GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA
Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 5
NÊN BIẾT THẮNG TƯỚNG, THẮNG NGỮ
Chương 3: PHÂN BIỆT (Tiếp Theo)
Luận nói: Lại nữa, làm sao biết tánh y tha là tánh phân biệt? Tướng hiển hiện mà trụ, nhưng không phải thể của tánh phân biệt, đối trước danh vô trí tức là thể và tướng trái nhau, nhiều tên gọi thì có nhiều thể trái nhau nầy do đó gọi là tạp thể bất định trái nhau. Trong đây có kệ:
Đối trước danh vô trí
Đa danh và bất định
Đồng và đa tạp thể
Thành tựu trái nhau nầy.
Pháp không nhưng khá thấy
Vô nhiễm nhưng có tịnh,
Phải biết như huyễn sự
Cũng lại tợ hư không.
Giải thích: Như trong tánh y tha, tuy một phần phân biệt có thể thấy, nhưng không thành tánh kia để hiển thị phân biệt nầy, cho nên đối trước danh vô trí. Vì đồng thể trái nhau, là nếu phân biệt cùng với y tha là một thể, thì lìa danh mà trí sinh trong nghĩa, cũng như cái bình lìa tên bình, bình trí trong nghĩa của cái bình không sinh. Nếu tên bình cùng với nghĩa bình là một tướng thì đáng lẽ trí tự sinh, vì không phải một tướng, nếu nói nghĩa đồng thể tức là trái nhau. Trong đây thành lập danh là y tha, nghĩa là phân biệt. Tại sao vậy? Vì y tha nầy do danh lực mà thành đối tượng phân biệt. Lại nữa, một nghĩa có nhiều danh, nếu danh nghĩa là một tướng, thì như danh có nhiều, nghĩa cũng phải nhiều, nếu như thế thì nghĩa nầy cũng phải có nhiều thể. Một nghĩa nầy có nhiều thể tức là trái nhau, cho nên hai tánh một thể tức là sự trái nhau thứ hai. Lại nữa, danh bất định, như tên Cù làm đề mục cho chín nghĩa, nếu chấp danh nghĩa là một thì tức là các nghĩa đồng thể, chấp nầy là sự trái nhau thứ ba. Vì vô lượng nghĩa biệt tướng đều là thành một thể như: Trâu… Trong kệ cũng có nói nghĩa nầy. Trong kệ nói thành tựu là thuyết minh y tha cùng với phân biệt không đồng thể nghĩa. Thành tựu pháp không mà có thể thấy. Một bài kệ nầy vì dạy cho chư đệ tử các thí dụ về huyễn… Đệ tử có hai thứ nghi trái nhau, vấn nạn pháp không nhưng có thể thấy, vô nhiễm mà hữu tịnh. Đối với có nghi nầy, như huyễn sự, là như huyễn tượng, thật không có mà có thể thấy. Nghĩa cũng như vậy, tuy không có mà cũng có thể thấy. Lại nữa, như hư không và mây bản tánh thanh tịnh, không thể nhiễm ô, nhưng mây khi bị diệt trừ rồi thì gọi là thanh tịnh. Các pháp cũng như thế bản tánh thanh tịnh, không có nhiễm ô, nhưng lúc trừ được khách trần chướng cấu, thì phải biết gọi là thanh tịnh.
Luận nói: lại nữa, như điều hiển hiện đã không có, thì tất cả chủng tử của tánh y tha ắt không có. Tại sao không thành? Vì nếu không có tánh y tha thì thành tựu tánh cũng không có. Tất cả vô sở hữu cho nên nghĩa nầy không thành. Nếu tánh y tha và thành tựu tánh đều không có thì không có lỗi nhiễm ô và thanh tịnh, vì hiện thấy nhiễm ô và thanh tịnh cho nên không phải tất cả đều không có. Trong đây có kệ:
Nếu không tánh y tha
Tánh thành tựu cũng không
Thì cũng hằng không có
Nhiễm ô và thanh tịnh.
Giải thích: Tánh y tha như điều hiển hiện thì không phải có như vậy, hiện tại vì hiển cả thảy thứ đều thành, cho nên nói nếu không có thành tựu thì y tha nầy cũng không có. Tại sao vậy? Vì do có nhiễm cho nên có tịnh, do đó nếu hai thứ đều không có tức là tất cả đều không có, nghĩa nầy không thành. Bây giờ sẽ chỉ rõ chê bai không có nhiễm và tịnh, đây là lỗi. Tại sao vậy? Vì hiện thấy có nhiễm có tịnh, hai pháp y tha và thành tựu hiện thấy là có. Nếu chấp không có thì thật ra là có nhiễm tịnh mà huỷ báng cho rằng không.
Luận nói: Phật Thế Tôn trong kinh Đại Thừa Phương Quảng, kinh đó nói: Tại sao phải biết tánh phân biệt? Nếu nói vô sở hữu môn phải biết, tại sao phải biết tánh y tha? Hoặc nói các thí dụ huyễn, diễm, mộng, tượng, ảnh, hưởng, thủy, nguyệt, biến hóa… phải biết. Tại sao phải biết tánh thành tựu? Hoặc nói bốn pháp thanh tịnh, phải biết. Bốn thứ pháp thanh tịnh: 1. Bản tánh thanh tịnh, gọi là chân như, không, thật tế, vô tướng, đệ nhất nghĩa, pháp giới. 2. Ly cấu thanh tịnh, tức là ly nhất thiết chướng cấu. 3. Chí đắc đạo thanh tịnh, là nhất thiết Bồ-đề phần pháp ba-la-mật. 4. Đạo sinh cảnh giới thanh tịnh, đấy gọi là nói chánh pháp Đại thừa, vì đây là nhân thanh tịnh, không phải tánh phân biệt, nói lưu tân dịch từ pháp giới tối thanh tịnh cho nên không phải tánh y tha. Bốn pháp nầy nắm giữ được tất cả tịnh pháp. Trong đây có kệ:
Nói huyễn… đối với sinh
Nói không hiển phân biệt
Bốn thứ pháp thanh tịnh
Là nói tánh thành tựu.
