ĐẠI CƯƠNG KINH PHÁP HOA

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những ngày gần đâyPhật sự ngày càng nhiều, công việc dịch thuật và hiệu đích Kinh tạng và phiên dịch Luận tạng cho Đại Tạng Kinh Việt Nam càng trở nên cấp bách. Do đó, mỗi khi được hầu Thầy, huynh đệ xa gần không khỏi suy nghĩ về sức khỏe của Thầy! Chính vì vậy mà những lời dạy của Thầy lại càng trở nên thân thiết và quí báu hơn bao giờ hết.

Năm nay, chúng tôi có dịp trở về Chùa thăm Thầy. Sư đệ Nguyên Anh đã cho một số băng ghi về Kinh Pháp Hoa mà Thầy đã giảng ở Nha Trang, Già Lam và Từ Đàm Huế. Sau khi trao đổivới chư huynh đệchúng tôi quyết định tuyển thành tập: Trí ĐứcVăn Lục tập 4.

Mong rằng đây là món quà tinh thần đầu xuân Đinh Sửu-1997, xin gởi đến chư huynh đệ xa gần đúng như tinh thần mà đức Phật đã dạy: “Các con hãy là người Thừa tự Pháp không nên Thừa tự tài vật (Trung Bộ Kinh)”.

Xuân Đinh Sửu-1997

Nguyên Vương-Nguyên Anh 

LỜI GIỚI THIỆU 

Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoacùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.

Đây là kết mấy lần tôi giảng cho Tăng Ni Phật tử khi hội đủ cơ duyên.

Pháp Hoa là kinh được phổ biến rộng rải cả về mặt đọc tụng, lý giải, hành trì tại Trung QuốcNhật Bản, Việt Nam xưa nayTuy nhiên cũng không tránh khỏi như xưa, sư Pháp Đạt đã tụng kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ mà còn bị Tổ Huệ Năng quở:

Một hôm, sư Pháp đạt đến đảnh lễ Tổ Huệ Năng mà đầu không sát đất. Tổ quở: “Đảnh lễ là cốt để dẹp tánh kiêu mạnvậy mà nay ông đảnh lễ đầu không sát đất, chắc trong lòng còn chứa điều gì?

Pháp Đạt thưa:

-Đã tụng ba ngàn bộ Pháp Hoa.

Tổ nói:

-Tụng Pháp Hoa mà có hành trì thì sẽ cùng ta sánh vai mà đi, còn không thì đâu có ích chi.

Pháp Đạt nói:

-Nếu vậy thì từ nay tôi không tụng nữa.

Tổ nói:

-Kinh có lỗi gì mà không tụng.

Như vậy ngày nay chúng ta nên tụng kinh như thế nào đây cho khỏi bị quở?

Để giúp giải tỏa một phần nào băn khoăn ấy, tôi xin gởi đến quý Phật tử tập “Lược Giải Kinh Pháp Hoa” nầy do công của thầy Trung Hậu, Hải ẤnMinh Thông sưu tầm tập họp lại, đưa cho tôi sữa chữa lại trước khi in.

Từ Đàm, Hạ 1997

THÍCH THIỆN SIÊU

ĐẠI CƯƠNG KINH PHÁP HOA

Trong kho tàng kinh điển Đại thừakinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh được truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từng là bộ kinh cơ bản cho tông Thiên thai tại Trung Hoa và tông Nhật Liêntại Nhật Bản. Các vị thiền sư Việt Nam đời Lý, Trần cũng thường chú trọng trì tụng, giảng dạy kinh Pháp Hoa song song với kinh Viên GiácKim Cang. Hai thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm dưới đời Lý (khoảng 1034) suốt 15 năm trì tụng kinh Pháp Hoa chưa từng trễ nãi. thiền sư Thông Biện, vị thiền sư thông thái đời Lý Thánh Tông, từng trả lời Phù Thánh Cẩm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu về các câu hỏi liên quan lịch sử truyền bá Phật giáo tại Việt Nam. Ngài thường dùng kinh Pháp Hoa dạy người sửa mình, nên người thời bấy giờ gọi Ngài là Ngộ Pháp HoaThiền sưChân Không (tịch năm 1100) lúc 18 tuổi, tầm sư học đạo, nhân đến hội giảng của Thảo Nhất tại chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng kinh Pháp Hoa, bỗng nhiên tỏ ngộ. Sau đó, Ngài được vua Lý Nhân Tông mời vào đại hội giảng kinh Pháp Hoa. Bấy giờ Thái úy Nguyễn Thường Kiệt (tức Lý Thường Kiệt) và thứ sử Lang Châu là tướng quốc Thân châu càng thêm kính trọng. Và ngày nay, trong hiện tại việc trì tụng kinh Pháp Hoa rất lan rộng trong giới Phật tử, giúp họ rất nhiều trên bước tu tâmhành thiện theo đạo giác ngộ. Trong kinh Pháp Hoa có một câu dạy rất đặc biệt, nêu lên mục đích ra đời của mười phương chư Phật, câu đó là “Các đức Phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhấtmà ra đời, đó là vì khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.”

Như vậy kinh Pháp Hoa chính là kinh nêu rõ mục đích ra đời của chư Phật, mà dưới đây là đại cương của kinh.

Thiên kinh vạn quyển mà đức Phật nói ra cùng với những pháp môn tu hành, trong đó có những pháp môn như: Quán Sổ tứcquán Bất tịnhTham thiềnTrì trai giới, An cư kiết hạ… đều đưa đến mục đíchlàm Phật. Có kinh đức Phật nói rộng, mà cũng có kinh Ngài nói đơn giản, nhưng tựu trung chẳng có pháp môn nào dễ dàng tu thành Phật ngay được cả. Pháp môn nào cũng khó vì phải dụng công nhiều. quán Bất tịnh phải quán thật sâu xa, kỸ càng chứ không phải quán qua loa mà thành được. Quán Sổ tức cũng không phải dễ, không cứ chi thở vô thở ra vài hơi là xong. Tham thiềnTrì trai giới…các môn tu khác cũng đều khó như vậy cả. Vậy mà theo kinh Pháp Hoa, thì việc thành Phật quá dễ.

“Nhược nhơn tán loạn tâm,

Nhập ư tháp miếu trung,

Nhất xưng Nam mô Phật,

Giai dĩ thành Phật đạo.”

Nghĩa là:

“Hoặc người tâm tán loạn,

Đi vào trong tháp Phật,

Niệm một lần Mô Phật,

Đều đã thành Phật đạo.”

Hoặc chỉ chấp tay hay cúi đầu trước tượng Phậtcho đến trẻ con chơi lấy cát đắp thành tháp Phật mà cũng thành Phật được. Một quyển kinh Đại thừa cao nhất là Pháp Hoa, rốt cục dạy một chuyện dễ dàng như vậy, thì hà tất phải Tham thiềngiữ GiớiKiết hạAn cư…? Cho nên Ngài Thường Bất Khinh đã chọn một cách đó để làm Phật. Ngài không quán Sổ tức, không nhập Định, không quét nhà, làm đường, mà chỉ đi gặp ai cũng nói câu: “Tôi không dám khinh ngài, vì ngài hành Bồ Tát đạo, ngài sẽ thành Phật.” ngài Thường Bất Khinh là một Bồ Tát Tỳ kheo, sống giữa chúng Tỳ kheo tăng thượng mạn có thế lựcdưới thời tượng pháp của đức Phật Oai Âm Vương trong quá khứ. Ngài chỉ làm mỗi một việc là đến nơi mọi ngườichấp tay cung kính xướng câu: “Tôi không dám khinh ngài,…vì ngài sẽ thành Phật.” Tuy nhiên trong việc làm đơn giản đó, cần phải có một lòng tin mãnh liệt rằng: “Tất cả chúng sanh đều là Phật” thì mới làm nổi. Lòng tin ấy nếu không có trí tuệ của Bồ tát thì không thể có được, đó là Bát nhã Ba la mật. Và Ngài làm việc ấy không phải một hai lần mà làm thường xuyên, không phải đối với một hai người mà đối với tất cả mọi người, đó là Tinh tấn Ba la mật. Trong khi Ngài làm như vậy, có người thì hoan hỶ, vì cho đó là một lời chúc tụng giá trị nhất, chúc làm Vua cũng không bằng. Nhưng cũng có người dững dưng vì không hiểu Ngài muốn nói gì, rồi cũng có người nổi sân, vì cho Ngài chọc tức mình, nên xua đuổi, đánh đập. Vậy mà Ngài vẫn giữ một thái độ bình thản đối với cả ba hạng người ấy, đó là Nhẫn nhục Ba la mật. Và mỗi khi đối trước ai ngài cũng nói lên câu: “Tôi không dám khinh ngài…” là nói với một lòng kính cẩn tập trung chứ không phải loạn tâm, hời hợt, đó là Thiền định Ba la mật. Như vậy, chúng ta thấy một việc làm ngó đơn giản, song đã gồm đủ ý nghĩa của Bồ tát hạnh và sức mạnh của một lòng tin kiên cố; tin mình là Phật và tất cả chúng sanh đều là Phật. Chúng ta đã có ai dám tự tin mình là Phật chưa, huống nữa tin người khác là Phật? Thật khó mà tin nỗi một kẻ vừa nói láo vừa mắng chưởi cộc cằn kia là Phật được! Phải như một vị đại lương y, đứng trước cơn bệnh có những triệu chứng ghê gớm như thổ tả, mê sảng, sốt cao mặt đỏ gay…Nhưng khi bắt mạch thấy rõ tim mạch nhảy đều mà biết được tánh mạng chưa hề gì, và bảo con bệnh: “Ông không chết đâu.” Sự quả quyết của lương y tạo cho người bệnh một lòng tin tưởng, một sức mạnh, một niềm hy vọng phấn khởi để vươn lên mà sống. Ngài Thường Bất Khinh nói với chúng sanh: “Các Ngài là Phật” cũng trong ý nghĩa đó. Chúng sanh vì tự thấy mình là chúng sanh, cam phận chúng sanh, nên cứ mặc tình trầm luân tạo nghiệp. Vì đã là chúng sanh vô phương cứu chữa, thì tội gì mà không trầm luân, tội gì mà không lăn lóctrụy lạc: “Thân lươn bao quản lấm đầu!” (Đã làm thân con lươn thì có ngại gì cái đầu bị lấm bùn lầy), đã thấy mình thấp thỏi tầm thường thì không còn việc gì không làm, vì con người như thế, không tin rằng còn chút phẩm giá nào để vươn lên toàn giác toàn thiện được. Bây giờ, khi nghe nói rằng mình là Phật, thì trừ phi những người vô tâm, ai cũng phải mừng rỡ, khi đó những thói xấu xa, cống caongã mạn, nhỏ nhen, tầm thường… khó mà nỗi lên được. Có bao giờ một người, khi tự thấy mình là Phật, mà lại nhắm mắt sống theo thói ăn cắp, nói láo, kiêu mạn, tật đố, sân si…? Cho nên tự tin mình là Phật thì ngay khi đó mình là Phật. Quán Kinh dạy: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật.” (Tâm đó là Phật, tâm đó làm Phật) không có tâm nào khác hơn. Ngài Thường Bất Khinh thấu hiểu lý ấy trong kinh Pháp Hoa, nên Ngài chỉ hành Pháp Hoa mỗi một cái hạnh “Bất khinh” ấy, tức không khinh người và không tự khinh mình.

 Lòng tin “Tất cả chúng sanh là Phật” đó dễ kết hợp mọi người lại với nhau như nước tìm đến nước. Trong tự nhiên nước với lửa mới chống trái nhau, còn nước với nước thì dù ở bất cứ nơi nào, sông ngòi, ao hồ…dù trong, đục, sạch, nhơ, đều tìm về bể cả. Tất cả mọi người có được lòng tin mình là Phật cũng thế, cũng tìm về với nhau trong bể cả Đại giác. Đó là điểm chính, là cốt tủy, cho nên trong kinh Pháp HoaPhật thọ ký cho tất cả hàng Thanh Văn đều thành Phật là vậy. Trước đó đối với hàng Thanh Văn, Phật chỉ nói pháp Thanh Văn như Tứ đế, 12 Nhân duyên. Đến hội Pháp Hoa, Phật mới thọ ký cho hàng Thanh Văn thành Phật. Đây là điềm đặc biệt của hội Pháp Hoa. Mặc dù có rất nhiều kinh điển khác cũng nói đến Phật tánh, nói đến trí tuệ và mục đích ra đời của đức Phật, nhưng chỉ nói chung chung, thọ ký chung chung: Như trong kinh Hoa NghiêmBát Nhãđức Phật chỉ thọ ký cho hàng Bồ Tát, còn đối với hàng Thanh văn thì dạy cho các pháp tu để chứng quả vị Bích Chi, La Hánchứng nhập Niết bàn. Những người này tu theo các pháp môn đức Phật dạy, được chứng quả Thanh Văn liền cho rằng đãviên mãn, nên đến hội Pháp Hoa, khi đức Phật sắp sửa nói thì Ngài lại muốn thôi, chính vì nghĩ đến hạng tăng thượng mạn này: “Chỉ chỉ bất tu thuyết, Ngã pháp diệu nan tưchư tăng thượng mạn giả, văn tất bất kính tin.” (Thôi thôi chẳng nên nói, pháp Ta vi diệu khó lường, những kẻ tăng thượng mạn nghe sẽ không kính tin.) Tôn giả Xá Lợi Phất phải năn nỉ cầu xin đến lần thứ ba đức Phật mới dạy rằng: “ông đã ba phen cầu thỉnh chẳng lẽ Như Lai không nói”. Khi ngài sắp sửa nói thì 5000 Tỳ kheoTỳ kheo ninam nữ cư sĩ đảnh lễ đức Phật mà lui ra, vì cho rằng tất cả pháp đức Phật mình đã tu đã đắc cả rồi, còn gì để nói, còn gì để nghe nữa? Sau khi những người này bỏ đi, đức Phật dạy: “Lui ra cũng tốt” (Thối diệu giai hỶ). Câu nói của đức Phật nghe tuồng như phủ phàng, tuồng như đối với 5000 người này lòng từ bi của Ngài không phổ cập đến. Trong khi ở hội Hoa Nghiêm chỉ có hàng Bồ Tát lãnh hội được ý chỉ của đức Phật dạy, còn hàng Thanh Văn ngồi đó mà như đui như điếc; vậy mà đức Phật không đuổi ra, họ cũng không bỏ ra đi. Ở hội Pháp Hoa thì đức Phật nói: “Lui ra cũng tốt” có phải phủ phàng xua đuổikhông? Không phải, bởi vì ở hội Hoa Nghiêm những vị Thanh Văn tuy không hiểu mà không có lòng tăng thượng mạn, không cho mình đã chứng đắc, nên cứ ngồi đó. Ngồi mà không kinh, không khiếp, không sợ. Còn ở hội Pháp Hoa, những vị Thanh Văn, này lại tăng thượng mạn, chưa chứng đắc viên mãn mà tự cho đã chứng đắc viên mãn. Có tâm tăng thượng mạn như thế, mà cứ ngồi lì như thế, đức Phật bảo “cứ ngồi đó đi” thì thật không ích gì cho chính bản thân họ, mà còn gây chướng ngại cho những người nghe Pháp. Và sở dĩ những người này tăng thượng mạn là vì họ chưa tin nổi rằng: “Tất cả chúng sanh đều là Phật”, họ chỉ tin rằng mình đã đắc quả A La Hán và chẳng những không tin chúng sanh là Phật, họ còn không tin nổi chính mình là Phật, do đó mà họ đã bỏ đi ra, và đức Phật dạy rằng: “Họ lui ra cũng tốt.”

Thành thử kinh Pháp Hoa có nghĩa “Hội tam qui nhất, thọ ký thành Phật”. Trước kinh Pháp Hoađức Phật dạy nhiều pháp môn, mỗi pháp môn chứng một quả vị khác nhau, như tu pháp Tứ đế đắc quả A La Hán, tu 12 Nhân duyên đắc quả Bích chi, tu Lục độ làm Bồ tát…Đến hội Pháp Hoa khi sắp nhập Niết bànđức Phật mới dạy bấy lâu chỉ là những phương tiện để bước lên quả vị Nhất thừa. Trước kia Thanh Văn đã cho đó là pháp thật, quả thật, nên chăm chỉ tu, chứng và chấp thủ các quả vị đã chứng. Bây giờ, đức Phật mới nói rằng quả Nhị thừaTam thừa đều không thật, đều là phương tiện, chỉ có quả Nhất thừa mới là thật, mới là cứu cánh.

Ngài Thiên Thai Trí Giả cho đó là “Khai quyền hiển thật, khai cận hiển viển”, mở phương tiện ba thừa để hiển bày cái chân thật là Nhất thừa Phật đạo. “Khai quyền” là chỉ rõ tất cả các pháp môn, mà đức Phậtnói trước kinh Pháp Hoa, đều chỉ là phương tiện để đi đến giáo lý Thật của Pháp Hoa rằng: “Tất cảchúng sanh đều là Phật”. Điều mà mười phương chư Phật đều làm là: “Xuất hiện ra ở đời để khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Điều ấy, đức Thích Ca Bổn sư cũng không làm khác với chư Phật mười phương. Một mặt vì tất cả chúng sanh đều là Phật, một mặt vì bản hoài của tất cả chư Phật ra đời chỉ vì một mục đích duy nhất là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến, một mặt vì trí tuệ chư Phật thậm thâm đủ cả hai mặt căn bản trí và quyền trí, thấu hiểu cùng tận được thật tướng các pháp, nên mới khai quyền hiển thật được. Thật tướng đó là mười Như: “Như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thịlực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh” 2. Mười Như này là tướng sai biệt của thật tướng các pháp. Ngài Thiên Thai lấy 10 Như đó phối hợp với 10 giới (gọi là thập pháp giới), với năm ấmhữu tình thế gian và khí thế gian mà làm thành “Bách Như” “Thiên Như”… Thiên Thai tông có danh từ “Tam thiên nhất niệmnhất niệm tam thiên” là để chỉ cái lý chân thật mà chư Phật đồng chứng như nhau, đó là ba điểm sau đây:

1. Thật tríQuyền trí chư Phật đồng nhất.

2. Phật tánhchúng sanh cũng đồng nhất.

3. Bản hoài chư Phật cũng đồng nhất.

Tóm lại đức Phật chỉ dạy là mỗi một đạo lý duy nhất, đó là đạo Nhất thừa.

Nhưng trước khi khai thị để đưa chúng sanh về Nhất thừađức Phật phải nói tuần tự từng Pháp mônphương tiện, để đến Pháp Hoa, Ngài mới nói rõ bản hoài của chư Phật. Do đó kinh Pháp Hoa là cao điểm của giáo lý Phật đà, nên mới gọi là Diệu Pháp. Ngài Thiên Thai chia hai thứ “diệu” là tương đốidiệu và tuyệt đối diệu. Những pháp môn đức Phật dạy trước đấy tuy diệu nhưng chưa tuyệt đối, như khi phân thành Thanh Văn thừaDuyên Giác thừa và Đại thừa, thì Đại thừa là diệu, nhưng chỉ diệu tương đối đối với Thanh VănDuyên Giác nên chưa phải diệu thật sự tuyệt đối. Đến hội Pháp Hoa thì không còn đối đãi với Thanh VănDuyên Giác mà gồm chung Tam thừa vào Nhất thừa, nên mới thật là Diệu PhápPháp Hoa nói thật tướng các pháp, thật tướng đó là: “Tất cả pháp đều là Phật pháp, tướng tánh bất nhịthế gian tướng thường trú”. Tất cả pháp, bởi thế, đều là diệu pháp (nhứt sắc nhứt hương vô phitrung đạo). Diệu pháp đó ví như hoa sen với những điểm:

1. Sanh ra trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.

2. Khi hoa nở thì tỏa hương thanh khiết, nhẹ nhàng.

Nghĩa là những pháp mà đức Phật nói ở trong Diệu Pháp Liên Hoa cũng phát xuất từ tam thừa pháp, ví như hoa sen vẫn sinh từ bùn. Cái hoa diệu pháp từ trước bị vùi lấp trong bùn kiến chấp của tam thừa, đến hội Pháp Hoa thì hoa sen từ bùn nở ra mà không dính bùn, lại tỏa hương vi diệu.

Đạo Phật quả là đạo Hoa sen. Đức Phật ra đời đi bảy bước cũng đi trên bảy hoa sen.

Khi Thành Đạo, Ngài quán sát căn cơ chúng sanh cũng bằng hình ảnh những hoa sen trong hồ: Có hoa đã vươn lên khỏi mặt nước, có hoa còn chìm, có hoa chưa ra khỏi bùn, nhưng tất cả đều là hoa sen và đều sẽ lên khỏi mặt nước tỏa hương khi gặp ánh sáng mặt trờiChúng sanh cũng vậy, ở trong đống bùn phiền não mà cũng không dính bùn, vì chưa ra khỏi phiền não nên gọi là chúng sanh, đến khi gặp được mặt trời diệu pháp của đức Phật soi đến thì cũng đều nở. Ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh, trong lúc chờ đợi cấp giấy đi đường, một đêm mộng thấy một ngọn Linh sơn giữa bể, Ngài nhảy xuống bể liền có hoa sen đỡ, đưa Ngài lên núi. Và trước khi thị tịch, Ngài cũng mộng thấy hoa sen. Nhưng đó là sen trong nước, còn thứ sen trong lửa của Thiền sư Ngộ Ấn (1020-1088, Việt Nam) thì:

“Diệu tánh hư vô bất khả phân

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận

Liên phát lô trung thấp vị càn.”

Tạm dịch:

“Diệu tánh rỗng không chẳng thể bâu (bám)

Rỗng không tâm ngộ khó gì đâu

Trên non ngọc đốt màu thường đẹp

Sen nở trong lò ước chửa khô”

(TUTA, Lê Mạnh Thát dịch)

Hay của Động Sơn Lương GiớiSơ Tổ phái Tào Động thì:

“Lưỡng kiếm giao phong bất tu tị

Hảo thủ do như hỏa lý liên.”

Tam dịch:

Hai kiếm giao nhau không cần tránh,

Tay tài giống hệt sen trong lửa.

Ý nghĩa hai câu thơ trên ám chỉ rằng ở trong cái thân Ngũ uẩn uế trược đầy lửa phiền não của chúng sanhhoa sen Phật tánh vẫn tươi như thường.

Chân Nguyên thiền sư (Việt Nam) cũng có câu:

“Trần trần sát sát Như Lai,

Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen.

Hoa là bản tánh trạm viên,

Bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng.

Hậu học có biết hay chăng?

Tâm hoa ứng miệng nói năng mọi lời.”

Kinh Pháp Hoa lấy dụ Hoa sen làm biểu tượng là vậy.

NỘI DUNG 28 PHẨM KINH PHÁP HOA

Mỗi lần đức Phật định nói pháp gì trước hết đều có nguyên donên có phẩm Tựa mở đầu (p1). Kế phần Tựa là phần Chánh tông, nói ra chánh pháp mà Ngài định nói và pháp định nói ở đây là: “Khai quyền hiển thật” nên có phẩm Phương tiện (sự khéo léo) (p2). Nhưng đối với Chánh pháp này chỉ có hàng thượng căn như Tôn giả Xá-lợi-phất hiểu và được Phật thọ ký. Còn hàng trung căn chưa thể vong ngôn hội pháp, họ cần nghe thêm thí dụmới hiểu, nên có phẩm Thí dụ (p3). Ví dụ nhàn lửa ba xe, hàng trung căn nghe thí dụ liền tin nên có phẩm Tín giải (niềm tin vững chắc) (p4) và thuật lại với đức Phật cái ví dụ “Cùng tử trốn cha” để trình bày chỗ tín giải của mình, được đức Phật ấn chứng và Ngài nói tiếp thí dụ “Một trận mưa khắp cây cỏ đều nhờ” nên có phẩm Dược thảo dụ (thí dụ về cây thuốc) (p5). Đến đây hàng trung căn được thọ ký, nên có phẩm Thọ ký (chứng thực) (p6). Nhưng còn hàng hạ căn thì vẫn chưa ngộ phải chờ đức Phật kể lại nhân duyên quá khứ cho họ nhớ với thí dụ Hóa thành, nên có phẩm Hóa thành dụ (thí dụ về thành phố ảo hóa) (p7). Hàng hạ căn được ngộ và được đức Phật thọ ký, nên có phẩm Ngũ bách đệ tử thọ ký (500 đệ tử thọ nhận lời chứng thực) (p8) cho năm trăm vị thuộc hàng vô học hiển danh, và phẩm Thọ học, Vô họcnhân ký (lời chứng thực cho những người còn cần phải học và những người không cần phải học) (p9) cho 2000 vị thuộc hàng học và vô học mật hạnh vô danh khác. Như vậy qua ba lần thuyết là Pháp thuyết, Dụ thuyết, Nhân duyên thuyết (hay gọi là tam châu thuyết pháp) thì ba hạng căn cơ thượng, trung, hạ có túc căn thâm hậu được đức Phật hiện tiền thọ ký. Còn bao nhiêu chúng sanh ít phước ở nơi khác thời khác không được gặp đức Phật thì ai thọ ký cho? Nên biết hết thảy chúng sanh bất luận ở đâu thời nào dù không gặp đức Phật mà gặp kinh và thọ trì giải nói kinh Pháp Hoa cũng đều được thọ ký, nên có phẩm Pháp sư (vị thầy dạy pháp) (p10) mà nội dung là tán thán công đức Pháp Hoa và người trì kinh cùng phương pháp cho người muốn nói kinh Pháp Hoa đem lại nhiều lợi ích.

Từ phẩm Tựa đến phẩm Pháp sư cọng là 10 phẩm, trừ phẩm Tựa, 8 phẩm giữa là phần Khai quyền hiển thật, phẩm Pháp Sư là để tán thán công đức Pháp Hoa và người thọ trì đọc tụng hầu cho những chúng sanh vị lai vẫn được thọ ký.

Đạo lý khai quyền hiển thật là thâm diệu lớn lao mà nay được đức Thích Tôn đã giảng nói, đức Phật Đa Bảo trong quá khứ từng phát nguyện: Hễ ở đâu có nói kinh Pháp Hoa, thì Ngài sẽ hiện đến, do đó tháp Đa Bảo từ lòng đất vọt lên, được kể trong phẩm Hiện Bảo tháp (hóa hiện tháp báu) (p11), trước là để xác chứng lời đức Thích Ca nói là không hư dối, sau để làm duyên khởi cho việc khai cận hiển viễn sắp được nói đến ở phần sau. Nhưng sự xác chứng rõ ràng mật thiết nhất chính là đức Thích Ca tự kể lại: Xưa kia Ngài từng cần cầu nghe kinh Pháp Hoa và từng được Đề-bà-đạt-đa nói cho nghe nhờ đó Ngài được thành Phật. Còn Đề-bà được thọ ký sẽ thành Phậtcho đến Long nữ cũng nhờ Pháp Hoa được thành Phật rất mau lẹ nên có phẩm Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) (p12). Sau khi nghe lời tán thán công đứcvà khuyến khích trì kinh của đức Thích Ca và đức Đa Bảo như vậy, các Bồ-Tát, Thanh Văn liền vâng mệnh thọ trì, nên có phẩm Trì (nắm giữ chắc chắn) (p13). Song thọ trì giảng nói trong đời ngũ trược ác thế làm sao tránh khỏi nguy nan nên có phẩm An lạc hạnh (p14), chỉ bày phương pháp hoằng kinh được an lạc khi nhân hạnh đã đầy đủ thì diệu quả ắt có. Các Bồ-tát từ lòng đất vọt lên nói trong phẩm Tùng địa dũng xuất (từ đất nhảy ra) (p15) chứng minh điều đó để khai cận hiển viễnhiển bày cho thấy đức Phật đã thành Phật trãi vô lượng kiếp nói trong phẩm Như Lai thọ lượng (tuổi thọ của đức Như Lai) (p16). Phẩm Như Lai thọ lượng này nói hễ ai nghe được thì công đức vô lượng, nên có phẩm Phân biệtcông đức (p17). Tuy chỉ tùy hỶ nghe và tùy hỶ người khác nghe vẫn được phước đức vô lượng, nên có phẩm Tùy hỶ công đức (công đức về sự vui nhận) (p18), đó là hạ phẩm công đức. Nếu nghe, thọ trìđọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người nghe, thành tựu 6 căn công đức như phẩm Pháp sư công đức (các công đức của vị pháp sư) (19) với năm hạng Pháp sư, đó là trung phẩm công đức. Nếu thực hành Pháp Hoa Hạnh, thanh tịnh sáu căn như Bồ-tát Thường Bất Khinh trong phẩm Thường Bất Khinh (p20) thì thuộc thượng phẩm công đứcMười phương chư Phật thấy chúng sanh trong quá khứ hay trong vị lai nghe Pháp Hoa mà sanh tâm hoan hỶ thọ trì như vậy thì các Ngài càng rất hoan hỶ nên hiện thần lực để tán dương hỗ trợ cho lòng tin và thực hành thêm vững mạnh nên có phẩm Như Lai thần lực(thần lực của đức Như Lai) (p21).

Trên kia đức Phật đã tán thán kinh và người trì kinh, đến đây đức Phật phó chúc thọ trì, nên có phẩm Chúc lụy (dặn dò) (p22).

Dược Vương Bồ-tát nhờ lãnh thọ kinh giáo được lợi ích nên đã chịu khổ hạnh bằng cách thí xả thânmạng tài sản để cúng dường báo ân, nêu ra một mô phạm cho sự phụng mệnh hoằng kinh mà bản duyên này của Dược Vương được kể rõ trong phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự (chuyện về Bồ-tát Dược Vương) (p23). Nhưng ở Dược Vương chưa nói rõ cách truyền thông Kinh Pháp. Đến phẩm Diệu Âm Bồ-tát (24) mới nói rõ việc phân thân trong sáu đường để hoằng Kinh lợi vật. Về phần chúng sanhnhững người muốn tín thọ thường gặp trở nạn cần phải nhờ đức từ bi cứu tế mới vượt khỏi, nên có phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát (p25), và nhờ thần chú gia hộ nên có phẩm Đà-la-ni (mật chú) (p26).

Người hoằng Kinh lợi vật là chơn thiện tri thức của chúng sanh, dù ở trong nghịch cảnh nào họ cũng chuyển được người bỏ tà về chánh, nên có phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về Vua Diệu Trang Nghiêm) (p27). Tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa, truyền trì Pháp Hoa tức là tu hạnh Phổ Hiền, tức nhiên Phổ Hiền từ phương xa đến ủng hộ khuyến khích, phát khởi nên có phẩm Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát (sự khuyến khích của Bồ-tát Phổ Hiền) (p28). Đó là hết hai mươi tám phẩm kinh.

Nói tóm tắt, 14 phẩm đầu kinh là thuộc phần Tích môn (cũng gọi là phần khai quyền hiển thậtkhai tam hiển nhấthội tam quy nhất, thừa phương tiện, thừa chân thật, thừa quyền, thừa thật, tích môn tích hóa hay thùy tích). 14 phẩm sau là thuộc phần Bản môn (cũng gọi là khai cận hiển viễn, khai tích hiển bổn, hội tích quy bổn, thân phương tiện, thân chân thật, thân quyền thân thật, bản môn bản hóa hay bản địa).

Chữ Môn ở đây không có nghĩa là một bộ phận hay nơi chốn biệt lập, nó chỉ có nghĩa là “hoạt động của đức Phật ở trong bản vị nguyên thủy” (bản địa hay bản môn bản hóa) và hoạt động của đức Phật có biểu lộ lưu dấu tích (tích môn tích hóa, thùy tích).

Phần Tích môn thì quy chiếu vào giáo pháp của đức Phật, tức là chỉ vào pháp. Phần Bản môn thì quy chiếu vào nhân cách của đức Phật, tức là chỉ vào người nói pháp.

Các đức Phật 10 phương chỉ có Nhất thừa đạo và chư Phật ra đời đều duy nhất chỉ muốn dạy chochúng sanh Nhất thừa đạo chứ không có hai ba thừa, nhưng căn cơ chúng sanh không thể một sớm một chiều lãnh hội được, nên đức Phật phải quyền khai phương tiện để dẫn dắt.

Chữ “khai”, “hiển” trong “khai quyền hiển thật” ở đây có hai nghĩa:

1. Nếu đức Phật chỉ một mực dạy thẳng đạo Nhất thừa thì không bao giờ chúng sanh lãnh ngộ được. Như vậy đạo Nhất thừa chỉ ẩn lấp ở nơi đức Phật chứ không hiển bày ra cho chúng sanh, nên đức Phậtphải quyền khai ba thừa thì mới hiển lộ được Nhất thừa.

2. Nhưng khi chúng sanh tiếp nhận giáo lý ba thừa, họ lại tin chắc đó là thật mà không hiểu đó là đức Phật chỉ quyền khai và như vậy thì đạo Nhất thừa vẫn bị khuất lấp trong ba thừa không hiển lộ ra được. Đến khi đức Phật khai mỡ ra chỗ khuất lấp đó bằng cách nói rằng “Ba thừa kia chỉ là phương tiện, là quyền, chỉ có Nhất thừa mới là thật”, như ở hội Pháp Hoa này thì chúng sanh mới rời bỏ chấp tam thừamà hướng đến nhất thừa. Nghĩa khai cận hiển viễn cũng tương tợ như vậy.

Trong 14 phẩm thuộc Tích môn, thì phẩm Tựa là phẩm mở đầu duyên khởi, còn chủ yếu chính là phẩm Phương tiện với sự trình bày Thật tríQuyền trí của chư Phật là đồng nhất, thật tướng các pháp mà chư Phật chứng ngộ là đồng nhất và bản hoài chư Phật ra đời độ sanh cũng đồng nhất. Những đồng nhất này gọi chung là Phật tri kiến, và Phật tri kiến này mọi chúng sanh đều có, chỉ vì bị vô minhtham ái che lấp mà không hiển lộ ra được, nên nhân duyên chư Phật ra đời là chỉ nhằm một đại sự duy nhất tức “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, chứng Nhất thừa đạo chứ không vì gì khác. Vì vậy dù trước đức Phật có quyền khai ba thừacuối cùng đức Phật cũng chỉ dạy Nhất thừa.

Trong 14 phẩm thuộc Bản môn, mở đầu duyên khởi là phẩm Tùng địa dũng xuất, nhưng chủ yếu chính là phẩm Như Lai thọ lượng, khai thị cho thấy đức Thích Ca chỉ là thân ứng hóa có sanh có diệt theo cơ cảm của chúng sanh trong đời ngũ trược ác thế, mà đã là thân ứng hóa tức nhiên phải xuất từ thân Phật bản hữu vốn đã thành Phật vô lượng vô biên kiếp.

Ngoài hai phẩm ở Tích môn và hai phẩm ở Bản môn vừa nói trên đây, các phẩm còn lại, hoặc để quảng diễn bổ túc, hoặc tán thán khuyến khích thọ trì, giảng nói, hoặc nêu sự hoạt dụng của Pháp Hoa, để làm trọn vẹn lý nghĩa Quyền, Thật, Tích, Bản, vạn thiện đồng quy bình đẳng đại huệ và chúng sanh đều thành Phật mà trong hội Pháp Hoa chủ tâm nói đến vậy.

ĐẠI THỪA DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH 

I. Ý NIỆM VỀ ĐẠI THỪA 

Theo định nghĩa thông thường của các nhà chú giải kinh điểnBắc tạng thì Đại thừa được hiểu như là một cổ xe lớn. Cổ xe đó có khả năng đưa chúng sanh từ chốn đau khổ đến nơi an lạc, từ chỗ ác đến chỗ lành, từ bến mê lầm đến bờ giác ngộGiáo phápđó, vừa lợi mình vừa lợi người. Người tu theo giáo pháp này cũng không khác nào vừa độ được mình và vừa độ người khác cùng thoát khổ để đến chỗ an vui. Đó là pháp Đại thừaPhật tửtu tập theo pháp này gọi là tu theo Đại thừa giáo.

Trong kinh đức Phật dạy, người tu về Đại thừa giáo thì phải phát tâm rộng lớn, như phát bốn lời nguyện:

“Chúng sanh vô biênthệ nguyện độ,

Phiền não vô tậnthệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượngthệ nguyện học

Phật đạo vô thượngthệ nguyện thành”.

Nghĩa là: – Chúng sanh nhiều vô biên, con thề nguyện độ hết. – Phiền não nhiều lắm, vô lượng, không cùng tận, con thề nguyện dứt sạch. – Pháp môn thậm thâm vi diệu của Phật nhiều vô lượng, con thề nguyện học hết. – Đạo quả của Phật vô thượngcao cả giải thoát, con thề nguyện thành. Hoặc phát lời nguyệnkhác:

“Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đều trọn thành Phật đạo”.

Lời nguyện đó, không chỉ độ cho riêng mình, mà còn nguyện độ cho các chúng sanh khác nữa. Pháp môn bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtrí tuệ gọi là sáu Ba-la-mật. Nếu ai tu theo sáu Ba-la-mật thì cũng có thể độ được mình và độ cho người khác nữa. Đó là pháp tu tập theo Đại thừa giáo.

Giáo, lý, hạnh, quả đều đại, nên gọi là Đại thừa. Giáo đại là các kinh Hoa NghiêmBát NhãPháp HoaNiết BànLăng GiàViên Giác v.v… và các luận Đại Trí Độ, Thành Duy ThứcThập Nhị Môn Luận… Lý đại là như lý Bát Nhã Chơn Không, Chơn NhưNhư Lai TạngPhật TánhPháp GiớiPháp Tánh, A-lại-gia thức, Ngã không Pháp không… Quả đại là Tam HiềnThập ĐạiĐẳng GiácDiệu Giác. Lý hạnh quả đại được nói trong giáo đại. Hoặc theo Đại Trang Nghiêm Kinh Luận nêu bảy ý nghĩa đại:

1. Duyên đại: Bồ-tát tu hành lấy pháp nghĩa quảng đại của vô lượng kinh làm duyên.

2. Hạnh đại: Bồ-tát tu hành đã được tự lợi còn thực hành hạnh lợi thatự lợi lợi thadiệu hạnh đầy đủ.

3. Trí đại: Bồ-tát thường lấy trí tuệ quán sát biết rõ nhân và pháp đều vô ngã, khéo phân biệt được hết mọi cảnh.

4. Cần đại: Bồ-tát trải nhiều kiếp lâu xa, phát tâm quảng đại, tinh tu không gián đoạn.

5. Xão đại: Bồ-tát do phương tiện khéo léo, tự tại ở trong sanh tử mà hóa độ chúng sanh.

6. Úy đại: Úy tức vô sở úy. Bồ-tát có trí tuệ sung mãn, rõ biết chắc chắn, ở giữa đại chúng tuyên nói pháp nghĩa không sai lầm, không e sợ.

7. Sự đại: Bồ-tát vì muốn khiến chúng sanh quyết rõ đại sự nhân duyên cho nên thường thường thị hiệnở giữa thế gian diễn nói diệu pháp, vào đại Niết-bàn.

Trong kinh Pháp Hoa có tên Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là vì ý nghĩa đó.

Nội dung kinh Đại thừa là thể hiện những lời Phật khuyến bảo, răn dạy cho chúng sinh mở rộng lòng từbi, mở rộng trí tuệ để nhìn thấy sự khổ của mình, của mọi người mà phát tâm rộng lớn, nguyện độ mình và độ người, chứ không nguyện độ cho riêng mình mà thôi. Cho nên kinh này được gọi là kinh Đại thừa. Nói rộng ra, những lời dạy nào mang ý nghĩa tự lợi và lợi tha, vì giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người thì những lời dạy đó, những kinh đó cũng đều gọi là kinh Đại thừa.

Phật tử Việt Nam hiện nay, hàng ngày đều tu cả hai pháp tự lợi và lợi tha. Khi chúng ta tưởng nhớ đến đức Phật, niệm danh hiệu Phật, cầu nguyện sau khi chết được vãng sanh Tịnh độ, hoặc quán pháp bất tịnh, nguyện cho mình bỏ bớt tham dục, vì nghĩ rằng pháp đó có lợi cho chúng ta thì trong đạo Phật gọi pháp tu đó là pháp tu tự độ. Ngược lại, trong khi tu để cầu an lạc cho mình, chúng ta mở rộng lòng thương đến các loài khác như thương vật, bố thí, giúp ích cho người khác hoặc về vật chất hoặc về tinh thần, đem lại sự an vui cho người khác, lối tu đó gọi là tu theo pháp tự độ và độ tha.

Riêng kinh Pháp Hoa nhằm về Đại thừa giáo, chỉ cho chúng ta cách tu lợi mình lợi người hơn hẳn nên gọi là kinh Đại thừa. Vì bản thân Đại Thừa là Chúng sanh Tâm. Cái Tâm ấy lớn bao nhiêu thì cỗ xe ấy lớn bấy nhiêu.

II. DIỆU PHÁP 

Diệu pháp là pháp môn diệu mầu. Pháp nghĩa là tất cả các sự vật hiện hữu trong vũ trụ, và tất cả các sự vật xảy ra trên thế giới. Pháp là một chân lý duy nhất thâm nhập vào tất cả các sự vật. Pháp là quy luậtnhư một luật tắc được thiết lập khi chân lý xuất hiện như là một hiện tượng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt và nghe bằng tai. Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạy đó là khuôn pháp, mẫu mực cho đệ tử noi theo. Pháp của đức Phật dạy có năng lực diệt trừ tham, sân, si, phiền não cho chúng sanh và có khả năng đưa chúng sanh đến bờ giác ngộ, nên gọi là pháp mầu. Pháp này có thể làm cho chúng sanh phá trừ được ngã chấp hẹp hòi, nhỏ mọn nên gọi là pháp mầu. Pháp này có thể làm cho chúng sanh hiểu rõ được cái tánh duyên khởi vô tánh, hiểu được sự vật giữa đời này, tất cả đều do nhân duyên hòa hợp giả tạo, không có một cái gì thật có bền vững lâu dài được, nên gọi là pháp mầu. Pháp này là cho chúng sanh thấy được tự bản tâm mình, có một sự giác ngộ trong đó, mỗi chúng sanhlà mỗi vị Phật sắp thành, nên gọi là pháp mầu.

Những pháp này chỉ có đức Phật nói ra, còn tất cả các nền giáo lý của các tôn giáo khác không hề nói tới, cho nên gọi là pháp mầu.

Tóm lạiDiệu Pháp là pháp nhiệm mầu. Chữ này có ba nghĩa:

1. Thật tướng bình đẳng.

2. Đại huệ bình đẳng.

3. Phương tiện khai quyền hiển thậthội tam quy nhất.

a. Thật tướng bình đẳng: Là tướng chân thật của tất cả vạn pháp. Tướng này không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không thường, không đoạn. Thật tướng đó là vô tướng. Và cũng vì lẽ vô tướng nên nó hình thành tất cả tướng. Như nước vốn không có tướng vuông, tròn, dài, ngắn… nên gọi là vô tướng. Do vô tướng nên nó mới thành đủ các tướng: Tướng vuông ở trong thùng vuông, tướng tròn ở trong bình tròn, tướng dài ở trong ống. Nếu nước không có sẵn tướng tròn hay vuông nhất định thì không thành ra các tướng khác. Nhưng nhờ nó vốn vô tướng mới thành các tướng khác được. Dù có khác tướng mà nước vẫn vô tướng, mà đã là vô tướng thì nhất như bình đẳngDuy Thức gọi đó là Tánh cảnh. Nếu đối với sắc, thanh, hương… mà ta rút lại những phần phân biệt của từng người, từng căn cơ, từng chúng sanh, thì như vậy sắc chỉ là sắc, thanh chỉ là thanh, hương chỉ là hương… không có sắc tốt, sắc xấu, sắc trắng, sắc đen… gì hết, thì tánh cảnh đó đối với tất cả chúng sanh đều như nhau: Nhất như bình đẳng. Sắc đối với ta cũng như sắc đối với con vật chẳng khác gì nhau, chỉ khác chăng là khác ở mức độ thấy rõ hay không rõ, khác ở chỗ nhận thức phân biệtsắc đó là sắc gì. Còn về phương diện sắc đối với nhãn thức vô tánh bình đẳng không khác. Thí dụ: Ta đưa một viên phấn rồi hỏi cái này dài hay ngắn ? Chắc chắn không ai trả lời được. Nếu đưa thêm một cái thước, bây giờ ta sẽ nói chắc rằng, cái thước dài, viên phấn ngắn. Nếu ta đưa một lóng tay thì sẽ nói viên phấn dài, lóng tay ngắn. Vậy nên biết dài ngắn đó chẳng qua chỉ là do sự phân biệtso sánh của ý thức mà nói dài nói ngắn chứ tánh viên phấn vốn không dài không ngắn: Đặt nó đứng bên cạnh cái thước nó không ngắn bớt đi, đứng bên lóng tay nó không dài thêm ra, dù ta có nhọc sức cải nhau dài ngắn về nó, tánh nó vốn nhất như bình đẳng, cái trước cái sau bình đẳngbình đẳng đó nó phổ biếnkhắp tất cả, bình đẳng đó không bao giờ sanh diệt. Khi ta nói dài ngắn tự nhiên ta thấy nó có tướng dài ngắn thay đổi theo nhận thức của ta, nhưng cái tướng vô tướng của chính nó thì không thay đổi, ở đâu cũng vậy, thời gian không gian nào cũng vậy, nhất như bình đẳngSở dĩ chúng ta thấy nó có tướng là do biến kế phân biệtbiến kế sở chấp của chúng ta mà nó hình thành ra tướng nọ tướng kia, nên trong kinh nói:

“Nhất nhơn phát chơn quy nguyên,

“Thập phương thế giới tận thành tiêu vẫn”.

Một người phát tâm trở về bản tánh chơn thật thì cảnh giới của họ, cảnh giới do biến kế sở chấp phân biệt vọng tưởng hiện ra đó, tiêu mất không còn tồn tại. Giống như khi ta nằm mộng thấy vạn cảnh (thập phương thế giới) nhưng khi ta tỉnh thức thì thập phương thế giới rơi rụng hết (tận thành tiêu vẫn). Thành thử cảnh giới đó, thật tướng đó bình đẳng, nó không tùy thuộc ai hết, không tùy thuộc không gianthời gian, vô thỉ vô chung, vô biến vô trung.

b. Đại huệ bình đẳngNhận thức được, ngộ nhập được thật tướng bình đẳng vô tướng đó, gọi là bình đẳng đại huệĐại huệ bình đẳng hay gọi một cách khác là Phật tánhPhật tri kiến (thấy biết của Phật), cái đó tất cả chúng sanh đều có, tức là cái linh giác linh tri.

Như trước đã ví dụ: Tánh cảnh sắc là bình đẳng. Sắc đó đối với người cũng như đối với vật, đối với lớn cũng như đối với nhỏ, nhất như bình đẳng, nó không riêng cho ai, vậy cái trí thấy được sắc đó bằng hiện lượng tánh thì cái trí đó cũng bình đẳng. Nếu ta dẹp hết tất cả biến kế phân biệt, nào là sắc xanh, sắc vàng… thì bây giờ chỉ còn hiện lượng thấy sắc là sắc, cũng như gương chiếu nơi sắc, nó cũng bình đẳng. Sắc nào đến nó cũng chiếu, nó không phân biệt sắc này tốt nó chiếu, sắc kia xấu nó không chiếu. Tánh tri giác của ta từ nơi căn bản nhất như bình đẳng cũng như thế, nên trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy: “Mở mắt thấy sáng cũng gọi là thấy, nhắm mắt thấy tối cũng gọi là thấy”. Sáng tối tuy khác nhau nhưng cái thấy vẫn là một.

Có người hỏi: Bây giờ bình đẳng nhưng nếu chích vào một ống thuốc sẽ làm đảo lộn tinh thần hết, chuyện phải sẽ nói trái, chuyện trái nói phải… không còn bình tỉnh nữa và như vậy nên biết, tinh thần là tánh hậu sanh.

Đó chỉ là tánh sai biệt của tinh thần thôi, chứ từ căn bản cái biết đúng cũng là biết, biết sai cũng là biết, mặc dù khi tỉnh biết khác khi mê biết khác. Tỉnh và mê, đúng và sai tuy khác nhưng tánh biết vẫn là một mà thôi. Tánh biết đó nhất như bình đẳngbản lai thanh tịnh.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật hỏi vua Ba-tư-nặc thấy sông Hằng lúc nào ? Vua Ba-tư-nặc đáp: Khi ba tuổi mẹ dắt đi lễ thần Kỳ-bà có thấy sông Hằng, lúc 20 tuổi cũng có thấy sông Hằng và lúc 60 tuổi cũng có thấy sông Hằng. Lúc nhỏ thấy sông Hằng to lớn đẹp xinh, đến lúc lớn thấy sông Hằng có vẻ hùng vĩ, nhưng khi già thấy nó có vẻ đìu hiu buồn tẻ. Sự thấy đó tướng trạng diễn dịch mỗi lúc mỗi khác nhau, nhưng thấy lúc nhỏ, lúc 20 tuổi, lúc 60 tuổi vẫn là thấy. Chúng ta nên gạn lọc tánh sai biệt ra để chỉ còn một tánh thấy thôi thì thấy đó sẽ “nhất như bình đẳng”. Thành thử, thấy đó không lệ thuộc vào xác thân, xác thân có lúc trẻ lúc già, tánh thấy bất di bất dịch.

Có người hỏi, khi trẻ tôi thấy rõ ràng, bây giờ mang gương mà còn thấy con gà hóa ra con quạ, làm sao nói nhất như bình đẳng? Thấy gà ra quạ, đó là do mức độ thấy khác nhau, chứ căn bản của sự thấy gà và quạ cũng là thấy mà thôi, không khác. Đó gọi là bình đẳng đại huệbình đẳng đại huệ đó ngộ nhậpbình đẳng thật tướng của tất cả vạn pháp, mà ngộ nhập bình đẳng thật tướng vạn pháp tức sẽ thành PhậtBình đẳng đại huệ ấy chúng sanh đều có, bình đẳng thật tướng đó chúng sanh cũng có. Như vậy, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật.

Nhưng đạo lý tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, các kinh khác chỉ nói một phần, còn có sự phân biệt hàng định tánh Thanh Vănđịnh tánh Duyên Giác, hàng Bồ-tát, hàng bất định tánh và vô tánh xiển đề. Hàng định tánh Thanh Văn thì không thành Phật, mặc dù cũng nói tới lý tất cả chúng sanh đều thành Phật, nhưng đứng về mặt nhơn sự còn có sự phân biệt hàng định tánh Thanh Văn, hàng nhất xiển đề… không thành Phật, chỉ có hàng Bồ-tát, đại Bồ-tát mới thành Phật.

Đến hội Pháp Hoa, Phật quy hết tất cả các việc thiện dù là một việc thiện rất nhỏ cũng đều hướng về nhất thừa Phật đạo bình đẳng, nên đặc biệt kinh Pháp Hoa là quy tất cả hàng Nhị thừa đều có thể thành Phật đạo (Hội tam quy nhất) và tất cả chúng sanh dù phát tâm tùy hỶ nghe kinh Pháp Hoa cũng thành Phật đạo, bởi công đức đó cũng phát từ bình đẳng Đại huệ. Từ gốc bình đẳng, từ gốc cứu cánh, cho nên công đức đó dù nhỏ tới đâu nó cũng đạt tới cứu cánh được. Đã là giống cơm thì nấu sẽ thành cơm, dù một hột nhỏ nấu cũng sẽ thành cơm, bởi vì dù nhỏ nhưng gốc của nó là cơm. Việc thiện cũng thế, dù là việc thiện nhỏ nhưng gốc của nó từ đại huệ bình đẳng, cho nên việc thiện ấy cũng đều đưa đến Phật quả. Đó là lý nghĩa trong kinh Pháp Hoa, vì thế nên gọi là Diệu Pháp.

Đại huệ bình đẳng chúng sanh đều có, nó nhiệm mầu nên gọi là Diệu Pháp: “Ngã pháp diệu nan tư”. Thật tướng của vạn pháp bình đẳng nhiệm mầu nên gọi Diệu Pháp: “Thậm thâm vi diệu pháp”.

Diệu pháp đó nếu chúng sanh biết dùng, biết khai triển thì đem đại huệ bình đẳng ngộ nhập thật tướngbình đẳng, tức là thành Phật. Cho nên cách thức ứng dụng đó gọi là Diệu Pháp.

c. Khai quyền hiển thật, hội tam qui nhất: Trong hội Pháp Hoa, Phật khai quyền hiển thậthội tam quy nhất mà đưa những pháp môn từ trước (trước hội Pháp Hoa) đồng về nhất thừa, vì trước đó Ngài phân ra pháp môn của Thanh VănDuyên Giác, Bồ-tát, đến hội Pháp Hoa, Phật nói đó chỉ là phương tiện, “Thập phương Phật độ trung, duy hữu nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”. Đã là duy nhất Phật thừa thì tất cả chúng sanh cùng nương trên “Thừa” đó là đến quả Phật. Bởi chư Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên duy nhất ấy là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Hễ ngộ được Phật tri kiến thì lên Phật địa cho nên gọi là nhất thừa. Và chư Phật chỉ nói đến nhất thừađó, mặc dù có khi Ngài nói ba thừa thì đó cũng chỉ phương tiện đưa đến nhất thừa. Lý nghĩa đó trong kinh Pháp Hoa mới khai triển rõ ràng cho nên gọi Pháp Hoa là Diệu Pháp. Đã là Diệu pháp thì không những toàn kinh là Diệu Pháp mà một câu một chữ cũng là Diệu Pháp, bởi tất cả chữ trong kinh Pháp Hoa đều có tánh cách nhiệm mầu để bồi bổxây dựng lên đạo lý “Tất cả chúng sanh đều thành Phật” và tất cả sự tu hành về việc thiện của chúng sanh đều đưa đến Phật quả nên gọi là Diệu Pháp.

Trong kinh Pháp Hoa phần nhiều là nói những điều như thế nên gọi là Diệu Pháp hay Pháp mầu. Pháp mầu này không thể diễn tả đầy đủ được, chỉ có thể lấy hoa sen làm biểu tượng để diễn tả Pháp mầu ấy.

III. LIÊN HOA: (Hoa Sen)

Liên hoa (pundarika) nghĩa là hoa sen. Ở Ấn Độ hoa sen được xem là đẹp nhất trên đời vì sen mọc rễ trong bùn nhưng lại nở thành hoa tinh khiết, không bị nhiễm bùn. Cho nên kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa sen làm biểu tượng vì hoa sen có nhiều đặc điểmHoa sen ở trong bùn, sinh từ trong bùn, lớn lên trong bùn, nở ra trong bùn, lên khỏi bùn tỏa hương thơm khắp nơi, nhưng không dính mùi bùn.

Diệu Pháp ở trong luân hồi sanh tử biến chuyển mà không bị luân hồi sanh tử biến chuyển, ở trong vạn pháp sanh diệt mà không bị sanh diệtĐại huệ bình đẳng, không bị luân hồi, không bị nhiễm ô.

Hoa sen lại có nghĩa nữa là nhân quả bình đẳng, trong hoa đã có quả, khi chưa nở vốn đã có quả rồi, gọi là hoa quả đồng thời. Khi hoa nở thì quả cũng hiển bày. Như vậy, đại huệ bình đẳngthật tướng bình đẳng từ trong nhơn đã có quả, từ trong quả đã có nhơn, nhơn quả đồng thời, chỉ vì chúng sanh không nhận thức được mà thôi.

Đức Phật sanh ra giữa đời mà không nhiễm mùi đời, sanh ra giữa đời mà thoát lên tất cả những gì ô nhiễm của đời. Ngài thoát lên và đem lại sự an lạc và độ thoát cho chúng sanh. Ngài là hoa sen không nhiễm mùi bùn mà còn tỏa hương cho đời. Đó là hoa sen trong bùn. Ngoài ra cũng có hoa sen trong lửa, như Tuệ Trung Thượng Sĩ viết:

“Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,

Trong lò lửa rực nở cành sen”.

Câu thơ trên phải hiểu theo nghĩa Thiền, theo ngôn ngữ Thiền. “Đi cũng thiền” nghĩa là dù đi mà tâm vẫn an bìnhtự tại, không vướng mắc đâu cả, không bị triền phược một cái gì cả, luôn luôn tĩnh giác, như thế gọi là “Đi cũng thiền”. “Ngồi cũng thiền” là ngồi mà tâm bình an, tự tại, tĩnh giác, không vướng mắc điều gì, như thế gọi là “Ngồi cũng thiền”. Khi một con người mà đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền như thế chính là trong lò lửa rực nở một cành sen. Trong lò lửa rực đây ám chỉ cho cuộc đờiCuộc đời thì ma chiết, trái ngang, đau khổxấu xa, hẹp hòi, nhỏ mọn, bẩn thỉu, nghịch ngợmphi nghĩa, … Những điều vừa nêu đó bùng cháy nóng bức như một lò lửa. Nhưng, giữa lò lửa ấy, nếu người nào biết điềuphục, đi, đứng, nằm, ngồi đều chánh niệm tĩnh giác thì người ấy là cành sen nở trong lò lửa. Thành thửhoa sen không chỉ nở ở trong bùn mà còn ở trong lửa nữa. Đời đỏ rực nhưng sen vẫn nở, bùn tanh hôi nhưng sen vẫn ngát mùi hương, đó chính là ẩn dụ cho Thiền giữa cuộc đời, như là một loại sen đặc biệthướng chúng sanh đến sự giải thoát, như Ngài Tuệ Trung vừa diễn tả.

Tóm lại, theo tinh thần trong kinh Pháp Hoa thì dù nhân, dù quả, dù lý, dù trí đều gọi là diệu pháp, bởi lý ở đây là thật tướng bình đẳng, trí là đại huệ bình đẳng, nhơn là nhơn đưa đến Phật quả, quả là Nhất thừa Phật quả. Kinh này được dụ cho hoa sen nên gọi chung là Diệu Pháp Liên Hoa. Vì sự đặc biệt đó nên gọi là Diệu Pháp, sao lại chỉ có Pháp Hoa mới là Diệu Pháp!

Lại nữa, trong đau khổ của tam ác đạo, nhơn cũng khổ, quả cũng khổ nên ba ác đạo chẳng có chi là Diệu Pháp. Như vậy, nhơn và quả của hàng nhơn thiên thừa so với tam ác đạo thì nhơn thiên thừa là Diệu pháp, bởi quả của hàng nhơn thiên vui hơn, nhưng tiến lên một bực nữa, nhơn thiên thừa cũng còn luân hồi sanh tử, phải đến hàng Thanh Văn nhị thừa thoát ly sanh tử mới gọi là Diệu pháp, nhưng Thanh Văn nhị thừa chỉ dứt trừ được phần đoạn sanh tử chưa chứng được tam đức (Pháp thânBát nhãGiải thoát), cho nên Thanh Văn cũng chưa thật Diệu, Nhất thừa Phật quả mới là thật Diệu. Và chính kinh Pháp Hoa nhằm đưa về cứu cánh Nhất thừa Phật quả, nên kinh Pháp Hoa được gọi là Diệu Pháp Liên Hoa.

Tóm lạiDiệu Pháp Liên Hoa là giáo pháp tối thượng dạy cho chúng ta có thể sống một cuộc sống đúng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấu uế này.

IV. KINH 

Kinh chữ Phạn là Sutra, Trung Hoa dịch là Tu-đa-la. Nguyên nghĩa là một sợi dây hay một sợi chỉ dọc trong nghành dệt. Người Ấn cổ có thói quen trang điểm tóc mình bằng những bông hoa đẹp xâu bằng một sợi dây. Đây cũng là giáo lý Thánh diệu của đức Phật được góp nhặt lại thành những tác phẩm gọi là Kinh. Như vậy khi áp dụng lời dạy trong Kinh thì phải khế lý và khế cơ hay còn gọi là khế kinhKhế kinh là những lời đức Phật nói ra phải phù hợp với hai mặt. Một mặt khế hợp với chân lý và mặt thứ hai là khế hợp căn cơ của chúng sanh. Lời Phật nói ra đúng với chân lý vì Ngài đã ngộ chân lý đó, chứ không phải là đoán mò như chúng ta ức đoán. Vì ức đoán thì có thể nói trật, nói sai. Ví dụ thấy sợi dây nói là con rắn, ban đêm thấy bụi cây cho là ma quỉ, như vậy là sai. Cái thấy của Phật là thấy như thật(giác ngộ). Ngài thấy con ma thì nói con ma, dây là dây, rắn là rắn. Vì Ngài đã giác ngộ được cái tánh tướng của tất cả sự vật, nên lời dạy của ngài luôn luôn đúng với chân lý. Đó là khế lý. Nhưng dầu cho có khế lý, nhưng khi đem ra dạy cho chúng sanh, Ngài cũng luôn luôn nghĩ tới căn cơ của chúng sanhmà dạy cho phù hợp để đem lại lợi ích cho họ thì gọi là khế cơ. Nếu khế lý mà không khế cơ thì không phải kinh Phật.

Có một lần đức Phật tiếp hai người cư sĩ, một người làm nghề thợ giặt, một người thợ rèn. Sau khi họ chào hỏi đức Phật xong, ngài hỏi về sự tu hành tại nhà của họ. Cả hai trả lời đều có tu và có hành, nhưng tu mãi hành mãi mà không có kết quả gì cả. Phật hỏi: Vậy hai ông tu và hành những pháp môn gì và do ai dạy? Bạch Phật, có một vị tỳ-kheo dạy chúng con tu. Phật hỏi ông thợ rèn rằng: Vậy thầy Tỳ-kheo dạy ông tu pháp môn gì? Dạ, bạch Phật, thầy tỳ-kheo ấy dạy con tu pháp Quán bất tịnh. – Quán bất tịnh nghĩa là quán cái thân thể con người toàn là xác thân ô uế, không thanh tịnh gì cả. Thế còn bác thợ giặc, thầy Tỳ-kheo dạy tu pháp gì? Dạ, thầy dạy con tu pháp Quán sổ tức-Quán sổ tức là quán niệm hơi thở vô hơi thở ra… để tâm mình theo hơi thở vô hơi thở ra…cho chuyên nhất, không tán loạn.- Phật hỏi: Vậy hai ông tu như vậy có kết quả gì không? Dạ, con không thấy kết quả gì cả. Phật dạy: Thôi, được rồi, để Ta thay đổi pháp tu cho các ông một chút thì các ông sẽ thấy có hiệu quả ngay. Thế là Phật đem pháp Quán sổ tức dạy cho ông thợ rèn. Pháp quán này mà dạy cho ông thợ rèn thì hợp cơ quá. Vì ông hàng ngày thổi bệ có gió ra vào thì hợp với hơi thở vô ra nên chắc tu có kết quả. Còn ông thợ giặt thì Ngài dạy tu pháp Quán bất tịnh, vì hàng ngày ông tiếp xúc với đồ bất tịnh nên dễ sanh tâm nhàm chán.

Một thời gian sau cả hai người đều tới hầu Phật và nói là, nhờ Ngài dạy cho chúng con hai pháp mônđó, về tu mấy tuần mà nay tinh thần trở nên khỏe khoắn nhẹ nhàng, an vui, chúng con thấy tu hai pháp này có kết quả. Vì sao? Vì trước đây vị Tỳ-kheo tuy dạy cái pháp tu thì đúng, nhưng đúng pháp mà không đúng cơ nên không ích lợi. Khế lý và khế cơ là những lời dạy của đức Phật, nên sau này khi Phật nhập Niết-bàn, các vị đệ tử Phật kết tập lại thành Kinh, nói cho đủ là khế kinh.

