CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

I. BẢY ĐỨC PHẬT VÀ TỔ SƯ Ở THIÊN TRÚC:

A. Bảy Đức Phật:

1. Phật Tỳ-bà-thi
2. Phật Thi-khí
3. Phật Tỳ-xá-phù
4. Phật Câu-lưu-tôn
5. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni
6.Phật Ca-diếp.
7. Phật Thích-ca Mâu-ni

II. Mười lăm vị Tổ ở Thiên Trúc: (Trong có một Tổ nảy sinh từ lề không ghi chép).

1. Tổ Ma-ha Ca-diếp
2. Tổ A-nan (bàng xuất mạt-điền-để-ca).
3. Tổ Thương Na-Hòa-Tu
4. Tổ Ưu-Ba-cúc-đa
5. Tổ Đề-đa-ca
6. Tổ Di-già-ca
7. Tổ Bà Tu Mật
8. Tổ Phật đà-nan-đề
9. Tổ Phục-đà-mật-đa
10. Tổ Hiếp Tôn giả
11. Tổ Phú-na-dạ-xa
12. Tổ Đại sĩ Mã Minh
13. Tổ Ca-tỳ-ma-la
14. Tổ Đại sĩ Long Thọ.

A. NÊU DANH HIỆU BẢY ĐỨC PHẬT

Phật xưa ra đời lâu xa vô cùng, chẳng thể biết hết số, cho nên chỉ nói trong kiếp Hiền có một ngàn Đức Như lai. Cho đến Đức Thích Ca thì chỉ ghi có bảy Đức Phật. Xét trong kinh Trường A-hàm nói: Bảy Đức Phật năng lực tinh tiến, phát ra ánh sáng diệt tối tăm – Đều ngồi dưới gốc cây, ở đó thành Chánh giác. Lại Mạn-thù-thất-lợi là Tổ sư của bảy Đức Phật. Đại sĩ Kim Hoa Thiện Tuệ lên đỉnh núi Thông hành đạo, cảm được bảy Đức Phật dẫn trước, ngài Duy-ma tiếp sau. Nay chỉ soạn thuật đoạn từ bảy Đức Phật trở đi.

1. Phật Tỳ-bà-thi: (Là Đức Phật thứ 99 trong kiếp Trang nghiêm đời quá khứ).

Kệ rằng:

Thân từ vô tướng mà thọ sinh
Cũng như trong huyễn sinh hình tượng
Người huyễn tâm thức xưa nay không
Tội phước đều không chẳng chỗ trụ.

Kinh Trường A-hàm nói: Khi con người sống lâu tám vạn tuổi thì Đức Phật này ra đời, thuộc dòng Sát-lợi, họ là Câu-lợi-nhã. Cha là Bànđầu, mẹ là Bàn-đầu-bà-đề, ở thành Bàn-đầu-bà-đề, ngồi dưới gốc cây Ba-ba-la. Nói pháp ba hội, độ người 3.000 (3 vạn ngàn) người. Có hai vị đệ tử thần túc: 1/ Khiên-trà, 2/ Đề-xá. Thị giả là Vô Ưu, con là
Phương Ưng.

2. Phật Thi-khí (là Phật thứ 999 ở kiếp Trang Nghiêm) Kệ rằng:

Khởi các pháp lành vốn là huyễn
Tạo các nghiệp ác cũng là huyễn
Thân như đống bọt tâm như gió
Rõ ràng không căn, không thật tánh.

Kinh Trường A-hàm nói: Khi con người thọ bảy vạn tuổi thì Đức Phật này ra đời, thuộc dòng Sát-lợi, họ là Câu-lợi-nhã, cha là Minh Tướng, mẹ là Quang Diệu, ở thành Quang Tướng ngồi dưới gốc cây Phân-đà-lợi, nói pháp ba hội, độ được hai mươi lăm vạn người, có hai vị đệ tử thần túc: 1/ A-tỳ-phù. 2/ Bà-Bà. Thị giả là Nhẫn Hạnh, con là Vô Lượng.

3. Phật Tỳ-xá-phù (là Phật thứ một ngàn ở kiếp Trang Nghiêm) Kệ rằng:
Nhờ vào bốn Đại đế làm thân
Tâm vốn không sinh do cảnh có
Nếu trước cảnh không tâm cũng không
Tội phước như huyễn khởi cũng diệt.

Kinh Trường A-hàm nói: Khi con người thọ sáu vạn tuổi thì Đức Phật này ra đời, thuộc dòng Sát-lợi, họ Câu-lợi-nhã, cha là Thiện Đăng, mẹ là Xứng Giới, ở thành Vô Dụ ngồi dưới gốc cây ba-la, nói pháp hai hội, độ được mười ba vạn người, có hai vị đệ tử thần túc: 1/ Phò Du, 2/ Uất-Đa-ma. Thị giả là Tịch diệt, con là Diệu Giác.

4. Phật Câu-lưu-tôn (là Đức Phật thứ nhất của kiếp Hiền) Kệ rằng:

Thấy thân không thật là thân Phật
Hiểu tâm như huyễn là Phật huyễn
Hiểu được thân tâm vốn tánh không
Người này cùng Phật nào có khác.

Kinh Trường A-hàm nói: Khi con người thọ bốn vạn tuổi thì Đức Phật này ra đời, thuộc dòng Bà-la-môn, họ Ca-diếp, cha là Lễ Đắc, mẹ là Thiện Chi, ở thành An Hòa, ngồi dưới gốc cây Thi-lợi-sa, nói pháp 1 Hội, độ được vạn người, có hai vị đệ tử thần túc: 1/ Tát Ni, 2/ Tỳ-lâu, thị giả là Thiện Giác, con là Thượng Thắng.

5. Phật Câu-na-hàm mâu-ni (là Phật thứ hai ở kiếp Hiền) Kệ rằng:

Phật chẳng thấy thân biết là Phật
Nếu thật có biết riêng không Phật
Người trí biết được tội tánh không
Thản nhiên chẳng hề sợ sinh tử.

Kinh Trường A-hàm nói: Khi con người thọ ba vạn tuổi thì Đức Phật này ra đời, thuộc dòng Bà-la-môn, họ Ca-diếp, cha là Đại Đức, mẹ là Thiện Thắng, ở thành Thanh Tịnh, ngồi dưới gốc cây Ô-tạm Bà-la-môn, nói pháp 1 hội, độ được ba vạn người, có hai vị đệ tử thần túc: 1/ Thư Bàn Na, 2/ Uất- đa-lâu. Thị giả là An Hòa, con là Đạo Sư.

6. Phật Ca-diếp (là Đức Phật thứ 3 ở Kiếp Hiền). Kệ rằng:

Tất cả chúng sinh tánh thanh tịnh
Từ xưa không sinh không thể diệt
Tức thân tâm này là huyễn sinh
Ở trong huyễn hóa không tội phước.

Kinh Trường A-hàm nói: Khi con người thọ hai vạn tuổi thì Đức Phật này ra đời, thuộc dòng Bà-la-môn, họ Ca-diếp, cha là Phạm Đức, mẹ là Tài Chủ, ở thành Ba-la-nại, ngồi dưới gốc cây Ni-câu-luật, nói pháp một Hội, độ được hai vạn người. Có hai vị đệ tử thần túc: 1/ ĐềXá, 2/ Bà-la-bà, thị giả là Thiện Hữu, con là Tập Quân.

