TU TRONG CÔNG VIỆC
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Chương 1: Đời người là quá trình làm việc

Cống hiến hết mình trong công việc chính là tinh thần bồ tát

Người ta thường nói: “Mở mắt đã thây cân đến tiền”, nếu không có tiền con người chăng làm gì được, tiền thù lao là điều kiện tối thiểu để trang trải cuộc sống hằng ngày, cũng nhờ thế mà bản thân công việc trở nên có ý nghĩa. Thử nghĩ kĩ, sự biếng nhác không phải là vấn đê ở công việc mà là sự quấy nhiễu sinh ra trong quá trình làm việc và tiếp xúc với mọi người. Trước đây, môi trường sông ở nông thôn khá đơn giản: sáng ra đông làm việc, tối tăt mặt trời vê nhà; đôi tượng tiếp xúc của họ trên đông chỉ có trời xanh mây trắng, mặt đât cỏ cây, hoa màu lúa mạ và những con vật nuôi của mình chứ không phải là con người với thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, bất luận chúng ta làm nghề gì đều có một khung sẵn: trên có câp trên quản lí, dưới có nhân viên, trái có bạn bè đông nghiệp, trước mặt có đối tác làm ăn… Chúng ta phải tiếp xúc với đủ hạng người trên đời, dù không có ông chủ cấp cao của mình thì cũng phải tới lui, giao tiếp với đối tác, khách hàng hoặc các ban ngành quản lí của cơ quan nhà nước. Chính vì suốt ngày phải ứng xử với các mối quan hệ cực kì phức tạp đó mà con người hiện nay thường cảm thấy cuộc sống là một nỗi khổ, vì thế họ bỗng trở về mến mộ, thèm khát cuộc sống của người xưa, họ chỉ mong sao mỗi ngày chỉ tiếp xúc với ruộng đồng cây cỏ chứ chẳng cần phải tiếp xúc với những vấn đề đau đầu, nhức óc, phức tạp như hiện nay.

Sở dĩ sự giao tiếp giữa con người nảy sinh mâu thuẫn là vì mỗi người đều có cách nghĩ, lập trường khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau nên xung đột là điều khó tránh. Có lẽ bạn từng nghĩ rằng, trong lúc người khác mang lại phiền phức cho bạn thì đồng thời bạn cũng mang lại phiền phức cho họ, khi đó bạn cảm thấy bất lực và người khác cũng có cảm giác giống hệt bạn! Đấy không phải là một chuyện rất công bằng và tất yếu sao?

Bất luận theo đuổi một ngành nghề nào đều có nghĩa là bạn đang góp chút sức nhỏ bé của mình cho sự vận hành của xã hội, thực ra nó không chỉ mang ý nghĩa làm để lấy lương nuôi sống bản thân mà nó còn có ý nghĩa lớn lao khác, mọi người đang làm cho cuộc sống có ý nghĩa, góp một phần nhỏ của mình cho cuộc sống vẹn toàn. Chỉ cần chúng ta quan sát kĩ sẽ dê dàng phát hiện ra từ việc ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ, đi đường và tất cả suối nguồn của cuộc sống con người đều đang dệt thành một mạng lưới, mỗi người có một công việc được xã hội phân công, xét trên mặt hiện tượng chúng có vẻ riêng lẻ nhưng thực ra đó là những mắt xích liên quan mật thiết với nhau, nhờ thế mà sự luân chuyển trong quan hệ cung cầu mới hài hòa, đồng đều. Cũng chính nhờ sự chăm chỉ chuyên cần lao động đó của từng người mà chúng ta mới có môi trường và điều kiện sống như hiện nay.

Chính vì thế, trong một xã hội phân công lao động, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau như hiện nay, không một ai có thể sống mà chỉ nhờ vào sức lao động của cá nhân mình. Bất luận có nhận lương trợ cấp hay không, chỉ cần một người không tham gia lao động sản xuất thì bản thân họ đã trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong mối quan hệ hợp tác làm việc của xã hội loài người, chúng ta là một nhân tố tạo thành mạng lưới của xã hội đó, đóng góp một phần nhỏ vào mắt xích đó, thế nên nếu một người không làm việc, suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhàn rỗi, tức đồng nghĩa với việc người đó đang trốn tránh trách nhiệm xã hội của mình.

Trong quá trình làm việc tập thể, có người có khả năng, trí tuệ, tay nghề vượt trội nhưng vẫn nhận tiền lương ngang bằng với những người kém hơn mình. Xét trên hiện tượng thì người đó làm nhiều nhưng hưởng ít, dường như mọi người đều cho đó là sự bât công, nhưng nếu chúng ta nghĩ ở một khía cạnh khác thì đó là việc làm gieo phúc cho mình, tạo phúc cho người, xem đó là thuận lợi đê mình kết duyên với mọi người. Người có năng lực kết duyên với người kém hơn mình, cống hiến sức mình cho mọi người, đó chẳng phải là tinh thần và việc làm của một vị Bồ-tát sao?

