GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 3

A. NÊN BIẾT Y CHỈ THẮNG TƯỚNG, THẮNG NGỮ

Chương 14: THẾ GIAN TỊNH

Luận nói: Tại sao thế gian tịnh không thành? Như chưa lìa dục cõi Dục thì chưa đắc tâm cõi Sắc, tức là dùng thiện tâm cõi Dục tu hành để trừ dục cõi Dục. Tâm tu hành cõi Dục nầy cùng với tâm cõi Sắc không được đồng sinh đồng diệt nên không có huân tập, chủng tử không thành, không có tâm cõi Sắc làm quá khứ. Trong vô lượng đời các tâm khác ngăn cách, chủng tử của tĩnh tâm kia không được thành tựu, đã không có, cho nên thành tựu tĩnh tâm cõi Sắc kia. Do quả báo thức của tất cả chủng tử thứ tự truyền đến được làm nhân duyên, tu hành thiện tâm làm Tăng thượng duyên. Tất cả như vậy lìa dục địa, như tướng đó phải biết, thế gian tịnh như thế lìa quả báo thức của tất cả chủng tử cũng không thành.

Giải thích: Như thế gian tịnh không thành, nay sẽ hiển bày: Như khi vì lìa dâm dục mà khởi sự tu hành, tu hành thiện tâm cõi Dục, đối với tâm cõi Sắc không có huân tập, vì không đồng sinh đồng diệt. Tâm của cõi Sắc tức là không có chủng tử mà sinh, vì tâm cõi Sắc quá khứ kia trong vô lượng đời là chỗ ngăn cách của các thức khác, đã đi qua rồi không có thành tựu. Chủng tử của tĩnh tâm kia làm nhân duyên, nghĩa là vì từ chủng tử chính nó trong thức A-lê-da sinh, thiện tâm phương tiện kia không phải không có công lực, được làm Tăng thượng duyên tức là làm công lực, nhưng không phải nhân duyên, do tăng thượng kia mà tâm cõi Sắc được sinh. Như vậy khi phá dục cõi Sắc thì cũng như thế.

 

Chương 15: XUẤT THẾ GIAN TỊNH

Luận nói: Tại sao xuất thế tịnh không thành? Như Thế Tôn nói: Từ nghe âm thanh khác và chính mình chánh tư duy mà chánh kiến được sinh. Âm thanh khác và chánh tư duy nầy là huân tập nhĩ thức hay là huân tập ý thức? Là huân tập hai thức là nhĩ thức và ý thức. Trong pháp đó khi khởi chánh tư thì nhĩ thức không sinh, ý thức cũng bị thức khác bám lấy suy tư làm ngăn cách. Nếu khi chánh tư duy tương ưng với tâm sinh, thì ý thức kia đã diệt mất từ lâu trong quá khứ sự huân tập cái nghe và sự huân tập đều không được có, thì chỗ nào được chủng tử? Sau đó sinh chánh tư duy tương ưng với tâm, tương ưng với chánh tư duy là tâm thế gian. Tương ưng với chánh kiến là tâm xuất thế gian. Vì không có nghĩa đồng sinh đồng diệt nên không bị sự huân tập kia. Đã không được huân thì chủng tử không thành. Cho nên, xuất thế gian tịnh lìa tất cả chủng tử quả báo thức cũng không thành, trong đó sự thâu giữ chủng tử huân tập của sự nghe cũng không thành.

Giải thích: Như xuất thế tịnh không thành, nay sẽ hiển bày. Đối với âm thanh khác và chánh tư duy, nghĩa là chánh và âm thanh tương ưng với tư duy. Ý thức nầy bị thức khác bám lấy suy tư làm ngăn cách, nghĩa là cùng chánh kiến tương ưng với sự cách tuyệt của tâm xuất thế. Nếu chánh tư duy tương ưng với tâm mà sinh, nghĩa là sau đó chánh tư duy. Ý thức kia diệt đã lâu trong quá khứ, nghĩa là ý thức trước đã diệt mất trải qua vô lượng thời, thì sự huân tập cái nghe và sự huân tập đều không nên có, tại sao được lấy những thứ nầy làm nhân sinh, sau đó chánh tư duy tương ưng ý thức? Trong đó, nghĩa là trong ý thức của thế gian. Huân tập cái nghe, nghĩa là do nghe âm thanh khác huân tập vào trong ý thức. Nếu khởi niệm đó thì sự nắm giữ chủng tử kia, không thành, nghĩa là nắm giữ chủng tử xuất thế tịnh không thành. Nếu có nghĩa chủng tử sinh thì thành.

