ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP V
Thiện Phúc
(Tổ Đình Minh Đăng Quang)

LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa Quý Đạo Hữu,

Đức Thích Tôn Từ Phụ vì thương xót chúng sanh mọi loài, nên Ngài đã tùy theo căn cơ trình độ mà giảng pháp để hóa độ cho ai nấy đều có thể thoát ra khỏi vũng lầy của luân hồi sanh tử. Quý thầy cũng đã và đang nối gót Phật Tổ Gotama mà tiếp tục xiển dương đạo pháp, cũng với tâm nguyện mong cho ai nấy đều có cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoátPhật Tổ và quý thầy đã và đang mở toang cánh cửa giải thoát cho chúng ta rồi đó; vào hay không là tùy ở mỗi người chúng taTuy nhiên, lời Phật tổ dạy vẫn còn văng vẳng: “Thân người khó được, diệu đạo lại càng khó gặp hơn.” Nay được thân người, lại có cơ may gặp được diệu đạo, không lẽ chúng ta bỏ qua cơ hội ngàn vàng nầy để cho thời gian luống qua vô ích, thì quả là uổng cho một kiếp người. Lâu nay tôi có cơ duyên được mỗi tuần đi nghe pháp từ các thầy cũng như tự thân tham biện Phật kinh và hằng ngày thiền quán. Vì thấy rằng những lời chỉ dạy nầy thật vô cùng lợi lạc cho mình và những người thân, nên phát tâm tiếp tục biên soạn lại để chia sẻ cho ai nấy đều được lợi lạc như mình.

Kính thưa quý vị,

Phật pháp thì thậm thâm vi diệu, mà sức người nào có khác chi một hạt cát trong sa mạc mênh mông. Thế nên, cho dù có cố gắng thế nào đi nữa, thì với tài hèn sức mọn nầy, tôi cũng không làm sao mà nói lên hết được ý của chư Phật và quý thầy. Tuy nhiên, với tâm nguyện chia sẻ cho mọi người đều được lợi lạc, tôi mong rằng những sai sót của lần nầy là những nhân duyên đóng góp cho sự sáng rực của hạt Kim Cương Pháp Bảo về sau nầy.

Kính thưa quý vị,

Với tôi, đạo Phật là con đường duy nhất chẳng những giúp ta vượt qua những gai gốc của cuộc sống vật chất loạn động hôm nay, mà đạo Phật còn là con đường duy nhất đưa chúng ta đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Như vậy, hễ những ai hằng đem đạo Phật vào cuộc sống thì người ấy sẽ có cuộc sống hạnh phúc; hễ những ai quyết về nương nơi Tam Bảo mà tu trì, thì cuộc tu sẽ đưa người ấy đến giác ngộ và giải thoát. Có một điều mà tôi muốn chia sẻ cùng quý bạn là từ ngày tôi đến gần với Phật pháp thì con người tôi bớt hẳn tham, sân, si, mạn, nghi, và tà kiến. Cuộc sống tôi và những người thân tôi trở nên an lạc và hạnh phúc hơn nhiều. Chúng ta đã đến với cuộc đời nầy bằng tiếng khóc của khổ đau, tiếng khóc của não phiền trong thế giới Ta Bà, tiếng khóc của nghiệp chướng tiền khiên. Chính tiếng khóc nầy nó báo hiệu cho chúng ta một cuộc hành trình vô định trong vô minh do bởi nghiệp chướng tiền khiên, để rồi ta cứ lăn trôi và tạo thêm hậu quá. Cứ thế mà luân hồi sanh tử. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khẳng định trong những lần thuyết giảng của Ngài là thân người khó được, mà diệu đạo lại càng khó gặp hơn. Do bởi vô minh dẫn dắt mà con người đã tạo ra những nghiệp chướng tiền khiên, cũng như những nghiệp chướng gây ra bởi hậu quá. Nghiệp chướng nầy nối tiếp nghiệp chướng kia; nghiệp chướng sau chồng lên nghiệp chướng trước, cứ thế mà chất chồng. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy rằng con người mà được tái sanh trở lại làm người rất ư là hãn hữu, nhưng bị đọa vào tam đồ ác đạo thì nhiều vô số kể.

Kính thưa quý vị,

Nếu chúng ta không quyết tâm tu tập hành trì theo Phật lần nầy, chắc chúng ta không có lần nào khác nữa đâu để mà tu với hành quý vị ạ. Hãy can đảm lên, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi cho ra khỏi khu rừng vô minh tăm tối nầy. Hãy vững tin rằng với đuốc sáng Từ Bi của Phật Tổ Gotama, cho dù hoàn cảnh có khó khăn cơ cực đến đâu, cơn giông tố đêm Đông rồi sẽ qua, mùa Xuân rồi sẽ đến, mặt trời rồi sẽ mọc. Với đuốc sáng Từ Bi của Phật Tổ, nếu ta quyết tâm tu trì thì cho dù chúng ta có đến với cuộc đời bằng tiếng khóc, chúng ta sẽ ra đi bằng tiếng cười của an lạctự tại và giải thoátTuy nhiên, một điều vô cùng quan trọng cho những ai quyết chí tu theo Phật là đừng nói, đừng rằng, mà hãy tu trì. Hãy thầm thầm tiến tu theo những lời Phật dạy. Hãy cố mà thông triệt cho được Tứ Diệu ĐếBát Chánh ĐạoTứ Chánh CầnBa Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo cũng như những pháp môn tuyệt vời của Phật Tổ, thì không lo gì cuộc sống ta không hạnh phúc, cũng không lo gì cuộc tu ta không giải thoát. Hãy đừng nói, vì nói cũng chỉ là vô ích mà thôi. Làm sao chúng ta có thể lấy phàm ngôn phàm ngữ để diễn tả được thánh ý của chư Phật đây? Hãy noi gương của Đức Thích Tôn Từ Phụ: Chính Ngài đã thuyết giảng bốn mươi chín năm, thế mà Ngài đã phủ nhận chưa từng nói một lời nào trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp.

Cuối cùng tôi xin chân thành tâm nguyện cho ai nấy đều có cơ duyên gặp được diệu đạo để cùng nhau lần về quê hương vô sanh mà chúng ta đã một lần dại dột xa lìa.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Viết tại California mùa Đông năm 1997 
Thiện Phúc

ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP V

311. Sức Mạnh Nào Phá Vỡ Địa Ngục?
312. Thế Nào Là Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ?
313. Tu, Làm Phật Sự và Làm Công Quả
314. Chư Phật Đã Tu Hành Như Thế Nào Mà Được Thành Phật?
315. Các Pháp Đều Hư Huyễn
316. Phải Suy Nghĩ Thế Nào Cho Chơn Chánh?
317. Tình Thương Không Vướng Mắc
318. Con Đường Của Người Tu Phật
319. Định Luân
320. Tịnh Chư Nghiệp Chướng
321. Người Độn Căn Có Thể Tu Thành Phật Không?
322. Tám Điều Giác Ngộ
323. Đạo PhậtCon Đường Hạnh Phúc Và Giải Thoát
324. Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc

***

311. SỨC MẠNH NÀO PHÁ VỠ ĐỊA NGỤC? 

Địa ngục theo Phạn ngữ là Niraya hoặc Naraka, có nghĩa là chỗ trừng trị và hành phạt những kẻ làm ác hoặc làm khổ kẻ khác. Địa ngục là nơi chẳng vui hoặc chẳng có thể vui được vì nơi đó có đủ mọi thứ khổ. Địa ngục là nơi tăm tối, nơi mà chúng sanh không hề nghe biết chánh phápĐịa ngục không phải đợi đến chừng nào mới đọa, mà là đọa ngay trong đời nầy kiếp nầy. Những kẻ làm ác ở đời nầy, phải chịu đọa địa ngục hiện tiềnThí dụ như ngày ngày ta cứ gây sầu chuốc oán cho người thì chẳng những người khổ, mà ta cũng khổ; ngày ngày ta cứ vùi đầu vào những cuộc truy hoan trụy lạc tạm bợ, không chịu đi nghe chánh pháp để sống đời đạo đức… ấy là gì nếu không là địa ngục? Địa ngục có nhiều thứ mà trong hạn hẹp bài nầy không thể kể tên của từng thứ một; tuy nhiên, từ căn bản, cận biên, cô độc, đến vô gián đều là địa ngục. Dù không giống nhau về cách bị đày đọa, nhưng có đày đọa nào mà không khổ đau?

Từ khởi thủy của thế giới Ta Bàchúng sanh đã sống trong miên trường đau khổChúng sanh đã lăn trôi hết thân nầy đến lốt khác, cứ thế mà trở lên lộn xuống. Trước khi Phật tổ Thích Ca thị hiện thì cũng có những tôn giáo thờ trời, hoặc thờ thần; tuy nhiên, tất cả chỉ nhằm mục đích phục vụ một thiểu số quyền lực hoặc Phạm Thiên, chứ không giúp ích gì cho đại đa số chúng sanh đang trầm luân khổ hãi. Về phần chúng sanh thì mạnh ai nấy nuôi dưỡng phàm phu và chúng sanh tánh, nuôi dưỡng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Cứ mãi trầm mê trong hình danh sắc tướng, hoặc giả tiền tài vật chất, đến nỗi không còn biết đâu là đường ra lối vào nữa. Đến khi Phật tổ thị hiện, Ngài đã chỉ rõ cho chúng sanh biết đường nào về giải thoát, lối nào đến địa ngụcTuy nhiên, chỉ có chúng ta mới làm được chuyện ấy chứ không ai có thể làm được chuyện ấy; không ai có thể làm thay ta., ngay cả Phật tổ. Chỉ có sức mạnh từ mỗi chúng ta mới phá vỡ được địa ngục mà thôi. Dù rằng không thiếu gì những Bồ Tát đã thệ nguyện đi thẳng vào địa ngục để cứu độ chúng sanh, như U Minh giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát chẳng hạn, Ngài đã nguyện rằng hễ địa ngục mà còn dù chỉ một chúng sanh thì Ngài chẳng thành Phật. Ấy là hạnh nguyện cao cả tuyệt vờituy nhiên, có chịu ra khỏi địa ngục hay không là còn tùy ở chúng sanh. Những điều vừa kể trên cũng đủ cho chúng ta thấy rõ ai và sức mạnh nào có thể phá vỡ địa ngục.

Chính mình lăn trôi tạo nghiệp, gây ra tội ác và chính mình xây địa ngục cho mình, thì cũng tự chính mình phải phá tan gốc rễ của tội ác, làm phát sanh phước đức và công đức để phá vỡ cái địa ngục đó, chứ không ai có thể làm được chuyện nầy. Như vậy, chuyện phá địa ngục không phải dùng một sức mạnh nào ởở ngoài, mà phải từ trong ta, tức là mình phải nương theo những lời Phật dạy để chuyển phàm tâm thành Thánh trí. Nhờ đó mà chúng ta từ từ xa rời những tội lỗi và ác nghiệp. Muốn làm được chuyện nầy, chúng ta phải thành tâm quỳ trước đài Vô Thượng Giác mà sám kỳ tiền khiên, hối kỳ hậu quá. Quyết từ đây dứt bỏ mọi tội lỗi, mọi ác nghiệpĐi chùatụng kinhniệm Phật, làm công quảlàm Phật sựngồi thiền… đều là những phương tiện tiến tu thù thắngtuy nhiênpháp môn thù thắng và mầu nhiệm nhứt để phá vỡ địa ngục vẫn là tự chiến thắng những nội ma nơi chính ta; từ tham, sân, si, đến mạn, nghi, ác kiến. Phải thắng cho được những nội ma ấy thì người con Phật mới có đủ trí huệ và sức mạnh để phá vỡ địa ngục được. Người con Phật luôn nhớ rằng người ngoài tham thì ta thấy rất dễ, chứ cái “Tham” trong ta, ta khó thấy, khó biết lắm. Tuy nhiên, hãy tự xét với lòng mình xem coi có ngày nào mà mình không tham trong đời sống hằng ngày? Vì những tiện nghi của cuộc sống văn minh vật chất mà ta tham tiềntham quyền, tham địa vị. Vì muốn cho thân nầy phè phởn mà ta chà đạp lên bao thân khác. Vì ham hưởng thụ mà ta phải kiếm cho thật nhiều tiền; lắm khi bất chấp cả đạo đức, hoặc bất chấp cả những hành vi tội lỗiPhật tử ơi ! Đời người hữu hạn và giả tạm. Khi bỏ thân tứ đại nầy, chúng ta sẽ còn gì? “Tham” chính là những viên gạch xây tường cho địa ngục. Nếu chúng ta không khéo tu, thì chắc chắn mỗi ngày chúng ta cứ tiếp tục cung cấp vật liệu để xây cho địa ngục ngày càng lớn thêm lên. “Tham” mà không toại nguyện thì đâm ra bất mãn, hoặc sân si, cuồng hận. Chính lòng tham làm mờ ám lương tri và do đó mà mạn, nghi, ác kiến đồng phát sinh. Sân si chính là những chất xi măng nối kết những viên gạch “tham” lại với nhau thành một địa ngục kiên cố và vô gián. Một khi đã có đủ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến rồi thì đâu còn chỗ nào cho từ, bi, hỉ, xả, nhân hòanhẫn nhục nữa. Là Phật tử nên luôn vâng giữ lời Phật dạy để tự mình phá tan những chất liệu kết thành địa ngục, để tự mình phá vỡ cái địa ngục của khổ đau và phiền não. Hãy can đảm lên hỡi những người con Phật ! Hãy phát tâm thánh thiện; hãy nuôi dưỡng tâm bằng Bi, Trí và Dũng của nhà Phật; hãy dẹp bỏ những chất liệu xây địa ngục như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến; hãy trở về với cái chơn tâm tự thuở giờ của mình để chẳng những phá vỡ địa ngục, mà mỗi ngày chúng ta còn góp phần biến chốn Ta Bà nầy thành cõi Tịnh Độ, hoặc Niết Bàn.

312. THẾ NÀO LÀ CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ? 

Đạo Phật ngoài cứu cánh tối thượng là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, còn nhằm đưa chúng sanh trong xã hội loạn động nầy đến chỗ an lạc và tự tại. Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp Phật vô lượng thệ nguyện học.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

Đức Thế Tôn có thực sự muốn cho mọi người tu đều phải độ hết vô biên chúng sanh hay không? Vâng, nếu có khả năng độ hết được vô biên chúng sanh quả là tốt; quả là ý của Thế Tôntuy nhiên, ở đây Ngài cũng muốn cho chúng ta trước tiên hãy cố mà độ tận những chúng sanh ở ngay trong ta trước cái đã.

Trong ta có bao nhiêu chúng sanh cần được độ?

Nếu nói đến chúng sanh trong ta thì không biết bao nhiêu mà nói. Tuy nhiên, cho dù chúng sanh có vô biên, ta vẫn phải độ cho tận thì tâm ta mới an. Từ những chúng sanh tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến đến những chúng sanh sát, đạo, dâm, vọng và ái dục. Hễ khởi lòng tham thì ta phải biết mà buông bỏ; hễ khởi lòng sân hận thì nên biết mà buông bỏ, ấy là chúng ta đã độ được những chúng sanh tham lam và sân hận rồi. Tương tựchúng ta phải cố công từng giây, từng phút thực hành rốt ráo lời Phật dạy: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.” Một khi từng chúng sanh một đã an lạc, thì ta là gì nếu không là an lạc? Tuy nhiên, chuyện độ tận từng chúng sanh một trong ta không phải là chuyện dễ làm, do bởi chúng ta thường hay quá thương chính chúng ta mà đâm ra mù quángThí dụ như dù biết ta tham, nhưng ta vẫn không buông bỏ, vì buông bỏ thì tiền bạc đâu mà quần là áo lụa. Nếu buông bỏ thì lấy đâu nhà cao cửa rộng; nếu buông bỏ thì lấy đâu xe mới xe đẹp… Người con Phật luôn nhớ rằng dù muốn hay không muốn, thì rồi cũng có lúc chúng ta phải buông bỏ. Hoặc buông bỏ trong lúc nầy, hoặc phải buông bỏ lúc cuối cuộc đời. Nếu đợi đến lúc cuối cuộc đời mới bắt buộc buông bỏ, thì e rằng không còn kịp nữa. Xin hãy dùng trí huệ Bát Nhã để buông bỏ. Từng giây phút buông bỏ là từng giây phút ta độ tận những chúng sanh trong ta vậy. Làm được liên tục như vậy từ bây giờ cho đến khi bỏ thân tứ đại nầy, thì ta đang làm gì nếu không độ tận chúng sanh. Một khi vô biên chúng sanh trong ta đã được độ tận thì không cần được an, tâm vẫn an; không tìm kiếm chơn tâmchơn tâm vẫn hiển lộ; không cầu tìm an lạc, cuộc sống ta vẫn an lạc và tự tại lắm vậy.

