CAO TĂNG TRUYỆN

Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

TRÚC PHẬT ĐỒ TRỪNG

Ngài là người Tây Vức họ Bạch, thuở nhỏ xuất gia tánh thanh bạch, chất phác, chăm học. Tụng kinh đến mấy trăm vạn lời, giỏi hiểu nghĩa văn. Tuy chưa đọc sử nho của Trung Quốc nhưng cùng với các học sĩ luận biện những điều nghi trệ, Ngài am hiểu y như thật, và không ai khuất phục Ngài được. Ngài tự nói mình phải đến Kế Tân để tham vấn các bậc danh sư. Ở Tây Vực ai cũng bảo rằng Ngài đã đắc đạo. Vào niên hiệu Vĩnh Gia thứ Tấn Hoài Đế, Ngài đến Lạc dương. Với tâm nguyện hoằng dương đại pháp, giỏi niệm thần chú, có khả năng sai khiến quỷ thần. Ngài lấy dầu mè trộn lẫn với bột phấn thoa vào lòng bàn tay, cho nên những việc ngoài ngàn dặm Ngài đều biết rõ như trong bàn tay để trước mặt vậy. Cũng có thể khiến cho người tịnh trai thấy được. Nghe tiếng linh đoán việc thì không gì không linh nghiệm. Ngài định xây chùa ở Lạc dương nhưng gặp lúc Lưu Diệu cướp phá Lạc Đài khiến kinh đô loạn lạc. Ý nguyện xây chùa không thực hiện được. Ngài đành ẩn thân nơi thôn dã để quan sát sự biến đổi của thế sự. Lúc ấy Thạch Lặc đóng binh ở Cát Pha, chỉ lấy việc sát hại để thị uy. Những vị Sa-môn bị ông làm hại rất nhiều. Ngài thương xót cho sinh linh và muốn đem Phật pháp cảm hóa Thạch Lặc. Thế rồi Ngài chống tích trượng đến quân môn. Quách Hắc Lược là một đại tướng quân của Thạch Lặc, ông này rất mến mộ Phật pháp. Ngài Đồ Trừng bèn đến nhà ông ở lại. Ông theo Ngài thọ năm giới và kính Ngài với lễ của người đệ tử. Sau đó Hắc Lược theo Thạch Lặc chinh phạt. Thường dự đoán mọi lẽ thắng bại. Thạch Lặc nghi ngờ nên hỏi ông: Ta chẳng thấy khanh có mưu trí siêu việt gì, mà sao mỗi lần xuất binh lại biết được sự kiết hung vậy. Hắc Lược nói: Tướng quân có thần vũ trời ban nên những bậc thần linh giúp đỡ. Có vị Sa-môn trí thuật phi thường bảo rằng tướng quân sẽ chiếm được khu Hạ. Ngài đã làm thấy của thần rồi, những gì xưa nay thần tâu rõ đều là lời của Ngài.

Thạch Lặc vui mừng nói: Trời ban cho ta đây. Rồi cho người thỉnh Ngài vào hỏi: Đạo Phật có gì linh nghiệm ư? Ngài biết Thạch Lặc không đạt lý sâu mầu của Phật pháp nên chỉ có thể dùng đạo thuật để giáo hóa. Nhân đó Ngài bảo: Chí đạo tuy xa nhưng cũng có thể dùng việc trước mắt để làm chứng.

Ngài liền lấy chiếc bình đựng đầy nước đốt hương, chú nguyện vào đó. Trong nháy mắt mọc lên một đóa sen xanh tỏa ánh sáng rực rỡ. Thạch Lặc do việc đó mà tín phục. Phật Đồ Trừng cũng nhân đây mà can vua: Bậc đế vương lấy đức để cai trị thiên hạ thì tứ linh sẽ hiển bày. Còn như chánh trị suy đồi, đạo đức lụn bại thì sao xấu sẽ mọc trên trời, những hiện tượng đó thường xuất hiện theo những việc làm tốt xấu. Đó là lý hiển nhiên từ xưa tới nay vậy và cũng là lời răn nhắc rõ ràng cho các bậc đế vương. Thạch Lặc quá đổi vui mừng. Lẽ ra những kẻ đáng bị giết đến mười thì tha được tám, chín. Từ đó, bọn rợ Hồ ở Trung Châu đều tín phụng Phật pháp. Lúc đó có bịnh dịch lan tràn, các thầy thuốc thế gian đều bó tay, Ngài bèn chữa bệnh cho họ, tức thời căn bịnh được thuyên giảm. Thạch Lặc đem binh từ Cát Pha trở về Hà Bắc trú quân ở Phương Đầu. Ban đêm có người muốn đến cướp phá doanh trại. Ngài bèn mật báo cho Hắc Lược: lát nữa sẽ có giặc cướp đến nên báo cho tướng quân biết. Quả đúng như lời nói đó. Vì có sự phòng bị nên giặc không hoành hành được. Thạch Lặc muốn thử Phật Đồ Trừng, ban đêm đội mão, mặc giáp, cầm đao ngồi trong doanh trại rồi sai người báo cho Đồ Trừng biết: Đêm đến mà không biết đại tướng quân đi đâu. Khi sứ giả vừa đến chưa kịp nói lời nào thì Ngài hỏi ngược lại: Chỗ ở yên ổn không có giặc tại sao đêm đến lại trang bị nghiêm ngặt thế. Thạch Lặc càng bội phục Ngài. Sau đó vì giận tức, Thạch Lặc sắp hại các đạo sĩ và làm khổ nhục Ngài. Ngài bèn lánh đến nhà Hắc Lược và bảo ông rằng: Nếu tướng quân cho người đến tìm ta thì cứ bảo rằng không biết ta ở đâu. Sứ giả đến tìm Ngài không được, liền trở về báo lại cho Thạch Lặc, ông kinh hồn nói: Ta có ý ác đối với Thánh nhân, nên Ngài đã bỏ ta đi rồi. Suốt đêm không chợp mắt, trong lòng muốn gặp Ngài. Ngài biết ông ta có ý hối cải, sáng sớm hôm sau Ngài đến chỗ Thạch Lặc. Ông hỏi đêm qua Ngài đi đâu. Ngài nói: Tướng quân nổi giận nên đêm qua tôi lánh mặt, hôm nay tướng quân đổi ý nên tôi mới dám trở về. Thạch Lặc cười lớn nói: Đạo nhơn nhầm rồi. Nguồn nước của con hào trong thành Tương Quốc bắt nguồn từ miếu Vì Hoàn cách thành năm dặm về phía tây bắc, lâu nay đã khô cạn. Thạch Lặc hỏi Ngài: Làm sao dẫn nước về. Ngài nói: Nay nên sai rồng phun nước. Lặc tự Thế Long nên cho rằng Đồ Trừng chế nhạo mình. Đáp rằng: Chính vì rồng không thể dẫn nước được nên cố hỏi Ngài. Đồ Trừng nói: Đây là lời thật chẳng phải đùa đâu. Sông suối ắt có rồng ở, nay đến đó bảo nó chắc có thể được. Thế là Ngài cùng với mấy vị đệ tử như Pháp Thủ v.v… đến đầu nguồn, chỗ cũ của dòng nước ấy xưa nay khô cạn, đất nứt nẻ như vết xe. Những người đi theo Ngài sanh lòng nghi ngờ sợ rằng khó tìm được nước. Ngài ngồi trên giường dây xếp, đốt hương An Tức. Chú nguyện mấy trăm lời, ba ngày như vậy, bỗng nhiên một dòng nước nhỏ vọt ra, có một con rồng nhỏ dài khoảng năm, sáu tấc, theo dòng nước hiện ra, các đạo sĩ tranh nhau đến xem. Ngài bảo: Loài rồng có khí độc chớ lên trên đó. Lát sau nước cuồn cuộn chảy ra đến nổi đầy các con hào, rạch trong thành. Ngài ngồi yên rồi than rằng: Hai hôm nữa sẽ có một kẻ tiểu nhân quấy phá nơi này. Chẳng bao lâu ở thành Tương Quốc có người tên là Tiết Hợp có hai người con, chúng còn nhỏ dại lại kiêu ngạo, khinh khi một tên nô bộc thuộc tộc Tiên Ty. Tên này nổi giận rút dao giết người con, bắt người anh vào phòng dí dao vào ngực rồi nghĩ rằng: Nếu có ai vào ta hạ thủ ngay. Ông bảo Tiết Hợp rằng: Đưa ta về nước thì ta và con ông đều được sống, không như vậy thì cả hai cùng chết. Vì thế người trong ngoài đều hoảng sợ, chẳng ai dám đến xem. Thạch Lặc đích thân đến xem rồi bảo Tiết Hợp rằng: Để cho tên nô bộc đó trở về nước là bảo toàn mạng sống cho con ngươi, thật là việc tốt. Pháp này một khi truyền ra thì sẽ hại cho đời sau, khanh hãy lượng thứ. Nước có pháp luật, để ta sai người giết tên nô này. Tên nô bộc bèn giết người con lớn của ông ta rồi cùng chết.

