bai phỉ báng, tức sinh tội cho người khác. Tội người khác sinh vốn ở ruộng của mình, nên phải giữ gìn. Hộ trì tức chẳng phí báng, chẳng phỉ báng tức tự nhiên phát tâm, phát tâm tức lãnh thọ giáo hóa, lãnh thọ giáo hóa tức thành nghĩa nhiếp thủ.

NHẪN:

Sớ: Người khác chẳng lợi ích: cũng gọi là chịu oán, bị hại phải nhẫn nhịn. Nghĩa là bị kẻ thù não hại, người kia làm những việc chẳng lợi ích đối với mình, mà mình vẫn nhẫn chịu khổ kia, không có tâm trả thù. Tuy nhiên, không báo oán có hai ý:

1. Vì muốn mở oán kết: Như trong luật, vua Trường Sinh có bài kệ rằng:

Lấy oán báo oán

Oán chẳng hề dừng

Chỉ có không oán Oán kia tự dứt.

Trong luận Trí Độ cũng nói như thế.

2. Vì chứng quả Phật: Do có trí tuệ biết cảnh kia đây rỗng không không thật có. Nhẫn được việc kia, nghi có người nổi sân liền hiện cùng làm bạn, hòa hợp với họ, do đó được chứng vô thượng Bồ-đề. Đây như luận Du-già nói: “Nếu khi người tu hành gặp người khác làm khổ, nên nghĩ ba suy nghĩ, năm tưởng, để nhẫn việc kia.

Ba suy nghĩ là:

1. Suy nghĩ tự trách nghiệp dẫn đến tai ương: Nghĩa là nếu Bồtát gặp người khác làm khổ, nên nghĩ như vầy: “Nay ta vì nghiệp trước ứng hợp hại người khác, nếu nay không nhẫn sẽ tăng thêm nhân khổ, liền chẳng ái luyến thân mình, để tự thành khổ trói buộc, cho nên phải nhẫn”.

2. Suy nghĩ tánh đều là hành khổ: Lại thân tánh mình và người đều là hành khổ, kia không biết nên khởi tâm giết hại thân ta, ta đã biết, đâu làm cho khổ của người kia thêm lớn nữa, thế nên phải nhẫn.

3. Suy nghĩ dẫn kém sánh hơn: Người Nhị thừa tự lợi còn không làm khổ người khác, ta đã lợi tha phải nên chịu đựng khổ này.

Trong năm tưởng:

Tưởng thân thiện. Tưởng do pháp

Tưởng vô thường Tưởng có khổ Tưởng nhiếp thọ.

Trong sách Luận ngữ (của nhà Nho) cũng nói: “Lấy trực để trả oán, lấy đức để trả oán”. Nay đồng lấy “Trực” để trả oán, giống như câu: “Hãy cho những người oán ghét mình nhất những điều sung sướng nhất”. Tức là lấy “Đức” để trả oán. Lòng nhân từ cùng với Bồ-tát hơn và kém thật quá rõ ràng.

An nhiên chịu đựng khổ, đối với cảnh trái thuận, an nhiên chịu đựng khổ, tâm niệm luôn bất động.

Của cải vinh hoa tô điểm cho mình, bất luận nhiều ít, tất cả những việc để tô điểm cho mình, đều gọi là danh lợi.

Tổn hao xâm lấn: đây cũng bất luận nhiều ít, chỉ gọi tất cả việc tổn hao của mình, là suy tổn.

Vượt hơn lỗi hủy phạm, ở đây như phạm lỗi nhỏ nói là lớn.

Vượt hơn đức để khen ngợi, như có chút điều lành, khen khiến cho rộng ra.

Nương thật mà khen ngợi, như có một đức, cũng nói một đức.

Nói theo lỗi thật: như có một lỗi cũng nói một lỗi.

Ép ngặt xâm tổn thân hình, như bị đánh đập, lạnh, nóng, đói, khát, muỗi mồng v.v…

Tất cả chẳng được yên, hết gọi là khổ về tâm thần.

Thích vui, là mát mẻ, no ấm, thấy nghe hương vị,… tất cả việc thích thú, đều gọi là vui. Có thuyết nói: được tài gọi là lợi, mất tài gọi là suy. Bàn chuyện xấu là hủy phá, bàn chuyện tốt là khen. Đối diện bàn việc tốt là xưng, đối diện nói chuyện xấu là tánh. Khổ vui tức hai thọ. Cùng đây nói đều là một ý. Đối với trần tài, khen ngợi, khen ngợi, an vui, nhẫn không vui mừng. Đối với suy, hủy, trách, khổ, nhẫn không sân. Cho nên trong luận gọi chung là Nhẫn.

