GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA
Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 6
C. NHẬP NÊN BIẾT THẮNG TƯỚNG, THẮNG NGỮ
Luận nói: Như vậy đã nói tướng nên biết, đi vào sự nhận biết làm sao thấy được? Sự huân tập đa văn làm y chỉ không phải sự thâu giữ của thức A-lê-da. Như A-lê-da thành chủng tử thì sự thâu giữ của chánh tư duy là sự sinh của tợ pháp và tợ nghĩa, có ý muốn nói tợ vật đối tượng nắm giữ và hữu kiến.
Giải thích: Những tướng nên biết như vậy, như phải được nhập thì hiển thị được nhập nầy cho nên nhập tướng nên biết. Huân tập đa văn làm y chỉ, là thân đã huân tập pháp Đại thừa. Không phải sự nắm giữ của A-lê-da, là vì đối trị thức A-lê-da. Như thức A-lê-da thành chủng tử, là giống như thức A-lê-da làm nhân của nhiễm pháp, thức A-lê-da làm nhân của tịnh pháp cũng vậy. Chỗ nắm giữ của chánh tư duy, là tự tánh của chánh tư duy. Chỗ sinh của tợ pháp tợ nghĩa, là làm tướng của pháp nghĩa mà sinh. Tợ sở thủ vật, là như thể của sắc. Hữu kiến, nghĩa là cũng tương tợ thể của kiến, tức là thành lập hai thức là tướng và kiến.
Luận nói: Trong đó ai là chủ thể nhập tướng nên biết? Là Đại thừa đa văn huân tập tương tục rồi, được thân cận vô lượng chư Phật xuất thế, hoàn toàn tin hiểu khéo tập hợp thiện căn, là Bồ-tát khéo đầy đủ tư lương phước và trí.
Giải thích: Người nào có thể nhập tướng nên biết? Trong tướng loại như vậy, nếu vào hết thảy phương tiện, nay phải hiển thị: Đã huân đa văn Đại thừa, là đã lìa đa văn của Thanh-văn thừa. Được thân cận vô lượng chư Phật xuất thế, là vượt hơn số lượng trải qua số kiếp chư Phật xuất thế mà đều được thân cận hiện tiền. Hoàn toàn tin hiểu, là tin hiểu quyết định trong Đại thừa, không bị ác tri thức phá hư, tức là tin hiểu nầy như đã nói trong ba nhân duyên kể trên. Khéo tập hợp thiện căn cho nên gọi là Bồ-tát khéo tập hợp tư lương phước trí. Lại nữa, tư lương phước trí tại sao được lần lượt đầy đủ? Là do sức mạnh của nhân lực, thiện hữu, tư duy và y trì, trong đó hai câu trước làm hai sức, như số của nó phải biết sức mạnh chánh tư duy là hoàn toàn tin hiểu. Đây là lấy Đại thừa huân tập làm nhân, hoàn toàn tin hiểu tức là tu hành chánh hạnh, do tu hành chánh hạnh cho nên được tụ tập thiện căn. Do chánh tư duy lực nầy cho nên được khéo đầy đủ tư lương phước trí. Có sự tuần tự nầy là do tròn đủ tư lương phước trí nầy cho nên được nhập Sơ địa của Bồ-tát, đây là sức mạnh y trì.
Luận nói: Nhập nơi đâu thì liền ở đó có kiến tợ pháp và nghĩa ý ngôn, là trong pháp tướng Đại thừa đã sinh.
Giải thích: Nhập tướng như vậy, là nhập hạnh tướng, nay sẽ hiển thị: Ý địa phân biệt gọi là ý ngôn. Chủng loại của ý ngôn nầy lấy pháp Đại thừa làm nhân để sinh. Pháp tướng Đại thừa, đã sinh là pháp phan duyên đã nói.
Luận nói: Trong tin hiểu hạnh địa, trong kiến đạo, trong tu đạo, trong cứu cánh đạo, tất cả pháp Duy thức tùy theo văn (nghe) mà tin hiểu, vì thông đạt như lý, vì đối trị tất cả chướng ngại, vì không chướng ngại.
Giải thích: Chỗ nào được nhập thì trong tin hiểu địa được nhập. Do chỉ có nghe. Tất cả pháp chỉ do thức thì liền khởi tin hiểu tăng thượng gọi là được nhập, trong kiến đạo được nhập, nay sẽ hiển thị: Thông đạt như lý nghĩa là trong ý ngôn phân biệt mà thông đạt như lý. Thế nào là thông đạt như lý? Phi pháp, phi nghĩa, không chủ thể nắm giữ, không đối tượng nắm giữ, nếu như vậy gọi là thông đạt ý ngôn phân biệt. Trong tu đạo được nhập, nay sẽ hiển thị: Đối trị tất cả chướng, là khi quán ý ngôn nầy là phi pháp, phi nghĩa, không chủ thể nắm giữ, không đối tượng nắm giữ, thì có khả năng đối trị tất cả chướng, đây gọi là được nhập trong tu đạo. Trong được nhập cứu cánh đạo, nay sẽ hiển thị: Vì vô chướng ngại, là vì trụ trí xứ tối thanh tịnh, tối vi tế chướng diệt, gọi là được nhập trong cứu cánh đạo.