Người con Phật muốn đạt quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác, thì trước tiên phải điều phục tâm mình để độ tận những chúng sanh đang lăn trôi trong chúng ta. Phải dùng trí huệ Bát Nhã để chặt đứt những đau khổ phiền não của thế gian nầy. Hãy thấy rõ vạn pháp hư huyễn để buông bỏ không luyến tiếc một thứ gì. Làm được như vậy thì Phật lúc nào cũng trụ thế trong cuộc sống hằng ngày của ta. Làm được như vậy, ta là gì nếu không là đang nắm tay các đấng Như Lai ở cõi vô sanhvô ưu và vô diệt. Nơi của trống vắng khổ đau và phiền não của cõi Ta Bà.

313. TU, LÀM PHẬT SỰ VÀ LÀM CÔNG QUẢ 

Theo Kinh Pháp HoaĐức Phật thị hiện nơi cõi Ta Bà vì một đại sự nhơn duyên: “Khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Tuy nhiênchúng sanh muốn được ngộ nhập tri kiến Phật phải lội ngược dòng đời, hoặc giả như thuyền chèo ngược nước. Làm sao chúng ta có thể làm được chuyện nầy? Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh vật chất; dòng thác văn minh nầy sẳn sàng cuốn trôi xuôi dòng tất cả. Chính vì thế mà chúng ta muốn lội ngược dòng không phải là chuyện dễ. Trong một xã hội mà những nơi loạn động mọc lên như nấm, trong khi những nơi thanh tịnh thì thiếu vắng, hoặc không phát triển nỗi. Chính Đức Từ Phụ đã khẳng định trong những kinh điển của Ngài là thời gian càng xa Phật, lòng người về sau nầy càng dễ bị sa ngã và quay cuồng trong bất an và những thú vui tạm bợ của trần thế.

Trong thời Đức Phật còn tại thế, Ngài đã vì thương xót chúng sanh mà thành lập những tịnh xá và những đoàn tăng già, làm nơi nương tựa cho chúng sanh muôn loài về sau nầy. Đâu phải ai trong chúng ta cũng có đủ duyên lành để xuất gia và theo đuổi mục tiêu giải thoát. Như vậy không lẽ chỉ có chư tăng ni mới có thể giải thoát thôi hay sao? Như vậy câu nói bất hủ của Đức Phật thì sao? “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành tựu quả vị Chánh đẳng Chánh giác.” Đức Phật đã khẳng định với tứ chúng đệ tử của Ngài rằng ai cũng có Phật tánh và ai cũng có thể thành Phật được. Tuy nhiên, những người con tại gia của Phật, muốn thành tựu giác ngộ và giải thoátcần phải tích cực giúp quý thầy phát triển chùa chiền, tịnh xá và những đoàn tăng già nhiều hơn nữa. Chúng ta đã có quá nhiều hệ lụy và phiền não trong cuộc sống hằng ngày, từ công ăn việc làm đến trách nhiệm cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bằng hữu và bà con quyến thuộc. Mỗi tuần chúng ta cạnh kề ít nhất năm ngày với những chướng duyên phiền não và tham, sân, si… Không lẽ chúng ta lại buông luôn cho hai ngày cuối tuần chìm trong những quay cuồng chất ngất hay sao? Xin đề nghị với quý vị là không. Chúng ta quyết dành bất cứ thì giờ nào có được, góp tay, góp sức, góp công, góp của vào công cuộc xây dựng tịnh xá, chùa chiền và phát triển các đoàn tăng già. Chính tịnh xá và chùa chiền chẳng những là những nơi che chở hồn dân tộc, mà còn là những bịnh viện chữa trị tâm bịnh cho những người cùng khổ, là nơi giúp cho chúng sanh nhổ tận gốc tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Khi tuyệt vọng, lúc chán chường thì tịnh xá và chùa chiền là nơi giúp ta trút bỏ tất cả những gì của trần lao ái nhiễm. Chính từ những tịnh xá và chùa chiền nầy, quý thầy đã giúp cho chúng ta gột rữa những tâm bịnh, từ kiêu căng, tật đố, đến sân hậnchấp trước, hẹp hòi, ganh ghét… Chính từ những tịnh xá và chùa chiền nầy, quý thầy đã trao truyền lại cho chúng ta vạn triệu thứ Phật dược từ Từ, Bi, Hỉ, Xả đến Bát Chánh ĐạoTứ Nhiếp PhápLục Hòa… Hễ sân hận thì có thuốc từ bi; hễ chấp trước hẹp hòi thì có thuốc hỉ xả; hễ ngã mạn cống cao thì có thuốc khiêm cung từ tốn; hễ nóng nảy thì có thuốc nhẫn nhục; hễ tham lam keo kiết thì có thuốc bố thí lợi tha; hễ tâm tán loạn thì có thuốc tham thiền nhập định; hễ buông lung mặc cho tội lỗi thì có thuốc sám hối lục căn; hễ thị phi ganh ghét đố kỵ thì có thuốc niệm Phật hoặc trì chú

Như vậy chúng ta, những Phật tử tại gia, có nên đến chùa, đến tịnh xá giúp quý thầy trong công việc Phật sự không? Nên lắm chứ. Như trên ta đã thấy công năng thù thắng của việc đến chùa. Chỉ đến chùa lạy Phật không thôi là ta đã trút bỏ được gánh nặng của trần lao cho được nhẹ nhàng thanh thản rồi, chứ đừng nói chi đến việc đến chùa làm Phật sự, làm công quả. Người con Phật thuần thành không ai nỡ đem thị phiganh ghétđố kỵcông danhquyền uy, và địa vị vào chùa. Có nhiều người cho rằng tu tâmtu thiền là phải về nhà đóng một cái cốc nhỏ mà tu là được rồi, cần gì phải đến chùa. Đúng như vậy, chạy đong chạy đáo làm sao bằng trở về với chính mình, với chính cái tâm của mình, với chính ngôi chùa của mình. Phật và chư tổ đã không từng dạy như thế hay sao? Tuy nhiên, hãy bình tâm mà suy nghĩ thì chúng ta sẽ thấy rõ rằng trong chúng ta, có mấy ai có khả năng tu tập trong nghịch cảnhnghịch duyên đâu? Chúng ta cần lắm những thuận duyên thuận cảnh quý vị ạ! Chỉ có tịnh xá và chùa chiền mới cho chúng ta được những thứ ấy. Nếu không tin, xin quý vị hãy thử tìm vào tịnh xá hoặc chùa, làm Phật sự, làm công quả với tất lòng thành thì quý vị sẽ thấy. Ngoài việc giúp quý thầy hộ trì Tam Bảochúng ta sẽ luôn có một tâm hồn an lạcthảnh thơi, một trí tuệ sáng suốtChúng ta sẽ luôn hòa nhã, khiêm cung, từ ái và lễ độ với tất cả mọi ngườiChúng ta sẽ luôn kính già yêu trẻ và thương mến người tàn tật. Chúng ta sẽ không bao giờ tranh cãi, chỉ trích, hoặc gây ồn ào trong những nơi thanh tịnh nầy. Cho dù có ai đến gây gỗ, tranh cãi, hay chỉ tríchchúng ta vẫn như như tự tại, vẫn một lòng niệm hồng danh chư Phật mà tha thứ cho tha nhân.

Có nhiều người cho rằng những ai đi hết chùa nầy đến chùa khác để phụ giúp quý thầy làm Phật sự là những người sơ cơtu phước… Thật tình mà nói, mỗi người có một quan niệm; không quan niệm nào giống quan niệm nào. Mỗi người có một cách tu; không có cách tu nào giống cách tu nào. Tuy nhiên, cũng nên nói rõ một chút về chuyện tu và chuyện làm Phật sự. Tu và làm Phật sự tuy là hai chuyện khác nhau, hai danh từ khác nhau, nhưng không thể tách rời nhau được. Như vậy tu cũng là làm Phật sự, mà làm Phật sự lại cũng là tu. Hiểu như vậy để đừng ai quan niệm sai lệch về những người tới chùa làm công quả. Làm công quảlàm Phật sự và tu là một, chứ không hai hay ba. Hiểu như vậy để những ai cao ngạo cho rằng tu là phải thiền như vầy nè; phải tịnh như vầy nè; phải niệm Phật như vầy nè…, mới là tu, hãy sớm quay ngay trở về với nguồn cội của đạo Phật mà tu.

Tới chùa nghe phápngồi thiềnniệm Phậttụng kinh, làm công quả và làm Phật sự… vừa giúp quý thầy xây dựng chùa tháp và tự viện, vừa để phát triển đời sống tinh thần, vừa là một phép tu thù thắng, mà cũng vừa là một loại cúng dường cao tột nhứt lên ngôi Tam Bảo. Đây chính là một cách tu rốt ráo nhứt vậy. Làm được như vậy, chẳng những mình thanh tịnh, người thanh tịnh, mà Phật pháp sẽ ngày càng củng cố và phát triển thêm lên. Hoặc tới chùa giúp quý sư nấu ăn, làm vườn, quét chùa, dọn dẹp phòng ốc…, cũng là Phật sự, cũng là tu. Miễn sao mình đừng làm loạn động tới người khác, thì chẳng những tự thân an lạc và phúc đức, mà ngôi nhà Phật pháp sẽ mỗi ngày thêm một rạng rỡ. Làm được như vậy, vô hình chung mình đã làm hạnh nguyện giác tha của Bồ Tát: nhờ có bàn tay và trí óc của những ưu bà tắc và ưu bà di mà tịnh xá và chùa có đủ điều kiện cho nhiều người đến tu học để có được một đời sống an lạc và tỉnh thức.

Ngoài ra, những ai thường xuyên tới chùa giúp quý sư làm Phật sự với một cái tâm không vướng mắc, nghĩa là không cầu, hoặc không mong bất cứ một thứ gì đền trả. Những người ấy chẳng những phước đức tăng trưởngthân tâm an lạclòng từ bi hoan hỉ; mà trí huệ luôn tăng trưởngBồ Đề tâm bất thối chuyển và thiện hữu tri thức sẽ quí mến vô cùng. Với những người nầy, dù không cầu, Tam Bảo vẫn gia hộ; dù không mong, Long Thần Hộ Pháp vẫn phò trì. Tới chùa làm Phật sự mà không dụng ý, hoặc mưu cầu lợi lạc cho riêng mình, thì còn hạnh nguyện nào cao cả hơn hạnh nguyện nầy? Con người ấy không giàu lòng nhơn, thì ai giàu hơn? Con người ấy luôn sẳn sàng bố thí công sức, tài sảnthời giờlời nói…, chỉ mong làm sao cho ai nấy đều có được cái an lạc mà họ đang có. Từng giây, từng phút làm Phật sự, người ấy luôn niệm hồng danh chư Phật, luôn lợi tha, luôn mong cho ai nấy đều được thọ dụng những thành quả nầy. Hễ thấy ai đến chùa để tu, để thiền là tâm người ấy hoan hỉ vô cùngTâm niệm của những người con Phật chân chánh nầy cũng đơn giản vô cùng; từ người quét chùa đến kẻ dịch kinh. Người quét chùa cho được sạch sẽ để cho người khác thấy thoải mái mà tiến tu, thế thôi. Người dịch kinh cũng cố công đem những gì mình biết ra trao cho mọi người để cho ai nấy đều biết mà tu… Còn hạnh nguyện nào cao cả hơn hạnh nguyện nầy? Còn cách tu nào thù thắng hơn cách tu nầy?

Hơn nữa, nhờ thường xuyên đến chùa làm Phật sự mà có nhiều cơ duyên nghe được quý sư, quý ni giảng chánh pháp. Do đó mà những con người nầy luôn phát tâm trì giớitham thiềnnhập định; cũng do đó mà trí huệ người ấy luôn tăng trưởng. Người như vậy thử hỏi thiện tri thức nào mà không quí mến? Mà kỳ thật, một khi họ tới chùa, làm việc Phật, thường thì họ gặp thiện hữu tri thức, chứ ít khi gặp ma lắm. Cho dù ma có đến chùa quấy nhiễu, người con Phật chơn chính cũng coi đấy như là những nợ nần năm cũ để vui lòng mà trả cho xong. Nếu ta không chuyển hóa được những sân hận nơi người thì tốt nhất là ta nên lặng lẽ bỏ đi, chứ không cớ gì mà ta sân hận lại người cho thêm nặng nghiệp. Xin hãy suy gẫm để sớm gây nhân lành trong đời nầy, kiếp nầy. Làm được một việc cho chùa, dù nhỏ, là ta đang góp phần hoằng pháp lợi sanhhoặc giả ta đang thanh tịnh hóa cõi Ta Bà ngũ trược nầy vậy. Xin hãy tới chùa và tịnh xá làm Phật sự và làm công quả vì mưu cầu hạnh phúc cho nhân quần xã hội, chứ không cầu phước cầu đức cho riêng ai. Làm được như vậy thì quả thật làm Phật sự hay làm công quả là một loại bố thí thù thắng và cao tột nhứt. Chính những công việc thiện lành nầy sẽ góp phần đem lại an lạc và hạnh phúc cho rất nhiều người. Chính nhờ những bàn tay góp phần vào việc Phật sự và công quả nầy, mà người khác có nơi có chốn để tịnh tu, có nơi có chốn để lần về con đường giác ngộ và giải thoát.

Mong cho ai nấy đều phát tâm đến tịnh xá, đến chùa làm Phật sự, làm công quả để gieo trồng cội phước bồ đề, chẳng những cho thế hệ nầy, mà còn cho nhiều thế hệ mai sau nữa. Chẳng hạn như lúc quý thầy đang có chương trình xây dựng tịnh xá, chùa hoặc trung tâm văn hóa Phật Giáo, quý thầy cần sự giúp đỡ và yểm trợ về tài chánh. Chúng ta chẳng những giúp về tài chánh, mà chúng ta còn cần phát tâm đến chùa góp tay góp sức làm công quảhoặc giả góp ý kiến cho ban vận động sao cho chương trình của quý thầy sớm được hoàn thành mỹ mãn, ấy là cách tu cho mình và cho người thù thắng nhất, ấy là cách cúng dường lên ngôi Tam Bảo tuyệt vời lắm vậy. Vì chính nhờ công quả nầy mà bao nhiêu người khác của thế hệ nầy và những thế hệ mai sau sẽ có nơi nương tựa cho tâm linh. Hãy cùng nhau ra sức tiếp tay với quý thầy trong việc hoằng trì chánh pháp. Hãy cùng nhau nâng cao ánh Đạo Vàng của Phật Tổ, để xua tan bóng tối của biển đời đầy đau khổ nầy. Xin ai nấy hãy tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của quý thầy và phát tâm tham gia vào Phật sự và công quả. Hãy cố gắng sắp xếp giờ giấc để ít nhất mỗi tuần đến được chùa vài ba lần, đem hết khả năng chuyên môn và tài trí của mình đóng góp vào công trình lợi ích chung. Xin hãy tùy hỉ phụng hành. Được như vậy là chẳng những công đức trọn lành, mà chúng ta còn đang cúng dường đương lai hoặc vị lai chư Phật đấy quý vị ạ!

314. CHƯ PHẬT ĐàTU HÀNH NHƯ THẾ NÀO MÀ ĐƯỢC THÀNH PHẬT? 

Đạo Phật và giáo lý nhà Phật là những khế kinh vô cùng khoa học và hợp lý. Chính nhờ những nguyên lý nầy mà mười phương ba đời chư Phật đã giải thoát rốt ráoTuy nhiênchúng sanh si mêđộn căn với tâm tư mê muội; nghe nhiều nhưng chả hiểu bao nhiêu; kiến thức phàm phu cạn cợt, thế mà còn đi vấn nan Phật pháp nầy nọ. Nên chi việc sống cho được một cuộc sống trọn lành đã là khó, chứ đừng nói chi đến việc tu hành cho được giác ngộ và giải thoát. Người phát tâm tu hành chân chánh nên luôn nhớ rằng những gì Phật Tổ đã truyền trao là những kim ngôn ngọc ngữ cho muôn đời. Hành trì hay không là hoàn toàn tùy thuộc ở chính mỗi người chúng ta, chứ đừng đừng lấy phàm trí mà đùa giởn với thánh ý nữa.

