CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 16

Ngài Hành Tư Thiền sư ở núi Thanh Nguyên, Cát Châu.
* Đời thứ 5 (phần 2) – có 72 vị:
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuyên Giám ở Đức Sơn Lãng Châu – có 9 vị:
1. Thiền sư Toàn Khoát ở Nham Đầu Đung Ngạc Châu.
2. Thiền sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong Phước Châu.
3. Thiền sư Tuệ Cung Viện ở Thụy Long Thiên Thai.
4. Hòa thượng Ngõa Quan ở Tuyền Châu.
5. Thiền sư Giản, ở Cao Đình Tương Châu.
6. Hòa thượng Tư Quốc ở Cảm Đàm Hồng Châu. ( 6 vị trên đây thấy có ghi lục)
7. Đại sư Thiệu Thích ở Nga Hồ Đức Sơn.
8. Hòa thượng Vô Cấu ở Phụ Phụng Tường.
9. Hòa thượng Úy Trì ở Song Lưu Ích Châu, (3 vị trên không có Ngữ cú).

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Khánh Chư ở Thạch Sương Đàm Châu – có 41 vị:
1. Thiền sư Tăng Nhất ở núi Nam Tế Hà Trung.
2. Thiền sư Cư Hối ở núi Đại Quang Đàm Châu.
3. Thiền sư Hoài Hổ ở Lô Sơn.
4. Thiền sư Đạo Kiền ở Cửu Phong Quân Châu.
5. Thiền sư Cảnh Hân ở Dũng Tuyền Thai Châu.
6. Thiền sư Chí Nguyên ở núi Vân Cái Đàm Châu.
7. Thiền sư Tạng ở Cốc Sơn Đàm Châu.
8. Thiền sư Hồng Tồn ở núi Phúc Thoàn Phước Châu.
9. Thiền sư Tuệ Không, ở Tổn Đức Đức Sơn Lãng Châu.
10. Hòa thượng Sùng Tư ở Cát Châu.
11. Thiền sư Huy đời thứ 3 ở Thạch Sương.
12. Hòa thượng Ba Tiêu ở Sính Châu.
13. Hòa thượng Phục ở Phi Điền Đàm Châu.
14. Thiền sư Huy ở Lộc Uyển Đàm Châu.
15. Thiền sư Ước ở Bảo Cái Đàm Châu.
16. Thiền sư Hải Yến ở Vân Môn Việt Châu.
17. Hòa thượng Văn Thù ở Hồ Nam.
18. Hòa thượng Thạch Trụ ở Phụng Tường Phủ.
19. Hòa thượng Cái Trung ở Vân Đàm Châu.
20. Thiền sư Tồn Thọ ở Thê Nham Hà Trung.
21. Thượng tọa Huyền Thái ở Nam Nhạc.
22. Thiền sư Kính ở Long Tuyền Hàng Châu.
23. Thiền sư Tông Mẫn ở Bàn Đình Lộ Phủ
24. Thiền sư Khâm Trung ở Tân La.
25. Thiền sư Hành Tịch ở Tân La.
26. Hòa thượng Lộc Nguyên ở Hồng Châu,
27. Hòa thượng Đại Dương ở núi Sính Châu.
28. Hòa thượng Quán Âm ở Hoạt Châu.
29. Hòa thượng Chánh Giác ở Vận Châu.
30. Hòa thượng Cao Minh ở Thương Châu.
31. Hòa thượng Khánh Tho ở Hứa Châu.
32. Hòa thượng Vạn Tuế ở Trấn Châu.
33. Hòa thượng Linh Thọ ở Trấn Châu đời thứ 2.
34. Thiền sư Hồng Tế ở Trấn Châu.
35. Thiền sư Giản Chi ở Cát Châu.
36. Thiền sư Hồng Phương ở Đại Lương.
37. Thiền sư thủ Nhàn ở Ức Châu.
38. Thiền sư Lãng Tân La.
39. Tân La, Thành Hư Thiền sư
40. Thiền sư Thảng ở Phần Dương.
41. Thiền sư Dư Hàng Thông (20 vị trên đây không có cơ duyênngữ cú).

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thiện Hội ở Giáp Sơn Phong Châu – có 22 vị:
1. Thiền sư Nguyên An ở núi Lạc Phổ Phong Châu.
2. Thiền sư Linh Siêu Thượng Lam Hồng Châu,
3. Thiền sư Tứ ở Quân Châu.
4. Thiền sư Hoài Trang ở núi Tiêu Diêu Giang Tây.
5. Thiền sư Khả Văn ở núi Bàn Long Viên Châu.
6. Thiền sư Nguyệt Luân ở núi Huỳnh Sơn Võ Châu.
7. Thiền sư Hoàn Phổ ở núi Thiều Lạc Kinh.
8. Hòa thượng Hải Hồ ở Thái Nguyên.
9. Hòa thượng Thủy Tự ở Gia Châu Bạch.
10. Thiền sư U ở núi Thiên Cái Tường Phủ Phụng, .
11. Hòa thượng Đồng An ở Hồng Châu.
12. Thiền sư Đàm Phổ ở Thiều Châu.
13. Hòa thượng ở núi Tiên Cư Cát Châu.
14. Thiền sư Đoan ở Tư Phước Thái Nguyên, .
15. Hòa thượng Diên Khánh ở núi Lô Thiên Hồng Châu .
16. Hòa thượng Việt Phong ở Việt Châu.
17. Hòa thượng ở núi Kỳ Xà Lãng Châu.
18. Hòa thượng Thê Mục ở Ích Châu.
19. Thiền sư Toàn ở Tung Sơn.
20. Hòa thượng Giáp ở Sơn Viện Ích Châu.
21. Hòa thượng Vân Nham ở Tây Kinh.
22. Hòa thượng Diên Hưu ở An Phước.
(11 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).

 

– Thiền sư Hành Tư – trong đời thứ 5.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuyên Giám ở Đức Sơn Ngạc Châu.

