CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hành Tư ở núi Thanh Nguyên, Cát Châu.

Đời thứ 4 – có 17 vị.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Sùng Tín ở Long Đàm Phong châu, có 2 vị:
1. Thiền sư Tuyên Giám ở Đức Sơn Lãng Châu,
2. Hòa thượng Bảo Phong ở Trợ Đàm Hồng Châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tánh Không ở Cát Châu, có 2 vị:
1. Hòa thượng Mậu Nguyên ở Hấp châu,
2. Thiền sư Quang Nhân ở Táo Sơn, ( 2 vị này thấy có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vô Học ở Thúy Vi Kinh Triệu, có 5 vị:
1. Thiền sư Lịnh Tuân ở núi Thanh Bình Ngọc Châu,
2. Thiền sư Đại Đồng, ở núi Đầu Tử Thư Châu,
3. Thiền sư Như Nột ở núi Đạo Tràng-Hồ Châu.
4. Thiền sư Ước ở Bạch Vân Kiến Châu, (4 vị này thấy có ghi lục)
5. Thiền sư Nguyên Thông ở núi Phục Ngưu, (1 vị này không có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Viên Trí ở núi Đạo Ngô Đàm Châu, có 3 vị:
1. Thiền sư Khánh Chư Thạch ở núi Sương Đàm Châu,
2. Thiền sư Trọng Hưng ở Tiệm Nguyên, Đàm Châu.
3. Hòa thượng Lộc Thanh (3 vị này có ghi lục).

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đàm Thành ở Vân Nham Đàm Châu, có 4 vị:
1. Thiền sư Lương Giá, ở Động Sơn, Quân châu.
2. Thiền sư Giám Hồng, ở Hạnh Sơn Thỉ Châu,
3. Thiền sư Tăng Mật ở Thần Sơn Đàm Châu,
4. Hòa thượng U Khê.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đức Thành ở Thoàn Tử Hoa đình, có 1 vị:
1. Thiền sư Thiện Hội ở Giáp Sơn Phong Châu, Đời thứ 5 phần 1- Có 14 vị:

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đại Đồng ở núi Đầu Tử Thư Châu, có 13 vị:
1. Thiền sư Ôn Đời thứ 2 Đầu Tử,
2. Thiền sư Vi ở Ngưu Đâu Phước Châu
3. Thiền sư Trừng Chiếu ở Tây Xuyên Hương Sơn,
4. Hòa thượng Thiên Phước ở Hiệp Phủ,
5. Hòa thượng Tư Minh ở Hào Châu,
6. Hòa thượng Chiêu Phước ở Phụng Tường,
7. Thiền sư Tuân Cổ ở núi Trung Lương Hưng Nguyên,
8. Hòa thượng Cốc Ẩn ở Tương Châu,
9. Hòa thượng Quỳnh Sơn ở Cửu Nao An Châu
10. Đời thứ 2 Hòa thượng Bàn Sơn U Châu
11. Thiền sư Kính Tuệ ở núi Cửu Nao
12. Thiền sư Nham Tuấn ở Viện Quan Âm Đông Kinh, ( 12 vị trên đây thấy có ghi lục)
13. Thiền sư Chân Khuê Dương Long Phước, (1 vị này không ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Linh Tuân ở núi Thanh Bình, Ngạc Châu, có 1 vị:
1. Thiền sư Linh Khuê ở núi Tam Giác Trác Châu ( 1 vị thấy có ghi lục).

 

Ngài Hành Tư đời thứ 4.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Sùng Tín ở Long Đàm Lễ Châu trước đây.

1. Thiền sư Tuyên Giám ở Đức Sơn Lãng Châu.

Sư người ở Kiếm Nam, họ Chu. Tuổi nhỏ xuất gia, đúng tuổi thọ giới chuyên nghiên cứu Luật tạng, đối với tánh tướng của các kinh đều làu thông chỉ thú, sư thường giảng kinh Kim cang Bát Nhã. Lúc đó người gọi là Chu Kim cang. Sau đó Sư tìm học Thiền tông, nhân bảo bạn đồng học rằng: 1 sợi lông nuốt biển tánh biển vẫn không thiếu, hạt cải nhỏ ném lên mũi nhọn, mũi nhọn bén vẫn không động, học và vô học chỉ ta biết mà thôi. Nhân đến Thiền sư Tín Long Đàm hỏi đáp đều 1 lời mà thôi. Sư liền từ giã ra đi. Long Đàm giữ Sư ở lại, một tối sư ngồi im ngoài thất, Long hỏi: Sao không trở về. Sư đáp tối đen Long bèn đốt đuốc cho Sư. Sư định lấy thì Long thổi tắt đuốc. Sư bèn lễ bái. Long hỏi thấy gì. Đáp từ nay trở đi không nghi đầu lưỡi Lão Hòa thượng trong thiên hạ. Đến sáng mai liền đi. Long đàm bảo các đồ đệ rằng: Trong đó có 1 gả răng nanh như kiếm, miệng như chậu máu, đánh 1 gậy chẳng quay đầu, lúc khác sẽ ở trên đỉnh núi cao vót mà lập Đạo ta. Sư chỉ Qui Sơn từ pháp đường đi qua Tây rồi trở về Đông mà nhìn Phương trượng. Qui Sơn không nói gì. Sư bảo không vậy không vậy liền ra trước Tăng đường Sư bảo tuy thế chẳng được thảo thảo. Bèn đủ oai nghi mà lên tham lại, vừa qua khỏi cửa thì đưa tọa cụ lên gọi: Hòa thượng! Qui Sơn định lấy phất trần. Sư liền hét dơ tay áo lên mà lui ra – Một chiều Qui Sơn hỏi Đại chùng rằng: Hôm nay Tăng mới đến ở đâu? Đáp: Tăng ấy gặp Hòa thượng rồi không ngó Tăng đường mà liền đi. Qui Sơn hỏi chúng: Lại có biết thấy ấy không? Đáp: Không biết. Qui Sơn nói ông ấy ở tương lai cầm mao cái đầu chửi Phật mắng Tổ mà đi. Sư ở Lễ Dương 30 năm. Năm Đường Võ Tông phá đạo, Sư lánh nạn ở Thạch thất tại núi Độc Phù. Đầu năm Đại Trung, Thái Thú Võ Lăng là Tiết Đình vọng lại lập thành Đức Sơn tinh xá gọi là Cổ Đức thiền viện, tìm người hiền triết đến trụ trì. Nghe Đạo Hạnh của sư nhiều lần thỉnh nhưng Sư không xuống núi. Đình vọng bèn kế sai quán lại lấy trà muối vu cho lời nói phạm cấm pháp, bắt Sư vào châu chiêm lễ bèn cương quyết thỉnh ở rộng mở Tông phong – Sư lên Pháp đường dạy chúng rằng: Đối với mình vô sự thì cho vọng cầu, vọng cầu mà được thì cũng chẳng phải được. Các ông chỉ vô sự ở tâm, vô tâm ở sự việc thì hư mà linh, không mà diệu. Nếu đầu lông cho ngọn ngành lời nói đều là tự dối thì mảy may hệ niệm là nghiệp nhân của tam đồ. Liếc mắt sinh tình muôn kiếp cột trói, tên hiệu Thánh phàm đều là hư thinh, tướng hình khác lạ đều là huyễn sắc, ông muốn cầu được mà không lụy ư, đến khi chán lại thành nạn lớn trọn không ích lợi – Sư lên Pháp đường nói: Đêm nay chẳng được hỏi thoại, ai hỏi thoại bị đánh 30 gậy. Lúc đó có vị Tăng bước ra lễ bái. Sư bèn đánh. Tăng nói con nói cũng chưa hỏi. Hòa thượng nhân đâu đánh con. Sư hỏi: ông là người ở đâu? Đáp: Là người Tân La. Sư nói: Ông chưa nhảy xuống thuyền (chưa qua thuyền bè?) thì đã cho 30 gậy rồi – Có vị Tăng đến tham vấn. Sư hỏi: Duy-na: Hôm nay mấy người mới đến? Đáp có 8 vị. Sư nói: Tương lai cùng lúc sinh án – Long Nha hỏi:

Người học gậy mô da kiếm định lấy đầu Sư lúc đó thế nào? Sư ngửa cổ ra. Long Nha nói: Đầu rụng rồi! Sư mỉm cười – Sau Long Nha đến Động Sơn nói y lời trước. Động Sơn hỏi Đức Sơn nói gì? Đáp: Đức Sơn không nói. Động Sơn nói chớ nói không nói. Lại đem đầu rụng của Đức Sơn mà trình cho Lão Tăng. Long Nha tỉnh ngộ sám hối. Có người đem nêu với Sư. Sư nói: Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu. Lão ấy chết bao lâu rồi, cứu được có chỗ nào dùng – Có vị Tăng hỏi: Như thế nào là Bồtát. Sư đánh bảo rằng: Đi ra đi chớ hướng vào đó mà ỉa (chớ hướng vào bãi cứt đó?). Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Phật là Lão Tỳkheo già ở Tây Thiên – Tuyết Phong hỏi: Từ trước Tông Phong lấy pháp gì dạy người? Sư nói: Tông ta không có câu lời, thật không có 1 pháp cho người Nham Đầu nghe nói bảo rằng: Ông già Đức Sơn có 1 xương sống cứng chắc như sắt bẻ không gảy. Tuy thế trong xướng giáo môn cũng bắt chước người khác – Sư bình thường gặp Tăng đến tham vấn phần nhiều lấy gậy đánh. Ngài Lâm Tế nghe nói sai thị giả đến tham vấn, dặn nếu Đức Sơn đánh ông thì chỉ tiếp lấy gậy thì chống vào bụng. Thị giả đến mới lễ bái thì Sư liền đánh. Thị giả tiếp được gậy và chống đứng cây gậy. Sư trở về phương trượng. Thị giả trở về thuật lại với Lâm Tế. Tế nói: Sau này nghi lão ấy – Sư lên Pháp đường nói: Hỏi tức có lỗi mà không hỏi thì trái. Có vị Tăng bước ra lễ bái Sư liền đánh. Tăng nói con mới lễ bái vì sao lại đánh. Sư nói: Đợi ông mở miệng thì làm sao? Sư khiến Thị giả gọi Nghĩa Tồn. Tồn đến Sư nói: Ta tự gọi Nghĩa Tốn ông lại đến làm gì? Nghĩa Tồn không đáp được – Sư thấy Tăng đến bèn đóng cửa, vị Tăng ấy gõ cửa. Sư hỏi: Ai đấy? Đáp: Sư tử con. Sư bèn mở cửa. Tăng lễ bái. Sư liền cởi cổ bảo. Loài súc sinh từ đâu đến – Tuyết Phong hỏi Người xưa chém mèo ý thế nào? Sư bèn đánh đuổi đi, rồi hỏi hiểu không? Phong nói không hiểu. Sư nói: Ta dù lão bà (rất thương) cũng không hiểu – Tăng hỏi Phàm Thánh cách nhau bao xa? Sư liền hét – Sư nhân bịnh có vị Tăng đến hỏi: Lại có chẳng bịnh không? Sư nói: Có. Hỏi: Như thế nào là chẳng bịnh? Sư nói: A tà a tà A dua, a dua Sai rồi, sai rồi). Sư lại bảo các học trò rằng: Nắm không bắt tiếng nhọc tâm thần ông, mộng rồi thức biết chẳng phải cảnh thì có việc gì. Nói xong thì ngồi yên mà hóa, lúc ấy là tức Niên hiệu Đường Hàm Thông thứ 6 (Ất Dậu) ngày mồng 3 tháng 12, thọ 86 tuổi, lạp được 65. Vua ban Thụy là kiến tánh Đại sư.