Luận nói: Duyên gì được nhập thiện căn lực trì? Vì ba thứ tâm luyện trị diệt trừ bốn xứ, pháp nghĩa làm sở duyên, Xa-ma-tha Tỳ-bátxá-na thường tu chánh tu không có phóng dật… Trong vô lượng thế giới, vô lượng nhân đạo chúng sinh, sát-na sát-na chánh giác A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề. Đó là luyện trị tâm thứ nhất.
Giải thích: Duyên gì được nhập? Như đã nói thiện căn lực trì có tám xứ tương ưng. Trong đó nếu thường tu, là tất cả thời thường khởi làm. Thiện tu, là cung kính khởi làm. Nếu khởi làm các tướng loại như vậy tức là không phóng dật. Trong đó đối trị ba thứ tâm thối lui, có ba thứ tâm luyện trị. Bồ-tát nghe A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam Bồ-đề, sâu xa rộng lớn đệ nhất là khó có thể chứng đắc thì liền sinh tâm thối lui, để đối trị tâm nầy thì có tâm luyện trị thứ nhất v.v… Lại nữa, vân vân (v.v…) cho nên có tâm luyện trị thứ hai.
Luận nói: Do chuyên tâm cho nên có khả năng hành các Ba-lamật như bố thí v.v… Ta đã đắc chuyên tâm nầy, do đây cho nên ta tu các Ba-la-mật sẽ được viên mãn, không đủ gây khó khăn. Đó là tâm luyện trị thứ hai.
Giải thích: Do ý nầy cho nên thí Ba-la-mật liền được hành, ý trong đó là tin và muốn. Bồ-tát trong Ba-la-mật tin biết thật có cho nên công đức có thể đắc, đây là tín của Bồ-tát. Do tin cho nên ưa thích tu hành gọi là dục. Bồ-tát đắc tin muốn ý nầy, tu hành Ba-la-mật tiến đến viên mãn không lấy làm khó.
Luận nói: Tuy hữu ngại thiện kia là thiện pháp cụ túc, rồi thì khi chết thì tùy điều nhớ nghĩ, muốn tất cả thân đầy đủ, lúc đó được sinh. Huống ta tối thắng thiện và vô ngại thiện nầy đầy đủ trong lúc đó tất cả làm sao mà không đắc? Đó gọi là tâm luyện trị thứ ba. Trong đây có kệ:
Ở tại trong cõi người
Vô lượng các chúng sinh
Niệm niệm đắc Bồ-đề
Vì trừ tâm thối thất.
Người thiện tâm chuyên ý
Có thể hành bố thí…
Người cao đắc ý nầy
Cũng hành các bố thí…
Thiện nhân trong khi chết
Tùy tâm được quả báo
Đã có diệt ngôi thiện
Quả báo tại sao không?
Giải thích: Lại nữa, Bồ-tát đối với ngôn giáo rộng lớn sâu xa của chư Phật, khi khởi suy tầm thì khởi suy nghĩ, A-nậu-đa-la-tam-miệutam Bồ-đề khó có thể chứng đắc, một sát-na tâm đã dứt thì liền sinh thối chuyển. Để đối trị điều nầy nên phải tu tâm luyện trị thứ ba. Huống gì tối thắng thiện nầy của ta, là huống chi ta ở trong tất cả thập địa nầy, khéo đầy đủ tư lương phước trí. Vô chướng ngại thiện, là tâm phiền não vi tế khó phá, như kim cương Tam-ma-đề thì có thể phá chướng nầy. Sau Tam-ma-đề nầy thì có thể ra khỏi tất cả chướng ngại, y chỉ đã chuyển, đối với chướng ngại nầy tại sao không đắc? Đây là hiển bày sự xuất ly chướng ngại cùng với chết không khác nhau. Tất cả tròn đủ là đắc nhất thiết chủng trí, nhờ sức mạnh của thiện căn chống đỡ. Ba thú luyện trị tâm là: thiện căn không mỏng ít, Bồ-tát do có lực nầy thì có thể được ba loại tâm luyện khiến cho không thối thất. Trong đó tâm luyện trị thứ ba thì như chỗ luyện trị, nay sẽ hiển thị: Do niệm nầy cho nên lìa các chướng ngại. Chướng Ba-la-mật xan không có, nên tròn đủ Bala-mật không lấy làm khó. Do tròn đủ nầy cho nên được thành Bồ-đề. Tâm luyện trị thứ ba, nay sẽ hiển bày: Trong đó, hữu ngại thiện là thiện thế gian gọi là hữu ngại thiện. Ta không có ngại thiện nầy, thiện nầy không được thành Phật là không có chuyện đó. Nghĩa nầy lấy kệ hiển bày. Kệ nói vì trừ tâm thối thất, là không cho tâm hèn mòn đáng chết, nó cho rằng ta không thể đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề. Thiện tâm, là không phải ác tâm và vô ký tâm. Do có vô ký thí như người có tâm tán mạn hành bố thí, là vì ngoại đạo không có thiện tâm hành bố thí. Lại nữa, người cầu A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề, thì thiện nầy là tối thắng được ý nầy. Cũng có thể hành bố thí, là trong đó khi đắc chuyên tâm thì có tướng như vậy, có thể tu Lục Ba-la-mật: Thí… là được diệt trừ tâm chướng ngại: Xan tham. Người cao vượt là bậc tối thượng, là chư Phật Bồ-tát. Thí… là nắm giữ giới và trí Ba-la-mật. Tùy tâm đắc quả báo, cho đến quả báo Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Diệt thiện là diệt chướng ngại. Quả báo tại sao không có? Đây là đắc Phật thân.
