CAO TĂNG TRUYỆN
Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 1
NHIẾP-MA-ĐẰNG
Ngài vốn là người Thiên-trúc, giỏi việc phong nghi, tỏ thông các kinh đại tiểu thừa, thường lấy việc du hoá làm nhiệm vụ. Ngày xưa Ngài từng đến nước Phụ Dung ở Thiên-trúc giảng kinh Kim Quang Minh. Sau đó đất nước bị xâm lăng, Ngài chỉ nói: “Trong kinh có nói: nên hay thuyết kinh pháp này sẽ được địa thần hộ vệ, khiến cho nơi ở đều được an ổn. Hiện nay chiến tranh đang bộc phát, thật tương phản với việc trên không. Suy nghĩ thế nên quên cả sự hiểm nguy, đi lại hai nước kêu gọi giảng hoà. Cuối cùng thì hai nước giao hiếu trở lại, nhờ vậy mà danh Ngài được vang xa.
Đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh Bình, một đêm vua nằm mơ thấy người vàng bay từ hư không đến. Khi thức dậy vua triệu tập quần thần cùng đoán mộng. Thông nhân Phó Nghị tâu rằng:- thần nghe Thiên-trúc có vị thần gọi là Phật. Điều bệ hạ nằm mộng chắc ứng vào vị này. Vua cho là đúng. Sau đó sai đoàn sứ giả mười tám người là các quan Lang trung như Tần Cảnh, Thái Âm, Bác sĩ, Vương Tuân… do Đậu Cố dẫn đầu qua nước đại Nhục-vhi ở Thiên-trúc để tầm cầu Phật pháp. Trên đường đi họ gặp được ngài Ma Đằng nên thỉnh Ngài về đất Hán. Tôn giả vốn có đại nguyện hoằng pháp nên bằng lòng. Trải qua bao chặng đường gian nan hiểm trở cuối cùng Ngài đến được Lạc dương. Vua vui vẻ đón 162 tiếp và xây tinh xá cho Ngài trụ trì. Hán thổ bắt đầu có Sa-môn.
Khi mới truyền đạo, Ngài chưa có uy tín nên kiến giải thông tuệ chưa thể hiển bày ngay. Sau đó không lâu, Ngài tịch ở Lạc dương.
Có bài kí rằng: Ngài Ma-đằng dịch bộ kinh Tứ thập nhị chương, đầu tiên Ngài ở tại Lan Đài Thạch Thất, nay là chùa Bạch Mã. Ngoài cửa Tây Ung thành Lạc dương. Có bài tương truyền rằng: ở nước ngoài có vị quốc vương ra lệnh phá hoại hết chùa tháp. Duy có chùa Chiêu Đề là chưa phá. Một đêm có con bạch mã đi quanh tháp kêu la rất là bi thiết- có người tâu với vua, vua cho ngưng việc phá hoại chùa chiền. Từ đó chùa Chiêu Đề được đổi tên thành Bạch Mã tự.
TRÚC-PHÁP-LAN
Ngài Trúc-pháp-lan cũng là người Thiên-trúc, tự nói mình tụng kinh luận số cả vạn chương, là thầy của các bậc học giả Thiên-trúc. Bây giờ, Thái Âm đã đến nước kia, Trúc-pháp-lan cùng Ma-đằng cùng muốn đi du hoá, nên cùng nhau đến. Gặp lúc học trò ngăn trở nên Ngài Pháp-lan đến sau, khi đến Lạc dương thì cũng dừng lại với ngài Mađằng, không bao lâu thì rành rẽ tiếng Hán. Hâm ở Tây vực có được kinh thì phiên dịch ra. Năm bộ kinh gồm Tứ thập nhị chương, Phật Bổn Hạnh, Pháp Hải Tạng, Phật Bổn Sanh, Thập địa đoạn kết, do loạn lạc mất hết bốn bộ không còn lưu truyền- Vùng Giang tả duy còn bộ Tứ Thập Nhị chương, nay vẫn còn gồm hơn hai ngàn lời nói. Đất Hán thấy còn các bộ kinh, duy ở đây là mới bắt đầu. Âm lại ở bên Tây vực gặp được: Thích-ca ỷ tượng thứ tư, thứ tư do tượng sư Chiêu-đàn của vua Ưu Điền làm ra. Khi truyền đến Lạc dương, Minh đế liền sai họa công vẽ lại tượng đặt trong Thanh Lương đài và trên lăng Hiển Tiết. Tượng cũ nay không còn. Lại xưa kia Hán Vũ đào ao Côn Minh, bên dưới đáy có tro đen liền hỏi Đông Phương Sóc, Đông Phương Sóc nói: -Không biết – có thể hỏi người Tây Vực.
Sau Ngài pháp-lan đến, mọi người tìm Ngài hỏi- Ngài bảo:
– Thế giới cuối cùng bị kiếp hỏa thiêu đốt, chính là tro này vậy.
Sóc nói: có chứng cớ thì người tin mới đông.
Ngài mất tại Lạc dương, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi.
AN THANH
Ngài An Thanh tự là Thế Cao, là Thái tử con chánh hậu vua nước An Tức. Thuở nhỏ Ngài lấy hiếu hạnh làm đầu, lại thêm chí nghiệp rất thông minh mẫn tụê.
Ngài khắc ý hiếu học. Những điển tích nước ngoài và ngũ hành, thất diệu, y phương diệu thuật cho đến tiếng cầm thú Ngài đều thấu đạt. Ngài từng trông thấy bầy yến nói với bạn rằng: Yến nói: “ sẽ có người đưa thức ăn đến” không bao lâu quả đúng vậy. Mọi người đều lấy làm lạ nên Ngài có tiếng tài trí khác thường. Hồi nhỏ Ngài đến Tây vực, Cao tuy ở nhà mà giữ giới rất tinh nghiêm. Khi vua mất ngài kế tự đại vị, lại tư duy về khổ không, nhàm chán hình khí thế gian. Lễ hành phục vừa xong, bèn nhường ngôi cho chú rồi đi xuất gia học đạo. Ngài thông suốt kinh tạng, càng tinh thuần A-tỳ-đàm, lại phúng trì Thiền kinh, thông suốt sự vi diệu của nó. Rồi đó Ngài du phương hoằng hoá đi khắp các nước. Đầu nhà Hán ngài mới đến Trung Hạ, tài ngộ cơ mẫn, một lần nghe liền thông đạt. Ở đây chưa bao lâu, Ngài đã thông thạo Hoa ngữ. Thế là Ngài dừng lại đó phiên dịch kinh điển. Cải người Hồ Thành Hán, Ngài dịch bộ An Ban thủ ý, Âm trì cùng mười hai môn Đại Tiểu và một trăm sáu mươi phẩm, là Tam tạng đầu tiên ở nước ngoài. Đại chúng cùng giúp đỡ Ngài tuyển thuật kinh yếu thành hai mươi bảy chương, cao cắt bớt tập hợp lại thành bảy chương dịch ra Hán văn, tức Đạo Địa kinh. Trước sau Ngài dịch tổng số kinh luận gồm ba mươi chín bộ, nghĩa lí rất rõ ràng, văn tự chính xác. Biện bác mà không hoa mỹ, chân chất mà không quê mùa, làm cho người đọc chuyên chú mà không mỏi mệt.
Ngài Thế-cao là người cùng lí tận tánh, tự biết được duyên nghiệp, có nhiều thần tích người đời không thể biết hết được. Đầu tiên Cao tự nói thân trước đã từng xuất gia. Có người đồng học rất đa sân. Mỗi khi gặp thí chủ cúng không xứng thì liền nổi giận. Ngài Thế Cao khuyên can quở trách mà không sửa đổi. Như thế trải qua hai mươi năm, bèn cùng bạn đồng học tạ quyết rằng:
– Tôi sẽ đến Quãng Châu để hoàn trả nghiệp đời trước. Ông thông kinh tạng lại chuyên cần mà tánh lại nhiều sân hận, sau này sợ thọ ác hình. Ta nếu đắc đạo ắt sẽ độ ông.
Nói rồi thì đi qua Qủang Châu, gặp lúc đạo tặc hoành hành dữ dội.
Trên đường một thanh niên tay cầm đao bảo: Ta gặp được ông rồi vậy.
Cao cười nói: Ta đời trước có thiếu nợ ông nên tìm đến để trả.
Bèn đưa đầu đón nhận lưỡi đao mà mặt không biến sắc. Giặc bèn chém lấy. Người đến xem đầy đường không ai mà không kinh hãi cho là kì dị. Ngài chết rồi thần thức quay trở về nước An Tức làm thái tử của Vua, tức là thân Thế Cao bấy giờ. Cao du hoá vào Trung Quốc tuyên giảng kinh xong rồi. Gặp vào cuối đời Linh-đề, quán lạc nhiễu loạn bèn chấn tích đi về Giang nam và nghĩ: Ta nên qua Lô Sơn độ cho bạn đồng môn xưa. Đến nơi miếu hồ cung đình. Miếu này xưa có uy linh. Hàng thương lữ qua lại vùng này phải cầu khẩn cúng bái thì mới bình yên vô sự. Từng có người đến xin Trúc của thần. Thần chưa hứa người ấy lấy về liền bị nạn, trúc hoàn lại chỗ cũ. Từ đó người đi thuyền rất kính sợ. Cao cùng đồng lữ hơn ba mươi người đến phóng sanh cầu thuỷ. Thần bèn giáng chú rằng:
Trên thuyền có Sa-môn hãy mau lên đây. Khách lữ kinh ngạc, thỉnh Cao vào miếu. Thần bảo với Cao:- Ta xưa với ông cùng xuất gia học đạo, thích làm bố thí mà tánh thường sân giận nay làm thần ở hồ cung đình. Trong khoản chu vi ngàn lí đều do ta cai trị. Vì có bố thí nên trân báu đầy đủ phong phú.Vì sân giận nên đoạ làm thần. Nay gặp lại bạn đồng học vui buồn lẫn lộn. Thọ tận nay mai mà hình hài to lớn xấu xa. Nếu xả bỏ mạng này thì thân làm ô uế sông hồ, nên phải qua bên đầm ở Sơn Tây. Thân này diệt sau đó sợ đoạ vào địa ngục. Tôi có ngàn tấm lụa cùng nhiều bảo vật, có thể lập pháp xây tháp làm phước sanh về cõi thiện.