7. Phật Thích-ca Mâu-ni (là Phật thứ tư ở Kiếp hiền)

Thuộc dòng Sát-lợi, cha là Tịnh Phạn Thiên, mẹ là Đại Thanh Tịnh Diệu, ở vị Bổ xứ sinh lên trời Đâu Suất tên là Thắng thiện Thiên Nhân, cũng gọi là Đại sĩ Hộ Minh, độ các chúng trời nói hạnh Bổ xứ, cũng ở trong các cõi ở mười phương mà hiện thân nói pháp. – Kinh Phổ Diệu nói: Phật khi mới sinh ra ở dòng vua Sát-lợi, phát ra ánh sáng Đại trí, chiếu khắp các thế giới ở mười phương. Đất tự nhiên mọc lên hoa sen nâng chân Ngài , Đông Tây Nam Bắc đều đi bảy bước. Đưa tay chỉ trời và đất mà phát ra lời sư tử hống rằng: Trên dưới và hướng không ai lớn bằng Ta. Lúc đó là đời Chu Chiêu Vương năm thứ hai mươi bốn, mồng tháng năm Giáp Dần (nay sửa là rằm tháng hàng năm). Đến ngày tháng 2 năm năm thứ bốn mươi hai, Nam Thái tử mười chín tuổi muốn đi xuất gia mà tự nghĩ rằng: Sẽ gặp gì đây? Bèn ở dạo chơi bốn cửa thành mà thấy việc, tâm có buồn vui mà nghĩ rằng: Già bịnh chết này trọn phải chán lìa. Do đó nửa đêm giờ Tí có một vị trời tên là Tịnh Cư, ở giữa cửa sổ chắp tay thưa với Thái tử rằng: Giờ xuất gia đã đến, nên ra đi. Thái tử nghe xong tâm rất vui mừng, liền vượt thành mà đi, vào trong núi Đàn-đặc mà tu đạo. Đầu Tiên đến chỗ ông A-lam-ca-lam, ba năm học định không chỗ dùng biết là sai liền bỏ. Lại đến chỗ ông Uấtđầu-lam-phất, 3 năm học định Phi Phi Tưởng, biết là không đúng cũng bỏ. Lại đến núi Tượng Đầu (đầu voi) cùng sống với các ngoại đạo ngày ăn vài hạt mè, như thế trải qua sáu năm. Nên kinh nói: Dùng hạnh vô tâm ý vô thọ mà tồi phục các ngoại đạo, trước Tiên trải qua thử nghiệm các tà pháp mà bày các phương tiện phát ra các kiến khiến đến Bồ đề. Cho nên kinh Phổ Tập nói: “Bồ-tát ở ngày mồng tháng 2 vào lúc sao mai mới mọc thành Phật làm thầy trời người”. Lúc đó Ngài ba mươi tuổi nhằm đời Chu Mục Vương năm thứ ba đời năm Quý Mùi. Rồi ở vườn Nai vì nhóm năm anh em Kiều-Trần-Như xoay bánh xa pháp bốn Đế mà nói về Đạo quả ở đời nói pháp bốn mươi chín năm. Sau bảo đệ tử là Ma-ha Ca-diếp: Ta dùng Pháp Nhãn Thanh Tịnh Niết-bàn Diệu Tâm Thật Tướng Vô Tướng vi Diệu Chánh Pháp mà trao cho ông. Ông nên giữ gìn và sai A-nan cùng truyền bá giáo hóa không để dứt mất. Mà nói kệ rằng:

Pháp vốn pháp không pháp,
Không pháp pháp cũng pháp
Nay khi trao vô pháp,
Pháp pháp đâu từng pháp.

Khi Thế-tôn nói kệ xong bảo Ca-diếp rằng: Ta đem y Tăng-già-lê sợi vàng mà trao lại cho ông chuyển theo Bổ xứ đến khi Phật Từ Thị ra đời chớ để mất đi Ca-diếp nghe kệ xong bèn đảnh lễ Đức Thế-tôn bạch rằng: Lành thay lành thay, con xin vâng lời Phật dạy. Bấy giờ Thế-tôn đến thành Câu-thi-na, bảo các Đại chúng rằng: Nay ta đau lưng muốn nhập Niết-bàn liền đến rừng cây Sa la song thọ bên bờ sông Hy liên nằm nghiêng bên hông phải duỗi chân mà tịch. Lại từ kim quan đứng dậy nói pháp để độ mẹ, và hiện ra đội chân để hóa độ Bà-kỳ cùng nói kệ Vô thường rằng:

Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt rồi
Vắng lặng là vui

Lúc đó các đệ tử dùng củi thơm mà trà tì Phật đốt lửa xong thì kim quan như cũ. Bấy giờ đại chúng ở trước Phật nói kệ khen rằng:

Lửa phàm tục mạnh mẽ
Nhưng sẽ không đủ nóng
Phải thỉnh lửa Tam-muội
Trà trì thân màu vàng.

Khi ấy kim quan đang nằm bỗng đứng dậy cao bảy cây Đa-la, qua lại trên hư không hóa lửa Tam-muội, phút chốc thành tro được tám hộc bốn đấu xá-lợi, nhằm ngày rằm tháng 2 năm Nhâm Thân, tức là đời vua Chu Mục Vương năm thứ năm mươi hai. Từ khi Thế-tôn diệt độ rồi trải qua một ngàn lẻ mười bảy năm thì giáo pháp đến Trung quốc, tức năm Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 đời Hậu Hán.

B. MƯỜI LĂM VỊ TỔ THIÊN TRÚC:

1. Tổ Ma-ha Ca-diếp: Người nước Ma-kiệt-đà, dòng Bà-la-môn, cha là Ẩm Trạch, mẹ là Hương Chí, xưa làm nghề thợ bạc (làm vàng) biết rõ tánh vàng nên làm rất đẹp. Phó Pháp Truyện nói: Trong nhiều kiếp lâu xa sau khi Phật Tỳ-bà-thi nhập Niết-bàn bốn chúng xây tháp thờ. Trong tháp có tượng Phật vàng ở mặt có chút hư hỏng, có một cô gái nghèo đem vàng đến người thợ bạc trên nhờ trang sức mặt Phật, rồi nhân đó cùng phát nguyện: Nguyện hai người chúng con làm vợ chồng với nhau không có hôn nhân, do đó mà suốt chín mươi mốt kiếp thân luôn có màu vàng. Sau sinh lên làm Trời phạm. Khi hết phước thì sinh xuống làm người dòng Bà-la-môn ở nước Ma-kiệt-đà thuộc Trung Thiên trúc tên là Ca-diếp-Ba, Hán dịch là Ẩm Quang Thắng Tôn bởi vì lấy màu vàng làm hiệu. Do đó chí cầu xuất gia mong độ chúng hữu tình. Phật nói: Thiện Lai Tỳ-kheo! Tức thì tóc râu tự rụng, ca sa đắp vào mình, ở trong chúng được khen là bậc nhất (người lớn nhất trong chúng sau Phật). Phật nói: Ta đem pháp Nhãn thanh tịnh mà giao lại cho ông, ông nên truyền khắp đừng để mất. – Kinh Niết-bàn nói: Khi Thế-tôn sắp nhập Niết-bàn, lúc đó Ca-diếp không có mặt trong chúng hội. Phật bảo các đệ tử lớn rằng khi Ca-diếp trở về thì bảo ông ấy tuyên dương Chánh Pháp nhãn Tạng. Lúc đó Ca-diếp ở trong hang Tân Bát La tại núi Kỳ-xà-quật thấy có ánh sáng rực rỡ liền vào Tam-muội (liền nhập định) dùng Thiên nhãn thanh Tịnh nhìn thấy Đức Thế-tôn ở bên sông Hy-liên đang nhập Niết-bàn. Bèn bảo đồ đệ rằng Như lai đã nhập Niếtbàn, sao sớm thế? Bèn đến rừng Song thọ khóc lóc thảm thiết. Phật ở trong Kim Quang hiện ra hai chân. Khi ấy Ca-diếp bảo các Tỳ-kheo rằng Phật đã trà tỳ, xá-lợi kim cang không phải là việc của chúng ta.

