CAO TĂNG TRUYỆN
Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 4
CHU SĨ HÀNH
Chu Sĩ Hành là người Dĩnh Xuyên. Chí nghiệp muốn hoằng hoá du phương dù khó khăn cũng không thay đổi tiết tháo. Tuổi nhỏ đã mong cầu thoát tục. Từ khi xuất gia về sau chỉ chuyên việc kinh điển.
Xưa thời Hán Linh Đế, có ngài Trúc Phật Sóc dịch kinh Đạo hành, tức cựu bổn tiểu phẩm.Văn cú giản lược, ý nghĩa chưa đầy đủ. Sĩ Hành thường đến Lạc Đương giảng kinh Đạo Hành, biết rõ văn chương ẩn chất chưa được rõ ràng. Mỗi lần như vậy thường than rằng: yếu chỉ Đại thừa của bộ kinh này, về dịch lý chưa đủ đầy, nên lập chí quên thân tìm cầu đại bổn.
Thế rồi vào năm thứ năm đời Cam Lộ nhà Nguỵ, Ngài phát tích từ Ung châu, đi hướng Tây vượt qua các vùng sa mạc thì đến Vu Điền. Quả là đắc được chánh bổn Phạm thư gồm chín mươi chương, bảo đệ tử là Phí Như Đàn, đem kinh trở về Lạc dương. Ít lâu sau thì chư học chúng Tiểu thừa bèn tâu với vua rằng: – Sa-môn đất Hán muốn dùng sách Bàla-môn làm mê hoặc chánh điển. Vua là bậc minh chủ nếu không cấm đoán để mang sang làm mê mờ đất Hán là có lỗi. Vua liền ra lệnh cấm không cho mang kinh đi. Sĩ Hành rất buồn bã bèn cầu đốt kinh để làm chứng, vua bằng lòng.
Thế là Ngài cho đốt củi trước điện để đốt lửa. Sĩ Hành đến bên ngọn lửa phát nguyện rằng: – Nếu đại pháp được truyền sang đất Hán thì kinh này đốt không cháy. Nói xong thì ném kinh vào lửa, lửa tắt mà kinh không bị cháy một chữ, bìa da như cũ. Đại chúng rất kinh ngạc cảm phục, cho là thần cảm, bèn đưa tiễn đem kinh đến chùa Thuỷ Nam ở Trần Lưu Thương Viên. Bấy giờ cư sĩ ở Hà Nam là Trúc Thúc Lan vốn là người Thiên Trúc. Người cha sang tỵ nạn ở Hà Nam. Thúc Lan từ nhỏ rất thích săn bắn. Sau có lần chết giả thấy đủ các nghiệp quả, nhơn đó cải hối tôn sùng chánh đạo. ông nghiên cứu học thông các kinh điển, khéo nơi Phạm, Hán. Lại có tỳ-kheo Vô-la-xoa,là đạo sĩ Tây vực. Ngài đọc bản văn Phạm, Thúc Lan dịch ra Hán đó là bộ Phóng Quang
Bát-nhã, bổn này vẫn còn tại Dự chương. Niên hiệu Thái An thứ hai có Chi Hiếu Long cùng Thúc Lan viết năm bộ, so sánh làm định bổn, lúc này chưa có phẩm mục. Cựu bản có mười bốn, viết lại thành hai mươi quyển.
Sĩ Hành mất ở Vu Điền thọ tám mươi tuổi. Khi làm lễ trà-tỳ lửa cháy hết củi mà thân vẫn còn nguyên, đại chúng đều kinh dị bèn chú nguyện rằng: nếu thật đắc đạo pháp thì nên tan huỷ.
Ưng nghiệm như lời nguyện. Sau đó xây tháp cúng dường. Đệ tử của Ngài là Pháp Ích trở về đã thuật lại sự việc này.
CHI HIẾU LONG
Chi Hiếu Long là người Hoài Dương. Thuở nhỏ mà phong thái đã đáng trọng, lại thêm thần khí sáng suốt rõ ràng cao luận đương thời. Ngài học các kinh điển tiểu phẩm cho là tâm yếu. Trần Lưu, Nguyễn Chiêm ở Dĩnh Xuyên, cùng kết giao tri âm, đời gọi là bát đạt, có lúc diễu cợt nói rằng: Đại Tấn Long Hưng lấy thiên hạ làm nhà. Sa-môn vì sao không bỏ hết cà-sa để tóc mặc pháp phục Hán Hồ.
Hiếu Long nói: Hoài bão tiêu diêu, duy chỉ lấy sự yên tịnh làm chí thành. Cạo tóc huỷ hình, cải phục biến hình, kia cho thì ta nhục, ta bỏ thì kia vinh. Cho nên vô tâm là quý mà còn hơn cả quý. Vô tâm mà đủ thì còn hơn là đủ. Người biết cơ biện thích thời đều như vậy cả.
Bấy giờ Trúc Thúc Lang đầu tiên dịch kinh Phóng Quang. Hiếu Long lúc này đã ưa thích vô tướng, được bộ kinh kia liền duyệt xem qua hơn mười ngày, liền đem ra giảng dạy. Sau không biết Ngài mất ở đâu.
KHANG TĂNG UYÊN
Là người Tây Vực, sanh ở Trường An. Dung mạo là người Thiên Trúc, mà ngôn ngữ là Trung Quốc. Ngài hình dung đoan chánh chí nghiệp sâu xa. Tụng hai bộ Bá- nhã, Đạo hạnh, Phóng quang, tức đại 20 tiểu phẩm vậy. Đời Tấn Thành Ngài cùng Khang Pháp sướng, Chí Mẫn Độ…….. đều qua sông. Sướng có tài khéo qua lại chấp vào nhân vật nghĩa thỉ luận. Xướng thường cầm phất trần, khi gặp khách thì đàm luận cả ngày. Dữu Nguyên Quy nói với Sướng rằng:
Phất trần này làm sao để thường tại.
Sướng đáp: người ngay thì không giữ, người tham thì không cho, cho nên được thường tại.
