CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hành tư ở núi Thanh Nguyên, Cát Châu.

* Đời thứ nhất, có 1 người là Đại sư Hy Thiên ở Thạch Đầu Nam

Nhạc. (thấy có ghi lục) – Đời thứ 2, có 21 vị.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hy6 Thiên ở Thạch Đầu-Nam Nhạc có 21 vị:
1. Thiền sư Đạo Ngộ chùa Thiên Hoàng Kinh Châu,
2. Thiền sư Thi Lợi ở Kinh Triệu,
3. Thiền sư Thiên Nhiên ở Đơn Hà Sơn Đặng Châu,
4. Thiền sư Tuệ Lãng ở chùa Chiêu Đề Đàm Châu
5. Thiền sư Chấn Lãng ở chùa Hưng Quốc Trường Sa,
6. Thiền sư Duy Nghiễm ở Dược Sơn Lễ Châu,
7. Hòa thượng Đại Xuyên ở Đàm Châu,
8. Hòa thượng Thạch Lâu ở Phần Châu,
9. Hòa thượng Phật Đà, ở chùa Pháp Môn Phùng Tường,
10. Hòa thượng Hoa Lâm ở Đàm Châu,
11. Hòa thượng đại Điên ở Triều Châu,
12. Thiền sư Khoáng ở Trường Tư Đàm Châu,
13. Hòa thượng Thủy Không (13 vị trên đây thấy có ghi lục)
14. Thiền sư Bảo Thông
15. Thiền sư Đại Biện ở Hải Lăng,
16. Hòa thượng ở Chử Kính
17. Thiền sư Đạo Sằn ở Hành Châu,
18. Thiền sư Thường Thanh ở Hán Châu,
19. Hòa thượng Tối Thạch ở Phước Châu,
20. Hòa thượng Thương Lãnh ở Thường Châu,
21. Hòa thượng Nghĩa Hưng ở Thường Châu (8 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)

* Đời thứ 3, có 23 vị.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Ngộ ở Thiên Hòang, Kinh Châu có 1 vị:
1. Thiền sư Sùng Tín ở Long Đàm Phong Châu (1 vị thấy có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thiên Nhiên ở núi Đơn Hà, Đặng Châu có 7 vị:
1. Thiền sư Vô Học Kinh Triệu Thuý Vi.
2. Thiền sư Nghĩa An ở núi Đơn Hà,
3. Thiền sư Tánh Không ở Cát Châu,
4. Hòa thượng ở Bổn Đồng
5. Hòa thượng ở Mễ Thương ( 5 vị trên đây thấy có ghi lục)
6. Thiền sư Đại Ẩn ở Lục Họp Dương Châu,
7. Thiền sư Tuệ cần ở núi Đơn Hà ( 2 vị trên đây không có duyênngữ cú)

– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Duy Nghiễm Dược Sơn, có 10 vị:
1. Thiền sư Viên Trí ở Đạo Ngô Sơn Đàm Châu
2. Thiền sư Đàm Thành ở Vân Nham Đàm Châu,
3. Thiền sư Đức Thành Thuyền Tử Hoa Đình,
4. Thiền sư Tuệ Tĩnh ở Tỳ Thọ Tuyên Châu,
5. Sa di Cao ở Dược Sơn,
6. Thiền sư Minh Triết ở Bá Nhan Ngọc Châu,
7. Thiền sư Quang Lực ở núi Kinh Nguyên-Sính Châu
8. Thiền sư Quỳ ở Dược Sơn
9. Hòa thượng Lạc Hà ở Tuyên Châu,
10. Lý Cao ở Lãng Châu (4 vị trên đây không có duyên-ngữ cú)
+ Đệ tử nối pháp của Thiền sư Khoáng Trường Tí Đàm Châu, có 1 vị:
1. Đàm Châu Thạch Thất Thiện Đạo Hòa thượng.

– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đại Điên ở Triều Châu, có 2 vị:
1.,Thiền sư Nghĩa Trung ở núi Tam Bình Chương Châu, ( 1 vị thấy có ghi lục).
2. Hòa thượng Thự Sơn ở Các Châu.

– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đại Xuyên ở Đàm Châu, có 2 vị:
1. Hòa thượng ở Tiên Thiên.
2. Hòa thượng Phổ Quang ở Phước Châu.

 

* Thiền sư Hành Tư, đời thứ nhất.

1. Hy Thiên Đại sư ở Thạch Đầu.

Sư người Cao Yếu, Đoan Châu, họ Trần. Mẹ khi có thai Sư thì không thích ăn thịt cá, sư tuy lúc còn bé vẫn không làm phiền mẹ, khi lớn lên thì tự hứa dân Động Lao sợ quỷ thần đòi cúng kiến, giết trâu rót rượu đã quen nên cho là thường. Sư liền đến mà phá hủy đền thờ, cướp trâu mà về. Sư đầy mấy mươi tuổi thì Hương Lão không thể cấm. Sau sư đến thẳng Tào Khê. Theo Lục Tổ Đại sư độ cho làm đệ tử chưa thọ cụ giới thì Tổ sư đã viên tịch vâng theo lời dặn đến bái yết thiền sư Tư ở núi Thanh Nguyên-Lô Lăng, thế là xếp áo thuận theo. Một hôm Tư hỏi Sư rằng: Có người nói Lãnh Nam có tin tức. Sư đáp: Có người không nói. Hỏi: Nếu vậy thì sao Đại Tạng Tiểu Tạng từ đâu mà đến? Sư nói: Tất cả đều từ trong đó đi trọn không có chút việc khác. Tư rất cho là đúng. Sư vào đầu năm Đường Thiên Bảo, Sư lên chùa Nam ở Hành Sơn, ở phía Đông Chùa có hòn đá giống như cái đài, bèn cất am ở trên đó. Lúc đó người gọi Sư là Thạch Đầu Hòa thượng. Một hôm Sư lên pháp đường nói pháp môn của ta do Phật xưa truyền trao, bất luận ai thiền định tinh tấn đạt được trí kiến Phật, tức tâm tức Phật. Tâm, Phật, chúng sinh, Bồ đề và phiền não khác tên mà đồng thể thể 1. 1- Các ông nên biết thể tâm linh của mình, lìa tánh đoạn. Thường chẳng nhơ chẳng sạch, trống vắng đầy đủ, phàm Thánh cùng đồng nhau, ứng dụng vô phương, lìa tâm ý thức, ba cõi sáu đạo chỉ tâm mình hiện ra, nước trăng gương ảnh há có sinh diệt. Các ông nên biết không chỗ nào chẳng đủ. Lúc đó Môn nhân là Đạo Ngộ hỏi rằng: Ý chỉ Tào Khê người nào được? Sư đáp: Người hiểu Phật pháp được. Hỏi : Sư có được chăng? Sư đáp: Ta chẳng hiểu Phật pháp. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là giải thoát? Sư đáp ai trói buộc ông? Lại hỏi như thế nào là tịnh độ? Sư đáp ai làm dơ ông? Như thế nào là Niết-bàn? Sư đáp: Ai đem sinh tử cho ông? Sư hỏi: Vị Tăng mới đến: Từ đâu đến Tăng nói từ Giang Tây đến. Sư hỏi: Thấy Mã Đại sư chăng? Vị Tăng nói: Thấy. Sư chỉ một khúc củi bảo: Mã Sư sao giống cái đó. Tăng không đáp đựơc. Liền trở về nêu câu nói ấy với Mã Đại sư, Mã sư hỏi ông thấy khúc củi ấy lớn hay nhỏ. Tăng nói chớ lượng lớn. Mã nói ông rất có sức. Vị Tăng hỏi: Vì sao? Mã đáp ông từ Nam Nhạc mang khúc củi đến há chẳng có sức ư? Hỏi như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Hỏi lấy Lộ Trụ. Đáp rằng học nhân không hiểu. Sư nói: Ta cũng chẳng hiểu – Đại Điên hỏi Sư: Người xưa nói: Nói có nói không? Nói không là 2 lời chê bai thỉnh Sư trừ cho. Sư nói: Một vật cũng không thì trừ cái gì. Sư liền nói cả yết hầu môi mép nói tương lai.

Điên nói không có cái đó. Sư nói: Nếu thế tức ông được vào cửa. Đạo Ngộ hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: Không được chẳng biết. Ngộ hỏi hướng thượng lại có chỗ chuyển chăng? Sư nói: Trống không chẳng ngại mây trắng bay. Hỏi: Như thế nào là thiền? Sư nói: Gạch xấu. Lại hỏi như thế nào là đạo? Sư nói: Đầu cây. Từ môn thuộc khác mà hiểu rõ ý chỉ hỏi đáp đều ở chương này mà ra. Sư có sáng tác Tham Đồng Khế 1 bài, lời và ý sâu kín lại có chú giải, lưu hành rộng ở đời. Ở Nam Nhạc có nhiều quỉ thần hiện bày dấu tích nghe pháp, Sư điều trao giới cho. Năm Quảng Đức 2. Môn nhân thỉnh Sư đến Lương Đoan rộng mở huyền hóa. Chủ Giang Tây là Đại Tịch, chủ Hồ Nam là Thạch Đầu, Sư thường lui tới 2 Đại Sĩ này. Năm Trinh Nguyên thứ 6 (canh ngọ), ngày 25 tháng 12 thì Sư viên tịch thọ 91 tuổi lạp được 63. Môn nhân lập tháp sư ở Đông Lãnh. Trong Niên hiệu Trường Khánh vua ban thụy là Vô Tế Đại sư, tháp hiệu là Kiến Tướng.

– Thiền sư Hành Tư, đời thứ 2

* Đệ tử nối pháp của Hy Thiên ở Thạch Đầu trước đây.

