HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ

Sa-môn Pháp Tạng chùa Sùng Phước- Kinh Triệu biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

7- PHÚNG TỤNG, gồm các vị sau:

  1. Thích Phổ viên
  2. Thích Phổ Tế
  3. Thích Biện Tài
  4. Thích Tuệ Ngộ
  5. Thích Đàm Nghĩa
  6. Luật sư Uyển
  7. Tam tạng Nhật Chiếu người Trung Thiên-trúc.
  8. Cư sĩ Phàn Huyền Trí
  9. Sa-di Bát-nhã Di-ca nước Vu-điền.
  10. Người họ Vương ở Kinh đô.
  11. Tỳ-kheo-ni Vô Lượng.

1. Thích Phổ Viên: chẳng biết họ. Thanh Nghị kể rằng dường như ở vùng sông biển. Ở thời đầu Chu Võ, Sư đến Tam Phụ dung mạo khôi ngô không thích lừng chừng, có thần thái của bậc Đại phu. Trải khắp các danh sơn sông lớn tướng phần theo hạnh Đầu-đà, ưa Từ cứu lợi ích làm đầu. Có người đến thì vội dẫn dắt chỉ bày hạnh môn, khiến tôn trọng khổ tiết. Thường đọc tụng kinh Hoa Nghiêm, y theo đó tu Định, dụng tâm khắp đến, bất giác trải qua sáng tối. Có lúc khất thực tạm đến thôn xóm thì thường ở bìa rừng gõ mã mà nhiếp tịnh tư duy. Đêm bỗng có quỷ đến hình dạng rất đáng sợ, bốn mắt sáu nanh tay cầm gậy cong thân đầy lông lá đến trước trợn mắt nhìn, nhưng đều không sợ, chẳng bao lâu thì rút lui. Việc đó chẳng phải một, có người đến xin đầu viên sắp chém đầu mà cho thì ngăn lại, đổi qua xin mắt bèn muốn khoét mắt mà cho thì ngăn lại. Lại xin tay liền tỳ tay vào cây chặt đến cùi chỏ mà cho, hôn mê té dưới đất. Do đó mà chết ở Phàn Xuyên thuộc Giao Nam. Đạo tục đều thương xót kính mến như tang cha mẹ. Sau khi thiêu rồi phân chia tro xương, các nơi xây tháp thờ.

2. Thích Phổ Tế. Người ở Bắc Sơn thuộc Ung Châu. Trước xuất gia y chỉ Thiền sư Viên, nghiệp hạnh tinh khổ một mình ở rừng núi chẳng ngủ ở nhà người ngồi kiết già tu thiền. Đến tuổi già dời về nơi hoang hiểm chẳng sợ sói lang, tuy đi khắp nơi mà tay chẳng chọn quyển thường đọc kinh Hoa Nghiêm y đó mà kết nghiệp, hai ngày một lượt lấy đây làm thường. Tiếng rất điều nhã, mở sáng lý ngoài từng dụng tâm khổ cho đến ói mấy đấu máu, bỏ tụng nhịn ăn trải qua ba ngày, đồng đạo đều thương lo lắng thuốc men. Sư bảo: Kinh nói thuốc đời trị bệnh lành rồi lại sinh, Như lai trị bệnh thì lành chẳng bao giờ sinh lại, sao lại dùng thuốc này v.v…? Bèn tắm gội sạch sẽ đầy đủ hương hoa lễ Phật mười phương lớn, tiếng tụng kinh, được bình phục như xưa. Từ khi Phật pháp bị bỏ bê, liền đến các núi Thái Bạch không đem theo lương thực, đói thì ngậm cỏ nhai nuốt cũng không bị bệnh nguyện tượng giáo được hưng mà xả thân cúng dường, tu hạnh Phổ Hiền sinh vào nước Hiền Thủ. Đầu niên hiệu Khai Hoàng mở lớn pháp môn, nghĩ nguyện đã mãn liền xin xả thân, dẫn chúng nhóm hợp ở hang tro Tây Nhai, rộng phát hoằng thệ, tự gieo mình mà mất. Xa gần đều đến đầy khắp hang núi, bèn xây tháp trắng trên đỉnh núi cao mà thờ.

3. Thích Biện Tài: không biết họ, xuất gia từ lúc nhỏ, thờ Pháp sư Dụ làm thầy, học nối giáo nghĩa, vì Hoa Nghiêm là kinh mà mọi người đều khen là Huyền Cực bèn lấy đọc nhưng không hiểu rõ bến bờ, tự giận mình chướng nặng ràng buộc bèn dốc lòng sám hối mà riêng hộ tịnh, làm hộp hương thơm đội trên đầu, đi nhiễu Phật trải qua ba năm. Liền mong thấy Bồ-tát Phổ Hiền chỉ trao sâu kín. Do đó bỗng nhiên tụng được văn trước sau như gương. Tài cảm được Thánh giúp càng cố gắng hơn. Do đó nghĩa lý gồm thông, lúc khai đạo lợi sau chẳng biết mất ở nơi nào. Lại có vị tăng quên tên họ, thấy sư có điềm lành bèn càng tin tưởng, nhân tập đội đầu cầu Văn-thù-sư-lợi giúp cảnh mát mẻ, tâm mong Thánh giúp. Lúc đi lễ bái, vòng quanh qua lại ban đầu không rời kinh. Mỗi khi chiều tối thì dùng ba gậy chống vào nhau đặt kinh lên trên rồi đốt hương lễ bái, ngồi kiết già ở dưới nghĩ chọn kín sâu, thường thực hành như thế, đến năm thứ mười bảy thì cảm được như trước. Nay hộp hương vẫn còn. Lúc đó Bảo Phúc Nham ở Phần Châu có Sa-di tên là Tuệ Cầu cũng ở trong tháp đầu đội kinh này, sau ba năm thì văn nghĩa đều hiểu, lúc đó gọi tháp này là tháp Hoa Nghiêm.

