CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ SÔ NI TỲ NẠI DA
Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 10
Nhiếp Tụng Hai:
Cầm vàng bạc, xuất nạp,
Mua bán, bát, xin tơ,
Thợ dệt, tự đoạt y,
Hồi, thuốc dư, bát dư.
Học Xứ Thứ Mười Một: CẦM VẬT BÁU
Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-laphiệt, duyên khởi giống như trong luật Bí-sô do Lục chúng Bí-sô tự tay cầm vàng bạc hoặc bảo người cầm… khiến ngoại đạo chê trách: “…họ đâu khác thế tục, tại sao các Bà-la-môn, cu sĩ lại mang thức ăn đến dâng cúng cho họ”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật do duyên này nhóm họp các Bí-sô hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ cho hai bộ đệ tử như sau: Nếu lại có Bí-sô ni tự tay cầm vàng bạc, bối xỉ, tiền hoặc bảo người cầm, phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu khi bảo người cầm lấy có mười tám trường hợp không đồng đều thành tướng phạm:
1. Nói ngươi lấy vật này: Là bảo người lấy vàng bạc… ở chỗ dễ thấy, phạm Ác-tác; khi tay cầm giở lên phạm Xả-đọa.
2. Nói ngươi lấy ở chỗ này: Là bảo người khác lấy vật ở trong rương trắp…, phạm tội giống như trên.
3. Nói ngươi lấy chừng ấy vật này: Là bảo người khác lấy vật với số lượng trăm, ngàn, vạn… phạm như trên.
4. Nói ngươi mang vật này: Là bảo người khác mang vật đến (đi), phạm giống như trên.
5. Nói ngươi ở chỗ này mang đi: Là bảo người khác mang vật đựng trong rương trắp… phạm giống như trên.
6. Nói ngươi mang chừng ấy vật này: Là bảo người khác mang vật với số lượng chừng trăm, ngàn, vạn… phạm giống như trên.
7. Nói ngươi để vật này: Là bảo người khác đặt để vàng bạc… phạm giống như trên.
8. Nói ngươi để ở đây: Là bảo người khác để vật trong rương trắp… phạm giống như trên.
9. Nói ngươi để chừng ấy vật này: Là bảo người khác đặt để vật với số lượng trăm, ngàn… phạm như trên.
Chín trường hợp này là căn cứ vào vật ở chỗ dễ thấy mà bảo người khác làm.
10. Nói ngươi lấy vật kia: Là bảo người khác lấy vật ở chỗ không thấy, phạm Ác-tác; khi nhấc vật lên phạm Xả-đọa.
11. Nói ngươi lấy ở chỗ kia: Là bảo người khác lấy vật ở trong rương trắp, phạm giống như trên.
12. Nói ngươi lấy chừng ấy vật kia: Là bảo người khác lấy vật với số lượng chừng trăm ngàn… phạm như trên.
13. Nói ngươi mang vật kia đến (đi): Là chỉ vật kia bảo người mang đến hay mang đi .
14. Nói ngươi mang vật ở chỗ kia đến (đi): Là chỉ vật đựng trong rương trắp bảo người khác mang đến hoặc mang đi, phạm giống như trên.
15. Nói ngươi mang chừng ấy vật kia: Là chỉ vật kia bảo người khác mang đến (đi) với chừng ấy sô lượng, phạm giống như trên.
16. Nói ngươi để vật kia: Là chỉ vật kia bảo người khác đặt để, phạm giống như trên.
17. Nói ngươi để ở chỗ kia: Là chỉ người để vật trong rương trắp ở chỗ kia, phạm giống như trên.
18. Nói ngươi để với chừng ấy vật kia: Là chỉ vật kia bảo người khác đặt để với chừng ấy số lượng, phạm như trên.
Chín trường hợp này là căn cứ vật ở chỗ không thấy mà bảo người làm.
Nếu Bí-sô ni tự tay cầm giữ vàng bạc, bối xỉ… phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni cầm vàng bạc đã thành hay chưa thành đều phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni cầm vàng bạc, bối xỉ có văn tướng thành tựu đều phạm Xảđọa. Bí-sô ni chạm vào vật bảy báu như Ma ni… phạm Xả-đọa. Bí-sô ni cầm tiền mà nước Biên phương cùng dùng thì phạm Xả-đọa; nước Biên phương không cùng dùng thì phạm Ác-tác. Cầm sắt đồng thiếc… thuộc kim loại thì không phạm.