Đoạn Ba thuộc tộc Tiên Ti nổi dậy đánh Thạch Lặc, quân ông rất đông. Thạch Lặc hoảng sợ hỏi ngài Đồ Trừng. Ngài đáp: Hôm qua tiếng linh trong chùa báo: Sáng mai đến giờ ăn sẽ bắt được Đoạn Ba. Thạch Lặc leo lên thành nhìn thấy quân của Đoạn Ba trùng trùng điệp điệp, bèn thất sắc nói: Quân đi dậy đất, làm sao bắt được Đoạn Ba. Chẳng qua là Ngài trấn an ta thôi. Bèn sai Quý An sang hỏi ngài Đồ Trừng. Ngài đáp: Đã bắt được Đoạn Ba rồi. Bấy giờ đội quân mai phục ở thành Bắc đi ra tha Đoạn Ba và bắt được ông. Ngài Đồ Trừng khuyên Thạch Lặc cho Đoạn Ba để ông trở về nước. Thạch Lặc tuân theo lời khuyên ấy, rốt cuộc có chỗ dùng. Lúc này Lưu Tải đã chết, em họ của ông Lưu Diệu soán ngôi Ngụy vị. Xưng hiệu Quang Sơ.

Quang Sơ năm thứ 8, Lưu Diệu phái em họ mình là Trung Sơn Vương Nhạc đem binh đánh Thạch Lặc. Thạch Lặc sai Thạch Hổ thống lãnh bộ kỵ đánh lại. Đại chiến xảy ra ở Lạc Tây. Lưu Nhạc đại bại lui về trấn thủ đồn Thạch Lương, Thạch Hổ dựng rào ngăn chặn. Ngài Đồ Trừng cùng với đệ tử từ Quan tự đến Trung tự, lúc mới vào cổng chùa than rằng: “Lưu Nhạc đáng thương”. Đệ tử Pháp Tộ hỏi nguyên do. Ngài Đồ Trừng nói: Giờ hợi hôm qua Lưu Nhạc đã bị bắt. Quả đúng như lời ấy. Niên hiệu Quang Sơ thứ 11, Lưu Diệu dẫn binh công phá Lạc dương. Thạch Lặc định đích thân đến phạt Lưu Diệu, quan lại trong triều đều can ông. Thạch Lặc đến hỏi ý kiến ngài Đồ Trừng. Ngài đáp: Tiếng linh tương luân báo rằng: Tú Chi Thế Lệ cương bộc Cốc Câu Ngóc Đang. Đây là lời của dân tộc Yết. Tú Chi Thế Lệ Cương nghĩa là xuất. Bộc Cốc là địa vị của Lưu Diệu ở dân tộc Hồ. Câu Ngốc Đương là bắt. Câu này nghĩa là khi quân xuất binh thì bắt được Lưu Diệu. Khi đó Từ Quang nghe Phật Đồ Trừng nói vậy gắng khuyên Thạch Lặc đi. Thạch Lặc bèn để con trưởng là Thạch Hoằng ở lại trấn thủ thành Tương Quốc với ngài Phật Đồ Trừng. Ông đích thân thống lãnh trung quân bộ kỵ kéo thẳng đến thành Lạc dương. Khi hai quân vừa giao chiến, quân Lưu Diệu tan vỡ, người ngựa rơi xuống sông. Thạch Kham bắt sống ông ta giao cho Thạch Lặc. Lúc ấy ngài Đồ Trừng lấy dầu xoa vào lòng bàn tay, nhìn thấy trong đám đông có một người bị trói, sợi dây buộc vào cổ tay, nhân đó Ngài báo cho Thạch Hoằng biết: Đúng lúc này bắt sống Lưu Diệu. Sau khi bình định được loạn Lưu Diệu. Thạch Lặc tiếm xưng Triệu Thiên Vương, nghi lễ pháp phục đều theo phong cách của hoàng đế, đổi niên hiệu Kiến Bình. Năm đó nhằm niên hiệu Hàm Hòa thứ 5 nhà Tấn. Sau khi Thạch Lặc lên ngôi ông hết lòng cung kính Phật Đồ Trừng. Lúc ấy Thạch Thông tạo phản. Ngài Đồ Trừng răn Thạch Lặc rằng: “Năm nay hành bị sâu, ăn vào ắt gây nguy hại người ta. Hãy hạ chiếu chỉ cho muôn dân, dù gì đi nữa cũng không được ăn hành. Đến tháng 8 quả nhiên Thạch Thông bỏ trốn, Thạch Lặc càng tôn kính Ngài hơn. Từ đó mỗi khi có hữu sự ông đều tham vấn Ngài trước rồi sau đó mới thi hành, còn ban cho Ngài mỹ danh Đại Hòa thượng.

Thạch Hổ có người con tên là Thạch Bân, sau này Thạch Lặc coi như con, yêu thương hết mực, người này đột nhiên bị bệnh rồi chết. Trải qua hai ngày, Thạch Lặc nói: Trẩm nghe Thái tử nước Quắc chết rồi mà nhờ thần y Biển Thước cứu sống được. Đại hòa thượng là thần nhơn của nước ta, hãy mau đến đó mời Ngài, may ra có thể ban phước. Ngài Đồ Trừng bèn lấy nhành dương chú nguyện, lát sau ông ta tỉnh lại, rồi chẳng mấy chốc thì hồi phục. Do vậy mà Thạch Lặc đem mấy đứa trẻ gởi vào chùa nuôi. Mỗi năm đến mồng 8 tháng Thạch Lặc đích thân đến chùa dự lễ tắm Phật, vì con mà phát nguyện. Đến tháng niên hiệu Kiến Bình thứ trời yên gió lặng mà trên tháp chỉ có một cái linh reo. Ngài Đồ Trừng bảo đại chúng rằng: Tiếng linh báo: Nội trong năm nay nước có tang lớn. Đúng tháng 7 năm ấy Thạch Lặc băng hà. Thái tử Hoằng lên kế vị, nhưng chẳng bao lâu sau Thạch Hổ phế ngôi và tự lập, dời đô về đất Nghiệp, lập niên hiệu Kiến Vũ, dốc lòng phụng thờ Phật Đồ Trừng còn hơn cả Thạch Lặc.

Ông bèn dâng thư nói rằng: Hòa thượng là của báu lớn của đất nước, tước vị không màng, lộc cả không nhận. Vinh lộc không đoái hoài thì tại sao không lấy đức hạnh để biểu dương. Từ nay trở đi phải mặc y kim tuyến, đi xa giá chạm trổ. Ngày triều hội và thăng điện. Pháp Thường cúi xuống đỡ giúp Ngài lên kiệu. Thái tử và chư công tử đỡ Ngài lên. Tọa chủ xướng rằng: Đại hòa thượng đến, chúng đang ngồi đều đứng dậy để tỏ lòng tôn kính. Vua lại sai Ngụy tư không Lý Nông đêm ngày thăm viếng vấn an. Thái tử, công tử năm ngày đến tham kiến một lần.