1. Thiền sư Đạo Ngộ, ở Thiên Hoàng, Kinh Châu.

Sư người Đông Dương Vụ Châu, họ Trương. Sư có hình dung dáng điệu lạ thường. Nhỏ đã sớm biết lớn lên càng thần tuấn (sáng giỏi). Năm 14 tuổi khẩn thiết xin xuất gia, cha mẹ không cho, bèn thề bớt ăn uống mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa, hình thể ốm gầy, cha mẹ bất đắc dĩ bèn cho. Sư nương ngài Minh Châu Đại Đức mà xuống tóc. Năm 25 tuổi đến chùa Trúc Lâm ở Hàng Châu thọ cụ giới và tịnh tu Phạm Hạnh rất là mạnh mẽ. Thường khi mưa gió tối tăm Sư cũng ngồi tĩnh toạ nơi gò đồi gò mã trên đồi cao hoặc chỗ trũng sâu, thân tâm yên tĩnh lìa các sợ sệt. Một hôm Sư dạo đến Dư Hàng ra mắt Thiền sư Quốc Nhất Kính Sơn, nhận tâm pháp và hầu hạ 5 năm. Trong năm Đường Đại Lịch Sư đến chung Lăng Tạo Mã Đại sư được ấn chương lại chỗ hiểu trước, biết pháp không có thuyết khác, bèn ở đó 2 Hạ. Rồi gặp Đại sư Hy Thiên Thạch Đầu mà hỏi rằng: Lìa Định Tuệ thì lấy Pháp nào mà dạy người? Thạch Đầu nói ta trong đó không có nô tỳ thì lìa cái gì. Sư hỏi: làm sao sáng được? Thạch Đầu nói ông có nắm được cái không chăng? Sư đáp: Như thế thì chẳng theo hôm nay ra đi. Thạch Đầu nói không biết ông sớm chiều không biết ông sớm muốn gì thì đến bên ấy từ đâu đến. Đáp: Đạo Ngộ chẳng phải là người bên ấy. Thạch nói: Ta sớm biết chỗ ông đến. Hỏi Sư lấy gì vu cáo người? Thạch Đầu nói thân ông thấy ở đây (còn đây)? Đáp: Tuy thề nhưng rốt ráo (cuối cùng) như thế nào xin chỉ dạy cho hậu nhân? Thạch Đầu hỏi: Ông nói ai là hậu nhân? Sư từ đó đốn ngộ. Ở lời 2 hiền triết trước có chỗ để tâm nay đều sạch trơn dấu vết. Sau Sư đến ở núi Sài Tử, tại Đương Dương Kinh Châu. Người học nương tựa rất đông, đạo tục nam nữ đều đến. Lúc đó ở chùa Sùng Nghiệp Thượng Thủ dâng thơ xin Liên Soái đón Sư vào thành, bên trái quận thành, có chùa Thiên Hoàng là danh lam bị cháy mà bỏ hoang. Chủ chùa là Tăng Linh Giám bàn việc sửa mới bảo rằng nếu được Ngộ Thiền sư làm hóa chủ là phước cho ta. Bèn vào giữa đêm lặng lẽ đến cầu thỉnh, vai gánh kiệu rước Sư về chùa Thiên Hoàng. Lúc đó ở Giang Lăng có Doãn Hữu Bộc Xạ Bùi Công cúi đầu hỏi Pháp rất chí thành, nhưng Sư không đón đưa, khách không sang hèn đều ngồi mà chào. Bùi Công càng kính trọng. Do đó pháp của Thạch Đầu càng thạnh hành ở pháp tòa này. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là lời Huyền Diệu Sư bảo: Chớ nói ta hiểu Phật pháp. Vị Tăng hỏi: Còn học nhân nghi trệ thì sau? Sư nói: Sao không hỏi các Lão Tăng. Tăng nói hỏi rồi. Sư nói: Đi đi, đây không phải chỗ ông ghé bến. Trong năm Nguyên Hòa (Đinh Hợi) tháng 4 Sư có bịnh, sai đệ tử báo trước ngày chết. Đến ngày tối trời Đại chúng đến thăm bịnh Sư bỗng gọi Điển Tọa. Điển Tọa đến trước, Sư hỏi hiểu không? Đáp: Không hiểu. Sư bèn ném cái gối xuống đất rồi từ giã viên tịch. Sư thọ 60 tuổi, lạp 35 ngày mồng 5 tháng 8 năm đó thì nhập tháp ở phía Đông quận.

2. Thiền Sư Thi lợi ở Kinh Triệu.

Trước Sư hỏi Thạch Đầu rằng: Như thế nào là phận sự của học nhân? Thạch Đầu hỏi ông từ đâu đến tìm ta? Đáp: Chẳng theo Sư tìm làm sao có được. Thạch Đầu hỏi ông từng mất cái gì. Sư bèn khế hội ý chỉ.

3. Thiền Sư Thiên Nhiên ở Đơn Hà, Đặng Châu.

Không biết Sư là người ở đâu. Trước theo Nho học khi sắp vào Trường An ứng cử có ngủ đêm trong quán trọ bỗng mộng thấy ánh sáng trắng đầy nhà. Thầy bói bảo là điềm tốt hiểu không. Bỗng gặp 1 thiền khách hỏi rằng Nhân Giả đi đâu? Đáp đi tuyển làm quan. Thiền khách nói tuyển làm quan sao bằng tuyển làm Phật. Sư hỏi: Tuyển Phật thì đến đâu? Thiền khách đáp nay Mã Đại Sư đưa tay có xuất thế là chỗ tuyển làm Phật, Nhân Giả nên đến đó. Sư bèn đến thẳng Giang Tây. Vừa thấy Mã Đại sư lấy khăn nâng khăn lên trán nhìn kỹ hồi lâu bảo rằng Nam Nhạc Thạch Đầu là thầy ông. Sư bèn đến Nam Nhạc mà nói lên ý trước. Thạch Đầu bảo hãy vào chỗ giã gạo, Sư bèn lễ tạ mà vào phòng hành giả, rồi thứ tự mà làm việc hầu hạ 3 năm. Bỗng một hôm Thạch Đầu bảo chúng rằng: Ngày mai làm cỏ trước điện Phật. Đến ngày tất cả đại chúng đều chuẩn bị cuốc xẻng riêng Sư chỉ lấy chậu đựng đầy nước sạch đến quỳ trước Hòa thượng. Thạch Đầu thấy mà cười rồi vì ông cạo tóc và nói giới. Sư bèn bịt tai mà lui ra. Rồi đến Giang Tây gặp lại Mã Sư. Chưa tham lễ mà vào thẳng Tăng đường lên cởi cổ Thánh tăng mà ngồi. Lúc đó Đại chúng kinh hoảng vội báo cho Mã Sư. Mã đích thân mời vào pháp đường nhìn rồi bảo con ta là Thiên

Nhiên Sư. Sư bèn sụp xuống đất lại tạ, Sư đã ban hiệu Nhân đặt tên là Thiên Nhiên Mã Sư hỏi từ đâu đến. Sư nói: Từ Thạch Đầu đến. Mã Sư nói: Thạch Đầu đường trơn đạp ngã ông chăng? Sư nói nếu đạp ngã thì không đến. Sư lại chống gậy đi du phương ở núi Hoa đảnh tại Thiên Thai ba năm, đến kính Sơn-Dư Hàng lễ bái Thiền sư Quốc Nhất. Trong Niên hiệu Nguyên Hòa nhà Đường, sư đến Hương Sơn-Long Môn thuộc Lạc kinh, cùng với Hòa Thượng Phục Ngưu làm bạn tâm đầu ý hợp. Sau ở chùa Tuệ Lâm gặp lúc trời rất lạnh, Sư lấy Phật gỗ chẻ ra mà đốt hơ, người chê, Sư nói: Ta đốt lấy xá lợi. Mọi người nói gỗ làm gì có. Sư nói: Nếu thế sau ông trách tôi. Một hôm Sư găp Quốc Sư Trung, trước hỏi Thị giả: Quốc Sư có đây chăng? Đáp: Có thì có mà không thấy khách. Sư nói: Vì quá sâu xa. Thị giả nói mắt Phật cũng nhìn không thấy. Sư nói: Rồng sinh rồng con, phụng đẻ phụng con. Quốc sư ngủ dậy thị giả vào báo. Quốc sư liền đánh thị giả 20 roi đuổi ra. Sau Đơn Hà nghe việc bèn nói: Chẳng nhầm làm Quốc sư Nam Dương. Sáng hôm sau Sư đến lễ bái, gặp Quốc sư liền trải tọa cụ. Quốc Sư nói: Không dùng không dùng. Sư bèn lui bước. Quốc Sư nói: Như thế như thế. Sư liền đến trước. Quốc Sư nói: Không phải không phải. Sư liền quanh Quốc sư một vòng rồi lui ra. Quốc Sư nói: Cách phật đã xa người nhiều lười nhác, 30 năm sau tìm gặp gã này lại cũng khó được.

Sư hỏi thăm Bàng Cư sĩ thấy con gái hái ran. Sư hỏi: Có cư sĩ ở đây chăng? Cô con gái bèn buông giỏ khoanh tay mà đứng. Sư lại hỏi Cư sĩ có đây chăng? Cô con gái liền sách giỏ đi.

– Năm Nguyên Hòa thứ ba, Sư ở cầu Thiên Tân mà nằm ngang. Lưu Thủ Trinh Công ra trách mắng mà Sư không dậy. Lính đến hỏi nguyên cớ, Sư từ từ mà đáp là tăng vô sự. Lưu Thủ rất lấy làm lạ, bèn dâng lụa trắng và 2 cái y, hằng ngày cung cấp cho gạo và mì. Lạc Hạ ông cũng đến qui y. Đến năm thứ 15 mùa xuân Sư bảo Môn Nhân rằng ta nghĩ chốn lâm tuyền ở tuổi già. Lúc đó Môn Nhân sai Tề Tịnh bói tìm núi Đơn Hà ở Nam Dương bèn cất am mà phụng sự. Trong 3 năm người huyền học đông đến 300, mà sửa thành viện lớn. Sư lên pháp đường nói các ông cần phải giữ gìn vật Nhất Linh, chẳng thể tạo tác danh mạo (tên và hình dáng?) được, lại nói gì tiến (nói thoại) và chẳng tiến. Ta ngày xưa gặp ngài Thạch Đầu cũng chỉ dạy cần phải tự giữ gìn. Việc này chẳng phải là ông nói thoại được. Các ông đều có 1 cụ đất toạ lạc còn nghi gì. Thiền có thể hiểu vật nào há có Phật để thành. 1 tiếng Phật vĩnh viễn không thích nghe. Các ông tự xem, khéo léo phương tiện từ bi hỷ xả, chẳng từ ngoài mà được, chẳng dính vương nơi chốn. Khéo léo và văn thù, phương tiện là Phổ Hiền. Ông định đuổi bỏ vật gì. Chẳng dùng kinh, chẳng lạc vào không. Lúc này người học lăng xăng chộn rộn đều là tham thiền đạo. Ta ở đây không có đạo để tu, không có pháp để chứng 1 ăn uống đều tự có phần không có nghi ngại lo nghĩ. Nơi nơi chốn chốn có đó sao. Nếu biết được Thích Ca tức là phàm phu. Các ông cần tự xem lấy. Chớ một mù mà dẫn đến nhiều mù, đem nhau vào địa ngục. Trong đêm tối tăm 2 liên so sánh phải luôn vô sự, trân trọng.