Sau khi Phật chế học xứ này cho các đệ tử thanh văn rồi, lúc Phật đang ở rừng Thệ-đa, ở nước Chiêm-ba có một trưởng giả tâm thâm tín thuần thiện thường dùng vật thượng diệu để cúng dường, lại xây cất một trú xứ nguy nga tráng lệ cúng cho Phật và tăng. Có nhiều Bí-sô ni an cư ở đây, sau khi làm lễ Tùy ý xong liền bảo Trưởng giả: “Nay chúng tôi muốn đến thành Thất-la-phiệt đảnh lễ Đại sư và các Bí-sô kỳ túc, Trưởng giả hãy thí y cho chúng tôi”, Trưởng giả nói: “Thánh giả, ở đây không có điệp y thượng diệu, hãy đợi đoàn thương buôn đến, tôi sẽ mua dâng cúng”, Bí-sô ni nói: “Nếu không có điệp y thượng diệu thì cúng y thô xấu cũng được”, Trưởng giả nói: “Thánh giả, tôi xưa nay chỉ thí y thượng diệu không cúng y thô xấu. Nếu Thánh giả không đợi được thì tôi cúng giá tiền y tùy ý các vị mua”, Bí-sô ni nói: “Thế tôn đã chế giới không được cầm giữ tiền bạc”, Trưởng giả nói: “Nếu như vậy thì thà tôi không cúng chứ tôi không cúng y thô xấu”. Các Bí-sô ni biết rốt cuộc không được gì nên ra đi, đến thành Thất-la-phiệt, các Bí-sô ni trú xứ nói: “Thiện lai cụ thọ, chẳng phải chỗ các vị an cư đã nhận được nhiều y phục hay sao mà vẫn mặc y phục thô rách thế này?”, đáp: “Vì không có y thượng diệu để thọ nhận”, lại hỏi: “Các vị an cư ở đâu?”, đáp: “Ở trú xứ của truởng giả ___ nước Chiêm-ba”, lại hỏi: “Nghe nói Trưởng giả ấy chỉ cúng y thượng diệu, vì sao lại không có để thọ nhận?”, đáp: “Chính vì duyên này nên mới không được y”, liền đem sự việc trên kể lại cho các Bí-sô ni, các Bí-sô ni bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật suy nghĩ: “Các Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ kính tín muốn cúng giá y cho các Bí-sô ni, các Bí-sô ni cũng muốn được y, ta nên tùy khai cho các Bí-sô ni không bị thiếu thốn”, nghĩ rồi liền bảo các Bí-sô ni: “Nếu có người cúng giá tiền y, cần thì được nhận, nhận rồi nên khởi niệm là vật của người kia để cất giữ, các Bí-sô ni cũng nên tìm người chấp sự”. Các Bí-sô ni không biết tìm người chấp sự như thế nào, Phật bảo: “Nên tìm tịnh nhơn hay Ô-ba-tư-ca, nên hỏi người ấy rằng; người có thể làm thí chủ cho tôi không, nếu đáp là được thì nên khởi tâm ký gởi cho người ấy để cất giữ vật kia, nên bảo người đó cầm, không được tự cầm”. Lúc đó có Bí-sô ni đi đến phương khác nghĩ rằng: “Nay ta đến đây không có thí chủ”, liền khởi tâm truy hối bạch Phật, Phật nói: “Dù đi đến phương xa, miễn người đó còn sống thì vẫn là thí chủ”. Lúc đó có Bí-sô ni chưa tìm được thí chủ thì có người đem cúng giá tiền y, Bí-sô ni nghi không dám nhận nên bạch Phật, Phật nói: “Nên nhận rồi cầm giá y đó đến trước một Bí-sô ni nói rằng: Cụ thọ biết cho, tôi Bí-sô ni tên ___, được vật bất tịnh này, tôi muốn đem vật bất tịnh này đổi lấy tịnh tài. Nói ba lần rồi tùy tình thọ dụng”. Lúc đó có thí chủ xây cất trú xứ ở ven làng cúng cho Tăng thường bị giặc đến khủng bố nên các Bí-sô ni bỏ đi nơi khác, giặc cướp vào chùa lấy hết các thứ, Phật nói: “Nếu là vật của tăng già hay của Tốt-đổ-ba như vàng bạc vật báu thì nên cất giấu ở chỗ chắc chắn rồi mới bỏ đi nơi khác”. Phật bảo cất giấu, các Bí-sô ni không biết bảo ai cất giấu, Phật nói: “Bảo tịnh nhơn hay Ô-ba-tư-ca cất giấu”. Có trường hợp bảo họ cất giấu thì họ lấy luôn, Phật bảo nên tìm Ô-ba-tư-ca thâm tín, nếu không có thì bảo cầu tịch nữ, nếu không có Cầu-tịch nữ thì Bí-sô ni tự tay cất giấu. Bí-sô ni không biết cất giấu như thế nào, Phật bảo nên đào hầm, Bí-sô ni không biết bảo ai đào, Phật bảo sai tịnh nhơn hoặc Ô-ba-sách-ca. Trường hợp họ đào cất giấu rồi lấy luôn thì nên tìm người thâm tín, nếu không có người thâm tín thì nên bảo Cầu-tịch nữ, nếu không có Cầu-tịch nữ thì Bí-sô ni tự tay đào cất giấu, sau khi giặc bỏ đi thì lấy lại giao cho Tăng già. Phật bảo các Bí-sô ni: “Ta vì nạn duyên nên khai cho các việc trên, nạn duyên không còn thì không nên dùng nữa, nếu vẫn còn dùng thì phạm Ác-tác.”
Học Xứ Thứ Mười Hai: XUẤT NHẬP CẦU LỢI
Duyên khởi ở tại thành Thất-la-phiệt giống như trong luật Bí-sô. Đức Bạc già phạm ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-laphiệt, lúc đó xa gần đều nghe biết ở nước Trung phương có Phật ra đời, các đệ tử Thanh văn đều có đại thần thông…, nếu người nào có thể cúng dường Phật và Tăng thì được đại quả báo, được đại lợi ích. Các thương nhơn phương Bắc nghe biết như thế liền bàn với nhau: “Chúng ta nên đến nước trung phương buôn bán, một là cầu lợi, hai là cúng dường Phật và Tăng”. Các thương nhơn liền chở nhiều hàng hóa đến thành Thất-laphiệt của nước Trung phương, trong thành này có một ngoại đạo lộ hình, rất giỏi về thiên văn và toán ký, nghe biết các thương nhơn phương Bắc đến liền suy nghĩ: “Ta nay nên đến xem thử và thăm hỏi, có thể ở chỗ các thương nhơn này ta sẽ được chút gì”, nghĩ rồi liền lấy sách tướng ra nghiên cứu kỹ, đoán biết được tên tuổi của cha mẹ thương nhơn và hàng hóa mang theo thu lợi được nhiều hay ít. Sau đó ngoại đạo này đến chỗ thương chủ nói : “Thiện lai thương chủ, có phải thương chủ tên là ___, thân sinh của thương chủ tên là ___, thân mẫu của thương chủ tên là ___, số hàng hóa mang đến gồm có ___, vào ngày ___ thương chủ sẽ thu được lợi như thế như thế…”. Thương chủ nghe rồi suy nghĩ: “Ta nghe nói đệ tử của Phật có đại thần thông, có đại biến hóa phải chăng là người này”, nghĩ như vậy rồi sanh tâm kính tín liền lấy điệp y bằng lông sắc đỏ và trái cây đặc sản của phương Bắc dâng