Thanh tịnh có bản tánh
Đạo vô cấu phan duyên
Tất cả pháp thanh tịnh
Bốn thứ nầy gồm thâu.
Giải thích: Bản tánh thanh tịnh, là tự thể thanh tịnh. Tự thể nầy tức là chân như, tất cả chúng sinh đều có, vì tướng bình đẳng, do có tướng nầy cho nên nói tất cả pháp là Như Lai tàng. Ly cấu thanh tịnh, tức là chân như nầy đã lìa phiền não trí chướng chướng cấu. Do chân như nầy thanh tịnh, cho nên được gọi là Phật. Chí đắc đạo thanh tịnh, là đắc đạo kia cũng là thanh tịnh, tức là Bồ-đề phần, Ba-la-mật của các niệm xứ… Đạo sinh cảnh giới thanh tịnh, là các pháp thắng Bồ-đề phần được sinh duyên, sinh duyên nầy cũng là thanh tịnh cho nên nói đạo sinh cảnh giới thanh tịnh, tức là mười hai bộ ngôn giáo Tu-đa-la. Ngôn giáo nầy nếu là phân biệt thì liền thành nhân nhiễm ô, nếu là y tha thì liền thành hư vọng, là nơi lưu tân dịch của tối pháp giới thanh tịnh cho nên không phải hư vọng, do lìa hai tánh nầy cho nên được làm tánh thành tựu. Lại nữa, bốn thứ tướng nầy, phải biết trong Đại thừa tùy nói một thứ, tức là nói tánh thành tựu. Trong bốn thứ đó, tướng thứ nhất và thứ hai là bất biến dị thành tựu cho nên gọi là thành tựu, hai tướng sau vì không điên đảo cho nên gọi là thành tựu. Trong bài kệ sau thuyết minh đầy đủ nghĩa nầy. “Nói huyễn… đối với sinh”, là tánh y tha gọi là sinh. Phải biết tùy vào xứ nào mà nói tất cả pháp như huyễn, cho đến như hóa… Đây là nói tánh y tha. “Nói không hiển phân biệt”, là nếu nói không có sắc vô sở hữu cho đến tất cả pháp vô sở hữu, phải biết đây là tánh phân biệt.
Luận nói: Lại nữa, nhân duyên gì, như trong kinh đã nói, tánh y tha ví như huyễn sự? Để trừ nghi ngờ hư vọng trong tánh y tha của người khác. Lại nữa, tại sao người khác sinh nghi trong tánh y tha hư vọng. Người kia nghĩ như vầy: Tại sao thật không có nghĩa mà thành cảnh giới? Vì để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ huyễn sự. Nếu thật không có nghĩa thì tâm và tâm sở pháp làm sao được sinh? Để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ như: Diễm (nắng lóa)… Nếu thật không có nghĩa thì tại sao thọ dụng của ái và phi ái được thành? Để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ mộng. Nếu thật không có nghĩa thì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, ái quả và phi ái quả làm sao được sinh? Để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ cảnh tượng (gương và hình). Nếu thật không có nghĩa thì mọi thứ thức làm sao được sinh? Để trừ nghi nầy cho nên nói quang ảnh (ánh sáng và bóng). Nếu thật không có nghĩa thì mọi thứ lưu bố ngôn thuyết làm sao được sinh? Để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ hưởng (âm vang). Nếu thật không có nghĩa thì nắm lấy thật cảnh giới trong Tam-ma-đề làm sao được thành? Để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ nước và trăng. Nếu thật không có nghĩa thì đắc Tự Tại Bồ-tát dùng tâm bất điên đảo làm sự lợi ích cho chúng sinh mới được sinh, làm sao được thành tâm nầy? Để trừ nghi nầy cho nên nói thí dụ biến hóa.
Giải thích: Vì hiển thị tánh y tha cho nên nói thí dụ huyễn, trong đó nghi hư vọng, nghĩa là trong thể hư vọng mà sinh nghi. Trong tánh y tha lấy huyễn làm thí dụ để hiển thị như huyễn tượng, thật ra không có nghĩa mà thành cảnh giới, các pháp cũng vậy, để trừ nghi đó cho nên lấy thí dụ huyễn sự. Nếu không có nghĩa thì không có cái bị phan duyên, tâm và tâm pháp làm sao sinh được? Để đối trị nghi nầy của người khác cho nên thí dụ nắng lóa, trong đó thí dụ nắng lóa chỉ cho tâm và tâm pháp, thí dụ về nước đối với nghĩa vì như nắng lóa động, nghĩa của nước do thức sinh, thật không có nước, tâm và tâm pháp cũng như thế, do động cho nên thật không có nghĩa mà sinh nơi thức. Các tiểu thừa và phàm phu lại có nghi, nếu không có nghĩa thì tại sao thọ dụng của ái và phi ái được thành? Để trừ nghi nầy cho nên lấy mộng làm thí dụ, tánh y tha như trong mộng, thật không có nghĩa mà thọ dụng của Ái và phi Ái được thành, trong đây cũng vậy, thọ dụng được thành. Lại nữa, có người nghi rằng, nếu nghiệp thiện và nghiệp bất thiện không có nghĩa thì tại sao nghĩa của quả ái và bất ái quả được thành? Để trừ nghi nầy cho nên lấy gương hình làm thí dụ, tánh y tha như gương và hình, thật không có nghĩa, tức là nơi mặt mình mà hình tượng và trí sinh, thật không có nghĩa hình tượng có thể được. Điều nầy cũng vậy, như nghĩa của quả ái và quả phi ái thật vô sở hữu, nhưng phải biết cũng có thể thấy. Lại nữa, có người nghi, nếu không có nghĩa thì tại sao được có mọi thứ thức sinh? Để đối trị nghi nầy cho nên lấy ánh sáng và bóng làm thí dụ, tánh y tha giống như người đùa bóng, tùy các thứ tướng mạo mà có nhiều thứ bóng ảnh hiện, nhưng không có thật nghĩa của boáng ảnh có thể được. Thức cũng như vậy, thật không có mọi thứ nghĩa nhưng có mọi thứ nghĩa có thể thấy. Lại