Trong Kinh Viên GiácPhật Tổ đã khẳng định mười phương ba đời chư Phật, nhờ pháp Đà La Ni (Viên Giác) mà sanh ra các pháp thanh tịnh. Chính nhờ chánh pháp Đà La Ni mà chơn nhưBồ Đề và Niết Bàn hiển lộ. Chính nhờ pháp Đà La Ni mà Phật Tổ đã truyền trao lại cho chúng sanh những phép tu cho được rốt ráoPhật Tổ đã nhắn nhủ với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng nhơn địa tu hành của các Đức Phật đều y vào pháp Đà La Ni nầy mà vĩnh viễn đoạn tận vô minh, được sáng suốt miên viễn và giải thoát rốt ráo. Nhờ pháp nầy mà người tu Phật không phạm giới, không kiêu ngạo, không giận dữ với ai, không tị hiềm ganh ghét, không keo kiết, bỏn xẻn; mà ngược lại, luôn giữ giới, luôn khiêm tốn, luôn nhu hòa nhẫn nhục, luôn rộng lượng khoan dung, luôn mở lòng bố thí, luôn cố gắng giúp người bần hàn. Người tu theo pháp Đà La Ni luôn biết buông bỏ, luôn biết quán chiếu sự vô thường của vạn pháp, luôn thấy vạn pháp vô thường như cánh hoa sớm nở tối tàn. Chính nhờ pháp Đà La Ni mà những người con Phật luôn bố thí, chứ không tích trữ tài sản, tiền bạc cho riêng mình. Người tu theo pháp Đà La Ni xem sự bất hạnh của người như sự bất hạnh của chính mình; người ấy luôn cố gắng làm vơi đi những đau khổ của người khác. Ngày ngày họ giúp đỡ những kẻ cô đơn, tật nguyền hay hoạn nạn; giúp đỡ vô điều kiện, giúp đỡ không mong cầu. Nhờ vậy mà họ luôn sáng suốt gìn giữ những hạnh lành.

Theo Đức Từ Phụ, từ vô thỉ cái tánh Đà La Ni vẫn luôn bao la vắng lặng như cõi hư không vô tậntuy nhiêndo bởi vô minh mà phát sanh ra không cùng, không tận những điên đảomộng tưởng. Rồi vì điên đảo mộng tưởng, mà ta nhận giả làm chân, nhận hư làm thiệt, nhận tà làm chánh… Vì điên đảo mộng tưởng mà ta nhận tứ đại giả hợp làm thân mình, cảnh trần duyên căn và thức làm tâm mình, rồi từ đó chấp ngãchấp pháp là có thật, để rồi tạo ra chồng chất ác nghiệp và che mờ đi tánh viên giác. Do đó mà hết kiếp nầy đến kiếp khác ta cứ lăn trôi trong sanh tử luân hồiĐức Phật đã nói rõ ràng cho dù có lộn lên trở xuống bao nhiêu đời kiếp, bản tánh “Viên Giác” thanh tịnh của chúng sanh vẫn vậy, vẫn không sanh, không diệt. Bản tánh ấy vẫn theo ta, dù ta xuống tận cùng địa ngụcBản tánh “Viên Giác” vẫn luôn có mặt trong ta, dù ta đang tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Phép Đà La Ni giúp ta chấm dứt những thứ chiêm bao mộng mị; chấm dứt những vui, buồn, thương, ghét; chấm dứt những luyến ái triền miênPháp Đà La Ni đưa ta về tỉnh thứcgiác ngộsáng suốt và giải thoátPháp Đà La Ni giúp ta thấy rõ vạn pháp hư huyễn. Thấy để mà buông bỏ không luyến tiếc. Với Đà La Nivạn pháp tự chúng là “không,” chứ không đợi ta phải mang chúng về với dạng “không,” hoặc phá hủy chúng. Nhờ quán vạn pháp hư huyễn, nên chúng ta không tội tình gì mà đi ôm những cái hư huyễn ấy. Do đó, từng bước, từng bước tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đều phải tháo lui. Nhờ vậy mà ta không tạo nghiệp. Nhờ vậy mà ta chấm dứt được luân hồi sanh tử. Với Đà La Ni, thấy biết hay không thấy biết, hư không vẫn vậy, chứ chẳng lay động, vẫn viên mãn khắp cả mười phương; chấp thấy biết hay không thấy biết làm gì cho thêm vướng mắc.

Phật Tổ đã chỉ dạy rõ ràng rằng mười phương ba đời chư Phật, cũng phải nhơn nơi pháp Đà La Ni mà phát tâm thanh tịnhThế cho nên chúng sanh đời sau nầy cũng phải y nơi đây mà tu hành mới mong khỏi lạc vào tam đồ ác đạo. Người con Phật quyết chí vâng giữ lời Phật Tổ, dùng trí huệ “Viên Giác” mà phá trừ hết vô minh; luôn biết vạn pháp là hư huyễn, là chiêm bao, mộng mị… nên luôn tỉnh thứcgiác ngộsáng suốt và giải thoát rốt ráo.

315. CÁC PHÁP ĐỀU HƯ HUYỄN 

Đạo Phật chủ trương giác ngộ và giải thoát bằng tu tập tự thân. Nghĩa là với đạo Phật, mỗi chúng sanh đều có khả năng chuyển mê thành ngộ, chuyển ác thành thiện và chuyển Ta Bà ngũ trược thành Tây Phương Cực Lạc hay Niết Bàn. Người tu theo Phật không nhờ ở ngoại lực hay uy quyền, hoặc thần năng để chiến thắng ma vương. Ngược lại, người tu Phật quay lại với chính mình để tu tập tự thân; tuân thủ lời Phật dạy để tiến tu giải thoátChúng sanh từ vô thỉ đã huân tập đủ thứ điên đảomộng tưởng; cho rằng tứ đại là mình; cho rằng lục trần duyên ảnh là tâm mình. Cứ như thế mà hết ngày dài rồi lại đêm thâu, ta đi khắp năm châu góp nhặt những thứ rác rưởi, chấp vọng làm chân, rồi tạo nghiệp, và rồi cứ mãi lăn trôi trong sanh tử luân hồi.

Theo Đức Từ Phụ trong kinh Bát Nhã: “Thị chư pháp không tướng, bất sanhbất diệtbất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm…” Phật đã dạy như vậy từ hơn hai ngàn năm trăm năm nay, nhưng có mấy ai đã hành trì rốt ráo những lời dạy dỗ ấy của Ngài? Chư pháp đều hư huyễn; chí đến cái bản ngã cũng là huyễn giả, vô tưởng hay ảo giác, chứ làm gì có một cái “ta” thật. Chỉ là sự kết hợp của tứ đại mà thành. Lục trần duyên ảnh tạo cho ta có một cảm giáctri giác… Ấy chỉ là những tạo tác của tâm ý và thức mà có, chứ làm gì có một cái “tâm” thực. Chư pháp cứ duyên nhau mà tụ; duyên nhau mà tan, làm cho ta cứ tưởng như chúng sanh sanh diệt diệt. Chứ kỳ thật chúng chỉ theo những chu kỳ thành, trụ, hoại, không của luật vô thường trong nhà Phật. Chính cái ta tưởng ấy là một tiến trình liên tục của luân hồi sanh tử. Ta càng tưởng nhiều chừng nào, thì luân hồi sanh tử nhiều chừng ấy. Chừng nào ta hết tưởng, thì chừng đó chúng ta sẽ nhìn chư pháp bằng cái nhìn “như thị,” chừng đó chúng ta sẽ thấy chư pháp đều là huyễn giả. Chừng đó chúng ta sẽ thấy cái “Ta” mà bấy lâu nay ta cứ tưởng là thật, chỉ là ngũ uẩn, có hợp, vô thường và luôn biến đổi. Cái thân mà chúng ta ôm ấp bấy lâu nay chỉ là sự kết hợp của tứ đại; nó chỉ hiện hữu trong một khoảng thời gian hạn hẹp, rồi tan biến. Hễ thuận duyên thì còn, mà nghịch duyênrã rời mụt rữa.

Đa phần trong chúng ta vì không chịu nhìn thấy sự huyễn giả của chư pháp mà cứ mãi hẹn lần, hẹn lựa, chứ không chịu tu. Thôi đợi hưu trí rồi hẳn tu. Đến lúc hưu trí thì lại hẹn để đi chu du vài năm rồi hẳn tu. Đi chu du xong về lại, nhìn đàn cháu thấy thương quá nên lại hẹn nữa. Thế rồi đùng một cái, ra nghĩa trang nằm một mình, mà không còn kịp để hẹn tiếp nữa. Tù đày lục đạo là như thế ấy. Giả như không ra nghĩa trang, thì cũng mãi bận bịu với đàn cháu; tình cảm cứ thế mà trói chặt ta vào sanh tử luân hồiTham ái đến độ không chừng sau khi chết lại đáo lộn trở lại làm chó giữ nhà cho đám trẻ. Quí vị ơi! Chư pháp là huyễn giả, Đức Từ Phụ đã dạy và đã chỉ rõ cho chúng ta như vậy đó, chứ không phải nói không có sách, mách không có chứng đâu. Hãy vâng giữ kim ngôn ngọc ngữ mà tiến tu, kẻo thời gian luống qua thật uổng cho một kiếp người.

Hãy cố mà suy nghiệm cho thấy chư pháp là huyễn giả. Hãy lấy bất cứ thứ gì trong cõi Ta Bà nầy ra làm thí dụ điển hình. Bất cứ thứ gì, chứ không hạn hẹp ở một vài thứ. Chẳng hạn như cánh hồng ngoài sân kìa; sáng nầy thì hoa nở đẹp thật, nhưng đến chiều tối, hoặc vài hôm sau thì sao? Hoa sẽ rơi lả tả từng cánh chứ còn gì đâu? Hãy nhìn lại thân thể của chính mình thì thấy rõ; mới hồi nào nhựa sống tràn trề, mà bây giờ lụm khụm, lom khom. Mới hồi nào thân thể tráng kiện, mà bây giờ tai yếu, mắt mờ, má hóp, chân run. Đợi đến lúc đó thì còn gì là ý chí để mà tiến tu? Hãy mạnh dạn thấy rằng vui sướng, buồn khổ, hạnh phúckhông hạnh phúc… chỉ là những trò huyễn hóa của tâm thức, chứ đâu có thật. Hãy buông bỏ những thứ huyễn giả ấy đi để tìm về với cái thật ở ngay chính mình. Hãy nương theo hành trì rốt ráo những gì Phật dạy để tập xa lìa những cái vui ngắn ngủi giả tạm của trần thế mà lần về cõi giác ngộ và giải thoát.

316. PHẢI SUY NGHĨ THẾ NÀO CHO CHÂN CHÍNH? 

Chúng ta đang sống trong một xã hội vô cùng loạn độngvăn minh vật chất và phương tiện đâu chưa thấy, chỉ thấy nhan nhản những nghèo đói, bịnh tật, lầm thanđau khổ và phiền não. Từ đâu mà có những thảm trạng nầy? Đức Phật đã dạy : “Tâm như một nhà hội họa vẻ vời cảnh thế gian.” Từ suy nghĩ tà vạyác độc đến suy nghĩ chơn chánh đều do tâm nầy mà ra cả. Tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố… cũng do tâm nầy mà có. Con người đã hằng sống với muôn ngàn bộ mặt vẻ vời; vừa đóng xong tuồng nầy, là mang ngay mặt nạ vào để đóng lốt khác. Tất cả những tình huống bên ngoài đều do ta mà có; hễ ta loạn động thì bên ngoài có cái gì mà tịnh cho được? Theo Đức Từ Phụ, muốn chấm dứt những tấn tuồng giả tạo và loạn động nầy, con đường duy nhất mà mỗi người tu Phật đều phải theo, ấy là suy nghĩ cho chơn chánh.

Thế nào là suy nghĩ cho chơn chánh? Suy nghĩ chân chánh là những suy nghĩ đúng với lẽ phải, hợp với đạo lý và không gây ra tổn hại cho ai. Người biết suy nghĩ chân chánh thì thường được đạo lý cao siêu; luôn biết rõ đường tà, nẽo chánh; luôn thấy được những hành vi lỗi lầm của mình để sám hối. Với người biết suy nghĩ chân chánh thì giới luôn trì giữ, định hằng tu tập và huệ phát thầm thầm. Từ đó mà vô minh diệt trừphiền não đoạn tận. Theo Phật, chúng sanh và ngay cả chư Bồ Tát đời sau, muốn ngộ nhập tâm viên giác thanh tịnh của chư Như Laicần phải luôn suy nghĩ chân chánh và hằng xa lìa các vọng huyễn. Muốn có suy nghĩ chân chánh, Phật tử phải giữ gìn giới luật cho kiên cố. Chính Đức Thế Tôn đã khẳng định rằng giới luật là con thuyền Bát Nhã đưa ta đáo bỉ ngạnPhá giới là tự ta đâm lủng con thuyền, thì đừng nói đến việc đáo bỉ ngạn nữa. Ngoài rasuy nghĩ chân chánh còn có nghĩa là xa rời các vọng huyễn, dứt hết tà vạy và tội lỗi. Người suy nghĩ chân chánh luôn quán thân nầy giả tạm, do tứ đại duyên hợp mà thành, duyên nghịch mà tan rữa… chứ có chỗ nào là ta đâu? Người biết suy nghĩ chân chánh vẫn làm việc để nuôi thân mà tiến tu, nhưng nuôi thân bằng những phương cách lương thiện, chứ không lao tâm nhọc trí để bồi đắp và chìu chuộng thân nầy quá đáng. Người ấy vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn xe, vẫn nhà, nhưng ăn mặc bình dị, xe chỉ là phương tiện di chuyển, nhà chỉ là nơi trú mưa tránh nắng, thế thôi. Nhọc công chi quần là áo lụa, sơn hào hải vị; nhọc công chi mà xe đẹp nhà sang. Chính vì vậy mà người ấy không tranh hơn tranh thua với ai. Nhờ đó mà không tạo ra ác nghiệp và tội lỗi cho một kiếp lăn trôi. Người có suy nghĩ chân chánh luôn thấy thân xác nầy là hư huyễn, vật chất tài sản là vô thường, thì làm gì còn tham luyến? Người suy nghĩ chân chánh luôn thấy rằng niệm sanh, niệm diệt đều do tâm nầy mà ra. Trong thân nầy hình như các vọng tưởng phân biệt tích tụ và duyên theo bóng dáng của trần cảnh mà đa phần chúng sanh nhận đó làm tâm. Với người biết suy nghĩ chân chánh, cái tâm hư vọng phân biệt nầy làm gì có thật. Không có trần cảnh thì nó cũng tan, mà không có thân tứ đại làm chỗ dung chứa thì nó cũng rã rời.

Người biết suy nghĩ chân chánh luôn quán thân huyễn, tâm huyễn, trần huyễn, ngay cả trí cũng huyễn. Tất cả đều là huyễn giả, nên ta quyết đoạn diệt, thế là viên giác hiển lộ. Giống như gương đã lau sạch bụi thì cái gì mà không thấy? Tánh viên giác nầy bất nhị; nó như một cây đờn phát ra thanh âm trầm bỗng; tuy nhiên, hễ ai đàn hay thì nó phát ra tiếng hay, còn ai đàn dở thì nó phát ra tiếng dở, dể hiểu thôi.

Tóm lại, người biết suy nghĩ chân chánh thì vào bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, cả lục cănlục trần và lục thức đều thanh tịnh. Do đó mà toàn bộ pháp môn Đà La Ni đều thanh tịnh. Một khi tám vạn bốn ngàn pháp môn đều thanh tịnh, thì chẳng những cá nhân và gia đình thanh tịnh, mà mười phương chúng sanh thảy đều thanh tịnh dưới mắt người ấy. Với người ấy, còn cái gì có thể ràng buộc được? Hữu vivô visanh tửgiải thoát, hay Niết Bàn có sai khác chi đâu? Tất cả chỉ là một hư không tĩnh mịch và vắng lặng. Lúc đó mặc tình niệm sanh, niệm diệt, đau khổ hay viên giácsanh tử hay Niết Bàn chỉ là những giấc chiêm bao.