cúng cho ngoại đạo này. Ngoại đạo này liền mặc điệp y mới này đến khoe với các đồng môn, họ hỏi: “Người được y thượng hảo này từ đâu?”, ngoại đạo liền kể sự việc trên cho các đồng môn nghe, họ nghe rồi liền nói: “Sa môn Thích tử thường khinh rẽ chúng ta, nói chúng ta chỉ gần gũi với hạng Chiên đà la tầm thường, không thể thân gần với hạng người cao quý. Người nên mặc y thượng hảo này đến chỗ sa môn Thích tử để khích tâm họ”. Ngoại đạo này nghe lời các đồng môn liền đi đến rừng Thệ-đa, lúc đó Ô-ba-Nan-đà đang đứng ở cửa ngỏ trông thấy ngoại đạo từ xa đi đến liền suy nghĩ: “Ngoại đạo này mặc y quý giá, nếu ta không đoạt đuợc y này thì không xứng với tên Ô-ba-Nan-đà”. Khi ngoại đạo đến gần liền hỏi: “Ông mới trở về thế tục sao?”, đáp: “Tôi đâu có về thế tục”, lại hỏi: “Nếu không như thế thì sao lại mặc y này?”, đáp: “Có thương buôn từ phương Bắc vừa đến, tôi đến thăm hỏi, do nói đúng tên cha mẹ của ông ấy nên sanh lòng kính tín, dâng cúng tôi chiếc y quý này”. Ô-ba-Nan-đà nói: “Đây không phải là việc tốt, đâu thể tuổi già suy như ông lại phá giới hay sao, Ông hay ngồi xuống đây, tôi sẽ nói pháp yếu”. Ngoại đạo nghe lời ngồi xuống, Ô-ba-Nan-đà dùng tâm Hoan-hỉ nói diệu pháp, nếu Ô-ba-Nan-đà dùng tâm Hoan-hỉ nói pháp xả thí thì người nghe sẽ cảm thấy như có thể cắt thịt mình để thí. Nói pháp xong, Ô-ba-Nan-đà nói: “Đại sư của ông bản tánh thích y thô xấu, dạy môn đồ lộ hình cạo tóc, đi nhiều ít đứng, thường nằm dưới đất. Nếu tánh của Đại sư ông thích ăn ngon mặc đẹp thì đã cho phép ông mặc y thượng diệu trị giá ngàn vạn, tùy ý ăn bách vị, ở trong phòng xá trị giá năm ngàn kim tiền… nhưng Đại sư của ông đã không cho môn đồ sống nếp sống đó. Đại sư của tôi tánh quảng đại nên cho phép đệ tử mặc y quý giá, ăn thức ăn bách vị, ở trong phòng xá trị giá năm ngàn kim tiền. Nếu ông mặc y quý giá này đi khất thực, người có lòng tín kính sẽ nghĩ là ông muốn phá giới, như vậy khất thực sẽ khó khăn không đủ nuôi thân. Ông nên cho tôi chiếc y này, tôi sẽ đổi lại cho ông chiếc y thô xấu đúng như ý muốn của Đại sư ông. Tôi sẽ mặc y này khất thực, nếu tịnh tín hỏi có từ đâu, tôi sẽ nói là của ông biếu, họ sẽ biết ông là người thâm tín, sẽ cúng cho ông thức ăn ngon và bổ dưỡng”. Ngoại đạo nghe Ô-ba-Nan-đà nói rồi liền sanh tâm Hoan-hỉ đưa y quý cho Ô-ba-Nan-đà, Ô-ba-Nan-đà chú nguyện cho không bịnh được sống lâu rồi nói: “Các đồng môn của ông nếu khi biết ông đổi y quý này cho tôi bảo ông đòi lại thì sao?”, đáp: “ Y này là sở hữu của tôi, đại đức không nên lo lắng”, liền nói: “Được vậy thì tôi nhận”, Ô-ba-Nan-đà liền nhận y quý và đưa lại cho ngoại đạo y thô xấu. Lúc đó ngoại đạo mặc y thô xấu này đến chỗ đồng môn, họ hỏi: “Y thô xấu này từ đâu có?”, đáp: “Là Ô-ba-Nan-đà đổi cho tôi”. Đồng môn nghe rồi liền nói: “Các Thích tử này luôn nghĩ đến việc sát phạt ta, người khác thấy ta tuy khi dễ nhưng không giống như Lục chúng, trong sáu người này Ô-ba-Nan-đà khinh dễ chúng ta hơn hết. Nếu ông đổi y với ai khác chúng tôi cũng tùy hỉ, nhưng Ô-ba-Nan-đà này lúc nào cũng muốn uống máu chúng ta, ông lại đổi y với ông ta thì ai nhẫn chịu được. Ông phải đến đòi lại, đòi được thì tốt, nếu đòi không được chúng tôi sẽ đồng tẫn xuất ông, đổi chỗ của ông, úp bát đối với ông và không nói chuyện cùng ông.” Ngoại đạo nghe rồi rất sợ hãi liền đến chỗ Ô-ba-Nan-đà để đòi lại y quý, Ô-ba-Nan-đà từ xa trông thấy đoán là đến đòi y nên vào phòng đóng cửa, ngoại đạo đến gõ cửa, Ôba-Nan-đà im lặng, các Bí-sô thấy liền hỏi: “Ông có việc gì cần muốn gặp Ô-ba-Nan-đà sao?”, ngoại đạo này liền kể lại sự việc trên, các Bísô nói: “Ông muốn đòi lại chiếc y quý thì phải đến chỗ Thế tôn ai cầu mới đòi lại được”. Ngoại đạo nghe rồi liền đến chỗ Thế tôn, Thế tôn từ xa thấy ngoại đạo này đi đến liền nói với các Bí-sô: “Ngoại đạo này đến để đòi lại chiếc y quý giá, đòi được thì tốt, nếu không đòi được sẽ thổ huyết mà chết”. Lúc đó ngoại đạo đến chỗ Phật nói rằng: “Đại đức Ô-ba-Nan-đà lấy chiếc y quý giá của tôi, xin Thế tôn thương xót bảo Ôba-Nan-đà trả y lại cho tôi, nếu tôi không đòi được y các đồng môn sẽ tẫn xuất tôi…” Thế tôn liền bảo A Nan-đà: “Thầy nên đến chú nguyện cho Ô-ba-Nan-đà không bịnh rồi bảo Ô-ba-Nan-đà nên trả lại chiếc y quý giá cho ngoại đạo, nếu không trả lại ngoại đạo này sẽ thổ huyết mà chết”. Cụ thọ A Nan-đà vâng lời Phật dạy đến chỗ Ô-ba-Nan-đà nói lại nguyên văn, Ô-ba-Nan-đà nghe rồi nói: “Tôi xin kính cẩn vâng lời Phật day không dám trái lịnh. Nếu không phải Thế tôn bảo tôi trả lại thì dù số ngoại đạo ở châu Thiệm-bộ này nhiều như trúc, như mía, lau nhất loạt thổ huyết mà chết, Ô-ba-Nan-đà tôi cũng không lay động. Cụ thọ yên tâm, tôi sẽ đem trả lại chiếc y đó”. Ô-ba-Nan-đà liền đến nói với ngoại đạo: “Đại sư của ông trước đây đã vọng ngữ lừa dối thế gian, ông ta chết đã đọa vào địa ngục Vô gián, trên lưỡi có năm trăm con trâu cày suốt ngày đêm. Nay ông cũng vọng ngữ quả báo sẽ gấp bội tức là có ngàn con trâu cày trên lưỡi của ông. Ông đã mặc áo của tôi chớ tôi chưa dùng chiếc áo của ông”. Ô-ba-Nan-đà nói xong liền lấy chiếc y quý giá ra kéo bung chỗ kết nối y rồi vò mạnh làm cho chiếc y nhầu nát, sau đó mới đưa cho ngoại đạo và nói to: “Cầm lấy và đi mau, đừng làm nhơ uế trú xứ của tôi”, ngoại đạo nói: “Hôm nay ra khỏi chỗ này cho đến suốt đời tôi thề không bước chân tới rừng Thệ-đa nữa”. Đây là duyên khởi nhưng Phật vẫn chưa kết giới.