nữa, có người nghi, nếu không có nghĩa thì tại sao có vô lượng thứ ngôn thuyết rộng khắp được sinh? Để trừ nghi nầy cho nên lấy âm vang làm ví dụ, tánh y tha cũng như âm vang, thật không có nghĩa nhưng cũng có thể nghe, như vậy ngôn thuyết rộng khắp thật không có nghĩa nhưng cũng có thể được. Lại nữa, có người nghi, nếu không có nghĩa thì tại sao đắc định, tâm và tâm pháp được thấy nơi nghĩa, do kinh nói đắc định tâm là như thật mà biết, như thật mà thấy? Để trừ nghi nầy cho nên nói trăng, nước làm thí dụ. Như trăng, nước thật không có nghĩa nhưng cũng có thể thấy, vì nước thì nhuận trơn trong trẻo. Định tâm cũng như thế, thật không có nghĩa của cảnh giới nhưng cũng được thấy, Tam-ma-đề như thể của nước nhuần trơn. Lại nữa, có người nghi, nếu không có thật chúng sinh thì làm sao chư Bồ-tát đắc như thật trí, trước hết lấy trí huệ quán sát vì các chúng sinh kia mà thọ thân trong các cõi? Để đối trị nghi nầy cho nên lấy biến hóa làm thí dụ, tánh y tha giống như biến hóa, thật không có nghĩa. Tùy hóa, là tâm thành tựu tất cả sự, không phải không có sự biến hóa có thể thấy được. Như vậy tuy không có thật nghĩa thọ thân, nhưng vì tất cả chúng sinh mà thọ thân, phải biết nghĩa nầy có thể thấy. Lại nữa, vì ý gì mà Thế Tôn nói tám thí dụ huyễn…? Nay sẽ chỉ rõ, trong đó nói thí dụ huyễn, để đối trị lục nhập nội: Nhãn… Do nhãn… cũng như huyễn tượng vô sở hữu nhưng phải biết cũng có thể thấy, lấy thí dụ nầy để hiển thị. Thí dụ nắng lóa, là dụ cho khí thế gian vì thể rộng lớn, cho nên như nắng lóa do động dao. Thật không có nước nhưng thấy có nước, để đối trị thọ dụng sắc… Cho nên nói thí dụ mộng, như sắc trong mộng thật vô sở hữu, nhưng lấy mộng nầy làm nhân cho yêu ghét… Thì thọ dụng được thành, lấy thí dụ nầy chỉ rõ. Để đối trị thân nghiệp cho nên nói thí dụ gương và hình tượng, do thân nghiệp thiện và thân nghiệp bất thiện làm nhân duyên cho nên có các sắc tượng khác sinh. Để đối trị khẩu nghiệp cho nên nói thí dụ âm vang, do khẩu nghiệp làm nhân cho nên được quả khẩu nghiệp. Do âm vang như vậy, lấy thí dụ nầy chỉ rõ. Ý nghiệp có ba thứ: 1. Cõi Dục. 2. Tĩnh địa. 3. Văn… (tư tu). Sinh trong đó để đối trị ý nghiệp của cõi Dục cho nên nói thí dụ ánh sáng và bóng, vì do ý nghiệp và quả báo cũng như ánh sáng và bóng cho nên lấy thí dụ nầy chỉ rõ. Để đối trị ý nghiệp của tĩnh địa cho nên nói thí dụ trăng nước, vì do quả ý nghiệp của tĩnh địa cũng như trăng trong nước, thật vô sở hữu nhưng trong tĩnh tâm có mọi thứ quả hiển hiện. Để đối trị ý nghiệp của văn… Cho nên nói thí dụ biến hóa, trong đó văn… Là văn và tư huân tập, là để hiển thị ý nghiệp của văn… nầy sinh ko như biến hóa.
Luận nói: Thế Tôn nương nghĩa gì mà trong Kinh Phạm Thiên Vấn nói: Như Lai không thấy sinh tử không thấy Niết-bàn? Trong tánh y tha phỏng theo tánh phân biệt và tánh thành tựu, thể của sinh tử và Niết-bàn không có nghĩa sai biệt. Trong đó tức là tánh y tha nầy, phân biệt phân thành sinh tử, thành tựu phân thành Niết-bàn.
Giải thích: Tam tánh của pháp tướng nầy như đã nói trong kinh tùy thuận tương ưng, bây giờ đang hiển thị: Nương vào nghĩa gì mà trong Kinh Phạm Thiên Vấn nói Như Lai không thấy sinh tử và Niếtbàn? Vì nương vào sinh tử và Niết-bàn không có nghĩa sai biệt, tánh y tha không phải sinh tử, vì do thành tựu phần tức là Niết-bàn, cũng không phải Niết-bàn do phân biệt phần kia thành sinh tử, cho nên không thể nói nghiêng theo một phần. Thế Tôn thấy trong tánh y tha không có nghiêng theo một tánh. Do ý nầy cho nên trong kinh đó nói không thấy sinh tử, không thấy Niết-bàn.
Luận nói: Như Thế Tôn trong kinh A-tỳ-đạt-ma nói ba thứ pháp, hai phần là phần nhiễm ô và phần thanh tịnh, nương theo nghĩa gì mà nói như vậy? Trong tánh y tha thì phân biệt tánh là phần nhiễm ô, thành tựu tánh là phần thanh tịnh, tức là tánh y tha nầy chính là hai phần kia, do nghĩa nầy cho nên nói như vậy. Nghĩa nầy lấy thí dụ gì để hiển thị? Lấy vàng ẩn chứa dưới đất làm thí dụ. Vàng ẩn chứa dưới đất có ba thứ có thể thấy, một là địa giới, hai là thổ, ba là vàng trong địa giới. Đất là phi hữu nhưng có thể thấy, vàng thì thật có nhưng không thể thấy. Nếu dùng lửa nung đốt đất thì đất không hiện mà vàng thì hiển hiện. Lại nữa, khi tướng đất trong địa giới hiện là thể hư vọng hiện, khi thể vàng hiện là thể chân thật hiện, cho nên địa giới có hai phần. Đúng vậy, đúng vậy, thức tánh nầy khi chưa bị lửa trí vô phân biệt nung đốt thì tánh hư vọng phân biệt trong thức tánh hiển hiện, thành tựu tánh thì không hiển hiện. Thức tánh nầy nếu bị lửa trí vô phân biệt nung đốt thì thành tựu tánh thật có trong thức tánh hiển hiện. Tánh hư vọng phân biệt nầy thì không hiển hiện, cho nên hư vọng phân biệt là thể của thức. Tánh y tha thì có hai phần như vàng ẩn tàng trong đất, trong tất cả địa giới.
