CÁI GÌ LÀ NHÂN CỦA SỰ SANG GIÀU?
(Thư Học Phật Số 38 )
Btg Bảo Đăng

  1. Giải nghĩa câu kệ “Nhà nhà thèm giàu sang, muốn cầu, cầu không được”
  2. Câu chuyện về quả báo giàu sang của việc bố thí cùng dường

* * *

Nam mô A DI ÐÀ PHẬT,

Kính thưa quý Phật tử, quý huynh đệ,

Tuần vừa qua BẢO ÐĂNG đã giảng (tạm) xong về hai câu kệ:

Ai cũng muốn trăm tuổi,
Có định cũng KHÔNG ÐƯỢC.

Trong thời PHÁP tuần nầy, BẢO ÐĂNG sẽ giảng qua về hai câu KỆ kế tiếp nữa là:Nhà nhà thèm sang giàu,
Muốn cầu, cầu KHÔNG ÐƯỢC.

Trước khi đi sâu vào trong thời PHÁP hôm nay, thì bây giờ đây, bởi vì quý huynh đệ là những Phật tử của Ðạo tràng nầy từ bấy lâu nay, đã từng trực tiếp nghe giảng hoặc từ nơi THẦY, hoặc từ nơi BẢO ÐĂNG, rất nhiều – (có thể đến cả ngàn thời PHÁP lớn, nhỏ, từ Ðại thừa đến Trung Thừa và Tiểu thừa của pháp môn Tịnh Ðộ (nói riêng) và chung cho các môn “Học Pháp” khác nữa) – nên:Chắc cũng đã có được ít nhiều chánh kiến rồi.
(Mong mỏi và hy vọng như thế).

Vậy thì bây giờ đây BẢO ÐĂNG xin hỏi quý huynh đệ một câu rằng:

GÌ LÀ NHƠN CỦA SỰ SANG GIÀU?

(Phật tử lặng thinh)………..

Xin đáp rằng:

BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG LÀ NHƠN CỦA SỰ SANG GIÀU

Ðã biết đâu là “NHƠN CỦA SỰ GIÀU SANG” rồi, vậy thì bây giờ quý huynh đệ cũng cần phải nên biết thêm điều (đối đầu) khác nữa sau đây:

GÌ LÀ NHƠN CỦA SỰ NGHÈO NÀN ?

(Phật tử cũng lặng im)

Xin đáp:

THAM LAM, KEO KIỆT, BỎN XẺN, RÍT RÓNG…

Là:

NHƠN CỦA SỰ NGHÈO NÀN

Phải thế không?

Mình thấy rõ ràng là ngàn xưa cho đến nay, ai mà không muốn cầu cho được sự GIÀU SANG, SUNG SƯỚNG, nhưng mà:

MẤY AI ÐƯỢC NHƯ Ý NGUYỆN ÐÂU!Mình thấy ở trên xã hội nầy – (đương nhiên là trong đó cũng có luôn cả mình nữa) – tất cả mọi người AI nấy cũng đều mong cầu cho được GIÀU SANG, sung sướng…. hết, nhưng trên thực tế thì:

Người GIÀU SANG theo lối bá hộ, triệu phú, tỷ phú… chẳng được bao nhiêu,

Còn:

Hạng người đủ ăn, đủ mặc…

Trở xuống cho đến:

Những hạng người nghèo thiếu,

Thì:

Nhiều không biết bao nhiêu mà kể !

Như chúng ta đây thì cũng có thể tạm gọi là những hạng người đủ ăn, đủ mặc đó. Còn nếu như nhìn đến các xứ nghèo khổ bên Á ChâuPhi Châu… thì : Người NGHÈO NÀN, khốn khó, đói khổ… nhiều chẳng biết bao nhiêu mà nói !

1. Những hạng người GIÀU  thì:

– Họ sống sang cả trên nhung gấm, lụa là, nhà cao, cửa rộng.

– Tiền của tự nhiên đổ dồn về.

– Làm chơi mà ăn thiệt…

Còn như:

2. Những người nghèo khổ thì:

– Tiền của kiếm không ra,

– Dầu cho có bươn chải, tính toán, làm ăn… cho thế mấy đi nữa, chung cuộc lại nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hoặc là:

Có chắp tay cầu TRỜI, khấn PHẬT cho đến thế mấy đi chăng nữa…

Nhưng rồi:

Tay trắng vẫn hoàn trắng tay.

Quý huynh đệ biết tại sao lại có các sự GiàuNghèo bất đồng như thế không ‌?

Chính là do ở nơi sự GIEO NHƠN trong kiếp trước không đồng nhau vậy.

Người mà được sống đời GIÀU SANGsung sướng… hiện nay, là :

Do nơi kiếp trước có gieo NHƠN : BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG…

Còn người mà bị nghèo khổ, THIẾU THỐN…. hiện nay, là :

Do nơi kiếp trước gieo NHƠN : KEO KIỆT, BỎN XẺN…

Là người Phật tử có học hiểu về Ðạo Pháp – (nhất là ở tại Ðạo tràng PHÁP HOA TỰ nầy) – thì chúng ta đã biết PHẬT dạy rằng:

“BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG” là để : ÐIỀU PHỤC cái TÂM THAM LAM, BỎN XẺN của mình.

Bằng cách nào ?

Ðó là dùng Trí huệ của mình để PHÂN BIỆT đúng theo các NGHĨA như sau:

1. Của đem BỐ THÍ cho Người rồi, thì đó là của Tôi.

Chớ:

Của còn ở trong nhà thì chẳng phải là của tôi.

(Nghĩa là: Vì Quả báo tốt đẹp của sự BỐ THÍ nầy sẽ đi theo mình đời đời, kiếp kiếp, thế nên mới gọi  là của mình. Còn của ở trong nhà thì không phải là của mình, mà nó là của 5 ông chủ sau đây:

– Nước trôi (nước lụt dâng lên cuốn trôi hết cả).

– Lửa cháy (bị hỏa hoạn thì cháy tiêu hết).

– Vợ con phá tán (vợ “xấu”, con “nợ nần” xài phá hoang phí hết).