Như vậy, Đại thừa diệu Pháp Liên Hoa Kinh là kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong giáo lý Đại thừa của Phật. Đây là giáo lý tối thượng dạy con người có thể sống một cuộc sống đứng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấu uế này. Nếu ai hành trì Kinh này thì sẽ đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội nhân quần vậy.

VỊ TRÍ KINH PHÁP HOA

Theo sự phán giáo của ngài Thiên Thai và Cát Tạng (Thiên Thai tông và Tam Luận tông), có 5 thời kỳ thuyết pháp của đức Phật là Hoa NghiêmA HàmBát NhãPhương Đẳng và Pháp Hoa Niết Bàn. Trong đó lại chia ra 3 giai đoạn Chuyển pháp luân (tam pháp luân) là:

1. Căn bản Pháp luânKinh Hoa Nghiêm, khi đức Phật nói kinh này chỉ có một số rất ít người hiểu, nên Ngài mới tùy phươngtiện nói ra ba thừa đó là: Thanh Văn thừaDuyên Giác thừa, và Bồ-tát thừa.

2. Chi mạt Pháp luân: Trước hết là thời A hàm, nhưng hàng Thanh Văn thiên chấp kinh này nên đức Phật và Phương Đẳngđể đưa lên Đại thừa. Nhưng ở Đại thừa này chưa rốt ráo, vì mới chỉ thọ ký cho hàng Bồ-tát thành Phật, chứ chưa thọ ký cho Thanh Văn. Do đó, giáo pháp ở các thời này vẫn còn là chi mạt (cành ngọn). Đến giai đoạn thứ ba:

3. Nhiếp mạt quy bản pháp luân: Đây mới là Pháp luân rốt ráocủa đức Phật, đó là thời giáo Pháp Hoa gồm những chi mạt về căn bản. Mở đầu là Hoa Nghiêm và kết thúc là Pháp Hoa. Đây là thủy chung của một thời giáo hóa mang cùng một ý nghĩa nhưng hai phương pháp khác nhau: Hoa Nghiêm thì nói thẳng nên chỉ có một số Bồ-tát giác ngộ được mà thôi, còn Pháp Hoa thì dùng nhiều cách nói để đưa người đến giác ngộtùy căn cơ chúng sanh mà đức Phật đã nói những kinh khác, cho đến Pháp Hoamà gồm đủ tất cả giáo lý của đức Phật đã được nói trong 45 năm. Vì tánh cánh quan trọng đó của kinh này mà ngài Trí Khảiđã căn cứ vào đó để lập ra Thiên Thai tông rất thịnh hành. Khi truyền qua Nhật Bản, đến vào năm 1222 có thiền sư Nhật Liên dựa vào Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Ngài Trí Khải mà lập ra Nhật Liên tôngđến nay vẫn thạnh.

Đó là vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của ngài Thiên Thai vậy.

KINH PHÁP HOA GIỮA CÁC KINH ĐẠI THỪA

Tinh thần của Đại thừa giáo lấy Bồ-tát hạnh làm cao điểm. Trong Bồ-tát hạnh thì kinh Pháp Hoa là kinh tiêu biểu, là kinh đúc kết, tóm thâu tinh thần thuyết giáo của đức Phật trong 45 năm ở cõi Ta-bà.

Kinh Pháp Hoa diễn tả một chân lý linh động qua các hạnh của các vị Bồ-tát, Đức Phật nhìn tất cả chúng sanh đều có Phật tánhcho nên tất cả các việc làm thiện dù là một việc thiện rất nhỏ cũng đều đưa đến Phật quả, như kinh có câu:

“Nhược nhơn tán loạn tâm,

Nhập ư tháp miếu trung,

Nhứt xưng Nam mô Phật,

Giai dĩ thành Phật đạo.”

Nghĩa là:

“Hoặc người tâm tán loạn,

Đi vào trong tháp Phật,

Niệm một lần Mô Phật,

Đều đã thành Phật đạo.”

Hoặc: “Nãi chí đồng tử hý, tụ sa vì Phật tháp, giai dĩ thành Phậtđạo.” (Cho đến trẻ con chơi đùa, nhóm cát làm tháp Phật đều đã thành Phật đạo).

Đó là những điều mà các thời giáo trước Ngài chưa nói, đợi đến khi nói kinh Pháp Hoađức Phật mới đề cập đến, bởi lẽ những việc thiện dù rất nhỏ cũng xuất phát từ Pháp tánh. Nếu như không có Phật tánh thì không thể có các việc thiện, dù là việc thiện đó trong tán loạn tâm, việc thiện đó cũng đưa đến kết quả thành Phật.

Những năm đầu tiên, đức Phật thuyết giáo với giáo lý căn bản, Ngài muốn đưa tất cả chúng sanh đến Phật quả, nhưng không thể đưa được-như trong kinh Hoa Nghiêm-nên thuyết ra Tam thừa. Trong khi Ngài thuyết Tam thừa, mỗi thừa đều có nhân riêng, quả riêng, hạnh riêng. Thanh Văn thì tu Thanh Văn thừaDuyên Giác thì tu Duyên Giác thừa, Bồ-tát thì tu Bồ-tát thừa. Nhân của thừa nào thì chứng quảthừa ấy, mỗi thừa đều riêng biệt không tương quan với nhau. Ngay như kinh Bát NhãHoa Nghiêm đức Phật cũng thọ ký cho hàng đệ tử thành Phật. Nhưng Bát NhãHoa Nghiêm, Ngài chỉ thọ ký cho Bồ-tát; như vậy là Bồ-tát riêng, Thanh Văn riêng, Nhị thừa riêng, Tam thừa riêng. Đợi đến hội Pháp Hoa, Phật mới thọ ký cho hàng Thanh Văn và đưa về Nhất thừa Phật quả. Đức Phật dạy rằng, tất cả các pháp môn Ngài dạy từ trước như Thanh Văn thừaDuyên Giác thừa…đều là phương tiện để đưa đến Nhất thừa (Phật quả). Phương tiện không có nghĩa là cái đó không có giá trị, mà giá trị đó chỉ trên bước đường dẫn dắt để đưa đến Nhất thừa Phật quả, và chính đó mới là mục đích cứu cánh, là tinh thần của kinh, hoài bảo của Phật vậy.

Đức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni, thành Đạo nơi cội Bồ đề và trải qua 45 năm giáo hóarồi thị tịch tại rừng Sa-la song thọ. Đức Phật đó là đức Phật hóa thân. Vì muốn đem giáo pháp huyền vidạy cho chúng sanh cho nên Phật mới thị hiện ra đời. Hóa thân thị hiện đó là phương tiện, mà những gì Ngài đạy trước hội Pháp Hoa cũng là phương tiện. Chỉ có Pháp thân và pháp Nhất thừa Phật dạy trong hội Pháp Hoa mới là chân thật. Chính điều đó ngày hôm nay trong hội Pháp Hoa đức Phật mới diễn nói rõ ràng.

Theo ngài Thiên Thai Trí Giảkinh Pháp Hoa chia ra làm hai phần:

1. Khai quyền hiển thật

2. Khai cận hiển viễn

Đó là hai phần chính trong kinh Pháp Hoa.

Nói tóm lại, vì hai ý nghĩa đó nên kinh Pháp Hoa là kinh tiêu biểu, kinh đúc kết giáo lý của Phật trong 45 năm thuyết pháp độ sanh.

Và cũng theo ngài Thiên Thai Trí Giả, Ngài chia giáo lý của Phật ra làm Năm thời:

1. Hoa Nghiêm: Cũng gọi là thời “Nhật xuất tiên chiếu cao sơn”

2. A Hàm: Cũng gọi là thời “Nhật thăng thứ chiếu hắc sơn”

3. Phương Đẳng: Cũng gọi là thời “Nhật thăng chuyển chiếu cao nguyên”

4. Bát Nhã: Cũng gọi là thời “Nhật thăng phổ chiếu đại địa”

5. Pháp Hoa Niết Bàn: Cũng gọi là thời “Nhật một hoàn chiếu cao sơn”.

Nói “Nhật xuất tiên chiếu…”, “Nhật một hoàn chiếu…” đó là ví giáo pháp Phật như mặt trờiGiáo phápPhật khi nói ra lần đầu tiên ví như mặt trời mới mọc. Giáo pháp Phật nói đầu tiên đó là kinh Hoa Nghiêm. Phật nói kinh Hoa Nghiêm ví như đỉnh núi cao, chỉ có hàng thượng căn thượng trí Bồ-tát, đại Bồ-tát mới thấu hiểu, còn tất cả như câm như điếc, cho nên đức Phật phương tiện nói Tam thừa như A Hàm. Thời này ví như ánh mặt trời chuyển chiếu xuống núi thấp – Hắc Sơn – hàng hạ căn mới lãnh hộiđược.

Đến thời thứ ba là thời Phương ĐẳngPhương Đẳng có 2 nghĩa:

1. Chỉ riêng cho thời giáo thứ ba này như các kinh: Lăng Nghiêm, Lăng GiàTư ÍchDuy Ma… trừ hai thời trước là thời Hoa NghiêmA Hàm và hai thời sau là thời Bát NhãPháp Hoa Niết Bàn.

2. Bao trùm cả bốn thời giáo trừ thời A Hàm.

Thời A Hàm phá ngã nhưng còn pháp chấp, qua thời Phương Đẳng trừ hết cả ngã và pháp chấp. Đến thời Bát Nhã đi về tinh thần cao nhất phá trừ luôn cả hữu sở đắc (vô ngã khả đắcvô pháp khả đắc) như “Nhật thăng phổ chiếu Đại địa” (Mặt trời cao khắp chiếu mặt đất).

Tuy nhiên, còn có điểm mà thời Bát Nhã chưa nói đến đó là chưa thật sự thọ ký cho tất cả chúng sanhđều thành Phật, mặc dù về lý cũng đã có nói “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanhđều thành Phật”. Đến thời Pháp Hoađức Phật mới đưa tất cả về Nhất thừa Phật quả. Bởi cho dù Thanh VănDuyên Giác… và tất cả các việc thiện, dù là việc thiện nhỏ như nhóm cát làm tháp Phật, không phân biệt hữu sở đắcvô sở đắc… cũng đều đưa đến Phật quả. Cho nên thời Pháp Hoa bao hàm hết tinh thần chân lý, và hoài bảo của Phật ra đời thuyết pháp độ sanh, nên gọi là “Nhật một hoàn chiếu cao sơn”.

Khi “Nhật xuất tiên chiếu cao sơn” cũng chiếu trên mọi căn cơ. Khi “Nhật một hoàn chiếu…” cũng chiếu trên mọi căn cơ. Như vậy nên biết, thời Hoa Nghiêm và thời Pháp Hoa Niết Bàn đều cũng là một chân lýtối thượng y như nhau, nhưng trong thời Hoa Nghiêm đức Phật nói thẳng chân lý tối thượng mà chưa có phương tiện. Khi nói thẳng như vậy chúng sanh không hiểu, đức Phật mới phương tiện nói Tam thừa, sau đó Ngài nói lại chân lý tối thượng để đưa tất cả phương tiện trở về giáo lý tuyệt đối. Như vậy chân lý được nói trong Hoa Nghiêm và chân lý được nói trong Pháp Hoa Niết Bàn là một, nhưng Hoa Nghiêm thì nói thẳng, trực chỉ chơn tâm, còn Pháp Hoa thì phải trải qua các thời phương tiện dắt dẫn, đến lúc thấy căn cơ và trình độ của chúng sanh đã thuần thụcđức Phật mới nói Pháp Hoa, đó là giáo lýcao tột, đưa chúng sanh về Nhất thừa Phật quả.

Trên đây là theo lối phán giáo của ngài Thiên Thai, ngài là tổ của Thiên Thai tông và đã chú thích kinh Pháp Hoa và dùng kinh này lập tông. Sự chú thích ấy cũng ảnh hưởng đến ngài Nhật Liên. Ngài Nhật Liên cũng căn cứ vào phần chú thích đó mà lập ra tông Nhật Liên ở Nhật Bản.

Và cũng nên biết, trong lịch sử đã có ba tông phái đặt kinh này cao nhất: 1) Thiên Thai tông, 2) Nhật Liên tông. Cả 2 tông này đều lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản và 3) Tam Luận tôngTổ sư là ngài Cát Tạng, cũng đặt kinh Pháp Hoa vào vị trí cao nhất. Theo ngài Cát Tạng, ngài chia giáo pháp ra làm ba pháp luân:

1. Căn bản Pháp luân, thời Hoa Nghiêm.

2. Chi mạt Pháp Luân, thời A HàmPhương ĐẳngBát Nhã.

3. Nhiếp mạt quy bản Pháp luân, thời Pháp HoaNiết Bàn

Thời Hoa Nghiêm, theo ngài Cát Tạng gọi là căn bản pháp luânThời giáo này đức Phật nói ra mà chúng sanh không ngộ được nên Ngài phương tiện nói ba thừa. Những thời này là phương tiện của căn bản nên gọi là Chi mạt pháp luân. Mặc dù Bát Nhã là kinh rất cao nhưng Bát Nhã cũng chưa quy tất cả chúng sanh đều thành Phật, nên Bát Nhã cũng còn là Chi mạt pháp luân. Đến thời Pháp HoaNiết Bàngọi là “Nhiếp mạt quy bản…” – trở về gốc – đưa phương tiện về cứu cánh, đưa ngọn về gốc.

Chữ “chuyển pháp luân”: Dharma Cakka Pavatana.

Chuyển – Pavatana: Chuyển động, xây dựngcủng cố.

Pháp – Dharma: Trí tuệchân lý.

Luân – Cakka: Bánh xe, vương quốc.

Do những định nghĩa trên mà có người dịch là: Củng cố vương quốc trí tuệxây dựng vương quốc trí tuệ, vương quốc chân lý chuyển bánh xe pháp.

Chữ “Luân” là bánh xe, có nghĩa là lăn chuyển, lăn chuyển từ tâm người này đến tâm người khác, giáo pháp từ chỗ chứng ngộ của Phật, Ngài truyền đến người khác, cũng như bánh xe lăn từ chỗ này đến chỗ khác vậy.

Lại chữ “Luân” cũng có nghĩa là dần ép, lăn đến đâu ép đến đó, những gì dơ bẩngồ ghề đều được dằn ép. Giáo pháp Phật đến tâm chúng sanh thì tâm tham, sân, si, phiền nãotà kiến, cũng bị dằn ép. Đó là ý nghĩa của chữ Chuyển Pháp Luân.

Lại chuyển luân vương có xa luân bảo là biểu hiện chính, để đi đến với muôn dân, đem lại sự an bìnhthịnh vượng, còn Như Lai Pháp Vương thì có Pháp luân để đi đến với chúng sanh, đem lại an lạc giải thoát.

Tóm lại ngài Cát Tạng – Tổ sư của Tam luận tông – chia giáo pháp Phật ra làm 3 pháp luân, mặc dù Tam Luận tông chú trọng về Bát Nhã, thiên về nghĩa chân không, nhưng ngài đã để kinh Pháp Hoa trong địa vị Nhiếp mạt qui bản. Thế cho biết vị trí Pháp Hoa trong kinh điển Đại thừa là một vị trí rất cao, vị trí kết thúc biểu lộ bản hoài ra đời thuyết pháp của Phật, cốt đưa tất cả chúng sanh về Nhất thừa Phật quả.

HÌNH TƯỢNG HOA SEN TRONG KINH PHÁP HOA

Pháp Hoa là nói tắt của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bản gốc của kinh Diệu Pháp Liên Hoa được viết bằng Phạn văn là Saddharmapundarika-sitra. Ngài La Thập (Kumàrajiva) dịch làDiệu Pháp Liên HoaDiệu Pháp là pháp, Liên Hoa là ví dụ. Kết hợp pháp và dụ thành Diệu Pháp Liên Hoa, vì thế khi nói kinh Pháp Hoa thì cũng phải hiểu là Diệu Pháp Liên Hoa.

Kinh Pháp Hoa lấy hoa sen làm biểu tượng. Vì sao vậy? Vì Hoa sen không những thường được nhắc đến trong kinh điển mà thế gian cũng rất được ưu thích như Ca dao đã nhắc:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen là một loài hoa rất đặc biệtbản chất thanh cao của nó hơn hẳn các loài hoa khác. Cuộc đời của đức Phật từ khi Ngài đản sanh cho đến khi nhập diệt, luôn luôn gắn liền với hoa senVì vậyhoa sen là biểu tượng cho sự giải thoát trong Phật giáo(Chín phẩm sen vàng lên giải thoát). Khi đức Phật giáng sanh, Ngài đi trên hoa sen bảy bước. Khi đức Phật truyền pháp cho Tôn giả Ca Diếp, ngài cũng cầm hoa senVì vậy đức Phật luôn luôn được tôn trí ngồi trên hoa sen.

Có lần ngoại đạo Dona hỏi: Vậy Ngài phải được hiểu như thế nào? Ngài điềm tĩnh trả lời: Cũng giống như hoa sen, Ta sinh ra trong đời, lớn lên trong đời mà không bị đời làm ô nhiễm. Như vậy Ta là Phật, Như Lai.

Hoa sen ấy cao quí vô cùng. Nó từ dưới bùn mọc lên, nhưng không dính mùi bùn. Hoa sen có hoa mọc trước hoa mọc sau, nhưng khi có cơ hội mọc lên gặp ánh sáng mặt trời, tất cả đều nở ra, tỏa mùi thơmngát như nhau. Các loài hoa khác khi mọc lên, một thời gian hoa rụng mới có quả ; còn hoa sen vừa búp đã có quả, quả bọc trong gương senHoa sen to chừng nào thì quả và gương sen to chừng ấy. Hoa quả đồng thờiHoa sen có cái đặc biệt là bướm không đậu, sâu không ăn, người ta không lấy để trang sức trên đầu.

Khi đức Phật mới vừa Thành Đạo dưới cội Bồ-đề, Ngài liền suy nghĩ: “Giáo lý mà Ta chứng ngộ quá siêu việt, siêu lý luận, siêu ngôn ngữthậm thâm vi diệu. Còn chúng sanh ở giữa đời này thường ham thích ái dục, khoái ái dục thì làm sao hiểu cho thấu”. Cho nên Ngài chần chừ, ngần ngại chưa muốn thuyết pháp. Hàng chư thiên biết rõ tâm ý của Phật không muốn thuyết pháp, cho nên mới đến thỉnh cầuNgài thuyết phápĐức Phật nhìn giữa hồ sen, thấy các hoa sen, có thứ đã ngoi lên khỏi bùn mà chưa khỏi nước, có thứ mọc lên giữa nước mà chưa lên khỏi mặt nước, có thứ mọc lên khỏi mặt nước mà chưa nở, có thứ sắp sửa nở đang đợi ánh sáng mặt trời mới tỏa bông ra.

Đức Phật nghĩ rằng: “Tất cả chúng sanh ở thế giới này cũng đều như thế. Có hạng căn cơ thấp, có hạng căn cơ vừa, có hạng căn cơ cao, nhưng nếu các hạng căn cơ đó được gặp ánh sáng, được gặp giáo lý của đức Phật cũng sẽ được giải thoát và giác ngộ”. Do đó nên Ngài quyết định Chuyển pháp luânthuyết pháp độ sanh.

Lại nữa, hoa sen còn có một tính cách rất đặc biệt nữa, vì tính cách đặc biệt đó mà Phật đã lấy nó để ví dụ cho Diệu Pháp của Ngài. Vậy Diệu Pháp đó là gì ? Đó là cái Phật tínhtri kiến Phật. Thấy biết như thế nào gọi là thấy biết Phật ? Thấy biết như thế nào là thấy biết chúng sanh ? Phải mà thấy trái, là thấy biết chúng sanh. Thấy đúng sự thật là thấy biết Phật. Giả mà thấy thật là thấy biết của chúng sanh. Thấy đúng sự thật là thấy biết Phật. Vô thường mà thấy là thường, vô ngã mà thấy là ngã, là thấy biết chúng sanhTrái lại vô thường thấy là vô thườngvô ngã thấy là vô ngã, là thấy biết Phật… Thành thử thấy biết Phật là cái thấy biết đúng chân lý, đúng tánh tướng của sự vật. Đó là cái thấy biết thoát ra ngoài có, không, thường, đoạn, nhị biên theo thiên kiến của chúng sanh. Thấy biết Phật đó nó bao hàm cả tính từ bihỶ xảtrí tuệgiải thoát, nên cái thấy biết đó cao quí vô cùngví như hoa sen ở trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn. Hoa sen mọc ở trong bùn là bùn gì ? Phật giáo ví dụ bùn đó là phiền não của chúng sanhPhiền não đó nó làm cho cái thấy biết Phật bị khuất lắp, không hiện và không mọc lên được, cũng như bùn khuất lắp hoa sen. Nhưng khi thứ bùn đó được vạch ra, hoa tất sẽ mọc lên. Hoa mọc lên từ trong bùn cũng như cái thấy biết Phật mọc lên từ trong tâm phiền não của chúng sanh. Vì thế Thiền sưChân Nguyên của Việt Nam chúng ta đã diễn tả:

“Trần trần sát sát Như Lai,

Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen.

Hoa là bản tánh trạm viên,

Bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng.

Hậu học có biết hay chăng ?

Tâm hoa ứng miệng, nói năng mọi lời”

Trần trần sát sát Như Lai:

Trần trần sát sát… nghĩa là cõi Phật nhiều vô cùngvô tận như bụi trần không ai mà đếm hết. Thế giớicủa chúng sanhthế giới của Phật cũng nhiều như thế, hằng hà sa số thế giới. Nếu chúng ta thay thế chữ trần trần sát sát bằng hằng hà sa số thế giới thì thế giới nào hễ có chúng sanh tức nhiên thế giới đó có Phật. Cho nên trần trần sát thế giới đều có trần trần sát sát Phật, trần trần sát sát chúng sanh.

Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen:

Mỗi người chúng ta gọi là chúng sanh dầu có trí, không trí, giàu sangnghèo khổthông minh, ngu đần, chí đến hạng hung dữ cũng đều có hoa sen. Họ hung dữ ngày nay nhưng ngày mai hết hung dữ, chẳng lẽ họ cứ hung dữ đời đời kiếp kiếp mà không lúc nào có một chút từ tâm hay sao ? Dầu họ u tối tới mức nào thì trong họ cũng có một chút sáng suốt. Xét cho cùng, những hạng người như vậy họ cũng có tình thương chứ không phải hung dữ hoàn toàn. Thế thì chính nơi người ấy, cũng có một đốm lửa sáng hay có một chút hoa sen tức là mỗi người có một hoa sen như Ngộ Ấn Thiền sư người Việt Nam đã nói:

“Diệu tánh rỗng không chẳng thể bâu, (vin)

Rỗng không tâm ngộ, khó gì đâu?

Trên non ngọc đốt màu thường đẹp

Sen nỡ trong lo ướt chưa khô”

(Thuyền Uyển Tập Anh Lê Mạnh Thất dịch)

Hoa là bản tánh trạm viên:

Trạm là đứng lặng. Viên là tròn đầy, viên mãnHoa sen nơi chúng sanh thì dù có lặn lội (luân hồi khi làm trời khi làm thì người, khi súc sanh, khi ngạ quỉ…), nói chung là luân hồi trong sáu nẽo. Nếu làm người cũng đủ mọi hạng. Khi thì làm người thông minh, người ngu dốt, người lành người ác… dầu làm người gì thì làm nhưng cái hoa sen, tánh tri kiến Phật vẫn không bao giờ thay đổi. Nó luôn luôn vắng lặng, tròn đầy, không méo mó, không biến mất, không thêm bớtThành thử tri kiến Phật ở đây nói bằng ẩn dụ hoa sen, thì nơi chúng sanh hay nơi Phật cũng y như nhau, không khác. Nhìn bề ngoàihình tướng diện mạo mỗi người mỗi khác, nhưng Phật tính trong họ là hoa sen không khác, nó chỉ khác nhau ở chỗ biểu hiện mà thôi.

Bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng:

Hoa sen đó viên tịch bình đẳng như nhau, không hơn, không thua, không cao, không thấp, tất cả đều bình đẳng. Chỉ khi nào hoa sen đó bị vùi lấp, bởi lấp bùn phiền não, thì khi đó con người trở nên bé nhỏ. Khi nào cái ta (ngã) phiền não trong mỗi chúng sanh nhỏ đi thì khi ấy hoa sen Phật tánh mới nở ra to lớn được. Đức Phật là hoa sen đã nở trọn vẹn, cho nên đức Phật lớn lắm. Đức Phật to lớn nên Ngài diệt độ đã 2500 rồi mà chúng sanh vẫn niệm tưởng đến Ngài, vẫn thấy Ngài hàng ngày, khắp nơi.

Phật là bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng. Nên Ngài tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” Ngài là chu biến pháp giới (biến khắp mười phương).

Hậu học có biết hay chăng ?:

Ngài Chân Nguyên nói hậu học (tức chỉ vào chúng ta đây) có biết hay không? Là một lời nhắc nhở để chúng ta cảnh tĩnh, dứt bỏ mê tình tự tìm thấy lại hoa sen trong chính mình để đến bờ giác.

Tâm hoa ứng miệng, nói năng mọi lời:

Là ý nghĩ của chúng ta (tâm hoaứng ra nơi miệng mình để nói. Nói cho đúng với cái tâm hoa tức cái hoa sen trong tâm mình ứng ra mà nói. Khi ứng thì ứng ra hoa thơm chứ đừng ứng ra hoa thối, nói ra ai cũng ghét, không ưa nghe. Tâm hoa thì lời phải thơm, nhẹ nhàng phảng phất hơi thơm y như hoa senGiáo pháp của Phật cũng có cái đặc sắcvi diệu như tâm hoa – Hoa sen trong tâm. Phật tánh là tâm hoatâm hoa là tri kiến Phật, đó chính là diệu phápDiệu pháp ở trong bùn mà không dính mùi bùn nên gọi là diệu pháp, tức là pháp mầu. Ai được cái pháp mầu xuất hiện thì an lành, nên gọi là diệu pháp.

Tất cả giáo lý Phật từ đầu đến cuối đều lấy hoa sen làm biểu tượng, cho nên đạo Phật cũng gọi là đạo Hoa sen:

– Khi đức Phật giáng sanh cũng bước đi trên hoa sen.

– Khi đức Phật sắp thuyết pháp cũng nhìn thấy hoa sen.

-Khi đức Phật truyền pháp cho Ngài Ma-ha Ca Diếp ở trên hội Linh Sơn cũng bằng cái hoa sen.

Trong lịch sử Phật có nói tâm truyền tâm. Khi Ngài truyền chánh pháp nhãn tạng cho Tôn giả Ma-ha Ca Diếp ở hội Linh Sơn, hôm đó, đức Thích Ca không thuyết gì hết. Chúng hội tập họp rồi, Ngài nhìn Hội chúng một lượt rồi từ từ cầm một cái hoa sen đưa lên trước mặt mọi người. Cả chúng hội khi đó đều im lặng không ai hiểu gì cả, duy chỉ có Tôn giả Ma-ha Ca Diếp chúm chím cười. (niêm hoa vi tiếu). Phật biết Ca Diếp đã ngộ được cái hoa sen mà Phật đưa lên. Đó chính là tâm ấn (lấy tâm ấn tâm). Tôn giảMa-Ha Ca Diếp mặc dầu không nghe Phật nói gì hết nhưng mà được cái tâm của Phật cho, nên mỉm cườiĐức Phật cũng thấy cái chỗ Ca Diếp đã ngộ được cho nên mới nói rằng: “Ngô hữu Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn Diệu tâmthật tướng vô tướngvi diệu pháp môn, kim phó nhữ Ma-ha Ca Diếp”. (Ta có kho tàng mắt Tạng, con mắt Chánh pháp là Niết-bàn diệu tâmthật tướng vô tướng. Nay phó chúccho Ma-ha Ca Diếp).

Từ đó Ma-ha Ca Diếp lãnh cái giáo chỉ của Phật để sau này khi đức phật vừa nhập Niết-bàn thì ngài có kết tập Kinh điển lần đầu tiên để truyền bá cho đến ngày nay.

Kinh Hoa Nghiêm nói về Hoa Tạng thế giới như sau: “Có những biển hương thủy nhiều như bụi trần của mười bất khả thuyết cõi Phật. Từ biển ấy nổi lên hoa sen lớn tên Nhất thiết ma ni vương trang nghiêm,… Đây là thế giới hoa sen”.

Những ai đã từng đọc truyện Tây Du Ký thì chắc biết rằng: Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây TrúcTrải qua bao nhiêu sự khó khăn, gian nan nguy hiểm, mà sau này người ta tiểu thuyết hóa thành động ma, động quỉ trên bước đường đi cầu pháp của Ngài.

Khi triều nhà Đường bên Tàu mới thống nhất đất nước, cấm ngặt sự ra vào Trung Hoa. Ngài Huyền Trang cùng với vài vị Hoà thượng nữa dâng biểu lên nhà vua xin phép qua Ấn Độ du học.

Đợi mãi không được phép, các vị Hòa thượng cùng dâng biểu với ngài ngả lòng bỏ đi. Ngài kiên nhẫnđêm ngày cầu nguyện các vị Bồ-tát gia hộ.

Một đêm năm 629, Ngài nằm mộng thấy một ngọn Linh Sơn ở giữa biển, bèn nhảy xuống nước để lội qua, thì vừa lúc đó, một bông sen xuất hiệnđưa tới chân núi. Thích quá, tỉnh dậy.

Từ đó Ngài càng quyết tin rằng thế nào cũng thành công, và chính nhờ đó mà Ngài đã thắng mọi gian nan sau này.

Mười sáu năm đi thỉnh kinh, mười chín năm âm thầm chuyên dịch kinh, khi tuổi sắp mãn Ngài gát bút, dặn dò đệ tử: “Đời thầy sắp hết, thầy nằm xuống thì đừng bầy vẽ gì cả ! Quấn thầy trong một chiếc chiếu rồi chôn trong một thung lũng, chỗ nào vắng vẻ, tịch mịch !” Trước khi tịch, Ngài như bừng tỉnh, nói: Ta thấy một bông sen ở trước mắt, tươi đẹp lạ lùng !

Ba mươi lăm năm trước Ngài thấy một hoa sen, đưa Ngài qua biển cả đến ngọn núi Phật, bông sen lần này lại đưa Ngài đến cõi Phật. Đó cũng là hoa sen”.

Ngày nay chúng ta niệm Phật cầu vãng sanh cũng là hoa sen (chín phẩm sen vàng). Thành thử hoa senbên trong nó ứng với bên ngoài. Bên ngoài phù hợp với bên trong. Nếu tâm của chúng ta thanh tịnh đến chừng nào thì hoa sen của chúng ta khi cầu nguyện vãng sanh cũng lớn chừng đó (Thượng phẩm thượng sanh.) Ngược lại, nếu hoa sen của chúng ta nhỏ bé chỉ lu lú dưới nước thì dù có ngồi lên hoa sen để vãng sanh Tịnh độ cũng chỉ ngồi được hoa sen hạ phẩm mà thôi, chứ không làm sao lên đượchoa sen trung phẩm và thượng phẩmThế cho biết hoa sen trong tâm như thế nào thì ứng hiện ra hoa sen bên ngoài như thế đó. Đời này nó hiện ra như thế nào, thì ngày mai ở cõi Tịnh Độ cũng hiện như thế ấy.

Vậy tụng trì, sao chép, diễn nói… Pháp Hoa cũng chỉ để làm sao cho cái hoa sen ở trong chính tự tâmchúng ta ngày càng mọc lên tươi tốt, thoát khỏi bùn, xuất hiện phô bày, tỏa hương ngát thơm cho đời. Như nàng Tiểu Thánh từng nguyện trước Phật đài:

“Khể thủ từ bi đạo sĩ tiền,

Mạc sanh Tây thổ mạc sanh thiên,

Nguyện vi nhất trích dương chỉ thủy,

Sái tác nhân gian tịnh đế liên.”

Nghĩa là:

“Trước đấng từ bi nguyện mấy lời,

Chẳng sanh đất Phật chẳng lên trời,

Xin làm giọt nước cành dương nhỏ.

Sái rực đài sen sạch bụi đời.”

NHẤT THỪA ĐẠO

Có một câu trong phẩm Phương tiện của kinh Pháp Hoa mà người học Phật thường để ý, đó là câu:

“Chư Phật lưỡng túc tôn,

Tri pháp thường vô tánh,

Phật chúng tùng duyên khởi,

Thị cô thuyết nhất thừa.

Thị pháp trụ pháp vị,

Thế gian tướng thường trụ,

Ư đạo tràng tri dĩ,

Đạo sư phương tiện thuyết.” 2

Bây giờ lần lượt chúng ta tìm hiểu câu này có ý nghĩa gì?

Chư Phật: Chỉ tất cả Phật trong quá khứhiện tạivị lai. Các đức Phật đều có danh hiệu Lưỡng túc tôn. Bằng đôi chân, chúng ta đi chỗ này chỗ kia, thì đức Phật cũng có hai chân phước đức và trí tuệ dạo khắp tam giới để cứu độ chúng sanhPhước đức và trí tuệ hay đại bi và đại trí, hai đức tính tôn quí đó Phật đã thành tựu, nên Ngài được tôn xưng là đấng Lưỡng túc tôn. Vì có đại biđại trí nên Phật biết rõ tánh các pháp. Tánh đó là tánh bình đẳngbất sinh bất diệt hay còn gọi là vô tánh mà chỉ có trí Bát-nhã mới có thể ngộ nhập. Chư Phật rõ được tánh ấy, nên nói: “Tri pháp thường vô tánh”. Câu này được giải thích khác nhau tùy theo tinh thần của mỗi tông phái. Tánh Tông giải thích: Các pháp là chơn không, vô tự tánh, vì các pháp nhờ nhiều nhân duyên, nhờ đối đãi mà thành. Lìa các duyên, lìa sự đối đãi thì không có các pháp. Như vậy, các pháp có mà như không, vì cái có đó không có tự tánh, tức không có tánh độc lập với cái khác. Với tâm lý phàm phuchúng ta thấy có pháp này pháp kia sai khác, cái thấy đó không đúng với thực tướngcác pháp. Đức Phật thì thấy các pháp trùng trùng duyên khởi, tương quan lẫn nhau vô cùng tận mà hình thành. Như vậy, một pháp hiện hữu giữa tất cả các pháp, tất cả các pháp hiện hữu từ một pháp. Ngoài một pháp không có tất cả pháp, ngoài tất cả pháp không có một pháp. Nếu thấy các pháp riêng biệt là không hiểu rõ lý duyên khởi ấy. Đức Phật biết rõ các pháp đều vô tự tánh. Pháp sinh cũng vô tự tánhpháp diệt cũng vô tự tánh, pháp có, pháp không, đều vô tự tánh. Chẳng hạn, khi ta thấy pháp hiện hữutrước mắt, thì pháp đó cũng vô tự tánh, mà khi nó không hiện hữu, cũng là vô tự tánh. Các pháp có khi thành, khi hoại, khi có, khi không, gọi là sanh tử thành hoại, nhưng cái vô tự tánh của các pháp thì không có sanh tử thành hoại, nên Bát-nhã tâm kinh có câu: “Thị chư pháp không tướng bất sanhbất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”. Câu này có thể giải thích ý nghĩa câu “Tri pháp thường vô tánh” của kinh Pháp Hoa.

Nhưng theo tinh thần Tướng tông, ngài Khuy Cơ giải thích như sau: Các pháp chia ra pháp thường tánh và pháp vô tánhPháp thường tánh là viên thành thật, pháp vô tánh là biến kế chấp và y tha khởi. Các pháp do duyên mà hiện hữu, nên gọi là y tha khởi. Chúng sanh chấp các pháp y tha này là có thực, đó là biến kế chấp, nghĩa là một sự hiểu biết theo vọng tình. Các nhà Duy thức thường lấy ví dụ đêm thấy sợi dây thành con rắn. Con rắn đó trên vọng tình thì có mà trên sự thực khách quan thì không. Trong luận có một bài kệ để diễn tả ba tự tánh nói trên của các pháp:

“Bạch nhất kiến thằng, thằng thị ma,

Dạ lý kiến thằng, thằng thị xà.

Ma thượng sanh thằng, do trí loạn,

Khởi kham thằng thượng cánh sanh xà?”

Tạm dịch:

“Ban ngày thấy dây, dây là gai,

Trong đêm thấy dây, dây là rắn.

Gai thấy thành dây, trí đã loạn,

Dây còn hóa rắn nữa sao đang?”

Tất cả các pháp đều do duyên sinh gọi là y tha khởi, vì y tha khởi nên như huyễn, không có thực. Thấy dây là gai (thằng thị ma) tức thấy rõ thực tướng của dây, thì gọi là viên thành thật. Thấy gai là dây (ma thượng sanh thằng) là y tha khởi tánh. Thấy dây thành rắn (thằng thượng cánh sanh xà) là biến kế chấp. Các pháp y tha và biến kế chấp đều là pháp hư vọngvô tánh, chỉ có viên thành thật là pháp thường tánh.

Pháp nhất thừa cũng là chân nhưthật tế pháp trụpháp vị. Chữ “pháp trụ, pháp vị” ở trong câu kệ trên đồng nghĩa với chân nhưpháp tánhthật tếthật tướng, nghĩa là đều chỉ tánh bình đẳng nhất như, tánh thường hằng trong tất cả pháp. Chân như cũng là thật tướng thường trú của thế gian. Ngộ được lý chân như này thì thấy rõ tất cả các pháp thế gian đều ở trong chân như, đều thường trú bất biến kiến “thế gian tướng thường trú”. Tướng đây là thực tướng, không phải tướng hư vọng bên ngoài, (giả tướng thì có sinh trú diệt, mà thực tướng thì luôn luôn là chân như thường trú).

Đức Phật ở Bồ-đề đạo tràng chứng ngộ được pháp tánh ấy và ngộ được Bồ-đề chủng tử của chúng sinh phải cần có duyên mới phát khởi được, cho nên Ngài dùng các phương tiện để làm phát khởi Bồ-đề chủng tử, nên mới nói pháp nhất thừa. Bồ-đề chủng tử là hột giống lớn, hột giống làm Phật, thì phải có pháp lớn là pháp nhất thừa mới đủ sức làm duyên cho nó phát khởi (Phật chủng tùng duyên khởithị cố thuyết nhất thừa… ư đạo tràng tri dĩ, Đạo sư phương tiện thuyết).

Pháp Phật chứng bất khả tư nghị, chỉ có Phật với Phật hiểu nhau, còn chúng sanh không thể ngộ nhậptrực tiếp, (Trường Bộ Kinh nói: Pháp này do Ta chứng được thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luậnvi diệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dụcham thích ái dục, thật khó thấy được định lý y tánh duyên khởi pháp. Thật là khó thấy được tịnh lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt Niết-bàn), nên Phật phải dùng phương tiện, tuỳ căn cơ trình độ chúng sanh để nói. Nghĩa là khi nói pháp khôngphải Ngài luôn luôn đem lý nhất thừa ra dạy. Chẳng hạn đối với phàm phungoại đạocăn cơ thấp thì Ngài chỉ dạy bố thítrì giới. Với hàng Thanh Văn trình độ khá hơn, Ngài dạy Tứ diệu đế để thấy khổ, nguyên nhân khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ. Cao hơn nữa, đối với hàng Duyên giác quán được lý nhơn duyên sinh, Ngài mới dạy 12 Nhơn duyên để đưa họ đến giác ngộ. Tất cả những pháp đó đều là phương tiện Phật dùng để dìu dắt chúng sinh cho đến khi phát khởi được Bồ-đề chủng tử (Bồ-đề tâm) mới nói nhất thừa. Vì chỗ chứng của Phật thâm diệucăn cơ của chúng sinh không thể một lần mà ngộ được, Phật phải dùng phương tiện giáo hóa dần dần. Phẩm Phương tiện trong kinh Pháp Hoa do đó giữ vai trò rất quan trọng. Thí dụ về phương tiện được Phật dùng để giáo hóa: Một bà mẹ sầu khổ vì con chết, bà không nỡ đem chôn, cứ ôm con khóc lóc mà đi đến Phật, Ngài bảo bà hãy đi xin lửa ở nhà nào không hề có người chết, đem về để Ngài cứu đứa con. Bà vâng lời ra đi, đến nhà nào cũng sẵn sàng cho lửa, nhưng khi hỏi đến người chết thì không nhà nào khỏi có người chết. Nhà thì chết cha, chết mẹ, anh em, chị em, con cháu. Cứ mỗi câu trả lời như là một tia lửa chiếu sáng tâm tư. Cuối cùngbà dần dần tỉnh ngộ trước sự thật, nên nỗi đau khổ cũng nguôi dần. Bà trở về đức Phật trong tâm trạng bình tĩnh hơn. Bà bạch lại với đức Phật rằng: “Việc Ngài dạy con đã làm xong”. Đức Phật nhân đấy thuyết pháp cho bà, bà hoan hỶ kính thọ, đem xác con đi chôn, cầu nguyện cho nó mà không còn quá đau khổ như trước. Đó là phương tiện mà nếu đức Phật không dùng thì không thể dẫn bà mẹ đau khổấy ra khỏi phiền nãođạt đến trí tuệ. Đối với căn cơ của một người đang ngập chìm trong đau khổ như bà này thì cần phải nhờ bài học thực tế trực tiếp như Đức Phật dạy mới thức tỉnh nổi, chứ nếu chỉ giảng lý thì thật khó làm cho bà lay chuyển. Không có quyền trí (hay phương tiện trí) thì căn bản trí không thể hiển bày được.

Người ta thường xem đức Phật như một đấng thiêng liêng, một vị thần. Ngài đã đánh tan hiểu lầm đó một cách dứt khoát trong câu trả lời Bà-la-môn Dona. Bà-la-môn này, một hôm, trông thấy dấu chânNgài và chú ý đến những đặc điểm khác thường nơi dấu chân ấy, ông ta lần tìm đến chỗ đức Phật và hỏi:

– Ngài có phải là một vị trời chăng? Phật đáp: Không, Bà-la-môn lại hỏi: Vậy Ngài là Càn-thát-bà chăng ? (Là một loài nhạc thần). Ngài đáp: Không. – Ngài là quỉ Dạ xoa chăng ? Ngài đáp: Không phải. Vậy có phải Ngài là người chăng ? Ngài đáp: Ta không phải là người. Quá ngạc nhiên, Bà-la-môn hỏi tiếp: Vậy Ngài là ai? Khi ấy đức Phật trả lời như sau: Nầy Bà-la-môn, Ta không phải là trời, nhưng đối với loài trời chưa giác ngộ, còn mê hoặc thì Ta là một vị trời đã giác ngộ, hết mê hoặc. Ta không phải là Càn-thát-bà, là Dạ-xoa, là người.., nhưng đối với loài Càn-thát-bà, loài Dạ-xoa, loài người… chưa giác ngộ, còn mê hoặc, thì Ta là loài Càn-thát-bà… đã giác ngộ, hết mê hoặcVí như hoa sen sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, nhưng không bị nước thấm ướt. Ta sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta chinh phục đời, không bị đời làm ô nhiễm. Như vậy Ta là Phật.

Bà-la-môn Dona sụp lạy và xin quy y Phật.

Qua chuyện ấy, chúng ta thấy đức Phật ở trong tất cả Trời, Càn-thát-bà, Dạ-xoa, người… nhưng vượt lên tất cả Trời, Càn-thát-bà, Dạ-xoa, người… Ngài không có xa vời đối với chúng ta, nhưng rất khác chúng ta, vì Phật là một người đã hết mê hoặc, đã giải thoát và viên mãn lòng từ bi cứu độ chúng sanh, chỉ có thế. Nhưng chính đó là điều cao quí nhất, siêu việt nhất mà tất cả chúng ta hết lòng tôn thờ để tu theo.

NHÀ NHƯ LAI, ÁO NHƯ LAITÒA NHƯ LAI 

Pháp Hoa là một bộ kinh rất cao quý, tóm thâu tất cả giáo lý mà Phật đã dạy cho đệ tử suốt 45 năm. Trước khi thuyết kinh này, vì căn cơ các hàng đệ tử không đồng, Ngài đã dùng nhiều phương tiện để dẫn dắt họ dần dần đến Nhất thừa đạo. Đến khi căn cơchúng sanh đã thuần thục, Phật mới nói thẳng đạo Nhất thừa. Nhất thừa đạo không có nghĩa là phủ nhận tất cả những pháp môn phương tiện mà Phật đã nói trước đây, mà chỉ muốn nói rằng, những pháp môn trước kia là những nấc thang, nhữngphương tiện để giáo hóa chúng sanh vào Nhất thừa. Như y sĩ sau khi đã hiểu rõ căn bệnh, hiểu rõ thuốc chữa bệnh, cách chữa bệnh, mới cho bệnh nhân dùng thuốc này thuốc khác. Đức Phậtcũng thế, với trí tuệ, Ngài chữa lành mọi căn bệnh của chúng sanh, tuỳ căn cơ mà dùng phương tiện này khác, chứ không phải đem tất cả thuốc cho uống một lúc. Chẳng hạn khi người đau bụng, y sĩ bảo kiêng sữa và cho các thuốc trị đau bụng, sau đó khỏi bệnh, y sĩ lại bảo uống sữa để thêm sức. Nếu bệnh nhân không biểu biết, thì sẽ bảo y sĩ trước sau bất nhất, trước bảo không uống sau lại bảo uống. Phật cũng thế, trước chỉ nói pháp Tứ đếNhân vô ngã… để chúng sanh giải thoát sanh tử luân hồi. Khi ngã chấp đã được phá trừ mà pháp chấp chưa trừ thì giác ngộ chưa được rốt ráo, do đó Phật lại dạy thêm, phá trừ pháp chấp để giải thoát hoàn toàn. Nhưng có hàng đệ tử lại nghĩ, trước Phật đã dạy lý Tứ đế để tu chứng Niết-bàn, bây giờ lại nói đó chỉ là phương tiện, còn có pháp Nhất thừa cao hơn nữa. Như vậy là Phật nói trước khác, sau khác, vì nghĩ thế nên trong hội Pháp Hoa, có 5000 Tỳ-kheo tăng thượng mạn bất tín đứng dậyđi ra. Nhân đấy đủ biết, kinh Pháp Hoa là một bộ kinh tối thượng thừa, Phật nói để đưa đệ tử đến Nhất thừa đạo, để ngộ nhập Phật thừa, chỉ dành cho hạng căn cơ đã thuần thục. Cho nên ai viết chép, thọ trì, giảng nói được kinh này thì người ấy công đức vô lượngNếu không nhờ có lòng tin lớn, do trồng căn lành từ vô lượng kiếp thì khó mà làm được việc này.

Trong khi đọc tụng giảng nói Pháp Hoa, người ấy ít nhất phải có hiểu biếtthực hành, theo lời kinh dạy thì mới được lợi ích cho người nghe, cũng như người nói, nếu không, sự thọ trì đọc tụng, giảng nói không có lợi nhiều. Như trong pháp hội của đức Lục tổ Huệ Năng, có vị thầy Pháp Đạt một hôm đến tham bái, đảnh lễ Tổ ba lạy mà đầu không sát đất, Tổ quở: Lạy là để phá trừ kiêu mạn, tỏ lòng cung kính, lạy mà đầu không chấm đất chắc trong lòng còn ôm giữ một điều gì ? Pháp Đạt nói: Tụng kinhPháp Hoa đã được 3000 bộ mà chưa thấy đạo. Tổ dạy: Dù có tụng ba vạn bộ đi nữa mà không hành thì cũng vô ích. Nếu hành được tinh thần Pháp Hoa thì sẽ cùng tôi sánh vai mà đi. Kinh Pháp Hoa đã dạy một hạnh khiêm tốn nhẫn nhục qua điển hình ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh, một vị Bồ-tát mà ra đi gặp ai cũng cung kính cúi đầu nói: “Tôi rất kính trọng các ngài, không dám khinh mạn vì các ngài thực hànhđạo Bồ-tát sau sẽ thành Phật”. Có người nghe thì hoan hỶ vì cho đó là lời chúc tụng. Có người nghe cũng dửng dưng vì không hiểu Ngài muốn nói gì. Nhưng có người nghe thì nổi sân vì cho rằng Ngài chọc tức mình, nên mắng nhiếc đánh đập, nhưng Ngài vẫn giữ một tâm niệm bình thản đối với tất cả mọi người vì Ngài biết rõ mọi người đều có Phật tánh, biết người nào nghe Kinh Pháp Hoa đều sẽ thành Phật, vì kinh dạy: “Nhược hữu văn pháp giả, vô nhất bất thành Phật”. Tất cả chúng sanh, hoặc tronghiện tại, hoặc ở quá khứ, hoặc vị lai, thế nào cũng có lần nghe kinh Pháp Hoa, mà đã nghe được thì sẽ có ngài thành Phật. Vì biết rõ như vậy, nên Ngài cung kính tất cả. Lý do thứ hai khiến Ngài cung kính, kính họ là kính sự hiểu biết của mình, sự hiểu biết đó là mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Thứ ba cung kính họ tức là cung kính lời Phật dạy, phải khiêm cung với tất cả mọi người. Nếu mình khinh người, tức là khinh lời đức Phật dạy, mà cũng khinh luôn cả sự hiểu biết của mình. Điển hình Bồ-tát Thường Bất Khinh ấy đủ làm cho chúng ta từ bỏ tâm kiêu mạn, và thay vì nói bậy, hí luận vô ích, thả tâm ý tán loạnquàng xiên, thì tụng Kinh, chừng ấy cũng được lợi lạc. Nhưng nếu không phá trừ kiêu mạnthực hànhhạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức của việc tụng đọc. Tụng kinh mà còn cần chú ý học hỏi để thực hành tinh thần Kinh, huống chi giảng nói cho người. Tự tụng đã khó, đem nói cho người lại càng khó hơn. Cho nên đức Phật dạy, ai giảng nói Kinh này, người ấy đã trồng căn lành từ nhiều kiếp. Nhưng muốn cho sự giảng nói kinh này viên mãn lợi ích cả mình lẫn người, thì người giảng nói cần hội đủ ba đức tính như phẩm Pháp sư trong kinh đã dạy. Đó là ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai.

Chúng sanh ở trong tam giới là một cái nhà do nghiệp mình tạo ra, đó là những nghiệp hữu lậu, tham sân si phiền não. Bây giờ người muốn nói kinh Pháp Hoa thì đừng ở trong nhà đó, mà phải lấy tâm từ bi làm nhà. Từ là cho niềm vui, bi là cứu nạn khổ. Cho vui khi thấy chúng sanh yên lành, cứu khổ khi thấy chúng sanh đau khổ. Như ba mẹ thấy con vui khỏe mạnh thì cho thêm áo, giầy… làm cho nó vui hơn, hay hoan hỶ với nó, đó là lòng từ. Nhưng khi nó đau ốm thì săn sóc, cho thuốc men, cơm cháo là bi. Đức Phật cũng vậy, đối với chúng sanh đã có nghiệp quả tốt, Ngài dùng Từ để giáo hóa, vì cái tốt trong tam giới chưa phải giải thoát, nên Ngài đem những thiện pháp xuất thế khiến cho họ tiến tu, đó là lòng Từ. Nhưng đối với những chúng sanh bị nghiệp chướng đau khổ trói buộc, thì Phật dùng những pháp môn dạy chúng ta tu để trừ nghiệp chướng, để hết đau khổ, đó là Bi. Nhưng thực hiện lòng từ bi đó không phải một ngày, hai ngày mà thành được. Kinh đã chia ra ba cấp bực từ bi là:

1. Chúng sanh duyên từ.

2. Pháp giới duyên từ, hay đồng thể đại bi.

3. Vô duyên từ hay Vô duyên đại từ.

Chúng sanh duyên từ: Là lòng từ bi còn tướng đối đãi, có duyên mới phát khởi, ví dụ có thấy chúng sanh đau khổ mới phát lòng thương, khi cảnh khổ qua rồi thì tâm từ bi cũng lặn mất. Lòng từ bi có sinh diệt đối đãi ấy, gọi là chúng sanh duyên từ.

Pháp giới duyên từ: Là Phật, Bồ-tát thấy rằng tất cả chúng sanh sinh tồn đều có tương quan mật thiếtvới nhau. Ví dụ: Một người đi buôn, một người làm ruộng, một thầy giáo, một học sinh, một người nội trợ… Những người này nếu nhìn một cách phiến diệnchúng ta thấy họ không tương quan gì với nhau, vì mỗi người làm một công việc. Nhưng sự thật thì tất cả những người ấy đều có tương quan sinh tồn, giúp đỡ lẫn nhau. Hiểu được như vậy, thì không còn cái tánh bất chấp quyền lợi chung mà bảo vệquyền lợi riêng rẽ. Cái biết của chúng ta hiện tại, chẳng hạn như biết làm toán, là nhờ những người trong quá khứ hoặc đã qua đời, hoặc đã đi chỗ khác. Đức Phật tuy đã diệt độ mà giáo lý của Ngài vẫn còn tác dụng giúp chúng sanh giác ngộ, vẫn là một duyên lành, một làn gió mát cho những ai thực hànhtheo. Như vậy, giữa Phật và chúng sanh, giữa những người trong một quốc gia hay rộng hơn, nhân loạitrên thế giới, suy cho cùng đều có tương quan với nhau, gọi là trùng trùng duyên khởi, hay pháp giới, tức là cái nguyên lý nương nhau mà thành tựu. Căn cứ trên lý “Pháp giới trùng trùng duyên khởi” đó mà phát lòng từ bi thì gọi là pháp giới duyên từ, hay đồng thể đại bi. Lý trùng trùng duyên khởi này luôn luôn hiện hữu nơi sự vật, chúng không bao giờ gián đoạn, hay có hạn lượng, nên từ bi căn cứ trên đó cũng không có sinh diệt, hạn lượng, không phân biệt mình người, thân, sơ, loài người hay loài vật. Hoặc mình có Phật tánh, các người khác, chúng sanh khác cũng đều có Phật tánh. Mình và người khác, chúng sanh khác tuy cách biệt sang hèn nhưng Phật tánh thì vốn đồng nhất thể. Cũng như cánh tay mặt, cánh tay trái, tuy khác nhau nhưng đồng một thân thể. Vậy khi cánh tay trái bị thương, tay phải xức thuốc là dựa trên tính đồng nhất thân thể đó mà làm, chứ không phải phân biệt bỉ thử. Đồng thể đại bi cũng vậy.

Cao hơn tất cả là Vô duyên từ: Là lòng từ bi hoàn toàn không dựa vào một lý lẽ nào để phát khởi, không chờ đợi đối tượng, vô điều kiện. Như mặt trời chiếu sáng, không tính toán lựa chọn chỗ này thì chiếu xuống, chỗ kia không chiếu xuống. Hai đức từ bi sau này bao la như vũ trụ của chư Bồ-tát và Phật, còn Phật tử chúng ta thì chỉ thực hành chúng sanh duyên từ, nhưng đấy cũng là những mục tiêu mà chúng ta mong mỏi hướng đến, để sau này cũng sẽ có được pháp giới duyên từ và vô duyên từ như chư Phật và Bồ-tát.

Tâm từ bi là cái “Nhà Như Lai”, trong đó người nói kinh Pháp Hoa phải ở mới nói kinh được viên mãn. Đó là điều kiện thứ nhất.

Điều kiện thứ hai, là “Mặc áo nhu hòa nhẫn nhục”. Đã được tâm từ bi nhưng cần phải phô diễn cách nào? Cần phải có đức tánh mềm mỏngái ngữ, chứ không phải chỉ cần có tâm từ bi là được, rồi cứ việc nói lời khó chịu, thái độ gay gắt. Có những bà mẹ thương con, nhưng cũng chính vì lòng thương đó, mà thường đánh mắng nó, không nói lời ôn tồn dạy dỗ, hay thầy giáo vì thương học trò mà đánh đập khi nó làm bài sai… Lòng từ bi thiếu mềm mỏng đó thường dễ gây đau khổ. Vậy ngoài đức từ bi cần phải có ái ngữ làm cho mọi người ưa mến thích nghe. Kinh Pháp Hoa là kinh tối thượng thừa, nan tín nan giải, nếu nói bằng lời thô bạo, cứng cỏi, thì chúng sanh làm sao nghe lọt lỗ tai được. Như viên thuốc chữa bệnh rất hay mà quá đắng, thì phải bọc một lớp đường, mới cho trẻ uống được. Chúng sanh đối với Phật Pháp cũng như trẻ con vậy. Thuốc Pháp Hoa là thuốc đắng tối thượng thừanếu không bọc một lớp đường nhu hòa nhẫn nhục thì khó mà đem cho chúng sanh uống được.

Suốt đời đức Phật luôn luôn nhu hòa nhẫn nhục. Như có lần đi khất thực, Ngài gặp một người ác cản chận lại mắng rủa. Ngài vẫn im lặng đứng lại để nghe ông ta nói xong, rồi ôn tồn hỏi: Ở nhà ngươi chắc cũng có khi bà con đến thăm chứ? Người ấy đáp: Có chứ sao không. Ngài hỏi tiếp: Mỗi lần họ đến thăm chắc cũng có khi ngươi dọn quà bánh mời ăn? Có. Và nếu họ không ăn thì phần quà ấy về ai? Người kia đáp: Thì về tôi chứ ai. Khi ấy đức Phật bảo: Cũng thế, nãy giờ ngươi dùng lời thô bỉ mắng Ta, mà Ta không nhận thì những lời ấy hẳn trở về ngươi. Vậy Ta khuyên ngươi đối với ai cũng không nên dùng lời thô bỉ mà nên dùng lời hòa nhã. Nhờ nhu hòa nhẫn nhục mà Phật đã khai hóa cho người ấy. Vì người mắng mình bao giờ cũng mang một thành kiến, hoặc vì thấy bộ tịch mình mà họ không ưa, hoặc vì việc làm của mình động chạm đến quyền lợi của họ, hoặc vì họ nghe lầm, nghe xuyên tạc về mình. Muốn thoát khỏi cảnh sân si, tật đố, cần phải nhu hòa nhẫn nhục mới bình tĩnh để đối phó, chứ mình nóng nảyđáp lại thì không khác gì đổ dầu thêm vào lửa. Nhưng nhẫn nhục của đức Phật là nhẫn nhục trong trí tuệ sáng suốt, nhẫn để giáo hóa, như khi Ngài hỏi lại kẻ đã mắng nhiếc mình. Đức nhẫn này rất cần để vượt mọi khó khăn.

Nhẫn có ba thứ:

1. Nại oán hại nhẫn: Nhẫn trước lời sỉ nhục thù hằn, chuyên gây khó khổ của loài người khác đối với mình.

2. Kham thọ khổ nhẫn: Nhẫn đối với những vật vô tình đem lại thọ khổ cho chúng ta như nóng, lạnh, đói, khát. Nếu người hành đạo nửa chừng bỏ tu vì không chịu nổi những chướng duyên này, ấy là vì không kham nhẫn.

3. Vô sanh pháp nhẫn: Cái nhẫn cao nhất. Vì biết các pháp vốn vô sanh. Đã vô sanh thì lời mắng nhiếcsỉ nhục của người ta nói với mình cũng vô sanh. Ví dụ câu nói: “Anh là đồ ngu”, mỗi đơn từ không phải lời mắng, chỉ vì chúng ta đem tâm phân biệt so đo ráp nó lại, chấp cái vô sanh làm sanh, nên mới khó chịu. Nếu biết rõ thực tính của nó là vô sanh, thì nó không thành một lời mắng, lấy đâu mà giận mà khổ. Mọi sự khác cũng vậy, đều vô sanh. Tin được điều đó thì không thấy có điều nhục đế mà nhẫn gọi là vô sanh pháp nhẫn.

Cuối cùng điều kiện thứ ba của người giảng kinh là phải ngồi Toà Như Lai: Ngồi là an trútòa Như Lai là nhất thiết pháp không, “không” đây có nghĩa là vô tự tánh của các pháp. Tất cả các pháp đều vô tự tánh, vì vô tự tánh nên bất khả đắc chứ không phải hoàn toàn là trống không. Đức Phật an trú trong chân không đó nên gọi là ngồi tòa Như Lai. Kinh Kim Cương nói: “có bao nhiêu chúng sanh Ta đều độ cho nhập vô dư Niết-bàn, diệt độ vô số vô biên chúng như vậy mà thật không thấy có chúng sanh nào được độ”. Trọn đời Ngài độ sinh mà không thấy có chúng sinh nào được độ, nên sự thuyết pháp độ sinh mới viên mãn. Vì nếu cứ trên mặt giả tướng mà nhìn, thì thấy chúng sanh nhiều vô cùng vô tận, biết đời nàođộ cho hết? Nhưng đức Phật ở trong vô tự tánh, trong vô sanh của các pháp mà nhìn, nên không còn thấy tướng chúng sanh, lấy đâu có nhiều có ít? Cho nên Ngài nói pháp cho một người nghe thì cũng như nói cho nhiều người, vì Ngài đem tâm giác ngộ tâm bình đẳng mà nói pháp. Đứng trên tâm niệmbình đẳng đó, thì dù chỉ có một người nghe, Ngài cũng không phiền muộn. Có nhiều người theo, Ngài cũng không hớn hở. Chúng sanh nghe mà hoan hỶ phấn khởi, Ngài cũng không lấy đó làm mừng. Nghe mà uể oải nhác nhớm Ngài cũng không bực bội. Nghe mà dửng dưng Ngài cũng không chấp trước. Thái độ bình đẳng giải thoát đó của đức Phật đối với ba hạng người nghe pháp như thế, gọi là ba niệm đại bi. Nhờ Ngài đã ngộ nhất thiết pháp khôngan trú trong đại bi tâm niệm đó, nên Ngài mới có thể nóipháp độ sanh suốt 45 năm, nếu không, việc giáo hóa độ sanh sẽ bị những người biếng nhác giải đãi, người không ưa, làm cho Ngài chán nản.

Tóm lại, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai là ba đức tính, ba điều kiện để việc đọc tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa được rốt ráo viên mãn.

Hòa thượng Thích Trí Thủ trì tụng kinh Pháp Hoa đã có lời nguyện như sau:

“Một lòng kính lạy Phật đà,

Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,

Con nguyền mặc áo Như Lai,

Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời”.

Phật tử chúng ta trì tụng kinh Pháp Hoa cũng nên noi gương Hòa thượng phát nguyện ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, để cho việc đọc tụng biên chép thọ trì kinh Pháp Hoa được viên mãnlợi ích vậy.

KINH PHÁP HOA VỚI LỜI THỆ NGUYỆN  
“CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ” 

Theo tinh thần của Đại Thừa Giáo thì lấy Bồ Tát Hạnh làm cao điểm, mà thuyết minh về Bồ Tát hạnh thì Kinh Pháp Hoa là Kinh tiêu biểu, là Kinh đúc kết nói lên bản hoài cao tột của Đức Phậttrong sự ra đời và thuyết giáo của Ngài trong suốt 45 năm ở cõi Ta Bà.