– Có vị Tăng đến tham vấn, ở dưới núi thấy sư liền hỏi đến núi Đơn Hà đi chỗ nào? Sư chỉ núi nói: Đất đai xanh thẩm. Vị Tăng hỏi: Chớ chỉ cái ấy liền là gì. Sư nói: Thật con của sư tử thì 1 chuyển liền chuyển. Sư hỏi: Vị Tăng ngủ đêm ở đâu? Vị Tăng nói: Ngủ đêm dưới núi. Sư hỏi: Ăn cơm chỗ nào? Đáp ăn cơm dưới núi. Sư nói: Người ăn cơm cùng Xà Lê là ai có đủ mắt hay không? Vị Tăng không đáp được. Vào năm Trường Khánh 4 ngày 23 tháng 6 Sư bảo Môn Nhân dự bị nước tắm ta sắp đi. Rồi đội nón cầm gậy mang giày, đưa 1 chân chưa đến đất thì hóa thọ 86 tuổi. Môn Nhân chất đá làm tháp. Vua ban thụy là Trí Thông Thiền sư, Tháp hiệu là Diệu Giác.

4. Thiền sư Tuệ Lãng ở Chiêu Đề, Đàm Châu.

Sư người Khúc Giang, Thủy Hưng, họ Âu Dương. Năm 13 tuổi nương Thiền sư Mô ở Đặng Lâm Tự mà cạo tóc, 17 tuổi dạo đến Nam Nhạc, năm 20 tuổi ở Chùa tại Nam Nhạc thọ cụ giới. Rồi đến Tập Công Sơn ở Kiền Châu gặp ngài Đại Tịch. Đại Tịch hỏi ông đến cầu việc gì? Sư đáp: Cầu tri kiến Phật. Sư đáp: Phật không có tri kiến, tri kiến là ma giới. Ông từ Nam Nhạc đến mà hình như chưa thấy được tâm yếu của Thạch Đầu Tào Khê, Ông nên trở về. Sư vâng lệnh trở về Nam Nhạc Đế Thạch Đầu, hỏi thế nào là Phật? Thạch Đầu nói ông không có Phật tánh. Sư hỏi: loài bò bay máy động hàm linh làm sao. Đầu nói loài máy động hàm linh có Phật tánh. Hỏi: Tuệ Lãng sao lại không có? Thạch Đầu nói vì ông chẳng chịu thừa đương. Sư sau lời nói ấy thì tin vào. Sau Sư ở chùa Chiêu Đề tại Lương Nam, hơn 30 năm không ra khỏi cửa. Phàm có người tham học đến đều nó: Ông không có Phật tánh. Sư tiếp cơ đại khái như thế.

5. Thiền sư Chấn Lãng ở chùa Hưng Quốc, Trường Sa.

Trước Sư tham ngài Thạch Đầu hỏi rằng như thế nào là ý tổ sư Tây Trúc đến? Thạch Đầu nói: Hỏi lấy Lộ Trụ (là cái gì? Hỏi cây cột?). Đáp: Chấn Lãng không hiểu. Thạch Đầu nói ta cũng không hiểu. Sư bỗng nhiên tĩnh ngộ, bèn ở đó. Sau có vị Tăng đến tham. Sư gọi thượng tọa, Tăng lên tiếng dạ! Sư nói: Cô phụ lắm. Tăng đáp: Sư sao chẳng xét. Sư bèn dụi mắt mà nhìn. Tăng không đáp được.

6. Thiền sư Duy Nghiễm ở Dược Sơn, Phong Châu.

Sư người Giáng Châu họ Hàn. Năm 17 tuổi nương Thiền sư Tuệ Chiếu ở núi Tây Dương, Y Triều mà xuất gia. Niên hiệu Đại Lịch thứ 8 nhà Đường thọ cụ giới với luật sư Hy Thao Hành Nhạc, bèn bảo kẻ đại trượng phu phải pháp mà tự tịnh, há có thể vụn vặt các hạnh nhỏ của hạng khăn vải ư? Rồi gặp ngài Thạch Đầu mà hiểu rõ huyền chỉ. Một hôm Sư đang ngồi, Thạch Đầu đến nhìn hỏi ông ở trong ấy làm gì? Đáp: Tất cả không làm. Thạch Đầu nói đó là ngồi không. Đáp: Nếu ngồi không tức là làm rồi. Thạch Đầu nói: Ông nói chẳng làm lại chẳng làm cái gì? Đáp: Ngàn Thánh (phạt) cũng chẳng biết. Thạch Đầu nói kệ khen rằng:

Từ xưa cùng ở chẳng biết tên.
Mặc tình cùng nhau chỉ hạnh gì (làm gì).
Từ xưa Thượng Hiền còn chẳng biết.
Đến nay kẻ phàm há nói sao.

Thạch Đầu có lúc bảo rằng: Nói năng động dụng chớ giao thiệp. Sư nói: Chẳng nói năng động dụng cũng chớ giao thiệp. Thạch Đầu nói trong đó tráp châm chẳng vào. Sư nói: Trong đó như trồng hoa trên đá. Thạch Đầu cho là đúng. Sau Sư ở Dược Sơn Phong Châu, hải chúng rất đông. Một hôm Sư xem kinh. Bách Nhu hỏi Hòa thượng Hưu Nhụ Ông là tên giết người thông minh Nhân Đắc? Sư xếp quyển kinh nói: Ngày sớm tối. Đáp: Đúng Ngọ. Sư nói: Cái ấy cũng có nét vẽ màu sắc. Đáp: Con thì không cũng không. Sư nói: Ông giết chết thông minh. Đáp: Con chỉ cái ấy (chỉ như thế), ý Hòa thượng thì sao? Sư đáp: Ta què què chột chột trăm xấu ngàn vụng làm sao qua. Sư nói: Cùng Đạo Ngô rằng: Danh Khê trên đời làm Tiết Sát đến. Ngô nói: Hòa thượng trên đời từng làm gì? Sư nói: Ta ngu khờ bịnh hoạn cho qua ngày. Ngô nói: Dựa vào đâu như thế. Sư nói: Ta chẳng hiểu biết mở sách người khác. Viện chủ đánh chuông báo thỉnh Hòa thượng lên pháp đường. Sư nói: Ông cùng ta đưa chén bát lên. Hỏi: Hòa thượng không tay bao lâu rồi? Sư đáp: Ông chỉ là uổng mặc cà sa. Hỏi: Con chỉ như thế, Hòa thượng ra sao? Sư đáp ta không có quyến thuộc đó. Sư thấy Tri Viên trồng rau. Sư nói: Trồng thì không ngăn ông trồng nhưng chớ nói rễ sinh. Đáp: Đã không nói rễ sinh thì đại chúng ăn cái gì. Sư hỏi: ông lại có miệng à? Vị Tăng không đáp được. – Có vị Tăng hỏi: Như thế nào không bị các cảnh mê hoặc? Sư đáp: Ông nghe người khác nào có ngại gì. Đáp: Chẳng (siểm khúc) hiểu? Hiểu. Sư nói: Cảnh nào mê hoặc ông. Vị Tăng hỏi: Thế nào là quý nhất trong đạo. Chớ có nịnh hót cong vạy. Hỏi khi không siểm khúc thì như thế nào? Sư nói: Nước nghiêng cũng không đổi. Có vị Tăng lại đến nương tựa. Sư hỏi: là ai? Đáp: Thường Thản. Sư trách rằng trước cũng Thường Thản sau cũng Thường Thản. Một hôm Viện chủ thỉnh Sư lên pháp đường, Đại chúng vừa vân tâp Sư im lặng hồi lâu rồi trở về phương trượng đóng cửa lại, Viện chủ theo sau nói: Hòa thượng hứa với con lên pháp đường sau lại trở về phương trượng. Sư nói: Viện chủ, kinh có kinh sư, luận có luận sư, luật có luật sư, lại tranh quái gì được với lão tăng. – Sư hỏi Vân Nham: Làm gì? Nham đáp: Gánh phân. Sư hỏi: Cái ấy sao (đâu?) rồi? Nham đáp: Có đây. Sư nói: Ông tới lui làm gì ở đây? Đáp: Thay thế vật khác. Sư nói: Sao không nói đều làm. Đáp: Hòa thượng chẳng chê nó. Sư nói: Chẳng họp đạo ấy. Hỏi: Như đạo nào? Sư hỏi lại từng gánh gì? – Sư ngồi có vị Tăng hỏi: Ngồi sừng sững nghĩ gì? Sư nói: Suy lường cái chẳng suy lường đáy? Hỏi chẳng suy lường đáy như thế nào mà suy lường. Sư nói: Không phải suy lường. Vị Tăng hỏi: Học nhân định về quê lúc đó thế nào? Sư nói: Cha mẹ ông khắp thân nứt nẻ đỏ hơn nằm trong sừng gai góc, ông về chỗ nào? Vị Tăng nói: Đó tức chẳng về. Sư nói: Ông trở về đi. Nếu ông về quê ta chỉ ông cái hưu lương phương. Tăng nói xin thỉnh. Sư liền nói: 2 thời lên pháp đường không được cắn phá 1 hạt gạo. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Niết-bàn? Sư nói: Lúc ông chưa mở miệng thì gọi cái gì? Sư thấy Tuân Bố Nạp rửa Phật bèn hỏi: Cái đó từ ông rửa lại rửa được cái đó chăng? Tuân nói: Đem cái đó đến đây. Sư bèn thôi – Tăng hỏi: Học nhân có nghi thỉnh Sư quyết. Sư nói: Đợi lên pháp đường sẽ cùng ông quyết nghị. Đến chiều lúc lên pháp đường, đại chúng tập họp xong. Sư nói: Ngày nay thỉnh quyết nghị. Thượng tọa ở đâu. Vị Tăng ấy bước ra khỏi chúng mà đứng. Sư xuống giường thiền nắm chặt bảo rằng: Đại chúng, Tăng này có nghi, rồi nâng lên mà trở về phương trượng – Sư hỏi đầu bếp: Ông ở đây đã bao lâu rồi? Đáp: 3 năm. Sư nói: Ta đều không biết ông. Đầu bếp không hiểu nỗi giận bỏ đi. Có vị Tăng hỏi chỗ gấp của thân mạng là thế nào? Sư nói: Chớ trồng giống tạp – Hỏi lấy gì cúng dường. Sư nói:

Không có vật. Sư khiến cúng dường chủ sao hóa. Cam Hành Giả hỏi: Từ đâu đến. Tăng nói từ Dược Sơn đến. Cam hỏi đến làm gì? Đáp: Giáo hóa. Cam hỏi: Có đem được thuốc đến chăng? Đáp: Hành giả có bịnh gì. Cam liền bỏ 2 nén bạc nói: Có người thì đưa đi, không người thì thôi. Sư cỏng Tăng về gấp. Tăng nói hỏi Phật pháp tương đương được 2 nén bạc. Sư khiến nói. Nói xong. Sư khiến Tăng mau đưa về nhà Hành giả. Hành giả thấy Tăng trở về nói: Tăng đến có thêm bạc cho đó. Sư hỏi: Vị Tăng nghe Sư nhiều nói ông biết đoán hư thực? Vị Tăng nói chẳng dám. Sư nói: Ông thứ tính lão tăng xem. Sư không đáp được. Sư viết chữ Phật hỏi Đạo Ngô: Là chữ gì? Ngô nói chữ Phật. Sư nói: Sư nhiều miệng. Vị Tăng hỏi: Việc mình chưa sáng thỉnh Hòa thượng chỉ bày. Sư im lặng hồi lâu bảo: Ta nay vì ông nói 1 câu cũng chẳng khó. Chỉ phải sau lời ông nói thì liền thấy, còn bắt chước ông kia, nếu lại còn suy nghĩ thì ta có tội. Chẳng bằng họp khẩu mà nói thì chẳng lụy nhau. Khi Đại chúng tham ban đêm không có đốt đèn. Sư nói: Ta có 1 câu đợi trâu đực sinh con liền nói với các ông. Lúc đó có vị Tăng hỏi trâu đực sinh con rồi sao không nói. Sư bảo: Đem đèn đến đây. Vị Tăng ấy rút lui vào chúng. Vị Tăng hỏi: Khi Tổ sư chưa đến cõi này, cõi này có ý Tổ sư chăng? Sư nói: Có. Tăng nói đã có ý Tổ sư sao còn đến làm gì? Sư nói: Chỉ vì có nên phải đến. – Sư xem kinh có vị Tăng hỏi: Hòa thượng bình thường chẳng cho người xem kinh, vì sao Hòa thượng tự xem. Sư nói: Ta chỉ vẽ trong mắt ấy. Hỏi: Con học Hòa thượng được chăng? Sư nói: Nếu là da trâu ông thì phải xem qua. – Thứ sử Lý Cao ở Lãng Châu nghe tiếng Sư huyền hóa nhiều lần thỉnh không đi, bèn đích vào núi gặp Sư. Sư cầm quyển kinh không nhìn. Thị giả bạch rằng Thái thú có mặt. Cao tánh hẹp hòi nóng vội bèn nói thấy mặt không bằng nghe tiếng. Sư gọi: Thái thú. Cao lên tiếng dạ! Sư nói: Sao được quý tai khinh mắt. Cao chấp tay tạ ân từ, hỏi rằng: Như thế nào là Đạo? Sư lấy tay chỉ trên dưới hỏi: Hiểu không? Cao đáp không hiểu. Sư nói: Mây ở trên trời, nước ở trong bình. Cao vui mừng đảnh lễ đọc 1 bài kệ rằng: Luyện được thân hình giống hình hạc – Dưới ngàn cây tòng 2 hộp kinh – Ta đến hỏi đạo không nói khác – Mây ở trời xanh, nước trong bình.

Cao lại hỏi: Như thế nào là giới: Định Huệ? Sư nói: Bần đạo trong đó không có cái này, ở không mà đủ. Cao không lường được huyền chỉ. Sư nói: Thái thú muốn được bảo nhậm việc này hãy nên lên đỉnh núi cao cao mà ngồi, xuống đáy biển sâu sâu mà đi. Vật trong khuê các bỏ không được liền là thảm lậu – Một đêm sư lên núi Kinh Hành, bỗng mây tan thấy trăng Sư cười to 1 tiếng ứng với Giá Đông Phong Dương 10 dặm. Dân ở đó đều bảo là Đông Gia. Sáng hôm sau lần lượt tìm hỏi mà thẳng đến Dược Sơn. Đồ chúng nói: Đêm qua Hòa thượng ở trên đảnh núi cười to. Lý Cao lại tặng thi rằng: Chọn được chỗ kín thích tình quê – Tam năm không đón cũng chẳng đưa – Có lúc lên thẳng trên đỉnh núi – Dưới trăng mây tan trăng tan mây hiện 1 tiếng cười.

Năm Đại Thừa thứ 8, tháng 2 khi Sư sắp tịch bảo rằng: Pháp đường sụp đổ, pháp đường sụp đổ! Chúng đều đem cột chống giữ. Sư đưa tay các con không hiểu ý ta. Rồi cáo chung, thọ 84 tuổi, lạp được 60 đệ tử vào thất là Xung Hư lập tháp sư ở góc Đông của viện. Vua ban thụy là Hoằng Đạo Đại sư, Tháp Đề Hóa Thành.

7. Hòa thượng Đại Xuyên ở Đàm Châu.

Có vị Tăng ở Giang Lăng mới đến, lễ bái xong đứng hầu 1 bên. Sư hỏi: khi nào ra đi Giang Lăng? Vị Tăng đưa tọa cụ lên. Sư nói: Cảm An ông ở xa đến. Thôi đi đi – vị Tăng liền ra. Sư nói: Nếu không như thế thì sao biết đích xác là mắt của mình? Vị Tăng vỗ tay nói: Khổ giết người lầm xứ biết bao Lão Túc các phương Sư chấp nhận.

8. Hòa thượng Thạch Lâu ở Phần Châu.

Sư lên pháp đường, có vị Tăng ra hỏi: Chưa biết đời sinh xưa xin Sư phương tiện chỉ bày. Sư nói: Thạch Lâu không có lổ tai. Vị Tăng nói: Con tự biết lỗi. Sư nói: Lão tăng cũng có lỗi. Tăng nói Hòa thượng lỗi chỗ nào? Sư đáp lỗi ở chỗ lỗi của ông. Tăng lễ bái. Sư bèn đánh. Sư hỏi: Vị Tăng ra đi từ chỗ nào? Vị Tăng nói: Nước Hán. Sư hỏi: Vua nước Hán lại trọng Phật pháp chăng? Vị Tăng nói khổ thay, khổ thay! Lại gặp hỏi ai đây. Hỏi: Dính vào người khác thì họa sinh. Sư hỏi: Nói cái gì. Vị Tăng nói: Người còn chẳng thấy có Phật pháp nào đáng trọng. Sư hỏi: Xà Lê thọ giới mấy hạ rồi? Vị Tăng nói 30 hạ. Sư nói: Rất hay chẳng thấy có người, rồi liền đánh.

9. Hòa thượng Phật Đà ở chùa Pháp Môn,

Phủ Phượng Tường Sư thường cầm 1 xâu chuỗi niệm 3 thứ danh hiệu: 1 là Thích Ca, 2 là Nguyên Hòa, 3 là Phật-đà, ngoài ra là cái gì uyển đạt nào (và cái chén đá), 1 cái hết rồi thì lại bắt đầu. Sự tích lạ thường. Người lúc đó không lường biết được.

10. Hòa thượng Hoa Lâm ở Đàm châu.

Tăng đến tham, mới trải tọa cụ Sư nói: Chậm chậm (đừng đừng?) Tăng hỏi Hòa thượng thấy gì? Sư nói: Đáng tiếc lâu chuông đổ sụp soang soảng. Vị Tăng liền ngộ.

