HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ

Sa-môn Pháp Tạng chùa Sùng Phước- Kinh Triệu biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Gồm các phần sau đây:

Bộ loại, Ẩn hiển, Truyền dịch, Chi Lưu, Luận thích, Giảng giải, Phúng tụng, Chuyển độc, Thư tả – Tạp thuật.

1. BỘ LOẠI:

Xét kinh này là mây thân pháp giới của Phật Tỳ-lô-giá-na, ở giữa biển Thế Giới Trang Nghiêm Liên Hoa Tạng, ở trong Hải Ấn Tammuội và Hải Hội Thánh Chúng Phổ Hiền, v.v…, vì Đại Bồ-tát mà nói ra. Phàm một lời, một nghĩa, một phẩm, một hội đều khắp mười phương hư không pháp giới và mỗi hạt bụi, cõi nước trên đầu sợi lông, hết cả Nhân-đà-la võng vi tế thế giới nhỏ nhiệm cùng tột bờ cõi trước sau tất cả kiếp hải và mỗi niệm đều đủ vô biên kiếp thường nói, nói khắp không hề nghỉ ngơi, chỉ là vô tận năng lực Đà-la-ni giữ gìn bút mực chẳng thể ghi được. Đây chính là viên mãn pháp luân xứng với pháp giới mà nói. Chỉ vì Bổn chẳng lìa Tích, là vì chỗ gởi của trời người, thời đến 2. Vì Tích chẳng lìa Bổn chín hội tức khắp mười phương. Mười bốn gồm cả mười đời. Vì Bổn Tích không hai, khiến vô hạn tức là hạn, hạn tức là vô hạn. Như trong kinh này Hải Vân Tỳ-kheo đã trì Phổ Nhãn Tu-đa-la, dùng bút nhiều như núi Tu-di, mực như nước biển lớn mà viết mỗi phẩm chẳng thể cùng tận. Lại như Tam tạng Chân Đế nói, Tây Vực Truyện Ký chép: Bồ-tát Long Thọ đến cung rồng thấy bộ kinh Hoa Nghiêm Đại Bất Tư Nghị Giải Thoát này có ba bản: Bản Thượng có số kệ nhiều bằng cát bụi của mười Tam thiên đại thiên thế giới , số phẩm nhiều bằng cát bụi của bốn thiên hạ. Bản Trung có bốn mươi chín vạn tám ngàn tám trăm bài kệ, một ngàn hai trăm phẩm. Bản Hạ có mười vạn bài kệ, bốn mươi tám phẩm. Hai Bản Thượng Trung và Phổ Nhãn v.v… đều chẳng phải sức người phàm làm được, nên giấu đi mà chẳng truyền bản Hạ thì thấy có lưu thông ở Thiên-trúc, bởi cơ ngộ khác nhau, nên chỗ nghe có khác. Văn-thù, Phổ Hiền đích thân được giáo, Thiên Thân, Long Thọ chỉ thấy Di Thuyên. Tiểu Thánh đồng ngồi mà chẳng nghe, Đại sĩ khác đường mà giác trước. Hành tàng của Thánh giáo, khí cục hơn kém đoán có thể biết. Lại vì Phật diệt độ đã lâu, chúng sinh báo kém sắc lực niệm tuệ đều giảm tổn. Ở bản Hạ này ai không có năng lực nhận đủ, bèn tùy sức tùy vui, chia nhau chép mà thọ trì hoặc đủ mười vạn bài kệ. Đại Bản cũng còn, hoặc ba vạn sáu ngàn bài kệ như đời Tấn đã dịch, hoặc còn bốn vạn bài kệ như đời Chu đã dịch; hoặc chia Phẩm-Hội thành bộ pho riêng, như Chi-lưu đã nói hoặc từ từ tạm thời ẩn mất chẳng nghe tên đều do khí (người tài) cho nên như thế. Cũng như mặt trời sáng rực giữa trời không có hơn kém, nhưng mắt sáng thì thấy rõ, mắt mù thì chẳng thấy gì, há mặt trời chẳng sáng ư? Nay ở đây cũng thế, rộng lược ở người (khí) vốn pháp không thiếu.

2. ẨN HIỂN:

Y kinh Văn-thù Bát Niết-bàn, sau khi Phật diệt độ khoảng bốn trăm năm mươi năm, Văn-thù-sư-lợi còn ở thế gian, y theo Luận Trí Độ và các kinh Đại Thừa phần nhiều là do Văn-thù-sư-lợi kiết tập. Kinh này là do Văn-thù kiết tập. Khi Phật mới diệt độ thì Hiền thánh tạm ẩn, còn đạo lạ thạnh hành, thiếu người Đại thừa thâu nhiếp kinh này nên kinh này ở tại cung rồng giữa biển suốt hơn sáu trăm năm chưa truyền ở đời. Bồ-tát Long Thọ xuống cung rồng, thấy kinh này sâu kín bèn học thuộc lòng rồi đem truyền lại do đó mà truyền bá rộng rãi. Khai Hoàng Tam Bảo Lục có ghi: Xưa, cách nước Vu-điền về phía Đông Nam hơn hai ngàn dặm, có nước Giá-câu-bàn, vua nước ấy nhiều đời kính trọng Đại thừa. Danh tăng các nước vào cảnh vực ấy đều phải thi khảo, nếu người học Tiểu thừa thì không chứa người Đại thừa thì mời ở lại cúng dường. Trong cung vua có các kinh như Hoa nghiêm Ma-ha Bát-nhã Đại Tập đều có mười vạn bài kệ. Vua đích thân thọ trì cầm giữ khóa cửa. Khi đọc tụng thì mở ra hương hoa cúng dường. Lại ở trong đạo tràng các thứ trang nghiêm đầy đủ các báu treo các cờ phướn trái cây các mùa. Vua dạy các Tiểu vương khiến vào lễ bái. Lại ở phía Đông Nam cách nước này hơn hai mươi dặm có ngọn núi rất hiểm trở, trong đó có chứa Hoa Nghiêm, Đại Tập, Phương Đẳng, Bảo Tích, Lăng-già, Phương Quảng, Xá-lợi-phất, Đà-la-ni, Hoa Tụ Đà-la-ni, Đô-tát-la Tạng, Ma-ha Bát-nhã Đại Vân, v.v… gồm mười hai bộ đều có mười vạn bài kệ. Phép nước truyền nhau giữ gìn kỹ lưỡng có đời Sa-môn Chi Pháp Lãnh đời Đông Tấn, phong phạm khang khái, có chí bạt tụy, rất ham thích kinh Đại thừa quên ăn bỏ ngủ chỉ dùng lương khô coi thường mạng sống mà quyết chí tinh cầu thì được phần đầu của ba mươi sáu vạn bài kệ kinh Hoa Nghiêm mà mang đến đất này tức là phần Tấn Triều đã dịch. Nay phần dịch của Đại Chu là do nước Vu-Điền hiến tặng hơn bốn vạn bài tụng, được nói trong Hội thứ nhất. Thế giới Hoa Tạng xưa dịch lược thiếu, giảng giải, không có lý do. Nay văn đều đầy đủ rõ ràng rất dễ hiểu. Mười định một hội, kinh xưa có hỏi mà không đáp, còn bản nay thì đầy đủ rõ ràng. Trước có bảy chỗ tám hội thì nay có bảy xứ chín hội. Tuy so trăm ngàn chưa đủ, nhưng lý của bốn vạn bài kệ vẫn không sót. Lại Long Thọ tụng đủ các bản rồi lên trời, Pháp Lãnh chỉ có được phân nửa ở Đông Độ. Tuy phàm thánh chẳng phải một nhưng hoằng pháp không hai. Chỉ vì cõi nước có trung biên (giữa nước và biên giới) Tuệ giải có sâu cạn mà khiến trong khoảng mấy vạn dặm thấy nghe có cách, thiếu hơn phân nửa chẳng đáng buồn ư? Luận Đại Trí Độ chép: Kinh Bất Tư Nghì có mười vạn bài kệ. Luận Nhiếp Đại Thừa nói có trăm ngàn kệ gọi là kinh Bách Thiên Thích Luận chép: Tức là kinh Hoa Nghiêm mười vạn bài kệ là Bách Thiên . Lại Niết-bàn kinh nói kinh này là Tạp Hoa, nhưng nêu số trăm ngàn mà đặt tên, Tạp Hoa là tướng để bày tên, nêu số thì mất nguồn tức tướng sai khiến chủ, Bất tư nghì thì suy tông còn đó thẳng tạo ở sân. Phật Hoa Nghiêm thì dùng người mà nêu pháp trình bày rõ ràng. Trong bốn tên thì hai tên sau là được.

3. TRUYỀN DỊCH:

Chùa Đạo Tràng, ở Kinh đô, đời Tấn, có Phật-đà Bạt-đà-la dịch. Chùa Tây ở Ngụy Quốc, đời Đường, có Địa-bà-ha-la dịch. Chùa Phật Thọ Ký ở Thần Đô, đời Đại Chu, có Thật-xoa-nan-đà dịch.