Luận nói: Lại nữa, quả báo thức của tất cả chủng tử nầy đã làm nhân của pháp nhiễm, thì tại sao lại trở thành chủng tử đối trị tâm xuất thế? Lại nữa, tâm xuất thế nầy trước kia chưa từng có, cho nên không có huân tập. Đã không có huân tập thì từ chủng tử nào mà sinh? Nay ông nên đáp: Huân tập cái nghe nơi sở lưu tân dịch của pháp giới thiện thanh tịnh làm cho chủng tử được sinh.

Giải thích: Quả báo thức nầy đã làm chướng ngại nhân thể, tức là không thành nhân thể đối trị tâm xuất thế. Lại nữa, tâm xuất thế nầy ban đầu chưa từng có, nghĩa là từ xưa đến nay chưa sinh. Không có huân tập, nghĩa là do từ xưa đến nay chưa sinh huân tập tâm xuất thế kia, quyết định chưa có. Huân tập cái nghe về những lời thuyết pháp của pháp giới thiện thanh tịnh làm cho chủng tử được sinh, nghĩa là vì với sự nghe riêng khác nên gọi là huân tập sự nghe về những lời thuyết pháp của pháp giới thiện thanh tịnh. Do pháp giới thiện thanh tịnh diệt trí chướng và phiền não chướng nên gọi là pháp giới thiện thanh tịnh. Sở lưu tân dịch, tức là những lời thuyết pháp, nghĩa là Tu-đa-la, là sự lưu chảy tân dịch Tu-đa-la nơi pháp giới nầy. Vì thính văn (nghe) cho nên gọi là nghe những lời thuyết pháp, tức là vì huân tập sự nghe nầy mà gọi là huân tập sự nghe về những lời thuyết pháp của pháp giới. Lại nữa, nghe tức là huân tập, cho nên gọi là nghe huân tập. Nghe huân tập đó trụ trong thức A-lê-da làm nhân để sinh khởi tâm xuất thế.

Luận nói: Nghe huân tập nầy là tự tánh của thức A-lê-da hay là chẳng phải tự tánh thức A-lê-da? Nếu là tự tánh của thức A-lê-da thì tại sao được thành chủng tử đối trị? Nếu là chẳng phải tự tánh của thức A-lê-da kia thì chủng tử nghe huân tập nầy nương vào đâu để có thể thấy được? Cho đến cả thảy nghe huân tập ở địa vị Bồ-đề Phật, tùy ở trong thân nào để cùng với quả báo thức đồng tướng mà sinh? Cũng như nước và sữa, nhưng là chẳng phải thức A-lê-da, vì nó trở thành đối trị chủng tử kia.

Giải thích: Cả thảy nghe huân tập là tự tánh của thức A-lê-da hay là không phải? Nếu như thế thì có lỗi gì? Nếu là tự tánh của thức A-lêda thì tại sao thức A-lê-da lại tự thành chủng tử đối trị? Nếu không phải tự tánh của thức kia thì nghe huân tập nầy đáng lẽ có y chỉ riêng, cho đến ngôi Bồ-đề Phật. Tất cả nghe huân tập tức là sức huân tập và những lời pháp của pháp giới thiện thanh tịnh. Tùy ở trong thân nào nghĩa là tùy trong thân nào để được đồng thể mà sinh, nhưng không phải tự tánh của thức kia, cũng như nước và sữa tuy một thể mà sinh, nhưng nghe huân tập là chẳng phải thức A-lê-da, vì đối trị thức A-lê-da.

Luận nói: Trong đó nương vào hạ huân tập trở thành trung huân tập, nương trung huân tập trở thành thượng huân tập, vì do văn tư tu luyện tập.

Giải thích: Hạ trung thượng trong đó, phải biết là văn huệ, tư huệ và tu huệ, mỗi mỗi đều có ba bậc. Lại có nghĩa khác, văn huệ là hạ, tư huệ là trung, tu huệ là thượng. Văn tư tu luyện tập, nghĩa là trong tu hành tăng thượng văn tư tu, lấy hạ phẩm làm nhân đắc trung phẩm, lấy trung phẩm làm nhân đắc thượng phẩm.

Luận nói: Chủng tử nghe huân tập kia, tùy theo hạ trung thượng, phải biết đều là chủng tử của pháp thân, vì là đối trị thức A-lê-da, không phải sự thâu giữ của thức A-lê-da. Sở lưu tân dịch của pháp giới xuất thế thiện thanh tịnh tuy là thế gian làm chủng tử của tâm xuất thế, khi thể của tâm xuất thế chưa sinh, vì hiện khởi đối trị phiền não, đối trị cõi ác, đối trị tất cả ác nghiệp hủ hoại, có thể tùy thuận và được thân cận chư Phật Bồ-tát. Tuy là sở đắc của thế gian mới tu hành Bồ-tát, nhưng phải biết đều là sự thâu giữ của pháp thân, sở đắc của Thanhvăn, Duyên giác thuộc giải thoát thâu nhiếp.