Mẫn Độ cũng thông minh bác học có tiếng. Như dịch kinh luật nay vẫn còn lưu hành ở đời. Tăng Uyên tuy có đức hơn Sướng và Độ nhưng cuộc sống thanh bạch tự đủ. Ngài đi khất thực để sống mà mọi người không biết. Sau đó nhơn một lần đi khất thực gặp được Trần Quận An Hạo. Hạo mới hỏi lý thâm diệu của kinh Phật mà Ngài kại biện giải nghĩa lý của tục thư. Uyên không thể luận lại nên thay đổi quan điểm. Lang Da Vương Mậu Hoằng chê cười Ngài mắt sâu mũi cao.
Ngài bảo: mũi là núi của mắt. Mắt là vực thẳm của mặt. Núi không cao thì không linh. Vực không sâu thì không trong.
Người bấy giờ cho đó là câu đối đáp hay. Sau Ngài đến núi Dự Chương lập chùa, cách ấp vài mươi lý, nằm cạnh bên sông núi, có rừng cây sum suê. Bậc danh tăng thắng đức quy tụ lại rất đông. Vì Ngài thường để tâm vào kinh Phạm, cho nên lý không thật sâu xa. Lại thêm giảng thuyết, quần chúng qua lại rất đông. Sau Ngài mất tại chùa.
PHÁP NHÃ
Ngài là người Hà Giang, đoan chính có khí độ. Thuở nhỏ giỏi các môn ngoại điển lại thông kinh điển, y mạo sĩ tử đều dựa vào tư bẩm. Lúc này nương vào đồ chúng có công mà lý Phật chưa thông. Pháp Nhã bèn cùng các bạn là Khang Pháp Lãng v.v……….đem một số kinh điển phối hợp với ngoại thư, trình bày giảng dạy ra. Đem cách nghĩa là bộ Tỳ Phù Đàm Tướng v.v… Cũng biện cách nghĩa để dạy đồ chúng. Pháp Nhã có phong thái chững chạc giỏi về quy củ. Kinh Phật ngoại điển đều giảng nói thông suốt. Ngài cùng với Đạo An, Pháp Thái mỗi vị đều giải thích lý kinh đến chỗ cùng tận. Sau Ngài lập chùa ở Cao Ap, tăng chúng cả trăm nghe lời huấn dụ không biết mỏi mệt. Đệ tử của Ngài là Đàm Tập ghi chép lại lời tiên sư, khéo nơi ngôn luận, nên được Triệu thái tử rất kính trọng.
KHANG PHÁP LÃNG
Ngài là người Trung Sơn, tuổi nhỏ xuất gia khéo giữ gìn giới tiết. Thường khi tụng kinh ngài nhìn thấy vườn cây lộc uyển, và than rằng: ta đã không gặp được Thánh nhân, thà không thấy vùng đất Thánh này.
Thế rồi Ngài thệ nguyện sẽ đến thành Ca-di chiêm ngưỡng di tích. Sau đó cùng bốn vị đồng học xuất phát từ Trương Dạ, đi hướng Tây qua vùng sa mạc. Trải qua ba ngày, đường đi tuyệt mất dấu chân người. Chợt thấy bên đường có một ngôi chùa. Cây cỏ cao hơn đầu người. Có ngôi nhà nát hơn hai gian. Mỗi gian đều có một người. Một người tụng kinh một người đang bị bịnh lị. Hai người cách phòng không lo liệu cho nhau, phân dãi khắp phòng thật là hôi thối.
Pháp lãng nói với Pháp Đạo: người xuất gia đồng đạo, lấy pháp làm thân, không thấy thì thôi, đã nhìn thấy sao nỡ bỏ đi. Ngài dừng lại đó sáu ngày, lo tắm rửa cúng dường than thuốc cho người bị bịnh. Đến ngày thứ bảy thì thấy trong phòng đầy hương hoa. Lúc này mới hiểu rõ đây là thần nhân. Vị kia nói với Pháp Lãng: vị ở phòng bên là hoà thượng của ta. Người đã đắc vô học, người có thể qua đó thăm hỏi. Pháp Lãng qua thăm hỏi, nhơn đó nói với Lãng: các vị đều là người nhập đạo thành tín không nên đi sang nước khác làm gì vô ích. Duy nên tự lực hành đạo nhưng Pháp Lãng công nghiệp còn ít chưa đắc sở nguyện nên trở về nước Chấn Đan làm đại Pháp sư.
Thế là bốn người bạn kia không đi sang Tây vực nữa, mà ở lại đây chuyên tinh nghiệp đạo. Một mình Pháp Lãng đi qua các nước nghiên tầm kinh luận. Sau đó trở về Trung Sơn, môn đồ cả trăm đến nghe giảng pháp. Sau không biết ngài tịch lúc nào. Đệ tử Lãng là lệnh Thiều, người ở Nhạn môn, họ Lữ, thuở nhỏ đi đây kia săn bắn, sau phát tâm xuất gia thờ Lãng làm thầy, siêng năng tu học, đặc biệt giỏi về Thiền số, mỗi lần nhập định mấy ngày chưa xuất, sau đến núi Liễu Tuyền, hang Tạc vui tu. Sau khi Lãng mất thì khắc mộc làm tượng, sớm tối lễ thờ.
TRÚC PHÁP THỪA
Chưa rõ Ngài là người ở đâu. Tuổi nhỏ mà thần ngộ siêu tuyệt, thông lãm hơn người. Ngài nương vào Trúc Pháp Hộ làm sa-di. Có chí khí lại thuần chơn trong sạch. Ngài Pháp Hộ rất khen ngợi, Pháp Hộ đi hoá đạo Quan Trung được tài vật dồi dào. Bấy giờ ở Trường An có nhà quý tộc nọ muốn phụng trì đại pháp, muốn thử đạo đức của ngài Pháp Hộ, đến thưa với Ngài cần gấp hai mươi vạn. Pháp Hộ chưa trả lời. Pháp Thừa mới mười ba tuổi đứng hầu bên thầy liền nói: Ý hoà thượng bằng lòng rồi đấy.
Khi khách lui ra, Pháp Thừa thưa với thầy:
Xét thần sắc của người này chẳng phải cầu tiền, chỉ là thử xem đạo đức của hoà thượng thôi.
Pháp Hộ nói: ta cũng cho như vậy.
Sáng hôm sau vị khách này đem bà con hơn trăm người, đến chỗ Pháp Hộ xin thọ giới. Xin lỗi vì ý hỏi tiền hôm qua.