Chúng ta nên kết tập pháp nhãn chớ để dứt mất, bèn nói kệ rằng:

Đệ tử Như lai
Chớ nên Niết-bàn
Ai được thần thông
Phải đến kiết tập.

Do đó người có thần thông đều nhóm họp lại hang Tân Bát La trong núi Kỳ-xà-quật ở thành Vương xá. Lúc đó A-nan vì chưa hết lậu nên không được vào hội. Sau đó chứng được quả A-La-hán, vì vậy mới vào được. Ca-diếp bèn bạch chúng rằng: Tỳ-kheo A-nan này học rộng tổng trì, có trí tuệ rộng lớn, luôn theo bên cạnh Như lai phạm hạnh thanh tịnh. Phật pháp đã nghe như nước đổ vào bình chứa đầy không sót. Phật đã khen ngợi là thông minh bậc nhất. Vậy nên thỉnh vị ấy kiết tập tạng Tu-đa-la (kinh). Đại chúng im lặng nhận lời. Ca-diếp bảo A-nan rằng ông nên tuyên nói pháp nhãn. A-nan bèn nhận lời, quán sát tâm chúng mà nói kệ rằng:

Tỳ-kheo các quyến thuộc
Lìa Phật chẳng trang nghiêm
Cũng như trong hư không
Các sao không có trăng.

Nói kệ xong bèn đảnh lễ chúng tăng, rồi lên pháp tòa mà nói như vậy: “Tôi nghe như vậy, thuở nọ Phật ở tại… nơi ấy, nói kinh giáo… ấy… cho đến trời người đảnh lễ vâng làm”. Lúc đó Ca-diếp hỏi các Tỳ-kheo rằng: Lời A-nan nói có sai lầm chăng? Chúng đều nói: Không khác lời Thế-tôn nói. Ca-diếp bèn bảo A-nan rằng: Nay ta tuổi thọ không còn bao lâu nữa, nay đem Chánh pháp giao lại cho ông, ông nên khéo giữ gìn. Hãy nghe ta nói kệ:

Pháp pháp pháp xưa nay
Không pháp chẳng không pháp
Sao ở trong một pháp
Có pháp có chẳng pháp.

Ca-diếp nói kệ xong bèn đem y Tăng-già-lê vào núi Kê Túc đợi Đức Từ Thị hạ sinh, lúc đó nhằm năm Bính Thìn đời Chu Hiếu Vương năm thứ năm.

2. Tổ A-nan: Người ở thành Vương xá, dòng Sát-đế-lợi, cha là vua Hộc Phạn, là em học của Phật. Tiếng Phạm là A-nan-đà, Hán dịch là Khánh Hỷ, cũng gọi là Hoan Hỷ. Vì sinh vào đêm Như lai thành Đạo, do đó mà đặt tên. Học nhiều hiểu rộng trí tuệ vô ngại. Đức Thế-tôn cho là người Tổng Trì bậc nhất, thường khen ngợi vì ở đời trước có công đức lớn thọ trì Pháp tạng như nước rót từ bình vào bình. Phật khiến làm thị giả. Sau vua A-xà-thế bạch rằng: Thưa nhân giả, Như lai và Ca-diếp hai vị thầy cao quý thù thắng đều đã Niết-bàn mà tôi làm nhiều cách cũng không thể thấy được. Vậy Nhân giả khi nhập Niết-bàn nên nói lời cáo biệt. A-nan nhận lời. Sau đó nghĩ rằng thân mình sớm tan, cũng như đám bọt huống chi lại già yếu đâu thể sống lâu. Lại nghĩ vua A-xà-thế có giao ước với ta, bèn đến cung vua mà cáo từ rằng: Tôi muốn nhập Niết-bàn nên đến đây từ biệt. Kẻ hầu thưa: Vua ngủ không thể thưa Anan nói: Đợi vua thức dậy sẽ nhắn lại. Lúc đó vua A-xà-thế mộng thấy một cái lọng báu được trang hoàng bằng bảy báu có ngàn vạn ức chúng vây quanh ngắm nhìn. Bỗng gió mưa dữ dội thổi đến làm gãy cán, châu báu chuỗi ngọc đều rơi xuống đất, lòng rất kinh sợ chợt thức dậy. Kẻ hầu liền nhắc lại lời A-nan. Vua kinh hãi khóc than rung động trời đất, tức tốc đến ngay thành Tỳ-xá-ly thì thấy A-nan đang ngồi kiết già giữa dòng sông Hằng. Vua bèn đảnh lễ mà nói kệ rằng:

Kính lạy Thầy Ba cõi
Bỏ tôi mà đến đây
Tạm nương sức bi nguyện
Chớ nên nhập Niết-bàn.

Lúc đó vua Tỳ-xá-ly cũng có mặt bên bờ sông lại nói kệ rằng:

Tôn giả sao sớm thế
Mà về với vắng lặng
Xin nán lại giây phút
Mà nhận lễ cúng dường.

Bấy giờ, A-nan thấy hai vị vua cùng đến khuyên thỉnh, bèn nói kệ rằng:

Hai vua khéo đứng nghiêm
Chớ nên buồn khổ quá
Niết-bàn ta sẽ tịnh
Mà không có các hữu.

A-Nan lại nghĩ: Nếu ta ở một nước mà Niết-bàn thì các nước sẽ tranh giành nhau, sẽ không có việc ấy, vì phải bình đẳng mà độ các hữu tình. Bèn ở giữa sông Hằng mà nhập tịch diệt. Lúc đó núi sông mặt đất phát ra sáu loại chấn động. Trong núi Tuyết có năm trăm vị Tiên thấy việc ấy bèn bay trên hư không mà đến, đảnh lễ A-nan rồi quì xuống bạch rằng: Con ở nơi Trưởng lão sẽ chứng Phật pháp, xin từ bi độ thoát chúng con! A-nan im lặng nhận lời. Bèn biến hóa sông hằng đều thành đất vàng ròng, vì các vị Tiên nói Đại pháp. A-nan lại nghĩ: Các đệ tử được độ thoát từ trước nên đến nhóm họp phút chốc có năm trăm vị ALa-hán từ trên hư không bay xuống vì các Tiên mà làm lễ xuất gia và thọ giới cụ túc. Trong các Tiên ấy có hai vị A-La-hán: 1/ Thương-na-Hòa-tu, 2/ Mạt-điền-để ca. A-nan biết đó là pháp khí, bèn bảo rằng: Xưa Như lai đem Đại pháp nhãn mà trao cho Đại Ca-diếp, Ca-diếp vào định mà trao lại cho ta. Nay ta sắp mất, nên truyền lại cho ông, ông hãy nghe lời ta dạy. Hãy lắng nghe nói kệ.