317. TÌNH THƯƠNG KHÔNG VƯỚNG MẮC 

Trong cuộc sống hằng ngày, đa phần chúng ta bị quay cuồng bởi xã hội văn minh vật chấtChúng ta bị lạc vào mê lộ của vật chất đến độ không còn biết đường nào ra, lối nào vào? Tại vì sao mà chúng ta lại lạc vào mê lộ đến nỗi quên cả đường ra lối vào? Chúng ta có bị lạc vào đó một cách ngẫu nhiên hay không? Hay là vì tội lỗi của tổ tiên ông bà mà chúng ta phải vào mê lộ? Hay do một đấng nào đó bắt ta phải lọt vào? Phật giáo cho rằng vì vô minh dẫn dắt mà ta phải lọt vào mê lộ. Cũng chính vô minh đã sai khiến ta đủ điều. Thay vì từ bi hỉ xảchúng ta lại tham lambỏn xẻnđộc ác tị hiềm, ganh ghét. Thay vì m· rộng tình thương đến chúng sanh mọi loài không vướng mắc, thì chúng ta lại mắc hết đầu nầy rồi vướng đầu kia. Quả là một cuộc sống vô cùng trục trặc! Như vậy muốn được cái tình thương không vướng mắc ấy chúng ta phải làm sao? Chỉ có “Diệu Tâm” là cái thực tại cuối cùng đưa ta ra khỏi chốn trần lao khổ hãi nầy. Chỉ có cách là trở về với cái diệu tâm ấy thì chúng ta mới có được cái tình thương không vướng mắc, để đi đến xả bỏ tuyệt đối, rồi lần về nẽo giác ngộ và giải thoát. Ngoài tâm ra không thể có Phật. Ngoài tâm ra, không có giải thoát. Như vậy mong cầu ở một đấng nào đó cứu rỗi là huyền hoặc. Mong cầu ai đó ban cho mình cái tình thương không vướng mắc là không tưởng. Trong Kinh Viên GiácĐức Thế Tôn đã chỉ rõ muốn được “Diệu tâm” để đi đến Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giáccon đường duy nhất là hãy cầu tu, cầu học với những bậc thiện tri thứcThiện tri thức là những người hiểu biết chân chánh về Phật phápThiện tri thức không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp mà hành chánh đạo. Chẳng hạn như không vì đẹp xấu, thân sơ mà bố thí; lại cũng không vì nghe tiếng ca trầm bỗng của kẻ ăn xin mà bố thíThiện tri thức luôn hành trì hạnh lành và luôn phát đại bi tâmĐại bi tâm là tình thương không vướng mắc, là cái tâm thương xót mọi loài mọi vật một cách vô phân biệt và không vướng mắc. Chẳng hạn như Phật, Ngài đã đem tình thương không vướng mắc ra mà ban rãi cho mọi loài. Ngài thương những chúng sanh thiện lành, mà Ngài cũng thương xót cả những chúng sanh độc ác nham hiểm nữa. Với tình thương không vướng mắccha mẹ thương con không vì con đẹp hoặc con học hành giỏi dang, mà cha mẹ thương cả những đứa con xấu xí tật nguyền, học hành dang dở. Với tình thương không vướng mắccha mẹ sẳn sàng dang rộng đôi tay ra đón nhận những đứa con lạc loài, hư hỏng. Từ đó gia đình và xã hội chỉ có đại bi tâm, chứ không còn một thứ gì khác. Ngoài rathiện tri thức không bao giờ lý luận biện giải để bào chữa lỗi mình. Ngược lại, thiện tri thức luôn biết tự sám hối những lỗi lầm của mình. Dù gặp thuận duyên hay nghịch cảnhthân tâm thiện tri thức vẫn vậy, nghĩa là thắng không kiêu, bại không nản. Bồ Đề tâm trước sau vẫn vậy. Tuy sống trong trần lao, mà thân tâm vẫn luôn thanh tịnhThiện tri thức không chấp danh, cầu lợi. Với thiện tri thức, tiền tài, danh vọng và quyền uy chỉ là gió thoảng mây bay, hay nước chảy qua cầu.

Tóm lại, người con Phật phải hằng sống hằng tu với cái tình thương không vướng mắc mà Phật Tổ đã truyền trao. Hãy nhớ lại di chúc sau cùng của Đức Từ Phụ trước khi Ngài nhập diệt : “Hãy kiên tâm dõng mãnh buông bỏ tất cả những vướng mắc, ngay cả tình thương, vì tất cả đều vô thương, có gì đâu để cho chúng ta vướng mắc?” Đức Thích Tôn Từ Phụ đã sống và đã tu với tình thương không vướng mắctình thương không ngằn mé. Ngài thương chúng sanh mọi loài còn hơn cha mẹ thương con đỏ. Chính vì thế mà Ngài đã đạt thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Những chúng sanh đang lăn trôi như chúng ta, há có con đường nào khác để sống để tu, nếu muốn lần bước theo Ngài?

318. CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI TU PHẬT 

Đạo Phật chẳng những có công năng đưa con người đến chỗ trống vắng mọi khổ đau phiền não, mà nó còn dung hòa được tất cả mọi dị biệt của con người trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh. Ngặt một nỗi cõi Ta Bà nầy có lắm thứ trục trặc, nên ngay chính Đức Phậtlắm khi chỉ lặng thinh mà thương xót chứ không làm gì khác hơn được. Thêm vào đó, có những tôn giáo đang suy vong trước đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nên tìm đủ mọi cách chống phá đạo Phật. Nào là đạo Phật yếm thếđạo Phật thờ hình tượngđạo Phật tiêu cực, hoặc đạo Phật chủ trương thoát ly khỏi những hệ lụy và ràng buộc với cuộc sống trần tụcvân vân và vân vân… với hai chủ đích: một là hạ uy thế của đạo Phật, hai là tìm cách kềm giữ tín đồ của họ. Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì họ có biết gì về đạo Phật đâu mà phê với phán? Hãy đi vào cuộc tu hành của những người con Phật chân chánh thì mới thấy được cái thậm thâm vi diệu của đạo Phật. Hãy thật sự đi vào cuộc hành trình trở về đất Phật, thì sẽ thấy đạo Phật và con đườngniềm tin, cũng như cuộc tu cuộc sống của người tu Phật rất rõ ràng và thức tế, chứ không huyền hoặc hay mơ hồ khó hiểu. Đạo Phật chủ trương nói lên tất cả sự thật về cuộc đời nầy. Phật tổ đã dóng một tiếng chuông dài báo hiệu cho Phật tử thấy và biết cõi đời ngũ trược ác thế nầy là một bể khổ. Tuy nhiên, những đứa con Phật không chán đời, mà chỉ chán cái ngũ trược ác thế, chỉ chán những nguyên nhân gây ra ngũ trược ác thế và cái bể khổ nầy mà thôi.

Trong cuộc sống, người con Phật xông thẳng vào đời với tâm tư tình cảm của Đại TừĐại BiĐại Hỉ và Đại Xả. Người con Phật luôn tỉnh thức để tự mình vừa chiến đấu chống phiền não, vừa loại bỏ những dục vọng xấu xa. Xin đừng lầm tưởng là người con Phật phải triệt tiêu hết tất cả mọi ước muốn. Không, người con Phật vẫn sống và chiến đấu cho lẽ phải, cho lý tưởng tự do và cho sự lợi ích chung cho chúng sanh mọi loài. Con đường của người tu Phật sẽ thiếu vắng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Vì Phật Tổ đã từng dạy rằng người tu theo Phật phải cố mà thoát ly ra khỏi những lao tù của tham, sân, si…, nên người con Phật sẽ chẳng bao giờ đồng tình với những dục vọng xấu xa. Xin nhấn mạnh ở đây là người con Phật quyết xa lìa những dục vọng xấu xa, chứ không và sẽ không bao giờ người con Phật nhìn đời bằng cặp mắt bàng quan. Ngược lại, người con Phật vẫn thẳng tiến vào đời với những ước muốn xây dựng một con người hiền hòa, một gia đình nề nếp, một xã hội tốt đẹp và một quốc gia phú cường. Người con Phật chân chánh, đi thẳng vào đời, sống hòa hợp và nhẫn nhục với chúng sanh mọi loài; nhẫn nhục không có nghĩa là ươn hèn và tiêu cực. Ngược lại, nhẫn nhục với đầy đủ đại từđại biđại trí và đại dũng cảm, theo đúng lời Phật dạy. Hãy nhìn một chút về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc và sự đóng góp quí báu của những người con Phật; từ những thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần…Người con Phật chẳng những góp phần dựng nước, mà còn góp phần giữ nước một cách tích cực và hào hùng. Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc và những cuộc xâm lăng triền miên từ phương Bắc, nếu không có sự tích cực dấn thân của những người con Phật, thì giờ nầy số phận của Lạc Việt cũng không hơn gì những bộ tộc khác của Bách Việt, đã hoặc bị diệt chủng, hoặc bị Hán hóa từ khuya rồi. Những người con Phật đi sau luôn nối gót những người con Phật đi trước mà phá tà hiển chánh.

Tuy nhiên, trong cuộc tu, người con Phật quyết không hèn yếu trước mọi tình huống. Ngược lại, người con Phật quyết từng giờ, từng phút gạn lọc tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến và những tình cảm thấp hèn để hướng thượng và cuối cùng đạt tới sự giải thoát rốt ráo. Với người con Phật, không ai giận ai; không ai buồn ai; không ai thương ai; không ai ghét ai; không ai lo, ai sợ; mà chỉ có sự giận, sự buồn, sự thương, sự ghét, sự lo, sự sợ. Người con Phật không thuần hiểu đạo bằng kiến thức, mà con người ấy hiểu và đi vào đạo bằng sự kiên cố hành trìĐạo Phật với người con Phật là con đường mà mình phải đi mỗi ngày, tiến tới hay thụt lùi, còn tùy ở sự tinh tấn của mỗi người chúng ta.

Đạo Phật là đạo của chân thật, thấy sao nói vậy. Đạo Phật cho rằng cõi Ta Bà nầy đầy đau khổ và phiền não, nhưng những người con Phật không lẩn tránh; mà ngược lại, trực diện với đời sống đầy kham nhẫn. Người con Phật tin tưởng rằng chư pháp thị huyễn, nhưng không có giác ngộ và giải thoát, hoặc Niết Bàn ngoài thế giới huyễn mộng nầy. Chính Đức Từ Phụ đã từng dạy rằng nếu không có Ta Bà ngũ trược nầy thì đấng Như Lai chẳng thị hiện làm gì, và Phật pháp cũng chả còn cần thiết nữa. Người con Phật không chạy theo huyễn; mà ngược lại, lấy huyễn ly huyễn, lấy tứ đại mà tìm về chân tâm, lấy Ta Bà mà lần về Tịnh Độ. Người con Phật không van xin, cũng không ỷ lại ở bất cứ ngoại lực nào, mà tự mình quyết định con đường mình phải đi trong cuộc sống nầy, chứ không đợi gì đến lúc rũ bỏ thân tứ đại. Người con Phật luôn tự mình làm chủ lấy mình vì chính Phật đã dạy rằng Ngài cũng không cứu được ai, nếu người ấy không có quyết tâm tự cứu lấy mình.

Trong đạo Phật có bảy con đường mà người con Phật phải tự mình lựa chọn, không ai có thể lựa dùm mình, hoặc đi dùm mình được. Ai ôm lòng trưởng dưỡng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến và những tình cảm thấp hèn thì đang ở địa ngục, hoặc đang khăn gói để đi vào địa ngục. Ai mỗi ngày ôm mối dục vọng vật chất và quay cuồng trong bã lợi danh mà không toại nguyện, rồi đâm ra phiền não khổ đau, ăn không ngon, ngủ không yên, ấy là đang ở trong cõi ngạ quỷ. Ai suốt ngày nầy qua tháng nọ chỉ động lòng ham muốnham muốn bất chấp chính nghĩa hay phi nghĩachánh pháp hay phi pháp; tìm chưa được cái nầy, đã muốn bươi cái kia; hễ thấy là thèm, là muốn, ấy là đang ở trong cõi súc sanh. Ai mà cuộc sống đầy sân hận, hờn mát, hờn nóng; tưởng mình là trùm thiên hạ, rồi coi người không ra gì; có ai nói hơi nghịch lổ tai một chút là hờn, là giận, ấy là đang ở trong cõi A Tu La vậy. Người nào khi khóc, lúc cười, khi vui, lúc khổ, khi thương, lúc ghét, khi tham lam bỏn xẻn, lúc rộng lòng bố thí, là đang ở cõi Ta Bà ngũ trược nầy đây. Còn những ai ngày đêm làm việc thiện lành, tâm tư vui vẻthoải mái, ấy là đang sống trong cảnh trời. Cuối cùng, những ai vâng giữ lời Phật dạy hành thiện, không hành ác, với cái tâm không phân biệt. Tâm tư an tịnh, cuộc sống trống vắng mọi khổ đau phiền nãodục vọng và si mê lầm lạc, một lòng một chí thượng cầu đạo vô thượng và hạ hóa chúng sanh, ấy là đang sống trong cõi giải thoát của chư Phật.

Đạo Phật là như thế ấy, đơn giản và dễ hiểu, chứ không thần bíSự giải thoát của đạo Phật là đây, là đời nầy, kiếp nầy, chứ không phải đợi ở một kiếp xa xôi nào. Người con Phật có toàn quyền lựa chọn một trong bảy con đường; đường nào nên đi, đường nào nên tránh. Hãy can đảm lên hỡi những người con Phật! Hãy rũ bỏ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, rũ bỏ những cạnh tranh vô lý, lòng tham ích kỷ và tình cảm thấp hèn vì chúng chỉ tạo thêm nghiệp lực, làm tăng thêm đau khổ cho mình, cho người và cho đời.

319. ĐỊNH LUÂN 

Chủ trương của đạo Phật là chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển vô minh thành trí huệ và chuyển Ta Bà thành Tịnh Độ, hoặc Niết Bàn. Những người con Phật nương theo những lời chỉ giáo của Đức Từ Phụ mà tự mình gột rửa những phiền não, cũng như những cái bất thiện; chẳng hạn như tham, sân, si, lười biếng, nghi ngờsợ hãingã mạncống cao và tà kiến. Người con Phật không ngữa cổ trông mong ở một thần lực biến hóa nào, hoặc quyền phép nào, hay nhờ một trợ lực nào từ bên ngoài để làm những việc nầy cho họ. Chư Phật là những đạo sưhoặc giả là những chuyển luân thánh vươngThần lực của chư Phật có thể giúp cho chúng sanh lăn trôi, tìm trở về đường ngay nẻo chánh mà đi, cũng giống như nhiều bàn tay nâng chiếc bè giải thoát lên cùng một lúc, chứ chư Phật không giữ vai trò đóng hay mở cửa địa ngục, hoặc thiên đường.