Bấy giờ ngài Đồ Trừng ở trong ngôi chùa nội thành đất Nghiệp, bảo đệ tử Pháp Thường về phía Bắc đến thành Tương Quốc. Lại có một người đệ tử là Pháp Tá từ Tương Quốc trở về. Hai vị gặp nhau ở thành Lương Cơ và cùng ngủ qua đêm ở đó. Hai xe đối nhau trong đêm mà bàn về thầy mình. Sáng hôm sau mỗi người đi một hướng. Pháp Tá lúc trở về vừa vào tham kiến Phật Đồ Trừng. Ngài cười khẩy nói rằng: Hôm qua ông và Pháp Thường kề xe nhau mà bàn về thầy ông hả. Người xưa có câu: Ở nơi vắng vẻ mà không đổi lòng thì chẳng phải là cung kính sao? Một mình mà hết sức cẩn trọng thì chẳng phải không biếng nhác ư! Ở một mình nơi vắng vẻ là việc gốc của sự kính trọng và cẩn thận, ông không biết chăng? Pháp Tá ngạc nhiên cảm thấy xấu hổ rồi xin sám hối thầy. Từ đó người dân trong nước đều bảo với nhau rằng: Chớ khởi tâm ác, hòa thượng sẽ biết ý ông đấy. Rồi từ đó Ngài ở đâu họ cũng không dám hướng về đó khạc nhổ và đại tiểu tiện.

Lúc đó thái tử Thạch Thúy có hai người con ở Tương Quốc. Ngài Đồ Trừng bảo Thạch Thúy rằng: Tiểu A di mấy hôm nay bị bịnh Thái tử hãy đến đón về. Thạch Thúy cấp tốc cho người mang thư qua thăm, quả nhiên con ông bị bịnh rồi. Thái y Ân Đằng và đạo sĩ nước ngoài bảo rằng họ có thể trị được. Ngài Đồ Trừng bảo đệ tử Pháp Nha rằng: Dẫu cho các bậc thánh xuất hiện cũng không trị khỏi bịnh này, huống gì các người này ư? Ba hôm sau quả nhiên Tiểu A di chết. Thạch Thúy say sưa trong men rượu, mưu toan tạo nghịch, rồi bảo hoạn quan rằng:

Hòa thượng có thần thông có thể phát giác được âm mưu của ta, ngày mai ngươi vào hãy sớm trừ đi.

Rằm tháng đó, trước khi vào cung triều kiến Thạch Hổ, ngài dặn Tăng Tuệ rằng: Tối qua thiên thần báo với ta: Nếu ngày mai Ngài vào cung xong rồi trở về chớ ghé qua chỗ của Thạch Thúy. Nếu ta có qua đó ngươi hãy ngăn ta lại. Ngài Đồ Trừng theo lệ thường, mỗi khi vào cung đều ghé qua chỗ Thạch Thúy. Ông ta biết Ngài vào nên đón đường nghênh thỉnh rất ân cần. Khi Ngài sắp đến Nam đài, Tăng Tuệ kéo áo lại. Ngài nói: Sự việc đến nước này không thể dừng được. Ngài lên đài ngồi chưa yên thì đứng dậy. Thạch Thúy cố giữ lại nhưng không được, mưu kế không thành. Ngài trở về chùa than rằng: Thái tử tạo phản đã lộ chân tướng, muốn tố giác cũng khó, muốn bỏ qua không đành. Nhân một chuyện đùa Ngài khuyên Thạch Hổ. Nhưng ông chẳng hiểu gì. Chẳng bao lâu sự việc ấy phát khởi. Thạch Hổ mới hiểu ra lời Ngài nói.

Sau đó đại tướng Quách Hắc Lược cử binh sang Bắc Trừơng An chinh phục rợ Khương, nhưng bị rơi vào vòng vây của địch. Lúc bấy giờ ngài Đồ Trừng ngồi trong tăng đường, đệ tử Pháp Thường hầu bên cạnh, chợt Ngài lộ nét buồn và nói: Quách công bị rơi vào tay giặc. Ngài bảo chúng cùng nhau chú nguyện, lát sau lại nói: Nếu thoát ra từ hướng Đông nam thì sống, hướng khác thì khốn, rồi lại chú nguyện tiếp, bỗng chốc nói rằng: thoát rồi.

Vào tháng sau Hắc Lược trở về kể lại: Lúc rơi vào vòng vây của rợ Khương, đang lúc chạy về hướng Đông nam thì ngựa kiệt sức. Ngay lúc đó gặp một người dưới trướng nhường ngựa cho và nói: Tướng quân cỡi ngựa này còn tiểu nhân cưỡi ngựa của Ngài. thoát được hay không còn tùy vào vận mệnh. Hắc Lược nhờ con ngựa ấy nên được thoát. Nghiệm lại ngày đó chính là lúc ngài Đồ Trừng chú nguyện.

Tư mã Yến Công Thạch Bân được Thạch Hổ cho làm quan trấn nhậm ở U Châu. Ông này kết bè đảng làm điều bạo ngược, ngài Đồ Trừng khuyên Thạch Hổ. Tối qua thiên thần báo: Hãy mau bắt “mã” về, đến mùa thu thảy “Tề” đều chết cóng. Thạch Hổ không hiểu lời ấy, liền ra lệnh khắp nơi bắt ngựa nộp về cung. Mùa thu năm ấy có người lén tâu việc nổi loạn của Thạch Bân cho Hổ nghe. Thạch Hổ triệu Thạch Bân về phạt ba trăm roi, giết luôn mẹ ông ta là Tề thị. Thạch Hổ giương cung gắn tên vào, thấy người phạt Bân đánh quá nhẹ, ông tính ra tay giết luôn năm trăm người. Ngài Đồ Trừng can rằng: Tâm không được tùy tiện giết người, bởi khi họ chết rồi thì không sống lại được. Theo phép tắc thì vua không được đích thân sát hại mà tổn đức. Bởi đâu có vị vua nào mà đích thân sát phạt ư. Thạch Hổ nghe lời khuyên nên ngừng tay.

Về sau quân Tấn khởi binh ở vùng Hoài Tứ, Lũng Bắc, Ngõa Thành, những nơi đó đều bị xâm chiếm, bức bách. Ba phương cấp báo, tình thế rối ren Thạch Hổ nổi giận nói: Ta phụng thờ Phật pháp mà lại bị giặc dã xâm lăng, Phật không linh nghiệm ư? Sáng hôm sau ngài Đồ Trừng vào cung sớm. Thạch Hổ đem sự tình ấy hỏi Ngài. Nhân đó Ngài khuyên Thạch Hổ: Trong quá khứ, Đại vương từng làm một thương chủ, thường đến chùa Kế Tân để cúng dường, trong đại hội có sáu mươi vị A-la-hán, tiền thân của tôi cũng ở trong hội ấy. Lúc đó có vị nói với tôi rằng: Vị thân chủ này sau khi chết sẽ trở lại làm thân gà, rồi kế tiếp làm vua ở đất Tấn. Hôm nay đại vương lên làm vua há chẳng phải là phước đất sao. Giặc dã nơi biên cương là chuyện thường tình của đất nước, đâu vì sự tức giận mà khởi tâm hủy báng Phật pháp. Thạch Hổ tin hiểu lời khuyên ấy nên qùy xuống sám hối. Có lần ông hỏi ngài Đồ Trừng: Phật dạy không được sát sanh, trẫm là vua của muôn dân nếu không dùng hình phạt thì chẳng biết lấy gì để an dân, định bình đất nước, vậy phải phạm giới sát sanh sao? Dù có phụng sự Phật pháp đâu có ích gì.

Ngài Đồ Trừng khuyên: Đế vương thờ Phật cốt ở việc thân phải cung kính, tâm phải tín thuận để xiển dương Tam bảo, không làm điều bạo ngược và giết hại người vô tội. Giả như có kẻ hung bạo, vô lại không thể cải hóa, sửa đổi được. Có tội thì không thể không giết, làm ác không thể không gia hình. Nhưng chỉ giết những người đáng chết, hãy phạt những kẻ không thể tha thôi. Nếu bạo ngược tùy tình giết hại người vô tội thì dẫu dốc hết tài sản phụng sự Phật pháp cũng không thoát được tai họa, xin bệ hạ bớt lòng ham muốn, khởi lòng thương xót khắp đến tất cả, thì Phật pháp mãi được hưng thịnh, vương vị mới được lâu bền. Thạch Hổ tuy không thực hành theo hết những lời Ngài khuyên, nhưng làm rất nhiều lợi ích. Quan thượng thư của Thạch Hổ như Trương Ly, Trương Lương là những phú gia phụng thờ Phật pháp, mỗi người xây một tháp lớn. Ngài Đồ Trừng nói: Thờ Phật cốt ở lòng thanh tịnh, tâm vô dục, thương xót muôn loài. Thí chủ dẫu bên ngoài phụng sự Phật pháp mà trong lòng tham lam chưa dứt, săn bắn vô độ, tích chứa không nhàm chán thì hiện đời sẽ mắc tội, phước báo nào mà mong mỏi. Các người trong bọn Trương Ly… sau này đều bị mưu sát.