Giải thích: Hiện khởi phiền não đối trị, nghĩa là làm nhân trừ diệt xuất sinh dục, do trừ diệt phiền não, đối trị cõi ác phải thọ nghiệp ác đạo của hậu báo, làm nhân hủ hoại của nghiệp kia. Nói tóm lại, quá khứ, vị lai và hiện tại, vì đối trị tất cả ác nghiệp, đối với đời vị lai thì tự thân được nhân thân cận thiện hữu. Mới tu hành, là phàm phu. Pháp thân nhiếp, là thể chủng tử của pháp thân. Giải thoát thân nhiếp, là làm nhân thể giải thoát của chư Thanh-văn. Tại sao vậy? Vì Thanh-văn chỉ đắc thân giải thoát, không đắc pháp thân.

Luận nói: Đây là chẳng phải là thức A-lê-da, pháp thân do giải thoát thân thâu giữ, tùy theo hạ trung thượng thứ tự tăng, quả báo thức như vậy dần dần giảm; y chỉ, tức là chuyển y chỉ, tất cả chuyển rồi thì tất cả chủng tử quả báo thức đều không có chủng tử, thì tất cả chủng tử liền diệt. Lại nữa, chẳng phải thức A-lê-da cùng với thức A-lê-da đồng xứ mà sinh, cũng như nước và sữa, tại sao tất cả đều diệt? Như ngỗng uống sữa trong nước, cũng như thế gian lìa dục thì bất tĩnh địa huân tập diệt, tĩnh địa huân tập tăng. Y chỉ tức là chuyển.

Giải thích: Như thức A-lê-da, cùng với chẳng phải thức A-lê-da đồng xứ mà sinh, nhưng thức A-lê-da thì có tận, chẳng phải thức A-lêda thì giống như ngỗng uống sữa trong nước, sữa thì hết mà nước thì còn. Lấy thí dụ nầy để hiển thị, phải biết cũng như thế gian lìa dục, trong một thức A-lê-da, địa bất tĩnh huân tập phiền não thì diệt, tĩnh địa huân tập thiện pháp thì sung mãn, y chỉ được chuyển, xuất thế huân tập cũng như thế, cho nên phải biết.

 

Chương 16: THUẬN ĐẠO LÝ

Luận nói: Như nhập diệt tận định cho là thức không lìa thân, đây là thành lập quả báo thức không lìa thân, vì diệt tận định không vì đối trị thức nầy mà sinh, cũng không phải khi xuất định thì thức nầy lại sinh. Quả báo thức nầy đã đoạn rồi thì không phải kiết các đời khác không được sinh trở lại.

Giải thích: Diệt tận định cho rằng thức không lìa thân, đây là thành tựu có thức A-lê-da, do Thế Tôn nói thức không lìa thân. Nếu lìa quả báo thức thì các thức khác không thành. Tại sao vậy? Vì diệt tận định đối trị thức sinh khởi nên sinh, vì thấy định nầy tịch tĩnh. Nếu chấp cho rằng khi xuất định thì thức sinh trở lại, do ý nầy cho nên gọi là thức. Không lìa thân, nghĩa nầy không thành. Tại sao vậy? Vì khi xuất định thì thức không sinh trở lại, quả báo thức nầy đã tương tục đoạn rồi, hoặc khi lìa sự thác sinh thì không được sinh lại.

Luận nói: Nếu người lấy chấp ý thức, nói diệt tận định có tâm, thì sự chấp tâm của người đó không thành, vì nghĩa của định không thành, tướng phan duyên bất khả đắc, thiện căn tương ưng với lỗi, bất thiện và vô ký không tương ưng; tưởng và thọ có lỗi hiện hành chung, vì có xúc, trong Tam-ma-đề xúc nầy có lực, chỉ có diệt tưởng là lỗi, tư duy cùng với tín… các thiện căn đồng thời khởi lỗi, năng y lìa sở y không thể được, có thí dụ cho nên không phải tất cả hành cũng không có.

