CA DIẾP KIẾT TẬP
Hán dịch: Tam tạng An Thế Cao, nước An Tức. đời Hậu Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Tôi nghe như thế này một thuở nọ: Sau khi Đức Thế Tôn diệt độ không bao lâu, thì các vị A-la-hán hội họp cùng nhau bàn luận về việc chứa kiết tập các nghĩa của tạng kinh và pháp luật. Ai nấy đều nghĩ rằng chúng ta việc làm đã ngày, đã vượt khỏi núi trần lao và đã làm khô cạn. Sông ái đức Phật là mặt trời Nhất Thiết Trí là Thiên nhãn của các trời chợt tắt. Bọn ta chán sợ biết bao việc còn mang lấy thân này. nay muốn nhập Niết-bàn liền nói kệ:
Đã thoát vực kẻ ngu
Vượt nạn biển ân ái
Phá tan sự già nua
Cùng vòng tròn sinh tử
Thấy các thứ đắm mê
Thân như rương rắn độc
Bọn ta nên diệt độ
Ý tịnh như đèn tắt.
Bấy giờ có vô số ngàn La-hán, mỗi người theo ý thích riêng đều ngày ở chốn núi cao, sông, sâu nguồn suối hoặc vực thẩm… Ở đó các vị ấy diệt độ, dứt hết ân ái, như đèn chợt tắt. Khi vô số ngàn vị A-la-hán đều nhập Niết-bàn, thì chư Thiên ở giữa hư không liền bạch với ngài Đại Ca-diếp rằng: Nay các bậc Đại chân nhân đã diệt độ an ổn. Bấy giờ hàng trời, người liền nói tụng rằng:
Nói âm giáo thế tôn
Tâm vô ngại đã lâu
Nay thì đã diệt độ
Giác ngộ tiêu an
Thượng thủ hàn la hán
Vì cho định lìa huệ
Chợt ngu si mờ tối
Ánh sáng Pháp đức tiêu.
Tôn giả Ca-diếp nghe lời tụng ấy rồi, liền tự nghĩ đúng thay lời nói của hàng trời, người. Cõi thế gian này không bao lâu nữa sẽ bị mờ tối. Việc này phải làm thế nào? Liền tự nghĩ: Cần phải giải quyết dứt khoát. Nay phải gồm thâu các nghĩa, kết tập các kinh điển, giới luật, cùng các pháp giáo hóa thiết yếu vì thương xót để làm an ổn cõi thế gian. Vì sao? Vì Đức Thế Tôn từ vô số kiếp đã tu các hạnh, tích lũy vô số công đức cần khổ khó lường. Muốn thế gian an ổn cần phải kết tập pháp luật, giới luật để thâu nhiếp cứu hộ, hki ấy mới phung hành gìn giữ các pháp của Phật đã dạy khi ngài chưa diệt độ., ta cần phải cùng họp lại để kết tập giữ gìn pháp Phật dạy. Lúc ấy các Hiền giả như Đại Ca-diếp… hội họp toàn thể các Tỳ-kheo Tăng và bảo rằng: Thầy Ana-luật, Năng Nhân bị vô thường cũng như ngọc Kim cang bị hư hoại. Ánh mặt trời Phật cao quý đã tắt vì bóng tối phi thường đã che lấp ánh sáng Năng Nhân. Mặt trời phi thường đã làm khô cạn biển Phật Lửa phi thường đã đốt cháy Nhất thiết trí. Nay chính là lúc phải che chở thế gian bằng cách nhớ nghĩ công đức của đấng Từ phụ, lập lại sự nghiệp và nêu cao giáo pháp của Ngài. Việc làm đó chắc chắn phải hoàn thành.
Bèn nói tụng rằng:
Chưa kết nghĩa Vô thượng
Không thể diệt độ trước
Muốn an ổn con Phật
Phải kết tập các kinh.