1. Thiền sư Toàn Khoát Nham Đầu ở Ngạc Châu.

Sư người Tuyền Châu, họ Kha. Thuở nhỏ lễ Thiền sư Thanh nguyên xuống tóc, đến Bảo Thọ ở Trường An mà thọ giới Cụ túc, học kinh luật các bộ. Sau dạo Thiền Uyển cùng làm bạn với Tuyết Phong, Nghĩa Tồn, Khâm Sơn, Văn Thúy. Từ núi Đại từ ở Dư Hàng Sư đến Lâm Tế. Ngài Lâm Tế qui tịch bèn gặp ngài Ngưỡng Sơn. Vừa vào cửa Dư đưa tọa cụ lên nói Hòa thượng. Ngưỡng Sơn lấy phất trần định đưa lên thì Sư nói: Không ngại tay tốt. Sau Sư tham ngài Đức Sơn Hòa thượng. Sư cầm tọa cụ lên pháp đường nhìn quanh Đức Sơn hỏi làm gì? Sư hét. Đức Sơn nói: Lão tăng lỗi chỗ nào? Sư nói: 2 lớp công án, bèn xuống nhà tham. Đức Sơn nói cái đó Thầy nào vừa giống người hành cước. Đến ngày lên hỏi thăm. Đức Sơn nói Xà-lê mới đến hôm qua phải không? Đáp: Phải. Đức Sơn hỏi ở đâu học được cái hư ấy mà đến. Sư đáp: Toàn Dung (Khoát) con trọn không tự dối. Đức Sơn nói sau này không được cô phụ Lão tăng. Ngày khác tham vấn Sư vào cửa phương trượng nghiêng mình hỏi là phàm hay Thánh. Đức Sơn hét. Sư lễ bái. Có người nêu việc ấy với Động Sơn. Động Sơn nói nếu không phải là Thượng tọa Khoát thì rất khó thừa đương (làm được). Sư nghe bèn bảo: Lão già Động Sơn không biết tốt xấu lầm sau danh ngôn. Ta lúc đó 1 tay nâng lên 1 tay kéo xuống. Tuyết Phong nấu cơm ở chỗ Đức Sơn. Một hôm cơm chậm Đức Sơn cầm bát đến pháp đường. Phong bong cơm thấy Đức Sơn nói: Lão già ấy chuông chưa đáng trống chưa gõ cầm bát đến làm gì? Đức Sơn liền trở về phương trượng. Phong đem việc nêu với Sư. Sư nói: Đại tiểu Đức Sơn chẳng hiểu câu cuối. Sơn nghe sai thị giả gọi Sư đến phương trượng hỏi: Ông chẳng chịu Lão tăng sao? Sư ngầm hiểu ý chỉ. Đức Sơn hôm sau lên pháp đường bình thường chẳng đồng Sư đến Tăng đường trước vỗ tay cười lớn rằng: Lại mừng được ông cụ hiểu câu cuối. Sau này người thiên hạ chẳng biết làm sao, tuy thế chỉ được 3 năm – Một hôm Sư cùng Tuyết Phong Nghĩa Tổn Khâm Sơn Văn Thúy 3 người cùng chuyện trò. Tồn bỗng nhiên chỉ 1 chén nước Thúy nói nước trong trăng hiện. Tồn nói nước trong trăng không hiện. Còn Sư thì đạp đổ chén nước mà đi. Từ đó Thúy sư ở Động Sơn. Tồn và Khoát 2 vị cùng là con cháu của Đức Sơn. Sư và Tồn cùng từ giã Đức Sơn. Đức Sơn hỏi đi đâu? Sư đáp: Tạm từ giã Hòa thượng đi xuống núi. Đức Sơn hỏi sau này làm gì? Sư đáp không quên. Hỏi ông dựa vào đâu mà nói thế. Sư nói: Chẳng nghe có ai trí hơn Sư mới kham truyền trao trí cùng Sư đều kém sự nửa đức. Đức Sơn nói như thế như thế, phải khéo giữ gìn. 2 người cùng lễ bái mà lui. Tồn trở về Mân Xuyên ở Tuyết Phong núi Tượng Cốt. Còn Sư ở am tại núi Ngọa Long, Động Đình. Bạn thiền đến đông. Có vị Tăng hỏi không sư lại có chỗ xuất thân chăng? Sư nói: Tiếng bước lông xưa rả nát. Hỏi: Khi đường hoàng cùng đến thì thế nào? Sư đáp mũi nhọn làm hỏng mắt. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư? Sư nói: Dời Lô Sơn lại sẽ vì ông mà (nói với ông) nói. Một hôm Sư lên pháp đường bảo đồ đệ rằng: Ta từng nghiên cứu kinh Niết-bàn ở 7, 8 năm, thấy 2, 3 đoạn văn giống lời Nạp Tăng nói thoại. Lại nói thôi thôi. Lúc đó có một vị Tăng ra lễ bái thỉnh Sư nói:. Sư nói: Ý giáo ta như 3 điểm của chữ ấy. Thứ nhất hướng về Đông phương mà hạ 1 điểm, để mở mắt các Bồ-tát. Thứ 2 hướng về phương Tây hạ 1 điểm để điểm mạng căn các Bồ-tát. Thứ 3 là hướng về Thượng phương mà hạ 1 điểm để điểm đảnh đầu các Bồ-tát. Đây là nghĩa đoạn thứ nhất – Lại nói ý giáo ta như Ma-hê-thủla tay mở cửa trước mặt dựng câm một con mắt. Đây là nghĩa đoạn thứ 2 – Lại nói ý giáo ta cũng như trống thoa độc, đánh lên 1 tiếng xa gần nghe thấy đều chết. Cũng nói đều chết. Đây là nghĩa đoạn thứ 3. Lúc đó Tiểu Nghiêm Thượng tọa hỏi như thế nào là trống thoa độc. Sư lấy 2 tay thoa đầu gối 1 bên thân. Hỏi: Hàn Tín lâm triều sao nghiêm không nói. – Giáp Sơn gặp một Tăng đến Thạch Sương. Vào cửa liền nói không biết xét Thạch Sương nói chưa ắt là Xà-lê. Tăng nói đó tức trân trọng. Lại đến ngài Nham Đầu như trước mà nói không biết xét. Sư nói: Hừ Tăng nói đó là trân trọng mới trở về. Sư nói: Tuy thế kẻ hậu sinh cũng hay quản đới. Vị Tăng ấy trở về kể lại với Giáp Sơn. Giáp Sơn nói Đại chúng lại hiểu chăng? Chúng không đáp được. Giáp Sơn nói nếu không ai nói Lão tăng không tiếc 2 sợi lông mày, nói đi. Bèn nói Thạch Sương tuy có dao giết người lại không có kiếm làm sống người. – Sư cùng La Sơn bói tìm nền tháp. La Sơn giữa đường bỗng gọi Hòa thượng! Sư quay đầu lại hỏi: Cái gì? La Sơn đưa tay nói trong đó rất tốt. Sư hét nói Lão bán dưa ở Qua Châu. Lại đi được mấy dặm trong khoảng quanh co, La Sơn bèn lễ bái hỏi rằng: Hòa thượng há chẳng phải 30 năm ở với Động Sơn mà không chịu ngài Động Sơn? Sư đáp: Phải. Lại hỏi Hòa thượng há không phải là Đệ tử nối pháp của Đức Sơn mà lại chẳng chịu Đức Sơn? Sư đáp: Phải. Nói chẳng chịu Đức Sơn thì chẳng hỏi, chỉ như ngài Động Sơn có gì thiếu sót? Sư im lặng hồi lâu nói Động Sơn là Phật tốt chỉ là không có ánh sáng. Vị Tăng hỏi: Kiếm bén chém thiên hạ thì ai là kẻ đương đầu. Sư nói: Ám nghĩ (ngầm định). Lại hỏi Sư liền hét: Gả ngu độn ấy đi ra. Hỏi: Khi chẳng trải xưa nay thì thế nào? Sư nói: Trác sóc địa. Hỏi: Việc xưa nay thế nao? Sư nói: Mặc rả nát. Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu tới? Đáp: Từ Tây kinh tới. Sư hỏi: Huỳnh Sào sau này thâu được kiếm chăng? Đáp thâu được. Sư giả thế đưa cổ bị chém. Tăng nói đầu Sư đã rụng. Sư cười to – Hỏi 2 con rồng tranh châu ai được? Sư nói: Đều lầm. Vị Tăng hỏi: Tuyết Phong người Thanh văn thấy tánh như đêm thấy trăng, người Bồ-tát thấy tánh như ban ngày thấy mặt trời, chưa biết Hòa thượng thấy tánh thì thế nào? Phong lấy gậy đánh ba cái. Sau Tăng ấy nêu lời nói trước hỏi Sư. Sư tát cho 3 tát – Hỏi: Như thế nào chủ 3 cõi. Sư hỏi: ông biết ăn gậy sắt chăng – Thụy Nham hỏi: Như thế nào là Tỳlô Sư. Sư hỏi: Nói cái gì. Thụy Nham lại hỏi: Ông nay 17, 18 tuổi chưa hỏi trong trần làm sao biện chủ. Sư nói: Trong lưới đèn đồng có đầy đầu. Hỏi lúc cung gảy tên rơi thì thế nào. Sư nói: Đi đi! Hỏi như thế nào là ý của Nham Trung. Sư nói: Tạ ơn chỉ bày. Tăng nói thỉnh Hòa thượng đáp lời thoại. Sư nói: Trân trọng – Hỏi: Như thế nào là Đạo? Sư nói: Phá giày cỏ (giày cỏ rách) ném vào hồ. Hỏi: Như thế nào là trong giếng sâu muôn trượng được đến đáy? Sư nói: Hồng! Tăng lại hỏi chân bước qua. Hỏi: Khi buồm xưa chẳng sang thì thế nào? Sư nói: Lừa ăn cỏ sau vườn.

Sau này có người hỏi Phật hỏi pháp hỏi Đạo hỏi Thiền, Sư đều dùng tiếng hừ! Sư từng gọi chúng bảo rằng: Lão già khi đi rống lên 1 tiếng rồi đi. Sau năm Đường Quang Khải, giặc Trung Nguyên nổi dậy, chúng đều chạy lánh. Sư vẫn ở yên như thế. Một hôm giặc đến tránh là không dâng biếu bèn đầm giáo nhọn, Sư thần sắc tự nhiên hét lên 1 tiếng mà mất. Tiếng hét nghe xa đến mấy mươi dặm. Lúc ấy là năm Quang Khải 3 (Đinh mùi) mồng 8 tháng 4 môn nhân làm lễ trà tỳ thu được 49 xá lợi, chúng bèn xây tháp cúng dường, thọ 60 tuổi. Vua Hy Tông ban thụy là Thanh Nghiêm Đại sư, tháp đề xuất trần.