2. Hòa thượng Bảo Phong ở Lặc Đàm Hồng Châu.

Có vị Tăng mới đến. Sư gọi bảo việc trong đó dễ nói không lạc vào việc trong đó trước sau khó nói. Vị Tăng nói: Khi con đi giữa đường thì biết có câu hỏi này. Sư nói: Lại cho 20 năm đi hành cước, cũng không khác nhiều. Hỏi: Chớ chẳng họp ý Hòa thượng sao? Sư nói: Mướp đắng đang đợi khách. Sư hỏi: Vị Tăng: Người xưa có 1 đường tiếp bọn hậu tấn sơ tâm ông có biết chăng? Đáp: Thỉnh Sư chỉ ra 1 đường của người xưa. Sư nói: Đó tức là cái Xà lê biết. Thưa: Trên đầu lại để đầu. Sư nói: Bảo Phong chẳng họp hỏi nhân giả. Đáp: Lại hỏi: Có ngại gì. Sư nói:

Trong đó chẳng từng có người loạn nói Đạo lý. Ra đi

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tánh Không ở Cát châu

1. Mậu Nguyên Hòa thượng ở Hấp Châu:

Bình Điền đến tham vấn. Sư muốn đứng dậy. Bình Điền bèn chặt và nói: Mở miệng thì mất, nín miệng thì chết cứ cự tuyệt như vậy thì thỉnh Sư nói:. Sư lấy tay bịt lỗ tai. Bình Điền buông tay ra nói 1 bước thì dễ 2 bước thì khó. Sư nói: Có gì chết gấp. Điền nói nếu chẳng phải cái này Sư chẳng tránh khỏi các nơi tìm kiếm.

2. Quang Nhân Thiền sư ở Táo Sơn:

Sư lên Pháp đường, đại chúng vân tập. Sư từ phương trượng ra nhưng chưa đến giường Thiền, gọi chúng bảo rằng chẳng phụ bình sinh tai mắt hành cước, đến hỏi tương lai vẫn còn có chăng mới lên Pháp đường mà ngồi. Có vị Tăng ra lễ bái. Sư nói: Không phụ ta lại theo Đại chúng là sao Sư liền trở về phương trượng. Sáng hôm sau có vị Tăng khác thỉnh luận ý chỉ lời nói trước ra sao. Sư nói: Giờ trai có cơm cho ông ăn, đêm đến có giường cho ông ngủ. Vậy ông 1 mực thúc ép (ép bức) ta làm gì. Tăng lễ bái. Sư nói: Khổ khổ. Tăng nói thỉnh sư chỉ thẳng. Sư bèn duỗi chân ra bảo: Duỗi ra co lại mặc Lão Tăng.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vô học ở Thúy Vi Kinh Triệu trước đây.

1. Thiền sư Linh Tuân ở núi Thanh Bình, Ngạc Châu.

Sư người Đông Bình, họ Vương. Thuở nhỏ nương chùa Bồ Đề ở phía Bắc của Ngạc Châu, Niên hiệu Đường Hàm thông thứ 6 thì xuống tóc. Sau đến, Hoạt Châu ở chùa Khai Nguyên mà thọ giới Cụ túc và học luật. Một hôm Sư nói với bạn đồng học rằng: Phàm Sa môn thì phải thấu suốt tử sinh huyền thông Lý Phật. Nếu mãi mãi theo sách chấp chặt câu văn, thảy đều là cát biển uống phí tâm lực. Bèn bỏ nghiệp cũ mà đi xa tham học Thiền tông. Sư đến Giang Lăng chùa Bạch Mã, vào Tăng Đường gặp 1 lão túc tên là Tuệ Cần. Sư gần gũi học hỏi. Cần nói ta từ lâu hầu ngài Đơn Hà, nay đã già mỏi mệt việc dạy dỗ. Ông nên đến gặp Thúy Vi, ông ấy là người đồng tham với ta. Sư bèn lễ tạ ra đi đến ngài Thúy Vi. Hỏi như thế nào là ý tổ Tây Trúc đến. Thúy Vi nói đợi không có người rồi ta sẽ nói cho ông. Sư im lặng hồi lâu thưa không người rồi thỉnh Sư nói:. Thúy Vi xuống giường Thiền dẫn sư vào vườn trúc. Sư lại nói không người rồi thỉnh Hòa thượng nói. Thúy Vi chỉ trúc bảo: Trúc này sao dài trúc kia sao ngắn. Sư tuy có hiểu về vi ngôn nhưng vẫn chưa thấu triệt Huyền Chỉ. Năm Văn Đức 1, Sư đến Thượng Sát. Tướng Hội Châu trong pháp lập ra Đại Thông thiền Uyển thỉnh Sư mở bày Tông yếu. Sư nhắc lại câu nói lúc mới gặp Thúy Vi bảo chúng rằng: Tiên sư vào bùn vào nước vì ta. Từ đó ta không biết tốt xấu. Sư từ đó mà hóa Đạo hơn 10 năm. Đến năm Quang Hóa, Sư dẫn học trò hơn trăm người dạo đến Ngạc châu do Tiết Độ Sư Để Hồng thỉnh sư ở An lạc viện tại núi Thanh Bình. Sư lên Pháp đường bảo rằng: Này các thượng tọa, làm người xuất gia cần phải hiểu ý Phật mới được. Hiểu ý Phật thì không chú trọng vào Tăng tục nam nữ sang hèn chỉ tùy nhà mà phong kiệm an lạc thì liền được. Các thượng tọa từ lâu đã ở trong tòng lâm khắp tham các bậc tôn túc lại làm sao mà hiểu ý Phật (lại hiểu ý được như thế nào) hãy thử nêu ra xùng ta thương lượng. Chớ nên không có khí cao, đến sau này 1 việc cũng không thành, 1 đời luống uổng. Nếu chưa hiểu ý Phật thì ngay trên đâu phun ra nước, dưới chân phát ra lửa mà đốt mình đốt tay thông minh biện tài tụ hợp đồ chúng 1, 2 ngàn người nói pháp như mây như mưa, giảng kinh được hoa trời rơi xuống. Mà chỉ thành cái tà thuyết, cạnh tranh phải quấy. Cách Phật pháp rất xa. Các người may gặp sắc thân mạnh khỏe không gặp các nạn, sao ngại việc gần trước. Đem công phu này mà hiểu tốt ý Phật. Lúc đó có vị Tăng ra hỏi: Như thế nào là Đại thừa. Sư nói: Ma Tác (lục lọi trong mè?). Hỏi: Như thế nào là Tiểu thừa. Sư nói: Quan tiền (xỏ tiền). Hỏi: Như thế nào là gia phong của Thanh Bình? Sư nói: 1 đấu mì làm 3 nồi bánh. Hỏi: Như thế nào là Thiền? Sư nói: Hồ tôn leo lên cây vẫy đuôi té đỗ ngã. Hỏi: Như thế nào là hữu lậu? Sư nói: Cái vợt tre. Hỏi: Như thế nào là vô lậu? Sư đáp: Cái muỗng gỗ. Hỏi: Gặp mặt trình nhau lúc ấy thế nào. Sư đáp: Giao phó cho Điển tọa. Ngoài ra đậu cơ phương tiện không theo thời tình (tình đời thường), nghịch thuận cuộn mở, lời nói vượt trên nghĩ ngợi – Niên hiệu Thiên hổ thứ 16, giờ Ngọ ngày 25 tháng giêng thì Sư viên tịch, thọ 75 tuổi. Năm Chu Hiển Đức 6, vua ban thụy là Thiền sư Pháp Hỷ, Thiện Ứng là Thiện Ứng.