Cao nói: Cố ý đến độ ngươi sao không hiện hình.
Thần nói: Thân hình vô cùng xấu xí mọi người sẽ sợ. Cao đáp: Cứ hiện ra không sợ. Thần phía sau xuất đầu ra đó là con trăn lớn, không biết đuôi dài ngắn bao nhiêu. Trăn đến quỳ bên ngài Thế Cao.
Cao dùng tiếng Phạm tán tụng khế hợp.
Trăn nghe rơi lệ như mưa, trong giây lát thì biến mất. Cao bèn lấy lụa và báu vật từ biệt ra đi. Người trên thuyền căng buồm, trăn lại hiện thân lên núi nhìn theo, mọi người vẫy tay hồi lâu mới mất. Không bao lâu thuyền đi đến Dự Chương. Ngài đem lụa của thần lập ra chùa Đông. Sau khi Cao đi thì thần mạng chung.
Tối đó có một thiếu niên lên thuyền quì dài trước mặt Cao để thọ lời chú nguyện, rồi tự nhiên biến mất. Cao nói với người trong thuyền: Thiếu niên này là thần ở miếu Cung đình, nay lìa được ác hình. Từ đó miếu thần hết còn linh ứng. Sau đó người ta thấy ở đầm Sơn Tây có một con trăn đã chết, đuôi đầu dài cở vài lý. Nay ở quận Tầm Dương có thôn
Xà chính là đây vậy. Cao sau đó lại đến Quảng Châu tìm người thiếu niên đã hại mình khi trước. Người thiếu niên vẫn còn đó, Cao đến nhà nói việc vay trả đời trước cùng cac túc duyên. Ngài hoan hỷ nói: Ta còn có dư báo, nay sẽ trụ lại Cối Kê để trả báo.
Ở Quảng Châu khách biết ngài không phải người phàm ý bỗng thông tỏ nên lòng hối hận việc xưa, cùng nhau hậu đãi. Rồi sau đó theo ngài An Thế Cao đông du về Cối kê. Đến nơi đi vào chợ, gặp lúc trong chợ có loạn đánh đấm nhau rồi đánh nhầm vào đầu Cao nên mạng chung. Khách nghiệm thấy hai việc quả báo, từ đó tinh cần tu trì Phật pháp, nói rõ các duyên sự. Mọi người nghe biết không ai mà không thương cảm, rõ được chứng cớ trong ba đời. Cao có dòng giống vua, đã làm khách lữ cho vua Tây vực, gọi là An Hầu, đến nay còn gọi như vậy. Nước Thiên-trúc gọi sách là Thiên thư, lời là Thiên ngữ, âm huấn kì dị rất khác với sách Hán. Trước sau truyền dịch rất nhiều sai lầm. Duy có sách của Cao viết dịch thì đứng đầu các sách dịch. Gặp được An Hầu khó không khác gì được gặp Thánh, liệt đại minh đức đều nêu ra rõ ràng. Tôi tìm trong các sách đều ghi nhiều điều về Cao công, đem những quyền tích ẩn hiển phế bỏ rất nhiều đoạn. Hoặc do truyền lưu có lầm lẫn thành ra sai lạc.
Xét trong Thích Đạo An kinh lục có ghi: Ngài An Thế Cao từ hai năm Kiến Hoà của Hán Hằng đế cho đến niên hiệu Linh đế Kiến Ninh, hơn hai mươi năm dịch ra hơn ba mươi bộ kinh. Lại biệt truyền rằng:
cuối đời Tấn Thái Khang có Đạo nhơn An Hầu đến Tang Thản dịch.
Dịch xong viết một lá thư để ở chùa bảo sau bốn năm mới mở ra. Cuối nhà Ngô Ngài đi đến Dương Châu, nhờ người đem một rương đồ đạc đổi lấy một người nô bộc đặt tên Phước Thiện, nói là Thiện tri thức của ta. Cùng đem người nô bộc đi đến Dự Chương, đến miếu hồ công đình, làm chùa xong Phước Thiện dùng dao chém vào lưng An Hầu chết. Người ở Tang Thản mở thư ra, trong đó có dòng chữ ghi: Tôn sùng đạo của ta là cư sĩ Trần Tuệ, truyền thiền kinh là Tỳ-kheo Tăng Hội, ngày đó vừa đúng bốn năm.
Lại Dữu Trọng Ung, Hình châu ghi rằng: Đầu nhà Tấn có Sa-môn An Thế Cao độ cho thần miếu, được tài vật đem về cất chùa Bạch Mã ở hướng góc Đông Nam của Hình thành. Đời nhà Tống, Khang Vương Tuyên ở Lâm Xuyên có ghi: Trăn chết vào cuối đời nhà Ngô. Trong Đàm Tông tháp tự ghi: chùa Ngoã Quan ở Đan Dương thời Tấn Ai đế Sa-môn Tuệ Lực lập ra. Sau có Sa-môn An Thế Cao, đem tài vật từ miếu Cung Đình về sửa sang tu bổ lại.
Nhưng Pháp sư Đạo An, xem qua các kinh, so sánh các bản dịch
thuật, thấy không có sai khác, từ năm thứ hai Kiến Hoà cho đến cuối đời Tần Thái Khang, trải qua một trăm bốn mươi năm. Nếu Cao công trường thọ hoặc có thể như thế, mà việc không đúng như vậy. Vì sao, xét ở Khang-tăng-hội chú giải kinh An Ban Thủ Ý, bài tựa có ghi: Kinh này do An-thế-cao viết ra, lâu ngày bị thất lạc. Lại có Hàn Lâm ở Nam Dương, Văn Nghiệp ở Dĩnh Xuyên, Trần Tuệ ở Cối Kê. Đây là ba bậc hiền giả, có lòng tin đạo sâu xa. Khương-tăng-hội đều mời thỉnh hợp tác. Trần Tuệ chú nghiã, tôi phụ châm trước vào. Tăng-hội mất vào năm Tấn Thái Khang nguyên niên và nói kinh này không bao lâu sẽ bị quên mất. Lại trong thư ngài Thế Cao có ghi: “ Tôn sùng Đạo ta có Cư sĩ Trần Tuệ, truyền thiền kinh là Tỳ-kheo Tăng Hội. Nhưng An Ban nói rõ ràng về thuyết Thiền nghiệp, biết là lời ghi trong thư đó là lời thật. Đã gọi là hai người thì mới truyền là” Đạo ta”, há là dung hoà cùng đồng thế. Vả lại trong Biệt truyện tự nói: Truyền Thiền kinh đó là Tỳkheo Tăng-hội. Ngài Tăng-hội đã tịch vào đầu niên hiệu Thái Khang, sao lại dung hợp với An Hầu Đạo nhơn vào cuối Thái Khang. Đầu đuôi đã tự mâu thuẫn, chỉ do một lá thư lầm nói vào đầu nhà Tấn. Các tác giả về sau hoặc nói Thái Khang hoặc là nói Ngô mạt. Thuyết nói đầu nhà Tấn đã khó thật, mà Đàm Tông Ký còn ghi: Thời Tấn Ai Đế, Anthế-cao mới sửa chùa. Thật là nói lại lệch quá lắm vậy.
CHI LÂU CA SẤM
Ngài Chi-lâu-ca-sấm cũng gọi là Chi-sấm. Vốn là người Nguyệtchi, đức hạnh thì là thuần thâm, tánh ý thông mẫn. Bẩm trì giới pháp thì tinh cần gìn giữ, tụng tập các kinh, chí cầu nơi sự pháp hóa. Thời Hán Linh đế, Ngài đến Lạc Dương trong niên hiệu Quang Hoà, dịch kinh từ Phạm văn ra. Xuất bản ba kinh” Bát-nhã, Đạo Hạnh, Ban-chu, Thủlăng-nghiêm”, lại có hơn mười bộ kinh A-xà-thế Vương, Bảo Tích …Về già Ngài không dịch nữa. An công hiệu đính lại từ cổ đến kim, tìm trong văn thể nói: _ Tự như của Sấm viết ra, các kinh này đều đều đắc bổn chỉ, rõ ràng không thêm bớt. Có thể nói là người khéo tuyên pháp yếu, hoằng dương đạo pháp. Sau không biết Ngài mất ở đâu.