2. Thiền sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong Phước Châu.

Sư người ở Nam An, Tuyền Châu, họ Tăng, gia thế thờ Phật. Sư ghét ăn cá thịt. Nằm trong tả lót mà nghe tiếng chuông chùa. Nếu thấy phan hoa tượng Phật thì rất vui mừng. Năm 12 tuổi theo cha dạo đến chùa Ngọc Giản ở Phủ Điền thấy ngài Khánh Huyền Luật liền lạy gọi Thầy con. Bèn ở lại làm thị giả. Năm 17 tuổi xuống tóc. Gặp ngài Thường Chiếu Đại sư ở núi Phù Dung. Chiếu vỗ về xem là pháp khí. Sau Sư đến chùa Bảo Sát ở U Châu thọ giới Cụ túc. Thọ giới lâu bèn trải các Thiền hội có duyên khế họp với ngài Đức Sơn. Trong năm Đường Hàm Thông trở về Mân Trung lên núi Tượng Cốt lập viện Tuyết Phong, bạn thiền đến đông. Vua Ý Tông ban hiệu là Chân giác Đại sư và ban cho cà sa tử y – Có vị Tăng hỏi ý giáo và ý Tổ đồng hay khác. Sư nói: Sấm sét động đất trong nhà không nghe. Lại hỏi Xà-lê hành cước vì việc gì. Hỏi: Mắt ta vốn chánh nhân Sư nên tà lúc ấy thế nào? Sư hỏi mê gặp Đạt chăng. Đáp mắt ta ở đâu (sao có?) Sư đáp: Được chẳng từ thầy. Hỏi: Cạo tóc nhuộm áo nhận y ấm của Phật vì sao không nhận Phật? Sư đáp: Việc tốt chẳng bằng không. Sư hỏi: Tọa chủ. 2 chữ như thế hết cả là khoa văn, làm gì là bản văn (bản văn này làm gì). Tọa chủ không đáp được. Hỏi: Có người hỏi. Trong 3 thân thì thân nào không rơi vào các số. Người xưa nói ta thường ở đây rất thiết ý chỉ như thế nào? Sư đáp: Lão già 9 lần chuyển lên Động Sơn. Tăng định hỏi nữa. Sư bảo: Kéo vị Tăng này ra. Hỏi như thế nào là việc thăm viếng gặp mặt? Sư nói: Ngàn dặm chưa là xa. Hỏi: Như thế nào là tướng Đại nhân. Sư nói: Chiêm ngưỡng tức có phần. Hỏi: Văn Thù cùng Duy-ma đối đáp việc gì? Sư nói: Nghĩa đọa. Vị Tăng hỏi: Khi lặng yên không nương vào đâu thì như thế nào? Sư đáp cũng là bịnh. Hỏi chuyển về sau như thế nào. Sư đáp: Thoàn Tử xuống Dương Châu. Hỏi: Nhân xưa có nói. Sư liền làm thế nằm im hồi lâu, ngồi dậy nói: Hỏi gì. Tăng nhắc lại lời trên. Sư nói: Lão sống hư chết lãng. Hỏi lúc tên ló đầu nhọn thì thế nào? Sư đáp tay giỏi bắn không trúng đích. Hỏi ngút mắt chớ nêu đích lúc đó như thế nào? Sư đáp chẳng ngại tùy phần tay giỏi. Hỏi: Người xưa nói giữa đường gặp người Đạt Đạo không lấy lời nói mà ngầm đối đáp, chưa biết lấy gì ra đáp. Sư nói: Uống trà đi! Sư hỏi: Vị Tăng từ đâu đến. Đáp từ Thần Quang đến. Sư nói: Ngày thì gọi là ánh sáng mặt trời, đêm thì gọi là ánh sáng lửa, làm gì có Thần quang? Vị Tăng không đáp được. Sự tự đáp thay rằng ánh sáng mặt trời ánh sáng lửa – Tên Điển tọa hỏi: Người xưa có nói biết có việc hướng thượng Phật mới có phần nói thoại, như thế nào là nói thoại. Sư cầm gậy bảo nói nói. Tê không đạp được. Sư đạp ngã. Tê đứng dậy mồ hôi dầm dề – Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến? Đáp: Gần đây lìa Chế Trung. Sư hỏi: Đi thuyền hay đi bộ tới? Đáp: 2 đường đều không đi thuyền. Sư nói: Sao được đến đó. Đáp: Có gì cách ngăn. Sư liền đánh. Hỏi: Người xưa nói gặp mặt trình nhau? Sư nói: Là nói như thế nào gặp mặt trình nhau? Sư nói: Trời xanh trời xanh. Sư hỏi: Vị Tăng con bò nước đực này bao nhiêu tuổi? Vị Tăng không đáp được. Sư tự đáp thay 77 tuổi. Vị Tăng hỏi: Vì sao Hòa thượng là bò nước đực. Sư hỏi: Có tội lỗi gì. Tăng từ giã, Sư hỏi: Đi đâu, đáp đi lễ bái Kính Sơn Hòa thượng. Sư nói: Kính Sơn nếu hỏi ông Phật pháp như thế nào, ông nói sao? Đáp đợi hỏi liền nói. Sư cầm gậy đánh – lại đem hỏi Đạo Phó: Tăng ấy lỗi ở đâu mà ăn gậy? Phó nói: Hỏi được Kính Sơn thì hết khốn. Sư nói: Kính Sơn ở Chế Trung sao hỏi mà được hết khốn. Phó nói không thấy nói (Đạo?) xa hỏi gần mà đối đáp. Sư bèn thôi. – Một hôm Sư bảo Tuệ Lăng: Ta thấy Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn rằng: Các Thánh đi đâu, ông ấy nói hoặc ở trên trời hoặc ở nhân gian, ông nói ý Ngưỡng Sơn thế nào? Lăng nói: Nếu hỏi chỗ mất của các Thánh ông ấy tức nói chẳng được. Sư nói: Ông vẻn vẹn không chịu. Bỗng có người hỏi: Ông nói làm sao? Lăng nói chỉ nói lầm. Sư hỏi: Có phải là ông chẳng nhầm. Lăng nói sao khác với nhầm – Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu tới? Đáp: Lìa Giang Tây tới. Sư hỏi: Giang Tây cách đây bao xa? Đáp: Không xa. Sư dựng cây phất trần lên nói: Lại cách cái ấy chăng. Đáp: Nếu cách cái ấy tức là xa. Sư liền đánh. – Hỏi: Học nhân bỗng vào tòng lâm xin Sư chỉ bày đường vào. Sư nói: Thà tự nghiền nát thân như vi trần trọn không dám làm mù mắt một vị Tăng. Hỏi: 49 năm việc sau thì chẳng hỏi, 49 năm việc trước như thế nào? Bỗng Sư lấy phất trần đánh vào miệng – Có vị Tăng từ giã đi tham ngài Linh Vân hỏi: Khi Phật chưa ra đời thì như thế nào. Linh Vân đưa cây phất trần lên. Lại hỏi ra đời rồi thì thế nào. Linh Vân cũng đưa phất trần lên. Vị Tăng ấy trở về. Sư hỏi: Xà-lê đi sao trở về nhanh thế? Vị Tăng đáp: Con đến đó hỏi Phật pháp chẳng tương đương rồi về. Sư nói: Ông hỏi việc gì? Vị Tăng nêu lời nói trước. Sư nói: Ông hỏi ta sẽ vì ông mà nói. Tăng liền hỏi khi Phật chưa ra đời thì thế nào? Sư đưa cây phất trần lên. Lại hỏi ra đời rồi thì thế nào? Sư quăng cây phất trần. Tăng lễ bái. Sư liền đánh – Nhân có người nêu: Lục tổ nói chẳng phải là gió động, chẳng phải là phướng động, mà tâm nhân giả động. Sư nói: Đại tiểu Tổ sư đầu rồng chân rắn. Đáng đánh 20 gậy. Lúc đó Thượng tọa Thái Nguyên đứng hầu, nghe thì nghiến răng. Sư lại nói ta vừa nói thế, đáng cho 20 gậy – Sư hỏi Tuệ Toàn: Ông được vào chỗ nào? Toàn nói cùng Hòa thượng thương lượng. Sư hỏi: Thương lượng chỗ nào? Đáp: Chỗ nào đến. Sư hỏi: ông được chỗ vào lại làm gì. Toàn không đáp được. Sư liền đánh. Toàn Thản hỏi: Biển bằng cỏ cạn nai lộc thành bầy. Như thế nào bắn được chủ trong nai? Sư gọi Toàn Thản, Thản: Dạ! Sư nói: Uống trà đi. Sư hỏi: Vị Tăng: Gần đây lìa đâu đến đây? Vị Tăng đáp lìa Qui Sơn. Vị Tăng hỏi: Như thế nào ý Tổ sư Tây Trúc đến Qui Sơn cứ ngồi. Sư hỏi: ông chịu ông ấy không? Vị Tăng nói: Con chẳng chịu ông ấy. Sư nói: Qui Sơn là con (ông) Cổ Phật mau đi lễ bái sám hối – Huyền Sa nói Lão già lầm lỗi là Qui Sơn vậy. – Hỏi: Học nhân nói không được thỉnh Sư nói:. Sư nói: Ta vì pháp tiếc người. Sư đưa phất trần lên chỉ dạy một vị Tăng. Tăng ấy bèn lui ra. Sư hỏi Tuệ Lăng: Cổ nhân nói trước 33 sau 33 là ý gì? Lăng bèn lui ra. – Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến? Đáp: Từ Lam Điền đến. Sư nói: Sao không vào cỏ. Hỏi: Việc lớn thế nào? Sư cầm tay Tăng nói: Thượng tọa đem câu này hỏi ai. Có vị Tăng lễ bái Sư đánh 5 gậy. Vị Tăng hỏi: Lỗi ở đâu? Sư lại đánh 5 gậy hét đuổi ra – Sư hỏi: Vị Tăng. Từ đâu đến? Vị Tăng nói từ la ngoại đến. Sư hỏi: Lại gặp Đạt-ma chăng? Vị Tăng nói trời trong mặt trời sáng (ngày sáng) – Sư hỏi tự mình làm gì? Vị Tăng hỏi lại làm gì? Sư liền đánh. Sư đưa Tăng ra đi 5, 3 bước và gọi: Thượng tọa! Tăng quay Sư nói: Giữa đường khéo làm. Vị Tăng hỏi: Đưa chày dựng phất trần chẳng phải tông thừa, Hòa thượng như thế nào? Sư dựng cây phất trần. Vị tăng ấy tự ôm đầu mà ra. Sư chẳng ngó theo – Vị Tăng hỏi: 3 thừa 12 phần giáo là vì phàm phu khai diễn hay chẳng vì phàm phu khai diễn. Sư nói: Sư nói: Chẳng tiêu 1 nhành dương liễu – Sư bảo cảnh thanh rằng: Xưa nay có lão tức dẫn quan nhân đi tuần nhà nói rằng: 1 chúng này đều là Tăng học Phật pháp. Quan nhân nói: Mạt vàng tuy quý lại làm gì? Lão túc không đáp được. Cảnh Thanh đáp thay: So với ném gạch dẫn ngọc. Sư lên Pháp đường đưa phất trần lên nói cái đó là bậc Trung hạ. Vị Tăng hỏi: Người Thượng thượng như thế nào? Sư đưa cây phất trần lên. Tăng nói cái đó là bậc trung hạ. Sư liền đánh – Hỏi: Quốc sư 3 lần gọi thị giả là ý thế nào? Sư liền đứng dậy trở về phương trượng – Sư hỏi: Vị Tăng: Mùa hạ này ở đâu? Đáp: Ở Dũng Tuyền. Sư hỏi: Phun mãi phun tạm thời hay. Đáp: Hòa thượng hỏi chẳng dính. Sư nói: Ta hỏi chẳng dính. Đáp: Phải. Sư liền đánh – Khắp mời về chùa giữa (sửa?) đường gặp khỉ. Sư nói: Súc sinh ấy 1 lưng 1 mặt gương xưa hái lúa của Sơn tăng. – Tăng hỏi nhiều kiếp không tên vì sao lại bày làm gương xưa. Sư nói: Vết ngọc sinh (làm lỗi sinh?) Tăng hỏi có gì chết gấp lời thoại cũng chẳng biết. Sư nói: Lão tăng tội lỗi. Mân Sư thí cho bạc giao tại giường. Vị Tăng hỏi: Hòa thượng nhận của cúng dường của Đại vương lấy gì báp đáp? Sư cầm đất lên nói: Thiếu đánh ta. Hỏi khi nuốt hết Tỳ-lô thì thế nào? Sư nói: Phước đường trở về có bình an không? – Sư bảo chúng rằng: Ta thì nói Đông nói Tây, ông thì tìm câu theo lời. Nếu ta là trâu dê đội sừng thì ông hướng vào đâu mà nắm bắt – Sư ở Mân Xuyên hơn 40 năm người học chẳng giảm. Đông Hạ cả 1500 người – năm Lương khai bình 2 (Mậu thìn) mùa xuân tháng 3 Sư có bịnh. Mân Soái khiến thầy thuốc bắt mạch. Sư nói: Tôi không phải bịnh, rốt chẳng uống thuốc, bèn làm kệ giao pháp. Mùa Hạ ngày mồng 2 tháng 5 buổi sáng Sư dạo Lam Điền. Buổi chiều về tắm rửa, giữa đêm thì mất, thọ 87 tuổi, lạp được 59.

3. Thiền sư Tuệ Cung ở viện Thụy Long Thiên Thai.

Sư người Phước Châu, họ la, gia thế là nhà Nho. Năm 17 tuổi đi thi Tiến sĩ mà về kinh. Sư nhân dạo núi Chung Nam đến chùa Phụng Nhật, thấy di tượng của Tổ sư bèn xin xuất gia. Năm 22 tuổi thọ Cụ giới, đi du phương gặp Thiền sư Giám Đức Sơn. Giám hỏi hiểu không? Cung hỏi làm gì? Giám nói thỉnh gặp nhau. Cung nói biết gì (biết làm gì?). Giám cười lớn bèn vào thất. Khi Giám mất rồi thì Sư cùng môn nhân ở Thiên Thai Thụy Long viện mở lớn pháp tịch. Năm Đường thiên phục 3 (Quý hợi) giờ Ngọ ngày mồng 2 tháng 12. Sư sai chúng đánh chuông, ngó quanh nói: Đi. Nói xong thì ngồi kiết già mà hóa, thọ 84 tuổi, lạp được 62. Môn nhân lập tháp thờ.

4. Hòa thượng Ngõa Quan ở Tuyền Châu.

Đức Sơn hỏi: Ông hiểu chăng? Sư nói: Không hiểu. Đức Sơn nói ông cái ấy mà chẳng hiểu. Sư nói: Chẳng hiểu thành cái gì. Đức Sơn nói ông giống 1 viên sắt. Sư bèn vén áo Đức Sơn.

