GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

PHẦN I

NÊN BIẾT Y CHỈ

THẮNG TƯỚNG THẮNG NGỮ

Chương 1: THÁNH GIÁO VÔ ĐẲNG

Luận nói: Trong Kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma chỉ ra ở trước Thế Tôn, các vị Bồ-tát đã khéo ngộ nhập Đại thừa. Vì muốn chỉ rõ thể lớn của Đại thừa nên Phật giảng nói, nghĩa là vì Đại thừa mà chư Phật Thế Tôn có mười loại Thắng tướng thắng ngữ.

Giải thích:

Hỏi: Vì sao tạo ra luận nầy?

Đáp: Vì muốn diễn bày pháp tánh rộng lớn, sâu mầu. Nếu bỏ, không nhờ thần lực của chư Phật, Bồ-tát thì ai có năng lực giải thích pháp tánh nầy? Lại do nghĩa gì luận nầy nói về tướng như vậy? Nếu lìa A-tỳ-đạt-ma mà nói ra thì không biết đó là Thánh nói. Vì do nghĩa nầy nên đưa tên kinh ra, như nói kinh Thập Địa. Nay sẽ giải thích tên kinh đó giúp ai không biết được biết. Nói kinh A-tỳ-đạt-ma là ở trong kinh đó làm sáng tỏ pháp môn A-tỳ-đạt-ma nầy, cũng là làm rõ tên kinh. Nói Đại thừa là để phân biệt với A-tỳ-đạt-ma Thanh-văn, cũng có A-tỳ-đạt-ma chẳng phải Thánh nói. Có người tự dùng tuệ phân biệt bảo là Phật nói A-tỳ-đạt-ma, hoặc bảo do Thanh-văn nói, hoặc nói do người trí thế gian làm ra. Do đó nên nói là kinh Đại thừa, để làm rõ sự khác biệt với Thanh-văn. Lại nữa, nói A-tỳ-đạt-ma là Bồ-tát tạng thâu giữ. Lại nữa, tạng cất giữ là chỉ rõ sự điều phục phiền não của chính mình. Ở trong Đại thừa là phiền não của Bồ-tát, vì Bồ-tát cho sự phân biệt là phiền não. Hình thức của A-tỳ-đạt-ma là thâm diệu rộng lớn. Tạng nầy có ba loại là: Tu-đa-la, A-tỳ-đạt-ma và Tỳ-na-da. Ba tạng nầy có hai thừa thượng, hạ khác nhau là: Thanh-văn tạng và Bồ-tát tạng.

Hỏi: Lại nữa, ba tạng và hai tạng nầy sao gọi là tạng?

Đáp: Vì do sự thâu giữ, nghĩa là thâu giữ tất cả nghĩa cần phải biết.

Hỏi: Vì sao thành ba thứ?

Đáp: Vì do có chín nhân duyên. Một là, Tu-đa-la đối trị các nghi. Nếu ai nghi hoặc về nghĩa, thì giảng nói giúp họ được quyết định nghĩa đó. Hai là Tỳ-na-da đối trị sự dính mắc nhị biên, là ngăn trừ sự thọ dụng có lỗi lầm, đó là sự dính mắc vào bên dục lạc, cho phép sự thọ dụng không lỗi lầm là ngăn trừ bên tự làm mình khổ mệt. Ba là để đối trị cái thấy vướng mắc của chính mình nên A-tỳ-đạt-ma đã chỉ rõ tướng không lộn ngược. Bốn là Tu-đa-la nói tam học. Năm là Tỳ-na-da có đầy đủ giới tăng thượng và tâm tăng thượng. Do trì giới mà lần lượt không mắc vào mọi hối hận, đắc Tam-ma-đề. Sáu là A-tỳ-đạt-ma có đầy đủ tuệ tăng thượng, lựa chọn không điên đảo. Bảy là Tu-đa-la nói pháp và nghĩa. Tám là Tỳ-na-da thành tựu nghĩa pháp. Nếu người tu hành điều phục phiền não thì ở trong đó sẽ được thông đạt. Chín là A-tỳ-đạt-ma đối với pháp có quyết định thiện xảo. Do chín nhân duyên nầy nên lập Tam tạng, Tam tạng nầy đều là nhằm vào giải thoát sanh tử.

Hỏi: Lại nữa, làm sao được giải thoát?

Đáp: Vì do huân tập, rõ biết, vắng lặng và thông đạt nên được giải thoát. Nhờ nghe huân tập vào tâm, nhờ tư duy nên rõ biết việc tu, nhờ Xa-ma-tha nên được vắng lặng, nhờ Tỳ-bát-xá-na nên được thông đạt.

Tu-đa-la, Tỳ-na-da, A-tỳ-đạt-ma nầy, nói gọn mỗi thứ có bốn nghĩa. Bồ-tát hiểu rõ những nghĩa nầy thì được Nhất thiết trí. Thanhvăn tùy giải nghĩa một bài kệ thì dứt hết dòng chảy. Mỗi thứ có bốn nghĩa là gì? 1. Y. 2. Tướng. 3. Pháp. 4. Nghĩa. Quán thông bốn nghĩa nầy là Tu-đa-la. Trong đó nên nói, y là nương vào xứ, nương vào người, nương vào việc làm. Tướng là tướng thế đế, tướng đệ nhất nghĩa đế. Pháp là ấm, giới, nhập, duyên, sinh đế, niệm định, vô lượng vô sắc, giải thoát, thắng xứ, nhất thiết xứ, Bồ-đề phần, biện tài, vô tránh… Nghĩa là vì sự tùy thuận tương tục. 1. Hướng. 2. Số. 3. Phục. 4. Phổ tập, nên biết đấy là A-tỳ-đạt-ma. Hướng là A-tỳ-đạt-ma, hướng vào pháp Niết-bàn không trú xứ, là nói các pháp môn: đế, Bồ-đề phần, giải thoát… Số là pháp số A-tỳ-đạt-ma nói có vô lượng, là trong mỗi pháp, quyết định rõ sự khác nhau của tự tướng và tổng tướng… Phục là A-tỳ-đạt-ma hàng phục pháp người khác, vì được lập tên đầy đủ nên nó có khả năng bẻ gãy luận khác… Phổ tập là A-tỳ-đạt-ma mà tập hợp rộng khắp nghĩa Tu-đa-la.