Giải thích: Như vậy trong Tu-đa-la A-tỳ-đạt-ma nói, phân biệt là tánh nhiễm ô, thành tựu là tánh thanh tịnh, y tha là thể của hai phần kia. Do nghĩa nầy cho nên nói ba thứ pháp là phần nhiễm ô và phần thanh tịnh. Hai phần đó lấy vàng ẩn dưới đất làm thí dụ để hiển thị, trong đó vàng ẩn là chủng tử của vàng, địa giới thì thuộc tánh vững chắc, đất là sự tạo sắc, trong màu sắc của đất thì có ba thứ có thể được, tất cả vàng trong đất kia thì chỉ có tướng của đất hiển hiện, thể của vàng kia vì sau đó khả đắc cho nên biết. Tại sao vậy? Vì dùng lửa thiêu đốt thì vàng hiển hiện, cho nên biết vàng vốn xưa nay là có.
Luận nói: Có nơi Thế Tôn nói tất cả pháp là thường, hoặc nói vô thường, hoặc nói vô thường phi vô thường. Nghĩa gì mà nói thường? Trong tánh y tha phỏng theo phần của thành tựu tánh cho nên nói là thường, phỏng theo phần của phân biệt tánh cho nên nói là vô thường, phỏng theo hai phần kia cho nên nói chẳng thường chẳng vô thường. Vì nghĩa nầy cho nên nói như thường, vô thường không hai, khổ lạc cũng không hai, thiện bất thiện không hai, không, chẳng không, không hai, ngã, vô ngã không hai, tịch tĩnh, chẳng tịch tĩnh không hai, hữu tự tánh Niết-bàn vô tự tánh Niết-bàn không hai, sinh, vô sinh không hai, diệt, vô diệt không hai, bản tịch phi bản tịch không hai, bản tánh Niết-bàn chẳng bản tánh Niết-bàn không hai, sinh tử Niết-bàn không hai. Những pháp không hai sai biệt như vậy, tất cả mật ngữ của chư Phật Thế Tôn đều tùy thuận tam tánh như thường vô thường môn mà nói. Trong đây có kệ:
Như pháp vô sở hữu
Mà hiện vô lượng thứ
Phi pháp, phi phi pháp
Nên nói nghĩa không hai.
Nương một phần hiển thị
Hoặc hữu hoặc phi hữu.
Nương hai phần nói rằng
Phi hữu, phi phi hữu.
Như hiển hiện phi hữu
Cho nên nói là vô,
Do hiển hiện như vậy
Cho nên nói là hữu.
Tự hiển vô sở hữu
Vì tự thể không trụ,
Như thủ đã không có
Mà thành vô tự tánh.
Do vô tánh nên thành
Cái sau nương cái trước,
Không sinh diệt, tịch tịnh
Và bản tánh Niết-bàn.
Giải thích: Như pháp vô sở hữu mà hiện vô lượng thứ, đây là theo
nửa bài kệ trên như thứ tự của nó thì tức là phi pháp phi phi pháp. Tại sao vậy? Vì vô sở hữu cho nên gọi là phi pháp, vì không phải không có hiển hiện pháp cho nên gọi là phi phi pháp, vì phi pháp phi phi pháp cho nên nói là nghĩa không hai (bất nhị). “Một phần”, nghĩa là một bên. “Hoặc hữu hoặc phi hữu”, là hoặc ở trong hữu biên hoặc phi hữu biên. “Hiển thị”, nghĩa là nói. “Nương hai phần nói, phi hữu phi phi hữu”, là do tánh y tha có đủ hai thể, nắm lấy nghĩa nầy cho nên nói là phi hữu phi phi hữu. “Như hiển hiện phi hữu”, là như pháp bị thấy, thì pháp đó là phi hữu, vì nghĩa như vậy “Cho nên nói là vô”. “Cho nên nói là hữu”, tức là do nghĩa nầy cho nên nói là hữu. Bây giờ, sẽ hiển thị ý nghĩa vô tự tánh. 1. Tự bất hữu, là do tất cả pháp không lìa nhân duyên mà có thể tự có, đây là một loại ý nghĩa vô tự tánh. 2. Thể bất hữu, cũng là một loại ý vô tự tánh. Nếu pháp đã diệt thì thể đó không sinh lại, cho nên không có tự tánh. “Vì tự thể không trụ”, tức là khi các pháp sinh khởi thì không có lực có thể vượt qua một sát-na trụ, đây cũng là vô tự tánh. Những pháp vô tự tánh nầy cùng có chung với Thanh-văn. “Như thủ đã không có”, thì thủ nầy không cùng có chung với Thanh-văn. Như đối tượng nắm giữ của tánh phân biệt của phàm phu không phải có như vậy. Ý nầy trong Đại thừa gọi là pháp vô tự tánh, cũng tức là do vô tự tánh nầy mà vô sinh… Tất cả đều được thành tựu. Tại sao vậy? Vì vô sinh cho nên vô diệt, do vô sinh vô diệt cho nên xưa nay tịch tịnh. Do xưa nay tịch tịnh cho nên tự tánh Niết-bàn. “Cái sau nương cái trước”, tức là pháp trước làm nhân cho pháp sau.
