TU TRONG CÔNG VIỆC
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Chương 4: Phương pháp hợp tác trong đoàn thể

Ý nghĩa của lục hòa kính

Lục hòa kính là nguyên tắc sống của tăng đoàn Phật giáo, đồng thời cũng là quy chuẩn để các bên có thê sống trong hòa thuận, tôn kính lẫn nhau, bao gôm sáu nguyên tắc cơ bản: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân và giới hòa đồng tu.

Thân hòa đồng trú, tức ở cùng mọi người với một thân thê và tinh thân khỏe mạnh, hòa thuận, không nảy sinh những cư xử xung đột với mọi người xung quanh.

Khẩu hòa vô tránh, tức mọi người đều hiểu biết lẫn nhau, cư xử một cách hòa thuận, giúp đỡ, khuyên nhủ lẫn nhau, không xung đột, tranh cãi. Mọi người không dùng lời nói làm vũ khí để tấn công, châm chọc nhau, vì miệng lưỡi tranh đấu của thế gian là điều rất đáng sợ. Nói năng thô lỗ, thiếu kiểm soát thường gây tổn thương lớn đến tinh thần người khác, có khi vết thương của dao cắt còn có ngày lành kín nhưng một lời nói ác có thể làm tổn thương suốt cả cuộc đời.

Ý hòa đồng duyệt, do mọi người có cùng chung một chí hướng, một mục đích, nên mọi người cùng vui vì mục đích chung. “Duyệt” có nghĩa là sự vui mừng trầm lặng, lan tỏa; bất luận người khác nhìn thấy hay nghe thấy, bản thân mình nhìn người khác hay nghe lời nói của người khác, trong lòng luôn có cảm giác hoan hỉ, ví dụ như khi chúng ta cùng ngắm một đóa hoa, người khác nhìn thấy có cảm giác hoan hỉ, ta nhìn thấy cũng cảm giác hoan hỉ, bất luận ai cũng đều có cảm giác hạnh phúc, hoan hỉ.

Kiến hòa đồng giải, “giải” ở đây có nghĩa là sự hiểu rõ, cởi bỏ, cách nhìn, quan điểm, cách nghĩ. Cách nhìn có cùng một quan điểm chung chiếm ưu thế, trong đó chỉ có phần nhỏ khác nhau, nhưng bản thân phần nhỏ khác nhau đó cũng có phần lớn là quan điểm tương đồng. Tương tự, trong phần chung lớn đó cũng có những sự khác biệt nhỏ nữa. Mọi người đều có thể trình bày quan điểm của bản thân và cuối cùng ý kiến chung của mọi người đều phù hợp với ý kiến của mỗi người, tức ai cũng có điểm đúng của riêng mình và điểm đúng đó đều được người khác công nhận. Vì mọi người có điểm chung nên không cần phải tranh luận. Mọi người đều có kiến giải giống nhau gọi là kiến hòa đồng giải.

Lợi hòa đồng quân, tức mọi người ai ai cũng không còn tâm lí cầu lợi cho riêng mình, ai cũng nghĩ đến lợi ích của mình chính là lợi ích chung của mọi người, lợi ích chung của mọi người chính là lợi ích của riêng mình, như thế lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích tập thể. Như vậy, những gì có lợi cho người khác cũng chính là một phần lợi ích của mình và ngược lại, khi đó giữa mình và người khác, giữa cá thể và tập thể không có sự xung đột về lợi ích riêng tư. Nếu ai ai cũng bình đẳng trước lợi ích đó, cùng chia đều cho nhau thì mọi người tự nhiên sẽ hòa thuận với nhau.

Giới hòa đồng tu, “giới” tức là giới luật, quy tắc, ngăn cấm. Giới luật là quy phạm mẫu mực chung cho nguyên tắc ứng xử trong cuộc sổng, là công ước và nguyên tắc tự nhiên. Mọi người đã sống trong một đoàn thể thì cần phải tuân thủ những quy định chung do mọi người đặt ra, mọi người đều cư xử hài hòa với nhau. Thông thường, trong giao tiếp xã hội hoặc giao tiếp trong một cơ quan đoàn thể nào đó, bao gồm trong một gia đình, một trường học, một tổ chức đồng tu, có từ ba người trở lên cùng sống chung trong một môi trường đều gọi là đoàn thể, đã
là đoàn thể thì nhất định phải có quy tắc, chuẩn mực chung mà mọi người cần phải tuân thủ.

Sáu nguyên tắc ứng xử trên đây gọi là lục hòa kính, là chuẩn tắc sống chung của tăng đoàn do Phật Thích Ca quy định.

Dựa vào lục hòa kính, người đệ tử xuất gia của Phật có thể thực hiện được mục tiêu chung trong nếp sống tu hành của tăng đoàn. Những nguyên tắc ứng xử đó nếu vận dụng vào trong cuộc sống đoàn thể thì chắc chắn mọi người sẽ gặt hái được những thành quả như ý muốn.

Bất luận tổ chức nhà nước, chính phủ hay công ty, doanh nghiệp đều có thể vận dụng nguyên tắc lục hòa này vào đời sống thực tế của mình. Tuy mỗi người đều có những nguyên tắc của riêng mình nhưng về mặt cơ bản, những nguyên tắc đó đều có điểm chung, hơn nữa điểm chung đó chiếm ưu thế. Nói như thế cũng có nghĩa là khi chúng ta biết mở rộng và áp dụng nguyên tắc lục hòa vào những phạm vi lớn hơn, áp dụng vào mọi lĩnh vực trong ứng xử xã hội thì chúng ta sẽ có không khí hòa thuận, vui tươi.