11. Hòa thượng Đại Điên ở Triều châu.

Lúc đầu Sư tham ngài Thạch Đầu. Thạch Đầu hỏi Sư: Cái gì là

tâm ông. Sư nói: Nói năng là đó. Liền bị hét đuổi ra. Trải 1 tuần sau. Sư lại đến hỏi: Trước đã chẳng phải, trừ cái này ra cái gì là tâm? Thạch Đầu nói: Trừ nhướng mày trợn mắt đem tâm lại đây. Sư nói: Không có tâm để đem lại. Thạch Đầu nói: Nguyên lai có tâm sao nói không tâm. Không tâm hết cả đều chê. Sau lời nói ấy Sư liền đại ngộ. Một hôm khác đang đứng hầu Thạch Đầu hỏi: Ông là Tăng tham thiền hay là Đạch Thạp Tăng ở châu huyện? Sư nói: Là vị Tăng tham thiền. Thạch Đầu hỏi: Thế nào là thiền? Sư nói: Nhướng mày trợn mắt. Thạch Đầu nói trừ ngoài nhướng mày trợn mắt ông hãy đem cái bản lai diện mục (mạt mũi xưa nay) ra trình xem. Sư nói: Thỉnh Hòa thượng trừ nhướng mày trợn mắt soi xét cho con. Thạch Đầu: Ta trừ rồi. Sư nói: Con đem trình Hòa thượng rồi. Thạch Đầu nói: Ông đã đem trình tâm ta như thế nào? Sư nói: Chẳng khác Hòa thượng. Thạch Đầu nói: Việc không quan hệ đến ông. Sư nói: Vốn không có vật. Thạch Đầu nói: Ông cũng không vật. Sư nói: Đã không vật tức là chân vật. Thạch Đầu nói: Chân vật không thể được. Tâm ông kiến lượng ý chỉ như đây, phải rất giữ gìn. Sau Sư từ giã đến Linh sơn ở Triều châu mà ẩn cư Học giả 4 phương đên đông. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Phàm người học Đạo cần biết bổn tâm của mình, đem tâm chỉ bày mới có thể thấy Đạo. Phần đông người lúc này chỉ nhận nhướng mày trợn mắt, 1 nói 1 im lặng, bỗng đầu ấn có thể lấy làm tâm yếu, đây thật chưa rõ. Ta nay vì các ông rõ ràng nói ra, các ông đều nên nghe nhận. Chỉ trừ tất cả vọng, vận tưởng niệm kiến lượng chính là chân tâm của ông. Tâm này cùng Trần Cảnh, kịp khi thủ nhận tịnh mặc toàn không giao thiệp. Tức tâm là Phật chẳng đợi tu trị. Vì sao thế, vì ứng cơ tùy chiếu lãnh lãnh tự dụng. Hiểu rõ ra chỗ dụng trọn không thể được. Oán tác gọi làm diệu dụng chính là bổn tâm, cần phải giữ gìn không thể xem thường. Vị Tăng hỏi: Trong khoảng người thấy nhau lúc ấy thế nào? Sư nói: Sớm chẳng ở trong ấy Tăng hỏi trong ấy là như thế nào? Sư nói: Chẳng hỏi như thế. Hỏi: Biển khổ sóng sâu lấy gì làm thuyền bè? Sư nói: Lấy gỗ làm thuyền bè. Hỏi: Như thế (thế nào thì?) liền được độ? Sư nói: Người mù sau theo người mù trước, kẻ câm theo sau kẻ câm trước.

12. Thiền sư Khoáng ở Trường Tư- huyện Du thuộc Đàm châu.

Trước Sư đến Tào Khê lễ tháp Tổ rồi trở về tham ngài Thạch Đầu. Thạch Đầu hỏi: Từ đâu tới? Đáp: Ở Lãnh Nam đến. Thạch Đầu hỏi: Bậc tôn quý ở lãnh đầu công đức thành tựu chưa. Sư đáp: Thành tựu đã lâu chỉ thiếu điểm nhãn. Thạch Đầu nói: Có cần điểm nhãn chăng? Sư nói: Thỉnh sư (điểm nhãn cho). Thạch Đầu bèn co 1 chân. Sư lễ bái Thạch Đầu nói: Ông thấy Đạo lý gì mà lễ bái? Sư nói: Theo chỗ thấy của con thì như 1 điểm tuyết trên lò lửa đỏ (1 điểm tuyết trên lò lửa lạnh?)

13. Thủy Không Hòa thượng.

Một hôm Sư ở dưới hiên gặp một vị Tăng liền hỏi: Việc lúc ấy thế nào? Vị Tăng im lặng hồi lêu. Sư nói: Chỉ được cái đó chăng? Vị Tăng nói trên đầu lại để đầu Sư liền đánh bảo rằng: Bỏ bỏ, từ đây về sau chớ hoặc loạn trai gái nhà người ta.

– Thiền sư Hành Tư đời thứ 3.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Ngộ ở Thiên Hoàng, Kinh châu.

1. Thiền sư Sùng Tín ở Long đàm, Lễ châu.

Sư vốn là con người bán bánh chử cung. Chưa biết rõ họ gì. Tuổi nhỏ thông minh hơn người. Lúc đầu Ngộ Hòa thượng vì linh giám ngầm thỉnh ở chùa Thiên Hoàng (Ngộ Hòa thượng được Linh giám mời ở chùa Thiên Hoàng?). Người không lường biết được. Nhà Sư ở trong ngỏ gần chùa hằng ngày thường đem 10 cái bánh đến cúng. Ngộ nhận mỗi khi ăn xong, thường để lại 1 bánh bảo: Ta tặng ông để làm ấm cho con cháu. Một hôm Sư tự nghĩ rằng: Bánh là của ta đem đến sao lại lấy tặng lại ta, chắc có ý riêng gì đây, bèn đến hỏi: Ngộ nói: Của ông đem đến đưa lại cho ông thì có lỗi gì? Sư nghe liền hiểu Huyển chỉ. Nhân đó xin xuất gia. Ngộ nói ông xưa kính phước thiện, nay tin lời ta nói nên đặt tên là Sùng Tín. Sư do đó mà luôn hầu hạ. Một hôm hỏi rằng: Từ khi con đến đây chưa được thầy chỉ rõ tâm yếu Ngộ nói từ khi ông đến đây ta chưa từng không chỉ ông tâm yếu. Sư nói: Chỉ chỗ nào. Ngộ nói: Ông đưa trà đến thì ta vì ông mà tiếp, ông đưa cơm đến thì ta vì ông mà nhận, khi ông Hòa nam (qui nạp? Lễ bái?) thì ta liền cúi đầu, có chỗ nào là không chỉ tâm yếu. Sư cúi đầu hồi lâu Ngộ nói thấy thì ngay đó liền thấy, suy nghĩ liền sai. Sư ngay đó liền hiểu rõ. Bèn hỏi như thế nào mà giữ gìn (bảo nhậm?) Ngộ nói: Mặc tánh tiêu dao, tùy duyên buông lỏng, chỉ hết phàm tâm không có thắng giải nào khác. Sau Sư đến Long đàm Lễ dương mà ở. Có vị Tăng hỏi ngọc trong búi tóc ai được? Sư nói: Người chẳng thưởng ngoạn thì được. Vị Tăng hỏi: Để ở đâu. Sư nói: Có chỗ liền nói đến. Có Ni hỏi: Như thế nào được làm Tăng? Sư hỏi: Làm Ni bao lâu rồi? Ni hỏi: Cũng có lúc làm vị Tăng hay không. Sư hỏi: Cô nay là gì? Ni nói: Hiện là thân Ni sao được chẳng biết? Sư nói: Ai biết cô – Lý Cao hỏi: Như thế nào là chân như Bát Nhã? Sư nói: Ta không có chân như Bát Nhã. Cao nói: May mắn gặp được Hòa thượng.

Sư nói: Đây cũng là phần ngoài lời nói (lời nói bên ngoài). – Đức Sơn hỏi: Từ lâu nghe tiếng Long đàm, đến thì Đàm (đầm) không thấy mà Long (rồng) cũng không hiện. Sư nói: Ngài tự đến Long đàm. Đức Sơn bèn thôi.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thiên Nhiên ở núi Đơn HàĐặng Châu.

1. Thiền sư Thúy Vi Vô Học ở núi Chung nam, Kinh Triệu.

Lúc đầu Sư hỏi ngài Đơn Hà: Như thế nào là thầy chư Phật? Đơn Hà than rằng thật tự đáng thương nắm chặt khăn lau chổi quét làm gì? Sư bèn lui ra 3 bước. Đơn Hà nói lầm rồi. Sư liền tiến đến trước. Đơn Hà nói lầm lầm (càng lầm?). Sư co một chân xoay mình một vòng mà lui ra. Đơn Hà nói được thì liền được không có (một mình) Phật khác. Sư do đó hiểu rõ ý chỉ, bèn ở Thúy vi. Đầu Tử hỏi: Chẳng biết nhị tổ trước thấy Đạt Ma thì được gì? Sư hỏi: Ông nay thấy ta thì được gì? Một hôm sư đang đi trong pháp đường. Đầu Tử tiến lên đảnh lễ mà hỏi: Mật chỉ Tây Trúc đến Hòa thượng chỉ người như thế nào? Sư ngừng bước 1 lát. Lại hỏi xin Sư chỉ dạy. Sư nói: Lại cần cái gàu thứ 2 múc nước xấu ra chăng? Đầu Tử lễ tạ lui ra. Sư nói: Chớ chồng chất. Đầu Tử nói: Thời đến thì rễ mầm mọc ra – Sư nhân cúng dường La Hán, có vị Tăng hỏi Đơn Hà thiêu Phật gỗ, Hòa thượng vì sao cúng dường La Hán? Sư nói: Thiêu hay chẳng thiêu cúng dường cũng 1 mực cúng dường. Lại hỏi: Cúng dường La Hán, La Hán có đến chăng? Sư đáp: Ông mỗi ngày có ăn không? Vị Tăng không đáp được. Sư nói: Có ít lanh lợi.

2. Thiền sư Nghĩa An ở núi Đơn Hà (đời thứ 2)

Có vị Tăng hỏi như thế nào là Phật? Sư nói: Như thế nào là Thượng tọa. Đáp: Như thế tức không khác. Sư nói: Nói với ông.

3. Thiền sư Tánh Không ở Cát châu.

Có một Tăng đến tham vấn. Sư bèn mở rộng tay ra chỉ. Tăng tiến lên rồi lui ra. Sư nói: Cha mẹ đều chết cũng chẳng thảm sầu. Tăng ha ha cười lớn. Sư nói: Chút nữa sẽ cùng Xà Lê khóc kể. Tăng ấy đánh cân đấu mà lui ra. Sư nói: Trời xanh, trời xanh!

4. Hòa thượng Bổn Đồng.

Nhân có vị Tăng vẽ hình Sư đem đến trình Sư. Sư nói: Đây có phải là ta hay trình ai? Vị Tăng nói: Há có thể phân ngoài. Sư nói: Nếu chẳng phân ngoài thì ông lấy lại cái ấy Tăng định lấy lại thì Sư đánh bảo rằng chính là phân ngoài bờ cõi. Vị Tăng nói: Nếu thế tức phải trình Sư. Sư nói: Lấy lại, lấy lại đi!

