CA ĐINH TỲ-KHEO THUYẾT ĐƯƠNG LAI BIẾN KINH

Theo Bản chép ở đời Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Lúc bấy giờ, thầy Tỳ-kheo Ca Đinh bảo chúng hội rằng:

– Quý thầy hãy lắng nghe! Lời nói của tôi hôm nay như lời Đức Phật đã nói không sai trái, nhầm lẩn. Ở đời tương lai sẽ có nhiều tai biến rất đáng sợ. Nếu quý thầy muốn biết tôi xin kể rõ các việc đáng sợ ấy, chỉ cốt để quý thầy càng thêm tinh tấn trong sự nghiệp tu hành. Tôi nhờ ân Phật nay được an ổn. Quý thầy là người xuất gia cần nên tuân lời Phật dạy, tuổi thọ con người chừng một trăm năm. Nhưng ít kẻ sống lâu hơn, phần lớn đều dưới trăm tuổi. Ở đời tương lai các pháp ác sẽ hưng thịnh, Tỳ-kheo xấu ác xuât hiện phá hoại Phật pháp. Vì khi chánh pháp sắp diệt thì tâm ý người thường bạc nhược, không có ý chí. toàn ôm lòng ganh ghét, chê bai chống báng nhau. Đắm mê văn chương chữ nghĩa, chỉ gần gũi với giấy mực để soi tự sai sáng cho đó là trên hết. Như có Tỳ-kheo được thầy truyền cho những lời đọc tụng thuộc lòng, do thông minh lanh lợi phân biệt rõ nghĩa lý, câu chữ rồi vì người khác mà chia ra các bộ, để giảng thuyết… Do đó lại càng khinh mạn, cả hai đám học giả này cùng tranh cãi nhau. Đều mà tôi nói cũng là đều mà cùng quý thầy nói không phải vì ham lợi lộc tiền của chi mà trái nhau.

Người ngu si không hiều ý kinh giải thích nghĩa lý ngược ngạo. Kẻ nói trái nghịch mà người nghe cũng ngược ngạo. Lời nói không đúng kinh kệ sai lầm, sở học ít ỏi cạn cợt chỉ luôn kiêu mạn khinh miệt người khác. Ở đời tương loại người như thế càng ngày càng rất nhiều. Khinh chê sư trưởng, không chịu hầu hạ phụng thờ. Cho rằng lời của Tam sư là hư đối thì lời nói của mình là chân thật, còn không xuống hàng Đám Tỳ-kheo này ham thích mặc đồ thế tục, bắt chước học theo việc làm của kẻ thế gian, không thích chốn yên vắng, trái lại chốn ồn ào rối rấm nhân gian thì luôn ham hố luyến tiếc không thể rời bỏ. Tuy ở nhân gian có dựng chùa, xây tháp nhưng lại càng sinh ganh ghét nhau. Các Tỳkheo bốn phương đi ngang qua xin tạm trú thì phải báo trình chủ chùa mới được nghỉ nhờ. Tuy cho ở nhưng lòng giận ghét không vui, khi họ đi hết rồi thì mới mừng rỡ. Ngay trong một chùa, các Tỳ-kheo còn ganh ghét lẫn nhau, ganh vì tiền tài hoặc nhan sắc, hoặc vì sự cúng dường hoặc vì dòng dõi, hoặc ganh vì kinh pháp bí mật không truyền. đeo đuổi giao tiếp với kẻ giàu sang, có quyền thế. Tâm ý luôn bại hoại làm tan nát Phật pháp. Tích chứa tiền bạc kẻ hầu người hạ và nuôi lục súc. Sửa sang vườn rừng cho là việc trên hết. Trong ngoài đều biến đổi, đó chỉ là kẻ gượng cạo đầu mặc áo ca-sa mà thôi. Ngày đêm chỉ ân cần toan tính việc quyền hành. Với các quan chức, sứ giả và kẻ có quyền thế trong nước thì theo đuổi phụng sự như hàng tôi tớ. Còn bổn đạo thí chủ vì tôn kính Tam bảo mà phải giảm bớt phần sự ăn mặc của vợ con, để xây chùa dựng tháp cất Tăng phòng và cúng đầy đủ các thứ như ngọa cụ và ăn mặc. Lại còn sợ thiếu nên lấy ngọc ngà châu báu của gia đình đặt ngày trong tháp Sa-môn ở đeo đuổi giao du với quan lớn. Vì muốn được họ kính trọng bèn lấy của thí chủ để trong tháp dâng lên quan trên. Quan lớn vì ham tiền không cần biết gốc ngọn, chỉ biết tiền càng nhiều càng tốt. Do tội tham lam và ganh ghét đó nên chết rồi phải bị đọa ngày địa ngục. Còn thầy Tỳ-kheo vì ham mê danh lợi, lấy của Tam bảo dối trá làm việc ân huệ, do tội đó chết cũng đọa ngày địa ngục.

