HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ

Sa-môn Pháp Tạng chùa Sùng Phước- Kinh Triệu biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

6. GIẢNG GIẢI (Phần Thượng):

  1. Đông tấn, Thích Pháp Nghiệp ở Nam Lâm,.
  2. Tống-Kinh đô, Cầu-na Bạt-đà-la ở chùa Trung Hưng,.
  3. Ngụy, Lặc-na-ma-đề người Trung Thiên-trúc.
  4. Ngụy, Thích Trí Cự ở Bắc Đài.
  5. Tề-Nghiệp Hạ, Thích Tuệ Quang ở chùa Đại Giác.
  6. Tề-Nghiệp Hạ, Thích Tăng Phạm ở chùa Đại Giác.
  7. Tề-Thích Đàm Diễn ở Trị Châu,.
  8. Tùy-Tương Châu, Thích Linh Dụ ở chùa Diễn Không.
  9. Tùy-Tây Kinh, Thích Tuệ Tạng ở chùa Không Quán.
  10. Tùy-Tây Kinh, Thích Linh Cán ở chùa Đại Thiền Định.

1. Thích Pháp Nghiệp: Không biết họ. Còn nhỏ mà có chí vượt xa thoát khỏi thấp hèn. Tuổi nhỏ xuất gia, phong cách nghiêm chỉnh, học với Sư Vô thường, học rộng nghĩ sâu được người đương thời xem trọng. Tuy xem khắp các bộ, mỗi khi làm, đều xem xét kỹ nhưng vẫn thấy chưa đủ. Sau gặp Sa-môn Thiên-trúc là Phật Độ Bạt-đà-la, bèn thỉnh dịch kinh Hoa Nghiêm, đích thân theo làm người ghi chép, học hỏi nghĩa lý, không quản sáng tối. Qua mấy năm bỗng có chỗ ngộ, nhân đó bảo bạn rằng: Thánh giáo Tư Nam, hiện đang ở đây. Đã đích thân học Văn Phạm lại tinh chí rèn luyện, suy tông học hỏi. Ngày có bạn đến bèn trình bày chỗ sâu kín trở thành bậc Tông tượng. mấy trăm vị như Sa-môn Đàm Võ v.v…đều rất kính phục, mở đầu cho sự nghiệp hoằng dương của Đại giáo, vì tiếng mới mở, chưa rỗi để nói đầy đủ chỉ nêu đại khái mà thôi. Sư có soạn. Chỉ Quy hai quyển, thấy lưu hành ở đời. Sau chẳng biết Sư mất khi nào ở đâu. Lược qua thanh phạm của bậc Tiên Hiền. Buồn thay.