Trong Kinh Viên GiácOai Đức Tự Tại Bồ Tát đã hỏi Phật xem coi có bao nhiêu thứ lớp tu tập để được viên giác tròn đầy? Đức Phật đã một lần nữa khẳng định rằng không riêng gì một mình Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, mà mười phương tam thế chư Phật thẩy đồng một thểPhật tánh ở chư Phật như thế nào, thì Phật tánh ở chúng sanh cũng như thế ấy, chứ nó không hơn, không kém. Tuy nhiên, chư Phật với viên giác tròn đầy, nên thể tánh hiển lộ, còn chúng sanh vì mê muội vô minh, nên không thấy được tánh ấy mà thôi. Muốn đạt đến chỗ toàn thiệntoàn mỹ, hoặc viên giác tròn đầy, mỗi chúng ta đều phải tự thân thực nghiệm cho đến lúc nào cũng yên tĩnh, tinh thần minh mẫn và trí huệ viên giác. Lúc đó năng lực của chúng ta sẽ tiếp xúc với một nguồn năng lực vô biên trong tận cùng tri thức; và lúc đó, mọi việc bên ngoài đều sẽ được thấy rõ, thấy đúng. Muốn được như vậy, tùy căn cơ và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh, nên phương tiện tu tập cũng có phần khác nhau. Phật dạy rằng mặc dù tùy duyên mà tu tậpphương pháp cũng không chạy ra ngoài ba thứ lớp sau đây :

Trước nhất là tu “Chỉ” Samadhi hay Samatha. Nghĩa là ngừng lại, hoặc tắt đi. Theo Phạn ngữ, chữ Tam-Ma-Địa có nghĩa là ngừng tắt cái tâm náo động của mình, mà định tỉnh về một nơi. Tâm chúng ta lúc nào cũng chạy nhẩy, mơ tưởng; khi thế nầy, lúc thế nọ. Bây giờ “Chỉ” là để vắng lặng hết thảy mọi vọng niệm. Tại sao phải “Chỉ”? Từ vô thỉ, tâm nầy vốn vắng lặngdo bởi vô minh mà tánh vắng lặng nầy từ từ bị che mờ, cũng giống như một ly nước bị khuấy lên với những cặn cáu, nên không còn trong suốt nữa. Một khi đã tu “Chỉ” rồi thì ta thấy rõ niệm niệm là hư ảo, là không có thật, là bóng dáng của ngoại trần, chứ không phải là tâm ta, nên niệm đến, niệm đi, mặc chúng; ta không mời, không thỉnh, không kềm giữ, cũng không đuổi. Nhờ biết dừng lại nên vọng niệm không còn làm mờ tối tánh giác của ta nữa. Tâm người tu “Chỉ” là một thể rỗng lặng. Chính nhờ biết dừng mà Lục Tổ Huệ Năng đã đại ngộ rằng: “Ngờ đâu tánh mình vốn thanh tịnh! Tánh mình tự thuở giờ vẫn vậy! Tánh mình vốn tự đầy đủ! Tánh mình vốn không dao động! Tánh mình hay sanh muôn pháp!” Tuy nhiên, đã từ muôn kiếp, chúng ta quên bẵng đi tánh giác, rồi đi lang thang tạo nghiệp. Vì mê muội mà ta nhận bừa tâm thân nầy là ta, tri giác nầy là ta, thứ đến suy tư nghĩ tưởng, thương buồn, giận ghét, vui mừng… đều là ta. Từ đó mới có ta tưởng, ta biết, ta thương, ta buồn, ta ghét, ta vui…, đủ thứ ta hết thì làm sao mà không dao động? Làm sao mà định tỉnh cho được? Bây giờ tu “Chỉ,” chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ tự mình dừng chậm, hoặc không chịu dừng mà thôi. Nhờ đó mà tâm trí ta luôn sáng suốt. Một khi tâm trí luôn sáng suốt, thì ta sẽ luôn sống với “cái biết dừng,” ta luôn biết buông xả vọng niệm, không giây phút nào vọng tâmngoại cảnh có thể lôi kéo ta được. Lúc ấy ta sẽ luôn nhớ lời Phật dạy : “Chánh pháp thượng xả, hà huống phi pháp.” Lúc ấy mặt hồ vắng lặng, nước hồ trong tận đáy; có cái gì mà ta không thấy? Khi đó mọi ngu muội hay tội lỗi đều không còn đất dụng võ trong ta. Ngược lại, từng lời nói và việc làm của ta đều hoàn hảo và hướng thượngLúc ấy ta là gì nếu không là giác ngộ và giải thoát?

Kế đến là tu “Quán” Tam-Ma-Bạt-Đề, tức là xem xét để thấy cho rõ những điều lầm lỗi, quấy bậy của ta mà trừ bỏ đi, hoặc đem trí huệ mà chiếu kiến cả sự lẫn lý. Nhìn sâu vào sự vật để thấy bản chất thực của nó. Chẳng hạn như quán dòng sông nước chảy để thấy rằng vạn pháp đã qua, khó mong trở lạiHoặc giả nhìn hình ảnh hoa rơi, lá rụng, hoa nở, hoa tàn, để thấy sự vô thường của vạn pháp. Quán để thấy chư pháp không thực, nên chi ta không bám víu. Mất, còn, có, không, đẹp, xấu, khen, chê, đều vẫn vậy, có gì đâu để mà bám với víu? Hoa đốm chưa từng sanh, hoặc chưa từng diệt, chỉ có cái tâm bịnh của mình tưởng tượng ra hoa đốm mà thôi. Người tu “Quán” luôn lấy chỗ ly huyễn là diệu dụng cho cuộc tu tập. Ngay cả cuộc vui, cuộc khổ đều không thậtchúng nó vốn chẳng sanh, chẳng diệt; ngặt vì tâm ta chạy theo ngoại trần mà dẫn dắt ta vào cảnh giới vui vui, khổ khổ. Nếu ta biết quán chiếu để không chạy theo ngoại trần, thì làm gì có ta vui, ta khổ? Chỉ có sự vui, sự khổ mà thôi. Quán được như vậy, chúng ta sẽ chẳng vui, chẳng khổ, chẳng dao động; mà chỉ thuần là an nhiên và tự tạiTóm lại, Phật dạy hãy quán vô ngã để không ngã mạncống cao; quán khổ để từ bỏ những ý niệm vui sướng tạm bợ; quán tâm xả để không bám víu vào tiền tài, vật chấtdanh vọng và địa vịquán thọ thị khổ để dứt trừ dục vọng; quán sanh, trụ, dị, diệt để không bám víu trường sanh trường tồn; quán vô tướng để không chấp tướng. Người tu “Quán” nên luôn nhớ lời Phật dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Ngũ uẩn giai không. Thị chư pháp không tướng, bất sanhbất diệt.” Tất cả đều là huyễn giả; cảnh tà hay cảnh tốt cũng là giả; do tại tâm mình chấp mà ra. Tóm lại, hãy dụng công mà quán tưởng tới công đức và hạnh nguyện vô thượng của chư Phật; hãy dụng công mà thấy cho được thân tướng trang nghiêm của chư Phật để tự mình quay lại với tánh giác sẳn có nơi mọi chúng ta, chứ không chạy Đông, chạy Tây mà cầu Phật nữa. Càng cầu càng xa, càng chạy càng vọng động. Xin hãy lấy cửa “Không” làm cửa pháp, lấy thế gian làm mộng huyễn, nên chỉ nương theo để từ từ ly huyễn. Làm được như vậy, thì trăng Lăng Già, trí Bát Nhã sẽ đưa ta về ngay với ông Phật nơi chính ta.

Cuối cùng là Thiền-Na (Dhyana), nghĩa là “Chỉ Quán” song tu. Nói cho rõ ra là tỉnh lự cùng lúc với duy tư. Ngồi yên một chỗ, hít vào tâm tỉnh lặng, th· ra miệng mỉm cườiđồng thời quán chiếu một cái gì đó để thấy được thực tánh của vạn pháp. Lúc thân thể an trụ trong tỉnh lặng, thì tâm ta như một bộ máy tinh vi, vẫn hoạt động, nhưng hoạt động trong chánh niệm. Nhờ đó mà cả thân thể lẫn tinh thần đều được nhẹ nhàng, khỏe khoắn, yên ổn và lặng lẽ tuyệt vời, chẳng những cho ta, mà người quanh ta cũng cảm nhận sự an vui thoải mái nữa. Chỉ Quán song tu chẳng những giúp ta giải thoát về sau nầy, mà ngay bây giờ nó còn giúp ta không la to, nói lớn trong khi có thể nói chuyện từ tốn; không kích thích nóng nảy trong khi ta có thể nhu hòa nhẫn nhục. Sau một ngày làm việc, với tâm thần mệt mỏiChỉ Quán song tu sẽ giúp ta đạt được sự tỉnh lặng tuyệt vờiChỉ Quán song tu còn giúp ta nói năng trong chánh pháp, mà yên lặng cũng trong chánh phápLúc ấy cho dù ta rão bước trong cảnh ồn ào rộn rịp, tâm ta vẫn an nhàn và tự tại trong sự im lặng tuyệt vờiLúc ấy cho dù người có sân hận và la mắng ta thậm tệ, ta vẫn lẳng lặng bước đi không một lời hờn trách hay sân hận lại. Với Chỉ Quán song tu, chúng ta sẽ thấy thân tâm nầy còn nhiều chướng ngại. Không tiền cũng khổ, mà có tiền cũng khổ. Vì tâm chướng ngại, nên cả thân lẫn tâm cứ mãi đảo điên mộng tưởng, làm sao mà giải thoát, hoặc đến được Niết Bàn đây? Tuy nhiên, với chỉ quán song hành, vì biết thân tâm nầy huyễn hóa; nếu ta chấp vào là chướng ngạinên chi ta không chấp, không vướng mắcNgoài ra, người tu theo Chỉ Quán song hành, không nắm giữ ngay cả sự tỉnh lặng, vì còn nắm giữ, dù chỉ là sự tỉnh lặng, là còn chướng ngại. Không cho mình là hay, là giỏi; đến khi đụng chuyện thì lại sân hận đùng đùng. Không khư khư ôm giữ và cho rằng những lý lẽ của mình là đúng, là cao đẹp, của người là sai trái, là thấp kém. Với Chỉ Quán song tu, người tu an nhiên tự tại đến độ không còn một thứ gì có thể làm vướng mắc. Với Chỉ Quán song tu, Ta BàTịnh Độ hay Niết Bàn, không sai khác. Với Chỉ Quán song tu, cuộc sống, cuộc tu của người Phật tử là một tiến trình gạn lọc thân, khẩu và ý một cách liên tục. Gạn mãi, gạn mãi cho đến khi giác ngộ và giải thoátTuy nhiênPhật giáo không chủ trương nói gạn lọc, mà Phật giáo chủ trương làm gạn lọc, vì có làm được như vậy ta mới thật sự không hướng ngoại để cầu tìm sự giải thoátHạnh phúc của cuộc sống và sự giải thoát một kiếp lăn trôi không tùy thuộc nơi thế gian bên ngoài, mà là ở ngay nơi mỗi người chúng ta. Hãy quay về nơi chính mình mà tu, Chỉ cũng được, Quán cũng được, mà Chỉ Quán song tu cũng được, miễn sao ta phát tâm đại bi mà tu. Nên nhớ vui, buồn, thương, ghét, thiện, ác…, sống, chết, lo âusợ hãi…, không do từ bên ngoài, mà chỉ là những tư tưởng nơi chính chúng ta mà thôi. Xin hãy cố gắng vâng giữ những lời Phật dạy để nếu chưa được giải thoát, cuộc sống của ta ở đời nầy kiếp nầy cũng là một cuộc sống an nhiên và tự tại lắm rồi vậy.

320. TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG 

Thời đại chúng ta đang sống, có thể nói là một thời đại cực thịnh của văn minh vật chất. Thời mà tiếng nói con người chỉ vài giây sau là vang đi khắp hoàn cầu. Thời đại mà hầu như ở hang cùng ngỏ hẻm nào cũng đều có sách vở, báo chí, truyền thanh, truyền hình và điện thoại. Tuy nhiên, tiếng nói của hôm nay không còn là ái ngữ của hôm qua; không còn là tiếng nói mộc mạc, nhưng đầy tình cảm nữa. Ngược lại, nó ồn ào, vọng động và mang đầy chướng ngại của não phiền. Tại sao lại như vậy? Đáng lý đúng nghĩa của văn minh phải là những gì sáng sủa và đẹp đẽ hơn chứ; thế nhưng sự thể hầu như hoàn toàn ngược lại. Theo Kinh Viên Giác, trong phẩm Tịnh Chư Nghiệp ChướngĐức Thế Tôn đã nói rõ cho tứ chúng biết rằng tự thuở giờ cái tâm “Viên Giác” vốn thanh tịnh, nhưng vô minh mê muội đã khiến chúng sanh càng ngày càng xa lìa “Viên Giác,” khiến cho chúng sanh thay vì ái ngữ, lợi hành; lại đi nói lời ác ngữ, hành ác nghiệp. Thay vì dùng vật chất như những phương tiện sống hòa đồng và tiến tu, họ lại đi làm nô lệ cho vật chất, máy móc và những phương tiện khoa học kỹ thuật khác. Xã hội văn minh loạn động thật là quá quắt, chỉ vì lời nói mà vợ chồng ly tán, anh em xâu xé…Theo những tôn giáo thờ thần thánh, thì không có gì lạ cả; đó là bản chất cố hữu của con ngườiCon người là tội lỗi, nên thần thánh, hoặc bà con của thần thánh là những bậc tinh khiết thanh sạch, sẽ cứu rỗi họ nếu họ chịu tin và vâng phục. Chủ thuyết như vậy vô hình chung chẳng những làm nản chí hướng thượng của con người, mà còn xúi biểu con người cứ tự nhiên làm bậy; không có gì sai trái vì đó là bản chất của con người. Với thần quyền, dù muốn hay không muốn, hễ mang kiếp con người là gắn liền với tội lỗi và yếu hèn. Muốn được cứu rỗi, phải vâng phục người khác; người mà mình chưa từng quen biết. Thật là một chủ thuyết mơ hồ và khó chấp nhận được.

Theo đạo Phậtgiác tâm bản tánh vốn thanh tịnh, nghĩa là không tội lỗi không yếu hèn, không gì cả. Tuy nhiêndo bởi phiền não và nghiệp chướng của Ngã, Nhơn, Chúng Sanh và Thọ Giả mà sanh ra đủ thứ loạn động, vọng che mất chơn, tà che lấp chánh, ác lướt thiện, vô minh che mất Bồ Đề.

Thế nào là Vọng Ngã? 

Từ vô thỉ chúng sanh đã lăn trôi trong luân hồi sanh tử; hết kiếp nầy đến kiếp khác; không còn trí huệ đâu nữa để thấy rằng thân nầy là giả tạm, chẳng khác chi hoa nở, hoa tànDo bởi không thấy, không biết nên chấp thân nầy là ta, rồi từ đó ghét ghét, thương thương, vui vui, buồn buồn. Thế rồi từ sai lầm vọng động nầy, ta đi đến sai lầm vọng động khác; từ vọng ngữ ta đi đến ác ngữ; từ suy nghĩ ác ta đi đến hành động ác… Phật dạy rằng nếu lấy cái thân tâm phàm phu vọng ngã nầy mà cầu đạo, thì ta sẽ chẳng bao giờ thành tựu. Với cái tâm nầy, người tu sẽ khởi tâm khinh ghét những người không tu; những người ăn chay khinh mạn những kẻ ăn mặn; cho rằng ăn mặn như vậy thì làm sao năng chứng năng ngộ được? Tu mà còn vướng mắc như vậy thì làm gì có viên giác? Tu mà còn mang nặng cái tâm năng chứng năng ngộ như vậy thì sở chướng tràn đầy, làm sao mà hướng thượng đây? Hãy nhớ lời Phật dạy, hễ muốn tu đạo giải thoát thì có lúc chánh pháp thượng xả, hà huống vướng mắc và phi pháp.

Như vậy muốn tu đạo rốt ráo như các đấng Như Lai, thì ngay những ý niệm giải thoát và Niết Bàn cũng cần phải buông bỏ.

Thế nào là Nhân Tướng? 

Nhân tướng là chấp vào những cái mình biết, rồi cho rằng mình đã ngộ nầy, ngộ nọ. Vì nhân tướng mà ta mới coi trời không bằng vung, mục hạ vô nhân. Chính cái nhân tướng đã đưa chúng sanh từ chỗ tự kiêu hãnh đến chỗ ngã mạn cống cao. Nhưng Phật tử ơi! Nên nhớ rằng hãy còn biết mình ngộ là mình thật sự chưa ngộ gì cả. Như vậy người con Phật luôn nhớ tự thân hành trì, mà không khởi tâm chứng ngộ, ấy là đường về Niết Bàn thật sự vậy. Ấy là con đường chân chính nhất của đạo Bồ ĐềVô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Thế nào là Chúng Sanh Tướng? 

Chúng sanh tướng là cái ngã tướng ẩn thức một cách vi tế nơi con người của mình. Vì ngã tướng mà ta cho rằng ta đã chứng ngộ, đã tới một từng trời mà chúng sanh khác chưa tới được. Chính cái chúng sanh tướng là một trở ngại lớn lao, là một thứ ma Ba Tuần làm trì trệ bước đường tu tập của ta.

Thế nào là Thọ Giả Tướng? 

Thấy mình đã ngộ là chưa ngộ; thấy mình đã chứng là chưa chứng; thấy mình đã đắc, là chưa đắc…Giống như con mắt mà nói thấy được con mắt là điều phi lý vậy! bởi vậy cho nên người vọng động có khi nào cho rằng mình vọng động đâu?