Lúc bấy giờ hạn hán kéo dài, từ tháng giêng đến tháng 6. Thạch Hổ sai thái tử đến cửa sông phủ ở phía tây thành Lâm Chương cầu mưa, lâu lắm mà trời thần vẫn không mưa. Thạch Hổ mời Phật Đồ Trừng cầu mưa, tức thời có con rồng trắng hai đầu giáng xuống. Hôm ấy trời mưa to, khắp cả vài ngàn dặm vuông, năm đó trúng mùa. Những người thổ dân vùng biên địa xưa nay không biết Phật pháp, nghe ngài Đồ Trừng có thần thông linh nghiệm, đều từ xa hướng về lễ bái. Ngài tuy chẳng nói lời nào mà thảy được cảm hóa.

Có lần ngài Đồ Trừng bảo đệ tử về Tây Vức mua hương, khi vị kia đi rồi, Ngài bảo với các vị còn lại: Xoa hai bàn tay ta thấy người mua hương ở xứ ấy bị giặc cướp sắp hại chết. Do đó mà Ngài đốt hương chú nguyện trợ cứu đệ tử. Sau này vị ấy trở về kể lại, vào ngày đó, tháng đó, ở nơi đó, con sắp bị giặc cướp giết. Nhưng bỗng nhiên họ ngửi thấy mùi hương. Bọn họ vô cớ hoảng sợ bảo nhau rằng: “Cứu binh đến rồi” thế là họ cùng nhau tháo chạy.

Thạch Hổ sửa sang những ngôi tháp cũ ở Lâm Chương nhưng thiếu thừa lộ bàn. Ngài Đồ Trừng bảo: nội thành Lâm Truy có ngôi tháp cũ do vua A Dục tạo. Dưới lòng đất có thừa lộ bàn và tượng Phật, phía trên cây cối mọc um tùm, hãy đến đó đào lên đem về. Rồi Ngài vẽ bản đồ đưa cho sứ giả. Sứ giả theo lời chỉ bảo đến đó khai quật, quả được thừa lộ bàn và tượng Phật. Thạch Hổ từng đem binh chinh phạt dân tộc Yên. Ngài Đồ Trừng khuyên rằng vận mệnh nước Yên chưa hết, khó mà thắng được. Thạch Hổ không nghe, mấy lần xuất binh đều bị bại trận nên mới nghe lời khuyên này.

Ngài Đồ Trừng giáo hóa cùng khắp, dân chúng phần đông phụng thờ Phật pháp, và đều xây dựng chùa chiền, tranh nhau xuất gia. Ngụy dân hỗn loạn phát sinh nhiều tội lỗi. Thạch Hổ viết thư hỏi trung thư rằng: Phật hiệu Thế Tôn, quốc gia phụng sự, thôn ấp xóm làng người nào cũng hưởng bổng lộc, đều ứng với sự việc của Phật chăng. Lại nữa, Sa-môn đều phải thanh cao, chánh trực, tinh tấn, mới có thể làm đạo sĩ. Nay Sa-môn rất nhiều, hoặc có kẻ trộm cướp, trốn dịch, làm việc phi pháp. Có thể thanh lọc bớt những kẻ giả mạo. Trung thư viết Lang vương Độ tấu: Luận về đế vương tế lễ thiên địa, phụng cúng trăm thần. Ghi chép trong sách lễ, cúng thì có thưởng thức. Phật ra đời ở Tây Vức là thần thánh của ngoại quốc. Công không thí dân, chẳng phải thiên tử của các nước Trung Hoa nên phụng cúng. Xưa kia Hán Minh đế cảm mộng mới cho truyền đạo này, chỉ cho phép người Tây Vực được lập chùa, khắp đô ấp phụng thờ vị thánh ấy. Người Hán thì không được phép xuất gia. Ngụy căn cứ pháp chế của Hán đế cũng thi hành theo pháp ấy. Nay đại Triệu vâng mệnh, tuân theo chương cũ. Hoa, Nhung chế khác. Người thần truyền riêng. Ngoại không giống nội. Hưởng tế khác biệt. Hoa Hạ phục lễ không nên lầm lẫn, lộn xộn, quốc gia nên cấm, người nước Triệu tất không được phép đến chùa đốt hương lễ bái, vì tuân theo điển lễ thì bách tính khanh sĩ cho đến dân chúng đều phải cấm kỵ. Hễ ai phạm thì xử tội đồng như dâm tế. Người nước Triệu làm Sa-môn trở lại phục tùng tứ dân. Ngụy trung thư lệnh Vương Ba cùng Độ khấu bái.

Thạch Hổ viết thư nói rằng: Độ cho rằng: Phật là vị Thánh ở nước ngoài, thiên tử của các dân tộc Trung Hoa không nên phụng thờ. Trẫm sinh ra từ biên địa Nhưỡng Thiểm, đảm đương trách nhiệm của bậc quân chủ, đến nước Hoa Hạ, tận hưởng bổng lộc nên phải tuân theo phong tục ở đây. Phật là vị Thánh ở Nhung nên phải phụng kỉnh. Hễ ban hành pháp chế từ vua thì pháp ấy lưu mãi ở đời, nếu sự không khuyết thì đâu cần câu nệ đời trước. Các bộ tộc Di, Triệu, Mà có ai bỏ dâm tế mà phụng sự Phật pháp thì ta cho phép họ tu đạo. Thế là những kẻ xem thường giới luật nhân đó được khích lệ.

Hoàng Hà lâu nay không có ba ba sinh sống. Bỗng nhiên có người bắt được một con đem dâng cho Thạch Hổ. Phật Đồ Trừng thấy vậy than rằng: “Hoàn Ôn sắp vào khu vực Hoàng Hà rồi” Ôn tự là Nguyên tử. Sau này quả đúng như lời nói ấy.

Lúc bấy giờ ở Ngụy huyện có một lưu dân chẳng rõ họ tên, quê quán, ông ta thường mặc quần bố, áo gai, đi xin ăn trong chợ huyện Ngụy. Cho nên người thời ấy gọi là Ma nhu. Ngôn ngữ trác việt, hình dạng tợ người cuồng. Xin được lương thực nhưng không ăn mà đem rải khắp đường xá và nói rằng cho ngựa trời ăn. Thái thú trong phủ Triệu Hưng là Tạ Bạt bắt ông đem giao cho Thạch Hổ. Trước kia Phật Đồ Trừng bảo Thạch Hổ: Vào ngày đó tháng đó cách hai trăm dặm về phía Đông có người đem hiến cho bệ hạ một kẻ phi thường, chớ giết ông ta. Đúng thời gian đó, ông ta được đem đến. Thạch Hổ đàm luận với ông chẳng thấy gì kỳ bí, chỉ nói một câu: “Bệ hạ cuối cùng sẽ mất dưới trụ cầu”. Thạch Hổ không hiểu lời này, nên dẫn đến gặp ngài Phật Đồ Trừng. Ma Nhu nói với Ngài: Ngày xưa gặp nhau trong hội Quang Hòa, lặng bặt đến hôm nay. Vào năm Dậu, Tuất sẽ chịu mệnh trời, tuyệt chẳng thể kỳ vọng nữa, vàng tan hoại trong đất (tức một thời hoàng kim rồi cũng tan hoại), nơi biên địa hoang vu sẽ không còn tôn quý, xua đuổi những dấu vết kỳ bí, chẳng còn những điều tốt đẹp nữa. Con cháu đời sau đông đúc, họ kéo nhau về một nơi để đoàn tụ an sống đến kỳ nào mà cứ khen tặng thời đó.