Lúc đó Lục chúng Bí-sô làm đủ cách để kiếm lời hoặc thủ hoặc dữ hoặc sanh hoặc chất, dùng vật đã thành lấy vật đã thành, dùng vật chưa thành lấy vật đã thành, dùng vật đã thành lấy vật chưa thành, dùng vật chưa thành lấy vật chưa thành. Thủ là thu lấy hàng hóa từ phương khác mà mình thích sở hữu, vận chuyển đem đi, tìm người coi giữ, lập các chứng từ khế ước. Dữ là lập khế ước đưa vật cho người khác vay trong thời hạn là bao nhiêu ngày. Sanh là sanh lợi, như đưa cho người khác một ít vật dụng mà thu lại nhiều thóc lúa, sanh lợi gấp mấy lần. Chất là thu vật báu, lập chứng từ bảo chứng cho tài vật ấy. Dùng vật đã thành lấy vật đã thành: Là dùng đồ vật bằng vàng bạc… đổi lấy đồ vật đã làm thành của người khác. Dùng vật chưa thành lấy vật đã thành: Là dùng thỏi vàng đổi lấy đồ bằng vàng của người khác. Dùng vật đã thành lấy vật chưa thành là dùng đồ bằng vàng đổi lấy thỏi vàng của người khác. Dùng vật chưa thành lấy vật chưa thành là dùng thỏi vàng đổi lấy vàng vụn của người khác. Bí-sô xuất thu như vậy để cầu lợi nên bị ngoại đạo chê trách: “Sa môn Thích tử xuất thu cầu lợi đâu khác gì người thế tục, ai lại đem y thực cúng cho họ nữa”. Các Bí-sô nghe biết liền bạch Phật, Phật do duyên này nhóm họp các Bí-sô… cho đến câu: “… Nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau: Nếu lại có Bí-sô ni dùng mọi cách xuất thu để cầu lợi, phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.”
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Dùng mọi cách là không phải một cách. Xuất thu cầu lợi là dùng các phương tiện Thủ, Dữ, Sanh, Chất để cầu lợi nhuận.
Trong học xú này tướng phạm như thế nào?
Bí-sô ni vì cầu lợi, tích trữ hàng hóa dùng mọi phương tiện chuyên chở đến phương khác, đóng thuế, lập chứng từ… khi chưa thu lợi thì phạm Ác-tác, khi thu được lợi thì phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni vì cầu lợi, đưa vàng bạc tiền cho người khác vay, khi chưa thu lợi và khi thu được lợi, phạm tội giống như trên. Nếu Bí-sô ni vì sanh lợi, đem tài vật cho người khác mượn… cho đến khi thu được lợi, phạm tội giống như trên. Bí-sô ni vì cầu lợi, thu vào vật báu tính theo thời gian để thủ lợi… phạm tội giống như trên. Bí-sô ni vì cầu lợi đem y của mình đổi cho người, khi đổi phạm Ác-tác, khi nhận được phạm Xả-đọa.
Lúc đó Thế tôn ở trong Trùng các đường bên ao Di-hầu tại thành Quảng Nghiêm, trong thành này các Lật-cô-tỳ đều ở nhà cao sáu, bảy tầng thấy các Bí-sô ni ở nhà thấp nên xây cất nhà cao sáu . Bảy tầng cúng cho các Bí-sô ni, trải qua thời gian lâu đều bị hư hoại. Các thí chủ này thấy vậy liền suy nghĩ: “Chúng ta còn sống mà chùa đã hư hoại, nếu sau khi ta chết sự việc còn như thế nào nữa. Chúng ta nên thí vật vô tận để Tăng tu sửa”. Nghĩ rồi liền đem vật thí đến chỗ các Bí-sô ni nói rằng: “Thánh giả, những vật thí vô tận này cúng để tu bổ chùa, xin Thánh giả nhận”, các Bí-sô ni nói: “Thế tôn đã chế giới nên chúng tôi không được nhận”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu vì Tăng có doanh tạo tu sửa gì thì nên nhận vật vô tận, Bí-sô Tỳ ha la nên làm ba tầng, Bí-sô ni nên làm hai tầng”. Các Bí-sô ni nhận vật vô tận rồi đem cất vào kho, thời gian sau thí chủ đến hỏi: “Vì sao Tỳ ha la vẫn chưa được tu sửa?”, Bí-sô ni đáp là không có tiền vật, thí chủ nói: “Chẳng phải tôi đã cúng vật vô tận rồi hay sao?”, Bí-sô ni nói: “Vật vô tận vẫn còn ở trong kho”, thí chủ nói: “Vật vô tận không nên để như vậy, đâu phải trong nhà tôi không có chỗ để, vì sao không xoay sở Để-sanh lợi?”, các Bí-sô ni nói: “Thế tôn chế giới không cho cầu lợi”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu vì Tăng thì được cầu lợi nhuận”. Nghe Phật tùy khai như vậy, các Bà-la-môn. Cư sĩ có tín tâm đều đem vật vô tận cúng thí, vật vô tận này được xoay sở Để-sanh lợi. Lúc đó các Bí-sô ni đem vật vô tận này cho thí chủ xoay sở Để-sanh lợi, sau đó lại tranh chấp với thí chủ về lợi nhuận, thí chủ nói: “Thánh giả, chẳng lẽ do vật của chúng tôi mà sanh tranh chấp hay sao?”. Các Bí-sô ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Không nên cùng thí chủ sanh lợi”, các Bí-sô ni liền cùng với giới hào quý sanh lợi, khi đòi vật họ ỷ thế không đưa. Phật nói: “Không nên cùng giới hào quý sanh lợi”, các Bí-sô ni liền cùng hạng người nghèo khổ sanh lợi, khi đòi vật họ không có vật đưa lại. Phật nói: “Khi đưa vật vô tận cho ai thì cần phải phân minh, hai bên làm khế ước và lập chứng từ, dù là Ô-basách-ca tín tâm cũng phải làm khế ước chứng từ rõ ràng”.