Chương 4: NGHĨA BỐN Ý BỐN HỢP
Luận nói: Lại có bốn loại ý và bốn thứ hợp nghĩa, tất cả lời Phật nói phải tùy thuận mà nhập: 1. Bình đẳng ý, như nói “Ta khi xưa gọi là Tỳ-bà-thi chánh biến tri. 2. Biệt thời ý, như nói “Tụng trì danh hiệu Đa Bảo Như Lai, thì quyết định đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề”, cũng như kinh nói: “Chỉ phát nguyện là được sinh cực lạc thế giới”. 3. Biệt nghĩa ý, như kinh nói: “Thân cận hằng hà sa chư Phật thì được hiểu pháp nghĩa của Đại thừa”. 4. Tùy tâm ý người, là vì người nầy mà tán thán bố thí, sau đó vì người nầy mà chê bai chỉ trích bố thí, như bố thí giới và các pháp tu khác cũng như vậy. Gọi đó là bốn loại ý.
Giải thích: Như có người vì nắm lấy đồng pháp cho nên nói các pháp kia tức là ngã. Thế Tôn cũng vậy, vì tâm tại pháp thân bình đẳng cho nên nói “Ta lúc đó gọi là Tỳ-bà-thi”, không phải Tỳ-bà-thi tức là Thích-ca-mâu-ni Phật, vì trong đây lấy bình đẳng làm ý nghĩa. Biệt thời ý, thì ý nầy không phải chỉ xưng niệm danh hiệu Phật mà quyết định đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề, như nói “Một đồng tiền vàng mà được một ngàn đồng tiền vàng”, có lẽ một ngày nào đó được như vậy sao? Ý nầy là vào lúc khác mà được, vì một đồng tiền vàng kia là nhân được một ngàn đồng tiền vàng nầy. Đúng vậy, đúng vậy. Chỉ phát nguyện mà được sinh cực lạc thế giới, ý nghĩa cũng như vậy. Phải biết được hiểu pháp Đại thừa trong biệt nghĩa ý là đối với đạo lý của tam tánh, giác ngộ tướng của nó. Nếu ý của Thế Tôn chỉ lấy văn tự ngôn từ để giải thích ý nghĩa, thì phàm phu đáng lẽ cũng được hiểu đúng. Sự hiểu nghĩa đó, chắc chắn là do thân cận vô lượng chư Phật mới được, đây là ý của Phật. Tùy tâm ý người, là tán tụng người nầy bố thí, lại cũng chỉ trích chê bai họ bố thí, người có ý như vậy là tùy người kia mà được thành. Nếu người xan tham bỏn xẻn, thì khen ngợi việc bố thí của anh ta. Nếu không có ý nầy, thì trong một bố thí khen ngợi hoặc chê bai trái nghịch nhau, do có ý nầy cho nên hoặc khen hoặc chê đều được tương ưng. Giới… cũng vậy, phải biết tu một phần là tu thế gian. Ý và nghĩa khác tướng, là như tâm của Thế Tôn có trụ mà nói thì gọi là ý, do những gì nói có quyết định giúp đi vào lời Phật dạy gọi là nghĩa.
Luận nói: Bốn thứ hợp nghĩa: 1. Nghĩa khiến nhập, như trong Thanh-văn thừa, hoặc Đại thừa, nương vào đạo lý thế đế mà nói tự tánh và sai biệt của hai thứ người và pháp. 2. Nghĩa tướng, là tùy trong điều nói pháp tướng, đều lấy tam tánh để hiển thị. 3. Nghĩa đối trị, là nói tám vạn bốn ngàn đối trị hạnh môn.
Giải thích: Trong đó nghĩa khiến nhập là đối với hai thứ nhân và pháp, phỏng theo đạo lý của thế đế, hoặc nói tự tánh, hoặc nói sai biệt, là vì khiến cho chúng sinh nhập Phật pháp, gọi đó là nghĩa khiến nhập. Nghĩa tướng, là trong đó phải lấy nghĩa tướng để nói tướng của nó, vì do nói tam tánh. Nghĩa đối trị, là nói chúng sinh hành đối trị, tức là nói đối trị phiền não chúng sinh, vì để an lập đối trị phiền não xứ chúng sinh.
Luận nói: Bốn thứ dịch nghĩa, như ngôn ngữ văn tự biệt nghĩa, để hiển thị biệt nghĩa. Trong đây có kệ:
A-sa-lê
Sa-la-mạt-đa-da
Tỳ-bát-lị-da-tư-tra
Tố-tất-thí-đa-giả
Cát-lê-thi-nại-tra
Tố-tăng-cát-lị-sắc-tra
La-bàn-đê Bồ-đề-một-đáp-ma!
Giải thích: Trong “A-sa-lê”, nghĩa là hiển bày sự liễu nghĩa gọi là không thật, nghĩa ẩn mật gọi là bất động, tức là bởi bất động định gọi là A-sa-lê. “Sa-la-mạt-đa-da”, là dịch tên, ở trong định khởi ý tôn trọng. “Tỳ-bát-lị-da-tư-tra”, là nếu nghĩa hiển rõ thì gọi là điên đảo, nghĩa ẩn mật thì gọi là đảo ngược. “Tố-tất-thí-đa-giả”, là khéo trụ trong đảo ngược, vì khéo trụ cho nên vô thường gọi là thường, đây là điên đảo, đảo ngược vô thường kia gọi là thường, vì khéo trụ trong đảo. “Cát-lêthi-nại-tra”, là nếu nghĩa hiển rõ thì gọi là phiền não, nghĩa ẩn mật thì gọi là cần khổ. “Tố-tăng-cát-lị-sắc-tra”, là thiện nhiễm, cho nên kinh nói: Trong sinh tử, nhiễm cần khổ đã lâu. “La-bàn-đê Bồ-đề-một-đápma”, phiên dịch là sẽ được đắc Bồ-đề thù thắng”, câu nầy có thể hiểu.
Luận nói: Nếu muốn giải thích pháp Đại thừa, lược nói là phải lấy ba thứ tướng để giải thích: 1. Giải thích duyên sinh. 2. Giải thích nhân duyên đã sinh pháp. 3. Giải thích nghĩa trong ngôn giáo. Trong đó giải thích duyên sinh như kệ nói:
Nói huân đã sinh pháp
Đây với kia cũng vậy.