– Chùa Đạo Tràng Đất Kinh, đời Tấn, có Phật-đà Bạt-đà-la. Hán dịch là Giác Hiền, vốn là người họ Thích, người nước Ca-duy-vệ là con cháu của vua Ca-lộ-phạn ông nội là Đạt-ma-đề-bà, Hán dịch là Pháp Thiên, từng đến Thiên-trúc rồi ở đó. Cha là Đạt-ma Tu-lợi-da, Hán dịch là Pháp Nhật. Ông, ba tuổi đã mồ côi cha, tám tuổi mất mẹ, được họ ngoại nuôi dưỡng. Theo Tổ Cưu-ma-lợi, nghe tiếng thông minh, thương côi cút một mình bèn đem về độ làm Sa-di. Đến năm mười bảy tuổi, cùng học tập với bạn đồng học mấy người. Mọi người phải dụng công một tháng thì hiền chỉ cần một ngày. Thầy khen: Hiền (Giác Hiền, tên ông) chỉ một ngày địch với ba mươi người. Khi thọ giới Cụ túc thì tu nghiệp càng siêng năng, học rộng các kinh, có nhiều thông suốt. Thuở nhỏ nghe thiền luật nổi tiếng thường cùng bạn đồng học là Tăng-giàđạt-đa dạo chơi mấy năm. Đạt-đa tuy phục tài đức mà chưa lường được cạn sâu. Sau ở trong thất kín đóng cửa ngồi thiền. Bỗng thấy Hiền đến, kinh ngạc hỏi từ đâu đến thì đáp từ trời Đâu-suất xuống kính lễ Di-lặc, nói xong thì biến mất. Đạt-đa mới biết đó là bậc Thánh. Sau thường thấy hiền hiện thần biến, mới biết ông đã chứng quả Bất hoàn, thường muốn đi khắp hoằng hóa, xem đủ phong tục, có gặp Sa-môn đời Tần là Trí Nghiêm đến nước Kế-Tân hỏi các tăng chúng nước ấy: Có ai đến Đông Độ? Đều nói có Phật-đà Bạt-đà-la, vốn sinh tại thành Na-khả-lê ở Thiên-trúc, nối dòng quý tộc, đời tôn là bậc đạo học, thông minh học rộng vị hạnh khó lường trẻ tuổi xuất gia, đã thông kinh luận thọ nghiệp với Đại Thiền sư Phật-đà Đại Tiên. Phật-đà Đại Tiên lúc đó cũng ở nước Kế Tân, nghe Trí Nghiêm tìm người, bèn bảo Nghiêm rằng: Người có thể làm rung chuyển Tăng độ, giảng trao thiền pháp ấy là Phật-đà Bạt-đà-la. Nghiêm chí thành kính thỉnh Hiền bèn hứa nhận. Do đó mà từ biệt thầy mang lương khô đến Đông Độ, đi bộ ba năm nắng mưa lạnh nóng đổi thay lặn lội cực khổ khi thì đỉnh núi hang sâu hiểm trở, khi thì mình đầy tuyết, khi thì vịn trèo lưng chừng mây. Có lúc lương khô nửa chừng bỗng hết uống nước cầm chừng cầu Thánh phò hộ bỗng được cứu giúp. Đã qua Thông Lãnh, trải khắp sáu nước. Vua các nước thấy đường xa đi hoằng hóa bèn thương kính cấp lương thục. Đến phủ Giao Chỉ mà đi thuyền đến một đảo. Hiền giơ tay chỉ núi bảo hãy ghé thuyền ở đây. Chủ thuyền bảo: Khách đi tiếc ngày, gió thuận khó gặp, chẳng thể dừng được. Bèn đi hơn hai trăm dặm, bỗng gặp gió ngược thổi thuyền trở lại đảo trước, người trong thuyền đều biết có thần hộ Sư. Sau có gió thuận cả đoàn đòi đi nhưng Hiền bảo chớ động, chủ thuyền bèn ngưng. Đã có một người đi trước, nhưng sau phải trở lại. Sau vào lúc nửa đêm bỗng Sư bảo đi, không có ai theo, Sư một mình ra đi. Bỗng có giặc đến, những người ở lại đều bị hại. Kế đến Thanh Châu ở quận Đông Lai, nghe tiếng Cưu-ma-la-thập ở Trường An bèn vui mừng đến đó. Đó là tháng niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ 10 đời Tần. Thập rất vui mừng cùng luận về pháp tướng, chấn phát huyền vi phần nhiều đều khai ngộ. Nhân gọi Thập bảo: Chỗ ngài hiểu (giải) chẳng ngoài ý người mà danh rất cao. Thập bảo: Tôi tuổi đã già cần gì phải khen tốt. Thập mỗi khi có nghi đều luận bàn với ông. Sáu trăm vị như các Sa-môn Đạo Tài, Đàm Sướng, Tăng Duệ, Tuệ Quán v.v… đều học thiền, chỗ chỉ trao đều là chân yếu. Từ khi Di pháp truyền về Đông độ hơn bốn trăm năm khai phát sâu rộng không khi nào hơn lúc này. Phàm nói lý biện vật, chỉ cầu trúng dẫu không thích ứng đương thời, chẳng cầu nói hơn người. Nếu ai biết thì nói rõ không sót, nếu người không hiểu thì thiếu sót chẳng bằng. Tần Thài tử là Hoằng muốn nghe Hiền nói pháp, bèn sai các vị tăng đưa luận lên Đông cung. La-thập và Hiền nhiều phen hỏi đáp, văn nhiều chẳng ghi. Chúa Tần là Diêu Hưng chuyên chí Phật pháp hơn ba ngàn Tăng đều mời vào cung tu hành việc người. Chỉ có Hiền yên lặng chẳng đồng với chúng. Sau Hiền bảo đệ tử rằng: Ta hôm qua thấy ở quê có năm thuyền cùng ra đi. Sau một năm thì gặp thuyền từ nước ngoài đến, bèn hỏi, quả nhiên năm thuyền ở Thiên-trúc trước đã thấy. Người nghe biết đến tranh nhau kính lễ. Có ai cúng thì ông đều không nhận mà chỉ ôm bát đi khất thực, bất luận giàu nghèo sang hèn chỉ cùng đệ tử tà tuệ Quán, thứ lớp khất thực. Đến khi Trần Quân Viện Báo ở quận Trần không tin kính đối đãi tệ bạc thì chưa no đã xin rút lui. Báo nói giống như chưa đủ, lại mời ở lại. Hiền nói: Đàn-việt tâm bố thí có hạn, cho nên khiến chỗ thí đã hết. Báo bèn gọi người tăng thêm cơm thì quả nhiên cơm đã hết. Báo hổ thẹn. Rồi hỏi Tuệ Quán rằng: Sa-môn này là người thế nào? Quán nói Đức lượng cao xa chẳng phải người phàm mà xét lường được. Báo kính phục khen lạ. Hiền nghi quỹ thẳng thắn vốn chẳng đồng với phong tục người Hoa mà chí thì rất thanh nhã sâu kín. Pháp sư Tăng Bật cùng Sa-môn Bảo Tài viết sách bảo Thiền sư Đấu Trường rất có đại tâm ấy là vua Thiên-trúc nào phải kẻ phong lưu. Đến niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười bốn, Ngô Quận Nội Sử Mạnh Khải ở quận Ngô, Hữu Vệ Tướng Quân Chử Thúc Độ thỉnh Hiền dịch kinh này, Hiền bèn tay cầm bản tiếng Phạm cùng các Sa-môn Pháp Nghiệp, Tuệ Nghiêm v.v… hơn một trăm người ở tại chùa Đạo Tràng mà dịch ra. Lời định ý văn, hội thông phương ngôn dịch rất đúng ý kinh. Cho nên chùa Đạo Tràng cũng có Hoa Nghiêm Đường, đạo giáo được truyền bá là nhờ năng lực ấy. Khi bắt đầu dịch kinh thì ở trước nhà lớn (đường) và trong ao đều có hai người hầu từ đất chui lên dâng hương hoa, mọi người đều thấy. Cũng có Thần Kỳ Vinh Vệ tả hữu đứng quanh. Niên hiệu Nguyên Gia năm thứ 6 thì Hiền mất thọ bảy mươi mốt tuổi. Tay co ba ngón nói mình được quả A-na-hàm.

– Tam tạng Pháp sư Địa Bà-ha-la ở xứ Trung Thiên-trúc.