Luận nói: Xa lìa tư duy của Thanh-văn, Phật-bích-chi, nên tư duy liền diệt mất. Tất cả nghi và không nghi trong Đại thừa, thì tà ý và nghi liền diệt mất. Trong pháp của văn và tư, lìa ngã chấp và ngã sở chấp thì pháp chấp diệt mất, hiện tiền trú an lập tất cả tướng vì tư duy không phân biệt thì liền diệt mất phân biệt. Trong đây có kệ:
An lập và tự tại
Hiện tiền tất cả tướng
Tất cả không phân biệt
Người trí đắc Thắng giác.
Giải thích: Trong luận nầy vì hiển bày Tứ xứ diệt, trong đó diệt tư duy nghĩa là diệt tư duy của Thanh-văn. Tà ý và nghi diệt mất, là trong pháp rộng lớn sâu xa của Đại thừa, tà ý và nghi phải diệt trừ. Tà ý là ý phỉ báng ganh ghét và tâm dao động. Hoặc, là tâm nghi ngờ. Tất cả nghi và không nghi, là trong Đại thừa nầy vì an lập pháp tướng mà nói có tam tướng, gọi là tất cả pháp vô tánh, vô sinh, vô diệt, xưa nay tĩnh tịch tự tánh Niết-bàn. Tất cả pháp như vậy vô sở hữu môn, thì đây là ngay trên tánh phân biệt. Nếu nói huyễn, diễm, mộng, quang ảnh, tượng, hưởng, thủy nguyệt, biến hóa, là ngay trên tánh y tha. Nếu nói chân như, thật tế, vô tướng, đệ nhất nghĩa, pháp giới, không môn… thì đây là nương trên tánh thành tựu. Trong các pháp nầy, tất cả tà ý và hoặc không sinh. Trong pháp văn và tư lìa ngã chấp và ngã sở chấp, là trong đây hiển thị trừ diệt pháp chấp. Diệt trừ pháp chấp, là trong pháp hoặc văn hoặc tư, cho đến không khiến cho ngã và ngã sở được nhập. Hiện tiền trụ an lập tất cả tướng tư duy không phân biệt, là hành giả khi tu trí vô phân biệt, tại chánh tư duy vị, đã diệt tất cả những tịch tĩnh tâm phân biệt nầy, đối với sắc và tĩnh tâm hiện tiền trụ tất cả an lập cốt tỏa… Trong tất cả tướng sở duyên nầy, khi không niệm không phân biệt thì gọi là nhập phương tiện vô phân biệt, nếu phân biệt thì không được nhập. Hiện tiền an lập kệ nầy, nghĩa là hiển bày nghĩa tối hậu của diệt.
Luận nói: Do cái gì nhập vì sao nhập? Chỗ sinh của văn huân tập là chỗ thâu giữ của chánh tư duy, tợ pháp và nghĩa hiển hiện hữu kiến ý ngôn.
Giải thích: Trong đây hiển thị pháp nào nhập thì giống như pháp đó nhập, trong đó chỗ sinh của văn huân tập, thì văn huân tập làm nhân, tức là đạo lý của nhập nầy như đã nói trước, tức là chỗ sinh văn huân tập của Đại thừa, phải biết là chỗ nắm giữ của tánh thành tựu.
Luận nói: Có bốn thứ cầu là danh, nghĩa, tự tánh và sai biệt, tạm nói là tướng cầu.
Giải thích: Trong đây vì hiển thị nhập như vậy, bốn thứ cầu là như luận nầy đã nói, đó là danh, nghĩa, tự tánh và sai biệt.
Luận nói: Lại có bốn thứ biết như thật, đó là danh, sự, tự tánh và sai biệt. Biết như thật trong thuyết giả tướng, thì tự tánh và sai biệt kia bất khả đắc. Bồ-tát như thật như vậy để nhập ý ngôn Duy thức nên tu hành. Trong ý ngôn tương tợ tự nghĩa đó, biết danh tự đó chỉ là ý ngôn, biết chỗ nương nghĩa của danh đó cũng chỉ có ý ngôn, tức là biết danh tự tánh kia và sai biệt chỉ là thuyết giả tướng, lúc chứng đắc chỉ có ý ngôn, thì trong danh, nghĩa, tự tánh, sai biệt và thuyết giả tướng không thấy nghĩa tướng hữu tánh sai biệt. Cho nên do bốn thứ cầu và bốn biết thứ như thật trong ý ngôn của tợ danh và nghĩa kia mà được nhập Duy thức.