Đây là hiển bày quả báo thức và thức sinh khởi làm duyên sinh lẫn nhau. Nhân duyên đã sinh pháp, là thức sinh khởi làm tướng của hữu tướng và thể tánh của kiến thức, nhân duyên đã sinh pháp kia vì trụ trì tướng, tướng phân biệt và pháp nhĩ tướng, tức là pháp nầy được hiển rõ ba tánh và ba tướng, như kệ nói:
Hữu tướng và hữu kiến
Là phải biết tam tướng.
Lại nữa, làm thế nào giải thích tướng kia? Nghĩa là tướng phân biệt trong tướng y tha thì không có thể, thành tựu tướng trong y tha thì có thể. Do hai nghĩa nầy cho nên bất hữu và hữu không thể đắc, có thể đắc là không thấy chân thật và thấy chân thật, vì hai thứ nầy đồng thời. Lại nữa, trong tánh y tha thì phân biệt là vô sở hữu, thành tựu là hữu, cho nên đắc pháp kia thì không đắc pháp nầy, không đắc pháp kia thì đắc pháp nầy. Như kệ nói:
Y tha vô phân biệt
Chỉ thành tựu là có
Bất đắc và khả đắc
Hai trong đó bình đẳng.
Giải thích: “Nói huân tập đã sinh pháp”, nghĩa là bên ngoài phân biệt huân tập thức A-lê-da, tức là trụ trong thức, lấy huân tập nầy làm nhân sinh tất cả pháp, tức là tự tánh của thức sinh khởi. “Đây với kia cũng vậy”, phân biệt huân tập nầy, tức là lấy các pháp kia làm nhân, sự hiển thị thức A-lê-da cùng với thức sinh khởi làm nhân lẫn nhau. Lại nữa, tánh của thức sinh khởi kia là sở hữu các pháp. “Thức thể của hữu tướng và hữu kiến làm tánh”, nghĩa là nếu thức thể của hữu tướng và hữu kiến tức là thể kia, thì các pháp nầy có ba tướng đó. Là tướng trụ trì, tức là tướng y tha. Do những điều nói nầy, tất cả tướng của tam tánh liền được hiển hiện. Những nghĩa như vậy, dùng nghĩa của kệ để hiển hiện Hữu tướng và Hữu kiến. “Là phải biết tam tướng”, nghĩa là tam tướng nầy như trong giải thích của luận nầy hiển thị. Bất hữu và hữu là bất khả đắc, khả đắc là không thấy chân thật và thấy chân thật. Hai thứ nầy đồng thời, là vì hiển thị hai thứ đó. Hai thứ trong đây, là phân biệt và thành tựu. Trong hai phần nầy, một là bất hữu và một là hữu, gọi là hữu và bất hữu, nếu đắc phân biệt thì không đắc thành tựu, vì do không thấy chân thật, ngay trong lúc đó không đắc phân biệt mà đắc thành tựu, là do kiến chân thật. Những nghĩa như vậy cũng lấy kệ để hiển thị. Trong kệ nói: “Bình đẳng”, là một sát-na. “Trong đó” là trong tánh y tha. “Hai” là thấy chân thật và không thấy chân thật. Vì phân biệt trong tánh y tha là vô, thành tựu là hữu, các phàm phu kia điên đảo nắm lấy cho nên thấy, các Thánh nhân chánh kiến cho nên thấy.
Luận nói: Giải thích nghĩa trong ngôn giáo, nghĩa là như nói câu thứ nhất làm gốc, lấy các câu khác để hiển thị phần của nó, hoặc công đức y chỉ, hoặc nghĩa y chỉ. Công đức y chỉ, là như nói công đức của Phật là pháp giác không hai tối thanh tịnh, hành pháp vô tướng làm thắng đạo, trụ nơi Phật trụ, đắc tất cả sự bình đẳng của Phật, đạt đến pháp bất thối chuyển, không chỗ chướng ngại, thành lập cảnh giới vô ngại bất khả tư nghì, nhập bình đẳng ba đời, đi khắp tất cả thân thế giới, tất cả trí vô ngại, tất cả pháp, tất cả hạnh rõ biết đầy đủ. Đối với pháp trí vô ngại, sự thọ trí của tất cả Bồ-tát là thân vô phân biệt, đạt đến chỗ Phật trụ không hai, đệ nhất Ba-la-mật đến chỗ rốt ráo. Trí giải thoát Như Lai vô sai biệt, nhập pháp giới Phật địa bình đẳng vô trung vô biên, tận hư không giới đẳng đệ nhất, tối thanh tịnh giác làm gốc. Những câu còn lại là những câu sai biệt nầy, phải biết những thứ như vậy gọi là khéo giải thích. Các pháp thể tối thanh tịnh giác, là tối thanh tịnh giác của Phật Thế Tôn nầy, phải biết thâu giữ hai mươi mốt công đức còn lại của Phật, là trong điều nên biết công đức hoàn toàn không có chướng ngại chuyển, khiến cho nhập tướng không hai hữu và vô. Công đức chân như tối thanh tịnh, công đức Phật trụ không ngưng nghỉ Phật sự vô cùng công dụng (không có tâm làm), pháp thân làm y chỉ công đức tâm nghiệp vô sai biệt, công đức tu đối trị tất cả chướng, công đức hàng phục tất cả ngoại đạo. Công đức sinh tại thế gian không bị pháp thế gian làm chướng ngại. Công đức thành lập pháp. Công đức thọ ký. Công đức thị hiện thọ dụng thân hóa thân trong tất cả thế giới, công đức đoạn nghi. Công đức khiến nhập vô số hạnh. Công đức pháp vị lai sinh trí. Công đức như đã hiển thị lạc dục, công đức vô lượng thân vì sự giáo hóa chúng sinh. Công đức pháp thân bình đẳng thành tựu Ba-la-mật, công đức tùy sự tin vui mà thị hiện cõi Phật không sai biệt. Công đức ba loại thân Phật không phân hạn phương sở. Công đức hằng đem lợi lạc hết thảy chúng sinh tới bờ vực tận cùng sinh tử, công đức vô tận.