2. Thiền sư Đại đồng ở núi Đầu Tử, Thư Châu.

Sư người Hoài Ninh ở châu này (thư châu?), họ Lưu. Thuở nhỏ nương Thiền sư Mãn Hạ Bảo Đường Lạc mà xuất gia. Trước học quán An ban, sau xem kinh Hoa Nghiêm mà phát sáng tánh. Lại gặp pháp tịch của Thúy Vi mà đốn ngộ tông chỉ. Do đó mà mặc tình dạo khắp rồi về quê cũ ở núi Đầu tử mà cất am tranh để ở. Một hôm Hòa thượng Niêm ở Triệu châu đến huyện Đồng thành. Sư cũng xuống núi giữa đường gặp nhau mà chưa quen biết. Triệu Châu ngầm hỏi người tục thì biết Sư là Đầu tử, bèn đi ngược lại mà hỏi: Có phải là củ núi Đầu Tử chăng? Sư đáp: Cho xin tiền trà muối. Triệu Châu bèn lên trước mà ngồi trong am. Sư đến sau mang 1 bình dầu về am. Triệu Châu nói nghe Đầu Tử đã lâu đến thì chỉ thấy ông bán dầu. Sư nói: Ông chỉ thấy ông bán dầu mà không biết là Đầu Tử. Hỏi: Thế nào là Đầu Tử? Sư nói: Dầu, dầu Triệu Châu hỏi chết rồi được sống lúc ấy như thế nào? Sư nói: Không cho đi đêm đến sáng liền tới. Triệu Châu nói: Ta sớm hầu trắng nó lại hầu đen. Từ đó Đạo sư nghe khắp thiên hạ, bạn mây nước cùng tranh nhau đến gặp – Sư dạy chúng rằng: Các ông đến đó định tìm lời nói mới, họp hoa bốn, sáu. Trong miệng quý có thể nói. Lão nhân tôi khí lực suy yếu môi lưỡi chậm chạp. Các ông có hỏi ta tùy mà đáp. Đối đáp không có gì huyền diệu bằng các ông, cũng không dạy cho các ông đóa căn, trọn chẳng nói hướng thượng hướng hạ, có Phật có pháp có phàm có Thánh cũng chẳng còn, bèn buộc ràng các ông biến hiện ngàn thứ. Đều là do các ông sinh hiểu biết tự gánh lấy tương lai tự làm tự chịu. Trong đó không thể cùng các ông, chẳng dám điên cuồng dọa nạt các ông, chẳng ngoài chẳng trong có thể nói giống các ông có biết chăng? – Lúc đó có vị Tăng hỏi trong ngoài chẳng thâu khi ấy thế nào. Sư nói: Các ông định đóa căn ấy. Vị Tăng hỏi: Trong Đại tạng giáo lại có sự kỳ đặc không? Sư nói: Diễn nói ra giáo Đại tạng. Hỏi: Như thế nào là việc mắt chưa mở. Sư nói: Mắt sạch phải rộng như hoa sen xanh. Hỏi tất cả chư Phật và pháp của chư Phật đều từ kinh này sinh ra, như thế nào là kinh này? Sư nói: Đó là danh tự ông đang phụng trì. Hỏi trong cây khô lại có rồng ngâm chăng? Sư nói: Ta nói trong đầu lâu có sư tử rống. Hỏi tất cả pháp khắp thắm nhuần tất cả quần sinh, thế nào là tất cả pháp? Sư nói: Mưa xuống. Hỏi 1 hạt bụi ngậm chứa cả pháp giới lúc ấy thế nào? Sư đáp sớm là số bụi. Hỏi: Khóa vàng chưa mở lúc ấy thế nào? Sư đáp mở ra. Hỏi khi học nhân muốn tu hành như thế nào? Sư đáp: Hư không chẳng bị rã nát – Tuyết Phong đứng hầu, Sư chỉ 1 hòn đá trước am nói: Ba đời chư Phật đều ở trong đó. Tuyết phong nói: Cần phải biết có người không chịu ở trong đó. Sư bèn trở về am ngồi – Một hôm Tuyết Phong theo Sư hỏi: Long Miên am chủ. Tuyết Phong hỏi:

Đường đến Long Miên đi đâu Sư lấy gậy chỉ trước mặt. Tuyết Phong hỏi đi về hướng Đông hay hướng Tây. Sư nói: Thùng sơn – Ngày khác Tuyết Phong lại hỏi: Một chùy liền thành lúc ấy thế nào? Sư đáp chẳng phải là gã tánh Bảo. Tuyết Phong hỏi khi chẳng nhờ 1 chày là thế nào? Sư đáp thùng sơn. Một hôm Sư ngồi trong am. Tuyết Phong hỏi Hòa thượng ở đây lại có người tham chăng? Sư xuống giường nắm cái cuốc ném ra trước mặt. Tuyết Phong hỏi: Đào đất chỗ nào. Sư nói: Thùng Sơn chẳng khoái. Tuyết Phong từ giã ra đi. Sư đưa ra cửa bỗng gọi to Đạo giả! Tuyết Sơn quay đầu lên tiếng “dạ”. Sư nói: Giữa đường khéo vì Tăng hỏi cho nên năm cũ qua đi năm mới đến nơi. Vẫn có người không trải qua 2 đường này hay không? Sư nói: Có Vị tăng hỏi: Thế nào là người không trải qua 2 đường? Sư nói: Bắt đầu đúng lúc mở phước thì vạn vật đổi mới. Hỏi: Mơ hồ giống như nửa mặt trăng không bóng dáng. Như 3 sao trời đất thâu chẳng được, Sư hướng vào đâu mà sáng (nói?). Sư hỏi: Nói cái gì. Tăng nói tưởng Sư chỉ có sóng nước trong lại không có sóng vượt trời. Sư nói: Lời nhàn rỗi. Hỏi trong loại đó lúc đó thế nào. Sư nói: Trong loài người tới hay trong loài ngựa tới. Hỏi Phật Phật trao tay, Tổ tổ truyền nhau, là truyền pháp gì? Sư nói: Lão tăng chẳng hiểu lời man trá. Hỏi: Như thế nào là ra cửa chẳng thấy Phật. Sư nói: Không chỗ thấy. Hỏi: Như thế nào là vào nhà riêng của cha mẹ? Sư nói: Không chỗ sinh. Hỏi như thế nào là dấu mình trong lửa sáng. Sư nói: Có chỗ đè nén nào? Hỏi: Như thế nào là dấu mình trong đống than. Sư nói: Ta nói ông đen giống sơn. Hỏi khi tất cả đều chẳng sáng như thế nào? Sư nói: Sáng đi (nói đi). Hỏi: Như thế nào là 1 câu sau cùng? Sư nói: Đầu tiên sáng (nói?) chẳng được? Hỏi từ giống mầm mà luận đất, từ lời nói mà biết người chưa biết lấy gì mà luận biết? Sư nói: Dẫn chỗ không dính vướng. Hỏi: Trong viện 300 người lại có người chẳng ở trong số đó chăng? Sư đáp 100 năm trước 50 năm sau xem lại. Sư hỏi: Vị Tăng: Từ lâu nghe gừng ở Sơ Sơn chẳng phải chăng? Vị Tăng không đáp được – Tăng hỏi đem ngọc thật đến Sư thỉnh Sư mài chạm khắc. Sư nói: Không là vật liệu rường cột. Đáp đó là nóng nảy bình hòa không chỗ thoát thân. Sư nói: Gánh mang tức linh đinh tân khổ. Hỏi khi chẳng gánh mang thì như thế nào? Sư nói: Chẳng bảo ông mang ngọc thật cho Sư mà thỉnh dùi mài chạm khắc. Hỏi: Na Tra Thái tử trả xương cho cha trả thịt cho mẹ, như thế nào là thân xưa nay của Na Tra. Sư liền buông gậy trong tay. Hỏi: 2 chữ Phật pháp như thế nào mà luận được trong đục. Sư nói: Phật pháp đục trong. Hỏi: Học nhân không hiểu. Sư hỏi: Ông vừa hỏi gì – Hỏi một mực là nước vì sao nước biển thì mặn nước sông thì lạt. Sư nói: Sao trên trời cây dưới đất. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư? Sư nói: Di Lặc tìm chỗ thọ ký đó không được. Hỏi: Hòa thượng ở đây có cảnh giới nào. Sư đáp trẻ con trai gái để bím tơ trắng đầu. Hỏi: Như thế nào là vô tình nói pháp? Sư nói: xấu. Hỏi: Như thế nào là Tỳ-lô? Sư nói: Đã có danh tự. Hỏi: Như thế nào là Thầy của Tỳ-lô. Sư đáp: Khi chưa có Tỳ-lô tự hiểu lấy. Hỏi: Lịch lạc 1 câu thỉnh Sư nói:. Sư nói: Tốt. Hỏi: Khi 4 núi bức nhau thì như thế nào? Sư nói: Năm uẩn đều không. Hỏi: khi 1 niệm chưa sinh thì như thế nào? Sư nói: Thật là lời lừa dối. Hỏi: Phàm Thánh cách nhau bao xa? Sư xuống giường thiền mà đứng. Hỏi: Học nhân 1 hỏi thì Hòa thượng đáp, bỗng có ngàn câu hỏi vạn câu hỏi thì như thế nào? Sư nói: Như gà ấp trứng. Hỏi: Trên trời dưới trời chỉ mình ta riêng tôn quý, như thế nào là Ta (ngã)? Sư nói: Xô ngã lão già Hồ ấy có lỗi gì? Hỏi: Như thế nào là Thầy của Hòa thượng? Sư nói: Đón thì chẳng thấy đầu nó, theo thì chẳng thấy hình nó. Hỏi: Nắn tượng chưa thành chưa biết thân ở đâu? Sư nói: Chớ loạn tạo tác. Vị Tăng hỏi: Sao hiện mà chẳng hiện là thế nào? Sư nói: Trốn ở chỗ nào. Hỏi người không mất làm sao tiến bước. Sư nói: Khắp 10 phương. Hỏi không mắt làm sao khắp 10 phương? Sư hỏi làm được không mắt chăng? Hỏi: Như thế nào là ý Tây trúc đến? Sư nói: Không kiêng sợ. Hỏi khi trăng chưa tròn thì như thế nào? Sư nói: Nuốt 2, ba cái. Vị Tăng hỏi: Tròn rồi như thế nào? Sư nói: Ngã ra 7, 8 cái. Hỏi: Mặt trời mặt trăng chưa sáng, Phật cùng chúng sinh ở đâu? Sư nói: Thấy lão Tăng giận liền nói giận, thấy lão Tăng mừng thì nói mừng. Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến? Đáp: Ở núi Đông Tây lễ Tổ sư đến. Sư nói: Tổ sư không ở núi Đông tây. Tăng không đáp được. Hỏi: Như thế nào là trong huyền. Sư nói: Chẳng đến miệng ông nói. Hỏi khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ tổ thì thế nào? Sư nói: Cùng người làm Thầy. Lại hỏi Thầy rồi như thế nào? Sư nói: Chẳng cùng người làm Thầy. Hỏi: Chư Phật ra đời chỉ vì nhân duyên 1 đại sự, như thế nào là đại sự nhân duyên? Sư đáp: Doãn Tư Không vì Lão tăng mở pháp đường. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư đáp: Huyễn chẳng thể cầu. Hỏi: Ngàn dặm tìm Sư xin Sư 1 tiếp. Sư nói: Hôm nay Lão tăng đau lưng. Người trồng rau (Tri Viên) vào phương trượng thỉnh ích. Sư nói: Đợi không có người đến sẽ vì Xà Lê mà nói, hôm sau nhân lúc không người đến thỉnh Hòa thượng nói: Sư bảo lại gần đâu. Người coi vườn tiến đến Sư bảo mau nói không giống người. Hỏi không có yết hầu môi mép thỉnh Sư nói:. Sư nói: Ông chỉ muốn ta nói không được. Hỏi khi Đạt Ma chưa đến thì như thế nào? Sư nói: Khắp trời khắp đất. Hỏi: Đến rồi thì như thế nào. Sư nói: Che đậy chẳng được. Hỏi: Khi Hòa thượng chưa thấy tiên sư thì như thế nào?