5. Mễ Thương Hòa thượng.

Có vị Tăng mới đến tham vấn, đi quanh Sư ba vòng nâng giường Thiền lên nói rằng: Không thấy chủ nhân ông trọn chẳng xuống tham chúng. Sư nói: Ở đâu tình thức tới lui Tăng đáp: Quả nhiên chẳng có. Sư đánh một gậy. Vị Tăng nói: Rơi mấy tình thức ha ha! Sư nói: Bức cỏ ở đầu dính một cái có lời nói nào. Vị Tăng nói: Lại đi tham chúng.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Duy Nghiễm ở Dược Sơn trước đây.

1. Thiền sư Viên Trí ở núi Đạo Ngô, Đàm Châu.

Sư người Hải Hôn, Dự Chương, họ Trương. Thuở nhỏ nương Bàn Hòa thượng mà thọ giáo thọ giới. Sư dự vào Pháp Hội ở Dược sơn mà ngầm khế tâm ấn. Một hôm Dược Sơn hỏi: Ông đi đâu đến? Đáp: Dạo núi mà đến. Dược Sơn nói: Chẳng lìa thất này mau nói tương lai? Sư nói: Trên núi con quạ trắng giống tuyết, đáy khe cá lội mờ chẳng thấu. Sư cùng Vân Nham đứng hầu. Dược Sư nói: Chỗ trí chẳng đến rất kỹ nói năng (đạo trứ?) nói năng tức đầu mọc sừng. Trí Đầu Đà làm sao sinh. Sư liền lui ra. Vân Nham hỏi Dược Sơn rằng: Trí sư huynh vì sao không đáp lời Hòa thượng. Dược Sơn nói: Ta hôm nay đau lưng. Ông ấy hiểu, ông đi hỏi lấy. Vân Nham liền đến hỏi Sư rằng: Sư huynh vừa đến vì sao chẳng đáp lời hóa thân. Sư đáp: Ông đi hỏi Hòa thượng lấy. Vân Nham khi sắp thiên hóa (tịch) sai người đem thợ đến, Sư mở thư ra xem nói Vân Nham không biết hối cãi, lúc ấy (đương thời?) không nói với ông ấy, song như thế cũng không trái là con của Dược Sơn – Dược Sơn lên pháp đường nói: Ta có 1 câu chưa từng nói với ai. Sư bước ra nói: Có đem theo đây (xin nêu ra xem). Có vị Tăng hỏi Dược Sơn: 1 câu nói như thế nào? Dược Sơn nói không phải nói năng. Sư nói: Sớm nói ra rồi! Sư đang nằm, Ty Thọ hỏi: Làm gì. Sư nói: Che đậy. Ty hỏi nằm phải hay ngồi phải. Sư nói: Chẳng ở 2 đầu. Ty hỏi: Làm sao che đậy. Sư nói: Chớ loạn đạo (chớ nói loạn?). Sư thấy Ty Thọ đang ngồi. Sư hỏi: làm gì? Ty nói Hòa nam. Sư hỏi: Cách biệt nhau đến bao lâu rồi. Ty nói: Rất khớp đúng, bèn phủi tay áo mà đi. Sư đưa nón ra. Vân Nham hỏi: Làm gì? Sư nói: Có chỗ dùng. Nham hỏi: Gió mưa đến làm sao sinh. Sư đáp che đậy. Nham hỏi nó lại nhân (chịu) che đậy chăng? Sư nói: Tuy như thế lại không trái lọt – Ngài Qui Sơn hỏi Vân Nham Bồ đề lấy gì là chỗ ngồi. Vân Nham đáp lấy vô vi làm chỗ ngồi. Vân Nham liền hỏi Qui Sơn, Qui Sơn đáp: Lấy các pháp không làm chỗ ngồi. Qui Sơn lại hỏi Sư: Làm gì. Sư nói: Ngồi cùng nghe nó ngồi nằm cũng nghe nó nằm, có 1 người chẳng ngồi chẳng nằm, nói mau nói mau. Qui Sơn hỏi Sư từ đâu đến? Sư nói: Xem bịnh mà đến. Hỏi: Có mấy người bịnh. Cứu cánh Có bịnh thì sao chẳng bịnh thình sao? Đáp: Không bịnh sao không phải là Trí Đầu Đà chăng? Sư đáp: Bịnh cũng chẳng bịnh đều chẳng can chi việc khác nói mau, mới mau – Tăng hỏi vạn dặm không mây chư phải là trời xưa nay, thế nào là trời xưa nay? Sư hỏi ngày nay lúa sấy rất khô (tốt) – Hỏi Bồ-tát không thần thông vì sao dấu chân khó tìm? Sư nói: Đồng đạo mới biết. Hỏi: Hòa thượng biết chăng? Sư nói: Chẳng biết. Hỏi: Vì sao chẳng biết? Sư nói: Ông chẳng biết lời ta nói – Vân Nham hỏi gia phong Sư huynh thế nào? Sư nói: Dạy ông chỉ điểm lại còn làm cái gì. Đáp: Không có cái đó nay đã lâu mau (bao lâu) rồi. Sư đáp rễ nanh còn rít. Lại hỏi: Ngày nay cố gắng (cố gắng sức) thế nào? Sư nói: Ngàn người gọi chẳng quay đầu chỉ mới 1 phần nhỏ – Hỏi: Bỗng nhiên cháy lên, lúc đó thế nào? Sư đáp: Hay đốt cả đất đai – Sư hỏi: Vị Tăng: Trừ sao và ngọn lửa (diễm) thì cái gì là lửa. Sư nói: Không phải lửa – Hôm khác có vị Tăng hỏi Sư có thấy lửa chăng? Sư nói: Thấy. Hỏi: Thấy từ đâu khởi lên? Sư nói: Trừ đi đứng ngồi nằm lại thỉnh 1 lời hỏi. – Ngài Nam Tuyền dạy chúng rằng pháp thân có đủ 4 đại chăng, có người nói được sẽ cho người ấy 1 dây lưng. Sư nói: Tánh đất chẳng phải không, không chẳng phải tánh đất đây là địa đại. 3 đại kia cũng thế. Nam Tuyền không trái lời nói trước bèn cùng Sư 1 (?) Sư thấy Vân Nham không yên, bèn bảo: Ông lìa xác lậu tử này thì hướng vào chỗ nào mà thấy tướng. Nham nói: Chỗ chẳng sinh chẳng diệt mà thấy tướng. Sư nói: Sao chẳng nói chẳng phải chỗ chẳng sinh chẳng diệt, cũng chẳng cần thấy tướng – Sư thấy Vân Nham mang hài cỏ bảo rằng: Làm gì? Nham đáp: Đem hư hao đắp chỗ hư hao. Sư nói: Sao không nói tức hư hao mà chẳng hư hao – Sư nghe Tăng tụng kinh Duy Ma rằng: 8000 Bồ-tát, 500 Thinh văn đều muốn theo Văn Thù Sư Lợi. Sư hỏi: Đi chỗ nào? Vị Tăng không đáp được. Sư liền đánh. Sau Tăng đem hỏi Hòa Sơn, Hòa Sơn nói thay rằng: Cho làm thị giả mới hài hòa – Sư xuống núi đến Ngũ Phong. Ngũ Phong hỏi: Có biết Dược Sơn Lão Túc chăng? Sư nói: Không biết, không biết. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng. Sư xuống giường Thiền giả làm người con gái lạy thưa rằng: Tạ ông từ xa đến đều không chờ đợi. Hỏi: Như thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến. Sư nói: Đông Độ chẳng từng gặp. Hỏi: Tiên sư chứng trai không biết Tiên sư có đến chăng? Sư nói: Các ông nếu chứng trai thì làm gì? (Có tới không?). Hỏi: Trên đầu bảo cái sinh chẳng được nói ta là (ta phải), như thế nào? Sư nói: Nghe nó. Hỏi Hòa thượng như thế nào? Sư nói: Ta không có cái ấy – Ngài Thạch Sương hỏi Sư: Trăm năm sau có người hỏi việc cực tắc làm sao nói với nó. Sư gọi Sa-di. Sa-di lên tiếng dạ! Sư nói: Thêm nước vào tịnh bình. Sư im lặng hồi lâu rồi hỏi Thạch Sương: Vừa rồi hỏi cái gì? Thạch Sương lập lại. Sư liền đứng dậy đi. Thạch Sương vào ngày khác hỏi: Hòa thượng 1 miếng xương gõ lên tiếng đồng kêu, hướng chỗ nào mà đi? Sư gọi thị giả, thị giả lên tiếng dạ! Sư bảo năm lừa đi – Năm Đường Đại Hòa 9 (Ất Mão) tháng 9 Sư có bịnh khổ. Tăng chúng thăm bịnh an ủi… Sư nói: Có chịu mà không phải báo đền, các ông biết mà chúng đều không vui. Ngày 11 khi sắp mất, Sư bảo chúng rằng: Ta sắp về Tây, lý không về Đông. Nói xong thì tịch, thọ 67 tuổi. Trà tỳ được linh cốt (xá lợi) mấy mảnh. Xây tháp ở phía Đông (Dương?) núi Thạch Sương. Vua ban thụy là Tu Nhất Đại sư. Tháp đề là Bảo Tướng.