Giải thích: Nếu người chấp lấy ý thức cho rằng trong diệt tận định có tâm, thì sự chấp của người kia không thành tâm, vì nghĩa của định không thành. Nếu muốn khiến cho lìa, như đã nói, tự tướng thức A-lê-da ở trước, thì trong thức sinh khởi tùy một thức trong diệt tận định mà có tâm nầy, là nghĩa nầy không thành. Tại sao vậy? Vì nghĩa của định không thành, chưa từng thấy tâm lìa khỏi tâm pháp, cũng như các tâm pháp khác chưa từng lìa tâm. Nếu tưởng và thọ không diệt thì không gọi là diệt, thì định nầy không thành định trở lại. Nếu thức A-lê-da còn tồn tại thì không có lỗi nầy. Vì tịch tĩnh trụ đối trị oán kia, còn lại tâm và tâm pháp cho nên diệt định sinh, thức A-lê-da không phân minh, không đối trị thức nầy cho nên sinh, do đó định nầy không có các tâm khác. Tại sao vậy? Vì tướng phan duyên bất khả đắc, nếu tâm và tâm pháp tương tục bất đoạn thì chắc chắn có tướng sở duyên. Diệt định nếu có tâm thì cũng phải không lìa tướng sở duyên, hai thứ nầy đều bất khả đắc. Định nầy không có các tâm khác, nếu lập có thức A-lê-da thì không có lỗi nầy, thức nầy do nắm giữ thân mà được tên gọi ấy. Lại nữa, trong diệt định có các thức khác sinh, thì các thức khác ắt có phần: Thiện… là thiện, bất thiện và vô ký. Tâm nầy không được làm thiện. Nếu là thiện thì phải tương ưng với thiện căn là trái nhau. Cũng không phải tự tánh của thức là thiện, vì lìa tương ưng với thiện căn, không được nghĩa thiện, cho nên nếu tâm định là thiện, thì không thừa nhận nghĩa cho đến tương ưng thiện căn vô tham. Đó là không thể thừa nhận, tức là cùng với tất cả xứ thiện tâm còn lại, không khác, cũng không được làm bất thiện và vô ký, vì không tương ưng với bất thiện và vô ký. Khi lìa dục cõi Dục, tất cả căn bất thiện đã diệt thì không thành bất thiện, cũng không phải vô ký vì định nầy là thiện. Lại nữa, không thể cho tâm nầy là thiện, vì cùng với tưởng và thọ hiện hành lỗi. Nếu lìa thiện căn thì không được là thiện, chỉ có thiện mới chắc chắn cùng tương ưng với thiện căn. Nếu như cùng với thiện căn tương ưng thì chắc chắn tương ưng với tưởng thọ, vì không có nhân nào khác. Đối tượng đối trị hiện hành lại có chủ thể đối trị, nghĩa nầy không thành, nếu như dục… hiện hành thì không nên có quán bất tịnh. Lại nữa, trong định nếu lìa thức A-lê-da mà có tâm khác, thì có xúc sinh lỗi. Bây giờ, lấy trụ các định khác để làm ví dụ, chỉ có các thiện tâm khác tương ưng với tâm định, khi sinh thì chắc chắn sinh cùng với xúc. Nghĩa là nhân theo định mà sinh sự ỷ lại làm tướng, hoặc lạc thọ xúc, hoặc bất khổ bất lạc thọ xúc. Lấy các xúc nầy làm duyên thì có lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ sinh khởi. Tại sao vậy? Vì xúc nầy trong định có lực cho nên thấy xúc nầy trong các định khác sinh hai thọ có lực, trong diệt định cũng phải như thế, vì không có nhân chướng ngại riêng. Nếu như thế thì xúc duyên thọ, nghĩa nầy không thành. Tại sao vậy? Vì chỉ có diệt tưởng là lỗi lầm. Nếu nói có xúc duyên thọ thì tu hành định nầy chỉ là diệt tưởng, định nầy không thể chấp nhận, vì nói thọ và tưởng đồng thời diệt. Lại nữa, không nên có xúc. Ở trong các thức khác nếu có xúc thì có tương ưng cùng có với tư duy, các thiện căn tín… cùng sinh lỗi. Kinh nói: Nếu có thức cùng với xúc tương ưng sinh, thì có tư duy cùng sinh”, cho nên nghĩa tư duy hiện hành trong định được thành. Nếu có tư duy hiện hành thì dấy khởi thiện tâm. Thiện tâm nầy chắc chắn phải cùng sinh với tín thiện căn, nghĩa nầy không thể chấp nhận. Nếu muốn lìa lỗi như trước đã nói, và lìa lỗi trái nhau của A-hàm cho nên nói rút bỏ tâm pháp, không có tâm pháp, chỉ có tâm hiện tại là phải, nghĩa nầy cũng không thành. Tại sao vậy? Vì từ trong đối tượng nương tựa bạt trừ chủ thể nương tựa là không thể được. Tâm là sở y, tâm pháp là năng y. Tâm và tâm