4. Thích Tuệ Ngộ: đời Tùy trú ở Đạo tràng Thiền Định. Cùng với một Tăng đồng chí đến núi Chung Nam, một người trì Hoa Nghiêm, một người trí Niết-bàn, ăn rau cỏ nương ở hang núi, trải qua nhiều năm, đều chuyên về nghiệp của mình ngày đêm không dứt. Bỗng có một người đến lạy chào xong xin thỉnh một vị đến nhà cúng dường. Hai vị tiến cử lẫn nhau. Người ấy nói xin thỉnh Pháp sư Hoa Nghiêm. Vị Tăng ấy sửa sang y bát mà theo người ấy đi trước không xa. Vị Tăng hỏi nhà thí chủ ở đâu? Đáp: Ở phía Nam núi này. Tăng nói hướng đó chỉ có khe núi đâu có xóm làng. Đáp: Đệ tử là Thần núi nhà ở trong hang núi, thỉnh Sư chớ lấy làm lạ. Tăng tuy tâm sợ nhưng vẫn trèo non vịn đá mà đi. Thần núi hỏi: Sư thọ trì Hoa Nghiêm chưa được thần thông sao? Đáp: Chưa được. Thần liền ôm vị tăng bay lên hư không phút chốc đến nơi. Bỗng thấy điện đường tráng lệ đẹp đẽ sân đầy thức ăn cúng dường ngàn vị Tăng. Sắp đến giờ trai, Thần bèn mời tăng lên ngồi tòa cao. Tăng hỏi lại có Tăng chăng? Thần đáp: Có nhiều, chốc lát sẽ đến. Tăng nói: Bần đạo hạ lạp còn thấp không dám ngồi tòa này. Thần nói: Sư thọ trì Hoa Nghiêm theo lý phải tôn thắng. Bỗng thấy Tăng lạ cầm tích trượng ôm bát bay trên hư không mà xuống số đến năm trăm chẳng biết từ đâu đến. Tăng ấy kinh ngạc sắp đến đảnh lễ thì đều chẳng nhận. Bảo rằng: Xin đừng đứng dậy Sư đã thọ trì Hoa Nghiêm thì bọn tôi phải tôn kính. Rồi làm thinh ăn xong bay lên hư không mà đi. Riêng chỉ tăng này chẳng biết nơi chốn trở về. Vị tăng bảo thần xin thí chủ chỉ cho đường về. Trong sân Thần ấy có hơn mười đứa trẻ khoảng ba tuổi trần truồng đùa giỡn. Thần bảo trẻ rằng bọn bây một đứa ra hầu Pháp sư. Chúng nhường nhau dụ dự không đi. Thần hét một câu thì một cậu bé vâng lệnh. Thần bảo tăng rằng xin thầy hả miệng. Nhìn vào miệng bảo thầy bị bệnh nặng, cậu bé bèn lấy đất dơ trong đầu móng tay bỏ vào miệng tăng, phút chốc bảo Sư mở miệng ra, nhìn xong rồi bảo bệnh thầy đã hết. Cậu bé liền tung mình nhảy vào miệng tăng quả là thuốc hay. Tăng bèn thành tiên. Thần bảo phiền Sư quá mức lại không cúng dường long trọng, lấy điều này để đền đáp chút ít, mong Sư không quở trách. Tăng nói: Hổ thẹn với thí chủ chẳng thể nói hết. Công đức thọ trì đều dùng để giúp cho huân tu. Do đó từ biệt bay trên hư không trở về chốn cũ, ngồi kiết già trên không xa bảo với đồng bạn rằng: Tôi nhờ năng lực Hoa Nghiêm mà được thuốc tiên. Người và tiên khác nhau nên không thể ở chung, ở chung bên nhau đã lâu nay mong hoan hỷ, ở đời sau sẽ gặp nhau trước Phật. Rồi bay lên hư không mà đi mất, bản kinh tụng cũng bay theo, chẳng biết ở đâu. Có năm chúng Thiền sư Đạo Thọ (ở dưới gốc cây), thiền môn cao hạnh là tông của Nghĩa học lại nói việc này biết rất rõ.

5. Thích Đàm Nghĩa: Đời Tùy, người ở Tính Châu, còn nhỏ đã xuất gia tại chùa Thập Lực. Giữ chắc giới cấm được cử các chức vụ, khổ tiết theo hạnh Đầu-đà thường ở trong núi Ngũ Đài, nguyện y Đại Sư Văn-thù mà siêng tu các Thắng nghiệp. Mỗi ngày tụng hai biến Pháp Hoa, đọc một pho Hoa Nghiêm, lấy đây làm thường. Như thế tu nhân suốt mấy năm. Sau cùng đệ tử là Đàm Huấn đi khắp các đài lễ bái cúng dường. Nhân đến Nam Đài thấy một Tỳ-kheo-ni không biết hiệu là gì, áo vải trắng tịnh, nghi mạo thanh nhã, đến chỗ ở thì trống không chẳng có nhà cửa chỉ có chỗ ngồi, song song bốn cột gỗ, chất cỏ làm chiếu, ngồi kiết già giữa chiếu. Nghĩa bèn kể lễ sự tình, nhân hỏi cô tu hạnh nghiệp gì. Ni đáp chỉ tụng Hoa Nghiêm. Nghĩa liền xin nghe. Ni đáp: Nay cùng Đại đức, Tăng Ni có khác. Mặt trời sắp lặn chẳng phải chỗ này. Xin đến hang Nam dừng ở hang đá. Nghĩa dụ dự chưa đi. Ni bèn đứng dậy lánh đi. Nghĩa bảo ý muốn nghe Hoa Nghiêm, do đó còn nghi hoài lưu luyến. Ni bảo đến đó ngủ đêm thì cũng được nghe. Sư bèn y lời đến hang đá, ở cách một hang khoảng năm, sáu dặm, đốt hương xa cúng dường, liền nghe Ni tụng Hoa Nghiêm, tiếng rất rõ ràng như cách chỉ mấy thước. Trước tụng pho thứ nhất thì từ xa thấy miệng ni phát ra ánh sáng tụng pho thứ hai thì ánh sáng ấy càng mạnh, đến pho thứ ba trở đi thì ánh sáng chiếu khắp hang núi sáng như ban ngày. Xa thấy hình Ni như đối trước mặt. Sau đến canh năm, hai pho mới hết. Sau tụng hết pho thứ sáu thì ánh sáng dần dần thâu lại. Đến hết kinh thì ánh sáng cũng tắt. Sáng đến Sư đem hương hoa đến cúng dường rộng phát hoằng nguyện đảnh lễ mà về. Sau có đến tìm thì không biết chỗ nào. Đệ tử của Đàm Nghĩa là Đàm Huấn sau đến chùa Thái Nguyên ở Kinh đô đến kể rõ cho Pháp sư Hiền Thủ nghe.

6. Luật sư Uyển trú: Tại chùa Diên Hưng ở Kinh đô. Đức hạnh tinh khổ, giữ vững cấm giới. Trong niên hiệu Trinh Quán trên đường đi Bá Kiều, nhà ở trái đường, ngày đã gần tối do đó ngủ trọ. Bỗng có vị tăng lạ áo quần rách rưới cùng đến. Chủ nhân chỉ phòng khác, bèn đòi rượu thịt ăn nhậu. Luật sư hạnh như băng tuyết bỗng nhiên hổ thẹn. Vì Tăng ấy ăn xong liền lấy tro đậu súc miệng đóng cửa phòng tụng kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, khoảnh khắc một pho vừa xong. Uyển bèn bó mình ôm thẹn đứng lặng mà nghe Huyền âm, chưa đến canh năm thì hết sáu pho. Phạm tự hối trách buồn bã khóc lóc rồi vào 2 phòng lễ bái sám hối. Do đó từ giã chẳng nói tên họ, chẳng biết ở đâu.