Lại nữa, bốn nghĩa Tỳ-na-da là: 1. Lỗi lầm. 2. Duyên khởi. 3. Hoàn tịnh. 4. Xuất ly. Trong đó nên biết lỗi lầm là năm thiên tội. Duyên khởi là sanh khởi tội lỗi, có bốn loại: Một là vô tri. Hai là phóng dật. Ba là phiền não hừng hẩy. Bốn là không tôn trọng. Hoàn tịnh là do tâm tịnh, chẳng phải là pháp trị phạt, như sự giữ chắc giới cấm. Xuất ly có bảy loại: Một là tự nói phát lộ. Hai là trị phạt ngang bằng với học. Ba là hoàn toàn cấm đoán lập học cú, lại vì dùng đạo lý riêng nên cho phép. Bốn là đã hiểu, nghĩa là cùng hiểu với chúng Tăng đồng học. Năm là chuyển thân, nghĩa là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chuyển căn nam, nữ nếu không có tội chung. Sáu là quán chân thật, là nhờ tác pháp thắng quán Uất-đà-na. Bảy là đắc pháp như vậy, nghĩa là đã đắc kiến đế rồi thì pháp tiểu tội và tùy tiểu tội như vậy không có.

Lại nữa, Tỳ-na-da có bốn nghĩa phải biết: 1. Người, là nương theo đây mà lập học xứ. 2. Lập chế, là theo chỗ tác bạch của người có tội kia mà Đại sư tập hợp Tăng chúng để chế học xứ. 3. Phân biệt, nghĩa là đã chế học cú rồi thì tùy theo đó mà giải thích, làm cho từng phần khác nhau. 4. Quyết phán, nghĩa là ở trong phần kia, vì sao mắc tội? Vì sao không mắc tội? Giúp họ biết chắc chắn.

Nay sẽ giải thích bổn văn: Ở trước Đức Thế Tôn” là chỉ rõ sự cung kính không có lời nói nào khác “khéo thể nhập Đại thừa” là đắc các công đức Đà-la-ni, chỉ rõ đã được công đức ấy rồi, thì có khả năng nhớ đúng nói đúng văn nghĩa. Bồ-tát đó gọi là khéo ngộ nhập Đại thừa. Vì sao phải nói? Là vì làm rõ đại thể của Đại thừa. Hiển phát là nói rộng thể đại. Gọi là Đại thừa nghĩa là nương vào Đại thừa. Mười loại thắng tướng thắng ngữ là mười tướng vượt trội, do đó ngôn ngữ vượt trội. Do điều nầy nên nói Thế Tôn có mười thắng tướng thắng ngữ. Lại nữa, lời nói thắng là vì có hai hình tướng vật nầy vượt trội hơn vật kia. Thắng nghĩa là nghĩa cao nhất. Lại nữa, do thể của nhân thù thắng nên ngôn ngữ của quả đó thù thắng. Nay sẽ nói mười loại đó.

Luận nói: Chư Phật Thế Tôn biết rõ phải nương vào thắng tướng

và thắng ngữ, biết rõ thắng tướng thắng ngữ nhập biết rõ, Thắng tướng thắng ngữ nhập vào, Thắng tướng thắng ngữ nhân quả. Nhập vào thắng tướng thắng ngữ tu nhân quả. Trong việc tu sai biệt kia, Thắng tướng thắng ngữ giới tăng thượng, Thắng tướng thắng ngữ tâm tăng thượng, Thắng tướng thắng ngữ tuệ tăng thượng, Thắng tướng thắng ngữ diệt, Thắng tướng thắng ngữ trí. Những câu mà Tu-đa-la đã nói như vậy, chỉ rõ rằng Đại thừa là Phật nói.

Giải thích: Biết rõ phải nương vào Thắng tướng thắng ngữ là pháp mà mình biết gọi là phải biết, nghĩa là pháp nhiễm, tịnh, kia tức là ba tánh. Y chỉ là nghĩa của nhân, phải biết y chỉ tức là thắng tướng nên nói là phải biết y chỉ thắng tướng. Do tướng thù thắng nên lời ngôn ngữ thù thắng, tức là thức A-lại-da. Những nghĩa giải thích gọn như vậy, thì cho đến trí thắng tướng cũng vậy, trí tức là thắng tướng nên nói là trí thắng tướng. Tướng phải biết nghĩa là phải biết tự tánh. Phải biết tức là tướng nên gọi là phải biết tướng, tức là ba tánh. Nhập phải biết thắng tướng nghĩa là trong sự nên biết tướng nầy, nếu đối tượng nhập và chủ thể nhập đều gọi là nhập, tức là duy thức thì đi vào cái nầy gọi là đi vào cái kia. Nói nhập nhân quả kia nghĩa là duy thức gọi là nhập. Nhân nghĩa là các Ba-la-mật, bố thí… của thế gian, tức là lúc tu gia hành. Thể của quả là khi thông đạt điều nầy là thể xuất thế gian. Tu sai biệt nhân quả tức là nhân quả trước ở trong nhân quả nầy, tu sai biệt: tu là rèn luyện, sự rèn luyện nầy tùy theo mỗi địa mà chuyển biến vượt trội hơn nên gọi là sai biệt, tức là mười địa, trong tu sai biệt nầy. Giới học tăng thượng là giới tu học gọi là giới tăng thượng, tức là tất cả giới cấm của Bồ-tát trong mười địa, đối với các việc bất thiện không còn tác ý nữa. Tâm học tăng thượng là nội quán tâm, tâm nầy tức là học tăng thượng, đó là Tam-ma-đề. Tuệ học tăng thượng là tuệ đắc thù thắng gọi là tuệ tăng thượng, tuệ nầy tức là học tăng thượng. Tuệ học tăng thượng tức là trí vô phân biệt. Thắng tướng diệt nghĩa là tự thể chủng loại tối thắng diệt phiền não chướng trí chướng, tức là Niết-bàn không trú xứ. Trí thắng tướng thắng ngữ là trí không chướng ngại gọi là trí thắng tướng, trí vô phân biệt kia có đối trị. Phật trí là lìa tất cả chướng tùy miên, tức là sự thù thắng của trí vô phân biệt.