Đức Phật đã chỉ dạy một cách cặn kẻ trong kinh điển là chỉ vì bốn trở ngại lớn lao trên mà thân tâm ta chẳng bao giờ được thanh tịnh. Chính vì chúng mà ái ngữ nhường chỗ cho ác ngữlợi tha nhường chỗ cho ích kỷ… Muốn tịnh chư nghiệp chướngcon đường duy nhất là ta phải tu theo những phương pháp tu hành của chư Phật; nếu không khéo thì con đường ta đang đi có thể không phải là đường về đất Phật. Xin hãy buông bỏ đi những ý tưởng chứng ngộ, để cho tâm trí chúng ta được sáng suốt hơn. Hãy buông bỏ những chấp nê và tham ái để thân tâm ta không vướng mắcPhật tử chân chánh luôn nhớ rằng hễ một phút nào mình còn cho rằng mình hơn người, mình chứng nầy ngộ nọ, là phút đó ta còn đang đi về phía địa ngục. Chỉ có những kẻ sanh tâm ganh tị và ngã kiến mới tự xưng chứng đắc, chứ người chân tu cứ thầm thầm mà tinh tấn hàng phục phiền não và chiến thắng nội ma, ngoại chướng một cách dũng mãnh. Do đó, dù chưa dứt trọn được phiền não, cuộc sống ta cũng là an lạc lắm vậy. Cuộc tu của ta, dù chưa đến Niết Bàn, nhưng thân tâm nầy đã trống vắng phiền não và tịnh tịch có thua chi cõi Tây Phương Cực Lạc.

321. NGƯỜI ĐỘN CĂN CÓ THỂ TU THÀNH PHẬT KHÔNG? 

Cách nay trên hai mươi lăm thế kỷ, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã vì thương xót chúng sanh mà Ngài đã hiện ra nơi đời. Ngài đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quí báu cho nhân loại. Chính Ngài đã từng khẳng định trong các kinh điển rằng dù muốn hay không muốn, dù thượng căn thượng trí hay độn căn hạ trí, chúng sanh nào rồi cũng phải tu, rồi cũng phải thành PhậtVấn đề ở đây chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Như vậy, người tu Phật không phải vì thông minh hay không thông minh, lại cũng không phải vì thượng căn hay độn cănGiáo pháp của Phật rất bình dị, ai cũng có thể lãnh hội được. Còn chuyện có chịu lãnh hội hay không lại là chuyện khác.

Không phải toàn bộ kinh điển Phật toàn là những điều cao thâm khó hiểu. Ngược lại, đa phần những điều Phật dạy thật dễ hiểu, thật đơn giản; ai cũng thực hành được. Đừng đỗ thừa tại tôi độn căn nên không hiểu nỗi kim ngôn ngọc ngữ của Thế Tôn. Phật không muốn chúng ta đi nghiên cứu kinh điển, mà Phật chỉ khuyên chúng ta nên thực hành những điều dễ thực hành nhứt. Có ai dám nói vì độn căn nên tôi không biết thế nào là trường trai, giữ giới? Vì độn căn nên tôi không biết thế nào là hành thiện, không hành ác? Không biết thế nào là giữ cho thân tâm thanh tịnh? Phật lý nếu muốn nói thậm thâm vi diệu, thì nó thậm thâm vi diệu; mà nếu muốn nói đơn giản dễ thực hành, thì nó cũng đơn giản dễ thực hành như vậy đó. Đạo Phật đâu có biểu ai phải đi học cho giỏi rồi hẳn tu. Đạo Phật lại càng không cho rằng thông minh dễ tu hơn ngu độnĐạo Phật chỉ yêu cầu Phật tử nên hành trì, chứ không nên nói suông. Chẳng hạn như nói không tham lam, thì đừng đi ăn cướpăn cắp hay ăn trộm; nói không sát sanh thì không sát sanh… Đạo Phật khuyên người tu nên dùng cái bi, trí, dũng của nhà Phật mà tu tập để trưởng dưỡng lòng nhân ái và sẳn sàng hi sinh vì lợi thaĐạo Phật không bảo ai phải dùng thượng trí để biện giải; ngược lại, càng ít biện giải chừng nào càng tốt chừng nấy. Với đạo PhậtPhật tánh chỉ hiển lộ khi người tu Phật không còn miên man trong ngục tù của ngôn ngữ mà thôi.

Ngày xưa Châu Lợi Bàn Đà Già (Bàn Đặc) đã đi đến quả vị A La Hán trong khi hai chữ “tảo, chữu,” Ngài vẫn không thuộc nỗi, chẳng là một tấm gương sáng cho muôn đời hậu thế tu tập hay sao? Bàn Đặc vì độn căn, nên hễ nhớ chữ “tảo” thì quên mất đi chữ “chữu.” Hễ nhớ chữ “chữu” thì quên mất đi chữ “tảo.” Ai cũng sanh tâm chê cười, nhưng Ngài Bàn Đặc vẫn thầm thầm tiến tu. Ngài luôn hành thiện, không hành ác, luôn giữ cho thân tâm hằng thanh tịnh. Với Ngài thì “tảo” Ngài cũng quét sạch, mà “chữu” Ngài cũng quét sạch; chẳng những sạch đi những rác rưởi trong sân vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, mà ngay cả những tạp niệm, vọng niệm nơi chính Ngài cũng tiêu sạch. Cũng chính nhờ học mãi mà không thuộc được hai chữ “tảo, chữu,” nên ông Bàn Đặc dễ nhứt tâm hơn người có đa ngôn vạn chữ. Hơn nữa, thượng trí hay độn căn, không dính dáng gì đến việc buông bỏ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Thượng trí mà ôm ấp những thứ ấy thì luân hồi sanh tử vẫn không dứt; độn căn mà chịu buông bỏ những thứ ấy, thì nhứt tâm bất loạn; trong một sát na nào đó, có thể đột nhiên khai ngộ những bản tánh sáng suốt. Thượng trí mà buông lung cho căn, trần, và thức duyên nhau, thì làm sao mà dứt được vô minh? Độn căn mà chịu khép bớt lục căn; không cho lục trần và lục thức duyên nhau khống chế, thì nhứt cử nhứt động đều hợp với lẽ phải và ai ai cũng đều quí mến.

Tóm lại, chính Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khẳng định Phật tánh ở Phật thế nào, thì Phật tánh ở chúng sanh cũng thế ấy; chứ nó không thêm không bớt, không nhiều không ít. Về sau nầy, Lục Tổ Huệ Năng đã dõng dạc đối đáp với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn rằng: “Người có Nam Bắc, chứ Phật tánh không có Bắc Nam.” Như thế Phật và tổ đã trả lời quá rõ ràng rồi còn gì nữa? Dù thượng trí hay ngu độn, thì Phật tánh ấy vẫn vậy, có điều là ta có chịu nhiếp tâm tu trì hay không mà thôi.

322. TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ 

Giác ngộ có nghĩa là lãnh hội được chơn lý. Giác ngộ có nhiều thứ bực. Từ kẻ phàm phuchợt tỉnh ra và nhận biết rằng vạn pháp là vô thường, để buông xả, không vướng mắc, ấy là giác ngộ, nhưng chỉ là phần giác. Đến như Đức Phật thành đạo Chánh Đẳng, Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, cũng là giác ngộ, mà là toàn giácđại giác, hoặc đại ngộ.

Tại sao chúng ta phải giác ngộ?

Đức Thế Tôn nhận thấy rõ bản chất của cuộc đời là khổ, nên Ngài đã phát tâm tu trì và giác ngộ. Ngài đã để lại cho hậu thế một kho tàng giáo điển vô giá cho việc tu trì; trong đó chúng ta không thể nào không nhắc đến tám điều giác ngộ mà Phật đã dạy trong Kinh Bát Đại Nhơn Giác. Nói về kinh văn thì rất ngắn; tuy nhiên, nói về hành trì, có thể cả đời chúng ta vẫn chưa có thể thực hành một cách hoàn toàn rốt ráo được.

Đời sống của chúng ta nào có khác chi hoa nở, hoa tànhoặc giả khi sáng mặt trời mọc, đến khi xế chiều thì mặt trời lặn. Nếu so với vũ trụ thì một đời người chẳng có nghĩa lý gì. Nếu chúng ta không chịu sớm tu trì thì e rằng không còn kịp nữa. Cảnh giới Ta Bà nầy hư ảo cũng chẳng khác chi cánh hoa sớm nở, tối tàn; hoặc chẳng khác chi một giấc chiêm bao. Nay Đức Từ Phụ đã giác ngộ và giải thoát, Ngài đã sẳn sàng chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta cần biết. Trong đó tám điều giác ngộ là những yếu lý rất ư cần thiết cho bất cứ người con Phật nào. Đức Phật là bậc toàn giác, nên những lời dạy dỗ của Ngài là những chơn lý cho mọi người đời sau tu tậpChúng sanh là mê; muốn giác, con đường duy nhất là phải nương theo bậc toàn giác mà đi.

Điều Giác Ngộ thứ nhứt: Vô thườngvô ngã, và khổ khôngPhàm phu hay đi tìm cái gì bền chắc và trường tồntuy nhiên, trên đời nầy có cái gì là vĩnh hằng đâu? Cõi Ta Bà nầy, thấy đó, mất đó; nay còn, mai mất. Mới hôm nào hãy còn là ruộng dâu, nay đã là biển cả. Mới vài tháng trước đây, xuồng ghe còn qua lại; mà hôm nay sông đã dậy cồn. Mới hồi nào còn công hầu khanh tướng, mà bây giờ tứ cố vô thân… Một khi đã ngộ được lẽ vô thường, thì ta không còn toan tính hơn thua; không còn ôm ấp tiền của; hoặc không còn chạy theo bã vinh hoa phú quí nữa. Cảnh đời dù thuận, dù nghịch, ta vẫn vậy; chứ không thắng thì cười vui thỏa thích, đến lúc bại thì buồn khổ không nguôi. Tuy nhiên, cái quan trọng ở đây là hành trì liên tục, chứ không nay trì mai nghỉ. Phải từng ngày, từng giờ nhìn cho được cái vô thường của vạn pháp, để mà tiến tu. Có như vậy chúng ta mới dửng dưng và không bị nhiễm trược bởi những tài, sắc, danh, lợi… Có như thế chúng ta mới an nhiên tự tại được.

Một khi đã thấu triệt được vạn pháp vô thường rồi, thì ta đâu còn chỗ nào để chấp cái “Ngã” của ta? Đã nói vạn pháp vô thường, thì cái “Ngã” nầy có thường hằng được không? Làm gì có chuyện nghịch lý ấy? Cái thân nầy là do tứ đại duyên hợp lại mà thành; hễ thuận duyên thì còn, mà nghịch duyên là tan rữa chứ còn gì. Cái tâm mà ta vẫn tưởng nầy là do bởi lục căn bị bỏ ngỏ, nên duyên quyện với lục trần và lục thức mà khống chế chúng sanh từ vô thỉ, thế thôi. Theo khoa học thì mỗi ngày có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) niệm đến, niệm đi; chẳng lẽ ta lại có đến sáu mươi chín ngàn cái tâm khác nhau à? Làm gì có lẽ ấy! Phật tử ơi! Hãy lắng lòng mà nghe lại bài Bát Nhã Tâm Kinh, để thấy rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức…, đều là không, hoặc giả; chúng chỉ tồn tại trong một thời gian hữu hạn, chứ không thường hằng đâu. Thấy được như vậy thì còn lòng nào ta chứa thêm tội lỗi vào thân, hoặc ác nghiệp vào tâm. Như vậy ta không đang xa lìa sanh tử chứ là gì? Một khi đã quyết chí không cõng thêm tội lỗi và ác nghiệp, thì lấy gì làm cho ta phiền não và đau khổ? Không tham tiền tài, danh lợi; không trấn lột của ai; không sân hậnsi mê; không ngã mạncống cao; không làm chuyện tà vạy; nghĩa là không gieo nhân đau khổ, thì lấy gì gặt quả khổ đau. Như vậy là ta đang làm gì nếu không là đang xa lần sanh tử luân hồi?

Điều giác ngộ thứ nhì: Ham muốn nhiều là khổ nhiều. Cái trục trặc lớn lao của chúng ta là không chịu buông bỏ. Vì không chịu buông bỏ mà ta cứ mãi tìm cầu. Tìm cầu cái gì có khi chúng ta cũng không biết. Tìm chưa được cái nầy thì đã mất cái kia, thế mà chúng ta cứ ham, cứ muốn tìm thêm mãi. Phật đã dạy rằng người con Phật muốn tiến tu thì phải cố mà giác ngộ cho được cái chuyện càng ham muốn là càng khổ. Ham ăn nhiều thì lao nhọc nhiều, ham sắc nhiều thì sức lực hao mòn nhiều, ham danh nhiều thì mưu toan tranh danh đoạt lợi nhiều. Càng ham tiền thì càng làm nô lệ cho tiền, chứ còn thì giờ đâu nữa mà tiến tu. Một khi ham cầu mà không toại chí thì khổ; tuy nhiên, khi đã toại chí rồi, đâu đã yên, lại phải lo canh giữ những gì đã đạt được. Như vậy lại càng khổ thêm. Không chịu buông bỏ những cái mình đang có thì cũng tạm hiểu được, đằng nầy chúng ta lại đi ôm đồm luôn những thứ không phải của mình, những thứ mang đến từ người khác, từ vui sướngthương yêu, đến buồn giận, ghét bỏ. Đức Từ Phụ đã từng ví thân con người như hạt cát mà sức ôm đồm của con người còn hơn cả tam thiên đại thiên thế giới. Nếu chúng ta không chịu buông bỏ mà cứ ôm đồm như thế nầy, thì quả là tội nghiệp cho chúng ta quá! Thân tâm chúng ta nhỏ bé quá, làm sao chúng ta có thể ôm hết những hành trang nầy đây quý vị? Là Phật tử, hãy thiểu dục tri túc. Hãy ít ham muốn, mà thường hay biết đủ để cho cuộc sống đỡ quay cuồng hơn. Có ít thì sống theo ít, chứ có gì đâu mà buồn với khổ. Người mà biết ít ham muốn và thường hay biết đủ là người không chạy đôn chạy đáo tìm cầu, nên không tạo nghiệp. Như vậy là đã bớt được khổ đau và phiền não nhiều lắm rồi. Cuộc sống của người ấy là gì nếu không là an lạc và tự tại?

Điều giác ngộ thứ ba: Phải luôn biết rằng bản chất của tâm ta là mong cầu không nhàm chán. Túi tham của con người không có đáy. Đứng về mặt số lượng mà nói, thì cả tam thiên đại thiên thế giới nầy nhập lại, cũng chưa chắc đã bằng một cái túi tham của chúng sanh. Tham đến độ bất chấp cả luân lý đạo đức. Tham đến độ bất chấp tội lỗi. Phật đã dạy nếu muốn đi vào quả vị vô thượng, thì trước nhất phải biết thanh bần lạc đạo, biết an vui trong cảnh nghèo để tiến tu. Phải luôn gìn giữ đạo đức như gìn giữ con ngươi của chính mình. Lúc nào cũng lấy giới, định, tuệ làm gốc. Đối với người phát tâm vô thượng thì tiền của vật chất không là gì cả, chúng không có một chỗ đứng nào trong tâm của kẻ tu hành. Chẳng những tự mình giác ngộ về tri túc và thanh bần lạc đạo; người tu theo Phật luôn giúp đỡ người khác được giác ngộ như chính mình vậy. Tri túc và thanh bần lạc đạo không là thần thông, chứ là gì? Nó giúp cho người tu Phật chẳng những không đắm mê ngũ dục, mà còn tự thân tu tỉnh, phá mê phá chấp, đoạn trừ đau khổ phiền não và tội lỗi trong cuộc tu cuộc sống hằng ngày.