Bấy giờ có Sa-môn Thiên-trúc là Trúc Phật Sóc, cũng vào thời Hán Linh đế đem kinh Đạo Hạnh đến Lạc Dương dịch ra Hán ngữ. Người dịch kinh thời này ngưng trệ tuy là có thất chỉ. Nhưng bỏ văn vẫn còn chất, đắc được kinh ý sâu xa. Niên hiệu Quang Hoà năm thứ hai, ở Lạc Dương xuất bản kinh “ Ban-chu Tam-muội” Ngài Ca-sấm làm truyện ngôn. Ở Hà Nam, Lạc Dương, Mạnh Phước, Trương Liên bút thọ. Bấy giờ lại có ưu-bà-tắc An Huyền, người nước An Tức, tánh tình rất trinh bạch, thâm trần có lý chí. Ngài bát thông kinh điển, tụng đọc nhiều. Cũng vào cuối đời Hán Linh đế, đi đến Lạc Dương. Do công lao mà có hiệu là kỵ đô uý, tánh tình trong sạch khiêm cung, thường xem Pháp sự là nhiệm vụ của bản thân. Dần dà hiểu được tiếng Hán, chí muốn tuyên bày kinh điển, thường cùng Sa-môn luận bàn đạo nghĩa. Đời gọi là Đô uý Huyền. Huyền cùng Sa-môn Nghiêm Phật Điều cùng xuất bản kinh pháp cảnh. Huyền dịch miệng bằng Phạm văn – Ngài Phật Điều ghi lại, lý đạt đến chỗ vi diệu tận cùng của Kinh. Cái đẹp Dỉnh Tượng kiến thuật đời sau.
Ngài Phật Điều vốn là người Lâm Hoài, tuổi nhỏ đã khác thường, thông minh mà hiếu học. Đời xưng là An Hầu, cùng Đô úy, Phật Điều ba người truyền dịch, hiệu là Nan Kế. Điều lại soạn ra Thập Tuệ cũng lưu truyền ở đời. An công nói Phật Điều soạn kinh tỉnh lược mà không rườm rà, toàn bản đều xảo diệu.
Lại có Sa-môn Chi Diệu, Khang Cự, Khang Mạnh Tường… Đều ở niên hiệu Hán Linh Hiến, có tiếng là bậc tuệ học đến ở Kinh Lạc. Chi Diệu dịch các bản kinh “ Thành Cụ định ý tiểu bản khởi”… Khang Cư dịch: “ Vấn Địa Ngục Sự kinh”.
Đều nói thẳng yếu chỉ không thêm bớt.
Khang Mạnh Tường dịch:” Trung Bổn Khởi “ và “ Tu Hành Bổn Khởi”
Trước có Sa-môn Đàm Quả, ở nước Ca-duy-la-vệ có được Phạm bổn. Mạnh Tường cùng Trúc Đại Lực dịch ra Hán văn. An công nói: Mạnh Tường dịch sáng sủa lưu loát như vó ngựa.
ĐÀM-KHA CA-LA
Đàm-kha Ca-la dịch là Pháp Thời, vốn là người Trung Thiên-trúc, thuộc dòng đại thế phú gia, thường tu Phạm hạnh tô bồi phước đức. Cala khi tuổi còn nhỏ mà tài ngộ phẩm chất đã hơn người, đọc sách qua một lần là thông suốt hết văn nghiã. Khéo học bốn bộ luận Vệ-đà, các sự vận biến về gió mây tinh tú đồ sấm ngài đều biết qua. Tự nói là: tất cả văn lý trong thiên hạ đều nằm trong bụng ta. Đến năm hai mươi lăm tuổi Ngài vào Tăng phường, thấy Pháp thắng Tỳ-đàm vội lấy xem nhưng mờ mịt chẳng hiểu. Ân cần suy sét lại càng hôn trầm, bèn than rằng: – Ta vốn học nhiều năm, chí suốt hết các phần điển. Nay xem kinh Phật nghĩa lại không hiểu, văn không thông suốt. Đây tất lý nghĩa sâu thẳm, tinh yếu nhiệm mầu. Thế là Ngài đem kinh vào phòng, thỉnh một vị Tỳ-kheo giải thích lược nói. Từ đó thâm ngộ được nhơn quả, diệu đạt ba đời, mới biết Phật giáo sâu xa, sách thế gian không thể sánh bằng. Rồi từ bỏ hết vinh hoa thế gian, xuất gia tinh cần tu đạo. Tụng đọc các kinh Đại, Tiểu thừa và các bộ Tỳ-ni. Thường đi du hoá chứ không thích chuyên một chỗ. Vào niên hiệu Gia Bình nhà Nguỵ, Ngài đến Lạc Dương. Bấy giờ đất Ngụy tuy có Phật pháp mà đạo phong còn mờ mịt, cũng có chúng tăng chưa lãnh thọ quy giới dễ lạc vào duyên thế tục, làm các việc cúng tế trai sám. Ngài Ca-la đến hoằng đương Phật pháp. Bấy giờ chư Tăng thỉnh Ngài cùng dịch giới luật. Ngài Ca-la thấy bộ luật điển chế bằng văn ngôn rất rườm ra vì Phật giáo ở đây chưa xương minh tất là không phổ cập theo đó, Ngài bèn dịch “ Tăng-kì Giới tâm “ chỉ trong sớm tối. Ngài lại thỉnh Phạm tăng lập ra pháp yết-ma thọ giới. Giới luật ở vùng Trung Hạ từ đó mới có. Ngài Ca-la sau đó không biết tịch ở đâu.
Bây giờ lại có Sa-môn ngoại quốc Tăng Khải, cũng vào cuối đời Gia Bình đến Lạc Dương, dịch bốn bộ: Uất-già Trưởng giả….
Lại có Sa-môn nước An Tức là Đàm Đế cũng giỏi luật học. Trong niên hiệu chánh nguyên nhà Ngụy, Ngài đến Lạc Dương dịch bộ Đàm Vô Đức Yết-ma.
Lại có Sa-môn là Bạch Diên, không biết người ở đâu, cũng tài trí cao thâm, trong niên hiệu Nguỵ Cam lồ, Ngài dịch các kinh: Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác Kinh … gồm sáu bộ. Sau không biết Ngài tịch ở đâu.
KHƯƠNG TĂNG-HỘI
Tổ tiên là người Khương-cư, sau định cư ở Thiên-trúc. Cha ngài do buôn bán mới đến ở Giao Chỉ. Khi ngài hơn mười tuổi thì cha mẹ đều mất. tang chế xong ngài xuất gia tinh cần tu tập. Ngài là người hòa nhã sâu xa, có thức lượng, dốc chí hiếu học, khéo giải Tam tạng, bác lãm cả lục kinh. Các môn thiên văn, đồ sấm đều thông suốt, biện luận nơi chỗ thiên cơ, lại thuộc văn hàn. Bấy giờ Tôn Quyền nắm giữ vùng Giang Tả mà Phật pháp chưa lưu hành. Trước có Ưu-bà-tắc là Chi Khiêm, tự là Cung Minh. Vốn là người nước Nguyệt Chi đi vào đất Hán. Vào đầu niên hiệu Hằng Linh có Chi Sấm dịch kinh xuất chúng. Có Chi Lượng tự là Kí Minh theo học nơi Sấm. Khiêm lại thọ nghiệp với Lượng, tinh nghiêm hết kinh điển, không có kinh nào mà không thông suốt. Các môn kỹ nghệ của thế gian cũng đều học qua. Lại hoc loại dị điển, thông ngôn ngữ cả sáu nước. Từ nhỏ đến lớn đều gầy đen, mắt nhiều tròng trắng mà con người lại vàng.
Người bây giờ gọi ngài là” Chi Lan nhãn trung hoàng”. Thân hình tuy nhỏ bé mà trí lại thâm sâu. Cuối đời Hán Hiến Đế có loạn lạc nên ngài phải tránh vào đất Ngô. Tôn Quyền nghe nói Ngài là bậc tài tuệ mới triệu vào thăm hỏi, bái làm bác sĩ, lại làm phụ đạo cho đông cung, cùng các vị như Vi Diệu… tận lòng khuôn phò. Chỉ vì sanh ở Tây vực, cho nên chí Hán không mang. Lúc này đại giáo tuy thông hành mà kinh điển vẫn là Phạm văn chưa được dịch ra Hán ngữ. Ngài vốn đã giỏi về phương ngôn thuật ngữ nên thâu thập các bản kinh dịch ra Hán ngữ. Từ niên hiệu Hoàng Vũ nguyên niên, cho đến Kiến Hưng, Ngài dịch các bổn như: Duy-ma, Đại Bát, Nê-hoàn, Pháp Cú, Thụy Ứng, Bổn khởi…gồm bốn mươi chín bộ kinh. Về khúc thì đắc được Thánh nghĩa. Về từ chỉ văn nhã lại y vào trong Vô Lượng Thọ Bổn khởi, chế ra Bồ-đề liên cú Phạm vận tam khế cùng chú giải Liễu bổn sanh tử kinh … đều lưu hành ở đời. Đầu nhà Ngô đất này đã nhiễm đại pháp, phong hoá chưa nhuần khắp. Ngài Tăng-hội muốn đem đạo chấn tích vùng Giang Tả, hưng lập đồ tự, bèn chân tích về Đông Du. Đời Ngô xích ô năm thứ mười, đầu tiên ngài đến Kiến Nghiệp lập chùa tranh, đắp tượng hành đạo. Bấy giờ đất Ngô mới thấy Sa-môn. Thấy hình chưa bằng thấy đạo, nghi là yêu dị. Có quan Ty tâu: – có người Hồ vào đất này tự xưng là Sa-môn dung phục chẳng phải thường về sự nên nghiệm xét.
Quyền nói: Xưa Hán Minh đế mộng thấy thần gọi là Phật. Việc đó há chẳng phải là di phong sao?
Vua liền cho mời ngài Tăng-hội vào thăm hỏi có kinh nghiệm gì?
Tăng Hội đáp: Thánh tích Như Lai lưu thế cả ngàn năm, di cốt xálợi thần minh thật là vô phương. Xưa vua A-dục xây tám vạn bốn ngàn bảo tháp, phàm việc xây tháp tự là tiêu biểu cho sự di hoá.