– Vua quan ác, giặc cướp hung dữ chiếm đoạt hết cả. (Như bên Việt Nam từ năm 1975 về sau…)

– Bệnh hoạn, ốm đau (có bao nhiêu tiền lo chạy thầy, chạy thuốc hết).

2. Của đã BỐ THÍ thì vững chắc.

Còn:

Của chưa BỐ THÍ thì chẳng vững chắc.

(Nghĩa là:

– Của đã BỐ THÍ rồi thì được “nhơn quả” (báo đền) giữ hộ cho mình đời đời, kiếp kiếp chớ không bao giờ bị mất, mình sanh ra ở đâu, kiếp nào… nó cũng đều đi theo sát bên mình hết cả.

– Của chưa BỐ THÍ tức là của còn lại sẽ bị năm “ông chủ” (đã kể trên) phá tan hết, không biết lúc nào !).

3. Của đã thí thì vui ngày sau.

Còn:

Của chưa thí thì vui hiện tại.

(Nghĩa là:

Kiếp nầy có BỐ THÍ, thì kiếp sau hay kiếp sau nữa v.v…  phước báo BỐ THÍ sẽ theo mình hoài nên luôn được GIÀU SANG, sung túc.

Của còn ở trong nhà (tức là của chưa BỐ THÍ hoặc không chịu hay chẳng thích muốn BỐ THÍ) bất quá chỉ mang lại cho mình sự giàu sang, đầy đủ, vui vẻ…. ở trong kiếp hiện tại nầy mà thôi.

Kiếp sau chắc chắn là không được giàu sang, vui vẻ nữa… rồi).

4. Của đã thí thì khỏi giữ gìn.

Còn:

Của còn lại phải giữ gìn.

(Nghĩa là:

– Của BỐ THÍ vì đã thuộc về người khác rồi, nên Họ cần phải giữ gìn, chớ mình thì khỏi lo giữ gìn chi nữa.

– Của còn lại trong nhà – (vì còn là của Mình) – nên mình cứ phải luôn luôn lo lắng giữ gìn NÓ hoài, sợ bị mất, bị trộm cắp, v.v…).

5. Của đã thí thì khỏi phải bị tham ái trói buộc.

Còn:

Của còn lại thì càng thêm tham ái.

(Nghĩa là:

Ðã BỐ THÍ rồi dứt được Tâm tham ái ở nơi tiền của.

Của còn lại thì cứ làm cho Mình càng tăng thêm tâm THAM LAM, ái luyến ở nơi  hoài).

6. Của đã thí chẳng bận lòng.

Còn:

Của còn lại thì bận lòng.

(Nghĩa là:

Của đã BỐ THÍ rồi thì khỏi cần phải bận tâm lo nghĩ chi nữa, chớ của còn lại thì cứ nghĩ nhớ tới nó hoài, vì sợ sẽ bị mất mát đi).

7. Của đã thí thì chẳng lo sợ.

Còn:

Của còn lại phải lo sợ.

(Nghĩa là:

Của đã BỐ THÍ rồi thì khỏi phải sợ “năm ông chủ” cướp đoạt, chớ của còn lại cứ nơm nớp (tức là hồi hộp) lo sợ “năm ông chủ” ra tay cướp đoạt không biết lúc nào.)

8. Của đã thí là cột chánh đạo.

Còn:

Của còn lại là cột của ma.

(Nghĩa là:

– Ðã BỐ THÍ rồi thì tương lai lâu dài về sau sẽ đắc được BỐ THÍ Ba la mật, thành bậc Bồ tát).

– Của còn lại (ý nói KEO KIỆT không chịu BỐ THÍ) thì kiếp sau thành ra con ma đói (Ngạ quỷ).

9. Của đã BỐ THÍ thì vô tận.

Còn:

Của còn lại thì hữu tận.

(Nghĩa là:

Của đã BỐ THÍ rồi thì đời đời, kiếp kiếp đắc được “Phước điền” vô tận, chớ Của còn lại thì hữu tận, tức là bất quá chỉ tạm thời được tồn tại ở trong kiếp nầy rồi thôi, kiếp sau sẽ không còn nữa – (vì hết PHƯỚC rồi !).

10. Của đã thí thì vui.

Còn:

Của còn lại phải giữ gìn nên khổ.

11. Của đã thí thì lìa gút trói.

Còn:

Của còn lại càng thêm gút trói.

(Nghĩa là:

Ðã BỐ THÍ rồi thì khỏi bị Tâm THAM LAM trói buộc, chớ Của còn lại thì mình cứ luôn luôn bị lòng THAM LAM của cải trói buộc, sai sử…hoài, đi đâu cũng đều bận tâm lo lắng hết).

12. Của đã thí là lộc.

Còn:

Của còn lại chẳng phải lộc.

(Nghĩa là:

– Của đã BỐ THÍ đó là Phước lộc – (mà mình đã để dành trước) ở kiếp nầy, qua đến kiếp sau sẽ càng được hưng thịnh thêm nữa.

– Chớ Của còn lại không phải là Phước lộc vì càng ngày càng bị vợ con… xài phá tiêu mòn đi (dần dần sẽ bị hết phước).

13. Của BỐ THÍ là sự nghiệp đại trượng phu.

Còn:

Của còn lại chẳng phải là sự nghiệp đại trượng phu.

(Nghĩa là:

– Người chơn thật “đại trượng phu” (là người biết rõ Ðạo pháp) mới biết được việc BỐ THÍ.

– Chớ còn kẻ “giả trượng phu” thì không bao giờ biết đến việc BỐ THÍ cả, trái lại cứ bo bo giữ Của hoài).

14. Của đã BỐ THÍ được Phật khen.

Còn:

Của còn lại được phàm phu khen.

(Nghĩa là:

– KẺ biết BỐ THÍ vì hợp được với Tâm của Phật, Bồ tát nên được Phật, Bồ tát khen.

– Còn kẻ KEO KIỆT thì hợp với tâm chúng sanh nên chỉ có chúng sanh khen thôi, chớ còn PhậtBồ tát thì chê (chớ không khen).