Thế là danh tiếng của thầy lưu truyền khắp nơi. Pháp Thừa sau đó đến Đôn Hoàng lập chùa, quên thân vì đạo, dạy học không mỏi mệt, khiến cho các loài vật hung dữ cũng biết lễ lạy. Sau Ngài mất tại bổn tự. Tôn Xước trong Đạo Hiền luận đã so sánh thừa với Vương Tuấn Xung rằng: Pháp Thừa phong tư hiếm có, cơ ngộ sáng tỏ, tuy đạo tục khác nhau mà tiết tháo ngang dọc tương đương. Cao sĩ Khỏa có viết truyện khen ngợi. Trúc Pháp Hạnh, Trúc Pháp Tồn đồng học của Thừa đều ẩn cư núi rừng, phẩm chất vang danh đương thời.
TRÚC TIỀM
Trúc Tiềm tự là Pháp Thâm, họ Vương, người Lang Da. Ngài là em của thừa tướng nhà Tấn là Công Quách ở Vũ Sương. Năm mười tám tuổi xuất gia, thờ ngài Lưu Nguyên Chơn ở Trung châu làm thầy. Nguyên Chơn có tài đã sớm nổi tiếng. Tôn Xước khen rằng:
Trong sạch thanh bần, ẩn chỗ an nhàn. Pháp thể này là do Lưu công. Luận nói việc trạm trổ trang sức, khai nhãn chiếu đu, hoài bão trong lòng, hốt nhiên rõ ràng như thế. Tiềm rất cảm phục. Từ đó về sau xa lánh phù hoa, chuyên sùng học Phật. Mỗi lời của Ngài nói ra đều phù hợp với đạo lý, phong thái tư dung đều rõ ràng như thế. Đến năm hai mươi bốn tuổi Ngài khai đàn giảng Đại Phẩm Pháp Hoa. Đã uẩn kín sâu xa lại khéo ăn nói. Vậy nên người quán thông ý đạo số cả năm trăm. Năm Vĩnh gia nhà Tấn Ngài lánh nạn qua vùng Giang Tả. Trung Tôn Nguyên Hoàng và Tiêu Tổ Minh Đế, thừa tướng Vương Mậu Hoằng, thái uý Dữu Nguyên Quy, nghe danh đức của ngài đều kính phục. Trong năm Kiến Vũ Thái Ninh. Trúc Tiềm thường mang giày vào trong điện, người bấy giờ đều gọi ngài là kẻ sĩ phương ngoài, vì trọng đức vậy. Trung Tông, Tiêu Tổ băng hà, không bao lâu Vương Dữu lại mất. Ngài bèn ẩn tích lên núi để tránh việc thế sự. Người tìm đến Ngài hỏi đạo lại kết thành bạn ở Sơn Môn. Ngài nhàn nhã giảng pháp hơn ba mươi năm, hoặc giảng Phương đẳng, hoặc nói Thích, Lão Trang.
Cho đến khi Ai Đế hiếu trọng Phật pháp, sai sứ hai lần lên ân cần thỉnh Ngài. Trúc Tiềm tiếp chiếu chỉ nên phải về cung khuyết, ở nơi Ngự Diên Ngài khai giảng Đại phẩm. Vua và triều thần đều khen ngợi. Ơ nơi chỗ giảng văn tác tướng. Triều đình cho đến bậc dân dã đều cho là bậc chí đức. Nhờ Ngài mà hàng tăng tục đều thông suốt, tiên triều lại hết lòng kính trọng. Có lần Trúc Tiềm ở chỗ giảng văn gặp Lưu Khôi người nước Phái hỏi rằng: đạo sĩ vì sao lại thường đến cửa vua (cửa son)
Tiềm đáp: ông thấy đó là cửa son còn bần đạo thì thấy đó là cửa bồng (cỏ).
Quan tư không thấy Ngài đạo đức thuần phát lòng càng kính trọng, lấy lễ thầy trò tiếp đãi, vài lần mời thỉnh Ngài vào cung. Ngài tuy theo thời vận Đông Tây mà lòng cảm thấy không vui, bèn xin trở về núi để toại với tiên chí. Tiêu dao nơi cảnh núi non vài năm. Chi Độn sai sứ đến muốn mua một ngọn núi nhỏ ở Ốc châu bên cạnh Ngưỡng sơn để làm chỗ ở ẩn. Tiềm đáp: Muốn đến mua cho sao không nghe Sào Trung mua núi mà ở ẩn trốn. Sau đó có đạo sĩ người Cao Ly viết thư nói với Ngài rằng:
Thượng Toạ Trúc Pháp Thâm, đệ tử của Lưu Công ở Trung châu, thể đức trinh bạch cao lớn, đạo tục đều noi theo. Trú tại kinh ấp duy trì pháp tạng. Trong ngoài đều chiêm ngưỡng vị thầy hoằng đạo. Không bao lâu đạo nghiệp tinh cần không ngại trần tục khảo. Am thất bên Sơn Trạch, tu đức nơi chốn thanh nhàn. Hiện nay ở bên núi ngưỡng cùng nhóm họp bạn đồng du luận đạo thuyết nghĩa. Ơ nơi cao mà đều có ngâm vịnh xa gần. Ngài mất vào năm Tấn Ninh Khang thứ hai ở Sơn Quán. Thọ tám mươi chín tuổi. Vua Hiếu Vũ Liệt Tông có chiếu lệnh ghi: “Pháp sư Trúc Tiềm lý ngộ sâu xa, phong lãm thanh thoát. Từ bỏ vinh hoa, sống đời thanh bạch. Sống ở núi non tinh cần tu tập. Lại nói pháp cứu độ chúng sanh, an nhiên thị hoá làm ta thống khổ ở trong lòng, đem tiền mười vạn cùng ngựa xe đưa tiễn”.
Tôn Trác đem Ngài so sánh với Lưu Bá Luân. Luận rằng: Pháp Thâm đạo đức uyên thâm tiếng đồn xa khắp. Lưu Linh tánh tình phóng khoáng lấy vũ trụ làm nhỏ. Tuy công nghiệp của Lưu không cao lớn bằng mà thể sâu rộng thì đồng.