Kinh Pháp Hoa diễn tả một chân lý sinh động qua các hạnh của các vị Bồ TátĐức Phật nhìn tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Và vì tất cả chúng sanh có Phật tánh cho nên tất cả việc làm thiện của chúng sanh dù là một việc thiện rất nhỏ cũng đưa đến sự giải thoát thành Phật, như trong phẩm Phương Tiện có câu: “Nhược nhơn tán loạn tâm, nhập ư tháp miếu trung, nhất xưng Nam Mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo” (Nếu có người tâm tán loạnđi vào trong tháp miếu Phật, xưng một tiếng Nam Mô Phật, đều được thành Phật đạo). Hoặc: “Nãi chí đồng tử hý, tụ sa vi Phật tháp, giai dĩ thành Phật đạo (Cho đến trẻ nhỏ chơi, nhóm cát làm tháp Phật, đều được thành Phật đạo).

Đó là những điều mà các thời giáo trước Phật chưa nói. Đến khi giảng Kinh Pháp Hoa Đức Phật mới đề cập đến. Bởi lẽ những việc thiện dù rất nhỏ cũng xuất phát từ Phật tánh, nếu như khôngcó Phật tánh thì không thể có các việc thiện, và đã là xuất phát từ Phật tánh thì dù làm một việc thiện trong tán loạn tâm, nó cũng đưa đến quả thành Phật. Sau ngày thành đạoĐức Phật thuyết giáo lý căn bản, Ngài muốn đưa tất cả chúng sanh đến giác ngộnhư Phật, nhưng không thể đưa được, đó là trường hợp Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm mà theo Ngài Thiên Thái Trí Giả cho Kinh ấy là Kinh Đức Phật giảng đầu tiên khi vừa thành đạo tại cội Bồ Đề, không mấy ai hiểu nổi. Và đó cũng là diễn tả ý nghĩa lời nói của Đức Phật khi vừa thành đạo tại cội Bồ Đề mà trong kinh Đại Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh và Kinh Thỉnh Cầu thuộc Tương Ứng Bộ Kinh đều có ghi lại: “Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luậnvi diệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu, còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dụcham thích ái dục, thật khó thấy được tất cả hành là tịch tịnh, tất cả danh y được từ bỏ, ái được đoạn tận, ly dụcái dục Niết bàn”. Nên Đức Phậtphải tùy theo căn cơ mà phương tiện thuyết ra Ba Thừa Giáo. Trong Ba Thừa Giáo này, mỗi thừa đều có nhân riêng, quả riêng, hạnh riêng. Thanh Văn thừa tu theo Thanh văn ThừaDuyên Giác thì tu theo Duyên Giác ThừaBồ Tát thì tu theo Bồ Tát Thừa. Nhân của Thừa nào thì chứng quả của Thừa ấy, mỗi thừa riêng biệt pháp tu, riêng biệt quả chứng, không tương quan với nhauTiểu Thừa là Tiểu ThừaĐại Thừa là Đại Thừa, không lẫn lộn được. Ngay như trong Kinh Bát NhãKinh Hoa Nghiêm cũng có nói đến việc thọ ký cho người sẽ thành Phật, song chỉ thọ ký cho hàng Bồ Tát, còn hàng Thanh VănDuyên Giác thì tuyệt nhiên vô phần. Nhưng đến thời kỳ Kinh Pháp Hoa lại khác. Trong đây xác minh rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, như vậy tất cả chúng sanh đều trở thành Phật, dù cho họ tu theo Thanh Văn Thừa hay Duyên Giác Thừa. Vì Nhị Thừa giáo tuy là phương tiện, nhưng phương tiện không có nghĩa là vô giá trị, mà giá trị của nó là những chặng đường đưa đến cứu cánh giác ngộ. Ở đây đặc biệtnhấn mạnh đến quan điểm Đức Phật ra đời chỉ thuyết có một Phật thừa mà thôi, và chỉ có một Phật thừa đó mới đích thực, còn nói Tiểu ThừaĐại Thừa đều chỉ là phương tiện nói ra. Nói ra theo căn cơ thấp cao của Phật thật có Tiểu có Đại. Danh từ Tiểu thừaĐại Thừa ở trong Kinh Pháp Hoa bị coi nhẹ, không còn mang ý nghĩa đích thật, cố định như ở các Kinh Luận Đại Thừa khác.

Kinh Pháp Hoa có cái nhìn đặc biệt về Phật thân và Giáo pháp. Về Phật thânPháp Hoa nói đến cả Phật sanh thân và Phật pháp thân. Phật sanh thân là Đức Phật lịch sử có giới hạn trong không gian và thời gian, như Đức Thích Ca ra đời tại Ấn Độ. Còn Phật pháp thân là tánh pháp thân bất sanh bất diệtchâu biến pháp giới. Không có Phật pháp thân thì không có Phật sanh thân và nếu không có Phật sanh thânthì không bằng vào đâu hiển lộ Phật pháp thânPhật pháp thân ví dụ như mặt trăng trên trời, còn Phật sanh thân ví dụ như ánh trăng dưới nước. Ánh trăng dưới nước nhờ trăng trên trời mà có, trăng trên trờinhờ ánh trăng dưới nước mà biểu lộ sự ứng dụng. Ánh trăng dưới nước tùy theo duyên của nước mà khi có khi không, còn mặt trăng trên trời thì không phải chịu sự có không theo nước. Đó là điểm đặc biệtkhác với các kinh khác hoặc chỉ nói đến sanh thân, mà không nói đến pháp thân, hoặc chỉ nói đến pháp thân mà không nói đến sanh thânĐức Phật Thích Ca đản sanh dưới cây Vô Ưu và thị tịch tại Ta-la song thọ, đó là Đức Phật sanh thân, là cái bóng của Đức Phật pháp thân vô lượng thọ. Bóng và hình khác nhau nhưng bóng và hình không hề rời nhau. Hiểu như vậy mới là cái hiểu toàn diện về Đức Phật. Đó là quan điểm về Phật thân trong Kinh Pháp Hoa. Còn quan điểm về toàn bộ giáo pháp Phật thì Kinh Pháp Hoa cũng là Kinh đặc biệt nêu lên cả quyền giáo và thật giáoQuyền giáo là giáo pháp chưa rốt ráoQuyền giáo tuy chưa rốt ráo nhưng không thể thiếu được. Thiếu quyền giáo thì không đưa ra được thật giáo, cho nên quyền giáo và thật giáo cũng đều là giáo pháp Phật giảng dạy chúng sanh khai ngộ. Trong Kinh Pháp Hoa không chấp quyền mà bỏ thật, cũng không chấp thật mà bỏ quyền.

Theo Ngài Thiên Thái Trí Giả, một vị học Phật rất uyên bác, tổ sáng lập ra Tông Thiên Thai với nhiều kiến giải mới lạ độc đáo về Phật pháp. Ngài đã ví toàn bộ giáo pháp Phật như một mặt trời chiếu sáng. Mặt trời tuy một, nhưng tùy thời điểm chiếu sáng khác nhau trên mỗi đối tượng khác nhau mà có tác dụng và hình thái khác nhau. Cũng như vậy, Phật pháp tuy một, nhưng tùy thời điểm Đức Phật thuyết giảng cho mỗi đối tượng khác nhau, nên thành ra như có những giáo pháp khác nhau. Theo đó Ngài Thiên Thái chia toàn bộ giáo pháp kinh điển Phật làm năm thời như sau:

Thời Hoa Nghiêm: Cũng gọi là thời “Nhật xuất tiên chiếu cao sơn.” Sau khi thành đạoĐức Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm đầu tiên cho hạng căn cơ bậc thượng, như mặt trời khi mới mọc trước tiên chiếu trên đỉnh núi cao.

Thời A Hàm: Cũng gọi là thời “Nhật thăng thứ chiếu hắc sơn.” Tiếp thời Hoa NghiêmĐức Phật thuyết các kinh A Hàm cho căn cơ bậc trung và hạ, như mặt trời khi lên cao chiếu đến núi thấp.

Thời phương đẳng: Cũng gọi là thời “Nhật thăng chuyển chiếu cao nguyên.” Đây là thời Đức Phật thuyết các kinh như Lăng Nghiêm, Lăng GiàBảo TíchTư Ích, v.v. Như mặt trời khi càng lên cao chiếu lại vùng cao nguyên.

Thời Bát Nhã: Cũng gọi là thời “Nhật thăng phổ chiếu đại địa.” Đây là thời Đức Phật thuyết kinh Đại Bát Nhã, như mặt trời khi lên cao nữa, chiếu khắp cả đại địa.

Thời Pháp Hoa Niết Bàn: Cũng gọi là thời “Nhật một hoàn chiếu cao sơn.” Đây là thời Đức Phật thuyết các kinh Pháp HoaNiết Bàn. Như mặt trời khi sắp lặn chiếu ánh sáng trở lại trên đỉnh núi cao, giống như lúc mới mọc.

Lối chia toàn bộ kinh đỉển giáo pháp Phật theo năm thời trên đây, nếu căn cứ về thời gian thì không hợp lý, vì theo sự khảo cứu lịch sử đến nay không mấy người công nhận Đức Phật có thuyết kinh Hoa Nghiêm ngay khi mới thành đạo. Nhưng nếu đứng về mặt tư tưởng thì đây quả là điều không phải là vô căn cứ. Vì khi Đức Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm là thuyết về đạo lý duyên khởi, một đạo lý cao siêu, sâu kín mới lạ, chúng sanh ngơ ngác không ai hiểu thấu. Phải chăng điều này tương ứng chặt chẽ với lời Đức Phật nói khi mới thành đạo: “Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín khó thấy, v.v. “, như đã dẫn ở đoạn trước. Rồi từ đó Đức Phật mới phương tiện giảng lý Tứ Đế cho năm vị Tỳ kheo, tức là Ngài dạy giáo lý chủ yếu ghi trong các bộ A Hàm và Nikàya.

Giáo lý trong thời A Hàm chỉ chú trọng phá trừ ngã chấp, diệt tham ái, chứng Niết bàn, chứ chưa đề cập đến giáo lý phá trừ pháp chấp. Phải đợi đến thời nói kinh Bát Nhã mới chú trọng phá trừ luôn cả pháp chấp. Theo tinh thần Bát Nhã thì tất cả pháp vô luận hữu tình hay vô tình đều là không có thật tính, nghĩa là đều không có cá tính độc lập, đều là vô sở đắc. Nhưng vô sở đắc không có nghĩa là hư vô. Mà vì vô sở đắc mới là đắc, tức là đắc thành trí Đại Viên Cảnh, thành PhậtTư tưởng này là tư tưởng trong kinh Pháp HoaNiết Bàn, cho nên thời Pháp HoaNiết bàn đặt để ở thời thứ năm sau hết là vì lý do ấy.

Đại Sư Cát Tạng, người sáng lập Tông Tam Luận, chia toàn bộ giáo pháp Phật làm ba pháp luận là: 1. Căn bản pháp luận, chỉ cho thời nói kinh Hoa Nghiêm. 2. Chi mạt pháp luận, chỉ cho thời nói kinh A HàmPhương ĐẳngBát Nhã và 3. Nhiếp mạt qui bản pháp luận, chỉ cho thời nói kinh Pháp Hoa Niết Bàn. Như vậy kinh Pháp Hoa cũng đặt ở vị trí cuối cùng cao tột hơn hết. Nhiếp mạt qui bản có nghĩa là gom tất cả giáo pháp phương tiện đưa về cứu cánh, gom ngọn trở về gốc. chữ Chuyển pháp luân theo chữ Pali là Dhamma Cakka Pavatana

Chuyển – Pavatana: Chuyển động, xây dựngcủng cố.

Pháp – Dhamma: Trí tuệchân lý, đạo

Luân – Cakka: Bánh xe, vương quốc.

Do những định nghĩa trên mà có người dịch là củng cố vương quốc trí tuệxây dựng vương quốc chân lýchuyển bánh xe pháp.

Chữ Luân là bánh xe, có khả năng lăn chuyển, lăn chuyển từ tâm người này đến tâm người khác, giáo pháp từ tâm chứng ngộ của Phật chuyển đến tâm mê lầm của chúng sanh. Cũng như bánh xe lăn từ chỗ này đến chỗ khác.

Chữ Luân còn có nghĩa là dằn dẹp, lăn đến đâu dằn dẹp đến đó, Giáo pháp Phật lăn đến tâm chúng sanh thì dằn dẹp hết mọi phiền não tà kiếnvô minh.

Lại Chuyển Luân Vương có xa-luân-bảo là biểu hiệu chính của vương quyền, nhờ nó mà đi đến vớimuôn dân, đem lại sự bình an thịnh vượng cho họ. Cũng như vậy Như Lai Pháp Vương thì có pháp luânđể đi đến với chúng sanh, đem lại sự an vui giải thoát cho họ.

Kinh Pháp Hoa đã được dịch từ Phạn văn ra Hoa văn rất sớm. Năm 256 TL, tại Trung Hoa, Ngài Trúc Pháp Hộ dịch tên là Chánh Pháp Hoa. Năm 404, Ngài Cưu Ma La Thập dịch tên là Diệu Pháp Liên Hoa. Đời Tùy Trung Hoa, Trí Khải Đại Sư (531-597) đã căn cứ kinh Pháp Hoa mà lập Tông Thiên Thai. Năm 593-622, ở Nhật, Thánh Đức Thái Tử (Shotaku Taishi) đã chú giải kinh Pháp Hoa cùng lúc với kinh Thắng Man, Duy Ma Cật, và dựa vào đó soạn thảo và công bố bản Hiến Pháp 17 điều đầu tiên của Nhật. Năm 1222 có Sư Nhật Liên cũng dựa vào kinh Pháp Hoa mà lập nên Nhật Liên Tông, làm một cuộc cách mạng lớn đối với các tông phái Phật giáo truyền bá tư tưởng ở Nhật Như Tịnh Độ TôngLuật TôngThiền Tông.

Cho đến nay Nhật Liên Tông vẫn thịnh hành, là một tông phái Phật giáo đi vào xã hội quần chúng một cách rộng rải. Họ thường xuyên niệm câu: Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh để cầu nguyện hòa bình. Cả Ngài Cát Tạng, Tông chủ của Tam Luận Tông cũng tôn kính Pháp Hoa là kinh ở thời thuyết giáo “Khiếp mạt qui bàn pháp luân.” Tại Việt Nam trong các thế kỶ Phật giáo hưng thịnh, kinh Pháp Hoacũng được hành trì rộng rãi. Năm 1879, Thiền Sư Thanh Đàm hiệu Minh Chính sáng tác sách Pháp HoaĐề Cương rất có giá trị cả mặt tư tưởng lẫn văn học. Chẳng hạn diễn tả chữ “Pháp” trong câu Diệu Pháp Liên Hoa như sau: “Trần sa số lượng pháp tuy đa, Bất quá căn trần thức giả ma, Hư ảnh huyên duyên đồ khỏi diệt, Chơn tri chánh kiến trạm viên đà. Có trung Phát giác tầm sư đạo, Đạo thượng triền nguyên nhập Phật gia. Nhược dục tốc đăng chơn bảo sở, Mục tiền tấn lộ mạt ta đà.” (Nguyễn Lang dịch: Vạn pháp tuy nhiều không đếm xiết, Chung qui cũng chỉ thức căn trần. Huyển duyên hư ảnh dù không thực, Chơn tri chánh kiến vẫn bao dung. Gặp thầy chỉ dạy đường mê ngộ, Thấy Phật tìm ra lẽ sắc không, Nếu muốn lên mau bờ bến giác, Con đường trước mắt chớ lần khân).

Nếu muốn tìm hiểu nguồn gốc của hành động tự thiêu mà thỉnh thoảng các vị sư Phật giáo thường là để xả bỏ huyển thân, cầu lên giải thoát, hoặc để thức tỉnh lương tri nguời đời như Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu giữa năm 1963, thì sẽ thấy nó bắt nguồn xa xôi từ kinh Pháp Hoa này.

Tóm lạisở dĩ kinh Pháp Hoa có một vị trí và ảnh hưởng lớn lao như vậy, là vì kinh Pháp Hoa theo nhưnhận định của nhà Phật học Nhật Bản Kimura Taiken là kinh Phát huy toàn bộ đặc sắc về Bồ Tát đạo, coi hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát, đều có khả năng tính thành Phật trong tương lai. Bởi thế, bất luận là người nào (khác với nhiều kinh khác chỉ thừa nhận một số người được thành Phật chứ không phải tất cả đều nên lấy việc phát tâm tu hành nguyện Bồ Tát làm lý tuởng cứu cánh. Và theo nguyện lực“chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nên lấy việc cùng với chúng sanh xây dựng một nước cực lạcngay trên thế gian này làm lý tưởng.

Đó là một nhận định đúng đắn và sâu sắc, được gợi ý từ những đoạn kinh Pháp Hoa nói về mục đích ra đời của Đức Phật là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nói về Phật thọ ký cho tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật, nói về một việc thiện nhỏ của bất cứ ai cũng đều là cái nhân tốt đưa đến thành Phật, nói về viên ngọc trong chéo áo, nói về Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát vì muốn thức tỉnh lòng người trở về với tính giác ngộ của chính mình, nên hễ gặp bất cứ ai Ngài đều cung kính chấp tay nói: “Tôi không dám khinh Ngài, vì Ngài sẽ thành Phật”, và nói về Quan Thế Âm Bồ Tát trải rộng hạnh nguyện từ bi đến với mọi chúng sanh đang kêu cầu đến sự cứu khổ mà tùy theo căn cơ hiện thân hóa độ , v.v. Tóm lại toàn là nói về hạnh Bồ Tát độ khắp quần sanh không phân biệt thời gian ranh giới vậy.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẾN VỚI KINH PHÁP HOA 

Người Phật tử khi đã phát tâm nghiên cứu và trì tụng kinh Pháp Hoa, luôn luôn tinh tấn, giữ ý niệm như vậy, nhờ đó mà trong cuộc sống hằng ngày họ có thể tránh được nhiều ý nghĩlời nóiviệc làm không hay, thay vào đó những ý nghĩ tốt đẹplời nói vàviệc làm hợp với Chánh pháp thường ứng hiện với họ.

Công đức nghiên cứu và trì tụng như vậy thật là to lớn và nó un đúc cho người Phật tử tăng trưởng đạo tâmBồ-đề tâm và nhất là tăng trưởng trí tuệ Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm đầu tiên là phẩm Tựa, và phẩm cuối cùng là phẩm Chúc lụy. Sau phẩm Chúc lụy có phẩm Phổ Hiềnkhuyến phátTuần tự theo từng phẩm, mỗi phẩm có một ý nghĩariêng để nói lên tác dụng và công năng của mỗi phẩm Kinh. Trong giáo pháp Đại thừa của đức Phật Thích Ca, luôn luôn có hai vị đại Bồ-tát thượng thủ đứng hai bên để hổ trợ cho việc giáo hóa của Ngài, đó là Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền.

Lời mở đầu trong phẩm Tựa, Bồ-tát Văn-Thù là một vị tiêu biểucho cái trí tuệ đầu tiên. Trong phẩm này có một điểm đặc biệtđáng chú ý là: Đức Phật phóng hào quang đến phương Đông chiếu khắp mười ngàn thế giớichúng sanh nhờ hào quang đó mà được thấy lẫn nhau, được thấy người nào phát tâm, chưa phát tâm, hành Bồ-tát hạnh, xây tháp cúng dường, trì kinh, bố thígiữ giới và thấy đức Phật thuyết phápgiáo hóaThành đạovà nhập Niết-bàn… Trước một cảnh giới lạ lùng như vậy, cả hội chúng bấy giờ hết sức thắc mắc không biết đức Phật phóng hào quang như vậy có ý nghĩa gì? Đức Di-lặc cũng không hiểu ýnghĩa đó như thế nào, nên mới đại diện cho hội chúng để hỏi Bồ-tát Văn-thù, có biết cái điềm mà đức Phật phóng hào quang thuyết pháp, hiện rõ các cảnh giới như thế là ý nghĩa gì không ? Lúc ấy, Bồ-tát Văn-thù trả lời rằng: “Thưa Tôn giả, tôi nhớ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh Quang Như Lai đã từng phóng hào quang hiện các tướng lạ như vậy, rồi sau đó Ngài thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Tôi chắc rằng ngày hôm nay, đức Phật Thích-ca phóng hào quang hiện rõ cảnh giới như thế cũng là điềm báo trước rằng ; Ngài sẽ thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa chăng?” Khi Bồ-tát Văn-thù giải đáp được thắc mắc của hội chúng, cho nên hội chúng mới biết rằng: Chính đức Phật sắp sửa thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Ngài thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa là nói đến cảnh giớiĐại thừa thậm thâm vi diệucảnh giới cần phải có trí tuệ rộng lớn, đó là phát cái tâm Bồ-đề dõng mãnh, một cái chí nguyện cao siêu thì mới có thể thân cận, mới có thể nghe được và thể nhập được. Đức Phậtphóng hào quang là cốt để cho chúng sanh sửa soạn tâm tư nguyện vọng của mình mà nghe lời dạy của đức Phật. Đó là Phẩm mở đầu bằng sự hiện hữu của đại trí Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát.

Sau khi đức Phật nói 27 phẩm Kinh, tiếp đến phẩm thứ 28; Ngài nói đến phẩm Phổ Hiền khuyến phát. Nói “Phổ Hiền khuyến phát” là nói đến cái hạnh của đại Bồ-tát cần đến, mà tiêu biểu là đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát. Trong kinh Pháp Hoa, Văn-thù đại sĩ là tiêu biểu cho đại trí, thì Phổ Hiền đại sĩ là tiêu biểucho đại hạnhĐại trí ví dụ như con mắt, đại hạnh ví dụ như hai chân, Đại trí ví dụ cho sự hiểu biếtđại hạnh ví dụ cho sự thật hành. Có con mắt nhìn thấy mà không có chân bước đi thì cũng chỉ ngồi một chỗ. Có trí hiểu biết mà không có thực hành thì cái trí đó cũng chỉ là một cái trí suông không đạt kết quả. Cho nên, Văn-thù đại sĩ luôn luôn tiêu biểu cho trí tuệ, cho sự hiểu biếtPhổ Hiền Bồ-tát tiêu biểu cho hai chân đi, cho sự hành động sáng suốt. Có hành động sáng suốt thì mới thành tựu quả vị Vô thượng bồ-đề. Cho nên trong kinh Pháp Hoa, mở đầu với Bồ-tát Văn-thù và kết thúc với Bồ-tát Phổ Hiền là có ý nghĩa lớn lao và sâu xa như vậy.

Ở Việt Nam chúng ta, nếu các Phật tử đi đến chùa nhất là các chùa miền Bắc hiện giờ, thì thấy các chùa thờ Phật rất nhiều. Phía trên có ba dòng Phật. Dòng trên hết có ba vị gọi là tam thế Phật, tức là đức Phật ba đời: (Đức Phật Di-đà, đức Phật Thích-ca và đức Di-lặc). Đức Di-đà chỉ Phật quá khứ, đức Thích-ca là Phật hiện tại và đức Di-lặc là Phật vị lai. Chúng ta thường gọi là thờ Tam Thế Phật. Dòng thứ hai cũng thấy có thờ ba vị: Chính giữa là đức Phật Di-đà, bên hữu là Quán Thế Âm, bên tả là đức Đại Thế Chí. Đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí là hai vị Bồ-tát thượng thủ, trợ thủ cho việc tiếp dẫnchúng sanh với đức Phật Di-đà. Cho nên đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí luôn luôn ở bên tả và bên hữu của đức Phật A-di-đà. Dòng thứ hai nầy gọi là thờ Tịnh độ tam ThánhTịnh độ tam Thánh tức là đức Phật Di-đà ở giữa, đức Quán Thế Âm bên tả, đức Đại Thế Chí bên hữu gọi là ba vị Thánh ở cõi Tịnh độ, ba vị Thánh tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tịnh độ. Xuống dòng thứ ba cũng có ba vị: Chính giữa là đức Phật Thích-ca, bên hữu là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và bên tả là Bồ-tát Phổ Hiền. Đó là hai vị đại Bồ-tát làm trợ thủ cho đức Phật Thích-ca giáo hóa chúng sanh, cho nên, hai vị đó luôn luôn ở bên cạnh Ngài – tức là ở bên tay phải và ở bên tay trái của đức Phật Thích-ca. Ba vị nầy gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Bởi vì trong kinh Hoa Nghiêm lấy đức Phật Thích-ca, Bồ-tát Văn-thù, Bồ-tát Phổ Hiền là ba vị tiêu biểu nhất ở trong Pháp hội Hoa Nghiêm của đức Phật, cho nên gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Có trường hợp khác người ta không thờ Bồ-tát Văn-thù, Bồ-tát Phổ Hiền mà thờ Tôn giả A-nan và Tôn giảCa-diếp. Tôn giả A-nan và Tôn giả Ca-diếp cũng là hai vị thượng thủ trong hàng Thanh văn, trợ hóa hai bên giúp đỡ đức Phật Thích-ca trong việc giáo hóa của Ngài. Nói như vậy để cho những ai có đi ra miền Bắc thăm các di tích thấy trong chùa mà thờ như vậy thì cũng biết được trên hết là thờ Tam Thế Phật, thứ hai là thờ Tịnh độ Tam Thánh hoặc là nhiều khi để Hoa Nghiêm Tam Thánh, tầng thứ ba là thờ đức Thích-ca, Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền vậy.

Thấy rõ, biết rõ rằng các vị Bồ-tát nầy luôn luôn có cái công hạnh lớn lao là giúp đỡ cho công việc giáo hóa của Phật được thành tựu, cho nên khi thờ Phật chúng ta cũng thờ luôn các vị Bồ-tát đó, huống gì các Ngài đã phát đại nguyện Bồ-đề cứu độ tất cả chúng sanh. Với hạnh nguyện lớn lao của các Ngài như thế, cho nên chúng ta thờ các Ngài, một mặt nhớ ơn cao siêu của các Ngài đồng thời học lấy cái hạnh Bồ-tát của các Ngài để tu hành. Trong phẩm Phổ Hiền khuyến phát cuối cùngchúng ta thường hay đọc, nhớ rõ trong đó Bồ-tát Phổ Hiền hỏi đức Phật Thích-ca, làm thế nào để chúng sanh trong thời mạt pháp có được kinh Pháp Hoa, gần gũi được kinh Pháp Hoa, tụng được kinh Pháp Hoathâm nhậpđược kinh Pháp Hoa ? Đức Phật Thích-ca trả lời phải hội đủ bốn điều. Bốn điều đó là gì ? Điều thứ nhất: Được chư Phật hộ niệm. Điều thứ hai: Gieo trồng căn lành. Điều thứ ba: Vào trong chánh định. Điều thứ tư: Phát đại bi tâmChúng sinh có được bốn điều đó, hội đủ bốn điều đó là có kinh Pháp Hoa, gần gũi, trì tụng, thâm nhậpthực hành kinh Pháp Hoa. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu thêm bốn điều trên:

Điều thứ nhất: Chư Phật hộ niệm: Điều này đối với tất cả chúng ta là hết sức cần thiếtĐức Phật với tâm từ bi rộng lớn, thương yêu tất cả chúng sinh, luôn luôn hộ niệm cho tất cả chúng sinh, mong mõi tất cả chúng sinh được thành tựu: Ly khổ đắc lạc, thoát mê đắc ngộ, luôn luôn hộ niệm cho tất cả chúng sinh, nhưng nếu chúng sinh quay lưng lại thì tất nhiên, sự hộ niệm đó không thành được. Ví như chúng ta tìm một người mà người đó cố tình tránh chúng ta mãi, thì dầu chúng ta có tìm mấy đi nữa cũng không thể gặp được. Cho nên khi được đức Phật hộ niệm, tức là khi chúng ta có phát tâm hướng về đức Phật, cũng ví như một người tìm về với chúng ta thì chúng ta tìm họ mới bắt gặp, nếu khôngchúng ta cứ tìm mãi mà họ cứ tránh mãi thì dầu có tìm bao nhiêu đi nữa cũng không thể gặp được. Cho nên muốn được đức Phật hộ niệm thì điều cần thiết là phải hướng tâm về với Phật, mà lẽ tất nhiên khi chúng ta hướng tâm đến Phật thì sẽ có một sự cảm ứng lớn lao “đạo giao” tức nhiên đức Phật hộ niệmcho chúng ta. Ngài hộ niệm cho chúng ta bằng tâm từ bi, bằng trí tuệ, bằng lời giáo hóa và bằng sự cảm ứng bất tư nghì. Nhờ sự hộ niệm của chư Phật, chúng ta mới được yên ổn để nghe pháptụng kinh, hành thiền và nghiên cứu. Sự hộ niệm đó rất thiêng liêng, rất nhiệm mầu không thể cắt nghĩa hết được. Ai có được cảm ứng thì được nhìn thấy. Phật hộ niệm chúng sinh bằng nhiều cách. Khi thì hiện chochúng ta thấy, khi thì hộ niệm cho chúng ta bằng cách khác mà chúng ta không thấy được. Nhưng chúng ta luôn luôn sống được an lành là nhờ sự hộ niệm của chư Phật.

Điều thứ hai: Gieo trồng căn lành: Nếu chư Phật hộ niệm mà chúng ta không gieo trồng căn lành thì cũng không gần được kinh Pháp Hoa, đọc được kinh Pháp Hoa. Cho nên gieo trồng căn lành lại là một điều cần thiết thứ hai. Gieo trồng căn lành nghĩa là: Đối với đức Phậtchúng ta phát một tâm kính lễ, tán thán công đức của Ngài, cúng dường Tam Bảo, trì tụng kinh chú, thực hành lời dạy của đức Phật áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày của mình qua ngôn ngữ, qua hành động, qua ý nghĩ của mình, đó là gieo trồng căn lành. Bởi vì tâm của chúng ta như một đám ruộng để cho các hạt giống gieo xuống, nếu chúng ta không biết gieo vào đó những hạt giống lành, giống phước mà ngược lại gieo trồng giống ác, giống bất thiện thì tự nhiên cái đám ruộng của chúng ta không mọc lên những cây lúa tốt mà lại mọc lên những cây cỏ dại, những cây độc dược, những cây xấu xa, không thể mọc lên cây tươi đẹp được. Ngược lại, nếu chúng ta gieo trồng vào đám ruộng tâm của mình những hạt giống tốt, chẳng hạn, hạt giống cúng dườnglễ kínhtán dương Tam Bảothọ trì kinh chú, bố thítrì giới, thì chính cái hạt giốngđó được gieo vào trong tâm điền của chúng ta, nó sẽ mọc lên cây Bồ-đề, cây phước đứcquả báo lớn lao tốt đẹp. Cho nên gieo trồng công đức là điều thứ hai để cho chúng ta có được kinh Pháp Hoa. Tuy sự gieo trồng này có nhiều cách hoặc bằng cách tu phước hoặc bằng cách tu huệ. Có người có căn cơtu huệ mà nhẹ phần tu phước, nghĩa là ưa học kinh, ưa nghe giảng, ưa đọc giáo lý, ưa tìm hiểu mà ít làm phước. Những vị này tìm hiểu thì được, học giáo lý thì được, nhưng nói tới sự giữ giới hay bố thí thì hơi khó khăn, ngược lại, có những người có căn cơ ưa tu phước nhiều hơn tu huệ. Họ ưa cúng chùa, ưa xây tháp, ưa tụng kinh, ưa lễ bái, ưa đọc kinh, ưa bố thí … nhưng nói đến chuyện đi nghe giảng hay nói đến chuyện học hỏitìm hiểu giáo lý của đức Phật thì có vẻ hơi khó khăn. Đức Phật dạy nếu chỉ riêng tu phước không thì cũng không thể thành Phật được. Nếu ai chỉ riêng tu phước thì họ chỉ đạt đượccảnh giới tốt đẹp trong hàng nhơn thiên, không thể đạt tới cái đạo lý giải thoát tối hậu. Nếu riêng tu huệthì chỉ đưa đến cái trí tuệ giải thoát, không thể có được cái phước báo trong hàng nhơn thiên, phước báo an lạc. Cho nên, có thể có những người hết sức thông minh mà có thân hình rất xấu xí, vì sao vậy ? Vì họ chỉ tu huệ chứ không tu phước. Có người rất giàu mà lại kém thông minh là vì sao ? Vì họ chỉ tu phước mà thiếu tu huệ. Cho nên muốn được cái phước đức và trí tuệ song song cần phải tu cả hai mặt. Muốn được một thân hình tốt đẹp và có trí tuệ thì phải tu cả phước lẫn huệ.

Ngày xưa có bốn người, mà cả bốn người ngày chỉ ưa tu phước chứ không ưa tu huệ. Họ nghe rằng, người nào làm phước thì được sanh lên cõi trời hưởng phúc báo sống lâu vô tận: Muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, sung sướng đủ mặt, có vàng có bạc, có nhà cao cửa tốt, đầy đủ tiện nghi. Nghe như vậy, họ sung sướng vô cùng, Cho nên, cả bốn người bàn bạc cùng nhau, muốn đến cúng dường đức Phậtđể cầu được phước, hưởng giàu sang chứ không muốn nghe đức Phật thuyết pháp. Họ ước nguyện với nhau, hễ cúng rồi thì đi ngay chứ đừng ngồi nghe đức Phật thuyết pháp. Người thứ nhất tới cúng dườngđức Phật, khi cúng dường đức Phật xong, Ngài định nói pháp cho họ nghe. Ngài mới mở miệng nói được một câu “Chư hạnh vô thường” thì anh ta bịt tai mà nói: “Xin Ngài cho tôi đi”. Qua đến anh thứ hai vào cúng dường xong định bụng, nhắm mắt bịt tai mà đi, chứ không chịu nghe, nhưng rồi Phật cũng cứ nói tiếp: “Thị sanh diệt pháp”, nghe xong anh ta bịt tai mà nói: “Xin Ngài cho tôi đi”. Rồi đến anh thứ ba cũng vào cúng dườngđịnh bụng chỉ cúng dường để được phước chứ anh không muốn giải thoátđức Phật vừa mới nói câu thứ ba “Sanh diệt diệc dĩ”, anh cũng nghe rồi bịt tai vùng chạy. Rồi anh thứ tư cũng vào cúng dườngđịnh bụng cúng dường rồi thì đi chứ không ưa nghe pháp. Nhưng Phật nói tiếp “Tịch diệt vi lạc” cho anh nghe. Bốn câu đó có nghĩa là: Các pháp vô thường, khôngcó cái gì là không vôthường, thân quí cái thân của chúng ta, trau tria thế nào đi nữa rồi cũng vô thường, chứ chúng ta không giữ yên được. Vấn đề là làm sao đừng ôm lấy cái ngu đối đãi với cái vô thường sanh diệt của các pháp, làm sao để tiêu diệt, để phá bỏ cái ý niệm sanh diệt để chỉ còn lại sự tịch tĩnh viên mãn ; đấy là niềm an lạc tuyệt đối vậy. Người nào ngộ được lẽ vô thường đó mà sống với một tinh thần giải thoátkhông chấpnê, không đắm trước, thì người đó sẽ được an vui. Ý nghĩa của 4 câu kệ đó là như vậy. Mỗi anh nghe một câu, nó không có ý nghĩa gì hết, nhưng sau khi cúng Phật về rồi, bốn anh ngồi xúm lại với nhau để bàn bạc, hỏi nhau khi tới cúng Phật: “Ông Phật có làm cái gì, nói cái gì, khi Ông nhận cúng dườngkhông ?”

Anh thứ nhất trả lời: “Có, tôi vào cúng rồi, Ông nói: “Chư hành vô thường”, khi nghe, tôi bịt tai tôi chạy. Anh thứ hai nói: “Tôi cúng dường xong, Ông nói: “Thị sanh diệt pháp”. Nghe xong, tôi bịt tai tôi chạy. Anh thứ ba nói: “Tôi cúng xong, Ông nói rằng: “Sanh diệt diệc dĩ”. Ông nói xong, tôi cũng bịt tai tôi chạy. Rồi anh thứ tư nói: Ôi chao! tôi cúng xong ông cũng nói: “Tịch diệt vi lạc”. Tôi cũng bịt tai tôi chạy. Bốn người ngồi ráp lại 4 câu đó thấy hay quá. Đó là:

“Chư hành vô thường,

Thị sanh diệt pháp,

Sanh diệt diệc dĩ,

Tịch diệt vi lạc”.

Tam dịch:

“Các hành vô thường

Là pháp sanh diệt

Sanh diệt diệt rồi

Tịch diệt an vui”.

Trước kia nghe từng câu thì nó không có y nghĩa gì cả, bây giờ đây nghe suốt cả 4 câu thấy chúng có ý nghĩa là một bài thuyết pháp tuyệt diệu. Ngài dạy hết cả chân lý của cuộc đời, hay quá cho nên các anh mới thâm nhập được, mới đến xin đức Phật: “Bạch Phật, hôm nay chúng con hiểu rồi, tu phước phải tu huệ mới giải thoáttu phước không mà không tu huệ thì không được giải thoát, cho nên chúng con xin theo Ngài để tu”.

Nói như vậy để cho chúng ta biết rằng: Trong khi chúng ta tụng kinhchúng ta thấy có hai ý nghĩa: Vừa được cả phước lẫn cả huệ. Vậy, tu phước là gì ? Tu phước là đến trước đức Phật tụng kinhtán dươngca ngợilễ bái đức Phật… Tu huệ là nghe lời của Phật dạy, thâm nhập đạo lý của đức Phật dạy, làm cho trí tuệ của mình được tăng trưởng, những điều vô minhđen tối của mình được phai mờ đi, đó là huệ. Nên việc tụng kinh là việc gieo trồng thiện căn rất lớn lao.

Điều thứ ba: Vào trong chánh địnhThiền định là một môn thực hành tu tập trong 3 môn học của Phật là Giới-Định-Tuệ. Định là một pháp môn tu tập hết sức quan trọng. Ví như ngọn đèn muốn sáng, ngọn đènđó phải đứng yên, nếu như ngọn đèn chao qua chao lại thì ngọn đèn sẽ không sáng được. Tâm của chúng ta muốn được sáng, tâm của chúng ta cũng phải đứng yên, nếu tâm của chúng ta chao qua chao lại thì sẽ không sáng được. Cho nên có nhập vào Thiền định thì tâm mới đứng yên ; tâm có đứng yênnhư ngọn đèn thì tâm mới sáng. Cho nên khi tụng kinh, nếu chúng ta không có định tâm, không một chút định tâm vào trong kinh thì lúc bấy giờ câu kinh đó không lọt vào đầu mình, không lọt vào tai mình, khi đó tâm mình như ngọn đèn chao, ngọn đèn chao như thế đó thì câu kinh cũng chỉ lờ mờ đến với mình mà thôi, nó không sáng sủa gì hết, như ngọn đèn chao qua chao lại, nó không sáng rõ một vật gì hết. Cho nên cần phải có điều kiện thứ ba vào trong chánh định là như vậy. Định tâm trong khi tụng kinhđịnh tâm trong khi ngồi trước Phật, định tâm trong khi đến chùa. Thay vì nói chuyện lao xao, thay vì nghĩ lung tung, nghĩ bậy bạ, thì định tâm trong khi tụng kinh đó gọi là vào trong Thiền định. Vào trong Thiền định trong khi tụng kinhThiền định trong khi về nhà, Thiền định trong khi đi đường ; nghĩa là luôn luôn tâm mình được định tỉnh chứ không bị sự chi phối bên ngoài làm cho tâm mình như ngọn đèn chao mà không đứng vững, không sáng được. Đó là vào trong Thiền định.

Điều thứ tư: Phát đại bi tâm: Là phát một tâm từ, một tâm thương tất cả mọi người, tất cả chúng sanh. Vẫn biết giữa đời này chúng ta cũng có điều tốt, có điều xấu, nhưng thường tâm bịnh của chúng sanhưa thấy cái xấu của người khác hơn là thấy cái tốt của người khác, mà khi thấy cái xấu của người khác thì dễ sinh phiền não. Khi đã thấy cái xấu của người khác tức cái tâm của mình cũng không được tốt cho lắm. Tại sao người ta có cái tốt mà mình không ưa thấy, mà chỉ ưa thấy cái xấu, phải chăng cái tâm của mình không quảng đại, không từ bi, cho nên có tâm quảng đạitừ bi là một người có tâm lớn lao thương yêu tất cả, phát một cái tâm thấy cái tốt của người khác thay vì thấy cái xấu của người khác, đó là tâm đại bi.

Hội đủ được bốn điều đó tự nhiên chúng ta đến được với kinh Pháp Hoa, nghĩa là chúng ta gần gũi kinh Pháp Hoa, trì tụng, thâm nhập kinh Pháp Hoa để chứng ngộ được kinh Pháp Hoa. Nên Ngài Phổ HiềnBồ-tát nói rằng: “Như vậy tương lai, nếu người nào thọ trì kinh Pháp Hoa thì trong khi đứng, ngồi, nằm, khi đi, con đều hiện ra trước họ, khuyến khích họ, tán thán họ, hộ trì họ được giữ mãi tâm Bồ-đề, tâmthọ trì kinh điển không bị thối chuyển”. Ở phẩm cuối cùng, ngài Phổ Hiền Bồ-tát đến trước đức PhậtThích-ca sau khi đã nói kinh Pháp Hoa xong phát đại nguyện hộ trì cho những người thọ trì kinh Pháp Hoa, cho nên phẩm đó được để sau hết. Trước phẩm đó, thì đến phẩm Chúc Lụy, tức là phẩm kết thúcbộ kinh Pháp Hoa.

Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng mở đầu kinh Pháp Hoa là lấy ngài Văn-thù tiêu biểu cho trí tuệ, có trí tuệmới thâm nhập được kinh Pháp HoaKết thúc kinh Pháp Hoa là phẩm Phổ Hiền khuyến phát tức là nói về sự tu hành, có tu hành mới thành đạt được trí tuệ.

Cầu mong cho tất cả chúng ta luôn luôn thọ trì kinh Pháp Hoa, luôn hun đúc phước huệ trang nghiêm để viên thành Phật đạo.

BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH 

Trong kinh Diệu Pháp Liên HoaPhật bảo ngài Bồ-tát Đại Thế Chí rằng: “Các Ông nên biết, những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thọ trì kinh Pháp Hoa mà nếu ai dùng lời thô ác mắng nhiếc, sẽ bị trọng báo, trái lại người trì kinh này được công đức lớn, sáu căn thanh tịnh”.

Như xưa trong thời tượng pháp của đức Phật Oai Âm Vương, giữa hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo, có vị Bồ-tát là Thường Bất Khinh, Vị Bồ-tát ấy phàm thấy hàng xuất giatại gianam nữ… đều cung kính lễ bái khen ngợi rằng: “Tôi rất kính trọng các ngài, không dám khinh mạn, vì các ngài đều tu hành đạo Bồ-tát, sẽ đăng thành Phật”. Ngoài sự lễ bái tán thán ấy vị Tỳ-kheo kia không hề đọc tụng kinh điển gì, nhưng gặp ai cũng chỉ lễ báitán thán và nói: “Tôi không dám khinh các người vì các người sẽ được làm Phật”. Đến nỗi có người vì tâm chưa đặng thanh tịnhnổi giậnmắng nhiếc: Ông Vô trí Tỳ-kheo cớ sao đến đây tự nói tôi không dám khinh người và thọ ký cho ta sẽ thành Phật, đó chỉ là nói dối, ta không dùng làm chi ? Có khi còn bị người ta lấy roi gậy, ngói đá đánh đập, ông trốn chạy qua một nơi xa mà còn lớn tiếng nói lại: “Tôi không dám khinh các người, các người đều sẽ làm Phật”. Như vậy trải qua nhiều năm, dù bị khổ nhục cũng không sanh sân hận, nên các tăng thượng mạn Tỳ-kheo đều gọi vị Tỳ-kheo kia là Thường Bất Khinh. Vị Tỳ-kheo ấy khi mạng chung được nghe giữa hư không, Phật Oai Âm Vương nói kinh Pháp Hoa, đủ các công đứclục căn thanh tịnh, sau rộng nói kinh Pháp Hoa lại cho mọi người đều nghe như mình đã được nghe vậy.

“Tất cả đều có Phật tánh”. “Hết thảy đều làm Phật-đà”. Đó là lời dạy không tiền khoán hậu, chỉ có đạo Phật mới thừa nhận và thuyết minh cái giá trị vô thượng ấy của muôn loài. Đó là một đặc điểm làm cho đạo Phật vượt hẳn lên trên tất cả tôn giáo học thuyết thế gian. Cho nên người Phật tử chân chính là phải luôn luôn cố gắng phát huy Phật tánh cao quý cho mình và chúng sinh, không xem thường, không khinh rẻ một chúng sinh nào, dù là hạng người mà xã hội cho là thấp kém, huống chi đến sự giết hại một cách vô ý thức, vì tư kỶ, vì vô minh. Vậy nên, hết thảy hành động tự lợilợi tha của người Phật tửmà gọi rằng lợi, là phải hướng về mục đích “phát huy Phật tánh” ấy.

Phật tử gánh vác nhiệm vụ ấy và hành động với tất cả cố gắng vì tự nhận là bổn phận thì dầu bị khổ nhục, dầu bị tai hại gì, cũng bền chí lướt qua và coi đó là thành công chứ không phải hy sinh. Ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh là tượng trưng đầy đủ cho tinh thần Phật tử đó vậy.

PHÁP MÔN QUÁN ÂM (HAY NHĨ CĂN VIÊN THÔNG)

(Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, bổ sung phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa)

I. KINH NGHĨA

Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậyđảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn, con nhớ vô số kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm, con từ nơi đức Phật ấy mà phát tâmBồ-đề, Ngài dạy con từ nghe, suy nghĩ và tu tập mà vào Tam-ma-địa. Con vâng lời Phật dạy, ban đầu từ trong cái nghe để tâmquán nhập, vào dòng tánh nghe viên thông, xả bỏ ngoại trần. Trần sở nhập (đối với căn là năng nhập) đã vắng lặng thì hai tướng động tịnh rõ thật không phát sanh. Như vậy lần lượt tăng tiến, nên tướng năng văn sở văn đều hết; năng văn sở văn hết mà không trú lại nơi đó nên năng giác sở giác cũng không ; không giác cùng tột viên mãn nên năng không sở không toàn diệt. Tướng sanh diệt đã diệt thì bản tánh tịch diệt hiện bày, bỗng nhiên vượt khỏi thế gian và xuất thế giansáng suốt cùng khắp mười phương, được hai thứ thù thắng: Một là trên hợp với bổndiệu giác tâm của mười phương chư Phật, cùng chư Phật đồng một Từ lựccứu độ chúng sanh ; hai là dưới hợp với tất cả chúng sanh trong lục đạo mười phương, cùng chúng sanh đồng một lòng bi ngưỡng (bi ngưỡng vô thượng Bồ-đề).

Bạch đức Thế Tôn ! do con cúng dường đức Quán Thế Âm Như Lai, nhờ Ngài trao dạy cho con pháp tu như huyễn văn huân văn tu Kim-cang-tam-muội, mà được cùng chư Phật đồng một từ lực, nên làm cho thân con được thành tựu 32 tướng ứng thân, hiện vào các quốc độ. Bạch Thế Tôn:

1. Nếu có các Bồ-tát vào Tam-ma-địa, tinh tấn tu hành đạo nghiệp vô lậu, mà tánh thắng giải được hiện tiền viên mãn, thì con hiện ra thân Phật đà vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

2. Nếu có các hàng Hữu học tu phép tịch tịnh diệu minh mà tâm thắng giải được hiện tiền viên mãn, thì con ở trước người đó hiện thân Độc giác vì họ nói pháp, khiến được giải thoát.

3. Nếu có các hàng Hữu học đoạn trừ Mười hai nhân duyên, do Mười hai nhân duyên đoạn trừ mà thắng tánh thắng diệu hiện bày viên mãn, thì con ở trước người đó hiện thân Duyên giác vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

4. Nếu có các hàng Hữu học chứng được tánh Không của Tứ đếtu Đạo đế và vào Diệt đế mà thắng tánh hiện bày viên mãn, thì con ở trước người kia hiện thân Thanh văn vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

5. Nếu có các chúng sanh muốn tâm đặng tỏ ngộ, không phạm vào cảnh trần ngũ dục và muốn thân thanh tịnh, thì ở trước người kia con hiện thân Phạm vương vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

6. Nếu có các chúng sanh muốn làm vị Thiên chủ thống lãnh chư thiên, thì ở trước người kia con hiện thân Đế Thích vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

7. Nếu có các chúng sanh muốn thân được tự tại dạo đi khắp mười phương, thì ở trước người kia con hiện thân trời Tự tại vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

8. Nếu có các chúng sanh muốn thân được tự tại bay đi giữa hư không, thì ở trước người kia con hiện thân trời Đại Tự tại vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

9. Nếu có các chúng sanh muốn thống lãnh các quỸ thần, cứu hộ cõi nước, thì ở trước người kia con hiện thân Thiên đại tướng quân vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

10. Nếu có các chúng sanh ưa thống lãnh thế giớibảo hộ chúng sanh, thì ở trước người kia con hiện thân Tứ Thiên vương vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

11. Nếu có các chúng sanh ưa sinh về thiên cung để sai sử quỷ thần, thì ở trước người kia con hiện thân thái tử con của Tứ Thiên vương vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

12. Nếu có các chúng sanh muốn làm Vua cõi người, thì con ở trước người kia hiện thân Vua mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

13. Nếu có các chúng sanh muốn làm chủ giòng họ danh tiếngthế gian kính nhường, thì ở trước người kia con hiện thân trưởng giả mà vi họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

14. Nếu có các chúng sanh muốn đàm luận những lời hay, giữ mình trong sạch, thì ở trước người kia, con hiện thân cư sĩ mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

15. Nếu có các chúng sanh muốn cai trị cõi nước, chia đoán các bang ấp, thì ở trước người kia, con hiện Thân Tể quan mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

16. Nếu có các chúng sanh thích toán số, chú thuật, sống tự nhiếp hộ thân tâm, thì ở trước người kia con hiện thân Bà-la-môn mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

17. Nếu có người con trai muốn học pháp xuất giagiữ gìn giới luật, thì ở trước người kia, con hiện thânTỳ-kheo mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

18. Nếu có người con gái muốn học pháp xuất giagiữ gìn cấm giới, thì ở trước người kia, con hiện thânTỳ-kheo-ni mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

19. Nếu có người con trai muốn thọ trì ngũ giới, thì ở trước người kia con hiện thân Ưu-bà-tắc mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

20. Nếu có người con gái muốn thọ trì ngũ giới, thì ở trước người kia, con hiện thân Ưu-bà-di mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

21. Nếu có người con gái lập thân trong nội chánh để tu tề gia quốc, thì ở trước người kia, con hiện thânnữ chúa, quốc phu nhân, mệnh phu, đại cô, mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

22. Nếu có chúng sanh không bị hoại năm căn, thì ở trước người kia, con hiện thân đồng nam mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

23. Nếu có người xử nữ ( người nữ sống độc thân) không cầu sự xâm bạo, thì ở trước người kia, con hiện thân đồng nữ mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

24. Nếu có chư Thiên, muốn thoát khỏi loài Trời, thì con hiện thân Trời mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

25. Nếu có các loài Rồng muốn ra khỏi loài Rồng, thì con hiện ra thân Rồng mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

26. Nếu có loài Dược-xoa, muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Dược-xoa mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

27. Nếu có loài Càn-thát-bà, muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Càn-thát-bà mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

28. Nếu có loài A-tu-la muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân A-tu-la mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

29. Nếu có loài Khẩn-na-la muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Khẩn-na-la mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

30. Nếu có loài Ma-hê-la-già muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Ma-hê-la-già mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

31. Nếu có các chúng sanh thích làm Người mà tu nghiệp nhơn làm Người, thì ở trước họ, con hiện thân Người mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

32. Nếu có các hàng phi nhân hoặc loại có hình, loại không binh hình, loại có tưởng, loại không tưởng… mà muốn thoát khỏi loải mình, thì ở trước họ, con hiện các loài đó mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

Ấy là Ba mươi hai ứng thân thanh tịnh nhiệm mầu, hiện vào các quốc độ, đều do sức diệu lực vô táccủa pháp Tam-muội văn huân văn tu mà được thành tựu tự tại.

Bạch đức Thế Tôn ! con lại do sức diệu lực vô tác của pháp văn huân văn tu Kim-cang-tam-muội ấy, mà được cùng với tất cả chúng sanh trong mười phương ba đời, sáu đạo đồng một bi ngưỡng, nên khiến các chúng sanh ở nơi thân tâm con được 14 món công đức vô úy.

14 MÓN CÔNG ĐỨC VÔ ÚY 

Một là, do con không quán theo âm thanh mà chỉ quán cái tâm năng quán, nên khiến cho chúng sanhkhổ não trong mười phương kia liền đặng giải thoát, khi con quán đến âm thanh của họ.

Hai là, do xoay tri kiến hư vọng về nơi chân tánh, mà khiến cho các chúng sanh dù vào lửa lớn không bị đốt cháy.

Ba là, do quán cái nghe xoay về nơi chơn tánh, nên khiến cho các chúng sanh dù nước lớn trôi mà không chết đuối.

Bốn là, do diệt hết vọng tưởngtâm không sát hại, nên khiến cho các chúng sanh vào các nước quỉ, không bị quỉ hại.

Năm là, do huân tu văn căn, thành tựu văn tánh, cả sáu căn đều tiêu dung về bản tánh, đồng như cái nghe, cái tiếng, nên có thể khiến cho các chúng sanh sắp bị hại, dao kiếm gãy từng đoạn, khiến các binh khí chạm vào thân như cắt dòng nước, như thổi ánh sáng, bản tánh không hề lay động.

Sáu là, do huân tập tánh nghe đặng tinh minh sáng suốt soi cả pháp giới, thì các chỗ tối tăm không thể giữ toàn tính được, nên có thể khiến cho chúng sanh dầu ở gần bên quỉ Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-già, Phú-đôn-na v.v… mà chúng không thể trông thấy.

Bảy là, do tánh âm thanh đã viên thoát, sự thấy nghe đã xoay trở lại vào tự tánh, rời các cảnh trần hư vọng nên có thể khiến cho chúng sanh những thứ cùm, dây, gông, xiềng không thể dính vào mình được, không bị gông xiềng trói buộc.

Tám là, do diệt âm trần, viên văn căn phát sanh năng lực từ tế cùng khắp, nên có thể khiến cho chúng sanh đi qua đường hiểm, giặc không thể cướp được.

Chín là, du huân tu tánh nghe, xa lìa trần cảnh, không bị sắc trần lôi kéo nên có thể khiến cho những chúng sanh đã xa rời tâm tham dục.

Mười là, do thuần một thật tướng của âm thanh, không còn tiền trần, căn và cảnh đều viên dung, không có năng sở đối đãi, nên có thể khiến cho tất cả chúng sanh nóng giận, rời bỏ tâm giận hờn.

Mười một là, do tiêu dung trần tướng xoay về tánh bản minh, thì pháp giới cùng thân tâm sáng suốt vô ngại như ngọc lưu ly, nên có thể khiến cho những kẻ bất tín (A-diên-ca) ngu ngốcu mêxa lìa ngu ám.

Mười hai là, do viên dung các căn hình, trở về tánh nghe, vẫn an trú nơi đạo tràng bất động mà khắp vào các thế gian, tuy không hủy hoại thế giới, mà thường hiện làm Pháp vương tử bên mỗi đức Phật, để cúng dường 10 phương Như Lai nhiều như số vi trần. Vậy nên có thể khiến cho cả pháp giới những chúng sanh không con, muốn cầu con trai thì đặng sanh con trai phước đức trí huệ.

Mười ba là, do sáu căn viên mãn thông suốt, sáng tối không hai, trùm hiện mười phương thế giới trong đại viên cảnh Không Như lai tạng, vâng lãnh pháp môn thâm diệu bí mật của mười phương Như Lai, số như vi trần không hề thiếu sót, nên có thể khiến trong pháp giới những chúng sanh muốn cầu con gái, được sanh con gái, tướng tốt đoan chánh ; phước đức dịu dàngmọi người đều yêu kính.

Mười bốn là, các vị Pháp vương tử (Bồ-tát) ước số 62 hằng sa, hiện ở thế giới, trong Tam thiên Đại thiên thế giới gồm có trăm ức mặt trờimặt trăng nay đều là những vị tu hành Chánh pháp, chỉ bày mô phạm giáo hóa chúng sanhtuỳ thuận chúng sanh mỗi vị có những phương tiện trí huệ không đồng. Do con tu tập nhĩ môn viên thông, phát minh diệu tánh, thân tâm vi diệu bao trùm khắp pháp giới, nên có thể khiến cho chúng sanh trì niệm danh hiệu của con cùng chúng sanh trì niệm danh hiệu của 62 hằng hà sa số vị Pháp vương tử đó, phước đức của hai bên bằng nhau không khác.

Bạch Thế Tôn, một danh hiệu của con mà cùng với nhiều danh hiệu kia không khác, ấy là bởi con tu tậpchứng đặng Chơn viên thông vậy.

Ấy gọi là 14 sức thí vô úy, đem phước lực thí cho khắp cả chúng sanh.

Bạch Thế Tôn, lại do con tu nhĩ căn viên thôngchứng đạo vô thượng, nên thành đặng bốn món diệu đức không thể nghĩ nghì, chẳng dụng ý mà tự nhiên thành tựu.

BỐN MÓN DIỆU ĐỨC 

Một là, do con đầu tiên chứng được văn tánh vi diệu, tánh ấy rất tinh minh, thoát ngoài năng văn sở văn, không bị sự thấy, nghe, hiểu biết phân cách mà dùng thành một tánh bản giác thanh tịnh viên mãn, nên con có thể hiện ra rất nhiều hình dung tốt đẹp, nói ra không lường thần chú bí mật: Hoặc hiện một đầu, ba đầu cho đến 84.000 tay kiết ấn ; hoặc hiện hai mắt, ba mắt cho đến 84.000 con mắt trong sáng. Những hình dung ấy hoặc từ có, oai có, định có, huệ có để cứu độ chúng sanh không chút gì ngăn ngại.

Hai là, do con tu tập văn, tư, tu, tam muộithoát khỏi sáu trần không còn trở ngại, ví như tiếng thâu qua vách, cho nên con hay hiện mỗi mỗi hình dung, tụng mỗi mỗi bài chú, mà hình dung và bài chú ấy đều đem bố thí sức vô úy cho chúng sanh, nhân đó mười phương quốc độ đều gọi con là Bố thí Vô úy.

Ba là, do con tu tập nhĩ căn được thanh tịnh viên thông, nên hễ qua thế giới nào thì đều khiến chúng sanh ở đó xả thân mạng, tài bảo đó để cầu con thương xót.

Bốn là, do con chứng được Phật tâm rốt ráo, nên có thể đem các món trân bảo cúng dường mười phương Như Lai và chúng sanh trong pháp giới lục đạo, cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu tam muội được tam muội, cầu sống lâu được sống lâu, cho đến cầu Đại Niết-bàn được Đại Niết-bàn.

Nay Phật hỏi viên thông thì con do tu tập Nhĩ môn, được tam muội viên chiếutâm duyên các pháp một cách tự tại, nhân nhập tánh lưu, chứng Tam-ma-địa thành tựu Bồ-đề ấy là thứ nhất.

Bạch Thế Tônđức Phật kia tán thán con khéo đặng pháp môn viên thông, nên trong đại hội của Ngài con đặng thọ ký tên là Quán Thế Âm. Do con quán nghe cả mười phương đều viên minh, cho nên có danh hiệu Quán Âm khắp các thế giới.

II. ĐẠI Ý NHĨ CĂN VIÊN THÔNG 

Viên thông nghĩa là viên mãn dung thôngBản tánh của muôn sự muôn vật vốn là viên mãn dung thôngchơn như bình đẳng. Bất cứ từ một vật nào mà chứng được bản tánh đó cũng đều gọi là chứng viên thông.

Bồ-tát Quán Thế Âm, một danh hiệu ấy đã phổ biến khắp cả mười phương, muôn loài, chẳng mấy ai mà chẳng nghe chẳng biết ; như thế cũng đủ tỏ tâm đại từ bi, đức cứu độ của Bồ-tát lớn lao biết chừng nào!

Nhưng sao lại gọi bằng danh hiệu Quán Thế Âm ? Ở nơi chúng sanh thì biết đặng tiếng tăm là do nghe, biết đặng màu sắc là do thấy v.v… đã thành một định lệ không thể chuyển đổi qua cách khác lạ nghe sắc hay thấy tiếng được. Trái lại, Bồ-tát tu hành cũng đồng trong sự nghe tiếng đó mà không chiều theo thanh trần giả dốivọng tưởng đảo điên, không để tâm bị hôn mê theo căn và cảnh, mà chỉ chú tâm suy tầm tánh nghe chơn thật, không sanh diệtviên chiếu mười phương, lúc ngủ chũng như lúc thức, khi động cũng như khi tĩnh, chẳng có lúc nào gián đoạn tính nghe, cho nên không một tiếng gì mà không tỏ rõ. Tiếng của muôn loài từ ngàn phương đưa đến đều hiện bày trong tâm trí viên minh của Bồ-tát và hợp với trí ấy còn có nguyện lực đại bi, cho nên trong mười phương hễ có chúng sanh nào nhứt tâmniệm danh hiệu Bồ-tát thời Bồ-tát liền quán biết, quán biết thì liền giải thoát, lẽ cảm ứng tự nhiên không thể nghĩ nghì.

Nếu xét kỹ chỗ nhân địa tu hành của các vị Bồ-tát, thì đều phải phát tâm Bồ-đề, tu theo Phật giáo trải qua sự nghe học Phật pháp, rồi sự suy nghĩtu tập, vậy sau mới đầu đủ căn bản tríhậu đắc trí mà chứng thành quả vị diệu giác, Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát cũng thế. Nhưng có khác chăng là chỉ khác nơi pháp môn phương tiện mà thôi. Hai mươi bốn vị Thánh trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, mỗi vị do mỗi pháp môn mà tu chứng viên thông. Ở đây Ngài Quán Thế Âm do tu nhĩ căn mà chứng ngộ. Trong sự tu hànhnày, trước hết ly trần, rồi thoát căn, rồi tận giác, rồi diệt không mà sau chơn tánh tịch diệt của Như Lai tạng mới đặng hoàn toàn hiện rõ.

Tóm lại, từ mới khởi công phu tu tập đến đây, trước do thô sau mới đến tế, nhưng cũng đều ở trong tướng sanh diệt cả. Như tướng động tịnh của cảnh trần diệt thì căn năng văn sanh, văn căn diệt thì giác huệ sanh, giác huệ diệt thì không tướng sanh, mà Như Lai tạng tánh hay Niết-bàn diệu tâm thì không phải là tướng sanh diệt ấy, cho nên khi năng không, sở không, ngã khôngpháp không rồi mà tướng hai không ấy cũng không nữa mới hiển hiện tánh chơn tịch diệt của Như Lai tạng một cách đầy đủ.