Xưa nay giao có pháp
Giao rồi nói không pháp
Ai nấy đều tự ngộ
Ngộ rồi không không pháp.

A-nan trao phó Pháp nhãn tạng rồi bay lên hư không thị hiện mười tám thần biến nhập vào Tam-muội Phong Phấn Tấn, phân thân làm bốn phần: Một phần đưa lên Trời-đao-lợi, một phần đưa về Long cung Takiệt-la, một phần cho vua Tỳ-xá-ly, một phần giao vua A-xà-thế, tất cả đều xây tháp mà cúng dường, lúc ấy là năm Quý Tỵ đời Chu Lệ Vương năm thứ mười hai.

3. Tổ Thương Na-hòa-tu: Người nước Ma-đột-la cũng gọi là Xána-bà-tư họ là Tỳ-xá-đa, cha là Lâm Thắng, mẹ là Kiều-xa-da, ở trong thai sáu năm mới sinh. Tiếng Phạm là Thương-Nặc-Ca, Hán dịch là Tự Nhiên Phục tức là tên gọi loại cỏ chín cành quý đẹp ở Tây Vực. Nếu như bậc Thánh La-hán giáng sinh thì cỏ mọc ra ở đất sạch khi Hòa-tu sinh thì cỏ này mọc. Xưa, khi Như lai hành hóa (đi hóa độ) đến nước Ma-độtla thấy có một khu rừng cành lá sum sê bảo A-nan rằng: Ở khu rừng Ưu Lưu Trà khi ta đã diệt độ 100 năm thì có Tỳ-kheo Thương-na-hòa-tu ở đất này mà xoay bánh xe pháp luân. Sau một trăm năm quả nhiên Hòatu sinh ra và xuất gia chứng đạo. Nhận Pháp nhãn của Tôn giả Khánh Hỷ (A-nan) hóa độ hữu tình và nghĩ ở rừng này hàng phục hai Rồng lửa qui thuận Phật giáo. Rồng nhân đó cúng dường đất để lập Phạm cung. Tôn giả hóa duyên đã lâu, nên nghĩ đến việc truyền trao chánh pháp.

Bèn tìm đến nước Tra-lợi gặp Ưu-ba-cưu-đa thâu làm đệ tử. Nhân hỏi

Cúc-đa rằng: Ông bao nhiêu tuổi. Cúc-đa đáp rằng: Con mười bảy tuổi – Sư hỏi: Thân ông mười bảy hay tánh ông mười bảy? – Cúc-đa đáp. Tóc Sư đã bạc. Vậy tóc bạc hay tâm bạc? – Sư đáp: Ta chỉ tóc bạc chứ không phải tâm bạc – Cúc-đa thưa: Thân con mười bảy chứ không phải tánh mười bảy. Hoa Tu biết là pháp khí. Sau ba năm bèn cạo tóc cho ông và truyền giới Cụ túc. Bảo rằng: Xưa Như lai trao Vô thượng pháp nhãn tạng cho Ca-diếp, lần lượt trao cho đến ta. Nay ta giao lại cho ông chớ để dứt mất. Ông nhận lời ta dạy, hãy nghe ta nói kệ:

Chẳng pháp cũng chẳng tâm
Không tâm cũng không pháp.
Khi nói tâm pháp ấy
Pháp ấy chẳng tâm pháp.

Nói kệ xong liền ẩn vào núi tượng bạch ở phía Nam nước Kế Tân. Sau ở trong định (Tam-muội) mà thấy đệ tử Cúc-đa, có năm trăm học trò rất lười biếng, Tôn giả bèn đến đó hiện ra Tam-muội Long phấn tấn để điều phục mà nói kệ rằng:

Thấu suốt không kia đây
Chí Thánh không dài ngắn
Ông dẹp ý khinh mạn
Mau được A-La-hán.

Năm trăm Tỳ-kheo nghe kệ này xong vâng theo giáo thực hành thì đều được vô lậu. Tôn giả liền thị hiện mười tám thần biến, dùng Tam-muội Hỏa quang mà đốt thân. Cúc-đa thu nhặt xá-lợi chôn ở núi Phạm-ca-la, năm trăm vị Tỳ-kheo kia cầm một lá phướn đón đường và xây tháp cúng dường. Đó là năm Ất Mùi đời Chu Tuyên Vương năm thứ hai mươi ba.

4. Tổ Ưu-ba-cúc-đa: Người nước Tra-lợi, cũng gọi là Ưu-ba-quậtđa còn gọi là Ổ-ba-cúc-đa, họ là Thủ Đà, cha là Hiện Ý, mười bảy tuổi xuất gia, hai mươi tuổi chứng quả tùy nơi hành hóa đến nước Ma-đột-la, người được độ rất đông, do đó mà cung ma rúng động. Ma Ba-tuần rất sầu lo bèn dùng hết sức mà phá hại chánh pháp. Tôn giả liền nhập định để xét lý do. Ma Ba-tuần rình rập lén đeo chuỗi anh lạc vào cổ Sư. Khi Tôn giả xuất định liền hóa ba thây người-chó, và rắn thành vòng hoa đẹp dịu dàng khuyến dụ ma Ba-tuần rằng người đã cho ta chuỗi anh lạc rất quý đẹp. Nay ta có tràng hoa xin đáp lại. Ma Ba-tuần vui mừng đeo vào cổ thì liền biến thành ba thây chết giòi bọ sình rã hôi thúi vô cùng. Ma Ba-tuần ghê tởm sợ sệt sầu lo dùng hết sức thần nhưng không phá được, bèn bay lên sáu tầng trời cõi Dục bảo các vị trời, lại cầu Phạm Vương nhờ giải cứu, thì ai nấy đều bảo, đệ tử của Đấng Thập lực đã làm thần biến chúng tôi đều là kẻ phàm lậu (phàm phu hữu lậu) không thể gỡ ra được. Ma Ba-tuần nói vậy biết làm sao. Phạm Vương nói: Ông nên qui tâm với Tôn giả thì sẽ cởi ra được, bèn vì nói kệ khiến hồi hướng rằng:

Nhân đất mà té,
Từ đất mà dậy
Lìa đất cầu dậy,
Không bao giờ được.