Bấy giờ ở Ngưỡng Sơn lại có Trúc Pháp Hữu, chí nghiệp mạnh mẽ, bác thông cả tam tạng. Thường theo Pháp Thâm thọ học A-tỳ-đàm. Năm hai mươi bốn tuổi có thể giảng thuyết. Sau Ngài lập chùa Nam Đài ở thành Diệm huyện.
Trúc Pháp Uẩn ngộ giải nhập huyền, càng khéo Phóng Quang, Bát-nhã. Khang Pháp Thức cũng có công nghĩa học. Ngài thường gặp Khang Hân. Hân thường cho mình bút đạo thì hơn cả Thức. Pháp Thức và Khang Hân, mỗi bên lập Vương Hữu quân thảo. Người bàng quan trộm lấy cho là tài vật không thể phân biệt. Lại xem các bộ kinh xem qua rất trọng vọng. Trúc Pháp Tề từ nhỏ đã có tài, viết “Cao Dật Samôn truyện”. Chư vị đây đều là thần túc của Trúc Tiềm. Tôn Xước đều có làm những bài tán khen ngợi.
CHI ĐẠO LÂM
Chi Độn tự là Đạo Lâm, họ Quan, người ở Trần Lưu, hoặc ở Lâm Lư Hà Đông. Tuổi nhỏ đã thông minh mẫn tuệ. Đầu tiên Ngài đến kinh sư. Thái Nguyên Vương rất tôn trọng và bảo rằng:
– Lập công ít mà không giảm.
Phụ từ Ân Dung ở Trần quận thường giao tiếp với Ngài, cho là thần thái cao minh, sau không có ai tiếp nối.
Gia thế Ngài thờ Phật, nhỏ đã ngộ được lý vô thường. Ngài ẩn cư trên Du Hàng sơn, hiểu sâu lý phẩm đạo hạnh, tâm tư tỏ sáng có trí tuệ. Năm hai mươi lăm thì xuất gia. Mỗi khi giảng kinh Ngài nêu bày được tôn chỉ, chương cú đều rõ ràng. Người thời bấy giờ chấp theo văn tự hẹp hòi. Tạ An nghe tiếng Ngài thì khen ngợi và nói:
– Đây là tướng mã lấp núi trong chín phương đây!
Ngài cùng Vương Hợp, Lưu Khôi, Âm Hạo, … là bậc danh tiếng một thời, đều là những kẻ sĩ thoát tục. Ngài ở chùa Bạch Mã thường cùng bọn Lưu Hệ đàm luận về Trang tử, ở thiên Tiêu dao các vị hỏi:
– Đạt được tánh cho là tiêu dao sao?
Chi Độn nói:
– Không phải như vậy. Phàm chặt chân để tàn hại là tánh. Nếu thích tánh là đắc vậy, theo đó cũng là tiêu dao.
Sau đó trở về Ngài chuyên nghiên cứu về thiên Tiêu dao. Hàng Nho gia cực học đều thần phục Ngài, rồi Ngài trở về Ngô lập chùa Chi Sơn. Về già Ngài muốn về Diệm, Tạ An làm thái thú đất Ngô có viết thư cho Ngài rằng:
– Nghe ông muốn trở về Diệm, thật là đáng buồn. Nhân sanh biết nương về đâu đây. Không bao lâu phong lưu đắc ý thì cũng hết đời, trọn ngày đau đáu gặp việc lại lo buồn. Duy muốn giữ ông lại một ngày bằng cả ngàn năm vậy. Ở đây phần nhiều là núi non yên tịnh có thể dưỡng bịnh-Công việc không khác gì Diệm mà việc trị thuốc bất đồng- Nghĩ đến duyên này xin Ngài tính lại.
Lúc Vương Hy còn ở tại Cối Kê, có nghe danh Ngài mà chưa tin, nói với người rằng:
– Tiếng tăm đó đâu đáng nói.
Sau đó Ngài trở về Diệm đi ngang nơi này, Vương có đến thăm.
Khi đến Vương nói với ngài:
– Thiên Tiêu dao có thể được nghe chăng?
Ngài nói cho Vương nghe cả ngàn lời, nêu rõ các lý lẽ mới, văn tài rất đáng kinh ngạc, Vương bèn cởi đai bỏ mũ, lưu luyến kính trọng không rời, bèn thỉnh Ngài đến chùa Linh Gia. Không bao lâu Ngài lại đi về Ốc châu lập chùa hành đạo. Tăng chúng cả trăm thường theo Ngài thọ học. Cũng có người sa đoạ, Ngài ngồi thiền làm bài minh để sách tấn: Chuyên cần, chuyên cần chí đạo phi thường. Chớ nên chìm đắm, nhược táng thần kỳ, mang mang tam giới, mờ mịt trường canh, phiền lao bên ngoài hợp lại, nhơn sanh một đời, mau như nước dốc. Thân chẳng phải ta, lấy gì nương gá, người đạt hoài đức, biết an tất nguy, tịch liêu thanh tịnh, rửa sạch ao thiền, giữ gìn minh cấm, nhã ngoan huyền quy, tâm yên thần đạo, hàng chí vô vi, soi sáng tam tế, dung trị sáu cõi, không đồng ngũ ấm, rỗng không tứ chi, không tay dụ tay, tuyệt mà không lìa, diệu giác đã bày, lại biết chỗ huyền, uyển chuyển bình nhậm, cùng vật thay đổi, quá khứ đã qua, chớ nghĩ chớ bàn, thuần là bậc giác ngộ, chí ở tại anh nhi!”
Bài luận này thấy rõ tài trí của Ngài lúc bấy giờ rất thanh tịnh bạt tục.
Ngài lại làm bài “thích mông luận”.
Cuối đời Ngài dời về núi Thạch Thành, lại lập chùa Thê Quang, an toạ nơi cửa núi, du tâm thiền uyển, uống nước suối ăn cây rừng, lập chí vô sanh. Ngài chú thích bộ “An ban tứ thiền” và các bộ Sắc du huyền luận, Thánh bất biện tríluận, Đạo hạnh chỉ quy, Học đạo giới. v.v… Học hạnh của Ngài có thể sánh với Mã Minh, Long Thọ. Về nghĩa thì ứng với pháp bổn, không trái với thật tướng. Sau này Ngài ra khỏi Sơn Âm giảng kinh Duy-ma, Ngài làm Pháp sư, Hứa Tuần làm đô giảng, Ngài thông nhất nghĩa. Mọi người đều gọi Ngài là người không thể vấn nạn, Tuần đưa ra vấn nạn, Ngài đều giảng thông suốt, hai bên vấn đáp mãi không dứt. Người nghe đều nói thông suốt được yếu chỉ của Ngài, nhưng khi tự nói lại chỉ được hai ba lần liền rối loạn.