7. Tam tạng Nhật Chiếu: Đã từng đi qua nước Nam Thiên-trúc tới một già-lam tên là Quật-thẩm-giá, Hán gọi là Nhạn, thấy các tôn đức chùa ấy đều thọ trì kinh Hoa Nghiêm. Nhân đó hỏi vì sao già-lam này lại lấy tên chim. Vị tăng ấy đáp: Xưa có Tỳ-kheo ăn uống đồng với người thế tục tụng Hoa Nghiêm để làm nghiệp mình. Sau chết rồi do phá giới mà sinh trong biển Nam làm một con nhạn thân cao ba trượng nói được tiếng người tụng kinh chẳng ngớt. Lúc đó có thanh tín sĩ ra biển lấy ngọc châu, gặp gió dữ thổi thuyền lật ôm tấm ván mà tấp vào một châu (đảo) áo cơm đều hết mà buồn rầu ở đó. Bỗng nghe trên cây có tiếng tụng kinh bèn đến nghe, thì thấy một con chim nhạn tụng kinh Hoa Nghiêm lấy làm lạ hồi lâu bèn khen rằng: Tụng giỏi, tụng giỏi lắm! Nhạn nghe khen liền đáp xuống cây nói tiếng người rằng: Ông hãy vì tôi mà xây Tăng-Già-lam được chăng? Đáp: Thân mạng ta còn chẳng cứu được làm sao xây chùa? Nhạn nói: Nếu ông làm được thì sẽ mang ngọc báu đưa ông về quê. Người ấy bảo: Nếu đúng như thế thì rất tốt. Nhạn bèn chở người trên lưng bay đến núi báu. Người này biết báu bèn lấy nhiều báu chất trên lưng nhạn rồi bay lên hư không vượt biển đưa về Thiên-trúc đến bờ đáp xuống. Nhạn nói: Xin ông vì ta xây tăng già-lam, lại lấy tên ta mà đặt tên chùa. Thanh tín sĩ rất nhớ ân sâu nuốt buồn mà từ biệt. Lại đem ngọc báu mà dâng lên vua. Vua bèn phong cho ấp gồm có năm trăm hộ, khiến xây chùa do đó đặt tên là Nhạn.

8. Phàn Huyền Trí. Người ở Kinh Châu, tuổi ấu thơ đã khác tục thường nguyện tu đạo. Năm mười sáu tuổi bỏ nhà ở phía Nam thành tại kinh đô, gặp Thần Tăng Đỗ Thuận tu tập các thắng hạnh. Thuận liền bảo tụng đọc Hoa Nghiêm làm nghiệp, khuyên nương kinh này mà tu hạnh Phổ Hiền. Lại dẫn đến Pháp sư Chỉnh trú tại chùa Chí Tướng, vào núi Chung Nam ôn tập sách này bèn được một bộ đầy đủ. Sau mỗi khi tụng kinh trong miệng thường được xá-lợi, trước sau khoảng mấy trăm hạt. Tùy thân cúng dường đem thí cho mọi người. Danh sơn thắng địa xa xôi cũng tìm đến. Sau nhân đến trụ Xích Sa Hương ở Phòng Châu. Ở thôn Bắc Cốc có núi, cách thôn ba dặm ở trong đó có hang đá người học đạo đến ở. Trí cũng ở đây hơn hai mươi năm, hằng ngày tụng kinh Hoa Nghiêm, đêm tu thiền quán nhàn nhã suốt năm lấy đó làm thường. Trong khi tụng kinh thường có các loại chim thú cùng hợp nhau trong rừng im lặng không có tiếng động để nghe, sói lang hổ báo lúc đó cũng hiền lành từng bị kẻ ác tụ tập cướp bóc, đẩy rớt xuống núi, tuy vách núi cao trăm nhẫn, mà vẫn không tổn hại gì. Đến niên hiệu Vĩnh Thuần năm thứ nhất, có người thấy trong khám có ánh sáng lạ đến xem, thì thấy Cư sĩ ở trong hóa đã lâu. Chúng bèn đem ra thì ánh sáng liền mất, thiêu xong xây tháp thờ, lúc đó hơn bảy mươi tuổi.

9. Sa-di Bát-nhã Di-già-bạc: Ở nước Vu-điền, có giới hạnh thường tụng kinh Hoa Nghiêm lấy đó làm nghiệp thường, đã trải qua mấy năm thường có điềm linh. Lúc đó bỗng có hai người đến chỗ ấy lễ bái hỏi han chắp tay đứng qua một bên. Sa-di lạ vì hình dạng lạ lùng hỏi từ đâu đến bèn lấy tay chỉ lên trời đáp: Đệ tử ở trên ấy. Rồi dẫn Sa-di đến chỗ thanh tịnh ngụ ý bảo các vị trời khiến đệ tử đến mời Pháp sư. Sa-di kinh sợ không thôi. Trời bảo xin khởi từ tâm chớ sinh sợ sệt, thỉnh thầy nhắm mắt, Sa-di gắng gượng theo sau bèn đưa Sa-di lên trời trên mới thấy lầu điện đẹp đẽ phi thường. Vua trời quì mà thưa rằng: Các trời nay đánh nhau với Tu-la, nhiều lần bị thua. Nay thỉnh Pháp sư tụng kinh Hoa Nghiêm dẫn binh trời mong nhờ pháp lực khiến chúng tôi đánh thắng Tu-la. Sa-di nhân sự thỉnh cầu bèn ngồi xe Thiên Bảo cầm cờ phướn trời, tâm thầm tụng kinh Hoa Nghiêm mầu nhiệm. Chúng Tu-la thấy liền tự nhiên vỡ tan. Các vị trời đều vui mừng bảo rằng: Pháp sư cầu gì chúng tôi giúp cho. Sa-di nói ta chẳng cầu gì khác chỉ cầu Đạo Vô thượng Bồ-đề. Các trời tạ rằng: Sự mong ước của Pháp sư thật chẳng phải năng lực của chúng tôi, chẳng hay Pháp sư còn mong cầu điều gì chăng? Thì đáp: Ngoài ra ta không cầu gì nữa. Phút chốc liền đưa về chốn xưa, y phục Sa-di còn thơm nức hương trời. Sau đó mấy năm Sa-di nằm nghiêng bên hông phải không bệnh mà mất. Tự bảo được sinh về cõi Phật thanh tịnh. Vào ngày mồng 0 tháng 02 niên hiệu Vĩnh Xương năm thứ nhất. Tam tạng Pháp sư nước Vu-điền là Nhân-đà-la Ba-nhã-nhã trụ tại chùa Đông ở Thần Đô đời Ngụy kể lại cho Sa-môn Hiền Thủ nghe việc này đã trải qua ba mươi lăm năm rồi