Giải thích: Bốn loại như thật, như trong Luận nói danh, sự, tự tánh và sai biệt như thật tri trong giả tướng thuyết. Tự tánh và sai biệt của nó, mỗi thứ đều có tự tánh sai biệt, vì khởi giả thuyết như vậy. Danh, tự tánh, sai biệt và giả thuyết, nghĩa bất khả đắc, tức là biết danh, tự tánh và sai biệt kia chỉ là giả thuyết, nghĩa là dùng danh tự kia không có tự tánh và sai biệt, tức là có thể trong danh tự tự tánh và sai biệt kia chỉ là giả thuyết mà nhẫn tho. Nếu biết như vậy gọi là cầu, hoặc biết bất khả đắc gọi là như thật tri.
Luận nói: Duy thức quán nầy nhập pháp nào? Tợ pháp nào mà nhập thì gọi là nhập duy lượng. Tướng và kiến là hai, vì mọi thứ tướng. Danh nghĩa là tự tánh và sai biệt chỉ là giả lập, vì sáu loại sự vô sự của tự tánh, sai biệt, làm thể của chủ thế nắm giữ và đối tượng nắm giữ mà trụ, cùng lúc tợ mọi thứ tướng mà sự sinh khởi, như trong tối, sợi dây (thằng) tợ con rắn (xà). Ví như rắn trong sợi dây là vọng vì không có. Nếu thấy thật nghĩa thì không có vọng. Cái biết về rắn diệt, còn lại cái biết sợi dây. Nếu phân tích kỹ thì sợ dây cũng không thật, vì tướng của sắc hương vị xúc, trong đó những trí y chỉ sắc… cái biết sợi dây cũng đắc. Trừ diệt như vậy như vậy, sáu thứ tướng ý ngôn của các tợ danh tự và tợ nghĩa kia như cái biết rắn, vì biết sáu thứ tướng kia không có thật nghĩa, Duy thức trí nầy cũng phải trừ diệt, vì do thành tựu tánh trí.
Giải thích: Trong đây hỏi pháp sở nhập và nhập thí dụ. Duy lượng là duy thức lượng. Hữu tướng và kiến là hai, đây là hiển bằng hai thức là tướng và kiến. Vì tợ tướng nầy hiển hiện làm nhân, làm trụ xứ, làm tướng, làm ảnh hiển hiện, chỉ là một thức sinh mà mọi thứ tướng sinh, không phải nhanh chóng lần lượt mà sinh. Ba loại như vậy được nhập Duy thức, cùng lúc tợ mọi thứ tướng nghĩa sinh, là tợ mọi thứ nghĩa của danh thân, cú thân và vị thân (味身) mà sinh, mọi thứ tướng nghĩa kia cũng là tợ mọi thứ tướng của nghĩa y danh sở mục mà sinh, trong đó nhập ba tánh quán lấy thí dụ sợi dây để chỉ rõ. Tự tại trong sáu thứ nghĩa, là tự tại nói năng trong sáu thứ nghĩa của danh, vì tự tại là trừ diệt.
Luận nói: Bồ-tát nầy nhập ý ngôn của tợ nghĩa tướng như vậy, thì được nhập tánh phân biệt, vì nhập Duy thức cho nên được nhập tánh y tha. Thế nào là nhập thành tựu tánh? Nếu diệt lìa Duy thức tưởng, thì ý ngôn do văn (nghe) pháp huân tập kia mà sinh. Lúc Bồ-tát diệt lìa nghĩa tưởng, thì tợ nhất thiết nghĩa không có chỗ sinh, cho nên tợ Duy thức hiển hiện cũng không được sinh, tức là trụ không phân biệt trong tất cả nghĩa danh, chánh chứng pháp giới tương ưng mà trụ. Lúc đó Bồ-tát đối với năng duyên và sở duyên đều bình đẳng, và trí vô phân biệt bình đẳng sinh, tức là Bồ-tát nhập thành tựu tánh.
Giải thích: Nhập ý ngôn của tợ nghĩa tướng, là tất cả nghĩa duy là phân biệt, như vậy tức là nhập tánh phân biệt. Nhập Duy thức là ý ngôn nầy do Duy thức nắm giữ, cho nên được nhập tánh y tha. Tợ nhất thiết nghĩa không có chỗ sinh, là không có tợ nghĩa sinh chủng loại, thì chủng loại của Duy thức cũng không được sinh. Tại sao? Nếu khi khởi Duy thức phân biệt thì thành nghĩa, sau đó được chứng chân như. Chân như nầy bất khả thuyết, chỉ tự biết trong lòng, lúc đó chủ thể nắm giữ và đối tượng nắm giữ của Bồ-tát bình đẳng. Trí vô phân biệt bình đẳng sinh, là thể của hai pháp năng duyên trí và sở duyên chân như, bình đẳng cũng như hư không, là không có thể của chủ thể nắm giữ và đối tượng nắm giữ mà trụ, vì không phân biệt chủ thể nắm giữ và đối tượng nắm giữ, cho nên gọi là không có phân biệt, tức là được nhập tánh thành tựu. Đã nói trụ vô phân biệt trong tất cả nghĩa danh, thì có danh gì và có bao nhiêu thứ? Danh sai biệt nầy trong kệ hiển thị.