Ngài Đồ Trừng nói: Vận trời xoay vần đến chỗ cực bỉ, lẽ nào không còn con cháu nối dõi sao? Nước xảy ra họa hoạn mà không thể dùng pháp thuật an định được nữa. Bậc hiền triết tuy còn ở đời vẫn không thể cứu được, nhưng đời không hay, nền móng ắt sẽ suy sụp, từ lâu dạo chơi trong chốn Diêm-phù, phần nhiều họa hoạn sanh ra từ lợi lộc, vọt lên mây xanh mà đi, dạo chơi trong chốn vũ hội. Hai vị cùng đàm luận suốt ngày đêm. Mọi người chẳng ai hiểu được gì, có vị lén nghe chỉ hiểu được đôi ba lời. Suy ra giống như bàn về chuyện mấy trăm năm. Sau đó Thạch Hổ cho quân đưa người ấy trở về Ngụy huyện. Xe vừa ra khỏi thành, người đó bèn xuống xe đi bộ và bảo rằng: Tôi đi bộ được và có chỗ cần ghé qua nên không đi chung được. Đến cầu Hợp Khẩu hãy dừng lại đợi tôi. Quan quân đánh xe ngựa chưa đến cầu Hợp Khẩu thì đã thấy người đó đứng trên cầu. Xét lại con đường ấy dường như chim bay.

Ngài Đồ Trừng có đệ tử là Đạo Tấn uyên bác thông suốt ngoại điển nội thư, được sự kính trọng tột bậc của Thạch Hổ. Có lần nói chuyện với ẩn sĩ. Thạch Hổ nói với Đạo Tấn rằng: Có người ở Dương Kha là dân của trẫm. Hơn mười năm nay ông ta không tuân kính vương mệnh. Cho nên trẫm đến đó xem thử. Khi trẫm đến ông ta ngang nhiên nằm trên giường. Trẫm tuy không có đức nhưng là một ông vua ban truyền khắp vạn bang. Vua chúa xưa nay làm long trời dậy đất. Tuy không thể khiến gỗ đá khuất phục nhưng đâu có kẻ thất phu nào mà kiêu ngạo mãi ư! Thuở xưa Thái Công nhà Tề, trước tiên tru di Hoa sĩ. Thái công hiền triết đâu thể nhầm người ấy ư. Đạo Tấn đáp: Xưa, Thuấn ưa mặc áo bố, Vũ tạo Bá Thành. Ngụy trang sức can mộc, Hán tô điểm Chu Đảng. Quản Ninh không phải Tào thị. Hoàng Phổ không khuất phục Tấn Thế. Hai thánh, bốn vua cùng nhau tạo thêm vẻ đẹp. Nếu muốn khích lệ dân cùng nhau tô điểm giang sơn thì mong bệ hạ noi theo đức của Thuấn Vũ, chớ bắt chước Thái công dùng hình phạt. Vua đã xem mọi sách, đâu thể khiến Triệu Sử không truyền chuyện ẩn dấu. Thạch Hổ rất vui khi nghe lời khuyên này, bèn sai Dương Kha về chỗ mình ở. Bảo mười gia đình cung cấp cho ông. Đạo Tấn trở về trình bày đầy đủ sự việc đó với thầy. Ngài mỉm cười nói: Ông nói hay lắm! Nhưng mạng của Kha nguy hiểm đấy. Sau đó Tần châu nổi loạn, đệ tử của Kha dùng trâu chở Kha chạy trốn. Quân Nhung đuổi theo bắt và bức hại ông.

Thạch Hổ một hôm nghỉ trưa mộng thấy bầy dê cõng cá từ hướng Đông bắc đến. Tỉnh dậy ông đem điềm mộng ấy hỏi ngài Đồ Trừng. Ngài đáp: đó là điềm bất tường. Bộ tộc Tiên Ti chiếm Trung Nguyên chăng? Quả nhiên sau đó Mộ Dung đến Đất Nghiệp.

Hôm nọ, ngài Đồ Trừng cùng Thạch Hổ ngồi trên sảnh đường. Ngài hốt hoảng nói: U châu đang bị hỏa tai, rồi Ngài lấy rượu rưới về hướng đó, lát sau cười nói rằng: “Cứu được rồi”. Thạch Hổ cho người đến U châu kiểm nghiệm, rồi trở về báo lại, ngày đó lửa dữ từ bốn phía thành bốc cháy. Ở phía Tây nam có đám mây đen kéo đến, tụ lại rồi mưa xuống diệt tắt. Trong nước mưa bốc mùi rượu. Đến tháng 7 niên hiệu Kiến Vũ thứ 1, Thạch Thao và Thạch Tuyên mưu toan sát hại lẫn nhau. Lúc Thạch Tuyên đến chùa, cùng ngồi đàm đạo với ngài Đồ Trừng trên tháp. Bỗng nhiên có tiếng linh reo. Ngài Đồ Trừng hỏi Thạch Tuyên: Thái tử hiểu tiếng linh này không. Tiếng linh báo rằng Hồ Tử Lạc Độ. Thạch Tuyên biến sắc nói: Đó là nghĩa gì vậy. Ngài nói lánh sang chuyện khác: Ta đây hành đạo đáng ra phải ở nơi thâm sơn cùng cốc mà ngược lại mặc áo lụa, ăn đồ cao sang. Đây có phải là việc hưởng thụ sung sướng không (lạc độ). Sau đó Thạch Thao cũng đến chùa. Vừa gặp, Ngài nhìn trừng trừng, Thạch Thao hoảng sợ hỏi ngài Đồ Trừng. Ngài nói: Ta thấy trên thân người có mùi máu tanh nồng nặc.

Đến tháng 8 Ngài bảo mười vị đệ tử trì trai ở thất riêng. Bấy giờ Ngài tạm vào Đông báo cáo cho Thạch Hổ và Đổ Hậu biết bên hông có giặc, nội trong mười ngày, từ chánh điện đến phía Tây, từ cung này đến phía Đông sẽ có máu rơi. Dù thế nào cũng không được đi về phía Đông. Đổ Hậu nói: Hòa thượng lẩm cẩm thôi, giặc đâu mà giặc. Ngài Đồ Trừng nói lảng sang chuyện khác: chỗ thọ nhận của sáu căn đều là giặc. Lão tăng đây đúng là già rồi, nhưng muốn khiến cho người trẻ không nhầm lẫn. Ngài dùng lời ngụ ý mà không nói rõ lại chuyện đó nữa. Hai hôm sau quả nhiên Thạch Tuyên sai lính đến giết Thạch Thao ở trong chùa. Định nhân cơ hội Thạch Hổ đến điếu tang thì ra tay tạo nghịch. Nhưng Thạch Hổ nhờ lời khuyên trước kia của ngài Đồ Trừng nên thoát nạn. Sự việc của Thạch Tuyên bị bại lộ và ông bị bắt. Ngài Đồ Trừng can Thạch Hổ “Đã là con của bệ hạ sao lại gia hình nặng được! Nếu bệ hạ nén giận khởi lòng thương xót thì triều đại của bệ hạ kéo dài hơn sáu mươi năm. Nếu như quyết định phải trừng phạt thì Thạch Tuyên sẽ làm ngôi sao chổi quét sạch nghiệp cung. Thạch Hổ không nghe lời can gián, dùng móc sắt móc cổ Thạch Tuyên kéo lên đống củi mà đốt đi. Bắt hết thuộc hạ hơn ba trăm người ở trong cung Thạch Tuyên cho xe kéo phanh thây rồi ném xuống sông Chương. Ngài Đồ Trừng bảo các đệ tử trì trai hãy thôi không cần ở thất nữa.

Tháng sau, có con quái mã, lông bờm và đuôi có dạng bị cháy.

Vào cửa Trung Dương ra cửa Hiển Dương không vào được Đông cung. Nó chạy về hướng Đông bắc, lát sau biến mất. Ngài Đồ Trừng hay tin ấy than rằng: Tai họa đến rồi.