pháp của đối tượng nương tựa và chủ thể nương tựa nầy, từ vô thỉ sinh tử đến nay nương tựa lẫn nhau chưa từng lìa nhau. Do sự tương dẫn nầy, nên cần phải tương ưng với thiện căn vô tham… Nếu ông nói định và định phương tiện đều trái nhau với tâm và tâm pháp kia trái nhau, thì vô tham… không sinh, chỉ có thiện sinh. Các kinh luận khác thì chưa từng thấy đạo lý nầy. Tại sao vậy? Nếu pháp tương ưng sinh thì phải có tân dịch quả tương ưng sinh, cho nên nghĩa đó không thành. Lại nữa, lại có bất thành như Thế Tôn nói: “Thân hành diệt cho đến ngôn ý hành diệt”. Trong đó thân hành là hơi thở ra vào, ngữ ngôn hành là giác quán, ý hành là tư duy và tưởng. Nếu như giác quán diệt thì ngữ không được sinh, ý hành như vậy diệt thì ý không sinh. Nếu ông cho rằng như thân hành diệt trụ trong định, thì thân được bất diệt, như vậy ý hành tuy diệt, nhưng ý cũng được tồn tại, nghĩa nầy không đúng! Tại sao vậy? Vì có nhân duyên, lại có thân hành riêng làm cho thân được trụ nhân, như Thế Tôn nói: “Do ẩm thực, do mạng căn và thức, cho nên tuy không có hơi thở ra vào nhưng thân cũng được trụ”. Ý thì không như thế, vì không còn nơi nào khác ý hành mà nắm giữ. Trong định đó không nên cho ý thức làm tâm trụ, như Thế Tôn nói: Thức không lìa thân. Đây là nói quả báo thức, tại sao vậy? Vì do có chủng tử, sau khi xuất định thì thức sinh khởi từ chủng tử nầy mà sinh, chủ thể và đối tượng nương tựa nầy trong tất cả thời như vậy mà sanh, tuy có tăng thêm công dụng nhưng không thể khiến cho chúng lìa nhau. Tại sao? Vì có thí dụ. Trong thế gian nầy từ sinh cho đến diệt, lại càng giúp nhau không lìa nhau, trong mọi lúc cùng sinh, không thể nhổ bỏ chủ thể nương tựa ấy khiến cho lìa đối tượng nương tựa. Ví như tứ đại và cái do tứ đại tạo, tâm pháp cũng như thế. Không có đạo lý khiến cho tâm và pháp lìa nhau chỉ còn một mình tâm. Nếu nói từ đối tượng nương tựa nhổ bỏ chủ thể nương tựa, bất khả đắc, chỉ lấy tưởng và thọ là lỗi lầm. Chỉ có hai pháp nầy không hiện hành, không phải pháp khác, nghĩa nầy cũng không thành. Tại sao vậy? Vì không phải tất cả xứ hành, trong đây không có. Kinh nói: “Thức trong diệt tận định không lìa thân”, tức là thành tựu thức A-lê-da là có, vì Thế Tôn nói thức không lìa thân. Nếu lìa quả báo thức thì các thức khác không thành. Tại sao? Vì do Diệt tận định đối trị thức sinh khởi sinh, vì vậy tịch tĩnh. Hoặc có chấp từ định khởi rồi thức mới trở lại sinh từ thân mà nói rằng không lìa, nghĩa nầy cũng không thành. Vì khi xuất định thì thức không trở lại nghĩa sinh, vì quả báo thức kia nếu đã tương tục đoạn rồi thì lìa kiết sử đời sau không có nghĩa sinh trở lại. Nếu chấp lìa thức A-lê-da lấy làm ý thức, nói rằng trong Diệt tận định có tâm, thì tâm đó không được làm thiện, bất thiện và vô ký, nghĩa nầy cũng đều không thành. Do định thiện nầy cho nên không thể làm bất thiện, cũng không được làm các thứ vô ký như oai nghi, công xảo, biến hóa. Nếu nói là quả báo vô ký tức là thức A-lê-da, vì không có vô ký thứ năm. Nếu nói tâm nầy là thiện thì nó phải tương ưng với thiện căn vô tham… tương ưng. Lại nữa, tâm nầy đang lúc ý nhiễm đã diệt, nó chỉ trụ trong thiện thì thiện tâm nầy liền có chỗ y chỉ và có sở duyên. Ba sự hòa hợp, tại sao không sinh xúc? Đã sinh xúc tại sao không sinh thọ? Nếu như thế thì nghĩa của Diệt tận định không thành, trong đó tâm và tâm pháp không diệt. Nếu ông chấp rằng thế lực của thiện tâm dẫn định nầy sinh. Do thế lực của phương tiện thiện tâm thì định nầy tuy thiện, nhưng không tương ưng với thiện căn vô tham… Nếu hòa hợp có khả năng được gọi là hòa hợp, do đó định nầy tuy thiện nhưng đối với ba hòa hợp không có khả năng, điều nầy không như thế thì cũng như quả tân dịch sinh, vì phương tiện tâm kia là thiện, cho nên định nầy liền tương ưng với thiện căn.