Ma Ba-tuần nghe khuyên xong liền trở về lạy Tôn giả khóc lóc xin sám hối. Cúc-đa bảo: Ngươi từ nay trở đi đối với chánh pháp của Như lai còn phá hại chăng? Ma Ba-tuần nói: Con thề trở về với Phật đạo, quyết đoạn dứt bất thiện. Cúc-đa nói: Nếu thế thì người tự nói qui y Tam bảo. Ma Vương chấp tay nói ba lần thì tràng hoa tự tháo ra. Ma rất vui mừng đảnh lễ Tôn giả mà nói kệ rằng:

Lạy Đấng Tam-muội Tôn
Đệ tử Thánh mười lực
Con nay nguyện trở về
Chớ để có yếu kém.

Tôn giả ở đời hóa độ người chứng quả rất nhiều. Mỗi khi độ một người thì lấy một thẻ đặt vào hang núi, hang ấy dài mười tám khuỷu tay, rộng mười hai khuỷu tay thẻ đầy ăm ắp. Cuối cùng có một vị Trưởng giả tên là Hương Chúng, đến lễ Tôn giả chí cầu xuất gia. Tôn giả hỏi rằng: Ông thân xuất gia hay tâm xuất gia – Đáp: Con đến xuất gia không phải là thân tâm. Tôn giả nói: Không phải thân tâm thì ai xuất gia. Đáp: Hễ xuất gia thì lấy Vô ngã làm ngã vì Vô ngã làm ngã nên tâm không sinh diệt, tâm chẳng sinh diệt tức là Thương Đạo, chư Phật cũng thường, tâm không hình tướng, thể nó cũng thế. Tôn giả nói: Ông đã đại ngộ, tâm rất thông suốt phải nương Phật pháp Tăng mà nối thạnh dòng Thánh. Rồi cạo tóc và truyền giới Cụ túc cho, bảo rằng: Cha ông mộng thấy mặt trời vàng mà sinh ra ông nên đặt tên là Đề-đa-ca. Lại bảo Như lai đã đem Đại Pháp nhãn tạng thứ lớp truyền trao cho đến ta. Nay ta trao cho ông, hãy nghe kệ của ta.

Tâm tự tâm xưa nay
Bổn tâm chẳng có pháp
Có pháp có bổn tâm
Chẳng tâm chẳng bổn pháp

Trao pháp xong bèn bay lên hư không thị hiện mười tám thần biến rồi trở về ngồi kiết già mà tịch. Đa-la lấy thẻ trong nhà để đốt thân mình. Xong thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường. Bây giờ là năm Canh Tý đời Chu Bình Vương năm thứ ba mươi mốt.

5. Tổ Đề-đa-ca: Người nước Ma-già-đà. Khi mới sinh thì cha mộng thấy mặt trời vàng từ trong nhà chiếu sáng khắp trời đất, trước có núi lớn các thứ báu trang nghiêm. Trên đỉnh núi có suối phun thành bốn dòng nước. Sau gặp Tôn giả Cúc-đa, bảo rằng: Núi báu là thân ta, suối phun là pháp vô tận, mặt trời từ nhà chiếu ra là tướng ông vào đạo, chiếu sáng trời đất là trí tuệ của ông siêu việt. Tôn giả vốn tên là Hương Chúng Sư nhân đổi tên gọi hiện nay, tiếng Phạm là Đề-đa-ca, Hán dịch là Thông Chân Lượng. Đa-ca nghe Sư nói xong bèn vui mừng hớn hở đọc kệ rằng:

Vòi vọi núi bảy báu
Thường sinh suối trí tuệ
Lại là vị Chân Pháp
Hóa độ các hữu duyên.

Tôn giả Cúc-đa cũng nói kệ rằng:

Pháp ta truyền cho ông,
Sẽ phát trí tuệ lớn.
Trời vàng từ nhà chiếu ra
Chiếu sáng khắp trời đất.

Đề-đa-ca nghe diệu kệ của Sư bèn làm lễ vâng thực hành. Sau đến Trung Ấn-độ, nước ấy có tám ngàn vị Đại Tiên, Di-Già-Ca đứng đầu. Nghe Tôn giả đến thì dẫn chúng ra đảnh lễ, bảo Tôn giả rằng: Xưa đã cùng thầy sinh ở Phạm Thiên. Tôi gặp Tiên A-Tư-đà trao cho pháp Tiên, còn thầy gặp đệ tử Thập lực mà tu tập thiền-na. Do báo này mà phân khác nẻo đã trải qua sáu kiếp. Tôn giả nói chi li nhiều kiếp thật chẳng dối, nay nên bỏ tà mà qui chánh để vào Phật thừa. Di-già-ca nói: Xưa Tiên A-Tư-đà trao pháp cho tôi có ghi rằng: Ông sáu kiếp sau sẽ gặp bạn đồng học được quả vô lậu. Nay cũng gặp không phải là duyên xưa ư? Mong Sư từ bi khiến tôi được quả vô lậu. Tôn giả liền độ cho xuất gia sai Thánh trao giới các vị Tiên khác liền sinh ngã mạn. Tôn giả hiện bày Đại thần thông, do đó đều phát tâm Bồ-đề một lúc xuất gia. Bèn bảo Di-già-ca rằng: Xưa Như lai đem Đại Pháp nhãn tạng trao phó cho Ca-diếp, lần lượt trao đến ta. Nay trao lại cho ông phải giữ gìn, bèn nói kệ rằng:

Thông suốt pháp bổn tâm
Không pháp không chẳng pháp
Ngộ rồi đồng chưa ngộ
Không tâm cũng không pháp.

Nói kệ xong liền bay lên hư không thị hiện mười tám thần biến, Tam-muội Hỏa quang tự đốt thân. Di-già-ca và tám ngàn vị Tỳ-kheo cùng thu nhặt xá-lợi, ở núi Bàn-trà mà xây tháp cúng dường. Đây là năm Kỷ Sửu đời Chu Trang Vương năm thứ bảy.

6. Tổ Di-già-ca: Người ở Trung Ấn-độ. Đã truyền pháp rồi, du hóa đến Bắc Thiên Trúc, thấy trên bức tường thấp có mây lành màu vàng ròng bèn khen rằng: Ở đây có khí Đạo nhân sẽ có Đại sĩ làm người nối dõi dòng pháp. Rồi vào thành, ở giữa chợ thấy có một người tay cầm bình rượu đi ngược lại hỏi: Thầy từ đâu đến muốn đi đâu? Sư nói: Từ tự tâm đến, muốn đến chỗ không. Lại hỏi biết vật gì trong tay tôi chăng? Sư nói: Đây là vật xúc chạm mà mang đồ sạch sẽ. Lại hỏi: Sư còn biết tôi không? Sư nói ta thì chẳng biết, biết thì chẳng phải ta.
Lại bảo: Ông thử nói tên họ, ta sẽ bày bổn nhân sau. Người ấy nói kệ mà đáp: Tôi từ vô lượng kiếp – đến sinh ở nước này – Vốn họ Phả-lađọa – Tên là Ba-tu-mật. Sư nói: Thầy ta là Đề-đa-ca nói: Thế-tôn khi xưa du hóa ở Ấn-độ bảo A-nan rằng: Ở nước này, sau khi ta diệt độ ba trăm năm thì có một vị Thánh họ Phả-la-đọa, tên là Ba-tu-mật sẽ làm Tổ Thiền thứ bảy. Thế-tôn đã thọ ký cho ông, ông nên xuất gia. Người ấy bèn đặt bình rượu xuống lạy Sư rồi đứng một bên mà thưa rằng: Con nghĩ (nhớ) ở kiếp xưa từng làm Đàn-na (thí chủ) cúng cho Như lai nọ một tòa báu, Phật ấy thọ ký cho con rằng: Ông ở kiếp hiền trong pháp Phật Thích Ca mà tuyên dương chí giáo. Nay rất phù hợp với lời thầy ta nói nguyện nên độ thoát. Sư liền cạo tóc và trao giới cụ túc, rồi bảo rằng chánh pháp Nhãn tạng nay đã trao cho ông chớ để mất đi, rồi nói kệ rằng:

Không tâm chẳng thể được
Nói được chẳng gọi pháp
Nếu hiểu tâm chẳng tâm
Mới hiểu tâm tâm Pháp.