Đến tháng 11 Thạch Hổ mở tiệc đãi quần thần ở trước điện Thái Vũ, Ngài ngâm: Điện hỡi, điện hỡi! Cức tử (gai góc) mọc thành rừng, sẽ làm rách áo người. Thạch Hổ ra lệnh cho lật những tảng đá dưới sân điện lên xem, quả nhiên có gai mọc. Ngài Đồ Trừng trở về nhìn tượng Phật nói: Buồn thay! Không còn trang nghiêm nữa. Rồi Ngài nói một mình:

Được ba năm chăng!

Tự đáp: Không được, không được.

Lại nói: Được hai năm chăng, hay một năm một trăm ngày, hoặc một tháng.

Tự đáp: Không được. Rồi Ngài im lặng trở về phòng bảo đệ tử Pháp Tộ: Năm Mậu Thân họa hoạn sẽ manh nha. Sang năm Kỷ Dậu thì toàn bộ họ Thạch bị tiêu diệt. Ta sẽ ra đi trước lúc loạn lạc xảy ra. Ngài bèn sai đệ tử đến từ biệt Thạch Hổ: “Định luật của muôn vật ắt có đổi thay. Thân mạng con người cũng không thể bảo tồn. Thân vô thường biến diệt này gánh vác đạo pháp đã đến lúc phải buông xả rồi. Nhưng bấy lâu nay mang ơn của bệ hạ rất sâu nặng, nên hôm nay kính tâu trình trước”. Thạch Hổ ngậm ngùi nói: “Trẫm không nghe hòa thượng mắc bịnh, sao bỗng nhiên lại đến cáo chung. Rồi ông đích thân đến chùa an ủi, thăm hỏi. Ngài Đồ Trừng nói: Vào sanh ra tử là lẽ thường tình số mệnh dài ngắn đã phân định chẳng phải là điều có thể kéo dài được. Luận về đạo thì trọng nơi việc làm tròn đủ, về đức thì quý ở sự siêng năng. Nếu đức hạnh được viên mãn thì dẫu mất cũng như còn. Ngược lại mà sống lâu thì chẳng phải sở nguyện của người tu đạo. Nay ý tôi chưa nói hết, đại vương đem tâm quốc gia mà thờ Phật, phụng pháp không xan tiếc. Như xây dựng chùa chiền trang nghiêm tráng lệ, tương xứng với công đức này đáng ra phải hưởng phước lợi. Mà lại cai trị bạo ngược, hình phạt tàn khốc. Đối với thế gian là trái kinh điển của thánh hiền. Đối với cõi âm thì trái phép tắc, nếu không tự răn mình, sửa đổi thì trọn chẳng được mảy phước nào cả. Nếu hồi tâm chuyển ý, ban bố ân Tuệ cho muôn dân thì vương vị sẽ được bền vững, đạo tục cũng được nương nhờ. Mãn thọ thì an nhiên ra đi mà không còn gì phải hối hận. Thạch Hổ đau xót, nghẹn ngào biết rằng Ngài sẽ ra đi, liền cho người đào huyệt xây tháp.

Đến ngày mồng tám tháng 12, Ngài thị tịch ở chùa trong Diệp Cung. Năm ấy nhằm niên hiệu Vĩnh Hòa thứ đời Tấn Mục Đế, quan dân, binh lính xót thương, than khóc chấn động cả nước. Ngài thọ một trăm mười bảy tuổi. Vẫn hạ huyệt ở phía Tây thành Lâm Chương, tức là ngôi tháp mà Thạch Hổ mới xây. Chẳng bao lâu sau, Lương Độc nổi loạn, sang năm sau Thạch Hổ mất. Nhiễm Mẫn soán ngôi, sát hại cả tộc họ Thạch. Nhũ danh của Mẫn là Cức Nô. Đúng như lời đoán trước đây của Ngài Đồ Trừng. “Cức tử thành rừng vậy”.

Thuở sinh thời bên cạnh ngực trái của Ngài có một lổ hổng, chu vi khoảng bốn, năm tấc, thông suốt vào trong ruột. Có khi ruột lòi ra thì Ngài lấy bông nhét lại. Ban đêm muốn đọc sách, Ngài lôi bông ra ngoài thì ánh sáng tỏa khắp phòng. Hễ đến ngày trai thì Ngài ra sông kéo ruột ra để rửa, xong rồi nhét trở vào. Ngài cao tám thước, nghi dung tuấn tú, thâm giải kinh điển, thông suốt thế luận. Lúc giảng kinh Ngài chỉ đề xuất tông chí, khiến thính giả tự nhiên quán thông đầu đuôi và hiểu rõ nghĩa lý. Lại thêm vào đó là lòng từ bi vô hạn, thương xót quần sanh và cứu vớt hoạn nạn cho muôn dân. Chính như hai vua họ Thạch hung hãn, bạo ngược, vô đạo. Nếu không có Ngài xuất hiện cùng thời thì ai có thể khuyên can được. Chỉ vì muôn dân được thừa hưởng ân đức trong cuộc sống hằng ngày mà không biết đó thôi.

Mấy mươi vị danh tăng như Trúc Phật Điều, Tu-bồ-đề v.v…. đều xuất thân từ Tây Trúc, Khang Cư, không ngại đường xa mấy ngàn dặm, lặn lội qua sa mạc đến thọ giáo ngài Đồ Trừng. Hay ngài Thích Đạo An ở phiền Miện, Trúc Pháp Nhã ở Trung Sơn, đều băng đèo vượt ải đến nghe Ngài thuyết pháp. Tất cả đều tinh thông diệu lý, nghiên cứu tột cùng mọi lẽ mầu nhiệm của kinh điển.

Có lần, Ngài tự nói: Quê hương ta cách kinh đô Nghiệp hơn chín vạn dặm, ta bỏ tục xuất gia một trăm lẻ chín năm, rượu chưa từng thấm vào môi, quá ngọ không ăn, không phạm giới luật, vô dục, vô cầu. Những bậc danh tăng thọ pháp thường ở bên Ngài có khoảng mấy trăm. Còn môn đồ trước sau cả thảy một vạn. Những châu quận mà Ngài dấn thân đến, chùa chiền được xây khoảng tám trăm chín mươi ba ngôi. Sự nghiệp hoằng pháp rất hưng thịnh, không ai hơn Ngài.

Lúc Thạch Hổ mới tẩn liệm Ngài, ông lấy tích trượng và bát thuở sanh thời đặt vào kim quan. Sau này Nhiễm Mẫn soán ngôi, cho người mở quan tài ra chỉ còn tích trượng và bát không thấy thi hài đâu cả. Có thuyết cho rằng vào tháng Ngài mất, có người thấy Ngài ở sa mạc. Thạch Hổ nghi ngài chưa mất, cho người quật mồ mở nắp quan tài ra thi không thi hài.

Sau này Mộ Dung Tuấn đặt kinh đô ở đất Nghiệp và ở trong cung Thạch Hổ. Một hôm chợt mộng thấy hổ (cọp) cắn tay mình, ý ông cho rằng đó là oan hồn Thạch Hổ. Ông cho người tìm khắp các nơi, tìm thấy thi hài của Thạch Hổ được chôn ở Đông Minh Quán. Thế là họ quật lên nhưng thi hài khô quá mà không bị băng hoại, Dung Tuấn đạp lên xác Thạch Hổ mắng rằng: “Chết rồi sao dám dọa vua sống, ông tạo lập cơ nghiệp mà con ông mưu phản, cướp đoạt, huống chi là người khác ư. Rồi lấy roi quất vào thi hài lăng nhục và ném xuống sông Chương. Thi hài mắc vào tụ cầu không trôi đi. Tướng nhà Tần là Vương Mãnh vớt lên đem chôn. Đây chính là câu “điện một trụ” của Ma Nhu nói.

Sau này Phù Kiên chinh phạt kinh đô Nghiệp. Con của Tuấn là Dung Vĩ bị đại tướng của Phù Kiên là Quách Thần Hổ bắt sống. Nghiệm lại đúng là giấc mộng trước kia Dung Tuấn thấy cọp vậy.

Điền Dung Triệu ghi rằng: Trước mấy năm Ngài tịch, tự cho xây mộ. Không thấy thi thể, sau Mộ Dung Tuấn đến Nghiệp, ở trong cung của Thạch Hổ …Ngài biết rằng mộ này ắt có người khai quật. Hơn nữa thi hài không có trong đó đâu có sự chuẩn bị trước, e rằng mộ Dung nhầm. Ngài còn có tên Phật Đồ Đặng, hoặc Phật Đồ Tranh, hoặc Phật Đồ Đăng, đều phiên âm Phạm nên khác nhau thôi.