Thật ra, tánh chơn tịch diệt là đồng thể của chúng sanh và Phật, chư Phật thì thường an trú trong tánh ấy, Bồ-tát thì chứng nhập tánh ấy mà chúng sanh thì mê lầm tánh ấy. Nhưng vì là đồng thể cho nên đến khi Bồ-tát chứng được thì liền phát sanh diệu dụng thù thắng và nói rộng ra là được 32 ứng thân, 14 món vô úy, 4 món diệu dụng bất tư nghì, mà nói tóm lại thì có 2 món thù thắng: Một là được Từ lựcđồng với chư Phật, và hai là Tâm Bi ngưỡng đồng với chúng sanh. Vì chứng bốn giác tâm cùng Phật đồng thể nên hay đồng một từ lực, vì chứng bốn giác tâm cùng chúng sanh đồng thể nên hay đồng một bi ngưỡng. Cho hay từ lực do tâm bổn giác huân tậpthành Phật do đó, độ sanh do đó, mà Bồ-tát thành tựu 32 ứng thân khắp các căn cơ để giáo hóa cũng do đó vậy.

32 ỨNG THÂN 

1. Hiện thân Phật đà để nói pháp viên đốn Phật thừagiáo hóa hạng người tu Bồ-tát mà chơn trí vô lậuchưa hoàn toàn pháp hiện, tuy đã nhập Tam-ma-địa rồi nhưng chưa phải hết tu.

2. Hiện thân Độc giác nói pháp tịch tĩnh cho hạng ngườ tu hạnh Độc giác tự ngộ theo lý nhân duyên.

3. Hiện thân Duyên giác nói pháp Thập nhị nhân duyên lưu chuyển và hoàn diệt, để giáo hóa hàng hữu học có tâm mong đoạn trừ 12 nhân duyên để thoát khỏi sự sanh tử luân hồi trong ba cõi.

4. Hiện thân Thanh văn nói pháp sanh diệt Tứ đếVô sanh Tứ đếVô lượng Tứ đếVô tác Tứ đế, để giáo hóa hàng hữu học có tâm mong cầu chứng tánh Chơn không của Tứ đế nhập tịch diệt Niết-bàn.

5. Hiện thâm Phạm vương nói pháp ly dục cho những chúng sanh trông mong được thân tâm trong sạch không phạm đến ngũ dục.

6. Hiện thân trời Đế-thích nói pháp Thập thiện cho những người muốn làm chủ, thống lãnh Chư thiên.

7. Hiện thân trời Tự-tại hay Tha-hóa-tự-tại thiên ở chót cõi Dục để nói pháp cho những chúng sanhmuốn có thần thông tự tại đi khắp mười phương.

8. Hiện thân trời Đại-tự-tại hay Ma-hê-thủ-la-thiên ở chót cõi Sắc để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh muốn có thần thông bay đi giữa hư không, chẵng bị chướng ngại.

9. Hiện thân Đại tướng quân hay Vi-đà-thiên-tướng, (thần tướng của Đế-thích), để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh có tâm muốn thống lãnh quỉ thầncứu hộ các quốc độ.

10. Hiện thân Tứ-thiên-vương để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh có tâm thống trị bảo hộ chúng sanh.

11. Hiện thân Thái tử của Tứ-thiên-vương để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh ưa sanh ở Thiên cung, sai sử tất cả quỉ thần.

Bảy ứng thân trên (từ 5 – 11) đều hiện về cõi trời. Các cõi trời trong Dục giới phần nhiều đều lấy pháp Thập thiện làm căn bản, rồi tùy theo chỗ Thập thiện hơn kém mà cảm báo thân khác nhau, nên Bồ-tát cũng tùy đó nói pháp Thập thiện sâu cạn để giáo hóa.

12. Hiện thân Quốc vương để đem ngũ giới, Thập thiệp giáo hóa cho các chúng sanh muốn tạo nhân lành để được phúc báo an lạc.

13. Hiện thân Trưởng giả đủ tài, đủ trí, đủ đức, giào sanh vị cả, trên chuộng dưới yêu, để giáo hóa cho các chúng sanh muốn làm chủ tể trong các dòng họ sanh quý, mọi người kính vì.

14. Hiện thân cư sĩchánh tín Tam Bảothanh tịnh tu hành, để giáo hóa chúng sanh muốn sống một đờisống trong sạch không tham trước.

15. Hiện thân Tể quan đại thần tài đức liêm chính để giáo hóa chúng sanh muốn quả quản trị pháp đóan việc xóm làng, cõi nước theo Chánh pháp.

16. Hiện thân Bà-la-môn thông minh phạm hạnh để giáo hóa chúng sanh ưa thuật số, đạo học, bỏ tánh kiêu mạn.

17. Hiện thân vị Tỳ-kheo giữ trọn oai nghigiới luật để giáo hóa các hàng nam tử có tâm xuất gia giữ giới.

18. Hiện thân Tỳ-kheo-ni giới luật thanh tịnh, để giáo hóa các hàng nữ nhơn có chí muốn xuất gia giữ giới.

19. Hiện thân Ưu-ba-tắt, để giáo hóa các hàng nam tử pháp tâm quy y thọ năm giới.

20. Hiện thân Ưu-bà-di, để giáo hóa các hàng con gái phát tâm quy y thọ năm giới.

21. Hiện thân hậu nhi, mạng phụ v.v… đoan trang nết đức, để giáo hóa các người con gái rèn luyện việc nội chánh, giúp nhà lợi nước.

22. Hiện thân kẻ đồng nam (người đàn ông không phạm vào sự dâm dục), để giáo hóa các chúng sanhtừ nhỏ đến lớn không phạm dâm sự, xu hướng pháp xuất thế.

23. Hiện thân người đồng nữ (người đàn bà không phạm vào sự dâm dục), để giáo hóa các người con gái có chí tu hành, không ưng sự giá thú dâm bạo.

Mười hai ứng thân trên đây (12 – 23) đều hiện trong cõi người. Hoặc làm người thế gian, hoặc làm tại gia Phật tử, hoặc xuất gia Phật tử để tùy cơ giáo hóa khiến các chúng sanh ấy hiện tại trọn nên các sự lợi lạc, tương lai thành tựu đạo Bồ-đề.

24. Hiện thân Trời, để nói pháp xuất ly dạy các hàng Chư thiên có tâm mong thoát khỏi loài trời. Bởi vì phúc báo Chư thiên còn ở trong vòng sanh tử hữu lậu, tâm nhơn ngã chưa dứt, mê chấp còn nhiều, tham dục đương nặng, chưa khỏi sự thống khổ đối đầu, nên rất đáng nhàm chán.

25. Hiện thân loài Rồng, để khuyến hóa các loài Rồng muốn thoát khỏi quả báo thân Rồng nhiều thống khổ.

26. Hiện thân quỷ Dược-xoa, để khuyến hóa các loài Dược-xoa thoát khỏi quả báo Dược-xoa nhiềuthống khổ.

27. Hiện thân quỷ Càn-thát-bà, để khuyến hóa các hàng Càn-thát-bà muống thoát khỏi quả báo Càn-thát-bà thống khổ.

28. Hiện thân thần A-tu-la, để khuyến hóa những A-tu-la muốn thoát khỏi quả báo A-tu-la thống khổ.

29. Hiện thân thần Cẩn-na-la, để khuyến hóa những Cẩn-na-la muốn thoát khỏi quả báo Cẩn-na-lathống khổ.

30. Hiện thân thần Ma-hê-la-già, để khuyến hóa những Ma-hê-la-già muốn thoát khỏi quả báo Ma-hê-la-già thống khổ.

31. Hiện thân người, để giáo hóa phép tu nhân đạo cho những kẻ muốn giữ mãi thân người, không bị chuyển sanh qua thân cõi khác, vì ở nhân đạo vui khổ đồng đều, trong tương lai lại dễ gặp Phật phápnên dễ tu hành.

32. Hiện thân phi nhân hoặc loài hữu tướngvô tướnghữu hình, vô hình, để giáo hóa chúng ấy thoát khỏi quả báo ở các loài ấy.

Chín loại ứng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hê-la-già, Người và phi nhân… là Bồ-tát tùy theo các loài trời hay không phải trời, người hay tương tự người mà hiện đủ thân trong các loài ấy, giáo hóa họ đặng thoát các báo thân thống khổChúng sanh đương ở trong mê mờ, tùy nghiệp chuyển các nào thì chịu cách nấy, nếu không nhờ Bồ-tát hiện thân giáo hóachuyển đổinghiệp nhân, thì khó bề thoát khổ mà hưởng sự an vui theo ý muốn.

Vì thế mà Bồ-tát ứng hiện 32 thân khắp các quốc độ, để giáo hóa không chút ngừng ngại, như ngọc Ma-ni hiện đủ các màu sắc mà vốn vô tâm không lay động.

Lại chư Phật và chúng sanh giác tâm vốn đồng, mà chúng sanh thì bị hành tướng cách ngại, cảnh giớixao ly, chấp huyễn thân làm thật thân, chấp vọng cảnh làm chơn cảnh, nên mới có mọi điều lo sợ. Trái lại, Bồ-tát đã hiệp tánh bản diệu giác tâm, thấy muốn loài đồng một thể tánh tâm nguyên, đồng một thân tâm, không có loài nào khác ngoài, không có cảnh chi khác, tự mình thanh tịnh không còn vọng tưởng, diệt hết tập khí sát, đạo, dâm, vọng. nên có thể khiến các chúng sanh dầu lâm cảnh hoạn nạn mà nhớ đến danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, tức khắc tâm ấy liền đồng với tâm trở thành từ bi tâm, xoay cảnh tai nạn thành ra cảnh an lạc, ấy là Bồ-tát đem công đức vô úy thí cho mười phương chúng sanh, đó là 14 món vô úy.

14 MÓَN VÔ ÚY 

Khiến chúng sanh khổ nãoxưng danh Bồ-tát Quán Âm liền đặng giải thoát.

Khiến chúng sanh rủi vào lửa không bị lửa đốt.

Khiến chúng sanh rủi vào nước không bị chìm.

Khiến chúng sanh rủi vào chỗ quỷ không bị quỷ hại.

Khiến chúng sanh rủi gặp binh qua, đao trượng không bị đâm nát.

Khiến chúng sanh dẫu ở bên ác quỷ mà ác quỷ không trông thấy.

Khiến chúng sanh lỡ phạm cấm chết không bị gông xiềng kiềm hãm.

Khiến chúng sanh đi qua đường hiểm không bị giặc cướp.

Khiến chúng sanh đa dục được ly dục.

Khiến chúng sanh đa sân được ly sân.

Khiến chúng sanh đa si được ly si.

Khiến chúng sanh cầu con trai sanh con trai phước đức trí tuệ.

Khiến chúng sanh cầu con gái được sanh con gái nhu thuận.

Khiến chúng sanh chỉ niệm danh hiệu Bồ-tát mà phước ngang với người niệm vô số vô lượng danh hiệuBồ-tát khác.

Tóm lại, 32 ứng thân là Bồ-tát cùng chư Phật đồng một từ lực ; 14 món vô úy là Bồ-tát cùng với chúng sanh đồng một tâm bi ngưỡng và tất cả đều do sức vô duyên từ của Bồ-tát mà thành tựu. Tuy vậy, nơi Bồ-tát thì do vô duyên từ mà tự nhiên ứng, nhưng nơi chúng sanh phải do tự lực thiên căn mới thành, thế nên với chúng sanh đã phát thiện căn thì liền có Bồ-tát hiện thân thuyết pháp. Với chúng sanh khổ nạn một lòng bi ngưỡng xưng danh thì liền cảm đến Bồ-tát thí đức vô úy. Một khi tự lựctha lực đã viên mãn như vậy thì sự cảm ứng tất được rõ ràng.

Ngoài các diệu dụng nêu trên, ngài Quán Thế Âm còn chứng được bốn món diệu đức không thể nghĩ nghì, nghĩa là sau khi chứng được quả Vô thượng Bồ-đề, bi và trí đầy đủ thì tự nhiên không cần tâm niệm phân biệt nghĩ nghì mà vẫn thành tựu được phương tiện khéo léo độ sanh.

Do ngài Quán Thế Âm đã chứng đặng văn tánh viên diệu, lìa tánh thấy nghe hư vọng, trong tánh giác đồng thể thì một thân tức nhiều thân, nhiều thân tức một thân, nên tùy nghi hiện ra thân hình từ một đầu đến nhiều đầu, từ hai tay đến nhiều tay, từ hai mắt đến nhiều mắt, khi hiện dáng từ bi, khi hiện dáng oai hùng, khi hiện dáng thiền định, khi hiện dáng trí tuệ và nói ra vô lượng thần chú để cứu độ chúng sanh. Đó là điều bất tư nghì thứ nhất.

Hiện mỗi hình đọc mỗi mỗi bài chú, mà hình và chú ấy đều đem lại cho chúng sanh sức vô úy. Đó là điều bất tư nghì thứ hai.

Hay cảm đến chúng sanh, khiến họ xả bỏ thân mạngtài sản cúng dường mà không sanh lòng tiếc nuối. Đó là điều bất tư nghì thứ ba.

Từ lực vô biên, thí tâm rộng lớn, Ngài Quán Thế Âm chẳng những cúng dường chư Phật mà còn bố thíkhắp tất cả chúng sanh, cầu con thì đặng con, cầu vợ đặng vợ, cho đến cầu Đại Niết-bàn đặng Đại Niết-bàn. Đó là điều bất tư nghì thứ tư.

Như thế nên gọi Ngài là Quán Thế Âm, vì hay tầm thanh cứu khổ ; cũng gọi Ngài là Vị Thí Vô Úy, vì hay cứu vớt sự sợ hãi cho chúng sanh.

PHÂN TÍCH PHẨM TỰA

I. PHẦN BỐ CỤC

Phẩm đầu tiên của kinh Pháp Hoa là phẩm Tựa. Trong các kinh phần nhiều đều chia ra ba phần:

. Phần Tựa
. Phần Chánh tông
. Phần Lưu thông

Phần Tựa phần nhiều chỉ một đoạn ngắn, riêng kinh Pháp Hoaphần Tựa chiếm trọn một phẩm. Vì vậy cho nên trong phẩm Tựa bao hàm nghĩa lý được coi như một phần khai thị giáo nghĩa ở phần Chánh tông. Phẩm Tựa được chia đại cương như sau:

I. Thông tựa: Như thị ngã văn

II. Biệt tựa: Gồm có 5 phần:

A. Tập chúng.

B. Hiện thụy: Hiện điềm lành.

Hiện 6 điềm lành ở cõi này như: Hiện ra sự thuyết phápnhập định, mưa hoa, đất rung động, chúng hoan hỶ, phóng hòa quang.

Hiện 6 điềm lành ở cõi khác như: Thấy lục thú chúng sanh, thấy Phật ra đời, nghe Phật thuyết pháp, bốn chúng tu hành đắc đạo, hàng Bồ-tát tu hành, Phật Niết-bàn xây tháp cúng dường.

C. Nghi niệm:

Di Lặc nghi không biết Phật hiện ra những điềm lành để làm gì?

Đại chúng nghi không biết Phật hiện ra những điềm lành để làm gì?

D. Di Lặc hỏi Văn ThùDi Lặc thuật lại:

Sáu điềm lành đã trông thấy ở cõi này để hỏi.

Sáu điềm lành đã trông thấy ở cõi khác để hỏi.

E. Văn Thù đáp:

Trù Lượng đáp: Văn Thù trả lời theo chổ Bồ-tát suy nghĩ.

Dẫn chuyện xưa sánh chuyện nay đáp:

Dẫn Phật pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh tối sơ.

Dẫn Phật pháp của hai vạn đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh kế tiếp.

Dẫn Phật pháp của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng.

c1. Đức Phật này từng hiện đủ 6 điềm lành như đức Phật Thích Ca hôm nay: Thuyết Phápnhập định, mưa hoa, đất rung động, chúng hoan hỶphóng hào quang.

c2. Khi xuất định liền giảng kinh Pháp Hoa cho Diệu Quang Bồ-tát.

c3. Trước khi Niết-bàn thọ ký cho Đức Tạng.

c4. Nhập Niết-bàn Diệu Quang trì kinh.

Kết đáp: Văn Thù đáp, quá khứ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau khi hiện 6 điềm lànhxuất địnhliền giảng kinh Pháp Hoa, nên biết hôm nay đức Thích Ca cũng hiện 6 điềm lành, như vậy sau khi xuất định Ngài cũng giảng kinh Pháp HoaCuối cùng là bài kệ trùng tuyên lờI đáp của Văn Thù.

II. PHẦN KINH VĂN 

Kinh văn: Như vậy tôi nghe.

Một thời đức Phật ở núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương Xá, cùng chúng đại Tỳ-kheo một vạn hai ngàn người đều đông đủ. Đều là những bậc A-la-hán các lậu đã hết, không còn phiền não, đã được lợi mình, hết các kiết sử, tâm được tự tại, tên là A-nhã Kiều-Trần-Như, Ma-Ha-Ca-Diếp… các vị đại A-la-hán như vậy là những vị chúng đều biết.

Giải thíchNhư thị ngã văn.

Pàli dùng chữ evam me suttam. Evam có nghĩa là như vậy, bao hàm ý nghĩa tin thuận. Nếu như thị có nghĩa là như thậtnhư như thì Phạn âm là tathata chứ không dùng chữ evam. Bởi khi Tôn giả A-nan kết tập đầu tiên để chữ Như thị có nghĩa rằng điều tôi nghe đây là đúng như vậy. Phật nói như vậy tôi nghe đúng như vậy, mà nghe đúng như vậy với lòng tin thuận theo lời Phật nói. Nếu như nghe mà không tinthuận theo thì không gọi là như vậy. Tin thuận theo lời Phật dạynghe lời Phật dạy, Ngài nói như thế nào, bây giờ thuật lại đúng như thế đó, không thêm không bớt, và trực tiếp nghe Phật nói, chứ không phải nghe từ một người khác nói lại nên gọi như vậy. Do lẽ chính từ Tôn giả A-nan tín thuận chắc chắnnhư vậy, nên gây được lòng tin cho người đọc kinh sau này tin chắc lời đó là Phật nói. Cho nên đầu tiên vào kinh để Như Thị ngã văn là lý do đó.

Bấy giờ đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương Xá cùng với chúng Tỳ-kheo như vậy… Các vị ấy đều là bậc đại A-la-hán, các lậu đã dứt. Thế nào gọi là các lậu? Lậu có nghĩa là lọt, rơi, rớt, rỉ, đó là một tên khác của phiền não, của kiết sử. Lậu có ba ý nghĩa:

1. Tiết lậu lục căn môn: Phiền não tham sân uế trược rỉ ra ở saú căn.

2. Lậu thất chánh đạo: Làm lọt mất chánh đạo.

3. Lậu lạc tam giới: Bị trôi lăn trong ba cõi.

Các lậu là: Dục lậuhữu lậu và vô minh lậu. Ba thứ này làm triền phược chúng sanh trong tam giới mà các bậc A-la-hán đã dứt sạch những thứ đó, ra khỏi ba cõi nên gọi là vô sanh không còn phiền nãokhông còn kiết sử, tâm được tự tại, nên gọi “chư lậu dĩ tận”. Các vị tâm được tự tại thành bậc A-la-hán rất nhiều, như Tôn giả Xá-Lợi-Phất: Trí tuệ đệ nhất, Tôn giả Mục-Kiền-Liên: Thần thông đệ nhất…mỗi vị mỗi hạnh. Người thì chuyên tu đầu đà, người thì chuyên tu mật hạnh, và có vị thì chuyên tu hạnh thiểu dục tri túc như Ngài Bạc-Câu-La. Trong A Dục Vương truyện có kể rằng: Sau khi Vua A-Dục hồi đầu theo Phật, hông ăn năn hối cải tội ác, nên hết lòng phát huy đạo pháp, cất chùa xây tháp, cúng dườngXá-Lợi…, Một hôm nhà vua đi chiêm bái tháp Phật và Thánh Tăng, mỗi tháp nhà vua đều cúng dường lễ lạy và mỗi tháp nhà vua đều hỏi lại công đức tu hành của các ngài, ngài nào cũng có công hạnh to lớn, nhưng khi đến tháp ngài Bạc-Câu-La thì biết ngài chẳng có công hạnh gì cả, duy chỉ có hạnh thiểu dục tri túc mà thôi, cho nên vua A-Dục chỉ cúng dường một đồng tiền. Nhưng lạ thay, khi nhà vua về đến cung điện thì một đồng tiền cúng dường nơi tháp ngài Bạc-Câu-La lại được hoàn trả lại. Bấy giờ vua A-Dục mới càng kính phục hạnh thiểu dục tri túc của Ngài.

Kinh văn: Lại có hàng Hữu học và Vô học hai ngàn người. Lại có Ma-ha Ba-xà-ba-đề Tỳ-kheo-ni và quyến thuộc sáu ngàn người đông đủ. Mẹ của La-Hầu-La là Da-Du-Đà-La Tỳ-kheo-ni cùng với quyến thuộc đông đủ.

Bồ-tát Ma-ha-tát, tám vạn người đều là những vị không thối chuyển vô thượng chánh đẳng Bồ-đề, chứng được pháp Đà-la-ni, lạc thuyết biện tài.

Giải thích: Đà-la-ni gọi là tổng trìTổng trì có bốn nghĩa: Văn tự tổng trì, Pháp tổng trì, Hành tổng trì, Giải tổng trì. Sự hiểu biết được giữ gìn chặt chẽ, đối với pháp hiểu biết trọn vẹn… cũng gọi là Đà-la-ni.

Lạc thuyết biện tài, đây là một trong bốn món vô ngại biện. Nói về vô ngại biện, tức là đứng về mặt ứng dụng. Còn về mặt hiểu biết thì gọi là bốn vô ngại giải, đó là: Pháp vô ngại giải, nghĩa vô ngại giải, từ vô ngại giải và lạc thuyết vô ngại giải.

Bốn vô ngại biện gồm có:

1. Pháp vô ngại biện: Đối với Tam tạng kinh điểnhiểu biết trên phương diện ngôn thuyết năng thuyên.

2. Nghĩa vô ngại biện: Biết được trên phương diện lý nghĩa sở thuyên.

Thuyên: Nói. Năng thuyênHay nóiSở thuyên: Được nói. Ngôn giáo là năng thuyên, lý nghĩa là sở thuyên. Hiểu như thế để đừng kẹt mắc vào ngôn giáo, lấy ngôn giáo làm lý nghĩa tức là y nghĩa bất y ngữ. Pháp vô ngại biện chỉ về mặt năng thuyênNgôn giáoNghĩa vô ngại biện chỉ về mặt sở thuyênNghĩa lý.

3. Từ vô ngại biện: Sự vận dụng ngôn từcú phápvăn phạm, rành rẽ, mạch lạc.

4. Lạc thuyết vô ngại biện:

a) Vui vẽ đem giáo pháp Phật ra truyền bá.

b) Trong sự truyền bá gây được niềm vui cho người nghe.

Trong bốn vô ngại biện được đúc kết thành hai chữ như trong kinh Lăng Già:

-Tông thông (gồm pháp và nghĩa): Thông suốt về mặt tôn chỉ giáo nghĩa.

-Thuyết thông (từ và lạc): Thông suốt về phương diện trình bày diễn tả.

Kinh văn: Chuyển pháp luân bất thốicúng dường vô lượng trăm ngàn các đức Phật, đối với chư Phật, gieo các gốc lành, thường được các đức Phật tán thán. Những vị này lấy từ bi đề tu thân, khéo đi vào trí tuệ Phật, thông đạt đại tríđến bờ bên kia. Những vị đó danh tiếng khắp cả vô lượng thế giới hay độ vô số trăm ngàn chúng sanh.

Giải thích: Dĩ từ tu thân thiện nhập Phật tuệ. Dĩ từ tu thân: Tức đem thân hành động theo những pháp lành, lợi lạc. Thiện nhập Phật tuệ: Là đi vào trí tuệ Phật. Tam tạng giáo điển là cửa ngỏ đi vào trí tuệPhật, tu hành quán niêm là cửa ngõ đi vào trí tuệ Phật. Nhưng nếu không khéo đi thì cũng không vào được nên trong kinh dùng chữ “Thiện”

Kinh văn: Những vị đó tên là Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát, Quán-Thế-Âm Bồ-tát…Các vị đại Bồ-tát như vậy gồm có tám vạn người đông đủ.

Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhơn cùng với quyến thuộc hai vạn thiên tử đông đủ.

Lại có Minh nguyệt thiên tử…và tứ đại Thiên Vương cùng với quyến thuộc một vạn thiên tử câu hội. Với Tự tại thiên tử, đại Tự tại thiên tử, cùng với quyến thuộc ba vạn thiên tử đông đủ.

Giải thích: Đây là những vị trời ở Lục dục giới, gồm cóTứ thiên vương, Đao-Lợi thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa-lạc thiên, Tha-hóa-tự-tại thiên.

Kinh văn: Bấy giờ Ta-bà thế giới chủ đại Phạm thiên vương…cùng với hai vạn quyến thuộc đông đủ.

Giải thíchTa-bà thế giới chủ hay Tam thiên đại thiên thế giới. Hai danh từ đó trên phương diện thể cáchgiống nhau.

Tam thiên đại thiên có hai thuyết khác nhau:

1. Tứ châuTứ ác thúLục dục Tinh Phạm thiênTứ ChâuTứ ác thúLục dụcPhạm thiên, như thế gọi là một thế giới thuộc một thái dương hệ. Một ngàn thế giới như vậy gọi là một tiểu thiên thế giới. Một ngàn lần tiểu thiên thế giới gọi là một trung thiên thế giới. Một ngàn lần trung thiên thế giới gọi là một đại thên thế giới, tức thế giới ba lần ngàn. Nhưng Tam thiên đại thiên thế giới như vậy là chỉ ngang Sơ thiềntrở xuống.

2. Tứ châuTứ ác thúLục dục Tinh Phạm thiên: Đó là một tiểu thế giới. Một ngàn lần Phạm thiên như vậy bằng một nhị thiền thiên; một ngàn nhị thiền thiên bằng một tam thiền thiên; một ngàn tam thiền thiên bằng một tứ thiền thiên, hay tam thiên đại thiên thế giớiTam thiên đại thiên thế giới này lên đến cõi Tứ thiền. Đây là cõi sở hóa của đức Phật Thích Ca. Cõi này còn được gọi là Sách-ha thế giới hay Ta-bà thế giới, nghĩa là thế giới cam chịu mọi thống khổ.

Kinh văn: Có tám Long vương, Nan-đà long vương…đều cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộcđông đủ.

Lại có bốn Khẩn-na-la vương (Ca thần)… cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Lại có bốn Càn-thát-bà vương (Nhạc thần)… cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Lại có bốn A-tu-la vương… cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Lại có bốn Ca-lầu-la vương (Kim sí điểu)… cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Và con bà Vi-đề-hy, là vua A-xà-thế cùng với bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đông đủ.

Mỗi mỗi lễ Phật xong, lui ngồi một bên.

Giải thích: Từ đây trở về trước là chúng hội trong hội Pháp Hoa. Trong hội này có vua A-xà-thế, đó là một ông vua có vị trí rất lớn trong Phật giáo và có một lịch sở kỳ lạ nhất:

Ông là bạn thân của Đề-bà-đạt-đa (khi ông chưa theo Phật) cùng Đề-bà-đạt-đa hại Phật, nhưng chính ông cũng là người ngoại hộ đặc biệt nhất trong Đại hội Kiết tập lần thứ nhất sau khi Phật Niết-bàn. Đó là bản thân ông đối với Phật giáo. Còn con người và cuộc đời ông thì sao?

Hoàng tử A-xà-thế (Vị sanh oán hay chiết chỉ) con Bình-sa vương và bà Vi-đề-hy. Một hôm, A-xà-thế bị Đề-bà-đạt-đa xúi dục giết cha để cướp ngôi, rủi thay âm mưu bị bại lộ, bị bắt quả tangĐáng lẽ bị trừng trị, nhưng vì thương con, Bình-sa vương nhường ngôi cho ông.

Đã không biết ơn, A-xà-thế lại còn hạ ngục vua cha và ra lệnh bỏ đói cho cha chết lần chết mòn; chỉ một mình hoàng thái hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trong áo đem cho chồng. A-xà-thế hay được quở trách mẹ. Lần sau bà giấu thức ăn trong búi tóc, A-xà-thế cũng biết được. Cùng đườngbà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sữa. Vua gạt lấy món ăn cho đở đói, nhưng A-xà-thế cũng biết được và ông ra lệnh cấm hẳn mẹ không cho vào thăm nữa.

Lúc ấy Bình-sa vương cam chịu đói nhưng lòng không oán trách con, vua cho đó là oan nghiệp tiền khiên có vay phải có trả, nên cố gắng Tham thiền và đắc quả Tu-đà-hoàn. Thấy cha vẫn vui tươi nên A-xà-thế quyết giết cha cho khuất mắt. Ông hạ lịnh cho người thợ cạo vào ngục lấy dao bén gọt gót chân, lấy dầu và muối xát vào rồi hơ trên lửa cho chết.

Khi người cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm, ngở rằng con mình đã ăn năn hối cải nên cho người đền cạo râu tóc cho mình để rướt về cung. Vua đâu ngờ chính anh thợ cạo đến để đem lại cho vua một cái chết thê thảm.

Cùng ngày ấy, vợ A-xà-thế vừa hạ sanh một hoàng nam. Hay tin chánh hậu hạ sanh một hoàng nam, nổi vui mừng của A-xà-thế không sao tả được; tình thương người cha lần đầu tiên chớm nở trong lòng; mặn nồng sâu sắc. Đứa con đầu lòng là một nguồn hạnh phúc cho cha mẹ. Chính đứa con đã đem đến tình yêu thương mới mẻ, đậm đà vô cùng trong sạch, khiến họ có cảm tưởng rằng máu huyết của mình đã nhỏ giọt ra để nối tiếp mình.

Vừa lúc ấy A-xà-thế sực nhớ đến cha, bổng nhiên ông đứng phắt dậy kêu lên như điên: “Hãy mau lên, thả ra lập tức người cha yêu quý của Trẩm”. Nhưng than ôi! Người cha yêu quý ấy đã ra người thiên cổ.

Khi hay tin cha chết, Vua hối hận đi tìm mẹ và hỏi: “Thưa mẫu hậu khi con còn nhỏ, phụ hoàng có thương con không?

– Hoàng nhi ơi! cho đến giờ này con mới hỏi thì đã muộn rồi! Mẹ tưởng trên thế gian này không tìm đâu cho ra một người cha hiền lành như cha của con. Để mẹ kể lại cho con nghe: Lúc mẹ còn mang con trong bụng, một ngày kia mẹ nghe thèm lạ lùng một món kỳ quái, mẹ thèm nút vài giọt máu trong bàn tay mặt của cha con. Mẹ đâu dám nói ra. Rồi càng ngày càng xanh xao và cuối cùng phải nói thật với cha con. Khi nghe vậy cha con vui vẻ lấy dao rạch tay cho mẹ nút máu. Lúc ấy các nhà chiêm tinh trong triều đình tiên tri rằng, con sẽ là người thù của cha con. Do đó, con có tên là A-xa-thế (Vị sanh oánKẻ thù chưa sanh). Mẹ có ý định phá thai nhưng cha con không cho. Khi sanh ra con, mẹ nhớ đến lời tiên tri nên một lần nữa muốn giết con và lần nầy cha con cũng cản mẹ. Một hôm, con có một mụn nhọt trên đầu ngón tay, đau nhứt vô cùng, khóc suốt ngày đêm không ai vỗ con ngủ được. Cha con đang thiết triều, nghe vậy cầm lòng không đậu, bế con trong lòng và không ngần ngại ngậm ngón tay con trong miệng nhè nhẹ nút cho con đở đau. Gớm thay, mụt nhọt vở, máu mủ tuôn ra trong miệng cha con, và sợ lấy ngón tay ra con đau nên cha con nuốt luôn cả máu lẫn mủ… Càng nghe mẹ kể, A-xà-thế vô cùng hối hận ăn năn.

Đó là cuộc đời và con người của A-xa-thế. Nhưng rồi sau đó ông hồi tâm theo Phật xin sám hối, và chính ông là người ngoại hộ đắc lực nhất trong thời Phật và trong kỳ đại hội Kiết tập lần đầu.

Trong phần kinh văn có mô tả số chúng hội: Nào là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Bồ-tát, Thiên, Long…Số nào cũng là trăm ngàn vạn ức chứ không phải chỉ có 1250 vị như thường nghe. Đó là điểm đặc biệt của kinh văn Đại thừa, khác với kinh văn Tiểu thừa. Vì sao? Vì bởi kinh điển Đại thừa đứng trên quan điểm: Tất cả chúng sanh đều thành Phật; đứng trên quan điểm: Bồ-tát hạnh, lấy “sự” để truyền “tâm” (dĩ tướng hiển tánh, chỉ vật truyền tâm chỉ thị từ tâm biến vật). Với tinh thần rộng lớn như vậy, cho nên đồ chúngrộng lớn, không gian rộng lớn. Ở đây, ý niệm không gian thời gian theo thường tình bị xem nhẹ. Thời gian không gian không cố định, không ranh giới, vượt biên cương. Cho nên hội chúng của kinh Đại thừarất đông, không phải 1250 vị mà là trăm ngàn vạn ức, cũng như Phật thuyết kinh Pháp Hoa không phải một hai tuần… mà là 60 tiểu kiếp. Vì với tâm Bồ-tát đã đứng trên pháp tánh mà nhìn nên không bị cục hạn ở tướng, thân tâm và cảnh giới đã vượt ngoài tướng. Do đó, quan niệm về không gianthời gian ở kinh Đại thừa có tánh cách rộng lớn bao la, không có biên giới, ít và nhiều không quan trọng, dài và ngắn không có định mức. Bởi vì không gian tự nó không thật thể, thời gian tự nó không thật thể. Hội chúng đông là một cách phá bỏ ý niệm chấp trước không gian cố định. Phật thuyết kinh trong 60 tiểu kiếp cũng là một cách phá bỏ ý niệm thởi gian cố định. Vì vậy mà chúng hội đông nhưng chỗ không thấy chật, 60 tiểu tiếp mà như trong khoảng một bữa ăn.

Lại trong kinh Đại thừa thường hay có lẫn lộn hai lối thuyết pháp của Phật là hiển thuyết và mật thuyết. Phật phóng quangnhập địnhthuyết pháp… xen lẫn nhau. Phật phóng quang và nhập định là mật thuyết mà Phật thuyết pháp đôi khi cũng là mật thuyết. Xin kể một ví dụ để rõ thêm nghĩa hiển thuyết và mật thuyết:

Đời Đường tại Hàn Châu có thiền sư tên Hàn Văn HỶ hiệu Vô Trướcxuất gia lúc 7 tuổi. Lớn lên, quyết một lần đến Ngũ Đài sơn với ý nguyện là được lễ bái Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-tát. Khi ngài đến giữa núi thì gặp một ông già dắt trâu, ông già ấy mời ngài về nhà và hỏi:

– Sư từ đâu đến?

– Từ phương nam đến. Ngài Vô Trước đáp.

– Phật pháp phương Nam trụ trì thế nào?

– Gặp thời mạt pháptuy nhiên những người kính thuận giới luật cũng nhiều.

– Nhiều bao nhiêu?

– Năm bảy trăm

Ngài Vô Trước lại hỏi ông già:

– Còn ở đây Phật pháp trụ trì thế nào?

– Long xà hổn tạp phàm thánh đông cư. Ông già đáp.

Ngài Vô Trước không hiểu nên hỏi:

– Vậy là bao nhiêu?

– Tiền tam tam hậu tam tam. Ông già đáp.

(Nói mà như không nói, thuyết mà thành mật thuyết).

Ông già sai đệ tử Huân Đề rót nước mời ngài Vô Trước uống và ngài từ tạ ra về, đồng tử đưa xuống núi. Ngài Vô Trước quay lại hỏi đồng tử:

– Khi nãy ông già nói: “Tiền tam tam hậu tam tam” là bao nhiêu thế? Đồng tử kêu:

– Đại đức. Ngài Vô Trước:

– Hử. Đồng tử hỏi:

– Thế là bao nhiêu thế?

Khi đó ngài Vô trước liền hay ông già ấy chính là ngài Văn Thù vậy.

Cũng chừng ấy mà chúng hội trong các kinh thì khác mà hội chúng trong kinh Pháp Hoa lại càng khác.

Từ đây về trước là phần Tựa chung (Thông tự), và từ đây về sau là phần Tựa riêng (Biệt tự).

Trong kinh PHáp Hoa, phần Tựa riêng là phần đi sát đề, đi thẳng vào duyên khởi chính của kinh. Các kinh khác phần tựa riêng này chỉ có một đoạn, nhưng kinh Pháp Hoa chiếm trọn một phẩm (Phẩm tự). Bởi phẩm này mang tánh cách đặc biệt là Phật nêu lên thật nghĩa chung mà Ngài sẽ dạy về sau. Ngài nêu một cách gián tiếp qua các việc hiển thụy, trong ấy tiêu biểu một ý nghĩa mà đức Phật sẽ chỉ bày trong các phẩm sau.

Kinh văn: Lúc bấy giờ Thế Tôn được bốn chúng vây quanh, cúng dườngcung kínhtôn trọngtán thán.

Giải thích: Đây là phần tập chúng. Tứ chúngthường hiểu gồm có: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Tứ chúng cũng còn có nghĩa nữa là trong hội pháp của Phật có bốn hạng, tùy theo căn cơ trình độ hiểu biết khác nhau:

1. Chúng khải thỉnh: Đây là những vị có đủ khả năng trình độ hiểu biết, đặt vấn đề thưa hỏi Phật.

2. Chúng đương cơ: Là hàng căn cơ trình độ đúng với hội pháp đương thuyết.

3. Chúng tán trợ (hay chúng ảnh hưởng): Những vị đã chứng ngộ rồi nhưng vẫn còn ngồi trong pháp hộiđể tán dương công đức thuyết pháp của Phật, đồng thời cũng tán trợ chúng đương cơ đang nghe lúc đó.

4. Chúng kết duyên: Hạng người không đủ trình độ, không đúng căn cơ để nghe pháp, nhưng cũng dự trong chúng hội để kết duyên về sau.

Kinh văn: Phật vì hàng Bồ-tát thuyết kinh Đại thừa tên Vô lương nghĩa là pháp giáo hóa hàng Bồ-tát được các đức Phật hộ niệm.

Giải thích: Trong khi đại chúng vây quanh, đức Phật vì hàng Bồ-tát mà nói kinh Đại thừa tên Vô lượng nghĩa, là pháp giáo hóa hàng Bồ-tát được chư Phật hộ niệm. Phật thuyết kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa. Thế nào là Vô lương nghĩa?

1. Chỉ về thật tướng vô tướng. Vì thật tướng vô tướng cho nên nó thành nhất thiết tướng, mà nhất thiếttướng tức là nhất thiết nghĩa. Mỗi tướng như vậy là mỗi tánh cách của các pháp. Chữ Nghĩa: Là tánh cách. Ví dụ nói cái này là viên phấn, ai cũng nói và ai cũng công nhận nó là viên phấn. Nhưng ta thử hỏi: Viên phấn vốn là cái gì? Vốn là! Vốn là cái của nó. Khi nói vốn là thì viên phấn lại có một ý nghĩa khác, viên phấn trở thành mong manhtrở thành một tướng giả tạm, chứ không phải nó vốn là, có ai nói viên phấn này vốn là viên phấn? Cho nên khi muốn nói viên phấn ấy vốn là, là ta muốn tìm hiểu thật tướngcủa viên phấn là gì? Khi nói viên phấn vốn là tức sẽ nói viên phấn vốn là đất. Ta tạm dừng lại và tạm chấp nhận đất vốn là của viên phấn. Hay nói cách khác, đất là thật tướng của viên phấn mà đất là thật tướng của viên phấn thì đất không phải chỉ làm ra viên phấn thôi, mà đất có thể làm ra cái chén, cái nồi… đất có thể làm đủ thứ, đủ vạn nghĩa, đủ vạn tướng. Vậy thì thật tướng đất đó không phải là tướng phấn mà thành tướng phấn, không phải là tưóng nồi mà thành tướng nồi… Như vậy nó vốn vô tướngmà thành vô lượng tướng (nhưng nên nhớ khi ta nói đất là thật tướng, đó là đứng trên mặt hiện tượngta dừng lại và chấp nhận như vậy chứ thật tướng còn đi xa hơn nữa. Nếu hỏi đất vốn là gì? Như vậy là đặt thêm một vấn đề nữa, đó là vấn đề khác, ở đây ta tạm ngừng lại đó và tạm chấp nhận để hiểu) màthành nhất thiết tướng. Vô lượng tướng tức vô lượng nghĩa. Nói cái chén là một nghĩa, nói cái bình, cái nồi…. là một nghĩa… và trở thành vô lượng nghĩa.

2. Đức Phật đã ngộ nhập được thật tướng của vạn pháp là vô tướng cho nên Ngài tùy theo vô lượngcăn cơ của chúng sanh mà thuyết giáo, thành ra giáo pháp của Phật cũng là vô lượng nghĩaChúng sanh vô lượng, có tâm tư vô lượngdục lạc vô lượng, Phật tùy theo vô lượng tâm tư thuyết vô lượngpháp thành pháp đó gọi là vô lượng.

3. Vô lượng nghĩa lại cũng có nghĩa là không thể đo lường được, đem cái ý thức phân biệt không thể đo lường được nên gọi là vô lượng nghĩa. Với thật tướng vô tướng như vậy mà ta đem cái ý thức phân biệt, bảo là như thế này, là như thế kia… Tất cả những tưóng đó chẳng qua là tướng giả tướng do ý thức phân biệt có ra mà thôi. Cho nên nếu đem ý thức mà bảo, đem ý thức mà phân biệt nọ kia thì không bao giờ phân biệt được, không bao giờ trắc lượng được nên gọi là vô lượng.

Mới bắt đầu vào kinh, Phật thuyết kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa. Có ý rằng những pháp mà Phật dạy trong những thời trước, nhất là dạy cho hàng Nhị thừa là những pháp còn có thể lường, còn có thể đem ý thức mà phân biệt. Trong hội Pháp Hoa Phật nói pháp không thể bằng vào ý thức phân biệt trắc lường tới được mà chỉ bằng vào chân thật trí mới có thể ngộ nhập được.

Pháp nói cho hàng Nhị thừa không khác nào như khi nói cần uống nước thì liền đưa cho chén nước, không cần hỏi chén nước vốn là gì. Vì trước đó đối với hàng Nhị thừa cần thoát ly sanh tửđức Phật nói pháp để diệt khổ, không cần hỏi thật tướng làm gì, cũng như cần chén nước đưa chén nước uống không cần hỏi vốn là gì. Bây giờ trong hội Pháp Hoa, mới nói vốn là gì để đi vào thật tướng của những lời pháp mà đức Phật nói từ trước nên gọi là Vô lượng nghĩa. Pháp đó là pháp giáo hóa cho hàng Bồ-tát, chứ hàng Nhị thừa đem thức tâm phân biệt thì không thể phân biệt được và pháp đó đã là pháp cao siêu tuyệt đối, cho nên luôn luôn được chư Phật hộ niệm nên gọi là Phật sở hộ niệm.

Kinh văn: Phật nói kinh này rồi ngồi kiết già, nhập vào định Vô lượng nghĩa xứ, thân tâm không lay động, đoạn này ý nói:

Giải thích: Sau khi đức Phật nói kinh vô lượng nghĩa rồi, Phật ngồi kiết già nhập vào định Vô lượng nghĩa xứ, thân tâm không lay động, đọan này ý nói:

1. Thuyết pháp rồi nhập định, có nghĩa là không có định thì không có tuệ, không có tuệ thì không có định. Thuyết pháp là tuệ, nhập định là định. Có tuệ mới có định, có định mới có tuệ, tịch chiếu song song mới thành được giáo pháp viên mãn.

2. Nhập định gọi là định Vô lượng nghĩa tức muốn hiểu kinh vô lượng nghĩa thì phải ở trong định Vô lượng nghĩa mới hiểu được kinh, tức là phải ở trong định xa rời sự phân biệt trắc lường của ý thức, mới có thể hiểu được, ngộ được kinh vô lượng nghĩa.

3. Để làm mô thức cho những người thuyết pháp (giáo), khi muốn thuyết pháp cho đúng thì luôn luôn tâm phải ở trong định. Nhập định đó có hai tác dụng:

a) Tâm không rời pháp thật tướng.

b) Quán căn cơ chúng sanh rồi mới thuyết pháp.

Khi đức Phật nhập định thì cả thân và tâm không lay động. Ở trong định cả thân và tâm. Ngồi khôngphải là định mà phải cả thân và tâm không lay động mới là định.

Kinh văn: Lúc bấy giờ trời mưa hoa Mạn-đà-la, (hoa thích ý vừa lòng) hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa (hoa nhu nhuyết) hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, mà rải trên Phật và đại chúng, khắp cả thế giới Phật đều có 6 cách rung động.

Giải thích: Trước đức Phật nhập định, đến đây là trời mưa hoa. Sự nhập định của Phật, sự thuyết phápcủa Phật, có sức rung động đến cả hàng chư thiên, có sức rung động đến quả đất. Bời vì các pháp vô thượng vì diệu nên Phật nói ra làm rung động khắp cõi Ta-bà.

Việc cõi đất sáu cách rung động… nếu không khéo suy nghĩ thì cơ hồ như là một chuyện hoang đườngkhông thật. Nhưng phải chăng sự Thành Đạo của đức Phật đã không làm rung động đến ta ngày hôm nay đó sao? Sự Thành Đạo của đức Phật dưới cội cây Bồ-đề đã rung động hơn hai ngàn năm trăm năm nay, mà không những chỉ rung động riêng xứ Ấn Độ huyền bí mà còn rung động cả nhân loại trên thế giới! Một người thường khởi lên ác tâm hoặc câu nói độc còn có thể làm chuyển động cả hoàn cầu khiến bao nhiêu triệu người chết, ruộng đồng thành hoang địa, huống chi một vị đại Giác ngộ, đại Từ bilại không thể làm quả đất rung động, lòng người rung động quay về đường giác, được an lạc?

Rung động sáu cách:

– Ba cách về hình: Động: Rung; Dõng: Lồi lên lõm xuống; Khởi: Vụt đưa lên.

– Ba cách về thanh: Chấn: Tiếng rung; Hẩu: Tiếng gầm gừ; Kinh: Tiếng hét to.

Kinh văn: Bấy giờ trong chúng hội, hàng Tý-kheo, Tỳ-kheo-ni… được điều chưa từng có, hoan hỶ chấp tay nhất tâm ngưỡng xem Phật.

Giải thích: Qua những sự hiện điềm lành đó, bây giờ bốn chúng thấy việc chưa từng có nên ai cũng vui mừng hớn hở chấp tay nhất tâm xem Phật. Chấp tay là nói về thân; nhất tâm là nói về tâm. Chấp tay là để chứng tỏ thân hướng về nơi Phật chứ không đâu khác. Nhất tâm cũng là để chứng tỏ tâm hướng về Phật.

Kinh văn: Lúc bấy giờ Phật phóng hào quang từ tướng lông trắng ở giữa chân mày, chiếu về phương Đông, một vạn tám ngàn thế giới đều khắp cả, dưới từ địa ngục A-tỳ, trên đến A-ca-nị-sắc-thiên.

Giải thích: Bấy giờ đức Phật phóng hào quang từ tướng lông trắng ở giữa chân mày và chiếu về phương Đông… Hào quang đức Phật chiếu từ tướng lông trắng ở giữa chân mày cũng để tiêu biểu ý nghĩa trung đạo thật tướng, cũng để tiêu biểu ý nghĩa rằng trong kinh Pháp Hoađức Phật cốt khai thị ngộ nhập tri kiến PhậtTri kiến đó tức là trung đạo thật tướng, ly hết tướng nhị biên, cho nên ở giữa chân mày Phật phóng ra hào quang và chiếu về phương Đông. Vì sao lại chiếu về phương Đông? Bởi phương Đông là gốc của ánh sáng, mặt trời mọc từ phương Đông. Như vậy, phương Đông đây cũng để tiêu biểu cho thật tướngThật tướng cũng là gốc của thất cả tướng. Phật phóng hào quang về phương Đông tức trí tuệ tri kiến Phật chiếu vào thật tướng.

Tóm lại, đoạn trên đây ta thấy Phật thuyết pháp, nhập địnhphóng hào quang, đó là ba hình thức thuyết pháp, ba hình thức giáo hóa bằng khẩu, bằng thân, bằng tâm.

Thuyết pháp là khẩu nghiệpnhập định là ý nghiệpphóng quang là thân nghiệp. Ba phương pháp đó đều nhằm vào sự lợi lạc chúng sanh. Đó gọi là tam mật lợi ích. Để hiểu ý nghĩa biểu trưng trong kinh điển Đại thừa, ta hiểu xuyên qua câu nói của ngài Lâm Tế. Ngài Lâm Tế có lối truyền thuyền đặc biệt, đó là lối Bổng hát.

Bổng là cây sào và có nghĩa là đánh. Hát là hét. Nếu có ai đến vấn, ngài hỏi một câu là phải trả lởi ngay không được do dự suy nghĩ. Nếu dụ dự suy nghĩ không đáp ngay là ngài hét rầm lên hoặc đánh cho một gậy.

Để hiểu hào quang của Phật xuyên qua cách nói của ngài Lâm Tế. Trong tiếng Hát ngài Lâm Tế có nói:

– Hữu thời nhất hát như Kim cang vương bảo kiếm.

– Hữu thời nhất hát như cứ địa Kim mao sư tử.

– Hữu thời nhất hát như thám can ảnh thảo.

– Hữu thời nhất hát bất tác nhất hát dụng.

Nghĩa là:

– Có lúc tiếng hét này như gươm báu của Kim cang vương.

– Có lúc tiếng hét này như Sư tử lông vàng ngồi chổm.

– Có lúc tiếng hét này như cây sào quơ trên ngọn cỏ.

– Có lúc tiếng hét này như không có tác dụng gì hết.

Xuyên qua ý nghĩa tiếng hét của Lâm Tế mà ta hiểu hào quang của Phật. Cho nên nói hào quang không chỉ giới hạn trong hào quang, cũng như tiếng hét không phải chỉ là tiếng hét mà là tiếng gươm báu của Kim cang vương, có nghĩa là tất cả bị nó phứt hết. Tất cả tâm niệm phân biệt, suy lường đều bị phứt hết. Hoặc tiếng hét đó như Sư tử lông vàng ngồi chổm, uy nghiêm vô cùng, thấy nó là khiếp đảm. Hoặc tiếng hét đó như cây sào quơ trên ngọn cỏ, đó là tiếng hét dò xem căn cơ người học đạo mà có khi tiếng hét không có tác dụng gì hết. Xuyên qua đó ta hiểu ý nghĩa hào quang của đức PhậtHào quang của Phật phóng ra đó là tiêu biểu trung đạo thật tướngtiêu biểu Phật tri kiến phát hiện mà đức Phật đã thành tựu.

Để nói lên kiến tánh đó, trung đạo thật tướng đó chúng sanh đều có. Nhưng vì chúng sanh mê mờ không nhận biết được mà phải bằng vào lời dạy (Thánh giáo lượng) của Phật mà hiểu. Thánh giáo lượng tức cảnh giới ta không thể đạt được mà phải bằng vào cái lượng của Thánh giáo, lấy sự chỉ bày của Thánh giáo làm thước đo. Nhưng hiểu lời Phật dạy có ba:

1. Bằng vào Thánh giáo lượngđức Phật dạy như vậy, tin vào lời dạy về sự giác ngộ độ sanh của Phật.

2. Phải giàu lòng tưởng tượng, so sánhtỶ lượng.

3. Nhưng cứu cánh nhất là phải hiểu được rằng pháp môn Phật nói ra nhằm gạt bỏ bao nhiêu nếp phân biệt suy tư cố hữu theo vọng tưởng của chúng sanh để đưa chúng sanh nhập bào cảnh giới viên dungvô ngại, như cảnh giới Phật đã chứng thành, tức là hiểu bằng hiện lượng thật chứng.

Kinh văn: Ở tại thế giới này mà thấy khắp lục thú chúng sanh ở cõi nước đó. Lại thấy và nghe các đức Phật hiện tại ở các cõi đó thuyết pháp, thấy các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắt, Ưu-bà-di những người tu hành đắc đạo ở cõi kia. Lại thấy các đại Bồ-tát hành đạo Bồ-tát, tùy từng nhân duyên, theo từng chỗ tín giải, theo từng tướng mạo của mỗi người. Lại thấy các đức Phật nhập Niết-bàn. Lại thấy sau khi các đức Phật nhập Niết-bàn rồi xây tháp bảy báu cúng dường Xá-lợi Phật.

Giải thíchHào quang của Phật phóng ra thế giới nào thì ở thế giới đó đều hiện rõ trước mắt đại chúng, nhờ đó đại chúng thấy cả lục đạo chúng sanh ở trong đó, tạo nghiệp nhân phiền não như thế nào, chịu kết quả như thế nào ở các thú. Đó là thấy về mặt nhiểm ô. Lại còn thấy về những điều thanh tịnh như thấy đức Phật hiện tại nơi cõi kia và nghe được pháp đức Phật nói.

Mỗi vị tu hành như thế nào thì đắc đạo như thế đó, mà không những thấy hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thôi, mà còn thấy các hàng Bồ-tát, đại Bồ-tát với từng nhân duyên mỗi người đều khác nhau, tín giải mỗi người đều khác nhau, tướng mạo mỗi người đều khác nhau mà thực hành hạnh Bồ-tát.

Nhân duyên (cách thức) khác nhau, mỗi người đi tu như chúng ta mỗi người có mỗi nhân duyên khác nhau. Nhân là gì? Là thiện căn có sẳn của mỗi người gọi là nhân; duyên mỗi người đi tu cũng khác. Người thì gặp thầy mến thầy rồi đi tu, người nghe thích tiếng tụng kinh rồi đi tu, người thì gặp đạo lý mà đi tu; tức mỗi người đều có các thứ nhân duyên và các thứ tín giải. Khi đi tu như vậy mỗi người có lòng tin, mức độ tin khác nhau, mỗi người có trình độ hiểu biết khác nhau. Người độn căn thì thiên về lòng tin, người lợi căn thì thiên về hiểu biết. Và các thứ tướng mạo, do trình độ tin tưởnghiểu biết khác nhau cho nên trong sự tu hành mỗi người lại hiện ra tướng mạo dáng dấp khác nhau. Có người hành Bồ-tát đạo bằng cách tụng kinh thuyết pháp; có người hành Bồ-tát đạo bằng cách bửa củi, gánh nước… nghĩa là trong việc làm với tâm niệm thượng cầu hạ hóa đều gọi là hành Bồ-tát đạo, đó là những tướng mạohiện ra bên ngoài.

Thấy đức Phật Niết-bàn, và thấy sau khi đức Phật Niết-bàn, Xá-lợi được dựng tháp cúng dường. Chừng ấy câu mà ta thấy trong kinh đã diễn tả trọn cả một thời giáo hóa của đức Phật, thấy cả y báo chánh báocủa cả lục phàmtứ thánh.

Từ lúc còn là một chúng sanh, ra đời, tu hành thành Phậtthuyết pháp… đến khi Phật Niết-bàn…, tức cả một dòng thời gian dài, nhờ hào quang của đức Phật mà thấy suốt tất cả. Việc đó nói lên rằng chính ngay trong hào quang trung đạo thật tướng, hiện đủ tất cả các tướng nhiểm và tịnh của chúng sanh và chư Phật một cách bình đẳng. Từ chúng sanh… đến chư Phật Niết-bàn cùng ở trong hào quang đó, ý nói rằng trong tự tánh thanh tịnh tâm bình đẳng cũng hiện đủ tất cả các việc nhiểm tịnh như vậy.

Kinh văn: Lúc bấy giờ Di Lặc Bồ-tát nghĩ rằng, nay đây, đức Thế Tôn hiện tướng thần biến như vậy, vì nhân duyên gì mà có điềm lành tốt đó? Đức Thế Tôn nay vào nơi Tam-muộI, việc bất khả tư nghì hy hữu hiện ra đó, sẽ hỏi ai đây, ai hay đáp được việc này?

Giải thích: Đây là đoạn ngài Di Lặc nghi, thấy những cảnh như vậy, ngài Di Lặc không biết vì nhân duyên gì mà đức Phật hiện ra các điềm lành hy hữu như vậy và ai là người có thể giải quyết mối nghi ấy? Đức Phật nhập định Tam-muội rồi thì làm sao mà hỏi? Không thể hỏi Phật, vậy sẽ hỏi ai? Ngài Di Lặc đang băn khoăn trong tâm.

Kinh văn: Lại nghĩ rằng Văn-thù-sư-lợi là vị pháp vương tử đã từng thân cận cúng dường vô lượng các đức Phật quá khứ, chắc đã thấy được tướng hy hữu này, vậy ta nay nên đến hỏi Văn-thù.

Giải thíchDi Lặc là một vị Bồ-tát, Văn-thù cũng là một vị Bồ-tát. Văn-thù là tiêu biểu cho đại trícăn bản trí. Còn Di Lặc đang dùng Duy thức quán phân biệt mà tu hànhCảnh giới ngài Di Lặc đang đối diện đây phải dùng đại trícăn bản trí như Văn Thù mới chứng nhập được, đem phân biệt trí như Di Lặc thì không thể hiểu.

Di Lặc là biểu thị cho tâm tư phân biệtý thức phân biệt, đang còn thức chứ chưa phải trí. Bởi Di Lặccòn tu Duy thức quán mà cảnh giới này không thể dùng thức để vào được và Di Lặc chỉ có thể hỏi Văn Thù chỗ nghi của mình.

Kinh văn: Lúc bấy giờ các hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắt, Ưu-bà-di và các hàng thiên long quỶ thần… đều nghĩ rằng tướng hào quang thần thông quang minh đức Phật phóng ra đó, nay sẽ hỏi ai đây ?

Giải thích: Đây là đoạn đại chúng nghi. Ngài Di Lặc mà còn nghi huống hồ tứ chúng Tỳ-kheo… làm sao không nghi được!

Phật từ Tam-muội, thân tâm bất động mà phóng ra hào quang, là cốt khiến cho chúng sanh bỏ vọng về chơn, chuyển thức thành trí. Ngặt vì hàng nhị thừa còn mang bệnh chấp chặt tam thừa là thật, chưa tin nỗi đạo lý tam thừa là quyền mà nhất thừa mới thật, nên Phật phóng hào quang làm phát khởi tâm nghi rồi Di Lặc mới hỏi, nhờ Văn Thù giải quyết.

Kinh Văn: Lúc bấy giờ Di Lặc Bồ-tát muốn tự quyết nghi, lại quán xét tâm niệm của bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắt, Ưu-bà-di, và các hàng trời rồng, quỉ thần… mà hỏi Văn-thù-sư-lợi rằng: Vì nhân duyên gì mà có tướng lành thần thông này? Phật phóng ánh sáng lớn soi khắp một vạn tám ngàn cõi ở phương Đông, khiến chúng đều thấy quốc độ trang nghiêm của các đức Phật?

Bấy giờ Di Lặc Bồ-tát muốn lặp lại nghĩa này mà dùng kệ hỏi rằng: Văn-thù-sư-lợi đấng Đạo sưvì cớ gìmà hào quang lớn từ lông trắng ở giữa chân mày chiếu khắp? Trời mưa hoa Mạn-đà, hoa Mạn-thù-sa, gió thơm mùi chiên đàn, làm vui đẹp lòng của chúng hội. Do nhân duyên đó, quả đất đều nghiêm tịnhmà thế giới này có sáu cách rung động. Bấy giờ bốn bộ chúng, thảy đều vui mừng, thân ý thơ thới được việc chưa từng có. Ánh sáng giữa chân mày, chiếu suốt thẳng phương đông, một vạn tám ngàn cõi, thảy đều trở thành ra sắc vàng, từ A-tỳ địa ngục đến Hữu-đảnh thiên. Trong các thế giới đó, lục đạochúng sanh sanh tử đến nơi này nơi kia và các nghiệp duyên thiện ác của họ và quả báo họ chịu hoặc tốt hoặc xấu, thảy đều trông được cả. Lại thấy các đức Phật, Thánh chúa sư tử diễn nói kinh điển vi diệuđệ nhất. Tiếng các Ngài trong trẻo, buông ra những lời rất dịu ngọt, dạy vô số vạn ức các Bồ-tát, phạm âm thâm diệu, khiến người vui nghe, đều ở nơi các thế giới diễn nói chánh pháp, với nhiều nhân duyênvà vô lượng thí dụ, để soi sáng Phật phápkhai ngộ cho chúng sanh. Nếu người vì gặp khổ, nhàm chánsự già bệnh chết, thời ngài vì họ nói cảnh Niết-bàn, để dứt hết các khổ.

Giải thíchĐức Phật dùng nhiều nhân duyên để giáo hóa. Đối với người nào gặp khổ, nhàm chán sanh lão bệnh tử thì Ngài nói cảnh giới Niết-bàn an lạc cho họ. Đây là cảnh giới của hàng Thanh Văn. Hàng Thanh Văn tu hành mong cầu thoát ly sanh lão bệnh tử, cho nên đức Phật nói pháp Niết-bàn để họ tu hành dứt hết các khổ.

Kinh văn: Còn nếu người có chút phước, từng cúng dường đức Phật, chí cầu thắng pháp, thì Ngài nói pháp Duyên Giác.

Giải thích: Hàng Thanh Văn quán về Khổ đế, trước hết dùng Khổ đế làm đối tượng quán để tu hành giải thoát, cho nên Thanh Văn thừa bằng vào sự nhàm chán sanh lão bệnh tử mà tu. Còn duyên Giác thừa, duyên vào Đạo đế để tu, bởi Duyên Giác thừa không bằng vào sự nhàm chán sanh lão bệnh tử mà bằng vào lý nhân duyên của vạn phápThí dụ: Thấy một ngọn lá rơi, một dòng nước chảy, một ánh saobăng… mà biết rằng tất cả sự vật là vô thường là nhân duyên sanh mà ngộ đạo.

Kinh văn: Hoặc có hàng Phật tử, tu bao nhiêu hạnh để cầu vô thượng huệ thì Ngài sẽ nói Thanh tịnh đạo.

Giải thích: Hàng Thanh Văn và Duyên Giác chỉ nhằm vào mục đích hoặc là quán Khổ đế hoặc là quán Đạo đế mà tu hành. Bồ-tát thì đa hạnh nên trong kinh gọi là chủng chủng (các thứ) hạnh. Hàng Bồ-tát cầu vô thượng huệ, cho nên đức Phật nói về Thanh tịnh đạo. Bởi vì đạo Bồ-tát so với đạo Thanh Văn là thanh tịnh, nên gọi là Thanh tịnh đạo.

PHẦN KINH VĂN

Kinh văn: Thưa Văn-thù-sư-lợi, tôi ở nơi đây thấy nghe việc như thế, và muôn ngàn việc khác như vậy rất nhiều. Nay tôi sẽ lượt nói: Tôi thấy ở cõi nước kia, hằng sa các Bồ-tát, bằng bao nhiêu nhân duyênđể cầu Phật đạo. Hoặc có người tu hạnh bố thí, đem vàng bạcsan hô, chơn châu, ma nixa cừmã nãokim cương, và các đồ trân bảo cho đến nô tỳ, xe cộ, nghiêm sức châu báu, hoan h› bố thí hồi hướng đến Phật đạo nguyện được thừa này là đệ nhất trong tam giới, được các đức Phật tán thán. Hoặc có hàng Bồ-tát dùng xe báu tứ mã, và lan thuẩn, tràng hoa và đồ trang sức để bố thí.