Thân hòa đồng trú

Nguyên tắc sống hòa hợp đầu tiên trong sáu nguyên tắc trên là “Thân hòa đồng trú”. Đây là quy ước sống cơ bản nhất của đời sống đoàn thể, nếu có thể mở rộng đến các đoàn thê xã hội hoặc áp dụng vào các công ty, cơ quan nhà nước thì sẽ giảm thiểu được nhiều tranh chấp trong quan hệ ngang cấp hoặc cấp trên cấp dưới, duy trì sự hài hòa.

“Thân hòa” có thể được chia thành hai cấp bậc. cấp bậc thứ nhất là bản thân mỗi người cần giữ gìn sức khỏe, vui vẻ hài hòa, cũng có nghĩa là mọi hoạt động của cuộc sống chúng ta như ăn uống, ngủ nghỉ, lao động làm việc đều phải tuân theo một nguyên tắc, một quy chuẩn. Khi đó chúng ta có thể hòa thuận, ôn tồn trong cách đối xử với mọi người, tránh được xung đột về mặt tâm lí cũng như xung đột có thể dẫn đến bệnh tật, thương tích.

Thông thường những người khỏe mạnh không thích sống chung với người tật bệnh, vì lí do đặc biệt nào đó về mặt sức khỏe, người bệnh có thể sẽ trở thành gánh nặng cho người khác hoặc tạo cho người khác cảm giác không thoải mái. Hơn nữa, tâm lí người bệnh cũng không được ổn định nên rất dễ nói lời bất nhã với người khác, gây bất hòa, cãi vã nhau. Thân thể không được khỏe mạnh, tứ đại bất hòa thì cũng sẽ khó sống hòa thuận với mọi người xung quanh. Đương nhiên cũng có trường hợp người bị bệnh nhưng vẫn chung sống hòa thuận với mọi người xung quanh, muốn làm được thế cần đạt đến trình độ cao của sự tu dưỡng, nhưng trường hợp này rất hiếm, cấp bậc thứ hai nói về nghệ thuật cư xử giữa người với người. Do tình trạng sức khỏe mỗi người mỗi khác vì thế chúng ta không nên vì những nhu cầu cá biệt của mình mà làm ảnh hưởng đến lợi ích, sức khỏe người khác.

Thế nên, trong môi trường công sở, việc gì của mình thì mình phải hoàn thành. Người ta thường nói, ai cũng có khoảng trời riêng, bạn làm việc bạn, tôi làm việc tôi, tốt nhất không nên nhúng tay vào chuyện người khác khi người ta không có yêu cầu cần giúp đỡ. Đây chính là nghệ thuật sống trong môi trường công cộng, tuy đơn giản nhưng để làm được không phải là chuyện dễ. Nhưng nếu có người bệnh hoặc có việc đột xuất nào đó thì chúng ta cần ra tay tương trợ, giúp đỡ để họ nhanh chóng hoàn thành công việc. Làm như thế thì khi bạn có việc hoặc gặp khó khăn gì người khác cũng vui lòng giúp đỡ lại bạn, đấy chính là mọi người vì một người, một người vì mọi người, chung sống hài hòa với nhau, giúp đỡ nhau. Một khi chúng ta giữ được hai
nguyên tắc khiêm nhường và giúp đỡ thì quan hệ giữa ta và người sẽ không xảy ra xung đột, mâu thuẫn; ngược lại, nếu người có lòng ích kỉ thì không thê có được thân hòa đồng trú.

Khẩu hòa vô tránh

Trong cuộc sống, công việc chúng ta khó tránh xảy ra những tranh chấp. Nhưng nếu hiểu rõ nguyên tắc “khẩu hòa vô tránh” trong lục hòa, chúng ta có thể tránh được những cuộc tranh cãi, bất hòa, xung đột.

Bất luận một cơ quan đoàn thê nào muôn thực hiện được “khẩu hòa vô tránh” thì mọi người đều phải cẩn thận, cân nhắc lời ăn tiếng nói của mình. Mọi người phải biết khiêm nhường, dùng những từ ngữ thể hiện sự kính trọng, yêu thương, những lời động viên khích lệ, đồng tình của mình đối với người khác vào trong cách nói năng hàng ngày để tránh va vấp và lời qua tiếng lại, vì khi bạn tôn trọng người khác thì đồng thời bạn cũng nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

Muốn thực hiện triệt để nguyên tắc chung sống “khẩu hòa vô tránh” là điều vô cùng khó. Bởi ngay bản thân ta có lúc còn “răng cắn nhầm môi” huống gì là giữa người với người làm sao tránh được những lúc va vấp? Điều quan trọng là sau mỗi lần cãi vã, bất hòa thì mọi người biết nhìn nhận, kiểm điểm đánh giá sai lầm và xin lỗi đối phương, có thể chỉ là câu nói đơn giản như “Cho tôi xin lỗi nhé! Vừa rồi là do tôi hiểu nhầm, nói hơi nặng lời với bạn…” hoặc “Xin lỗi, tôi vừa nói sai, mong bạn đừng để bụng, tôi chỉ nhất thời nóng giận nên buột miệng nói ra những lời không nên nói…” Làm được như thế thì ít nhất cũng gìn giữ được mối quan hệ hòa thuận với mọi người.

Nhưng trong cuộc sống, chúng ta thường có thói quen không cần phải quá lễ phép đối với những người đã thân quen nên khi sống chung với những người đã trở thành quen thuộc, chúng ta quên mất sự tôn trọng đổi với họ, do vậy mà thường xảy ra cãi vã, lời qua tiếng lại. Bất luận là vợ chồng, bè bạn hay đồng nghiệp, người quen, dù đã rất quen biết thân thuộc nhau rồi chúng ta cũng cần phải dùng những từ ngữ thể hiện sự kính trọng, đồng tình, hoặc dùng lời nói khiêm nhường để thể hiện sự kính trọng của mình đối với người khác. Khi làm được thế sẽ khiến người ta thấy lời nói mình dễ nghe, dễ chấp nhận, thoải mái và khi đó mình cũng được tôn trọng, mọi người dễ dàng hiểu biết thông cảm nhau qua lời nói.