Luận nói: Nếu lại chấp sắc tâm thứ tự sinh làm chủng tử của các pháp, thì sự phá nầy cũng như trước có sự không thành. Ở cõi Vô sắc và vô tưởng thiên thối đọa, rồi từ diệt tận định dấy khởi, nghĩa nầy không thành. Tâm tối hậu của A-la-hán cũng không thành, chỉ trừ nghĩa của duyên thứ đệ là được thành. Như vậy nếu lìa tất cả chủng tử quả báo thức thì nhiễm ô và thanh tịnh đều không được thành. Do đó đã nói như trước về tướng thức A-lê-da thành tựu là có.

Giải thích: Nếu chấp sắc và tâm tương tục sinh các pháp, thì sắc của sát-na trước làm nhân cho sắc sát-na sau được làm chủng tử. Thức của sát-na trước sinh thức của sát-na sau cũng vậy. Nếu từ cõi Vô sắc thối chuyển thì sắc kia đoạn dứt đã lâu, làm sao đắc chủng tử lại sinh nơi sắc? Nếu từ vô tưởng thiên thối chuyển và từ diệt định khởi thì tâm nầy đã diệt lâu, làm sao được làm sinh nhân của tâm sau? Nếu như vậy thì A-la-hán không có đắc Vô dư Niết-bàn, vì nhân của sắc và tâm chưa hết. Sắc của sát-na trước đối với sắc của sát-na sau, thức của sát-na trước đối với thức của sát-na sau, phải biết chỉ được làm duyên thứ đệ, không được làm nhân duyên, cho nên thành tựu thức A-lê-da là có. Nếu trụ trong thức sinh khởi thì nghĩa chuyển y không được thành. Nghĩa nầy bây giờ lấy ba bài kệ để hiển bày.

Luận nói: Trong đây có kệ:

Trong thiện tâm Bồ-tát
Thì lìa với năm thức
Không có các thức khác
Tâm nào làm cuyển y?
Đối trị làm chuyển y
Chưa diệt nên không thành
Quả nhân không sai biệt
Nếu diệt thì có lỗi.
Vô chủng tử, vô thể
Nhận đây là chuyển y
Không có hai vô trên
Thì chuyển y không thành.

Giải thích: Trong thiện tâm Bồ-tát, là trong thiện ý thức, tức là tương ưng với xuất thế đối trị, Thì lìa nơi ngũ thức, là lìa ngũ thức: Nhãn… Không có các thức khác, là lìa ý thức nhiễm ô, và thiện thức hữu lưu, vì lìa thiện thức hữu lưu cho nên nói thiện tâm, đã trở lại cho nên nói không có thức khác. Chuyển y nào khởi tác giả là tâm nào? Là trong thức A-lê-da tất cả chủng tử nhiễm ô không có chủng tử nữa, vì như tác giả. Nếu nói đối trị sinh làm chuyển y, là đối trị làm chuyển y. Không phải diệt thì không thành, vì phiền não diệt cho nên gọi là chuyển y, không phải đối trị tức là diệt. Tại sao? Vì đối trị chỉ là diệt nhân. Nếu vậy thì nhân quả không khác nhau. Sự diệt đó là có lỗi. Quả là diệt gọi là Niết-bàn. Nhân là đối trị, gọi là đạo. Nhân đối trị kia cùng với diệt thì thành một thể. Lại nữa, khi đối trị sinh tức là Niết-bàn. Nếu ông cho rằng không chủng tử vô thể, thừa nhận thể nầy là chuyển y thì đối với thức sinh khởi không có thể và không có chủng tử, như vậy mà làm chuyển y. Vì hai vô kia không có, nên chuyển y không thành. Khi trụ ở trong định xuất thế, các thức sinh khởi đều không có, lúc đó không có chủng tử không và vô thể không, cho nên nghĩa chuyển y không thành. Nếu có thức A-lê-da thì các thức sinh khởi tuy không tồn tại, nhưng các chủng tử của thức sinh khởi kia trụ trong thức A-lê-da thì có khả năng làm vô chủng tử và vô thể, do chuyển y không thành, thì phải biết có thức A-lê-da.