Sư nói kệ xong liền vào Tam-muội Sư tử phấn tấn, bay lên hư không cao hơn bảy cây đa-la, rồi trở về chỗ cũ hóa lửa tự đốt mình. Batu-mật bèn thu nhặt linh cốt chứa trong bảy bình báu, lập bảy ngôi tháp mà thờ. Đấy là năm Giáp Thân đời vua Tương Vương năm thứ mười bảy.

7. Tổ Bà Tu Mật: Người nước Bắc Thiên Trúc, họ Phả-la-đọa, thường mặc tịnh y cầm bình rượu đi vào xóm làng ngâm nga hoặc hò hét như người điên. Khi gặp Tôn giả Di-già-ca nói chuyện xưa của Như lai thì liền ném bình rượu đi mà xuất gia. Khi được trao pháp cho bèn đi hành hóa đến nước Ca-ma-la mà làm nhiều Phật sự. Ở trước Pháp tòa bỗng có một người Trí tự xưng ta tên là Phật-Đà-nan-đề nay luận nghĩa với sư. Sư nói: Nay nhân giả, luận tức chẳng nghĩa, nghĩa thì chẳng luận, nếu định luận nghĩa thì hoàn toàn chẳng phải nghĩa luận. Nan đề biết Sư nghĩa rất cao quý, tâm rất kính phục thưa rằng: Con xin cầu đạo thấm vị cam lộ Tôn giả bèn cạo tọc và truyền giới Cụ túc cho, lại bảo rằng: Chánh pháp Nhãn tạng của Như lai nay ta trao cho ông, ông nên giữ gìn, rồi nói kệ rằng:

Tâm đồng cõi hư không
Bày ra pháp hư không
Khi chứng được hư không
Pháp không phải không trái.

Tôn giả liền nhập Tam-muội từ tâm. Lúc đó Phạm Vương Đếthích và các chúng trời cùng đến đảnh lễ mà nói kệ rằng:

Các Thánh tổ kiếp hiền
Sẽ có vị thứ bảy
Tôn giả thương xót con
Hãy nói Phật Địa.

Tôn giả xuất Định dạy chúng rằng: Ta được pháp mà vốn không có, nên biết Phật Địa lìa Hữu vô. Nói kệ xong bèn vào Tam-muội mà hiện tướng Niết-bàn. Nan-đề bèn ở chỗ pháp tòa mà xây tháp bảy báu để an táng toàn thân Sư. Bấy giờ là năm Tân Mùi đời vua Chu Định Vương năm thứ mười chín.

8. Tổ Phật đà-Nan-đề: Người nước Ca ma la, họ Cù-đàm, trên đảnh có nhục kế, có tài biện luận lưu loát lanh lợi. Khi gặp Tôn giả Bàtu-mật thì xuất gia thọ giới cụ túc. Rồi đích thân nhận đệ tử, hành hóa đến nhà Tỳ-xá-la ở thành của nước Đề-già, thấy trên nhà có ánh sáng trắng phát ra, bèn bảo học trò rằng: Nhà này đang có bậc Thánh. Miệng không nói là chân khí Đại thừa, chẳng đi các đường mà biết trược uế. Nói xong, Trưởng giả ra đảnh lễ và hỏi Ngài cần gì. Tôn giả bảo ta cần thị giả. Trưởng giả thưa: Con có một đứa con trai tên là Phục-đà-mật-đa đã năm mươi tuổi, miệng chưa hề nói và chân chưa hề đi đâu. Tôn giả nói: Người con như ông nói đúng là đệ tử ta. Tôn giả trông thấy thì liền đảnh đứng dậy lễ mà nói kệ rằng:

Cha mẹ không phải người thân
Vậy người thân nhất là ai?
Chư Phật không phải Đạo con
Gì là Đạo cao quý nhất?

Tôn giả nói kệ đáp rằng:

Con nói thân và tâm
Cha mẹ không thể sánh
Con làm hợp với Đạo
Tâm chư Phật là đó
Ngoài cầu có tướng Phật
Chẳng hề giống với con
Muốn biết Bổn tâm con
Không họp cũng không lìa.

Phục đà mật đa nghe diệu kệ của Sư liền đi bảy bước. Sư nói:

Người này xưa đã từng gặp Phật bi nguyện rộng lớn, nghĩ cha mẹ tình yêu thương khó bỏ cho nên chẳng nói chẳng đi. Lúc đó Trưởng giả cho đi xuất gia Tôn giả liền trao cho Giới cụ túc lại bảo rằng: Nay ta trao chánh pháp Nhãn tạng của Như lai cho ông, ông đừng để mất. Bèn nói kệ rằng:

Hư không chẳng trong ngoài
Tâm pháp cũng như thế
Nếu hiểu rõ hư không
Là thấu lý chân như.

Phục-đà-mật-đa nhận lời phó chúc của Sư bèn nói kệ khen rằng:

Thầy ta là Tổ Thiền
Ở vào vị thứ tám
Pháp hóa vô lượng chúng
Đều đắc A-La-hán.

Khi ấy Tôn giả Phật Đà Nan-đề liền hiện thần biến rồi trở về chỗ cũ ngồi yên thị tịch, chúng xây tháp báu mà chôn toàn thân, đó là năm Bính Dần đời Chu Cảnh Vương năm thứ mười hai.

9. Tổ Phục đà-mật-đa: Người nước Đề-già, họ Tỳ-Xá-La đã được Phật Đà-Nan-Đề phó chúc. Sau đến Trung Ấn-độ hành hóa. Lúc đó có Trưởng giả Hương Cái dắt một đứa bé đến đảnh lễ Tôn giả thưa rằng: Đứa trẻ này ở trong thai sáu năm, do đó đặt tên là Nan Sinh (khó sinh), lại có gặp một vị Tiên bảo đứa trẻ này không phải tầm thường mà sẽ là pháp khí. Nay gặp Tôn giả hãy cho đi xuất gia. Tôn giả liền xuống tóc và trao cho giới cụ túc. Khi Yết ma thì có ánh sáng lành chiếu sáng mà cảm được ba mươi hạt xá-lợi hiện ra trước mắt. Từ đó siêng năng không mỏi mệt. Rồi Sư bảo rằng: Đại Pháp nhãn tạng của Như lai nay trao cho ông, ông nên giữ gìn. Bèn nói kệ rằng:

Chân lý vốn không tên
Do tên bày chân lý
Nhận được pháp chân thật
Chẳng chân cũng chẳng dối.