2. Cầu-na Bạt-đa-la: Hoa gọi là Công Đức Hiền, người Trung Thiên-trúc. Vì học Đại thừa nên người đời gọi là Ma-ha-diễn, vốn dòng Bà-la-môn, trước học các luận năm minh , thiên văn, thư số, y phương, chú thuật đều biết rộng. Sau gặp A-tỳ-đàm Tạp Tâm tìm đọc thì bỗng ngộ, tôn kính Phật pháp bỏ hết các thứ mà chuyên tâm tu học. Khi thọ Cụ túc giới thì làu thông ba tạng, bèn bỏ các sư Tiểu thừa mà theo học các sư Đại thừa. Thầy Đại thừa thử khiến lấy hộp kinh thì lấy được kinh Hoa Nghiêm. Sư vui mừng khen rằng: Ông có duyên lớn với Đại thừa. Do đó đọc tụng giảng nói không ai chống lại được. Liền thọ giới Bồ-tát, mà có duyên với Phương Đông bèn ngồi thuyền đi biển, giữa đường gặp nạn, bèn cố sức niệm Phật mười phương, niệm Quán Thế Âm, cả thuyền đều được cứu. Chí thành nên cảm được như thế. Niên hiệu Nguyên Gia năm thứ 12 Sư đến Quảng Châu. Thứ sử Xa Lãng dâng biểu tâu vua, vua Tống Thái Tổ đón rước đến kinh, sai Danh tăng Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán ở Tân Đình đến tiếp thấy ông thần tình sáng suốt thì đều kính trọng. Tuy nhân dịch mà nói năng giao tiếp rất vui vẽ. Trước Sư trú tại chùa Kỳ Hoàn, bỗng vua Thái Tổ mời về càng thêm kính trọng. Lang Da Nham đón về, các bậc thông tài học rộng đều đến cửa. Do đó ở Kinh đô gần xa các quan đều trọng. Đại tướng quân Bành Thành là Vương Nghĩa Khang, Thừa tướng Nam Tiêu là Vương Nghĩa Tuyên đều kính làm thầy, bèn cùng chúng tăng dịch kinh. Chùa Kỳ Hoàn, chùa Đông An, quận Đơn Dương v.v… các chỗ đều nhóm hợp các Sa-môn Nghĩa học hơn bảy trăm vị, lần lượt dịch được hơn trăm quyển. Tiểu Vương muốn thỉnh Sư giảng kinh Hoa Nghiêm, mà Bạt-đà tự nghĩ chưa rành tiếng Trung quốc đời Tống có chỗ xấu hổ thì sớm chiều lễ sám thỉnh Quán Thế Âm cầu xin minh ứng, bèn mộng thấy có người mặc áo trắng cầm kiếm tay xách một đầu người đến bảo. Vì sao lo rầu, Bạt-đà trình bày mọi việc thì bảo đừng lo nữa. Rồi dùng kiếm chặt đầu mà thay đầu mới vào, bảo quay lại hỏi: Có đau không, đáp: Không đau. Bỗng nhiên thức dậy, tâm thần vui vẻ, liền hiểu rõ tiếng trung hoa vào đời Tống. Do đó đạo tục xa gần đều phục tinh cảm mà thỉnh đến giảng, bèn giảng kinh Hoa Nghiêm hơn mấy mươi lượt. Năm cuối niên hiệu Nguyên Gia. Tiêu Vương có nhiều mộng dữ. Bạt-đà đáp: Kinh đô sắp có loạn lạc. Chưa đầy một năm thì Nguyên Hung làm nghịch, còn như Thừa tướng âm mưu, dự bàn can ngăn ba lần. Thế Tổ ở xa nghe có lời nói lạ xách gậy ra giữa sông Thần đồng chợt đến. Bèn đốt hương dưới lầu, quỉ núi tự tránh đi lên tòa ngồi mà đều tôn, bèn ở Điếu Đài mà cứu vật. Cảm đức như thế chưa rảnh nói hết. Từ nhỏ đến nay luôn cầm lò hương chưa hề bỏ tay. Mỗi khi ăn bèn chia phần cho chim, chim quen đến ăn tận tay. Đến tháng giêng niên hiệu Thái Thỉ năm thứ , biết thân thể chẳng yên liền cáo biệt cùng Thái Tông và Công Khanh . Ngày qua đời, chần chờ giây lâu bảo: Có thấy hoa trời hình Phật, rồi tịch, thọ bảy mươi lăm tuổi. Thái Tông rất thương tiếc ban tặng rất hậu. Công Khanh cùng đưa tang nghi lễ đầy đủ.

3. Lặc-na-ma-đề: Đời Ngụy gọi là Bảo Ý, người Trung Thiên-trúc học rộng, lý sự gồm thông, thuộc lòng một ức bài kệ, mỗi bài có ba mươi hai chữ. Rất giỏi pháp thiền, ý muốn đi du hóa. Vào niên hiệu Chánh Thỉ thứ mới đến Lạc Ấp dịch luận Thập Địa hai mươi bốn quyển v.v… ban đầu Ý nêu thần lý la, tuệ ngộ tuyệt luân hiểu rõ lời Ngụy đến chỗ sâu kín. Vua thường sai giảng kinh Hoa Nghiêm, giải thích khai ngộ tinh nghĩa thường phát. Một hôm đang ở trên tòa cao bỗng có người cầm hốt ghi tên, hình như Thái Cung bảo rằng: Vua sai đến thỉnh Pháp sư giảng kinh Hoa Nghiêm. Ý tự bảo rằng: Nay ở Pháp tịch này còn chưa ngưng được, đợi giảng xong sẽ theo lệnh vua. Tuy nhiên pháp sự riêng chẳng thể lập. Đô Giảng đốt hương, Duy-na đọc kinh Phạm, đều làm theo. Sứ giả lại nhắc lời thỉnh trước , các tăng trong giảng đường đều thấy. Rồi Pháp sự đều xong. Lại thấy Sứ giả trước đến bảo: Vâng lệnh Thiên đế đến đón rước ngài. Ý bèn mỉm cười vui vẻ cáo từ chúng. Rồi ở trên pháp tòa mà tịch. Đô Giảng v.v… tăng cũng đồng thời mất. Người nước Ngụy nghe thấy đều khen là lạ.