Học Xứ Thứ Mười Ba: MUA BÁN
Duyên khởi và nơi chốn giống như giới trước, lúc đó Lục chúng Bí-sô mua bán đủ thứ, mua rẽ bán mắc, đầu cơ tích trữ khiến các Bàla-môn, cữ sĩ chê trách nên các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật do duyên này nhòm họp các Bí-sô hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau: Nếu lại có Bí-sô ni mua bán các thứ đủ mọi hình thức, phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.”
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Đủ mọi hình thức là không phải một hình thức. Mua bán là thu mua giá rẽ bán ra giá đắc.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu Bí-sô ni vì lợi mua bán, khi mua vào phạm Ác-tác, khi bán ra phạm Xả-đọa. Nếu vì lợi cho nên mua vào nhưng không vì lợi mà bán ra, khi mua phạm Ác-tác, khi bán ra không phạm. Nếu không vì lợi mà mua vào nhưng vì lợi mà bán ra, khi mua không phạm nhưng khi bán ra phạm Xả-đọa. Không vì lợi mua vào, không vì lợi bán ra thì không phạm. Nếu khi sắp đi đến xứ khác mua vật mang theo vốn không vì cầu lợi, khi đến đó gặp duyên bán ra được lợi nhưng không phạm.
Học Xứ Thứ Mười Bốn: XIN BÁT
Duyên khởi giống như trong luật Bí-sô cho đến câu Phật chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau:
Nếu lại có Bí-sô ni, bát bị nứt chưa tới năm lằn nứt còn có thể dùng được, vì muốn tốt nên tím cầu cái khác, khi được phạm Ni-tát-kỳba-dật-để-ca. Bí-sô này nên ở trong chúng xả bát ấy, rồi lấy cái bát của người nhỏ nhất trong chúng đưa lại cho Bí-sô ni này nói rằng: “Bát này giao lại cho cô, cô không nên giữ yên đó, không nên phân biệt cũng không nên cho ai, mà phải cẩn thận như pháp thọ dụng từ từ cho đến khi bể”. Đây là pháp xả bát.”
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Chưa tới năm lằn nứt là chưa đủ năm lằn nứt. Vì muốn tốt nên tìm cầu bát khác là vì tham tốt nên tìm thêm bát thứ hai. Bí-sô ni này nên ở trong chúng xả bát ấy tức là hành pháp xả bát, trong chúng nên sai một Bí-sô ni hành bát có phạm, người không có năm đức thì không nên sai, nếu đã sai thì không nên làm, đó là ái, sân, sợ si, không biết pháp hành và không hành. Ngược lại nếu có đủ năm đức thì nên sai, đã sai rồi thì nên làm. Nên sai như sau: đánh kiền chùy nhóm tăng, trước hỏi vị nào có thể vì Tăng già hành bát có phạm, nếu có người đáp là có thể thì Tăng nên sai một Bísô ni tác pháp yết ma như trong Bách nhất yết ma có nói rõ. Phật nói: Nay Ta chế hành pháp cho Bí-sô ni hành bát có phạm như sau: “Bí-sô ni ấy nên ở trong chúng hòa hợp bạch: Kính bạch đại đức ni tăng, tôi Bí-sô ni tên ___ sẽ hành bát có phạm. Sáng ngày mai các cụ thọ mỗi vị mang bát của mình đến trong Tăng. Sáng hôm sau Bí-sô ni hành bát nên mang bát có phạm đến trước vị thượng tòa khen ngợi bát đó như sau: Bát này thanh tịnh viên mãn, có thể thọ dụng, nếu Thượng tọa cần xin hãy tùy ý nhận. Nếu thượng tòa nhận bát ấy thì Bí-sô ni hành bát nên lấy chiếc bát cũ của Thượng tọa thứ nhất chyển trao cho vị Thượng tọa thứ hai, Thượng tọa thứ hai không nhận thì chuyển trao cho vị Thượng tọa thứ ba. Khi Thượng tọa thứ ba lấy mà Thượng tọa thứ hai đòi lấy thì đòi lần thứ nhất không đưa, lần thứ hai cũng không đưa, lần thứ ba nên đưa nhưng vị Thượng tọa này mắc tội Việt pháp phải như pháp sám hối. Hành pháp xả bát như vậy cho đến vị cuối cùng nhỏ nhất trong Tăng, Bí-sô ni hành bát nên lấy bát của vị nhỏ nhất cuối cùng này đưa lại cho Bí-sô ni phạm và nói rằng: Bát này không nên giữ yên đó, không nên phân biệt, cũng không nên cho ai, mà phải cẩn thận như pháp thọ dụng từ từ cho đến khi bể. Đây là pháp hành bát, Bí-sô ni hành bát nếu không y theo pháp này mà hành thì phạm tội Việt pháp.”