Luận nói: Lại nữa, thế nào là hiển phát? Là những mười lãnh vực đã nói, trong Thanh-văn thừa không nói đến, chỉ có trong Đại thừa mới nói, nghĩa là nói thức A-lại-da, nói là nên biết thể nương dựa, phân biệt ba loại tự tánh nương vào pháp khác mà thành tựu nên nói là nên biết thể tướng, duy thức nói là nên biết nhập thể tướng. Sáu Ba-la-mật nói là nhập thể nhân quả. Bồ-tát Thập Địa nói là nhập nhân quả tu thể sai biệt. Giới cấm của nói là giới thể tăng thượng. Các Tam-ma-đề, kiện hành và hư không khí… nói là tâm thể tăng thượng, trí vô phân biệt nói là tuệ thể tăng thượng, Niết-bàn vô trú nói là thể diệt của quả kia. Ba thân của chư Phật là: Tự tánh thân, cộng dụng thân và hóa thân nói là trí thể của quả kia. Do mười lãnh vực nầy nên khác với Thanh-văn thừa. Khác là nó tối thượng. Thế Tôn vì Bồ-tát mà nói nên nói chư Phật Thế Tôn vì Đại thừa mà nói. Cho nên, nói có mười Thắng tướng thắng ngữ nên biết.

Giải thích: Hiển phát là gì? Là nó có tướng mạo gì? Sáu Ba-lamật là nhập thể nhân quả kia, là quán duy thức được nhập ba tánh, tức là nhân thanh tịnh Ba-la-mật. Tuy là thế gian có thể dẫn xuất thế gian, nên từ khi nhập địa trở đi là thanh tịnh, vì là thể của quả xuất thế. Bồ-tát Thập Địa vì nhân quả kia tu thể sai biệt, tức là trong các địa tu tập tam học. Quả tức là quả Tam học nầy gọi là quả. Diệt trong quả nầy là diệt thể của quả, nghĩa là diệt phiền não chướng, trí chướng. Trí không phân biệt là thể tuệ học tăng thượng, nghĩa là Thanh-văn không có bốn đảo phân biệt nên gọi là không phân biệt. Các Bồ-tát đối với tất cả pháp không hề phân biệt, đây là hai loại không phân biệt khác nhau. Ba loại thân Phật là thể của quả trí, nghĩa là quả của tam học kia gọi là quả kia. Quả tức là trí nên gọi là trí quả kia. Thể nầy tức là thể quả trí kia. Trong đó nếu lìa tự tánh thân thì không có pháp thân, như mắt nếu lìa tự tánh thân nầy thì không có báo thân, phải biết như hai pháp chủ thể nương tựa và đối tượng nương tựa nầy của nhãn thức đều bình đẳng. Nếu lìa báo thân rồi nhập vào đại địa thì pháp thọ dụng của các Bồ-tát không thành. Nếu không có pháp thọ dụng thì tư lương Bồ-đề cũng không thành, như thấy sắc hóa thân cũng vậy. Nếu các Bồ-tát lìa giải hạnh nầy và thô thiển giải của các Thanh-văn thì sự phát khởi tu hành ban đầu cũng không thành. Cho nên quyết định phải có ba thân. Đại thừa và Thanh-văn thừa khác nhau là vì trong Thanh-văn thừa không nói. Tối thượng thừa là hiển bày sự thù thắng ở trong Đại thừa.

Luận nói: Lại nữa, vì sao dùng mười Thắng tướng thắng ngữ Như Lai để được chỉ rõ Đại thừa là lời Phật nói, cũng là ngăn chận ý kiến cho thừa Thanh-văn là Đại thừa. Do mười lãnh vực nầy ở trong Thanhvăn thừa không thấy nói đến, chỉ có ở trong Đại thừa mới nói đến nên đưa đến phát dẫn sanh đại Bồ-đề. Mười lãnh vực nầy thành tựu tùy thuận không trái nhau, vì đắc trí Nhất thiết trí nên trong đây có kệ:

Nên biết y, tướng, nhập
Nhân quả, tu sai biệt
Diệt trí quả tam học
Thù thắng trong thượng thừa
Đây nói, nơi khác không
Thấy nhân thắng giác nầy
Nên Phật nói Đại thừa
Mười lãnh vực thù thắng.

Giải thích: Nghĩa nầy là sao? Vì có khả năng đưa đến đại Bồ-đề nên làm rõ nghĩa nầy. Mười lãnh vực nầy tùy thuận không trái nhau nghĩa là có thể dẫn đến sự sanh trưởng đại Bồ-đề, dẫn đến sự sanh trưởng nghĩa là vì nhân nên thành tựu, nghĩa là tư duy quán sát trong ba học lượng, như đạo sư chỉ bày tướng đạo. Tùy thuận nghĩa là lúc khởi tu hành ở trong sở đắc thắng vượt luôn tùy thuận nương trú tương ưng. Như Đại sư dạy trú trong sự tùy thuận không trái nhau là ở trong các địa, việc chướng ngại không có. Như đã nói ở trong đạo, không có chướng ngại: giặc…, nghĩa là sanh tử và Niết-bàn không chướng ngại lẫn nhau.