10. Người họ Vương: Ở Kinh đô niên hiệu Văn Minh năm thứ nhất, không rõ tên . Đã không có giới hạnh mà chẳng hề tu thiện. Nhân bệnh mà chết bị hai người dẫn đến trước cửa địa ngục, thấy có một vị tăng nói là Bồ-tát Địa Tạng, bèn dạy cho người họ Vương tụng một hàng kệ. Văn ấy thế này: Nếu người muốn cầu biết tất cả chư Phật ba đời, như thế phải biết quán, tâm tạo các Như lai. Bồ-tát đã trao Văn kinh rồi bảo rằng: Tụng được kệ này thì dẹp bỏ được địa ngục. Bèn vào gặp

vua Diêm-la. Vua hỏi người này có công đức gì. Đáp rằng: Chỉ thọ trì bốn câu kệ đủ như trên nói. Vua bèn thả ra. Khi tụng kệ này tiếng vang đến chỗ người chịu khổ thì đều được giải thoát, họ Vương ba ngày mới sống lại nhớ giữ kệ này nói lại với Sa-môn. Tham khảo văn kệ, mới biết là kệ xuất xứ từ kinh Hoa Nghiêm quyển mười hai phẩm Dạ-ma Thiên Cung Vô Lượng Chư Bồ-tát Vân Tập Thuyết Pháp. Họ Vương bèn kể lại cho Pháp sư Tăng Định trú tại chùa Không Quán nghe như thế.

11. Tỳ-kheo-ni Vô Lượng: Họ Mẫn, người ở Trường An thuộc Kinh Triệu. Cả nhà quen tu thiện, đóng cửa ăn chay đều tụng kinh điển sớm tối không hề bỏ. Mẹ là người họ Triệu xưa mộng thấy một vị Tăng Ấn-độ cầm hai quả vàng trao cho bảo rằng: Cho con giống tốt phải khéo giữ gìn. Nhân đó có thai, bèn sinh ra Vô Lượng, tánh giới thiên toàn, tâm thích xuất tục. Năm mười một tuổi người chị dạy cho tụng các kinh Bát-nhã, Quán Âm v.v… đều không khai ngộ. Vô lượng rất hổ thẹn. Sau trao cho kinh Hoa Nghiêm ôm quyển mở văn ra xem thì như đã quen từ xưa ngày đọc năm tờ để tự cố gắng chưa đầy ba tháng thì hai pho liền xong. Sau do quá cố gắng nên tim hao tổn, lại mắc bệnh khác nên dừng tụng nhiều năm. Tâm rất hối hận bèn ở trước Phật đốt hương lập nguyện thề trì kinh Hoa Nghiêm hành đạo Bồ-tát, do đó mà bệnh lành, chỗ mong được toại, đọc tụng quên mệt mỏi. Năm vừa mười tám tuổi thì xong một bộ. Ôn tập nhiều năm lại càng tinh tấn. Đến niên hiệu Vĩnh Thuần năm thứ hai, có chiếu vua độ người thì cả nhà năm người đều xuất gia. Vô lượng đến chùa Đạo Đức, em trai là Tuệ tung mười bốn tuổi lại tụng kinh Niết-bàn trú tại chùa Từ Bi. Hai quả trong mộng chẳng phải là việc ấy ư? Còn ba người kia thì tụng các kinh khác hơn mấy trăm tờ, đạo tục đều lấy làm lạ, xem là ít có. Vô lượng đã vào đạo, về sau chí tiết càng bền chắc, thường tụng Hoa Nghiêm ba ngày một biến lấy đó làm nghiệp thường. Tất cả đều thọ giới Cụ túc khổ hạnh càng hết lòng, chẳng cần lụa là chỉ mặc áo vải thô, chẳng nhận lợi ích của tăng , chẳng ăn trong nhà căn của Tăng, sáu thời lễ bái, ba nghiệp chẳng thay đổi. Lại thêm lập tánh ôn hòa chí luôn từ ái. Mỗi khi thấy người nghèo bệnh đều từ bi thương xót. Các bạn đạo đều khen rằng: Tuy là người nữ mà người nam khó sánh bằng.

8. CHUYỂN ĐỌC, gồm các vị sau:

  1. Thích Pháp Niệm
  2. Thích Pháp An
  3. Thích Phổ An
  4. Thích Giải Thoát
  5. Thích Minh Diệu
  6. Sa-di Thích-ca Di-đa-la nước Sư-tử.
  7. Cư sĩ Cao Nghĩa Thành
  8. Thích Hoằng Bảo.

1. Thích Pháp Niệm: Họ Vương, thuộc dòng họ lớn ở Đại Nguyên. Năm ba mươi tuổi xuất gia, tánh lựa chọn kiêu ngạo và thích dạo chơi. Có lần nằm mộng thấy mình xuống địa ngục chịu hình phạt, khi thức dậy thì nghĩ việc sửa đổi mà chưa biết bến bờ. Lúc đó gặp Sa-môn Trí Cự như có ngầm cảm bèn chuyên thành tụng niệm sớm tối không dứt. Mỗi khi cầm kinh thì khóc đến té xỉu. Như thế suốt ba năm. Sau bỗng lông mày bị rụng, bệnh ghẻ nhọt khắp mình, nghĩ nghiệp chướng đời trước đã đến nên nay phải chịu, bèn lập hội đại thí để đáp Thần công, ân cần tụng niệm lại trải qua ba năm thì bệnh ghẻ liền lành. Từ đó bèn khuyên khắp kẻ tục y theo pháp sám hối mười nhà tu thiện hết chín. Ông thọ sáu mươi tám tuổi mất tại chỗ ở.