Nhưng, cảnh giới tuy nhiều, nhiếp chung không ngoài hai thứ trái thuận. Lại trong hai thứ này đều có bốn nghĩa, thâu tận hai lần bốn hợp nói để thành tám gió. Nghĩa là tám gió hay kích động biển tâm của chúng sinh khởi sóng phiền não tham sân. Nên khiến cho nhẫn, thì tám gió không thể động. Tuy nhiên, ở trong đó trái thì dễ nhẫn, thuận thì khó nhẫn, chẳng chỉ khó nhẫn, cũng khó đề phòng. Như giặc và con phá trộm tiền tài trong nhà, đề phòng khó dễ, lấy đây so sánh mà biết. Nên Tông Thiên Thai nói: “Vì hai thứ giặc mạnh yếu không thể an nhẫn, không sinh thánh trí đâu do hiện tiền” Như khiến văn của quân tử tam sĩ, tam truất, không hỷ, không giận, huống thực hành hạnh Bồ-tát, đâu được đối với cảnh trái thuận mà chẳng nhẫn ư! Lại có pháp nhẫn chắc chắn, chỉ đối với cảnh nhẫn pháp thể vô sinh, do tâm hiện, nói vắng lặng, chỉ một chân thật tức là nhẫn này.

TINH TẤN:

Nói các việc lành, trước ba sau hai tất cả pháp lành.

Tâm không biếng nhác lui sụt, thân do tâm nên chỉ nói tâm. Giải: Nghĩa là biếng nhác, không thể nhanh nhẹn. Lui sụt nghĩa là thoái đọa giữa đường mà bỏ dở. Sớ: Siêng năng là không lười biếng, mạnh mẽ là không lui sụt. Đây tức đối với việc có nghĩa nên mạnh mẽ tinh tấn. Như Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Quân tử còn mạnh mẽ ư! Khổng Tử đáp: “Vì còn có nghĩa, quân tử có dõng mà vô nghĩa là loạn. Tiểu nhân có dõng mà vô nghĩa là đạo tặc”. Lại nói: “Thấy việc nghĩa chẳng làm không gọi là Dũng”. Mong các hành giả xét kỹ ý nghĩa “Dũng”.

Tướng mạnh mẽ, Kinh Tịnh Danh chép: “Thí như thắng kẻ thù, mới được gọi là Dũng”.

Khó hoại, ý chí vững chắc không yếu hèn, quyết định giữ vững. Kinh Thi nói: “Tâm ta đâu phải là đá mà không thể chuyển được, tâm ta đâu phải là chiếu mà không thể cuốn được”. Sở dĩ như vậy, vì biết sinh tử quyết định là khổ, vì biết quả Phật chắc chắn là vui, vì biết chúng sinh và thân mình không khác để độ, do thiên hóa bất biến mà lo nghĩ kia, muôn cảnh thuận chung nơi đạo kia. Cho đến tán thân mất mạng, không bỏ tâm Bồ-đề. Nên luận Bảo Tạng nói: “Người quyết trở về không nề mệt nhọc, người quyết chiến đấu không màng cái chết, người quyết học không nghĩ đến thân, người quyết vì đạo chẳng xem trọng việc kia” Đây là khó hoại.

Không đủ, tu các hạnh lành ý không thỏa mãn. Tiêu biểu khác người Nhị thừa được ít cho là đủ, tức muốn mà không tham.

Do niệm v.v… trở xuống là giải thích ý luận, rất dễ biết, ở đây đồng Duy thức trong phần luyện ma thứ hai trong ba luyện ma (mài dũa).

Có bài kệ Vô tánh cho rằng:

Ở đường ác trải qua nhiều kiếp

Không lợi cần khổ còn vượt được

Hành ít hạnh khổ được Bồ-đề

Đại lợi không nên sinh lui sụt.