* * * 

Vì hiểu biết được các Nghĩa chơn thật về sự BỐ THÍ như thế, nên người Phật tử, người “chơn thật hảo tâm BỐ THÍ nhơn” luôn luôn bền vững tâm của mình mà BỐ THÍ… không lui sụt.

* * *

Ðến đây, BẢO ÐĂNG xin được kể cho quý huynh đệ nghe một câu chuyện để chứng minh về Quả báo “GIÀU SANG, tốt đẹp” của việc BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG như sau :

“Hồi lúc PHẬT (THÍCH CA) còn tại thế,

Ở tại nước XÁ VỆ (Sravasti) có một ông Ðại Trưởng giả – (như tỷ phú đời nay) – nhà giàu có lớn.

Vợ Ông sanh ra được một người con Trai quý lạ, cả mình của cậu bé nầy ửng ra màu sắc vàng ròng, phúc tướng đầy đủ, dung nhan đoan chánh, đẹp đẽ, mọi người đều ưa thích ngắm nhìn không chán mắt (như nhìn ngắm một thứ bảo vật).

Lại còn có thêm các điều kiết tường, lạ lùng khác nữa.

Ðó là:

Kể từ khi Cậu bé nầy vừa được sanh ra thì:

– Ðất ở phía sau vườn nhà tự nhiên nứt ra thành một cái giếng, ngang dọc mỗi bề đều đo được 8 thước.

– Bề sâu của giếng cũng đo được đúng 8 thước.

– Trong giếng có chất nước vừa ngọt, vừa thơm, uống vào chẳng những cảm thấy trong mình mát mẻ, khoan khoái và no đủ, khỏi cần phải ăn cơm cũng được…..

Mà lại còn:

Tăng trưởng thêm sức khoẻ nữa.

Ðặt biệt nhất là:

Ở dưới đáy giếng lại có rất nhiều vàng bạc.

Ông Trưởng giả lấy vàng bạc đó ra mà phân phát cho mọi người tiêu xài và làm các việc phước thiện khác.

Cậu  được đặt tên là KIM THIÊN (Kim là VàngThiên là Trời – Ý nói là “cậu bé được Trời cho vàng”).

Càng ngày cậu càng lớn lên, chẳng những tánh tình nhân từ, đạo đức mà cậu lại còn giỏi hết các môn học ngoài đời, tinh thông võ nghệ…

Vì thế mà hai Ông Bà Trưởng giả yêu quý cậu vô cùng, không bao giờ làm trái ý cậu điều chi cả.

Ðến tuổi lập gia đình thì:

Ông Bà Trưởng giả mới nhờ cậy các người lái buôn tìm kiếm hộ cho một cô gái đức hạnh, đoan trang, xinh đẹp để sánh duyên cùng với Cậu – (vì các người lái buôn đi qua lại, tới lui nhiều nơi, nhiều xứ… cho nên dễ dàng kiếm tìm hơn).

Lúc đó…

Ở nước láng giềng DIÊM BA, có một gia đình Ông Trưởng giả khác, giàu có ngang bằng với Ông Bà Trưởng giả thân sinh của Cậu KIM THIÊN.

Ông Bà Trưởng giả nầy có một cô con gái tên là KIM QUANG MINH 1, nhan sắc vô cùng đoan chánh, xinh đẹp, cả thân thể đều ửng ra sắc vàng, người người ngắm nhìn không chán. Khi sanh ra, cô cũng có điềm lành biến hiện y hệt như KIM THIÊN không khác.

Phụ mẫu  KIM QUANG MINH khi ấy mới nghĩ rằng:

Con gái của Ta phúc đức, xinh đẹp vô song, ít người sánh kịp, vậy thì Ta phải tìm ra cho được một người hiền sĩ, tướng mạo thiệt là anh tuấn 2 trượng phu để sánh duyên với , chớ chẳng thể nào gã cho một người tầm thường được.

Danh đức của  nầy đồn khắp mọi nơi, vang đến tận thành XÁ VỆ, đồng thời tiếng khen của Cậu KIM THIÊN cũng làm cho gia đình cô KIM QUANG MINH nghe biết.

Vì thế cho nên hai gia đình đại Trưởng giả nầy vô cùng hoan hỷ, vả lại đôi bên cùng đều là dòng dõi danh gia thế phiệt 3, Danh đức đều ngang ngửa với nhau, cho nên:

Hai ông đều đồng ý gả con cho nhau, kết thành tình suôi gia quyến thuộc.

Từ đó,

Ðôi trai tài, gái sắc kia cùng kết duyên lành, dọn về nước XÁ VỆ, hưởng một cuộc đời vui sướng, an lạc.

Ông thân phụ của Cậu KIM THIÊN vì muốn cho vợ chồng KIM THIÊN được thấm nhuần đạo lý của nhà PHẬT… cho nên:

Một hôm Ông thỉnh PHẬT về nhà CÚNG DƯỜNG.

……………….

Khi PHẬT và chư TĂNG dùng cơm xong, Ngài mới thăng toà thuyết pháp, nói về “Bát khổ” 4

“Bát giải thoát an lạc”.

(Phụ chú:

“Bát giải thoát” là:

1. Nội hữu SẮC tướng, ngoại quán SẮC giải thoát tam muội.

Nghĩa là:

Bên trong “Nội Tâm”, tự mình có Sắc tướng (tức là trong Tâm còn có “ái niệm” về SẮC DỤC (nam nữ) – (Ðây là nói đến tất cả chúng sanh ở 6 cõi Trời DỤC GIỚI).

Cho nên HỌ (các bậc có Ðại căn, Ðại Trí) mới Tu theo PHÁP:

Quán tưởng đến cõi SẮC thanh tịnh.

(Tức là Tâm của HỌ nhàm chán và không còn khởi sanh ra niệm ÁI DỤC phàm tình nữa) ở bên ngoài (tức là cõi Sắc giới THIÊN).

Ðắc được ÐỊNH” nầy thì HỌ xa lìa khỏi được 6 cõi Trời DỤC GIỚI và sanh về SƠ THIỀN THIÊN ở Trời Sắc giới).