Khi du học ở Nhật, tôi thấy người Nhật ít khi cãi nhau trên đường, sở dĩ như thế là vì họ có thói quen dùng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng đối phương trong giao tiếp. Trong gia đình, các bậc phụ huynh thường chú ý đến việc dạy dỗ con cái từ rất sớm. Nếu có người dùng những lời nói thô lỗ, thiếu lễ độ thì sẽ bị người khác chê cười.

Trong thói quen giao tiếp, người Nhật thường dùng các từ xưng hô thể hiện vai vế, tuổi tác, sự sang trọng. Ví dụ, thầy giáo tôi, cho dù lớn tuổi hơn tôi nhưng ông ấy vẫn thường nói với tôi bằng thái độ hết sức tôn trọng, ông không bao giờ nói “này, cậu nhóc” hay “cái thằng này”, “cậu học sinh này” mà ông ấy thường nói “vị này” “vị ấy”.

Trong cuộc sống hàng ngày nếu chúng ta biết sử dụng những lời nói thể hiện sự kính trọng thì giữa ta và mọi người sẽ không bao giờ có chuyện xung đột về lời nói, không bao giờ cãi vã, xích mích. Người Trung Quốc thường nhắc nhở một câu trong quan hệ xã giao đó là “kính như sơ” — tôn kính lẫn nhau như khi mới quen nhau lần đầu.

Thông thường, những người nói lời khiếm nhã là do họ không biết lựa chọn từ ngữ khi nói, họ không tôn trọng người nghe. Muốn thực hiện được nguyên tắc “khẩu hòa vô tránh”, chúng ta cần chú ý đến câu chữ, thái độ và cả giọng nói của mình. Như vậy, muốn thực hiện được “khẩu hòa” phải bắt đầu từ tâm kính trọng, thái độ và lời nói của mình đối với người nghe.

Lòng luôn luôn tôn trọng người khác, miệng luôn nói lời hòa nhã, yêu thương, khích lệ cổ vũ, đồng tình chia sẻ thì nhất định bạn sẽ làm được “khẩu hòa vô tránh”.

Ý hòa đồng nguyệt

Trong lục hòa kính, ý hòa đồng duyệt là nguyên tắc gắn kết quan hệ giữa người với người một cách vui vẻ nhất. “Ý” ở đây không phải ngầm chỉ ý kiến mà là tâm tình, tình cảm thuộc về ý niệm, cảm tính.

Sự gắn kết giữa người với người không nhất thiết phải thông qua lời nói, cũng không phải thông qua vật chất để diễn đạt mà nhiều lúc đó là sự giao lưu thông suốt giữa hai tâm hồn. Chúng ta thường nghe người ta nói “của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn vàng”, đấy chính là ý nghĩa đích thực của chữ “ý” trong cụm từ “ý hòa đồng duyệt”. Ví dụ, tôi tặng bạn một đóa hoa thì giá trị không phải ở giá của bông hoa đó mà nằm ở sự quan tâm của tôi đối với bạn. Tôi tặng bạn một món quà, ý nghĩa của nó không phải ở món quà đó có tầm quan trọng thế nào với bạn mà ở chỗ nó chứa đựng tình cảm, sự quan tâm của tôi đối với bạn. Ợua món quà đó, bạn nhận được sự chúc phúc từ tôi, tâm ý của bạn cảm nhận được tấm lòng tôi, đây chính là tình cảm gắn kết giữa hai người.

Có lúc tấm lòng chân tình thê hiện ra bên ngoài, có lúc sự thể hiện chân tình không diễn tả bằng lời kia chính là “ý”. Ý này chúng ta không thể dùng lời nói, không thể dùng bât kì điều gì để diễn tả nhưng sâu thẳm trong lòng vẫn cảm nhận được sự chân thành của nhau.

Tình cảm của con người là một điều gì đó thiêng liêng, vi diệu, có lúc chỉ là một cái nhìn, một ánh mắt; có lúc chỉ là cái bắt tay đơn giản đã có thể giúp bạn biết đối phương có thực sự quan tâm, yêu thương bạn hay không.

Ví dụ, trong một buổi họp, nếu bạn thấy không khí ngột ngạt, cả bạn và người khác đều cảm thấy khó chịu, nhưng nếu cuộc họp có một không khí tươi vui, hòa nhã, thân mật thì cả bạn và người khác đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Sự thoải mái đó không dùng lời nói để diên đạt cũng không thể dùng lời nói để kích thích. Sự cảm nhận bằng tấm lòng đó chính là ý hòa, một khi ý đã hòa nhã thông thuận thì tất nhiên niềm vui cũng ập đến, mọi người dùng tâm để hiểu nhau mà không diễn tả thành lời quả là một điều tốt đẹp.

Giả sử, trong chúng ta có hai, ba người, hay chỉ có một người phiền muộn, u uất, đau khổ trong lòng thì chúng ta cũng bị ảnh hưởng và cảm thấy không vui. Điều kì lạ là dù người đó có cố giâu kín trong lòng, không hề có biểu hiện gì bên ngoài, chúng ta vẫn cảm nhận được, khi đó ta cảm thấy hình như có điều gì bất ổn sắp xảy ra, trong lòng thấy cảm giác lạ, như thế tức là ý không vui.

Chữ “duyệt” trong cụm từ “ý hòa đồng duyệt” có nghĩa là luôn luôn giữ cho lòng mình có cảm giác vui tươi.