Quyền cho là khoa trương, nên nói:
– Ngài nếu tìm được xá-lợi thì ta sẽ xây tháp. Nếu hư ngụy thì nước có pháp hình.
Tăng-hội xin kì hạn bảy ngày, rồi Ngài nói với người tuỳ thuộc: – Đạo pháp hưng phế là chính lúc này. Nay không chí thành về sau sẽ không kịp.
Liền đóng cửa tịnh thất trì trai tinh khiết. Lấy bình đồng cho vào lửa hương đốt và lễ thỉnh. Bảy ngày trôi qua tịch nhiên không có linh ứng. Cầu thêm bảy ngày nữa cũng không được.
Tôn Quyền nói: Đây thật là khi cuống. Ý vua muốn trị tội. Khương Tăng-hội lại xin thêm bảy ngày nữa. Ngài nói với pháp thuộc.
Tuyên Ni có nói: “ Văn Vương đã chết thì Văn không còn ở đây nữa sao?”. Pháp linh ứng giáng mà chúng ta không cảm. Vì sao lại mượn vào phép vua. Vậy nên thề chết để hạn kỳ vậy. Đêm thứ bảy trôi qua vẫn không thấy gì? Ngài vẫn không sợ. Đã qua canh năm, chợt nghe trong bình có tiếng. Ngài Tăng-hội đến xem quả nhiên thấy có xá-lợi. Sáng hôm sau đem dâng cho Tôn Quyền. Cả triều đến xem, ánh sáng năm màu chói lọi nơi miệng bình. Quyền tự tay cầm bình rót vào trong chậu đồng. Xá-lợi rót ra làm cho chậu vỡ nát. Tôn Quyền cung kính đứng dậy nói: Thật là điềm ít có.
Ngài Tăn-hội nói: uy thần của xá-lợi há chẳng phải có tướng quang minh mà thôi. Mà có bị kiếp thiêu đốt vẫn không bị cháy, chày kim cang đập cũng không vỡ.
Tôn Quyền cho thử nghiệm _ Tăng-hội thề rằng: pháp vân mới được che chở, trăm họ ngưỡng vọng. Nguyện Phật hiển linh thần tích để rộng khai thị uy linh.
Ngài bèn đặt xá-lợi trên chày thiết, bảo lực sĩ đập. Dù bị đập bằng chày mạnh mà xá-lợi vẫn không bị sứt mẻ.
Tôn Quyền rất vui vẻ thần phục, liền cho xây tháp. Từ đó mới có chùa Phật nên gọi chùa là “ Kiến Sơ Tự”, nhơn đó gọi tên đất là Phậtđà lý. Từ đây đại pháp hưng khởi nơi vùng Giang Tả. Đến khi Tôn Hạo tức vị thì chinh sách hà khắc bạo ngược phế bỏ hết dâm tự, cho đến chùa Phật cũng muốn phế bỏ.
Hạo nói: Đây do đâu mà hưng khởi. Nếu là giáo lý chơn chánh, và cùng Thánh điển tương ưng, thì nên giữ lại. Còn như không được như thế thì nên đốt đi.
Chư quần thần can: uy lực của Phật không giống như các vị thần khác. Ngài Tăng-hội cảm điềm lành, Đại Hoàng xây chùa. Nay nếu coi thường phá hủy sau ắt là hối tiếc.
Hạo sai Trương Lập đến hỏi Tăn-hội, Lập có tài biện luận hỏi nhiều câu hóc búa. Ngài Tăng-hội ứng cơ diễn đáp trôi chảy, văn lý đều thông suốt. Từ sáng đến tối Lập không thể bẻ gãy. Khi ra về ngài Tănghội đưa ra tới cửa. Bên chùa có ngôi dâm tự ( miếu). Lập nói: Huyền hoá đã rõ ràng vì sao gần đây có dâm tự mà không hoán cải.
Ngài nói: Lôi đình đánh bên tai còn không nghe. Nếu lí đã thông thì vạn lý đều huyền ứng. Còn như ngăn trở thì gan ruột đều rõ ràng.
Lập lại khen Tăng-hội tài minh không ai sánh kịp. Nguyện thiên địa xét soi.
Tôn Hạo chiêu tập triều thần, đem xa mã đến đón Ngài. Ngài an toạ thì Tôn Hạo hỏi:
– Pháp Phật minh bạch, thiện ác đều có báo ứng, là sao?
Ngài đáp: phàm bậc minh chủ, đem lòng từ hiếu để dạy người thì đó là điềm xích ô mà lão nhân thấy. Đem nhơn đức để nuôi vật thì nước suối tuôn ra, làm cho mầm lúa mọc. Thiện đã có điềm, ác thì cũng vậy. Cho nên làm ác mà giấu kín thì bị quỷ giết đi làm ác mà phơi bày thì bị người giết. Kinh dịch có nói: Tích thiện thì nhiều vui- Thi vịnh cầu phước không trở lại. Tuy là cách ngôn của Nho điển nhưng là minh huấn của Phật giáo.
Tôn Hạo nói: Nếu như vậy thì Chu Khổng đã rõ ràng, cần gì đến Phật giáo.
Ngài đáp: lời Chu Khổng nói là trình bày những điển tích gần. Còn như Thích giáo thì Phật đạt đến chỗ huyền vi. Cho nên hành ác thì có địa ngục thống khổ. Tu thiện thì có thiên cung vĩnh lạc. Nêu ra đây để thấy rõ rằng không đó thật là to lớn vậy.
Bấy giờ Tôn Hạo không có lời gì để bẻ gãy lời người, tuy có nghe chánh pháp mà tánh hung bạo không bỏ. Sau đó vua sai túc vệ binh vào hậu cung tu sửa vườn tược. Họ đào đất gặp một tượng vàng cao vài thước đem dâng cho Hạo. Hạo liền cho đặt vào chỗ bất tịnh, dùng nước dơ uế dội lên, rồi cùng quần thần vui cười lấy thế làm thích thú.
Sau đó vua bị bịnh đại thũng (Sưng nhọt), nơi chỗ kín càng đau đớn, kêu la thấu trời. Quan thái sư bói quẻ nói:
Do phạm vào đại thần nên vậy, liền đi cầu lễ các miếu mà vẫn không giảm. Thể nữ trước đây có phụng trì pháp nhơn đó mới hỏi: Bệ hạ có đến chùa cầu phước hay không?
Hạo ngước đầu hỏi: _ Phật thần lớn ra sao? Thể nữ nói: Phật là đại thần.
Tâm Hạo chợt hiểu đầy đủ ý. Thể nữ liền thỉnh tượng đặt trên
điện, lấy nước thơm rửa qua mấy chục lần, đốt hương sám hối. Tôn Hạo khấu đầu trên gối tự trình bày ra tội trạng. Có lúc đau chút ít. Vua sai người đến chùa hỏi đạo nhơn thỉnh ngài Tăng-hội đến thuyết pháp. Ngài Tăng-hội liền vào cung. Hạo hỏi các nguyên do tội phước. Ngài Tăng-hội diễn nói khúc triết, từ ý thật tinh yếu.
Tôn Hạo lúc này mới hiểu rõ, rất là vui mừng nhơn đó cầu được xem giới của Sa-môn.
Vì giới văn n bí truyền không thể khinh thường nói ra, bèn lấy bổn nghiệp gồm một trăm ba mươi lăm nguyện, phân ra làm hai trăm năm mươi việc, đi đứng nằm ngồi đều cầu nguyện cho chúng sanh.
Tôn Hạo thấy từ nguyện rộng khắp càng tăng thêm thiện ý, liền xin Ngài thọ năm giới, tuần sau thì hết bịnh.
Từ đó nơi ngài Khương Tăng-hội ở vua càng thêm tu sức sửa sang, và ra lệnh cho tôn thất đều phải phụng trì.
Ngài ở lại triều Ngô cực lực tuyên nói chánh pháp. Vì tánh Tôn Hạo bạo ngược không rõ diệu nghĩa, duy chỉ nói các việc báo ứng gần để khai tâm vua.
Ngài Tăng-hội ở chùa Kiến Sơ dịch một số kinh. Đó là: A-nan niệm Di-đà, Kính diện vương, Sát Vi Vương, Phạm Hoàng kinh … lại dịch kinh tiểu phẩm và lục độ tập, tạp thí dụ …Kinh thể đều diệu đắc, văn nghĩa đầy đủ chánh lý.
Ngài lại truyền” Nê-hoàn Bái Thanh” và chú giải kinh An Ban Thủ Ý, Pháp cảnh, Đạo thọ … và viết lời tựa. Từ ý rất nhã nhặn mà nghĩa lý yếu chỉ lại vi mật. Các bộ này nay vẫn còn lưu truyền ở đời. Đến tháng bốn năm Thiên tự thứ tư Tôn Hạo hàng nhà Tấn. Tháng chín ngài Tăng-hội bị bệnh rồi tịch, là vào năm Vũ Thái Khang nhà Tấn năm đầu. Đến nay Tấn Thành Hàm Hoà, vì Tô Tuấn làm loạn, đốt hết tháp do Ngài lập. Quan Ty không Hà Sung lại tu tạo. Bình Tây tướng quân là Triệu Dụ, vốn không tôn phụng pháp, ngạo mạn Tam bảo, vào chùa này nói với các Đạo nhân. Lâu nay nghe trong tháp này phóng ánh sáng rực rỡ. Bọn hư đảng không ở đó nên không tin, cho nên phải tận mắt thấy điều ấy. Nói xong tháp liền xuất ra năm sắc quang chiếu sáng cả chùa tháp. Dụ do đây mà kính tín.