Luận nói: Trong đây có kệ:
Pháp nhân và pháp nghĩa
Tánh hoặc rộng hoặc lược
Bất tịnh, tịnh cứu cánh
Gọi là cảnh sai biệt.
Giải thích: Trong đó pháp, danh, nghĩa là sắc, thọ và nhãn như vậy. Tên người là pháp Phật ái và tín hạnh pháp hành… như vậy. Lại có pháp gọi là Tu-đa-la, nghĩa danh nghĩa là chỉ hiển bày nghĩa nương vào pháp. Tổng danh là như nói chúng sinh, biệt danh là như chúng sinh kia ai nấy đều có tên gọi riêng. Tánh danh là tự bản (tự căn, chữ gốc). Bất tịnh danh là những phàm phu… tịnh danh, là học nhân (người học), chí cứu cánh danh, là sở duyên của pháp thông tướng. Lại lược nói mười thứ danh tự, là phan duyên của Bồ-tát, đó là pháp danh, là nhãn… nhân danh, là ngã… Lại nữa, pháp danh là mười hai bộ ngôn giáo; nghĩa danh là nghĩa của mười hai bộ ngôn giáo; tổng danh là tất cả pháp hữu vi và vô vi, biệt danh là sắc, thọ… Và hư không, tánh danh là chữ A (阿字) làm tánh đầu tiên và sau cùng, bất tịnh danh là phàm phu, tịnh danh là những bậc kiến đế, chí cứu cánh danh là pháp thông tướng làm cảnh. Sở duyên của hai trí là xuất thế trí và hậu đắc trí kia duyên chân như của tất cả pháp và mọi thứ tướng của tất cả pháp. Như trong thập địa, thông tướng tất cả nghĩa duyên trí sở duyên. Những danh như vậy là cảnh giới của chư Bồ-tát.
Luận nói: Bồ-tát nầy nhập Duy thức như vậy, thì được nhập tướng nên biết, do nhập tướng nên biết liền được nhập hoan hỷ địa, khéo thông đạt pháp giới, được sinh vào nhà Như Lai, đắc tất cả tâm bình đẳng chúng sinh, đắc tất cả tâm bình đẳng Bồ-tát, đắc hết thảy tâm Phật bình đẳng, đây tức là Bồ-tát đắc kiến đạo.
Giải thích: Được sinh vào nhà Như Lai, nghĩa là vì chủng tử Phật không đoạn. Đắc tất cả tâm bình đẳng của chúng sinh, là như tự thân muốn nhập Niết-bàn thì đối với tất cả chúng sinh cũng như thế, do tâm nầy cho nên gọi là tất cả tâm bình đẳng của chúng sinh. Đắc tất cả tâm bình đẳng của Bồ-tát, là do đồng đắc tịnh tâm sâu xa. Đắc tất cả tâm Phật bình đẳng, là do khi trụ vị nầy thì đắc Pháp thân của chư Phật, vì đắc Pháp thân cho nên liền đắc tất cả tâm Phật bình đẳng. Lại nữa, tất cả tâm bình đẳng của chúng sinh bình đẳng tâm, là đắc tự tha bình đẳng, như tự thân muốn diệt tận các khổ, thì đối với tha thân cũng vậy. Tất cả tâm bình đẳng của Bồ-tát, là đồng với chư Bồ-tát đắc tâm thanh tịnh sâu thẳm làm lợi ích cho chúng sinh. Đắc tất cả tâm Phật bình đẳng, là được thấy pháp giới của chư Phật với mình không có gì khác nhau.
Luận nói: Lại nữa, vì sao nhập Duy thức quán? Vì duyên pháp thông tướng, vì trí xuất thế Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na. Trí kia sau khi đắc thức trí mọi thứ tướng, diệt tất cả chủng tử nhân tướng của hữu nhân tướng thức A-lê-da, tăng trưởng đắc xúc pháp, vì chủng tử thân, vì chuyển y chỉ, vì xuất sinh tất cả Phật pháp, vì đắc trí của nhất thiết trí, cho nên nhập Duy thức quán.
Giải thích: Trí Xa-ma-tha tỳ-bát-xá-na, tức là Xa-ma-tha Tỳ-bátxá-na gọi là trí, trong đó có nhân tướng (因相). Diệt tất cả chủng tử nhân tướng của thức A-lê-da, là trong đó có tướng, tức là nhân duyên, là hết thảy chủng tử của tất cả nhiễm pháp trong thức A-lê-da. Lại nói tướng, là có ý hiển thị chủng tử nầy, để làm tướng sở duyên. Đã nói rồi như vậy, tức là được hiển thị nhân quả của các chủng tử nầy đều diệt hết.