Sư nói: Toàn thân chẳng làm sao? Hỏi: Thấy tiên Sư rồi thì thế nào? Sư nói: Toàn thân đánh chẳng nát. Hỏi: Lại từ Thầy mà được chăng? Sư nói: Trọn không cô phụ nhau. Hỏi: Đó tức từ Thầy mà được. Sư nói: Cái gì dính vào mắt thì đuổi đi. Hỏi: Đó tức là cô phụ Tiên sư. Sư nói: Không phải chỉ cô phu tiên Sư cũng chính là cô phụ Lão tăng. Hỏi: 7 Phật là đệ tử của Văn Thù, Văn Thù lại có thầy không? Sư đáp: Vừa rồi nói đó rất giống gập mình suy tôn người. Hỏi: Khi gà vàng chưa gáy thì như thế nào? Sư đáp: Không ngăn được tiếng ấy. Hỏi gáy rồi thì như thế nào? Sư đáp đều tự biết lúc. Hỏi sư tử là vua trong loài thú, vì sao bị 6 trần nuốt. Sư nói: Không tạo tác, rất vô nhân ngã. Sư ở núi Đầu Tử hơn 30 năm, tới lui khuyến khích kẻ thỉnh ích, theo Sư đầy nhà, Sư dùng vô úy biên tùy hỏi mà đáp: Nuốt nhạc (nuốt vào nhổ ra) đồng thời, vi ngôn lại rất nhiều, nay lược chép lại 1 phần nhỏ mà thôi – Năm Đường trung hòa giặc giả khắp nơi thiên hạ tán loạn. Có kẻ điên cầm giáo lên núi hỏi Sư: Ở đây làm gì? Sư tùy mà nói pháp. Các kẻ cừ khôi nghe mà bái phục, cởi áo mà cho rồi đi. Năm Càn Hóa thứ 4 (Giáp tuất) ngày 6 tháng 4 Sư có bịnh nhẹ. Đại chúng mời thầy thuốc. Sư bảo chúng 4 đại động tác tu tán là thường tình, các ông chớ lo, ta tự giữ gìn. Nói xong thì ngồi kiết già mà hóa thọ 96 tuổi. Vua ban thụy là Từ Tế Đại sư, tháp đề Chân Tịch.

3. Thiền sư Như Nạp ở núi Đạo tràng, Hồ Châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là ý giáo? Sư nói: Ông tự xem. Tăng lễ bái. Sư nói: Trăng sáng giữa trời cao, thế núi sông tự bày. Hỏi: Thế nào là được nghe tánh không theo duyên mất? Sư nói: Ông nghe xem vị Tăng lễ bái. Sư nói: Người điếc hát điệu Hồ ca hay dở cao thấp không tự nghe. Vị Tăng nói: Đó là tánh nghe rõ ràng. Sư nói: Đá đứng trong không, lửa cháy trong nước. Hỏi: Hư không lại có bờ bến chăng? Sư nói: Ông cũng biết rất nhiều. Tăng lễ bái. Sư nói: Cây gậy 3 thước gánh (quơ) nhật nguyệt, 1 bụi bay lên che mặt trời. Hỏi: Như thế nào là Đạo nhân. Sư nói: Đi làm không dấu vết, ngồi đứng chẳng ai hay. Hỏi: Như thế nào là phải? Sư nói: Ba lò tàn rụi không khói lửa, vạn chốn bình yên nước chẳng tràn. Hỏi: Khi 1 niệm chẳng sinh thì thế nào? Sư nói: Để làm gì (làm gì được?)Tăng không đáp được. Sư lại nói: Ra khỏi Long môn mây mưa họp, núi sông đại địa không dấu vết. Sư mắt có 2 tròng, tay dài quá gối, thọ quyết với ngài Thúy Vi. Sư bèn ở núi Đạo tràng cất am tranh mà ở. Học chúng 4 phương đến, bèn lập Thiền uyển, rộng mở pháp hóa, để lại ba y-bình bát và giày cỏ-gậy chống tà lúc khai sơn nay còn ở trong ảnh Đường.

4. Thiền sư Ước ở Bạch Vân, Kiến Châu.

Tăng hỏi chẳng riêng ngồi nhà trống, chẳng ở vị vô học, người này họp chỗ nào mà đặt. Sư nói: Trời xanh không sấm sét – Hòa thượng Thiều ở Thiên Thai đến tham vấn, Sư hỏi từ đâu đến? Thiều nói: Từ Giang bắc đến. Sư hỏi: Đi thuyến hay đi bộ tới. Đáp: Đi thuyền đến. Sư nói: Có gặp cá rùa không? Đáp: Thường gặp. Sư nói: Khi gặp thì làm gì? Thiều nói rụt đầu lại mà đi. Sư cười to.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Viên Trí ở Đạo Ngô-Đàm Châu trước đây.

1. Thiền sư Sơn Khánh Chư ở núi Thạch Sương, Đàm Châu.

Sư người ở Tân Kiềm Lô Lăng, họ Trần. Năm 13 tuổi nương Thiền sư Thiệu Loan ở Hồng Tỉnh Tây Sơn mà cạo tóc. 23 tuổi lên Tung Nhạc thọ giới Cụ túc, rồi đến Lạc Hạ học Tỳ Ni. Tuy tuy biết nghe chế giới mà cuối cùng là Tiệm tông, rồi trở về Qui Sơn làm đầu bếp (nấu cơm). Một hôm Sư ở trong nhà gạo sàng gạo. Qui Sơn nói: Vật của thí chủ chớ quăng ném. Sư nói: Không quăng ném. Qui Sơn nhặt được hạt gạo trên đất hỏi: Ông nói chẳng quăng ném, ta được cái này ở đâu? Sư không đáp được. Qui Sơn lại nói chớ khinh hạt gạo đó, trăm ngàn hạt từ 1 hạt ấy sinh ra. Sư nói: Trăm ngàn hạt từ 1 hạt ấy sinh ra chưa biết 1 hạt ấy từ đâu sinh. Qui Sơn cười ha hả trở về phương trượng. Buổi chiều ấy lên pháp đường nói: Đại chúng trong gạo có sâu. Sau Sư tham, hỏi Đạo Ngô rằng: Như thế nào là gặp đâu cũng Bồ đề. Đạo Ngô gọi Sa-di, Sadi lên tiếng dạ! Ngô nói thêm nước vào tịnh bình. Ngô liền hỏi sư: Ông vừa đến hỏi gì? Sư bèn nhắc lại lời hỏi trước. Đạo Ngô đứng dậy đi. Sư sau đó liền tỉnh giấc. Đạo Ngô nói: Ta bịnh sắp muốn ra đi, trong tâm có vật lâu mà bị bịnh ai có thể trừ được? Sư nói: Tâm vật lâu mà bị bịnh ai có thể trừ được? Sư nói: Tâm vật đều quấy (không phải?) trừ đi càng bịnh Đạo Ngô nói hiền thay, hiền thay. Lúc đó mới làm Tăng được 2 hạ, nhân trốn đời căn tục mà đến Trường sa ở trong nhà của thợ đồ gốm Lưu Dương, sáng đi chiều ở không ai biết. Sau nhân Động sơn giới Hòa thượng sai Tăng hỏi tìm mới lộ. Bèn mời Sư về ở núi Thạch Sương. Ngày nọ Đạo Ngô sắp mất gọi Sư làm người đệ tử nối pháp chính thức. Sư bèn đến Thạch Sương mà ở, hằng ngày luôn hầu hạ chu toàn theo lễ thầy trò khi Đạo Ngô viên tịch, bạn học vân tập hơn 500 người. Một hôm Sư gọi chúng bảo rằng: 1 đời thời giáo khi sửa sang tay chân người phàm có nguyên do đều học vào thời nay, thẳng đến pháp thân không phải thân, đây là cực tắc của giáo gia, bọn ta Sa môn toàn không chịu theo (lộ bày?) nếu phân ra liền sai, mà không phân thì rơi vào bùn nước, chỉ do tâm ý vọng nói thấy nghe mà thôi. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến. Sư nói: 1 phiến đá ở trong không trung Tăng lễ bái. Sư hỏi: hiểu không? Đáp: Chẳng hiểu. Sư nói: Nhờ ông chẳng hiểu, nếu hiểu liền đánh vỡ đầu ông. Hỏi: Như thế nào là bổn phận sự của Hòa thượng. Đáp: Đá lại ra mồ hôi ư? Lại hỏi đến đó vì sao nói không được. Sư nói: Chân sao dính miệng. Hỏi: Chân thân có ra đời không? Sư nói: Chẳng ra đời. Hỏi: Chân thân là sao? Sư đáp là miệng bình lưu ly. Sư ở phương trượng, có vị Tăng ngoài cửa sổ hỏi: Trong khoảng thước tấc mà sao không thấy mặt Sư. Sư nói: Ta nói khắp cõi chẳng từng chứa. Tăng đem hỏi Tuyết Phong: Khắp cõi chẳng chứa (dấu?) ý chỉ ấy thế nào? Phong nói chỗ nào chẳng phải là Thạch sương. Tăng trở về đem lời Tuyết Phong trình Sư. Sư nói: Lão già kia có gì chết gấp – Hỏi muôn nhà đều đóng cửa không hỏi, khi muôn nhà đều mở cửa thì thế nào? Sư nói: Việc trong nhà làm gì sao sinh. Đáp: Không người tiếp được cừ. Sư nói: Đạo (nói) cũng Đạo (nói) Đại sát, chỉ nói được 8, 9 thành. Đáp: Chưa biết Hòa thượng làm sao sinh Đạo. Sư nói: Không người biết được cừ. Hỏi: Phật tánh như hư không thì như thế nào? Sư nói: Lúc nằm thì có lúc ngồi thì không. Hỏi: Khi quên thu 1 chân thì như thế nào? Sư đáp: Không cùng ông đồng ngâm. Hỏi: Khi gió sinh (có gió) thì sóng dậy là thế nào? Sư đáp trong thành Hồ Nam giết chóc ồn ào. Có người chẳng chịu quả Giang Tây. Nhân Tăng cử Động Sơn tham bèn dạy chúng rằng: Này Huynh đệ, cứ đầu thu cuối hạ hoặc đi Đông đi Tây, thẳng muôn dặm mà đi chỗ không tấc cỏ mới được. Lại nói chỉ chỗ muôn dặm không có tấc cỏ lại làm sao mà đi. Sư nghe bèn nói: Ra cửa liền là cỏ. Tăng nêu điều ấy hỏi Động Sơn, Sơn nói: Trong nước Đại đường có mấy người. Sư đến ở núi Thạch sương khoảng 20 năm. Học chúng người ngồi mãi không nằm, sừng sửng như cây ngột thiên hạ gọi là chúng cây khô. Vua Đường Hy Tông nghe Đạo sư bèn sai sứ ban cho tử y, Sư quyết chối từ không nhận. Năm Quang Khải thứ 4 (Mậu thân) ngày 20 tháng 2 (Kỷ hợi) Sư có bệnh mà viên tịch, thọ 82 tuổi, lạp được 59. Ngày rằm tháng 3 thì chôn ở góc Tây Bắc của viện. Vua ban thụy là Phổ Hội Đại sư, tháp đề Kiến Tướng.