Tôn giả giao pháp rồi liền vào Tam-muội Diệt tận mà nhập Niếtbàn. Chúng dùng dầu thơm chiên đàn mà trà tỳ thân xác, rồi nhặt xá-lợi xây tháp tại chùa Na-lan-đà. Đó là năm Giáp Dần đời Chu Kính Vương thứ ba mươi lăm.

10. Tổ Hiếp Tôn giả: Người Trung Ấn-độ, xưa tên Nan Sinh, khi Tôn giả sắp sinh, cha mộng thấy có con voi trắng trên lưng có một tòa báu để một hạt ngọc, từ cửa bước vào ánh sáng chiếu khắp mọi người. Khi thức dậy thì sinh ra. Sau gặp Tôn giả Phục Đà thì thường đứng hầu không hề ngủ nghỉ, lưng chẳng dính chiếu, bèn gọi là Hiếp Tôn giả. Xưa đến nước Hoa Thị nghỉ dưới một gốc cây, tay phải chỉ đất bảo chúng rằng: Đất này hóa thành màu vàng sẽ có Bậc Thánh đến gặp. Nói xong thì biến thành màu vàng. Lúc đó có con một Trưởng giả tên là Phú-na-dạ-xa-chắp tay đứng trước mặt. Tôn giả hỏi ông từ đâu đến? Dạ xa thưa: Tâm con không đến. Tôn giả hỏi ông đang đứng đâu. Thưa rằng tâm con không dừng. Tôn giả hỏi: Ông bất định chăng? Đáp rằng: Chư Phật cũng thế. Tôn giả nói ông không phải là chư Phật thưa rằng:

Chư Phật cũng không phải là Tôn giả, do đó kệ rằng:

Đất này biến màu vàng
Dự biết có Thánh đến
Sẽ ngồi cội Bồ đề
Giác Hoa mà được thành.

Dạ Xa lại nói kệ rằng:

Thầy ngồi đất màu vàng
Thường nói nghĩa chân thật
Ánh sáng xoay chiếu con
Khiến vào tam-ma-đế.

Tôn giả biết ý liền độ cho xuất gia và truyền cho giới Cụ túc. Bèn bảo rằng nay trao Đại Pháp nhãn tạng của Như lai cho ông, ông nên giữ gìn, rồi nói kệ:

Chân thể tự nhiên chân
Nhân Chân nói lý có
Hiểu được pháp chân chân
Không đi cũng không dừng.

Tôn giả trao pháp rồi liền hiện thần biến mà nhập vào Niết-bàn, hóa lửa tự đốt. Bốn chúng đều dùng vạt áo mà đựng đầy xá-lợi, tùy nơi mà dựng tháp cúng dường. Bất giờ là năm Kỷ Hợi đời vua Chu Trinh Vương năm thứ hai mươi hai.

11. Tổ Phú-na-dạ-xa: Người nước Hoa Thị, họ Cù đàm cha là Bảo Thân đã được pháp với ngài Hiếp Tôn giả. Liền đến nước Ba-la-nại, có Đại sĩ Mã Minh đón rước mà đảnh lễ. Do đó hỏi rằng: Tôi muốn biết Phật là ai? Sư nói ông muốn biết Phật, không biết chính là Phật. Liền thưa Phật đã là chẳng biết sao biết, làm là phải? Sư nói: Đã chẳng biết Phật làm sao biết chẳng phải? Thưa rằng: Đó là nghĩa cưa cắt. Sư nói đó là nghĩa gỗ. Lại hỏi nghĩa cưa là sao? Thưa: Cùng Sư bình ra. Lại hỏi nghĩa gỗ là sao? Sư nói: Ông bị ta cắt xẻ. Mã Minh bỗng nhiên tỏ ngộ, cúi đầu quy y xin cho cạo tóc xuất gia. Sư gọi chúng bảo rằng Đại sĩ này xưa là vua nước Tỳ-xá-ly, nước ấy có một loại người như ngựa trần truồng. Vua bèn vận dụng năng lực thần biến phân thân làm tằm nên họ có quần áo. Sau vua lại sinh ở Trung Ấn-độ. Người ngựa cảm thương không kêu do đó mà gọi Mã Minh (tiếng ngựa kêu). Như lai ký rằng: Sau khi Ta diệt độ sáu trăm năm sẽ có Hiền giả Mã Minh ở nước Ba-la-nại hàng phục ngoại đạo, độ người vô lượng nối truyền giáo ta nay đã đúng lúc. Liền bảo rằng Đại Pháp nhãn tạng của Như lai nay lại trao cho ông, rồi nói kệ rằng:

Mê ngộ như ẩn hiển
Sáng tối chẳng lìa nhau
Nay giao pháp ẩn hiển
Chẳng một cũng chẳng hai.

Tôn giả giao pháp xong bèn hiện thần biến rồi yên lặng viên tịch. Chúng xây dựng tháp báu để an táng toàn thân, bấy giờ là năm Mậu Tuất đời vua Chu An Vương năm thứ mười bốn.

12. Tổ Mã Minh: Người nước Ba-la-nại cũng gọi là Công Thắng. Vì có các công đức hữu tác vô tác rất cao quý cho nên lấy đó đặt tên. Đã thọ pháp với Tôn giả Dạ-xa, sau ở nước Hoa Thị mà xoay bánh xe Pháp mầu nhiệm. Bỗng có một cụ già nằm lăn ra đất ở trước mặt. Sư bảo chúng rằng: Đây không phải hạng tầm thường mà có tướng lạ. Nói xong thì biến mất. Bỗng từ đất vọt lên một người màu vàng ròng, lại hóa thành cô gái tay phải chỉ Sư mà nói kệ rằng:

Kính lạy bậc Trưởng lão
Nhận được Như lai ký
Nay ở trên đất này
Nói thông đệ nhất nghĩa.

Nói kệ xong thì biến mất. Sư nói: Có ma đến cùng thử sức. Bỗng chốc có mưa gió dữ dội kéo đến trời đất tối đen. Sư nói là tin ma đến ta sẽ dẹp trừ. Rồi chỉ lên hư không hiện ra một rồng vàng lớn bay lượn hiện thần oai rung chuyển núi đồi. Sư ngồi yên để diệt ma sự, trải qua bảy ngày sau đó có một con sâu lớn như con sâu keo ẩn hình dưới chỗ ngồi. Sư cầm lên bảo chúng rằng: Đây là ma biến ra trộm nghe pháp ta. Rồi thả ra khiến đi, ma chẳng thể động đậy. Sư bảo ngươi chỉ cần qui y Tam bảo thì liền được thần thông. Bèn trở lại thân cũ mà đảnh lễ sám hối. Sư hỏi ngươi tên gì quyến thuộc nhiều ít. Thưa rằng: Con tên Ca-Tỳ-Ma-La có ba ngàn quyến thuộc. Sư bảo: Ngươi dùng hết năng lực thần thông biến hóa ra thì ra sao? Ma nói tôi hóa biển lớn là việc nhỏ. Sư hỏi: Ngươi hóa tánh biển được chăng? – Thưa: Thế nào là tánh biển, tôi chưa từng biết. Sư liền vì nói tánh biển rằng: Núi sông đất đại đều y theo đó mà lập ra, Tam-muội Lục Thông do mà phát hiện. CaTỳ-Ma-La nghe lời ấy rồi bèn cùng ba ngàn đệ tử đồng xin xuất gia. Sư gọi năm trăm A-La-hán cùng trao cho Giới cụ túc. Lại bảo rằng: Như lai Đại Pháp nhãn tạng nay lại trao cho ông. Ông hãy lắng nghe kệ:

Ẩn hiển tức bổn pháp
Sáng tối vốn chẳng hai
Nay trao pháp Ngộ liễu
Chẳng lấy cũng chẳng lìa.