5. Thiền sư Giản ở Cao Đình Tương Châu.

Trước ở cách sông xa thấy Đức Sơn bèn chắp tay rằng chẳng xét. Đức Sơn tay cầm quạt vẫy lại. Sư bỗng khai ngộ bèn vượt ngang mà đi không ngó lại. Sau Sư ở Tương Châu mở pháp của ngài Đức Sơn.

6. Hòa thượng Tư Quốc ở Cảm Đàm Đại Ninh, Hồng Châu.

Bạch Triệu hỏi trong nhà có tang thỉnh Sư an ủi họ. Sư nói: Khổ thấu trời xanh. Triệu nói chết là cha chết là mẹ. Sư đánh mà đuổi ra. Phàm Sư gặp Tăng đến phần nhiều lấy gậy đánh đuổi đi.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Khánh Chư ở núi Thạch Sương, Đàm Châu.

1. Thiền sư Tăng Nhất ở núi Nam Tế, Hà Trung.

Vị Tăng hỏi: May được gần gũi, xin Sư chỉ bày. Sư nói: Nếu ta chỉ bày tức là khuất trước làm dính ông. Tăng nói dạy học nhân làm gì là phải. Sư nói: Kỵ nhất (tránh 1) là phải quấy. Hỏi: Như thế nào là Nạp Tăng dứt hơi? Sư nói: Lại từng huân trước ông cũng không. Hỏi: Cùng loại thì chẳng hỏi, thế nào là khác. Sư nói: Lấy đầu mà chẻ đem đi. Hỏi: Như thế nào là chủ pháp thân? Sư nói: Chẳng qua lại. Lại hỏi: Như thế nào là Sư Tỳ-lô. Sư nói: Chẳng siêu việt. Sư trước ở Mạt-sơn, sau Mân Soái thỉnh mở pháp. Sư mất tại Trường Khánh Thiền Uyển. Vua ban thụy là Bổn Tịnh Đại sư, tháp đề Vô Trần.

2. Thiền sư Cư Hối ở núi Đại Quang, Đàm Châu.

Sư người ở Kinh Triệu, họ Vương. Trước Sư đến ngài Thạch Sương. Hàm trượng thỉnh ích trải 2 năm. Lại khiến Sư làm chủ Bắc Tháp, áo vải giày cỏ hầu như quên thân ý. Một hôm Thạch Sương định thử chỗ được của Sư bèn hỏi: Quốc gia mỗi năm chọn cử nhân và mở khoa thi (thi đậu?) (và người thi đậu), triều môn lại được lạy chăng? Sư đáp: Có người chẳng cầu tiến. Đáp: Có bằng cớ gì (dựa vào đâu?) Sư nói: Lại chẳng vì danh. Thạch Sương lại nhân bịnh hỏi rằng: Trừ bỏ ngày nay riêng lại có lúc không. Sư nói: Cừ cũng chẳng nói ngày nay là đó. Thạch Sương bèn chịu. Như thế mà hỏi kỹ hơn 4 câu đối đáp không sảng. Quanh quẩn mà đã 20 năm. Lưu Dương tín sĩ Hồ Công thỉnh Sư ở núi Đại Quang mà mở lớn Tông chí. Có Vị Tăng hỏi: Chỉ như Đạt Ma là Tổ chăng. Sư đáp: Chẳng phải là Tổ. Vị Tăng hỏi: Đã chẳng phải là Tô đến làm gì? Sư đáp vì ông chẳng tiến Tổ. Vị Tăng hỏi: Tiến rồi như thế nào? Sư nói: Mới biết chẳng phải là Tổ. Hỏi: Khi hỗn độn chưa phân thì thế nào? Sư nói: Thời giáo ai kể. Sư lại nói: Một đời thời giáo chỉ là thâu ngặt 1 đời thời nhân, thẳng ra bốc lột triệt để cũng chỉ là thành được người liễu sự ông không thể tương đương với nạp y hạ sự, do đó mà nói đến 49 năm sáng mãi không hết, 49 năm nêu không dậy. Phàm chỉ dạy học trò đại yếu như thế. Năm Đường Thiên Phục 3 (Quý hợi) ngày mồng 03 tháng 09 Sư viên tịch, thọ 67 tuổi.

3. Thiền sư Hoài Hổ ở Thê Hiền, Lô Sơn.

Sư người Thiên Du, Tuyền Châu, thọ nghiệp với Trần Thiền sư ở núi Cửu Tọa. Bèn tham học ở thất ngài Thạch Sương. Được ý chỉ dâu bèn đến ở Tạ Sơn. Đạo chưa phát triển (nói chưa chấn động) nên dời về Thê Hiền thì bạn Thiền đến đông. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là câu của Ngũ Lão Phong Tiền. Sư nói: Vạn cổ ngàn thu. Tăng nói đó chẳng thành dứt nối cũng không. Sư nói: Do dự muốn cùng ai. Vị Tăng hỏi: Con từ xa đến, thỉnh Sư chỉ dạy (kích phát). Sư nói: Cũng chẳng bằng thời. Đáp: Thỉnh sư bằng thời. Sư nói: Ta cũng chẳng đổi. Hỏi: Như thế nào là pháp pháp không sai? Sư nói: Trên tuyết lai thêm sương. Sau Sư mất ở Lô Sơn. Vua ban thụy là Huyền Ngộ Đại sư, tháp đề Truyền Đăng.

4. Thiền sư Đạo Kiền ở Cửu Phong, Quân Châu.

Sư người Hầu Quan, Phước Châu, họ Lưu, khắp trải các pháp Hội sau được ngài Thạch Sương ấn ký, độ học trò ở Cửu Phong. Sư lên pháp đường có Vị Tăng hỏi: Người trong vô gián (địa ngục?) làm hạnh gì? Sư đáp: Làm việc súc sinh lại làm việc gì? Làm hạnh vô gián. Thưa: Đây cũng là người trên đường trường sinh. Sư nói: Ông phải biết có người chẳng cộng mạng. Đáp: Chẳng cộng mạng nào. Sư đáp: Trường sinh khí bất thường. Sư lại hỏi: Các huynh đệ lại biết được mạng chăng? Muốn biết mạng thì dòng suối (suối chảy) là mạng, trống vắng là thân, ngàn sóng tranh nhau phun lên là cảnh giới Văn Thù. Nhất hoàn tình không là giường nằm của Phổ Hiền. Kế mượn 1 câu là chỉ trăng, trong việc là nói trăng. Từ trên việc trong Tông môn như cờ tin (tín kỳ) của Tiết Độ Sứ. Lại như Tiên Đức các phương chưa lập nhiều danh mục mà chỉ trình bày suông trở về trước, các huynh đệ ước vào thể nào mà thương lượng đến chỗ ấy, chẳng nhờ 3 tấc lưỡi thử nói hiểu xem, chẳng nhờ lỗ tai thử biện nghe hết xem, chẳng nhờ mắt thử biện bạch xem. Do đó mà nói tiếng nước ném chẳng ra, câu sau chẳng dấu hình. Hết cả trời đất đều là cá thể người của ông. Hướng chỗ nào mà để mắt tai mũi lưỡi. Chớ nên chỉ hướng vào ý căn mà làm hiểu biết. Hết cả vị lai cũng chưa thôi hết. Do đó mà người xưa nói: Định đem tâm ý học Huyền Tông giống như đi Tây mà đến (hướng về) Đông. Lúc đó có Vị Tăng hỏi: Cửu trùng không có tin ân xá từ đâu (sao?) đến. Sư nói: Lưu Quang tuy khắp mà Mân nội không khắp. Hỏi: Lưu Quang và Mân nội cách xa bao nhiêu? Sư nói: Nước xanh nhảy sóng núi sinh sắc đẹp (khoe sắc). Hỏi: Mọi người đếu nói thỉnh ích chưa biết Sư lấy gì mà cứu giúp? Sư nói: Ông nói núii to lại từng thiếu tấc đất không? Đáp: Đó tức là 4 bể thăm tìm sẽ là việc gì – Sư nói: Diễn nói đầu mê tâm tự điên. Hỏi lại có người chẳng điên chăng? Sư đáp có. Hỏi như thế nào là chẳng điên? Sư nói: Chợt hiểu giữa đường mắt không mở. Hỏi như thế nào là tự mình của Học nhân. Sư hỏi: Lại hỏi ai. Hỏi: Ngay lúc đó thừa đương thì thế nào. Sư đáp: Núi Tu Di lại đội núi Tu Di chăng? Hỏi Tổ Tổ truyền nhau lại truyền pháp nào? Sư đáp Thích Ca keo kiệt (tham tiếc) Ca-diếp giàu. Hỏi rốt ráo truyền sự gì làm sao? Sư đáp: Đồng tuổi lão nhân phân đèn đêm. Hỏi: Chư Phật không phải ta nói (Đạo ta?) như thế nào là ta nói (Đạo ta). Sư nói: Ta nói (Đạo ta) chẳng phải chư Phật. Hỏi: Đã chẳng phải chư Phật vì sao lại lập Đạo ta (ta nói?) Sư đáp vừa tới tạm gọi tới, như nay thì khiến ra. Hỏi: Vì sao khiến ra? Sư đáp nếu chẳng khiến ra trong mắt trần (bụi) sinh. Hỏi: tất cả chỗ tìm chẳng được hà chẳng phải là Thánh. Sư nói: Là Thánh cảnh chưa quên. Hỏi: 2 Thánh cách nhau bao xa. Sư đáp trong tuần dù có thuật ẩn mình làm sao toàn thân vào Đế hương. Hỏi theo xưa có nói chân tâm vọng tâm như thế nào? Sư nói: Là lập chân hiển (mà bày) vọng. Hỏi: Như thế nào là chân tâm? Sư nói: Chẳng ăn tạp. Hỏi như thế nào là vọng tâm? Sư nói: Dính duyên khởi đổ sập là đó. Hỏi lìa 2 đường này như thế nào là bản thể của học nhân? Sư đáp là chẳng lìa bản thể. Hỏi: vì sao chẳng lìa? Sư đáp chẳng kính Đồng cư trời, ai hiềm quý tối đen. Hỏi: Theo xưa có nói hết cả càn khôn đều là mắt ấy, như thế nào là mắt càn khôn. Sư đáp: Càn khôn ở đó. Hỏi: mắt càn khôn ở đâu? Sư đáp chính là mặt càn khôn. Hỏi lại nhìn ngắm (chiếu rõ) kỹ không? Sư đáp chẳng cần nhờ thế 3 thứ ánh sáng. Hỏi đã chẳng cần nhờ thế 3 thứ ánh sáng. Vậy dựa vào đâu mà gọi là mắt càn khôn. Sư nói: Nếu không như thế thì trước đầu lâu thấy người quỉ vô số. Hỏi: 1 nét bút gì (diện mạo nào) chẳng được. Sư nói: Tăng do tức hứa chí công. Hỏi: Chưa biết Tăng do được chứng chỉ tức Hứa Chí Công. Sư nói: Chim rùa cúi đầu núi Tu Di đứng. Hỏi: Động Dung chìm đường xưa, thân mắt thì mới biết, ý này như thế nào? Sư nói: Trộm tiền Phật, mua hương Phật. Hỏi: Học nhân chẳng hiểu. Sư nói: Chẳng hiểu thì thắp hương cúng dường cha mẹ. Sau Sư mất ở Trợ Đàm. Vua ban thụy là Đại Giác Thiền sư, tháp đề Viên tịch.