Hoặc có Tỳ-kheo đã phạm nhiều tội ác bèn lấy tiền của Tam bảo đem lo lót đáp tạ người khác để được thả ra. Hoặc có Tỳ-kheo cùng người thế gian tham của Tam bảo cướp lấy, sợ bị tội nặng nên trốn đi. Bọn này tất cả đều bị đọa địa ngục.

Hoặc làm Pháp sư hoặc thầy trì luật hoặc người thông suốt bốn bộ A-hàm, đều cùng với kẻ thế gian có quyền thế kết làm bạn thân. Ngồi giường ghế thế gian thầm lén bàn việc lành dữ tốt xấu của người khác, nương nhờ người thế gian, ỷ cậy quyền thế, ai không vừa ý thì liền mưu hại Nếu vì người nói pháp thì lấy tà làm chánh, lấy chánh làm tà. Kẻ làm hạnh như thế gọi là những phần tử phi pháp trong thiên hạ.

Phật có ba tạng kinh, kẻ làm thầy mà lại tiếc không truyền trao, không dạy cho đệ tử. Vì sao? Vì e đệ tử biết thì sẽ ngang hàng mình rồi khinh mạn với thầy nên giữ bí mật. Còn kẻ làm đệ tử làm sao được gọi là kẻ xuất gia, không có học thức thì tất là rỗng tuếch trống không, đến nỗi khiến đệ tử ôm lòng giận ghét khinh mạn. Đối với thầy không còn giữ lễ trên dưới nói lời thô bỉ nông nổi. Bọn Tỳ-kheo này càng gây nhiều ác hạnh nên bọn ma và đám quyền thuộc được dịp hoành hành xô đẩy ngày chốn ác, lại tự khoe khoang có ai bằng ta đâu! Tâm ý càng thêm ác, ba độc phát tát mảnh liệt, không thể tự ngăn được. Ham lợi lộc cúng dường, thâu cướp của cúng thí, không kể tội phước, tiền càng nhiều là tốt. Vì lợi dưỡng cúng dường mà cùng tranh giành cãi vã nhau. Mình mặc pháp phục mà lòng không giữ đúng giới hạnh, ra ngày tới lui không thuận giáo pháp, ỏng ẹo soi gương, mê đắm sắc dục còn hơn kẻ phàm tục. Chúa đều xấu bỏ đều tốt, hoặc bỏ ra số tiền lớn để kinh doanh trục lợi. Các pháp hạnh Tỳ-kheo thì bỏ hết không làm. Khi có được chút lợi nhuận thì rất mừng rỡ. Tỳ-kheo tụ họp để tọa thiền học tập thì không chịu đựng nổi mà tìm cớ lánh xa. Ham cầu tiền tài lợi nhuận. Đi khắp bốn phương mà tìm cầu, không biết mệt mỏi. Dối lừa trăm họ không hề biết chán đủ. Nếu chùa tháp nào có Tăng phòng ngọa cụ dồi dào thì tranh nhau bu ngày. Bên ngoài giả dạng trì giới nhưng bên trong thì lòng dạ rất gian phi. Thấy được người cung kính, dần dần tối ngày đeo đuổi theo bọn thế gian, phụng sự cung cấp cho họ và mừng vui kính chuộng. Lại và khen ngợi rằng Tỳ-kheo này giới hạnh thanh tịnh thuần Lược họ, không biết bên trong đó là kẻ chuyên việc dối trá lừa gạt. Nuôi nhiều đệ tử Sa-di nhỏ và tôi tớ. Câu xin khắp nơi cầu xin chứa nhóm không biết đủ. Rồi nói ta là kẻ trì giới, lúc tuổi hảy còn nhỏ nhưng hành động tùy tiện giới pháp ngày càng biếng trễ, lại không tin tội phước. Nói năng hung dữ, thích giao du với các bạn rượu và gái dâm đảng. Hoặc ra ngày nhà quan lớn để cầu no đủ. hoặc gia nhập ngày các phe nhóm, hoặc thích làm việc, trăm thứ sinh hoạt để mưu sinh. Hoặc bàn bạc việc vua quan chính trị tốt xấu, hoặc nói việc quân sự đấu tranh thắng bại, hoặc bàn chuyện trộm cướp, chuyện ăn uống, hoặc chuyện tình dục phụ nữ. ngày đêm nói chuyện thế gian bậy bạ. Minh sư bạn lành không chịu gần gũi, trái lại đi kết thân với bọn chuyên giết mổ đâm chém, cờ bạc rượu chè trộm cướp, buôn bán tà dâm, uống rượu say sưa, tâm dần dần dính nhiễm, làm theo việc làm của họ. Hoặc siêng năng lo việc nhà, hoặc bị kẻ thế gian sai chạy đôn đáo bất kể xa gần. Như bọn người này không biết chánh pháp mà cho làm Sa-môn thì gọi là bọn phá hoại pháp Phật.