Đời Đường dịch là Nhật Chiếu, thuộc dòng Bà-la-môn, thuở nhỏ xuất gia trụ Ma-ha Bồ-đề và chùa Na-lan-đà. Tam tạng phong nghi rất ôn nhã, thần cơ sáng láng mang rương theo thầy, nghiên cứu nhiều năm, tài năng xuất chúng, sở học uyên thâm Nhân theo ngài Huyền Trang thỉnh kinh về Đông Độ. Rất mến Huyền môn yêu thích nước Chấn Đán (Trung Quốc). Ngài có phong cách bậc nhân mở mang Thượng thừa hóa độ chúng sinh. Niên hiệu Vĩnh Long năm đầu danh ngài vang đến Kinh đô, vua Cao Tông hoằng hóa Phật pháp tâm thành gởi gắm sâu xa bèn mời các Cao tăng long tượng như Luật sư Đạo Thành, Pháp sư Bạt Trần hơn mười Đại đức ở chùa Tây thuộc nước Ngụy mà dịch kinh luận. Sau đó có Pháp sư Hiền Thủ trước tu học kinh về Hoa Nghiêm thường nghĩ kinh thiếu chưa đủ, bèn đến hỏi han mang văn của Hội thứ tám đến đây. Hiền Thủ bèn cùng Tam tạng so sánh, bèn được Thiện Tài, Thiện tri thức Thiên Chủ Quang v.v… hơn mười vị, cầu thỉnh dịch ra văn mới để bổ túc chỗ văn cũ còn thiếu. Sa-môn Phục Lễ ghi chép, Sa-môn Tuệ Trí dịch lời. Lại dịch Mật Nghiêm v.v… các kinh luận hơn mười bộ hợp thành hai mươi bốn quyển, đều do Hoàng Đại Hậu ngự soạn lời tựa cọng thêm lời ca ngợi sâu sắc, nay thấy lưu hành ở đời. Ngày Tam tạng rời quê hương thân mẫu vẫn còn, không bao giờ quên ân nuôi dưỡng thường nghĩ cách báo đền. Bèn đến Thần-Dô dâng biểu lên vua xin trở về nước. Trước vua không cho, phải ba lần cố xin vua mới ưng thuận. Các bậc cao đức ở Kinh đô tạo ca sa lụa là châu báu, dâng cúng tượng và cây Bồ-đề, vua tặng tích trượng cùng một cái chuông và thỉnh phướn tượng vật dụng cúng dường. Niên hiệu Thùy Củng năm thứ ba ngày 2 tháng 12, thân thể mạnh khỏe. Ngài bảo học trò: Ta sắp chết rồi. Rồi nằm nghiêng bên hông phải không bệnh mà thị mạng chung tại chùa Đông thuộc nước Ngụy ở Thần Đô. Người đưa tang mấy ngàn vạn người. Thân mẫu nghe tin thì khóc thương thảm thiết, cúng dường ngàn xấp lụa để khâm liệm. Đạo tục đều buồn thương như cha mẹ chết. Hương hoa xe cộ chôn ở Long Môn thuộc Sơn Dương, bên trái dòng y thủy. Đệ tử sửa chữa linh khám tôn tạo lâu gác. Lại cất nhà tranh bên cạnh mà quét tước cúng dường. Sau Lượng Vương tâu thỉnh cất thêm Già-lam. Vua ra sắc đặt tên là chùa Hương Sơn lầu cao gác lớn rực rỡ, có bảy khám thờ tượng đá, tháp cao tám góc. Các khách đến thăm đều đề thơ khen ngợi.

Sa-môn Thật-xoa-nan-đà, đời Đại Chu ở Thần Đô, chùa Phật Thọ Ký. đời Đường dịch là Hỷ Giác, người ở nước Vu-điền. Trí tuệ rộng lớn, từ tâm lợi vật. Ngài giỏi cả Đại Tiểu thừa gồm luận Dị Học. Thiên Hậu (Võ Tắc Thiên) làm sáng tỏ Phật nhật kính trọng Đại thừa vì kinh Hoa Nghiêm cũ Xứ Hội chưa đủ, nghe ở nước Vu-điền có bản tiếng Phạm này bèn sai sứ tìm về và thỉnh người dịch. Thật-xoa và kinh cùng đến cung vua. Niên hiệu chứng thánh năm thứ nhất đời Thiên Hậu năm Ất Mùi, ở chùa Biến Không tại Đại nội thuộc Đông Đô mà dịch kinh Hoa Nghiêm Thiên hậu đích thân đến pháp tòa viết lời tựa, tự mình dùng bút ghi tên phẩm. Có Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi, người Nam Ấn Độ, Sa-môn Nghĩa Tịnh đồng đọc văn phạm. Sau giao cho Sa-môn Phục Lễ, Pháp Tạng v.v… trú tại chùa Phật Thọ Ký mà dịch, đến niên hiệu Thánh Lịch năm thứ hai Kỷ hợi thì xong. Lại đến niên hiệu Cửu thị năm thứ nhất Canh Tý ở trong cung Tam Dương dịch Kinh Đại Thừa Nhập Lăng-già và chùa Thanh Thiền ở Tây Kinh, chùa Phật Thọ Ký ở Đông Đô dịch các kinh Văn-thù Thọ Ký v.v…, trước sau dịch tất cả mười chín bộ. Samôn Ba Luận Huyền Chấp v.v… ghi chép Sa-môn Phục Lễ sửa văn, Samôn Pháp Bảo-Hoằng Cảnh v.v… chứng nghĩa. Thái tử Trung Xá Nhân, Cổ Ưng Phước giám sát và bảo vệ. Đến niên hiệu Trường An năm thứ , Thật-xoa nhân mẹ tuổi già mong về thăm viếng dâng biểu lên vua mới cho. Vua ra sắc Ngự Sử Thôi Từ Quang đưa đến nước Vu-điền. Sau HoàĐế Long Hưng tiếp tục sùng hưng Phật pháp lại ra sắc mời Sư đến, mới đến Đế Thành. Vào niên hiệu Cảnh Long năm thứ 2 đến đất Vu Tư, vua đem thân cao quý vạn thặng ra ngoài cổng khai viễn đón chào. Đạo Tục cả kinh thành đủ các cờ phướn lọng báu ra đón chào, vẫn trang sức voi xanh khiến cởi vào thành. Vua mời trú tại chùa Đại Tiến Phước. Chưa kịp phiên dịch thì bị bệnh nặng, vào ngày 12 tháng 10 năm niên hiệu Cảnh Vân năm thứ nhất, Ngài nằm nghiêng hông bên phải mà qua đời trú tại chùa Đại Tiến Phước, hưởng thọ năm mươi chín tuổi. Người đạo thương khóc rường cột chánh pháp đã đổ, kẻ tục buồn than mất người dẫn đường. Có chiếu vua đồng ý an táng theo phép nước ngoài. Vào ngày 12 tháng 11 ở ngoài cổng khai Viễn tại đài Nhiên Đăng cổ mà thiêu thân Ngài. Củi tàn lửa tắt nhưng chiếc lưỡi vẫn còn. Đây là điềm lành hoằng pháp. Đến ngày 13 tháng 12, học trò bổn quốc là bi trí, vua sai sứ Ca Thư Đạo Nguyên đưa tro xương và chiếc lưỡi về nước Vu-điền xây tháp cúng dường. Người sau lại ở chỗ thiêu thân Ngài xây tòa tháp bảy tầng.