 

Chương 17: SAI BIỆT

Luận nói: Lại nữa, tại sao thức A-lê-da nầy sai biệt? Lược nói thì hoặc là ba loại hoặc bốn loại, phải biết trong đó ba loại do ba huân tập sai biệt: 1. Danh ngôn huân tập sai biệt. 2. Ngã kiến huân tập sai biệt. 3. Hữu phần huân tập sai biệt. Bốn thứ là: 1. Dẫn sinh sai biệt. 2. Quả báo sai biệt. 3. Duyên tướng sai biệt. 4. Tướng mạo sai biệt. Trong đó dẫn sinh sai biệt là mới sinh huân tập, nếu không có dẫn sinh sai biệt nầy thì hành duyên thức, thủ duyên hữu không được thành. Quả báo sai biệt là lấy hành và hữu làm duyên nơi các cõi thành thục, nếu không có quả báo sai biệt nầy thì không có chủng tử, các pháp của hậu hữu sinh không được thành. Duyên tướng sai biệt, đây là ngã tướng mà ý nắm lấy, nếu không có duyên tướng sai biệt nầy thì ngã nắm lấy ý niệm, sở duyên không được thành.

Giải thích: Như vậy thành tựu thức A-lê-da nầy rồi, bây giờ sẽ hiển thị phẩm loại sai biệt của nó. Trong ba thứ huân tập sai biệt nầy, danh ngôn huân tập sai biệt, là như tên gọi: Nhãn huân tập trong quả báo thức là sinh nhân của nhãn kia. Sau khi quả báo nhãn căn sinh khởi thì do danh ngôn của nhãn nầy làm nhân mà sinh, tất cả danh ngôn sai biệt của các căn nhĩ… cũng như vậy. Ngã kiến huân tập sai biệt là do lực thân kiến trong ý nhiễm nắm giữ thức A-lê-da làm ngã, huân tập đã sinh rồi thì ngã nầy và tha kia sai biệt. Hữu phần huân tập sai biệt, là lực của thiện hạnh, bất thiện hạnh và bất động hạnh, thọ sinh trong các cõi, sai biệt như vậy, nghĩa nầy như tướng nên biết sau đầu tiên nói rộng. Dẫn sinh sai biệt, nghĩa là thâu gồm cả thảy các chủng loại sai biệt. Mới sinh huân tập là khi mới khởi huân tập, nếu không có thức Alê-da nầy dẫn sinh sai biệt thì sự huân tập thức của các hành sinh diệt do sự nắm giữ của thủ cho nên sinh hữu hiện khởi, hữu nầy không thành, năng hữu sau đó sinh cho nên gọi đây là hữu. Hữu nầy tức là sự luyện tập của thiện thủ và bất thiện thủ. Quả báo sai biệt, là do nhiếp tụ hành và hữu làm duyên, thành thục trong các cõi. Nếu không có phần dẫn dắt của thức A-lê-da nầy thì không có nhân. Sắc căn: Nhãn… của các pháp trong hậu hữu sinh khởi không thành, vì đây là quả báo. Duyên tướng sai biệt, tức là thức A-lê-da nầy cùng với ngã kiến ý nhiễm ô của y chỉ kia làm ngã nắm lấy duyên tướng. Nếu không có duyên tướng nầy thì thức A-lê-da cùng với ý câu thân kiến của nhiễm ô làm nhân, cảnh sở duyên của ngã chấp nầy không thành, đây là quả tân dịch.

Luận nói: Trong đó tướng mạo sai biệt, là thức nầy có cộng tướng, có bất cộng tướng, chủng tử tướng không thọ sinh, chủng tử tướng có thọ sinh. Cộng tướng là chủng tử của khí thế giới, bất cộng tướng là chủng tử nội nhập mỗi thứ đều riêng khác. Cộng tướng nầy là chủng tử thọ sinh, nếu khi đối trị khởi thì bất cộng tướng chướng ngại diệt. Cộng tướng là sự nắm giữ của tha phân biệt. Quán hạnh là trong đó kiến thanh tịnh, như trong tất cả vật các thứ lạc dục và các thứ thấy thành tựu. Trong đây có kệ:

Khó diệt và khó biết
Đó gọi kiết cộng tướng
Quán hạnh là tâm khác
Trong tướng lớn ở ngoài.
Thanh tịnh là bất diệt
Trong đó thấy thanh tịnh
Chư Phật thấy thanh tịnh
Thành cõi Phật nghiêm tịnh.

Lại có kệ khác:

Tùy các thứ dục lạc
Các thứ kiến được thành
Quán người nơi một vật
Tùy các thứ dục lạc
Các thứ kiến được thành
Sở thủ chỉ có thức.

Bất cộng tướng nầy là chủng tử hữu thọ sinh, bất cộng tướng nầy nếu không có khí thế giới và chúng sinh thế giới chuyển sinh thì sự sai biệt không thành.