Luận nói: Lại nữa, hậu đắc trí kia đã sinh của thức A-lê-da trong tánh tướng của tất cả thức. Vì do thấy như huyễn, tự nhiên không bị điên đảo nữa, cho nên cũng như huyễn sư trong huyễn sự. Bồ-tát trong các tướng bày nói nhân quả, trong mọi lúc cũng đắc vô đảo.
Giải thích: Nếu trí vô phân biệt diệt chướng ngại, xuất sinh Phật pháp, thì hậu đắc trí nầy còn dùng làm việc gì? Trí vô phân biệt thì không thể nói pháp nhân quả. Tại sao? Vì vô phân biệt, cho nên cần phải trí hậu đắc mới thuyết nhân quả pháp. Mọi lúc không điên đảo, là như huyễn sư đối với các huyễn sự. Tất cả do thức A-lê-da sinh, những thứ nầy đều là lấy thức A-lê-da làm nhân. Trong tánh tướng của tất cả thức, là vì lấy thức tánh làm nhân, như các huyễn sự, hậu đắc trí trong đó không nói điên đảo, cũng bất đảo.
Luận nói: Trong nhập Duy thức quán nầy, có bốn thứ Tam-ma-đề làm bốn thứ phần thông đạt y chỉ, làm sao thấy được? Vì do bốn thứ cầu nghĩa, nhẫn vô trần ở hạ phẩm đắc minh Tam-ma-đề, làm nơi y chỉ của phần thông đạt, noãn, hạnh, hoặc nhẫn tăng thượng tăng minh Tam-mađề, làm nơi y chỉ của phần thông đạt, đảnh, hạnh. Do bốn thứ trí như thật mà được nhập Duy thức, quyết định trần là vô sở hữu. Đây là nhập một phần nghĩa chân thật của Tam-ma-đề là chỗ y chỉ của thuận đế nhẫn. Tam-ma-đề nầy tối hậu duy trừ thức tưởng, là vô gián Tam-ma-đề chỗ y chỉ của thế đệ nhất pháp. Phải thấy các Tam-ma-đề nầy như vậy, phải biết đó là chánh vị biên.
Giải thích: Khi nhập chân thật nhất thiết xứ thì đắc phần thông đạt, nay trong đây cũng hiển thị thiện căn y chỉ phần thông đạt, là nhân của phần thông đạt cho nên nói là y chỉ. Nhẫn vô trần ở Hạ phẩm đắc minh Tam-ma-đề, là trong vô trần mỏng ít dục lạc, hiển bày trí vô trần gọi là minh. Đắc minh Tam-ma-đề, là hiển thị chỗ y chỉ Tam-ma-đề của trí vô trần. Nhẫn vô trần tăng thượng, trong đây nhẫn trở lại là dục kia. Minh tăng Tam-ma-đề, là hiển thị trí vô trần gọi là minh, nói Tam-mađề, là hiển thị chỗ y chỉ của trí vô trần đó. Chỗ y chỉ của thuận đế nhẫn, là pháp vô ngã gọi là đế, đối với vô ngã kia tùy thuận nhẫn. Thuận đế nhẫn nầy làm sao được thành? Vì quyết định không có vật riêng ngoài, chủ thể nắm giữ cũng không có, phải biết khi trụ tùy thuận nhẫn lợi lạc mau chóng thì đắc dục lạc chánh vị biên, là khi chánh vị.
Luận nói: Như vậy Bồ-tát nhập địa, nhập Duy thức cho nên đắc kiến đạo. Làm sao để phát khởi tu đạo? Tùy theo điều thành lập mà nói thập địa. Tất cả Tu-đa-la nắm giữ pháp thông tướng của hiện trụ sự làm duyên. Xuất thế gian và trí hậu đắc Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na, vô lượng bá thiên câu-chi na-do-tha kiếp luyện tập, vì chuyển y chỉ, đắc ba loại Phật thân, cho nên tu hành.
Giải thích: Tùy điều thành lập mà nói, là hoặc vì thành lập nên nói các địa trong kinh thập địa. Pháp thông tướng làm duyên, là nhất tướng duyên không phải cú biệt duyên. Xuất thế, là trí vô phân biệt. Hậu đắc trí kia, là trí thành lập, trí nầy cũng không thể nói là thế gian. Tại sao vậy? Vì không phải thế gian tích tập, cũng không phải một hướng xuất thế gian, vì tùy thuận hạnh thế gian, không thể quyết định nói là nhất tướng. Chuyển y chỉ, là do thông đạt tướng nầy phan duyên trí mà được chuyển y. Vì đắc ba loại Phật thân, là khiến cho ta sẽ đắc ba loại Phật thân cho nên tu hành.