Chính mình đã không hiếu kính cha mẹ và các bậc tôn túc Trưởng lão. Nếu thấy Tỳ-kheo trì giới nào thanh cao phạm chí thì mắng chửi làm nhục không chút từ tâm. Giết hại nhiều sinh mạng cướp giật tiền vật báu của người khác. Tư thông với phụ nữ, luôn miệng nói dối, ở trong chốn khuê môn làm việc dâm loàn bất kể trên dưới. Hoặc đối với Tỳ-kheo-ni tịnh Lược, nổi lên dâm ý đeo đuổi theo mãi để phá hủy giới hạnh của họ. Như bọn này ở thế gian sẽ bị phép vua trói cột, giam nhốt ngày ngục, dùng năm hình phạt độc hại mà trị tội. Nơi nào có vua quan nhân dân phạm tội ác thì thời tiếc gió mưa không đúng lúc, lúa thóc mất mùa, nhân dân cùng khốn, trộm cướp nổi lên cùng khắp, binh đao loạn lạc, muôn dân trốn chạy tứ tán, năm họ lìa tan, xóm làng trống vắng. Lúc đó người đời khốn cùng không có cơm ăn áo mặc. Để lánh khổ nạn ở đời nên tranh nhau làm Sa-môn. Làm Sa-môn rồi lại đi phá hoại Phật pháp. Khinh mãn kẻ trên người dưới, nhóm họp nhau bọn hung ác, cùng ý hợp chí đồng mà lập thành bè đảng bạn hữu, rồi ca tụng khen ngợi nhau: Thầy này giới hạnh thanh tịnh, thầy kia tu hạnh thiền định, nhân dân nghe thấy tưởng là đúng thật. Khi có bổn đạo thí chủ mời đến thuyết pháp thì nằm dài mình trần trùng trục không nhận lời. Nếu nghe chia đồ vật cúng thí liền giành giật nhau, đòi hỏi các thứ cúng dường y phục, ăn uống không biết nhàm chán. Nuôi nhiều đệ tử mà không dạy dỗ, không khuyên răn bằng các chánh giới của Phật nên các đệ tử không hề hiểu biết giới hạnh, các pháp tu tật thiền định Còn những kẻ làm thầy thì chuyên tu tập luận bàn các việc thế tục phi pháp coi đó là sự nghiệp chính đáng. Như đám người này nhận của cúng dường của người khác thì người bố thí được ít phước mà người thọ nhận bị nhiều tai ương. Nếu có bốn chúng đệ tử hội họp nói kinh thì không thích nghe. Nếu có kẻ bạch y đến nghe kinh thì tranh nhau nghênh đón, cung phụng đủ mọi sự cần thiết không dám trái ý họ. Nếu khi nghe nói cấm giới thì cùng nhau tranh cãi, cho đến nửa đêm thì nói mọi người mệt mỏi. Chỉ nói bốn việc như luận thì tranh cãi thì không hề biết mệt. Còn khi đọc tịnh giới, giảng kinh nói pháp lại không muốn nghe.