Giải thíchBố thí là một trong các nhân duyên tu Bồ-tát đạo. Đoạn kinh trên đây là nói về việc bố thíngoại tài, tức tài sản ngoài thân thể như vàng bạc châu báu… dùng để hồi hướng Phật đạo, mà hồi hướng Phật đạo tức hồi hướng một thừa pháp đệ nhất trong tam giới. Đó là điều đức Phật tán thán.

Kinh văn: Lại thấy hàng Bồ-tát dùng thân, thịt, tay chân, vợ con bố thí để cầu vô thượng đạo. Lại thấy hàng Bồ-tát vui vẻ bố thí cả đầu mắt thân thể để cầu trí tuệ Phật.

Giải thích: Đây là bố thí nội tài. Nội tài gồm hai phần: Thân và mạng. Đoạn kinh trên là nói về bố thí thân như xẻo thịt, cắt tay… chứ chưa chết. Ví như trong kinh nói về tiền thân của đức Phật đã từng cắt thịt mình đề chuộc mạng cho một con bồ câu. Đó là bố thí thân. Còn bố thí mạng như trong kinh nói đức Phật đã từng xả thân mình để cứu bầy cọp đói. Bố thí thân mạng là một việc khó làm, tuy nhiên cũng có thể thực hiện được. ví như có người cần một ít máu để sống, ta đem cho họ, đó cũng là một cách bố thíthân mạng. Đoạn trên là nói về bố thí Ba-la-mật.

Kinh văn: Thưa Văn-thù-sư-lợi, tôi thấy các vua ở nước đó, đi đến chỗ các đức Phậthỏi đạo lý vô thượng, liền bỏ cõi nước sung sướng, cung điện tôi hầu, cắt bỏ râu tóc mà mặc pháp phục.

Giải thích: Đây là tu về Trì giới Ba-la-mật.

Kinh văn: Hoặc thấy hàng Bồ-tát làm Tỳ-kheo, ở riêng một mình nơi nhàn tịnh vui ưa đọc tụng kinh điển.

Giải thích: Đây là tu về hạnh Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Kinh văn: Lại thấy hàng Bồ-tát dũng mãnh tinh tấn, vào nơi núi sâu suy nghĩ về Phật đạo.

Giải thích: Đây là tu về hạnh Tinh tấn Ba-la-mật.

Kinh văn: Lại thấy hàng Bồ-tát ly dục, thường ở chỗ nhàn tịnh tu tập về thiền định, được năm thứ thần thông.

Giải thích: Đây là tu về Thiền định Ba-la-mật.

Kinh văn: Lại thấy hàng Bồ-tát an thiềnchắp tay, dùng trăm ngàn bài kệtán thán đấng Pháp vương.

Giải thích: Đây cũng là tu về Thiền định Ba-la-mật.

Kinh văn: Lại thấy có hàng Bồ-tát trí tuệ sâu xaý chí bền chắc năng hỏi các đức Phật, nghe rồi thọ trì.

Giải thích: Đây là tu về Trí tuệ Ba-la-mật.

Kinh văn: Lại thấy hàng Phật tửĐịnh Tuệ đầy đủ, dùng vô lượng thí dụ, vì chúng giảng phápvui vẻdiễn bày, giáo hóa các Bồ-tát, phá trừ chúng ma binh mà đánh trống pháp.

Giải thích: Trước tu hành Lục độ đó là tự hành Lục độ, đoạn này là nói Định Tuệ đầy đủ, đánh lên tiếngtrống pháp cho các hàng Bồ-tát nghe. Đây là nói về hạnh lợi tha.

Kinh văn: Lại thấy các hàng Bồ-tát tịch nhiên yên mặc, được trời rồng cung kính mà không cho là vui mừng.

Giải thích: Đây là nhập về xả thiền, trong khi tịch mặc như vậy được hàng trời rồng đến cúng dườngkhông chấp theo sự cúng dường đó mà vui mừng tức là xả.

Kinh văn: Lại thấy hàng Bồ-tát ở trong rừng phóng quang để cứu giúp các sự khổ ở khắp các địa ngục, khiến họ được vào Phật đạo.

Giải thích: Đây là nhập về Bi thiền, tức nhập vào thiền định với tâm bi phóng hào quang đến chỗ u tối ở địa ngục mà cứu vớt chúng sanh nơi đó.

Kinh văn: Lại thấy hàng Phật tử, chưa từng ngủ nghỉ, kinh hành ở núi rừng, siêng năng cầu Phật đạo.

Giải thích: Tu hạnh lục độ có hai cách: Đoạn trước là nói về thứ đệ hành lục độ, nghĩa là hành lục độtheo thứ lớp, từ bố thítrì giới… cho đến trí tuệ. Đoạn này cũng nói về lục độ nhưng lục độ đây là vô phương hành lục độ, tức cần trì giới thì trì giới, cần nhẫn nhục thì nhẫn nhục… không theo thứ tự trước sau.

Kinh văn: Lại thấy hàng Phật tử, đầy đủ giới đức oai nghi không khuyết, thanh tịnh như châu báu để cầu Phật đạo.

Lại thấy hàng Phật tử, trú trong sức nhẫn nhục, bị những người tăng thượng mạn đánh đập mắng nhiếc, thảy đều hay nhẫn chịu, để cầu Phật đạo.

Lại thấy hàng Bồ-tát xa lìa đùa giởn và quyết thuộc ngu si, mà thân cận kẻ trí, nhất tâm trừ loạn, nhiếp niệm trong rừng sâu để cầu Phật đạo.

Giải thích: Duyên của thiền định là xa lìa sự chơi giởn, chơi giởn làm loạn tâm khó mà nhập định. Si quyến thuộc tức quyến thuộc dắt vào đường sai trái mê lầmđồng thời phải thân cận kẻ trí thì tâm mới khỏi loạn động để nhập định.

Kinh văn: Hoặc thấy hàng Bồ-tát dùng những món ăn ngon lành, trăm thứ thuốc thang để cúng Phật và Tăng. Hoặc dùng danh y thượng phục giá trị ngàn vàn, hoặc là y vô giá để cúng Phật và Tăng. Hoặc dùng trăm ngàn ức thứ chiên đàn, nhà báu và những ngọa cụ tốt đẹp để cúng Phật và Tăng.

Lại dùng vườn rừng thanh tịnhhoa quả tươi tốt, suối trong tắm rửa, để cúng Phật và Tăng.

Những sự bố thí nhiệm mầu như vậy mà vẫn luôn luôn hoan hỶ không nhàm chán để cầu vô thượng đạo.

Hoặc có hàng Bồ-tát nói pháp tịch diệt, dùng bao nhiêu lời để giáo huấn vô lượng vô số chúng sanh.

Giải thíchTịch diệt pháp tức pháp đưa về tịnh diệt, pháp đưa về giải thoát, pháp làm cho chúng sanh xả trừ phiền não đưa về vắng lặng.

Kinh văn: Hoặc thấy hàng Bồ-tát, quán các pháp tánh, không có hai tướng, giống như hư không.

Giải thíchQuán pháp tánh không có hai tướng tức là thật tướng vô tướng. Như đã nói, nếu cứ chấp từng tướng như cái tướng viên phấn, tướng cái nồi… thì những tướng đó sẽ chướng ngại nhau. Nhưng nếu từ các tướng sai biệt mà nhận thấy được thật tướng vô tướng đó là đất thì nó không chướng ngạinhau. Đất không chướng ngại cái chén, cái chén không chướng ngại viên phấn đó là thật tướng vô tướngnhất như bình đẳngSở dĩ chúng ta không dựa vào tướng giả dối để mà nhận ra thật tướng vô tướng, cho nên tâm cứ dấy lên những phân biệt, những phiền não, không vượt qua được những giả tướng đó.

Quán các pháp tánh không hai tướng giống như hư không, vì hư không bình đẳnghư không không hai, cho nên hư không không đối chọi, cái gì cũng có thể hiện ra trong hư không hết mà hư không không hề chướng ngại.

Kinh văn: Lại thấy hàng Phật tửtâm không chấp trước, bằng diệu huệ nầy để cầu vô thượng đạo.

Thưa Văn-thù-sư-lợi, lại có hàng Bồ-tát, sau khi Phật diệt độ, cúng dường Xá-lợi Phật. Lại thấy hàngPhật tử tạo tháp miếu vô số hằng sa trang sức nơi cõi nước, tháp Phật rất cao đẹp, đến năm ngàn do tuần, rộng, ngang, cao bằng nhau tới hai ngàn do tuần, mỗi mỗi tháp miếu ấy đều có hàng ngàn phan cái và châu báu xen nhau lẫn lộn. Những linh báu rung lên, các hàng trời rồng, thần nhơn và phi nhơn, dùng hương hoa kỶ nhạc để cúng dường tháp Phật.

Thưa Văn-thù-sư-lợi, các Phật tử đó vì cúng dường Xá-lợi, nghiêm sức tháp miếu, cả cõi nước tự nhiêntrở thành thù đặc tốt đẹp, giống như cây thiên thọ vương nở đầy hoa. Phật phóng một hào quang mà tôi và cả đại chúng thấy bao nhiêu điều đặc biệt thù diệu ở cõi nước đó.

Giải thích: Phật phóng có một hào quang mà thấy đủ cả, như vậy hào quang đó là hào quang gì? Hào quang đó là hào quang Phật tri kiến, mà trong Phật tri kiến thì tất cả các tướng đều hiện ra bình đẳng, từ địa ngục A-tỳ cho đến trời Sắc cứu cánh; từ việc chúng sanh tác thiệntác áccho đến việc Phật ra đời, thuyết phápgiáo hóa, nhập Niết-bàn, xây tháp cúng dường… Tất cả mọi pháp đều từ nơi bản tánh hiện ra. Tất cả mọi pháp đều từ nơi một hào quang hiện ra. Một đối với nhiều kia, thành ra một này là thật tướng mà nhiều kia là sai biệt tướng. Ví dụ: Đất là một, còn bình, chén…là nhiều. Cái nhiều đó từ cái một mà ra, không ngoài một mà có nhiều, không ngoài một hào quang của Phật mà có các tướng kia hiện, không ngoài một nhất tâm của chúng sanh mà có các tướng nhiểm tịnh hiện ra. Nhưng tất cả các tướng từ nhất tâm hiện ra ấy vì sao Phật thấy được mà chúng ta không thấy được? Bởi Phật thấy được tất cả các tướng từ nhất tâm hiện ra, cho nên, Phật có thể từ nơi tâm mà hiện ra đủ tất cả các pháp, còn chúng sanh vì không nhận được cái đó nên đắm vào trong từng tướng một rồi chấp từng tướng một mà không thấy được tất cả. Ví như, nếu ta chỉ thấy viên phấn là viên phấn, cái bình là cái bình, rồi chấp vào cái bình, viên phấn ấy, thì không thấy được thật tướng của cái bình, viên phấn là gì, và như vậy ta chỉ sống chết với cái bình, viên phấn mà thôi, không làm sao đem viên phấn mà làm cái chén, đem cái chén mà làm cái bình được. Nhưng khi đạt đến thật tướng của phấn, bình chỉ là đất thì bấy giờ ta đủ khả năng từ nơi đất nắn ra chén bình… Nhưng mà, khi đạt được thì mới như vậy, khi chưa đạt thì không như vậy, thành ra lý mê và ngộ giữa Phật và chúng sanh chỉ chừng ấy. Chúng sanh mê là mê cái điều Phật ngộ. Phật ngộ là ngộ cái điều chúng sanh mê. Mê là vì không đạt được thật tướng, cứ chấp vào tướng bình, tướng phấn mà không thấy được bình hay phấn gì cũng từ nơi một thật tướng đất. Nên một hào quang, một này vô cùng ý nghĩa, một là vô lượng vậy. Phật chỉ phóng có một hào quang thôi mà ngài Di Lặc và đại chúng thấy khắp tất cả.

Kinh văn: Thần lực của các đức Phậttrí tuệ của các đức Phật quá hy hữu, chỉ phóng một hào quangthanh tịnh mà soi ra vô lượng quốc độChúng tôi được thấy việc chưa từng có.

Thưa Phật tử Văn Thù, xin hãy giải quyết điều nghi nan. Cả bốn chúng đều cung kính ngưỡng mong nhơn giả vì tôi nói rõ. Đức Thế Tôn vì cớ gì mà phóng hào quang ấy?

Thưa Phật tử Văn Thù, đã đúng thời nên đáp, để giải cái nghi cho chúng vui mừng. Có ích lợi gì mà đức Phật phóng ra hào quang đó, vì muốn nói pháp vi diệu mà đức Phật chứng được nơi đạo tràng, hay là Phật sắp thọ ký? Việc hiện bày các cõi Phật và các châu báu trong sạch trang nghiêm và thấy các đức Phật như vậy, không phải là nhân duyên nhỏ. Văn-thù ngài nên biết, cả bốn chúng long thần đều chiêm ngưỡng và quán sát nhân giả, xin hãy nói cho biết những điều gì như thế?

Bấy giờ ngài Văn-thù-sư-lợi nói với Di Lặc Bồ-tát Ma-ha-tát và các đại sĩ rằng: Các thiện nam tử, theo chỗ tôi suy nghĩ, nay đức Thế Tôn muốn thuyết đại pháp, mưa trận mưa đại pháp, thổi loa đại pháp, đánh trống đại phápdiễn nghĩa đại pháp.

Giải thích: Đây là Bồ-tát Văn Thù đáp lời Di Lặc và đại chúng rằng theo chỗ ngài nghĩ, đức Phật sắp nói đại pháp. (Đại pháp hay Đại thừa). Đại có bảy nghĩa:

1. Cảnh đại: Cảnh giới của hàng Bồ-tát chứng ngộ là cảnh giới rộng lớn, tức là cảnh giới vô tướng thật tướng, cảnh ly nhị biênvô ngã. Hàng nhị thừa chỉ biết có sanh không, đó là cảnh giới của họ. Còn nhị không chơn như là cảnh giới Đại thừa nên nói cảnh đại.

Thế nào là cảnh? Cảnh lả nơi thân mình nương trên đó, bước đi trên đó, thân có chỗ đi thì tâm cũng có chỗ đi của tâm nên cũng gọi là cảnh. Chỗ đi của tâm nhị thừa là nhơn vô ngã, còn chỗ đi của tâm Đại thừa là pháp nhị không chơn như, chỗ đi của tâm chúng sanh là chấp Ngã, nhơn, chúng sanhthọ giảdanh tướng. Hàng Bồ-tát thì đi trên cảnh giới vô tướng.

2. Trí đại: Cảnh đã lớn thì trí phải lớn, cảnh đã vô ngã thì trí phải vô ngã.

3. Hạnh đại: Trí đã lớn phát ra hạnh cũng phải lớn. Hạnh tự lợilợi tha.

4. Tinh tấn đại: Sự tinh tấn bền vữngkiên cố. Tu một giờ cũng như tu một năm, cũng như tu ba A-tăng-kỳ không lay chuyển, không thối lui, không chán nãn.

5. Thiện xảo phương tiện đại: Tùy theo căn cơtrình độ của chúng sanh mà làm việc, nói những pháp ích lợi để dẫn dắt họ một cách khéo léo.

6. Chứng đại: (Cứu cánh đại). Do sự tu hành như trên mà đưa đến kết quả chứng ngộ căn bản thật trí.

7. Nghiệp dụng đại: Do chứng đại mà kiến lập Phật sự lớn lao.

Đức Thế Tôn thuyết đại phápđại pháp đó được ví như một trận mưa lớn. Trận mưa lớn đó sẽ làm tươi nhuận tâm niệm khô khan của hàng nhị thừa mà Đại thừa gọi là “khôi thân diệt trí”, nghĩa là họ chỉ tự lợitâm từ bi khô khan, hạnh lợi tha hạn hẹp, như một chồi khô, bây giờ mưa một trận mưa đại pháp làm cho những ý chí khô này tươi lên, chí nguyện Đại thừa sống dậy, nứt chồi.

Thổi loa đại pháp tức là gom tất cả chí nguyện về một mục đích duy nhất là Phật thừa đạo. Ví như thổi còi thì mọi người tập nhóm lại. Và đánh trống đại pháp nghĩa là thúc chí nguyện lợi thachí nguyện hành Bồ-tát đạo ấy xông lên…

Đoạn trên đây là ngài Văn-thù trả lời theo sự suy tư của ngài. Bây giờ ngài dẫn chứng.

Kinh văn: Các thiện nam tử, đối với quá khứ các đức Phật, tôi đã từng thấy các điềm lành đó. Sau khi phóng ra hào quang rồi tức thì Phật nói pháp lớn, thế cho nên tôi biết rằng đức Phật nay đây hiện phóng hào quang cũng lại như vậy. Phật muốn cho chúng sanh đều được nghe, được biết các pháp mà tất cả thế gian rất khó tin, cho nên hiện điềm lành này.

Giải thích: Trong việc hiện điềm lành của đức Phật cũng có ý là khiến cho chúng hội phát khởi một lòng tôn trọng cung kính trước khi nghe Phật nói pháp. Vì sao? Vì pháp mà Phật sắp nói đó là một pháp khó tin.

Kinh văn: Này các thiện nam tử, như quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghì A-tăng-kỳ kiếp. Lúc bấy giờ, có đức Phật hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Như LaiỨng cúngChánh biến triMinh hạnh túcThiện ThệThế gian giảiVô Thượng sĩĐiều ngự trượng phuThiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, diễn nói Chánh pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý thâm thúy sâu xalời nói xảo diệu thuần nhất không tạp xen, đầy đủ tướng thanh bạch phạm hạnh.

Giải thích: Đây là đoạn ngài Văn Thù dẫn chứng đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh trong quá khứ vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp.

Nên biết, trong kinh Đại thừa, nhãn quan về vũ trụ, không và thời gian là xứng tánh mà nói chứ không nói theo tướng phân biệt chấp trước của tâm lý thông thường, nên nói cái gì cũng là vô lượng vô biên. Bởi vì nói từ tâm niệm thì thật ra, ngay từ một tâm niệm mà cũng vô thỉ vô chung, ngay từ một tâm niệmmà cũng vô lượng vô biên

Vì sao thành thỉ? Vì sao thành chung? Vì sao thành trước, sau…? Nêu một cực vi là một cực vi thì chẳng có cái nào trước cái nào sau. Nhưng chồng thêm trước một cực vi sau một cực vi thì tự nhiêncực vi này nằm giữa. Như vậy, không gian cực vi này nằm giữa này có đúng là giữa hay không? Nếu chỉ có một cực vi thì có giữa hay không? Thế nhưng, vì cái mê chấp của chúng sanh theo nghiệp thức mà nói có trước có sau. Nhưng sự thật của sự vật thì không trước không sau… Cho nên trong kinh nói không thỉ, không chung, không trung, không biên cũng là để dạy chúng ta xả trừ tâm niệm chấp trướcnhị biên.

Mà chính ngay câu Quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghì cũng là một công án thiền. Nếu ngay câu nói đó ta rời bỏ được tâm niệm nhị biên phân biệt thì cũng chính ngay lúc đó ta ngộ được thật tánh của vạn pháp không thỉ không chung vậy.

Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh tức là chỉ cái tự giác thanh tịnh tâm chiếu sáng khắp tất cả.

Ánh sáng của thế gian không ngoài ba thứ: Mặt trờimặt trăng và đèn. Ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và chỗ nào mặt trờimặt trăng không chiếu sáng được thì có đèn. Ba thứ này là nguồn gốc của ánh sáng, ngoài ra không có gì tạo nên cái sáng được. Để nói rằng đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh là nguồn gốc của áng sáng, mà ánh sáng đây là ánh sáng của bản giác thanh tịnh diệu tâm, mà bản giác thanh tịnh diệu tâm này đâu có bị không gianthời gian ràng buộc nên nói vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp.

Đức Phật Nhật nguệt Đăng Minh có đủ 10 hiệu:

1. Như Lai: Tathagata. Theo như trong kinh Thanh Tịnh tập 4, Trường Bộ ( Dìgha Nikàya) có đoạn nói về hai chữ Như Lai như sau: “…Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là hư vọngkhông thật, không có lợi íchNhư Lai không trả lời. Này Cunda nếu những gì thuộc quá khứ là chơn chánh, như thật, không có lợi ích, thì Như Lai cũng không trà lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chơn chánh, như thật, có lợi íchNhư Lai biết, trả lời câu hỏi ấy một cách vắng tắt. (Pháp vị lai, hiện tại cũng vậy). Như vậy, này Cunda, đối với các pháp quá khứvị laihiện tạiNhư Lai là vị nói phải thời, nói chân chánh, nói như thật, nói có lợi íchnói đúng pháp, nói đúng luật. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, trong thế giới này với chư ThiênMa vươngPhạm thiên… và loài Người những gì được thấy, nghe, cảm giácphân biệt đạt đến, tìm cầu, suy đạt với ý, tất cả đều được Như Lai biết rõ. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và đêm Như Lai nhập Vô-dư Niết-bàn giới, trong thời gian ấy những gì Như Lai nói, trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy không có gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai.

Trong Tăng Chi tập IIA trang 33 cũng có định nghĩa:

“Trong toàn thế giới chư Thiên… Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến, đại tự tại. Do vậy được gọi là Như Lai.

Trí Độ luận tập I trang 51 cũng có định nghĩa:

“Như pháp tướng (Như) mà hiểu (Lai): Như pháp tướng (Như) mà giảng thuyết (Lai), như con đường an ổn của chư Phật (Như) mà đến (Lai) nên gọi là Như LaiHay nói gọn, Như Lai là đến như vậy, đi như vậy. (Như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết, như chư Phật lai)”.

Thập Trụ Tỳ-bà-sa I nói về Như Lai như sau:

Như danh thật, Lai danh chú, chí chân thật (Niết-bàn) trung, cố danh Như Lai (“Như” là “Thật”, “Lai” là “Đến”. Đến trong như thật gọi là Như lai.

“Như danh bất hoại tướng (chư pháp thật tướng, (Lai danh trí tuệ, đáo thật tướng trung thông đạt kỳ nghĩa, danh Như Lai (“Như” là “bất hoại tướng” (chư pháp thật tướng); “Lai” là “Trí tuệ”. Trí tuệ thông suốt thật tướng gọi là Như Lai.)

“Không, vô tướngvô tác, danh Như; chư Phật lai chí tâm giải thoát môn, diệc linh chúng sanh đáo thử môn, danh Như lai”. (Không, vô tướngvô tác là “Như”, đạt đến trong ba môn giải thoát và cũng khiến cho chúng sanh đạt đến ba môn giải thoát ấy gọi là “Như Lai.”)

“Như danh Tứ đếlục độ, dĩ tứ lục pháp lai chú Phật địa, danh Như Lai (Như là Tứ đếlục độ, dùng pháp Tứ đếlục độ để chứng đắc địa vị Phật, gọi là Như Lai).

Thành Thật Luận nói:

“Thừa như thật đạo, lai thành Chánh giác” (Nương vào đạo như thật (Như) chứng thành bậc Chánh giác(lai).

Trong luận Chuyển Pháp Luân nói:

“Niết-bàn danh Như, Tri giải danh Lai, Chánh giác Niết-bàn, cố danh Như Lai” (Niết-bàn là “Như”, Tri giải là “Lai”, Chánh giác Niết-bàn gọi là Như lai.

Kinh Thắng Man Bảo Khốt nói:

Thế Như Khi lai, như chư Phật lai” (Thể theo “Như” mà đến (lai), giống như chư Phật mà đến “Lai”).

Hành Tôn Ký Thượng nói:

“Thừa như thật pháp xuất hiện lợi sanh, tức thừa như nhi lai” (Nương vào thật pháp (Như) thị hiện ra đời thuyết pháp độ sanh (Lai). Tức thừa “Như” mà đến (Lai).

Câu “Thừa như thật đạo lai thành Chánh giác” là chỉ cho báo thân Như Lai.

Câu “Như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết” cũng chỉ cho Báo thân Như Lai.

Câu “Như chư Phật lai” chỉ cho Hóa thân Như Lai.

Trong kinh Kim Cang cũng định nghĩa:

“Như Lai giả, thị chư pháp như nghĩa” (Như lai là cái nghĩa như thật của các pháp).

Hay câu: “Như lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai.” (Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đến đâu nên gọi là Như Lai.

Hai câu này là Như Lai pháp thânVì vậy nên trong kinh Kim Cang nói “Nhược dĩ sắc kiên ngã, dĩ âm thanh cầu ngã…” Đó là Như Lai pháp thân. Bởi Như Lai pháp thân thì ly tướngNhư Lai không ở nới âm thanhsắc tướng mà chúng sanh chấp vào âm thanhsắc tướng để cầu được Như lai pháp thân thì làm sao thấy được. Pháp thân là vô tướng mà cứ dùng tướng để cầu tìm Như Lai nên trong kinh gọi đó là tà đạo.

2. Ứng cúng: Tức là một trong ba nghĩa của A-la-hán. A-la-hán: Vô sanh, phá ác, Ứng cúng.

3. Chánh biến tri: Còn gọi là Chánh biến giácChánh đẳng giác. Chánh tức là không tà, biến là cùng khắp. Khi nói đức Phật chánh biến tri là nói Ngài có cái biết đúng như thật và cùng khắp. Biết đúng như thật nên khác ngoại đạo, cùng khắp nên khác Nhị thừa và Bồ-tát.

4. Minh hạnh túc: Minh là tam minh (Túc mạngthiên nhãn và lậu tận). Hạnh là lục độ vạn hạnh. Đầy đủ cả minh, trí, hạnh gọi là minh hạnh túc.

5. Thiện thệ: Khéo đi qua. Trong con đường sanh tử khéo ra khỏi, ngay trong trần lao mà giải thoát trần lao, ngay trong sanh tử mà thoát khỏi sanh tử. Trở vào đường sanh tử hóa độ chúng sanh mà không bị vấp vướng, không bị trở ngại.

6. Thế gian giảiThế gian có hai thứ: Hữu tình thế gian (thuộc chánh báo) và Khí thế gian (thuộc y báo). Đức Phật hiểu rõ cả y báo và chánh báo của thế gian nên gọi là Thế gian giải.

7. Vô thượng sĩ: Đấng Vô thượng không ai bằng.

8. Điều ngự trượng phu: Đấng điều ngự được chúng sanh mê lầm.

9. Thiên nhân sư: Thầy của trời, người.

10. Phật: Đấng giác ngộPhật Địa luận nói: “Tự khai giác cũng khai giác tất cả chúng sanh về tất cả pháp, tất cả tướng như ngủ mong thức dậy, như hoa sen trở, nên gọi là Phật. Đủ mười hiệu như vậy gọi là Thế TônThế Tôn là danh từ tổng quát, đủ 10 hiệu đó là một bậc tôn quý của cả trời người, thế, xuất thế gian, nên gọi là Thế Tôn. Đây là tán thán Phật đủ 10 hiệu.

“Đức Phật diễn ra Chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện nghĩa lý thâm viễn, lời lẽ nhiệm mầu, thuần nhất vô tạp, đầy đủ phạm hạnh”.

Thế nào gọi là Chánh pháp của Phật? Chánh pháp của Phật đầy đủ 7 tánh chất tốt lành sau đây: Sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý thâm thúy cao xa, ngôn từ khéo léo nhiệm mầu, thuần nhất vô tạp, đầy đủ tướng phạm hạnh thanh tịnh.

Sao gọi là Sơ, Trung, Hậu thiện? Đức Phật nói pháp đầu tiên, giữa, sau rốt đều thiên, Phật ví dụ giáo pháp của Ngài như một cục đường, ngoài, trong giữ đều ngọt. Pháp Phật đầu tiên thuyết về giới là sơ thiện, bước đầu của Chánh pháp; kế đó Ngài nói về Định là trung thiện, trung tâm của Chánh pháp, sau nói về Tuệ là hậu thiện, kết quả của Chánh pháp. Hay sơ thiện là tin giải, trung thiện là thực hành, hậu thiện là thật chứng.

Sao gọi là nghĩa lý thâm viễnngôn từ tốt đẹp, áo diệu, thuần nhất? Thiên kinh vạn quyển đối với kẻ sơ học thì thấy có vẻ mông lung, mâu thuẩn, nhưng nếu nắm được phần tinh hoa cốt tủy thì lời Phật dạythần nhất vô tạp, sâu kín, siêu lý luận, phải đến để mà thấy, lời lẽ đôn hậu giản dị mà súc tích siêu thoát.

Và đầy đủ tướng thanh tịnh phạm hạnh có nghĩa là ai thực hành được pháp hạnh đó thì đều thành tựuđược tướng thanh bạch phạm hạnh. Đầy đủ bảy tánh cách như vậy thì gọi là Chánh pháp của Phật. Đây là tán thán Chánh pháp có đủ bảy đức.

Kinh văn: Đức phật vì hạng cầu Thanh văn, nói Pháp Tứ đế (1), độ thoát sanh, lão, bệnh, tử, cứu cánhNiết-bàn. Vì hạng cầu Bích chi Phật, nói pháp Mười hai nhân duyên (2). Vì hàng Bồ-tát, nói lục Ba-la-mật, khiến chứng quả vô thượng Bồ-đề thành bậc Nhất thiết chủng trí.

Lại nữa, có đức Phật cũng hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, tiếp có đức Phật cũng gọi Nhật Nguyệt Đăng Minh. Như vậy tiếp tục hai vạn đức Phật đồng một hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, lại đồng một tánh Phả-la-đọa (lợi căn). Di Lặc nên biết, đức Phật đầu, đức Phật sau đồng một danh từ Nhật Nguyệt Đăng Minh, 10 hiệu đầy đủ, pháp của Ngài nói sơ, trung, hậu đều thiện.

Giải thích: A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-Bồ-đề (dịch âm từ chữ Anutara samma sambuddhi: Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác).

Chữ này cũng có ngài dịch âm: Tam-da-tam-bồ hoặc Tam-da-tam Phật.

Hai vạn đức Phật cũng đồng một tên Nhật Nguyệt Đăng Minh, như đã trình bày, Nhật Nguyệt Đăng Minhđể tiêu biểu giác tánh sáng suốt như ba thứ nguồn gốc ánh sáng của thế gian gom lại. Tất cả các đức Phật thành Phậtđức Phật nào cũng phải thành tựu đức tánh viên mãn đó hết nên đức Phật nào cũng có tên Nhật Nguyệt Đăng Minh. Đây là tên chung như danh tử Phật vậy.

Thứ nữa, trong kinh Đại Thừađức Phật cho thấy rằng thời giankhông gian là không thật và phần nhiều kinh Đại thừa dựa vào tướng để hội tánh. Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ. Như Ngài Liễu Quán tham vấn với Ngài Tử Dung câu: “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ”, tám chín năm mà không ngộ. Nhân một hôm đọc Ngữ lục, trong đó có câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, Ngài liền ngộ.

Vậy, thế nào là chỉ vật truyền tâm? Truyền tâm, tâm vô hình thì lấy gì để truyền? Chỉ vật là ngộ tâm chứ không phải ngộ vật, đó là chỗ khó lãnh hội được, mà khi lãnh hội được tức giác ngộ. Như có người đến hỏi ngài Triệu Châu: -Phật ở đâu? Ngài nói: -Phật trong chùa. Người ấy nói: -Trong ấy đều là tượng bằng đất, bằng gỗ cả mà. Ngài nói: -Chính vậy. Người ấy hỏi: -Vậy thì Phật ở đâu? Ngài nói: -Phật trong chùa.” Chỉ vật truyền tâm.

Cũng chừng ấy, mà với tâm bậc ngộ đạo thì đó là Phật, kẻ chưa ngộ thì đó là tượng gỗ. Cũng nhưchúng ta lạy Phậtnếu không phải lạy về tánh Phật thì chúng ta cũng kẹt mắc về lạy tượng đất. Nhưng chúng ta đâu có lạy tượng đất mà là lạy tánh giác ngộ của Phật. Đức tánh của Phật được tiêu biểu trong đó. Đó là ý nghĩa câu “Chỉ vật truyền tâm”. Sở dĩ hai vạn đức Phật mà có cùng một hiệu Nhật NguyệtĐăng Minh là chính do ý nghĩa đó.

Kinh văn: Trong hai vạn đức Phật đó, đức Phật rốt cùng hết, khi chưa xuất gia có tám vương tử, người thứ nhất tên Hữu Ý…, tám vị vương tử này oai đức tự tại, đều quản lãnh bốn châu thiên hạ. Khi các vị vương tử nghe vua cha xuất gia chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì cũng bỏ ngôi vua xuất gia theo cha, phát chí Đại thừa, thường tu phạm hạnh, đều làm vị Pháp sư, từng trồng căn lành nơi hằng ngàn vạn các đức Phật.

Giải thích: Đây là đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng, đức phật này có tám vương tử. Khi tám vương tử nghe vua cha xuất gia chứng đại Bồ-đề thì cũng bỏ ngôi vua xuất gia tu phạm hạnh, làm Pháp sư và đã gieo căn lành với ngàn vạn đức phật.

Tám vương tử này có thể tiêu biểu cho tám thức. Bởi vì chưa thành Chánh giác thường có tám thức hiện hành, tám thức này chủ động đời sống của chúng sanhchúng sanh sống với tám thức chứ chưa sống với trí giác ngộ. Khi chuyển thức thành trí tức vương vị bỏ, và hành động của tám thức chuyển đổ hết mà bỏ thức hư vọng để thành tựu Đại giác. Khi chuyển tám thức thành trí tức là Lúc phát chí Đạithừa tu phạm hạnh, làm Pháp sư. Tám vị vương tử này là chúng hội của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, đây cũng là câu nói tóm tắt để đối chiếu với đức Phật Thích Ca, trước khi thuyết pháp đức Phật Thích Ca cũng quy tụ chúng hội…

Ngài Văn Thù dẫn điều này để chứng tỏ rằng, xưa kia đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh hiện ra đời, thuyết pháp… cũng có những thụy tướng giống như ngày hôm nay. Sau khi hiện những thụy tướng đó thì đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoavậy thì hôm nay đức Phật Thích Ca cũng hiện ra những thụy tướng như vậy, chắc chắn rằng đức Phật Thích Ca cũng sẽ thuyết kinhDiệu Pháp Liên Hoa.

Đây là lời dẫn chứng của ngài Văn-thù-sư-lợi. Trước khi Ngài đáp theo sự suy nghĩ của Ngài. Bây giờ Ngài dẫn chứng thật rằng đức Phật Thích Ca sẽ nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa giống như đức Nhật Nguyệt Đăng Minh trước kia vậy. Đó là phần duyên khởi cho kinh Pháp Hoa vậy.

Kinh văn: Lúc bấy giờ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh Đại thừa tên Vô lượng nghĩa là pháp giáo hóa hàng Bồ-tát được chư Phật hộ niệm.

Khi nói kinh đó rồi, liền ở giữa đại chúngngồi kiết già nhập định Vô lượng nghĩa xứ, thân tâm không lay động. Lúc bấy giờ, trời mưa hoa Mạn-đà-la (lược)… mà rải trên Phật cùng đại chúng, khắp thế giới Phật dều có sáu cách rung động. Lúc bấy giờ ở trong chúng hội hàng Tỳ-kheo Tỳ-kheo-ni (lược)…, các đại chúng ấy gặp việc chưa từng có, hoan hỶ chấp tay nhất tâm chiêm ngưỡng đức Phật. Lúc bấy giờ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh phóng hào quang từ nơi tướng lông trắng ở giữa hai chân mày, chiếu về phương Đông một vạn tám ngàn Phật độ, đều cùng khắp hết, như hôm nay thấy các Phật độ ấy.

Giải thích: Như trước, hào quang của đức Phật Thích Ca phóng ra chiếu khắp trong đó thấy cả lục thúchúng sanh, Phật ra đời, thuyết pháp… và Niết-bàn như thế nào thì giờ đây, nơi hào quang của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh phóng ra cũng thấy như thế.

Kinh văn: Di Lặc nên biết, lúc bấy giờ trong hội chúng có hai mươi ức Bồ-tát muốn nghe pháp, các vị Bồ-tát đó thấy hào quang rực rỡ khắp cõi nước Phật chưa từng có, đều muốn biết hào quang đó vì do nhân duyên gì. Lúc bấy giờ có vị Bồ-tát tên Diệu Quang, vị này có tám trăm đệ tử. Khi đó đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh từ Tam-muội vô lượng nghĩa mà xuất định, nhân vì Diệu Quang Bồ-tát nói kinh Đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa là pháp giáo hóa Bồ-tát được chư Phật hộ niệm.

Giải thíchHội chúng thấy đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh phóng quang liền sanh nghiĐức PhậtNhật Nguyệt Đăng Minh sau khi xuất định liền nói kinh Đại thừa Diệu Pháp Kiên Hoa, hôm nay đức Thích Ca phóng hào làm hội chúng sanh nghi, vậy sau khi xuất định chắc Ngài cũng sẽ nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Kinh văn: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh đến 60 tiểu kiếp mà không rời pháp tòa, lúc bấy giờ chúng hội nghe pháp cũng ngồi một chỗ trong 60 tiểu kiếpthân tâm không lay động, nghe Phật thuyết pháp giống như trong khoảng một bửa ăn. Bấy giờ trong chúng hội không có một người nào, hoặc thân, hoặc tâm sanh ra mỏi mệt, dãi đải.

Giải thíchĐức Phật nói kinh trong 60 tiểu kiếp mà không rời pháp tòa… Đây là thời gian trong các kinh Đại thừa. Thật sự, thời gian không dài không ngắn, dài ngắn là tùy theo trình độ, tâm tư của chúng sanh. Trong một thời nghe pháp, người nghe với tâm tư cầu pháp thì trong hai giờ in tuờng như độ 15 phút, người nghe với tâm tư mệt mỏi không ưa thích thì hai giờ mà tuồng như cả buổi, đó là những tâm tư bình thường. Nhưng, nếu như có một tâm tư vượt bực hơn nữa thì thời gian cũng khác, huống gì ngồi nghe đức Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa là kinh Phật khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Trong lúc nghe được lời dạy ấy mà ngộ nhập được tri kiến Phật thì tự nhiên xả hết các kiến chấpsanh diệt, xả hết tướng thân tâm, lâu mau, trong ngoài… thì lúc ấy là “Thập thế cổ kim thỉ chung bất ly ư đương niệm”. Mười đời kim cổthỉ chung không rời nơi đương nệm. Sáu mười tiểu kiếp mà như trong một bửa ăn là vì vậy.

Kinh văn: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh pháp Hoa trong 60 tiểu kiếp rồi, liền ở giữa chúng Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người, A-tu-la… mà tuyên nói rằng: “Như Lai giữa đêm hôm nay sẽ vào Vô dư Niết-bàn”.

Giải thích: Đoạn kinh này có ý rằng thời đức Phật nói kinh Pháp Hoa là thời đức Phật sắp Niết-bàn. Sau khi nói kinh Pháp Hoađức Phật sẽ nói kinh Niết-bàn nữa, tức là chấm dức cả thời giáo hóa ở Ta-bà, giống như đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh xưa kia nói kinh Pháp Hoa trong 60 tiểu kiếp thì liền tuyên bố giữa đêm vào Niết-bàn, ngày hôm nay sắp vào Niết-bàn đức Phật Thích Ca cũng sẽ nói kinh Pháp Hoa không khác.

Kinh văn: Lúc bấy giờ có Bồ-tát tên Đức Tạng được đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh thọ ký và bảo các Tỳ-kheo rằng: Đức Tạng Bồ-tát này kế sẽ làm Phật hiệu là Tịnh Thân Đa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miêu-tam-phật-đà.

Giải thích: Đa-đà-a-già-độ dịch âm từ chữ Tatha-gata mà ra. Bởi chữ Như Lai cũng có nghĩa Như khứ. Như khứ là theo đạo Như thật từ sanh tử bưóc tới cảnh giới giác ngộ Niết-bàn nên gọi là khứ. Đúng y như sự thật, đúng y như thật pháp mà đi tới, theo con đường chân thật mà đi tới, từ chúng sanh đi tới quả vị giác ngộ gọi là Như khứ. Như Lai là dúng theo con đường như thật, từ địa vị giác ngộ mà trở vềcõi ứng thân hóa độ chúng sanhvì vậy chữ này viết là Tathagata, nên phiên âm Đa-đà-a-già-độ.

Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh xong kiền thọ ký cho Đức Tạng rồi giữa đêm vào Niết-bàn. Đoạn này cũng để nói rằng đức Thích Ca ngày hôm nay phóng hào quang xong từ trong định xuất ra và sẽ nói kinh Pháp Hoathọ ký cho hàng đệ tử thành Phật rồi Ngài vào Niết-bàn… Đó là những điều sẽ nói trong kinh Pháp Hoa và cũng cho thấy rằng trong hội Pháp Hoa đức Phật mới thọ ký cho hàng Thanh Văn La-hán chứng Vô thượng Bồ-đề. Tất cả các việc thiện của chúng sanh đều đưa đến Phật quả, thay vì như trong các kinh khác cũng nói tất cả chúng sanh đều thành Phật, nhưng vẫn còn phân biệt nói có 5 chủng tánh là Định tánh Thanh VănĐịnh tánh Duyên GiácĐịnh tánh Bồ-tát, Bất định tánh và Vô tánh. Hay như kinh Bát-nhã mà cũng còn phân biệt thiện hữu sở đắc và thiện vô sở đắc… Đến Pháp Hoa mới quy về Phật địa.

Kinh văn: Đức Phật thọ ký xong liền vào Vô dư Niết-bàn ngay giữa đêm ấy.

Sau khi đức Phật diệt độDiệu Quang Bồ-tát trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa trải tám mươi tiểu kiếp, nói pháp cho mọi người nghe.

Tám vương tử của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đều tôn Diệu Quang làm thầy, được Diệu Quang giáo hóa khiến cho vững chắc đối với Vô thượng Bồ-đề, các vị vương tử ấy trải qua thời gian cúng dường vô lượng trăm ngàn các đức Phật xong đều thành bậc Chánh giácĐức Phật sau cùng trong tám vương tử đó hiệu là Nhiên Đăng.

Và trong tám trăm đệ tử của Diệu Quang Bồ-tát có một người tên là Cầu Danh. Người này tham ưadanh lợi, tuy có từng đọc tụng các kinh mà không thông suốtthường hay quên sót nên gọi là Cầu Danh.

Người này cũng do nhân duyên trồng các căn lành nên được vô lượng trăm nghìn đức phậtcúng dườngcung kínhtôn trọngngợi khen.

Giải thích: Trong tám trăm đệ tử của Diệu Quang có một người gọi là Cầu DanhCầu Danh này chỉ cho tiền thân của đức Di Lặc. Vì sao? Vì người này tham trước danh lợi, thường lui tới chỗ quyền quý danh tiếng để dựa theo đó mà kiếm danh, tới chỗ có tiền để tỏ ra mình nhà giàu sang…, danh bằng học thức, tiền tài… cho nên dù có đọc tụng kinh điển nhưng không thông lợi, quên trước quên sau, cũng nhờ trồng căn lành mà người này gặp và cung kính cúng dường trăm ngàn các đức Phật.

Kinh văn: Di Lặc nên biết, Diệu Quang Bồ-tát lúc bấy giờ đâu phải ai khác, chính là thân Ta đây. Cầu Danh Bồ-tát chính là thân ông đó.

Nay chấp điềm lành của đức Phật Thích Ca cùng với điềm lành xưa của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhkhông khác, cho nên Ta suy nghĩ rằng: nay đức Như Lai sẽ nói kinh Đại thừa tên Diệu Pháp liên Hoa là pháp giáo hóa hàng Bồ-tát được chư Phật hộ niệm. Lúc bấy giờ ngài Văn-thù-sư-lợi ở trong chúng muốn lặp lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Ta nhớ trong đời quá khứvô lượng vô số kiếp, có đức Phật Nhân Trung Tôn, hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minhđức Thế Tôn diển nói Diệu Pháp, độ vô lượng chúng sanh và vô số ức Bồ-tát được khiến và trí tuệ Phật. Khi đức Phật chứa xuất gia, có sanh tám vương tử, tám vương tử thấy đại Thánh xuất giacũng theo tu phạm hạnh.

Lúc bấy giờ Phật nói kinh Đại thừa tên Vôn lượng nghĩa rồi ở trong đại chúng rộng phân biệt trình bày. Phật nói kinh ấy rồi, liền ở trên pháp tòa, kiết-già nhập tam-muội Vô lượng nghĩa xứ, trời mưa hoa Mạn-đà, trống trời tự nhiên kêu, hàng trời, rồng, quỶ thần cúng dường bậc Nhân Trung Tôn, tất cả các Phật độtức thời chấn động mạnh. Phật phóng hào quang giữa hai chân mày hiện ra các việc hy hữuhào quang đó chiếu về phương Đông, một vạn tám ngàn cõi Phật, chỉ thị cho thấy rõ tất cả chúng sanhsanh tử nghiệp báo và thấy các cõi của đức Phật dùng bằng trân bảo trang nghiêmlưu lypha lê ấy đều do từ trong hào quang đức Phật chiếu sáng, lại thấy hàng trời, người, long thần… đều cúng dườngđức Phật.

Lại thấy các đức Phật Như Lai tự nhiên thành Phật đạothân sắc như núi vàng, đoan nghiêm rất vi diệunhư tượng chơn kim hiện ra giữa bình lưu ly trong sạchĐức Thế Tôn ở giữa đại chúng, diễn nói pháp thâm nghĩa, mỗi mỗi nơi cõi Phật, hàng Thanh Văn vô số nhân hào quang Phật phóng ra mà đều thấy hàng đại chúng kia, hoặc có hàng Tỳ-kheo, ở tại trong núi rừngtinh tấn trì tịnh giơi, giống như giữ gìnngọc minh châu.

Lại thấy hàng Bồ-tát, tu hành hạnh bố thínhẫn nhục, số ấy nhiều như hằng sa, đều do hào quang đức Phật ấy chiếu tới.

Lại thấy có Bồ-tát, thâm nhâp vào thiền địnhthân tâm vắng lặng, không lay động để cầu Vô thượng đạo. Lại thấy hàng Bồ-tát, biết tướng tịch tịnh của các pháp, mỗi mỗi ở các cõi nước của mình mà thuyết pháp cầu Phật đạo.

Lúc bấy giờ, bốn chúng thấy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, hiện sức thần thông lớn, tâm rất hoan hỶmỗi mỗi đều tự hỏi nhau, việc ấy do nhân duyên gì? Đức Thế Tôn được hàng nhân thiên kính phụng, vứa ở tam-muội dậy, liền tán thán Diệu Quang rằng: Ngươi là con mắt của thế gian, là chỗ quy tín của tất cả, hay phụng trì Pháp tạng, đúng như pháp Ta nói, chỉ có ngươi hay chứng biết. Đức Thế Tôn tán thán, khiến Diệu Quang hoan hỶ rồi tiếp nói kinh Pháp Hoa trọn trong 60 tiểu kiếp, không rời khỏi chỗ ngồi, nói pháp thượng diệu này, Diệu Quang pháp sư thảy đều hay thọ trì. Phật nói kinh Pháp Hoa khiến chúng được hoan hỶ rồi, liền ngay ngày hôm đó bố cáo với hàng nhân thiên chúng rằng: “Nghĩa thật tướng của các pháp đã vì các người nói ra, nửa đêm hôm nay Ta sẽ vào Niết-bàn, các ngươi hảy nhất tâm tinh tấn nên xa lìa phóng dật, các đức Phật rất khó gặp, ức kiếp thì mới gặp được”. Đệ tử của Thế Tôn, nghe Phật vào Niết-bàn, mỗi mỗi ôm lòng bi não, đức Phật diệt độ làm sao mau thay! Vị Thánh chúa vua của pháp an ủi vô lượng chúng rằng: Nếu khi Ta diệt độ, các ngươi chớ lo buồn, sợ hãi, có Đức Tạng Bồ-tát đối với Vô lượng thật tướng tâm đã thông đạt, Đức Tạng sẽ làm Phật hiệu là Tịnh Thân, sẽ độ vô lượng chúng sanh.

Đức Phật trong đêm đó diệt độ như củi hết lửa tắt, phân bố Xá-lợi, xây dựng vô lượng tháp, hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni số đông như hằng sa càng thêm tính tấn để cầu Vô thượng đạo.

Giải thích: Xưa ngài Diệu Quang, tức nay so sánh với Tôn giả Xá-lợi-phất. Diệu Quang là tiền thân của ngài Văn Thù, bậc đại trí, Xá-lợi-phất cũng là bậc trí tuệ đệ nhất. Nên hai ngài rất tương xứng để Phật gọi tên trong khi thuyết pháp.

Đức Phật an ủi chúng, Phật diệt độ không nên lo buồn. sợ hãi vì có Đức Tạng Bồ-tát đã chứng nhậpđược vô lậu, và sẽ thành Phậtthuyết pháp… Điều này cũng có ý nói rằng vô lậu thật tướng không bao giờ gián đọan và tánh giác ngộ cũng không gián đoạn mà Đức Tạng Bồ-tát đã thành tựu, đã chứng ngộvô lượng thật tướng ấy, mà đã không gián đọan thì chúng sanh có cơ hội để nghe Chánh pháp, để thành tựu được Bồ-đề.

Khi đức Phật nói pháp rồi thì giữa đêm Ngài diệt độ như “tân tận hỏa diệt”, củi hết lửa tắt là chỉ cho ngủ ấm thân, về hóa thân của Phật. Tân tận hỏa diệt, đừng nghĩ rằng hỏa diệt là lửa sẽ mất hẳn, mà là chỉ không có lửa hiện tượng, lửa cháy nơi củi cho ta thấy được, diệt là diệt tướng lửa chứ tánh lửa không bao giờ mất. Cũng như hóa thân Phật hiện ra ở cõi Ta-bà này, dùng thân ngũ ấm mà hiện hành để cho chúng sanh thấy, khi cơ duyên mãn, Phật hiện ra tướng diệt độ giống như củi hết lửa tắt. Tướng lửa diệt nhưng tánh lửa vẫn còn, Phật diệt độ không phải là mất hẳn, vì pháp thân Phật không ở trong vòngsanh diệt của ngũ uẩn vậy.

Kinh văn: Pháp sư Diệu Quang ấy, phụng trì pháp tạng Phật trong 80 tiểu kiếp, rộng nói kinh Pháp Hoa.

Còn tám vương tử được Diệu Quang khai hóabền vững nơi đạo vô thượng, cũng thấy được vô sốPhật, cúng dường các đức Phật xong, tùy thuận làm đạo lớn, kế tục được thành Phậtlần lượt được thọ ký.

Đấng Thiên Trung Thiên rốt sau hiệu là Nhiên Đăng Phật. Đây là đấng Đạo sư của chư tiênđộ thoát vô lượng chúng.

Còn Diệu Quang pháp sư lúc bấy giờ có một người đệ tử tâm thường hay giải đải, tham trước các danh lợicầu danh lợi không nhàm chán, thường dạo qua các nhà quyền quí, bỏ quên sự tụng tập, bị sót sai không thông suốt. Do nhân duyên đó nên gọi là Cầu Danh. Nhưng cũng nhờ tu các thiện nghiệp, thấy được vô số Phật, cúng dường các đức Phậttùy thuận hành đại đạo, đầy đủ sáu Ba-la-mật, nay thấy đức Thích Sư tử, sau đó sẽ thành Phật, hiệu là Di Lặc, rộng độ các chúng sanh, số nhiều vô lượng. Sau khi đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh diệt độ, người biếng nhác kia chính là ông, còn Diệu Quang pháp sư kia chính là Văn Thù Ta nay.

Ta thấy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, tướng tốt của hào quang xưa giống như nay, do đó biết nay đức Phật Thích Ca muốn nói kinh Pháp Hoa. Tướng điềm lành nay giống như tướng điềm lành xưa, đó là phương tiện của chư Phật. Nay Phật phóng hào quang để hổ trợ phát huy nghĩa thật tướng.

Các người nay nên biết, chấp tay một lòng đợi, đức Phật Thích Ca sẽ mưa một trận mưa đại pháp làm sung mãn cho người cầu đạo.

Cách người cầu Tam thừa nếu còn có nghi hốiđức Phật sẽ dứt trừ nghi hối, khiến cho không cón sót.

Giải thích: Phật còn có hiệu là Sư TửSư Tử là chúa trong loài thú, Phật là chúa trong loài chúng sanhnên gọi là Thích Sư Tử.

Ngài Văn Thù trong các kinh khác nói ngài là cổ Phật, thầy của các đức Phật, ý rằng ngài Văn Thù tiêu biểu cho căn bản tríthật trí, mà chư Phật đều thành tựu căn bản tríthật trínếu không thành tựu căn bản tríthật trí thì không thành Phật được, cho nên căn bản trí là gốc của chư Phật, nên nói Văn Thùthầy chư Phật là vậy.

PHÂN TÍCH PHẨM PHƯƠNG TIỆN

I. BỐ CỤC

Phật xuất Định liền tán thán hai trí và thật tướng các pháp:

1. Tán thán hai trí và nguyên do thành tựu hai trí của chư Phật 10 phương: “Nhĩ thời Thế Tôn tùng tam muội an tường nhi khởi… ý thú nan giải.”

2. Đức Thế Tôn tự tán thán hai trí và nguyên do thành tựu hai trí của mình: “Xá-lợi-phất, ngộ tùng thành Phật dĩ lai… vị tằng hữu pháp Phật tất thành tựu.”

3. Tán thán thật tướng các pháp (đối tượng của hai trí) “Chỉ Xá-lợi-phất, bất tu phục thuyết… như thị bổn mạt cứu cánh đẳng.”(Dĩ thậm thâm cố chỉ)

Phần kệ:

1. Lặp lại hai trí vì quá sâu thẳm hàng tam thừa không thể hiểu thấu và khuyên nên khởi lòng tin kiên cố đối vối lời Phật dạy: “Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệ ngôn:

-Thế Hùng bất khả lường… Nhất tâm cộng tự cầu, diệc phục bất năng tri.”

2. Khuyên nên tin Diệu Pháp mà chư Phật đồng chứng đồng nói, đó là Tam thừa chỉ là quyền khai: “Hựu cáo, Xá-lợi-phất, Vô lậubất tư nghì… dẫn chỉ linh đắc xuất.

Đại chúng nghi, Xá-lợi-phất ba lần thỉnh Phật nói:

1. Nhân Phật tán thán trí phương tiện rồi bảo nên thôi không nói, khiến tứ chúng sanh nghi (đồng chấp sanh nghi) Xá-lợi-phất bèn thưa hỏi Phật lý do đó:

“Nhĩ thời đại chúng trung hữu chư Thanh Văn… thậm thâm vi diệu nan giải chi pháp”.

2. Kệ lặp lại lời thỉnh trên: “Nhĩ thời Xá-lợi-phất dục trùng tuyên… Dục văn cụ túc đạo”. (kệ)

3. Nhân Xá-lợi-phất thỉnh, lần thứ hai Phật lại bảo nên thôi không nói, vì sợ trời, người nghe kinh nghi: “Nhĩ thời Phật cáo Xá-lợi-phất chỉ chỉ… giai đương kinh nghi.”

4. Xá-lợi-phất lần thứ hai nêu lý do là trong chúng nhiều người có trí tuệ sẽ sinh lòng kính tin để cầu Phật nói: “Xá-lợi-phất trùng bạch Phật ngôn: Thế Tôn duy nguyện thuyết… Hữu năng kính tín giả” (kệ)

5. Lần tứ ba Phật lại bảo nên thôi không nói, vì sợ hàng Tỳ-kheo tăng thượng mạn bị đọa lạc: “Phật phục chỉ Xá-lợi-phất, nhược thuyết thị sự… văn tất bất kính tín.”

6. Xá-lợi-phất lần thứ ba lại nêu lên lý do để cầu Phật nói: “Nhĩ thời Xá-lợi-phất trùng bạch Phật ngôn:… tắc sanh đại hoan hỶ” (kệ)

Phật hứa nói:

1. Sau ba lần Xá-lợi-phất thỉnh, Phật hứa nói: “Nhĩ thời Thế Tôn cáo Xá-lợi-phất, nhữ dĩ ân cần tam thỉnh … ngô đương vị nhữ phân biệt giải thuyết.”

2. Lúc Phật sắp nói, thì 5,000 người tăng thượng mạn lễ Phật lui ra: “Thuyết thử ngữ thời, hội trung… Thế Tôn mặc nhiên nhi bất chế chỉ”.

3. Khi này Thánh chúng đã thuần nhất, Phật sắp nói, Xá-lợi-phất nguyện nghe: “Nhĩ thời Phật cáo Xá-lợi-phất, ngã kim ư thử chúng… nguyện nhạo dục văn”.

Phật chính thức nói:

1. Vì đương cơ Phật chính thức phân biệt giải nói Diệu Pháp và khuyên phát tâm tin chắc: “Phật cáo Xá-lợi-phất, như thị Diệu Pháp,… ngôn bất hư vọng”.

2. Chính thức chỉ thật ngay nơi quyền, bởi chư Phật chỉ vì đại sự duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến nên chỉ dạy pháp nhất thừa, chứ không có hai, ba thừa: “Xá-lợi-phất, chư Phật tùy nghi thuyết pháp, … thập phương chư Phật pháp diệc như thị”.

3. Dẫn cách thuyết pháp và bản hoài của Phật ba đời để thấy cách thuyết pháp và bản hoài của đức Thích Tôn hôm nay đồng nhau: “Xá-lợi-phất, quá khứ chư Phật,… nhất Phật thừa phân biệt thuyết tam.”

4. Chê quở hàng nhị thừa để khuyên nên tin chắc nhất thừa: “Xá-lợi-phất, nhựợc ngã đệ tử… Vô hữu dư thừaduy nhất Phật thừa.

Kệ có 12 đoạn:

1. Việc 5,000 thối tịch và chúng thuần nhất: “Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hữu hoài tăng thượng mạn… duy hữu chư trinh thật”.

2. Nói chính vì thật mà khai quyền: “Xá-lợi-phất thiện thính… dĩ cố thuyết thị kinh”.

3. Nay vì đại căn nói Đại thừa hiển thật: “Hữu Phật tử tâm tịnh… giai thành Phật vô nghi”.

4. Kết thúc việc hiển nhất thừa là thật: “Thập phương Phật độ trung… Thuyết Phật trí tuệ cố”.

5. Chư Phật ra đời cốt chỉ nói nhất thừa: “Chư Phật xuất ư thế… giai linh nhập Phật đạo”.

6. Nhưng Phật ra đời gặp ngũ trược ác nên phải khai quyền để hiển thật: “Nhược ngã ngộ chúng sanh, tận giáo dĩ Phật đạo… chư Phật ngữ vô dị, duy nhất vô nhị thừa”.

7. Chư Phật quá khứ đạo đồng, ngoài khai chánh phương tiện còn khai dị phương tiện để hiển nhất thừa: “Quá khứ vô số kiếp vô lượng diệt độ Phật… nhược hữu văn pháp giả giai dĩ thành Phật đạo”.

8. Chư Phật vị lai đồng khai quyền hiển thật: “Vị lai chư Thế Tôn, kỳ số vô hữu lượng… Đạo sư phương tiện thuyết”.

9. Chư Phật hiện tại đạo đồng khai quyền hiển thật: “Thiên nhơn sở cúng dường… tuỳ ứng phương tiệnthuyết”.

10. Đức Thích Ca đạo đồng khai quyền hiển thật: “Ngã kim diệc như thịan ổn chúng sanh cố… ngã kim diệc như thị, thuyết vô phân biệt pháp”.

11. Cực lạc tán thán nhất thừa khó gặp để củng cố lòng tin của hàng nhị thừa: “Chư Phật hưng xuất thếvô Thanh Văn đệ tử”.

12. Phú chúc bảo hộ Diệu pháp nhất thừa, nên cẩn thận giảng cho đúng cơ: “Nhữ đẳng Xá-lợi-phất, Thanh Văn cập Bồ-tát… tự tri đương tác Phật”.

II GIẢI THÍCH

Chữ phương tiện có hai nghĩaNghĩa hẹp và nghĩa rộng.

a) Về nghĩa hẹp: Phương là phương pháp; tiện là thuận tiệnthích đángPhương pháp thuận tiện thích đáng để dẫn đến một mục đích, một ý muốn gọi đó là phương tiện.

b) Về nghĩa rộng: Trong kinh điển tả về cảnh giới giác ngộ của đức Phật thậm thâm vi diệu, duy chứng tự tri- chỉ có chứng mới biết được – Ngoài ra tất cả những cách thức trình bày thuyết giảng, dùng đến ngôn ngữsắc tướng… thậm chí cả đến sự ra đời của Phật cũng đều là phương tiệnHay nói rộng hơn tất cả việc làm của Phật từ khi giáng sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni… cũng là phương tiệnĐức Phật ra đời, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất và nói: “Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn” hình tướngđó, lời dạy đó cũng là phương tiện. Nếu ngay lời nói đó chúng sanh ngộ được thâm ý Phật muốn nói, tức nhiên có thể ngay đó là một bài pháp mà Phật đã dạy quá đầy đủ. Nhưng, căn cơ chúng sanh không phải chỉ dùng chừng ấy đã ngộ được mà cần phải dẫn dụ thêm. Cho nên đức Phật mới trải qua những giai đoạn tu hànhthành đạothuyết pháp… và tùy căn cơ chúng sanh mà Phật thuyết có ba thừa… Tất cả những thứ đó đều là phương tiện. Và nếu khi nào chúng sanh chưa hiểu hết mục đích của Phật, cảnh giới giác ngộ mà đức Phật muốn trao cho, chỉ dạy cho, thì tất cả những pháp môn mà Phật chỉ dạy đó đều là những pháp môn phương tiện. Trong kinh có hai câu để chứng minh lời dạy của Phật là phương tiện:

1. “Nhất thiết Tu-đa-la như tiêu nguyệt chỉ”: Tất cả kinh giáo Ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay là phương tiệnmặt trăng là chân lý, là thật tướng mà Phật đã chứng ngộ (kinh Viên Giác, Lăng Nghiêm).

2. “Ngã sở thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”: Pháp Ta nói như chiếc bè qua sông, Pháp còn phải bỏ huống chi là phi pháp (kinh Kim Cang).

Đó cũng để nói lên rằng giáo pháp Phật cũng chỉ là phương tiện. Ví dụ này trong Nikàya có ý rằng đức Phật dạy giáo pháp cốt để tu hànhđạt đến chỗ giải thoát giác ngộ giống như chiếc bè đưa qua sông, người có chiếc bè mà đem cất đi không dùng để qua sông, như vậy người đó là người ngu si không biết cách dùng bè. Thứ đến, khi qua sông rồi nghĩ rằng chiếc bè này, giúp ta qua sông vậy ta hãy mang nó theo, người ấy cũng là người ngu si không biết dùng bè. Kinh Kim Cang nói nghĩa sau vì kinh Kim Cangcốt phá tướng. Nikàya nhấn mạnh nghĩa trước vì nhằm vào sự thực hành. Với hai ví dụ đó nên chúng tabiết rằng tất cả lời Phật dạy và việc làm của Phật trong khoảng trời gian trước Pháp Hoa đều là phương tiện để đưa chúng sanh đạt tới cảnh giới giác ngộ mà Phật đã thành tựu.