Thế nên, chúng ta hãy thay đổi cách nhìn nhận đánh giá vấn đề thì lòng chúng ta thây nhẹ nhàng, thư thái, không còn so đo tính toán hơn thua với mọi người nữa! Giả sử bản thân người đó không muốn làm công hạnh của một vị Bô-tát, nhưng làm thêm một chút tức là cống hiến thêm một chút, như thế nghĩa là bạn đã gieo phúc, thêm vào ngân hàng của cõi trời, cõi người, cõi Phật, cõi Bồ-tát nhiều hơn so với người khác một chút. Khi bạn gửi vào ngân hàng công đức đó càng nhiều thì phúc đức, phúc báo của bạn càng lớn, đấy cũng chính là một gặt hái ở quá trình làm việc của bạn!

Vì thế, con người sống trong xã hội cần không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực của mình, dốc hết sức lực và trí lực đê phục vụ, cống hiến cho xã hội, đây chính là chân ý nghĩa của công việc. Chỉ cân có cơ hội cho chúng ta cống hiến, đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình thì chúng ta nên vui vẻ làm, đồng thời phải thấy đó là niềm hạnh phúc. Xây dựng cho mình tinh thần làm việc phục vụ và dâng hiến giúp chúng ta xua tan cảm giác chán nản đối với công việc và chức vụ. Nhờ thế, chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng ta mới thấy làm việc chính là niềm hạnh phúc, là ý nghĩa của sự sống.

Tự tại trong công việc

Cho nhiều hơn nhận nghĩa là bạn đang tạo phúc cho chính mình và mọi người, là phương pháp gieo duyên lành đê gắn kết mình với mọi người. Một người có nâng lực, kêt duyên với mọi người, đóng góp chút sức mọn của mình cho xã hội chính là công hạnh của một vị Bô-tát.

Tìm việc thuận theo nhân duyên

Mọi người thường nói: “Tốt nghiệp nghĩa là thất nghiệp”, công ăn việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng và khó khăn đôi với những người mới bước chân vào xã hội. Ở Mĩ, học sinh sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm sẽ xin tiền trợ cấp thất nghiệp của chính phủ hoặc xin vay tiền để học nâng cao nhằm dễ tìm được việc làm hơn, số tiền vay đó sẽ trừ dần vào tiền lương khi đi làm; nếu vẫn không tìm được việc làm, nhà nước vẫn duy trì chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Ở nhiều nước hiện nay, nguồn nhân lực cung vượt quá cầu nên tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm ngày càng cao. Trong trường hợp đó, các bậc phụ huynh thường trách cứ con cái: “Người ta làm việc sáng tối sao con cứ suốt ngày ru rú trong nhà vậy, lại còn không chịu khó đi tìm việc làm?” Những người thất nghiệp ở nhà thường bị mọi người lạnh nhạt, ra ngoài xã hội cũng bị người khác nhìn bằng ánh mắt thiếu thiện cảm. Thất nghiệp khiến người ta cảm thấy đau khổ vì tự ti, mặc cảm, cho rằng mình thiếu năng lực hoặc năng lực kém nên không có công ăn việc làm. Thực ra, không phải bản thân họ không muốn kiếm việc mà thực tế họ không tìm được công việc thích hợp với sở trường của mình. Nhất là những người có học, họ quen sống trong môi trường giảng đường, chưa có cơ hội tiếp xúc với môi trường sống thực tế nên khi ra xã hội, phải đối diện với vô vàn cạnh tranh khốc liệt và những mối quan hệ
phức tạp, họ thường không đủ bản lĩnh để thích ứng, dẫn đến việc không ngừng thay đổi công việc hay thất nghiệp.

Có một sinh viên tốt nghiệp đại học đã ba năm nhưng vẫn chưa tìm được việc, bố mẹ cậu ấy đến hỏi tôi nên xử lí thế nào trong trường hợp này. Tôi nói: “Cậu ấy tuổi trẻ khỏe mạnh có thể học nghề mộc hoặc thợ hồ, cũng có thể tìm các công việc lao động bằng tay chân…” Bố mẹ cậu không phục, hỏi vặn lại “thế thì làm sao được, con trai tôi tốt nghiệp đại học, làm sao đi làm các công việc như thế được?” “Thế thì mọi người có quan niệm sai lệch về vấn đề này rồi, tôi có quen cậu con trai của một luật sư ở Mĩ, sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm, cậu ấy đã học nghề mộc. cậu ấy đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu nhờ thế tay nghề ngày càng nâng cao, cuối cùng trở thành thầy giáo trong trường mộc, chuyên đào tạo những học viên có tay nghề cao về ngành mộc, từ đó không những cậu đã có việc làm ổn định, được mọi người tôn trọng mà thu nhập cũng cao.”