2. Thiền sư Trọng Hưng ở Tiệm Nguyện Đàm Châu.

Sư ở chỗ ngài Đạo Ngô làm Điển tọa. Một hôm theo Đạo Ngô đến nhà đàn việt điếu tang. Sư lấy tay vỗ vào quan tài nói: Sống ư, chết ư? Đạo Ngô nói: Sống cũng chẳng nói, chết cũng chẳng nói: Sư nói: Vì sao không nói? Đạo Ngô nói: Không nói, không nói. Điếu xong cùng trở về giữa đường. Sư nói: Hôm nay Hòa thượng cùng Trọng Hưng nói, nếu lại chẳng nói liền đánh đi. Đạo Ngô nếu đánh mặc đánh, sống cũng chẳng nói chết cũng chẳng nói. Sư bèn đánh Đạo Ngô mấy thoi. Đạo Ngô về viện khiến Sư đi đi, lát sau chủ Sư biết sẽ đánh ông. Sư bèn lễ tạ đến Thạch Sương. Sư nêu lời trước và việc đánh Đạo Ngô nay thỉnh Hòa thượng nói. Thạch Sương bảo: Ông chẳng thấy Đạo Ngô nói sống cũng chẳng nói chết cũng chẳng nói. Sư nhân đó liền Đại ngộ bèn bày tiệc trai mà sám hối. Một hôm Sư đem cái mai đến pháp đường. Thạch Sương hỏi: Làm gì? Sư nói: Tìm linh cốt Tiên sư. Thạch Sương nói sóng to mênh mông, sóng bạc đầu ngút trời tìm linh cốt làm gì? Sư nói: Chánh phải cố gắng. Thạch sương nói: Trong đó kim đâm chẳng lủng cố gắng làm gì.

3. Hòa thượng Lộc Thanh.

Vị Tăng hỏi: Chẳng lạc cơ của Đạo Ngô thỉnh Sư nói: Sư nói: Trước sân cây rau dền đỏ sinh lá chẳng sinh hoa. Sư im lặng hồi lâu hỏi: Hiểu không? Vị Tăng nói không hiểu. Sư nói: Chính là cơ của Đạo Ngô nhân sao chẳng hiểu. Tăng lễ bái. Sư liền đánh bảo phải Lão tăng đánh ông mới được.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thành Đàm Đàm Châu trước đây.

1. Thiền sư Lương Giá ở Động Sơn Quân Châu.

Sư người cối kê họ Du. Thưở nhỏ theo thầy nhân tụng Bát Nhã tâm kinh bèn lấy nghĩa không căn trần mà hỏi thầy. Thầy kinh hãi nói: Ta không phải là thầy ông. Rồi chỉ sư đến núi Ngũ Tiết, lễ Mặc Thiền sư mà cạo tóc. Năm 21 tuổi Sư lên Tung Sơn mà thọ Cụ giới. Sư du phương trước gặp ngài Nam Tuyền, gặp ngày cúng trai giỗ Mã Tổ. Nam Tuyền hỏi chúng Tăng rằng: Ngày mai cúng trai Mã Sư không biết Mã Sư có đến chăng? Chúng đều không đáp được. Sư bèn bước ra đáp rằng: Đợi có hạn liền đến. Nam Tuyền nghe xong liền khen rằng: Ông (người) này tuy hậu sinh mà dồi mài rất sâu xa. Sư nói: Hòa thượng chớ cháu Lương Giá con là hèn. Kế Sư tham Qui Sơn hỏi rằng: Có nghe Trung quốc Sư nói: Vô tình nói pháp, Lương Giá con chưa biết chỗ huyền vi. Qui Sơn đáp: Ta trong đó cũng có, chỉ là khó được người ấy. Đáp: Thỉnh Sư nói: Qui Sơn nói: Cha mẹ sinh ra miệng trọn không dám nói. Hỏi: Lại có người cùng Sư đồng thời mộ Đạo không? Qui Sơn đáp: Đây liền với Thạch thất có Vân Nham Đạo nhân nêu hay vạch (dẹp?) cỏ xem gió ắt sẽ vì ông mà trọng vọng. Sư bèn đến Vân Nham hỏi: Vô tình nói pháp người nào được nghe? Vân Nham nói: Vô tình nói pháp vô tình được nghe. Sư hỏi: Hòa thượng có nghe được không? Vân Nham nói: Nếu ta nghe ông liền chẳng được nghe ta nói pháp. Hỏi: Nếu thế tức Lương Giá này không nghe Hòa thượng nói pháp. Vân Nham nói: Ta nói pháp mà ông còn chẳng nghe huống là vô tình nói pháp. Sư bèn nói kệ trình Vân Nham rằng:

Rất lạ kỳ, rất lạ kỳ,
Vô tình nói pháp bất tư nghì
Nếu đem tai nghe, tiếng chẳng hiện.
Mắt mà nghe tiếng mới biết được.

Sư từ giã Vân Nham. Nham hỏi đi đâu? Sư nói: Tuy rời Hòa thượng mà chưa định đi đâu. Hỏi: Chớ chẳng đi Hồ Nam à? Sư nói: Không. Hỏi chớ chẳng về quê à? Sư nói: Không. Nói: Sớm muộn rồi cũng đến. Sư nói: Đợi Hòa thượng có chỗ ở thì đến. Ngài nói từ đây 1 đi khó được gặp lại. Sư nói: Khó được chẳng gặp. Lại hỏi Vân Nham: Hòa thượng trăm năm rồi lại có người hỏi lại vẽ được hình Sư chăng. Như thế nào chỉ đáp. Vân Nham nói: Chỉ nói với họ cái ấy. Sư im lặng hồi lâu. Vân Nham nói: Việc ấy phải rất xét kỹ. Sư cũng còn nghi. Sau vì Sư bước qua nước thầy ảnh liền đại ngộ ý chỉ trước. Nhân có bài kệ rằng:

Rất kỵ từ khác tìm
Xa xôi mãi cùng ta
Ta nay riêng tự đến
Mọi chỗ đều gặp cừ
Cừ nay chính là ta
Ta nay chẳng phải cừ
Cần phải như thế hiểu
Mới được khế Như Như.

Ngày nọ nhân cúng dường tượng của Vân Nham, có vị Tăng hỏi: Tiên Sư nói: Chỉ cái ấy có phải chăng? Sư nói: Phải. Vị Tăng hỏi: ý chỉ như thế nào? Sư nói: Cơ đương thời hiểu lầm lời Tiên sư. Hỏi: Chưa biết Tiên sư lại biết có chăng? Sư nói: Nếu chẳng biết có sao hiểu Đạo ấy (sao biết nói gì?). Nếu biết có sao chịu Đạo ấy (nói thế?) Sư ở Lặc Đàm gặp Sơ Thượng tọa dạy chúng rằng: Rất kỳ lạ, rất kỳ lạ. Phật giới, Đạo giới bất tư nghì. Sư nói: Phật giới, Đạo giáo thì chẳng hỏi. Lại như nói Phật giới Đạo giới là người nào, chỉ thỉnh 1 câu nói Sơ. Im lặng hồi lâu không nói gì. Sư hỏi: Sao chẳng nói gấp. Sơ nói: Giành chẳng được. Sư nói: Nói (Đạo?) cũng chưa từng nói: Sao nói tranh giành chẳng được. Sơ không đáp. Sư nói: Phật cùng Đạo chỉ là danh tự, sao chẳng dẫn giáo.