2. Nội vô Sắc tướng, ngoại quán SẮC giải thoát tam muội.

Nghĩa là:

– Bên trong “Nội Tâm” vì đã không còn có Niệm SẮC DỤC nữa, cho nên HỌ tu:

– Quán tưởng cõi SẮC thanh tịnh ở bên ngoài.

(Ðây ý nói đến các chư Thiên ở cõi SƠ THIỀN nơi Trời Sắc giới Thiên tu QUÁN).

Ðắc được ÐỊNH nầy thì được sanh về cõi NHỊ THIỀN THIÊN ở Trời Sắc giới.

3. Tịnh giải thoát, thân chứng tam muội.

Trong TÂM được thanh tịnh (tức là do nhờ nơi Tu QUÁN (Tu Thiền Ðịnh) đúng PHÁP ấy, nên Hành giả lìa được các thứ “HỶ LẠC” của Trời SƠ THIỀN và NHỊ THIỀN.

Rồi sau đó:

Lần lượt được sanh về các cõi Trời : Tam Thiền, Tứ Thiền, Sắc Cứu Cánh 5.

4. “Không xứ” giải thoát tam muội.

Ðây chính là phép định “KHÔNG VÔ BIÊN XỨ”.

Ðắc được ÐỊNH nầy liền thoát ra khỏi bốn cõi Trời Sắc giới, nhập vào cõi Trời KHÔNG VÔ BIÊN XỨ (Akasa – Nantyàyatana) của Vô Sắc giới Thiên.

5. “Thức xứ” giải thoát tam muội.

Ðắc được ÐỊNH nầy, thì liền sanh về cõi Trời THỨC VÔ BIÊN (Vijnanà – Nantyàyatana) của Vô Sắc giới Thiên.

6. “Vô sở hữu xứ” giải thoát tam muội.

Ðắc được ÐỊNH nầy thì sanh về cõi Trời VÔ SỞ HỮU XỨ (Akincan – Yàyatana) của Vô Sắc giới Thiên.

7. “Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ” giải thoát tam muội.

Ðắc được ÐỊNH nầy thì sanh về cõi Trời Phi tưởng Phi phi TƯỞNG (Naisvasàm – Jnànasam – jnàyatana) của Vô Sắc giới Thiên.

8. “DIỆT TẬN ÐỊNH” xứ giải thoát sanh tử tam muội. (Nirodha – Samâpatti)

Ðây là phép “ÐỊNH TỊCH DIỆT” của các Bậc Thánh nhơn giải thoát chứng từ quả vị A La Hán trở lên.

Ðắc được ÐỊNH nầy thì giải thoát ra khỏi ba cõi (DỤCSẮCVô Sắcdứt được các sự sanh tử, luân hồi… và: Chứng được NIẾT BÀN).

* * *

Nhờ đã có gieo trồng nhiều căn lành trong tiền kiếp, cho nên:

Sau khi nghe được thời pháp quý báu nầy xong, vợ chồng KIM THIÊN như người được tỉnh giấc mơ dài, như kẻ khát được uống nước cam lồ,… tâm trí liền mở mang sáng suốt, thấu rõ được cảnh đời vô thường.

Ngay trong lúc đó, thì:

Ông Bà Trưởng giả và vợ chồng KIM THIÊN đồng đắc được “Pháp nhãn thanh tịnh”, phá tan được “Ác kiến” trong 20 ức kiếp sanh tử, chứng được đạo quả Tu Ðà Hoàn, nhập vào dòng THÁNH.

Ðức THẾ TÔN trở về Tịnh xá.

Vợ chồng KIM THIÊN đến đảnh lễ cha mẹ, xin được phép xuất gia.

Vì đã chứng được Thánh quả (Tu Ðà Hoàn) và đắc được “Pháp nhãn thanh tịnh” cùng hiểu Ðạo, cho nên:

Ông Bà Trưởng giả chấp thuận ngay chớ không ngăn cản chi hết.

* * *

Sau đó vợ chồng KIM THIÊN đồng đến Tịnh xá Kỳ Hoàn, cúi đầu lễ nơi chân PHẬT và bạch rằng:- Kính lạy Ðức THẾ TÔN, Nghe được pháp bảo vô thượng của Ðức NHƯ LAI tuyên giảng, chúng con đều nhận thấy:

– Ðời là vô thường, hư ảo cần phải nên xả bỏ.

Và:

Ðạo vô vi, an lạc cần phải nên cầu.

Vì thế cho nên hôm nay, chúng con thành kính đảnh lễ, xin NGÀI từ bi tế độ cho chúng con được xuất gia tu tập.

PHẬT dạy rằng:

“THIỆN LAI TỲ KHEO” 7 lục thông 8

và Bát giải thoát. công đức viên mãn, cụ-túc.

Thấy thế Tôi (tức là Ngài A NAN ÐÀ) mới thưa hỏi PHẬT rằng:

Kính bạch Ðức THẾ TÔN,

Chẳng hay vợ chồng KIM THIÊN nầy, đời xưa tu công đức gì, mà kiếp nầy mới sanh ra được thân thể sắc vàng, có nhiều châu bảo… và xuất gia, tu hành không bao lâu đã được đắc quả, giải thoát.

Cúi xin Ðức NHƯ LAI từ bi tuyên nói cho chúng con được rõ.

Ðức PHẬT phán dạy rằng:

Nầy A NAN, Ông nên biết:

Cách đây 91 kiếp, thời ấy có Ðức PHẬT ra đời tên là TỲ BÀ THI 9 đầy đủ mười hiệu. Sau khi PHẬT TỲ BÀ THI nhập NIẾT BÀN rồi, thì:

– Các TỲ KHEO thánh tăng đệ tử của NGÀI đi giáo hoá nhơn gian… Ðến một thôn (làng) nọ, các hàng Thiện tín tranh nhau CÚNG DƯỜNG. Lúc đó, có một đôi vợ chồng nhà nghèo thấy thế mới tự suy nghĩ rằng:

– Lúc sinh thời, cha mẹ Ta giàu có, tiền của đầy kho, nay đến đời Ta thì bị nghèo cùng, cơ khổ, đến nổi phải :

– Ngồi nằm trên cùng một mảnh chiếu manh.