Các Tỳ-kheo ở tương lai, những kẻ muốn phá rối đạo pháp tranh nhau cất chùa xây tháp khắp mọi nơi. Đến ngày rằm nói giới Bố tát thì tuy cùng hội họp nhưng toàn là tranh cãi, không hề nói giới, giảng pháp. Các hàng trời người thấy tăng tụ họp thì muốn đến nghe pháp nhưng chỉ nghe toàn tranh cãi nhau nên cùng bảo rằng: Chúng ta vì muốn nghe pháp mà đến đây, không ngờ lại nghe toàn tranh cãi nhau thì tìm được gì ở đây, nên lòng không vui buồn chán bỏ đi, tự nghĩ không bao lâu nữa Phật pháp sẽ bị diệt mất. Các Trời, Rồng, Thần và các quỷ Dạ-xoa cùng các Thiện thần đều buồn lo, không còn ủng hộ Phật pháp, chúng Tăng nữa. Khiến các ác quỷ hút máu làm cho mang nhiều bệnh, sắc suy lực yếu, hình thể mặt mày tiều tụy không còn oai đức, đều do việc đó cả.

Nếu có Tỳ-kheo bệnh hoạn thì không trông nom săn sóc, luôn sợ sệt ghét bỏ muốn cho mau chết. Khi ấy Tỳ-kheo bệnh không có người trông nom săn sóc nên phải bỏ mạng. Khi Phật pháp muốn diệt thì cả Tỳ-kheo và Cư sĩ đều tham lam keo kiệt, lo chứa nhóm tiền của không chịu bố thí, chỉ muốn có nhiều. Như bọn ma ma đế không tin tội phước, không kể trên dưới, không phân biệt Tam bảo, tiền của dùng một cách vô đạo. Hoặc cùng phụ nữ hoặc cùng kẻ bạch y ăn ở chung đụng tạp nhạp, uống rượu ca múa, chơi đùa giỡn cợt với nhau; không khác gì kẻ phàm tục, lại càng ganh ghét nhau. Vì dính ngày những chuyện như thế nên tiền của tiêu hao vì sự nghiệp không phát đạt tốt đẹp. Bọn Tỳ-kheo này vì dâm dục nên thích châu nhà mà không cho là khổ. Thích giao kết tình thân cùng các gái trẻ. Vì sao? Vì các gái trẻ tâm ý rất sâu nặng, thuở đầu tiên cùng chàng trai nào yêu mến nhau thì rất khó quên, hoặc cùng sinh hoạt chung với gái dâm đảng hoặc ở chung nhà với Tỳ-kheoni. Nếu có Tỳ-kheo nào nuôi chứa người khác thì đi xin ăn để không nuôi sống. Thi các Tỳ-kheo phá giới đều cùng thù ghét, họ không muốn thấy mặt, rồi bảo với các thí chủ rằng: Thầy Tỳ-kheo đó bên trong dua nịnh, bên ngoài làm bộ trì giới không đáng nhận của bố thí. Ở đời này nếu có những Tỳ-kheo phạm giới thì mọi người đều ghét ở đời tương lai thấy những Tỳ-kheo trì giới thanh tịnh thì cũng bị ghét. thì ở đời tương lai nếu có các Tỳ-kheo trì giới và thiền định thì cũng sợ người thấy biết. Sở dĩ như thế là vì ở đời tương lai ghét kẻ trì giới.