Điều này vô cùng quan trọng, bất luận gặp người nào cũng vẫn giữ tâm thái vui tươi hòa nhã, chân thành để tiếp nhận, chào đón đối phương như thế thì đôi bên có thể tạo không khí hài
hòa, dễ chịu mà mọi người đều mong muốn. Có người có khả năng tạo không khí tươi vui, hòa thuận giúp mọi người vừa mới gặp đã cảm thấy dễ mến. Trong lòng luôn có niềm vui ngự trị, luôn có lòng thành tín như nguồn năng lượng có thể tỏa ra xung quanh, giúp mọi người đều cảm nhận được. Nếu bạn làm được như thế thì người xung quanh cũng sẽ đối đãi lại với bạn như vậy, đây chính là ý nghĩa đích thực của “ý hòa”.

Trong gia đình, giữa vợ chồng, con cái, anh chị em thường không cần phải dùng ngôn ngữ, lời nói để bày tỏ tình cảm mà chỉ cần tạo dựng không khí “ý hòa đồng duyệt” thì mỗi thành viên trong gia đình đều sẽ tươi vui, hạnh phúc.

Kiến hòa đồng giải

Kiến hòa đồng giải trong sáu nguyên tắc chung sống hòa thuận chính là muốn cho các thành viên trong một đoàn thể có điểm chung nhất về mặt kiến giải, đây chính là cơ sở nền tảng cho sự gắn kết giữa các thành viên với nhau. “Kiến” ở đây chỉ ý kiến, cũng có thể hiểu là kiến giải, tri kiến. “Kiến hòa” chỉ kiến giải trên cùng một lập trường giữa các thành viên trong một đoàn thể, mọi thành viên đều có nguyên tắc và phương hướng mục tiêu chung. Ví dụ, mục tiêu chung của một đôi vợ chồng là duy trì, gìn giữ sự hài hòa, hạnh phúc trong gia đình, cùng nhau tạo dựng cuộc sống gia đình êm ấm, hòa thuận.

Mỗi người đều cần có lập trường và mục tiêu riêng, trong suốt cuộc đời tất cả hành động, việc làm đều phải xoay quanh lập trường và phấn đấu vì mục tiêu đã chọn. Ví dụ, bạn là một công nhân viên chức, nếu lập trường của bạn và hướng đi của công ty xảy ra xung đột, mâu thuẫn nhau thì nhất định bạn sẽ bị loại khỏi cơ quan đoàn thể, công ty ấy. Hoặc một người chồng nếu mâu thuẫn với các thành viên còn lại trong gia đình từ lời nói đến hành động, từ sự hiểu biết đến mục tiêu, làm tan vỡ hạnh phúc trong gia đình thì bất luận là bố mẹ, con cái hay anh em đều không được chấp nhận.

Nhưng nếu có cùng một điểm chung thì mỗi người có thể tự do phát huy sở trường của riêng mình. Chúng ta cầu thống nhất chứ không cầu đồng nhất, vì khi rơi vào sự đồng nhất thì chúng ta sẽ trở thành người “cùng một ruột”, tất nhiên đây không phải là điều tốt. “Kiến hòa đồng giải” không đồng nghĩa với việc thiếu dân chủ, mất tự do cá nhân, mà ở đây mọi người ai cũng có thể trình bày ý kiến, quan điểm của mình, có thể lúc đầu chỉ là “ông nói gà bà nói vịt”, chẳng ăn nhập gì với nhau hoặc dẫn đến hiểu nhầm nhau, tranh luận sôi nổi nhưng chân lí càng luận bàn càng sáng tỏ nhờ thế những hiểu lầm có cơ hội giãi bày và cuối cùng có thể tìm ra được điểm chung. Chỉ cần có chung mục đích, chung hướng đi, thì dù có tranh luận cũng chẳng có vân đề gì, đây chính là ý nghĩa của kiến hòa đồng giải.

Như thế cũng có nghĩa là ý kiến tranh luận kia bất quá chỉ là vì mang lại lợi ích cho số đông, thay mặt cho lợi ích của đại chúng để tranh luận, đứng trên quan điểm chung của đại chúng để phán đoán, tranh luận chứ không phải dựa vào ý kiến chủ quan để tranh luận. Đức Phật Thích Ca nói “y pháp bất y nhân” — nương tựa vào pháp của người đó nói ra chứ không nương tựa vào bản thân người đó: không nên vì đó là lời nói của Phật hay do một người nào khác nhân danh đức Phật nói mà mình đặt niềm tin tuyệt đối vào đó; một câu nói chỉ cần phù hợp với tiêu chuẩn Phật pháp thì đó là Phật pháp, tuyệt đối đừng vì bản thân người nói hoặc là hậu thuẫn của bản thân người nói mà mình hoặc tin hoàn toàn hoặc phỉ báng hoàn toàn. Nếu vì sùng bái một người nào đó mà tôn sùng những lời nói của họ, xem lời nói của người đó là khuôn vàng
thước ngọc, thế là sự sùng bái mang tính cá nhân, là một kiểu hình thức mê tín. Ngược lại vì một người nào đó mà không tin vào lời nói của họ, như thế mình chỉ tự làm tổn thất những lợi ích đáng lí cần phải có của mình mà thôi. Cho nên, vấn đề “y pháp bất y nhân” còn là một quy chuẩn cho các bạn nữa.

Ngoài ra, trong một đoàn thể, việc bất đồng ý kiến là chuyện bình thường. Ai cũng cho rằng ý kiến của mình đưa ra mới chính xác, mới đúng, có lẽ đây cũng là biểu hiện tâm lí chung của mọi người, vì cách nghĩ của mỗi người thường xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình. Vì thế khi đưa ra một ý kiến, nhận xét, chúng ta cần tham khảo ý kiến của người khác càng nhiều càng tốt để có sự gắn kết nhất định giữa các thành viên. Khi mọi người đều nêu ra ý kiến của riêng mình và sau khi tìm ra điểm chung nhất thì điểm chung nhất đó sẽ trở thành ý kiến chung của mọi người. Mục đích của các cuộc hội họp là gắn kết hài hòa ý kiến của mọi người, giảm, tránh xung đột để đi đến nhận thức chung; nếu ai ai cũng chấp chặt vào ý kiến của riêng mình thì cuộc họp đó thất bại, không còn ý nghĩa và tác dụng của “hội họp” nữa.