Khi Tấn Ai Đế lên ngôi, có hạ chiếu mời Ngài về kinh đô- Ngài ở chùa Đông An giảng Đạo Hạnh, Bát-nhã- Tăng tục đều cung kính ngưỡng phục- Thái Nguyên Vuơng Mông, có tài soạn ra bài từ gồm vài trăm lời đem đến chỗ Ngài tự cho là Ngài không thể bác được- Ngài từ chối nói:
– Bần đạo cùng ông biệt ly đã nhiều năm, lời của ông rõ ràng là không tiến dài đựơc.
Vương Mông hỗ thẹn trở lui, bèn than rằng:
– Thật là vua của hàng tăng tục.
Khích Siêu hỏi Tạ An:
– Lâm công đàm luận thật lưu loát.
An nói:
– Do nổ lực mới được vậy.
Lại hỏi:
– Làm thế nào như Ân Hạo.
An nói:
– Biện luận thì sợ Ân chế chỉ, Khích Siêu thẳng đến chỗ sâu xa, Hạo thật là có chỗ hẹn đức.
Khích Siêu viết thư cho thân hữu có nói:
– Lâm Pháp sư thần lý thông bác ngộ đạt sâu xa. Vài trăm năm nay người tỏ thông đạo pháp khiến cho chánh giáo được lưu truyền duy chỉ một người này mà thôi.
Ngài lưư lại kinh sư lần lựa đến ba năm mới trở về Đông Sơn. Trong thư cáo từ Ngài có nói:
– Dám đem chỗ bất tài mà thổi gió đạo đến cho đời, chưa để lại đời sau dụng khiển việc linh hoá. Bởi nghĩa sa-môn xuất ra từ Phật, Thánh, hình thể đều khác tục, tuyệt dục quy tông, dù ở nơi chốn hư huyền, giữ quy tắc của nội Thánh- Giữ gìn ngũ giới, hoá đạo ngoại vương, đều là an lạc vô thanh, lấy tự đắc làm hòa, đem lòng từ ái, hàng nhuyễn động không làm tổn hại, thương xót kẻ cô bần đơn độc, xa lìa kẻ bất nhơn, phòng hộ túc mạng, giữ khí tiết bậc vô vị, bước đi không hối hận, là do bậc triết vương ngự ở đời, xem trọng hướng Nam, mọi người đều khâm phục thời thượng, an tâm với quy tắc siêu xuất, thăm dò sự vừa ý, kính trọng sự qua loa hình thức, khiến hco nhiều đời càng thêm mới mẻ.
Bệ hạ thiên chung bực thánh đức, nhã thượng không mỏi mệt. Đúng là bực khuôn mẫu, sớm chiều không quên việc ngự triều. Có thể gọi là tiếng tăm vang dội khắp thiên hạ. Trên thì nguyện bệ hạ tế độ hàm linh, hoằng thâm chí đạo, bỏ hết tập tục yêu mị tà kiên. Được vậy thì vua không cần dấy binh mà dân vẫn yên. Được một điều thì vĩnh viễn đều tốt đẹp. Nếu khiến trinh linh tướng người thần mỗi người đều quên, vua trở xuống không gần gũi. Thần thần hướng chi không thêm linh, huyền đức giao che chở thì dân được che chở. Lục hợp rộng lớn thành ngôi nhà kiết tường. Đại Tấn rỡ ràng là ngôi nhà hưởng thụ căn bản, thường vô vi mà vạn vật đều quy tông. Nắm đại tượng mà thiên hạ tự đến. Quốc điển hình sát thì có ty tồn vậy. Nếu sống mà không có ân Tuệ thì phần thưởng tự đắc. Chết mà không giận dữ thì hình pháp tự phạt. Khí của Hoằng công vì chán thần ý, đề cử kẻ hiền thì cần dùng minh lượng. Cái gọi là thiên là sao? Bốn thời đi đứng, bần đạo ẩn dật ở Đông Sơn cùng thế sự khác xa. Quanh năm rau trái nước trong, trọn đời tuyệt hết trần lụy-Nhưng rồi chưa ngộ pháp đạo đã được chiếu mời về kinh sư, tiến thoái chẳng biết thế nào đây. Tự đến thiên đình còn mong sự dẫn kiến, sách thì dùng tân lễ, sở thì dùng vi ngôn. Mỗi lần như vậy xấu hỗ tài hèn, lý không có gì mới, không đủ để đối với người lại ngăn mất sự nghe thấy, lật đật đợi người mồ hôi chảy nơi chiếu. Nay đức chẳng bằng người xưa, động tĩnh đều bi thiết. Du hồn nơi cấm tỉnh, lời nói suy lường, bị vây vào chỗ không căn cứ thì làm sao có thể làm. Vả lại năm tháng qua nhanh nên cảm lời than thở này, huống chi lại là đồng chí ở nơi chốn tịch liêu vắng vẻ xa xôi nào ai có thể không hoài vọng. Trên thì nguyện bệ hạ cho trở về nơi chốn lâm bạc, đem chim nuôi chim việc gáng vác càng ưu phiền. Chợt nghe có chiếu chỉ vua đưa tới triệu hồi và bảo sẽ tư cấp vật thực đầy đủ. Nhất thời lưu danh và tiễn biệt, tránh khỏi cảnh tội tù. Thái tử Thúc đền gần phía trước Độn ngồi, Tạ An Thạch sau thẳng đến, thái đứng dậy, tạ bèn rời khỏi chỗ đó, thái bèn trở về đem cả tấm lẫn tạ vứt xuống đất mà tạ chẳng lưu tâm. Đó là bậc thần được ưa thích như thế.
Ngài ẩn dật ở Diệm Sơn, suốt đời cùng cây cối am đầm. Có người đem cho Ngài con ngựa, Ngài thương và nuôi nó. Bấy giờ có người cơ hiềm, Ngài nói:
– Thương vì nó là loài thần mã, lại là loài súc sanh.