 

Chương 2: TUẦN TỰ MƯỜI NGHĨA

Luận nói: Lại nữa, mười lãnh vực nầy vì sao lại nói tuần tự như vậy? Các Bồ-tát tối sơ do ở trong nhân các pháp như vậy mà được thiện xảo, tức là ở trong duyên sanh mà được thiện xảo, tức là ở trong duyên sanh mà được thiện xảo. Những pháp tuần tự kia ở trong pháp duyên sanh mà khéo biết tướng của nó, khéo biết xa lìa lỗi nhị biên là tăng thêm và tổn giảm. Bồ-tát đã khéo tương ưng đối với những tướng như vậy, rồi ở trong sự khéo thâu giữ tướng như vậy cần phải thông đạt tuần tự, tức là ở trong chướng ngại mà tâm được giải thoát. Thông đạt tướng nên biết kia rồi thì trong gia hành xưa kia, Sáu Ba-la-mật thù thắng cần phải được thành tựu, vì nhờ nương vào nội tâm thanh tịnh nên nó thuộc về nội tâm thanh tịnh nầy. Sáu Ba-la-mật ở trong mười địa cần phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp khiến cho từng phần được thanh tịnh. Kế tiếp tam học của Bồ-tát cần phải tròn đầy, đã tròn đầy rồi thì quả Niết-bàn kia và A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề cần phải chánh giác. Mười lãnh vực tuần tự như vậy mà nói. Trong sự nói đó, tất cả Đại thừa đều được rốt ráo.

Giải thích: Vì sao phải tuần tự nói như vậy? Nghĩa là ban đầu các Bồ-tát do nhân các pháp như vậy cho đến quả Niết-bàn chánh giác A- nậu-đa-la-tam-miệu-tam-Bồ-đề… Ở đây nói là do biết nhân các pháp mà được thiện xảo đối với duyên sanh. Vì do có nhân nên sanh quả, chẳng phải cõi trời Tự Tại Thiên…, cho nên đắc hai trí là nhân và quả. Kế đó, đối với pháp sanh ra nhân, cần phải biết tướng của nó. Tướng ấy thế nào? Vì tánh phân biệt là không có mà chấp cho là có gọi là tăng thêm, tăng thêm đối với không tức là tổn giảm. Thật có tánh thành tựu, lìa lỗi nhị biên nầy nên gọi là thiện xảo. Lại nữa, đối với đối tượng nắm giữ, cần phải dùng quán duy thức để biết được tướng của nó. Nhờ quán nầy mà được vô ngại. Kế tiếp là tùy thuận nhập duy thức, nương vào thế tục mà đắc Sáu Ba-la-mật thế gian rồi thì đệ nhất nghĩa cần phải đắc, là phải tu tịnh tâm, nó thâu giữ các Ba-la-mật. Lại nữa, mười địa trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp cần phải tu từng phần, chẳng phải như Thanh-văn thắng đắc trong ba đời, khởi đối trị liền được giải thoát. Lại nữa, trong sự tu tập tam học giới v.v… phải làm cho viên mãn. Kế đó, phiền não chướng của học quả Niết-bàn diệt thì ba thân A-nậu-đa-la-tam-miệutam-bồ-đề cần phải đắc, hoặc cần phải biết tuần tự Đại thừa ngang bằng như ở đây. Vì sao? Nếu muốn nói duyên sanh, tức vào trong thức A-lại-da. Nếu nói là tướng tức vào trong ba tánh. Nếu nói sở đắc thắng vượt tức là duy thức. Nếu nói Ba-la-mật tức là vào trong các Ba-la-mật. Nếu nói địa thì vào trong địa. Nếu nói học thì vào trong học xứ. Nếu nói diệt và trí thì thuộc Niết-bàn không trú xứ và ba thân. Phật dạy như vậy nên nói tuần tự như vậy. Lại có biệt nghĩa dẫn sanh đại Bồ-đề nghĩa là có khả năng sanh trí không phân biệt, không hý luận. Thành tựu là vì tương ưng. Tùy thuận là vì không trái với tam lượng. Không trái nhau là chẳng phải trước tùy thuận rồi sau trái nhau. Kệ nói:

Thâu giữ cầu và bi
Cũng tùy thuận các thiện
Không ngã kiến trắng, đen
Có tăng cũng có giảm.

Đắc trí của nhất thiết trí nghĩa là ở trong tất cả pháp sanh nhất thiết chủng trí không gián đoạn. Những thành tựu nầy lại có nghĩa riêng, thành tựu tùy thuận không trái nhau… câu trước là gốc, câu sau là giải thoát. Vì sao thành tựu? Là vì tùy thuận. Vì sao tùy thuận? Là vì không trái nhau. Lần lượt như vậy.

 

Chương 3: CHÚNG DANH

Luận nói: Ở trong đó cái tối sơ nên biết ấy y chỉ gọi là thức A-lạida. Ở nơi đâu Thế Tôn nói tên thức A-lại-da nầy? Trong kinh A-tỳ-đạtma Thế Tôn nói kệ về thức A-lại-da:

Giới thể từ vô thỉ
Các pháp cùng y chỉ
Do đó có các cõi
Và Niết-bàn thắng đắc.

Giải thích: Trong A-hàm A-tỳ-đạt-ma Đức Thế Tôn nói tên thức A-lại-da. A-lại-da thức là kinh A-tỳ-đạt-ma đã nói đến nó trước nhất. Trong đó, giới là nghĩa của nhân. Các pháp cùng y chỉ là do nhân nầy nên tất cả pháp cùng chung nương tựa, là nương tựa vào đây để làm thể nhân. Có nơi tựa cho hết thảy pháp nên quả báo các cõi do đây mà được sanh. Ở trong vô lượng đời đều có sức mạnh có khả năng hiểu nghĩa việc nói các pháp thiện, ác. Hoặc lần lượt vượt lên mà được thắng đắc. Lại làm thể nương tựa của phiền não, vì thế có phiền não cực trọng và phiền não kiên cố, những loại nầy trong bốn thứ quả báo. Thắng là thân có thể đảm nhận, ngược lại là không thể đảm nhận. Nên biết hết thảy là ở trong sanh tử tùy theo cõi nào, chẳng phải chỉ có các cõi cũng có Niết-bàn thắng đắc, vì có phiền não tức có Niết-bàn nên A-hàm nầy hiển bày sự nên biết y chỉ là thức A-lại-da. A-hàm đó lại nói.