Trên thực tế, kiến hòa đồng giải là tìm kiếm ý kiến riêng nhằm đưa đến một nhận thức chung. Dưới sự chỉ đạo của nhận thức chung được mọi người đồng thuận kia, mọi người cùng tiến về mục tiêu, trong quá trình tìm đến mục đích có lúc xảy ra sự lệch lạc quan điểm, ý kiến, những lúc như thế lại cần phải họp lại để điều chỉnh, sửa đổi hướng đi sao cho phù hợp với mục tiêu đã định ban đầu. Đây là điều kiện cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt dành cho những người sống chung, làm việc chung trong một môi trường, nếu thiếu đi mặt này nhất định giữa các thành viên sẽ xảy ra tranh chấp không cần thiết.

Tự tại trong công việc

Nếu vì sùng bái một người nào đó mà tôn sùng những lời nói của họ, xem lời nói của họ là khuôn vàng thước ngọc, thì đó là sự sùng bái mang tính cớ nhân, là một kiểu hình thức mê tín, ngược lại vì một người nào đó mà không tin vào lời nói của họ, như thế mình chỉ tự làm tổn thất những lợi ích đáng lí cần phải có của mình mà thôi. Cho nên, vấn đề “y pháp bất y nhân” còn là một quy chuẩn cho các bạn nữa.

Thành ý trong giao tiếp, sáng tạo cơ hội thắng lợi cho cả hai

Tại sao giữa các tôn giáo thường tranh chấp hết đời này sang đời khác, hết thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí còn xảy ra chiến tranh tôn giáo? Điều đó là vì mỗi tôn giáo có một lập trường riêng, khi họ chỉ biết nghĩ về tôn giáo mình mà thiếu sự tôn trọng các nhu cầu cần thiết của các tôn giáo khác thì xung đột là chuyện không thể tránh khỏi. Khi lập trường cơ bản bất đồng thì khó có thể có sự hiểu biết nhất trí giữa các bên.

Cũng thế, ý kiến của các tín đồ Phật giáo và người không phải tín đồ Phật giáo cũng thường sai khác, thậm chí dù cùng là tín đồ Phật giáo thì cách nghĩ của họ cũng chưa hẳn đã thống nhất. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, bàn bạc và gắn kết các ý kiến đó lại thì nhất định sẽ tìm ra được ý kiến chung. Vì trong quá trình tranh luận, bàn bạc đôi bên dần dần sẽ phát hiện có những lợi ích chung, từ đó các nguyên tắc và phương hướng chung sẽ nhanh chóng xuất hiện. Như thế, dần dần sẽ hình thành nên nội dung của “kiến hòa đồng giải”.

Điều cần chú ý là thái độ của mọi người trong quá trình tiếp cận, gắn kết các thành viên. Mọi người cần giữ thái độ rộng mở, đồng ý chấp nhận những ý kiến bất đồng của người khác chứ
không nên cố chấp theo ý kiến chủ quan của riêng mình. Muốn được hòa thuận thì cần phải chủ động, nhưng không được yêu cầu người khác phải có ý kiến phù hợp với mình, nếu bản thân bạn không có thành ý “tôi đồng ý theo bạn” thì đối phương làm thế nào có thể tiếp cận, gắn kết được với bạn, khi đó làm sao đôi bên có được sự hòa thuận? Một khi bạn có thành ý còn cần phải biết bày tỏ quan điểm lập trường của mình, hơn nữa việc tìm hiểu quan điểm lập trường của đối phương cũng là vấn đề then chốt nhằm giúp bạn tìm ra điểm chung. Khi đã tìm ra được điểm chung, chúng ta mới bắt tay cùng hợp tác nhằm gặt hái được lợi ích.

Cũng giống như trong môi trường công sở, do các ban ngành thường không có điểm chung nên lợi ích và sự hiểu biết của mỗi người cũng khác nhau. Ví dụ trong cơ quan, ban tài vụ thường xung đột với ban thông tin thời sự vì ban này lãng phí tiền bạc… Phòng thông tin thời sự lại phản bác là “nếu không có kinh phí thì chúng tôi làm sao làm tốt thông tin thời sự?” Trong trường hợp như thế, nếu muốn đi đến quan điểm chung thì cả hai phải biết phối hợp với nhau. Khi đó, yêu cầu cả hai phía không nên làm khó dễ cho đối phương, nếu không sẽ không có kết quả như ý muốn. Phòng thông tin thời sự cần suy nghĩ đến những dự toán của phòng tài vụ, ngược lại phòng tài vụ cũng phải thông cảm cho tính đặc thù của phòng thời sự. Càng nghĩ kĩ, nghĩ nhiều thì tiềm lực càng được kích thích, sau khi bàn tính kĩ càng, vận dụng các mối quan hệ và sự khéo léo của mình mới mong mang lại kết quả tốt đẹp, như thế chính là các bạn đang hợp tác giúp đôi bên cùng có lợi.

Hòa bình và chiến tranh cũng đều là những phương pháp cầu hòa, nhưng mục đích của việc cầu hòa ở chỗ sao cho đôi bên cùng bắt tay hợp tác, đàm phán hòa bình chứ không dùng vũ lực quân sự để áp đảo đối phương, bắt đối phương phải nghe theo sự sắp đặt của mình.