2. Thiền sư Đàm Thạnh Vân Nham ở Đàm châu.

Sư là người Kiến Xương ở Chung Lăng, họ Vương. Thuở nhỏ xuất gia ở Thạch Môn. Lúc đầu tham vấn Thiền sư Hoàn Hải ở Bách Trượng, chưa ngộ Huyền chỉ hầu hạ suốt 20 năm. Ngài Bách Trượng qui tịch thì Sư bèn đến gặp ngài Dược Sơn, sau lời nói liền khế hội. Một hôm Dược Sơn hỏi: Ông trừ ngài Bách Trượng ra lại đến chỗ nào? Sư nói: Từng đến Quảng Nam. Hỏi: Thầy nói ở cửa Đông thành Quảng châu có hòn đá bị châu phủ dời đi, phải không? Sư đáp: Chẳng phải chỉ châu chủ, người Hạp quốc dời cũng không nỗi. Dược Sơn bèn lại hỏi: Nghe ông đùa giỡn với Sư tử phải chăng? Sư nói: Phải. Hỏi: Đùa được mấy lần. Đáp: Con đùa được 6 lần. Dược Sơn nói: Ta cũng đùa được. Sư hỏi: Hòa thượng đùa được mấy lần? Đáp: Ta đùa được 1 lần. Sư nói: 1 tức 6, 6 tức 1. Sau Sư đến Qui Sơn. Qui Sơn hỏi: Khi (nhầm lúc?) Trưởng lão ở Dược Sơn đùa Sư tử phải không? Sư nói: Phải. Hỏi là đùa mãi chăng hay có lúc bỏ. Sư nói: Cần đùa thì đùa, cần bỏ thì bỏ. Hỏi: Khi bỏ Sư tử ở đâu? Sư đáp: Bỏ cũng bỏ. Hỏi: Từ trên chư Thánh đi đâu? Sư im lặng hồi lâu hỏi: Làm gì làm gì? Hỏi: Tạm thời không có như đồng người chết là thế nào? Sư nói: Đem chôn đi – Hỏi: Đại Bảo nhậm người nào cùng cái đó là 1 hay 2? Sư nói: Một máy (cơ) (xấp) lụa là 1 đoạn hay 2 đoạn – Đồng Sơn nghe nói bảo rằng: Như người tiếp cây – Sư nấu trà Đạo Ngô hỏi: Nấu cùng ai? Sư đáp có 1 người cần hỏi: Sao không bảo nó tự nấu? Sư đáp may có tôi ở đây – Sư hỏi Thạch Sương: Từ đâu đến? Sương nói: Từ Qui Sơn đến. Sư hỏi: Ở đó được bao lâu. Sương đáp: Vừa trải Đông hạ. Sư nói: Đó tức lâu như núi lớn lên. Sương nói tuy ở trong đó mà không biết. Sư nói: Nhà khác cũng chẳng hay chẳng biết. Sương không đáp được. Sai Đạo Ngô nghe bảo rằng: Đó được không Phật pháp thân tâm.

Sau Sư đến ở núiVân Nham, Du Huyện, Đàm Châu. Một hôm sư bảo chúng rằng: Có con của nhà người ấy. Hỏi dính vào Đạo có không chẳng được sao – Động Sơn hỏi: Trong nhà ấy có bao nhiêu sách vở. Sư nói: 1 chữ cũng chẳng có. Hỏi: Sao được biết nhiều? Sư nói: Ngày đêm chẳng từng ngủ. Nói: Hỏi 1 đoạn sự việc được chăng? Sư nói: Được liền chẳng nói – Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến. Vị Tăng nói: Từ Thiêm Hương đến. Sư hỏi: Thấy Phật chăng? Đáp: Thấy. Sư hỏi: Thấy ở đâu. Đáp thấy ở Hạ giới. Sư nói: Cổ Phật, cổ Phật – Đạo Ngô hỏi như khi không đèn mà cầm được cái gối là gì? Đạo Ngô nói Tôi hiểu rồi, tôi hiểu rồi. Sư hỏi: Cái gì sinh hiểu. Đạo Ngô nói: Toàn thân là mắt – Sư quét đất, Qui Sơn đến nói: Càng quét càng sinh. Sư nói: Phải biết có chẳng quét mà quét. Qui Sơn nói: Đó tức có mặt trăng thứ 2. Sư dựng cây chổi lên nói là mặt trăng thứ mấy. Qui Sơn cúi đầu mà đi – Sư hỏi: Vị Tăng từ đâu đến? Vị Tăng nói: Từ Thạch Sương nói năng mà đến. Sư hỏi: Thạch có điểm đầu không. Tăng không đáp được. Sư nói: Khi chưa hỏi tức là điểm đầu – Sư mang dép Động Sơn đến hỏi: Đến Sư xin con ngươi không biết có được không? Sư hỏi ông cùng ai đi? Đáp: Lương giới cũng không có. Sư nói: Nếu có thì ông đi đến đâu. Động Sơn không đáp. Sư nói: Xin con ngươi như vậy là mắt chăng? Đáp: Không phải mắt. Sư hét – Sư hỏi Ni chúng: Cha cô còn không? Đáp: Còn. Sư hỏi: Bao nhiêu tuổi? Đáp: 80 Sư nói: Các cô có cha ấy chăng, 80 tuổi biết chăng. Đáp: Phải chăng (không phải) người ấy đến. Sư đáp cũng còn là con trẻ. Vị Tăng hỏi: 1 niệm khởi lên liền lạc vào ma giới khi ấy thế nào? Sư nói: Ông vì sao từ Phật giới mà đến Tăng không đáp được. Sư hỏi: Hiểu không? Đáp: Không hiểu. Sư nói: Chớ nói thể không được (cơ?), nếu thể có được thì cũng chỉ là bên phải bên trái – Sư hỏi: Vị Tăng nghe ông biết bói phải không? Đáp: Phải. Sư nói: Thử bơi Lão tăng xem. Tăng không đáp được – Năm Đường Hội Xương (tân dậu) 1, tháng 10 Sư có bịnh. Ngày 26 tắm gội xong, Sư gọi Tăng chủ sự khiến dự bị tiệc trai. Ngày tới có Thượng tọa đến. Đến ngày 27 không có ai đến. Đêm đó Sư viên tịch thọ 60 tuổi, trà tỳ được xá lợi hơn ngàn hạt đem cất giữ trong mã đá. Vua ban thụy là Vô Trụ Đại sư, tháp đề Tịnh Thắng.

3. Hòa thượng ở Thuyền Tử Hòa Đình.

Sư tên là Đức Thành nối ngài Dược Sơn, từng ở trong con thuyền nhỏ ở bến Ngô Giang thuộc Hoa Đình. Người lúc ấy gọi là Hòa thượng Thuyền Tử. Sư từng bảo bạn đồng tham, là Đạo Ngô rằng: Sau có tọa chủ lanh lợi chỉ 1 lần đến đây. Sau Đạo Ngô khuyên Hòa thượng thiện hội ở Lương khẩu đến tham lễ Sư. Sư hỏi: Tọa chủ ở nhiều chùa. Hội nói: Chùa thì không ở, ở thì chẳng giống. Sư hỏi: Chẳng giống là giống cái gì? Hội nói trước mắt không có gì giống. Sư hỏi: Chỗ nào học được mà đến. Đáp: Không phải tai mắt mà đến được. Sư cười nói 1 câu họp lời vạn kiếp cột cọc lừa, buông tơ ngàn thước ý ở đầm sâu, lìa lưỡi câu (móc câu) 3 tấc nói mau, nói mau! Hội định mở miệng thì Sư liền cầm cây sào vào nước Hội nhân đó mà Đại ngộ. Sư bèn chèo thuyền đi.

Không biết sau này ra sao.

4. Thiền sư Tuệ Tỉnh Tỳ Thọ ở Tuyên Châu.

Động Sơn đến tham vấn Sư, Sư hỏi: Đến làm gì? Động Sơn đáp đến gần gũi Hòa thượng. Sư hỏi: Nếu là gần gũi thì động 2 miếng da làm gì. Động Sơn không đáp được – Tăng hỏi: Thế nào là Phật? Sư nói: Con mèo trên lộ trụ. Hỏi: Học nhân chẳnghiểu. Sư nói: Hỏi lấy cây cột.

5. Sa-di Cao.

Trước tham vấn ngài Dược Sơn. Dược Sơn hỏi: Từ đâu đến. Đáp: Từ Nam nhạc đến. Sơn hỏi đi đâu? Sư nói: Đến Giang Lăng thọ giới. Dược Sơn hỏi: Thọ để làm? Sư nói: Để khỏi sinh tử. Dược Sơn nói: Có 1 người không thọ giới cũng khỏi sinh tử ông biết chăng? Sư nói: Đó tức là Phật, đâu cần giới. Dược Sơn nói cũng còn môi răng. Rồi gọi Duy-na đến bảo rằng: Sa-di què chân này không làm việc Tăng, cho ở am sau. Dược Sơn lại bảo Vân Nham, Đạo Ngô rằng: Có Sa-di vừa đến có lý do (tức nguyên). Đạo Ngô nói chưa có thể hoàn toàn tin, phải khám mới được. Dược Sơn bèn hỏi Sư: Thấy nói ở Trường An rất ồn ào. Sư nói: Nước con yên lặng. Dược Sơn hỏi: Ông từ xem kinh mà được hay Thỉnh ích mà được. Sư nói: Không từ xem kinh mà được, cũng không từ thỉnh ích mà được. Dược Sơn nói: Có rất nhiều người không xem kinh, cũng không thỉnh ích vì sao không được. Sư nói: Không nói nó không chỉ là nó không chịu thừa đương. Sư bèn từ giã Dược Sơn đến ở am. Dược Sơn nói sinh tử là việc lớn sao không thọ giới. Sư nói: Biết là ngăn các việc ấy nói gì làm giới. Dược Sơn than rằng: Sa-di ấy thật miệng lưỡi. Khi đến gần ở am lại phải gặp nhau. Sư đến ở am, trong mưa lại đến thăm. Dược Sơn hỏi ông đến đấy à? Sư nói: Dạ phải. Dược Sơn hỏi ông có thể hay khô ẩm ướt. Sư đáp không đánh trống thổi sáo ấy – Vân Nham hỏi Da không có thì đáng trống nào. Đạo Ngô nếu trống cũng không thì đánh dao nào. Dược Sơn nói hôm nay hòa điệu (hợp xướng) rất tốt. – Tăng hỏi 1 câu ông lại có thiếu chẳng đến chỗ chăng? (Còn thiếu chẳng rốt ráo chăng?) Sư nói: Chẳng thuận đời (chẳng chết?) – Dược Sơn khi ăn cơm tự đánh trống, Cao Sa-di ôm bát múa đi vào Trai đường. Dược Sơn liền quăng dùi trống hỏi là họa thứ’mấy? Cao nói họa thứ 2. Hỏi: Như thế nào là họa thứ nhất? Cao đến thùng múc 1 bát cơm liền đi ra ngoài.