Ở phía Đông chùa có một tiểu tháp, xa là do Đại Thánh thần cảm, gần cũng nhờ lực của ngài Tăng-hội – cho nên có họa vẽ khắc tượng truyền tại đây- Tôn Trác có làm bài tán.
Hội công tiêu sắt
Thật là bày chất
Tâm không luỵ gần
Tình có vui khác
U tối do đây
Chấn kia càng bỏ
Siêu nhiên đến xa
Trác thì cao xuất.
Có bài ký ghi: Tôn Hạo đánh thử vào xá-lợi- cho là chẳng phải xá-lợi thời Tôn Quyền. Tôi xét Tôn Hạo lúc sắp phá chùa, quần thần đều đáp: Khang Tăng-hội cảm điềm, Đại Hoàng sáng lập chùa. Vậy thì biết đầu tiên cảm xá-lợi tức cũng từ thời của Tôn Quyền.
Thế nên các nhà truyền ký đều nói:
Tôn Quyền cảm xá-lợi nơi cung Ngô. Về sau lại thử thần nghiệm.
DUY KÌ NAN
Duy Kì Nan vốn là người Thiên-trúc. Tổ tiên thờ dị đạo, dùng lửa cúng tế là chính. Bấy giờ có Sa-môn Thiên-trúc tập học pháp tiểu thừa, hành nhiều đạo thuật. Khi đi xa gặp trời tối, muốn ngủ nhờ nhà Kỳ Nan.
Nhà Kì Nan thờ dị đạo, khinh thị Thích tử bèn chỉ cho Ngài tá túc bên ngoài cửa. Đêm ấy Sa-môn mật trì chú thuật khiến cho nhà Nan các ngọn lửa đều biến mất. Thế là cả nhà đều chạy ra, khể thỉnh Sa-môn vào nhà cúng dường. Sa-môn dùng chú thuật khiến cho lửa hoàn trở lại.
Kì Nan thấy Sa-môn thần lực thù thắng, liền sanh tin ưa đối với Phật pháp. Từ đó bỏ hết bổn sự xuất gia học đạo, nương vào Sa-môn tôn làm Hoà thượng. Thọ học tam tạng diệu thiện tứ hàm, du hoá các nước, nơi nơi đều phụng trì.
Năm thứ ba đời Ngô Hoàng Vũ, ngài cùng đồng bạn là Trúc Luật Viêm, cùng đến Vũ Xương mang Đàm-bát kinh Phạm bổn. Đàm-bát đó tức là kinh Pháp cú vậy. Bấy giờ học sĩ đất Ngô cùng thỉnh Ngài dịch kinh. Kì Nan chưa thông suốt quốc ngữ, bèn cùng bạn Luật Viêm dịch ra Hán văn. Viêm cũng chưa giỏi Hán ngữ, lại có chỗ chưa thấu triệt, chí còn nơi bổn nghĩa, từ ngữ còn chất phác. Đến cuối đời Tán Tuệ, có Samôn Pháp Lập, dịch ra làm năm quyển. Sa-môn Pháp Cự chấp bút, từ ngữ ít sai sót. Pháp Cự còn dịch một tiểu kinh, gồm bốn đầu sách. Cuối năm Vĩnh Gia có loạn lạc, nên phần nhiều không còn.
TRÚC ĐÀM-MA LA-SÁT
Dịch là Pháp Hộ, tổ tiên là người nước Nguyệt Chi. Vốn là họ Chi. Gia đình trụ ở Quận Đôn Hoàng, năm tám tuổi xuất gia. Nương Sa-môn ngoại quốc là Trúc Cao Toạ làm thầy. Ngài tụng Kinh ngày cả vạn lời, qua mắt là hiểu. Thiên tánh thuần ý, tu hành tân khổ, dốc chí hiếu học, nên vạn lý tầm sư.
Thế nên ngài bác lãm cả sáu kinh, du tâm nơi bảy sách, việc đời buông bỏ chưa từng ôm ấp. Cho nên đời Tấn Vũ Đế, chùa chiền kinh tượng tuy tôn kính tin khắp nơi mà kinh Phương Đẳng vẫn chưa truyền đến. Ngài Pháp Hộ liền than thở phát nguyện, chí hoằng dương đại đạo, bèn theo thầy đến Tây Vức, du lịch qua các nước. Dị ngôn nước ngoài có ba mươi hai loại,, sách cũng vậy. Pháp Hộ đều học hết, quán tông kết huấn, ẩm nghĩa tự thể đều tỏ thông tất cả. Sau đó mang tất cả Phạm bổn trở về Trung Hạ. Từ Đôn Hoàng đến Trường An, dọc đường đều dịch ra Tấn văn. Kinh Ngài dịch gồm một trăm sáu mươi lăm bộ tức: Chánh Pháp Hoa Quang Tán…. Ngài tinh tấn chuyên cần duy lấy việc hoằng thông chánh pháp làm sự nghiệp. Trọn đời dịch kinh không mỏi mệt. Kinh điển do đó mà lưu bố rộng khắp Hoa Hạ là nhờ công của Ngài vậy.
Vào cuối đời Tấn Vũ Đế, Ngài ẩn cư ở núi sâu. Núi có dòng suối trong, Ngài thường lấy nước súc miệng. Sau có người hái củi làm ô uế nước, không bao lâu dòng nước khô cạn. Ngài Pháp Hộ bồi hồi than thở: – Ngài không có đức làm cho dòng nước trong suốt lưu chảy bỗng trở nên khô cạn. Thật không còn nước để sử dụng, cần phải dời đi vậy.
Ngài nói xong thì dòng suối lại tuôn chảy. Do lòng u thành mà cảm ra như vậy. Cho nên Chi Độn làm tượng cho Ngài có bài tán rằng:
Hộ công ngưng trong lặng
Đạo đức sâu xa
Vi ngâm cùng cốc
Suối khô lại có
Dâng đến Hộ công.
Trời thật đức rộng.
Lưư sa rửa chân.
Nhận lãnh huyền chí.
Sau đó Ngài lập chùa ở ngoài Thanh môn Trường An, tinh cần hành đạo, đức hoá được lưu bố khắp nơi, âm thanh lan xa bốn biển. Tăng chúng vài ngàn đều ở chỗ Tông sự. Vào đời Tấn Tuệ Đế giặc giả bốn phương nhiễu loạn, bá tánh dời đổi. Pháp Hộ cùng môn đồ cũng đi tránh. Từ phía Đông dời đến sông Thằng, Ngài thọ bịnh rồi mất, hưởng thọ bảy mươi tám tuổi, sau Tôn Xước chế ra đạo Hiền luận do bảy vị Tăng Thiên Trúc gọi là Trúc lâm thất hiền. Vì pháp hộ ở trên Thất sơn bên nguồn lớn, cho nên luận rằng:
_ Hộ công đức ở nơi vật tông, Cự Nguyên nối tiếp việc luận đạo. Hai ông phong tư đức độ cao xa, đủ để lưu hậu bối. Đời sau thấy được điều tốt đẹp như thế.
Bấy giờ có thanh tín sĩ là Nhiếp Thừa Viễn, là người có trí có tài dốc hết lòng vì Phật đạo. Hộ công dịch kinh rất nhiều. Tham chánh văn cú, soát lại những dịch lúc ban đầu phần nhiều đều rườm rà. Thừa Viễn san định lại đến nay được hai quyển, định loại rõ ràng đều như đây.
Con của Thừa Viễn là Đạo Chơn cũng giỏi Phạm văn. Cha con cùng so từ nhã mà không luỵ nơi văn cổ. Lại có các vị Trúc Pháp Thủ, Trần Sĩ Luân, Tôn Bá Hổ, Ngu Thế Nhã… đều nương vào yếu chỉ của Pháp Hộ, chấp bút ghi chép hiệu đính rõ ràng.
An công nói: Sách Hộ công viết ra, nếu xét về công thủ mục, cương lãnh tất là chánh. Phàm chỗ dịch kinh, tuy không biện diệu rõ ràng, mà sâu xa đạt đến chỗvui thích, chú vào thiện thì vô sanh, y vào Tuệ thì không phải văn. Chất phát thì gần với nguyên bản, chỗ thấy xưng là như thế. Pháp Hộ cư trú ở Đôn Hoàng mà hoá đạo khắp nơi. Người bấy giờ gọi ngài là Đôn Hoàng Bồ-tát.
BẠCH VIỄN
Bạch Viễn tự là Pháp Tổ, vốn họ Vạn, người Hà Nội. Cha là Uy Đạt, bậc nho nhã tri thức có danh, những nơi châu phủ đều không đến. Pháp Tổ từ nhỏ đã phát đạo tâm, bỏ cha mẹ đi xuất gia. Từ lý cho đến ý chí cha đều không bằng, bèn cải phục theo đạo.
Pháp Tổ tư dung mẫn tiệp, tài trí tuyệt luân, tụng kinh một ngày tám chín ngàn lời, nghiên cứu Phương đẳng diệu nhập u vi. Sách vở ngoại điển phần nhiều đều nắm bắt. Ngài ở Trường An lập ra một ngôi tịnh xá, lấy việc thuyết giảng làm sự nghiệp. Tăng tục theo học có cả ngàn người. Cuối đời Tấn Tuệ đế quan thái tuể Hà giang là Vương Ngung đến trấn thủ ở Quan Trung rất đem lòng kính trọng Ngài, đãi như thầy bạn, mỗi khi rãnh rỗi thường tìm đến cùng đàm giảng đạo đức, bấy giờ Tây phủ mới kiến lập về sau lại rất thạnh. Có thể nói kẻ sĩ, đều phục nơi viễn đạt, Pháp Tổ thấy quần hùng có thể xảy ra giao chiến, chí muốn lánh thân vào Lũng Thạch để bảo tồn nhã tháo. Gặp lúc Trương Phủ là Thứ sử ở Tần Châu đến trấn ở Lũng Thượng, nên Tổ cùng đi chung.