4. Thích Trí Cự: Họ Lưu, thuở nhỏ thờ Thần tăng Đàm Vô Tối. Sư thông minh, học rộng. Trước đọc Hoa Nghiêm mấy mươi lần, đến nghĩa lý thì tối mù, luôn ấm ức, sớm chiều càng khẩn thiết. Bèn mộng thấy Bồ-tát Phổ Hiền ngồi voi trắng phát ánh sáng, đến bảo: Ông theo ta về phương Nam sẽ cho ông thuốc khiến ông hiểu sâu. Bỗng thức dậy nói với Đồng Ý, mà tiếc là không biết phương Nam ở đâu. Đồng Ý bảo: Thánh chỉ phương Nam thì phải y theo lo gì chẳng đến. Bèn xếp quần áo mà đi xa, đi suốt ba ngày thì thấy một cây xương bồ trong ao nước cành lá rất lớn, ý muốn đào lên, nhưng rễ ăn rộng mấy thước mà yếu giống như trục xe. Trong tâm Sư bỗng nhiên như được bậc Thánh trao cho thuốc. Mấy ngày sau thì thông ngộ bội phần. Năm xưa nghi trệ một sớm đã thông sáng mà vượt vào cõi thần hơn các tiên hiền, bèn đi khắp nơi giảng nói hơn năm mươi lượt. Có soạn Sớ mười quyển năm bảy mươi tuổi thì mất ở Bắc Đài.

5. Thích Tuệ Quang: Sư họ Dương, người ở đất Lô thuộc Định Châu. Năm mười ba tuổi theo cha đến đất Lạc. Ngày 0 tháng 0 đến chỗ Phật. Đà thọ ba quy y. Đà lấy làm lạ vì nhãn quang như bắn lửa ra ngoài, nghĩ ắt là người cao quý bèn mời ở đó lại khiến tụng kinh. Quang cầm quyển đọc văn như đã được học từ trước, thông suốt hết các nghĩa sâu ý kín. Đến cuối hạ thì xuất gia. Các kinh đã học liền vì người nói lời thanh nhã ý lại cao siêu. Người thời ấy gọi là Thánh Sa-di. Nhưng được lợi dưỡng gì thì đều đem cho mọi người, lời khen chê đến thanh sắc đều không lầm lạc, là người cao quý trong chúng, đà nói Sa-di này không phải là người tầm thường. Nếu thọ Đại giới trước phải nghe luật. Luật là nền tảng của tuệ, chẳng phải trí thì chẳng thể phát. Vì vậy học tập nhiều về luật hạnh rồi tiến đến thọ giới Cụ túc nghe rộng vâng làm. Bốn hạ trở lên thì giảng luật Tăng-kỳ, mời dùng giấy bút mà ghi chép chỗ nghe, lại dùng ý suy đoán và giải thích. Một hôm Đà lén xem văn ghi liền bảo: Ông là con ta mong truyền quả Thánh, đâu chỉ khu khu lo văn thế gian có thể làm Pháp sư sáng suốt, Đạo vụ chẳng phải là phần của ông. Gặp Phật Đà-lặc-na mới dịch Thập Địa. Quang bèn lập chương giải thích rất công phu. Lại trong luật Tứ Phần cũng ghi chép giải thích. Sau lại nghe kinh Hoa Nghiêm, nghiên cứu kỹ càng nên ngộ được các ý chỉ sâu kín, liền được các bậc cao minh luôn luôn đích thân chỉ dạy. Quang cho rằng gốc của chánh giáo, không gì hơn sách này, hễ có nói bày thì phải rất nghiêm túc. Nên mỗi khi giảng đều biểu thị khiết tịnh, cả người nghe cũng đồng như thế, giày dép đều cởi bỏ để ngoài thềm, đều nghiêm dâng hương hoa, nghiêm chỉnh chắp tay siêng năng kính pháp ngàn năm khó gặp. Ông có sớ bốn quyển lập ba giáo đốn-tiệm-viên để xếp loại các sách. Xem Hoa Nghiêm là Viên giáo từ đó bắt đầu. Như Niết-bàn, Duy-ma, Thập Địa, Địa Trì, đều xem qua ý sâu được chuộng thời ấy. Tư Đồ Cao Giáo, Tào Bộc Xạ Cao Long Chi và Triều Thần Tu Mã Linh Cô Tử Nho, là các danh hiền đời Tề đều trọng ông như bậc Thánh. Các mùa hạn hán nghe tiếng Sư đều ở bên ao núi cao mà đốt hương cầu mưa, thì mưa liền đến. Các linh hiển như thế. Ông trước ở Kinh đô làm Tăng Đô, bỗng chuyển làm quốc Thống. Hôm trước khi mất thì Sư ngồi xe đến Tào, khi ra cửa chùa thì nóc nhà rơi ra. Khi ngồi bàn việc thì có cục đất rơi trước bút không biết từ đâu đến, thì biết là tướng chết đã hiện nhân đó cơ thể suy yếu hơn bốn tuần, rồi thị tịch tại chùa Đại Giác ở Nghiệp Thành, thọ bảy mươi tuổi. Sư thường nguyện sinh về cảnh Phật mà không nhất định nơi chốn. Lại khi sắp tắt hơi thì thấy cung trời hiện xuống bèn chí thành cầu về An Dưỡng rồi an nhiên mà mất. Ông có sáng tác Huyền Tông Luận, Đại Thừa Nghĩa Luật, Nhân Vương Thất Giới, và Tăng Chế mười tám điều, đều là văn ý thanh túc, được đời rất xem trọng.