6. Thiền sư Minh Triết ở Bách Nhan Ngọc Châu.

Động Sơn cùng Mật Sư Bá đến tham. Sư hỏi: Xà lê gần đây lìa đâu đến đây? Động Sơn nói: Gần đây lìa Hồ Nam. Sư hỏi: Quán sát sứ họ gì? Đáp: Không có họ. Sư hỏi: Tên gì? Đáp: Không có tên. Sư hỏi: lại làm việc cũng không? Đáp: Tự có lang mạc. Sư nói: Há chẳng ra vào. Động Sơn liền phủi tay áo mà đi. Hôm sau Sư vào Tăng đường nói: Hôm qua đối 2 Xà lê 1 chuyển ngữ không nấm. Nay thỉnh 2 Xà lê nói: Nếu nói được thì Lão tăng đãi cơm cháo làm bạn đến qua Hạ. Nói mau nói mau. Động Sơn nói: Bậc tôn quý quý đời (ham sống?). Sư bèn đãi cháo cơm qua 1 mùa hạ.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Khoáng Trường Tư ở Đàm Châu.

1. Hòa thượng Thiện Đạo ở Thạch Thất Đàm Châu.

Đệ tử nối pháp của Khoáng ở Trường Tư thuộc huyện Du. Sư thời còn làm Sa-di, lúc đó Trường Tư khiến thọ giới, bảo rằng: Ông ngày về đến Thạch Đầu lễ bái. Sư thọ giới rồi trở về tham Thạch Đầu. Một hôm Sư theo Thạch Đầu dạo núi. Thạch Đầu nói ông cùng ta chặt cái cây trước mắt nó ngăn ta. Sư nói: Không có mang theo dao. Thạch Đầu bèn rút sao xô ngã Sư. Sư nói: Chẳng qua đến đầu kia. Thạch Đầu nói ông dùng đầu kia làm gì? Sư liền đại ngộ rồi về. Trường Tư hỏi: Ông có đến Thạch Đầu chăng? Sư nói: Đến thì đến mà không thông hiệu. Trường Tư hỏi: Thọ giới với ai? Sư nói: Chẳng y người khác (nó?). Trường Tư ở đó tức đó đến chỗ ta làm sao sinh. Sư nói: Không trái xa. Trường Tư nói: Lo đau đáu sinh ra (đến chỗ ta làm gì). Sư nói: Đầu lưỡi chưa từng điểm (nhúc nhích). Trường Tư hét Sa-di đi ra. Sư liền lui ra. Trường Tư sao được chẳng gặp người. Sư bị nạn sa thải của Đường Võ Đế bèn làm hành giả (cư sĩ) ở Thạch thất. Mỗi khi thấy Tăng đều dựng cây gậy lên nói: Ba đời chư Phật đều do cái ấy. Người đáp ít được minh khế (ngầm họp). Trường Tư nghe bèn bảo rằng: Nếu ta thấy liền khiến buông gậy riêng hiểu tin tức ấy (tin tức chung riêng ấy). Tam Thánh đem lời này đến Thạch thất đáp, bèn bị thầy nhận là lời của Trường Tư đáp phá – Hạnh Sơn nghe Tam Thánh thất cơ liền thân đến Thạch thất. Sư thấy Hạnh Sơn bèn theo chúng Tăng lén đến giả gạo. Hạnh Sơn nói Hành giả chẳng dễ bần đạo khó tiêu. Sư nói: Chén vô tâm đựng đầy tương lai không vá họp mồm họp lấy đi nói gì khó tiêu. Hạnh Sơn liền thôi – Ngưỡng Sơn hỏi Phật cùng Đạo cách nhau bao xa? Sư nói: Đạo như vung tay ra, Phật như nắm tay lại. Hỏi như thế nào rốt ráo có thể tin có thể nương. Sư lấy tay khoát trên không 2, ba cái bảo: Không việc gì không việc gì (không phải việc đó không phải việc đó). Hỏi: Lại nhờ xem giáo chăng: Sư đáp: Ba thừa 12 phần giáo là việc phân ngoại. Nếu cùng người khác đối đáp tức là tâm cảnh 2 pháp năng sở song hành, liền có các thứ kiến giải, cũng là cuồng Tuệ chưa đủ làm Đạo (vi nói). Nếu không cùng người khác đối đáp, một việc cũng không. Do đó Tổ Sư nói: Xưa nay không một vật. Ông chẳng thấy trẻ con khi mới ra thai, có thể nói ta biết xem giáo hay không biết xem giáo, khi đó cùng chẳng biết có Phật tánh hay không có Phật tánh. Cho đến lớn lên liền học các thứ tu giải (kiến thức) (hiểu biết) ra rồi (sinh ra) liền nói ta có thể biết ta (biết được ta), chẳng biết là khách trần phiền não. Trong 16 hạnh, hạnh anh nhi (hạnh trẻ con) là bậc nhất. Khi còn khóc tu oa là dụ cho người mới học Đạo, vì lìa tâm phổ biến mà lấy xã tâm, khen ngợi trẻ con huống là dụ lấy. Như bảo trẻ con là đạo lúc này (đó) là lầm hiểu. – Một tối sư cùng Ngưỡng Sơn xem (thưởng) trăng. Ngưỡng Sơn hỏi: Trăng kia khi khuyết thì tướng tròn đi đâu, khi tròn thì tướng khuyết đi đâu Sư nói: Khi kuyết thí tướng tròn ẩn, khi tròn thì tướng khuyết vẫn có – Ngưỡng Sơn từ giã, Sư đưa ra cửa bèn gọi Xà Lê! Ngưỡng Sơn lên tiếng: Dạ! Sư nói: Chứ 1 mực đi về bên ấy – Có vị Tăng hỏi Sư từng đến núi Ngũ đài chăng? Sư nói: Từng đến. Vị Tăng hỏi: Có thấy Văn Thù không? Sư nói: Thấy. Vị Tăng hỏi: Văn Thù có nói gì với hành giả. Sư nói: Văn Thù nói cha mẹ của Xà Lê sinh trong làng quê (thôn cỏ?).

* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đại Điên ở Triều Châu.

1. Thiền sư nghĩa Trung ở Tam Bình Chương Châu.

Sư người ở Phước Châu, họ Dương. Trước Sư tham ngài Thạch Củng. Thạch Củng thường giương cung bắn tên đợi học trò đến. Sư chỉ pháp tịch. Củng nói xem tên. Sư bèn vạch (vỗ) ngực ra bảo: Đây là mũi tên giết người, mũi tên cứu sống người thì thế nào? Cũng bèn gõ dây cung ba cái. Sư liền đảnh lễ. Củng nói: 30 năm 1lần giường cung 2 mũi tên, chỉ bắn được một nửa Thánh nhân. Bèn bẻ gảy cung tên. Sau Sư nhắc lại lời ấy với Đại Điên. Điên nói: Đã là mũi tên làm sống người thì làm gì ở trên dây cung mà luận. Sư không đáp được. Đại Diên nói: Ba mươi năm sau tìm người nêu lời này mà hỏi rất khó? – Sau Sư tham vấn ngài Đại Điên, đến Chương Châu ở núi Tam Bình dạy chúng rằng: Lúc này hầu hết các người học ưa bay nhảy tìm cầu, đối với mắt mũi mình có cái gì, đối với các ông muốn học sao chẳng cần các thứ khác. Các ông đều có phận sự sao chẳng hiểu lấy. Làm gì mà tâm giận hờn, miệng ấm ức thì có lợi ích gì. Nói rõ ra nếu muốn tu hành kịp các Thánh kiến lập (lập ra) Hóa môn, thì đã có Đại tạng giáo văn. Nếu là việc trong Tông môn, các ông đều không nên lầm dụng tâm. Lúc đó có vị Tăng bước ra hỏi: Lại có đường học hay không. Sư nói: Có 1 đường trơn trợt như rêu. Vị Tăng hỏi: Người học bước theo được chăng? Sư nói: Không định, tâm ông tự xem. Có người hỏi khi đậu đen chưa sinh mầm lúc ấy thế nào? Sư nói: Phật cùng chẳng biết – Có giảng Tăng hỏi: 3 thừa 12 phần giáo con chẳng nghi, như thế nào là ý Tổ sư ở Tây Trúc đến? Sư nói: Lông rùa phất trần, sừng thỏ gậy gộc Đại Đức dấu ở chỗ nào? Vị Tăng hỏi: Lông rùa sừng thỏ há có sao? Sư nói: Thịt nặng ngàn cân, trí không thù lượng (phân lượng) – Sư lại dạy chúng rằng: Các người nếu chưa từng thấy tri thức chẳng thể được. Nếu từng thấy tác giả đến liền họp hiểu ý độ ông ấy. Ở trong hang núi ăn mặc cỏ cây sao phải đi mới có ít phần tương ưng. Nếu bay nhảy tìm cầu câu nghĩa hiểu biết, tức là muôn dặm cách xa quê nhà. Xin trân trọng.

* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đại Xuyên ở Đàm Châu.

1. Hòa thượng ở Tiên Thiên.

Tăng nước Tân La (Triều Tiên) đến tham vấn, mới trải tọa cụ định lễ bái. Sư nắm cứng (ôm cứng) lại hỏi: Khi chưa ra đi từ bản quốc, mau nói 1 câu. Vị Tăng không đáp được. Sư bèn xô ra nói: Hỏi có 1 câu liền nói 2 câu – Lại có một Tăng đến định lễ bái. Sư nói: Quỉ chồn hoang thấy gì mà lễ bái? Vị Tăng nói: Lão khương nô (lão mọi rợ) thấy gì mà hỏi? Sư nói: Khổ thay khổ thay. Thiên Thiên ngày nay quên trước mất sau. Vị Tăng nói: Lại muốn khi được trọn chẳng đủ mất. Sư nói: Sao chẳng như thế. Vị Tăng hỏi: Ai? Sư nói: Ha ha xa càng xa.

2. Hòa thượng Phổ Quang ở Phước Châu.

Có vị Tăng đang đứng, Sư lấy tay vạch bụng nói lại biết rõ việc lão Tăng chăng? Vị Tăng nói cũng có cái ấy. Sư che bụng lại nói chẳng ngại bày ra Tăng nói có chỗ nào trốn. Sư nói: Đích thị là không có chỗ trốn. Vị Tăng hỏi: Ngay bây giờ làm gì? Sư liền đánh.