Phật nói: “Nay Ta chế thêm hành pháp cho Bí-sô ni phạm như sau: “Bí-sô ni phạm được bát này rồi phải sắm hai cái đãy đựng bát, đãy tốt đựng bát dư, đãy không tốt đựng bát cũ. Khi khất thực phải mang cả hai bát theo, thức ăn khô thì đựng trong bát dư, thức ăn ướt thì đựng trong bát cũ. Trở về trú xứ thọ thực thì nên ăn thức ăn trong bát cũ trước, ăn xong khi rửa nên rửa bát dư trước, rửa xong hong phơi cũng phải phơi bát dư trước, khi cất thì cất bát dư ở chỗ tốt. Khi đi đường có thể nhờ người mang giùm bát cũ, còn bát dư phải tự mang, không có ai mang giùm thì bên vai phải mang bát dư, bên vai trái mang bát cũ. Bí-sô ni phạm được bát đối với hành pháp này nếu không hành theo thì phạm tội Việt pháp. Đây là pháp trị phạt cho đến trọn đời hoặc cẩn thận thọ dụng cho đến khi bể”.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu bát của Bí-sô ni bị nứt một lằn chưa trét vẫn còn dùng được lại cầu xin bát khác, khi xin phạm Ác-tác, khi được phạm Xả-đọa. Nếu bát của Bí-sô ni bị nứt hai lằn chưa trét vẫn còn dùng được lại cầu xin bát khác, phạm tội giống như trên. Cho đến ba, bốn lằn nứt cũng như vậy.
Nếu bát của Bí-sô ni bị nứt một lằn, trét rồi còn dùng được lại cầu xin bát khác, khi xin phạm Ác-tác, khi được phạm Xả-đọa. Cho đến bị nứt bốn lằn phạm tội cũng như vậy. Nếu bát bị nứt năm lằn dù trét hay không trét, còn dùng được hay không dùng được cầu xin bát khác đều không phạm. Bát do mua hay do người cúng dường cũng không phạm.
Học Xứ Thứ Mười Lăm: TỰ XIN TƠ BẢO THỌ DỆT KHÔNG PHẢI BÀ CON DỆT Y
Duyên khởi như trong luật Bí-sô cho đến câu Phật chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau:
Nếu lại có Bí-sô ni tự xin tơ tằm bảo thọ dệt không phải họ hàng dệt thành y, khi được y phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.”
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Tự xin tơ tằm là xin hoặc một lượng hay nửa lượng… Bảo thợ dệt không phải họ hàng: Thợ dệt là người dệt thuê.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Bí-sô ni xin tơ sợi từ người không phải họ hàng, bảo thợ dệt không phải họ hàng đều phạm Ác-tác, khi được y phạm Xả-đọa. Bí-sô ni xin tơ từ người không phải họ hàng bảo thợ dệt là họ hàng dệt thành y, khi xin phạm Ác-tác khi được y không phạm. Bí-sô ni xin tơ từ người thuộc họ hàng, bảo thợ dệt không phải họ hàng dệt thành y, khi xin không phạm, khi được y phạm Xả-đọa. Bí-sô ni đến người thuọc họ hàng xin tơ bảo thợ dệt là họ hàng dệt thành y thì đều không phạm. Bí-sô ni xin tơ từ người không phải họ hàng rồi tự dệt lấy, khi xin phạm Ác-tác, khi thành y cũng phạm Ác-tác. Bí-sô ni xin tơ từ người bà con rồi tự dệt lấy, khi xin không phạm, khi thành y phạm Ác-tác, nếu trả tiền công cho thợ dệt thì không phạm.
Học Xứ Thứ Mười Sáu: KHUYÊN THỢ DỆT DỆT Y
Duyên khởi giống như trong luật Bí-sô cho đến câu Phật chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau:
Nếu lại có Bí-sô ni, có Cư sĩ và vợ cư sĩ không phải họ hàng bảo thợ dệt không phải họ hàng dệt y cho Bí-sô ni. Bí-sô ni này trước không thọ thỉnh lại sanh niệm khác, đến chỗ thợ dệt nói rằng: Ông có biết y này người ta bảo ông dệt cho tôi. Lành thay, ông nên dệt cho đẹp, dài rộng và bền chắc, tôi sẽ đem ít nhiều thức ăn trong bát hoặc giá tiền thức ăn trả thêm cho ông. Nếu Bí-sô ni dùng thức ăn hay giá tiền thức ăn đưa cho thợ dệt để cầu được y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.”
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Trước không thọ thỉnh là không được báo cho biết trước. Sanh niệm khác là muốn cầu được y. Tôi sẽ đem ít nhiều thức ăn trong bát… là chỉ cho năm loại Kha- đãn-nithực, năm loại Bổ-thiện-ni-thực hoặc thực phẩm làm từ ngũ cốc.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu Bí-sô ni vì cầu y mang hai loại thức ăn kể trên đến chỗ thợ dệt trao cho họ ăn, khuyên họ dệt y cho tốt… thì phạm Ác-tác, khi được y thì phạm Xả-đọa.
Học Xứ Thứ Mười Bảy: ĐOẠT Y
Duyên khởi giống như trong luật Bí-sô, do Bí-sô Nan-đà cho đệ tử y rồi bảo người đệ tử này cùng du hành trong nhân gian, người đệ tử này không chịu đi theo nên Bí-sô Nan-đà đoạt lại y. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật do duyên này nhóm các Bí-sô hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau:
Nếu lại có Bí-sô ni trước đã cho Bí-sô ni khác y, sau vì phiền não sân giận mắng nhiếc, sanh tâm chê trách tự đoạt hay bảo người khác đoạt lại y, nói rằng: Hãy trả lại y cho tôi, tôi không cho cô nữa. Nếu y rời khỏi thân người kia, mình lấy tự thọ dụng thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-để-ca”.
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Bí-sô ni khác là chỉ cho đệ tử hay ni khác. Phiền não sân giận… là thân ngữ ý đều hiện tướng sân hận. Tự đoạt, bảo người đoạt đếu là lấy y rời khỏi thân người kia.