Nói cho nên v.v…, Từ xưa chẳng tu thân tâm thường khổ não, nếu như nay không tu, y trước là khổ não. Do đó phải ghi khắc mình, tự tạo tu hành không lười biếng. Tức người lành làm việc lành, chỉ một ngày không đủ, nên kinh Di Giáo nói: “Các thầy Tỳ-kheo nếu siêng năng tinh tấn thì việc không khó, cho nên các thầy thường siêng năng tinh tấn. Thí như dòng nước nhỏ thường chảy thì có thể xuyên qua đá. Nếu tâm hành giả thường biếng nhác, thí như dùi lửa chưa nóng mà đã nghĩ, dù muốn được lửa lửa cũng khó có thể được, cho nên phải tinh tấn”. Nhưng, đoạn văn này cũng có thể, ban đầu chính là nói rõ, từ “ngay niệm” trở xuống là phương tiện, đối với phần đầu giải thích ngược lại, phần sau là thuận, tổng kết văn tường tận sẽ thấy.

– Trong chứng:

Luận: Nếu người: Đây là Thập tín sơ tâm của phẩm sau.

Sớ: Nghiệp chướng: cũng có phiền não chướng, nay chỉ nêu thô.

Nói Tà ma…, Tà: là ngoại đạo. Ma: là thiên ma. Các loài quỉ là loài kinh sợ, như ở sau nói.

Sự việc, tất cả việc, việc tư ở thế gian, đếm số kia rất nhiều, nên nói là “các thứ”.

Sớ: Ngoài cảm báo chướng, do bên trong có nghiệp chướng, nên trước nói gốc lành huân tập liền thấy thân Phật. Nay nói rõ nhân duyên nghiệp ác chính là thấy ma quỉ. Sẽ biết cảnh bên ngoài đều do nội tâm.

Như hình thẳng thì bóng ngay, nguồn nhơ thì dòng đục.

– Trong đối trị:

Sớ: Nói chung rõ trừ chướng, theo trong phẩm Hạnh Nguyện kinh Hoa Nghiêm, cũng là riêng trừ một chướng, tức chướng ngã mạn. Cùng văn sớ này đều là một ý,

“Như người” v.v… trở xuống là giải thích ví dụ rất dễ biết.

Nói thành tâm: do khi các chướng khởi tâm đều mạnh mẽ dữ dội. Nay dứt bỏ phải do thành tâm bền bỉ. Nên Trí Luận chép: “Thân tinh tấn là tiểu, tâm tinh tấn là đại. Bên ngoài tinh tấn là tiểu, bên trong tinh tấn là đại. Gióng như trời nắng chang làm tan nước đá, gió mạnh thổi được cây ngã. Nếu có chí thành sẽ cảm động đến trời đất, cảm được quỷ thần, khiến việc không trái nguyện.

Sám hối, vạch bày tội trước, sửa đổi lỗi xưa tu từ nay.

Sớ: Dứt nghiệp ác, là ba chướng, bốn chướng. Được y báo chánh báo đầy đủ.

Nói khuyến thỉnh, trong đó có thỉnh xoay bánh xe pháp khác thỉnh Phật trụ thế. Nay nói thông suốt thì chỉ nói “khuyến thỉnh”.

Sớ: Trừ chướng phỉ báng pháp, được trí tuệ học rộng.

Nói Tùy hỷ, ba thừa, bốn loại chỗ có chút điều lành, đều nên thuận theo vui mừng.

Sớ: Trừ chướng ganh ghét, được quyến thuộc đông nhiều.

Nói hướng về Bồ-đề, cũng hợp lại hồi hướng mé thật và chúng sinh, ý bao gồm hai thứ này.

Sớ: Trừ chướng vui ba cõi, thành điều lành rộng lớn.

Luận: Thường không dừng bỏ: niệm niệm nối tiếp không có bỏ dở.

Sớ: Năng trị gọi là hạnh, bốn hạnh này đều không phế bỏ, nên sở trị tức bốn chướng trên đều thoát khỏi.

Nói gốc lành thêm lớn, nghĩa là tín tâm tiến dần, không có lui sụt.

Tổng kết lợi ích v.v… trở xuống: rất dễ hiểu.

Một câu đầu là trước do mê mờ điên đảo không biết tội phước, vọng gây ra mười điều ác. Nay do sám hối xong nên không gây lỗi mới, nên nói “chỉ trì”. Khuyến thỉnh, tùy hỷ v.v… là hạnh lành, nên làm phải làm, gọi là “tác trì”. Nói rộng như kinh Hạnh Nguyện.