2. Thích Phổ An: Họ khoách người ở Kinh Dương thuộc Kinh Triệu. Thuở nhỏ nương Thiền sư Viên xuất gia. Khổ tiết quên việc đời mà tánh luôn hòa nhẫn, chẳng thích oán thù tàn bạo. Có khi thay người cam chịu các khổ dịch chỉ sợ các việc ấy hết. Tuổi già thì theo Pháp sư ái, thông suốt ba tạng. Thường tụng kinh Hoa Nghiêm và Thiền tư. Vào thời họ Chu diệt pháp phải lánh mình vào chốn rừng núi Chung Nam. Khoách rất tiết tháo ở đời nối gót sào phủ. Lại cùng Pháp sư Tịnh Uyên đồng ở núi rừng chuyển chọn sâu kín tiếp nối huyền lý thêm tu khổ hạnh quên thân vì người. Hoặc ở trần thì máu cho muỗi mòng, màu chảy đầy mình không hề sợ sệt. Hoặc nằm lăn ra đất thí mình cho cọp sói hổ báo để chúng nuôi con nhỏ, nhưng hổ báo chỉ ngửi mà không ăn. Sư thường cảnh giới hận mình không được toại nguyện. Lúc đó trời đất đã đóng tượng giáo đây mong, quốc lệnh nghiêm trọng chẳng cho trốn thoát. Các bậc Danh đức ở Kinh Bắc hơn ba mươi vị Tăng lánh mình ở đất Chung Nam hình hài chưa rõ, Sư liền triệu tập. Châu chữ làm tâm sâu kín để cho tự tại hiển lộ, tự thực hành khất thực chẳng sợ giết chóc. Nên có được cơm áo đầy đủ mà không bỏ nghiệp tu. đời loạn biết người, là nói Sư. Lúc đó có lệnh chiêu mộ, bắt được một vị Tăng bèn thưởng mười vật. Có người theo lời chiêu mộ muốn đến bắt An. An khuyên bảo rằng thấy anh nghèo nàn xin nguyện giúp anh. Cho ăn xong rồi bèn cùng người ấy vào Kinh. Vua bảo người ấy rằng: Phép nước ta chẳng cho Đạo nhân ở dân gian, ngươi lại giúp gấp chẳng cho ở trong núi, nếu ngươi khiển trách nó thì làm sao sống được. Trẫm thấy Đạo nhân này thần thái chí khí chẳng muốn cầu sống nên thả cho vào núi chẳng cần xem xét. Sau này nhiều lần bị bắt cũng được khỏi như trước. Lúc đó Pháp sư Ái lánh nạn ở Nghĩa Cốc, Đổ Ánh đào hầm mà giấu. An được thả về bèn đến gặp. Ái nói: An Công thần chí tuyệt luận chẳng trốn vua dữ, khó ai sánh bằng. An nói nay được thoát nạn, là chỉ do sức thọ trì Hoa Nghiêm, tất cả sự mong cầu đều nhờ đây. Do đó thỉnh Ái về núi, đích thân chăm sóc, bốn phương xa nghe tiếng đều cùng đến. Ái và Sư bèn mở rộng nơi chốn đủ như trong Biệt Truyện nói. Đến đời Tùy thì Phật giáo hưng thịnh bèn chiêu mộ khắp các tăng còn sót về chỗ ở cũ. Lúc đó, trong một hang có ba mươi người theo chiếu vua mà xuất gia đều ở quan tự chỉ có An vui vẻ ở lại, chẳng vì tiếng khen vẫn ở núi cũ. Lúc đó có Thanh Tín Sĩ ở hai hang Tý Ngọ và Bảo Lâm cùng ở bên khe núi, kết tranh đào hang mời An về ở. Trước có đá lớn sợ lăn xuống đè nhà cửa, muốn dời đi. An niệm thầm rằng: Xin dời chỗ khác đừng làm hư hại nhà cửa. Đá bèn tự lánh chỗ khác. Chúng đều lấy làm lạ. An nói: Nhờ năng lực Hoa Nghiêm. Ở Khám Đông khe núi bên tả có Tố-đầu-đà là mối hại lớn của một vùng vì ghen ghét đức của An nên muốn giết An, bèn cùng ba người cầm cung lớn giáo nhọn. Khi giương cung bắn tên thì tên không lìa cung, cung chẳng lìa tay, mắt trơn miệng cứng, đứng suốt một đêm, chỉ ú ớ mà thôi. Người đi đường nghe thấy xa gần tụ tập, người làng lạy lục xin tha. An nói tôi có biết gì đâu, ấy là năng lực của Hoa Nghiêm. Nếu muốn khỏi thì chỉ có sám hối, như lời dạy mới được giải thoát. Lại bên Khám Tây ở Ngụy thôn có Trương Huy là kẻ chuyên trộm cướp, đêm đến chỗ An lấy trộm dầu cúng Phật khoảng năm đấu, đeo trên lưng mà trốn ra, đến trước cửa viện thì hôn mê bất tỉnh như bị trói cột chẳng cử động được. Bà con người làng đến tạ lỗi, An nói chỉ là năng lực Hoa Nghiêm tôi chẳng biết gì. Bảo khiến sám hối trả lại bình dấu liền được thoát. Lại ở Khám Nam có Trương Khanh đến trộm tiền An để trong tay áo mà đi khi về đến nhà giũ không ra cấm khẩu không nói được, người nhà đem đến sám hối thì bình thường ra về. Có Trình Huy Hòa ở thôn Trình Khoách rất tin tưởng, thường đến chỗ An nghe Pháp Yếu. Vì bị bệnh gần chết, trải qua hai đêm cột thây sắp liệm vào quan. An trước đó đã đi huyện Hô, trở về liền đến chùa Đức Hạnh ở Tây Nam cách thôn Đông Huy năm dặm, xa gọi Trình Huy Hòa vì sao chẳng thấy đón rước, gọi mãi chẳng thôi. Người trong làng bảo Hòa chết đã lâu làm sao ra đón? An bảo đây là nói sai, ta chẳng tin. Liền đến thôn ấy lớn tiếng gọi to thì Hòa cục cựa, bèn cắt đứt dây. An vào sân lại gọi to thì Hòa bật dậy bỏ đến chỗ An. Bèn dẹp bỏ quan quách lật úp cái nơm để làm Phật ngồi, bảo Hòa đi nhiễu quanh thì bình phục như xưa, lại sống thêm hai mươi năm. Sau bị bệnh nặng lại đến cầu cứu thì An bảo: Thả ông đi lang thang không phải là ta biết được. Sau đó thì mạng chung. Lúc đó An nghe tiếng gió lay động xin được ở trên vai lập hội Kiến Phước có nhiều thông cảm. Ở ao Côn Minh Thôn Bắc Bạch, có bà lão bị bệnh nằm trên giường, trước đó trăm ngày không nói được, chỉ ra dấu cho trai gái nghĩ thấy hình An, con nghĩ ý mẹ thỉnh An đến nhà, mẹ bệnh thấy An bỗng ra đón, nói hỏi chỗ ở rồi im lặng như thường ngày bèn hết bệnh. Lúc đó tiếng An rung chuyển thôn làng đều đến đều dùng tiếng nhạc đi quanh các nhà báo tin muốn lập hội Đại trai. Trong thôn có Bạch Di Sinh, nhà chỉ có bức tường trống mà có bốn con gái, vợ mặc áo vải xấu chỉ đến gối, bốn con gái không có quần áo mặc. Con gái lớn tên là Hoa Nghiêm đã mười hai tuổi chỉ có hai thước vải thô đem bố thí. An dẫn người trong làng đến chỗ ở thương xót nghèo khổ bèn đi qua mà không vào nhà. Người con gái lớn nghĩ do mình nghèo khổ chẳng làm Hội phước, nay nếu chẳng tu thì đời sau càng khổ hơn, tìm vật khắp thì chẳng có gì ngửa mặt khóc lóc lóc, bèn thấy một nắm rơm rối dùng để lấp lỗ sáng, lấy ra được hơn mười hạt thóc bèn làm thành gạo rồi đem bố thí để tùy hỷ. Thân đã không áo đợi đến đêm tối bò ra mà đi đến chỗ cúng trai mà thí vật trước, từ xa ném vào trong chúng hơn mười hạt gạo để nấu cơm. Do đó phát nguyện rằng: Con gái người cùng khổ cũng từ xưa trồng được rất nghèo mà bố thí để cầu phước báo đời sau, dùng hơn mười hạt gạo vàng nấu thành cơm trong nồi, nếu chí thành thì nghiệp khổ sẽ dứt. Xin nguyện cơm dâng lên biến thành màu vàng đúng như chỗ cảm thệ. Sau đó thì ứa lệ mà trở về. Lại ở trong nồi năm thạch cơm đều có màu vàng. Đại chúng kinh ngạc chưa biết lý do đều tìm nguyên cớ, bèn bảo rằng đây là năng lực nguyện của con gái Bạch Di Sinh. Trai hội đều cúng được mười hộc lúa dùng để cứu giúp. Sau An đem việc tâu vua. Hoa Nghiêm bèn được độ xuất gia trú tại chùa trọn đời thọ trì kinh Hoa Nghiêm. Chỗ An ở tuy kín mà thường thực hành từ cứu, mỗi năm có hai đền thờ cúng tế vật huyết nhục rất nhiều, khắp nơi cứu chuộc khuyên tu đức nghĩa, bèn khiến không giết hại. Trong ấp mười nhà thì hết chín nghe theo. Thường ở trong khám bên thôn cột ba con heo sắp đem giết, An nghe tin bèn đến chuộc về. Người trong xã sợ chẳng được giết bèn kêu giá mười ngàn. An nói bần đạo hiện có ba ngàn có thể cho nhau, chúng đều chẳng đồng ý. Lại giận hờn tranh nhau. Bỗng có đứa bé mặc áo da dê đi đến Hội Xã giúp An chuộc heo. Đã thấy tranh nhau nhân theo xin rượu, làm cơm múa hát sáng rực cả vùng. Cả xã lớn nhỏ già trẻ mắt đều chói lòa chẳng thấy gì. Chốc lát cậu bé liền biến mất chẳng biết ở đâu. An liền lấy dao cắt thịt mình bảo rằng đây đều là thịt, heo ăn đồ dơ các ông còn thích ăn huống chi đây là thịt người ăn cơm há chẳng quý hơn sao. Người trong xã nghe thấy cùng lúc thả heo ra. Heo đã được thả bèn đi quanh An ba vòng lấy mũi ủi ủi vào chân An như có vẻ vui mừng cảm tạ. Cho nên khiến vùng Tây Nam quanh xã trong vòng năm mươi dặm cấm tuyệt cúng gà heo cho đến ngày nay. Cảm phát từ thiện đều là loại này. Tánh rất tín thành ưa đọc kinh Hoa Nghiêm, một bát ba y nhiều năm cố gắng. Niên hiệu Khai Hoàng năm thứ tám, vua nhiều lần sắc mời vào cung, vì vua làm Môn sư. Công chúa xây cất chùa Tịnh Pháp. Sau Sư trú tại chùa Diên Hưng. Ngày mồng 0 tháng 11 năm thứ niên hiệu Đại Nghiệp Sư mất ở Tịnh Pháp Thiền Viện, thọ tám mươi tuổi. Di hài ở Chung Nam xây tháp bên chùa Chí Tướng mà thờ.