Luận nói: Tức kinh kia lại nói kệ:

Chỗ y trú các pháp
Tất cả chủng tử thức
Nên gọi thức Lê da
Ta nói cho thắng nhân.

Giải thích: Câu thứ hai giải thích câu thứ nhất bài kệ nầy. Thắng nhân là các Bồ-tát.

Luận nói: Có các kinh A-hàm nầy làm chứng, nhưng vì nhân duyên gì mà thức nầy gọi là A-lại-da? Vì tất cả pháp nhiễm loài hữu sanh nương trú làm quả, vì thức nầy cũng nương vào pháp đó mà làm nhân nên gọi là thức A-lại-da. Lại nữa, vì chúng sanh nương trú vào nó lấy làm tự ngã nên gọi là thức A-lại-da.

Giải thích: Thức nầy gọi là A-lại-da nghĩa là vì các pháp nương trú. Nương trú nghĩa là vì cùng chuyển. Hữu sanh nghĩa là loài có sanh khởi đều gọi là hữu sanh. Pháp nhiễm là khác với pháp tịnh. Chúng sanh nương trú lấy làm tự ngã nghĩa là sự chấp thủ.

Luận nói: Thức A-lại-da nầy lại gọi là thức A-đà-na, trong đó có A-hàm như trong Kinh Giải Tiết, Đức Thế Tôn nói:

Thức A-đà vi tế thâm diệu
Tất cả chủng tử chuyển như dòng thác
Trẻ con, phàm phu, ta không nói
Không khiến phân biệt cho là ngã.

Giải thích: Lại ở trong A-hàm Giải Tiết, Phật bảo Quảng Huệ: Trong sáu nẻo sanh tử, trong mỗi một chúng sanh kia, tùy theo mỗi một loài chúng sanh, hoặc trong noãn sanh, hoặc thai sanh, hoặc thấp sanh, hoặc hóa sanh tự thân chuyển sanh trong lúc sanh ra. Lúc ấy chủng tử của tâm đầu tiên được thành thục, liền được hòa hợp. Tăng trưởng sự thô lớn một cách tròn đầy. Có hai loại thủ (nắm giữ ) là: Thủ hữu y sắc căn và thủ huân tập hý luận… thế tục phân biệt tướng, danh. Ở trong cõi Sắc có hai loại thủ, trong cõi Vô sắc không có hai loại thủ. Nầy Quảng Huệ! Thức nầy gọi là A-đà-na, vì nắm giữ cùng khác nơi thân, hoặc gọi là A-lại-da ẩn tàng, biến khắp nơi thân, đồng suy, lợi, đồng tốt, xấu; hoặc gọi là tâm, vì tích tụ và tăng trưởng sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Nầy Quảng Huệ! Nương vào thức A-đà-na làm trú xứ chuyển sanh sáu thức thân, nghĩa là trong đó có thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Nhãn căn và sắc làm duyên sanh nhãn thức, tức nhãn thức kia cùng hoạt động, cùng lúc, cùng cảnh giới. Có phân biệt thì ý thức sanh ra. Nếu mỗi một nhãn thức sanh thì tùy theo mỗi một mà có ý thức phân biệt cùng với nhãn thức cùng hoạt động, cùng lúc, cùng cảnh giới có ý thức phân biệt sanh ra. Cùng một thời gian, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm thức thân chuyển sanh, tức là một thời gian kia. Một ý thức phân biệt trong một thời gian cùng với năm thức thân cùng hoạt động, cùng lúc, cùng cảnh giới sanh ra, như dòng sông lớn chảy. Nếu có một duyên sóng khởi đến thì có một làn sóng sinh, hoặc hai, hoặc nhiều duyên sóng khởi thì sinh nhiều làn sóng. Dòng sông ấy tự chảy mãi không ngưng không hết. Lại nữa, như mặt gương sáng, nếu có một duyên hiện ảnh đến thì có một ảnh sanh, hoặc hai, hoặc nhiều duyên hiện ảnh đến thì sanh nhiều ảnh tượng, nhưng mặt gương nầy không chuyển thành hình ảnh, cũng không tổn giảm. Phải biết như vậy. Thức A-đà-na như vậy giống như dòng sông lớn, nương vào đó mà trú. Nếu có một duyên nhãn thức khởi đến thì tùy theo đó mà có một nhãn thức sanh, hoặc cho đến tùy theo duyên khởi năm thức đến thì tùy theo đó mà có năm thức thân sanh. Như vậy Quảng Huệ! Pháp trú của Bồ-tát là trụ trí, đắc tâm, ý thức bí mật, thiện xảo.

Nhất thiết chủng, nhất thiết trí của Như Lai không thể nói là ngang bằng với Bồ-tát, đó gọi là tâm ý thức bí mật thiện xảo. Quảng Huệ! Bồ-tát ở bên trong, ở bên ngoài không thấy A-đà-na, thức A-đà-na, không thấy A-lại-da, thức A-lại-da, không thấy tăng trưởng, không thấy nhiều loại tâm, không thấy mắt, sắc, nhãn thức, không thấy tai, âm thanh, nhĩ thức, không thấy mũi, hương, tỷ thức, không thấy lưỡi, vị, thiệt thức, không thấy thân, xúc, thân thức như thật. Quảng Huệ! Nếu Bồ-tát nương vào pháp trụ trí, trú pháp, trú trí đắc tâm ý thức thiện xảo. Lại nữa, nghĩa như vậy là trong kệ chỉ rõ thức A-đà-na thâm diệu vi tế là vì khó biết. Tất cả chủng tử lưu chuyển như dòng thác nghĩa là tất cả chủng tử lần lượt chuyển sanh, giống như dòng thác, niệm niệm chuyển liên tục. Ađà-na là làm rõ biệt danh. Không khiến phân biệt cho là ngã là vì tướng một chuyển nên phân biệt cho là ngã.