ĐƠN ĐẠO KHAI

Ngài họ Mạnh, người Đôn Hoàng. Thuở nhỏ đã có hoài bảo ẩn cư. Tụng kinh một ngày hơn bốn mươi vạn lời. Không ăn loại ngũ cốc mà chỉ dùng “Bách thật” (hạt cây bách). Bách thật khó kiếm được nên ăn mủ thông (tùng chỉ). Sau đó ăn sỏi. Một lần nuốt mấy hòn, mấy ngày nuốt một lần. Hoặc nhiều lúc ăn ớt nghệ (khương thúc). Cứ như vậy bảy năm, từ đó trở đi không ngại nóng lạnh. Mùa đông cơ thể ấm áp, mùa hạ thì mát mẻ. Đêm ngày không nằm, Ngài cùng với mười người bạn học cùng sống chung. Hơn mười năm có người chết, có người thối sụt. Chỉ mình Ngài giữ vững toàn chí. Thái thú Phụ Lăng đem ngựa đến đón Ngài. Ngài từ chối vì có thể đi bộ được ba trăm dặm đường. Một buổi sáng nọ Ngài đến dưới một gốc cây, có vị thần hiện thành hình kỳ dị để thử Ngài, Ngài vẫn thản nhiên. Vào năm thứ 12 Kiến Vũ nhà Thạch Hổ, Ngài từ Tây Bình, đi một ngày đi được bảy trăm dặm đến Nam An độ một cậu bé nhỏ làm sa-di. Năm đó chú mười bốn tuổi bẩm thọ giáo pháp, hạnh giải có khả năng bằng thầy mình. Khi ấy thái sử tâu với Thạch Hổ rằng: Có một ngôi sao tiên nhơn hiện ra, chắc sẽ có bậc cao sĩ vào nước ta. Thạch Hổ ra lệnh khắp châu huyện hễ thấy ai lạ thì đến khải báo liền. Vào tháng 11 mùa đông năm ấy, thứ sử Tần châu dâng biểu về ngài Đạo Khai cho Thạch Hổ. Ban đầu Ngài ở trong miếu Pháp Lâm ở phía tây Nghiệp thành, sau này Ngài được mời về ở chùa Chiêu Đức Lâm Chương. Ngài tạo lại phòng ốc cao khoảng tám, chín trượng. Trên tấm biển ghi là Thiền Thất, như một cái rá mười hộc. Ngài thường ngồi ở trong đó, Thạch Hổ cúng dường tứ sự rất chu đáo. Nhưng Ngài đều lấy vật đó bố thí. Khi đó những người thích tu tiên kéo đến chất vấn Ngài nhưng Ngài không trả lời. Mà nói kệ rằng:

Tôi chuộng tất cả khổ
Xuất gia làm lợi ích
Lợi thế phải học sâu
Học sâu mới đoạn ác
Núi xa lương thực hiếm
Thực hiện kế nghỉ ăn
Chẳng phải cầu tiên lữ
Chớ truyền nhau lời ấy

Khai có thể trị bệnh mắt. Thế là Tần Công, Thạch Thao đến đó nhờ Ngài trị bịnh mắt. Thuốc hay nên không làm đau nhiều, Thạch Thao rất bội phục Ngài, và rốt cuộc rất có hiệu quả. Ngài Phật Đồ Trừng nói: Vị đạo sĩ này thấy được lẽ hưng suy của quốc gia. Nếu bỏ đi thì sẽ có tai họa lớn. Đến năm đầu Thái Ninh của Thạch Hổ, Ngài cùng đệ tử về phương Nam đến Hứa Xương. Con cháu Thạch Hổ sát hại lẫn nhau, kinh đô Nghiệp đại loạn. Đến năm thứ 3 Thăng Bình nhà Tấn, Ngài đến Kiến Nghiệp, không lâu sau thì đến Nam Hải. Sau đó vào núi La Phù, một mình nơi chòi tranh tiêu diêu với ngoại cảnh. Ngài tịch trong ngôi thất trên núi, thọ trên một trăm tuổi.

Trước khi mất, Ngài dặn đệ tử đem thi hài đặt trong hang đá. Đệ tử dời Ngài về thất đó. Có người tên Khang Hoằng xưa kia ở miền bắc, nghe đệ tử kể ngài Đạo Khai ngày xưa ở torng núi thường có thần tiên tới lui. Ông ở nơi xa luôn tỏ lòng kính ngưỡng. Có lần đi dịch theo về Nam Hải, đích thân đến xem, hết lòng tôn sùng, thấy nghe đầy đủ, bèn làm kệ tán thán rằng:

Lặng lẽ như người
Phiêu nhiên tuyệt trần
Ngoài theo Tiểu thừa
Trong rỗng không thân
Huyền tượng rạng ngời
Bước cao đến đỉnh
Ăn nấm, rau, cải
Ngao du sông núi.

Vào năm đầu Hưng Ninh nhà Tấn, Viên Hoằng ở Trần quận làm thái thú Nam Hải, cùng với em là Dĩnh Thúc, với bạn là Sa-môn Pháp Phòng lên núi La Phù, đến thất đá thấy hài cốt của Đạo Khai cùng khói hương bình hoa vẫn còn. Viên Hoằg nói: Đạo hạnh của Pháp sư quả tuyệt vời, giống như ve lột xác. Nói rồi làm bài kệ tán rằng:

Người linh chiêu dị
Đức rộng mênh mông
Thăm thẳm u nhơn
Vọng núi trong đồi
Phiêu diêu linh tiên
Từ đây tụ hội
Lưu dấu ở rừng
Ngàn năm noi theo.

Sau này Sa-môn Tăng Cảnh, Đạo Tiệm đều muốn lên núi La-phù, nhưng rốt cuộc không đến đỉnh được.

TRÚC PHẬT ĐIỀU

Ngài là một vị danh tăng không rõ họ tên. Có người cho rằng Ngài là người Thiên Trúc. Thờ Phật Đồ Trừng làm thầy. Ở chùa Thường Sơn nhiều năm, tánh tình thuần phác, không thích nói lời hoa hoè. Thời đó đều cho rằng mẫu người như vậy là cao thượng. Chùa Thường Sơn có hai anh em phụng pháp, ở cách chùa trăm dặm. Vợ người anh bịnh nặng nên chở đến cạnh chùa để trị bịnh. Người anh thờ ngài Phật Điều làm thầy, sớm chiều ở trong chùa tham vấn học hỏi và tu đạo. Một hôm nọ ngài Phật Điều đến nhà ông. Người em hỏi thăm về bịnh tình của chị dâu và anh mình có bình an không. Ngài nói: Người chị dâu bịnh đỡ nhiều còn anh ngươi như thường. Khi Trúc Phật Điều đi rồi, sau đó người em cũng giục ngựa đến thăm và nói với anh lúc sáng ngài Phật Điều đến thăm. Người anh kinh ngạc nói: Hòa thượng lúc sáng không hề ra khỏi chùa mà. Làm sao ông thấy được Ngài. Anh em cùng nhau đến hỏi ngài Phật Điều. Ngài cười nhưng không đáp, cả hai đều cảm thấy kỳ lạ. Ngài Phật Điều có lúc một mình vào núi, một năm rưỡi mà mang theo chỉ mấy đấu cơm khô, lúc trở về vẫn còn dư. Có người từng theo Ngài đi mấy mươi dặm vào núi, trời sắp tối mà tuyết phủ đầy đường, Ngài vào trong hang đá của hổ ở nghỉ qua đêm, Hổ lại nằm trước hang. Ngài nói với hổ rằng: Ta chiếm chỗ ở của ngươi thật tủi thẹn biết bao. Hổ bèn vẩy tai xuống núi. Người đi theo hết sức kinh hãi. Từ đó về sau Ngài quên đi ngày tháng, xa gần đều đến, đều nói rằng: Trời đất trường tồn còn có ngày băng hoại, huống chi con người và muôn vật mà tìm cầu bất diệt. Nếu có thể tẩy trừ tam cấu chuyên tâm chơn tịnh, hình tướng số mạng tuy trái nhưng nhất định đồng nhau. Cả chúng đều rơi lệ cố thỉnh Ngài. Song Ngài nói: Sống chết có mệnh, các ông có thể thỉnh ư. Ngài bèn trở vào phòng ngồi kiết-già. Lấy y trùm lên đầu lẳng lặng thị tịch. Sau này tám người đệ tử tại gia cùng vào Tây Sơn kiếm củi, bỗng thấy Ngài ở trên ngọn núi cao, y phục trang nghiêm, nghi dung thông thái. Họ hết sức kinh ngạc và vui mừng làm lễ rồi nói Hòa thượng vẫn còn sống ư!