3. Thích Pháp An: Họ Bành, người ở Thuần Cô thuộc An Định. Tuổi nhỏ xuất gia trú tại núi Đại Bạch ở Tinh Xá Cửu Lung, rất mến thiền nghiệp, ăn qua loa mặc áo xấu cho đến cuối đời. Trong niên hiệu Khai Hoàng sư đến Giang Đô gặp Tấn Vương gặp lại ở Đạo tràng Tuệ Nhật. Vua có đi đâu thì mời cùng đi. Vua đến Thái Sơn lúc đó gặp lúc không có nước. An lấy dao đâm vào đá, bỗng nước tuôn ra. Vua ngạc nhiên hỏi do năng lực của ai, đáp là năng lực của vua. Bắt đầu cùng vua vào hang thấy một vị tăng mặc áo xấu cỡi con lừa trắng đi đến. Vua hỏi là ai? Đáp đây là Lãng Công, khi đến chùa Thần Thông thì thấy một vị Thần dáng rất cao lớn ở trên giảng đường dựa vào mép con Cò mà nhìn mọi người. Vua lại hỏi thì đáp là Thần núi Đại Bạch theo hầu vua. Lúc đó người gọi là ba trăm tuổi ngủ không nằm gối, đầu không co rút dài ra trước giường, miệng trào nước bọt có đến cả đấu chưa biết vì sao? Như thế các việc kỳ lạ chưa rộng ghi hết. Đầu niên hiệu Đại Nghiệp, vua càng kính trọng, oai nghiêm như Vương Công, ai thấy đều khuất phục. Đi đường thì đạo tục đều kính như Thần. Lại đến Ngũ Đài các danh sơn, quán lễ Thánh Tích và mời gọi những người ẩn dật để giúp hoằng hóa, Đạo Tràng Tuệ Phật hơn hai ngàn người, cúng dường bốn thứ cần dùng nhờ An mà lập. Vua lại ở Đông Đô lập đạo tràng Bảo Dương, đặc biệt mời An cũng ở trong Thọ Nghiệp. An thường đọc tụng kinh Hoa Nghiêm trải qua nhiều năm tháng hoặc nói cảnh giới Phổ Hiền thường hiện trước ta. Lại vào núi Cửu Lũng hơn trăm dặm, ở trong hang đá mà khắc kinh Hoa Nghiêm, do đó gọi là Hoa Nghiêm Đường. Đến niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ mười một thì không bệnh mà mất, thọ chín mươi tám tuổi. Vua khiến đưa linh cửu Sư vào Đại Bạch, phần mộ nay cũng vẫn còn. Sĩ tục đều kính lập tượng cầu phước. Chỗ Sư khắc kinh là nơi núi non hiểm trở, người trí cạn có đến cũng không thể nhìn thấy được, nếu đến thì đường lối mịt mù.