Giải thích: “Để hiển thị phần của nó”, nghĩa là như điều cần giải thích, bây giờ hiển bày nghĩa nầy. Hoặc sự nắm giữ công đức, hoặc sự nắm giữ của nghĩa. Sự trong sự nắm giữ của công đức tối thanh tịnh giác là câu thứ nhất, các câu còn lại là hiển thị nghĩa của nó. Ở trong đó không có hai hạnh, nghĩa là hai hạnh bất khả đắc, không giống như trí của Thanh-văn và Phật-bích-chi, cũng có chướng ngại cũng vô chướng ngại, tướng hữu và vô không hai. Đệ nhất thanh tịnh là chân như thanh tịnh, tức là pháp vô tướng. Chân như nầy là chẳng phải có tướng, do tất cả pháp vô sở hữu, cũng chẳng phải vô tướng, do có tướng tự thể. Chân như nầy trong pháp vô tướng là đệ nhất thanh tịnh. Nhập xứ nên nói là khiến nhập công đức. Tối thắng cho nên gọi là đạo. Đạo là nghĩa nhập xứ, cho nên gọi là đạo. Công đức Phật trụ không ngưng nghỉ Phật sự vô công dụng, là cả thảy Phật sự làm mãi mãi không ngừng. Công đức tu đối trị tất cả chướng, là hằng tu giác mọi lúc, có thể đối trị hết thảy chướng ngại. Công đức sinh tại thế gian không bị pháp thế gian chướng ngại, là hễ sinh tại thế gian ắt hành cảnh giới thế gian, nhưng tuy sinh tại thế gian mà không bị tám pháp lợi v.v… của thế gian làm nhiễm ô. Công đức thành lập pháp, là các pháp của Tu-đa-la vô lượng bất khả tư nghì, vì phàm phu không thể nhập cho nên gọi là tối thanh tịnh giác, tức là câu tối thanh tịnh giác nầy đều tương ưng mỗi mỗi câu. Công đức pháp vị lai sinh trí, là ở đời vị lai pháp như vậy mà sinh, vì đều có thể biết. Công đức vô lượng thân vì giáo hóa chúng sinh tương ưng, là vô lượng thân của các Bồ-tát, nếu khởi sự giáo hóa chúng sinh, chư Phật đắc trí tự tha bình đẳng. Trí đó do trí Phật nắm giữ, tức là sự giáo hóa của Phật. Công đức pháp thân bình đẳng thành tựu Ba-la-mật, là pháp thân vô nhị cho nên gọi là bình đẳng. Pháp thân vô nhị nầy gọi là đắc tối thanh tịnh Ba-la-mật. Đạt đến trí giải thoát rốt ráo vô sai biệt, là giải thoát rốt ráo trong trí vô sai biệt của Như Lai. Trong đó giải thoát, tức là tăng thượng giải thoát. Công đức ba loại thân Phật không phân hạn phương sở, là Pháp thân ở tại bao nhiêu phương xứ, không thể phân giới hạn, như vậy thân hóa thân thọ dụng nơi các thế giới cũng như vậy. Pháp giới đệ nhất, là pháp giới tối thanh tịnh số một, gọi là pháp giới đệ nhất. Tận hư không giới, là Phật trí như hư không vô tận, nên gọi là tối thanh tịnh giác.
Luận nói: Lại nữa, nghĩa y chỉ là như kinh nói: Bồ-tát đầy đủ ba mươi hai pháp thì gọi là Bồ-tát, vì đối với tất cả chúng sinh khởi ý lợi lạc, giúp họ nhập trí của nhất thiết trí, vì tự biết ta là giá cở nào, vì bỏ kiêu mạn (phách lối), vì ý kiên cố, chẳng có việc làm phải thương xót, vì tâm bình đẳng đối với người thân và không phải người thân, vì rốt ráo thân hữu cho đến cõi Niết-bàn. Ứng với lượng mà nói, vì mỉm cười trước khi nói, vì vô hạn đại bi, vì gánh vác trọng trách không thối chuyển, vì không có ý mệt nhọc, vì nghe nghĩa không chán, vì việc làm tội lỗi của mình có thể thấy lỗi đó, vì đối với tội của người khác không ghét ganh mà dạy bảo, vì trong tất cả oai nghi mà tu Bồ-đề tâm, vì không cầu quả báo mà hành bố thí, vì không y chỉ sanh nơi tất cả cõi mà trì giới, vì đối với tất cả chúng sinh mà hành nhẫn vô ngại, vì nắm giữ tất cả thiện pháp mà hành tinh tấn, vì xả lìa cõi Vô sắc mà tu thiền, vì phương tiện tương ưng trí huệ, vì lấy tứ nhiếp sự làm phương tiện, vì trì giới phá giới, từ ái không hai, vì cung kính nghe chánh pháp, vì cung kính trụ A-lannhã xứ, vì đối với tạp sự của thế gian không ưa nhiễm, vì trong hạ thừa không mong muốn, vì trong Đại thừa thấy công đức, vì viễn ly ác hữu, vì thân cận thiện hữu, vì tịnh tu tứ phạm hạnh, vì du hý ngũ thông, vì tùy trí hạnh, vì đối với chúng sinh trụ chánh hạnh hoặc không trụ chánh hạnh không buông bỏ, vì nói năng nhất hướng, vì trọng chân thật, vì Bồ-đề tâm làm đầu. Những câu như vậy phải biết đều là sai biệt của câu thứ nhất.