Sơ nói giáo nói sao? Sư nói: Được ý thì quên lời. Sơ nói: Cũng đem ý giáo mà làm bịnh tâm. Sư nói: Phật giới Đạo giới bịnh lớn nhỏ. Sơ nhân đây mà thiên hóa (viên tịch) – Vào cuối năm Đường đại trung, Sư ở núi Tân Phong tiếp dẫn học trò. Sau đó rất hóa độ thịnh hành ở Động Sơn Cao An thuộc Dự Chương. Nhân ngày giỗ ngài Vân Nham mà cúng trai. Có vị Tăng hỏi: Hòa thượng ở chỗ Tiên sư được chỉ thị gì? Sư nói: Tuy ở trong đó mà chẳng được chỉ thị khác. Tăng nói đã chẳng được chỉ thị sao lại cúng trai làm gì? Sư đáp dầu vậy cũng dám trái với người khác Tăng hỏi: Hòa thượng mới đầu thấy ngài Nam Tuyền phát tích vì sao lại cúng trai Vân Nham? Sư nói: Ta chẳng trọng đạo đức của Tiên sư cũng chẳng vì Phật pháp. Chẳng trọng vì không vì ta mà nói phá. Lại nhân cúng giỗ trai. Vị Tăng hỏi: Hòa thượng vì Tiên sư cúng trai lại chịu Tiên sư chăng? Sư nói: Nửa chịu nửa không. Hỏi: Vì sao chẳng toàn chịu. Sư nói: Nếu toàn chịu tức là cô phụ Tiên sư. Vị Tăng hỏi: Muốn thấy Hòa thượng, Sư xưa nay làm sao được thấy? Sư nói: Năm tháng giống nhau ắt không trở ngại. Tăng nêu chỗ nghi của mình. Sư nói: Không theo dấu tích trước lại xin 1 nói: Tăng không đáp được. Vân Cư đáp thay rằng: Đó tức là tôi chẳng thấy sư xưa nay của Hòa thượng – Sư lại nói: Lại có người chẳng báo đáp 4 ân 3 hữu chăng? Nếu chẳng thể nhập ý này sao vượt nạn thủy chung? Phải nên tâm tâm không đụng vật, bước bước chẳng có nơi, luôn chẳng gián đoạn mới được tương ưng. Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến ở. Đáp: Dạo núi mà đến. Sư hỏi: Có lên đỉnh núi chăng? Đáp: Có đến. Sư hỏi: Trên đỉnh núi có người không? Đáp: Không người. Sư nói: Đó tức là Xà Lê chẳng lên đến đỉnh. Đáp: Nếu không lên đến đỉnh sao biết không người. Sư hỏi: Xà Lê sao chẳng ở đấy. Đáp tôi chẳng từ chối việc ở. Tây Thiên có người chẳng chịu – Sư hỏi Thái Trưởng lão rằng: Có 1 vật trên chống trời dưới chống đất, đen như sơn, thường ở trong động dụng thì lỗi chỗ nào? Thái nói: Là lỗi ở động dụng. Sư bèn hét: Đi ra – Hỏi: Thế nào là ý Tây Trúc đến. Sư nói: Rất giống ngựa sợ gà tê giác. Sư hỏi: Vân Phong từ đâu tới? Vân Phong nói từ Thiên Thai đến. Sư hỏi: Có thấy Trí giả không? Đáp: Nghĩa Tồn ăn gậy sắt có phần. Vị Tăng hỏi: Rắn nuốt ếch nhái cứu là phải hay chẳng cứu là phải. Sư nói: Cứu tức 2 mắt chẳng thấy, chẳng cứu tức hình ảnh chẳng bày ra. Nhân đêm tối chẳng đốt đèn, có vị Tăng ra hỏi, nói rồi lui ra sau. Sư khiến thị giả đốt đèn. Bèn gọi Tăng mới hỏi thoại ra đây. Tăng ấy đến gần. Sư nói: Hãy đem cho Thượng tọa ấy vài lạng bột. Vị Tăng ấy phủi tay áo mà lui ra. Từ đó liền tỉnh phát huyền chỉ. Bèn bỏ hết quần áo mà giúp cúng trai. Được 3 năm thì từ giã Sư. Sư nói: Làm tốt (khéo làm). Lúc đó Tuyết Phong đứng hầu hỏi chỉ Tăng ấy từ giã bao giờ thì trở lại. Sư nói: Ông ấy chỉ biết 1 đi không trở lại. Vị Tăng ấy về Tăng đường ngồi dưới y bát mà hóa. Tuyết Phong lên báo với Sư, Sư nói: Tuy thế cũng thua Lão tăng 3 đời – Tuyết Phong lên hỏi thăm. Sư nói: Người nhập môn cần phải được nói không được Đạo thì sớm chết mà hơn. Tuyết Phong nói Nghĩa Tồn không miệng. Sư nói: Không miệng lại từ mắt ta mà đến. Tuyết Phong không đáp được – Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến? Đáp: Từ tháp Tam Tổ đến. Sư nói: Đã từ chỗ Tổ sư đến lại muốn gặp Lão tăng làm gì? Đáp: Tổ sư thì khác, học nhân với Hòa thượng thì không khác. Sư nói: Lão tăng muốn thấy Sư xưa nay của Xà Lê được chăng? Đáp: Cũng cần Hòa thượng tự ló đầu ra mới được. Sư nói: Lão tăng vừa đến tạm thời chẳng ở Vân Cư. Hỏi: Thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Sư nói: Xà Lê ở sau có cầm áo tơi (hoặc có người hỏi Xà Lê lại làm gì hướng vào họ với quan nhân. Hỏi có người tu hành chăng? Sư nói: Đợi ông làm con thì tu hành. Người xưa có nói gặp nhau chẳng nêu ra khi nêu ý liền biết thì thế nào? Chư bèn chấp tay để lên đầu (cúi đầu lạy?) – Sư hỏi thị giả của Đức Sơn: Từ đâu đến? Đáp: Từ Đức Sơn đến. Sư nói: Đến làm gì? Đáp: Vì hiếu thuận Hòa thượng mà đến. Sư hỏi: Thế gian vật gì hiếu thuận nhất? Thị giả không đáp được. – Có lúc Sư bảo: Hiểu được sự hướng thượng Phật thì mới có lời thoại ông ấy mà phân. Tăng lại hỏi: Như thế nào là nói lời thoại. Sư nói: Khí nói lời thoại Xà Lê không nghe. Hỏi: Hòa thượng lại nghe chăng? Sư nói: Đợi ta khi chẳng nói lời lời thoại liền nghe. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là chánh hỏi chánh đáp. Sư đáp: Không từ trong miệng nói. Hỏi: Nếu có người hỏi Sư có đáp chăng? Sư nói: Cũng chưa hỏi. Hỏi như thế nào là từ cửa vào chẳng phải báu. Sư đáp thôi đi, thôi đi – Sư hỏi: Vị Tăng giảng kinh Duy Ma rằng: Chẳng thể lấy trí mà biết, chẳng thể lấy thức mà biết gọi là lời gì? Đáp: Lời khen pháp thân. Sư nói: Pháp thân là khen dùng gì lại khen (cần gì phải khen?) – Có lúc Sư nói: Theo Đạo xưa nay vốn không có 1 vật, cũng chưa được y bát khác. Tăng liền hỏi: Người nào họp được. Sư nói: Người chẳng nhập môn. Vị Tăng hỏi: Chỉ như người chẳng vào môn lại được chăng? Sư đáp: Tuy thế chẳng được chẳng cùng người khác? Sư lại nói: Trực Đạo xưa nay không 1 vật cũng chưa được y bát khác, trong đó họp được 1 chuyển ngữ. Lại sau Đạo thì được nói gì (sau nói thì được lời gì?) – Có 1 Thượng tọa sau lời nói 96 chuyển chẳng họp ý Sư. Đến chuyển sau chót mới họp được ý Sư. Sư hỏi: Xà Lê sao không sớm nói thế – Có vị Tăng nghe thỉnh nêu như thế 3 năm hầu hạ khăn bình mà Sư trọn chẳng nêu. Thượng tọa nhân có bịnh. Vị Tăng ấy thưa: Con đã 3 năm thỉnh Sư nêu lời thoạii mà không được, làm thiện không được thì phải làm ác, bèn cầm dao đến nói rằng: Nếu không vì con nói thì liền giết chết Thượng tọa. Thượng tọa sợ quá nói: Xà Lê đợi đấy ta sẽ vì ông mà nói: Bèn nói từ nay về sau cũng không chỗ dính. Vị Tăng ấy lễ tạ – Tăng hỏi bình thường Sư dạy người làm đường chim, chưa biết thế nào là đường chim? Sư nói: Là không gặp 1 người. Hỏi: Làm sao đi. Sư đáp: Ngay dưới chân không tỏ mà đi. Hỏi: Như đi đường chim phải chăng là Bản lai diên mục (mặt mũi xưa nay)? Sư đáp: Xà-lê vì sao điên đảo? Hỏi: Nơi nào là đệ tử điên đảo? Sư nói: Nếu không điên đảo thì vì sao nhận tôi tớ làm anh em: Thế nào là bản lai diện mục Sư đáp: Không đi đường chim – Sư bảo chúng rằng: Biết có người hướng Thượng Phật mới có lời thoại phân giải. Lúc đó có vị Tăng hỏi: Như thế nào là người hướng thượng Phật? Sư đáp phi thường – Sư hỏi: Vị Tăng đi đâu đến? Vị Tăng nói: Làm dép mà đến. Sư hỏi: Tự biết hay nương người khác? Vị Tăng đáp y người khác. Hỏi: Người khác lại chỉ giáo cho Xà Lê chăng? Vị Tăng đáp chẳng trái. – Tăng đến hỏi ngài Thù Du như thế nào là hạnh Sa môn. Du nói: Làm (đi) thì người đều biết liền trái. Sư khiến Tăng ấy ra đi. Tăng nói chưa biết đi đâu. Thù Du nói: Phật đi Phật – Vị Tăng trở về nêu lại với Sư. Sư nói: U Châu giống cũng được, rất khổ là Tân La. Tăng liền hỏi Sư như thế nào là hạnh Sa môn? Sư nói: Đầu dài 3 thước, cổ dài 2 tấc – Sư thấy U Thượng tọa đến, liền đến đứng sau giường thiền. U hỏi: Hòa thượng vì sao trốn học nhân. Sư nói: Định bảo Xà Lê tìm Lão tăng. Hỏi: Như thế nào là trong Huyền lại Huyền? Sư nói: Như lưỡi người chết. Sư rửa bát thấy 2 con chim giành nhau con nhái có vị Tăng liền hỏi: Cái đó nhân sao đến đất ấy. Sư nói: Chỉ vì Xà Lê. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là chủ pháp thân Tỳ Lô Sư? Sư nói: Cây rơm mang lúa – Hỏi: Trong 3 thân thân nào không rơi vào số đông. Sư đáp: Ta luôn ở đây – Sư nhân xem ruộng lúa, Thượng tọa Lãng dắt trâu. Sư nói: Phải xem kỹ trâu ấy đừng cho ăn lúa. Lãng nói: Nếu thế thì tốt nhất là trâu không ăn lúa. Sư hỏi: Vị Tăng: Thế gian vật nào khổ nhất Tăng đáp địa ngục khổ nhất. Sư nói: Không phải. Hỏi: Ý Sư thế nào? Sư nói: Tại sợi chỉ áo này mà không sáng việc lớn đó gọi là rất khổ. Sư hỏi: Vị Tăng: Tên gì? Đáp: Tên A ………. Sư hỏi: Cái nào là chủ nhân ông của Xà Lê. Vị Tăng nói: Thấy thì đáp. Sư nói: Khổ thay, khổ thay. Người nay đều như thế, chỉ là nhân lừa trước ngựa sau rồi đem làm mình. Phật pháp bình trâm ở đây là đó. Trong khách biện chủ còn chưa phân, như thế nào mà biện được chủ trong chủ. Tăng lại hỏi như thế nào là chủ trong chủ. Sư đáp: Xà Lê tự nói lấy. Vị Tăng hỏi: Con có được liền là chủ trong khách, như thế nào là chủ trong chủ. Sư nói: Đạo ấy tức khác tương tục cũng rất khó – Sư có bịnh khiến Sa-di đến Vân cứ truyền rao. Lại nói nó bỗng hỏi ông Hòa thượng có nói câu nào. Chỉ nói đường Vân Nham muốn dứt. Các ông sau lời nói này phải đứng xa sợ người khác đánh các ông. Sa-di lãnh ý ra đi. Nói chưa trọn buổi sáng Vân Cư đánh cho 1 gậy. Sa-di không đáp được. Khi Sư sắp viên tịch bảo chúng rằng: Ta có nhàn danh ở đời ai vì ta trừ được. Chúng đều không đáp được. Lúc đó có Sa-di đáp rằng: Xin nghe pháp hiệu của Hòa thượng. Sư đáp: Nhàn danh là đã mất rồi – Hỏi Hòa thượng khiển hòa lại có chẳng bịnh chăng? Sư đáp: Có. Vị Tăng hỏi: Người chẳng bịnh có thăm Hòa thượng chăng? Sư nói: Lão tăng xem người khác có phần. Hỏi: Hòa thượng sao được xem người khác? Sư nói: Lão tăng khi xem tức chẳng thấy có bịnh. Sư lại nói lìa xác rõ rỉ này cùng ta gặp nhau ở đâu? Chúng không đáp được – Năm Đường Hàm Thông 10, tháng 3 Sư sai người cạo tóc mặc áo khiến đánh chuông rồi ngồi nghiễm nhiên mà tịch. Lúc đó Đại chúng thương khóc kinh động trời đất. Sư bỗng mở mắt ngồi dậy nói: Phàm người xuất gia tâm chớ phó cho vật, là hạnh chân tu, có sống ắt chết thương khóc làm gì. Rồi gọi Tăng chủ sự khiến cho vị Tăng ngu si ra mà quở trách luyến tình. Chúng cũng thương khóc mãi không thôi. Bèn đình lại 7 ngày. Thức ăn dự bị đầy đủ, Sư cũng theo chúng ăn cơm. Ăn xong bảo: Tăng gia không có việc gì lớn bằng khi ra đi mà ồn ào như thế. Đến ngày thứ vừa hết thì Sư tắm rửa xong ngồi yên mà hóa, thọ 63 tuổi lạp được 42. Vua ban thụy là Ngộ Bản Đại sư, tháp đề Tuệ Giác.