4. Thích Giải Thoát: Họ Hình, người huyện Ngũ Đài, ở Đại quận, bảy tuổi đã xuất gia, chí nghiệp rộng xa. Trước từ bên hữu Giới Sơn hỏi cầu Định Xã với Thiền sư Tuệ Siêu ở núi Bảo Phúc. Siêu riêng biết đây là người tài bèn bảo chúng rằng: Giải thoát đã tu thiền rất sáng các ông chẳng thể sánh bằng, chớ nên bắt làm việc Tăng như người thường. Không bao lâu thì thoát khỏi ngộ. Năm mười tám tuổi thì rộng học hỏi các tông với các vị thạc đức. Mới nghe giải xưa đều sâu kín. Khi thọ giới Cụ túc rồi lại càng tinh luyện Tỳ-ni. Sau đó trở về chỗ ở cũ là phía Tây Nam Ngũ Đài ở núi Phật Quang mà lập tinh xá Phật Quang sư thường tụng kinh Pháp Hoa. Lại khi tụng kinh Hoa Nghiêm thì suốt cả ngày đêm không dứt. Sau y vào Hoa Nghiêm thực hành quán Phật quang. Nhiều lần đến Trung Đài, Đông Nam Hoa Viên, Bắc Cổ chùa Đại Phù mà cầu Văn-thù-sư-lợi, đến lần thứ ba thì được thấy. Trước vừa lễ xong thì biến mất, sau thì hiện ra dạy Sư rằng: Nay ông đâu cần phải lạy tạ, nên tự hối trách sẽ được ngộ giải. Sư bèn theo ý bậc Thánh tự cầu mà ngộ vô sinh. Gồm tu Pháp Hỷ, giận riêng mình làm cho mình tốt, bèn nghĩ việc rộng độ, cầu mong Đại giác chứng biết tâm này mà cảm Chư Phật thấy nói kệ rằng: Chư Phật vắng lặng pháp sâu xa, nhiều kiếp tu hành, nay mới được. Nay nếu hiểu được pháp sáng này thì tất cả chư Phật đều tùy hỷ. Sư liền hỏi trên hư không rằng: Pháp vắng lặng nếu có thể thì dạy người được chăng? Chư Phật liền ẩn, chỉ có tiếng bảo rằng: Trí phương tiện làm đèn, chiếu thấy cảnh giới tâm, rốt ráo pháp chân thật, tất cả không thấy được. Lại từng được Đô Đốc ở châu này thỉnh truyền hương giới, pháp hóa đã xong khi sắp về Đông, Đô Đốc và các Tăng đồ đưa đến đầu cửa thành Đông, mặt trời sặp lặn, Sư tiếc chẳng được đốt hương cúng dường, buồn rầu hổ thẹn, bỗng nghe trên cửa thành có tiếng nói rằng: Chắp tay làm hoa, thân làm vật cúng dường là hương tâm làm chân thật, hương khen ngợi xông khắp, Chư Phật nghe hương này liền tìm tiếng đến cứu độ, mọi người hãy ân cần tinh tiến, chẳng hề nghi lầm nhau. Lúc đó thoát riêng nghe tiếng này càng thân mạnh mẽ. Từ đó về sau chứng nhập càng sâu. Do đó xa gần đều đến học hỏi đông đảo, ngày ngày cả ba trăm người. Vì đông người nên ăn uống ngày chỉ một bữa, nhà cửa chật nhiều người phải ngồi ngoài sân nên bình bát giường dây cùng khắp hang núi. Sư thành thật chỉ bày, dạy đổi chỗ trệ nêu tóm lược về chuẩn tắc vô thường cho nên hàng ngủ du môn có ở khắp nơi. Nhưng nSư chẳng ra khỏi chùa suốt năm mươi năm. Người học xong, thiền nghiệp có hơn tám trăm, người ở ngoài được ảnh hưởng thì số gấp bội. Mỗi khi tìm khảo truyện ký, phần nhiều thấy người xưa, tuy thập tín của Tuệ Tư ở hoành nhạc hiển bày về địa vị cao, Ngũ Phẩm của trí Giả ở Thai sơn nêu rõ sự thịnh hành , còn như khuyên dạy học trò khiến thành vây cánh, chưa có chỗ nào đông phàm thì phải thế. Nếu chẳng phải hạnh vị siêu tuyệt mà phủ tích đồng phàm thì ắt là Diệu đức che chở, giúp cho hoằng dụ. Lại phía Tây núi Hằng, Đông Nam núi Thanh Lương, tục gọi là núi Đại Hắc Sơn có thanh tín nữ trước bị mù mắt, thường một mình ngồi thiền trong núi, đạo tục ở Hằng Châu vào sáu ngày chay thường mang hương hoa, vật báu đến cúng dường Văn-thù-sư-lợi. Vào đúng giờ ăn nghe trên hư không có tiếng nói rằng: Trong núi Phật Quang thuộc Ngũ Đài, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi ở đó giáo hóa, ngươi nên đến đó sẽ được ngộ đạo, cùng đồng nghe đều khen ngợi liền y lời bảo trên không mau đến Phật quang. Nơi ấy hiểm trở hơn hai trăm dặm. Cô gái mù chống tay lên trước mà không ai dẫn đường. Sư rất kinh ngạc mà tiếp nhận tông chỉ sâu xa. Cứ vào lời nói ấy hoặc là quyền tích của Đại thánh. Khi sắp chết thì biết mình các đức có nghi riêng. Trong đêm ấy có con trùng lớn đến suối thoát thường uống nước kêu rống hồi lâu đến trưa hôm sau thì Sư vẫn như thường khi, lễ bái tăng chúng xong rồi trở về thiền phòng an nhiên ngồi hóa, thọ tám mươi mốt tuổi vào niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười sáu. Đạo tục thương tiếc như chôn trời, liền ở trong chùa đục khám mà để, mặt khám quay về Tây, mở hai cánh cửa, đến nay mà xem thì vẫn như còn sống. Khi Sư chưa chết có bảo bà con rằng: Ta chết rồi sẽ có Đại nhân làm hiển sáng tên ta, hiệu là Thanh Lương phục hưng ở đây. Đến nay là tháng chín niên hiệu Lân Đức năm thứ nhất, vua ra sắc Sa-môn Hội Di chùa Hội Xương, Quả nghị, Chân Vạn Phước đưa nạp ca sa phụng thờ nơi để lại của Sư, cùng đến các đài cúng dường Thánh tích. Từ đó xa gần người quy tâm đều nhớ đất này. Ở xa nghiệm thấy lời Sư đáng tin.