Hầu hết mọi người đều nghĩ học sau đó làm đúng nghề, nhưng trong thực tế tôi thấy cũng có không ít người phải làm nghề tay trái. Có một sinh viên theo học ngành luật nhưng khi tốt nghiệp lại làm về bưu chính, tôi lấy làm ngạc nhiên hỏi “Tốt nghiệp đại học ngành luật đáng lí phải làm những công việc liên quan đến pháp luật chứ?” Cậu ấy nói: “Vì khó xin vào các cơ quan làm đúng như chuyên ngành đã học, hơn nữa do ngành bưu chính thiếu người nên tôi đã trúng tuyển, thế là vào làm việc cho ngành bưu chính”. Như thế không phải là việc tốt sao? Sau khi tốt nghiệp, chúng ta không nên kén chọn quá mức cần thiết, hễ cứ có việc làm hãy làm trước đã, sau đó mới quan tâm xem công việc nào thích hợp với mình.

Nhìn từ quan điểm Phật học, đây gọi là tùy thuận theo duyên, tất cả mọi việc đều do duyên hòa hợp, do duyên chín muồi mà có, một khi duyên đã hội đủ thì làm việc gì cũng thông thuận, nghĩ đến là làm được; nếu nhân duyên chưa hội đủ thì dù bạn có phải đánh đổi với bất kì giá nào cũng chỉ là công cốc!

Cho nên, các bậc cha mẹ, thầy cô cần tập cho con em mình một tâm thái tìm việc đúng theo tinh thần nhân duyên, nhân quả nhằm giúp con em có quan điểm chính xác, lành mạnh dưới áp lực và môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Tự tại trong công việc

Tốt cả mọi việc đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, một khi nhân duyên hội đủ chín muồi thì tự nhiên mọi việc sẽ thông thuận, nghĩ đến là làm được.

Làm việc là tự rèn luyện

Các bạn thanh niên khi vừa mới đi làm, do tuổi đời còn non trẻ, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm, thiếu cả nghị lực và sự kiên trì nên khi gặp thất bại, khó khăn trong công việc liền muốn trốn tránh, thoái thác. Thực ra, đây cũng là tâm lí chung, phổ biến của con người. Con người ngày nay khác xa ngày trước, họ khó định tâm, sự bồng bột nông nổi đã trở thành một trong những đặc tính của người hiện đại, chính vì thế mà sự thay đổi trong công việc cũng gia tăng theo, song đấy là hiện tượng phổ biến có thể lí giải được.

Khi mọi người không biết nên làm việc gì đó chính là lúc phản ánh sự thiếu hiểu biết, nhận thức về chính bản thân họ, vì đặc tính con người vốn không có một hướng nhất định, cụ thể nên cứ thấy làm thế này không tốt, làm thế kia cũng chẳng xong, làm việc gì chán việc đó, cuối cùng chẳng có lấy được một nghề nào vừa lòng như ý cả. Tôi có quen một thanh niên, cậu ấy thường cứ ba tháng thay đổi công việc, mỗi lần như thế, cậu ấy đều đến kể với tôi. cậu ấy bảo là trên đời này chẳng có công việc nào khiến cậu theo đuổi suốt đời cả. Tôi nói: “Chắc vì cậu không phải là một người tốt nên không có công việc tốt tương xứng với cậu đấy thôi”. Cậu phản bác lại: “Sao lại không phải là người tốt, tôi là người sống thật lòng, biết cố gắng, nỗ lực, một mình tôi có thể làm công việc của hai người nên bất kì làm việc ở đâu cũng được cấp trên coi trọng và khen là người có năng lực, vì thế họ thường giao công việc đáng lí phải do hai người phụ trách cho một mình tôi, nên tôi đến làm ở đâu thì ở đó có người đi”. Tôi nói: “Thế tại sao người khác thì chỉ làm một công việc mà cậu lại làm cả hai, hơn nữa, cậu xuất hiện ở đâu là ở đó có người nghỉ việc? Như thế, cậu vừa không hiểu mình lại thiếu nghị lực, đương nhiên là không thể an thân lập phận được”. Người ta thường nói “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không những nhà nào cảnh đó mà cảnh đó mỗi ngày mỗi thay đổi nữa. Nếu thường ngày bạn gặp khó khăn không biết giải quyết thế nào, càng để lâu càng không muốn tìm cách giải quyết, thì dần dần sẽ tự đưa mình đến chỗ mắc kẹt! Trong trường hợp này nếu có người khác đứng ra giải quyết thì họ vẫn lại kẹt vào vấn đề khác vì chính họ không thể tự mình vượt qua khó khăn.