Trương Phủ thấy danh đức của Người ai cũng trọng vọng quay về, nên muốn bảo Ngài hoàn tục về làm bạn đồng liêu. Tổ quyết chí không dời do đó mà kết oán. Ở châu cũng có Quan Thẩm cùng luận nghị với Tổ bị thua. Thẩm rất xấu hổ và giận. Khi Tổ đến Hình huyện thì chợt nói với đạo nhân và đệ tử rằng: Ta vài ngày nữa trả túc nghiệp oán đối. Sau đó từ biệt mọi người. Đem sách và kinh tượng phân bố ra cùng tài vật đều cho hết. Sáng sớm Ngài đến chỗ Trương Phủ cùng nói chuyện. Chợt có lời trái với Phủ nên bị bắt lại để hành tội. Mọi người đều kinh ngạc – Tổ nói: Ta đến đây là để trả túc nghiệp- Đây là việc đời trước chẳng phải bây giờ. Nói xong Ngài niệm Thập phương Phật. Vì tội duyên kíêp trước nên hoan hỷ trả, nguyện từ đây về sau cùng Phủ làm thiện tri thức, không bị tội giết người.
Ngài bị trị phạt năm mươi roi sau đó thì mạng chung. Trương Phủ nghe điều này rất lấy làm ân hận.
Đầu tiên Pháp Tổ hoằng hoá ở Quan lũng ở vùng núi Hào, người tôn phụng như thần. Binh Tấn náo động, người đi đường đều rơi lệ. Quân Khương Nhung ở Lũng Thượng đem năm ngàn tinh binh muốn đón Ngài về Tây, giữa đường nghe tin Ngài bị hại, khóc hận không cùng, chúng đều thương tiếc phẩn hận muốn báo thù cho Tổ. Trương Phủ đem quân lên Lũng Thượng. Khương Hồ độc xuất kỵ binh nghinh chiến. Bấy giờ môn hạ tức giận liền chém Phủ. Quân Hồ thấy vậy cho là đã rửa được hận rồi kéo binh về, cùng phân xá-lợi của Tổ và xây tháp cúng dường. Trương Phủ tự là Thế Vĩ, người Nam Dương, là hậu duệ của Trương Vệ- Tuy có tài nhưng lại tàn ác không rõ lý. Vì giết Thiên Thuỷ là Thái thú Phong Thượng làm cho bá tánh nghi hãi nhơn đó làm loạn mà giết Phủ. Quản Thẩm sau đó cũng chết. Ít lâu sau đó có một người họ Lý tên Thông, chết đi sống lại và nói:
– Thấy Tổ Pháp sư ở chỗ Diêm-la vương đang giảng kinh Lăngnghiêm và nói:Giảng xong kinh này sẽ lên cung trời Đao-lợi, lại thấy Thái Tửu Vương Phù đến tổ cầu xin Sám hối.
Xưa Tổ thường ngày cùng với Phù tranh luận về tà chánh luận, bị thua nên sân giận không nhẫn được mới làm ra kinh “ Lão tử hoá Hồ” để huỷ báng Phật pháp. Vì gây ra tai ương đó nên chết, đi nay mới suy nghĩ hối hận.
Tôn Trác viết Đạo Hiền luận cho Pháp Tổ là Thất Kế Khang, luận rằng: Bạch Tổ gây thù với Quản Thẩm, ở trong thì tác hoạ đối với Chung Hội. Hai vị cũng vì khí tài hoa, mê muội nơi thân, đem tâm để ngoài kinh nên chiêu lấy hoạ ở đời thật không khác vậy. Chỗ thấy xưng như thế. Tổ là người bác thiệp đa nhàn, thông cả ngôn ngữ Phạm và Hán thường dịch các bộ kinh như “ Duy kiếp, đệ tử bổn khởi và Ngũ bộ tăng…lại chú giải kinh Thủ-lăng-nghiệm, lại dịch riêng vài bộ về kinh tiểu thừa, gặp lúc loạn lạc nên không còn.
Pháp Tạc là sư đệ của Pháp Tổ, tuổi nhỏ cũng có tiếng tăm, học thông hiểu rộng. Năm hai mươi lăm tuổi thì xuất gia, thâm nhập Phật lý. Ở Quan Lũng đều biết danh- Bấy giờ Thứ sử Lương Châu là Trương Quang. Vì anh tạc không chịu làm phản mà bị giết. Trương Quang lại bức bách Pháp Tạc bỏ Đạo. Tạc giữ chí kiên cố không chịu nghe nên bị Quang hại, năm đó Ngài năm mươi bảy tuổi. Ngài chú thích bộ Phóng Quang kinh, Bát-nhã và trước tác bộ Hiển tông luận …Trương Quang tự là Cảnh Vũ người Giang Hạ, sau bị địch vây, phát giận mà chết, bấy giờ là đời Tấn Tuệ.
Lại có Ưu-bà-tắc tên là Vệ Sĩ Độ, dịch ra hai bộ kinh: Đạo Hạnh, Bát-nhã. Sĩ Độ vốn là ngươi Ti châu, Hấp quận, ông sống đời ẩn dật an bần thủ đạo. Tâm chỉ nghĩ đến Phật đạo. Khi gần tịch thì tắm rửa súc miệng sạch sẽ, tụng hơn một ngàn lời, sau đó cởi y ngồi an nhiên thị tịch.
BẠCH THI-LỢI MẬT-ĐA-LA
Dịch là Kiết Hữu, người Tây Vực- Đương thời gọi là Cao toạ Pháp sư, Ngài là hoàng tử Tây Vực nhưng nhường ngôi lại cho em là Ám Quỹ Thái Bá, rồi giác ngộ đi tu làm Sa-môn.
Ngài có tư chất sáng suốt, thần trí siêu phàm. Khi gặp việc đối đáp thì siêu việt hơn người. Niên hiệu Tấn Vĩnh Gia Ngài đến Trung Quốc gặp lúc loạn lạc nên lánh qua vùng Giang Tả, ở chùa Kiến Sơ. Thừa tướng Vương Đạo một lần gặp liền ngưỡng mộ, xin làm học trò do đó mà danh Ngài vang dội. Các vị như Thái uý Dữu Nguyên, Khuy Quang Lộc, Chu Bá Nhân, Thái Thường, Tạ Au, cùng Đình uý Hoàn Mậu Luân, là những bậc danh sĩ đương thời gặp ngài đều ca ngợi. Vương Đạo thường đến thăm ngài. Ngài cỡi đai quăng xuống đất rồi nói chuyện với ông ta. Không lâu sau thì Thượng thư lệnh Biện Vọng cũng đến thăm. Khi ấy Ngài sửa sang dung nghi, ngồi ngay thẳng đón tiếp. Có người hỏi tại sao? Ngài bảo:
– Vương Đạo thì thích phong trần siêu dật. Biện Vọng thì xem dung nghi mà phán đóan người, cho nên ta mới như vậy.
Chư công đều khen ngợi Ngài biết dụng pháp thích hợp để đối với người.
Hoàn Đình uý thừơng muốn làm bài tụng ca ngợi Ngài mà chưa được. Có nói: ngài Mật-đa là bậc siêu tuyệt ở thế gian, đại tướng quân Vương Xử Xung ở Nam Hạ, nghe các vị tán thán Ngài thì muốn bái kiến. Vừa gặp mặt liền khởi tâm cung kính. Chu Di là quan Bộc xạ, thường tuyển chọn nhân tài đưa vào làm quan- Khi gặp ngài Chu Di bảo: – Nếu là thời thái bình thạnh trị, thì phải tuyển chọn vị hiền nhân này, mà chẳng ân hận gì.
Không bao lâu Chu Di bị người hại chết- Ngài đến nhà phúng điếu tụng kinh. Ngài ngồi đối diện với người nhà, tụng kinh tiếng Phạm, âm thanh trong trẻo vang xa, mà thần khí vẫn tự nhiên, không lệ buồn thương, việc phế hưng cũng chẳng để trong tâm.
Vương Đạo thường nói:
Ngoại quốc chỉ có một hiền tài này mà thôi.
Ngài cười nói: Nếu ta như các ông thì đương thời đâu ở đây.
Tánh tình Ngài rộng rãi bao dung, nhưng không chịu học tiếng Hán. Chư công muốn nói chuyện với Ngài đều nhờ người dịch lại. Nhưng Ngài không đợi người dịch cũng có thể hiểu được lời- Mọi người đều khen Ngài có sự ngộ đắc phi thường.