Giao pháp xong, Sư liền nhập Tam-muội Long phấn tấn, bay lên hư không như vầng mặt trời, sau đó liền tịch. Bốn chúng chứa toàn thân Sư trong khám báu. Đó là năm Giáp Ngọ đời vua Chu Hiển Vương năm thứ ba mươi bảy.

13. Tổ Ca-tỳ-ma-la: Người nước Hoa Thị, trước là ngoại đạo có ba ngàn đệ tử thông các di luận. Sau đắc pháp với Tôn giả Mã Minh, dắt đồ chúng đến Tây Ấn-độ. Ở đó có Thái tử tên là Vân Tự Tại, kính mến Tôn giả mời về cung cúng dường. Tôn giả nói Như lai có dạy Sa môn không được gần gũi các vua chúa đại thần quyền thế. Thái tử nói: Ở phía Bắc thành nước ta có núi lớn, trong đó có một cái hang đá, sư hãy Thiền tịch trong đó được chăng? – Sư nói được. Rồi vào núi ấy. Di được mấy dặm thì gặp con rắn lớn. Tôn giả đi thẳng không nhìn, bèn bò quanh thân Sư. Sư nhân đó trao cho ba qui y. Rắn lớn nghe xong liền bỏ đi. Tôn giả sắp đến hang đá, thì có một cụ già mặc đồ lụa trắng ra chấp tay chào hỏi. Tôn giả hỏi ông ở đâu, thì đáp: Tôi xưa từng là Tỳ-kheo rất ưa thích vắng lặng. Có một Tỳ-kheo mới học thường đến học hỏi, mà tôi phiền vì hỏi đáp nhiều nên nổi sân, khi chết rồi bị đọa làm rắn, ở trong hang này nay đã ngàn năm, nay gặp Tôn giả lại được nghe giới pháp nên đến tạ ơn. Tôn giả hỏi núi này có ai ở đây. Đáp rằng ở phía Bắc cách đây mười dặm có rừng cây lớn che kín năm trăm rồng lớn, vua cây ấy gọi là Long Thọ, thường nói pháp cho các rồng nghe. Tôi cũng nghe nhận ở đấy. Tôn giả bèn cùng đồ chúng đến đó, Long Thọ ra đón Tôn giả, thưa rằng: Núi sâu vắng vẻ là nơi rồng rắn ẩn mình, Đại Đức Chí Tôn sao nhọc công đến đây? “Sư đáp: Ta không phải Chí tôn, đến đây để hỏi người Hiền. Long Thọ im lặng tự nghĩ rằng: Sư này có được quyết định tánh minh đạo nhãn chăng, là Đại Thánh nối chân thừa chăng? Sư nói: Tâm ý ngươi ta đã biết, chỉ nên xuất gia lo gì ta không phải Thánh. Long Thọ nghe xong liền hối hận tạ lỗi. Tôn giả liền độ cho xuất gia và năm trăm rồng cùng thọ giới cụ túc. Lại bảo Long Thọ rằng: Nay ta đem Đại Pháp nhãn tạng của Như lai mà trao lại cho ông, ông hãy nghe nói kệ:

Pháp không Ẩn không hiển
Nói đó là chân thật
Ngộ pháp Ẩn hiển này
Không ngu cũng không trí.

Trao pháp xong liền hiện thần biến rồi hóa lửa đốt thân. Long Thọ thu nhặt xá-lợi năm màu lập pháp kính thờ. Bấy giờ là năm Nhâm Thìn vào đời Chu Noãn Vương năm thứ bốn mươi mốt.

14. Tổ Long Thọ Tôn giả: Người Tây Thiên Trúc, cũng gọi là Long Thắng. Trước đắc pháp với Tôn giả Tỳ La. Sau đến Nam Ấn-độ, người nước ấy phần nhiều tin phước nghiệp, nghe Tôn giả nói Diệu pháp bèn bảo nhau rằng: Người có phước nghiệp là bậc nhất ở thế gian, chỉ nói tin Phật thì có ai thấy được Tôn giả nói: Các ông muốn thấy Phật tánh thì trước phải dẹp trừ ngã mạn. Người ấy nói Phật tánh lớn hay nhỏ? Tôn giả nói Phật tánh không lớn không nhỏ không rộng không hẹp, không phước không báo không tử không sinh. Người ấy nghe lý cao siêu thì bèn hồi tâm ban đầu. Tôn giả lại ở trên tòa mà hiển bày thân tự tại như vầng trăng tròn đầy, tất cả chúng chỉ nghe pháp âm (tiếng pháp) mà không thấy tướng Sư. Trong chúng ấy có con của một Trưởng giả tên là Ca-na-đề bà bảo chúng rằng: Biết tướng này chăng? Chúng nói mắt chưa từng thấy làm sao biết được! Đề bà nói: Đây là Tôn giả hiện thể tướng Phật tánh để chỉ cho chúng ta, làm sao biết được? Vì Tam-muội vô tướng, hình dạng như mặt trăng tròn, nghĩa của Phật tánh là rỗng sáng vắng lặng. Nói xong thì tướng vầng trăng sáng liền ẩn mất, trở về bổn tòa như cũ bèn nói kệ rằng:

Thân hiện tướng trăng tròn
Biểu thị Thể chư Phật
Nói pháp không có hình
Để luận không thinh sắc.

Chúng ấy nghe kệ xong thì đốn ngộ Vô sinh, cùng nhau nguyện được xuất gia để cầu giải thoát. Tôn giả liền cạo tóc và khiến các Thánh trao cho giới cụ túc. Nước ấy trước có hơn năm ngàn ngoại đạo, khi làm Đại huyễn thuật thì mọi người đều kính ngưỡng, Tôn giả bèn hóa độ khiến cho qui y Tam bảo. Sư lại soạn bộ luận Đại Trí Độ, luận Trung Quán, luận Thập Nhị Môn lưu truyền ở đời. Sau bảo đệ tử thượngthủ là Ca na đề bà rằng: Đại Pháp nhãn tạng của Như lai nay trao cho ông, hãy nghe ta nói kệ:

Vì nói pháp ẩn hiển
Mới nói lý giải thoát
Đối pháp tâm không chứng
Không giận cũng không mừng.

Trao pháp xong thì vào Tam-muội Nguyệt luân mà hiện nhiều thần biến. Rồi trở về chỗ ngồi mà an nhiên thiền tịch. Ca-na-đề-bà cùng bốn chúng lập tháp báu để chôn toàn thân. Đó là năm Kỷ Sửu, vào đời Tần Thủy Hoàng năm thứ ba mươi lăm.