Ở Nhật, để kiểm tra nghị lực của công nhân, một công ty nọ đã buộc mọi công nhân phải ngồi thiền. Tập ngồi thiền là việc rất khó đối với công nhân, vì khi mới tập rất đau mỏi chân, mỏi lưng, khó chịu; nhưng nếu ai không qua được đợt thử thách này sẽ bị đào thải khỏi công ty vì họ không thể vượt qua đợt thử thách kia là do tâm lí “thấy khó liền thoái thác”. Tập luyện là để thử nghị lực của công nhân chứ không phải để kiểm tra thể lực và trí tuệ. Rất nhiều công ty tuyển dụng nhân viên bằng cách đánh mã số công nhân, kiểm tra kinh nghiệm, xem công việc đầu tiên họ làm là gì, làm trong bao lâu, tình hình công việc tiếp theo thế nào, nếu cá nhân hay thay đổi công việc trong thời gian ngắn thì rất có thể người đó sẽ không trúng tuyển. Giả sử trúng tuyển thì người đó vẫn không được giữ những chức vụ quan trọng trong công ty, vì họ đoán người đó rất có thể từ chức, thôi việc. Nếu ông chủ không tín nhiệm, trọng dụng bạn, bạn sẽ cảm thấy tiền đồ công việc của mình không sáng sủa. Vì thế, tôi khuyên những người trẻ tuổi khi mới đi làm, bất luận đó là công việc gì bạn cũng cần phải chịu khó, cần cù chăm chỉ để rèn luyện bản thân, chứ không nên chỉ biết nghĩ cách kiếm nhiều tiền. Được như thế thì dù cấp trên của bạn không trọng dụng, không hướng dẫn đường đi nước bước thì ít nhất bạn cũng rèn luyện được nghị lực cho mình, cứ làm thế một thời gian cho đến khi nào bạn thấy công việc phù hợp với mình, có cơ hội cho mình phát triển sở trường mới thôi.

Tự tại trong công việc

Trên con đường tìm kiếm việc làm, chúng ta cần trang bị đầy đủ cho bản thân mình những đức tính cần thiết như nghị lực, sự kiên trì, tầm nhìn, chiến lược… Chỉ cần bạn có sự chuẩn bị tâm lí đó thì bất kì cấp trên nào cũng sẽ trọng dụng, công việc của bạn nhất định sẽ tốt dần lên.

Có lợi cho đa số là công việc tốt

Chính mạng 1 là một công việc, một nghề nghiệp chính đáng. Một công việc, nghề nghiệp được xem là chính đáng cần phải đáp ứng đủ một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, công việc đó không có ảnh hưởng xấu đến sự sống của chúng sinh nói chung và con người nói riêng, tức là công việc không tổn thương đến sinh mạng, lợi ích và tài sản, không ảnh hưởng đến nhân cách, phẩm chất và danh dự của người khác, đây chính là những yêu cầu cơ bản nhất của một công việc chân chính — chính mạng.

Thứ hai, công việc đó không những phải có lợi đối với bản thân mà còn có lợi cho người khác, phù hợp yêu cầu tự lợi, lợi tha. Hiện nay, nhiều xí nghiệp, nhà máy, nhà buôn bán nhỏ lẻ đều đáp ứng được yêu cầu này vì họ ý thức được rằng, nếu lòng dạ quá hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình mà quay lưng với lợi ích của người khác thì không thể phát triển lâu dài. Nhưng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình, một số công ty đã quảng cáo quá mức, không đúng với thực tế, khoa trương công hiệu, chất lượng sản phẩm… sản phẩm thực của mình không đúng như lời quảng cáo như thế có nghĩa là họ không giữ được Chính mạng, không phù hợp với yêu cầu cơ bản của Chính mạng. Cho nên, các công ty cần chú ý đến lợi ích của người tiêu thụ sản phẩm mới được coi là phù hợp với yêu cầu cơ bản của Chính mạng.

Thứ ba, không nghĩ đến lợi ích bản thân, chỉ nghĩ đến lợi ích cho mọi người, mọi loài, bản thân có thể bất lợi về tài sản, sức khỏe nhưng vẫn bằng lòng cống hiến cho con người, xã hội và mọi loài chúng sinh thì được gọi là nghiệp Bồ-tát, đương nhiên đó là Chính mạng.