Nhưng đức Phật đã khéo dùng phương tiện như vậy mà có chúng sanh thành tựu được, có chúng sanhkhông thành tựu được, phải chờ đến hội Pháp Hoamột lần cuối cùng Phật khai thị mới giác ngộ. Cho nên trong hội Pháp Hoa, trước khi chúng sanh được chánh thức giác ngộ, được thọ ký, thì Phật đã thuyết phápphóng hào quang, hiện các thụy tướng…, tất cả các việc mà trong phẩm Tựa đã trình bày cũng là phương tiện. Nếu trong việc phóng hào quang của Phật, mà chúng sanh ngộ được, chắc Phật khỏi phải nói thêm phẩm Phương Tiện. Nhưng không ngộ được, Phật phải phương tiện dùng ngôn thuyết để giảng nói đạo lýcảnh giới mà chúng sanh cần chứng ngộ. Trong đạo đức kinh có nói: “Đạo khả đạo phi thường đạo”. Đạo mà nói ra được, đạo đó không phải là đạo đích thực nữa. Đây nghĩa cũng vậy. Cho nên tất cả ngôn thuyết của Phật đều là phương tiện, gọi là đạo nhưng là đạo phương tiện chứ không phải là đạo đích thực. Phương tiện là vậy, mà chánh trong phẩm Phương Tiện này là phẩm đức Phật dùng ngôn ngữ để nói thẳng điều Ngài muốn nói, nhưng trước kia chưa nói. Nên phẩm này gọi là phẩm Phương Tiện. Trong đó Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu: “Ta dùng vô số Phương tiện, chư Phật 10 phương dùng vô số phương tiện để khai đạo chúng sanh.”

Phẩm này rất dài , hơn cả 28 phẩm trong kinh Pháp Hoa, lý nghĩa trùng điệp, thâm sâu, nên phân khoa đại cương như phẩm Phương Tiện để cho dễ hiểu.

III. KINH VĂN 

Kinh văn: Lúc bấy giờ đức Thế Tôn từ chánh định ung dung mà xuất, bảo Xá-lợi-phất rằng: “Trí tuệ của chư Phật thậm thâm vô lượngtrí tuệ môn đó rất khó hiểu, khó vào, tất cả hàng Thanh VănBích Chi Phật không thể biết được. Vì sao? Bởi vì các đức Phật từng thân cận trăm ngàn vạn ức vô số các đức Phật khác và đã tận hành vô lượng đạo pháp của các đức Phậtdũng mãnh tinh tấn, danh xưng cùng khắp, thành tựu được pháp thậm thâm vị tằng hữu và tùy nghi nói pháp ý thú khó hiểu”.

Giải thích: Đoạn này tán thán hai trí và nguyên nhân thành tựu hai trí của chư Phật. Sở dĩ đức PhậtThích Ca tán thán trí tuệ của chư Phật để đối chiếu lại trí tuệ của mình mà Ngài từng dùng trí tuệ đó thuyết pháp độ sanh. Hai trí tuệ đó là Thật trí và Quyền tríTrí tuệ thậm thâm vô lượng, đó là chỉ về thật tríTrí tuệ môn khó hiểu, khó vào đó là chỉ Quyền trí.

Thật trí là trí chứng được thật tướngchứng chơn như. Đó là trí tự nội chứng của Phật, nên trí này cũng gọi là căn bản trí.

Quyền trí hay phương tiện trí là trí đức Phật dùng để thuyết phápgiáo hóa độ sanh, trí đó cũng rất khó hiểu khó vào.

Thật trí thậm thâm vô lượngThậm thâm là rất sâu, không thể dùng tâm phân biệt mà dò biết được. Vô lượng là rất rộng, không làm sao biết được ngằn mé.

Đối với hàng Thanh Văn nhị thừa và ngoại đạo chúng sanh không thể hiểu, không thể vào, không đo lường được nên gọi là trí tuệ thậm thâm vô lượng. Nhưng đó là trí tuệ tự nội chứng. Còn phương tiện trítrí tuệ dùng để thuyết phápgiáo hóatùy theo căn cơ chúng sanh nữa. Trí tuệ ấy cũng không phải tầm thường nên trong kinh nói khó biết, khó vào.

Ví như một vị lương y biết được bệnh lý, biết rõ dược tánh, phương thang đó là thật trí. Biết rõ nhưng đứng trước một bệnh nhân, vị lương y ấy phải biết hạ phương thang như thế nào…? Nếu không có quyền trí, không có trí ứng cơ thì chắc chắn không làm sao bốc thuốc trị bệnh được. Hoặc có thể hạ phương thang bốc thuốc trị bệnh nhưng mà không trúng bệnh, không lành bệnh thì cũng không thể gọi là ứng cơ được.

Quyền trí rất khó được như vậy, cho nên có vị Tổ đã nói:

“Nhiên quân giảng đắc thiên kinh luận

Nhất cú lâm cơ hạ khẩu nan”.

Hai câu trên ý là: Tha hồ ông có giảng nói được ngàn kinh luận, nhưng khi lâm cơ một câu mở miệng nói được chẳng phải dễ.

Điều này chắc ai cũng đã có lần gặp phải. Có những việc đến với mình mà không biết phải mở miệng như thế nào cho được lợi ích, cho đúng, mặc dù ngày thường thì thao thao bất tuyệt. Cũng lắm khi đặt bút viết một câu văn mà cả giờ vẫn chưa đặt bút được, hay có người văn chương lỗi lạc nhưng nhờ viết dùm cho một cái đơn đi kiện thì chẳng biết viết làm sao! Như vậy là có thật trí mà không có quyền trí.Thật trí là trí biết nguyên lý sự vật, quyền trí là trí biết phương tiện trình bày tùy cơ vào tướng sai biệtcủa sự vật để ứng đốiứng dụng.

Hai trí đó đức Phật đã thành tựu viên mãn, cho nên suốt 45 năm giáo hóađức Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Ngài thuyết phápTrí tuệ môn đó hàng nhị thừa, Bồ-tát không thể thấu được nên nói nan giải, nan nhập. Chữ Môn: Môn là cửa, môn để chỉ cho quyền trí. Nhờ giáo pháp Phật nói ra làm cửa ngỏ để chúng sanh đi vào cảnh giới thật trí chứng ngộ của Phật nên gọi là trí tuệ môn.

Hai câu đó là tán thán hai trí của Phật. Nói rộng ra, sở dĩ nó thậm thâm là bởi lẽ trí đó gồm đủ những tánh cách sau đây:

1. Thể tánh của trí tuệ: Là chân như thật tướng, mà đã là chân như thật tướng thì ly ngôn tướng.

2. Nghĩa tướng của trí tuệ: Tức căn bản trí và hậu đắc trí, toàn là những trí tuệ vô lậu. Sau khi chứng nhập được lý Duyên khởinhân quảtánh tướng của sự vật, thành tựu viên mãn được.

3. Trợ bạn của trí tuệ: Là lục độ vạn hạnh. Không có lục độ vạn hạnh thì không thành tựu trí tuệ được.

4. Nhân của trí tuệ: Là giải và hành hay nói cách khác là phải trải qua Văn, Tư, Tu, có được như vậy trí tuệ mới thâm sâu.

5. Cảnh giới của trí tuệCảnh giới đó hoặc không, hoặc hữu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu và tất cả pháp là cảnh giới của trí tuệ.

Trí tuệ gồm đủ năm nghĩa rộng như vậy cho nên trí tuệ đó gọi là trí tuệ thậm thâmThậm thâm cũng có 5 nghĩa:

a) Tự thể thậm thâm: Tự thể ly ngôn tuyệt tướng là thậm thâm.

b) Nghĩa tướng thậm thâm: Bởi vì đó là căn bản trí và hậu đắc trí.

c) Nội chứng thậm thâmTrí tuệ đó là cái nội chứng của Phật.

d) Y chỉ thậm thâmTrí tuệ đó y chỉ nơi pháp giớipháp tánh.

e) Vô thượng thậm thâmVô thượng có hai nghĩa:

– Phật vô thượng: Siêu xuất tam giới.

– Pháp vô thượng: Tướng tịch diệt.

Thật tướng tất cả pháp đều bất khả thị, không thể chỉ bày từng cái, dù nói gì thì tướng vạn pháp vẫn như thị, nó không biến đổi theo lời nói, gọi là tướng tịch diệt. (Thị pháp bất khả thị ngôn từ tướng tịch diệt).

Trí đó đến địa vị Phật quảvô đẳng đẳng chánh giác mới thành tựu được, nên gọi vô thượng thậm thâm.

Đó là tán thán hai trí thậm thâm, mà nguyên do thành tựu hai trí đó là nhờ Phật đã từng thân cận vô lượng vô số ngàn vạn ức đức Phật và tận hành vô lượng pháp môn của Phật pháp một cách dũng mãnh tinh tấn mà danh xưng đã lan khắp, thành tựu được pháp vị tằng hữu và tùy nghi thuyết phápý thú nan tín nan giải. Đó là nguyên do thành tựu hai trí trên. Điều này ý nói rằng muốn thành tựu được hai trí không phải trong khoảnh khắc chỉ dụng công đơn sơ mà có thể thành được, mà phải thân cận vô số các đức Phậtthực hành vô lượng đạo pháp của các đức Phật một cách tinh tấn dũng mãnh. Nói rộng ra, có bốn nguyên tắc cho người học đạo:

1. Thân cận thiện hữu: Trong kinh nói thân cận chư Phật, đức Phật cũng là bậc Đại thiện hữu và còn những bậc thiện hữu khác nữa. Người học đạo bước đầu tiên là phải thân cận thiện hữu để học hỏiChánh pháp.

2. Thính văn Chánh phápNghe lời dạy vẽ Chánh pháp của thiện hữu.

3. Như lý tác ýTác ý đồng nghĩa với tư duytư duy đúng như lý, hợp như lý. Tư duy xong phải thực hành, đó là pháp tùy pháp hành.

4. Pháp tùy pháp hành: Thật hành pháp và tùy pháp. Pháp tức là pháp môn ta đương thực hànhTùy pháp là pháp hỗ trợ cho pháp môn ta đương thực hành đó. Ví dụ đối với lục độ Ba-la-mật, ta tu về hạnh trì giới Ba-la-mật, thì trì giới Ba-la-mật là pháp mà năm hạnh kia (bố thítinh tấn…) là tùy pháp…Nói rộng ra là tất cả những pháp môn hỗ trợ cho pháp môn chính mà ta đang tu đó gọi là tùy pháp.

Bốn điều trên đây là đầu mối để thành tựu trí tuệ, cũng là cửa ngõ để đi vào đạo quả giải thoát. Bốn điều này là bốn điều chủ yếu. Không những kinh văn Đại thừa mà cả kinh văn Nguyên thủy cũng thường nói đến. Đức Phật thành tựu được hai trí cũng nhờ bốn điều này, tức nhờ vào thân cận các đức Phật, nghe giáo pháptư duy và tận hành đạo pháp của các đức Phật một cánh tinh tấn, dõng mãnh. Nhờ tinh tấnnhư vậy, nên đức Phật thành tựu được pháp vị tằng hữu, tức nhiên thành tựu thật trítrí tuệ thậm thâmvà quyền trí là trí tuệ tùy nghi nói pháp cho chúng sanhý thú khó hiểu, lời gần ý xa.

Một hôm đức Phật đi ngang qua rừng Simsapa, Ngài cầm một nắm lá trong tay rồi hỏi các Tỳ-kheo rằng: Lá Simsapa trong tay Ta nhiều hay là giữa rừng nhiều? Các tỳ-kheo thưa rằng: Lá trong tay Ngài ít, còn là giữa rừng nhiều, không tính đếm được. Đức Phật dạy rằng: Pháp mà Ta chứng ngộ nhiều như lá giữa rừng, còn điều mà Ta đem ra dạy cho các đệ tử như lá trong tay.

Qua câu chuyện trên để biết rằng trí tuệ thật chứng của Phật thậm thâm vô lượng, còn những pháp đem ra để giáo hóa thì ít. Thứ nữa, đó là phương tiện thì khi nào cũng là phương tiện, mà phương tiện thì không bao giờ nói hết được thật tướng, không bao giớ nói thẳng đến được. Nó chẳng qua chỉ là một cánh thức để diễn đạt thật tướng chứ nó không thể nói đúng thật tướng.

Ngoại đạo cho rằng ngôn ngữ có thể chứng đắc thật tướng, có thể nói được tự tướng của vạn vật cho nên kinh Vệ-đà họ cho là Thánh ngôn, mỗi chữ là mỗi sự thật. Trong kinh đức Phật dạy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện chỉ sự thật chứ ngôn ngữ không phải là sự thật. Nếu ngôn ngữ là sự thật thì khi nói lửa chắc là bị cháy miệng, nhưng nói lửa vẫn không bị cháy miệng, như vậy, ngôn ngữ không phải là sự thật, nó chỉ là phương tiện, mà đã là phương tiện thì nói mấy cũng không hết, cũng không đến được thật tướng, nên trong kinh nói rằng: “Chư Phật trí tuệ thậm thâm vô lượng nan giải nan nhập”.

Trí tuệ thậm thâm khó hiểu, khó vào như vậy mà đức Phật đã thành tựu được là bởi Phật đã trãi qua bao nhiêu công phu trong số kiếp. Phật nói điều này cũng vì để đối phó, để dắt dẫn hàng nhị thừa và cũng chính nói cho họ biết rằng trí tuệ Phật là như vậy và muốn thành tựu được là phải trãi qua nhiều công phu trong vô lượng kiếp, tận hành đạo pháp của vô lượng các đức Phật. Và, đây cũng là một cách cốt phá tâm tăng thượng mạn của nhị thừa mà ở một đoạn kinh sau sẽ thấy rõ hơn.

Kinh văn: Này Xá-lợi-phất, Ta từ khi thành Phật đến nay đã từng dùng các thứ nhân duyên các thứ thí dụ, rộng diễn ngôn giáo, và vô số phương tiện dẫn đạo chúng sanh khiến xa lìa các chấp trướcSở dĩlàm vậy vì phương tiện tri kiến Ba-la-mật Như Lai đều đã đầy đủ. Này Xá-lợi-phất, tri kiến Như Lai rộng lớn sâu xavô lượngvô ngại lực, vô sở úy, thiền địnhgiải thoát, tam-muội, sâu vào không có ngằn mé,thành tựu tất cả những pháp chưa từng có. Này Xá-lợi-phất, Như Lai hay phân biệt, khéo nói các pháp, ngôn từ mềm dịu, vui đẹp lòng chúng. Này Xá-lợi-phất, lấy cốt yếu mà nói, vô lượng vô biên pháp vịtằng hữu, Phật đều thành tựu.

Thôi Xá-lợi-phất, không nên nói nữa, vì sao? Vì Phật đã thành tựu được pháp khó hiểu hy hữu đệ nhất, chỉ có Phật cùng với Phật mới rõ thấu cùng tột tướng chân thật của các pháp, đó là: Như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạt cứu cánh đẳng.

Giải thích: Các thứ nhân duyên là sao? Đức Phật nói những pháp môn tùy theo căn cơ của chúng sanhcăn cơ đó có bản nhân như vậy và cần nhờ duyên của giáo pháp Phật như vậy sẽ được giác ngộ giải thoát.

Như đối với chúng sanh có căn cơ của hàng nhơn thiên tức “Nhơn”, Phật dạy về pháp ngũ giớithập thiện, các thiền định để làm duyên cho họ được an lạc. Hoặc có chúng sanh có căn cơ Thanh Văn(Nhân Thanh Văn) Phật nói pháp Tứ đế làm duyên để họ phát triển trí tuệ vô lậu giải thoát, hoặc chúng sanh có căn cơ Duyên Giác, Phật nói pháp Thập nhị nhân duyên, có căn cơ Bồ-tát, Phật nói lục độvạn hạnhTứ vô lượng tâmTam tam-muội…, không bỏ sót một căn cơ nào. Gọi đó là các thứ nhân duyên.

Một Tỳ-kheo ở xứ Bạt Ký đến bạch Phật: “Con phải tu tập tới 250 học pháp và cứ mỗi nữa tháng tụng đọc một lần, con không thể nào theo nổi”. Phật hỏi: “Ông có thể chỉ tu học ba học pháp là Giới họcĐịnh họcHuệ học không? Tỳ-kheo kia đáp, Bạch Thế Tôn, dạ được. Vậy là ông chỉ tuân thủ ba học pháp ấy cho đến khi chứng quả

Hoặc cũng có nghĩa chỉ về nhân duyên của mỗi người khi xuất gia học đạo… Mỗi người đến với đạo đều có “Nhân” “Duyên” khác nhau. Bản nhơn nơi tự tâm và gặp duyên như thế nào để đi vào đạo đó là nhân duyên. Ví dụ như trường hợp theo Phật xuất gia của ngài Tôn-đà-la Nan-đà chẳng hạn, Phật dựa vàoduyên để hướng dẫn ông, gọi đó là nhơn duyên.

Nếu có những căn cơ cần phải nói thí dụ mới hiểu được thì Phật dùng thí dụ (các thứ thí dụ). Như trong kinh Pháp Hoa Phật dùng thí dụ: Nhà lửa, cùng tửhóa thành…, hoặc như nói, kinh Phật như chiếc bè qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng… hoặc như muốn chỉ rõ tánh chất của ngũ uẩn là không thật thì Phật dạy sắc như bọt nước (sắc như tụ mạc). Thọ như bong bóng nước (thọ như thủy thượng bào), Tưởng như sóng nắng (tưởng như dương thời diệm), các hành vi như cây chuối (chư hành như ba tiêu), thức ấm ví như trò huyễn (chư thức pháp như huyễn)…

Đức Phật dùng các nhân duyên, các thí dụ với vô số phương tiện dẫn đạo chúng sanh xa lìa cấu uế. Nên biết rằng, mỗi chúng sanh đều có mỗi chấp trướcchấp trước về thân tâmchấp trước về cảnh giớichấp trước về sự nghiệpchấp trước về tri kiến… mang thân tâm gì thì chấp trước theo thân tâm ấy. Ở cảnh giới nào thì chấp theo cảnh giới ấy, chúng sanh dục giới chấp trước dục giới… thậm chí chúng sanh ở địa ngục cũng có sự chấp trước ở địa ngụcchấp trước về căn thân, về khí giới… Cho nên, tuy những điều rất nhỏ nhưng khi chấp trước thành thói quen rồi, thì muốn quên ngay cũng không được. Như tiền thân đức Thích Tôn, có một kiếp làm người trồng cải, sau bỏ nghề đi tu, nhưng cứ mỗi khi thiền quánthân tâm vừa an tịnh thì lại thấy cái cuốc và hạt cải hiện ra, bao nhiêu phen mà tâm khôngđịnh được. Ngài phải trở về nhà lấy cây cuốc và nắm hạt cải đi ra bờ sông, đứng nhắm mắt tay cầm cuốc và hạt cải tung vãi cho bay mất đi, sau đó mới yên tịnh tu hành được. Để cứu chúng sanh ra khỏi mọi ràng buộc của chấp trước đó, nên đức Phật dùng các thứ nhân duyên, các thứ thí dụ để đưa họ ra khỏi vậy.

Sở dĩ đức Phật dùng được vô số các nhân duyênthí dụ để dẫn dắt chúng sanh là nhờ Phật thành tựuđược tri kiến Ba-la-mật. Tri kiến Ba-la-mật là gì? Đó là tri kiến Như Lai rộng lớn sâu xarốt ráo, về bốn Vô lượngbốn Vô ngạiThập lực, bốn vô sở úy, tứ ThiềnBát địnhbát Giải thoát và Tam tam-muội. Đó là những pháp môn, những tri kiến mà đức Phật đã thành tựu. Những pháp môn này chính là những pháp tu quán. Chữ “Vô lượng” trong kinh tức chỉ cho Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, HỶ, Xả. Chúng sanh vô lượngPhật phát tâm từ bi hỶ xả cũng vô lượngthương xót…, cùng khắp không chừa một ranh giớinào, nên gọi là vô lượngBốn Vô ngại tức là bốn Vô ngại giải hay bốn Vô ngại biện. Thập lực, “Lực” có nghĩa là trí, tức chỉ cho trí của Phật. Trí của Phật kiên cốvững chắc không bị lay chuyển, không bị phá hoại nên gọi là lực. Đại hùngĐại lựcĐại từ bi tức là đại dũngđại trí và đại từ bi, tức Bi-Trí-Dũng. Thập lực gồm có:

1. Tri xứ phi xứ trí lực: Xứ, có nghĩa là đạo lý. Phật có trí lực biết như thật nhân duyên quả báo như thế là đúng đạo lý hay không đúng đạo lý. Biết rõ sự kiện có xảy ra là có xảy ra, sự kiện không xảy ra là không xảy ra. Ví như biết A-la-hán là không còn tái sanh luân hồi là không tái sanh luân hồiPhàm phucòn tái sanh luân hồi là có tái sanh luân hồi.

2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực: Có trí lực biết như thật nghiệp báo ba đời của chúng sanh.

3. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực: Có trí lực biết như Thật các thiền địnhBát giải thoátTam tam-muội.

4. Tri chư căn thượng hạ trí lực: Có trí lực biết như thật các căn tánh cao thấp của chúng sanh.

5. Trí chủng chủng dục lực: Có trí lực biết như thật tất cả mọi chí hướngham muốn của chúng sanh.

6. Tri chủng chủng giới trí lực: Đối với các cảnh giới của chúng sanh ở thế gian không đồng nhau, nhưng Phật có trí lực đều biết rõ như thật cùng khắp.

7. Tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực: Có trí lực biết như thật rằng nếu thật hành 5 giới, tu điều thiện (đạo) thì đạt đến (chí) nhơn thiên (xứ). Thật hành Bát chánh đạovô lậu (đạo) thì đưa đến (chí) Niết-bàn giải thoát (xứ).

8. Tri biên nhãn vô ngại trí lực: Có trí lực thiên nhãn thấy như thật sự sanh tửnghiệp duyên của chúng sanh mà không bị chướng ngại.

9. Tri túc mạng vô lậu trí lực: Có trí lực biết như thật các đời trước của mình và chúng sanh.

10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực: Có trí lực biết như thật đối với tất cả vọng tưởngtập khílậu hoặc đã hoàn toàn đoạn trừ không sanh trở lại.

TƯٍ VÔ SỞ ÚY

1.Nhất thiết trí vô sở úyĐức Như Lai ở giữa đại chúng tuyên bố rằng: “Ta là bậc nhất thiết trí, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai không phải bậc nhất thiết trí”.

2. Lậu tận vô sở úyĐức Như lai ở giữa đại chúng tuyên bố rằng: “Ta đã đoạn tận tất cả phiền não lậu hoặc, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai chưa đoạn hết các lậu hoặc”.

3. Thuyết chướng đạo vô sở úyĐức Như Lai ở giữa đại chúng nói các dục phiền não là pháp chướng đạo, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: “Các dục phiền não là pháp khôngchướng đạo mà Như Lai lại nói chướng đạo”

4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úyĐức Như Lai ở giữa đại chúng nói về giới, định, tuệ là con đường diệt khổ, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: “Giới, Định, Tuệ không phải là đạo giải thoát mà Như Lai nói là đạo giải thoát.”

Chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử ở giữa đại chúng.

BÁT GIẢI THOÁT HAY BÁT BỘI XẢ 

1. Nội hữu sắc quán ngoại sắc giải thoát: Đối với nội thân còn có sắc tưởng của nhiều tham ái, muốn dứt trừ tham ái đó không thể tự quán bất tịnh tự thân mà phải nhờ quán bất tịnh nơi thân người khác mà được giải thoát tham ái nơi tự thân mình.

2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát: Đối với tự thân ngũ uẩn không còn tham ái chấp trước, nhưng để cho tâm giải thoát tham ái đó được kiên cố và giải thoát tâm tham ái đối với thân người khác, nên cần phải tiếp tục quán bất tịnh nơi thân người khác, nơi xác chết…, nhờ đó mà tâm giải thoát tham ái được bền vững.

3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trí: Qua giai đoạn thứ ba này tâm tham ái về sắc thân đã dứt trừ, đến đây không còn phải quán bất tịnh nữa, nhưng lại quán tịnh sắc để luyện tập tâm, dù thấy tịnh sắc, tâm vẫn giải thoát không khởi tham ái.

4. Không vô biên xứ giải thoát.

5. Thức vô hữu xứ giải thoát.

6. Vô sở hữu xứ giải thoát.

7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

8. Diệt Thọ Tưởng Định Thân tác Chứng Cụ túc trú: Đây là Định cao nhất trong chín định thứ đệ. Nhập vào định này thì hành giả dứt cả thân hành (hơi thở ra vô không còn) dứt cả ngũ hành (không còn tầm và tứ) và bỏ luôn tâm hành (tức dứt trừ tâm sở thọ và tưởng).

Đức Phật nhờ tu Tứ vô lượng tâmTứ vô ngại biện…, thành tựu đầy đủ tri kiến phương tiện Ba-la-mật, cho nên, đức Phật mới thành tựu quyền trítùy căn cơ chúng sanh rộng diễn nói pháp, dẫn dắt cho ra khỏi mọi chấp trước.

Đây là đức Phật Thích ca tự tán thán trí tuệ của mình. Trí tuệ đó thậm thâm vi tế, càng đi sâu vào càng không biết ngằn mé chỗ nào.

Đức Phật thành tựu được pháp vị tằng hữu, vị tằng hữu tức nói về thật trí.

Đoạn kinh: “Như Lai dùng các thứ phân biệt, khéo nói các pháp, ngôn từ nhu nhuyển, làm vui đẹp lòngchúng”, là tán thán quyền tríQuyền trí tức trí thuyết pháp độ sanh, dùng ngôn từ nhu nhuyến, làm đẹp lòng chúng sanh để dẫn dắt họ.

Trong lúc Phật đang tán thán thì nửa chừng thì Ngài bỗng nói: “Thôi, Xá-lợi-phất, không nên nói nữa”. Vì sao? Vì pháp đệ nhất nan giải Phật thành tựu đó chỉ có Phật với Phật mới cùng tận được thật tướng các pháp.

Mở đầu phẩm Phương tiện, có ba lần Phật bảo với Tôn giả Xá-lợi-phất “Thôi” (Chỉ), đây là lần thứ nhất. Lần thứ nhất Ngài bảo “thôi” không nói. “Thôi” này có ý nghĩa rằng, thật tướng các pháp là thậm thâmquyền trí và thật trí của Phật là thậm thâm. Sự thậm thâm đó chỉ có trí tự giáctự ngộ thân chứng chứ không thể dùng ngôn ngữ để trình bày, để nói ra được cho nên Phật nói “thôi”.

“Thôi” cũng có ý bảo rằng những lời Ngài sắp nói ra đây cần phải ly ngôn tự chứng chứ không thể cứ vin theo những câu những lời của Phật mà có thể chứng ngộ được. “Thôi” vì giáo nghĩa, vì thật tướngthậm thâmtrí tuệ thậm thâm cho nên Phật nói ngang đó rồi ngài bảo “thôi”. Vì sao? Vì điều đó chỉ có Phật với Phật mới cứu cánh chứng ngộ được thật tướng các pháp, chưa phải Phật, càng nói ra, chúng sanh càng chấp trước theo ngôn từ y văn giải nghĩa…, thì không làm sao giải thoát được.

Các pháp thật tướng. Thế nào là các pháp thật tướng? Đó là như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng. Pháp thật tướng là pháp ly ngôn, ly tứ cú tuyệt bách phi, nhưng mà thật tướng ly tứ cú tuyệt bách phi cũng không phải ngoài hiện tượng các pháp này mà có. Cho nên có thể bằng vào hiện tượng và dùng ngôn ngữ để diễn đạt thật tướng đó qua các nghĩa tướng của nó, mà chỉ ngay trong các pháp hiện trước mắt (hiện tướng) để chỉ thật tướng. Tất cả mỗi pháp tự nơi nó đều có 10: Tướng như vậy, tánh như vậy…

Tướng: Là hình dáng hiện ra bên ngoài, thấy, sờ mó được, nó hiển hiện. Pháp gì cũng có tướng như vậy.

Tánh: Pháp nào tự nó cũng có thật tánh bên trong không biến chuyển, không thấy được.

Thể: Tánh và tướng hợp nhất thành ra cá thể.

Lực: Tánh, tướng, thể thành ra một pháp, thì pháp đó có năng lực.

Tác: Có năng lực thì có sự tạo tác, tác dụng.

Nhơn: Chính pháp đó có thể làm nhơn cho cái khác.

Duyên: Có thể làm duyên cho cái khác.

Quả: Tự nhơn duyên của mình và cái khác mà thành ra quả. Nhơn đưa đến quả.

Báo: Sự thù đáp lại nhơn và duyên trước đó.

Bản mạt: là chỉ từ như thị tướng đến như thị báo cứu cánh đẳng… Từ tướng đến báo, từ bản đến mạt, đều rốt ráo bình đẳng như nhau, bình đẳng trên thật tướng, nên gọi “Cứu cánh đẳng”.

Đi sâu vào trong 10 như thị, thì có hai như thị là quả và báo cần phải rõ thêm.

Sao có “quả”mà lại có “báo”? Thường hay nói quả báo, như vậy là gồm cả hai chứ không phải một. Vừa đẳng lưu vừa dị thục. Tất cả pháp, pháp nào từ nhơn đến quả cũng có hai khía cạnh, một khía cạnh đẳng lưu, một khía cạnh dị thục. Nhưng hai khía cạnh này không phân ly (bất phân ly).

Đẳng lưu nhân quả: Từ nhân đến quả, quả lưu xuất một cách bình đẳng với nhân. Quả với nhân cùng một tánh, cùng một loại: Như nhân xoài quả xoài, nhân mít quả mít, nhân lành quả lành, nhân dữ quả dữ.

Dị thục nhân quả: Từ nhân đến quả có sự biến đổi, quả khác với nhân, quả và nhân không cùng một loại, không cùng một tánh, như nhân hạt mít thành cây mít, nhân lành hoặc dữ mà thành quả Vô ký. Ví dụ: Hạt mít trồng lên cây mít, ở đây ta thấy có hai khía cạnh.

1. Mít trồng lên mít, trước sau nhân quả vẫn là mít, chứ không phải xoài ổi… Đó là đẳng lưu nhân quả.

2. Hạt mít trồng lên cây mít, thì cây mít không giống hạt mít, cây là cây mà mít là mít, mặc dù cây từ mít mà mọc lên. Đó là dị thục nhân quả.

Hoặc ví dụ, đất sét nắn thành bình đất, thì đất là đất, mà bình đất cũng là đất, chứ không là bình đồng, đó là đẳng lưu nhân quả. Nhưng bình đất không phải là đất, bình đất dùng đựng, có thể vỡ, đất không vậy. Như vậy bình đất (quả) khác với đất (nhân), đó gọi là dị thục nhân quả.

Hai loại nhân quả ở loài hữu tình thì:

Nhân thiện thành quả thiện, nhân ác thành quả ác, gọi là đẳng lưu nhân quả.

Nhân thiện ác thành quả vô ký gọi là dị thục nhân quả.

Vì sao nhân quả lại mâu thuẫn nhau như vậy?

Nên biết dị thục nhân quả này không phải tách riêng đẳng lưu nhân quả mà có cái thể riêng, nhưng mà nó có tánh cách riêng. Như nghĩ lành, nói lành, làm lành (thiện nghiệp nhân) cái nhân thiện đó luôn luôn tạo ra kết quả nghĩ lành, nói lành, làm lành (thiện nghiệp quả), đó là nhân quả đẳng lưu. Vậy càng làm thiện chừng nào thì thiện tâm càng lớn, càng vững chắc. Đó là nhân thiện, quả thiện thuộc đẳng lưunhân quả. Nghĩ ác, nói ác, làm ác cũng vậy.

Nhưng nhân thiện, nhân ác đồng thời lại đưa đến kết quả thọ báo thân cõi trờicõi ngườiđịa ngục, thọ quả báo khổ, vui… thì chính tự thân khổ vui hay thọ báo thân loài trời, loài người lại không có tánh lành hay tánh dữ mà là vô ký.

Báo thân người, báo thân trời… hay thọ khổ, thọ vui tự nó là vô ký, chứ không thể bảo thân người thân trời là thiện hay ác, thọ khổ là ác, thọ vui là thiện, mặc dù thân người, thân trời, khổ vui cũng từ nghiệp nhân thiện ác đưa đến. Cho nên thọ khổ, thọ vui thuộc dị thục quả. Trong khi thọ khổ mà ác tâm nghiệp của ngày trước vẫn còn lưu tục, ác tâm ác nghiệp đó tạo thành ác tâm ác nghiệp ngày hôm nay, ác vẫn là ác (đẳng lưu). Thiện tâm thiện nghiệp (nhân) của ngày trước đưa đến thiện tâm thiện nghiệp (quả) ngày hôm nay. Thiện vẫn là thiện (đẳng lưu). Nhưng thiện và ác phối hợp lại, hoặc là thiện nhiều ác ít hoặc ác nhiều thiện ít mà thành ra quả báo thân cõi trờicõi người… hay hình thành ra báo thân con người thọ khổ hay thọ lạc, thì báo thân thọ khổ, thọ lạc đó không phải là thiện, không phải là ác, khổ không phải là thiện, không phải là ác; lạc không phải là thiện, không phải là ác. Thiện ra thiện, ác ra ác là đẳng lưu quả. Còn khổ và vui, làm lành được vui, làm ác bị khổ, khổ vui đó chính tự bản thân nó là vô ký. Mặc dù, cái khổ, cái vui đó chính từ ác nghiệpthiện nghiệp gây ra, cũng như đất nắn thành bình, mà bình không giống đất, nên gọi là dị thục, nghĩa là biến đổi đưa đến thành thục, quả không cùng một loại với nhân.

Đẳng lưu là sao? Trồng giống xoài, giống xoài đó từ đầu nó diễn tiến lên, tiền niệm hậu niệm tương sanh, trước xoài giữa cũng xoài và sau cũng xoài. Như vậy gọi là đẳng lưu.

Dị thục là sao? Cây xoài, từ cái hột, rồi lên cây, sanh ra trái, như vậy nó vẫn là xoài, nhưng phải trải quabao nhiêu giai đoạn khác nhau, cây xoài không giống xoài, như bình không giống đất, như vậy gọi là dị thục, mà dị thục này thuộc về vô ký

Trong kinh dùng chữ quả và báo có khác nhau ở chỗ đó. Quả chỉ đẳng lưu, báo chỉ dị thục. Không phải hai nơi, hai thể mà chính từ một cái mà có hai khía cạnh khác nhau. Có những con người trong khi thọ vui, họ sung sướng lắm (dị thục), nhưng chưa chắc họ thiện (đẳng lưu). Sự sung sướng đó là kết quả thiện nghiệp ngày trước, cái sướng đó, cái lạc báo đó thuộc về vô ký. Nhưng mà giờ đây, chính trong họ đang mang nghiệp ác từ trước lưu lại, đó là đẳng lưu, nghiệp đó thiện tánhác tánh, không gọi vô ký. Thành ra, trong khi đẳng lưu thì vẫn là ác mà họ thọ sướng, cái sướng đó dị thục vô ký.

Tóm lạiThiện tánh sanh thiện tánh là đẳng lưuThiện tánh cộng thiện nghiệp thành thiện báo, dị thục.

Về thập như thị, ngài Thiên Thai còn diễn giải thành ra “nhất tâm tam quán” và “nhất niệm tam thiên” như sau:

Tam quán là Giả quánKhông quán và Trung đạo quánSở dĩ có Tam quán là bởi vì chính từ mỗi pháp, pháp nào cũng có ba sự thật hay chân lý ba mặt gọi là “đế”. Đế là sự thật, là chân lý. Ba sự thật đó là:

1. Giả đế: Giả tức nhiên nó là vô thường, là do hòa hợp mà thành, nó không thật. Mỗi pháp đều do nhân duyên kết hợpvô thường biến đổi, gọi là giả. Giả đó cũng là một sự thật không chối cãi nên gọi là “đế”.

2. Không đếBản tánh mọi vật vốn là giả, không thật, mà không thật nên không có tự tánh độc lập ngoài các duyên nên gọi nó là không, không đó cũng là một sự thật không chối cãi được nên gọi là Không đế.

3. Trung đạo đế: Giả, Không không phải nằm tách riêng biệt ngoài Giả có Không, ngoài Không có Giả mà chính Giả là Không, Không là Giả. Đó cũng là một sự thật nên gọi Trung đạo đế.

Chúng ta không nhìn thấy được Trung đạo là vì chúng ta chỉ nhìn có một khía cạnh, hoặc khi thì nói không, khi thì nói có, chứ không thấy được có trong không, không trong có.

Vậy thì, mỗi pháp tự nó có ba tánh cách thật: Giả cũng thật, Không cũng thật, Trung đạo cũng thật. Với ba sự thật đó làm sao nhận biết được. Nếu đem tâm thông thường không thể thấy được nên phải quán, và khi quán về mặt Giả thì gọi là Giả quán, quán về mặt Không thì gọi là Không quán, quán về mặt Trung đạo thì gọi là Trung đạo quán, mà ba quán đó cũng từ ở một tâm này mà thành tựu được chứ không phải ngoài tâm mà có. Trong một tâm mà quán được viên mãn ba thứ nên gọi là nhất tâm tam quán. Với “thập như” này ngài Thiên Thai lại biến chuyển ra ba cách đọc mà thành ra ba quán:

Khi đọc: Như thị tướng, Như thị tánh… (Tướng là như vậy,…) Đó là Giả quán. Đó là lối chỉ ngay hiện tượng mà nói, hiện tượng giả tướng là như vậy, tánh là như vậy… Tức là theo sự giả của sự vật mà chỉ bày ra, nhìn về mặt hiện tượng gọi là Giả quán.

Khi đọc: Tướng thị như, Tánh thị như,… đó là Không quán hay Chơn quán. vì dù là tướng, là Tánh…, nhưng tướng vẫn nằm nơi Như, tướng không ly Như, tướng không nằm ngoài thật tướng, ngoài như như, ngoài chân như, tánh vẫn là Như, tướng vẫn là Như.

Khi đọc: Tướng như thị, Tánh như thị… Tướng như vậy, như vậy là như vậy, Như thị là pháp nhĩ như thị, nó là nó, nó là như thế, như thế là như thế, đó là Trung đạo quán. Không thiên Hữu, không thiên Vô, không thiên Giả, không thiên Không gọi là Như thị.

Tóm lạithập như thị này, mỗi thứ đều có ba cách nhìn, cách đọc thành ba sự thật. Ba cách nhìn, cách đọc đó thành ba cách quán mà ba quán vốn từ nhất tâm nên gọi là “Nhất tâm tam quán”, đó là lý chỉ yếu của Tông Thiên Thai.

“Nhất niệm tam thiên”. Một niệm ba ngàn là thế nào? Ba ngàn đây không phải là ba ngàn theo ý niệmthời gian. Ba ngàn đây là: Hữu tình (chúng sanhthế gian thì có chia ra 10 bậc, gồm Tứ Thánh và Lục phàmTứ thánhThanh vănDuyên giác, Bồ-tát, và Phật. Lục phàmĐịa ngụcngạ quỶsúc sanh, thiên, nhơn, a-tu-la.

Mười cấp bậc của loài hữu tình như vậy gọi là thập pháp giới hay thập giới. Nhưng nói thập pháp giớinhư vậy là phân biệt đại thể chứ mỗi giới như vậy cũng mang đủ tánh cách của chín giới kia. Nói địa ngục không chỉ hẳn địa ngục mà trong ấy có cả Phật, Bồ-tát… ngạ quỶsúc sanh nữa. Vậy thì mỗi giới có đủ tánh cách của chín giới kia, nên 10*10 là 100 giới, mà mỗi giới, giới nào cũng đủ 10 như thị (100 * 10 = 1.000) tức là bách giới thiên như. 1000 như, nhân với ba loại thế gian là: Hữu tình thế gianngũ ấm thế giankhí thế gian, thành ba ngàn như. Nhưng ba ngàn như này không ngoài một niệm của chúng sanh, không ngoài một niệm có ba ngàn, thành thử, chính ba ngàn là một niệm, một niệm là ba ngàn. Tức là tánh cách từ nơi bản tánh một niệm mà đủ ba ngàn.

Cho nên, ngài Thiên Thai có dùng thuyết “Tánh Khởi”. Tánh khởi là từ nơi bản tánh một niệm mà có đủ ba ngàn, rồi nó gặp duyên như thế nào nó khởi lên như thế ấy. Gặp duyên địa ngục khởi lên địa ngục, gặp duyên thiên nhơn khởi lên thiên nhơn…

Nhất niệm tam thiên này có thể nói theo nghĩa của kinh Hoa Nghiêm là: “Vô biên sát hải tự tha bất cách ư mao đoan”.

Tóm lạithập như thị trong kinh Pháp Hoa là điều chủ yếu để nói về thật tướng các pháp nên ngài Thiên Thai đã dùng thập như đó mà diễn ra bằng ba cách quán và thành tam thiên. Đó là hai lý chỉ yếu của Tông Thiên Thai vậy.

Kinh văn: Lúc bấy giờ đức Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà nói kệ rằng:

Đấng Thế Hùng bất khả lường, hàng chư thiên và thế nhơn, tất cả loài chúng sanh, không ai biết Phật được. Phật đủ 10 lực, bốn Vô sở úy, tám giải thoát, các tam muội và các pháp khác của Phật, không thể nào trắc lường hết được.

Giải thích: Đây là bài tụng tán thán Phật và pháp. Bốn câu đầu tán thán Phật là Đấng giác ngộ được thật tướng sâu xa, là Đấng có đầy đủ công đức chúng sanh không thể nào thấu hiểu hết được. Bốn câu sau là tán thán pháp, tức tán thán những điều đức Phật chứng ngộ được như mười lực, bốn Vô sở úy…, những pháp này chúng sanh cũng không thể nào trắc lường được.

Kinh văn: Vốn từ vô số các đức Phật, thật hành đầy đủ các đạo, pháp thậm thâm vi diệu khó thấy khó hiểu. Trải vô lượng ức kiếp, tu các đạo hạnh ấy xong, ở nơi đạo tràng chứng thành quả giác, Ta đã đều biết hết. Như vậy, đại quả báo và các nghĩa tánh tướng chỉ có Ta cùng mười phương chư Phật mới có thể biết việc đó, pháp ấy không thể chỉ bày, tướng ngôn ngữ vắng bặt, các loài chúng sanh khác, không làm sao hiểu được, trừ chúng Bồ-tát bằng sức tin kiên cố (mới tín giải mà thôi).

Giải thích: Đoạn kinh này cũng là tiếp lời tán thán trên.

Trên là tán thán Phật và pháp của Phật chứng ngộ.Tại sao đức Phật lại chứng ngộ được các pháp đó? Bởi vì như trên đã nói, không phải một hai ngày mà phải rất nhiều công phu tu tập trãi qua vô số kiếp, gặp vô số các đức Phậtthực hành đầy đủ đạo hạnh, cho nên đức Thích Tôn mới chứng được những pháp đó. Những pháp Phật chứng ngộ được rất là thậm thâm vi diệu. Mà pháp đó là gì? Tức chỉ cho thật trí và quyền tríhay nói rộng ra là 10 trí lực, bốn điều không sợ, tám món giải thoát,… Do đó Ngài đã chứng thành quả vị Bồ-đề nơi đạo tràng, và điều đó Ngài đã biết rõ. Chỉ có đức Thích Tôn cũng như 10 phương chư Phật khắp cùng biết rõ đại quả báo và các tánh tướng của các pháp. “Quả báo tánh tướng” ở đây là nói tóm gọn”10 như” ở trước. Tánh tướng là đứng về nhơn, quả báo là đứng về quả báo. Cho nên bốn tướng này tóm thâu cả 10 như thị. Chỉ có đức Phật và 10 phương các đức Phật mới biết rõ pháp đó, mà pháp đó là pháp dứt bặt các tướng ngôn từ, không thể dùng ngôn từ để chỉ thị ra được, bởi vì pháp ấy cần tri chứng, thì phải dùng bằng trí chứngNgôn từ chỉ có thể là phương tiện chỉ dẫnngôn từ không thể nói đích thật pháp mà Phật chứng ngộ. Cho nên đối với pháp đó tướng ngôn từ vắng bặt, các loài chúng sanh không thể hiểu được.

Nhưng chúng sanh không hiểu được thì làm sao ngộ được trí chứng của Phật, học theo trí của Phật, để đạt đến trí của Phật được, duy chỉ các hàng Bồ-tát bằng sức tin kiên cố mà hiểu được, hiểu bằng tín giảichứ chưa hiểu bằng chứng giải. Nghĩa là dựa theo lời Phật dạy rồi phát lòng tin vững mạnh nơi lời đức Phật mà hiểu.

Đối với các vị Bồ-tát trước khi kiến đạo, thì đầy đủ bốn chứng tịnh hay bốn bất hoại tín là tin Phật tin Pháp, tin Tăng, tin Giới. Bốn thứ này người học đạo phải tin vững chắc không lay chuyển, không thay đổi. Khi người học đạo có đủ bốn đức tin như thế thì người đó đã gần tới địa vị kiến đạo. Chẳng những hàng Bồ-tát như vậy, mà những người học đạo cũng đều phải như vậy. Cho nên đức Phật nhắc nhở đến đức tin kiên cố để tín giải Phật phápNếu không thì luôn luôn chỉ đứng ngoài cửa chứ không làm sao vào nhà Phật pháp được.

Kinh văn: Các đệ tử Phật, từng cúng dường các đức Phật, tất cả lậu đã tận, ở vào thân tối hậu, những người như thế sức họ không kham hiểu nổi.

Giải thích: Nghĩa là trừ hàng Bồ-tát dùng sức tin kiên cố nói trên, bậc A-la-hán ở Thanh văn thừa, những vị này đã từng tu tập, từng cúng dường, từng đoạn hết lậu hoặc. -Nên nhớ lậu hoặc ở đây chưa phải là đoạn vô minh mà là đoạn dục lậuhữu lậu và vô minh lậu, đó là ba thứ lậu trong tam giới chứ chưa phải đoạn vô minh lậu ngoài tam giới. -Khi đoạn hết lậu này rồi thì chứng A-la-hán, là thân cuối cùng, thân này không còn tái sanh trong tam giới nữa. Cho nên một vị A-la-hán thành tựu là một vị luôn luôn có đầy đủ bốn nghĩa: Thử sanh dĩ tận (Do đoạn Khổ đếchấm dứt sanh tử), phạm hạnh dĩ lập (Do thành tựuĐạo đế, đủa các phạm hạnh), sở tác dĩ biện (Do chứng Diệt đế, việc cần làm đã làm xong), bất thọ hậu hữu (Do chứng Tập đế, không còn trở lại trong sanh tử). Đầy đủ bốn nghĩa đó gọi là A-la-hán. Bất thọ hậu hữu là ở thân cưối cùng. Trong vòng luân hồi sanh tử của chúng sanh trãi qua vô lượng vô số thân khi loài này, khi loài khác, không biết ngang đến mức nào mới gọi là thân cuối cùng? -Đến quả vị A-la-hán là thân cuối cùng không còn tái sanh nữa. Những bậc A-la-hán như thế cũng không thể hiểu được pháp Phật chứng ngộ.

Kinh văn: Giả sử, đầy cả thế gian gồm có những người như Xá-lợi-phất, suy nghĩ cùng tột, chung nhau lại so lường cũng không thể so lường biết được trí của Phật.

Giải thích: Các vị A-la-hán không biết đã đành, những vị trí tuệ như Tôn giả Xá-lợi-phất, đầy cả thế gianchung nhau lại để suy lường pháp của Phật chứng ngộ cũng không thể được.

Kinh văn: Giả sử, đầy cả 10 phương đều như Xá-lợi-phất và các hàng đệ tử khác cũng đầy cả 10 phương cõi nước, cùng tột tư lường, chung nhau trắc lường, thì cũng không thể biết được trí chứng ngộ của Phật.

Đến hàng Bích Chi Phật lợi trí, ở thân vô lậu tối hậu và cũng đầy cả 10 phương giới, số những vị đó nhiều như rừng tre, chung nhau lại đồng nhất tâm, trãi qua ức vô lượng kiếp, muốn suy nghĩ thật trí của Phật cũng chẳng làm sao biết được phần ít.

Dù đến hàng tân phát ý Bồ-tát, từng cúng dường vô số Phật liễu đạt được các nghĩa thú, lại khéo thuyết pháp. những vị đó nhiều như lúa, mè, tre, lau đầy khắp cả 10 phương cõi, nhất tâm dùng diệu trí ở trong hằng sa kiếp đều cùng nhau tư lường cũng không biết được trí của Phật.

Cho đến hàng Bất thối Bồ-tát, số đó như hằng sanhất tâm cùng nhau tư cầu cũng không thể biết được trí của Phật.

Giải thíchTóm lại, trí Phật, thật tướng Phật chứng ngộ, chỉ trừ hàng Bồ-tát, bằng sức tin kiên cố mới tín giải được một phần, ngoài ra, hàng tân phát ý Bồ-tát (Bồ-tát còn ở địa vị trước thập tín), bất thối Bồ-tát (Bồ-tát đã lên trên thập địa), A-la-hán, Bích Chi Phật và những vị có đại trí tuệ như Xá-lợi-phất đầy khắp cả thế gian chung nhau lại để tu lường cũng không ai biết được trí của Phật và cũng không ai biết được thật tướng Phật chứng ngộ.

Trí của Phật sâu xa như vậy, lý của Phật sau xa như vậy, điều đó để nói lên rằng cái sâu xa của Phật không thể biết được. Vì sao như vậy? Bởi vì lý này, trí này là cần thật chứng chứ không thể tư lường phân biệt. Nếu đem tư lường phân biệt thì dù có phân biệt đến vô số kiếp, đem bao nhiêu tâm tư lanh lợi khôn ngoan để phân biệt cũng không phân biệt được.

Dựa vào ý này để hiểu thì giáo pháp của Phật đối với chúng ta cũng vậy, điều này luôn luôn được đức Phật nhắc nhở. Nếu ai nghĩ rằng đem tâm tư phân biệt để hiểu lời Phật dạy thì lời ấy sẽ trở thành một môn triết lý, nó không là một chân lý cứu cánhchân lý giác ngộ của Phật nữa. Cho nên trong kinh thường nhắc nhở chúng ta là cần phải chứng ngộ. Và cũng như đoạn trước, đức Phật trong khi Ngài đang nói nửa chừng Ngài bảo “Thôi” không nên nói nữa. “Thôi” đó có ý nhắc nhở chúng ta là cần phải ly ngôn tự chứng chứ không phải cứ nói mãi trên ngôn từ mà hiểu được, cũng không thể bằng vào ngôn từ mà ngộ được.

Kinh văn: Lại này Xá-lợi-phất, pháp thậm thâm vi diệu vô lậu bất tư nghì Ta nay đã đầy đủ, chỉ có ta biết tướng ấy và mười phương chư Phật biết tướng ấy. Xá-lợi-phất nên biết, lời các đức Phật nói không đổi khác, hãy sanh đức tin to lớn đối với pháp của đức Phật nói. Pháp Thế Tôn lâu về sau cần phải nói chân thật.

Phật bảo chúng Thanh Văn và những người cầu Duyên Giác thừa, Ta khiến cho thoát khỏi sự trói buộccủa các khổ, mau chứng được Niết-bàn, Ta dùng sức phương tiện để khai thị giáo nghĩa tam thừa, dắt dẫn khiến chúng sanh ra khỏi các nơi chấp trước.

Giải thích: Đoạn kinh này ý rằng, trong khi chứng ngộ cần phải đem lòng tin mới chứng giải được.

Có người nghĩ rằng, đạo Phật là đạo chú trọng về trí chứ không chú trọng về đức tin, còn các đạo khác thì chủ trương về đức tin chứ không chủ trương về trí. Nhưng nên hiểu rằng trong Phật giáo không phải không có đức tin, nhưng đức tin đó luôn luôn dựa theo giải (sự hiểu biết) tức trí tín, chứ không phải hoàn toàn trí mà không có tín. Nói có đức tin nghĩa là đối với những pháp chưa có thể nhất thời liễu ngộchứng ngộ rõ ràng được thì chỉ bằng vào lòng tin, mà khi đã hiểu rõ pháp đó rồi thì gọi là ngộ chứ không phải tín nữa. Ví dụ, như tôi nói các vị hãy tin tôi, các vị vào đây tôi sẽ cho một vật rất quý, mà vật quý đó các vị chưa thấy. Như vậy, vật tôi sẽ cho đó các vị chưa biết (giải). Nhưng các vị tin tôi, bằng vào bao nhiêu lần nói khác, tôi nói đúng thật, không hư dối. Hôm nay, tôi bảo các vị vào đây để các vị vật quý đó, các vị tin theo tôi nên vào. Đó gọi là tín giải. Nếu các vị không tin, đòi phải cho thấy rồi mới chịu vào, nhưng mà vật đó vốn dĩ nằm bên trong chứ không thể đem ra ngoài cho các vị thấy được, nếu như các vị không chịu tin lời tôi, cứ ở bên ngoài thì luôn luôn các vị không làm sao thấy vật quý đó được. Có tin lời tôi đi vào thì mới thấy, đó gọi là tín giải, có tín giải mới đi đến chỗ chứng giải, chứng ngộ.

Qua câu chuyện bà Kisagotami sau đây để hiểu thêm: Bà Kisagotami sanh được một đứa con duy nhất, trong khi sống bên nhà chồng, bà không được thương yêu, nhờ khi sanh đức con mà bà được thương yêu đôi chút, cho nên, đứa con đó đối với bà là một vật quý báu, một nguồn an ủi, bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu hạnh phúc của mình đều đặt nơi đứa con. Nhưng không may con bà chết. Bà sầu khổ cùng tột, không chịu đem xác con đi chôn. Bà ôm xác con đi cùng khắp để tìm thầy cứu sống. Có người hiểu được hoàn cảnh nên chỉ bà đến đức Phật cầu cứu. Bà ôm con tìm Phật, đức Phật dạy bà hày đi xin một ít hạt cải nơi nhà nào xưa nay không có người chết đem về, Ngài sẽ cứu cho. Bà tin theo lời Phật dạy, đi gõ cửa từng nhà xin hạt cải, ai cũng sẵn lòng cho, nhưng khi hỏi nhà này xưa nay có ai chết không thì họ đều ngạc nhiên và trả lời rằng hoặc cha chết, mẹ chết… Cứ dần dần từ nhà này đến nhà kia đều trả lời giống nhau, làm tâm bà bừng tỉnh, hiểu rõ luật vô thường có sanh là có chết. Bà lặng lẽ đem xác con đi chôn rồi trở về bạch Phật rằng: -Bạch đức Thế Tôn, việc Ngài dạy con đi xin hạt cải con đã làm xong, xin đức Thế Tôn chứng cho.

Qua câu nói của bà Kisagotami, chứng tỏ một người từ lòng tin mà đi đến chỗ chứng ngộ. Nếu như không tin lời Phật dạy thì chắc bà nói “nếu Phật có cứu thì đưa cho chớ con có biết đâu mà xin”, mà nếu không tin lời Phật thì bà ấy không bao giờ tự mình giác ngộ đích thật được điều Phật chỉ cho: Cuộc đờilà vô thường có sanh tức có chết. Thứ nữa, qua câu chuyện cho thấy rằng giáo pháp Phật, tin rồi là phải thực hành, không thể ngồi đó chờ Phật mang sự hiểu biết, sự sáng suốt tới cho mình được. Nếu như bà Kisagotami bảo, Phật có cứu thì Ngài hãy xin thuốc về cho, còn bà cứ ngồi đó chờ thì chắc chắn bài học giác ngộ của bà không bao giờ thành tựu được. Nếu bà cứ ngồi đó và Phật giải thích thì bà cũng chỉ hiểu sự vô thường một cách lờ mờ không xác thực, không thấm thía bằng chính bà học bài học đó từ miệng mọi người, từ sự kiện thực xảy ra. Thành ra, từ chỗ tín đi tới chỗ giải, chỗ ngộ, hai thứ đó phải song hành, Phật giáo không gọi bằng tín vì đó luôn luôn đi với trí, nếu tín mà không có trí thì thành mê tín, tín đó không đi đến chỗ xác thực. Nhưng phải có tín và tín đó phải đi đôi với trí. Trong kinh văn Phật bảo: “Tin lời Ta nói không khác”. Chữ “không khác” có hai nghĩa: Một là đức Thích Tôn nói, lời Ngài đã nói hôm trước và nói hôm nay là như vậy, tuy trên phương diện ngôn từ có khác, nhưng trên phương diện ý thức không khác, “vô dị”. Thứ nữa, ý rằng 10 phương chư Phật đồng chứng như nhau, đồng có trí tuệ như nhau, thì cũng đồng nói pháp như nhau, “Phật ngữ vô dị”.

Nhưng vì sao Phật cứ nhắc đi nhắc lại là cần phải tin lời Phật nói không khác? -Bởi vì đức Phật sẽ nói một pháp mà đối với hàng nhị thừa sẽ kinh ngạc, khó tin, cho nên Phật phải nhiều lần nhắc đi nhắc lại “Pháp Thế Tôn lâu về sau cần phải nói chân thật”. Sao gọi là lâu về sau? -Nghĩa là sau bao nhiêu năm thuyết giáo đến những năm cuối cùng Ngài mới nói pháp chân thật mà chính Ngài muốn nói từ lâu, cho nên gọi là lâu về sau.

Đoạn kinh “Những hàng Thanh Văn và những người cầu Duyên Giác thừa… dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi chấp trước”, xứ xứ trước tức đắm trước mọi nơiChúng sanh ở dâu thì đắm trước nơi đó, đắm trước về thân, tâm, cảnh giới, về tập quán, về nghiệp lực của mình. Nếu như đức Phật không dùng sứcphương tiện nói tam thừa để dẫn dắt thì không làm sao đưa chúng sanh ra khỏi (xứ xứ trước).

Kinh văn: Lúc bấy giờ, trong đại chúng, có các hàng Thanh Văn lậu tận A-la-hán như A-nhã Kiều-trần-như… một ngàn hai trăm người và các vị phát tâm cầu Thanh Văn, cầu Bích Chi Phật, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, mỗi mỗi đều nghĩ rằng: Nay đây, vì cớ gì đức Thế Tôn ân cần tán thánpháp phương tiện mà nói rằng: “Pháp của Phật chứng ngộ thậm thâm khó hiểu, có nói dạy gì ý thú khó biết, tất cả hàng Thanh VănBích Chi Phật không thể biết kịp?” Phật nói nghĩa Nhất giải thoát thì chúng tôi đây cũng đã được pháp đó, đạt đến Niết-bàn rồi, mà nay không biết nghĩa thú về đâu.

Giải thích: Đây là đoạn đại chúng nghi mà Tôn giả Xá-lợi-phất là tiêu biểu. Nên nhớ ở phẩm Tựa, Phật chỉ hiện thần thôngphóng quangnhập địnhđại chúng thấy các điềm lạ mà sanh nghi. Nghi Phật hiệncác thụy tướng đó để làm gì? Phẩm Tựa Phật chỉ “mật khai tam hiển nhất”, nghĩa là Phật ngấm ngầm khai tam thừa để hiển Nhất thừa nên đại chúng chưa có sanh nghi như ở phẩm Phương Tiện. Qua phẩm Phương Tiện mới “hiển khai tam hiển nhất”, nghĩa là, Phật nói trắng ra việc khai Tam thừa hiển nhất thừa như: “Ta dùng sức phương tiện để khai thị giáo nghĩa Tam thừa”, “Pháp của Ta lâu về sau cần phải nói chân thật”. Khi Phật nói rõ đến lý chân thật, đó là hiển, vì “hiển khai Tam hiển Nhất” cho nên các vị A-la-hán và đại chúng mới sanh lòng nghi. Không biết vì sao trước Phật tán thán cả hai trí (Thật trí và Quyền trí) mà đến đây Phật chỉ tán thán Quyền trí.

Thứ nữa, pháp của Phật chứng ngộ được Ngài diễn bày ngôn thuyết,mà ngôn thuyết đó cũng khó hiểu, khó biết, lời gần ý xa. Trong chúng tự thấy mình là Thanh Văn, là Bích Chi Phật mà không biết được. Phật nói Nhất giải thoát, nghĩa Nhất giải thoát là thế nào? Phật đã từng nói ai tu theo pháp Tứ đế,Thập nhị nhân duyên sẽ được giải thoátHữu dưVô dư Niết-bàn đồng y như nhau, pháp đó gọi là Nhất giải thoát, thì chính pháp đó nay đây chúng ta dã dược rồi, bây giờ, Phật lại nói đó chỉ là pháp phương tiệnđể đưa về pháp chân thật. Không biết cái nghĩa đó rồi sẽ đi về đâu, cho nên, trong chúng sanh lòng nghi. Nghi đây là vì do Phật nói rõ ý “khai tam hiển nhất” vậy.

Tóm lạiý thú Phật nói ra khiến hàng đệ tử khó biết mà sanh nghi có ba lý do:

– Trước Phật tán thán cả hai trí, nay tại sao Phật lại chỉ tán thán có Quyền trí thôi, đó là điêù khó hiểu thứ nhất.

– Tại sao trước đức Phật không nói Tam thưà là phương tiện mà bây giờ Ngài lại nói Tam thừa làphương tiện, ý đó cũng khó hiểu.

– Còn chân thật nào nữa mà Phật nói “lâu về sau sẽ nói ý chân thật, thế thì từ trước tới nay Phật chưa nói lý chân thật sao? Và những giáo lý Phật nói đều không chân thật sao? Đó là những điều hàng đệ tửkhông hiểu cho nên sanh lòng nghi.

Kinh văn: Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất biết tâm của tứ chúng nghi hoặc, và tự mình cũng chưa rõ nên mới bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì Ngài lại ân cần tán thán đệ nhất phươngtiện của Phật là pháp thậm thâm vi diệu nan giải. Thật, con từ xưa đến nay chưa từng nghe Phật nói như vậy. Nay đây, cả bốn chúng đều có chỗ nghi, trông mong đức Thế Tôn, hãy phô diển việc này. Đức Thế Tôn vì cớ gì lại ân cần tán thán pháp thậm thâm vi diệu khó hiểu?

Giải thíchThậm thâm vi diệu khó hiểu tức là nói về Quyền trí hay Phương tiện trí. Vì Phật nói rõ như vậy nên chúng sanh nghi. Trước là nói ba việc chúng không hiểu, giờ nói về việc nghi của chúng có ba:

Nghi giáo: Trước kia Phật nói Tam thừa, tu theo thừa nào thì chứng quả thừa đó, Phật không nói Đại thừaTiểu thừa hay pháp này cao, pháp kia thấp gì hết, cũng không nói pháp này thật, pháp kia quyền. Thế mà ngày hôm nay Phật nói Tam thừa là: phương tiệnNhất thừa mới là chân thậtVậy thì lời dạy trước kia đúng hay lời dạy hôm nay đúng? Và biết đâu ngày mai Ngài sẽ nói Nhất thừa là phương tiệncòn có pháp khác mới là chân thật?

Nghi nhơn: Nghi chính đức Phật, một vị nói trước sau bất nhất như vậy có phải Phật hay không, hay là ma?