Lúc đó các chúng Tỳ-kheo Tăng vừa nói kệ ngày, thì Tôn giả Ca-diếp cùng năm trăm vị La-hán đều cùng muốn hội nhau để kết tập nghĩa của chánh pháp và luật nghi. Bèn cùng đến La-duyệt-kỳ tụ hội để tính tuổi hạ. Bấy giờ Hiền giả A-nan cũng đầy đủ tuổi hạ. Các bậc Trưởng lão nghĩ như vầy: “Thầy a nan đó là em của Đức Thế Tôn, lại thường thân cận hầu hạ và nghe ngài nói pháp có trí huệ lớn hiểu rõ tất cả pháp”. Bấy giờ Thánh chúng đều khen rằng:
Bấy giờ chúng hòa thuận
Thân giữ trọn pháp Phật
Bậc Thập lực đã khen
Lời nói đầy tịnh, huệ.
Khi đó là ngày rằm tháng bảy tuổi hạ đã tính ngày, liền các tạngkinh điển và pháp luật năm trăm vị La-hán cùng tụ họp đầy đủ. Ngài kỳ lão Đại Ca-diếp bảo Hiền giả A-na-luật: Thầy hãy quán xem khắp thế gian ai đã rời bỏ Thập Lực và chúng Tăng đệ tử của Như Lai, vị La-hán nào đã chứng quả đang ở đâu mà không đến hội họp. Ngài A-na-luật liền dùng Thiên nhãn xem xét khắp thế gian rồi thưa rằng: Thưa Nhân giả Đại Ca-diếp! Có một bậc kỳ lão tên là Kiều Hoàn Bát đang cấm túc tại cung Thi-lợi, ngài không đến tụ họp. Xin ngài Đại Ca-diếp sai một vị Tăng mời ngài ấy đến đây hội họp.
Lúc đó ở trong chúng có một tỳ kheo trẻ tuổi mới thọ đại giới được ba năm, tên là Bất-na, đã dứt được ba cấu và chứng được ba Trí hiểu rõ ba Tạng và vừa chứng được ba Minh, không đắm mê ba cõi, luôn được tự tại. Lúc bấy giờ Tôn gả Đại Ca-diếp bảo giữa chúng Tăng rằng:
-Này thầy Tỳ-kheo trẻ! Thầy có thể vì chúng Tăng mà làm sứ giả chăng?
Bấy giờ, Hiền giả Bất-na đứng dậy chắp tay thưa rằng:
-Con xin làm đúng theo lời Tôn giả dạy.
Ngài Đại Ca-diếp bảo:
-Tốt lắm, tốt lắm! Này các Tỳ-kheo! Trong chúng hiền Thánh có vị Tỳ-kheo trẻ tuổi này rất tốt.
Nói ngày, bèn đọc bài tụng:
Thi-lợi bao nhiêu thứ
Các hoa sáng rực rỡ
Nhanh chóng đến nơi ấy
Như ong hút phấn hoa
Kiều Hoàn Bát thần thông
Chỗ dừng nghĩ tốt đẹp
Đúng lý theo lời chúng
Tuyên nói ý như vầy
Các ngài Đại Ca-diếp
Chúng Tăng dạy con nói
Đối việc hưng tăng này
Mong đến nhanh đúng hẹn.
Khi Hiền giả Bất-na nhận lệnh của chúng La-hán rồi liền như Kim sí điểu vượt khỏi Long cung trong nháy mắt đã đến chỗ ngài Kiều Hoàn Bát, cúi đầu lạy dưới chân thăm hỏi sức khỏe, rồi nói tụng rằng: Lành thay! Tánh tịch nhiên
Điều thuận vui diệt định
Ca-diếp thành khẩn mời
Và các bậc Tự tại
Hội họp có việc Tăng
Để hưng thịnh Phật pháp
Các vị muốn họp đủ
Kính mời ngài có mặt.