6. Thích Tăng Phạm: Họ Lý, người ở Bình Hương. Thuở nhỏ có học các sách, năm hai mươi ba tuổi đều thông suốt bảy diệu bốn chương thiên văn, thuật bói toán đều không bỏ người theo học hơn cả ngàn, mà tuổi tác sắc đẹp đều không có tâm vợ chồng. Nghĩ nương pháp môn đốt ngón tay mà cúng dường. Năm hai mươi chín tuổi nghe giảng kinh Niết-bàn, thử nghe một lần bèn biết kinh Phật rất bí mật, bèn ở Nghiệp Thành mà xuất gia làm Tăng, mới học kinh Niết-bàn nguyện biết hết chỗ tột cùng . Sau đến Lạc Hạ theo Hiến Công nghe kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm. Lại đến Sa-môn Tuệ Quang học chỗ cùng tột mới. Lâu sau bèn ra khai hóa, lợi an Tề Ngụy. Mỗi buổi giảng người nghe hơn cả ngàn. Thứ sử Giao Châu là Đỗ Bật trú tại chùa Hiện Nghĩa ở Nghiệp Hạ thỉnh Phạm giảng vào mùa Đông. Đến Hoa Nghiêm Lục Địa bỗng có một đàn nhạn bay xuống từ Tháp Đông bay thẳng vào nhà đối trước tòa cao nằm mà nghe pháp. Nghe giảng xong bèn từ từ bay về tháp Tây rồi lượn mất. Lại ở chùa này giảng vào mùa Hạ thì có bầy chim sẽ nằm ở phía Tây Nam tòa mà nghe pháp suốt chín tuần (chín mươi ngày). Lại ở Tề Châu cũng có một con vịt bay vào nghe pháp nghe xong thì bay đi. Các thứ trên làm cảm động mọi người, nếu không phải đạo hợp minh phù thì sao được như thế. Xưa khi đang giảng Hoa Nghiêm bỗng có một tăng vào chê mắng. Đêm ấy có vị Thần dùng roi đánh chết rồi sống lại. Do đó người thấy nghe đều kính trọng. Xưa ngủ đêm ở một ngôi chùa khác gặp ngày Bồ-tát có tăng lên tòa ngồi khi sắp nó nghĩa bèn bảo: Luận nói pháp tướng hiểu rõ lời Thánh, đâu phải nhọc nói giới, mà tăng thường nghe nói. Bỗng thấy một vị Thần thân hình cao hơn trượng dáng vẻ mạnh mẽ đến trước tòa hỏi người đọc nghĩa: Nay là ngày gì, đáp: Là ngày Bố-tát. Thần bèn đưa tay kéo xuống tòa, phút chốc chết ngay. Kế hỏi Thượng tọa nắm kéo ra trước do đó mà tự gắng. Sau cùng tăng sự có việc riêng mà không có thuyết dục liền bị bệnh nặng, ngồi kiệu mà gặp tăng. Ngày sắp mất rước tượng Phật vào phòng, quì dưới giường mà sám hối chỉ nêu việc đã làm đêm qua. Lúc đó là giờ ngọ dặn lại mà chết tại phía Đông chùa Đại Giác ở Nghiệp Hạ, thọ tám mươi tuổi, tức là ngày mồng 2 tháng 3 niên hiệu Thiên Bảo năm thứ 6. Xưa phạm bỏ Nho theo Thích, kính tín ngày càng tăng, lặng tưởng cửa không vĩnh viễn loại bỏ thói quen trước, nói chẳng kịp lợi, mặt không mừng giận, luôn lưu ý đến Hoa Nghiêm xem là nghiệp Báo đời sau. Đêm lạy ngàn Phật xem là của một đời. Tuổi già việc nhiều thân lại suy yếu, nhưng cũng sáu thời hành đạo. Gục đầu trên gối tự nghĩ có tài trí thông đạt, mà ít năng lực lợi ích cho người . Ông có soạn Hoa Nghiêm Sớ năm quyển, Thập Địa, Địa Trì, Duy-ma, Thắng-man… đều có Sớ Ký.