Việc dùng vũ lực khổng chế đối phương có thể khiến đối phương phải nghe theo trong thời gian ngắn khi họ chưa đủ lực để chống lại, nhưng khi có cơ hội họ sẽ phản kích, từ đó xung đột sẽ xảy ra. Vì thế, trong khi hợp tác chúng ta cần nghĩ đến lợi ích của đối phương, đặt sự hợp tác trên cơ sở “vì lợi ích cho đôi bên” thì mục đích chúng ta mới mong thực hiện được, nếu chỉ biết nghĩ điều lợi cho mình thì mãi mãi không bao giờ có được sự hòa thuận.

Tự tại trong công việc

Khi bạn đã có thành ý, bạn còn cần phải biết bày tỏ quan điểm lộp trường của mình. Ngoài ra, việc tìm hiểu quan điểm lập trường của đối phương cũng là vốn đề then chốt nhằm tìm ra điểm chung. Khi đỡ tìm ra được điểm chung, chúng ta mới bắt tay cùng hợp tác, khi đả bắt tay hợp tác thì mọi người nhất định sẽ gặt hái được những lợi ích.

Lợi hòa đồng quân

Lợi hòa đồng quân trong Lục hòa kính muốn nhấn mạnh ở điểm “chia đều” và công bằng. Điều này giúp các thành viên trong đoàn thể giải quyết vấn đề xung đột quyền lợi, giúp mọi người có nguyên tắc để thực hiện việc “có phúc cùng hưởng”.

Tại sao thông thường người ta không thể thực hiện được sự phân chia công bằng khi gặt hái lợi ích? Để hiểu rõ điều này, trước tiên chúng ta cần phải nói rõ về quan niệm bình đẳng trong lòng mọi người. Sự bình đẳng trong việc phân chia lợi ích không có nghĩa là chia đều theo công thức toán học cho các thành viên. Ví dụ, có sáu người không thể chia đều thành sáu phần của lợi ích đó. Trong xã hội dân chủ, cơ hội được giáo dục, huấn luyện cho mọi người đều như nhau, chỉ cần bản thân người đó có năng lực, có trí tuệ thì có thể vào học trường danh tiếng, tìm được công việc tốt cho mình, có môi trường sống tốt. Có lúc, rõ ràng chỉ sô IQ của hai người chênh lệch nhau rất lớn, nhưng một trong hai người đó do phúc báo chưa đủ hoặc do thiếu kĩ năng giao tiếp, thiếu mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người nên kết quả phát triển cũng không tương xứng. Vì thế, có thể cơ hội và năng lực ngang nhau, nhưng khi phát triển trong thực tế lại xảy ra sự chênh lệch, thiếu cần bằng. Nhân cách bình đẳng nhưng địa vị không thể bình đăng được, sở dĩ như thế là vì mỗi người có năng lực, nhân duyên, phúc báo và trí tuệ không giống nhau, chỉ cần có một nhân tố chênh nhau thì rất có thể sẽ dẫn đến vô vàn sự khác biệt khác.

Đức Phật có nêu ra bảy ví dụ: Mưa rơi xuống mặt đất đều như nhau nhưng mức độ nhận được dưỡng chất của cây cỏ lại khác nhau. Ví dụ, cây cỏ nhỏ thì không thể tiếp thu được quá nhiều lượng mưa, ngược lại cây đại thụ có thể chịu được lượng mưa rất lớn. Vì thế chúng ta không nên trách móc ông trời bất công, không nên trách móc ông trời cho cây đại thụ quá nhiều lượng nước mưa còn cho cỏ thì quá ít được. Giới tự nhiên hoàn toàn bình đẳng trước mọi vật, chẳng qua do nhu cầu của các loại động thực vật trên hành tinh này không giống nhau nên sự dung nạp lượng nước mưa cũng khác nhau.

Cũng với ý nghĩa đó, bàn về vấn đề con người, về cơ bản, mọi người đều bình đẳng lợi ích, nhưng tùy theo khí lượng lớn nhỏ khác nhau của mỗi người, mức độ tiếp thu cũng có ít nhiều khác nhau. Ví dụ như có người dùng xe đạp làm phương tiện giao thông đã hài lòng nhưng có người cho rằng, đi xe đạp chậm quá cần phải đi xe hơi, có người không những phải dùng xe hơi mà còn phải là xe hơi sang trọng, đắt tiền, nếu không sẽ không phù hợp với danh phận, địa vị của họ, Như thế bạn có thể nói là bất công, phân chia lợi ích không đồng đều được không? Điều này không phải là vấn đề hưởng thụ mà là năng lực của bạn có bao nhiêu.

Thế nên trong môi trường công sở, những người có địa vị rất có thể nhìn thấy được điểm này. Khi một người nào đó có năng lực vượt trội cần phải tăng lương. Nhưng những đồng nghiệp của người đó lại không cho như thế, họ bảo “tại sao lại chỉ tăng lương cho người đó mà không tăng lương cho tôi? Tại sao lại bất công đến thế?” Xét từ góc độ bản thân, đây không phải là lợi hòa đồng quân, sự xung đột về lợi ích cũng nảy sinh từ đó. sở dĩ, như thế là do mối quan hệ khác nhau giữa lập trường của họ tạo nên, nếu chúng ta biết suy nghĩ dựa trên ba phương diện, thứ nhất: hãy thử đặt mình vào địa vị của người đứng đầu công ty, đặt mình vào đối tượng được tăng lương để suy nghĩ, sau đó mới nghĩ cho bản thân. Khi tổng hợp được ba phương diện đó bạn sẽ có quan điểm khách quan hơn.