Luận nói: Vì nhân duyên gì mà nói thức nầy là A-đà-na? Là vì nó thâu giữ các căn hữu sắc và nắm giữ y xứ của tất cả tự thân, đối với sắc căn kia (thân xác) chắc không mất cho đến mạng căn tồn tại, lại đối với lúc thọ sanh nối tiếp, nắm giữ sự sanh khiến được thân mình, cho nên gọi là A-đà-na.

Giải thích: Thân giữ tất cả các căn hữu sắc nghĩa là các sắc căn nầy do thức đó nắm giữ, cho đến mạng căn tồn tại tức là lấy câu nầy để giải thích. Vì sao? Là vì các sắc căn: mắt… là do thức A-lại-da thâu giữ, không giống như thân chết trú trong tướng: xanh, rữa… hoặc đến khi chết thì thức kia buông lìa, tức có các tướng: xanh, rữa… Cho nên nhất định phải biết, do thức đó thâu giữ cho đến thời hạn của thọ mạng không hoại.

Nắm giữ y xứ của tất cả thân tức là nắm giữ sự sinh lúc thọ sanh nối tiếp khiến được thân mình. Giải thích vì sự thọ sanh nối tiếp, là thức nắm giữ nơi chỗ sanh nối tiếp kia. Vì sao? Vì khéo nắm chắc sự đầy đủ của tự thân. Do trong thức A-lại-da tự thân huân tập trú đầy đủ thì lúc sanh kia gọi là chuyển sanh, thủ lúc sanh kia gọi là thủ chuyển sanh. Vì do thủ (nắm giữ) nầy nên nắm giữ được tự thân. Do nghĩa nầy nên thức A-lại-da gọi là thức A-đà-na.

Luận nói: Cũng gọi là tâm, như Đức Thế Tôn nói là tâm ý thức, ở trong đó ý có hai loại: Một là duyên thứ đệ cùng với tác y xứ nghĩa là do thức diệt tuần tự, ý thức nương vào đây mà sinh. Thứ hai là ý nhiễm ô cùng tương ưng với bốn phiền não: đó là thân kiến, ngã mạn, ngã ái và vô minh. Ý nầy tức là nương tựa vào thức nhiễm ô khác, thức khác nương tựa vào ý thứ nhất mà sanh ra, do nhiễm ô thứ hai, do liễu nghĩa cảnh. Nghĩa tuần tự là nghĩa niệm nên ý có hai loại.

Giải thích: Lại gọi là tâm nghĩa là thức A-lại-da, tức gọi là tâm, ý và thức, hai loại có nghĩa riêng có thể thấy. Phải biết tâm nầy cũng có nghĩa riêng. Vì hiển bày tâm nầy, trong đó duyên thứ đệ cùng làm y chỉ xứ nghĩa là nếu thức tuần tự diệt rồi thì được làm nhân ý thức, đây là ý thứ nhất. Lại có ý nhiễm ô thứ hai, do bốn loại phiền não, trong đó thân kiến tức là chấp ngã, do chấp nầy nên có ngã mạn, do chấp ngã nên tự cao, do những phiền não nầy nên ở trong thật vô ngã khởi sự khao khát ngã gọi là ngã ái. Ba loại nầy đều lấy vô minh làm nhân. Vô minh là do vô trí. Thức khác là do y chỉ thứ nhất sinh. Do ô nhiễm thứ hai, nghĩa là nếu thức tuần tự diệt rồi thì gọi là ý, cùng với xứ sở của thức đang sanh, vì làm chỗ nương tựa cho sự sanh kia nên ý ô nhiễm thứ hai là y chỉ ô nhiễm.

Vì sao? Vì do trong tâm thiện cũng có ngã. Do nghĩa liễu cảnh, nghĩa thứ đệ, nghĩa niệm. Ý có hai loại là trong đó nghĩa nắm giữ cảnh nên gọi là thức, cùng với nghĩa xứ sở nên gọi là ý thứ nhất, ngã tướng là nghĩa nhiễm ô… nên gọi là ý thứ hai.

Luận nói: Lại nữa, làm sao biết có ý nhiễm ô? Ý nhiễm ô nầy là nếu không có thì vô minh độc hành cũng không có như vậy là có lỗi (là một sai lầm), năm thức tương tự cũng không, mà như vậy là có lỗi, vì như năm thức thân có sự đồng thời nương tựa nên tên gọi: mắt… không có, ý như vậy là có lỗi. Định vô tưởng, định diệt tận không có sai biệt, như vậy là có lỗi. Định vô tưởng ý ô nhiễm gọi là định diệt tận là không đúng, nó có khác nhau. Lại một lần sanh trong trời vô tưởng nầy thì không có phiền não, như vậy là có lỗi. Nếu trong cõi trời kia không có ngã và mạn… thì ngã chấp trong tất cả thời được hành, nghĩa là tâm thiện, ác, vô ký nếu không như vậy thì chỉ có được tương ưng ở trong tâm thiện. Ngã chấp là phiền não nên không phải đi chung với tâm thiện và vô ký. Cho nên nếu cùng có mà cùng đi chung thì không có lỗi nầy. Nếu tương ưng hiện hành thì có lỗi nầy. Trong đây có kệ:

Nếu vô minh độc hành
Và năm pháp tương tự
Hai loại định sai biệt
Được tên gọi không lỗi
Sanh trong trời Vô tưởng
Vô ngã thì có lỗi
Tùy thuận chuyển chấp ngã
Không có tất cả xứ
Không có lìa ý nhiễm
Hai, ba liền trái nhau
Không đây tức cũng không
Chấp ngã tất cả xứ
Tâm hành lúc thật nghĩa
Thường cũng làm chướng ngại
Tất cả thời cộng hành
Gọi vô minh độc hành.