Nghi mình: Trước kia nghĩ rằng, mình đã chứng quả A-la-hán. Như Tôn giả Xá-lợi-phất đã từng được Phật ngợi khen là bậc trí tuệ đệ nhất, thế mà giờ đây đối với lời Phật dạy không hiểu gì hết nên nghi mình có phải là trí chưa, mình có thật chứng La-hán không? Và tại sao Ngài lại ân cần tán thán đệ nhất phương tiện của chư Phật?

Chữ “đệ nhất phương tiện” có hai nghĩa:

– Diệu dụng phương tiện thuyết pháp này chỉ có đức Phật mới đủ sức dụng để thuyết pháp cho chúng sanh.

– Phật phương tiện nói Tam thừa để đưa đến nhất thừa, như vậy, Tam thừa là phương tiện của nhất thừa.

Kinh văn: Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất muốn lặp lại nghĩa này mà nói bài kệ rằng:

Đấng Huệ nhất đại Thánh Tôn, lâu xa mới nói pháp, tự nói rằng mình được thập lực như vậy, Tứ vô sở úyThiền định tam-muội, giải thoát như vậy là những pháp bất tư nghì. Pháp đã chứng được nơi đạo tràng không ai phát ra lời hỏi được, ý của Ta (Phật) cũng khó trắc lường, không ai hỏi được. Không hỏi mà tự nói, xưng tán đạo tu hành, là trí tuệ rất vi diệu của chư Phật chứng đắc. Các vị lậu tận A-la-hán, những người cầu Niết-bàn, nay đều bị rơi vào trong lưới nghi. Cớ gì Phật nói như thế? Những người cầu Duyên giác, hay hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các trời, rồng, quỉ thần và Càn-thác-bà… nhìn nhau lòng do dự nghi nanchiêm ngưỡng đấng Lưỡng túc tôn, muốn biết việc đó là thế nào? Mong đức Thế Tônnói cho.

Đối với chúng Thanh Văn, Phật nói con (Xá-lợi-phất) là đệ nhất. Thế mà con nay, đối với trí tuệ của mình, nghi hoặc không sao rõ được. Đó là pháp cứu cánh hay là đạo tu hành.

Hàng Phật tử từ miệng Phật sanh ra, chấp tay chiêm ngưỡng chờ mong Ngài buông lời vi diệu, đã đúng thời nên vì nói như thật.

Các hàng trời, rồng, quỉ thần số như hằng sa. Các vị Bồ-tát cầu Phật quả, số lớn cũng có tám vạn và Chuyển luân Thánh vương từ muôn ức cõi nước, đều đến đây chấp tay cung kính muốn nghe Ngài nói Đạo chân thật đầy đủ.

Giải thíchHuệ nhật đại Thánh Tôn là chỉ cho đức Phật, đấng đại Thánh tôn có trí tuệ như mặt trời. Dùng chữ Huệ nhật có ý rằng trí tuệ như mặt trời ấy phá được vô minh, giờ đây trí tuệ này hiển nhất chân lý nên gọi là Huệ nhật.

Đoạn này ý nói rằng Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ trí tuệ của mình thường được Phật tán thán là đệ nhất, nhưng kỳ thật chưa nhất gì hết. Bởi vì không hiểu được lời Phật dạy hôm nay là pháp cứu cánh hay là đạo tu hạnh?

“Cứu cánh pháp” tức chỉ cho Niết-bàn hay Diệt đế; “Sở hành đạo” tức chỉ Đạo đế.

“Phật tử”; từ miệng Phật sanh ra, từ Pháp Phật được hóa sanh gọi là Phật tử. Nhờ nghe lời Phật dạy, từ kim khẩu Phật mà phát tâm tu hành trở thành đứa con tinh thần của Phật nên gọi là Phật tử.

Đoạn kinh trên là lời của Tôn giả Xá-lợi-phất ân cần cầu xin Phật thuyết pháp, cầu xin Phật giải nghi cho mình và đại chúng.

Kinh văn: Lúc bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi-phất, thôi thôi không nên nói nữa. Nếu nói việc này thì tất cả thế gian, trời, người đều kinh hãi nghi ngờ.

Xá-lợi-phất lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, trông mong nói cho! Trông mong nói cho! Bởi vì sao? Bởi vì nơi hội này vô số trăm ngàn vạn ức A-tăng-kỳ chúng sanh, là những người từng thấy các đức Phật, các căn lanh lợitrí tuệ minh liễunghe lời Phật nói tức sẽ kính tin.

Lúc bấy giờ, Xá-lợi-phất muốn lập lại nghĩa này mà nói bài kệ rằng:

Đấng Pháp vương vô thượng, trông mong Ngài nói, chớ có lo nghĩvô lượng chúng hội này, có người nghe được liền sanh tâm kính tin.

Phật lại bảo, thôi Xá-lợi-phất. Nếu nói việc này tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la đều sẽ kinh hãi nghi ngờ, hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo sẽ rơi vào hầm lớn. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà nói bài kệ rằng:

“Thôi thôi không nên nói, pháp Ta rất nhiệm mầu, khó nghĩ, các hàng tăng thượng mạn nghe chắc không kính tin.

Lúc bấy giờ, Xá-lợi-phất lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, trông mong nói cho, trông mong nói cho! Nay ở trong chúng hội này, những hàng so sánh như chúng con có tới trăm ngàn vạn ức, đời đờiđã từng theo Phật chịu sự giáo hóa, những người kính tín, trường dạ an ổn được nhiều lợi ích. Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất muốn lập lại nghĩa này mà nói bài kệ rằng:

Đấng vô thượng lưỡng túc tôn, trông mong nói pháp đệ nhất, con là trưởng tử của Phật, mong dủ lòng từ phân biệt nói cho. Hội này vô lượng chúng, hay kính tin pháp đó. Phật đã từng đời đời giáo hóachúng hội như vậy. Những người đó đều nhất tâm chắp tay, mong nghe và lãnh thọ lời Phật dạyChúng tôi một ngàn hai trăm và các người cầu Phật quả trông mong Ngài vì chúng này mà dủ lòng từ phân biệtnói cho. Những người như vậy nghe pháp này thì sanh tâm đại hoan hỶ.

Giải thích: Trong phần đầu của phẩm Phương Tiện, Phật có ba lần bảo “thôi” và ba lần Tôn giả Xá-lợi-phất thỉnh Phật nói pháp.

Lần đầu tiên, Phật đang tán thán thật trí và quyền trí nửa chừng Ngài bảo “thôi”. Thôi lần đầu tiên có ý rằng pháp Phật chứng ngộ thâm diệu cao quá nói ra không được, không thể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả phân biệt mà hiểu được, cần phải thân chứngly ngôn tự chứng, cho nên Phật bảo thôi. Nhưng sau lần Phật bảo thôi đó, giờ đây, Phật lại bảo “Ta đã dùng sức phương tiện mà nói tam thừa”. Phật gợi lên sự nghi ngờ rất lớn cho Xá-lợi-phất và đại chúng, cho nên, Tôn giả Xá-lợi-phất lại ân cần thỉnh Phậtnói pháp. Thế là một lần Phật bảo “thôi” và một lần Xá-lợi-phất cầu Phật nói pháp. Khi Xá-lợi-phất cầu thỉnh Phật nói pháp, đức Phật lại bảo “thôi”, “thôi” không nên nói, nếu nói việc này thì tất cả thế gian trời người kinh nghi. Đây là lần “thôi” thứ hai, lần này không phải vì pháp sâu xa mà bảo “thôi”, nhưng vì căn cơ của hàng trời người thấp kém, sợ nghe pháp này sẽ sanh lòng kinh ngạc nghi nan cho nên Phật bảo“thôi”. Phật bảo “thôi”, Xá-lợi-phất lại một lần cầu thỉnh Phật nói pháp, ngài nêu lý do rằng những người trong hội chúng đều là những người đã từng thấy Phật, có căn tánh lanh lợi, có trí tuệ, có thể nghe được và có thể kính tin lời Phật dạy. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất cầu thỉnh Phật nói pháp lần thứ hai này thì Phật lại bảo “thôi, Xá-lợi-phất, nếu nói việc này, tất cả thế gian, Trời, Người, A-tu-la đều sẽ kinh nghi, hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo sẽ rơi vào hầm lớn”. Đây là lần thứ ba Phật bảo “thôi”. Lần này là vì không những hàng nhơn thiên kinh nghi, không kính tin mà chính ngay hàng A-la-hán cũng kinh nghikhông kính tin nổi, hàng Tỳ-kheo tăng thượng mạn sẽ khinh chê phỉ báng, do đó, bị đọa địa ngục cho nên Phật bảo “thôi” không nói.

Đức Phật đã ba lần bảo “thôi” không chịu nói, nhưng Tôn giả Xá-lợi-phất lại lần thứ ba nữa nêu lý dorằng những người trong chúng hội này chẳng những nghe được lời Phật nói sanh lòng kính tin, mà cũng chính nhờ nghe lời Phật mà họ có được nhiều sự lợi ích an ổn, để thỉnh Phật nói cho.

Đó là nguyên nhân của ba lần Phật bảo “thôi” không nói và ba lần Phật lẫn Xá-lợi-phất cầu Phật nói. Và ba lần “thôi” ấy còn có ý rằng pháp Phật thậm thâm, Phật muốn chúng hội tập trung tư tưởng, chú ý vào và tập trung lòng mong cầu ham muốn nghe pháp. Cũng để chứng tỏ rằng pháp tâm viễn này không thể nói phi thời mà phải nói đúng lúc, đúng thời. Thứ nữa là cũng để chờ những người trong hội không đủ sức nghe, những kẻ tăng thượng mạn đều lui ra. Bởi vì không nghe được mà ngồi đó thì sanh lòng phỉ báng sẽ bị đọa lạc, cho nên ba lần nói “thôi” đó cũng là một cách chờ cho hội chúng thuần nhất rồi sẽ nói.

Vì sao hàng A-la-hán mà còn kinh nghi? Vì bởi xưa nay nghĩ rằng mình là A-la-hán đã chứng Niết-bàn rồi, giờ đây Phật lại bảo đó mới là phương tiện, thì ra trước đây mình chưa chứng Niết-bàn gì hết! Đó là vì thấy mình có sự tổn hại nên kinh nghi. Một điểm nữa là trước đây Phật nói pháp tam thừatu hành có giới hạn, bây giờ Phật lại nói về Bồ-tát hạnh, thôi thì mênh mông vô cùngLục độ vạn hạnh, hạnh nào cũng là Bồ-tát hạnh, hạnh nào cũng là hạnh độ sanh, không biết hạnh nào mà lường. Mà những hạnh ấy không phải tu một hai ngày hay một vài năm mà là vô lượng kiếpthời gian lâu xa làm sao ai theo nổi? Trước Phật dạy tu theo Thanh Văn thừa, chứng Sơ quả Dự lưu thì chỉ pcòn bảy lần sanh lại Dục giới, đến Nhất lai chỉ còn một lần sanh lại Dục giới rồi chứng A-la-hán. Bất lai là không còn sanh Dục giới nữa mà ở trên Tứ ThiềnNgũ tịnh cư thiên chứng A-la-hán thì không còn sanh tam giới nữa, phá sạch phiền nãothoát ly sanh tử, có giới hạn rõ ràng, còn Bồ-tát thì mênh mông trãi ba A-tăng-kỳ kiếp…, nên sanh kinh nghi. Đó là đa sự kinh nghi.

Hàng phàm phu mang ngã chấp nặng nề, tội chướng sâu dày, nghe Phật nói sanh ra phiền não điên đảo, gọi là điên đảo kinh nghi.

Hàng trí tuệ như Tôn giả Xá-lợi-phất nghe Phật nói pháp mà không hiểu, sanh lòng ân hận, thà trước kia mình đừng nghe đừng tu để đợi đến ngày hôm nay nghe rồi tu luôn khỏi hoài công vô ích, gọi là hối kinh nghi.

Khi nghe Phật nói thì sanh nghi ngờ, không biết Ngài nói như thế là thật hay là có sự luống dối, vì khi Phật nói thế này, lúc Ngài nói thế kia, đó là cuống kinh nghi.

Tóm lại, đây là đoạn mở đầu cho phần “Khai tam hiển nhất” ở sau. Sau ba lần cầu thỉnh, bấy giờ, Phật hứa nói.

Kinh văn: Lúc bầy giờ đức Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất rằng: “Ông đã ân cần ba phen thưa thỉnh há không nói được sao! Ông hãy nghe cho kỸ, khéo suy nghĩ và nhớ mãi, Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.

Giải thíchĐức Phật hứa nói, nhưng khi nào Phật sắp nói pháp đều bảo “đế thính, thiện tư, niệm chi”. Nhiều kinh đều có lời nhắc nhở này, trong lời nhắc nhở ấy có ý là khi nghe giáo pháp Phật là phải dùng Văn huệTư huệ và Tu huệ chớ không phải nghe suông mà có thể hiểu được.

“Đế thính” thuộc về Văn huệ. Nghe một cách kỸ lưỡng, rõ ràngưa thích, có trí tuệ hiểu được trong khi nghe, đó là Văn huệ.

“Thiện tư” thuộc về Tư huệ. Nghe rồi phải suy nghĩ chín chắn.

“Niệm chi” thuộc về Tu huệSuy nghĩ rồi phải ghi nhớ mãi và phải thực hànhtrì niệm.

Kinh văn: Khi Phật nói lời đó thì trong hội chúng có các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di năm ngàn người cả thảy, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ chân Phật mà lui ra. Vì cớ sao? -Vì hạng này tội cănthâm trọng và tánh tăng thượng mạn, chưa được cho là được, chưa chứng cho đã chứng, có sự tội lỗinhư thế nên họ không ở lại. Đức Thế Tôn im lặng không ngăn chận.

Bấy giờ, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất, nay đây trong chúng hội này của Ta không còn cành lá nữa mà thuần là hạt chắc thôi. Xá-lợi-phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy lui đi cũng tốt, ông nay hãy khéo nghe, Ta sẽ vì ông mà nói.

Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, thưa vâng, kính bạch Thế Tôn, con nguyện muốn nghe.

Giải thích: Khi Phật hứa nói thì trong hội chúng có năm ngàn người gồm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đứng dậy lễ Phật lui ra.

Trước khi Phật chưa nói thì họ còn ngồi, đến khi Phật hứa nói thì họ lui ra. Vì sao?

Vì:

1. Tội căn thâm trọng, bởi những người này còn nặng về các phiền não chướngbáo chướngnghiệp chướng nên không mong nghe pháp cao xa.

2. Vì tâm tăng thượng mạn nên không muốn nghe. Thế nào là tăng thượng mạn? -Chưa được nói là được, chưa chứng nói đã chứng hay mới được một chút ít mà cho là đủ rồi (đắc thiểu vi túc) nên không cần thêm nữa. Tăng thượng mạn là một trong bảy món mạn. Bảy món mạn đó là:

– Mạn: Ỷ mình hơn người rồi nói mình hơn người, mình bằng người rồi nói mình bằng người. “Tôi hơn anh chứ, tôi bằng anh chứ!” Chính từ câu nói đó đã chứa “Mạn” trong ấy. Họ thua mình thật và mình hơn họ thật, nhưng hơn thua đó tự nhiên không nói không nghĩ đến thì thôi, nhưng khi nói ra hoặc đem lòng so sánh phân biệt tranh đua thì gọi là “Mạn”.

– Quá mạn: Mình thua người mà cho mình bằng người, mình bằng người mà cho mình hơn người, lúc nào cũng đưa mình làm hơn người một bậc.

– Mạn quá mạn: Hạng này quá hơn nữa, thua người mà nói mình hơn, tự nâng mình lên hơn người đến hai bậc, nên gọi mạn quá mạn.

-Tăng thượng mạn: “Đắc thiểu vi túc” mới được một ít cho là đủ, mới tu sơ sơ, mới học một vài kinh cho là vừa rồi tu chi nhiều, học vậy là đủ rồi, hoặc chưa chứng Thánh quả mà cho là đã chứng. Người đã sa vào tăng thượng mạn là không tự biết được, vì tập quán lâu ngày che lấp tâm trí, khi nào cũng tự thấy mình hơn cả.

-Tà mạn: Các hàng ngoại đạo chấp những đạo lý sai quấy rồi tự phụ những ý kiến lý lẽ ấy, cho rằng hơn cả. Hoặc chấp tà nhơn, tà quả rồi tự thị nơi tà nhơn tà quả đó.

-Ti liệt mạn: Thua người đến một trăm phần mà nói thua ít ít thôi. Cũng chịu thua, nhưng thua chút chút, hoặc thủ phận mình thua, nhưng không chịu phục người hơn.

-Ngã mạn: Tự chấp lấy ngã và ngã sở của mình, khi chấp trước như thế thì bao giờ cũng thấy cái ngã của mình quí hơn cái ngã của người khác. Nói ra hay mặc nhiên trong tâm tư vẫn thấy bản ngã của mình hơn bản ngã của người khác. Dù có tàn tật, nghèo khó đi nữa cũng vẫn thấy bản ngã của mình quí hơn. Ngã mạn này là căn bản của chúng sanh. Các “mạn” kia, hoặc có cái này, hoặc có cái kia, nhưng ngã mạn thì ai cũng có.

Biết rõ tánh chất của bảy thứ mạn để chúng ta nghiệm lại tâm lý của mình và mọi người, tâm trạng ấy mỗi lúc thuộc về loại mạn nào để cách trừ diệt.

Khi năm ngàn người tăng thượng mạn bỏ đi ra, đức Phật nói: “Hàng tăng thượng mạn như vậy lui ra cũng tốt”. Phật nói lui đi cũng tốt, in tuồng như Phật chẳng từ bi gì hết. Những đệ tử theo Phật nghe pháp xưa nay, giờ đây, họ bỏ ra đi mà Phật cũng không hề ngăn, cũng không khuyên, có những người ở đâu đâu mà Phật còn tìm đến để độ, còn những người ngồi trước mặt mà Ngài lại không độ, để họ đi ra lại nói: “Đi vậy cũng tốt”. Nói có vẽ phũ phàng hất hủi!

Không, vì đức Phật biết rằng nếu những người tăng thượng mạn còn ngồi lại họ sẽ làm mất hạt giốngPhật, bởi ngồi nghe mà sanh tâm phỉ báng, mất lòng tin sẽ bị đọa lạc, thà để họ lui ra còn hơn. Thứ nữa, nghe với tâm không mong mỏi lại phỉ báng thì sẽ phiền cho những người chung quanh, gây cái xấu cho người chung quanh, người chung quanh không được nghe một cách thuần nhất chân thành, nên Phật bảo lui đi cũng tốt là vậy.

Kinh văn: Phật bảo Xá-lợi-phất, diệu pháp như vậy, các đức Phật Như Lai đúng thời mới nói, như hoa Ưu-đàm-bát đúng thời mới hiện một lần. Xá-lợi-phất: các ông hãy tin điều Như Lai nói là không luống dối.

Giải thích: “Thời nãi thuyết chi” -đúng thời mới nói -diệu pháp của Phật nói ra phải hợp thời, không phải lúc nào cũng nói được, ví như hoa Ưu-đàm đúng thời mới nở.

Đoạn kinh trên đây là đức Phật tán thán diệu pháp.

Từ đây đến cuối phẩm thường bao gồm sáu ý này trong các đoạn văn:

1. Tán thán pháp.

2. Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại là lời Phật không hư vọng.

3. Đức Phật phương tiện mở tam thừa.

4. Phật chỉ thị đạo lý nhất thừa chân thật.

5. Vì gặp đời ngũ trược nên Phật phải phương tiện khai tam thừa.

6. Phật phân biệt hạng người đủ sức tin Phật Pháp và hạng không tin Phật Pháp để khuyến khích người có đủ sức tin cố gắng tin giáo pháp Phật.

Kinh văn: Xá-lợi-phất, các đức Phật tùy nghi thuyết phápý thú khó hiểu. Vì cớ sao? Vì Ta dùng vô sốphương tiện, các thứ nhơn duyên và thí dụngôn từ diễn nói các pháp. Pháp ấy không thể đem tâm tư lường phân biệt mà hiểu được. Chỉ có các đức Phật mới hiểu được mà thôi.

Giải thích: Đây cũng là lời tán thán Pháp và đồng thời khai phương tiện. Tức là, đức Phật dùng vô sốphương tiện cách thức để nói pháp ra cho mọi người đều hiểu được.

Kinh văn: Sở dĩ làm sao? Các đức Phật Thế Tôn chỉ do nhân duyên của sự trọng đại duy nhất cho nên xuất hiện ra đời. Này Xá-lợi-phất, thế nào gọi là các đức Phật Thế Tôn chỉ do nhân duyên của sự trọng đại duy nhất cho nên xuất hiện ra đời? Các đức Phật Thế Tôn vì muốn khiến chúng sanh mở trí kiến Phật, khiến được thanh tịnh, cho nên xuất hiện ở đời; muốn chỉ thị cho chúng sanh tri kiến Phật, cho nên xuất hiện ở đời; muốn khiến chúng sanh ngộ được tri kiến Phật, cho nên xuất hiện ở đời; muốn khiến chúng sanh chứng nhập tri kiến đạo của Phật, cho nên xuất hiện ở đời.

Xá-lợi-phất, ấy là chư Phật vì nhân duyên của sự trọng đại duy nhất cho nên xuất hiện ở đời.

Giải thích: Đoạn này là một đoạn chủ yếu trong kinh Pháp Hoa. Trước Phật tán thán hai trí của Phật, kế tiếp tán thán thật tướng Phật chứng ngộ. Đến đoạn này, Phật “tán thán chủ đích Phật ra đời” Nói chủ đích Phật ra đời tức là nói đến bản hoài đức Phật ra đời cốt để làm gì? Đức Phật có trí tuệ sâu xachứng ngộ được pháp thậm thâm vi diệu, bây giờ Phật xuất hiện ở đời để làm gì?

Chủ đích đức Phật xuất hiện ra đời là “Vị nhất đại sự nhân duyên”. Nhất đại sự tức chỉ tri kiến Phật. Vì bởi chỉ có tri kiến Phật mới là đại sự duy nhất mà cũng chính vì nhân duyên đó Phật ra đời. Nhân duyênduy nhất đó là Khai, Thị, Ngộ, Nhập cho chúng sanh Phật tri kiến.

Chữ “Khai thị ngộ nhập” có tầng bậc: Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến (hay phá vọng, hiển chơn, trí giải, hạnh chứng).

Phật tri kiến: Tri tức trí tri, kiến tức nhãn kiến. Phật có tứ và ngũ nhãnTri kiến là bao gồm cả Tứ trí và ngũ nhãnTri kiến là bao gồm cả Tứ trí và ngũ nhãn của Phật. Chữ “tri” cũng chỉ cho căn bản trícăn bản trí là trí chứng nhập thật tánh các pháp. Chữ “kiến” chỉ cho hậu đắc trí tức là trí sai biệt, vận dụng để thuyết pháp độ sanh.

Tri kiến Phật nói bằng cách khác tức là Phật tánh. Như đã biết, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức có nghĩa là, tất cả chúng sanh đều có trí kiến Phật. Tất cả chúng sanh đều có tri kiến Phật nhưng vì còn bị phiền não chướngsở tri chướng che lấp cho nên tri kiến Phật nơi chúng sanh chưa hiển lộ ra được nên không dùng chữ tri kiến Phật nơi chúng sanh. Như vậy, tri kiến Phật giữa Phật và chúng sanh đồng thểbình đẳng như nhau nhưng vì bị vô minh che lấp, bây giờ Phật cần khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật ấy.

Nói cho dễ hiểu là chúng ta có nhận được Phật tính hay tri kiến Phật không, nếu như Phật không khai thị cho chúng ta thấy. Cho nên, bao nhiêu lời Phật dạy, Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Đó là Khai. Nhưng Phật nói mà chúng ta chưa thấy Phật tánh của mình ra sao, cho nên Phật chỉ rõ cho thấy Phật tánh, đó là Thị. Có chỉ rõ mới ngộ được, đó là Ngộ: Nhờ ngộ mới tu chứng, đó là Nhập. Bốn tầng lớp tầng lớp Khai, Thị, Ngộ, Nhập này có thể dựa vào kinh Lăng Nghiêm để phân biệt giảng giảinhư sau:

Trong kinh Lăng Nghiêm không dùng hai chữ tri kiến PhậtPhật tánh, mà gọi là Như Lai tạng tâmthanh tịnh diệu tâm, thường trú chơn tâm. Trong kinh có đoạn:”Nhất thiết chúng sanh tùng vô thủy lai, giai do bất tri thường trú chơn tâm, tánh tịnh minh thể, nhận chư vọng tưởng, thử tưởng bất chơn, cố hữu lưuchuyển.” (Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, đều vì không nhận biết được thường trú chơn tâm, tánh của nó là thanh tịnh, là thể sáng suốt, lại cứ nhận lầm các vọng tưởng cho là mình, mà những vọng tưởng thì không chơn thật, cho nên phải luân hồi sanh tử). Kinh Lăng Nghiêm không nói Phật tri kiếnnhưng thường trú chơn tâm là Phật tri kiến. Cũng như chỗ khác gọi Phật tánh cũng chính là Phật tri kiếncủa kinh Pháp Hoa vậy.

Trong kinh Lăng Nghiêm Phật Khai, Thị, Ngộ, Nhập như thế nào?

Mở đầu kinh Lăng Nghiêmđức Phật hỏi Tôn giả A-nan rằng, Ông vì thấy gì, muốn gì ở trong giáo phápTa mà đi tu?

A-nan thưa rằng, con vì thấy thân đủ ba mươi hai tướng tốt của Như Lai, con biết thân đó không phải do ái dục sanh mà là do vô lượng công đức sanh, cho nên con sanh lòng mong muốn mà đi tu.

Ở đây, câu hỏi của Phật là câu hỏi gây sự để A-nan nói ra rồi Ngài nắm lấy đó mà giải bày.

Phật gạn hỏi, Ông lấy cái gì ưa muốn và lấy cái gì trông thấy?

Tôn giả A-nan thưa rằng, con lấy con mắt trông thấy và lấy cái tâm ưa muốn. Đức Phật liền hỏi, tâm Ông ở đâu?

Thường tình, ta nghĩ tâm ở trong thân, chớ có ai để ý tâm ở chỗ nào, chẳng ai hỏi câu hỏi đó làm gì, nhưng đức Phật lại hỏi, Tôn giả A-nan đã cứ theo thường tình mà trả lời.

Tôn giả A-nan nói: Tâm ở trong thân, bị Phật bác; tâm ở ngoài thân, Phật cũng bác. Ngoài thân bị bác thì Ngài nói tâm núp sau mắt; tâm ở chặng giữa; hễ khi căn trần lợp lại thì có tâm sanh ra…; Phật cũng đều bác hết. Bảy lần Tôn giả A-nan chỉ chỗ tâm ở đều bị Phật bác. Chính lúc Phật bác đó là “khai”. Phật khai các mê lầm của Tôn giả A-nan, từ trước đến nay chấp lầm cái tâm tư lường phân biệt phan duyênhằng ngày chạy theo ngã tướngnhân tướngchúng sanh tướngthọ giả tướng của chúng sanh làm tâm. Chấp những cái đó làm tâm thì chẳng khác nào chấp thằng giặc làm con. Không biết nó là giặc là một tầng sai lầm, không biết con để nhận giặc làm con là hai tầng sai lầm, mà khi nhận giặc làm con thì dù gặp đứa con thật cũng không nhận nó là con nữa. Nếu như đức Phật không khai, không chỉ cho biếtđó là vọng tưởngvọng tâm, đó chẳng phải là chơn tâm thì Tôn giả A-nan sẽ nhận lấy vọng tưởng làm tâm mà không bao giờ nhận ra chơn tâm thường trú hay Phật tri kiến. Cho nên, trong kinh Lăng nghiêm, đoạn bảy chỗ hỏi tâm có thể tương đương với kinh Pháp Hoa là khai Phật tri kiến.

Hằng ngàychúng ta nói, làm việc, suy nghĩ… trong đó, chúng ta đem tâm gì để biết, tâm gì để hiểu, tâm gì để suy tư, tâm gì để nói, tâm gì để đọc kinhcúng Phậtlạy Phật… Chơn tâm hay vọng tâm? Phật tri kiến hay phiền não? Nếu Phật không khai thì luôn luôn ta cho đó là tâm ta, ta nhận như vậy là tâm ta nói, tâm ta tu… Và sẽ nhận cái đó là tâm chơn thật của ta. Nếu không nhờ Phật chỉ cho, trong đó chơn vọng lẫn lộn, không làm sao phân ra được, cho nên bảy chỗ hỏi tâm trong kinh Lăng Nghiêm chính là đoạn Phật “Khai” Phật tri kiến. Phật khai cho để biết rằng cái gì là phiền não, cái gì là sở tri chướng mà loại nó ra, cũng như loại ra tất cả cát, đá, sỏi, sạn để chỉ còn lại viên ngọc.

Nhưng, khai như vậy mà chúng sanh đã thấy Phật tri kiến chưa? Chưa. Chẳng qua không còn nhận lầmvọng tưởng là chơn tâm, không còn nhận lầm phiền não làm Phật tri kiến mà thôi, phải qua tầng thứ hai là “thị”, chỉ cho thấy Phật tri kiến. Nhưng Phật tri kiến thậm thâm vi diệu thì làm sao bằng ngôn từ có thể chỉ bày cho thấy được? Chỉ có thể phương tiện chỉ bày qua những cái hiện hành của nó trên kiến văn giác tri của chúng ta hằng ngày mà thôi, còn bề sâu thực thể, thực tánh của Phật tri kiến chỉ có chứng ngộ mới biết rõ được.

Trong kinh Lăng Nghiêm, sau bảy chỗ hỏi tâm, đức Phật 10 phen chỉ bày tánh thấyđức Phật hỏi A-nan rằng, khi mở mắt gọi là thấy, vậy khi nhắm mắt có thấy không? A-nan thưa không thấy. Theo như thông thường, người đời nói nhắm mắt thì không thấy. Đức Phật hỏi, vậy thì khi nhắm mắt có thấy tối không? A-nan nói, thấy có tối. Đức Phật nói, nếu không thấy thì làm sao thấy tối. Như vậy, mở mắt thấy sáng gọi là thấy, nhắm mắt thấy tối cũng gọi là thấy, sáng tối khác nhau, chứ tánh thấy không khác. Như vậy, cái thấy vẫn dựa nơi căn mà phát hiện, nhưng cái thấy không bị căn chi phối, cái thấy không phải là căn.

Tiếp tới, Phật bảo La-hầu-la đánh chuông, khi có tiếng chuông Phật hỏi A-nan có nghe không? A-nan thưa có nghe, khi chuông dứt, Phật hỏi A-nan có nghe không? A-nan thưa không nghe. Đức Phật bảo La-hầu-la đánh chuông lại rồi hỏi A-nan có nghe không? A-nan thưa có nghe. Khi tiếng chuông dứt Phật lại hỏi A-nan có nghe không? A-nan thưa không nghe.

Đức Phật bảo A-nan, có tiếng chuông nói là có nghe, không tiếng chuông gọi là không nghe. Vậy có nghe được cái không tiếng chuông không? A-nan thưa, có. Đức Phật bảo, này A-nan, như vậy ông đã lầm lấy cảnh làm tâm, lấy vật làm mình. Có tiếng chuông gọi là có nghe, không tiếng chuông gọi là không nghe, đó là lầm lấy vật làm mình, chớ có tiếng chuông hay không tiếng chuông, đó là của tiếng chuông, thuộc tiền trần cảnh vật, còn cái nghe luôn luôn đều có. Khi có tiếng chuông thì nghe tiếng chuông, khi không có tiếng chuông thì nghe không tiếng chuông, dầu tiếng chuông có hay không vần nghe, cái nghe đó thường trú đâu có bị tiếng chuông có hay không làm thay đổi. Cái nghe đó vẫn là cái nghe. Như thế, bên trong đối với căn, tánh nghe, tánh thấy dựa vào căn mà phát hiện nhưng không bị lệ thuộc vào căn, bên ngoài tánh nghe, tánh thấy dựa vào trần mà phát hiện nhưng không bị lệ thuộc vào trần.

Tóm lạikiến tánh đó lại là siêu thế. Vì lẽ tại thế mà siêu thế, cho nên, chúng sanh rất khó nhận mà Phật phải chỉ thị cho. Khi Phật chỉ cho như vậy rồi thì ngay chúng ta cũng nhận biết được, thấy được mình có tánh thấy, tánh nghe rất thường. Nhắm mắt, mở mắt, có tiếng, không tiếng cũng thấy cũng nghe, không bị lệ thuộc vào trần vào cảnh, mặc dù nó không ly trần, ly cảnh, ly căn nhưng nó siêu việt lên trần lên cảnh lên căn. Nhờ có Phật chỉ thị như vậy ta mới thấy được, đó là “thị” Phật tri kiến.

Nói một cách thông thường, lòng tham lam không phải là Phật tri kiếních kỶ không phải là Phật tri kiếnVậy thì bố thíhỶ xả là Phật tri kiến. Bởi vì tánh vô thamvô sânvô si trong luận gọi là tam thiện căn, ba gốc lành, tức là mọi điều lành đều từ đó mà ra, mà nó đã là gốc lành thì nó tức là Phật tri kiến, chứ nhưphiền não vọng tâm làm sao là căn bản của sự lành. Cho nên vô thamvô sânvô si là Phật tri kiến. Hiểu sai lệch thật tướng vạn pháp, chấp vô nhơn vô quả, tà nhơn tà quả đó là tri kiến chúng sanh. Ngược lại, hiểu đúng thật tánh vạn pháp là vô thườngvô ngã, đó là tri kiến Phật.

Hiểu thật tướng vạn pháp theo vọng tướng phân biệt thị hiện, có, không, thường, đoạn là tri kiến chúng sanh. Ngược lại, ngộ được thật tánh vạn pháp nhất như bình đẳng, đó là tri kiến PhậtVậy thì, muốn biết hằng ngày mình có Phật tri kiến không? Nhận được Phật tri kiến không? Chúng ta có thể bằng vào tầng lớp đó mà biết được. Đây là đứng trên phương diện tam tánh (thiện, ác, vô ký) và tri kiến hằng ngày để phân biệtÁc tánh là chúng sanh, không phải Phật tri kiến, vậy thiện tánh là Phật tri kiến, mà thiện bao gồm cả vô thamvô sânvô sibố thí…, mặc dù thiện có phân ra hữu lậu thiệnvô lậu thiệnnhưng đều là thiện, mà đều là thiện thì đó chính là diệu dụng của Phật tri kiến, vả lại, tà tri, vọng kiếnkhông phải Phật tri kiến, thì chánh tri, chánh kiến chính là Phật tri kiến, sự phát hiện của Phật tri kiếnchúng ta có thể hiểu qua tác dụng như thế, chúng ta không thể hiểu Phật tri kiến trên bản thể, vì bản thểPhật tri kiến là ly ngôn tự chứng. Tất cả vạn pháp chỉ thấy được “dụng”, “tướng”, chứ không thể thấy được “thể”, huống chi là Phật tri kiến. Đó là “thị” Phật chi kiến. Đức Phật đã chỉ thị cho như vậy, về phần chúng sanh là phải “ngộ” Phật tri kiến. Ngộ là nhận biết, ngộ là giải ngộchứng ngộ. Nhưng chúng sanhnghe Phật chỉ thị cho như vậy là chúng sanh đã giải ngộ chứ chưa chứng ngộ. Nghĩa là ngộ đó bằng tâm tư phân biệt biện giải mà ngộ được. Nhờ giải ngộ đó rồi tu, nhờ tu mà nhập được Phật chi kiến, đạt được vô phân biệt trí thật chứng mà ngộ.

Đến giai đoạn trực chứng là ngộ, Ngộ đó như các Thiền sư, trực hạ thừa đương. Ngộ đó không bằng biện giải, không bằng vào suy tư phân biệt. Một thiền sinh đến hỏi đạo, vị Thiền sư trả lời một câu vô nghĩa, ngay nơi đó mà trực nhận thừa đương gọi là ngộ. Nếu lúc đó Thiền sinh dùng tâm tư phân biệtđể lý giải thì sai và không ngộ được. Trường hợp này rất khó và hiếm, chúng ta chỉ giải ngộ được mà thôi. Sau khi nghe đức Phật dạy rồi phân biệt so sánh, hiểu rằng mình có Phật tri kiến, khác với phiền não nhiễm ô…, nhưng cũng chính nhờ biết, hiểu như vậy, đó cũng là một bước đề đưa tới chứng ngộ và ngộ nhập. Giai đọan thứ tư là “nhập” Phật tri kiến, tức chứng nhập vào tri kiến Phậtthực dụng được Phật tri kiến đó gọi là chứng nhập. Cho nên đức Phật nhập tri kiến Phật rồi thì tự phát ra cái khả năng, cái diệu dụng tùy cơ thuyết pháp giáo hóa chúng sanh.

Đối chiếu ngộ Phật tri kiến ngang giai đoạn sơ địa kiến đạo, từ kiến đạo trở lên dùng ngộ đó mà tu (dĩ ngộ vi tu), tự ngộ mà tu (tự ngộ vi tu). Tu là tu theo chỗ ngộ chứ không tu theo chỗ giải, đó gọi là nhập.

Trong kinh Niết-bàn có ví dụ một người đàn bà nghèo có châu báu trong nhà nhưng không biết, để chôn vùi dưới bao nhiêu đất cát bụi dơ. Vì không biết mình có châu báu, cho nên sống một đời cực khổ thiếu thốn. Một hôm, có người bạn lành tới, thấy biết có châu báu nên vạch tất cả đất cát bụi dơ đó lên để châu báu hiện ra. Đó là khai cho bà ta thấy châu báu, nhưng bà thấy thì thấy mà vẫn không hiểu được sự quý giá như thế nào, như trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Khẩu năng thuyết dược, chơn dược hiện tiềnbất năng phân biệt”. Miệng thì nói vị thuốc này vị thuốc nọ nhưng khi để các vị thuốc trước mắt thì không phân biệt được. Người đàn bà nghe nói vàng bạc châu báuvàng bạc để trước mắt mà không biết. Cho nên phải “thị”, chỉ bày cho biết giá trị của châu báu như thế nào… Có chỉ cho biết rồi mới ngộ. Khi ngộ rồi mới biết giá trị châu báu, mới quý trọng giữ gìntìm cách sử dụng nó. Cũng như chúng sanhkhông biết Phật tri kiến của mình nên cứ bỏ lăn lóc trong phiền não nhiễm ô, trong sanh tử mà không biết đến. Khi biết rồi mới giữ gìn và sử dụng, gọi là nhập. Hiểu được tánh cách của châu báu là ngộ, sử dụng được châu báu là nhập. Nghĩa khai, thị, ngộ, nhập là vậy.

Trong kinh Lăng Nghiêm còn hai đoạn ngộ và nhập, tức là sau khi Tôn giả A-nan được Phật khai thị (thất xứ trưng tâmthập phương hiển kiến) cho Ngài thấy rồi, Tôn giả A-nan liền thưa: “Mong Phật Như Laivi diệu khai thị, liễu nhiên tụ tri, hoạch bổn diệu tâm, thường trú bất diệt”. Nhờ đức Như Lai khai thị một cách vi diệu, cho nên con rõ biết được cái diệu tâm bổn lai thường trú bất diệt. Khi Tôn giả A-nan ngộ được bồn diệu tâm đó rồi, Tôn giả đứng trên cái bản diệu tâm đó phát lời thệ nguyện tán thán Tam Bảo và độ sanh: “Diệu Trạm tổng trì bất động tôn…” đó tức là ngộ.

“Nhập” tức như trong Lăng Nghiêm, về phần hai mươi lăm vị Thánh tu chứng viên thông. Có Ngài từ nhãn căn mà ngộ nhập lý viên thông, có ngài từ nhĩ căntỶ cănsắc trầnthanh trần,… mà ngộ nhập lý viên thông. Gồm tất cả hai mươi lăm vị, mỗi vị từ mỗi pháp môn mà chứng nhập lý viên thông. Lý viên thông tức Phật tri kiếnPhật tánh vậy. Bởi Phật tri kiến là cái lý chung nhất cùng dung thông hết tất cả cho nên gọi là viên thông. Có ngài từ nhĩ căn, có ngài từ nhãn căn…, quán nhãn căn, quán nhĩ căn. Bởi vì trong mỗi pháp, trên tướng dụng có sai khác nhưng trên thật tánh thì nhất thiết pháp bình đẳng, mà đã là bình đẳng thì thực tánh của một vi trần cũng như thực tánh của một núi tu diTùy theo căn cơ, có người quán núi tu di ngộ được thật tánh của vạn pháp, có người quán một vi trần mà ngộ được thật tánh của vi trần để ngộ nhập thực tánh của vạn pháp. Trên phương tiệnpháp môndụng công tu tập có khác, nhưng chỗ chứng ngộ thì y như nhau.

Kinh văn: Phật bảo Xá-lợi-phất, các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát. Phàm có làm gì đều thường vì một việc là chỉ khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.

Xá-lợi-phất, Như Lai chỉ đem nhất Phật thừa mà nói pháp cho chúng sanh, chứ không có thừa nào khác hoặc hai, hoặc ba. Xá-lợi-phất, tất cả pháp của mười phương chư Phật cũng đều như vậy.

Giải thích: Trước đức Thích Ca nói về Ngài, đoạn này cũng nói thêm rằng không phải một mình Ta nói như vậy mà mười phương các đức Phật cũng nói như vậy. Lời này vừa để làm chứng lời mình (đức Thích Tôn) nói là đúng, vừa để tỏ lời mình nói cũng là quyền trí như các đức Phật mười phương mà cũng vừa để tăng thêm lòng tin của đại chúng đối với lời nói của Ngài nữa.

Kinh văn: Xá-Lợi-Phất, các đức Phật quá khứ dùng vô lượng vô số phương tiện, các thứ nhân duyênthí dụ ngôn từ, vì chúng sanh diễn nói các pháp, pháp đó đều là nhất Phật thừa. Các chúng sanh theo các đức Phật nghe pháp rốt ráo đều được nhất thiết chủng trí.

Giải thíchNhất thiết trí là Phật trí. Trí biết được tất cả vạn pháp và sự sai biệt của vạn pháp nên gọi nhất thiết trí hay nhất thiết chủng trí.

Kinh văn: Xá-lợi-phất, các đức Phật vị lai sẽ xuất hiện ở đời cũng dùng vô số phương tiện, các thứ nhơn duyênthí dụ ngôn từ vì chúng sanh diễn nói các pháp, pháp ấy đều là nhất Phật thừa. Các chúng sanhtheo Phật nghe pháprốt ráo đều được chứng nhất thiết chủng trí.

Xá-lợi-phất, các đức Phật hiện tại trong vô lượng trăm ngàn vạn ức Phật độ ở 10 phương, đem lại nhiều lợi ích an lạc cho chúng sanh. Các đức Phật ấy cũng dùng vô lượng vô số các thứ nhân duyênthí dụngôn từ vì chúng sanh diễn nói các pháp, pháp ấy cũng đều là nhất Phật thừa. Và các chúng sanh ấy theo Phật nghe pháprốt ráo đều chứng được nhất thiết chủng trí.

Này Xá-lợi-phất, các đức Phật chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát, muốn đem tri kiến Phật chỉ thị cho chúng sanh, muốn đem tri kiến Phật cho chúng sanh tỏ ngộ, muốn khiến chúng sanh nhập vào tri kiến Phật.

Này Xá-lợi-phất, Ta nay cũng như vậy. Ta biết các chúng sanh có các thứ dục lạc khác nhau, thâm tâmđắm trước khác nhau, tùy theo bản tánh của họ, Ta dùng các thứ nhân duyênthí dụ ngôn từ và sức phương tiện để vì họ nói pháp.

Xá-lợi-phất, như thế, đều vì muốn khiến cho tất cả được nhất Phật thừanhất thiết trí mà thôi.

Này Xá-lợi-phất, trong 10 phương thế giới còn không có hai thừa huống chi có ba.

Giải thích: Đoạn kinh này dẫn ba đời các đức Phậtquá khứvị laihiện tại để minh chứng rằng, chính ngày hôm nay đức Thích Tôn nói pháp cũng giống như ba đời các đức Phật nói pháp không khác, chỉ vì duy nhất đại sự là “khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” mà thôi.

Kinh văn: Xá-lợi-phất, lúc các đức Phật ra đời nhằm vào thời ngũ trược ác thế, gọi là kiếp trượcphiền não trượcchúng sanh trượckiến trượcmạng trược.

Như vậy, Xá-lợi-phất, trong thời kiếp trược rối loạnchúng sanh cấu trọng, xan tham tật đố, thành tựucác bất thiện căn, cho nên các đức Phật dùng sức phương tiện từ Nhất Phật thừa phân biệt nói thành ba.

Giải thích: Như đã biết, trí tuệ của Phật là đồng nhất, thật tướng chư Phật chứng ngộ là đồng nhất, bản hoài chư Phật ra đời độ sanh cũng đồng nhất, chỉ vì khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, tức có nghĩa là đức Phật chỉ nói về Nhất thừa pháp mà thôi. Bởi Phật tri kiến đó là thể của Nhất thừa phápthật tướngthật tríquyền trí cũng là thể của Nhất thừa pháp. Nếu ly ba thứ đó ra thì Nhất thừa pháp không thể có. Bởi nhất thừa pháp thuộc về giáo, còn trí tuệthật tướng và Phật tri kiến thuộc về lý, thuộc về cảnh, thuộc về chơn như, mà nhất thừa giáo là giáo từ lý được thành lập, có lý như vậy rồi thuyết lý đó ra thành giáo, gọi là Nhất thừa giáo. Một bên thuộc về sở thuyên, một bên thuộc về năng thuyên, dù rằng sở thuyênnăng thuyên cũng đều đồng là nhất thừa hết.

Thế tại sao đức Phật lại không nói Nhất thừa giáo cho chúng sanh nghe ngay từ đầu và suốt cả thời thuyết giáo của Ngài mà Ngài lại phải nói Tam thừa làm gì?

Bởi vì, đức Phật ra đời gặp thời ngũ trược ác thế, cho nên tùy theo cơ duyên từ Nhất thừa pháp phương tiện nói ra Tam thừa để dắt dẫn chúng sanh, rồi từ đó đưa về nhất thừaNếu không phương tiện nói Tam thừa thì không thể đưa về Nhất thừa được.

Chỗ chứng ngộ của đức Phật có thể ví dụ một cách thông thường như sau: Một học sinh học biết bài toán cộng 2 + 2 = 4, khi biết được như vậy tức là học sinh ấy đã chứng được chân lý 2 + 2 = 4. Nhưng chứng được chân lý ấy là phải trải qua một thời gian chớ không phải một hai ngày mà biết được 2 + 2 = 4. Nhưng, khi biết được rõ rồi thì đó là một sự thật, đối với học sinh đó rất dễ dàng. Cái đó có thể gọi làthật trí. Nhưng khi đem chân lý thật chứng 2 + 2 = 4 ấy dạy lại cho em bé ba tuổi thì phải nói cách nào cho em hiểu ? Tức phải trãi qua một thời gian và dùng nhiều cách thức, hoặc phải tốn nhiều kẹo bánh dỗ dành, ví dụ ta đi từ 1 + 1 = 2 và vế hai cũng đi từ 1 + 1 = 2. Tức 1 kẹo + 1 kẹo + 1 kẹo + 1 kẹo + 4 kẹo. Rồi tiến lên 2 kẹo (vế 1) + 2 kẹo (vế 2) = 4 kẹo vậy. Nghĩa là phải đi từ dễ đến khó mới dạy cho em biết được 2 + 2 = 4.

Cứ vào việc thông thường này để hiểu sự chứng ngộ thật tướng các pháp của Phật, Ngài muốn đem chỗ chứng ngộ ấy nói cho chúng sanh nghe, nhưng vì căn cơ chúng sanh chưa nhận thức được lý Nhất thừa nên đức Phật từ bản hoài ra đời để nói Nhất thừa giáo, Ngài lại phải phương tiện nói ra Tam thừagiáo.

Đời ngũ trược ác thế là thế nào ? Trược là khổ thống, tạp nhiễm xấu xađộc ácChúng sanh bị mắc vào năm thứ này cho nên gọi là ngũ trược. Trong năm trược thì phiền não trược và kiến trược làm tự thể cho các trược khác.

Phiền não trược: Chỉ cho ngũ độn sử. Tất cả phiền não của chúng sanh không ngoài 10 thứ là ngũ độn sử và ngũ lợi sửNgũ độn sử là: tham, sân, si, mạn, nghi. Năm thứ này đần độn không thể dùng lý, dùng sự hiểu biết để dứt trừ được mà cần phải thực hành kiên cố mới dứt trừ được nên gọi là độn sửHay nói cách khác là tu sở đoạn hoặc, là những lậu hoặc không thể hiểu lý suông mà cần phải tu, phảithực hành mới đoạn trừ được.

Kiến trược: Chỉ cho ngũ lợi sửNgũ lợi sử là: Thân kiếnbiên kiếntà kiếnkiến thủ và giới cấm thủThân kiến tức là chấp sắc thân tứ đạingũ uẩn này là thật ngã, không biết rằng sắc thân tứ đại là do hòa hợp hư giả, không có cá thể riêng biệt tồn tại ngoài các duyên. Do chấp thân kiến nên sanh ra biên kiếnBiên kiến là chấp rằng thân tứ đại này, ngã này tồn tại mãi, con người chết rồi vẫn là con ngườilinh hồnkhông bao giờ thay đổi, đó thuộc về thường kiến. Ngược lại hoặc cho rằng con người sống mấy mươi năm đến khi nhắm mắt tắt thở là hết, đó thuộc về đoạn kiến. Không hiểu rằng, chấp lệch về thường kiến, hay về đoạn kiến cũng đều không đúng với tánh cách của sự vật, cũng không đúng với tánh cách của con người, nên gọi đó là biên kiến. Do biên kiến sanh ra tà kiếnTà kiến là hoặc chấp đoạn, chấp thường, hoặc chấp hữu, chấp vô. Nói rộng ra là chấp tất cả các pháp và vũ trụ theo một tánh cách thiên lệch, gọi là tà kiến. Khi chấp tà kiến như vậy rồi cứ giữ chặt kiến chấp ấy và cho là độc tôn, là đúng thật, là chân lý tuyệt diệu mà không chịu thay đổi, gọi là kiến thủ kiến. Từ những tà kiếnkiến thủ kiến mà có những hành động, phương pháp tu hành không phải nhân đưa đến giải thoát mà cho đó là nhân đưa đến đạo giải thoát, như nhịn ăn hay các lối khổ hạnh của ngoại đạo ở Ấn Độ. Gọi đó là giới cấm thủ, tức là giữ chặt những điều răn cấm hay những pháp môn tu sai lệch không đưa đến đạo giải thoát chân thật.

Năm thứ này gọi là lợi sử hay kiến hoặc. Lợi là mảnh lợi, không có căn bản sâu xa chắc chắn, chẳng qua là vì tà sư ác hữu, vì suy tư sai lệch mà có ra. Đến khi thấy được lý Tứ đế của Phật thì năm kiến chấp này tiêu trừ. Năm thứ kiến này đứng trên quả vị thì lên đến kiến đạo Tu-đà-hoàn là đoạn trừ. Do đó cũng có tên là kiến sử đoạn hoặc, tức hoặc lậu, kiến được đế lý chân thật là đoạn trừ. Đây không cần dụng công tu hành mà chỉ cần có sự thấy biết đứng đắntin tưởng chính đáng là đoạn trừ năm hoặc này, nên gọi là kiến hoặc.

Tóm lại, đứng về mặt nhận thức (kiến) sai lệch thì nó trở thành kiến trược, mà đứng về mặt tình cảm nhiễm ôphiền não thì gọi là phiền não trược.

Hai thứ trược này là nguồn gốc, là căn bản, là nguyên nhân chính vì hai thứ đó kết hợp lại, chúng sanhdựa vào đó tạo nghiệp thọ sanh, làm thân chúng sanh lăn lộn trong luân hồi sanh tử.

Chúng sanh có hai nghĩaKết hợp chúng duyên mà thành và chúng đa sanh tử, chịu nhiều sự sanh tử luân hồi nên gọi là chúng sanh. Khi chấm dứt sanh tử luân hồi, phá bỏ các duyên thì không gọi là chúng sanh nữa.

Chúng sanh trược: Do từ phiền não trược và kiến trược mà ra, cho nên phiền não trượckiến trược là gốc, là nhân mà chúng sanh trược là quả.

Mạng trược: Có chúng sanh tức nhiên có đời sốngquả báo của chúng sanh, có sức mạnh để làm cho chúng sanh đó sống trong 10 năm, 20 năm… hay mới lọi lòng ra đã chết. Cái mạng mạch mỗi người không chừng đổi gì hết, chúng sanh muốn kéo dài đời sống đó cũng không thể kéo dài ra được, muốn sống lâu mà không sống lâu, muốn đừng chết mà nó vẫn chết, không tự tại với chính mình nên gọi là mạng trược.

Còn bị phiền não nhiễm ô, còn chúng sanh luân hồi sanh tử. Như vậy, phiền não trượckiến trược là nhân, mạnh trược, chúng sanh trược là quả. Đồng kết phiền não trượckiến trượcchúng sanh trượcmạng trược trong một khoảng thời gian nào đó thì gọi là Kiếp trượcKiếp trược phụ thuộc vào bốn trược kia, nếu như không có 4 trược kia thì khoảng thời gian đó không có gì là trược nên không thể gọi là thời kiếp trược được. Chúng sanh ở đời kiếp trược bị cấu trọng, xan tham tật đố, cấu là chỉ cho kiến trược. Xan là ôm giữ mãi những vật mình có mà không chịu chia xẻbố thí cho người khác. Tham là vật gì chưa có muốn cho có, muốn mãi không bao giờ đủ. Tật đố là ai có điều chi hay hơn, tốt hơn… thì sanh lòng ganh ghét, tỴ hiềm. Vì xan tham tật đố có những tánh cách như vậy, cho nên xan tham là nhơn của bần cùng, tật đố là nhơn của hạ tiện. Khi thấy người hơn thì sanh lòng ganh tỴ, đó là tạo nhơn để thua người, làm kẻ hạ tiện, từ đó thành tựu các bất thiện.

Đức Phật ra đời gặp thời như vậy, với chúng sanh như vậy thì làm sao Ngài đem đạo lý Nhất thừa mà dạy được. Cho nên, Phật phương tiện từ Nhất thừa phân biệt nói thành ba. Vậy thì ba đó là ba giả thuyết chứ không phải chân thật, tuy nó vẫn có công dụng rất lớn lao dẫn đến Nhất thừa.

Kinh văn: Này Xá-lợi-phất, nếu đệ tử của Ta, người nào tự gọi A-la-hán, Bích-chi Phật, mà không nghe không biết được việc các đức Như Lai là chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát thì những người đó không phải Phật đệ tử, không phải A-la-hán, không phải Bích-chi Phật.

Giải thích: Đoạn kinh trên đức Phật chỉ rõ như thế nào là tăng thượng mạn, như thế nào là không tăng thượng mạn, như thế nào là đệ tử Phật, là A-la-hán.

Đức Phật nói Tam thừa là nói chung cho tất cả, trong khi Ngài dùng phương tiện nói Tam thừa thì dù có những người tin rằng, đó là pháp chân thật mà tu hành chứng quả hoặc A-la-hán, Bích-chi Phật…, nhưng ít nhất cũng phải hiểu rằng, đại sự ra đời của đức Phật không phải nhằm chừng ấy, mà cốt giáo hóa hàng Bồ-tát, có nghĩa là đức Phật ra đời cốt dạy đạo nhất thừa. Nói Bồ-tát tức nói hạng người đủ căn cơ trình độ lãnh thọ đạo lý nhất thừa. Hoặc người nghe đạo lý nhất thừa, ít ra phải hiểu, phải biết, dù không chứng ngộ được, nhưng phải thấy được, tin được đại sự đức Phật ra đời, có như vậy mới gọi là A-la-hán, Bích-chi Phậtđệ tử Phật được.

Kinh văn: Này Xá-lợi-phất, các hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tự cho mình đã được A-la-hán, ở vào thân tối hậu cứu cánh Niết-bàn, lại không còn có chí nguyện cầu A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề thì nên biết, hạng này đều là kẻ tăng thượng mạnSở dĩ làm sao ? Nếu có Tỳ-kheo thật chứng quả A-la-hán mà không tín được pháp này thì không có lẽ đó. Trừ sau khi đức Phật diệt độhiện tiền không có Phật. Vì sao ? Vì sau khi Phật diệt độ những kinh như thế mà hạng người thọ trìđọc tụnggiải nghĩa thì hạng người đó khó có được. Nếu gặp các đức Phật khác thì đối với pháp này bèn được hiểu rõ.

Giải thích: Thân tối hậu, một vị đã tu chứng quả A-la-hán phải đủ bốn điều: Thử sanh dĩ tận, phạm hạnhdĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu. Bốn điều này phối hợp với lý Tứ đế như sau:

Thử sanh dĩ tận, tương xứng với Khổ đế, khổ được dứt trừ đoạn diệt, không còn tái sanh nữa.

Phạm hạnh dĩ lập, tương xứng với Đạo đế, tức pháp môn tu hành đã được kiến lập, đầy đủ và thành tựu phạm hạnh.

Sở tác dĩ biện, tương xứng với Diệt đế. Niết-bàn đã chứng, điều cần làm đã làm xong.

Bất thọ hậu hữu, tương xứng với Tập đếTập đế là nguyên nhân của hậu hữu (đời sau). Đã dứt hết Tập đế tức không còn thọ hậu hữu nữa.

A-la-hán là gì ? Là người đã thành tựu viên mãn đạo lý Tứ đế. Muốn thành tựu đạo lý Tứ đếhành giảphải trãi qua ba giai đoạn, kiến đạotu đạo và vô học đạo.

Nhận thức rõ đạo lý Tứ đế, như biết cuộc đời là khổ, tuy vẫn biết nếu đứng trên bình diện tương đốicuộc đời vẫn vui, nhưng đó là cái vui của thế gian, nếu đứng trên bình diện tuyệt đối thì thế gian chưa vui, thế gian còn khổ, bởi chúng sanh còn đang chịu sanh tử luân hồi, chịu luật vô thường chi phối. Muốn sống mà cứ chết, muốn không bệnh mà cứ bệnh…, cho nên biết thế gian là khổ. Nói cho cùng, thế gian vẫn còn khổ, hiểu rõ được như vậy gọi là biết được Khổ đế.

Biết được khổ đó và cũng biết chắc rằng khổ đó do ái dục vô minh sanh ra, chứ không do một nguyên nhân nào khác. Như thế là biết được Tập đế. Và biết rõ rằng hễ dứt trừ được khổ nhơn và khổ quả thì được tịch tịnh an lạc Niết-bàn, đó gọi là Diệt đế. Và cũng biết rằng giáo lý Bát chánh đạo, Tam thập thất Bồ-đề là con đường chân chánh, là pháp môn đứng đắn đưa đến Nhất thừa đạo. Như vậy là biết được Đạo đế.

Khi tìm hiểu lý Tứ đế chân chánh như vậy gọi là kiến đạoKiến đạo mới trừ được ngũ lợi sửkiến hoặcmà thôi. Phải đợi bước qua địa vị tu đạotức từ nhị quả Tư-đà-hàm đến A-la-hán hướng, thời gian đó gọi là tu đạoThời gian này là thật hành theo lý Tứ đế, đoạn trừ ngũ độn sử. Khi đã đoạn trừ ngũ độn sửtức dứt hết Tập đế, dứt Tập đế tức dứt Khổ đế, chứng Niết-bàn, bước lên quả vị A-la-hán gọi là Vô học đạo. Đến quả vị A-la-hán là thân cuối cùng không còn tái sanh nữa. Nhưng, nếu đến đó rồi tự cho là đủ mà không có chí nguyện cầu vô thượng Bồ-đề thì những người như vậy gọi là tăng thượng mạnTăng thượng mạn là chấp chặt nơi quả vị Hữu dư y, Vô dư y Niết-bàn, cho là cứu cánh rồi, trên A-la-hán không còn gì nữa nên không chịu cầu vô thượng Bồ-đề.

Trên là nói không biết bản nguyện của Phật ra đời… thì không phải là A-la-hán,… chứ chưa thuộc loại tăng thượng mạn, những người chấp chặt quả vị mới gọi là tăng thượng mạn.

Nhưng, có trường hợp nào một vị A-la-hán chấp chặt quả vị mà không thuộc loại tăng thượng mạnkhông ? Có. Ngoại trừ “sau khi Phật diệt độ, hiện tiền không có Phật”. Bởi vì khi đức Phật diệt độ rồi không có người nói pháp Nhất thừa khai quyền, hiển thật cho nghe thì làm sao biết được ngoài quả vịA-la-hán còn có quả vị vô thượng Bồ-đề nữa, trường hợp này không gọi là tăng thượng mạn.

Như vậy thì những vị A-la-hán luôn ở quả vị đó chứ không thể chứng quả vị vô thượng Bồ-đề hay sao? Trừ trường hợp gặp được các đức Phật khác ra đời thì sẽ được đức Phật đó giải rõ pháp khai quyền hiển thật và bấy giờ vị A-la-hán đó sẽ vượt lên cầu chứng quả vị vô thượng Bồ-đề.

Kinh văn: Này Xá-lợi-phất, các Ông hãy nên nhất tâm tín giải thọ trì lời Phật. Các đức Phật Như Lai nói không hư dối. Không có các thừa khác mà chỉ có nhất Phật thừa.

Giải thíchĐức Phật nhắc đi nhắc lại “các đức Như Lai nói không hư dối” đức Phật lúc nói Tam thừa, Ngài không nói đây là Ta giả nói, cho nên khi Ngài nói Tam thừa thì mọi người đều tin rằng Tam thừa là chân thật. Đến hội Pháp Hoa đức Phật lại nói Nhất thừa mới là chân thật còn Tam thừa chỉ là phương tiện. Điều này sẽ khiến mọi người lầm nghĩ rằng, đức Thế Tôn nói trước sau bất nhất, vậy thì lời Ngài có hư dối không ? -Không. Mặc dù trên ngôn từ kinh giáo trình bày trước sau khác nhau nhưng ý nghĩa và mục đích trước sau vẫn là một. Đại sự ra đời giáo hóa của chư Phật trước sau cũng duy nhất, lời chư Phật nói không hư dối là vậy.

Kinh văn: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà nói bài kệ rằng:

Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, có những người ôm tâm tăng thượng mạn, còn Ưu-bà-tắc ngã mạn, Ưu-bà-di thì bất tínBốn chúng như vậy, số đó có năm ngàn. Họ không tự thấy được lỗi của mình, đối với giới có thiếu, có lậu lọt, rồi cứ bảo vệ che dấu chỗ tỳ vết, hàng tiểu trí đó đã ra đi rồi, cặn bả trong chúng hội, do oai đức của Phật đã lui ra. Những hạng kém ít phước đức đó không kham chịu được giáo pháp này. Những cành lá trong chúng hội này không còn nữa mà chỉ còn hạt chắc thôi.