Điều giác ngộ thứ tư: Lười biếng là bạn của trụy lạc và ma vương. Người tu theo Phật phải luôn nhớ rằng cuộc tu nầy không một ngày một bữa; mà là trường kỳ tu tập. Có thể hết đời nầy đến kiếp khác cũng không chừng. Người tu theo Phật cũng giống như người kéo cây lấy lửa, nếu nay kéo mai nghỉ, thì biết đến chừng nào mới có lửa đây? Một khi đã giác ngộ ra rằng lười biếng là bạn của trụy lạc và ma vương, thì người con Phật sẽ tinh tấn tu hành không mệt mỏi., tu cả ngày lẫn đêm mà không biết nhàm chánTinh tấn phát khởi những điều thiện chưa sanh, tinh tấn hành trì những điều thiện đã sanh. Tinh tấn hành trì những điều thiện đã sanh không thôi chưa đủ, người con Phật phải tinh tấn không cho phát khởi những điều ác chưa sanh và tinh tấn đoạn diệt những điều ác đã sanh. Nhờ tinh tấn hành trì những điều thiện và đoạn diệt những điều quấy ác mà cả thân, khẩu, ý của người tu theo Phật đều thanh sạch. Do đó mà tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến đều tuần tự rút lui. Từ đó mà những con ma Ba Tuần, ma phiền não, ma sắc, thọ, tưởng, hành thức; chí đến ma sanh, ma lão, bịnh, tử, ma phiền nãoma thiên, ma địa… cũng không còn bạn để chơi nữa, nên cũng tự động rút lui.

Điều giác ngộ thứ năm: Ngu si là bạn của luân hồi sanh tử. Nào có ai muốn ngu singặt vì tập khí của nhiều đời nhiều kiếp, nên những tham sân làm mù quáng mất lý trí. Do đó hết ngày dài rồi lại đêm thâu, ta đi khắp năm châu, gom góp những rác rưởi mà lại cho là của báuHoặc giả có kẻ ngã mạn cống cao, không biết nói biết, không thấu triệt vẫn nói thấu triệt. Vì ngu si mà chấp thân tứ đại nầy là thật, là vĩnh hằng, rồi còng lưng gây nghiệp để duy trì nó. Như vậy làm sao mà dứt đường sanh tử đây? Những người con Phật, một khi đã quyết chí tu, là quyết chí tận diệt vô minh để tiến đến giác ngộ cho bằng được cái lẽ ngu si là bạn của luân hồi sanh tử. Vì thế người con Phật thường thường học Phật để khởi phát trí huệ và Bồ Đề tăng trưởng. Phật đã từng dạy tứ chúng rằng con đường duy nhất để phá tan vô minh là phải hằng nghe nhiều, học nhiều và tu trì nhiều. Chứ nghe rồi học mà không chịu tu, chẳng những không phát chân trí huệ, mà còn sanh tâm ngã mạn cống cao nữa là khác. Nghe và học để biết rằng chỉ vì si mê nên có sanh tử, chỉ vì vô minh và ái dục mà chúng sanh thay đổi hết thân nầy đến lốt nọ. Nghe và học để thấy rằng vô minh và ái dục là hai nhân tố chính đưa chúng sanh vào biển khổ sông mê. Vì mê muội mà ta lăn trôi tạo nghiệp. Vì mê mờ mà ta cứ mãi nhận giả làm chân. Vì mê mờ mà ta cứ tưởng dây là rắn. Vì mê mờ mà ta cứ mãi xa rời sự thật và xa rời chính ta. Xa rời cho đến một lúc nào đó ta bị lạc hẳn vào một khu rừng không có lối ra: rừng vô minhVô minh làm ta mê mờ, không còn nhìn đúng sự thật nữa. Trắng thì ta lại cho là vàng, đỏ lại nói đen, giả nói thiệt… Chất rượu cai đắng độc hại, ta lại uống vào mà còn vỗ tay reo vui tán thưởng nữa là khác. Là con Phật, ta quyết nhìn cho ra lẽ thật để mà tiến tu, quyết vâng giữ những lời Phật dạy. Quyết thành tựu biện tài từ pháp, nghĩa đến nhạo thuyết để nối gót Phật tổ Gotama và quý thầy, hoằng hóa lợi sanh. Người con Phật, một khi đã phát tâm tu là quyết tâm tận diệt ngu si để chẳng những tự mình giác ngộ, mà còn giúp người khác cùng giác ngộ. Người con Phật quyết không ngu si sợ hãi những cái khổ đau giả tạm của nóng, lạnh, đói, khát, để rồi đi tìm những cái vui cũng giả tạm của tiền bạc, của ăn sang mặc đẹp… Ngược lại, người con Phật quyết chặt đứt ngu si ám độn của mình và của người để tìm đến với cái vui vĩnh hằng của cõi vô sanh vô diệt.

Điều giác ngộ thứ sáu: Nghèo khổ và hoạn nạn hay xui khiến con người ghen ghét với người và với đời. Người nghèo khổ thường hay bị bức bách bởi những nhu cầu vật chất. Vì cần tiền nuôi thân, nuôi gia đình mà bán rẽ sức lao động, lắm khi bán cả máu tươi của mình…, rồi sau đó sanh tâm oán hậnoán hận những người giàu sangoán hận luôn cả đời. Vì không thấu triệt lý nhân quả nên họ cứ than trời trách đất, chứ không chịu tìm hiểu xem coi tại sao mình nghèo? Có thể mình nghèo vì đời trước mình bỏn xẻnkeo kiệt, thiếu bố thíVậy thì ngay bây giờ mình hãy tập hạnh bố thí quảng tu. Nghèo có bố thí được không? Được chứ. Dù nghèo cách mấy, làm gì chúng ta không có vài ba hạt cơm dư cho đàn kiến, đàn cá, hoặc đàn chim. Hãy nhín lại vài hột mà bố thí mỗi bữa. Trong khi bố thí cho kiến, cá hoặc chim, thì ta cũng nên nguyện cho chúng tiến lên làm người mà tu tập. Cho dù ai đó có bĩu môi chê trách lối tu nầy, ta quyết không thối chí hoặc lùi bước. Dẫu biết vài hột cơm chả thấm vào đâu so với vàng muôn bạc ức, nhưng vài hạt cơm của một người có tâm thành, nó quý báu gấp vạn triệu lần vàng muôn bạc ức của những kẻ cống cao ngã mạn và phỉ báng Phật pháp. Người tu theo Phật quyết thấy rõ điều nầy, để dù nghèo xác xơ cũng quyết thanh bần lạc đạo, chứ không sanh tâm đố kỵ, hoặc thấy người quyền quí là sanh tâm oán ghét, hoặc lúc nào cũng tự ti mặc cảm với những kẻ hơn mình. Là Phật tử, quyết thông triệt lý nhơn quả để phá tan nhân bỏn xẻn và xả bỏ tâm tự ti mặc cảm. Làm được như vậy là ngay trong đời kiếp nầy ta đoạn trừ được cái nhân nghèo khổNên chi cho dù chưa được giải thoát, cuộc sống ta cũng an lạc và tự tại lắm rồi vậy. Ngoài ra, ta còn phải phát tâm hỷ xả và thương xót cho những kẻ nghèo. Nếu họ đem lòng oán hận, ta nên lấy lòng từ bi bình đẳng mà đối xử lại. Phải cố mà giúp đỡ họ một cái gì đó, làm vơi đi nổi khổ trong hiện tại rồi sau đó từ từ phân giải cho họ liễu ngộ Phật pháp. Hãy noi theo hạnh Phật mà tu. Với Phật, lòng thương đến mọi chúng sanh đều bình đẳngtuy nhiên, Ngài quan tâm nhiều đến những kẻ không biết đạo lý hơn là những Bồ Tát đã liễu đạo. Chúng ta cũng vậy, nên quan tâm giúp đỡ những kẻ nghèo, hoặc giả kém đạo đức. Làm được như vậy, chẳng những tự mình giác ngộ, mà còn giúp người giác ngộ nữa.

Điều giác ngộ thứ bảy: Phải xuất thế gian một cách chân chánh. Thế nào là xuất thế gian? Tại sao phải xuất thế gian? Có nhiều người cho rằng xuất thế gian là phải đầu tròn áo vuông. Vâng, đầu tròn áo vuông là xuất thế gian về hình tướng, còn xuất thế gian chân chánh lại là một vấn đề khác. Ý nghĩa rốt ráo của chữ xuất thế gian là xuất hồng trần gia. Hồng trần gia là căn nhà lửa, nơi có đầy đủ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Xuất hồng trần gia là muốn thoát ra khỏi những thứ ấy, đơn giản và dễ hiểu thôi. Phàm phu tục tử là những người chưa xuất thế gian, nên vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, đó là chuyện bình thườngTuy nhiên, với những người đầu tròn áo vuông, mà vẫn còn ôm ấp những thứ ấy, là chuyện không tưởngKhông tưởng như trời quang mây tạnh, mà sấm chớp nổi lên ầm ầm, là điều không bao giờ chấp nhận được. Thế cho nên, người xuất thế gian thật sự sẽ không bị ô nhiễm bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Người ấy luôn phát nguyện chân chánh xuất thế gian, luôn tự giácgiác tha, không bao giờ tự mãn. Người ấy luôn giữ giới và không bao giờ thối chuyển Bồ Đề tâm. Niệm đến, niệm đi, tất cả đối với họ đều như nước chảy qua cầu, như gió thoảng mây bay, nên họ không bị vướng mắc bởi trần lao. Người xuất thế gian chơn chánh sẽ thầm thầm tiến tu, chứ không mong cầu một thứ gì, dù thuận hay dù nghịch. Vì thông triệt lẽ vô thường nên họ không cầu khỏe mạnh, không cầu không bịnh hoạn, không cầu không hoạn nạn… Cầu làm gì khi chư pháp chỉ là huyễn giả, như sương mai trên đầu cỏ. Tóm lại, người xuất thế gian chân chánh, ngoài việc rời bỏ căn nhà thế tục, xuất hồng trần gia để thật sự xa rời tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến; họ còn đoạn diệt ngã chấp, tướng chấp, pháp chấp nữa. Một khi đã giác ngộ được việc xuất thế gian chân chánh, thì tự nhiên họ sẽ: “bất ưng trụ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp để sanh tâm, mà là ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Nghĩa là họ tu hành rốt ráo cho đến nỗi không để cái tâm bám víu vào đâu cả. Một thí dụ điển hình và cụ thể của sự xuất thế gian chân chánh vào thời cận đại là Bồ Tát Thích Quảng Đức. Ngài đã tự tại và vô ngại đến độ không còn thấy cái chết là cái chết nữa, Ngài đã dũng cảm đem thân mình làm đuốc sáng soi đường cho những kẻ vô minh được thức tỉnh. Là Phật tửtại gia hay tại chùa, nên quyết tâm nuôi chí xuất trần siêu việt. Hễ giữ được năm giới là quyết giữ cho rốt ráo; giữ được mười giới, hai trăm giới, hai trăm năm chục giới, ba trăm bốn mươi tám giới…, đều quyết giữ cho rốt ráo, ấy là thực sự xuất hồng trần gia, chứ không đợi chi đến đầu tròn áo vuông.

Điều giác ngộ thứ tám: Đời là vô thườngsanh tử cũng vô thườngphiền não đau khổ cũng vô thường, có chi phải lo âu sợ hãiVô thường có nghĩa là không thường hằng, không mãi ở yên trong một trạng thái nhứt định, mà luôn thay hình đổi dạng. Hãy nhìn lại chính ta để thấy rõ đời là vô thường. Hai mươi, ba mươi, bốn mươi, rồi bây giờ… thân ta có luôn khoẻ mạnh, luôn tráng kiệnđẹp đẽ mãi đâu? Hãy giác ngộ cho được đời là vô thường ngay tại cái thân mình, nó già nó chết từng sát na, thân hôm qua không phải là thân của hôm nay. Nước sông Cữu Long vẫn là nước sông Cữu Long, nhưng nước hôm nay không còn là nước của hôm qua nữa. Nước hôm qua đã đổ ra đại dương, nhường chỗ cho nước trên nguồn của hôm nay tuôn xuống. Tâm ta cũng vậy, niệm sanh, niệm diệt của hôm qua, không còn là niệm sanh niệm diệt của hôm nay nữa. Hãy quán dòng sông nước chảy, một khi đã qua là qua hẳn. Hoàn cảnh quanh ta cũng vậy, vô thường khắp nơi nơi, từ phố thị rộn rịp đến sơn lâm cùng cốc. Mới khi hôm còn là ruộng dâu, mà tinh sương hôm nay đã là thương hải. Mới hồi nào còn công hầu khanh tướng, mà hôm nay đã tứ cố vô thân. Mới hôm nào còn quyền cao chức trọng, hống háchnghinh ngang, mà bây giờ đã thành kẻ tha phương cầu thực. Chí đến sanh, lão, bệnh, tử…chỉ là một hình thức khác của thuyết sanh, trụ, dị, diệt. Có sanh thì có bịnh có lão, có bịnh có lão thì có tử. Chúng sanh nói chung, con người nói riêng, vì không liễu ngộ lẽ sanh, trụ, dị, diệt, hoặc cố tình không chịu liễu ngộ nên phải chịu vằng vặc với bao nhiêu đau khổ phiền não. Hãy giác ngộ cho được đời vô thườngsanh tử vô thườngđau khổ phiền não cũng vô thường để không bám víu, để từ đó chuyển hoán tối tăm mê muội thành trí huệ bồ đề, chuyển mê thành ngộ, để đi lần về cõi giác ngộ, rồi từ cõi giác ngộ đi lần về giải thoát. Đừng nghĩ ngợi mông lung đến một cõi giải thoát nào xa xăm, mà hãy quay về đây, quay về chốn nầy, nắm bắt và hành trì tám điều giác ngộ của Đức Từ Phụ để thoát ra cho bằng được tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiếnGiải thoát khỏi những lo âu phiền muộnGiải thoát khỏi những đau khổ não phiền của thế gian. Sống trong cõi Ta Bà đầy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, lo sợ, đau khổ và phiền não, mà ta không vướng mắc vào một thứ nào, ấy là ta đã giải thoát rốt ráo rồi vậy. Hãy lắng lòng nghe cho kỹ những lời Phật dạy để thấy rằng một khi ta mất thân người, muôn kiếp khó tái hồi. Sống ở trên đời mà luôn bị vướng mắc bởi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… thì lúc chết đi không chừng phải thành con trùng, con kiến để thọ khổ cho kiếp người đã qua. Sống ở trên đời mà cứ nhắm mắt mê muộichạy theo tiếng gọi của vật dụctham luyến trần dục, không chịu suy nghĩ, không tin nhơn quả, chỉ biết có tiền tài danh vọng… Hạng người như vậy, không đợi chi đến lúc chết mới thành con heo, con chó; mà ngay trong đời nầy đã thành con heo con chó rồi vậy. Hãy nhìn cách hành xử của những kẻ tham, xem coi họ có hơn gì con heo? Cách hành xử của những kẻ sân, xem coi thì sẽ thấy, nhứt nhứt là họ đùng đùng nổi giận, la lối và chưởi rủa người khác. Họ có khác gì những con chó đang nhe răng cấu xé đồng bọn? Tánh sân hận của họ nó đầy ấp đến độ họ không còn biết phải ban phát cho ai, nên bèn đem về nhà ban phát cho những người thân yêu, hoặc đem vào chùa làm náo động Không Môn. Xin hãy cẩn trọng hỡi những người con Phật! Sự sân hận đã theo ta từ vô thỉ, nên chi muốn buông bỏ nó cũng không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, muốn làm một con người hướng thượngchúng ta phải buông bỏ sân hận càng sớm càng tốt, vì sân hận chính là đâu dây mối nhợ của mọi sự bất hòa và tương tranh. Chính sân hận đã làm tan vỡ những liên hệ tốt đẹp giữa bạn bè, anh em, cha mẹ và con cái. Xin hãy cố mà tu hành nghiêm chỉnh, để có được một cái tâm thật là người trong cái lốt con người nầy. Nếu không khéo thì chúng ta chỉ mang lốt con người dùm cho bản tánh hùm beo của những loài thú cùng hung hung cực ác mà thôi. Cũng chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã khẳng định rằng được thân người đã là khó, sống làm sao cho đúng nghĩa một con người lại càng khó hơn, và cuối cùng liễu ngộ được tám điều giác ngộ của Đức Thế Tôn để mà tu tâm sữa tánh, lại càng khó hơn. Nó khó cũng giống như chuyện con rùa mù giữa bể khơi, tìm gặp được bọng cây chui vào để được đưa sang bến bờ vậy. Tuy nhiên, muốn tận diệt được tiến trình của tham ái và ô nhiễm để đi đến giác ngộ và giải thoáttám điều giác ngộ là con đường độc nhất đi đến giác ngộ. Nó giống như con đường Sạn Đạo duy nhất mà Lưu Bang phải đi qua để đánh bại Hạng Võ. Không có con đường nào khác. Hãy cương quyết và can đảm lên, hỡi những người con Phật! Hãy thấy cho rõ đời là vô thườngsanh tử cũng vô thườngphiền não đau khổ cũng vô thường. Thấy như vậy để quyết tâm xuất thế gian một cách chân chánh và thật sự đi lần về cõi giải thoát. Thấy như vậy để không còn phung phí thì giờ gạt người, gạt mình nữa. Hãy thấy cho rõ nghèo khổhoạn nạn chỉ là những “khổ quả” của luật nhơn quả mà thôi. Thấy như vậy để vui vẻ mà trả cho xong những nợ nần năm cũ. Thấy được như vậy thì cho dù một khúc hát du dương, hay một lời nguyền rủa, đều không làm chúng ta vướng mắc.