5. Thiền sư Dũng Tuyền ở Cảnh Hân Thai Châu.

Sư người Tiên Du Tuyền Châu, vốn ở núi Bạch Vân mà thọ nghiệp, được ngài Thạch Sương khai thị mà đến ở Lang Nhã Dũng Tuyền thuộc Đơn Khâu. Một hôm Sư không mặc áo ca sa mà ăn cơm. Có vị Tăng hỏi chẳng (muốn) thành tục chăng? Sư nói: Há nay chẳng phải là tăng sao – Cương Đức 2 thiền khách đến, ở giữa đường gặp Sư cỡi trâu, chẳng biết Sư bèn hỏi: Móng sừng rất rõ ràng, mọi người tại sao người cỡi chẳng biết. Sư bỗng đánh trâu bỏ đi 2 thiền khách ở dưới gốc cây nấu trà. Sư đánh trâu trở về đến trước khác biệt cùng ngồi uống trà. Sư hỏi: 2 thiền khách gần đây đã lìa đâu. Đáp lìa bên kia. Sư hỏi: Ở đó làm gì? Họ đưa chén trà lên. Sư nói: Đây cũng là việc bên này bên kia làm gì, 2 người không đáp được. Sư nói: Chớ nói người cỡi trâu không biết.

6. Đại sư Chí Nguyên hiệu Viên Tịnh ở núi Vân Cái, Đàm Châu.

Khi còn du phương, Sư hỏi Vân Cư rằng: Chí Nguyên chẳng làm sao lúc ấy thế nào. Vân Cư đáp: Chỉ là công lực của Xà-lê không đến chỗ. Sư chẳng lễ bái mà lui ra. Sư bèn đến tham vấn ngài Thạch Sương cũng hỏi như trước. Thạch Sương nói không phải chỉ là Xà-lê, Lão tăng cũng chẳng làm sao. Sư hỏi: Hòa thượng vì sao chẳng làm sao? Thạch Sương nói Lão tăng nếu làm sao lấy lỗi ông chẳng làm sao – Có vị Tăng hỏi thế nào Phật. Sư đáp mặt vàng là đó. Hỏi như thế nào là pháp. Sư đáp trong kho là đó. Hỏi: Khi Phật Nhiên Đăng chưa ra đời thì thế nào? Sư đáp: Mê muội chẳng được. Hỏi: Rắn con làm sao nuốt rắn Thầy. Sư nói: Sắc toàn thân chẳng đồng. Hỏi: Như thế nào là nạp Tăng? Sư nói:

Tham tìm hỏi Đạo.

7. Thiền sư Tạng ở Cốc Sơn Đàm Châu.

Tăng hỏi ý giáo và ý Tổ là 1 hay 2? Sư nói: Ban ngày mặt trời sáng, nửa đêm đầy sương.

8. Thiền sư Hồng Tồn ở núi Phúc Thoàn, Phước Sơn châu.

Tăng hỏi như thế nào là bản lai diện mục (mặt mũi xưa nay). Sư nhắm mắt thè lưỡi. Vị Tăng hỏi: Xưa nay có bao nhiêu (nhiều?) mặt mũi. Sư hỏi: Mới đến thấy gì? Hỏi giữa đường gặp người Đạt đạo chẳng đem lời mà ngầm đối chưa biết lấy gì mà đối đáp. Sư nói: Lão tăng cũng như thế. Trước 3 ngày khi Sư sắp mất bèn sai thị giả gọi Đệ Nhất Tòa đến. Sư nằm thở ra 1 tiếng Đệ Nhất Tòa gọi thị giả nói Hòa thượng khát muốn uống nước. Sư bèn nằm quay mặt vào vách. Khi sắp mất khiến tập họp chúng lại, sư bèn vung 2 tay thè lưỡi ra mà chỉ bày. Lúc đó Đệ Tam Tòa nói: Này các người, lưỡi của Hòa thượng rất cứng. Sư nói: Khổ thay khổ thay, thật đúng như lời Đệ Tam Tòa nói, lưỡi rất cứng vậy. Sư lại từ giã mà mất. (Vua ban) Thụy là Thiệu Long Đại sư, tháp đề Quảng Tế.

9. Đại sư Tồn Đức Hiệu Tuệ Không ở Đức Sơn, Lãng Châu.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là 1 câu? Sư nói: Lại thỉnh hỏi. Hỏi như thế nào là Thiên Đà Bà của Hòa thượng. Sư nói: Đêm qua canh 3 thấy trăng sáng.

10. Hòa thượng Sùng Ân ở Cát Châu.

Tăng hỏi ý Tổ và ý Giáo là 1 hay 2? Sư đáp: Thiếu Lâm tuy có trăng, Thông Lãnh chẳng xuyên mây.

11. Thiền sư Huy ở Thạch Sương.

Vị Tăng hỏi: Phật ra đời trước độ 5 câu Luân, Hòa thượng ra đời trước độ ai. Sư đáp: Đều chẳng độ. Hỏi: Vì sao chẳng độ. Sư đáp vì đó (nó?) là 5 câu Luân. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng. Sư nói: Cần trúc chén đá.

12. Hòa thượng Ba Tiêu ở Sính Châu.

Vị Tăng hỏi: Từ trên Tông thừa nói như thế nào Sư nói: Đã bị người lãnh nhãn nhìn phá rồi. Hỏi: Chẳng lạc vào các duyên, thỉnh Sư chỉ thẳng. Sư nói: Có hỏi có đáp. Hỏi như thế nào là Hòa thượng 1 câu vì người. Sư đáp chỉ sợ Xà-lê không hỏi.

13. Hòa thượng Phục hiệu ở Phì Điền, Đàm Châu.

Là Tuệ Giác Đại sư – Có vị Tăng hỏi đất này tên gì? Sư nói: Phì Điền. Hỏi: Phải làm gì. Sư bèn lấy gậy đánh đuổi đi.

14. Thiền sư Huy ở Lộc Uyển, Đàm Châu.

Tăng hỏi chẳng nhờ các duyên, thỉnh Sư nói. Sư đưa lò lửa lên. Vị Tăng hỏi: Chỗ thân thiết nhất thỉnh Sư 1 nói. Sư nói: Chớ ngủ mà nói. Hỏi khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì thế nào? Sư nói: Như trăng trong nước. Hỏi gặp rồi thế nào. Sư đáp nước trong trăng. Hỏi: Tổ Tổ truyền nhau chưa biết truyền cái gì? Sư đáp ông hỏi ta ta hỏi ông. Vị Tăng hỏi:

Đó tức là Đạo tục chẳng phân. Sư hỏi: Ở đâu đến.

15. Thiền sư Ước ở Bảo Cái Đàm Châu.

Bảo Cái ở (treo cao cao) trên cao, trong đó việc thế nào? Thỉnh Sư nói: ý chỉ, một câu chẳng là bao. Sư nói: Bảo Cái treo trên không, có nẻo mà chẳng thông, nếu cầu nói ý chỉ, ắt liền có Tây Động.

16. Hải Yến Thiền sư ở chùa Chuẩn Mê, núi Vân Môn, Việt Châu.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là hạ sự của Nạp Y? Sư đáp như người cắn đá cứng. Hỏi như thế nào là 1 lò hương chùa xưa? Sư đáp: Rộng khắp không người ngửi. Hỏi ngửi thì như thế nào? Sư đáp 6 căn đều chẳng đến. Hỏi lâu nghe tiếng Chuẩn Mê đến vì sao không thấy Chuẩn Mê. Sư nói: Xà-lê chẳng biết Chuẩn Mê.

17. Hòa thượng Văn Thù ở Hồ Nam.

Tăng hỏi Tăng Do (Diêu) vì sao vẽ hình Chí Công không được? Sư đáp chẳng phải chỉ Tăng Dao, Chí Công cũng vẽ (hình dạng) không thành. Hỏi Chí Công vì sao vẽ (hình dạng) chẳng thành. Sư đáp: Màu thuốc chẳng đem tới. Hỏi: Hòa thượng lại vẽ được không? Sư đáp: Ta cũng vẽ không được. Hỏi: Vì sao Hòa thượng vẽ chẳng được. Sư đáp: Cừ chẳng cẩu thả dùng nhan sắc ta mà dạy, ta vẽ làm gì. Hỏi: Như thế nào là mật thất? Sư đáp khẩn yếu chẳng tới. Hỏi như thế nào là người trong mật thất? Sư đáp: Chẳng ngồi trên trâu.

18. Hòa thượng Thạch Trụ ở phủ Phụng Tường.

Khi Sư du phương thì gặp Hòa thượng Động Sơn bảo rằng: Có 4 loại người: Có bốn loại người, một người nói hơn Phật tổ mà một bước đi không được, một người đi hơn người Tổ Phật mà một câu nói không được, một người nói được đi được, một người nói không được đi không được ai là loại người ấy? Sư ra khỏi chúng mà trả lời: Một người nói hơn Tổ Phật mà đi không được, đó chỉ là kẻ không có lưỡi mà không chịu đi; một người đi hơn Tổ Phật mà một câu nói một câu nói không được, đó chỉ là kẻ không có chân mà chịu nói; một người nói được đi được, đó chính là hộp và nắp tương xứng, một người nói không được đi không được, như mất mạng mà mà cầu sống đây là gái bất dục mang gông đeo cùm. Động Sơn hỏi Xà-lê tự mình làm gì? Sư nói: Gồm thông Hội thượng cao tột đều bày. Động Sơn nói chỉ như trên biển Minh Minh công đẹp đẽ lại làm gì? Sư nói: Người huyễn gặp nhau vỗ tay cười ha ha.

