DƯỢC SƯ KINH SÁM
Trí Quang dịch

 

1. Hiệu quả của kinh sám Dược sư là do tín tâm. Nhưng tin đuợc là nhờ uy thần của Phật. Huống chi mọi hiệu quả đều “do năng lực phuớc đức và uy thần” của đức Dược sư. Kinh này không khinh thị đồ ăn, đồ mặc, đồ dùng, nhà cửa, bà con, bạn bè. Sống lâu, giàu có, quan chức và con cái, kinh này trọng thị. Nói tóm, kinh này quí sự sống và phương tiện để sống, cho cá nhân và cả tập thể. Không những như thế, kinh này còn cho sự sống và phương tiện để sống là công cụ đạt đến tuệ giác bồ đề tức làm Phật. Ðừng nói rằng đó là trước câu bằng dục lạc, sau hóa bằng chánh pháp (tiên dĩ dục câu hậu dĩ pháp trị). Dược sư nghĩa là thầy thuốc chữa bệnh, rất hiểu cái khổ của bịnh, lại càng rất quí thuốc chữa bịnh. Mà bịnh với thuốc đều có ý nghĩa vừa thực vừa rộng. Thiền tông có công án tôi nhớ như sau. Một hôm Văn thù đại sĩ bảo Thiện tài đồng tử, hãy coi cái gì là thuốc thì lấy đưa đây. Ðồng tử nhìn khắp vũ trụ, thưa, không có cái gì là thuốc cả. Ðại sĩ lại bảo, vậy cái gì không phải thuốc thì lấy đưa đây. Ðồng tử lại nhìn khắp vũ trụ, thưa, không có cái gì là không phải thuốc. Thuốc hay không phải thuốc, hiệu quả Dược sư có hay không có, căn bản là có hay không có “phát sanh tâm không dơ bẩn, tâm không giận dữ tác hại, nghĩa là đối với hết thảy chúng sanh khởi lên cái tâm lợi ích an lạc… ”

2. Sám Dược sư, quan trọngở chỗ cho ta thấy tội lỗi vàquả báo của tội lỗi đều không thật. Không thật mới hy vọngsám hối và sám hối được. Trong Phật giáo nguyên thỉ, câuchuyện A xà thế vương và Ương quật ma la chứng minh cái lẽ ấy. Nhưng vẫn chưa nói rõ tội tánh bản không. Phật giáođại thừa nói rõ như vậy. Sám văn Dược sư càng nói rõ nhưv ậy.

3. “Xá lợi phất, ông nên biết ta đã ở trong giai đoạn dữ dội đầy cả 5 thứ dơ bẩn mà làm việc khó làm,ấy là thực hiệntuệ giác vô thượng, lại vì toàn thể thế gian nói cái pháp khótin này (phápmôn tịnh độ Cực lạc) thìđó là việc rất khó”. Hoặc “công đức đức Dược sư là chỗ hiểu biết cực kỳ sâu xa của Phật, tiếp nhận được là do uy lực Như lai”. Chỉ khi nào thấm thía những lời dạy như vậy của Phật, hơn là những biệnlý chứng minh, mới thấy thích thú kinh và sám Dược sư.

4. (a) Sách này mang tên “kinh sám Dược sư” là vì cócả kinh và sám Dược sư. (b) Tài liệu chính, dùng để đối chiếu, là kinh Dược sư của Ðại tạng (Chính 14/404-408) và sám Dược sư của Tục tạng (Vạn 129/55b-62a). (c) Nghi thứckhai kinh và hoàn kinh là do tôi châm chước trích soạn. (d) Sự dịch nghĩa của tôi, những chữ dịch âm Phạn tự, phầnnhiều dùng chữ thông thường, như Bí sô thì dùng Tỷ kheo, Dược xoa thì dùng D ạ xoa, vân vân.

5. Sau đây là bảng viết tắt : 1. Ðại tạng kinh bản Ðại Dược Sư Kinh Sám – Thích Trí Quang dịch giải chính, thì thí dụ Chính 14/401, là đại tạng ấy, tập 14, trang 401 ; 2. Tục tạng kinh bản chữ Vạn, thì thí dụ Vạn 129/55a, là tục tạng ấy, tập 129, tờ 55 mật truớc ; 3. Thái hu đại su toàn thu (tập 28), thì thí dụ TH 28/2241, là toàn thu ấy, tập 28, trang 2241 ; Phật học đại từ điển của Ðinh Phúc Bảo, thì thí dụ Pđ 123t, là đại từ điển ấy, trang 123, phần trên. Ngoài những tài liệu và ký hiệu này, phần luợc giải kinh Duợc su sẽ kê tài liệu riêng.

6. Khác với bản in cũ, bản chữa và in này không còn để phần Hoa văn và phần dịch âm của kinh và sám Duợc su. Bản chữa và in này là định bản.