Luận nói: Thanh-văn nhập chánh vị, Bồ-tát nhập chánh vị, hai
ngôi vị nầy có gì khác nhau? Chánh vị của Thanh-văn có mười thứ sai biệt, phải biết là khác với chánh vị của Bồ-tát: 1. Sở duyên sai biệt, vì pháp Đại thừa làm duyên. 2. Trụ trì sai biệt, vì tư lương đại phước đức trí trụ trì. 3. Thông đạt sai biệt, vì thông đạt nhân vô ngã và pháp vô ngã. 4. Niết-bàn sai biệt, vì nắm giữ Niết-bàn vô trụ xứ. 5. Địa sai biệt, vì nương vào thập địa mà xuất ly. 6. Thanh tịnh sai biệt, vì phiền não đoạn và cõi Phật tịnh. 7. Được tâm tự thân bình đẳng với tất cả chúng sinh sai biệt, vì thành thục chúng sinh mà tu hành không ngơi nghỉ. 8. Sinh sai biệt, vì sinh vào nhà Như Lai. 9. Hóa hiện sai biệt, vì Phật tập luân thâu giữ sự hóa hiện mọi lúc. 10. Quả sai biệt, vì thập lực, vô uý, bất cộng Phật pháp… Vô lượng công đức quả thành tựu.
Giải thích: Niết-bàn sai biệt, là do Bồ-tát nắm giữ Niết-bàn vô trụ xứ, Thanh-văn thì không như thế. Thanh tịnh sai biệt, là do Bồ-tát diệt trừ phiền não và tập khí, gồm cả tịnh Phật độ, Thanh-văn thì không như thế.
Luận nói: Trong đây có kệ:
Suy tầm danh và nghĩa
Mỗi thứ làm khách nhau
Suy tầm hai duy lượng
Hai thi thiết cũng vậy
Từ đây sinh thật tri
Ba phân biệt vô nghĩa
Nếu thấy kia chẳng hữu
Liền nhập tam vô tánh.
Giải thích: Như chân thật mà nhập, trong đây nói kệ: “Suy tầm danh và nghĩa, mỗi thứ làm khách nhau”, là danh đối với nghĩa làm khách, nghĩa đối với danh cũng làm khách, mỗi thứ đều có tướng riêng. Suy tầm, là phải thấy trong tĩnh tâm. “Suy tầm hai duy lượng, hai thi thiết cũng vậy”, là tự tánh nghĩa không có và sai biệt, tức là phải biết tự tánh chỉ là thi thiết (lập bày) và sai biệt cũng là thi thiết. “Từ đây sinh thật tri”, là ở trong đó mà biết như thật, do bốn loại tầm tư làm nhân cho nên đắc bốn loại như thật tri. “Thấy ba phân biệt vô nghĩa”, là thấy nghĩa không có ở trong ba loại phân biệt, là danh phân biệt, tự tánh phân biệt và sai biệt phân biệt. “Kia chẳng có, liền nhập tam vô tánh”, là nghĩa vô sở hữu, cho nên phân biệt cũng không. Tại sao vậy? Nếu nghĩa đối tượng phân biệt là có thì phân biệt có thể được duyên nghĩa kia mà sinh, nhưng do nghĩa kia không có cho nên phân biệt cũng không được có, phải biết nghĩa nầy. “Nhập tam”, là nhập tam tánh, trong đó do thấy danh và nghĩa làm khách lẫn nhau, cho nên được nhập danh nghĩa, mỗi thứ đều khác với tánh phân biệt. Nếu thấy tự tánh danh thi thiết và sai biệt thi thiết thì chỉ thấy phân biệt, tức là được nhập tánh y tha, tức là thức chủ thể phân biệt nầy cũng không thấy, liền được nhập tánh thành tựu, danh nầy nhập ba thứ.
Luận nói: Lại có kệ giáo thọ, như luận Quán Hạnh sai biệt nói:
Bồ-tát trong tĩnh tâm
Được thấy tâm ảnh đó
Diệt trừ nơi nghĩa tướng
Chỉ quán nơi tưởng mình.
Tâm như vậy trụ nội
Biết sở thủ chẳng có
Thì không có năng thủ
Liền chứng vô sở hữu.
Giải thích: Để khiến được nhập quán, cho nên lại nói kệ trao lời dạy bảo. “Bồ-tát thấy tâm ảnh”, là thấy tâm kia tợ bóng pháp nghĩa chỉ là tự tâm. Người nào thấy? Là Bồ-tát. Thấy ở chỗ nào? Là trong tĩnh tâm. “Diệt nơi nghĩa tướng, chỉ quán nơi tưởng mình”, là nghĩa tưởng trong tĩnh tâm không khởi, biết chỉ là tự tâm làm tướng pháp nghĩa hiển hiện. “Như vậy tâm trụ nội”, là nếu tâm như vậy mà được trụ trong nghĩa vô sở hữu, tức là tâm trụ trong tâm. “Biết sở thủ chẳng có”, là hiểu biết nghĩa đối tượng nắm giữ là vô sở hữu. “Thì không có chủ thể nắm giữ”, là do đối tượng nắm giữ nghĩa không có, thì tâm làm chủ thể nắm giữ cũng không thể được. “Chứng vô sở đắc”, là đã không có chủ thể và đối tượng nắm giữ, thì liền chứng chân như, vì chân như bất khả đắc.
Luận nói: Lại có kệ riêng nhập chánh vị, như trong luận Đại Thừa tuyến Trang nghiêm đã nói:
Bồ-tát tròn đủ vô biên tế
Tư lương của phước đức, trí huệ
Trong pháp tư lương đã khéo quyết
Biết rõ loại nghĩa sinh ý ngôn.