Ý lợi lạc ở trong tất cả chúng sinh, câu ý lợi lạc nầy, phải biết có mười sáu nghiệp sai biệt, trong đó mười sáu nghiệp là: 1. Nghiệp thay nhau khởi hạnh. 2. Nghiệp không điên đảo. 3. Nghiệp người khác không mời cũng tự làm. 4. Nghiệp không động hoại. 5. Nghiệp vô sở cầu nghiệp. Ở đây có ba câu không cầu mà quả báo ngược lại, đối với chúng sinh thuận nghịch không ưa ghét, vì đời đời theo đuổi nhau, ngay trong loại nầy có hai câu là thân nghiệp và khẩu nghiệp. . Bình đẳng nghiệp trong khổ lạc. 7. Bình đẳng nghiệp trong phi nhị. 8. Nghiệp không hạ liệt. 9. Nghiệp không thối chuyển. 10. Nghiệp nắm giữ phương tiện. 11. Nghiệp chán ghét chướng ngại. 12. Nghiệp tư duy không gián đoạn. 13. Nghiệp tinh tấn vượt bậc. Ở đây có bảy câu, là chánh tu hành lục Ba-la-mật và tu hành tứ nắm giữ sự. 14. Nghiệp tu hành thành tựu phương tiện. Ở đây có sáu câu, là vì thân cận thiện trượng phu, vì nghe chánh pháp, vì trụ A-lan-nhã xứ, vì xa lìa ác giác. công đức của Chánh tư duy có hai thứ. 15. Nghiệp thành tựu có ba thứ, vì vô lượng thanh tịnh, vì đắc đại oai đức, vì đắc thắng công đức. 1. An lập các nghiệp kia. Ở đây có bốn câu, là vì công đức nắm giữ chúng sinh, vì quyết định truyền dạy, vì pháp và tài cả hai nhiếp làm một, vì không tâm nhiễm ô. Các câu như vậy đều là những câu sai biệt, phải biết như trong kinh có kệ nói:
Vì thuộc vào câu nhất
Do công đức câu khác
Vì thuộc vào câu nhất
Do nghĩa riêng câu riêng.
Giải thích: Nghĩa y chỉ là ý lợi lạc trong tất cả chúng sinh, nghĩa của câu nầy có mười sáu nghiệp, và hiển thị câu khác ý lợi lạc trong đây, là khởi các nghiệp gì? Khiến cho nhập trí của nhất thiết trí, nếu khiến cho các chúng sinh nhập trí của nhất thiết trí đó là việc làm lần lượt, như một ngọn đèn truyền cháy sáng hàng ngàn ngọn đèn, tức là hiển thị ý lợi lạc, những câu như vậy đều tương ưng với ý lợi lạc. Tự biết ta là giá nào, là có ý tự lợi lạc vẫn là điên đảo, như có người ý muốn lợi lạc mà lấy rượu cho chúng sinh, nếu như thật tự biết xứng với phần lượng của mình để giáo hóa chúng sinh, không vì kiêu mạn mà tự không hiểu biết, khởi tâm lợi ích mà phản ngược thành bất lợi. Xả bỏ kiêu mạn, là dùng tâm bỏ kiêu mạn. Không đợi mời thỉnh mà tự mình thuyết pháp. Ý kiên cố, là không vì việc làm lộn ngược của chúng sinh mà tâm kiên cố lợi lạc bị tan rã. Chẳng có việc làm phải có ý xót thương, là không vì lợi dưỡng mà làm lợi ích chúng sinh, ý lợi lạc xót thương nầy làm sao biết được? Vì thuận hành nghiệp thân và khẩu, trong đó dè chừng mà nói năng và lời nói trước tiên là khẩu nghiệp, mỉm cười và vô hạn đại bi là thân nghiệp. Trong đó dè chừng mà nói năng, nghĩa là chỉ nói pháp ngữ. Vô hạn bi là xót thương ba khổ. Khổ là khổ khổ. Lạc là hoại khổ. Bất khổ bất lạc là hành khổ. Phi nhị là bất khổ bất lạc. Nghiệp không hạ liệt là không tự cho mình hèn mọn, như nói rằng ta không thể thành Phật, các loại như vậy là hèn mọn. Không có ý chán mệt, là nếu không mệt nhọc thì có thể tu Phật đạo. Nghe nghĩa không chán, là nếu không đa văn thì không có trí phương tiện giáo hóa chúng sinh. Trong tất cả oai nghi, thì nghĩa câu nầy, như trong tịnh hạnh Tu-đa-la nói. Nghiệp tịnh tiến vượt bậc nghĩa là ý lợi lạc, vì nhắm tới tăng trưởng thể của nhân. Nghiệp tu hành thành tựu phương tiện có sáu câu, là nếu người thân cận hạnh nầy thì liền đắc thành tựu. Cung kính trụ A-lan-nhã xứ, là do ở đấy cho nên có thể lìa ác. Giác ngộ các tạp sự của thế gian, là ca múa tạp hý kỹ… nghiệp thành tựu, là oai đức biểu hiện tướng thành tựu kia, oai đức là sáu thần thông. Hạnh tùy trí huệ, là tùy theo trí không tùy theo thức, tự trí huệ sinh, do trí huệ nầy mà tương ưng chánh chứng. Trụ trong các pháp an lập nghiệp kia, là do có ý lợi lạc, có thể dùng ý lợi lạc an lập chúng sinh. Trong đó công đức nắm giữ chúng, là đối với những kẻ phá giới không bỏ an lập cũng không ruồng đuổi, giúp họ lìa bất thiện, khiến họ hợp với thiện. Quyết định truyền dạy, là do hoàn toàn lập giáo giới, không tự nói rồi sau lại nói điều mà ta nói trước đây là bất thiện. Nghe nghĩa là nhận sự dạy bảo. Tài và pháp dẫn dắt, là do thành thật bảo những lời dạy cho người kia biết, dùng tài lợi, pháp và y phục… để dẫn dắt, như nói nắm giữ đầy đủ. Không có tâm nhiễm ô, là do nắm giữ hành Bồ-đề tâm làm lợi ích cho chúng sinh, không phải vì tự cầu cúng dường, chỉ nghĩ làm sao đem thiện nầy khiến cho chúng sinh đạt Chánh giác Bồ-đề Vô thượng. Nhiếp thọ như vậy, nghĩa trong kệ cũng như vậy, giải thích tướng nên biết đã xong.