7. Thích Đàm Diễn: Họ Hạ Hầu, người ở Nam Duyễn Châu. Khi mới sinh mà răng đã mọc đủ. Bảy tuổi đi học thông minh hơn người. Mười tám tuổi đậu tú tài. Nghe Tuệ Quang giảng liền học giới. Hai mươi ba tuổi thì xuất gia với Tuệ Quang, Tuệ Quang liền trao giới. Nghe suốt mà không nghỉ ngơi, mới hao tổn đến sức lực. Song ở ý tạng có nghi bèn hỏi các vị học rộng, nhưng đều gợi mở trái ngược với chí mình, không có gì có thể thông suốt bèn khai phá tất cả soạn Hoa Nghiêm Sớ bảy quyển. Giảng sự tướng những vẫn tỳ tán Huyền lý, nổi tiếng hùng biện giảng nói rất hợp thời cơ. Từ Tề, Trịnh, Yên, Triệu đều đến giáo hóa. Các vị Tăng Nghĩa học theo ông có đến hơn ngàn, xuất gia cư sĩ gần năm trăm. Sau ngày Tuệ Quang tịch, Hoa Nghiêm đại giáo ở đây càng hưng thạnh. Triệu Quận Vương Cao Nguyên Hải, Thứ Sử Giao Châu Đỗ Bật đều là trọng thần nước Tề, đều kính thờ ngài. Bộc Xạ Tổ Hiếu Trưng tâu vua làm Quốc Đô luyện tập hài hòa đạo pháp và triều chính, không rơi vào mơ hồ huyền hoặc. Ngày 1 tháng 03 niên hiệu Khai Hoàng năm thứ một bỗng bảo người hầu rằng Vô thường đã đến. Liền tụng niệm danh hiệu Phật Di-lặc, khi tiếng và hơi thở đã dứt hết thì các vị tăng ở bên đều thấy sắc mặt Sư rất vui vẻ, thọ bảy mươi chín tuổi. Mỗi khi Diễn có tiền đều cứu giúp người nghèo bệnh trước nhất. Giáo đem hóa độ thì như hành mà trao trước. Khi thấy kinh tượng thì liền lễ bái đón rước. Giữa đường gặp kẻ nghèo đói thì than khóc, lại luôn luôn thích nghe giới. Qua lại hai lần cung vua, gặp vật cay tanh hôi thúi thì mắt chẳng nhìn ép phóng hơi dưới. Thân khi ra khỏi cửa vì phòng Tăng thanh tịnh mà chẳng chịu để người xông ướp quét dọn. Trước khi chưa mất có người mộng thấy Diễn mặc áo đỏ búi tóc, tóc mai đến lưng, có hai đồng tử hầu bay lên hư không rồi đi về phía Tây Bắc, lúc đó liền mất. Lúc ấy đều cho rằng: Trong kinh Hoa Nghiêm Thiện Tài đồng tử cầu Thiện tri thức thứ ba mươi hai, là hình dáng của trời Bà-sa-bà-đà-dạ.