– Áo quần không đủ che thân.

– Nhà không có được đến một đấu gạo (Ðấu tức là một “Ô” hoặc là “Thăng” đựng khoảng 4-5 lít gạo).

Khi còn GIÀU SANG, lắm tiền nhiều của thì không gặp được thánh tăng, nay nghèo cùng cơ cực thì lại gặp, rủi cho Ta biết bao nhiêu, bây giờ biết lấy chi ra để mà CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ ‌

Người Chồng nghĩ như thế xong, tủi thân phận mình, oà lên khóc, nước mắt nhiễu xuống cánh tay của Vợ.

Người Vợ hỏi:

Vì sao mà anh khóc ?

Chồng đáp:

Em chẳng biết hay sao‌?

Các vị thánh tăng vừa mới đến làng Ta giáo hoá, dân chúng tranh nhau CÚNG DƯỜNG, tạo phước. Nhà Ta quá NGHÈO NÀN, không có gì để gieo trồng thiện duyên với quý NGÀI hết.

Ðời nay bần cùng, đời sau e sẽ còn bị khốn khó hơn nữa.

Vì nghĩ như thế, cho nên anh khóc.

Người Vợ nói:

Thôi anh chớ nên buồn khóc nữa, hãy vào trong kho mà cố gắng tìm kiếm, xem coi may ra còn có được đồng nào thì đem ra CÚNG DƯỜNG.

Người Chồng đứng lên, vào trong nhà kho (trống trơn) mà tìm kiếm mãi… may sao còn sót rớt lại được một đồng tiền vàng.

Hai vợ chồng mừng quá, vội mua một cái bình mới, đựng đầy nước trong sạch, rồi bỏ đồng tiền vàng ấy vào trong. Còn cô Vợ thì mua một cái gương (kiếng) sáng, cùng chung nhau đi đến Tịnh xá, cung kính CÚNG DƯỜNG.

Chư thánh tăng từ bi liền thâu nhận, làm phép chú nguyện và thuyết pháp cho nghe, khiến hai vợ chồng đều phát tâm Bồ Ðề, cầu đạo vô thượng.

Sau đó, hai vợ chồng vô cùng vui vẻ, đồng nhau lạy tạ ơn chư thánh tăng rồi trở về.

Qua thời gian sau… Hai vợ chồng ấy đều chết cả.

Do nơi nhân duyên CÚNG DƯỜNG và được chư thánh tăng chú nguyện cho khi trước, nên thần thức của hai vợ chồng liền thác sanh ngay lên cõi Trời ÐẠO LỢI, hưởng phước tự nhiên…

Ðến đây, PHẬT mới nhắc lại rằng:

Nầy A NAN, hai vợ chồng nghèo thuở đó, nay chính là vợ chồng KIM THIÊN vậy.

Bởi kiếp xưa thành kính cúng tiền vàng, gương sáng và nước sạch, cho nên đời đời được:

phước báo thân thể tươi đẹp, ửng sắc vàng tươi.

Từ đó đến nay:

Trải qua 91 kiếp rồi, kiếp nào cũng hưởng được phước báo tốt đẹp như hiện nay vậy.

Lại do nơi kiếp xưa đã có phát tâm Bồ đề, cầu vô thượng đạo, vì thế mà kiếp nầy gặp được TA, xuất gia tu tập theo Chánh Pháp và giải thoát ra khỏi vòng sanh tử, đắc đạo quả NIẾT BÀN.

Nầy A NAN, Các Ngươi nên biết:

Phước đức cần phải nên tu tập.

Như hai kẻ nghèo kia, nhờ nhứt tâm CÚNG DƯỜNG một chút mà gặt hái được phước báo lớn lao như thế…

Bấy giờ, Ngài A NAN và Ðại chúng nghe PHẬT thuyết dạy xong, mọi Người đều phát tâm ân trọng, ưa thích việc CÚNG DƯỜNG, và : Ðồng lễ PHẬT mà lui ra”.

………………

Qua câu chuyện vừa mới được kể trên đây thì Ta nhận thấy rõ rằng:

– Tất cả các việc CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ thảy đều hưởng được phước báo hết cả.

– Như hai vợ chồng nghèo kia, nhờ kiếp xưa thành tâm CÚNG DƯỜNG, mà 91 kiếp đời qua, đều luôn được hưởng phước báu thắng diệu.

Quý huynh đệ có biết vì sao mà hai vợ chồng KIM THIÊN cảm được các thứ như:1. Giếng nước trong hiện ra không ‌

Chính là nhờ CÚNG DƯỜNG cái bình mới đựng nước sạch ngày xưa, nay cảm thành ra giếng nước quý lạ.

2. Ánh Kim quang từ nơi thân thể chiếu ra ‌

Chính là nhờ CÚNG DƯỜNG gương-sáng khi xưa, nay cảm thành ra ánh sáng màu vàng.

3. Ðược kho châu báu vô tận ‌

Chính là nhờ CÚNG DƯỜNG đồng tiền vàng khi trước, nay cảm thành ra vô số vàng ngọc, châu bảo…

Cho nên chúng ta phải biết rằng:

Muốn cầu được GIÀU SANG thì chẳng gì qua CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ… cả.

Còn nếu như:

Kiếp xưa chẳng muốn (và không có) CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ… mà ngày nay muốn được GIÀU SANG, ắt : Quyết nhiên là chẳng bao giờ CÓ được.

Lại nữa,

Muốn cho kiếp sau được hưởng phước báu tốt đẹp, GIÀU SANG, dư dả, mà kiếp nầy chẳng chịu CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ, ắt cũng : Quyết nhiên là chẳng bao giờ được.

Vì vậy nên Tổ sư có lời dạy rằng:“Dục tri tiền thế nhân,
Kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả,
Kim sanh tác giả thị”.

(Tạm dịch):Nếu ai muốn biết NHƠN xưa,
Hãy xem quả hưởng thiếu thừa đời nay.
Còn như muốn biết tương lai,
Nhơn gieo hiện tại chẳng sai báo đền.