2. Thiền sư Giám Hồng ở Hạnh Sơn, Trác Châu.

Thế nào là trâu trắng lộ địa. Sư nói: Hồng. Lâm Tế nói câm là miệng Hạnh Sơn, Sư nói: Lão huynh làm gì. Tế đáp: Lão (ngăn súc sinh?) súc sinh ấy. Sư bèn thôi. Sư có 5 vịnh 10 thấu đều họp Huyền phong Sư tịch rồi làm lễ trà tỳ thu được xá lợi 5 sắc.

3. Thiền sư Tăng Mật ở Thần Sơn, Đàm Châu.

Sư ở Nam Tuyền đánh lưới. Nam Tuyền hỏi làm gì? Sư nói: Đánh lưới. Hỏi ông dùng tay đánh hay chân đánh? Sư nói: Thỉnh Hòa thượng nói. Nam Tuyền nói phân minh nhớ lấy, sau này gặp người sáng mắt thì cứ nêu câu ấy – Sư cùng Động Sơn lội qua nước. Động Sơn nói chớ lầm dưới chân. Sư nói: Lầm thì qua không được. Động Sơn nói không làm việc gì làm sao? Sư nói: Cùng Trưởng lão qua nước. Một hôm Sư cùng Động Sơn bừa cỏ trong vườn trà. Động Sơn ném cái cuốc bảo: Ta nay mệt lắm, 1 điểm khí lực cũng không. Sư nói: Nếu không khí lực sao biết thế nói được Động Sơn hỏi: Ông định bảo có khí lực nào là phải – Bùi Đại phu (Bùi Hưu) hỏi Tăng: Cúng dường Phật có ăn không? Vị Tăng đáp như Đại phu cúng gia tiên. Đại phu đem việc hỏi Vân Nham. Vân Nham đáp thay: Có mấy thứ (bọn) ăn cơm, chỉ 1 lúc sau thì đến. Vân Nham liền đem hỏi Sư: Một lúc sau đến rồi làm gì? Sư đáp: Sau họp chậu bát. Nham chịu. Vị Tăng hỏi: như thế nào là không có chỗ nghe. Bèn (mà) bảo nghe kinh. Sư nói: Xấu, hiểu không. Vị Tăng nói: Muốn hiểu. Sư nói: Chưa hiểu nghe kinh. Hỏi: 1 địa không thấy, 2 địa thế nào? Sư nói: Ông lầm chăng, ông ở Địa nào? Có hành giả hỏi: Việc sinh tử xin Sư nói: 1 lời. Sư nói: Ông có khi nào sinh tử tới lui. Đáp: Con chẳng hiểu thỉnh Sư nói:. Sư nói: Không hiểu thì phải chết 1 lần đi.

4. Hòa thượng U Khê.

Tăng hỏi: Khi Đại dụng hiện tiền chẳng còn qui tắc thì như thế nào? Sư đứng dậy đi quanh giường thiền 1 vòng rồi ngồi. Tăng muốn dâng lời nói Sư đạp cho 1 đạp. Tăng trở về chỗ cũ mà đứng. Sư nói: Ông thế ta chẳng thế, ông chẳng thế ta liền thế. Vị Tăng lại định nói. Sư lại cho 1 đạp. 30 năm sau ta nói về Đại Hạnh.

* Đệ tử nối pháp của Toàn Tử Đức Thành ở Hoa Đình.

1. Thiền sư Thiện Hội ở Giáp Sơn, Phong châu.

Sư người ở Hiện Đình Quảng châu, họ Liêu. Chín tuổi xuất gia ở, núi Long Nha thuộc Đàm Châu, tới tuổi thọ giới Cụ túc. Rồi đến Giang Lăng học tập kinh luận, luyện 3 học, lại tham học Thiền tông. Lúc đầu Sư đến kinh khẩu. Một hôm Đạo Ngô sách trượng mà đến. Gặp Sư lên Pháp Đường. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là pháp thân. Sư nói: Pháp thân không hình tướng. Hỏi: Thế nào là pháp nhãn. Sư nói: Pháp nhãn không tỳ vết. Sư lại nói: Trước mắt không pháp ý ở trước mắt không phải là pháp trước mắt chẳng phải mắt tai đến được. Đạo Ngô bèn cười. Sư sinh nghi hỏi Đạo Ngô: Sao Ngài cười. Ngô đáp Hòa thượng 1 bậc xuất thế chưa có thầy, hãy đến Chế Trung, huyện Hoa Đình gặp Thoàn Tử Hòa thượng Sư nói: Có hỏi được chăng? Đạo Ngô nói: Thầy ấy trên không có mảnh ngói che đầu, dưới không có đất cắm dùi. Sư bèn thay áo đến Hoa Đình, gặp Thoàn Tử gõ trống mà đến. Sư giúp nói kế vi nháy mắt chẳng lưu giữ, Sư so đời quên cơ. Người học đến đầy nhà sớm chiều tham hỏi nương nhờ. Năm Đường Hàm Thông 11 (Canh dần). Hãi chúng bói tìm Giáp sơn lập thành tự viện. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng phàm có Tổ đến nay, người lầm hiểu, nối nhau đến nay lấy câu Phật tổ vì người làm Thầy (Sư phạm) như đây liền thành người điên cuồng, người vô trí.

Nó chỉ bày ông không có pháp nào vốn là Đạo, Đạo không có 1 pháp nào, không có Phật để thành, không có Đạo để được không có pháp nào để buông. Cho nên nói trước mắt không pháp ý ở trước mắt. Nó không phải là pháp trước mắt. Nếu hướng về Phật Tổ mà học thì người này chưa có mắt, đều thuộc về pháp sở y không được tự tại vốn chỉ là sinh tử mênh mông, thức tánh không có phần tự do. Ngàn dặm muôn dặm cầu Thiện tri thức, cần có chánh nhãn, thoát hẳn chỗ thấy dối lầm. Định lấy sinh tử trước mắt, lại làm thật có lại làm thật không. Nếu có người định được đây thì cho ông ló đầu. Người thượng căn sau lời nói liền sáng Đạo, căn khí Trung Hạ căn thì sóng nước mênh mông sao không hướng về sinh tử mà định. Sẽ lấy chỗ nào, nghi Phật nghi tổ thay sinh tử cho ông. Có người trí cười tặng ông 1 kệ rằng:

Nhọc giữ pháp sinh tử
Chỉ hướng Phật mà cầu
Trước mắt mê chánh lý
Vạch lửa tìm bọt nổi.

Tăng hỏi: Từ trước lập ý Tổ ý giáo, Hòa thượng ở đây sao nói không có. Sư nói: 3 năm chẳng ăn cơm, trước mắt không người đói. Hỏi: Đã không người đói vì sao con chẳng ngộ. Sư nói: Chỉ vì ngộ mê tức Xà Lê. Sư nói: Kệ rằng:

Sáng sáng không ngộ pháp
Ngộ pháp liền mê người
Duỗi dài hai chân ngủ Không
Ngụy cũng không chân.