8. Thích Linh Dụ: Dụ họ Triệu, người ở Lộc Dương thuộc Cự Lộc. Lúc còn nhỏ, khi thấy hình tượng Sa-môn thì biệt hồi hướng nghe người giết mổ thì thương xót đổi sắc mặt, sáu tuổi đã theo mẹ thọ giới. Cha cấm đoán thì tâm thề không hủy giới. Bảy tuổi xin cha đi xuất gia, cha vì thương nên chưa cho. Dụ tự than bảy tuổi không được xuất gia thì hư cả một đời, bèn theo thầy học giáo ngày càng đổi mới. Năm mười lăm tuổi cha đau cột sống phải chống gậy mà đi. Khi hết tang thì làm thinh đi đến chùa Ứng Giác ở quận Triệu đảnh lễ Thiền sư Bảo xin xuất gia. Bảo nhìn thần thái Sư bảo: Ta chỉ là duyên của ông, chẳng phải thầy ông nên đến chỗ tốt khác. Sư bèn đến Định Châu mà thọ Cụ túc giới thì tụng hai giới Tứ phần Tăng kỳ tự viết văn ấy, trong tám ngày viết tụng đều xong. Sau đi về phía Nam đến Chương Long ở chỗ Ẩn Công học khắp Luật Tứ Phần. Lại nương Bằng Công mà nghe Thập Địa. Sớm chiều xem xét phát minh các điều mới mẻ đều suy tôn Địa Luận Niết-bàn, rộng tìm giải thích cũ xuyên tạc mới lạ. Chỉ có Đại tập Bát-nhã sinh ra thì tự biết Tạp Tâm, Thành Thật đều cùng tận hang ổ. Mười hai mùa hạ ở Nghiệp Kinh khai giảng danh tiết nổi tiếng nói khiến như mới người nghe quy y đều gọi là Dụ Bồ-tát, đều theo thọ ba Tụ giới Đại pháp từ đây rộng khắp. Cho đến kinh Hoa Nghiêm lại rất lưu tâm nghiên cứu chỉ thú. Lúc đó gọi là Lệnh gia. Gặp Hoàng hậu Vua Tề bị bệnh nguyện nghe sách này. Chiếu Huyền các thông cử Dụ gánh vác. Lúc đó có một con gà trống thương theo chúng nghe giảng, khi nghe giảng xong thì gáy một hồi lớn rồi bay cao lên cây ở Tây nam, qua một đêm thì chết. Bệnh Hoàng hậu lại lành, đây cũng là thầm Ứng cảm thông. Do đó trong cung cúng thí ba trăm ca-sa Sư nhận mà phát ra. Tề An Đông Vương Lâu Duệ chí kính các tăng, kế đến trước Sư bấy giờ sợ hãi tuôn mồ hôi. Lui ta hỏi thì biết là bậc thần dị liền thờ làm giới sư chùa Bảo Sơn Sư mới đến lần đầu, Duệ làm thí chủ tất cả đồ vật đều bằng vàng bạc, đó là tiềm đức cảm người chính là loại này. Họ Chu Diệt nhà Tề hai giáo chìm mất bèn ẩn hình đời hoại, áo thì dùng vải thô đầu quấn dây gai, như để tang cha mẹ. Thề được Phật pháp mới mặc áo quần như cũ, dẫn đồng tục hơn hai mươi người ở trong xóm làng, đêm nói chánh lý ngày đọc sách tục đời Đại Tùy hưng thịnh lại mở mang Phật giáo. Dụ Đức quang Tiên ngạn tức dự Sưu dương. Vua hạ chiếu rằng: “Kính hỏi Pháp sư Linh Dụ chùa Đại Từ ở Tương Châu, trẫm tôn sùng Tam bảo, tình sâu quy hướng nguyện mở mang Đại Thừa hộ trì chánh pháp. Pháp sư phạm hạnh tinh dày, nghĩa lý kín xa, mở rộng Thánh giáo dạy kẻ điếc mù, đạo tục đều kính. Nghĩ làm ruộng Phước, kinh đô là chỗ thiên hạ cùng nhìn đến bốn phương đều hội tụ, cho nên xa mời Pháp sư cùng xây phước nghiệp, nên biết ý trẫm mà sớm vào kinh”. Khi pháp sư đi bộ vào Trường An thì đã bảy mươi bốn tuổi. Vua ra lịnh đợi ở chùa Hưng Thiện, ra chiếu nhóm hợp nhiều vị tăng, bình lập quốc thông. Chúng bàn đồng lòng không có ý khác (là đề cử sư làm Quốc thống) Sư bèn cố nhượng nhưng không được, bèn dâng biểu xin về vua liền cho phép. Bộc Xạ Cao Dĩnh v.v… lại dâng biểu mời Sư ở lại. Vua bèn ra lịnh nên ở lại đây. Sư thưa: Chúa một nước không có hai lời, nay còn lưu lại thì tình không thể được. Do đó bảo học trò: Vua quan nương nhau lâu có thề rằng tiến thì lờn người khinh pháp, lùi thì đều ở xa mà kính, cho nên ta châm chước mà trái. Lại có ba sắc lịnh cương quyết mời sư xét làm như trên. Vua bảo Tô Oai rằng: Trẫm biết Sư Dụ cương chánh, là người tự tại, thật chẳng thể khuất phục. Bèn sắc lịnh cho Tả Bộc Xạ Cao Dĩnh, Hữu Bộc Xạ Tô Oai v.v… đến chùa đọc sắc chỉ thay vua thọ giới hối tội và đưa tặng ba trăm xấp y gấm giúp chùa xây dựng vua tự tay viết bảng Hoành phi đặt là chùa Lộ Tuyền. Đã về quê xưa vẫn ra sắc hỏi nhiều lần. Sau nghe Nghiệp Hạ bảo rằng: Tự biết đời khác bèn bày sám hối thiện ác, khuyên gắng học trò mau dứt buồn khổ, đòi bút vội viết hai bài thơ. Đến canh ba bỗng biết có mùi thơm lạ đầy nhà, trong ngoài đều kinh ngạc. Sư liền niệm Phật mãi đến sáng, rồi an nhiên qua đời tại chùa Diễn Không, thọ tám mươi tám tuổi, tức ngày hai mươi hai tháng giêng niên hiệu Đại nghiệp năm thứ nhất. Núi rừng rung chuyển, bèn an táng bên chùa Linh Tuyền ở Bảo Sơn, xây tháp kính thờ. Xưa sư rất tinh khiết chánh khí như mây xanh, hành động như núi cao, làm trở thành khuôn phép. Mẹ từng bệnh nặng theo đuổi đã cùng, giữa đường thì trở về, ấy là cắt ái mở đạo như thế. Có lần đến một chỗ giảng nói được phân nửa bỗng thấy giảng chủ nói có trồng vườn ra hẹ. Sư bảo: Bắt đầu hoằng pháp là loại bỏ nguồn lỗi nghiệp, ác chưa đổ, thanh đạo làm sao có. Giảng này chẳng nên lập lại giảng xong liền cầm tích ôm bát từ giã ra đi. Giảng chủ nói: Pháp sư chỉ giảng nghiệp này dễ dứt trừ. Liền mượn lưỡi cày của người làng một lúc cày nát hết bốn mươi mẫu hẹ. Ở đây có thể nói là như nghe mà làm. Hoặc lúc Đại đức cao quý thông đạt cùng với thấp kém lẫn lộn nối tiếp nhau hợp làm một. Hỏi: Thì nói ngược và dụ vào chiếu đều nghiêm túc tự giữ ồn ào, ưa thích yên tịnh. Do đó dưới tòa ni chúng chẳng dám hỏi mà tánh càng oai sảng lại bày thô tế quý đạt là ở đây hạ thừa đối một tới lui tự nó không hề đón đưa. Cho nên ngạn ngữ Nghiệp Hạ có nói: Pháp sư Diễn thì phục đạo mà chẳng phục tục, Pháp sư Dụ thì Đạo tục đều phục. Thật là ứng đối vô tư, phát lời thành luận. Từ trước sau ra làm Bi Kính đều gồm: Ca-sa làm bố thí đưa ra hơn ngàn bộ, khi bệnh khổ đến thuốc trị rất nhiều chỉ được hậu vị, trước khiến thờ Tăng, thân dự năm luân không hề trữ nạp trong lúc giảng trao. Mặt hướng về Tây, một đời chẳng khạc nhổ, thân không chọn làm, miệng không chọn nói, người vật dạy bảo, bỏ hết đánh chửi cho đến trách hỏi trẻ con. Khuyên nhắc học trò đều tự nói tên mình gọi nhân quả thì lời khổ cắt đứt đều khóc lóc. Nếu nói làm có trái thì ngăn chẳng đồng, chẳng phải luật cho chùa pháp chẳng dừng, người nữ ni chúng thì chẳng trai giới và ở chung phòng chẳng khiến lên xuống. Đây là rộng lược khuyên người đời sau. Sa-di thọ giới cụ túc Hòa thượng đức khó cho đến chết chẳng làm. Tự nơi Sư khác chứng minh, đến lúc thì gặp chúng. Nếu trao cho ba nhóm giới thì bảy nhóm chúng đủ truyền. Nếu khi hoằng pháp thì mới cho nữ chúng vào chùa đều phải vào sau ra trước, đi thẳng không lưu lại. Nếu có buổi giảng pháp trang nghiêm, tiếng truyền vào nhà chẳng cần Sa-di cung cấp thân mặc thanh tu chớ nên thêu thùa. Quần thì trống trên bốn ngón tay, áo thì chỉ tới cùi chỏ. Tăng Kỳ-chi dài nhất đến cổ chân mà thôi. Lầm thấy y chế quá mức thì chúng cắt bớt, cho nên quần vuông lưng thẳng, mền len nệm da, các vật quý hiếm đắt tiền đều chẳng được đem vào phòng. Tăng Kỳ chi năm điều, do đó dùng vải, nếu có bông lụa thì đều cho người. Ngoài ra thì đồ mặc xấu xí mà thôi. Từ năm ba mươi tuổi có viết sách, soạn Hoa Nghiêm Sớ và Chỉ Quy hợp thành chín quyển. Ngoài ra còn có nội ngoại chương sớ truyện ký v.v… tổng cộng hơn trăm quyển hiện lưu hành ở đời. Nhưng dòng pháp ở Đông Hạ, Hóa Nghi khác bậc. Cho đến lập giáo bày hạnh giữ tín ngàn năm thì dụ là duy nhất.