4. CHI LƯU

– Kinh Đâu Sa một quyển (tên phẩm của Hoa Nghiêm). Sa-môn chi cấm nước Nguyệt Chi, đời Hậu Hán dịch.

– Kinh Bồ-tát Bổn nghiệp, một quyển (hoặc gọi Tịnh Hạnh phẩm). Sa-môn Thanh tín sĩ chi khiêm nước Nguyệt Chi đời Ngô dịch.

– Kinh Chư Bồ-tát Cầu Phật Bổn Nghiệp, một quyển (cũng là Tinh Hạnh phẩm). Thanh Tín Sĩ Niếp Đạo Chân đời Tây Tấn dịch.

– Kinh Bồ-tát Bổn Nguyện Hạnh Phẩm, một quyển (cũng là Tịnh Hạnh Phẩm) cũng là Đạo Chân dịch lại.

Các kinh trên đều là Hội thứ hai trong kinh này nêu ra.

– Kinh Bồ-tát Thập trú, một quyển (là phẩm Thập Trú). Sa-môn Kỳ đa mật người Tây vực, (Tấn gọi là Ha Chi) đời Đông Tấn dịch.

– Bồ-tát Thập trú kinh, một quyển (là phẩm Thập trú). Sa-môn Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

– Kinh Bồ-tát Thập Đạo Địa, một quyển (giống phẩm Thập trú) do Niếp Đạo Chân dịch.

– Thập trú Đoạn Kết , mười quyển (không phải là phẩm Thập trú cũng không phải là phẩm Thập địa vì tên gọi giống nhau, sợ nhầm mà ghi chú). Sa-môn Trúc Phật Niệm ở Lương Châu đời Hậu Tần dịch.

Các kinh trên đều là Hội thứ ba trong kinh này mà đưa ra.

– Kinh Thập Địa Đoạn, mười quyển (là phẩm Thập Địa). Sa-môn Trúc Phật Niệm đời Hậu Tần dịch.

– Kinh Thập trú, mười hai quyển (là phẩm Thập Địa)., Niếp Đạo Chân đời Tây Tấn dịch.

– Kinh Bồ-tát Thập Địa, một quyển (giống như phẩm Thập Địa và Thập trú). Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.

– Kinh Đại Phương Quảng Thập Địa , một quyển (giống phẩm Thập Địa và Thập trú). Sa-môn Cát-ca-dạ người Tây Vực dịch.

– Kinh Thập Địa, một quyển (giống phẩm Thập Địa và Thập trú). Ha Chi đời Đông Tấndịch (Ha Chi là Kỳ-đa-mật).

– Kinh Thập trú , bốn quyển (đủ là phẩm Thập Địa ). Đời Hậu Tần La-thập và Tam tạng Phật đà-da-xá nước Kế-tân Phật-đà-da-xá (đời Tần dịch là Giác Minh) dịch.

– Kinh Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức, năm quyển (đủ là phẩm Thập Địa ). Sa-môn Đàm-ma-la nước Nguyệt Chi đời Tây Tấn (Tấn gọi là Pháp Hộ) dịch.

– Kinh Bồ-tát Sơ Địa, một quyển. Niếp Đạo Chân đời Tây Tấn, dịch.

Các kinh trên đều là Hội thứ sáu trong kinh này mà đưa ra.

– Kinh Đẳng Mục Bồ-tát, hai quyển (là phẩm Thập Định), Trúc Pháp Hộ dịch.

– Kinh Hiển Vô Biên Phật Độc Công Đức, một quyển (là phẩm Thọ Mạng) Đường Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch.

– Kinh Như lai Hưng Hiển, bốn quyển (là phẩm Tánh Khởi). Niên hiệu Nguyên Khang đời Tây Tấn, , Trúc Pháp Hộ dịch.

– Kinh Như lai Hưng Hiện, một quyển, Sa-môn Bạch Pháp Tổ đời Tây Tấn dịch.

– Kinh Đại Phương Quảng Như lai Tánh Khởi, hai quyển, (mất tên người dịch).

– Kinh Đại Phương Quảng Như lai Tánh Khởi Vi Mật Tạng, hai quyển.

– (Cùng trước đồng bản mà người dịch khác). Niên hiệu Nguyên Khang, đời Tây Tấn dịch ra không có tên người dịch.

Các kinh trên đều là Hội thứ bảy trong kinh này mà đưa ra.

– Kinh Độ Thế, sáu quyển (là phẩm Ly Thế Gian). Pháp Hộ đời Tây Tấn, dịch.

– Kinh Phổ Hiền Bồ-tát Đáp Nạn Nhị Thiên (là phẩm Ly Thế Gian). đời Ngô, mất tên người dịch.

Các kinh trên đều là Hội thứ tám trong kinh này mà đưa ra.

– Kinh La-ma-già, ba quyển (là phẩm Nhập Pháp Giới, văn không đủ) Sa-môn , Thánh Hiền hoặc gọi là Kiên Công đời Tây Tấn dịch. Lại An Pháp Hiền đời Ngụy dịch một bản cũng ba quyển. Lại Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương cũng dịch một bản một quyển.