Ngài trì chú rất có linh nghiệm – Trước ở vùng Giang Đông chưa có chú pháp – Ngài có dịch ra quyển “ Khổng Tước Vương Kinh” và làm sáng tỏ các thần chú truyền cho đệ tử phải tìm các Phạm chú nhờ vậy còn truyền đến nay- Ngài mất vào đời Tấn Hàm Khang thọ hơn tám mươi tuổi – Mọi người nghe Ngài nhập tịch đều rơi lệ buồn thương. Hằng Tuyên Vũ thường nói: hiếm thấy bậc cao đức siêu thế như vậy. Đây là khen ngợi tinh thần Ngài. Lang Da Vương vâng thờ Ngài làm thầy đã biết bài tựa rằng: Xuân thu Ngô Sở khen ngợi Ngài, Ngài đã lưu truyền lại nơi Trung quốc và các dân tộc khác. Ngài hành lễ khác tục, do nhung địch tham lam vô nhân nên ngài bảo hộ tánh mình. Là bậc ưu tú xuất thế đương thời sinh ra nơi đó. Tài siêu quần hoặc gần như vậy. Nên biết trời trao cho bậc anh tài vĩ đại há chỉ trong bình bị. Từ xưa đến nay chỉ đời Hán mới có mặt trời vàng, bậc hiền đếu có lòng nhân, hiếu, trung, thành, đức, tín, thuần khiết, cao tột chứ chẳng phải chỉ có minh đạt mà thôi. Ngài tâm lượng cao như núi, tài giỏi như thần, phong độ, lãnh ngộ còn vuợt đây xa. Vì Ngài thường tu hạnh đầu-đà ở Thạch tử võng nên thi thể an táng tại đây. Vua Thành đế thương tiếc ngài nên cho dựng tràng phan nơi mộ phần. Sau này có Sa-môn nước ngoài đến kinh sử, dựng chùa ngay nơi phần mộ của Ngài- Tạ Côn ở Trần quận hỗ trợ tiền của để xây chùa – Vì muốn ghi nhớ công nghiệp của Ngài nên gọi là chùa Cao Tọa.
TĂNG-GIÀ BẠT-TRỪNG
Tăng-già Bạt-trừng dịch là Chúng Hiện, người nước Kế Tân, là người cương nghị, tánh ý sâu xa. Tầm bực minh sư học thông cả tam tạng, bác lãm cả chúng điển – Ngài tinh tường quán thông yếu chỉ của bộ A-tỳ-đàm, Tỳ-bà-sa. Thường có chí du phương quán xét để hoá độ- Năm Kiến Nguyên đời Phù Kiên thứ mười bảy, Ngài đến Quan Trung – Từ trước kinh điển đại thừa chưa phổ cập, người học về Thiền số lại càng thạnh. Khi ngài đến Trường An thì mọi người đều cho là pháp tượng. Quan bí thư lang Triệu Chánh rất sùng ngưỡng đại pháp, thường nghe ở nước ngoài có Ngài Bạt-trừng thông thuộc các bộ A-tỳ-đàm, Tỳbà-sa bèn tìm đến tứ sự lễ kính cúng dường, thỉnh Ngài phiên dịch.
Ngài cùng các vị danh đức như: Pháp sư Thích Đạo An, Đàm-ma Nan-đề …cùng chiêu tập chư tăng lại phiên dịch. Ngài đọc Phạm bổn. Sa-môn Đàm-ma Nan-đề…ghi chép tiếng Phạm, Phật-đồ la-sát tuyên dịch. Sa-môn Mẫn Trí ghi chép Tấn văn – dịch từ đời Tần Kiến Nguyên năm thứ mười chín, từ mùa hạ sang mùa thu thì xong. Trước kia, Ngài có mang theo bộ Bà-tu-mật tiếng Phạm-Sang năm sau Triệu Chánh lại thỉnh Ngài dịch ra Tấn văn. Ngài cùng Đàm-ma Nan-đề và Tăng-già Đề-bà cùng viết và đọc bản Phạm. Sa-môn Phật Niệm tuyên dịch, Tuệ Cao ghi chép. An công, Pháp Hòa cùng hiệu đính. Hai bản này còn lưu truyền đến nay-Ngài có giới đức ngay thẳng cao vời lìa tục, tăng chúng quan trung đều vẽ hình Ngài.
Sau không biết Ngài mất ở đâu.
Phạt-đồ La-sát không biết là người nước nào. Ngài bát thông kinh điển lại có đức nghiệp thuần tuý. Sau đó Ngài đến Hán thổ khéo thông thạo Hán ngữ, nên cùng phiên dịch.
ĐÀM MA NAN ĐỀ
Trung Hoa dịch là Pháp Hỷ, người ở Đâu-khiếp-lặc. Tuổi nhỏ đã sớm lìa tục, là bậc thông minh túc trí, lấy việc chuyên nghiên cứu kinh điển làm sự nghiệp, xem khắp tam tạng, tụng kinh Tăng-nhất A-hàm, bác học đa văn không có môn nào mà không thông suốt, cho nên trong nước xa gần đều thần phục. Còn nhỏ mà đã đi khắp các nơi, thường cho đó là việc hoằng pháp, tuyên bố học điều chưa nghe. Cho nên hoài bão mong đến phương Đông. Năm Kiến Nguyên Trúc Thị Ngài đến Trường An- Học nghiệp của Nan-đề đã có tiếng, Phù Kiên trông thấy liền đảnh lễ tiếp đón. Vùng Trung thổ trước đây các kinh chưa có tứ Hàm Đại thần của Kiên Vũ Uy Thái thú Triệu Chánh muốn thỉnh Ngài dịch kinh. Bấy giờ Mộ Dung Xung đã khởi binh đánh Kiên. Vùng Quan Trung nhiễu động. Triệu Chánh vì tình thâm mộ pháp nên quên thân vì đạo, bèn mời An công và chư vị đi vào Trường An. Tụ tập chúng tăng nghĩa học, thỉnh ngài Nan-đề dịch Tăng-nhất A-hàm cùng với A-tỳ-đàm tam pháp độ gồm một trăm lẻ sáu quyển.
Ngài Phật Niệm truyền dịch, Tuệ Cao ghi lại từ mùa hạ đến mùa xuân trải qua hai năm văn nghĩa mới hoàn thành. Rồi khi giặc Diêu Tràng bức bách ở nội quan, nhơn tình nguy ách. Nan-đề bèn từ biệt trở về Tây Vức không biết về sau thế nào.
Đương thời, Phù Kiên bị bại trận. Giặc Dung nô bạo tàn làm cho dân lưu tán tứ phương mà còn được truyền dịch đại bộ. Đây là do lực của Triệu Chánh. Triệu Chánh tên tự là Văn Nghiệp, người ở Thanh Thuỷ, Lạc dương. Hoặc có người cho là người ở Tề Âm. Năm mười tám tuổi làm Nguỵ Tần trước tác lang. Sau dời đến Hoàng Môn làm Thị lang Vũ Uy Thái thú. Không để râu mà người gầy nhỏ, có vợ mà không con, người bây giờ đều gọi là hoạn. Nhưng tánh tình ông độ lượng cao minh học rộng thông cả nội ngoại. Tánh thích can gián không hề né tránh- Cuối đời Phù Kiên sủng hoặc kẻ ty tiện vào việc trị nước- Triệu Chánh nhơn đó can ngăn: – Xưa nghe Mạnh đào sông, cứ một ngàn lý làm một khúc. Nước sông này vốn rất trong, nay vì ai làm khiến cho đục.
Kiên biến sắc nói: Là trẩm vậy.
Lại can rằng: phía Bắc vườn có một cây táo, lá cây rậm rạp. Tuy nhiều gai gốc mà bên trong thật đỏ lòng.
Phù Kiên cười: tưởng chẳng phải Triệu Văn Nghiệp sao?
Sau nhơn ở Quan Trung Phật pháp thạnh hành, ông nguyện xuất gia- Phù Kiên còn thương tiếc nên chưa cho, rồi khi Kiên chết mới được toại chí. Còn được gọi là Đạo Chỉnh. Nhơn đó làm bài tụng rằng:
Phật sanh gì là muộn
Nê-hoàn vì sao sớm
Quy mạng Thích-ca Văn
Nay đầu về đại đạo.
Sau đó Ngài ẩn tích ở núi Thương Lạc, chuyên tinh kinh luật. Thứ sử Ung Châu nhà Tấn là Khích Khôi, vì khâm phục phong thái của Ngài nên bức cùng đi. Sau Ngài mất ở Tương Dương, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi.
TĂNG-GIÀ ĐỀ-BÀ
Trung Hoa dịch là Chúng Thiên, hoặc gọi là Đề Hoà đó là âm sai vậy. Họ ngài là Cù -đàm. Người nước Kế Tân. Ngài vào đạo tu học, xa cầu đấng minh sư, học thông cả tam tạng, lại khéo nhập tâm nơi Atỳ-đàm, thông hết yếu chỉ, thường tụng tam pháp độ luận, ngày đêm thường ca vịnh cho là đã nhập đạo, là người tuấn tú hiểu biết sâu xa, mà dung nghi khiêm cung ẩn kính, chỉ chuyên việc dạy dỗ người không biết mỏi mệt.
Trong niên hiệu Trúc Thị Kiến nguyên, Ngài vào đến Trường An, tuyên lưu Pháp Hoá. Đầu tiên ngài Tăng-già Bạt-trừng dịch bộ Bà-tumật và Đàm-ma Nan-đề dịch nhị A-hàm, Tỳ-đàm Quảng Thuyết và Tam Pháp Độ gồm hơn một trăm vạn lời. Gặp lúc binh loạn của Mộ Dung nên bị thất tán, nên người dịch thứ tự chưa được rõ ràng, yếu nghĩa chỉ cú chưa được tường tận. Bỗng chốc mà An công tạ thế vẫn chưa được cải chính.
Sau ở Sơn Đông thanh bình Đề-bà cùng với Sa-môn Pháp Hòa ở Quảng châu đều đến Lạc Dương. Trong bốn năm năm cùng nghiên cứu giảng dạy các bộ kinh trước. Ở đây lâu ngày thông đạt được Hán ngữ, mới biết các kinh dịch trước phần nhiều đều sai.