BẢO ÐĂNG nhớ trước đây THẦY mình (THÍCH HẢI QUANG) đã có giảng quyển Kinh “THIỆN ÁC NHƠN QUẢ BÁO ỨNG” rồi, chẳng biết quý huynh đệ có còn nhớ không ‌ chắc chắn là chẳng nhớ đâu phải hôn ‌

(Phụ chú:

Biết tại sao mà BẢO ÐĂNG dám quả quyết là quý Huynh Ðệ chẳng nhớ không‌?

Bởi vì:

Trí huệ của đa phần chúng sanh đời nay (nói chung) và riêng cho chúng ta đây được PHẬT gọi là : Trí huệ BẮP VẾ

Sao gọi là : “Trí huệ BẮP VẾ” ‌

Tức là:

– Giống như khi mình ngồi xếp bằng trên mặt đất để ăn, thì:

– Mình để đồ ăn ở trên BẮP VẾ (cho khỏi bị dính bùn bụi), đến khi mình đứng dậy, thì đồ ăn liền bị rớt đổ xuống đất hết!

Thì:

Người nghe PHÁP đời nay cũng y như vậy.

Nghĩa là:

Ðang khi còn ngồi (xếp bằng) trong giảng đường để nghe PHÁP thì còn nhớ được (chút ít).

Ðến khi xong thời PHÁP rồi, đứng dậy ra về, thời đa số (99%) đều quên hết đi những gì mà mình vừa mới được nghe !

Cho nên PHẬT mới gọi “Trí huệ BẮP VẾ” là như vậy).

– KINH ấy Phật tử cần phải xem.

– BĂNG ấy Phật tử cần phải nghe.

Tại sao‌?

Vì để biết rõ “NHƠN GIEO” và “QUẢ HÁI” của mình, của người…. hầu trong TÂM khởi sanh ra được lòng TÀM QUÝ.

Phải biết việc “NHƠN QUẢ BÁO ỨNG” như bóng theo hình. Những sự GIÀU SANG hay NGHÈO NÀN… của Ta kiếp nầy, đều toàn là do nơi NHƠN GIEO trong kiếp trước mà có, nếu như may mắn được:

Giàu sang thì phải nên hiểu rằng kiếp xưa mình từng có CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ.

Còn lở bị:

NGHÈO NÀN, túng hụt thì phải nên hiểu rằng kiếp xưa mình đã từng KEO KIỆT, BỎN XẺN.

Vì hiểu được như vậy, cho nên vui lòng nhẫn chịu, chớ không sanh Tâm oán trách Trời, Người… chi hết (mà bị mang thêm tội).

Còn giả sử:

Nếu như có “oán trách” thì chỉ nên “oán trách” mình là kiếp xưa chẳng biết khéo “GIEO NHƠN” mà thôi.

Vì hiểu được “lý nhân quả” của sự GIÀU SANG hoặc NGHÈO HÈN như thế rồi.

Cho nên biết an vui trong phần số và chẳng mong cầu quá bổn phận (phần số) của mình.

Tổ sư dạy rằng:

“Người trí giả thường vui theo số phần, an trong duyên phận, vì thế cho nên trong các cảnh thuận, nghịch, khổ, sầu, đủ, thiếu… lúc nào cũng vẫn được bình tâm”.

Hơn nữa trong KINH cũng có lời dạy về sự “ÍT MUỐN, BIẾT ÐỦ” (tức là “thiểu dục, tri túc”) để cho người học đạo chúng ta biết kềm chế TÂM mình trước sự tham muốn các thứ vật chất xa hoa (nhưng mà  ở) ngoài tầm tay vói và phước phận của mình, để:

Khỏi bị vì NÓ – (tức là vật chất xa hoa và lòng THAM) – mà gây tạo ra các điều tội lỗi.

(Phụ chú:

Chớ đừng nên học theo thói xấu ác, trộm cắp… của người vô đạo ở ngoài đời, chẳng hạn như:

Kiếp nầy đã lỡ bị NGHÈO NÀN, khốn khó… rồi, ấy vậy mà chẳng biết an phận, tuỳ duyên sinh sống, sám hối, tu hành, tụng Kinh, Niệm Phật… hoặc là làm các việc thiện lành, đề cầu cho sớm được tội diệt, phước sanh, ngược lại còn sanh khởi thêm Tâm muốn trộm cắp của cải người khác nữa ….

Chẳng những là tự thân trộm cắp không thôi chưa đủ, mà còn lại chỉ dạy người khác trộm cắp thêm nữa, như cha đã làm nghề “ăn trộm” rồi, còn muốn khiến cho con mình “Học lấy nghề cha” nữa, qua hai câu vè “dí dỏm” như sau:

Con ơi học lấy nghề cha,
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm !!!

NHƯ VẬY THÌ SAO?

Tức nhiên là (kẻ đó sẽ) gieo thêm nhơn “KHỐN CÙNG” trong kiếp NGHÈO HÈN hiện tại, ắt kiếp sau quyết định sẽ:

Càng thêm bị nghèo cùng, khốn khổ nữa mà thôi).

* * *

Ðến đây BẢO ÐĂNG xin được phép hỏi lại quý huynh đệ, Phật tử rằng:

Trong “ngũ giới căn bản” của người Phật tử (xuất gia lẫn tại gia) thì giới “cấm trộm cắp” đứng vào hàng thứ mấy ?

(Ðó, các huynh đệ lại quên nữa rồi).

Giới “CẤM trộm cắp” đứng vào hàng thứ hai trong 5 giới căn bản là:

  1. Cấm sát sanh.
  2. Cấm trộm cắp.
  3. Cấm tà dâm.
  4. Cấm nói dối.
  5. Cấm uống rượu.

(Bây giờ quý huynh đệ đã nhớ lại chưa)?

Cho nên nói tóm tắt lại một điều rằng:

Như ai mà:

– Muốn cầu PHƯỚC sang giàu thì không gì qua BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG.

Còn nếu như nói rộng ra để cho quý Phật tử, huynh đệ học hiểu thêm thì:

– Muốn cầu THỌ (sống lâu) thì không gì qua việc “giới Sát (không giết hại), phóng sanh”.