323. ĐẠO PHẬTCON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC VÀ GIẢI THOÁT 

 Có nhiều người cho rằng đạo Phật quá cao thâm, đạo Phật kỳ bí; hoặc giả đạo Phật chỉ dành riêng cho những nhà sưQuả thật đạo Phật có cao thâm, nhưng không kỳ bí. Ngược lại, đạo Phật rất hợp lýđơn giảndễ hiểu và thực tiễn vô cùngĐạo Phật không riêng dành cho các nhà sưđạo Phật cũng không riêng dành cho ai. Đạo Phật là của mọi người, mọi loài. Dù đọc quyển kinh mười, hoặc hai mươi lần, không có lần nào ta hiểu giống lần nào. Tuy nhiên, nếu đem hành trì thì không có một lần nào ta đi ngược lại với Phật pháp, ấy là chỗ thậm thâm vi diệu của đạo Phật. Bởi thế cho nên mới có người nói Tiểu thừaĐại thừa, hoặc đủ thứ thừa. Kỳ thật đạo Phật là đạo Phật, chỉ một Phật thừa duy nhấtĐạo Phật là con đường sống hạnh phúc, là con đường tu giải thoát, thế thôi.

 Đạo Phật mà Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khai mở cách nay gần hai ngàn sáu trăm năm, là đạo diệt khổđi thẳng vào đời diệt khổ, nhằm mang lại con đường sống hạnh phúc và đường tu giải thoátĐạo Phật không chủ trương ép xáctuy nhiênđạo Phật cũng không chủ trương lấy những lạc thú của xác thịt và vật chất làm đích của cuộc sống. Đạo Phật đi theo con đường trung đạocon đường đã mang lại hạnh phúc cho Phật tử tại gia, và giải thoát cho người xuất giaHạnh phúc theo Phạn ngữ là Sutamangala, nghĩa là sự trống vắng của phiền não và khổ đau. Hãy còn tu tại gia mà trống vắng khổ đau và phiền não là gì nếu không là hạnh phúc? Xuất gia mà trống vắng được khổ đau phiền não liên tục, là gì nếu không là giải thoát hoặc niết bàn?

Làm sao để trống vắng được khổ đau phiền não?

Phật đã dạy tứ chúng rằng muốn làm người hướng thượng, muốn tu đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, việc trước tiên là phải tín tâmTín tâm là tin nơi Tam Bảo, tin rằng Tam Bảo là chỗ dựa nương vững chắc cho chúng ta trên bước đường tu tập. Thứ đến là phải thân cận minh sư và thiện hữu tri thức trong cuộc sống, cuộc tu của ta, vì minh sư và thiện hữu tri thức là những người thanh sạch từ thân, khẩu và ý. Thân cận những người nầy, chẳng những ta luôn hành trì thiện tâm, mà còn hành trì những hạnh nguyện lợi tha cao quí nhất. Thân cận những người nầy, ngoài việc trưởng dưỡng đại hùngđại lựcđại từ bi của nhà Phật, chúng ta còn sẽ luôn phát tâm bố thítrì giớinhẫn nhục và thiền định. Do đó mà trí huệ cứ thầm thầm phát khởiNgoài ra, thân cận thiện hữu tri thức ta luôn tri túc vì họ luôn tri túc; ta luôn bố thí vì họ luôn bố thí; ta luôn nhẫn nhục vì họ luôn nhẫn nhục… Ngược lại, nhở mà gần gủi người ác thì không thể nào chạy khỏi phiền não và đau khổ vì ác nhân luôn đi liền với ác nghiệpphiền não và khổ đau. Phàm phu chúng ta khó lòng mà nhìn cho ra ai ác, ai thiện. Có lắm khi những kẻ bề ngoài thì hiền từ, mà bên trong lại là cùng hung cực ác. Ngược lại, có người nhìn bên ngoài xấu xí, mà bên trong lại quảng đạivị tha. Người ác có thể là những tên côn đồ, cướp bóc, thất học…, nhưng lắm khi lại là những kẻ nhà cao cửa rộng, quyền quýhọc thứcthượng lưu… Điều may mắn cho chúng ta là người ác rất dễ bị lộ nguyên hình vì nếu chịu khó để ý một tí, ta sẽ thấy kẻ ác luôn dong ruổi hết đầu nầy, đến đầu kia, xúi rủ người khác làm điều sai quấy; họ luôn thò mũi vào những chuyện của người, nghĩa là họ luôn hăng say làm những chuyện quấy ác. Họ hay chống báng chánh pháp, để xui dục chúng ta hành tà đạo theo họ. Họ không bao giờ biết ăn năn sám hối cho tội lỗi của họ. Ngược lại, họ tìm mọi cách để biện bạch và cho rằng họ đúng. Hơn nữa, họ rất thích nghe chuyện ác, thích làm chuyện tà vạy. Thấy ai làm chuyện bất nhơn thất đức là họ vỗ tay tán thưởng. Họ đến chùa không để tu, mà là tụm năm, tụm bảy lại để bàn chuyện, để hí luận và xúi dục người khác hí luận. Nếu ai không ưng tu theo kiểu dong ruổi hí luận của họ, là họ quyết tìm cách hãm hại đến kỳ cùng. Những hạng người như thế là người ác. Nơi đâu có người vỗ ngực xưng ta hay, ta giỏi là nơi đó có kẻ cùng hung cực ác. Nơi đâu có những kẻ ngã mạn cống cao, luôn mục hạ vô nhơn và miệt thị người khác là nơi đó có ác tri thứcPhật tử phải cố gắng xa lánh những loại người nầy, thì cuộc sống mới hạnh phúc, cuộc tu mới có cơ giải thoát được.

Ngoài ra, người tu Phật luôn phát tâm làm phước, bố thí từ vật chất, tiền bạc đến pháp thí. Người ấy luôn phát tâm mang pháp bảo của nhà Phật ban phát cho chúng sanh muôn loài. Người ấy luôn trưởng dưỡng nhân của phước đứccông đức và từ bi hỉ xả. Nói cho đúng ra, một khi đã phát tín tâm, thân cận thiện hữu tri thức, xa rời những kẻ ác, thì tự nhiên tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến thảy đều tháo lui. Lúc đó thân, tâm, khẩu và ý của người ấy là một trời trong sạch.

Người tại gia mà tinh cần đi nghe chánh pháp và hành trì đúng theo chánh pháp, thì cuộc sống, cuộc tu của người ấy quả là một trời hạnh phúc, vì lúc nào họ cũng sống theo lẽ phải của đạo lý, lúc nào họ cũng làm việc thiện lành. Hạnh phúc của người tu theo Phật là có được thân người, thường nghe lời giảng chánh pháp của chư tăng, có được Tam Bảo mà về nương, thân cận thiện hữu tri thức để thấy rõ vạn pháp vô thườngvô ngã và không. Người ấy ngày ngày hành theo pháp của Như Lai, ấy là người hạnh phúc nhất trên cõi đời nầy vì luôn cạnh kề Như LaiĐức Phật đã dạy: “Người có được pháp cao thượng, mà không hành thì còn thua kẻ không có gì, vì người không có gì thì khỏi phải mất công cất giữ rồi lo sợ mất mát.” Riêng về những người tu Phật mà dám coi chuyện thị phi như nước chảy qua cầu, coi tiền tài vật chất như đôi dép bỏ, chỉ ngày ngày tinh tấn tu hành, chỉ ngày ngày tinh chuyên hành Như Lai sự, tác Như Lai xứ, thì người ấy không sớm thì chầy cũng sẽ đi đến chỗ giải thoát rốt ráo.

324. MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC 

Đối với người Việt Nam chúng ta, mái chùa chẳng những là nơi che chở hồn dân tộc, mà mái chùa còn là những gạch nối giữa đời và đạo. Chùa không đơn thuần là nơi chỉ dành cho ma chay hay cưới hỏi, hoặc để cho quý thầy quý cô tụng kinh niệm Phật, mà chùa còn là nơi tụ họp công cộng cho dân chúng ở những làng miền quê, từ cao niên đến đồng ấu. Riêng tại nơi tha hương viễn xứ nầy, những mái chùa còn mang một trọng trách nặng nề hơn thế nữa. Chùa chẳng những là nơi cho chư tăng ni tụng kinh niệm Phật, cho các em thiếu nhi trong gia đình Phật tử đến học giáo lý, cho các thiếu nhi đồng hương đến học Việt ngữ, cho các huynh trưởng sinh hoạthoặc giả cho các vị cao niên có nơi sinh hoạt giải khuây cho qua đi những lúc buồn tủi nơi xứ người. Chùa còn là nơi giúp bảo tồn và phát huy văn hóa Việt nơi hải ngoại nầy.

 Chúng ta đang sống và đang quay cuồng trong một xã hội văn minh vật chất. Ai trong chúng ta, không nhiều thì ít, cũng phải quây cuồng trong đó, và đồng thời ai cũng phải trang bị đầy đủ những phương tiện và tiện nghi cho cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế mà hết ngày nầy qua ngày khác, chúng ta phải còng lưng ra mà trả cho những cái bills khổng lồ. Nếu cuối tuần mà chúng ta không có chỗ nào che chở nương tựa nữa thì chúng ta sẽ đi về đâu? Chắc phải là những quán rượu hay vũ trường. Để rồi đến đầu tuần lại mang thân xác bệ rạt rã rời đến sở làm. Với một thân xác bơ phờ, một tinh thần sa đọa, hết tuần nầy qua tuần khác, nếu không có những mái chùa, những linh hồn của cộng đồng, thử hỏi chúng ta sẽ đi về đâu?

Kính thưa quý vị, chúng ta đã mất mát quá nhiều rồi, từ những người thân thương gục ngã, hoặc nơi chiến trường, hoặc nơi biển cả. Chúng ta đã mất rồi những con đê bờ ruộng quê hương. Tình người Việt Nam nơi hải ngoại, cũng như trong quốc nội, đã và đang ly tán quá nhiều vì những mất mát đỗ vỡ nầy. Chúng ta đã mất mát gần như tất cả, bây giờ không lẽ chúng ta lại buông trôi cho mất luôn cả niềm tin và văn hóa hay sao? Xin đề nghị với quý vị là không. Tuy nhiênchúng ta không thể nào nói “không” suông được, mà mọi người trong chúng ta phải cố gắng thể hiện bằng hành động cụ thể, từ góp công, góp sức, góp tiền, góp của để xây dựng, để thành lập những nơi che chở hồn dân tộc.

Kính thưa quý vị, quý thầy và quý cô đã suốt đời hi sinh tận tụy vì trợ đạo cứu đời, thì chúng ta, những chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời đầy đau khổ nầy, muốn được trợ đạo cứu đời để có được cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoátchúng ta phải bằng mọi cách tạo điều kiện cho quý thầy và quý sư cô có nơi mà trợ đạo cứu đời. Xin quý vị hãy vì mình, vì gia đình mình và những người quanh mình mà xăn tay áo lên, làm một cái gì đó giúp cho quý thầy xây chùa, dựng tháp, làm bất cứ việc gì từ việc đến chùa làm công quả, phát động những bửa cơm gây quỹ, rữa xe gây quỹ, hoặc giả nếu có tiền thì giúp tiền, có của thì giúp của… Làm mà vì tâm đạo thì một giờ cũng quý, một đồng cũng quý, cũng vô lượng công đức như thường.

Xin quý vị nào chưa có cơ duyên làm công quả cho chùa, hãy một giờ, một ngày ghé thử vào các chùa và các tịnh xágia nhập vào các nhóm công quả của chúng tôi, thì chưa nói đến tu, quý vị sẽ học ngay được những đặc tính dễ thương của dân tộc Việt Nam, từ sự khiêm cung từ tốn đến nhẫn nhục và kiên trì trong những lúc khó khăn. Chẳng những thế, trong những ngày cùng nhau công quảchúng ta sẽ cùng dạy nhau về “lá lành đùm lá rách,” hoặc về “miếng khi đói bằng gói khi no,” hoặc “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…” Ngoài rachúng ta còn cùng nhau trưởng thành trong đạo pháp, trong tinh thần từ, bi, hỉ, xả, trong tinh thần tự nguyện và hoan hỉ của những người con Phật.

Kính thưa quý vị, ngọc ngà châu báu của cõi nước tạm bợ nầy, cho dù có đem chất đầy tam thiên đại thiên thế giới, cũng không bằng vâng giữ và hành trì một câu Phật dạy. Mong cho ai nấy đều thấy rõ như vậy để cùng nhau phát tâm hổ trợ quý thầy và quý sư cô thành lập những nơi giảng dạy lời Phật dạy.

Kính thưa quý vị, tiền bạc vật chất của cõi nước tạm bợ nầy rồi chúng ta sẽ bỏ lại, chỉ có những lời dạy dỗ của Thế Tôn mới có thể giúp cho chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát mà thôi. Xin hãy đem của cải vật chất ra mà làm những việc đáng làm. Coi vậy mà chúng ta không còn bao nhiêu thời gian nữa để làm những việc đáng làm nầy đâu. Đừng để cho thời gian luống qua vô ích nữa quý vị ạ!

Kính thưa quý vị! Đối với phàm phu chúng ta thì việc xây chùa dựng tháp quả là khó hơn xây vũ trường, hoặc dựng trà đình tửu điếm. Nhưng quý vị ơi! Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải một lần từ bỏ những dục lạc trần gian; ai rồi cũng sẽ phải tu, nếu không bây giờ thì cũng sẽ vạn triệu kiếp về sau nầy. Vậy thì chúng ta còn chần chờ cái gì nữa đây, mà không cùng quý thầy và quý sư cô lên đường ngay từ bây giờ? Hãy can đảm lên để không tiếp tục trôi giạt hay chìm ngập trong biển đời sanh tử nữa. Phật đã vì thương xót chúng sanh mà mở ra con đường giải thoátchúng ta là những kẻ hậu bối, đang thừa hưởng cái gia tài giác ngộ và giải thoát ấy, thiết tưởng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giáo pháp cao đẹp nầy là không riêng của ai.

 Kính thưa quý vị, cúng dường xây dựng chùa, tịnh xá và trung tâm văn hóa là một thứ cúng dường cao cả và cao tột nhứt vì nó bao gồm cả tài thípháp thí và vô úy thí. Quý vị đã dùng tiền của mà cúng dường vào việc xây dựng tịnh xá, ấy là tài thí. Nhờ tiền của của quý vị mà mua được giảng đường cho quý thầy giảng dạy Phật pháp, ấy là quý vị đã gián tiếp cúng dường pháp thí. Hơn nữa, chính nhờ tiền của của quý vị mà có chỗ cho quý thầy quý cô khuyên lơn, an ủi những kẻ khốn cùng, những người lâm vào tâm trạng và thế tình bi đát. Như vậy là quý bạn cũng đã gián tiếp cúng dường vô úy thí đến những chúng sanh đau khổ vậy. Ngoài racúng dường xây dựng tịnh xá và chùa chiền còn là cách cúng dường cao quý vô cùng lên chư Phật và Tam Bảo, vì chính quý vị đã tạo điều kiện cho quý thầy tu và dẫn dắt chúng sanh cùng tu. Thật cao quý và đáng làm lắm vậy!

 Một lần nữa, hãy cùng nhau thắp đuốc lên mà thoát ra khỏi biển đời đầy đau khổ nầy bằng cách cùng nhau góp công, góp sức, góp của, góp tiền vào công cuộc xây dựng chùa và tịnh xá.

Pages: 1 2 3