Các kinh trên đều là Hội thứ chín trong kinh này mà đưa ra.

– Kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Nhập Như lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới, hai quyển (có chỗ không có chữ Đại Phương Quảng). Do Tam tạng Xà-na-quật-đa Bắc Thiên-trúc đời Tùy (tùy gọi là Trí Đức dịch. Có người nói dịch với ngài Kiệp-đa.

– Kinh Độ Chư Phật Cảnh Giới Trí Nghiêm một quyển. Lương Phù Nam Sa-môn Tăng-già-bà-la (đời Lương gọi là Tăng Dưỡng hay Tăng Khải) dịch.

– Kinh Độ Chư Phật Cảnh Giới Trí Quang Nghiêm một quyển, mất tên người dịch.

– Kinh Đại Phương Quảng Nhập Như lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới, hai quyển, Sa-môn Thật-xoa-nan-đà nước Vu Điền, đời đại Chu dịch.

Bốn kinh trên đồng bản mà khác tên người dịch, đều nói ở Pháp Đường Phổ Quang.

– Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phật Cảnh Giới Phần, một quyển. niên hiệu Tải Sơ đời Đường, Sa-môn nước Vu-điền là Đề Vân

Bát-nhã dịch.

– Kinh Đại Phương Quảng Phật Cảnh Giới, một quyển. Tam tạng Thật-xoa-na-đà nước Vu Điền, đời Chu dịch.

Hai kinh trên đồng bản mà khác tên người dịch, nói dưới cây Bồđề.

– Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết, một quyển (nói trong thân Phật có vô số thế giới). Thật-xoa-nan-đà đời Đại Chu dịch.

– Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Tu Từ Phần, một quyển. Niên hiệu Tải Sơ đời Đường, Đề-Vân-Bát-nhã dịch,

Các kinh Bất Tư Nghì Cảnh Giới nói trên, hiện bản Hoa Nghiêm tuy không có các phẩm này, nhưng xem bản Phạm thì đều có đủ chắc là phẩm hội riêng của kinh này là vì phẩm Phạm chẳng ghi thứ tự của phẩm, cho nên chẳng ghi vào Đại Bộ.

– Kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn, năm quyển. Nguyên Ngụy Nam Tam tạng Đàm-ma Lưu Chi người Nam Thiên-trúc, (Ngụy gọi là Hy Pháp) dịch.

Các kinh trên người xưa truyền rằng là phẩm riêng của Hoa Nghiêm. Đọc kỹ văn cú trước sau đều không có Hoa Nghiêm Sớ loại. Gần đây xem bản tiếng Phạm cũng không có phẩm này, xin người sau nghiên cứu kỹ.

– Kinh Sao Hoa Nghiêm, mười lăm quyển.

Kinh trên đây là xưa kia Nam Tề Tư Đồ cuối cùng đến Lăng Văn Tuyên Vương Tiêu Tử Lương cơ trời rộng mở, nương tâm nơi cảnh thật, hướng về ức kiếp mà kéo dài, vượt ngàn năm mà tự lên cao. Nếu mở mang kinh giáo mở rộng phước nghiệp thì đều phát ra từ trong thân mạng thực hành thần diệu. Niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ tám, ông cảm mộng thấy Thiên Vương Như lai ở Đông Phương, ngầm giúp Thánh trao mới soạn pháp Tịnh Trụ. Lại mộng thấy Sa-môn tự xưng là Trí Thắng dẫn đối trước Phật dạy chọ đọc tụng nhân truyền kinh bối. Lại dẫn đến vái chào Hiền Thánh mở phước ba hội Long Hoa khuyên khắp mọi người thọ ba tụ giới Bồ-tát đều là điềm lành khó nói được. Lại thêm xem Long cung ấy, thấy dấu tích của voi này, ca ngợi thêm Huyền Hóa trú trì vận mạng giác ngộ, sao chép các kinh như trên hơn ba trăm quyển, soạn Hoằng Ích Văn Hàn hơn một trăm quyển Tự tạy viết kinh hơn bảy mươi quyển. Trong sớ văn đã soạn có kinh Hoa Nghiêm Anh Lạc hai quyển, nêu bày xuất thế. Hoa Nghiêm Tề Ký một quyển nói pháp Hội đều có thể làm gương cho đời sau là dấu chân thù thắng không thể thay đổi.

– Kinh Hoa Nghiêm Thập Ác, một quyển, trên là Học Sĩ Phí Trường Phòng đời Tùy chú thích trong Tam Bảo Lục tùy tiện đưa vào, sợ rằng hàng hậu Hiền không rõ xuất xứ cho nên nêu ra.

5. LUẬN THÍCH:

Tam tạng Bà-la-phả-mật-đa nói: Tây Trúc tương truyền rằng Long Thọ xuống Long cung xem kinh xong bèn soạn luận Bất Tư Nghì cũng mười vạn bài tụng. Là giải thích kinh này rồi mà cơ ngầm chưa mở, khó lường được chỉ quy.

– Luận Thập trú Tỳ-bà-sa, mười sáu quyển do Long Thọ soạn, giải thích về nghĩa của phẩm Thập Địa. Sau Tam tạng Da-xá đời Tần đọc miệng văn ấy cùng Pháp sư La-thập dịch ra, giải thích về phẩm Thập Địa. Trong đó đến Địa thứ hai vì Da-xá không đọc nên thiếu giải thích. Tương truyền rằng luận ấy là một phần trong luận Đại Bất tư nghị.

– Luận Thập trú, mười quyển do Long Thọ soạn. Sau trong niên hiệu Hằng Thỉ đời Tần, La-thập Pháp sư dịch.