Giải thích: Ý nhiễm ô thứ hai nầy được thành lập theo nguyên tắc nào? Ý nầy nếu không có thì vô minh độc hành không thành. Sao gọi là vô minh độc hành? Lúc chưa khởi đối trị thì nó trí chướng chân như. Si của vô minh nầy không tương ưng với năm thức, vì đối với lãnh vực nầy nó không làm chướng ngại. Nếu khởi xứ đối trị thì làm chướng ngại đối với xứ kia, cũng không tại ý thức nhiễm ô. Nếu là ý thức ô nhiễm thì có lỗi. Chẳng phải ý thức ô nhiễm, nghĩa là cộng hành với phiền não khác thì tên gọi độc hành không thành. Lại nữa, nếu muốn khiến cho vô minh độc hành tức là ý thức phiền não nhiễm ô thì thường có lỗi nhiễm ô. Vì sao tâm: thí… được trở thành thiện? Vì thường tương ưng với ý thức. Nếu nói ý tương ưng với thiện sanh khởi, tức là kiến lập thiện nầy làm đối trị dẫn sanh, có thể đối trị ý thức nhiễm ô, điều nầy không thành. Nếu nói tâm thiện cộng sanh với ý nhiễm ô thì tâm thiện nầy có thể đối trị dẫn sanh, trị diệt thức khác. Sự diệt nầy thì không có lỗi. Lại nữa, vì tâm thiện nầy tương tự với năm thức, như năm thức là nhãn thức … thì có năm căn là nhãn căn… đồng thời làm chỗ nương tựa, ý thức nầy cũng phải có đồng thời nương tựa.

Hai định không sai khác, nghĩa là nếu nói có ý nhiễm ô tức trong định vô tưởng thì có, trong định diệt tận thì không thể nắm bắt sự sai biệt. Trong hai định nầy, ý thức không hiện hành, không sai biệt.

Được tên gọi nghĩa là vì do niệm tự thân nên gọi là ý, nếu vô thể thì tên gọi nầy nương vào chỗ nào? Nếu sáu thức tuần tự đã qua thì thức nầy gọi là ý, sẽ không hợp đạo lý, vì sự diệt ấy.

Lại nữa, sanh ra trong một thời gian ở trời Vô tưởng thì phải vô ngã. Nếu nói chỗ kia không có ý nhiễm ô nghĩa là sanh trong cõi trời ấy thì phải vô ngã, các Thánh nhân không nên chán ghét. Nếu đã chán ghét thì phải biết sanh ở trong cõi trời ấy nhất định là có ngã.

Tùy thuận chuyển chấp ngã nghĩa là vì các thiện: bố thí… đều tương ưng với ngã. Chấp ngã nầy nếu lìa vô minh thì không thành. Vô minh không lìa sự nương tựa thì sự nương tựa nầy lìa ý nhiễm ô bất khả đắc.

Luận nói: Vì ý nầy nhiễm ô là chướng ngại vô ký thường tương ưng với bốn phiền não, như phiền não cõi sắc, cõi vô sắc. Chướng ngại vô ký nầy là nơi chứa Xa-ma-tha của cõi sắc và cõi vô sắc. Vì ý nầy nhiễm trước tất cả thời nên tâm thể thứ ba lìa thức A-lại-da không thể có được. Cho nên thành tựu thức A-lại-da là tâm. Do tâm nầy làm chủng tử nên ý và ý thức chuyển sanh. Do duyên gì mà gọi là tâm? Vì nó tụ tập huân tập chủng tử của hết thảy pháp.

Giải thích: Vì ý kiến và chuyển thức, lấy thức A-lại-da làm nhân sanh ra nên chỗ kiến của tâm thể bất khả đắc. Phật nói thức tức là thuộc ý thứ đệ diệt, do thức nầy đã diệt nên nói là ý. Lại nữa, do tụ tập huân tập chủng tử của mọi pháp nên gọi là tâm. Vô số ở trong đó nghĩa là tướng mỗi một các pháp, chủng tử huân tập nghĩa là có công năng làm nhân sai biệt kia. Tụ tập nghĩa là âm thầm tích tập hợp thành tướng một khối.

Luận nói: Lại nữa, vì sao trong Thanh-văn thừa không nói tâm nầy gọi là thức A-lại-da, thức A-đà-na? Vì đó thuộc về nhĩ diệm (cảnh giới) vi tế. Các Thanh-văn vì không biết tất cả nhĩ diễm nên đối với họ tuy lìa sự nói nầy nhưng được thành tựu trí kia khiến được giải thoát, cho nên Phật không nói. Các Bồ-tát… vì muốn biết tất cả nhĩ diệm cho nên chư Phật vì họ mà nói, vì rời trí nầy thì không thể được trí của Nhất thiết trí.

Giải thích: Thuộc về nhĩ diễm vi tế, nghĩa là vì thức nầy cũng là vi tế, cũng là nhĩ diễm nên gọi là nhĩ diễm vi tế, lại nhập vào trong nhĩ diễm vi tế vì khó biết được. Lại nữa, các Thanh-văn vì không biết tất cả nhĩ diễm nên tu hành chỉ làm việc tự lợi nên phiền não chướng thô của những vị nầy chỉ dùng trí: khổ… mà được diệt. Bồ-tát vì trừ trí chướng, phiền não chướng của mình và người nên tu hành, cho nên Đức Phật vì họ mà nói.

Luận nói: Nhưng ở trong Thanh-văn thừa cũng dùng đạo lý riêng mà nói thức A-lại-da, như trong Tăng Nhất A-hàm nói: Chúng sanh nương A-lại-da, vui A-lại-da, tập A-lại-da, ý cầu A-lại-da. Vì để diệt A-lại-da nên lúc Đức Phật nói chánh pháp, vì để nghe nên lắng tai, vì muốn biết nên phải tác ý, vì nguyện diệt A-lại-da nên thọ nhận pháp và thuận theo pháp. Như Lai xuất thế nên pháp kỳ lạ hiếm có như vậy xuất hiện thế gian. Như Lai xuất sinh bốn thứ đáng khen ngợi Trong kinh đã xuất hiện biệt danh thức A-lại-da trong Thanh-văn thừa đã hiển hiện.