Khi ấy Hiền giả Kiều Hoàn Bát nghe Bất-na nói ngày, sau một lúc suy nghĩ ngài bảo Bất-na rằng:
-Này nhân giả Bất-na! có việc Tỳ-kheo Tăng không tranh cãi, giáo pháp của Đức Phật đã giảng dạy không bị bọn tà thuyết dị đạo phá hoại chứ. Còn bọn ngoại đạo thì sợ sệt như đám súc sinh hươu nai nhút nhác, cũng không có kẻ muốn làm pháp Phật hư hoại? Nếu có thì khác nào như đem lửa đóm đóm mà muốn lấn át che lấp ánh sáng rực rỡ của mặt trời, cũng không có kẻ ý chí không tịch tịnh giống hình Samôn, không có hạnh Phạm chí mà tự bảo là Thanh tịnh. Lại Bất-na nhân giả! Phải nói là Đức Phật dạy bảo chúng Tỳ-kheo mà thầy lại bảo ngài Ca-diếp và chúng Tỳ-kheo… sẽ không phải là nỗi buồn lo lớn sao?. Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn sẽ không còn diễn pháp huệ. Ngọc báu của đời không còn nữa bọn Dị đạo phá khuấy chánh pháp. đắng vua Thập Lực chuyển pháp luân tự tại phi thường, chợt không còn thấy nữa mà không sầu khổ lớn sao? Để làm việc an ổn tất cả, cứu hộ chúng sinh, an nhiên ngồi im, không làm Phật sự thì mặt trời Phật không tắt ngấm đi sao? Đức Phật dụ ánh trăng sáng không bị chướng ngại mà lại bị ngăn che thì sẽ không có cây đạo Giác ý trổ hoa và tươi tốt. Quả Sa-môn đã thật sự trở về với vô thường, mà cây đèn lớn ở thế gian không bị gió vô thường thổi tắt chăng? Không có việc nước phi thường diệt tắt lửa Phật. Nếu như không có kẻ ngu si tranh cãi phá rối lời Phật dạy, thì nghĩa pháp luân sẽ còn mãi mãi. Không có vầng trăng Phật. Thì ánh sáng tắt mất. Phải chăng vì đã bị kẻ A-tu-luân che mất ánh sáng… Bấy giờ, Hiền giả Bất-na thưa:
-Chỉ có mình ngài Kiều Hoàn Bát thì cho là thuyền Phật đã bể nát, núi huệ đã lở sụp. Các bậc trì pháp cũng muốn diệt độ vượt khỏi thế gian này.
Kiều Hoàn Bát bảo rằng:
-Kẻ ác do không họp nhau mà biến thành tranh cãi. Làm sao ở thế gian này còn được nghe chánh pháp, thế nên phải tịch diệt.
Liền bảo Bất-na rằng:
-Chỉ chọn lấy cái cần yếu, ngoài ra đều bất cần. Khi ánh sáng Như Lai đã tắt rồi thì cõi thế gian này không còn rực rỡ oai thần nữa thì còn biết tìm đâu được.
Liền nói tụng rằng:
Thế gian đã trống vắng
Không Phật, không gì vui
Diêm-phù-lợi cần chi
Cho nên bèn diệt độ.
Khi đó Hiền giả Kiều Hoàn Bát lấy y bát trao cho Bất-na bảo rằng:
-Phải thưa cùng Thánh chúng lời ta nói: “Mong tất cả hiền chúng đều chọn lấy nghĩa cao quý, và tôn trọng chớ nên coi thường”.
Hiền giả Kiều Hoàn Bát nói ngày bèn diệt độ. Diệt độ rồi thì lửa từ thân chảy ra tự thiêu đốt lấy như đống củi lớn cháy bùng sáng rỡ. Khi lễ trà-tỳ đã ngày thì từ trên không trung có bốn dòng nước suối phun xuống tưới nhục thân, nước trong và mát xanh biếc như màu ngọc lưu ly.
Từ các dòng nước ấy tự nhiên phát ra tiếng nói kệ tụng: Dòng nước nhất nói tụng rằng:
Trí huệ ở sinh tử
Không nên tin phù vân
Vô thường phá Kim cang
Núi chúa Phật đã lở.