– Luận Thập Địa mười hai quyển, do Bồ tát Bà-tẩu-bàn-đậu soạn, Hán dịch là Thiên Thân ở trong núi giải thích về phẩm Thập Địa, kinh này nhiều tầng theo thứ lớp mà giải thích dần. Khi Bồ-tát mới soạn luận xong thì cảm kinh phát ra ánh sáng, núi non rung chuyển. Vua và thần dân nước ấy, đồng đến chúc mừng khen ngợi điềm ít có. Rộng như trong bản truyện. Đến đời Hậu Ngụy, có Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi người Bắc Thiên-trúc, Ngụy gọi là Hy Giác đến đây dịch kinh. Ngày mới dịch Tuyên Võ Hoàng đế đích thân đến ghi chép một ngày. Lại nói: Tam tạng Trung Thiên-trúc là Lặc-na-ma-đề, đời Ngụy gọi là Bảo Ý đến đây cùng Lưu Chi, ở Nam Bắc Lạc Thủy đều dịch một bản. Sau đó Tăng Thống Tuệ Quang thỉnh hai vị Hiền đối bàn đồng khác, lập thành một bản. Lại Biệt Truyện nói: ngài Thiên Thân soạnHoa Nghiêm kinh luận chưa được đủ bản. Đây là Thập Địa hoặc là, hễ được liền dịch. Lại nói: Bồ-tát Vô Trước qua lại cùng theo dõi, Bồ-tát Di-lặc dạy dùng kinh Hoa Nghiêm để tự nhiên lưu truyền là cũng nhờ năng lực ấy. Gần đây hỏi các Phạm Tăng Tam tạng ở Tây Trúc đến đều nói Bồ-tát Kim Cương Quân soạn ra Thập Địa Thích Luận có một vạn hai ngàn bài tụng, dịch ra có thể thành hơn ba mươi quyển. Lại Bồ-tát Kiên Tuệ cũng soạn Lược Thích đều chưa truyền đến cõi này. Ở nước Vu-điền thấy có bản này. Thật-xoa ngày về đã mang theo thư yêu cầu nếu được thì dịch ra. Lại trong phẩm trú trong Du-già Bồ-tát Địa, đã viết nhiều về văn phẩm Thập Địa của kinh này, thứ lớp gồm đủ giải thích. Vì kinh này Tam Hiền Thập Thánh có phần vị rất rộng đã làm 6 gương soi cho các Bộ. Vì vậy người soạn và giải thích chẳng phải một.

– Luận Hoa Nghiêm, sáu trăm quyển. Xưa ở Bắc Tề, Đại Hòa năm thứ nhất, Vương Tử thứ ba, ở núi Thanh Lương cầu Bồ-tát Vănthù-sư-lợi mà thiêu thân cúng dường. Vương Tử ấy có hoạn quan Lưu Khiêm Chi đã tự giận thân tàn của mình, lại thấy Vương Tử thiêu thân bèn tâu vua vào núi tu đạo. Có sắc vua cho bèn mang một bộ kinh này ngày đêm siêng năng lễ sám đọc tụng, tâm cầu Diệu Đức để mong Minh Hộ, tuyệt thực chỉ uống nước suốt hai mươi mốt ngày, sức lực tuy yếu nhưng vẫn dốc lòng theo đuổi bỗng chiêu cảm râu tóc đều mọc ra, lại trở thành đàn ông, thần thái siêu ngộ, thông suốt yếu chỉ. Do đó nghiên cứu kỹ lưỡng bèn soạn ra luận ấy trước sau chặt chẽ. Lại tâu lên vua, do đó Cao Tổ kính tin hơn ngày thường. Kinh Hoa Nghiêm từ đó càng hưng thạnh.

– Pháp sư Tuệ Viễn ở chùa Tịnh Ảnh đời Tùy, tuổi về già tạo Kinh Sớ (giải thích kinh) này, đến phẩm Hồi Hướng bỗng có cảm giác tim đau, nhìn kỹ thì thấy lỗ chân lông ở tim chảy máu ra ngoài. Lại mộng thấy cầm liềm lên núi cao thứ lớp cắt cỏ, đến nửa chừng thì sức kiệt chẳng ngồi dậy được. Thức dậy bảo học trò rằng: Ta mộng thấy sớ này ắt chẳng thành. Do đó mà ngừng lại, Pháp sư Hưu ở Tương Châu nghe kinh Hoa Nghiêm hơn năm mươi lần, nghiên cứu Văn Lý càng thêm sâu xa. Bèn tự bảo đây chắc là lời của bậc Thượng thánh kẻ hạ phàm chẳng thể lường biết được. Biết rõ hai bậc Hiền trên học rộng ít ai bằng đối với chỗ thô thiển này lại không có thể soi tỏ đến cùng, bèn khiêm tốn mà tìm đọc chưa hết mấy tuần đã chú thích luận rộng, thật to lớn thay! Bởi ấy là Đại Thánh ngầm truyền, chẳng đáng quái lạ. Xét phẩm Trú Xứ kinh này nói: Ở Đông Bắc có chỗ ở của Bồ-tát gọi là núi Thanh Lương hiện có Bồ-tát tên là Văn-thù-sư-lợi cùng một vạn Bồ-tát thường ở đó nói pháp. Cho nên nay dưới núi có phủ Thanh Lương. Ở phía Nam có một ngọn núi nhỏ có chùa Thanh Lương, tên là Ngũ Đài Sơn, vì năm ngọn núi rất cao nên trên đó đều chẳng có cây cỏ, giống như đắp đất nên gọi là Đài. Quanh núi hơn bốn trăm dặm phía Đông liền với Hằng Nhạc, trên Đài giữa có ao nước trong veo lặng ngắt có nhiều linh cảm. Lại có tinh xá tháp đá. Trên đài Bắc có hai ngôi tháp sắt và xá-lợi cùng hình tượng Văn-thù. Dưới đài giữa cách ba mươi dặm về phía Đông Nam có chùa Đại Phù, do Hán Minh Đế lập ra, đã nhiều năm tháng nên rất hoang sơ nhưng nền cũ vẫn còn thấy, trong đó có hai nhà Đông và Tây, tượng bày vẫn còn. Phía trước có hai, ba khoảnh hoa lan xen lẫn nhiều màu trăm thứ ngàn tên, rực rỡ gấm mây, là loài quý hiếm ít nghe thấy, đến ngày rằm tháng bảy thì trăm hoa đua nở. Kế ở phía Bắc tám, chín dặm là nơi Vương Tử thiêu thân hiện có tháp thờ. Ngày xưa vua Bắc Tề, rộng mở Huyền môn ở núi này có hai trăm ngôi chùa, lại lấy thuế ở tám châu mà cúng dường cơm áo thuốc men cho Tăng trong núi. Nay Thần ở đất báu thường vẫn còn. Xét Biệt Truyện nói: Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thường ở đó giảng kinh Hoa Nghiêm. Từ xưa đến nay cho đến hết đời Đường, Phạm Tăng ở Tây Vực. Lúc ấy có người chẳng vì xa mấy ngàn dặm mà đến đây ra mắt, và đạo tục đất này cũng nối tiếp nhau qua lại thường xuyên. Hoặc gặp Thần tăng Thánh chúng Đài tiên gác báu linh quang rực rỡ, diệu hương thơm ngát tiếng chuông trên hư không tự kêu, kệ báu vang xa. Trong phút chốc hiện bày ngàn vạn biến hóa. Như Thanh Lương Sơn Ký có nói đủ. Núi cách kinh đô một ngàn sáu trăm dặm ở Đại châu. Nhưng đất ở biên giới rất lạnh, cho nên trước tháng tư sau tháng bảy thì băng cứng tuyết dày. Nếu không phải mùa Hạ nóng gắt thì không thể lên được. Cao cả thay người vì đạo, há chẳng một lần đến thăm?