Từ đó, chúng ta thấy rằng mọi ngành, mọi nghề đều có thể phù hợp với yêu cầu của Chính mạng, vì chính mạng — công việc nuôi sống bản thân bằng nghề nghiệp chân chính không nằm ở bản thân công việc mà nằm ở tâm lí, phương pháp và mục đích của bạn đối với công việc đó. Nhiều người ngộ nhận, làm một tín đồ Phật giáo là công việc gian khó vì một khi trở thành tín đồ Phật giáo sẽ hạn chế nhiều trong việc tìm kiếm việc làm. Thực ra khi trở thành tín đồ Phật giáo, bạn vẫn có thể làm được rất nhiều công việc, chỉ cần công việc của bạn không ảnh hưởng đến lợi ích của chúng sinh, không tổn thương đến sự sống chúng sinh là được, thế nên, không gian lựa chọn công việc cho một tín đồ Phật giáo thật vô cùng rộng rãi.

Ngoài ra, khi tìm việc làm còn có một số vấn đề cần suy nghĩ: ví dụ như bản thân có đảm đương được công việc? Công việc đó có phù hợp với mục tiêu mình đặt ra? Nhân duyên có cho phép lựa chọn như thế?

Có người rất ngây thơ cho rằng khi mình chọn một công việc có ích cho bản thân thì cũng sẽ có ích cho người khác. Nhưng trên thực tế, có việc chỉ có lợi cho bạn trên cơ sở làm tổn thương đến người khác, vì thế chúng ta cũng cần lưu tâm hơn nữa trong khi tìm kiếm việc làm. Hiện nay, việc tuyển người qua các phương tiện thông tin như đài báo, mạng toàn cầu rất nhiều, bạn cần phải xác minh và tìm hiểu thực tế công việc của các nhà tuyển dụng rồi hãy quyết định.

Chúng ta thường nói trong công việc không có sang hèn, không phân chia đẳng cấp, nếu nhìn dưới quan điểm Phật giáo đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn. Trong công việc chỉ có sự lớn nhỏ của phạm vi công việc chứ không có sự khác biệt về sang hèn. Tất cả những công việc phải làm bằng sức lực, trí tuệ của mình nên nhân cách của con người đều bình đẳng trước công việc. Chức vụ trong công việc cũng như thế, chẳng qua là năng lực của con người đối với công việc có sự chênh lệch nên chức vụ, địa vị, quyền hạn trong công việc có phân chia cao thấp. Có một số người do khả năng hạn chế so với người khác nên địa vị của họ trong công việc thấp hơn một chút! Nhưng bạn đừng nhầm tưởng địa vị trong công việc thấp đồng nghĩa với nhân cách người đó thấp, chỉ cần chúng ta luôn luôn giữ được Chính mạng trong tư tưởng thì đều có lợi cho mình, cho người.

Tự tại trong công việc

Trong công việc chỉ có sự lớn nhỏ của phạm vi công việc chứ không có sự khác biệt vê sang hèn. Tất cả những công việc phải làm bằng sức lực, trí tuệ của mình thì nhân cách của con người đều bình đẳng trước công việc.

Tu trong công việc

Một số người có quan niệm rằng tu hành chỉ giới hạn trong việc ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, nhập thất… Thực ra quan niệm như thế chỉ đúng được một nửa. Tu tập theo quan điểm của Phật giáo không giới hạn ở những việc như thế mà còn cần phải biết điều chỉnh, tu tập hành vi của chúng ta qua ba hình thức là tu thân, tu khẩu và tu ý. Tức là sửa đổi, chỉnh đốn hành vi, động tác của tất cả việc làm của mình thể hiện trên ba nghiệp gồm thân nghiệp — hành động của thân thể; khẩu nghiệp — lời ăn tiếng nói của miệng và ý nghiệp — suy nghĩ, tư duy của ý thức.