Họ biết các nghĩa chỉ ý ngôn
Liền trụ tợ nghĩa chỉ trong tâm
Chánh chứng pháp giới như vậy rồi
Cho nên xa lìa hai loại tướng.
Biết ngoài tâm không có gì khác
Cho nên biết tâm cũng chẳng có
Bậc trí biết rõ cả hai không
Liền trụ trong pháp giới vô nhị.
Trí là trí lực Vô phân biệt
Bình đẳng thuận hành thường trải khắp
Chỗ nương dày đặc khối tội ác
Như đại dà-đà giải các độc.
Mâu-ni giỏi nói các chánh pháp
An tâm có gốc trong pháp giới
Đã biết niệm hạnh duy phân biệt
Bậc trí mau đến bờ biển đức.
Giải thích: Lại có kệ nhập chánh vị, như trong luận Tuyến trang nghiêm nói: Nếu có những điều cực kỳ khó biết, trong đó hiển thị là vô biên tế, là rất khó vượt qua bờ kia. Như nói “Vô biên”, là ngôn thuyết không phải không có biên, chỉ vì nhiều cho nên được gọi là vô biên, nghĩa vô biên nầy cũng như vậy. Cái gì làm “tư lương”? Là phước đức và trí huệ, trong đó thí… Ba-la-mật là tư lương phước đức, Bát-nhã Bala-mật gọi là tư lương trí huệ. Tinh tấn Ba-la-mật nếu trí huệ thì tinh tấn là tư lương trí huệ, nếu phước thì tinh tấn là tư lương phước. Như vậy thiền Ba-la-mật cũng có hai thứ, trong đó nếu duyên tứ vô lượng thiền thì gọi là tư lương phước, còn lại gọi là trí tư lương. Ai có những tư lương nầy? Là tư lương khéo quyết định trong pháp Bồ-tát, do nương vào hậu lực của Tam-ma-đề, tư lương các pháp được khéo quyết định không sót. “Rõ biết loại nghĩa sinh ý ngôn”, là biết rõ các nghĩa đều lấy ý ngôn làm nhân, tức là trụ trong “Tợ nghĩa chỉ có tâm”, là do biết các nghĩa kia chỉ có ý ngôn, tức là tự tâm nầy tợ nghĩa mà hiện. “Chánh chứng pháp giới như vậy rồi, cho nên xa lìa hai loại tướng”, là biết tợ nghĩa tự tâm mà đã hiện, thì trong chân như lìa chủ thể nắm giữ và đối tượng nắm giữ mà được chứng. Lại nữa, như điều nhập chứng, bây giờ sẽ hiển thị, “vì biết ngoài tâm không có cái gì khác, cho nên biết tâm cũng chẳng có”, nghĩa là lìa tâm ra thì không có nghĩa để phan duyên, vì nghĩa kia không có, thì tâm năng duyên cũng không có. “Bồ-tát biết hai thứ nầy không có, liền trụ trong pháp giới vô nhị”, nghĩa là lìa tâm và nghĩa. “Trí lực Vô phân biệt”, nghĩa là lìa trí lực phân biệt. “Bình đẳng thuận hành”, là thuận hành trong bình đẳng, thấy tất cả các pháp của Tu-đa-la bình đẳng cũng như hư không. “Trải khắp”, là trong các pháp hoặc nội hoặc ngoại đều thấy như vậy. “Thường” là mọi lúc. “Chỗ nương dày đặc khối tội ác”, là nhân của các pháp nhiễm nầy gọi là dày đặc, vì khó có thể quán sát hiểu biết. “Khối tội ác”, tức là pháp nhiễm huân tập làm thể. “Mâu-ni khéo nói các chánh pháp, an tâm có gốc trong pháp giới”, là đem ý an trụ trong tâm có gốc. Nếu tâm phan duyên chân như kia, thì đây là tâm có căn cơ, là duyên chánh thuyết của Như Lai, đầy đủ không thiếu, tổng làm một tướng, phải biết đây tức là trí vô phân biệt. “Đã biết niệm hạnh duy phân biệt”, nghĩa là trụ hữu căn cơ tâm nầy rồi, vì muốn chánh thuyết, chỗ ức niệm nghĩa trong trí hậu đắc kia, cũng biết hạnh ức niệm nầy duy là phân biệt. Do trí vô phân biệt nầy và hai loại trí hậu đắc mà chư Bồ-tát mau chóng đến Phật quả bờ kia.
Những bài kệ nầy tổng tập hợp nghĩa, là bài kệ thứ nhất thuyết minh tư lương đạo, nghĩa của bài kệ thứ hai thuyết minh phương tiện đạo, nghĩa của bài kệ thứ ba thuyết minh hậu kiến đạo, nghĩa của bài kệ thứ tư thuyết minh tu đạo, nghĩa của bài kệ thứ năm thuyết minh cứu cánh đạo. Đây là giải thích nên biết nhập tướng đã nói xong.