19. Hòa thượng Vân Cái ở Trung Vân-Đàm châu.

Vị Tăng hỏi: Hòa thượng mở pháp đường vì (làm?) việc gì? Sư nói: Vì gã lừa như ông. Hỏi chư Phật ra đời vì (làm?) việc gì? Sư nói: Vì gã lừa như ông. Hỏi khi Phật Tổ chưa ra đời thì thế nào? Sư nói: Hình tượng chẳng được. Hỏi ra đời rồi thì thế nào? Sư đáp Xà-lê cũng phải nghiêng mình mới được. Hỏi như thế nào là 1 câu hướng thượng? Sư đáp Văn Thù mất miệng. Hỏi như thế nào là 1 câu trước cửa? Sư đáp trên đầu cắm hoa. Hỏi như thế nào siêu (vượt) trăm ức? Sư đáp: Người vượt chẳng chịu được.

20. Thiền sư Tồn Thọ ở viện Đại Thông, núi Thê Nham, phủ Hà Trung.

Sư người họ Mai, chẳng biết người ở đâu. Trước Sư giảng kinh luận, sau vào thất ngài Thạch Sương, tùy duyên mà dạy dỗ ở Bồ Bản. Đạo tục theo về – Tăng hỏi khi hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào. Sư đáp: Ông chẳng hỏi việc khi hoa sen đã ra khỏi nước rồi sao? Vị Tăng không đáp được. Sư bình thường ít nói ai hỏi thì đáp. Sư độ đệ tử 400 người, Ni chúng hơn trăm, khi mất thọ 93 tuổi. Thụy là Chân Tịch Đại sư.

21. Thượng tọa Huyền Thái ở Nam Nhạc.

Chẳng biết là người ở đâu, người trầm tịnh ít nói chư từng mặc áo lụa, chúng gọi là Thái Bố Nạp (Thái mặc áo vải) – Lúc đầu gặp ngài Thiền sư Giám Đức Sơn thì lên pháp đường. Sau gặp Thiền sư Phổ Hội Thạch Sương Thạch Sương bèn vào thất (tức theo làm đệ tử) ở tại Lan Nhã, phía Đông của Hoành Sơn hiệu là Thất Bảo Đài. Thể chẳng lập môn đồ, kẻ hậu tấn 4 phương đến nương cậy Sư đều dùng tình bạn mà đáp lễ. Ở Hoành Sơn thường bị cư dân chặt cây đốt cỏ gây hại rất nhiều. Sư bèn làm bài Dư Sơn Dao (bài đồng dao về khai khẩn núi) truyền xa đến tại vua. Vua bèn ra lịnh cấm ngăn. Cho nên Lan Nhã trong núi không bị đốt phá là nhờ sức của Sư. Khi Sư sắp mất hoàn toàn không có Tăng đến chính là Sư tự mình đi ra mời một vị Tăng vào, dặn dò khiến chuẩn bị củi đốt, còn để lại bài kệ:

Năm nay đã sáu mươi lăm
Bốn đại sắp lìa chủ
Đạo ấy tự Huyền Huyền
Trong đó không Phật Tổ
Chẳng cần cạo tóc
Chẳng cần tắm gội.
Một đống lửa dữ
Ngàn đủ vạn đủ.

Nói kệ xong ngồi nghiêm

Duỗi 1 chân ra mà mất – Khi trà tỳ thâu xá lợi đưa vào 1 tháp nhỏ xây ở bên tả tháp của Thiền sư Kiên Cố. Sư thọ 65 tuổi.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thiện Hội ở Giáp Sơn Phong Châu.

1. Thiền sư Nguyên An ở núi Phổ Lạc, Phong Châu.

Sư người Lân Du, Phụng Tường, họ Đạm. Tuổi nhỏ xuất gia nương ngài Hựu Luật sư ở chùa Hoài Ân ở quận nhà mà xuống tóc, thọ Cụ giới. Sư làu thông kinh luận. Lúc đầu hỏi Đạo ngài Lâm Tế Thúy Vi. Ngài Lâm Tế thường ở trước chúng khen Sư. Dưới cửa Lâm Tế 1 mũi tên nhọn ai dám cự đương mà Sư được hứa khả chấp nhận tự cho đã đủ. Bèn tìm đến Giáp Sơn cất am. Sau được đọc thử của Giáp Sơn chỉ bày, bất giác sợ sệt bỏ am, đến lễ bái ngài Giáp Sơn mà đứng nghiêm. Giáp Sơn nói: Gà ở tổ phụng, không phải là đồng loại, đi ra đi. Sư nói: Từ xa đến học thỉnh Sư 1 tiếp. Giáp Sơn nói trước mắt không Xà-lê, Giáp Sơn không Lão tăng. Sư nói: Lầm rồi. Giáp Sơn nói Xà-lê đứng đó chớ cỏ cỏ hành hành. Vân guyệt là đồng mà gá núi là khác Xà-lê ở trong thiên hạ thì đầu lưỡi tức chẳng không, sao dạy người không lưỡi biết nói. Sư mù mịt không dáp được. Giáp Sơn bèn đánh. Sư nhân đó mà hầu hạ (bụng dạ) nhiều năm. Một hôm Sư hỏi Giáp Sơn: Phật quỉ chẳng đến chỗ làm sao hiểu được. Giáp Sơn nói đuốc sáng chiếu rõ hình tượng ngàn dặm, nhà tối Lão tăng mê. Lại hỏi buổi sáng mặt trời đã mọc ban đêm trăng không hiện lúc đó thế nào? Sư nói: Rồng ngậm châu biển cá lội chẳng ngó – Khi Giáp Sơn sắp mất bảo chúng rằng 1 cành trên đá xem thì mất Sư đáp không phải. Giáp Sơn hỏi là sao. Sư nói: Tự có núi xanh ở đó. Giáp Sơn nói nếu như thế tức ta nói chẳng rơi. Khi Giáp Sơn mất Sư liền đến Sầm Dương gặp cố nhân. Nhân nói việc Võ Lăng (nạn vua Võ dẹp Đạo Phật) cố nhân hỏi suốt mấy năm lánh nạn ở đâu? Sư nói: Chỉ ở trong chốn chợ búa. Hỏi: sao không đến chỗ không người ở. Sư đáp chỗ không người có nạn gì. Hỏi: trong chợ búa làm sao trốn tránh. Sư nói: Tuy ở chốn chợ búa mà người không biết. Cố nhân chẳng lường được – Hỏi: Ở Tây thiên có 28 Tố nối nhau đến cõi này người truyền 1 người lại như kia đây chẳng rõ ràng (thùy khúc) là thế nào? Sư nói: Trước cửa Lão nhà quê không nói chuyện triều đình. Hỏi: Cùng nói chuyện gì? Sư nói: Chưa gặp có khác trọn chẳng múa quyền. Hỏi: có người từ triều đình đến gặp nhau nói chăng? Sư đáp: Lượng kẻ ngoài cơ uổng công mục kích. Tăng không đáp được. Sư đến Lễ Dương núi Lạc Phổ mà bói tìm chỗ ở. Sau dời về Tô Khê ở Lãng Châu. Bạn Thiền 4 phương đến đông. Sư dạy chúng rằng: 1 câu cuối cùng mới đến đóng chắc cửa khóa đứt bến yếu chẳng thông phàm Thánh muốn biết bậc thượng lưu, chẳng đem kiến giải của Tổ Phật mà bù thêm trên trán như linh qui trên lưng có hình vẽ, tự lấy mình mất mạng làm gốc. Lại nói chỉ nam 1 đường kẻ trí biết sơ. Hỏi: liếc mắt liền thấy lúc ấy thế nào? Sư đáp: Sao mai phân sắc sáng, giống ánh sáng thái dương. Hỏi: Mặc đến chẳng lập mặc đi chẳng mất, lúc ấy thế nào? Sư nói: Củi đuốc tiều phu quý, áo gấm đạo nhân khinh. Hỏi: kinh nói cúng cơm trăm ngàn chư Phật không bằng cúng cơm 1 người không tu không chứng, không biết trăm ngàn chư Phật có lỗi gì, còn người không tu không chứng có đức gì? Sư đáp: Một vầng mây trắng bay ngang hang núi, bao nhiêu chim về đêm mê tổ. Hỏi: khi mặt trời chưa mọc thì thế nào. Sư nói: Nước cạn biển sâu lồng trốn kín, mây đùn đá núi phụng còn bay – Hỏi: như thế nào là việc xưa nay? Sư nói: Một hạt ở ruộng hoang chẳng làm cỏ mầm tự tốt. Hỏi: nếu 1 mực không làm cỏ thì hạt ấy có chôn mất trong cỏ không? Sư nói: Thịt xương khác cỏ rác, lúa xấu trọn khó sáng. Hỏi: Chẳng hại vật mạng là thế nào? Sư nói: Hoa mắt ảnh núi kẻ mê dối làm bàng hoàng – Hỏi: chẳng nói xưa nay thì thế nào? Sư đáp rùa linh không điềm lạ, xác không chẳng nhọc dùi. Hỏi: Khi chẳng đeo sáng tối thì thế nào? Sư đáp: Trong huyền dễ nói, ngoài ý khó nêu. Hỏi: khi chẳng sinh vào nhà Như Lai chẳng ngồi tòa Hoa vương thì thế nào? Sư đáp: Ông nói là lửa bao nhiêu lớp?. Hỏi: Ý tổ ý giáo là 1 hay 2? Sư đáp: Sư tử trong hang không có thú khác, chỗ tượng vương đi vắng dấu chồn – Hỏi đi đến chỗ bất tư nghì (chẳng nghĩ nghì) thì như thế nào? Sư nói: Núi xanh luôn bước đến, ngày sáng chẳng dời xe – Hỏi: khô hết ruộng hoang riêng lập việc là thế nào? Sư đáp: Ngựa trắng giữa tuyết khó phân biệt, qua đậu cây đen sự việc cũng khó phân. Hỏi: như thế nào chủ khách cùng nêu? Sư nói: Cây khô không cành ngang, chim đến không chỗ đậu. Hỏi: Trọn ngày mông lung là thế nào? Sư đáp: Ném ngọc lộn trong cát, kẻ biết tự nhiên khác. Hỏi: Đó tức là vung tay chẳng gặp Thầy. Sư nói: Chớ lấy tiếng hạc hát lầm là tiếng oanh khóc. Hỏi: viên ấy 3 điểm người đều trọng, Lạc phổ gia phong sự thế nào? Sư đáp: Sấm sét 1 trận, các tiếng trống đều im, hỏi lúc đình ngọ là như thế nào? Sư đáp: Lúc đình ngọ (đúng giờ ngọ) cũng còn thiếu nửa con quạ mới được tròn. Hỏi: như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư đáp gió thổi ở hiên trúc, ngoài sương chẳng lạnh lùng. Tăng định hỏi lại thì Sư nói: Chỉ nghe tiếng gió đập không biết mấy ngàn gậy. Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Khách cháu thu dọn bàn ghế mà cũng có Thầy bói đến. Có vị Tăng ra hỏi: Thỉnh Hòa thượng 1 quẻ. Sư nói: Nhà ông chaa chết. Tăng không đáp được – Hỏi: như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư dơ cao giường thiền hỏi hiểu không? Đáp: Không hiểu. Sư nói: Trên trời bỗng sấm sét làm kinh động vũ trụ, ếch ở đáy giếng chẳng ngóc đầu. Hỏi: Phật ma chẳng đến chỗ là như thế nào biến (phân biệt) được? Sư nói: Thật như đầu không mất, trong gương lầm nhận lấy – Hỏi: như thế nào là cứu nạn sinh tử? Sư nói: Theo nước dẫu sống lâu không nghe thiên nhạc hay. Hỏi: 4 đại như thế nào mà có? Sư đáp nước yên không sóng, bọt do gió đập. Hỏi: khi bọt mất trở về nước thì như thế nào? Sư đáp: Không đục không nhơ rồng cá mặc tình bơi lội. Hỏi: việc sinh tử như thế nào? Sư đáp: 1 niệm quên cơ (máy), thái hư không 1 điểm nào. Hỏi: Thế nào là Đạo? Sư đáp còn cơ thì còn trệ, mất dấu thì đường thông. Hỏi: như thế nào là 1 Tạng thâu chẳng được? Sư nói: Mưa thấm 3 cỏ đẹp, mảnh ngọc xưa nay sáng. Hỏi: một sợi lông nuốt hết biển lớn, ở trong đó lại nói gì? Sư nói: Nhà có bức tranh ao đầm trắng ắt không có yêu quái như thế. – Hỏi: khi ngưng nhiên thì thế nào? Sư nói: Lúc sấm sét ứng thời tiết, núi chấn động sâu sợ. – Hỏi: ngàn thứ vận động không khác lúc ngưng nhiên thì thế nào? Sư nói: Nhạn linh bay giữa không, chim ngu không rời tổ. Hỏi: như thế nào? Sư đáp: Đầu bạc lạy trẻ thơ, cả đời người khó tin. Hỏi: Các Thánh mặc tình đến lấy gì cúng dường? Sư nói: Thổ Tú tuy cầm gậy chẳng phải Bà-la-môn – Hỏi: ý tổ ý Giáo là đồng hay khác. Sư nói: Nhật nguyệt đi trên không, nhà ai có đường riêng. Hỏi: Đó tức là sáng tối khác nẻo việc chẳng phải một khái quát. Sư nói: Chẳng tự chẳng quên dê, sao cần khóc đường rẻ. Hỏi: khi học nhân định về quê thì thế nào? Sư đáp nhà phá người mất con về đâu? Hỏi: đó tức là chẳng về. Sư nói: Trước sân tuyết tan mặt trời tiêu, trong nhà bụi bay khiến ai quét. Hỏi: Động là mầm Pháp vương, tịnh là rễ Pháp vương. Rễ mầm thì chẳng hỏi, như thế nào là Pháp vương? Sư đưa cây phất trần lên. Vị Tăng hỏi: Đây cũng là mầm Pháp vương? Sư nói: Rồng không ra khỏi động ai người làm sao. Sư ở 2 núi mở pháp ngữ chấn động các phương. Năm Đường Quang Hóa 1 (Mậu ngọ) mùa thu tháng 8, Sư răn dạy chủ sự rằng: Pháp xuất gia nuôi lớn vật chẳng lưu giữ, khi gieo giống cần phải giảm tỉnh, việc đế cấu đều từ dừng bỏ ngày tháng qua mau Đại đạo sâu huyền, nếu hoặc nhân tuần sao do thể ngộ, tuy khích lệ khẩn thiết nhưng chúng cũng coi thường bỏ qua chẳng kính. Đến mùa Đông thì Sư có bịnh nhẹ cũng chẳng biếng lười việc thưa thỉnh. Ngày 01 tháng 12 Sư báo chúng rằng Ta chẳng phải sáng việc sau, nay có 1 việc cần hỏi. Các ông nếu nói cái ấy là phải thì trên đầu đặt thêm đầu. Nếu nói cái đó không phải tức là chém đầu mà cầu sống. Lúc đó Đệ Nhất Tòa hỏi rằng: Núi xanh chẳng cất bước? Hỏi: ngay đó chẳng khiêu đèn. Sư nói: Trong đó là lúc nào nói câu thoại ấy. Lúc đó Ngạn Tùng Thượng tọa riêng hỏi: Lìa đây 2 nẻo thỉnh Hòa thượng không hỏi. Sư nói: Vị tại canh đạo (chưa phải ở chỗ đổi mới Đạo (đổi lời khác?) Đáp: Ngạn Tùng nói (Đạo?) không hết. Sư nói: Ta chẳng cần biết ông nói hết hay không hết. Đáp: Ngạn Tùng không thị giả chỉ đối đáp Hòa thượng. Sư xuống pháp đường. Đêm đến sai thị giả gọi Ngạn Tùng vào phương trượng nói: Hôm nay Xà-lê đối đáp với Lão tăng rất có Đạo lý. Căn cứ vào ông rất hợp ý chỉ của Tiên sư. Tiên Sư nói: Trước mắt không pháp ý ở trước mắt, chẳng phải là pháp trước mắt chẳng phải tai mắt đến được. Lại nói câu nào là câu chủ, nếu chọn ra được sẽ giao ông y bát. Đáp: Ngạn Tùng chẳng hiểu Sư nói: Ông chỉ họp hiểu lời nói. Đáp: Ngạn Tùng thật chẳng biết. Sư hét đi ra, bèn nói khổ khổ – 2 ngày sau giờ Ngọ Tăng khác đem y câu ấy hỏi Sư. Sư tự đáp thay rằng: Thuyền từ chẳng chèo trên sóng trong, kiếm giáp uổng công chém (tha?) ngỗng gỗ. Sư bèn từ giã mà mất thọ 65 tuổi, lạp được 46, tháp Sư ở góc Tây bắc của chùa.