Vị Tăng hỏi như thế nào là Đạo? Sư nói: Thái Dương đầy mắt, vạn dặm không vướng áng mây. Hỏi: Như thế nào được hiểu. Sư nói: Nước trong sạch cá lội tự mê. Hỏi như thế nào là gốc. Sư nói: Uống nước chẳng mê nguồn. Hỏi người xưa trải tóc che bùn để làm việc gì. Sư nói: 9 qua bắn hết 1 mắt bịnh vẫn còn. 1 mũi tên rớt đất thiên hạ chẳng đen – Hỏi ý Tổ ý giáo đồng hay khác. Sư đáp gió thổi lá sen đầy ao xanh, 10 dặm hành trình người ra đi. Sư có 1 chú tiểu theo hầu đã lâu. Sư đến ở, sau sai đi hành khước, dạo khắp các Thiền tịch không chỗ dụng tâm. Nghe Sư tụ họp Đạo chúng đầy nhà bèn trở về thăm mà hỏi rằng: Hòa thượng có việc kỳ đặc như thế sao không sớm nói cho con. Sư nói: Ông nấu cơm ta chụm lửa, ông hành ích ta mở bát có chỗ nào là cô phụ ông đâu. Chú tiểu từ đó ngộ nhập. Một hôm Sư uống trà xong, rót 1 chén đưa cho thị giả, thị giả định tiếp lấy thì Sư co tay lại hỏi là gì? Thị giả không đáp được – Có 1 Đại đức đến hỏi Sư: Nếu là ý giáo thì tôi chẳng nghi còn như việc trong Thiền môn thì thế nào? Sư đáp: Lão tăng cũng chỉ biết biến sống thành chín – Hỏi: như thế nào là lý thật tế? Sư nói: Trên đá cây không rễ ngâm (chứa) mây bất động – Hỏi như thế nào là sư tử ra khỏi hang? Sư nói: Hư không không hình ảnh, dưới chân mây lang thang – Tây Xuyên Thủ Tọa đi dạo các phương đến ngài Bạch Mã, đem giáo Hoa Nghiêm ra hỏi: Khi 1 trần chứa vô biên pháp giới thì thế nào? Bạch Mã nói: Như chim 2 cánh, như xe 2 bánh. Thủ tọa nói: Sắp bảo Thiền Môn riêng có sự kỳ đặc, nguyên lai chẳng nêu giáo thừa. Rồi về chỗ cũ. Nghe tiếng Giáp Sơn thạch hóa (giáo hóa thạnh hành) bèn sai chú tiểu đem câu nói trước đến hỏi Sư. Sư nói: Nói chạm cát không chạm ngọc, kết cỏ trái ý Đạo nhân. Chú tiểu bèn đem về trình thủ tọa. Thủ tọa khen: Định bảo Thiền môn cùng ý giáo chẳng khác nguyên lai (là gì) có sự kỳ đặc – Hỏi: Như thế nào là cảnh của Giáp Sơn. Sư đáp vươn bồng con về núi xanh chim ngậm hoa rơi trướng hang ngọc bích – Sư lại mở rộng Huyền khu vào 1 kỷ – Niên hiệu Đường trung hòa thứ 1 ngày 07 tháng 11 Sư gọi chủ sự bảo rằng: Ta cùng chúng tăng nói Đạo nhiều năm, ý sâu Phật pháp đều phải tự biết. Ta nay thân huyễn chất sắp hết sẽ đi. Các ông khéo giữ gìn như ngày ta còn sống, chớ nên ồn ào như người đời vội sinh buồn bã. Nói xong đến nửa đêm thì nằm yên mà hóa. Ngày 29 tháng ấy nhập tháp ở núi nhà (Giáp sơn) thọ 77 tuổi lạp được 57. Vua ban thụy là Truyền Minh Đại sư, tháp hiệu là Vĩnh Tế. Thiền sư Hành Tư đời thứ 5.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đại Đồng ở núi Đầu Tử Thư Châu trước đây.

1. Thiền sư Cảm Ôn ở núi Đầu Tử.

Tăng hỏi: Sư lên Bảo tòa tiếp dạy người nào? Sư đáp như trăng soi ngàn khe. Vị Tăng nói: Đó tức là đầy đất không thiếu. Sư bảo: Chớ nói thế. Vị Tăng hỏi: Cha không đầu vì sao đầu con (đầu tử)? Sư nói: Há là việc trong nhà người khác. Vị Tăng hỏi: Cha cùng con có thuộc công chăng? Sư nói: Không thuộc. Hỏi: Chẳng thuộc công thì như thế nào? Sư đáp cha con đều tự thoát. Hỏi: Vì sao như thế? Sư đáp: Ông cùng ta hiểu (ông hiểu ta). Sư dạo núi thấy xác con ve, thị giả hỏi: Xác ở đây con ve đi đâu? Sư cầm xác đưa lên tai, lắc 5, ba cái làm tiếng ve kêu.

Vị Tăng ấy liền khai ngộ.

2. Thiền sư Vi ở Ngưu Đầu, Phước Châu.

Sư lên Pháp Đường dạy chúng rằng: 3 đời chư Phật dùng 1 điểm tài khéo không được, Lão sư thiên hạ miệng giống cái nia, các người làm gì rất chẳng nên khinh thường, trừ phi biết có mà không thể biết. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: (?). Vị Tăng hỏi: Bỗng gặp Thượng khách đến phải làm sao? Sư đáp: Ăn thì cùng ông ăn, chẳng ăn thì đi Đông Tây mặc tình. Hỏi: Chẳng hỏi ngọc châu dưới cổ con ly long như thế nào biết được trong nhà có báu. Sư nói:

Trong bận rộn sao được làm người nhàn.

3. Trừng Chiếu Thiền sư ở Hương Sơn, Thanh Thành, Tây Xuyên.

Vị Tăng hỏi: Chư Phật có nạn thì dấu thân vào ngọn lửa, chưa biết nạp Tăng có nạn thì dấu thân vào đâu? Sư nói: Trong bình thủy tinh để sóng này. Hỏi: Như thế nào là trăng mới mọc? Sư nói: Khắp nửa người không thấy.

4. Thiên Phước Hòa thượng ở Thiểm Phủ.

Tăng hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: Sông Hoàng hà không giọt nước, núi Hoa Nhạc đều bình yên.

5. Hòa thượng Tư Minh ở Hào Châu.

Khi Sư ở trong chúng tại Đầu Tử. Có vị Tăng hỏi: Như thế nào là hạnh trẻ con Sa-di của Thượng tọa? Sư nói: Dạ. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là pháp thân thanh tịnh. Sư nói: Trong phân còn giòi ló ra thụt vào.

6. Hòa thượng Chiêu Phước ở phủ phụng tường.

Tăng hỏi: Đông nha ô nha đều ra đội, vì sao Hòa thượng không ra đội. Sư nói: Trụ trì đều chẳng đồng, Xà Lê sao được lấy làm lạ.

7. Thiền sư Tuân Cổ ở núi Trung Lương, Phủ Hưng Nguyên.

Hỏi: Ở không kiếp không người hay hỏi pháp, tức nay có hỏi pháp sao yên? Sư đáp: Đại bi Bồ-tát ngồi trong hủ. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Sư nói: Đạo sĩ gánh cái chén nứt.

8. Hòa thượng Cốc Ẩn ở Tương Châu.

Có vị Tăng hỏi như thế nào là không chạm cơ Bạch Vân. Sư nói:

Hạc mang mặt quạ, phù sinh không bỏ.

9. Hòa thượng ở núi Cửu Nao An Châu.

Tăng hỏi như thế nào là Phật? Sư nói: Tức là ông đó. Hỏi: Ở xa nghe tiếng Cửu Nao đến rồi chỉ thấy 1 Nao. Sư đáp Xà Lê chỉ thấy 1 Nao mà không thấy Cửu Nao. Hỏi: như thế nào là Cửu lũy (9 lũy). Sư đáp nước sóng gấp, hoa thô.

10. Hòa thượng Bàn Sơn.

Tăng hỏi: Như thế nào được ra khỏi 3 cõi? Sư nói: Ở trong núi bao lâu rồi. Hỏi: Như thế nào ra được? Sư nói: Núi xanh chẳng ngại mây trắng bay. Hỏi: Thừa giáo có lời rằng: Như hóa nhân phiền não, như Thạch nữ nhi, lý này như thế nào? Sư nói: Xà Lê ngay đây là cô gái đá đi!

11. Thiền sư Kỉnh Tuệ ở Cửu Nao An châu.

Tăng hỏi: Hầm sâu giải thoát làm sao qua được? Sư nói: Không cầu qua. Vị Tăng hỏi: Như thế nào qua được? Sư nói: Cầu qua cũng quấy.

12. Thiền sư Nham Tuấn ở viện Quan Âm, Đông Kinh.

Sư người ở Hình Đài, họ Liêm. Lúc đầu tham Tổ Tịch khắp trải các nơi Hoành Lô Mân Thục từng đi qua rừng phụng hang sâu, mừng thấy trận bảo phát hiện. Cùng đồng bạn ý kiến giữ cho nhau. Sư nói: Người xưa cày đất thấy vàng ròng xem như ngói gạch, đợi tôi quan mão che đầu ở đây lấy đó cúng Tăng 4 phương. Nói xong thì bỏ đi. Đến gặp ngài Đầu Tử. Đầu Tử hỏi ông hôm qua ở đâu? Sư đáp ở Bất động Đạo tràng. Hỏi đã nói bất động vì sao lại đến đây? Sư nói: Đến đây há là động sao? Đáp: Nguyên lại là ngủ đêm chẳng dính chỗ. Đầu Tử ngầm công nhận. Sư bèn tìm đến Đông kinh. Trong hội có Lương Thiếu Bảo Lý Phổ tức là anh của Tiết Độ Sứ Hản ở Hà Dương hiểu biết kinh sách và rất trọng Sư, nhân sửa nhà thành viện gọi là Quán Âm Minh Thánh thỉnh Sư về ở. Lúc vua nhà Chu và Cao Tổ và Thế Tông còn tiềm ẩn mỗi khi lên phương trượng đầu quì lạy. Đến khi lên ngôi thì riêng thưởng Tử Y ban hiệu là Tịnh giới Đại sư. Chúng luôn đông số trăm người. Năm Càn Đức (Bính dần) tháng 3 sư có bịnh răng dạy môn nhân xong thì vui vẻ chấp tay mà mất, thọ 85 tuổi, lạp được 65. Ngày 8 tháng 04 năm ấy tháp xây ở Đông giao, thôn phong Đài.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Linh Tuân ở núi Thanh Bình Ngạc Châu.

1. Thiền sư Linh Khuê, ở núi Tam giác, Đơn Châu.

Trước Sư tham vấn ngài Thanh Bình. Thanh Bình hỏi: Đến làm gì? Sư nói: Đến lễ bái. Bình hỏi lễ bái ai? Sư nói: Riêng đến lễ bái Hòa thượng. Thanh Bình hét rằng: Lão sư độn căn này. Sư bèn lễ bái. Thanh Bình lấy tay chặt vào cổ Sư 1 cái. Sư do đó vén áo mà ngầm hiểu Tông chỉ – Vị Tăng ở sau hỏi như thế nào là Phật. Sư bảo: Ngày mai đến đây sẽ nói với ông, nay nói không được.