Sau có người đem cho con hạc. Ngài bảo với hạc:
– Ngươi là vật xung thiên, sao lại làm vui cho tai mắt.
Bèn thả nó bay đi. Ngài lúc nhỏ thường cùng thầy luận về vật loại, cho dùng loại trứng gà sống không phải là sát. Thầy không thể khuất phục được Ngài. Thầy khi sắp mất, chợt thấy thân hình chui vào quả trứng ở dưới đất, đập vỏ trứng ra có con gà đi, trong khoảnh khắc đều tan biến hết. Từ đó Ngài cảm ngộ ra được, do vậy mà trọn đời chỉ ăn rau cải. Trước kia Ngài từng ở núi Dao Ô, đến khi nổi tiếng Ngài lại trở về đó. Có người hỏi, Ngài đáp:
– Tạ An xưa mấy lần liền dời về ở. Nay xúa tình mở mắt nhìn đều khởi tưởng.
Sau đó Ngài bịnh nặng lại trở về Dao Ô. Năm Tấn Thái hoà nguyên niên, ngày tháng nhuần Ngài mất tại đó, thọ năm mươi ba tuổi. Táng ở núi Dao đến nay mộ phần vẫn còn. Hoặc gọi là núi Chung Diệm vẫn chưa rõ ràng. Khích Siêu có viết bài tựa truyện Viên Hoằng làm bài minh khen ngợi, Đàm Bảo viết điều văn.
Tôn Xước có bài Đạo Hiền luận rằng:
– Chi Độn dáng người tao nhã còn hơn cả Trang, Lão. Cả hai khác thời mà sự ưa thích huyền đều đồng vậy.
Lại có bài dụ đạo luận rằng:
– Chi Đạo Lâm đó thức thanh thể thuận mà không đối với vật, huyền đạo sâu xa đồng với thần tình. Chỗ sâu xa mà dẫn đến quy tông, ròng rã mà chưa tỏ ngộ vậy.
Về sau có cao sĩ Đái Quỳ đi qua mộ của Ngài, bèn than thở:
– Đức âm chưa xa mà cây cối đã sum xuê, mong mõi thần lý miên miên không cùng khí vận đều tận.
Ngài có bạn đồng học là Pháp Khấu, người rất tinh lý nhập thần, lại mất trước Ngài. Ngài than rằng:
– Xưa thợ đã phế bỏ cũng do người đất Dĩnh, Nha sanh ngừng đàn ở nơi chung tử, suy ra việc cầu người hiền là không hư dối vậy. Bảo Khế đã lần lần phát lời nói chẳng khen thưởng, lòng ta đau xót vì mất người.
Rồi Ngài trước tác tập “Thiết ngộ chương” đến khi mất mới xong.
Ngài trước tác các sách văn hàn có mười quyển, còn thạnh hành ở đời.
Bấy giờ ở Đông độ lại có: Trúc Pháp Ngưỡng, là bậc đa văn tuệ giải, được vua rất trọng vọng, khi Ngài mất còn hiện hình đến Vương Úc để hành nghiệp.
VU PHÁP LANG
Ngài là người Cao Dương, tuổi nhỏ đã tiết tháo khác thường, xuất gia năm mười lăm tuổi. Lấy sự tinh cần làm sự nghiệp – chuyên tụng kinh điển suốt ngày đêm, cầu pháp hỏi đạo đều xuất chúng. Đến tuổi trưởng thành thì thần trí thông minh rạng rỡ, đạo đức chấn cả vùng Tam hà, danh lưu cả bốn cõi. Tánh thích ở chốn núi non xa lánh cảnh phồn hoa. Mùa đông tuyết thường phủ đầy núi, bấy giờ có con hổ vào phòng Ngài- Ngài thần sắc không biến đổi, cọp cũng trở nên thuần thiện, khi tuyết tan thì bỏ đi. Thần núi cũng thường đến nghe pháp. Sau Ngài nghe ở núi Giang Đông huyện Thủy Diệm có sự linh kỳ bèn tìm đến đó ở chân núi Thạch Thành – Nay là chùa Nguyên Hoa. Người đương thời do phong độ của Ngài mà đem so với Dũ Nguyên Quy; Tôn Xước trong Đạo Huyền luận thì so Ngài với Nguyễn Tự Tông, Ngài từng ở Diệm một thời gian ngắn, không bao lâu ngài than rằng:
– Đạo Phật tuy hưng thịnh mà kinh sách phần nhiều khiếm khuyết. Nếu được nghe kinh giáo thì có chết cũng cam.
Rồi Ngài đi sang Tây vực cầu học kinh pháp, khi đến Giao Châu bị bịnh nên mất ở Tượng Lâm. Sa-môn Chi Độn lập tượng Ngài có bài tán rằng:
– Họ Vu siêu thế tông thể huyền chỉ, vui cùng sơn trạch tuần hợp hang hổ.
Trong biệt truyện có nói:
– Pháp Lang cũng cảm ứng được việc suối khô thành nước, cũng như việc của ngài Trúc Pháp Hộ vậy. Lại có các vị Trúc Pháp Hưng, Chi Pháp Uyên, Vu Pháp Đạo đều là bậc kỳ đức. Pháp Hưng sống hài hoà mà người biết danh, Pháp Uyên tài hoa mà được nổi tiếng, Pháp Đạo thì thông nghĩa mà được tiếng vang.
VU PHÁP KHAI
Không biết ngài ở đâu, theo ngài Pháp Lang làm đệ tử, là bậc thâm tư bác lãm, nghi dung đều biểu hiện. Giỏi về Phóng Quang và Pháp Hoa. Lại tổ thuật Kỳ-bà-sa, diệu thông y pháp. Ngài thường khất thực ở nhà chủ nhân, gặp một phụ nữ đang bị nguy kịch, mọi người điều trị đều không hiệu nghiệm, cả nhà đều lo lắng. Pháp khai nói:
– Bịnh này dễ trị.
Chủ nhân đang thịt dê muốn cúng tế. Ngài bảo lấy một ít thịt nấu canh xong rồi dùng khí châm, không bao lâu thì màng bụng dê bao bọc đứa con lọt ra ngoài.