Nhưng cũng có trường hợp thăng quan tiến chức, tăng lương bổng là do người đó biết nịnh hót, biết bợ đỡ cấp trên, biết cách huênh hoang khoác lác trước cấp trên, nhưng nếu được thăng chức tăng lương như thế chắc không phải là điều bạn và mọi người mong muốn! Là một người trung thực sẽ không bao giờ ngưỡng mộ những người như thế. Nếu bạn gặp những người cấp trên thích cấp dưới ton hót nịnh bợ, thích dùng những kẻ tiểu nhân thì bạn sẽ có hai con đường để lựa chọn hoặc là thay đổi công việc hoặc chấp nhận. Có lẽ do phúc phận của mình chưa đủ nên dù mặt nào mình cũng khá tốt hơn người nhưng không được thăng quan tiến chức. Chấp nhận số phận không phải là thái độ tiêu cực, vì chỉ cần có cơ hội thay đổi công việc thì mình có thể làm lại từ đầu, tìm hướng mưu sinh khác.

Tự tại trong công việc

Cơ hội và vốn cơ bản của mỗi người sinh ra trong đời vốn như nhau nhưng trong quá trình phát triển sẽ có sự chênh lệch; nhân cách con người bình đẳng, sở dĩ như thế là vì mỗi người có một nâng lực, nhân duyên, phúc báo và trí tuệ khác nhau, chỉ cần một nhân tố khác nhau đó sẽ hình thành vô số sự chênh lệch sai khác kèm theo.

Lợi ích là tài sản chung của mọi người

Lợi hòa đồng quân trong lục hòa kính có thể xem xét từ hai góc độ; một là ở mặt chế độ, hai là ở mặt luân lí. Xét từ phương diện chế độ thì tất cả những gì thuộc về nhân viên, đoàn thể như một công ty kinh doanh thành công nên để cho công nhân viên trong công ty nắm giữ cổ phiếu, tức là để các thành viên trong công ty trở thành cổ đông, các thành viên được chia lãi suất theo lượng cổ phiếu của mình tính theo tháng, quý hoặc năm… Như thế, công ty làm ăn càng tốt, càng có lãi thì thu nhập của nhân viên trong công ty càng nhiều, như thế không khí làm ăn và nghị lực vượt khó, năng lực sáng tạo của toàn công ty được nâng cao. Nhưng theo chức vị, năng lực và khả năng đóng góp của mỗi thành viên vào công ty có sự chênh lệch sai khác mà quyền lợi, số lượng cổ phiếu của mỗi người cũng khác nhau, đương nhiên dẫn đến lợi tức cũng có sự chênh lệch, tuy nhiên, đó vẫn đúng với tinh thần lợi hòa đồng quân.

Thêm một ví dụ nữa, ngày xưa trong cùng một nhà có đến năm đời, sáu đời thậm chí bảy đời chung sống. Trong một gia tộc lớn, về mặt cơ bản, tài sản trong nhà thuộc quyền sở hữu của tất cả các thành viên, từ con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại ai cũng có phòng riêng, ai cũng có quyền và nghĩa vụ của mình. Nhưng trong đó có một chút khác biệt: quyền của bố và con trai trưởng lớn nhất, con dâu, con rể nhỏ hơn. Hiện tượng chênh lệch về địa vị giữa nam và nữ trong xã hội đã có từ thời xưa, có lẽ vì đàn ông ngày xưa phải giao tiếp xã hội bên ngoài nên cần dùng đến nhiều tiền còn phụ nữ ở nhà nội trợ nên ít hơn.

Hiện nay trên thế giới được chia thành hai khối chính là khối tư bản và khối xã hội chủ nghĩa. Trong các nước tư bản chủ nghĩa, người có càng nhiều vốn thì hưởng thụ càng nhiều. Dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản, toàn bộ tài sản thuộc về công hữu nên về mặt cơ bản là hoàn toàn bình đẳng. Hơn 50 năm trở lại đây, hai phái tư bản và xã hội có đường hướng trái ngược nhau, có thể nói như nước với lửa, nhưng trong xã hội đương đại, những quan niệm và cả sự thực về điều đó đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tài sản của các nhà tư bản tuy thuộc về quyền sở hữu cá nhân nhưng trên thực tế lại được toàn xã hội quản lí. Trong chủ nghĩa xã hội cũng đang dần dần xuất hiện những hiện tượng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, hai thế lực lớn nhất thế giới đã và đang xích gần lại nhau và dường như đã tìm ra được điểm chung. Điều này phù hợp với giá trị chung của toàn thể nhân loại như ý nghĩa lợi hòa đồng quân trong giáo lí Phật giáo. Lợi hòa đồng quân cũng không có nghĩa là sự bình đẳng tính theo đầu người. Trong xã hội hiện đại, những doanh nhân có hoài bão, có tầm nhìn không phải kiếm tiền cho sự giàu có của riêng mình, cũng không phải chỉ vì kiếm tiền để làm vốn cho con cháu mai sau. Các doanh nhân lớn cần có quan niệm về lợi hòa đồng quân mới có thể mở rộng sự nghiệp kinh doanh buôn bán của mình.

Thêm một ý nghĩa khác của lợi hòa đồng quân đó là về phương diện luân lí, đạo đức. Có một sô’ người có năng lực vượt trội sẽ làm được nhiều, hưởng thụ lợi ích nhiều hơn người khác, có người có khả năng kiếm tiền lớn đến cả một gia tộc cũng không thể tiêu hết. Trong trường hợp đó, họ cần phải biết sử dụng tài sản một cách hợp lí, kiếm tiền từ xã hội ắt phải phân chia bớt
cho xã hội, nên cho các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức từ thiện xã hội. Ý nghĩa của việc làm này cũng là ý nghĩa tầng sâu hơn của lợi hòa đồng quân trong Phật giáo. Nhờ mặt ý nghĩa ở tầng sâu luân lí của lợi hòa đồng quân này mà xã hội có thể phát triển hài hòa.