2. Thiền sư Linh Siêu ở Thượng Lam, Hồng Châu.

Trước Sư ở núi Thượng Lam, Quân Châu nói thiền của Giáp Sơn. Bạn học đều đến. Sau Sư ở Hồng Tỉnh dựng lên Thiền uyển mà ở, lại lấy Thượng Lam làm tên mà hóa Đạo càng thạnh hành. Có vị Tăng hỏi như thế nào là bổn phận sự của Thượng Lam? Sư nói: Không mượn ngàn Thánh, há cầu muôn cơ. Hỏi: chỉ khi không mượn không cầu thì thế nào? Sư hỏi chẳng thể nắm buông trong tay ông được chăng? Hỏi trước mũi nhọn làm sao biện sự (làm việc?) Sư nói: Trước mũi nhọn chẳng để lộ hình bóng, chớ ở đầu lưỡi mà tìm. Hỏi: 2 rồng tranh châu ai là người được. Sư nói: Châu ấy khắp đất mắt thấy như bùn. Hỏi Thiện Tài thấy gặp Văn Thù đến phương Nam ý như thế nào? Sư nói: Học bằng vào việc vào thất mới biết thông phương. Hỏi: Vì ssao Di Lặc khiến gặp Văn Thù? Sư nói: Đạo rộng không bờ bến gặp người bất tận – Đến Niên hiệu Đại Thuận đời Đường (Canh tuất) mồng 01 tháng giêng, Sư gọi chúng Tăng bảo rằng: Ta vốn ước hẹn ở đây 10 năm hay việc hóa độ đã xong sắp muốn ra đi. Ngày rằm, thọ trai xong thì đánh chuông ngồi nghiêm mà hóa. Thụy Sư là Nguyên Chân Đại sư, tháp đề Bổn không.

3. Hòa thượng Tứ Thiền ở Vân Châu.

Vị Tăng hỏi: Người xưa có thỉnh không trái, nay thỉnh Sư vào giếng còn đi hay không? Sư nói: Sâu sâu không nguồn khác, uống vào tiêu các bịnh hoạn. Hỏi: như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Từng được ý người này cần biết sắc trăng lạnh.

4. Hoài Trung Thiền sư ở núi Tiêu Diêu, Giang Tây.

Vị Tăng hỏi: câu chẳng giống lại có người nói được chăng? Sư nói: Hoặc trước 5 ngày trai, hoặc sau 5 ngày trai. Hỏi: kiếm cảnh sáng lanh (bén) lông lá nào mê hoặc được? Sư nói: Chẳng không quyên tác. Hỏi: Lửa dữ hồng lô nấu vật gì? Sư nói: Nấu Phật nấu Tổ? Hỏi: Phật Tổ làm sao nấu? Sư nói: Nghiệp ở trong ấy. Hỏi: Gọi là nghiệp gì? Sư nói: Sức Phật chẳng bằng. Hỏi: 49 năm chẳng nói 1 câu, như thế nào là chẳng nói 1 câu? Sư nói: 1 chiếc dép về Tây, Đạo nhân không đoái hoài (ngó). Hỏi: phải chăng là nơi yên ổn của Hòa Thượng cũng không? Sư nói: Ngựa là ngựa quan chẳng dùng ấn. Hỏi: như thế nào là 1 già 1 chẳng già. Sư nói: Nghĩa 3 theo 6. Hỏi: Như thế nào là 1 câu kỳ đặc. Sư nói: Ngồi giường Phật chẻ phác Phật. Hỏi: Tổ cùng Phật ai thân hơn? Sư nói: Vàng thật chẳng chịu đánh bạc ai chịu đổi cục đất bùn. Hỏi: đó tức có chẳng chịu. Sư nói: Ông sang ta hèn. Hỏi: Thế nào là treo kiếm trên cây tòng vạn năm. Sư nói: Chẳng phải nói chẳng thể kịp. Hỏi: phải là việc gì? Sư nói: Chỉ ông nói thoại. Hỏi: việc ngoài lời như thế nào sáng được? Sư nói: Lâu ngày nhiều năm gân cốt thành. Hỏi chẳng đánh ma quân làm sao chứng Đạo? Sư nói: Nước biển chẳng nhọc múc từ gào. Hỏi: chẳng ở núi có mây, thường ở thuyền không đáy lúc đó thế nào? Sư đáp quả chín tự nhiên. Hỏi: Lại thỉnh Sư nói: Trước cửa chân Phật tử. Hỏi: Học nhân vì sao chẳng thấy? Sư nói: Nơi nơi đều là Vương Lão sư.