Then chốt của việc tu hành chính là giữ gìn cho tâm ý trong sạch mọi lúc mọi nơi, không để lòng mình còn những ý niệm xấu, thân không làm việc xấu, miệng không nói lời xấu. Có thể tổng kết tất cả công hạnh tu hành thành hai công dụng là tu phúc và tu tuệ, trong đó, công hạnh tu tập nhằm giảm thiểu hoặc hóa giải phiền não của bản thân được gọi là tu tuệ. Tu tuệ như tụng kinh, lễ Phật, sám hối, ngồi thiền đều là những phương pháp tự thức tỉnh, thay đổi, cải thiện các quan niệm, tập khí cũng như phiền não trong tâm mình, giúp trí tuệ tăng trưởng, hóa giải phiền não. Song song với việc tu tuệ, chúng ta cần phải tu phúc, tức là phải giúp đỡ mọi loài chúng sinh, nói là mọi loài chúng sinh nhưng ở đây quan trọng nhất là những người chung sống, đồng nghiệp, bạn bè xung quanh mình. Thế nhưng, làm thế nào để giúp đỡ người khác? Chúng ta có thể giúp người khác về các phương diện như giúp về trí tuệ, thời gian, tài sản, thể lực… Giúp đỡ người khác là một phương pháp tu tập để tạo phúc báo, gieo trồng nhân lành, tích góp công đức, công đức đó có thể giúp cho nhiều người thoát khỏi nghèo nàn, khổ nạn, vượt qua gian khó đến bờ bình yên, hạnh phúc, vui vẻ.

Nếu hiểu công hạnh tu tập theo định nghĩa như trên thì chúng ta có thể tu tập được ngay trong quá trình lao động, làm việc. Người ta có câu “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Tại sao tu ở nhà và ở chợ là nơi tu tập khó nhất nhưng lại hiệu quả nhất? Tu chợ ở đây nên hiểu là tu trong công việc đời thường, tu trong cương vị lãnh đạo của mình vì ở đó mới là nơi có cơ hội tốt nhất cho sự tu tập các việc thiện, tích tập công đức của mình. Một vị lãnh đạo, một người cấp trên cứ nỗ lực đưa ra những chính sách, biện pháp đúng đắn, có lợi thiết thực cho số đông, hợp tình hợp lí thì mọi người cấp dưới sẽ hưởng ứng theo, tạo không khí, môi trường tốt cho việc tu tập các công hạnh thiện. Khi đó chúng ta sẽ thực hiện được “người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”.

Đối với những người bình thường, khi họ chăm chỉ làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc làm việc, không oán giận, căm thù vì công việc được giao phó, không càu nhàu hoặc không chửi đổng để thể hiện sự bất mãn của mình thì đó đã là một sự tôn trọng đối với công việc, là sự tu tập trong công việc. Ngược lại, nếu lười biếng, làm việc qua loa, sơ sài, uể oải, chán chường thì đó nhất định không phải là sự tu hành trong công việc. Tinh thần tu tập trong công việc đó của Phật giáo hoàn toàn phù hợp với truyền thống chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó, biết thương yêu giúp đỡ, tạo niềm vui cho nhau trong công việc.

Vì thế chúng ta phải xây dựng quan niệm chính xác, cơ bản trong việc tu tập là: toàn tâm toàn ý
với công việc của bản thân.

Có lần khi tôi đến Nhật, một tín đồ làm thức ăn dâng tôi và nói: “Con đã nấu món thức ăn này bằng tâm tu hành để dâng cho thầy”. Tôi rất hài lòng và hoan hỉ nạp thụ đồng thời nói với vị Phật tử ấy: “Trong món ăn này đã đầy đủ tín tâm, Bồ-đề tâm, kính ngưỡng tâm, cúng dường tâm, quả thực đây chính là sự tu tập”.

Khi chúng ta làm bất kì việc gì đều làm với tất cả sự tập trung và chân thành của mình thì bản thân việc làm đó là sự tu tập vì tu tập và công việc vốn không phải là hai việc trái ngược nhau. Đương nhiên, chúng ta có thể tận dụng thêm những giờ rảnh rỗi trong công việc để tu tập những pháp môn yêu cầu cao hơn để tiếp nối công hạnh tu hành của mình, thực ra tu tập trong công việc và tu tập ngoài công việc có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.

Tự tại trong công việc

Khi chúng ta làm bất kì việc gì đều làm với tất cả sự tập trung và chân thành của mình thì bản thân việc đó là sự tu tập vì tu tập và công việc vốn không phải là hai việc trái ngược nhau.

Tuổi trẻ lập nghiệp

BỊ ảnh hưởng quan niệm “thà làm vua xứ mù còn hơn thui chột trước người mắt sáng”, rất nhiều người trẻ tuổi vừa mới bước chân ra ngoài xã hội đã vội vã muốn thử khả năng của mình, có giấc mơ mong được làm một ông chủ.

Thực ra, những thanh niên trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp muốn khởi nghiệp và mong muốn đạt được thành quả lớn lao cũng rất đáng khen ngợi. Giống như một nhà bất động sản Dahebux, ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường đã bắt đầu kinh doanh, đầu tư vào bất động sản, sau đó trở thành một nhà doanh nghiệp rất thành công. Ngoài óc tư duy tốt, nhạy bén, biết đánh giá đúng tình hình ra, sự may mắn cũng là một nhân tố giúp ông thành công, bởi vì nhân duyên lúc đó đã chín muồi mới cho phép ông làm như vậy. Vì vậy, nếu như nhân duyên phù hợp cộng với bản thân mình có tầm nhìn đúng đắn thì việc thành công sớm trong xã hội cũng là một điều rất tốt.