Giới hòa đồng tu

Thông thường, mọi người đều sợ sự ràng buộc của giới luật nên khi nhắc đến giới luật, thanh quy, phép tắc trong lòng sẽ thấy khó chịu và có chút nghi ngại. Thực ra, giới là quy tắc chuẩn trong cuộc sống nhằm ngăn ngừa điều ác, phát triển điều thiện. Giới có nhiều cấp bậc khác nhau, một người có thân phận, địa vị thế nào sẽ có những giới luật tương ứng cần phải giữ như thế đó. Giới hòa đồng tu trong lục hòa có thể tạo ra sức mạnh cho các công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước.

Ví dụ, người mới vào cửa Phật cần giữ năm giới cấm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Tất cả những giới cấm vừa nêu đều có mục đích là tránh làm tổn hại cho người khác và cho chính mình. Để tuân thủ năm giới điều trên đây không phải là việc quá khó, hơn nữa nó còn là sự bảo hộ tốt cho một cuộc sống chính đáng, là nguyên tắc sống lành mạnh của mỗi người, là sự tu dưỡng nhân cách cơ bản nhất. Vì thế, mỗi người có nghĩa vụ phải tuân thủ đúng theo năm điều giới cấm này. Người xuất gia có nhiều giới hơn người tại gia phải lấy vợ lấy chồng, làm việc buôn bán kiếm sống, còn người xuất gia thì không được lập gia đình, không buôn bán mưu lợi. Ngoài ra, người xuất gia còn có một sự khác biệt với người tại gia về phương diện tài sản. Một người tại gia không thể không có tài sản, ngược lại người xuất gia phải dâng hiến hết tài sản của mình cho tất cả chúng sinh, không được cất giấu tài sản riêng tư.

Với những tổ chức nhà nước, như quân đội có quy tắc của quân đội, công an có quy tắc của công an, đấy chính là giới luật. Vì thế trong môi trường làm việc công sở, từ một tổng công ty lớn đến một công xưởng, nhà máy nhỏ tất cả đều phải có quy định riêng cho công nhân viên trong công ty. Nếu trong một nhà máy, xí nghiệp không lập kế hoạch phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thì có lẽ chỉ trong một thời gian rất ngắn sẽ xảy ra hàng loạt vấn đề do thiếu nguyên tắc, quy định.

Người ta thường nói “gia có gia quy, quốc có quốc pháp”, một gia đình không có gia quy nhất định sẽ loạn, đương nhiên quy tắc ở đây chỉ là công ước bất thành văn giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em với nhau sao cho có trên có dưới, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, như làm bố làm mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, định đoạt các công việc lớn nhỏ trong nhà… Mỗi thành viên trong gia đình phải làm hết nhiệm vụ của mình, đó chính là quy tắc, giới luật bất thành văn của một gia đình. Nếu không có sự ngầm hiểu về luật bất thành văn này thì các thành viên trong nhà sẽ xảy ra xung đột, mâu thuẫn, dẫn đến không thể chung sống với nhau, cuối cùng mỗi người một ngả.

Nếu mọi người đều tuân thủ quy tắc, quy định chung của đoàn thể, tổ chức thì các thành viên mới sống chung một cách hòa thuận, đây là một nhu cầu chung, đơn giản nhất của con người khi sống trong xã hội. Chúng ta có thể mở rộng phạm vi ra một nước, một khu vực, thậm chí toàn xã hội loài người, vì thế một nước phải có pháp luật, một khu vực, một khối cũng thế nên mới có luật quốc tế.

Con người bình đẳng trước pháp luật, pháp luật chính là quy tắc chung sổng trên một vùng,
một lãnh thố, một quốc gia của con người hiện đại. Nếu ai đi ngược lại những quy định của pháp luật là chống lại pháp luật, là phạm pháp, mà phạm pháp tức xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

Nhưng giới luật không phải do một người tự đặt ra mà nó được mọi người công nhận và đưa ra thành công ước. Ví dụ, thời đức Phật còn tại thế, để thích ứng với đời sống xã hội đương thời, đức Thích Ca đã chế định ra giới luật. Giới luật cũng có thể được sửa đổi, bổ sung tùy theo môi trường hoàn cảnh, thời đại và tập quán con người. Nhưng một khi giới luật, quy định đó được phần lớn mọi người chấp thuận thì nếu ai đó vi phạm sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi và nghĩa vụ nào của tổ chức đó nữa.

Quy định trong tăng chúng đệ tử Phật được gọi là giới luật còn trong cơ quan đoàn thể, tố chức xã hội được gọi là quy định, công ước, điều lệ. Vậy làm thế nào để thực hiện Giới hòa đồng tu? Xét về mặt nhà nước thì hiến pháp do một số người đủ thẩm quyền soạn thảo sau khi đã nghiên cứu, thảo luận kĩ lưỡng rồi mới thành bản dự thảo, sau đó cần được quốc hội thông qua, bổ sung, chỉnh sửa. Các tổ chức khác cũng theo như thế, ví dụ trong nhà máy, xí nghiệp, công ty, cũng do nhóm đại diện các ban, ngành họp lại và soạn thảo, sau khi được phần lớn các thành viên chấp thuận thông qua mới trở thành quy định cho nhà máy, xí nghiệp, công ty đó. Một khi đã đưa ra thành quy định chung thì mọi thành viên cần phải tuân thủ, làm được như vậy có nghĩa là họ đã thực hiện được “giới hòa đồng tu”.

Tự tại trong công việc

Nhận thức chung chính là một nguyên tắc chung, trên tinh thần của nguyên tắc chung đó, mọi thành viên đều có thể thực hiện bằng những phương pháp khác nhau, nếu không, vô tình chúng ta biến nguyên tắc chung đó thành xiềng xích gông cùm ràng buộc hành động mình, như thế không những không thể đạt được mục tiêu đã định mà ngược lại, còn gây nên bất hòa xung đột.