Giải thích: Chúng sinh vui A-lại-da thì câu nầy làm gốc, sau đó

lấy ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai để giải thích, ba câu còn lại theo như tuần tự của văn, lại có nghĩa riêng mừng A-lại-da là đời hiện tại, vui A-lại-da là đời quá khứ. Do đời trước vui A-lại-da nên lại tập hợp Alại-da. Do mừng A-lại-da, tập hợp A-lại-da, lại mong cầu A-lại-da đời vị lai. Thuận pháp là theo như lời nói mà làm.

Luận nói: Trong A-hàm Ma-ha-tăng-kỳ cũng dùng đạo lý riêng để nói về thức nầy gọi là thức căn bản, ví như cây dựa vào rễ.

Giải thích: Thức căn bản như cây nương vào rễ nghĩa là thức căn bản kia làm nhân thể của tất cả thức, ví như rễ cây làm nhân cho mọi thứ cành, nhánh… Nếu không có rễ thì cành, nhánh… không thể có được. Thức A-lại-da làm gốc rễ cho các thức cũng vậy.

Luận nói: Trong Di-sa-tắc cũng dùng đạo lý riêng để nói về thức nầy, gọi là cùng sanh tử tụ . Có nơi, có lúc, thấy sắc tâm đoạn tuyệt, còn chủng tử trong thức A-lại-da thì không có đoạn tuyệt.

Giải thích: Cũng dùng đạo lý riêng để nói cùng sanh tử tụ, nghĩa là thức nầy là thể của cùng sanh tử tụ. Vì sao? Vì có nhân duyên. Có nơi nghĩa là cõi vậy, đó là trong cõi Vô sắc, sắc đoạn trừ. Có lúc là có lúc trú định, như định vô tưởng… Chủng tử trong thức A-lại-da không đoạn nghĩa là sắc, tâm huân tập làm nhân, thời gian sau, sắc tâm trở lại từ đây sanh.

Luận nói: Do đây nên biết y chỉ thức A-đà-na có tên, thức A-lạida tâm, thức căn bản, cùng sanh tử tụ… thức A-lại-da nầy đã trở thành con đường lớn của Đại Vương đi.

Giải thích: Thành con đường của Đại Vương đi nghĩa là vì rộng lớn.

Luận nói: Lại có các Sư khác chấp nghĩa của tâm, ý, thức là một mà tên gọi khác nhau, nghĩa nầy không đúng. Do nghĩa của kiến ý và thức nên nghĩa của tâm kia cũng phải có sự khác nhau. Lại có các Sư khác chấp những câu: Chúng sanh mà mừng A-lại-da mà Thế Tôn giảng nói, trong đó ở năm thủ ấm là A-lại-da. Lại có các Sư chấp dục cùng với các thọ là A-lại-da. Lại có các Sư chấp thân kiến là A-lại-da. Những Sư đó vì mê A-hàm và sự tu đắc nên khởi những chấp như vậy đối với A-lại-da. Thành lập đạo lý trong Thanh-văn thừa nầy, chỗ thành lập đạo lý của những vị kia không tương ưng. Nếu người nào không mê thể tướng A-lại-da thì lấy chỗ thành lập kia gọi là thức A-lại-da, tức là tối thắng. Vì sao là tối thắng? Nếu nói năm thủ ấm là A-lại-da thì hoàn toàn sinh khổ thọ xứ nơi đường ác tức khởi chán ghét. Chúng sanh kia hoàn toàn không thích mà nói là nhiễm trước xứ là không đúng đạo lý, vì chúng sanh kia thường cầu xả ly. Nếu nói các lạc thọ cùng với dục là A-lại-da thì đệ tứ thiền trở lên không có thọ nầy, vì đã được chán lìa. Các chúng sanh nầy lấy A-lại-da kia làm nhiễm trước xứ là không đúng đạo lý. Nếu nói thân kiến là A-lại-da nghĩa là người tin hiểu về vô ngã ở trong pháp Phật thì đối với A-lại-da kia liền sanh chán ghét. Lấy A-lại-da kia làm nhiễm trước xứ là không đúng đạo lý, nhưng nội ngã trong thức A-lại-da vẫn tồn tại. Nếu hoàn toàn sanh nơi khổ thọ thì chỉ cần lìa khổ uẩn, vì chỗ ràng buộc của ngã ái trong thức A-lại-da chưa từng cầu xa lìa. Lại nữa, sanh ở tứ thiền trở lên tuy chán ghét dục cùng với lạc thọ nhưng ngã ái ràng buộc vẫn còn trong thức A-lại-da. Lại nữa, người trong Phật pháp tuy tin hiểu vô ngã, chán lìa ngã kiến nhưng ngã ái ràng buộc cũng còn tồn tại trong thức A-lại-da. Cho nên lấy chỗ thành lập A-lại-da kia thành tựu thể của thức A-lại-da thì là tối thắng, đó là an lập đạo lý riêng của thức A-lại-da.

Giải thích: Người không mê ở trong đó nghĩa là các Bồ-tát. Đường ác là ngạ qủy, súc sanh, địa ngục… Đường ác toàn là khổ, nghĩa là báo thể của đường ác kia hoàn toàn chẳng đáng yêu. Xứ kia nếu có sanh lạc thọ tức là quả tân dịch (quả đáng khạc nhổ), chỗ sanh kia là quả báo của nó chỉ có khổ. Các lạc thọ cùng với dục đều là A-lại-da, nghĩa là từ đệ tứ thiền trở lên không có thọ nầy, vì đã được chán lìa. Chúng sanh xứ kia nghĩa là đệ tứ thiền trở lên và ở ngay trong đệ tứ thiền. Xứ kia nghĩa là được sanh trong xứ kia. Nội ngã vẫn còn nghĩa là lấy thức nầy làm nội ngã. Cầu xa lìa khổ tụ (uẩn) nghĩa là nguyện xả khổ thọ. Ngã ái ràng buộc trong thức A-lại-da nghĩa là lấy thức A-lại-da làm tự ngã. Vì do sự khát ái nầy nên trở thành bị ràng buộc.