Năm Thăng Bình thứ năm, vua Hiếu Tông có bịnh. Pháp khai xem mạch biết không khỏi nên không vào. Khang Hiến Hậu bảo vua không khoẻ gọi Ngài vào xem mạch. Ngài đến cửa nhưng không vào chỉ nói với quan đình úy. Không lâu sau vua băng hà. Ngài trở về thành Diệm Thạch tu ở chùa Nguyên Hoa, sau đó dời về chùa Linh Thứu ở Bạch Sơn – mỗi khi cùng Chi Đạo Lâm tranh luận về nghĩa sắc không, Ngài đều thông suốt rõ ràng khúc chiết. Cao Bình Khích Siêu tuyên thuật lại lời Lâm giải, đều có truyền lại ở đời. Ngài có đệ tử là Pháp Uy, rất tinh ngộ khu biện, nên Tôn Xước có làm bài tán rằng:
– Dễ gọi là hàng bạch, thi thơ hay đẹp tiết tháo, rộng lớn mà lại sâu xa, danh tiếng thì trong sáng rỡ ràng, không xấu hỗ với hoài bảo.
Ngài thường sai Pháp Uy đi qua Sơn Âm, ngài Chi Độn giảng kinh tiểu phẩm. Ngài bảo Pháp Uy:
– Ông đến nghe Đạo Lâm giảng phần trung phẩm, ông nên nạn vấn lại hơn mười lần, thì đây cái khó cũ mới thông.
Khi Pháp Uy đến gặp lúc ngài Pháp Độn đang giảng, quả như ngài nói. Qua lại nhiều lần Pháp Độn mới chịu thua, nhơn đó rất cảm phục.
Ai Đế mấy lần hạ chiếu mời, Ngài bèn xuất kinh giảng kinh Phóng Quang- Phàm các bộ kinh cũ có nghi sai sót Ngài đều giải thích lại- Giảng xong Ngài từ biệt trở về Đông Sơn. Nhà vua mến đức ân cần cúng dường tiền bạc lụa là và xe ngựa y phục đông hạ. Tạ An, Vương Văn Độ thảy đều là bực hiền thiện. Họ đều nói Pháp sư là bậc cao minh – cương giảng như vậy là dụng y thuật gì?
Đáp:
– Thấu suốt lục độ để trừ tứ ma. Điều hoà cửu hầu để trị bịnh phong hàn. Tự lợi lợi người không được thế sao?
Năm sáu mươi tuổi Ngài mất ở chùa núi. Tôn Xước nói:
– Tài đức ngang dọc, đem số thuật để hoằng giáo đều ở nơi Ngài Pháp Khai vậy.
VU ĐẠO THÚY
Ngài là người Đôn Hoàng, tuổi nhỏ sớm mất cha được thúc phụ nuôi dưỡng- Đạo Thuý rất hiếu kính phụng thờ mẹ. Đến năm mười sáu tuổi Ngài xuất gia thờ Lang công làm thầy. Ngài học nghiệp rất cao minh nội ngoại đều thông suốt, khéo dùng phương dược lại thích đọc sách vở, trí Tuệ khác tục lại khéo việc đàm luận. Hộ công thường bảo Ngài là bực thông tuệ tao nhã như người xưa. Nếu không vô phương làm đống lương cho đại pháp. Sau cùng Giảng công qua Giang đông. Tánh Ngài thích chốn núi non ao đầm nên thường tìm đến các ngọn danh sơn, không màng đến việc khen chê, chưa từng vương vấn trần hoặc. Sau Ngài theo Pháp Lang đi đến Tây Vực, đến Giao Chỉ thọ bịnh rồi mất, thọ ba mươi mốt tuổi. Khích Siêu hoạ vẽ hình Ngài, Chi Độn viết bài minh, tán thán rằng:
– Anh anh thượng nhơn, thức thông lý thanh, trong sáng như ngọc, đức âm vang dội. Tôn Xước đem ngài so sánh với Nguyễn Hàm. Hoặc nói Hàm thì có nhiều kỳ cơ, Đạo Thuý thì có tiếng tăm.
Trong dụ đạo luận nói:
– Gần Lạc trung có Trúc Pháp Hành nói về các phương dược. Giang Nam có Vu Đạo Thuý về thức thì dùng đối thắng lưu, người đương thời đều nghe biết đến, chẳng phải là danh tiếng rộng lớn của kẻ đồng chí.
TRÚC PHÁP SÙNG
Chưa rõ Ngài là người ở đâu. Thuở nhỏ vào đạo đã có giới tiết, lại cần mẫn và hiếu học. Dốc chí tụng kinh chú mà lại chuyên trì Pháp Hoa. Ngài thường đến chân núi Tương châu-Tinh núi hoá ra một phụ nữ đến xin thỉnh giới với Ngài. Ngài cất chùa bên chân núi. Ngài ở đó một thời gian ngắn giáo hoá cả vùng hợp tướng. Sau đó Ngài trở về núi Cát Hiện, ăn rau rừng uống nước suối vui sống thiền tuệ. Học giả ở Đông Ngoã tranh nhau đến hỏi đạo, cùng gặp gỡ với ẩn sĩ nước Lỗ là Khổng Thuần, mỗi lần đến thì nói chuyện cả ngày quên cả đường về, tự cho là rất đắc ý. Pháp Sùng bèn than rằng:
– Tưởng nghĩ người ngoài hơn ba mươi năm, ở đây không biết được tuổi già sắp đến.
Khi từ biệt với Khổng Thuần Ngài có ngâm rằng:
– Khí hạo nhiên có ở trong tâm, kẻ sĩ sơn lâm đến mà không trở về, đó chính là người vậy.
Sau Ngài mất ở trong núi. Ngài trước tác bộ Pháp Hoa nghĩa sớ bốn quyển và nhiều kinh khác. Bấy giờ ở Ngưỡng sơn Diệm Đông lại có Thích Đạo Bảo, vốn là họ Vương, người Lang Da, là em của Tấn thừa tướng. Tuổi nhỏ đã có lòng tín ngộ từ bỏ vinh hoa tránh xa trần thế. Có lời vịnh rằng:
An chi vạn lý thuỷ,
Lúc bắt đầu phát tâm
Sau dùng học hạnh nguyện.
TRÚC PHÁP NGHĨA.