9. Thích Tuệ Tạng: Họ Hách, người ở Bình Cức nước Triệu. Mười một tuổi xuất gia, khi chưa thọ giới đã giảng kinh Niết-bàn. Sau nghe Trí Luận. Thập Địa, Hoa Nghiêm, Bát-nhã v.v… rộng thấy nêu ra ít người chẳng phục. Tuổi vượt bật hoặc (năm mươi tuổi) bèn ngầm lên núi Thước, gối đá uống nước suối, lắng tâm huyền áo, luôn nghiên cứu các sách mà lấy Hoa Nghiêm làm gốc. Tuy rỗng suốt hết các kín sâu, mà khiêm hư tự lui, kính mong bậc Thánh giúp chỉ bày đúng sai. Khi lên núi ấy đêm giáng linh cảm trên hư không có tiếng nói: Ấy là đúng. Nghe rồi nhân soạn Nghĩa Sớ đích thân này tự truyện, kẻ đến dự học đều thâu nạp. Vua tề là Võ Thành gửi thư mời vào Điện Đại Cực mở mang kinh này, pháp lữ rất đông, sĩ tộc đều hợp, lúc ấy đại quán rất thạnh. Từ đó chuyên hoằng bộ kinh này truyền tập rộng khắp. Gặp lúc nhà Chu bị hủy diệt, kinh đạo bèn ẩn nhân gian sống nơi rừng núi mà bảo hộ huyền nạp. Đầu đời Tùy mở pháp liền dự xuất gia. Văn Đế kính đức liền ở xa kính mời bèn đến gặp vua mà trình bày chỗ sâu kín, là một trong sáu vị Đại đức thời ấy. Vua ra sắc càng kính lễ nên suốt hai 6 mươi bốn năm bốn mùa không lui sụt. Vào ngày 29 tháng 11 niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ nhất thì bị bệnh mà mất tại chùa Không Quán thọ tám mươi bốn tuổi. Khi qua đời bảo để lộ bày thân thể, đệ tử vâng lời để thân Ngài dưới chân núi. Sau đem xương về xây tháp thờ tại ngọn núi trước chùa chí tướng ở Chung Nam.