– Muốn cầu HUỆ (Trí huệ) thì không gì qua việc học rộng, nghe nhiều, gần kề minh sư, thiện hữu.

– Muốn cầu AN TÂM (khỏi lo sợ, hối hận…) thì không gì qua việc xét LÒNG mà ngăn ngừa những việc phải, quấy.
v.v…

HỎI:

Nếu như nghèo quá, không có gì để BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG… hết thì làm sao ‌?

ÐÁP:

– Phải biết:

– “BỐ THÍ không khó ở nơi điều ra của”.

– Mà:

– “Khó là ở tại lòng nhơn”.

(Tức là ở “chỗ phát tâm” của mình).

Chớ há không thấy việc BỐ THÍ của đôi vợ chồng nghèo (tiền thân của KIM THIÊN và KIM QUANG MINH) trong câu chuyện vừa kể trên ư ?

Ðến đây BẢO ÐĂNG cũng xin lưu ý quý huynh đệ, Phật tử một điều quan trọng là:

Ðừng nên chỉ vì THUẦN muốn cầu được hưởng “Phước lộc” nơi kiếp sau khi hành “hạnh BỐ THÍ”… không thôi đâu.

Mà phải nhớ kèm theo đó lời “NGUYỆN” rằng:

– Ðời đời, kiếp kiếp sanh ra (dù là “hữu phước” hay “vô phước” cũng vậy) đều:

– Gặp được Chánh Pháp tu hành,

Và:

– Ðắc được quả vị Bồ đề vô thượng.

Như cặp vợ chồng nghèo trong câu chuyện trên, nhờ phát lời ÐẠI NGUYỆN như vậy, cho nên trong 91 kiếp đời qua, ngoài việc hưởng phước báu thắng diệu ra, đến kiếp nầy lại gặp được :

Chánh Pháp và PHẬT THÍCH CA giáo hoá.

Rồi sau đó:

Chứng thành chánh quả, giải thoát ra ngoài ba cõi tử sanh.

HỎI:

Còn nếu như BỐ THÍ mà chỉ cầu GIÀU SANG không thôi thì sẽ thế nào ?

ÐÁP:

– Ðương nhiên là kiếp sau sẽ được hưởng phước giàu sang, dư dả nhưng mà chắc chắn một điều là : KHÔNG CÓ Trí huệ,

– Không gặp được Minh sư, Thiện hữu,

– Không gặp được Chánh Pháp của PHẬT.

Cho nên:

– Chẳng biết đạo và không biết tu hành chi cả.

Hưởng “PHƯỚC” theo lối nầy thì gọi là : “SI PHƯỚC” (tức là tuy rằng có GIÀU SANG, dư dả nhưng lại bị ngu mê cầm nắm, không Trí huệ).

Do nơi “SI PHƯỚC” nầy, mà bị lâm vào trong cảnh khổ thứ TÁM trong Bát khổ là: NGŨ ẤM LẪY LỪNG

NHƯ THẾ NÀO?

Ðó là (khái lược):

Giàu sang quá rồi thì sanh tâm kiêu căng…..và ăn chơi xả láng,

Chẳng hạn như đối với “5 cảnh DỤC” là:

1. TÀI (tiền bạc) : thì tiêu xài tiền bạc hoang phí vào trong các việc ác nhơn, tổn đức.

Như là:

a. Vì MIỆNG mà sát sanh, hại vật… (để ăn cho khoái khẩu, no lòng…)

b. Vì DỤC ÁI mà chơi bời, đàng điếm… ỷ có tiền của nhiều mà chiếm đoạt hoặc mua chuộc vợ, con gái (của người)… để phá hoại trinh tiết, phẩm hạnh….

2. SẮC: (vì có nhiều tiền bạc quá cho nên) ăn chơi trác táng, say mê trong các việc SẮC DỤC (như playboy, playgirl, v.v…), nói chung là miệt mài trong chốn lầu xanh, dâm đảng…

3. DANH: (vì có nhiều tiền bạc quá cho nên) khởi tâm cầu muốn đoạt được “công danh” bằng mọi thủ đoạn bất chánh, như là :

Dùng tiền bạc mà hối lộ, lo lót, mua chuộc lên các bậc có quyền thế, chức vị…

Hay là:

Chèn ép, thủ tiêu… các kẻ yếu thế, chống đối,

Miễn là:

Làm sao cho có được DANH TIẾNG mà thôi.

4. THỰC: (vì có nhiều tiền bạc quá cho nên) ăn uống cầu kỳ bằng các cách thất nhơn, ác đức…

Như là:

– Ăn thai nhi còn non (thai hà nàm),

– Ăn óc khỉ, chân vịt,

– Ăn uống thịt nóng, máu tươi… (thịt sống, còn máu tươi, chỉ “tái” có một chút xíu bằng chanh… mà thôilàm như quỷ la sát không bằng)

5. THÙY : (vì có nhiều tiền bạc quá cho nên) cả ngày chỉ lo ăn chơi với ngủ nghĩ không thôi, mà chẳng biết và chẳng nhớ, chẳng nghỉ…. đến cần phải làm thêm các việc thiện, lành…khác nữa.

Như là : Lễ Phật, tụng Kinh v.v… chi cả.

(Trên đây chỉ là nêu lên ít phần đại khái mà thôi… chớ còn nếu như nói ra cho hết thì không sao cùng tận).

Bởi thế cho nên, nếu như kiếp nầy chỉ thuần hưởng có SI PHƯỚC không thôi (tức là chẳng có Trí huệ đi kèm) thì :

Cái PHƯỚC ấy sẽ trở thành ra là KẺ THÙ của kiếp kế sau (thứ ba) vậy.

TẠI SAO‌?

Vì như trên đã nói thì bởi vì GIÀU SANG, nhiều tiền của dư thừa, cho nên rất dễ dàng bị lâm vào trong cảnh “NGŨ ẤM LẪY LỪNG” (tức là “no cơm rửng mỡ” quá, nên phóng túng thân tâm gây tạo nhiều nghiệp xấu ác).