Giải thích: Tướng mạo sai biệt thì có nhiều thứ, trong đó là cộng tướng, bất cộng tướng, chủng tử tướng hữu thọ sinh và tướng chủng tử vô thọ sinh. Thức A-lê-da nầy làm nhân thể khí thế giới chung của tất cả chúng sinh, tức là chủng tử vô thọ sinh. Bất cộng tướng thức A-lê-da, tức là tự thân mỗi một nhân thể các nhập: Sắc…, tức là chủng tử hữu thọ sinh. Nếu lìa tướng loại thức A-lê-da như vậy, thì sự cùng nhân thọ dụng của tất cả chúng sinh và khí thế giới không thành. Như vậy nếu lìa thức A-lê-da thứ hai thì thế giới chúng sanh không thành, tức là như cây khô không có tri giác.

Luận nói: Lại có tướng thô ác và tướng khinh an. Tướng thô ác, là chủng tử của phiền não và tiểu phiền não, tướng khinh an là chủng tử của thiện pháp hữu lưu. Nếu không có tướng thô ác nầy trong quả báo thân thì có thể nhẫn chịu và không thể nhẫn chịu sai biệt không thành.

Giải thích: Tướng thô ác, là thân không thể nhẫn chịu, tướng khinh an là thân có thể nhẫn chịu.

Luận nói: Lại có tướng thọ dụng và tướng không thọ dụng. Tướng thọ dụng là chủng tử thiện và bất thiện của quả báo đã chín muồi. Tướng bất thọ dụng là chủng tử của ngôn thuyết huân tập, từ thời vô thỉ chủng tử sinh khởi hý luận. Nếu không có tướng bất thọ dụng nầy thì sự tạo tác thiện nghiệp, ác nghiệp của niệm niệm huân tập đắc quả thọ dụng, nghĩa nầy không thành, tân ngôn thuyết huân tập nầy xuất sinh cũng không thành.

Giải thích: Tướng thọ dụng, là nếu lìa thức A-lê-da nầy thì sự tạo tác thiện nghiệp ác, nghiệp của niệm niệm huân tập đắc quả thì hết sạch không thành. Tướng không thọ dụng là chủng tử ngôn thuyết huân tập, như nói trong ngôn thuyết huân tập sai biệt, do hý luận từ thời vô thỉ sinh khởi. Chủng tử, là nhân của tục số rộng khắp từ vô thỉ đến nay, nếu không có chủng tử nầy thì không có tướng thọ dụng, thức A-lê-da thì không có tân ngôn thuyết huân tập và sinh khởi không thành. Tại sao vậy? Vì trong thế gian không có ngôn thuyết hiện tại lìa gốc mà được thành, nếu gốc không có thì hiện tại cũng không có.

Luận nói: Tướng lại có tương tợ, là tợ huyễn, như lóa nắng, như mộng… Nếu không có tướng tương tợ thức A-lê-da thì do chủng tử hư vọng phân biệt mà thành tướng điên đảo, nghĩa nầy không thành.

Giải thích: Tướng tương tợ, là giống như huyễn sự làm nhân, tức là vọng thấy các tướng: Voi… như vậy, như vậy đều do tướng tương tợ của thức A-lê-da, vì chủng tử hư vọng phân biệt có điên đảo tướng. Nếu không có tướng tương tợ nầy thì tướng điên đảo không thành.

Luận nói: Lại có cụ tướng và bất cụ tướng. Cụ phược là cụ tướng thế gian, ly dục là tướng tổn giảm, là một phần tướng tách lìa của hữu học Thanh-văn và chư Bồ-tát, là tướng xa lìa phiền não chướng của Ala-hán, Bích-chi và Phật Như Lai. Phiền não chướng, trí chướng, cụ bạt tướng, là tùy sự thích ứng của nó. Nếu không có tướng nầy thì nghĩa thứ đệ phiền não không thành. Do nhân duyên gì mà pháp thiện, pháp ác và quả báo chỉ là vô chướng vô ký? Quả báo nầy là vô chướng vô ký, cùng với thiện ác không trái nhau, thiện và ác thì trái nhau, nếu quả báo là thiện ác thì không có đạo lý nào để được diệt phiền não, cho nên quả báo thức chỉ là vô chướng vô ký.

Giải thích: Vô chướng vô ký, trong đó vô chướng là vô nhiễm, do vô nhiễm vô ký cho nên gọi là vô chướng vô ký, không phải như cõi Sắc sinh lấy phiền não bất thiện làm vô ký, quả báo nầy nếu là thiện và bất thiện thì phiền não diệt không được thành. Tại sao? Vì nếu là thiện thì lại sinh thiện, nếu là bất thiện thì lại sinh bất thiện, như vậy sinh tử không có nghĩa là tận cùng. Sinh tử tức là phiền não và hữu lưu thiện… giải thích nên biết y chỉ đã xong.