Dòng nước hai nói rằng:
Cái có luôn lay động
Do sợ cần khổ hại
Chẳng tự tại bỏ mình
Phật khen diệt độ an.
Dòng nước ba nói rằng:
Như thế không phóng dật
Cái tạo thành thân này
Vô số não hại phá
Như đèn cháy tắt nhanh.
Dòng nước tư nói rằng:
Trong chúng rất cao quý
Phải nên cúi đầu lạy
Tôn giả Kiều Hoàn Bát
Khi Niết-bàn nói rằng
Vui từ Phật Thập Lực
Nguyện theo nên diệt độ
Ví như voi sáu ngà
Con thơ luôn theo mẹ
Con nay cúi đầu lạy
Tất cả chúng Hiền Thánh
Cúi mong Tăng tôn kính
Tha thứ lỗi cho con.
Khi đó sau khi Hiền giả Kiều Hoàn Bát diệt độ rồi, Hiền giả Bấtna cầm y bát, chỉ trong tích tắc liền trở về ngay, dâng lên chúng Tăng thứ lớp lễ ngày liền nói tụng rằng:
Bậc tôn kính của người
Thương thay, đã tịch diệt!
Kiều Hoàn Bát nghe nói
Đúng lúc bèn diệt độ
Con nay cúi đầu lạy
Tất cả chúng Hiền Thánh
Cúi mong Tăng tôn kính
Tha thứ lỗi cho con.
Sau khi nói thế ngày liền tự diệt độ. Bấy giờ tất cả chúng Tăng đều quán xét sát na phi thường, suy nghĩ hiểu rõ các pháp chánh kinh và giới luật liền cùng nhau phó hội Tỳ-kheo Tăng.
Bấy giờ, Hiền giả Đại Ca-diếp bảo ngài A-na-luật rằng:
-Nhân giả nên xem xét chúng trong hội này, xem ai có dâm, nộ, si, phược, kết, chưa cởi bỏ hết các ái ân, ấm, cái… còn phải học giới, phân biệt kẻ phàm phu có mặt trong hội này? Khi đó ngài A-na-luật xem xét các người ngồi trong hội ngày liền bạch với ngài Đại Ca-diếp rằng:
-Có Tỳ-kheo tên là A-nan, là thị giả của Thế Tôn mới đang học thành, vị ấy đang ở trong hội này.
Khi đó Hiền giả Đại Ca-diếp bảo Hiền giả A-nan rằng:
-Thầy nên đứng dậy đi ra, chúng tôi không thể cùng thầy kết tập kinh yếu.
Hiền giả A-nan đáp:
-Mong Tôn giả Đại Ca-diếp hoan hỷ cho. Tôi không hề thiếu sót giới, không có tà kiến cũng không có hoại nghiệp, hay mất hạnh hoặc phạm chúng.
Hiền giả Ca-diếp bảo:
-Chỉ có thầy là người gần gũi hầu hạ Như Lai tôn kính, không có thiếu sót giới, đâu có gì lạ. Lại thầy bảo rằng: “Tôi không phạm điều chi”. Thầy hãy đứng dậy lấy chứng Xá-lặc đem lại đây, ta sẽ kể cho thầy biết tội lỗi trước sau.
Khi Hiền giả Đại Ca-diếp vừa có ý đó, thì cả tam thiên thế giới, hiền sáu tượng chấn động. Trăm ngàn hàng trời, người ở giữa hư không cất tiếng lớn:
-Oán thay Đại Ca-diếp này, sao lại nói lời như thế!
Bấy giờ, Hiền giả Ca-diếp bảo hiền giả A-nan rằng:
-Nhân giả vì sao bảo là không hề phạm điều chi? Vậy vì sao lại cầu Phật cho người nữ xuất gia làm Sa-môn?