Tự thọ dụng là thuộc về mình để dùng.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Có ba loại tướng phạm: Một là thân nghiệp như trước cho y sau vì sân hận tự tay đoạt lại hoặc lôi hoặc kéo nhưng miệng không nói, khi chéo y chưa rời khỏi thân người kia thì phạm Ác-tác, khi rời khỏi thân thì phạm Xả-đọa. Hai là ngữ nghiệp như nói ra lời đòi y nhưng không động thân, kết tội giống như trên. Ba là cả thân ngữ nghiệp họp dùng để đoạt y lại. Bảo người đoạt khi bảo Bí-sô ni đoạt y nếu y chưa rời khỏi thân người kia thì cả hai đều phạm Ác-tác, nếu rời khỏi thân thì người được sai bảo phạm đọa, người sai bảo phạm Xả-đọa; nếu bảo Bí-sô đoạt y, kết tội cũng như vậy, bảo ba chúng sau phạm Ác-tác, nếu bảo thế tục đoạt thì phạm tội vô lượng. Có hai trường hợp không phạm: Một là nạn sự như hai thầy thấy đệ tử ở chỗ có khủng bố, hoặc phi thời ở chỗ nguy hiểm, sợ mất y nên đoạt lấy lại thì không phạm. Hai là thuận theo lời dạy như hai thầy thấy đệ tử gần gủi ác tri thức hoặc đi chung đường muốn kia không tạo ác nên đoạt y thì không phạm.
Học Xứ Thứ Mười Tám: HỒI TĂNG VẬT
Duyên khởi giống như trong luật Bí-sô cho đến câu Phật chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau:
Nếu lại có Bí-sô ni biết thí chủ đem vật cúng cho chúng tăng mà hồi chuyển đem về cho mình, phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Tăng vật có hai là y thực, trong giới này là chỉ cho y phục. Hồi là vật đã quyết định thuộc 1 của chúng tăng mà giáo hóa thí chủ để hồi chuyển về cho mình.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu Bí-sô ni biết y vật thí cho một Bí-sô ni khác mà hồi chuyển về cho mình, khi hồi chuyển phạm Ác-tác, khi được phạm Xả-đọa. Như vậy cho đến biết vật thí cho hai, ba người hoặc cho Tăng mà hồi chuyển về cho mình phạm tội giống như trên.
Nếu Bí-sô ni biết vật thí cho một Bí-sô ni mà hồi chuyển cho một Bí-sô ni khác, khi hồi chuyển phạm Ác-tác, khi người kia nhận được cũng phạm Ác-tác. Như vậy cho đến biết vật thí cho một người mà hồi chuyển đến cho hai, ba người hoặc cho tăng, phạm tội cũng giống như trên.
Nếu Bí-sô ni biết vật thí cho tăng mà hồi chuyển về cho một người, khi hồi chuyển phạm Ác-tác, khi người kia nhận được cũng phạm Ác-tác. Như vậy cho đến biết vật thí cho Tăng mà hồi chuyển cho hai, ba người, khi hồi chuyển phạm Ác-tác, khi những người kia nhận được cũng Ác-tác.
Nếu Bí-sô ni biết vật thí cho Tăng già này mà hồi chuyển về cho tăng già khác, khi hồi chuyển phạm Ác-tác, khi Tăng già kia nhận được cũng phạm Ác-tác. Nếu biết vật thí cho Bí-sô tăng già lại hồi chuyển cho Bí-sô ni tăng già; hoặc biết vật thí cho Bí-sô ni tăng già lại hồi thí cho Bí-sô tăng già; hoặc biết vật thí cho hai bộ tăng già lại hồi thí cho Bí-sô tăng già; hoặc biết vật thí cho hai bộ tăng già lại hồi thí cho Bí-sô ni tăng già; hoặc biết vật thí cho Bí-sô tăng già lại hồi thí cho hai bộ tăng già; hoặc biết vật thí cho Bí-sô ni tăng già lại hồi thí cho hai bộ tăng già; hoặc Tăng già bị phá làm hai bộ, biết vật thí cho bộ này lại hồi thí cho bộ kia; hoặc biết vật thí cho chùa này lại hồi thí cho chùa kia… cho đến triển chuyển hồi thí cho nhau đều phạm Ác-tác. Nếu Bí-sô ni biết vật cúng cho Phật tượng nơi này lại hồi chuyển cúng cho Phật tượng nơi kia; biết vật cúng cho tốt đổ ba nơi này lại hồi chuyển cúng cho tốt đổ ba nơi kia… cho đến hồi chuyển qua lại cho nhau như thế đều phạm Ác-tác.
Nếu nhà vua ra lịnh hồi chuyển thì không phạm; nếu biết vật thí cho người nghèo này lại hồi chuyển thí cho người nghèo kia thì phạm Ác-tác, nếu tìm cách cứu giúp mà không được nên hồi chuyển đem cho thì không phạm… cho đến vật định thí cho bàng sanh lại hồi chuyển cho người, hoặc vật thí cho người lại hồi chuyển cho bàng sanh đều phạm Ác-tác. Vật định thí cho người xuất gia lại hồi chuyển đem cho người tục hay ngược lại đều phạm Ác-tác, nếu tìm cách giúp mà không được nên hồi chuyển đem cho thì không phạm. Như thế cho đến nam nữ, bán trạch ca, Bí-sô và ba chúng dưới hoặc nhiều hoặc ít, cho đây, cho kia hồi chuyển lẫn nhau đều như trước. Nếu tìm cầu không được tuy trái với bản tâm nhưng cho người khác thì không phạm.
Học Xứ Thứ Mười Chín: QUÁ THẤT NHẬT DƯỢC
(Thực phẩm chứa dùng quá bảy ngày)
Duyên khởi giống như trong luật Bí-sô, do các đệ tử của tôn giả Tất lăng già bà ta tự xúc chạm hoặc bảo người xúc chạm các loại thực phẩm đã có, hoặc để xen tạp với thức ăn uống khác, hoặc hòa lẫn vào nhau, hoặc để chung một chỗ tự mỗi loại nhiễm nhau, không phân biết được là thời dược hay là phi thời dược. Các Bí-sô thiểu dục chê trách rồi bạch Phật, Phật do duyên này nhóm họp các Bí-sô hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ này cho hai bộ đệ tử như sau:
Như Thế tôn đã dạy nếu Bí-sô ni có bịnh được tùy ý lấy dùng các loại thực phẩm đã có như sữa, dầu, đường, mật… trong thời hạn bảy ngày, gọi là Thất nhật dược, tự cất giữ để lấy dùng. Nếu Bí-sô ni cất giữ quá bảy ngày, vẫn còn lấy dùng thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.