5. Thích Minh Diệu: không rõ họ, thuở nhỏ xuất gia với Thiền sư Giải Thoát, lại ở chỗ đồng du mà thờ thầy bạn khiêm nhường nhu thuận, chưa từng thấy sắc mặt mừng giận. Thường đọc kinh Pháp Hoa lại mở xem kinh Hoa Nghiêm thì tay chẳng rời quyển. Về già càng cố gắng hết sức. Thân cao bảy thước khiến cho người nói phải ngước lên. Lại nương Thiền sư Thoát tu quán Phật Quang, từng tuyệt thực theo Thoát đến chùa Đại Phù cầu thỉnh Văn-thù-sư-lợi. Đến vườn Hoa phía Bắc gặp một Đại đức dung mạo dị thường. Từ hang Vương Tử thiêu thân đi ra từ từ tới trước, đến phía Đông chùa Đại Phù, phía Nam Phật đường khi muốn về Đông thì Sư vui mừng run sợ. Lúc đó bước đến trước nhìn, rồi cúi chào rất thành kính, chưa được mấy thước thì biến mất, buồn giận hồi lâu càng thêm cố gắng. Sa-môn Hội Cơ chùa Hội Xương ở Tây Kinh, vâng sắc vua ngày đến Ngũ Đài đích thân đảnh lễ, lúc đó một trăm lẻ sáu tuổi mà thần thái vẫn đầy đủ. Sau không biết Sư mất ở đâu.

6. Sa-môn Trường Lý Thích-ca Di-đa-la: ở nước Sư Tử người chứng quả thứ ba. Hán dịch là Năng Hữu. Đầu niên hiệu Lân Đức sư đến Chấn Đán (Trung Quốc), vua Cao Tông rất tôn kính, mời ở cung Bồng lai, cùng Trưởng niên chân nhân (chân nhân lớn tuổi) là Hoài Hóa Đại tướng quân đồng ở trong cấm cung, cúng dường hơn một năm. Đala thỉnh tìm Thánh tích khắp các danh sơn, bèn đến núi Thanh Lương ở Đại Châu, lễ kính Văn-thù-sư-lợi. Từng đến chùa Thái Nguyên ở Tây Kinh đô. Lúc đó các tăng đang chuyển đọc kinh Hoa Nghiêm, liền sai người dịch ra, hỏi rằng đây là kinh gì, đáp là kinh Hoa Nghiêm. Đa-la nghiêm sắc mặt bảo chẳng biết chỗ này cũng có kinh ấy ư? Rồi chắp tay vui mừng khen ngợi hồi lâu bảo rằng: Đây là Đại Phương Quảng công đức khó lường. Ở nước Tây Trúc truyền nhau rằng: Có người lấy nước rửa tay sắp đọc kinh này thì nước thấm ướt đến trùng kiến nhờ đó mà chết rồi được sinh lên cõi trời, huống chi là người thọ trì đọc tụng kinh này thì phước chẳng thể nghĩ bàn.

7. Cao Nghĩa Thành: Người ở huyện Lâm Phần, thuộc Tấn Châu. Nhà nhiều đời tin thờ Phật, người trong làng đều tin cậy. Đến tháng hai niên hiệu Hàm Thuần năm thứ đến chùa Hiền Kiếp ở huyện Hồng Động, thỉnh kinh Hoa Nghiêm ở nhà trong tháp chuyễn đọc đến trưa, bỗng có ánh sáng lạ như mặt trời chiếu vào gương, hoa ở trên vách rất lâu mới hết, lần lượt hai ánh sáng chiếu khắp bốn vách Phật đường. Do 92 đó xa gần đồng thấy, đều rất khen ngợi cảm động.

8. Tam tạng Pháp sư Nhật Chiếu: Là vị tăng người Thiên-trúc, niên hiệu Văn Minh năm thứ nhất trú tại chùa Thái Nguyên phía Tây kinh đô mà dịch kinh. Kế đến nước Nam Thiên-trúc gần thành Chiêmba có một ngôi Tăng-già-lam tên là Tỳ-sắc-nô (tên người). Ở trong đó có các vị Tăng Đầu-đà đều học Tiểu thừa. Sau bỗng có một vị Pháp sư Đại thừa mang một pho kinh Hoa Nghiêm lại đến chỗ ấy, các Sư Tiểu thừa đạ không kính trọng Sư Đại thừa ấy bèn để pho kinh lại mà ra đi. Các vị học Tiểu thừa đều chẳng tin, bèn ném pho kinh xuống giếng. Sau thấy dưới giếng có ánh sáng rực rỡ phát lên như lửa dữ. Lấy móc móc lên quả được kinh Hoa Nghiêm, tuy ở dưới giếng đã lâu mà không ướt. Các người học Tiểu thừa bèn tin kinh này là Phật nói ra nhưng không bằng kinh Tiểu thừa nên sắp ở dưới kinh luật Tiểu thừa. Đến sáng hôm sau thì thấy sắp ở trên, bèn rầy các vị Tăng nhỏ ai sắp đổi như thế, thì thưa chẳng có ai đụng đến. Bèn lại sắp xuống dưới. Đến sáng hôm sau lại thấy ở trên. Nhiều lần như thế. Các vị tôn đức Tiểu thừa đều rất kinh sợ, mới biết kinh này hơn chỗ mình học bèn gieo mình xuống đất khóc lóc kêu gào sám hối hồi tâm. Rồi cùng nhau thọ trì kinh Hoa Nghiêm rất thạnh ở đất này. Các chúng Tiểu thừa đều quy kính tin tưởng.

9. Thích Hoằng Bảo: Chẳng rõ sư họ gì ở phía Nam Thái khâu, huyện Trâu Bình thuộc Tri Châu. Mười tám tuổi xuất gia ở chùa Hoằng Chân. Tuổi nhỏ có cái bướu nhỏ ở cổ sau càng dữ, trị mãi chẳng lành, dần lớn như cái đấu, nên đầu chẳng cúi xuống được chỉ ngó lên trời. Bỗng nhiên mưa gió dữ dội chảy vào lỗ mũi ăn uống khó khăn, bị bà con xa gần xem thường, nên rất buồn khổ. Đến năm ba mươi lăm tuổi bỗng gặp một Tăng dạy tụng kinh Hoa Nghiêm mà trừ chướng xưa. Bảo bèn tinh tâm chí thành sớm tối đọc kinh sám hối sáu thời nguyện đủ trăm biến. Đến hơn bốn mươi biến thì đêm mộng thấy có người cầm dao bén đến cắt cái bướu đi. Sư thức dậy mấy ngày sau thì trên bướu sinh nhọt, nhọt làm mủ to như trái táo, lấy tay rờ nhẹ thì ra mủ, hằng ngày như thế được ba tháng thì nhọt bướu tiêu dần cuối cùng mà bình phục. Ấy là niên hiệu Hàm Thuần năm thứ 2. Bảo và học trò là Hoằng Quĩ, Pháp Luật vui mừng như sống lại, cảm được năng lực Thánh ngầm giúp, nên rất vui mừng bỏ cả y bát mà viết chép kinh này một bộ, tụng đọc thọ trì hằng ngày chẳng ngớt, được mấy năm mới tròn Bổn Nguyện. Do đó mà xa gần tâm nguyện cùng mở mang kinh này.

Pages: 1 2 3 4 5