Nhưng để có những thành quả trong sự nghiệp, bản thân mình cần phải có nguồn tài nguyên. Thông thường, nguồn tài nguyên ở đây chia thành ba loại: Thứ nhất, là trí thông minh, cũng chính là năng lực của mình; thứ hai là các mối quan hệ xã hội; thứ ba là nguồn vốn. Nhưng đối với những thanh niên trẻ vừa bước ra xã hội, họ vừa chưa có những mối quan hệ xã hội, lại không có nguồn vốn, chỉ dựa vào đầu óc và sức mạnh đã muốn vượt qua thiên hạ là điều rất khó khăn.

Vì vậy, đối với nhiều người, tôi nghĩ vẫn nên bắt đầu công việc từ nền tảng tại một công ty nào đó, trải nghiệm thực tế, dần dần sẽ tích lũy được những tri thức và kinh nghiệm, cho đến khi trở thành chuyên gia của một lĩnh vực, có thể độc lập đứng vững, đủ năng lực, phương pháp và cách thức để thực hiện việc kinh doanh, sau đó hãy nghĩ đến việc lập nghiệp. Có rất nhiều ông chủ cũng đều xuất thân từ tầng lớp quản lý của một công ty lớn nào đó, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời lại có các mối quan hệ nhất định trong xã hội. Sau khi có được những nền tảng như vậy, họ mới nghĩ đến việc khởi nghiệp, đó chính là điều có cơ sở, an toàn và rất thực tế.

Khi lập nghiệp, ba nguồn tài nguyên này không nhất thiết cần phải có đủ một lúc, có những người có thể không có nguồn vốn, nhưng lại có đầu óc tính toán, hơn nữa lại có các mối quan hệ xã hội tốt, như vậy có thể tạo ra được sự nghiệp. Thậm chí, có những người chẳng biết gì, chỉ dựa vào dũng khí “dám nghĩ dám làm, không sợ gì cả” để tạo nên sự nghiệp riêng của mình.

Nhưng vận may như vậy không phải người nào cũng có, trong Phật pháp có nhấn mạnh đến nhân quả, mỗi người đều có những cơ duyên và phúc báo khác nhau, đó chính là những công đức vô biên mà họ đã tích được khi sống ở nhiều đời kiếp trước, một bộ phận của nó đã kết thành quả trong cuộc đời họ. Những người có phúc báo lớn, khi bước ra xã hội sẽ luôn luôn gặp được quý nhân và những cơ hội tốt, có thể người khác làm thế nào cũng không được thuận lợi, nhưng khi đến lượt người đó lại thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, hoàn cảnh như vậy có thê gặp nhưng lại không thể cầu.

Vì vậy, những thanh niên trẻ mới bước vào xã hội, chưa có kinh nghiệm, tuy có tài lực hùng hậu và muốn hợp tác làm ăn với bạn bè, cùng nhau đầu tư để làm kinh doanh, cần phải tìm hiểu kỹ năng lực và uy tín của người bạn đó có đáng tin cậy hay không, một khi tất cả những nhân tố này đã được xem xét kỹ lưỡng mới nên bắt tay vào làm. Nếu như vẫn còn những vấn đề nào đó thì cần tìm cách giải quyết, không được buồn chán, vì đó là phúc báo đối với mình vẫn chưa đủ, chưa gặp vận may nên không được thuận lợi.

Những lúc như thế cần phải bình tĩnh, không nên lo lắng, dù sao thì sự việc cũng đã xảy ra rồi, lo lắng cũng không thể giải quyết được gì cả. Tiếp theo cần chuẩn bị tinh thần để đối diện với khó khăn. Có thể công ty sẽ bị đóng cửa, khiến bạn không những không thu hồi vốn mà còn phải mang thêm một khoản nợ khổng lồ. Vậy mình cần gánh vác trách nhiệm đó, sau khi nghĩ cách trả nợ, phải tiếp tục cố gắng để làm lại từ đầu, một mặt phải rút ra được kinh nghiệm từ thất bại, mặt khác cần phải chú ý đến thời cơ. Khi tích lũy được kinh nghiệm và có thời cơ, đồng thời biết kết hợp với phúc báo của mình, nhất định sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, nếu như lần đầu tư nào bạn cũng gặp thất bại, làm việc vất vả không những không kiếm được tiền mà còn thua lỗ thì bạn không nên mơ ước mình sẽ làm ông chủ nữa, bạn hãy cố gắng an phận với một công việc nào đó, có được mức thu nhập ổn định là được!