– Luận Hoa Nghiêm, một trăm quyển do Sa-môn Thích Linh Biên thời Hậu Ngụy, là tạo ra. Pháp sư người Tấn Dương Đại Nguyện xưa có gieo nhân tuyệt diệu, căn thiện trồng đã lâu, thưở nhỏ tiến vào đạo, lớn lên cứu giúp đời, thường đọc tụng kinh Đại thừa, lưu tâm đến hạnh Bồ-tát. Khi gặp được kinh Hoa Nghiêm thì rất ưa thích mà cúi đầu nhận lãnh. Bèn đến chùa Thanh Lương trên núi Thanh Lương cầu Bồ-tát Vănthù-sư-lợi thương xót nhiếp thọ. Qua một năm, chân sưng máu chảy thịt hết chỉ còn xương, lại quì gối khẩn cầu thì mong ngầm cảm. Bèn nghe có người bảo: Ông hãy ngưng hành đạo, chỉ suy nghĩ kinh này. Do đó mở quyển, bỗng hoát nhiên đại ngộ. Lúc đó là đời Hậu Ngụy niên hiệu Hy Bình năm thứ nhất. Kế tháng giêng đời Đại Lương khởi bút ở chùa Thanh Lương, kính soạn luận Hoa Nghiêm, diễn nghĩa giải thích rỗng suốt chỗ sâu kín. Đến năm thứ hai thì dời chỗ ở ra chùa Tung Nham, chú thích như trước. Lúc đó Linh Đại Hậu của Hiếu Minh Đế là bà Hộ trọng đạo kính người mời Sư đến cung. Sư từ chối vì bệnh. Đến đầu hạ lại cố thỉnh, từ chối chẳng được, bèn ngày mười sáu thì vào Đông Bách Đường, rồi dời đến Điện Thức Càn, sau ở Điện Huy Âm, biên soạn không ngừng. Đến mùa Hạ niên hiệu Thần Quy năm thứ một có chiếu rằng: Đại pháp rộng lớn đợi người giảng nói, nay Điện Huy Âm sửa chữa Luận của Pháp sư Linh Biện, đức khí uyên nhã, sớm truyền khiến nghe, mau đến Điện Tuyên Quang giảng Đại Phẩm Bát-nhã. Do đó bốn bộ đều vui, mười phương cùng mừng. Giảng xong thì Thị Trung Đại truyền Thanh Hà Vương Doãn Dịch mời sư ở trên lầu Điện Thức Càn, y cứ theo trước mà sửa luận, mùa hạ thì giảng Hoa Nghiêm, mùa Đông thì giảng Đại phẩm. Pháp sư cùng đệ tử là Linh Nguyên biên soạn đều bỏ ngủ quên ăn. Niên hiệu Thần Quy năm thứ 3 mùa Thu tháng chín chviệc làm mới xong, kinh lược luận rộng gồm một trăm quyển, trước sau năm năm làm thành mười pho về sau thường tập trung liên tục, pháp âm nửa chừng ngừng lại. Sư nghỉ giảng Toàn Chân lánh đi dưỡng đạo. Vào ngày tám giáng giêng niên hiệu Chánh Quang năm thứ 3, Sư quy tịch tại chùa Dung Giác, thọ bốn mươi sáu tuổi. Do đó Hiếu Minh Hoàng đế ra sắc rằng: Luận ấy là Bồ-tát cõi này soạn ra, giao cho tất cả kinh tạng đều để mục lục trên hết, mà lưu hành khắp. Đệ tử là Đạo Sưởng, Linh Nguyên, Đàm Hiện v.v… thương tiếc thầy sớm mất, đau xót vì linh quan sắp xa mù, mới cùng Thanh Tín quân tử, kính viết Tịnh Bản lưu bố khắp đạo tục. Luận này tuy truyền mạnh ở phần Tấn nhưng chưa đến Kinh Lạc. Các bậc Thạc Đức ở Trường An luôn mong ngóng. Đến niên hiệu Vĩnh Thuần năm thứ 2 thì có Sa-môn chùa Chí Tướng là Thích Thông Hiền và cư sĩ Huyền Sảng Phòng trú tại chùa Huyền Đức cùng tu học kinh này, lưu tâm khen ngợi, bèn kết bạn đồng chí đến núi Thanh Lương cầu nguyện lễ bái Thánh Văn-thù, nhân đến chùa Đồng Tử Tinh Châu, thấy bản luận này bèn ân cần cố thỉnh mới được truyền thọ. Bèn đem đến Kinh đô, vua quan đều kinh ngạc ngợi khen, cùng chép ra mà truyền bá.

Pages: 1 2 3 4 5