10. Thích Linh Cán: Họ Lý, người ở Địch Đạo thuộc Kim Thành. Ông nội là Tương Phong ở Thượng Đãng bèn theo Phong mà dời chỗ. Năm mười tuổi chí muốn nghe pháp, tâm thích trái tục, cha mẹ chẳng cản. Mười bốn tuổi đến chùa Đại Trang Nghiêm ở Nghiệp Kinh xin làm đệ tử Pháp sư Diễn ngày đêm vâng thờ không biếng lười. Thường vào giảng đường tưởng chỗ ấy chẳng khác cung trời. Mười tám tuổi lại giảng Hoa Nghiêm Thập Địa. Trước mở Tông Bản đều cùng tốt. Gặp thời Chu Võ diệt pháp bèn ở nhà giữ giới. đời Tùy mở mang Phật pháp thì được tuyển cao. Mỗi khi Sư giảng kinh này thì người ở bốn phương đều đến nghe. Niên hiệu Khai Hoàng năm thứ vua ban sắc mời Sư trú tại chùa Hưng Thiện làm Sa-môn dịch kinh chứng nghĩa, đến năm thứ mười bảy bị bệnh hôn mê, chỉ có tim không lạnh nên chưa dám an táng. Sau tỉnh lại bảo ta lên trời Đâu-suất thấy hai Pháp sư Hưu và Viễn đều ngồi đài hoa ánh sáng rực rỡ, bảo Sư rằng: Ông và các đệ tử của ta sau đều sinh lên đây do đó giác ngộ lại càng tu nghiệp cũ, nghiêm chỉnh quán hạnh dứt giao tiếp mọi người. Niên hiệu Đại nghiệp năm thứ 3 về chùa Đại thiền định, có sắc vua mời làm Đạo tràng Thượng tọa, tăng đồ càng hưng thạnh, có công cứu vớt. Đến tháng giêng năm thứ thì mất ở chùa, thọ bảy mươi tám tuổi. Bèn hỏa táng ở phía Bắc núi Chung Nam. Xưa Sư có chí thờ kính, kinh Hoa Nghiêm, thường y theo kinh này mà thực hành quán Thế Giới Liên Hoa Tạng Hải và quán cung trời Di-lặc. Đến khi bệnh nặng mắt chỉ ngó lên chẳng nhìn mọi người. Lâu sau bèn như thường. Sa-môn Đồng Chân hỏi bệnh ở bên, Sư bảo Chân rằng: “Vừa thấy Đồng tử thanh y dắt đến trời Đâu-suất, nhưng vui cõi trời không lâu thì phải rơi vào luân hồi, nên Liên Hoa Tạng là chỗ ao ước. Chẳng bao lâu hơi thở dứt, phút chốc lại thông. Chân hỏi: Có thấy gì chăng? Sư đáp: Thấy nước đầy khắp hoa sen lớn như bánh xe. Ta ngồi trên đó, điều mong cầu đã mãn, rồi qua đời!

 

Pages: 1 2 3 4 5