Nếu Bí-sô ni là ni trong pháp luật này.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu Bí-sô ni ngày thứ một trong tháng được các loại thực phẩm này tự cất giữ để thọ dụng trong vòng bảy ngày, hoặc có thể xả, hoặc cho người khác; nếu không cất giữ, không xả, không cho người đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca. Nếu Bí-sô ni ngày thứ nhất không được các loại thực phẩm này, ngày thứ hai, ngày thứ ba không được cho đến ngày thứ bảy mới được thì nên tự cất giữ để thọ dụng trong vòng bảy ngày, hoặc có thể xả hoặc cho người; nếu không cất giữ, không xả, không cho người đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni ngày thứ nhất được thực phẩm, ngày thứ hai được thực phẩm thì đối với loại thực phẩm của ngày đầu được cất giữ thọ dụng trong vòng bảy ngày; còn loại thực phẩm được của ngày thứ hai thì nên xả hoặc cho người khác. Hoặc cất giữ thọ dụng loại thực phẩm của ngày thứ hai còn loại thực phẩm của ngày thứ nhất thì xả hoặc cho người khác, nếu không cất giữ, không xả, không cho người đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa. Bí-sô ni như ngày thứ nhất, ngày thứ hai phải đối thú tác pháp… cho đến ngày thứ sáu, ngày thứ bảy cũng phải đối thú tác pháp.
Nếu Bí-sô ni ngày thứ một trong tháng được nhiều loại thực phẩm, nên trong vòng bảy ngày tự tác pháp thọ trì hoặc xả hoặc cho người; nếu không thọ trì, không xả, không cho nguời đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni nhận được nhiều loại thực phẩm như đối với ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy cũng nên trong vòng bảy ngày tự tác pháp thọ trì, hoặc xả hoặc cho người; nếu không thọ trì, không xả không cho người đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni ngày thứ nhất được nhiều loại thực phẩm, ngày thứ hai cũng được nhiều lơại thực phẩm thì nên cất giữ thọ trì loại thực phẩm của ngày thứ một trong vòng bảy ngày, còn loại thực phẩm của ngày thứ hai nên xả hoặc cho người khác. Hoặc cất giữ loại thực phẩm của ngày thứ hai còn loại thực phẩm của ngày thứ nhất nên xả hoặc cho người khác, nếu không xả không cho người đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni ngày thứ nhất, ngày thứ hai đều không đượcnhiều loại thực phẩm, cho đến ngày thứ sáu, ngày thứ bảy mới được thì nên cất giữ thọ trì loại thực phẩm của ngày thứ sáu còn loại thực phẩm của ngày thứ bảy nên xả hoặc cho người. Nếu không xả không cho người đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa.
Bí-sô ni có các loại thực phẩm, tự xúc chạm bảo người xúc chạm hoặc để xen tạp với các loại thức ăn thức uống khác, hoặc cùng loại để chung một chỗ không thể phân biệt được thì loại thực phẩm này nên cho tịnh nhơn hay Cầu-tịch nữ. Bí-sô ni đối với các loại thực phẩm này nếu không tự xúc chạm bảo người xúc chạm, không để xen tạp với các loại thực ăn thức uống khác, hoặc không để chung một chỗ với cùng loại lẫn lộn nhau, xả và không xả, thời và phi thời có thể khéo phân biệt thì được cất giữ trong vòng bảy ngày tự tác pháp thọ trì. Pháp thọ trì như sau: Trước giờ ngọ rửa tay sạch sẽ cầm loại thực phẩm này đối trước một vị đồng phạm hạnh nói: “Cụ thọ xin nhớ nghĩ, tôi Bí-sô ni tên ___vì có bịnh duyên, loại thực phẩm thanh tịnh này nay xin được thọ trì trong vòng bảy ngày” (3 lần). Nếu dùng được một ngày nên đến nói với vị đồng phạm hạnh: “Cụ thọ, tôi vì có bịnh duyên các loại thực phẩm này đã dùng được một ngày còn sáu ngày nữa được tiếp tục dùng”. Nói như vậy cho đến ngày thứ bảy, dùng đủ bảy ngày rồi nếu có dư thì nên xả hay cho tịnh nhơn, Cầu-tịch nữ. Nếu không xả, không cho đến ngày thứ tám khi mặt trời mọc liền phạm Xả-đọa.
Bí-sô ni có loại thực phẩm phạm Xả-đọa không xả cho người, không làm pháp gián cách tội, không thuyết tội, nếu nhận được thêm các loại thực phẩm khác đều phạm Xả-đọa vì do tội trước nhiễm lây.
Nếu Bí-sô ni có thực phẩm phạm Xả-đọa, thực phẩm này tuy xả nhưng chưa làm pháp gián cách tội, chưa thuyết tội nếu nhận thêm các loại thực phẩm khác đều phạm Xả-đọa vì do tội trước nhiễm lây. Nếu Bí-sô ni có thực phẩm phạm Xả-đọa, thực phẩm này tuy xả và đã làm pháp gián cách tội nhưng chưa thuyết tội, nếu nhận được các loại thực phẩm khác đều phạm Xả-đọa. Nếu Bí-sô ni có thực phẩm phạm Xả-đọa chưa làm ba việc kể trên nếu nhận được các loại vật dụng cần dùng khác như y bát… mà cất chứa đều phạm Xả-đọa vì do tội trước nhiễm lây. Bí-sô ni có thực phẩm phạm Xả-đọa, đã xả thực phẩm, đã làm pháp gián cách tội, đã thuyết tội, sau đó nhận được các loại thực phẩm khác đều không phạm.
Học Xứ Thứ Hai Mươi: CHỨA BÁT DƯ
Duyên khởi và nơi chốn cũng như giới trước, lúc đó chúng mười hai ni được nhiều bát dư, cất chứa mà không thọ dụng, cũng không cho người khác. Các ni bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do duyên này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ này như sau:
Nếu lại có Bí-sô ni được cất chứa bát dư trải qua một đêm, nếu quá một đêm thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-để-ca.
Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Bát dư là trừ bát đang thọ trì, bát khác đều gọi là dư.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Nếu Bí-sô ni vào ngày thứ một trong tháng được bát, ngay trong ngày đó nên thọ trì, nên phân biêt, nên xả, nên cho người… ngoài ra đều giống như trong giới y dư. Nếu bát nhỏ hay bạc trắng hoặc cho người sắp thọ giới thì không phạm.