Pháp Hoà than thở chưa định được, bèn bảo Đề-bà dịch A-tỳ-đàm và rộng giảng các bộ kinh. Trong khoảng đời vua Dao Hưng Vương Tần, Pháp sự rất thạnh – Thế rồi Pháp Hoà đi vào Quan Trung, còn Đề-bà qua vùng Giang Tả. Trước kia có Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn, mở mang diệu điển rộng sưu tập kinh tạng. Ngài đem hư tâm độ lượng, trông mong khách phương xa, nghe Ngài đến đây liền vào Lô Sơn. Vào đời Tấn Thái Nguyên thỉnh Ngài dịch bộ A-tỳ-đàm tâm và Tam pháp độ vv… Đề-bà đến ở nơi đài Bát-nhã tay cầm phạm văn miệng dịch ra Tấn ngữ, bỏ hết nghĩa rườm rà chỉ giữ nguyên bản. Nay còn truyền lại là từ nơi văn này vậy. Năm Long An nguyên niên, Ngài đến kinh sư, các vương công Tấn triều và danh sĩ phong lưu không ai mà không chí kính. Bây giờ Vệ Quân Đông đình hầu Lang Da, Vương Tuân, Uyên Ý, đều là người có thâm tín thọ trì chánh pháp, kiến lập ra tính xá, rộng độ học chúng. Khi Đề Bà đến, Tuân liền mới thỉnh. Ngài vẫn ở tại tinh xá giảng A-tỳ-đàm, các bậc danh tăng đều tập đến. Tông chí của Đề-bà đã tinh tường, từ chỉ lại khúc chiết sáng sủa, chấn phát được nghĩa lý, đại chúng nghe xong cùng vui ngộ.
Lúc này Vương Di cũng ngồi nghe, sau ở trong biệt thất tự mình giảng dạy.
Tuân hỏi: pháp cương đạo nhơn, sở đắc Di-đà gọi là gì?
Đáp: phần lớn hoàn toàn là tiểu chưa phải là tinh yếu vậy. Cần phải giải thích rõ ràng để thâm nhập vào nhân tâm ở đây. Cuối cùng Tuân tụ tập hơn bốn mươi vị sa-môn nghĩa học ở kinh đô như Thích Tuệ Trì vv… và thỉnh Đề-bà trùng dịch lại kinh A-hàm. Sa-môn nước Kế Tân là Tăng-già La-xoa đọc Phạm bổn, Đề -bà dịch ra Tấn văn, cho đến mùa hạ mới xong. Ở các vùng Giang Lạc đều có xuất bản kinh hơn cả trăm vạn lời. trải qua các vùng Hoa Hạ, Tây Vực, Ngài đều hiểu rõ các phong tục tuỳ theo cơ dung, khéo ở nơi đàm tiếu âm thanh đạo hoá của Ngài không ai mà không nghe. Sau không biết ngài thế nào.
TRÚC PHẬT NIỆM
Ngài Trúc Phật Niệm là người Cương Châu. Tuổi nhỏ xuât gia, chí nghiệp thanh tịnh cứng cỏi. Ngoài thì hoà, trong thì sáng, trí tuệ lại thông mẫn. Ngài phúng tụng các kinh, thô thiệp ngoại điển. Các sách cở huấn càng tỏ đạt, nhỏ thích du phương, xem đủ các phong tục. Gia thế ở Tây Hà, thông suốt các phương ngôn. Hoa Phạm âm nghĩa đều hiểu rõ. Về nghĩa học tuy có khiếm khuyết, hợp âm thanh nghe càng chấp trước.
Trong niên hiệu Trúc Thị Kiến Nguyên, các vị như Tăng-già Bạttrừng, Đàm-ma Nan-đề vào Trường An. Triệu Chánh thỉnh chư vị dịch kinh. Các vị danh đức đương thời không ai truyền dịch, chúng đến mời Ngài. Thế là ngài Bạt-trừng cầm Phạm văn. Ngài Phật Niệm dịch ra Tấn ngữ, chất đoán lại các nghĩa nghi ngờ, âm tự mới rõ ràng – Đến tháng giêng năm Kiến Nguyên thứ hai mươi chúng lại thỉnh ngài Đàmma Nan-đề dịch Tăng-nhất A-hàm và Trung A-hàm. Sa-môn nghĩa học ở trong thành Trường An thỉnh ngài Trúc Phật Niệm dịch, nghiên cứu khúc chiết hai năm mới xong hai bộ A-hàm, đây là do công của ngài Phật Niệm. Từ Thế Cao Chi Khiêm về sau không ai dịch hơn Ngài. Trong hai thời Phù – Diêu, Ngài đứng đầu các dịch giả. Cho nên tăng chúng ở Quan Trung thảy đều vui mừng. Sau đó Ngài tiếp tục dịch: “ Bồ-tát Anh Lạc thập trụ đoạn kết và kinh Diệu Thai, kinh Trung Am vv… Đây chỉ là mới dịch, ý phần nhiều chưa tận thì Ngài mang bịnh mất ở Trường An – chúng tăng tục ai cũng than thở thương tiếc.
ĐÀM MA DA XÁ
Đàm-ma Da-xá Trung Hoa dịch là Pháp Minh, là người nước Kế Tân, tuổi nhỏ mà hiếu học. Năm mười bốn tuổi Phất-nhã Đa-la đã biết, lớn lên khí càng cao nhã thần tuệ, thông suốt các kinh luật, minh ngộ xuất chúng, chuyên ý nơi bát thiền, du tâm vào thất giác. Người bây giờ gọi Ngài là Phù-đầu Bà-đà. Ngài cô thân ở chốn núi non đầm trạch, không tránh gặp hổ báo. Nơi vắng lặng tư duy động dời cả ngày, thường ở gốc cây mỗi ngày để tự khắc trách mình. Năm ba mươi tuổi còn chưa đắc quả, huống chi là giải đãi. Thế là trải qua nhiều ngày không ngủ không ăn, chuyên cần tinh tấn sám hối tội trước. Rồi Ngài nằm mộng thấy Bác-xoa Thiên Vương nói: Sa-môn nên quán rộng xa hoá tất cả làm hoài bão, sao chỉ giữ tiểu tiết chỉ có điều thiện thôi sao? Đạo mượn các duyên, lại cần phải chờ thời cơ đến, chẳng phải mạnh cầu chết mà không chứng. Tỉnh dậy Ngài suy nghĩ muốn du phương thọ đạo. Sau đó Ngài trải qua các nước lân bang. Vào những năm Long An nhà Tấn Ngài đến Quảng Châu trụ ở chùa Bạch Sa. Ngài rất khéo tụng “ Tỳ-bàsa-luật “ người đều gọi ngài là Đại Tỳ-bà-sa. Bấy giờ Ngài đã tám mươi lăm tuổi, độ chúng tám mươi lăm người – Khi ấy có một nữ thanh tín tên là Trương Phổ Minh, hỏi về Phật pháp- Ngài Da Xá liền nói về “phật sanh duyên khởi”. Ngài cùng lúc dịch bộ Xoa-ma kinh một quyển. Đến niên hiệu Nghĩa Hy rất tôn sùng Phật pháp. Ngài Da-xá đã đi đến chỗ tham gia lễ dị. Gặp lúc có Sa-môn Thiên-trúc là Đàm-ma Khất-đa cũng đến Quan Trung. Đồng khí tương cầu, bỗng nhiên như người cũ. Nhân đó cùng với Da-xá dịch: Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm – Vào đời Tần Hoàng Thỉ năm thứ chín, Ngài bắt đầu dịch Phạm thư cho đến năm thứ mười sáu mới xong, gồm hai mươi hai quyển. Thái tử là Diêu Hoằng đích thân xem xét, Sa-môn Đạo Tiêu làm lời tựa.
Sau đó ngài Da-xá nam đu đến Giang Lăng dừng lại chùa Vu Tân hoằng dương Thiền pháp. Ở đây có bọn khách đều là dân lữ thứ gồm hơn ba trăm người. Trước kia không có tín tâm mà gặp Ngài đều vui kính, tự nói có một thầy, một đệ tử. Cả hai tu nghiệp đều đắc La-hán, truyền đến đây thì hết. Ngài lại từng ở ngoại môn đóng cửa toạ thiền, chợt có năm sáu vị Sa-môn đi vào thất -Lúc ấy thấy một Sa-môn bay lên ngọn cây, qua lại nhiều lần. Ngài thuờng giao tiếp thần minh mà phủ đồng như thế tục. Tuy đạo tích chưa hiển bày, Người bấy giờ đều cho Ngài là đã đắc Thánh quả.
Đến đời Tống Nguyên Gia, Ngài trở lại Tây Vức, không biết về sau thế nào. Ngài Da-xá có đệ tử là Pháp Độ, giỏi cả Phạm văn, Hán ngữ, thường phiên dịch. Độ vốn là con của Trúc Bà Lặc- Lặc qua lại Quảng châu nhiều ngày mưu cầu lợi lộc giữa đường đến Nam Khang. Lớn lên lấy tên là Kim Ca, xuất gia có pháp danh là Pháp Độ, lúc đầu làm đệ tử ngài Da-xá thừa thọ kinh pháp – Khi Da-xá trở về nước. Pháp độ tự mình lập ra quy cũ dị kỳ để nhiếp chúng, bèn nói: chuyên học Tiểu thừa cấm học Phương Đẳng. Duy chỉ lễ Thích-ca, không lễ mười phương Phật- Ăn chỉ dùng bát đồng không dùng các chén bát khác, lại bảo chư ni cùng nắm tay đi. Ngày sám hối chỉ cùng quỳ lạy nhau. Đời nhà Tống ở Đan Dương, có con gái của Duẫn Nhan Viện là ni Pháp Hoằng, con gái Trương Mục Quan Thứ sử Giao Châu là ni Phổ Minh đầu tiên đều thọ pháp này. Ngày nay chư ni nối nghiệp như Hoằng quang… đều noi theo di phong này. Ni chúng Đông thổ cũng có thời theo đây.