5. Thiền sư Khả Văn ở núi Bàn Long, Viên Châu.

Vị Tăng hỏi: chết thiên hóa về đâu? Sư nói: Trâu đá đi ven sông, trong ngày đêm đèn sáng – Hỏi như thế nào là Phật? Sư nói: Kẻ ngu trốn bỏ cha. Sư sau về ở Thượng Lam viện.

6. Nguyệt Luân Thiền sư ở Huỳnh Sơn, Phủ Châu.

Sư người Phước Đường, Phước Châu, họ Hứa, Vừa tuổi đi học, đến chỗ Thiền sư Đầu Quán ở chùa núi Hoàng Bá tại quận nhà. Học hành và thọ Cụ giới xong bèn đi du phương đến Đồ thủy, gặp Tam Phong Hòa thượng tuyên hỏi đáp có tựa (thứ tự?) nhưng cơ duyên chưa khế. Vừa nghe Giáp Sơn thạnh hóa bèn đến gõ cửa. Giáp Sơn hỏi tên gì? Sư nói: Tên Nguyệt Luân. Giáp Sơn vẽ hình tròn hỏi cái gì giống cái ấy? Sư nói: Lời nói ấy ở các phương đều có người chẳng chịu. Hỏi bần đạo thì thì thế Xà-lê thì sao? Sư hỏi lại Nguyệt Luân chăng? Sớm đáp: Xà-lê nói thế ở đây rất có người chẳng chịu các phương. Sư bèn bụng dạ mà tham hỏi. Một hôm Giáp Sơn lên tiếng hỏi: Ông là người ở đâu? Sư đáp là người Mân Trung. Hỏi: Lại biết Lão tăng chăng? Sư nói: Hòa thượng lại biết Học nhân chăng? Đáp không phải, ông lại cho Lão tăng giá giày cỏ, sau đó Lão tăng lại cho ông giá gạo ở Giang Lăng. Sư nói: Đó tức chẳng biết Hòa thượng chưa rõ gạo Giang Lăng giá thế nào? Giáp Sơn nói ông khéo gầm rống. Sư bèn vào thất nhận ấn chứng và nương cậy 7 năm mới từ giã đến Võ Châu bói tìm Long tế Sơn mà ở. Bạn Huyền đến Đông. Sư bèn diện nói áo chỉ của Giáp Sơn, danh vang các phương. Sau Sư trở về Lâm Xuyên vui ở Huỳnh Sơn (núi Huỳnh Nghiệt). Sư bảo đồ chúng rằng: Ta ở núi này rất họp ý (Hài Tố Chí). Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Tổ sư Tây Trúc đến riêng nói việc này, tự vì các người không nói (tiến? Dâng lời nói?), hướng ra ngoài mà tìm cầu, vào nước đó mà tìm châu, đến núi kinh mà thấy ngọc. Do đó mà nói (Đạo?) từ cửa vào chẳng phải là của báu nhận bóng làm đầu há chẳng phải là lầm lớn. Lúc đó có vị Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư? Sư nói: Điện Lương chẳng ra làm, nước Ngụy dứt dấu Tâm – Hỏi: như thế nào là Đạo? Sư nói: Trâu đá từng nhả sương 3 xuân ngựa gỗ tiếng hý đầy đường đi. Hỏi: như thế nào thấy được bản lai diện mục (mặt mũi xưa nay). Sư đáp: Chẳng nhọc treo gương đá, trời sáng thì gà gáy. Hỏi Tông thừa 1 câu thỉnh sư thương lượng. Sư nói: Núi Huỳnh riêng thoáng đẹp ngoại vật, năm sau trăng đến gió vù vù – Hỏi: trong lời chẳng biện làm sao chỉ bát (chỉ dạy?). Sư nói: Kiếm rơi đã xa ông mới khắc thuyền. Hỏi: như thế nào nạp y hạ sự? Sư nói: Trâu đá nằm trên nước, Đông tây (mọi vật?) được tự do. Hỏi: như thế nào là ý trước mắt? Sư nói: Gió thu có vần, mảnh trăng vô phương. – Hỏi: như thế nào là chỗ dụng Tâm của học nhân? Sư đáp: Biết cửa không đóng, đối trăng chẳng mê. Hỏi như thế nào là thanh tiêu lộ? Sư đáp: Hạc đậu cây ngoài mây, chẳng mệt khổ gió sương. Hỏi: Việc quá khứ như thế nào? Sư đáp: Rồng gọi đầm trong, sóng lớn tự túc – Sư ở Huỳnh Sơn chỉ 13 năm, người học đến vô hư vãng (đến chẳng uổng công, chẳng về không). Sau đó năm Đường Đồng Quang 3, ngày 21 tháng 12 Sư có chút bịnh, đến ngày 26 giờ Ngọ thì Sư an nhiên ngồi mà hóa, thọ 72 tuổi, lạp được 53. Năm sau vào ngày 20 tháng giêng thì nhập tháp ở phía Tây bắc của viện.

7. Thiền sư Hoàn Phổ ở Thiều Sơn, Lạc Kinh.

Có vị Tăng đến tham vấn, lễ bái đứng hầu. Sư nói: Đại tài dấu nhà vụng. Tăng qua đứng bên kia. Sư nói: Táng tắc tống lương tài. Tuân Bố Nạp: Xuống núi thấy Sư bèn hỏi Thiều Sơn ở đâu? Sư nói: Chỗ xanh xanh xanh chính là đó. Tuân nói: Chỉ cái đó là phải chăng? Sư đáp phải thì phải, Xà-lê có việc gì? Đáp định nêu 1 câu hỏi không biết Sư có đáp lại chăng? Sư nói: Xem ông chẳng phải làm răng vàng sao biết uốn cung bắt Uất trì Tuân nói phụng hoàng vào mây khói mà đi, ai sợ chim thước hoang trong rừng – Sư nói: Ở hiên vẽ trống từ anh đánh, thử mở gia phong giống Lão tăng. Tuân nói: 1 câu liền siêu, kim cổ cách, tòng la chẳng cùng mặt trăng bằng. Sư nói: Ông thường ra khỏi ngoài oai âm, cũng rõ Thiều Sơn nửa tháng (trăng) trình. Tuân hỏi lỗi ở chỗ nào? Sư nói: Lời của Chu Thảng người đời biết có. Tuân nói: Cùng cái gì mà ngọc thật trong bùn khác với chẳng trừ vạn cơ trần. Sư nói: Dưới cửa Lỗ Ban uổng bày khéo diệu. Tuân nói: Học nhân như thế ý Sư thế nào? Sư nói: Nửa đêm Ngọc Nữ quăng thoi gửi gấm vào nhà Tây. Tuân nói: Có phải là gia phong của Hòa thượng chăng? Sư đáp người cày bỏ ngọc rớt, chẳng phải làm Hành gia. Tuân nói đây là văn nói gia phong của Hòa thượng như thế nào? Sư nói: Thân nhảy ngang vũ trụ, ai là người ló đầu.

Khi Sư mất, thụy là Vô Úy Thiền sư.

8. Hòa thượng Hải Hồ ở Thái Nguyên.

Nhân có người xin cúng dường Tam tạng Quán Đảnh, bày trải

chỗ ngồi xong, Sư bèn đến chỗ vào chỗ ấy mà ngồi. Lúc đó có Vân Thiệp Tọa Chủ hỏi: Hòa thượng hành Đạo năm nào? Sư nói: Tọa chủ đến trước đây. Thiệp đến gần Sư nói: Chỉ như Kiều Trần Như năm nào hành Đạo? Thiệp mịt mù. Sư hét rằng quỉ cứt đái! Vị Tăng hỏi: Người trong viện Hòa thượng sao quá ít còn người trong viện Định thủy sao quá đông? Sư nói: Cỏ dày nhiều nai hoang, núi cao dê thần ít.

9. Hòa thượng chùa Bạch Thủy ở Gia Châu.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: 4 biển không hang nhà, 1 giọt thấm càn khôn. Hỏi Tào Khê 1 nẻo họp bàn việc vì? Sư nói: Khe tùng ngàn năm hạc qui tụ, trong trăng hường quế phụng hoàng về.

10. U Thiền sư ở núi Thiên Cái, Phụng Tường.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là nước Thiên Cái? Sư nói: 4 biển tràn ao không phạm giọt nước. Hỏi: khi học nhân định xem kinh thì thế nào? Sư đáp đã là nhà buôn lớn đâu cần lợi nhỏ.

11. Hòa thượng Đồng An ở núi Phụng Thê, Kiến Xương, Hồng Châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Gà vàng ẳm con về Tiêu Hán, thỏ ngọc mang thai vào Tử Vi. Vị Tăng hỏi: Bỗng gặp khách đến lấy gì mà đợi. Sư nói: quả vàng buổi sáng vượn hái đi, hoa ngọc buổi chiều phụng ngậm sang. – Hỏi: trọn ngày trong đầm, vì sao cầu chẳng được. Sư nói: Nguồn Huyền chẳng dấu báu vô sinh, chớ dối rằng câu ở đầm bích – Hỏi: lắng cơ 1 câu sương sớm chẳng gặp thời là thế nào? Sư nói: Dưới cửa Thái dương không trăng sao, dưới điện Thiên tử không trẻ nghèo. Hỏi: như thế nào là chỗ chuyển thân của Đồng An? Sư đáp nhiều kiếp chẳng từng chìm sương ngọc. Trước mắt há trệ cỏ Thái dương. Hỏi: trong đường hiểm ác như thế nào tiến bước? Sư đáp thân Huyền thấu qua đường ngàn sai, biển xanh không sóng đến ắt khó. – Hỏi: Như thế nào là nạp y hạ sự? Sư nói: 1 mảnh ngọc tròn luôn kim cổ, há đồng người câu trong đêm vắng. Hỏi: như thế nào là người rất không biết xấu hổ (hổ thẹn)? Sư nói: Không vương chẳng ngồi điện vô sinh, Ca-diếp trước nhà chẳng đốt đèn.