Giải thích: Đây là đoạn kệ lặp lại năm ngàn người tăng thượng mạn ở đoạn kinh trước. Năm ngàn này không phải chỉ hàng xuất gia mà cả tại gia. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thì tăng thượng mạn, vì có tu, có chứng quả nhưng lại chấp chặt quả vị nên bị lỗi tăng thượng mạn. Ưu-bà-tắc thì ngã mạn, đây là bệnh chấp ngã cố hữu của chúng sanh. Còn Ưu-bà-di thì bất tínbất tín hay ty liệt mạn. Mỗi hạng người có mỗi bệnh, gồm năm ngàn người, không tự thấy lỗi mình, đối với giới có khuyết có lậu. Khuyết là tu hànhkhông đầy đủ, thiếu sót, do khuyết cho nên phiền não lọt vào. Bởi vì người xuất gia, giới như phao nỗi qua sông, phao nỗi bị lũng nước sẽ tràn vào và bị chìm nên gọi là khuyết lậu.

Cũng có nghĩa nữa là đối với giới luật oai nghi thiếu sótgiữ gìn không chu đáo gọi là khuyết; định cộng giới, đạo cộng giới không có nên gọi là lậu. Những hạng như thế đã ra hết, chỉ còn lại hạt chắc thật. Bây giờ, chính lúc đức Phật nói pháp Nhất thừa vậy.

Kinh văn: Xá-lợi-phất hãy khéo nghe, pháp của các đức Phật chứng được, và vô lượng sức phương tiện của Ngài đem ra vì chúng sanh mà nói. Đối với điều tưởng niệm trong tâm của chúng sanh, với các thứ hành đạo hoặc bao nhiêu tánh dục của chúng sanh, hoặc các nghiệp thiện, nghiệp ác đời trước của chúng sanh, Phật đều biết rõ. Ngài dùng các nhân duyên thí dụ ngôn từ, các sức phương tiện khiến cho tất cả những người đó đều được hoan hỶ.

Giải thích: Chư Phật sở đắc pháp là chỉ cho thật trívô lượng phương tiện lực là chỉ cho quyền trí. Đức Phật do thật trí và quyền trí mà nói pháp cho chúng sanhĐức Phật biết rõ từng căn tánh và dục của chúng sanh. Tánh là những điều căn để gắn chặt từ xưa, dục là những điều ham muốn hôm nay.

Kinh văn: Hoặc nói Tu-đa-la, Già-đà, Bổn sự, Bổn sanh, Vị-tằng-hữu, cũng nói về Nhân duyênThí dụ, Kỳ-dạ, Ưu-ba-đề-xá.

Giải thích: Đây là Phật nói 9 bộ kinh, thường nói 12 bộ, nhưng Tiểu thừa Phật mới nói 9 bộ, chưa có Thọ ký, bởi Tiểu thừa Phật chưa Thọ ký, và Đại phương quảng, vì Phật chưa nói đến kinh Đại thừa.

Tu-đa-la là khế kinh, Già-đà là trùng tụngBổn sự là nói về sự nghiệp tu hành trong đời quá khứ của đức Phật. Bổn sanh là nói về sự thọ sanh đời trước của đức PhậtĐức Phật sanh ra tên gì, họ gì, ở đâu…, Vị tằng hữu, những điều chưa từng có. Nhân duyênThí dụ, Kỳ-dạ là Trùng tụng, Ưu-ba-đề-xá là luận nghịLuận nghị tức là một lối hành văn trong kinh, lời lẽ đối đáp, phân tích, giảng giải những điều Phật đã nói.

Mười hai bộ kinh này có nghĩa là 12 bộ loại, phân theo thể tài và phân theo nội dung. Như Tu-đa-la là phân theo thể tài, văn trường hàngvăn xuôi. Kỳ-dạ, Trùng tụng là phân theo văn kệ, có lối kệ độc khởi thì gọi là Kỳ-dạ, kệ lặp lại văn trường hàng thì gọi là trùng tụng. Bổn sanh, Bổn sựNhân duyên là phân theo nội dung, Luân nghị là phân theo thể tài.

Kinh văn: Những hàng độn căn ưa thích pháp nhỏ, tham trước sanh tử, đối với vô lượng Phật không hành được đạo thâm diệu, bị các khổ làm não loạn, đối với những người đó Ta nói pháp Niết-bàn cho.

Giải thích: Đây là pháp Tiểu thừa. Lúc bấy giờ đức Phật chỉ nói về Niết-bàn, giúp trừ sanh tử, đoạn các lậu hoặc mà thôi chứ chưa nói sẽ thành Phật đạo, chứng Bồ-đề.

Kinh văn: Ta thiết lập ra phương tiện ấy, khiến họ được vào Phật huệ. Nhưng, Ta chưa từng nói (các ông sẽ được thành Phật đạo). Bởi vì sao mà chưa từng nói? Bởi vì thời gian nói chưa đến, hôm nay mới đúng lúc, Ta quyết định nói pháp Đại thừa.

Giải thích: Nên hiểu rằng, trước kia Ngài đã nói pháp Đại thừa rồi, nhưng Đại thừa trước Pháp Hoa Phật chỉ thọ ký cho hàng Bồ-tát thành Phật. Đến Pháp Hoa mới chung kết, tóm thâu cả hàng Thanh Văn hồi tâm hướng Đại đều được thọ ký thành Phật, nên Đại thừa trong Pháp Hoa có nghĩa trọn vẹn hơn. Do đó, gọi là Đại thừa Viên giáo.

Kinh văn: Ta nói 9 bộ pháp này, tùy thuận theo chúng sanh cốt để đưa vào Đại thừa, cho nên nói kinh này.

Có những Phật tử tâm thanh tịnhnhu nhuyến và lợi căn, đối với vô lượng các đức Phật có thể tu hànhđạo thâm diệu. Ta sẽ vì các hàng Phật tử đó, nói kinh Đại thừa này. Ta thọ ký cho những người như thế, tương lai thành Phật đạo. Do họ thâm tâm niệm Phậttu trì giới luật thanh tịnh nên những hạng người đó nghe mới được thành Phật thì sanh hoan hỶ lớn lao đầy khắp cả thân mình. Phật biết tâm hạnh của những người đó, cho nên nói kinh Đại thừa.

Hàng Thanh Văn hoặc Bồ-tát nghe pháp Ta nói cho đến một câu kệ cũng đều thành Phật đạo không có nghi.

Giải thíchTâm thanh tịnh nhu nhuyến tức là có tâm tín thuậnlợi căn tức là có trí tuệ. Có tín và có tuệ.

Biết tâm hạnh tức nhiên biết sở hành trong tâm. Sở hành trong tâm là đủ có tín có tuệ, thọ lãnh và nạp được giáo lý Đại thừa nên Phật nói kinh Đại thừa.

Nghe một câu kệ cũng thành Phật, bởi vì câu kệ đó nói lên đạo lý làm Phật, lẽ tất nhiên nghe câu kệ đó sẽ thành Phật.

Kinh văn: Trong 10 phương Phật độ, chỉ có pháp Nhất thừa chứ không hai cũng không ba, trừ Phậtphương tiện nói ra, mà phương tiện nói cũng chỉ dùng danh tự giả để dẫn đạo các chúng sanh.

Giải thích: Nói Nhị thừaTam thừa là danh tự giả để dẫn dắt chúng sanh, chứ đó cũng không phải thật.

Kinh văn: Vì nói trí tuệ Phật, nên các đức Phật ra đời. Chỉ một việc đó là thật, còn nói hai thừa ba thừathời chẳng phải chơn. Ta hoàn toàn không đem pháp Tiểu thừa để tế độ chúng sanhPhật tử trú trong pháp Đại thừa, đúng như pháp Ngài chứng được, do sức định, tuệ và sức phương tiện trang nghiêm, đem pháp đó để hoá độ chúng sanh.

Giải thích: “Dư nhị” ngoài hai thừa… tức là ngoài nhất thật sự ra, dù nói cái gì khác nữa thì đều chẳng phải. Tức ngoài nhất đại sự nhân duyên, tất cả cái khác đều là phương tiện để dẫn đạo chúng sanh. Định, Tuệ, Lực ở trên phải hiểu: Định để thành Phật, Tuệ để chứng ngộ chân lý và phương tiện lực để dắt dẫn chúng sanh. Ba thứ này thiếu một thì không thể trang nghiêm được pháp Đại thừa. Và nhờ trang nghiêm pháp Đại thừa mà Phật luôn trú trong pháp Đại thừa. Chữ “tự trú” có nghĩa tự giác thánh trí luôn luôn tự trú, chứng nhập pháp Đại thừa bình đẳng thật tướng.

Kinh văn: Tự chứng pháp vô thượng đạo Đại thừa bình đẳng. Nếu Ta dùng Tiểu thừa để giáo hóa, dù giáo hóa chỉ một người thôi Ta cũng mắc vào xan tham đó là việc không thể có.

Giải thích: Không bao giờ đức Phật chứng pháp bình đẳng Đại thừa mà Ngài lại đem pháp Tiểu thừadạy cho chúng sanh, dù dạy cho một người Ngài cũng không dạy, nếu làm như vậy là mắc lỗi xan tham. Đây là một lối nói của đức Phật. Ngài thấy việc này chúng sanh khó tin khó hiểu, cho nên, Ngài luôn lập lại như vậy.

Kinh văn: “Nếu người có lòng tin quy y Phật, họ sẽ biết Như Lai không luống dối, cũng không có ý xan tham tật đố. Như Lai đã đoạn hết các điều ác, nhờ đó cho nên, ở trong mười phương chỉ riêng Phật có hiệu là vô sở úy (gồm cả tứ vô sử úy)” Ta có thân tướng trang nghiêm, có hào quang chiếu soi thế gian, được vô lượng chúng tôn kính, Ta nói pháp ứng hợp với thật tướng.

Giải thích: Đây cũng là một lời minh chứng, đức Phật nhờ đoạn ác, nhờ không tật đố xan tham, nhờ lòng cứu độ chúng sanh mới có được thân tướng trang nghiêm. Có hào quang chiếu khắp thế gian, được vô lượng chúng tôn kính. Vậy “cho nên Ta nói thật tướng ấn”, thật tướng ấn là pháp Đại thừa, pháp thật tướng ấn. Ấn có tam pháp ấn, có thật tướng ấnTam pháp ấn thuộc pháp Tiểu thừa. Đó là vô thường, khổ, vô ngã. Vì tất cả mọi hiện tượng ở thế gianthiên hình vạn trạng sai khác, nhưng tự mỗi pháp đều mang đủ ba tánh chất vô thường, khổ, vô ngãĐức Phật đã tự chứng ngộ được, Phật nói lại cho chúng sanh nghe, điều đó như một dấu ấn. Nếu ở đâu, lời kinh, quyển luận nào diễn tả trong đó bao hàm cả ý nói về hiện tượng thế gian vô thường, khổ, vô ngã thì đó là dấu ấn của Phật, tin đó là lời Phật nói, gọi đó là ấn. Như một cái dấu đóng trên tờ giấy, ai thấy cái dấu đóng đều biết là văn thơ thuộc của ai nên gọi đó là ấn.

Còn Đại thừa thì có thêm thật tướng ấn hay nhất Phật thừa ấn. Đó là dấu ấn của Kinh luận Đại thừa, chỉ về thật tướng bình đẳng của vạn pháp.

Kinh văn: “Xá-lợi-phất nên biết, Ta vốn lập thệ nguyện, muốn khiến các chúng sanh đồng được như Ta không khác”.

“Như sở nguyện của Ta xưa thì nay đã được viên mãn đó là hóa độ tất cả chúng sanh đều khiến vào Phật đạo.”

Giải thích: Câu này để nói rằng đức Phật không phải ngày hôm nay mà chính từ trong bản nguyện, Ngài cũng đã lập thệ nguyện muốn cho chúng sanh đồng được thành Phật như mình, nghĩa là muốn đem pháp nhất thừa nói cho chúng sanh chớ không hai ba thừa gì hết.

Kinh văn: Nếu ta gặp chúng sanh, đều dạy cho họ Phật đạo, nhưng những người vô trí, bị lầm lỗi, rối loạnmê hoặc, không lãnh thọ được lời dạy đó. Ta biết chúng sanh ấy chưa từng tu gốc thiện. Họ bị chấp chặt nơi 5 dục, bị si ái nên sanh ra khổ não.

Giải thích: Đoạn kệ này là lập lại phần văn trường hàng ở trước nói về ngũ trược. Mấy câu này là nói về phiền não trược.

Kinh văn: “Do nhơn duyên của ái dục phải đọa vào tam đồ ác đạo. Sanh vào trong 6 thù luân hồi để chịu các khổ”.

Giải thích: Đoạn này là nói về chúng sanh trược. Khi sanh chỗ này, khi sanh chỗ kia, cho nên gọi là chúng sanh.

Kinh văn: “Rồi thọ lấy thân hình mỏng manh trong thai bào, cứ đời đời tăng dồn lên mãi”.

Giải thích: Đây là nói về mạng trược.

Kinh văn: “Những người thiếu phước đức, bị các khổ bức bách, sa vào trong rừng tà kiến, hoặc chấp có chấp không, v.v… Dựa theo các tà kiến đó tăng lên đủ 62 tà kiến, rồi đắm chấp theo pháp hư vọng, giữ chặt không rời bỏ.”

Giải thích: Đây là nói về kiến trược. (62 tà kiến xem kinh Phạm võng hay Phạm động trong Trường A Hàm sẽ rõ)

Kinh văn: “Ngã mạn tự cống cao, tâm siểm, khúc không chân thật, trong ngàn vạn ức kiếp, không nghe được danh tự Phật, cũng không nghe được chánh pháp, những người như thế thật khó độ”.

Giải thích: Đây là nói về kiếp trược.

Kinh văn: “Cho nên Xá-lợi-phất, Ta vì họ thiết lập phương tiện, nói đạo dứt khổ, chỉ thị Niết-bàn, Ta tuy nói Niết-bàn, nhưng có cũng chẳng phải chân thật Niết-bàn. Các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tịch diệt. Các Phật tử dựa theo đó hành đạo xong, tương lai sẽ được làm Phật. Ta có sức phương tiện, khai thị ba thừa pháp”.

Giải thíchĐức Phật nói Niết-bàn là đối với hàng Thanh Văn. Trong khi nói Niết-bàn, Ngài chỉ cái khổ sanh tử, muốn dứt trừ khổ sanh tử phải đoạn trừ mê hoặcmê hoặc được đoạn trừ thì sanh tử không còn, sanh tử không còn thì chứng được Niết-bàn. Như vậy, ở hàng Thanh vănđức Phật nói tướng sanh tử rõ ràng, tướng Niết-bàn rõ ràng, đoạn cái này thì chứng quả kia, cho nên, đức Phật nói pháp Tứ đếcho Thanh Văn đó là sanh diệt Tứ đế, tức là đứng trên tánh cách, tướng trạng có sanh có diệt, có tướng sanh tử, có tướng Niết-bàn rõ ràng… Niết-bàn đó là Niết-bàn tương đối chưa phải là cứu cánh.

Niết-bàn cứu cánh là gì ? là chư pháp thật tướng. “Chư pháp tùng bản lai thường tự tịch diệt tướng”, các pháp từ xưa nay tướng của nó vẫn thường tự tịch diệt, hay là tướng của các pháp từ xưa nay tự tịch diệt, tự tịch diệt là tự vắng lặngSở dĩ nói pháp đó sanh, pháp đó diệt, pháp đó có, pháp đó không… Đó chỉ là vọng kiến hư tưởng của chúng sanh mà thôi. Kỳ thật, pháp đó vốn tịch tịnh, vốn bất sanh bất diệt. Sanh tức bất sanh. Nói cái nhà sanh nhưng có phải thật sự có cái nhà sanh không – thật sự không có cái nhà sanh. Đã không có sanh thì lấy cái gì diệt ? Thành ra, thấy có cái tướng nhà giả dối sanh diệt, nhưng chính tự nó, chính từ bản thể của cái nhà đó vốn không sanh diệt, đó gọi là “tướng tịch diệt”. Tịch diệt tức Niết-bàn. Niết-bàn là bất sanh bất diệt thì tịch diệt có nghĩa là bất sanh bất diệt. Đây mới là chân thật Niết-bàn và đây là lý của Đại thừa, mà lý Đại thừa thì chính ngay trong đương thể các pháp là bất sanh bất diệt, đó là Niết-bàn. Cho nên, trong Tiểu thừa không nói sanh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề. Lên Đại thừa thì chính ngay nơi dụng và tướng là thể, chính nơi thể là tướng là dụng bất tương ly.

Trung luận có cắt nghĩa: “Các pháp duyên sanh vô tánh, đó là tịch diệt, mà tịch diệt là vô tướng, vô thử, vô bỉ”. Nói có cái nhà sanh mà kỳ thật không có cái nhà sanh, nhà bổn vô sanh, không có một cái gọi là có cái nhà cụ thể thật có sanh. Như vậy, nhà vốn vô sanh vô diệt là vô tướng thì làm sao có kia có đây, cho nên, gọi là tịch diệt. Và ở đó ngôn ngữ cùng hý luận đều bặt dứt, nói không nói có cũng hý luận, nói thường nói đoạn… cũng hý luận.

Tóm lạiTrung luận có nêu lên 8 phạm trù chấp trước của chúng sanh: Đối với các pháp, một là chấp sanh, hai là chấp diệt, ba là chấp thường, bốn là chấp đoạn, năm là chấp nhất, sáu là chấp khác, bảy là chấp từ ngoài đến, tám là từ trong sanh ra. Vì thế, nhà Trung luận, để phá những hý luận sai lầm đó, nên thêm vào chữ bất: Bất sanhbất diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhứt, bất dị, bất lai, bất xuất, để phủ nhận những điều chúng sanh chấp đó là giả dốikhông thật, mà khi đã phủ nhận tám điều đó tức không có sanh diệt, đoạn, thường… thì như vậy, tự các pháp bản lai tịch diệt tướng.

Cùng một chỗ khác trong kinh luận nói, các pháp thực tướng thì ở đó tâm duyên cũng bặt dứt, ngôn ngữcũng bặt dứt.

Khi nói chữ “bất” này rồi, thì giờ đây không thể dùng tâm mà tưởng đo lường được tánh cách của thật tướng pháp, đó là tâm duyên bặt dứt. Chỉ có trực nhận chớ còn phân biệt tức là dùng ngôn ngữ mà phân biệt, tức đem tâm hành duyên lự thì cả hai đều không được. Dùng tâm hành duyên lự không khác nào đem lửa đom đóm đốt nhà thì không sao đốt được. Trung luận nói “vô sanh cũng vô diệt, tịch diệtnhư Niết-bàn”. Cho nên, tịch diệt như Niết-bàn, tịch diệt là bất sanhbất diệt. Niết-bàn là bất sanh bất diệt. Ngộ được lẽ đương sanh “bất sanh” của các pháp tức ngộ được tướng tịch diệt của các pháp thì ngay trong đó đã là Niết-bàn, chớ không phải chờ dứt hết sanh tử mới được Niết-bàn, mà chính ngay sanh tử tự tánh là Niết-bàn. Ngộ được tự tánh sanh tử là Niết-bàn thì đó mới là chân thật Niết-bàn, chưa ngộ được thì là phi chơn diệt.

Kinh văn: “Tất cả các đấng Thế Tôn đều nói nhất thừa đạo, nay đây các hàng đại chúng đều hãy nên trừ nghi hoặc. Lời các đức Phật nói không khác, chỉ có một không hai thừa.”

Giải thích: Đoạn này ý rằng, lời đức Phật nói không hư dối hãy nên tin. Đây cũng là một nghĩa trong 6 nghĩa đã nói ở trước, bàn bạc trong các đoạn kinh. (Hoặc tán thán pháp nhất thừa, lời Phật không hư dối…)

Kinh văn: Quá khứ vô số kiếp, vô lượng các đức Phật diệt độ, trăm ngàn vạn ức số không thể lường hết được, các đức Phật như vậy từng dùng các thứ nhơn duyên, các thứ thí dụvô số phương tiện lực để diễn nói các pháp tướng (các pháp thật tướng). Các đấng Thế Tôn ấy đều chỉ nói nhất thừa pháp để giáo hóa vô lượng chúng sanh khiến họ vào Phật đạo.

Lại, các đấng đại thánh chúa, biết tất cả thế gian, các loài nhân thiên quần sanh, về chỗ ưa muốn trong thâm tâm họ, rồi lại dùng dị phương tiện làm trợ tiếp phát hiển nghĩa đệ nhất.

Giải thích: Thế nào là “dị phương tiện”? Thay vì đức Phật nói thẳng pháp nhất thừa thì chúng sanhkhông hiểu, cho nên, Ngài phải dùng phương tiện này, phương tiện khác để nói ra, nên gọi dị phương tiện. Như Phật phóng hào quang, Phật nói phiền não ô nhiễm của chúng sanh để chúng sanh biết đó là nguồn gốc sanh tử để trừ, Phật nói Niết-bàn Vô dư y v.v… tất cả đó là dị phương tiện. Vì sao gọi là dị phương tiện? Là những điều đó đối với chúng sanh thì thấy là thật, nhưng đối với đức Phật, Ngài tự thấy rằng đó chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sanh đi tới nhất thừa đạo mà thôi. Cho nên gọi là dị phương tiện, mà có dị phương tiện đó mới giúp phát huy được nhất thừa đạo. Nếu như đức Phật không khai quyền thì chắc chắn không bao giờ chúng sanh nghe được nhất thừa đạo, cho nên, Ngài dùng dị phương tiện để khai quyền. Mặc dù là dị phương tiện nhưng là pháp môn đưa đến nhất thừa đạo.

Kinh văn: Nếu có loại chúng sanh gặp được các đức Phật quá khứ, hoặc nghe pháp bố thí, hoặc trì giớinhẫn nhụctinh tấn, thuyền định, trí tuệ mà tu tập trí tuệ phước đức đó. Những hạng người như vậy đều đã thành Phật đạo.

Giải thíchĐức Phật nói về lục độ vạn hạnh, đó cũng là dị phương tiện. Vì sao nhất thừa pháp mà lại chia ra lục độ? Đoạn này là nói về chúng sanh gặp Phật ra đời, nghe pháp lục độ mà tu hành đều được thành Phật đạo. Còn sau khi Phật diệt độ thì sao?

Kinh văn: “Sau khi chư Phật diệt độ, hoặc có người tâm hiền lành nhu nhuyến, những hạng chúng sanhnhư vậy đều đã thành Phật đạo. Các đức Phật diệt độ rồi cúng dường Xá-lợi-phất, dựng lên vạn ức các thứ tháp, hoặc bằng vàng, bạc, pha lêxa cừmã não, mai quỉ hoặc lưu ly rồi trang nghiêm thanh tịnhtrang nghiêm nơi các tháp”.

Hoặc dựng miếu thờ, hoặc bằng đá, hoặc bằng gỗ chiên đàn, bằng trầm thủy, bằng cây tra, gỗ mộc cùng các thứ gỗ khác. Hoặc bằng ngói gạch đất, hoặc ở giữa chỗ đồng trống, đắp đất làm miếu thờ PhậtCho đến đồng tử giỡn chơi, nhóm cát lại làm tháp Phật. Những người như vậy đó, đều đã thành Phật đạo”.

Giải thíchCúng dường Xá-lợi, làm tháp, miếu, cho đến đồng tử giỡn chơi, nhóm cát làm tháp Phật cũng đều thành Phật đạo. Đây là nói việc xây tháp miếu cúng dường.

Kinh văn: “Hoặc có người vì Phật mà kiến lập nên hình tượng Phật, hoặc chạm, hoặc khắc, thành các tướng, người đó đều đã thành Phật đạo.

Hoặc dùng bảy báu để kết thành, hoặc bằng thiếc, bạc, đồng trắng, đồng đỏ, bạch lạp, bằng chì, bằng sắt, bằng cây, bằng đất, bằng sơn, bằng vải, để trang sức tượng Phật. Những người như vậy đều đã thành Phật đạo.

Hoặc là vẽ tượng Phật, đủ trăm phước trang nghiêm, hoặc tự mình làm, hoặc khiến người khác làm, đều đã thành Phật đạo. Cho đến đồng tử giỡn chơi, hoặc dùng cỏ cây và bút, dùng móng tay gạch vẽ tượng Phật, những người như vậy lần lượt chứa công đức, đầu đủ tâm đại bi, đều đã thành Phật đạo, chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát, độ thoát vô lượng chúng sanh”.

Giải thích: Đoạn này nói về sự tạo tượng Phật mà được thành Phật đạo.

Kinh văn: “Hoặc có người đối với tháp miếu, đối với tượng báu, tượng vẽ, dùng hoa hương, phan lọng đem tâm cung kính để cúng dường.

Hoặc khiến người khác trổi nhạc, đánh trống, thổi còi, thổi ốc, thổi ống tiêu, ống địch, đờn cầm, đờn không hầu, đờn tỳ bà, não bạc. Các âm nhạc như vậy dùng để cúng dường, hoặc với tâm hoan hỶca ngâm khen ngợi công đức của Phật, cho đến một tiếng nhỏ, cũng đều đã thành Phật đạo.

Hoặc người tâm tán loạncho đến dùng một cành hoa cúng dường nơi tượng vẽ, cũng lần lượt thấy vô số Phật”.

Giải thích: Đoạn này nói về sự cúng dường tượng Phật mà được thành Phật đạo.

Kinh văn: “Hoặc có người lễ bái, hoặc chỉ chấp hai tay, cho đến đưa một tay, hoặc chỉ hơi cúi đầu để cúng dường tượng Phật thì cũng lần lược thấy vô số Phật, tự thành vô thượng đạo, rộng độ vô sốngười mà vào Vô dư Niết-bàn, như củi hết lửa tắt.

Giải thích: Đoạn này nói về sự lễ bái, cung kinh tượng Phật mà được thành Phật đạo.

Kinh văn: “Hoặc người tâm tán loạnđi vào trong tháp miếu, niệm lên một câu Nam Mô Phật, đều đã thành Phật đạo”.

Giải thích: Đoạn này nói về sự niệm Phật mà được thành Phật đạo.

Kinh văn: “Đối với các đức Phật quá khứ, hoặc còn ở đời, hoặc sau khi diệt độ, nếu có người nghe được pháp này của các Ngài, đều đã thành Phật đạo.”

Giải thích: Đoạn này nói về việc chư Phật quá khứ ra đời thuyết pháp, các chúng sanh quá khứ nghe pháp tu hành đều được thành Phật đạo; tức chứng quả vô thượng bồ-đề. Tiếp đoạn sau nói về chư Phật vị lai và hiện tại ra đời thuyết phápchúng sanh đời vị lai và hiện tại nghe pháp tu hành cũng được lợi ích như vậy. Những sự việc tu hànhhành đạo đã nói trong kinh để diễn tả lên cái “dị phương tiện” như đã nói. Đó là những phương tiện Phật khai ra để cho đủ hạng chúng sanh nương theo đó tu hành.

Trong kinh Phật dạy: “Hoặc có người chỉ lễ bái… chỉ hơi cúi đầu… hoặc có người tâm tán loạn đi vàotrong tháp miếu niệm một câu “Nam Mô Phật” đều đã thành Phật đạo…” sao mà dễ vậy? chúng ta tu đã lâuniệm Phật cũng nhiều, nghe pháp đọc kinh cũng nhiều mà sao chẳng thành gì cả?

Phải hiểu rằng cái nhơn như vậy thì thành cái quả như vậy. Vẽ tượng Phật là đã có mầm mống Phật, dâng một cành hoa cúng Phật, làm một tháp Phật, niệm một danh hiệu Phật là đã gieo chủng tử Phậtvào tâm, mà khi đã gieo chủng tử Phật thì tự nó sẽ tiếp tục tăng lên để thành tựu vô lượng công đức và được thành Phật đạo.

Nên biết đây là nói nhơn thành Phật sẽ đưa đến quả thành Phật chứ không nói khoảng thời gian, mới gạch vẽ tượng Phật chơi dưới đất, đưa một cánh tay…. mà đã thành Phật liền. Dù một việc làm rất nhỏ, nhưng với tâm hướng về Phật tức là gieo chủng tử Phật vào trong tâm, khi chủng Phật đã có, hột giống Phật đã gieo tức nhiên sẽ mọc lên cây Phật. Cũng như, học đánh đàn thì sẽ biết đàn chứ không làm toán được. Đó là điều cần phải hiểu rõ, đừng thấy trong kinh mới nói câu trên đưa cánh tay… câu dưới đã thành Phật đạo, rồi hiểu lầm rằng thời gian trong khoảng chốc lát làm sao thành được.

Như trước đã hiểu về nghĩa quả và báo, đoạn này sẽ hiểu quả và báo ấy xuyên qua lời Phật dạy trên. Đẳng lưu nhân quả và dị thục nhân quả hay gọi cách khác tập nhơn, tập quả và báo nhơn, báo quả.

Về đẳng lưu nhân quả thì nhơn thiện đi đến quả thiện, nhơn ác đi đến quả ác. Ở đây nhơn Phật sẽ đi đến quả Phật chắc chắn. Mặc dù, với thời gian từ nhơn Phật đi tới quả Phật có chìm nổi bao nhiêu trong vòng luân hồi sanh tử đi nữa, nhưng đẳng lưu nhơn quả là hột giống thiện vẫn đi tới quả thiện. Nó chỉ chìm nổi về mặt dị thục nhơn quả mà thôi. Thay đổi trên mặt dị thục nhơn quả, khi làm trời, khi làm người, khi làm súc sanh…. Còn về mặt đẳng lưu nhơn quả thì y như một dòng nước, ta cho vào một chấm màu xanh trên đầu dòng nước, màu xanh đó sẽ trôi xuống cuối dòng nước, màu xanh đó vẫn là màu xanh. Đó là đẳng lưu nhơn quả. Màu xanh ấy từ đầu dòng nước đến cuối dòng nước nó chìm nổi biết bao nhiêu khúc, khi dội lên, khi chìm xuống, khi thành băng tuyết, sóng to sóng nhỏ, thay hình đổi dạng… Đó là dị thục nhơn quả. Những hình thái này, ta ví dụ cho thân sanh tử luân hồi trong cõi trờicõi ngườiđịa ngục…. Tuy đổi khác trên hình thức thấy có thấp cao lên xuống, nhưng cái giống Phật trên đầu dòng nước vẫn đi tới cuối dòng nước. Cũng như vậy gieo nhơn làm Phật thì nhất định thành Phật, dù ở giữa khoảng từ nhơn tới quả có lâu xa chìm nổi .

Dù trong đó có hữu lậu thiện, nhưng thiện này đã bị thế lực vô minh dẫn dắt, nên cũng đều là vô minh. Vậy quả báo 3 cõi đó là của vô minh chớ không phải của thiện. Hóa Địa Bộ cũng cho rằng: “Thiện chẳng phải là nhơn của quả báo 3 cõi (thiện phi hữu nhơn). Luận Nhiếp Đại thừa cuốn 11 nói: Tất cả việc thiệncủa chúng sanh đều là phương tiện đại thanh tịnh của Bồ-tát. Vì sao? Vì thanh tịnh đã là một, dù chưa đến địa vị đại thanh tịnh, bởi nghĩa vô trụ mà tất cả đều quy hướng về đại đạo Bồ-tát. Để rõ thêm ý nghĩa này, Ngài Thiên Thai có chia ra 6 bậc kể từ hàng chúng sanh ô trược, thấp thỏi hà tiện nhất cho đến Phật quả, gọi là “lục tức Phật”.

1. Lý tức Phật: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, như vậy chúng sanh đều là Phật. Cho đến chúng sanh ở địa ngục cũng có Phật tánhvậy thì đứng trên lý thểchúng sanh địa ngục cũng tức là Phật, nhưng mà Phật đây là Phật trên lý nên gọi là lý tức Phật. Dù rằng, chúng sanh đó không hiểu gì về Phật cũng là Phật. Bởi vì, dù không biết gì tới Phật nhưng tự bản tánh của chúng sanh vốn có trí giác ngộthành Phật, đều có Phật tánh.

Có người thắc mắc nói, có ông đó hung dữ như thế mà Phật tánh chỗ nào? ai nói gì ông cũng chửi, gặp ai ông cũng đánh, giết, gặp đâu ăn cắp đó, Phật tánh chỗ nào ? Vẫn có. Bởi vì hung dữ gì thì hung dữ nhưng tựu trung, ông ta vẫn có điều lành, ông ta vẫn ưa điều thiện, ghét điều ác. Chẳng hạn, tuy ăn cắpnhưng ai nói ông ta ăn cắp thì ông không thích, thế tức nhiên chính trong thâm tâm ông ta vốn là ưa điều thiện, ghét điều ác chứ gì. Nếu như thích điều ác, thích việc ăn cắp thì khi nghe nói ông ăn cắp thì ông thích mới phải, chứ sao ông lại ghét, ngược lại, nghe người ta khen ông đó tốt lắm, biết thương người cứu vật… thì ông lại thích. Thế cho biết, từ trong bản tâm ông ta vẫn ưa điều thiện, ghét điều ác. Các tính ưa lành ghét dữ đó là Phật tánh chứ gì. Có ai bảo rằng tôi chỉ ưa điều ác mà rất ghét điều thiện không ? Ai mắng tôi đánh tôi tôi thích, chớ khen tôi tôi giận không? chắc chắn là không, không ai chỉ ưa ác ghét thiện, trái lại ai cũng chỉ ưa thiện mà ghét ác, vậy biết ai cũng có Phật tánh. Và chính nhờ cái đó để có thể làm người, làm trời, làm Phật. Nếu như không có tính ưa điều thiện ghét điều ác đó thì Phật cũng bó tay không làm sao cứu nổi. Vì nếu người chỉ ưa điều ác thôi, thì làm sao đem điều thiện nói cho nghe được. Cho nên, chính điểm ưa thiện ghét ác là Phật tánh, là Phật tri kiến mà Phật tánh đó ai cũng có, cho nên, ai cũng là Phật. Ở trong mọi người, mọi chúng sanh đều có, cho đến con vật cũng có một chút niềm thương, nó thương con nó, thương tự thân nó, mà từ niềm thương đó nếu biết khai thác ra thì nó thương con người khác, thương vật khác, nếu không biết khai thác thì nói chỉ thu gọn trong chỗ thương con nó thôi, nhưng nó cũng có một niềm thương. Nhìn thấy chỗ đó là Phật vậy. Ngài Quy Sơnđến học thiền với Tổ Bá Trượng, một hôm Tổ bảo Ngài đến bươi lò ấy lửa, Ngài đến lò bươi tìm rồi đến thưa rằng không có lửa. Tổ đứng dậy đến bươi sâu thêm một chút nữa rồi cầm lên một đóm lửa hỏi Ngài Quy Sơn rằng, ngươi nói không có lửa vậy cái này là gì? Ngài Quy Sơn liền ngộ. Ngài Quy Sơnngộ cái gì? Ngộ Phật tánh, ngộ bản lai diện mụcBản lai diện mục đó, Phật tánh đó có sẳn trong chúng sanh nhưng vì chôn vùi dưới đám tro phiền não, ai biết bươi thì tìm thấy không biết bươi thì đành chịu. Ngài Quy Sơn không biết cách bươi cho nên tìm không ra. Tổ Bá Trượng biết cách bươi cho nên Ngài đưa lên được.

2. Danh tự tức Phật: Cao hơn một bậc, như người có biết đến Phật có nghe pháp, có quy ygiữ giới, có biết làm lành, tránh dữ theo lời Phật dạy đôi chút gọi là danh tự tức Phật. Có mang danh Phật tử chớ không phải chỉ lý suông, như lý tức Phật. Nhưng nếu không có lý tức Phật thì không thể có danh tựPhật. Lý còn Phật hà huống danh tự Phật. Người không biết chi tới Phật cũng là Phật, huống chi người đã biết Phật rồi.

3. Quán hạnh tức Phật: Người có tu, có biết suy tư đạo lý của Phật, biết thực hành lời dạy của Phật gọi là quán hạnh tức Phật. Quán hạnh tức Phật này từ thập tínthập trụthập hạnh đến thập hồi hướng.

4. Tương tợ tức Phật: Chỉ sơ địa kiến đạo. Đây là thấy rõ được Phật tánh của mình chớ không có lầm, tức khai thị ngộ. Ngộ thấy rõ được Phật tánh của mình chớ không mơ hồ, tương tợ nhưng cũng chỉ mới là thấy. Như người tìm cha mình mà mới thấy tấm ảnh chứ chưa thấy cha bằng da thịt thật. Nhưng tấm ảnh đó cũng đầy đủ hình dạng bóng dáng của người cha, đem bóng đó so với cha mình thì giống y, còn đưa qua người khác thì không giống nên gọi là tương tợ.

5. Phần chứng tức Phật: Từ sơ địa trở lên, đã ngộ được Phật tánh rồi dựa theo lý Phật tánh mình ngộ đó mà thực hành theo từng Phần, từng phần phá trừ vô minh, từng phần thấy rõ Phật tánh, in như từng phần thấy được ông cha mình bằng xương bằng thịt chớ không thấy bóng dáng nữa.

6. Cứu cánh tức Phật: Lên đến Diệu giác. Đây là đức Phật trọn vẹn không phải Phật ở trong lý mà đức Phật đây đủ trí đứcđoạn đứcân đức, đầy đủ pháp thânbát nhãgiải thoát.

Tóm lại, như vậy thì lý cũng Phật, danh tự cũng Phật, quán hạnh cũng Phật… thì làm sao không thành Phật được. Không thành Phật lý thì thành Phật danh tự… cho nên trong kinh gọi “giai dĩ thành Phậtđạo”. Đây là một đạo lý vô cùng thâm thúy cao siêu, đức Phật đưa tất cả chúng sanh lên ngang địa vịPhật. Ngài không nhìn chúng sanh là những kẻ nhỏ mọn thấp hèn. Khi đức phật nói chúng sanh bị đau khổ vì sanh già bệnh chết, không phải Ngài khinh khi mà là nói với một tình thương, thấy chúng sanhkhổ, muốn cho chúng sanh lìa khổ mà nói. Khi nói như vậy nhưng Ngài vẫn thấy tất cả chúng sanh đều là Phật. Cho nên giáo thuyết, pháp môn của Phật ôm tất cả chúng sanh vào lòng như người mẹ hiền không bỏ một đứa con nào với tinh thần bao la quảng đại.

Kinh văn: Các đức Thế Tôn vị lai, số ấy nhiều vô lượng. Các đấng Như Lai đó cũng dùng phương tiệnthuyết pháp.

Tất cả các đức Như Lai dùng vô số phương tiệnđộ thoát các chúng sanh vào nơi trí tuệ vô lậu (tức nhập Phật tri kiến).

Hoặc người có nghe Pháp, không một ai không thành Phật. Bổn thệ nguyện của các đức Phật là, Ta tu hành Phật đạo và khắp muốn tất cả chúng sanh cùng đồng được đạo đó.

Các đức Thế Tôn ở đời vị lai tuy nói trăm ngàn ức vô số các pháp môn kỳ thật vì nhất thừa mà thôi.

Giải thích: Đã dẫn mười phương các đức Phật quá khứ đến đây là nói đến các đức Phật vị lai và ngay đức Phật Thích Ca để luôn nhắc cho biết rằng Phật, Phật đạo đồng, Phật, Phật pháp đồng và Phật Phậtnguyện đồng. Cho nên, hễ ai có nghe được pháp của Phật thì thành Phật đạo.

Kinh văn: Các đức Phật lưỡng túc tôn, biết pháp thường vô tánh, giống Phật theo duyên mà hiện khởi, cho nên mới nói pháp nhất thừa là pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường trú, đức Phật ở nơi đạo tràng chứng biết rồi, đấng Đạo sư phương tiện nói ra.

Giải thích: Tám câu kệ: “Chư Phật lưỡng túc tôntri pháp thường vô tánh… Đạo sư phương tiện thuyết”. Tôi đã giảng rõ trong bài “Nhất thừa đạo”. Ở đây, xin giảng thêm “Chư Phật lưỡng túc tôn”. Chữ lưỡng túc tôn có hai nghĩa.

1. Đức Phật là bậc cao quý nhất trong loài hai chân. Bởi vì, chúng sanh có loại không chân, có loại nhiều chân, có loại 12 chân, 10 chân, 4 chân, 2 chân. Hai chân là cao nhất, loài người, trời. Đức Phật là bậc cao nhất trong loài hai chân cho nên gọi là lưỡng túc tôn.

2. Đức Phật là bậc đầy đủ phước và huệ, “phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật”. Phước đức và trí tuệ đầy đủ mới làm PhậtĐức Phật có đầy đủ hơn cả nên gọi là lưỡng túc tôn.

“Tri pháp thường vô tánh”, Đức Phật biết rõ được các pháp thường vô tánh, tức các pháp thường vô tự tánh, có nghĩa rằng chúng sanh chỉ biết các pháp trên mặt giả tướng. Chúng sanh không biết được nghĩa thật tướng của các pháp là không, là giả, là trung đạo (không đế, giả đế, trung đạo đế). Bởi vì, bất cứ một pháp nào, tự nó cũng đủ ba cạnh khía gọi là ba sự thật hay chân lý ba mặt là không, giả và trung. Biết các pháp thường vô tánh tức là biết các pháp trọn vẹn ở trong ba thật tướng là không, giả, trung của các pháp.

“Phật chủng tùng duyên khởi”, đồng thời cũng biết giống Phật phải theo cơ duyên mà hiện khởi. Nếu không có duyên thì giống Phật không khởi được. Giống Phật, chủng tử PhậtPhật tánh, tất cả chúng sanh đều có ; nhưng nếu không gặp duyên thì chủng tử Phật đó vẫn nằm yên dưới lớp bùn dơ phiền trược. Viên ngọc vẫn là viên ngọc, nhưng viên ngọc đó không có duyên để phát khởi thì vẫn nằm yên trong khối đá. Cho nên, phải có duyên mới phát khởi được. Phát khởi đây là Phát khởi tướng chớ không phát khởi tánh. Ngài Thiên Thai, do đó, cũng chia Phật tánh ra làm ba thứ: Chánh nhơn Phật tánh, duyên nhơn Phật tánh và liễu nhơn Phật tánh.

Bởi vì, từ Phật tánh trong thể tánh, nó thành tựu được, cụ túc được thật tướng thì nó phải có duyên mới thành tựu được và khi duyên đầy đủ thì nó hiển lộ một cách trọn vẹn cho nên gọi là Liễu.

Chánh nhơn Phật tánh tức là lý tức Phật, tất cả chúng sanh đều có chánh nhơn Phật tánh. Nếu như không có Phật tánh ấy, cũng như gạo không có chất cơm, không có chánh nhơn cơm thì dù có nấu mấy cũng không thành cơm được. Nhưng dù có chánh nhơn cơm, mà phải có nấu mới thành cơm, chớ cứ để nguyên hột gạo thì không thành cơm. Cũng vậy, có chánh nhơn Phật tánh lại phải có duyên nhơn Phật tánh, như gặp Phật, nghe được giáo lý nhất thừa thì chánh nhơn Phật tánh mới thành tựu được. Khi duyên nhơn Phật tánh được thành tựu đầy đủ thì chánh nhơn Phật tánh sẽ hiển lộ một cách trọn vẹn. Cũng như, cơm khi đã nấu, đầy đủ nước, đủ củi, đủ lửa, nấu chín trọn vẹntrở thành hột cơm ngon bùi gọi là liễu nhơn. Phật chủng phải có đủ duyên mới hiển được. Cái duyên làm phát khởi Phật chủngnày là gì ? Phải là nhất thừa giáo, cho nên, đức Phật nói lý nhất thừa.

“Thị Pháp trụ, pháp vị”. Pháp trụ pháp vị chỉ cho chơn nhưđồng nghĩa với chơn như thật tướng. Thị pháp là chỉ cho chư pháp thường vô tánh, tức thật tướng, cái đó luôn luôn vẫn ở trong pháp thật tướng, vẫn ở trong bản vị của nó, mặc dù hiện hữu mà ở trong bản vị lý tánh. Tất cả mọi hiện tướng chỉ hiện lên trong lý tánh, lý thể của nó. Tướng lửa đỏ chỉ hiện lên trong tánh lửa, chỉ hiện lên trong tánh nóng, chứ lửa không thể hiện lên trong tánh ướt, sóng chỉ hiện lên trong nước, chứ sóng không thể hiện lên đất, nghĩa là, tất cả mọi hiện tướng đều hiện lên trên bản thể của nó, trên tự tánh, lý tánh của nó gọi là pháp trụ pháp vị. Mà đã là pháp trụ pháp vị như vậy thì tất cả những tướng thế gian, những hiện tượngta thấy đó cũng điều trụ pháp vị, cũng đều hiện lên trên tự thể bản vị của nó. Sóng chỉ hiện lên trên nước, lửa chỉ hiện lên trên tánh nóng, ngọn lửa không thể hiện lên trên đất, nghĩa là lửa với tánh nóng luôn luôn gắn chặt với nhau. Lý tức sự, sự tức lý, sóng tức nước, nước tức sóng. Mà nước là thường, sóng tức nước, như vậy, sóng cũng thường. Cho nên nói thế gian tướng thường trú. Quy tướng về tánh, quy sóng về nước. Sóng là nước không thể ngoài nước tìm có sóng, không thể bỏ sóng đi để tìm nước. Còn mắt thông thường của chúng sanh hay trú vào tướng nên không thấy nước mà chỉ thấy sóng. Thử hỏi, có sóng nào ngoài nước mà có ? Không cần sóng, múc sóng đổ đi để lấy nước có được không ? Chắc chắn là không. Như vậy, nước là thường, sóng ở trong nước sóng là thường. Đó là thế gian tướng thường trú. Đây là theo nghĩa của Hiển giáo. Theo Mật giáo thì tức tướng tức tánh, tướng tánh bất ly, như mặt trăngmặt trời và ánh sáng. Mặt trăngmặt trời là tánh là thể, mà ánh sáng là tướng là dụng. Thể, tướng, dụng đó bất tương ly. Ly mặt trăng mặt trời thì không có ánh sáng, ly ánh sáng không có mặt trăng mặt trờiTánh tướng bất ly. Mà mặt trăng mặt trời là thường thì ánh sáng mặt trăng mặt trời là thường. Vậy thì, những hiện tướng của thế gian cũng vẫn ở trong thực thể tự tánh của thế gian, bất tương ly cho nên gọi thế gian tướng thường trú.

“Ư đạo tràng tri dĩ, đạo sư phương tiện thuyết”. Đức Phật ở nơi đạo tràngchứng ngộ được lý thật tướng đó, nhưng Ngài không thể nói thẳng lý đó cho chúng sanh nghe mà đức Phật phải phương tiệngiảng thuyết.

Kinh văn: Các đức Phật hiện tại trong mười phương được hàng nhơn thiên cúng dường. Số các Ngài nhiều như cát sông Hằngxuất hiện ở thể gian, đem lại sự an ổn cho chúng sanh, cũng nói pháp nhưvậy.

Biết được tịch diệt đệ nhất ( tịch diệt đệ nhất tức là nhất thừa) mà dùng sức phương tiện, tuy nói chủng chủng đạo, (khi nói Thanh văn, khi nói Duyên giác…) Nhưng kỳ thật cũng cốt vì Phật thừa.

Đức Phật biết các hạnh nghiệp của chúng sanh, biết xu hương trong thâm tâm chúng sanh, biết tập nghiệp, dục, tánh, sức tinh tấnlợi cănđộn căn quá khứ của chúng sanh mà dùng các thứ nhân duyênthí dụ, và ngôn từtùy theo chỗ ưa thích của chúng sanh mà phương tiện nói ra.

Nay Ta (đức Thích Ca) cũng như vậy. Vì an ổn chúng sanh mà dùng các pháp môn để khai thị Phật đạo.

Ta đem sức trí tuệ, biết tánh, dục của chúng sanh, rồi dùng sức phương tiện nói các pháp, khiến đều được hoan hỶ.

Xá-lợi-phất nên biết, Ta dùng Phật nhãn quán sát, thấy lục đạo chúng sanh bần cùng không phước huệ(vô phước mới bần cùng), bị sa vào trong đường hiểm sanh tử (vô huệ mới sanh vào hiểm đạo) tiếp tụcchịu khổ không dứt (nói về mạng trược), đắm sâu nơi ngũ dục, như con trâu đen ưa cái đuôi của nó (có loại trâu đuôi dài, xứ mình không có, nó ưa thích cái đuôi của nó thành cứ quay đầu nhìn theo cái đuôi mà đi, phải bị sa hầm. Do lòng tham ái ngăn che, mù mờ không thấy biết, không cầu đến Đại Thế Phật(tức đức Phật có đại oai lực) và cũng không chịu cầu pháp dứt khổ (không chịu cầu pháp đây nói về phiền não trược), thâm nhập vào tà kiến, muốn lấy khổ để dứt khổ (theo ngoại đạo là dĩ khổ diệt khổ. Đây là kiến trược). Ta vì các chúng sanh ấy mà khởi lên tâm đại bi. Khi Ta ngồi chốn đạo tràng, hoặc xem cây, hoặc đi kinh hành, ở trong ba thất đầu, tư duy việc như vầy ; Trí tuệ Ta chứng được, vi diệu tối đệ nhất. Còn các chúng sanh độn căn này bị đắm ưa dục lạc và bị các sự ngu si che lấp, cái loại như vậy làm sao mà độ được ? Lúc bấy giờ các Phạm Thiên vương các Đế Thích thiênHộ thế tứ thiên vươngĐại tự tại thiên và các chư thiên khác, quyến thuộc trăm ngàn vạn, cung kính chắp tay đảnh lễxin Ta chuyển pháp luân. Ta liền tự suy nghĩ, nếu chỉ tán thán Phật thừa, thì chúng sanh chìm đắm trong sự khổ không làm sao tin nổi pháp đó. Mà không tin thì sẽ phá pháp; mang tội bị đọa vào ba đường ác, vậy Ta thà không thuyết pháp, mau vào Niết-bàn.

Ta liền nghĩ tới các đức Phật quá khứ đã thi hành sức phương tiện. Ta nay đã chứng được đạo rồi cũng nên (dùng sức phương tiện như các đức Phật quá khứ) mà nói pháp tam thừa. Khi suy nghĩ như vậy, mười phương các đức Phật đều hiện đến, với phạm âm vi diệu an ủi khuyến dụ Ta rằng: Lành thayThích Ca Văn, là bặc đạo sự bậc nhất, chứng được vô thượng pháp, hãy tùy theo thông lệ của tất cả chư Phật mà dùng sức phương tiện (độ sanh). Như các đức Phật, Ta cũng đều được tối diệu đệ nhất pháp, vì các loài chúng sanh phân biệt nói ba thừa.

Những hàng tiểu trí ưa pháp nhỏ, không tự tin mình làm Phật được, cho nên, Ta dùng phương tiện phân biệt nói các quả vị; tuy có nói tam thừa nhưng chỉ để giáo hóa Bồ-tát.

Xá-lợi-phất nên biết, Ta nghe âm thanh vi diệu thâm sâu thanh tịnh của các bậc Thánh Sư Tử, Ta liền xưng Nam Mô Chư Phật, Ta lại nghĩ như vầyTa ra đời vào thời năm trược ác, hãy giống như các đức Phật khác nói, Ta cũng tùy hành theo như các Ngài. Tư duy việc đó rồi, liền đi đến rừng Ba-la-nại. (Chỗ 5 vị Tỳ-kheo, nhưng mà đến đó thì đến chứ). Các pháp tướng tịch diệt không thể dùng lời nói để tuyên ra được nên mới dùng sức phương tiện vì 5 Tỳ-kheo nói pháp. Ấy gọi Chuyển pháp luân, mới có âm thanh Niết-bàn và A-la-hán. Pháp và Tăng từ đây mới có danh xưng sai biệt.

Từ kiếp lâu xa đến nay tán thán pháp Niết-bàn, dứt hết khổ sanh tử, Ta thường nói điều đó.

Xá-lợi-phất nên biết, Ta thấy các hàng Phật tử người có chí cầu Phật đạovô lượng trăm ngàn ức, đều đem tâm cung kính đến chỗ đức Phật, từng theo các đức Phật nghe Ngài dùng phương tiện nói pháp, Ta liền nghĩ rằng: Đức Như Lai sở dĩ ra đời là vì nói trí tuệ Phật cho chúng sanh nghe thì hôm nay là đúng lúc.

Xá-lợi-phất nên biết, hàng độn căn tiểu trí, cứ trước tướng kiêu mạn không thể tin được pháp này, nhưng nay đây, Ta rất vui mừng không còn sợ hãi, ở trong hàng Bồ-tát, đúng lúc thẳng thắn bỏ pháp phương tiện mà chỉ nói đạo nhất thừa !”

Giải thích: Trước kia, đức Phật nói pháp còn sợ chúng sanh không hiểu rồi sanh phỉ báng sẽ bị đọa lạc. Bây giờ Ngài không còn lo sợ điều đó nữa nên gọi là vô úy. Thứ nữa là, trước kia Ngài chưa nói được điều Ngài muốn nói mà phải nói nương theo ý người khác, đến lúc này thì nói được điều muốn nói cho nên mừng. Trước Ngài nói phương tiện, bây giờ bỏ không nói phương tiện nữa. Nói “bỏ” không phải vì pháp phương tiện vô dụng đâu. Bởi đó là bước đầu để đưa đến nhất thừa. Trước kia chưa nói ngay đạo nhất thừa, nay thì nói ngay đạo nhất thừa.

Kinh văn: Hàng Bồ-tát nghe pháp này thì lưới nghi đều dứt, 1200 vị La-hán cũng đều biết mình sẽ làm Phật. Như nghi thức thuyết pháp của các đức Phật ba đời, Ta hôm nay cũng giống như thế, nói pháp vô phân biệt.

Các đức Phật ra đời rất lâu xa khó gặp được. Chính ngay khi đức Phật ra đời nói pháp này còn khó hơn. Vô lượng vô số kiếp nghe được pháp này lại khó hơn nữa, và người đủ căn cơ nghe được pháp này lại càng khó hơn nữa.

Giống như hoa Ưu-đàm được tất cả đều ưa mến, đó là thứ hoa hi hữu trong hàng nhơn thiên, lâu lâu mới xuất hiện một lần, người nghe pháp hoan hỶ tán tháncho đến phát lên một câu nói, người đó đã là cúng dường tam thế Phật. Người đó rất hy hữu, quá hơn hoa Ưu-đàm, các ông chớ có nghi. Ta là vua các pháp (đức Phật đối với các pháp Ngài tự tại nên gọi Pháp Vương) khắp bảo các đại chúng, chỉ dùng nhất thừa đạo giáo hóa các Bồ-tát, không có vì hàng đệ tử Thanh Văn. Các ông Xá-lợi-phất, Thanh Vănvà Bồ-tát hãy biết pháp vi diệu này là pháp bí yếu của chư Phật, ở trong đời ác 5 trược, chỉ ưa đắm các dục, những chúng sanh như thế trọn không thể cầu Phật đạo. Các người ác trong đời sau nghe Phật nói nhất thừamê hoặc không tin thọ được, người đó phá pháp bị đọa vào ác đạo. Còn người có tâm tàm quí, có đức thanh tịnh, có chí cầu Phật đạo, thì hãy vì những người như vậy rộng tán dương đạo lý nhất thừa.

Xá-lợi-phất nên biết, pháp của chư Phật như vậy do vạn ức phương tiện tùy nghi mà nói ra, những người không tập học, không thể hiểu rõ được pháp đó. Các ông nay đã biết: Đức Phật là thầy của thế gian, việc tùy nghi phương tiện nói pháp, không còn các nghi hoặc, tâm sanh đại hoan hỶ, tự biết mìnhsẽ làm Phật.

(Hết phẩm Phương Tiện)

(Có người nói: Sáu Hoa sen trước chỉ cho sáu đức Phật quá khứHoa sen thứ bảy là đức Phật Thích Ca vậy.

Thám cang ảnh thảo là phương thức bắt cá. Thám cang là bó lông chim đề hô (tức chim bồ hồng ở nước) vào đầu cây sào rồi cặm xuống nước, dò sâu cạn cho cá tụ lại rồi dùng lưới bắt. Ảnh thảo là trải cỏ trên mặt nước cho cá tụ lại núp bóng rồi dùng lưới bắt. Thiện tri thức dùng phương thức dò căn cơđể khai hóa trò cũng giống như thế.

Thiên Thai Trí Giả (538 – 97) là Tổ thứ 3 của tông Thiên Thai Trung Hoa.

2 Chỉ có Phật cùng với Phật mới hiểu thấu chân tướng của tất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái như thế, bản tánh như thế, năng lực như thế, biểu hiện như thế, năng lực như thế, hành tác như thế, nguyên nhân như thế, duyên cớ như thế, kết quả như thế, báo đáp như thế và toàn bộ rốt ráo như thế.

Cưu-ma-la-thập sinh năm 344 ở Kucha, một nước ở Trung Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 7 tuổi La Thập đã vào ở tu viện và sau đó Ngài được gởi đi Ấn Độ để học Phật giáo Đại Thừa.

Khi về lại quê nhà, Thầy Ngài là Suryasoma đã dạy Ngài Kinh Saddharma-pundarika-sùtra (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Năm 401 Ngài đến Tràng An kinh đô của Hậu Tân theo lời mời của Vua. Lúc ấy Ngài đã 62 tuổi và được vua phong quốc sư, và mất năm 72 tuổi (431).

Ngài là người tinh thông Phạn và Hoa ngữ. Kinh Pháp Hoa và các Kinh do Ngài phiên dịch (có đến cả ngàn người phụ việc) do đó có thể kết luận rằng bản dịch Kinh Pháp Hoa từ Phạn sang Hoa ngữ của Ngài hầu như không có sai lạcKinh Pháp Hoa sau đó đóng một vai trò rất quan trọng trong Phật giáo Trung QuốcTrí Giả (538 – 97) sau đó đã nghiên cứu rốt ráo tất cả các Kinh điển của Phật giáo Đại thừavà Tiểu thừa và viết ra sớ luận tuyệt diệu về Pháp Hoa như Pháp Hoa Huyền Nghĩa (Diệu Pháp Diên Hoa Kinh Huyền Nghĩa), Pháp Hoa Văn Cú (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú) với ngài Quán Đảnh và Ma-ha Chỉ Quán. Như thế, Kinh Pháp Hoa đã phổ biến sâu rộng khắp Trung Quốc, dù nhập vào Nhật xuyên qua Cao Ly. Việt Nam chúng ta Kinh Pháp Hoa cũng được truyền rất sớm.

Trích trong Bài ca tâm Phật của Tuệ Trung Thượng sĩ:

“…Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền

Trong lò lửa rực, một hoa sen…”

Theo cách phán giải của ngài Thiên Thai trí giả.

Nhằm nói đến Thật giáo, mà Thật giáo cao nhất là Nhất thừa đạo, nương lấy Nhất thừa đạo làm diệu nhân để chứng đắc diệu quả

Nhằm nói đến thật thân tức là Pháp thân vô trụ của Phật, mà Pháp thân vô trụ cùng tột của diệu quả

Hay: Ý nghĩa bài kệ trong kinh Pháp Hoa.

Hay: Ba đức cần có của người thuyết giảng Pháp Hoa.

Liên quan vấn đề này, kinh Lăng Già nói có năm thứ ngôn thuyết:

-Tướng ngôn thuyếtNgôn thuyết do chấp trước các tướng như sắc, hương… mà sanh ra.

-Mộng ngôn thuyết: Nương cảnh chiêm baophân biệt thọ dụng mà sanh ra.

-Chấp trước ngôn thuyết: Do nghĩ nhớ những việc đã nghe đã làm mà sanh ra.

-Vô thủy ngôn thuyết: Do sự huân tập của chủng tử phiền não hỶ chấp trước từ vô thủy mà sanh ra.

-Như nghĩa ngôn thuyết: Thí như kinh Kim Cang Tam Muội nói: “Xá-lợi-phất thưa, tất cả pháp đều là lời nóivăn tự. Tướng là lời nói văn tự không phải là nghĩa, và nghĩa như thật thì không thể nói được. Vậy thì sao đức Như Lai hiện nay lại thuyết pháp? Phật dạy: Ta thuyết pháp là do chúng sanh các ông còn ở trong vòng phát sanh lời nói. Do muốn nói cái không thể nói nên Ta thuyết pháp. Cái chỗ Ta nói là nói cái nghĩa, chứ không phải nói văn tự, còn chỗ chúng sanh nói là nói văn tự, chứ không phải nói nghĩa. Lời nói phi nghĩa đều là rỗng không, lời nói rỗng không không nói được nghĩa và đã không nói được nghĩa thì đều là vọng ngữ. Còn lời nói như nghĩa thì thật không là bất khôngkhông thật là bất thật, rời cả hai tướng, cho đến tướng trung gian cũng không thành, chỉ như lý như như mà nói.

Liên quan vấn đề này, kinh Bản Nghiệp Anh Lạc và phẩm Bản Nghiệp Phật mẫu nói: “Tất cả điều thiện đều đưa đến Phật quả, còn vô minh chỉ đưa đến quả hữu vi sanh diệt. Như thế quả lành do nhân lành, quả ác do nhân ác, nên gọi là “thiện không chịu quả báo sanh diệt, chỉ chịu thành Phật quả thôi”. Tất cả điều thiện của phàm phu hoặc Thánh nhân đều gọi là vô lậuPháp Sư Hải Đông nó: “Tất cả thiện thọ Phật quả là sanh đắc thiện và tác đắc thiện, chúng đều là chánh nhơn đưa đến Phật quả. Tất cả thiện đều gọi là vô lậu, vì nó thuận với tánh tịch tịnh, nghịch với các lậu, Sanh đắc thiện tùy thuận bản giác, từ bản giác thanh tịnh mà sanh ra, rồi chuyển thành tác đắc thiện nên cũng thuận với bàn giác. Pháp sưTrúc Đạo Sinh đời Lu Tống viết luận: “Thiện bất thọ báo”. Pháp sư Phổ Tịch (Nhật Bản) nói: “Tôn chỉ thiện bất thọ báo rất thâm huyền. Tất cả thiện khi chưa thành quả thì nó xu hướng Phật đạo, thành thứ thiện thuận với phần giải thoát. Khi thành Phật quả mặc dù báo nhơn báo quả như đã tiêu tạ, nhưng tập nhơn tập quả vẫn tiếp tục tăng trưởng quy về đại đạo. Thế của thiện vốn diệu, vì phàm tất cả thiện phápđều từ chơn như không tánh phát khởitự nhiên nó xu hướng về Phật quả, chớ không làm cái nhơn cho quả hữu vi sanh diệtTrái lạiquả báo trong ba cõi đều từ vô minh bất thiện phát khởi. Dù trong đó có hữu lậu thiện, nhưng thiện này đã bị thế lực vô minh dẫn dắt, nên cũng đều là vô minh. Vậy, quả báo ba cõi đó là của vô minh chớ không phải của thiện. Hóa Địa Bộ cũng cho rằng: “Thiện chẳng phải là nhơn của quả báo 3 cõi (thiện phi hữu nhơn). Luận Nhiếp Đại thừa cuốn 11 nói: Tất cả việc thiện của chúng sanh đều là phương tiện đại thanh tịnh của Bồ-tát. Vì sao? Vì thanh tịnh đã là một, dù chưa đến địa vịđại thanh tịnh, bởi nghĩa vô trụ mà tất cả đều quy hướng về đại đạo Bồ-tát.