A-nan đáp:
-Thưa hiền giả Đại Ca-diếp! Khi từ mẫu của Đức Thế Tôn lâm chung thì bà Ma-ha-ma-gia Cù-đàm-di phải hết sức cực khổ nuôi dưỡng cung phụng Đức Thế Tôn, nuôi Bồ-tát lúc còn bú cho đến lớn. Vì muốn đền đáp ân ấy nên cầu xin cho làm Sa-môn. Vì nghĩ thương tình thân tộc nên muốn khiến được độ mà cầu Phật cho làm Sa-môn. Lại nghe chư Phật bình đẳng giác ở quá khứ có bốn bộ chúng. Tôi nghĩ giáo pháp hóa độ của Thế Tôn cũng không thể giảm ít số chúng ấy, nên xin Phật cho họ làm Sa-môn.
-Hiền giả Ca-diếp nói:
-Này A-nan! Việc đó không đủ để đền ân báo hiếu. Vì cúng dường Pháp thân của Như Lai thì dùng đức. Nếu khiến người nữ làm Sa-môn thì cũng như gầy nên ruộng lúa, trời mưa đá to thì khiến hư lúa. Chánh pháp của Phật vốn phải tồn tại lâu dài nhưng, nay vì cho người nữ xuất gia làm Sa-môn nên chỉ trụ còn một ngàn năm thôi. Lại nữa, này A-nan! Thầy nói: Tôi vì nghĩ thương tình thân tộc mà cầu xin Phật cho làm Sa-môn, thì điều đó không đúng pháp Sa-môn, vì có sự suy nghĩ đến ân tình thân tộc. Lại, này A-nan thấy bảo rằng chư bình đẳng giác đều ở quá khứ có đủ bốn bộ chúng nên cầu xin cho họ làm Sa-môn. thì lúc đó người đời về tính dâm, nộ, si rất ít, lại không có các kết, phược, ý ưa thích chỗ yên vắng, tâm không lỗi lầm đâu thể so sánh với người thời nay được? Đó là một lỗi, là lỗi thấp nhất. Lại nữa A-nan, thầy còn có lỗi. Như Đức Thế Tôn có nói: “Ai luôn tinh tấn sẽ được bốn thứ Thần túc, liền có thể tự tại mà sống lâu cả một kiếp, hơn một kiếp, lúc đó vì sao thầy không cầu xin Thế Tôn thương xót, mà để cho cả thế gian đều bị thiệt thòi.
Hiền giả A-nan đáp:
-Thưa Tôn giả! Lúc đó ma Ba-tuần quấy rối ý tôi nên tôi không cầu xin Phật thương xót được.
Hiền giả Ca-diếp bảo:
-Đó là một lỗi lớn. Sao bảo được rằng hầu cận Đấng Vô Dục thì phải hàng phục sức ma, cớ sao lại nghe theo lời ma xúi bảo, đó là hai lỗi. Này A-nan thầy lại không biết lỗi nên thầy lại có lỗi. Lại khi Đức Thế Tôn quở trách thầy, thì lúc hờn giận thầy lại đi nói với người khác, phạm ngày chỗ người khác là lỗi. Lại thầy còn có lỗi, là thầy đã dùng chân dẫm lên do tơ vàng dệt thành của Đức Thế Tôn, đó là bốn lỗi. Này A-nan thầy lại có lỗi là lúc Đức Thế Tôn gần nhập Niết-bàn khi sắp đến rừng Song thọ, ngài cần có nước uống mà thầy không cho, đó là năm lỗi. Lại nữa, khi Đức Thế Tôn nói về các cấm giới nhỏ nhặt tùy thuận thầy cũng không nhớ nghĩ đến người đời sau mà phân biệt hỏi, đó là sáu tội. Thầy lại đem việc âm mã tàng của Thế Tôn mà khoe nói cùng mọi người, đó là bảy. Này A-nan lại có tội. Vì sao thầy lại cho các người nữ biết Tử ma kim sắc của Đức Thế Tôn khiến họ khóc lóc rơi lệ nhơ cả chân Phật, đó là tám lỗi. Này A-nan lại có tội, trong chúng hội này không có ai còn dâm, nộ, mà riêng thầy còn có ba lỗi ấy. Thầy chỉ mới đương là kẻ học thành đạo, các hóa chúng đều đã được chứng quả mà thầy thì chưa chứng, đó là chín lỗi. Vậy thầy nên đứng dậy ra khỏi đại hội, chúng tôi không thể cùng thầy kết tập kinh được!