Tự tại trong công việc

Việc tích lũy được kinh nghiêm, nắm bắt thời cơ, đồng thời biết kết hợp với phúc báo của mình, nhất định sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp.

Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền

Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một số thanh niên coi sự nghiệp như phương tiện mưu sinh. Do ảnh hưởng quan niệm đó nên khi có công việc thu nhập thêm bên ngoài, một số người sẽ nghĩ rằng: “Dù sao thì bây giờ mình cơm cũng đủ ăn, quần áo cũng đủ mặc rồi, nhà ở cũng đã có rồi, chẳng qua là mình có ăn ít hơn người khác, mặc ít hơn người khác một chút, sống ở nơi không tiện nghi như người khác, mình cũng không hi vọng đời mình sẽ phát tài, vậy thì nghỉ ngơi cho xong.” Vì vậy, yêu cầu họ làm thêm để tăng thu nhập họ cũng không muốn nhưng bớt việc đi họ lại bằng lòng vì nếu có cơ hội để nghỉ ngơi họ sẽ không bỏ qua.

Ngoài ra, một số người bắt đầu đi làm khi còn rất trẻ, làm được khoảng 20 đến 25 năm tức khi tuổi đời khoảng 40 tuổi đã nghỉ hưu. Sau khi nhận được lương hưu, sống cuộc sổng của người
về hưu, bắt đầu dưỡng lão về già. Bởi vì họ đã rất hài lòng với mình, cảm thấy tiền mình kiếm được như vậy là đủ rồi, cuộc sống như vậy là được rồi, không cần kiếm thêm nhiều tiền làm gì nữa! Đối với họ, công việc chỉ là phương tiện mưu sinh, nếu không thể phát tài được thì cũng không thể thăng tiến nên về hưu sớm là một việc tốt. Những người có cách nghĩ như thế không phải là quan niệm lành mạnh về công việc.

Đối với những người theo Phật, công việc không đơn giản là kiếm tiền mưu sinh, cũng không phải mưu cầu danh lợi hay hi vọng nhận được sự ca ngợi, trọng vọng của người khác mà bản thân công việc chính là trách nhiệm và quyền lợi đối với đời sống đồng thời đó còn là ý nghĩa, giá trị nội tại của cuộc sống. Chỉ cần một ngày còn sống thì cần phải làm việc, nếu không, con người sống trên đời này cũng giống như con sâu róm, không giống với con người. Sự sống của mỗi người đều có ý nghĩa đặc biệt đó chính là tinh thần nỗ lực, cống hiến cho người khác. Tôi luôn luôn khuyến khích, ủng hộ các cư sĩ tại gia, nếu đời sống vật chất khá giả, cần biết tận dụng thời gian nhàn rỗi để cống hiến sức mình vào sự nghiệp từ thiện, công việc phúc lợi xã hội. Người cống hiến sức lực và thời gian của mình cho xã hội nhất định sẽ có được sự khỏe mạnh về tâm lý và sức khỏe. Bởi họ làm những công việc công ích không phải vì mong cầu tư lợi mà đơn thuần là để cống hiến. Bạn thử nghĩ xem, những người nhờ làm nhiều điều thiện nên thường gặp thuận lợi, luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người!

Những người đang cố gắng ở vị trí công việc mà mình đảm nhiệm cũng cần xây dựng cho mình quan niệm này, cho dù có cơ hội để thăng tiến hay không, tiền lương có được tăng, điều chỉnh thêm hay không, nếu để có một trái tim lành mạnh, để phục vụ cho xã hội hơn nữa thì chúng ta nên cống hiến sức lực và sự tận tâm của mình, cống hiến không phải dựa vào tiền lương được ít nhiều để so sánh, tiền lương chỉ là một khoản tiền thù lao trong công việc mà người khác muốn mượn nó để thể hiện sự biết ơn của họ đối với chúng ta mà thôi. Giá trị công việc tuyệt đối không thể dựa vào số tiền làm được trong một giờ để cân đo đong đếm.

Mục đích làm việc là cống hiến, phục vụ. Nếu bạn theo đuổi bất kì công việc nào trên tinh thần này thì nhất định có thể yên tâm để đầu tư, đầu tư bằng hết sức lực của mình, sẽ làm vui vẻ và làm tốt tất cả công việc khi đến tay mình!

Tự tại trong công việc

Công việc chính là công việc, bản thân của công việc là trách nhiệm và quyền lợi đối với sinh mạng của mình. Đó cũng chính là ý nghĩa, những giá trị nội tại của cuộc sổng.