Chưa rõ người ở đâu -Năm mười ba gặp ngài Pháp Thâm liền hỏi:
– Nhân lợi là việc làm của người quân tử, Khổng Khâu vì sao lại ít nói.
Pháp Thâm nói:
– Vật ít có thể làm cho nên ít nói.
Ngài Pháp Thâm thấy tuổi nhỏ mà đã dĩnh ngộ, bèn khuyến hoá cho xuất gia. Sau đó nguyện học pháp môn theo ngài Pháp Thâm thọ học. Thông hết kinh pháp lại làu Pháp Hoa. Sau đó từ biệt thầy về kinh lại đại khai giảng đạo. Vương Đạo, Khổng Phu đều cung kính học đạo. Đến đời Tấn Hưng Ninh, ngài trở về Giang Tả ở núi Thỉ Ninh, đệ tử theo thọ nghiệp có hơn trăm vị. Đến đời Hàm An năm thứ hai, Ngài bị bạo bịnh, thường niệm phật Quan Âm bèn thấy một người mổ bụng rửa ruột mình, thức dậy thì hết bịnh.
Năm Tấn Ninh Khang thứ ba, Hiếu Vũ Hoàng đế sai sứ giả thỉnh Ngài về kinh đô.
Năm Tấn Thái Nguyên thứ năm Ngài tịch tại kinh hưởng thọ bảy mươi bốn tuổi.
Vua đem mười vạn tiền đến phúng điếu xây mộ, lập tháp ba tầng. Đệ tử của Ngài là Đàm Sản, ở bên mộ lập chùa, đặt tên là tinh xá Tân Đình. Sau vua Tống Hiếu Vũ đi chinh phạt hung nô ở Nam Hạ, xa giá có dừng lại chùa này, có lên chốn thiền đường, có mở tháp ra nhơn đó đặt tên là Trung Hưng. Thế nên cuối đời Nguyên gia có lời đồng dao nói:
– Tiền Đường xuất thiên tử.
Gọi đó là thiền đường.
Ở thiền phòng Trung Hưng còn có rồng bay ở trên điện, nay là Thiên An vậy.
TRÚC TĂNG ĐỘ
Ngài họ Vương tên Hy, tự là Huyền Tông, người ở Đông Hoàng. Tuy còn nhỏ tuổi mà thiên tư đã bộc phát. Đến năm mười sáu tuổi thần tình tỏ sáng thông minh khác người, tánh tình Ngài ôn hoà độ lượng với tất cả mọi người. Ngài ở với mẹ hết lòng hiếu sự kính lễ. Người mẹ dạm hỏi một người con gái trong quận tên là Thiều Hoa vốn người nết na xinh đẹp lại giỏi ruộng vườn. Lúc chưa thành hôn thì mẹ Thiều Hoa mất, không bao lâu người cha cũng mất kế đến mẹ Ngài cũng mất. Nhìn thấy thế sự vô thường Ngài cảm ngộ được lý vô thường liền xả tục xuất gia học đạo đổi tên là Tăng Độ. Từ đó tránh xa trần duyên du phương học đạo.
Thiều Hoa khi tang phục xong, tự nghĩ nghĩa tam tùng, không có đạo độc lập nên viết thư cho Tăng Độ nói:
– Da tóc không thể làm thương huỷ, tông tự không thể bỏ phế – Khiến nhìn lại thế giáo của người, bỏ hết mọi chí khí hình dung tốt đẹp, xa thì điều tốt lành linh ứng cho tổ khảo, gần thì nguyện an ủi cho người thần.
Lại tặng cho Ngài năm bài thơ, có một thiên nói:
– Đại đạo tự vô cùng
Thiên địa lại dài lâu
Đá lớn không thể tiêu
Hạt cải cũng khó đếm
Thế gian một đời người
Bỗng chốc lại qua mau
Vinh hoa há không thạnh
Sớm tối ắt điêu tàn
Tăng Độ đáp thư rằng:
– Phàm việc của nhà vua là để trị một nước. Nếu chưa thành đạo để tế độ vạn bang thì an thân để thành một gia đình. Nếu chưa hoằng đạo để tế độ tam giới, thì thịt da này nói gần thì chưa huỷ được trong thế tục, xa thì do đức người không bằng, chưa thể tế độ, lấy đây làm hỗ thẹn. Nhưng dù có tích đá thành núi cũng mong học đạo. Vả lại thân mặc cà-sa, tay cầm tích trượng, uống nước suối, vịnh bát-nhã, thì dù Vương công mặc trân báu toàn mỹ cũng không thể thay đổi. Nếu khế hợp thì cùng đến chốn nê-hoàn vậy. Vả lại tâm người mỗi khác. Người thì không thích vui theo chí đạo, ta thì không ham chuyện đời, cho nên càng biệt ly lâu dài vậy, nhơn duyên vạn thế từ nay xin tuyệt. Việc đời đã không cùng ta chung bước, thì sự học đạo nên bồi chí. Người xử thế phải kịp thời nghĩ đến. Nay người niên đưc còn thạnh, phải mau có sở mộ, chớ vì kinh tâm đạo sĩ mà năm tháng thoáng qua.
Lại làm bài thơ ngũ thiên trong có đoạn nói:
Cơ vận không dừng lại
Bỗng chốc năm tháng qua
Đá lớn rồi cũng cạn
Hạt cải há là nhiều
Một hơi thở dứt đi
Thì đã qua đời khác.
Chẳng nghe Vinh Khải Kỳ
Đầu bạc cất lời ca
Ao vải vẫn ấm thân
Đâo cần mặc tơ lụa
Đời nay tuy nói sướng
Còn đời sau thế nào
Tợi phước đều do mình
Thà tự lợi lợi tha
Chí của Ngài đã quyết thì không gì thay đổi được-Thiều Hoa cảm ngộ càng khởi tâm kính tin. Từ đó Ngài chuyên tinh Phật pháp, tham luận kinh điển và trước tác bộ “Tỳ-đàm chỉ quy” còn lưu hành ở đời. Sau không biết Ngài tịch ở đâu.
Bấy giờ ở Hà Nội có ngài Trúc Tuệ Siêu, cũng là người hạnh giải kiêm ưu cùng làm bạn thiện với cao sĩ Nhạn Môn là Chu Tục, chú giải bộ kinh Thắng Man vậy.