Hiền giả A-nan nhìn khắp bốn tòa, buồn thương than thở, vì sao đến nỗi này. Đau khổ thế này ta lìa xa Đức Như lai không còn ai cứu giúp. A-nan thấy cả trời đất đều tối đen! Lại Hiền giả Ca-diếp nói Thế Tôn sắp diệt độ có bảo thầy: “Thầy chớ buồn khóc, chớ làm phiền lụy đến ta”. A nan nghĩ Thầy Ca-diếp nay gặp lỗi nhỏ mà không tha thứ cho nhau. “Mong nhân giả Ca-diếp hoan hỷ khoan dung từ nay về sau không dám phạm lỗi nữa”. Khi ấy Tôn giả Ca-diếp bảo A-nan rằng:
-Thầy chớ khóc lóc, công đức của nhân giả đã khắp đủ, chúng tôi phải theo đúng lời nói trong pháp hội, không thể chối bỏ nguyên tắc được. Thầy A-nan hãy đứng dậy, chúng tôi không thể cùng thầy kiết tập kinh được.
Khi đó Hiền giả A-na-luật nói với ngài Đại Ca-diếp rằng:
-Vì sao chúng ta lại nghịch bỏ nhau, A-nan là thị giả của Phật nghe nhiều, là kho tổng trì cất chứa các pháp cần yếu, đó phải là người thứ ba sau Phật kết tập các yếu kinh chứ!
Tôn giả Ca-diếp nói rằng:
-Chúng tôi không thể cùng A-nan là kẻ mới học cùng kết tập các pháp yếu kinh nghĩa, thầy A-nan hãy đứng dậy và đi ra, chúng tôi chỉ cùng các vị đã chứng quả A-la-hán kết tập kinh mà thôi.
Bấy giờ, A-nan đau khổ đứng dậy, ngoái nhìn khắp các Tỳ-kheo buồn bã bước ra. ngay đêm ấy, khi đang khoác y Kỳ-chi thì khai ngộ dứt hết tất cả kết chứng quả A-la-hán, đạt tam minh đắc đại thần thông. Các chúng A-la-hán vô số trăm ngàn cùng hội họp ngày khác Như khi A-tu-luân không còn che mặt trăng, ánh trăng chiếu sáng khắp thế gian. Ngài A-nan bấy giờ, tâm rất vui mừng, vì đã thoát hết các lỗi lâm, việc làm đã làm ngày. Tôn giả Ca-diếp bảo rằng:
-Tốt lắm, tốt lắm! Thầy A-nan đã ngang hàng với chúng tôi, chúng tôi rất mừng! Đều mà Đức Thế Tôn bảo là “lụy” thì nay thầy đã vượt thoát rồi vậy. Như thế theo thứ lớp được dứt hết các lậu. Lại này thầy A-nan, Đức Phật Thế Tôn đã nói pháp Nhãn nhờ ân nhân giả đã nghe nhiều và nhớ kỹ các pháp, nay cần lập các pháp này thành vĩnh viễn.
Khi đó nói tụng rằng:
Phật Thế Tôn ở đời
Đã đến chỗ cao nhất
Đều cũng như mọi người
Đạo thuật vẫn không mất
Cho nên vị cam lồ
Đều khắp đến người hiền
Dù Phật nhập diệt định
Vẫn giáo hóa mọi người.
Bấy giờ, các bậc kỳ lão bảo A-nan rằng:
-Thầy nên ở đây kết tập các kinh điển và giới luật mà thầy hiểu biết.
Cả vô số trăm ngàn vị trong chúng hội đồng bảo A-nan như thế, rồi đều cung kính nghĩ nhớ pháp rộng sâu đầy đủ, khắp nhìn các Tỳkheo nghĩ nhớ các công đức Phật thật là vô hạn. Do đó nói tụng rằng:
Thắng chúng Tỳ-kheo này
Vì trái lìa Phật đức
Không còn oai sáng rỡ
Như ngày không mặt trời.