Ngài đáp: Ta vẫn sống chứ. Họ hỏi đủ chuyện xưa xem Ngài biết không. Chẳng bao lâu thì ra đi. Tám người đó xong chuyện trở về nhà, nói lại với các bạn đồng đạo. Mọi người không có gì làm bằng, thế là cùng nhau quật mộ mở quan tài nhưng chẳng thấy thi hài. Chỉ còn y, dép thôi. Có chỗ ghi rằng: Ngài Trúc Phật Điều này dịch ra pháp Cảnh kinh và Thập Tuệ v.v… căn cứ theo kinh của ngài Đạo An chép rằng: Vào giữa niên hiệu Quang Hòa Hán Linh Đế có Sa-môn Nghiêm Phật Điều cùng với đô úy An Huyền dịch ra pháp Cảnh kinh và Thập Tuệ, lời đó ở trong kinh truyện. Mà trong kinh này ngài Phật Điều ở giữa triều đại Đông Tấn. Thời ấy người ta thấy tên chữ giống nhau nên gọi nhầm như vậy.

KỲ VỰC

Ngài là người Thiên Trúc. Ngài vân du khắp miền Hoa Hạ, Nhung Địch, chẳng có chỗ nào là cố định. Mà tánh tiêu dao thần dị tùy ý nhập tục, hành tung cũng luôn biến đổi, chẳng ai đủ khả năng suy lường được việc làm của Ngài. Ngài xuất phát từ Thiên Trúc đến Phù Nam. Băng qua những vùng ven biển rồi men theo vực vào khắp mọi miền, đều tỏ ra sự linh dị. Khi Ngài đã đến Tương Dương muốn đi thuyền qua sông. Song chủ thuyền thấy trang phục của vị Sa-môn Phạm quốc xấu xí thô lậu nên không muốn cho qua. Nhưng khi thuyền vừa cập bến Bắc thì mọi người thấy Ngài đã đứng ở đó rồi. Ở phía trước thấy hai con hổ, nó khảy tai vẫy đuôi. Ngài Kỳ Vực xoa đầu nó, chú hổ lặng lẽ ra đi. Người hai ven bờ thấy vậy xúm lại thành rừng. Vào cuối đời Tấn Tuệ Đế, Ngài đến Lạc dương, các đạo nhân ở đấy đều làm lễ. Ngài vẫn thản nhiên bất động. Lúc đó có kẻ bảo nhau rằng tiền thân Ngài đã đổi. Nghĩa là Chi Pháp Uyên từ Dương Trung đến. Trúc Pháp Hưng từ Nhơn Trung đến, lại cơ hiềm chúng tăng, họ bảo rằng y phục hoa hoè không thích hợp với pháp chính. Thấy cung thành ở Lạc dương tựa như cung trời Đaolợi. Chỉ việc tự nhiên của con người là khác thôi. Ngài Kỳ Vực nói với Sa-môn Kỳ-xà-mật rằng: Người xây cung này từ trời Đao-lợi đến. Khi xây xong liền trở về trời. Dưới nóc nhà phải có một ngàn năm trăm cái làm bằng kim khí. Người thời ấy đều nói: Thuở xưa nghe người thợ này quả có làm kim khí đặt dưới mái ngói. Lại nói: Sau khi cung điện hoàn thành thì người đó bị giết. Lúc đó thái thú Hoành Dương là Tất Vĩnh Văn người Nam Dương đang ở trọ chùa Mãn Thủy, ông mắc bịnh trải qua thời gian cả năm không bớt. Hai chân rút lại không khởi động được. Ngài Kỳ Vực đến thăm ông và nói rằng: Ông muốn bịnh thuyên giảm không. Nhân đó lấy một bình nước sạch và một cành dương liễu. Thế rồi Ngài cầm cành dương vừa rải nước vừa chắp tay niệm chú hướng về phía Vĩnh Văn, cứ như vậy đúng ba lần, đồng thời dùng tay xoa bóp hai đầu gối của Vĩnh Văn khiến ông đứng dậy, chốc lát thì đi bộ được như cũ. Lúc đó trong chùa này có vài chục gốc cây Tư duy khô chết. Ngài Kỳ Vực hỏi Vĩnh Văn cây này chết tự bao giờ. Vĩnh Văn đáp: Nhiều năm rồi. Ngài liền chú nguyện cho cây kia như cách chú nguyện Vĩnh Văn vậy. Thế là gốc cây từ từ nhú mầm đâm chồi ra lá xanh um. Vừa đến giữa hạ thì có một người bịnh bón sắp chết, Ngài liền đem một cái bình để trên bụng của người bịnh, lấy vải trắng phủ lên trên, chú nguyện mấy ngàn tiếng, bỗng nghe mùi hôi nực nồng xông khắp cả phòng. Người bịnh nói: tôi sống lại rồi. Ngài bảo bịnh nhân giở tấm vải lên, trong cái bình có mấy thăng chứa một đống sình hôi thối không ai dám đến gần. Thế là người bịnh thoát chết.

Bấy giờ Lạc dương binh biến loạn lạc, Ngài giả từ nơi này trở về Thiên Trúc. Ở vùng Lạc dương có Sa-môn Trúc Pháp Hành là một bậc cao tăng. Bấy giờ có người đến Lạc Kim nhân đó thỉnh ngài Kỳ Vực rằng: Thượng nhơn là vị tăng đã đắc đạo, xin Ngài để lại một câu để làm lời răn muôn đời. Ngài nói: Hãy nhóm chúng đi, khi mọi người tề tựu đông đủ rồi, Ngài thăng tòa giảng: Giữ miệng nhiếp thân ý, cẩn thận đừng phạm các điều ác, thực hành tất cả các điều lành, như vậy thì thoát được thế gian. Nói xong Ngài bèn nhập định. Ngài Pháp Hành lại thỉnh thêm: Nguyện thượng nhơn hãy truyền trao cho chúng con những điều chưa nghe biết. Nghĩa bài kệ này đứa bé tám tuổi cũng đọc thuộc làu đâu cần gì người đắc đạo. Ngài Kỳ Vực cười nói: Đứa bé tám tuổi tuy đọc thuộc nhưng ông già một trăm tuổi không thực hành được, thì thuộc đâu có ích gì. Người ta ai cũng biết kính người đắc đạo chứ không biết tự tu để đắc đạo, thật đáng thương thay. Tôi chỉ nói ít lời nhưng người thực hành thì lợi ích rất nhiều. Thế là Ngài giả từ ra đi. Mấy trăm người đều thỉnh Ngài dùng cơm trưa. Ngài đều hứa đến. Sáng hôm sau năm trăm nhà Ngài đều có mặt. Ban đầu ai cũng cho rằng Ngài đến một nhà mình, sau đó hỏi thăm nhau mới biết Ngài phân thân đến dự cơm trưa vậy.

Khi quyết định ra đi, các đạo nhơn tiễn Ngài đến thành Hà Nam. Ngài đi từ từ mà người đuổi theo không kịp. Ngài bèn lấy gậy vẽ xuống đất nói rằng: Tạm biệt ở đây nhé. Ngày đó có người từ Trường An đến, thấy ngài Kỳ Vực ở trong chùa kia. Lại có một khách buôn tên là Hồ Thấp Đăng cũng vào một buổi chiều hôm ấy gặp Ngài ở Lưu Sa. Tính ra Ngài đã đi hơn chín ngàn dặm, khi Ngài đã về đến Tây Vức không biết mất khi nào.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14