Ðương nhiên là kiếp sau ắt sẽ:

BỊ ÐOẠ VÀO MỘT TRONG BA ÁC ÐẠO (Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh)

Mà nếu như đã “LỠ” bị đoạ vào một trong Ba nẻo ấy rồi, thì:

BIẾT BAO GIỜ MỚI ÐƯỢC THOÁT LY ‌

Bởi trong sách có câu rằng:

Thiên niên khô mộc khai hoa dị,
Nhứt thất nhơn thiên vạn kiếp nan.

Nghĩa là:

(Cây khô ngàn năm mà nay được trổ bông lại (thì việc ấy còn dễ).

Chớ nếu lỡ như mà:

Một phen mất Thân người rồi thì muôn kiếp khó được phục hồi.)

Kinh nói:

Trong 8 thứ KHỔ của chúng sanh là:

– Sanh, Già, Bệnh, Chết.

– Thương yêu mà phải bị xa lìa.

– Oán thù mà cứ luôn gặp gỡ.

– Mong cầu chẳng được toại tâm.

– Ngũ ấm lẫy lừng.

Thì:- 7 món KHỔ đầu từ SANH cho đến MONG CẦU CHẲNG ÐƯỢC là thuộc về “NHƠN GIEO” trong kiếp quá khứ.

– Món KHỔ thứ 8 là “NGŨ ẤM LẪY LỪNG” thì thuộc về “NHƠN GIEO” cho kiếp vị lai.

Thế cho nên người Tu học PHẬT-PHÁP chúng ta tuy rằng đã biết việc:

BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG là NHƠN CỦA GIÀU SANG.

Nhưng cũng cần phải biết thêm rằng:

BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG cũng (có thể) làm NHƠN cho 3 ác đạo!

Nếu như:

Việc BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG ấy chỉ thuần VÌ để cầu được hưởng “SI PHƯỚC” mà thôi…

Như hiện nay nếu lấy con mắt “chánh kiến” của người “BIẾT ÐẠO” mà nhìn ra ngoài xã hội và trên toàn Thế giới, thì Ta thấy trên thế gian nầy :

Mấy ai hưởng PHƯỚC mà không (ít nhiều) TẠO NGHIỆP (XẤU ÁC) đâu ! ‌

Chẳng hạn mấy ông Vua, Tổng thống, Nguyên thủ quốc gia… của một số các nước trên thế giới nầy, thì HỌ:

Nhờ PHƯỚC kiếp xưa nên đời nầy được hưởng vinh hoa, phú quý, quyền hành,…. tuyệt đỉnh cao sang…

Như thế mà vẫn còn chưa thoả mãn được lòng THAM, nên HỌ củng cố quân lực cho mạnh rồi kéo đi xâm đoạt xứ người… gây nên biết bao nhiêu thảm cảnh núi xương, sông máu !

Cứ nhìn trở lại lịch sử triều đại vua chúa của các xứ Âu, Á… xưa nay mà xem, Ta sẽ thấy biết bao nhiêu là những việc “tạo nghiệp vì SI PHƯỚC” nầy !!!

(Ðại khái, gần đây như là HITLER của Ðức Quốc Xã, Sadham Hussen của Iraq v.v…)

SỞ DĨ NHƯ THẾ LÀ SAO‌?

Ðó chính là việc:

CÓ PHƯỚC MÀ KHÔNG HUỆ vậy.

Cho nên trong KINH PHẬT dạy rằng : PHƯỚC, HUỆ PHẢI SONG TU

chính là vì muốn để Tránh khỏi bị lâm vào trong các cảnh GIÀU SANG (để rồi phóng Tâm) TẠO NGHIỆP (xấu ác) vậy.

* * *

BẢO ÐĂNG xin nguyện cho tất cả mọi người, mọi giới…. trên cõi đời nầy (nói chung) và các huynh đệ, Phật tử (nói riêng) đồng biết thực hành việc BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG theo như phương cách của đôi vợ chồng nghèo ngày xưa (trong truyện kể) để được hưởng phước báu lâu dài nơi các kiếp sau, rốt lại đồng chứng thành đạo quả giải thoát như vợ chồng KIM THIÊN ngày nay vậy.

Mong lắm vậy thay.

BẢO ÐĂNG xin được tạm ngưng thời PHÁP hôm nay tại đây. Tuần sau BẢO ÐĂNG sẽ giảng tiếp đến 2 câu:

Ðạo lý biết rành rẽ,
Nói được làm không được.

Cám ơn quý huynh đệ, Phật tử…(Kỳ sau tiếp)

* * *

Thơ …
GỞI BẠN ÐỒNG TU

BẢO ÐĂNG nhắn bạn ít lời khuyên,
Gắng tịnh thân tâm tránh não phiền.
Vững dạ chuyên trì câu PHẬT HIỆU,
Ắt qua bờ khổ đáo Tây Thiên. (1)
Ðường tu nhiều lúc gian truân lắm,
Kham nhẫn chờ ngày ngự bảo liên. (2)
Cõi trược (3) đang vào trong kiếp giảm, (4)
Nguyền sanh AN DƯỠNG dứt oan khiên.

PHÁP HOA TỰ Tucon, AZ
Trưởng ban Hoằng Pháp
Bồ tát giới BẢO ÐĂNG.

(Cẩn đề)

(1)- Tây-Thiên: Trời Tây. (Ðây ý nói là cõi Tây Phương CỰC LẠC của đức A DI ÐÀ NHƯ LAI).
(2)- Ngự Bão-Liên: Ngồi Tòa sen báu. (Ðây ý nói là được vãng sanh về một trong 9 phẩm sen giải thoát).
(3)- Cõi Trược: là cõi Dơ bẩn, ý nói cõi Ta Bà có đầy đủ ngũ trược: Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược (chung).

(4)- Kiếp giảm: Kiếp đời mà tuổi THỌ của chúng sanh bị giảm dần (cứ mỗi 100 năm, giảm xuống 1 tuổi thọ) lại thêm:

Ðạo đức giảm, người lành giảm, bảy báu (Vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não) giảm, ngũ cốc giảm vv….(chính là thời buổi hiện nay trở riết về sau).