Khi đó Hiền giả A-nan liền nhìn tòa Sư tử đang được vô số chúng Tỳ-kheo vây quanh như Sư tử chúa giữa bầy Sư tử, A-nan an tọa ngồi Nhân giả Đại Ca-diếp liền nói tụng rằng:
Mong đại trí giảng nói
Bậc An Trụ hãy nói
Ở đâu những quyển kinh
Thế Tôn nói đầu tiên.
Ngài Ca-diếp vừa nói với A-nan kệ tụng ấy thì tâm ý A-nan liền được Phật giác nhớ hết các kinh đạo, không hề run sợ cũng, không dao động, không chút nghi ngờ liền hướng nhìn về nơi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, nhất tâm chắp tay cất tiếng đọc tụng rằng:
Nghe như vầy, một thời
Phật đến Ba-la-nại
Vườn nai tiên nhân nói
Kinh pháp luân đầy đủ.
Toàn chúng tôn quý đều khuyến khích tán trợ, trên tòa Sư tử ngài giống y như Đức Thế Tôn lần thứ nhất giảng pháp. “Nghe như vầy, một thuở nọ” là tùy ở chỗ nào, nghe được kinh gì của Đức Thế Tôn nói… đều tụng đọc lại hết. Khi ấy tất cả chúng La-hán nghe lời ấy rồi liền rời tòa ngồi xuống đất, nghĩ rằng: “Chao ôi, sức mạnh của vô thường. Chúng ta mới vừa thấy Đức Thế Tôn nói pháp hôm nào đây mà hôm nay lại nghe bảo “nghe như vầy”. Khi đó toàn thể chân nhân nói bài tụng rằng:
Ôi ba cõi thoáng nhanh
Như ánh trăng trong nước
Chỉ như trò ảo thuật
Rỗng xốp như chuối cây
Ba cõi không bạn bè
Công đức rất thanh tịnh
Phật cũng còn mạng chung
Nhanh như gió đổi chiều.
Bấy giờ, Hiền giả Đại Ca-diếp thoáng chốc nghe được ý thiền liền than rằng: “Than ôi, rốt cuộc rồi tất cả đều không thoát khỏi”. Bèn nói tụng rằng:
Không tha kẻ vô trí
Hữu trí cũng không từ
Kẻ thoát hay chưa độ
Không ai không mạng tận
Chú thuật không cứu được
Chửi rủa cũng không khỏi
Thế gian ai cũng chết
Như nước biển đều mặn.
Bấy giờ Đại Ca-diếp nghe A-nan nói lời ấy ngày, liền ân cần nhận đó là kinh Chuyển Pháp Luân, liền hỏi năm vị Tỳ-kheo A-nhãcâu-lân:
-Quý thầy có nghe đúng những lời như thế chăng?
Quý thầy liền đáp:
-Thưa vâng, đúng như thế!
Sau đó liền so sánh từng loại mà kết tập chánh kinh tạng, kết tập luật tạng, kết tập chư pháp tạng. Khi kết tập kinh thì chư Thiên cùng tụ hội giữa hư không cất tiếng khen rằng:
Chúng sinh được A-nan
Chỉ rõ các giáo, luật
Kết tập chánh pháp kinh
Do thương xót mọi người
Nên chuyên kết tập hạnh
Khéo dẫn của thích ca
Vị lai và hiện tại
Đều được Đệ nhất định.
Đó khi kết tập ngày các chánh kinh, giới luật và các pháp giải rồi, Tôn giả Đại Ca-diếp liền nói tụng:
Vì thương xót loài người
Lập nên kinh các quyển
Kết tập lời Phật dạy
Nhiều không hạn lượng
Diệt tà kiếnthế gian tà kiến
Và các niệm tâm tối
Đã mất ánh sáng rồi
Đốt đèn trong đêm tối.