Các Tỳ-kheo ở tương lai chỉ biết ham hố lợi lộc mà không biết xấu hổ. Với bọn người này thì kẻ ngu thời đó hết sức cung kính, còn thấy kẻ thật sự trì giới lại khinh chê. Tất cả những vật đều là thật, bền chắc nhưng vì con người không biết dùng nên đều tiêu mất. Phật pháp cũng thế. Do cớ đó nên chánh pháp sẽ mất dần. Và vì không kính thờ nên khiến pháp phải mất hết. Cũng như thuyền lớn mà chở quá nhiều tất phải chìm. Ở đời tương lai có rất nhiều Tỳ-kheo ham mê vật cúng dường nên khiến chánh pháp hoại mất. Nếu có Tỳ-kheo phụng trì giới luật thì chánh pháp sẽ trụ lâu dài. Cũng như Sư tử chúa tuy chết nằm trên đất nhưng loài chim thú không dám đến gần. Trong khoảng tuần nhật sau thì trong thân sinh các loài trùng trở lại ăn thịt hủy hoại thân hình. Đức Phật tuy đã nhập Niết-bàn nhưng chánh pháp vẫn còn tiếp tục tồn tại. Bọn phạm ma Thánh chúng và tất cả tà đạo đều không thể phá hoại Phật pháp được. Nhưng ở đời tương lai sẽ có hạng người Vô hạnh, len lỏi xâm nhập ngày Phật pháp xin làm Sa-môn mà phá hoại Phật pháp, lại càng khinh chê chống báng nhau. Kẻ học ba tạng đổi sang ganh ghét nhau. Vì ganh ghét nên Phật pháp càng diệt nhanh. Nay muốn hộ trì Phật pháp thì cần phải trừ bỏ kiêu mạn và ganh ghét. Các Tỳ-kheo ở tương lai ganh ghét Phật pháp, khác nào loài heo ở chung chuồng không tự biết hôi thối và xông xáo nhiều chỗ như lừa, ngựa không cương. Không ngó ngàng giới cấm, suốt ngày rượu thịt no say, cùng kết bạn thân bất kể thời tiết hoặc đục tường khoét vách trộm cướp tiền của người khác. Hoặc cho người gởi đồ vật thì nếu làm sáng tỏ tráo đổi, thì bị đánh đòn, sửa đổi giấy tờ giao kèo để được nhiều lợi. Nếu khi chư Tăng có nhân duyên nhóm họp thì bọn hạ tọa trách mắng thượng tọa. Các thượng tọa im lặng buồn bã rút lui. Bấy giờ, đám hạ tọa không dùng lễ giáo để tự kiềm chế. Còn người đáng làm thầy họ thì lại không chấp nhận họ. Khi Tỳ-kheo có các sự đấu tranh như thế thì là pháp sắp diệt mất. Lúc đó thiên hạ náo động không nơi nào được an ổn. Vua chúa tăng nhiều sưu dịch vẫn không thấy đủ. Trộm cướp cùng nổi lên cướp đoạt tiền của của nhân dân chuyển nhập ngày kho vua. Vua được tiền, bèn ban chức giặc cướp; chính trị thối nát, giết nhau một cách vô cớ. Nhân dân cùng khổ, gian xảo càng sanh. Khắp thiên hạ hạn hán, mưa gió bất thường. Lúa thóc ít ỏi đói kém, quý hiếm. Nhà vua gom mua đem xuất khẩu. Kẻ nông dân làm đủ mọi thứ lại thu nhập ít ỏi, suốt ngày đêm cần khổ mà chẳng đủ no. Những thứ không dùng đều phải nộp lên quan cả. Dân chúng không nghĩ đến việc sống còn. Lúc đó các Tỳ-kheo cũng làm ruộng hoặc ra buôn bán ở khắp nơi. Làm đủ mọi công việc công hoặc tư không khác gì kẻ tục. Khổ lắm thay!

Ở đời tương lai có ba vị vua xuất hiện để phá hoại thiên hạ. Một vị tên Gia-lai-na, ở gần phía Nam nước trung ương. Lại có một vị khác xuất hiện ở miền Bắc nước tấn. Và một vị nữa tên là triện Thu. Khi Phật pháp sắp diệt thì cả ba vua này cùng xuất hiện, cùng phá hoại đất nước giết hại nhân dân, phá sập chùa tháp, vườn tược, khinh thường Sa-môn, dùng năm cực hình để khảo tra. Kéo binh lính đến nước Thiên Trúc, phá hoại đất đai, tàn hại tất cả. Bấy giờ vị vua ở nước trung ương lại hưng binh phá hoại nước tấn. Quan quân, dân chúng lại trở về nước cũ. Lúc đó các Sa-môn nước tấn bị quan quân bức hiếp, có vị chết, có vị phải hoàn tục, có nhiều vị phải chạy trốn tứ tán đi về nước Thiên Trúc, có người đến nơi, có kẻ không đến được. Hoặc có vị vì bị mù điếc què quặt già bệnh ốm yếu nên không thể đi được thì đều bị quan quân giết chết.

Khi ấy vị vua ở nước trung ương lại cung kính Phật, Pháp, Tăng và bố thí cho tất cả, thấy những kẻ phạm giới thì quở trách khuyên can. Lúc đó có vị Tỳ-kheo thượng tọa tên là Thy Y Cừu thông suốt ba tạng, nói pháp cho vua nghe, vua rất hoan hỷ liền cho mời chúng Tăng nước Câu-thiểm-di, mở hội ban-xà-vu-sắc cho mời hết tất cả đệ tử của Đức Thích-ca ở cõi Diêm-phù-đề, cùng đến hội họp. Lúc đó có cả trăm ngàn Tỳ-kheo ở trong đại hội sau cùng. Đại hội ngày thì Phật pháp sẽ diệt mất, không còn hội họp nữa, nên gọi là Đại hội sau cùng. Bây giờ, trong đại hội lại chuyển thành cuộc hỏi thăm nhau: Các vị Hòa thượng và A-xà-lê này, ai đã độ cho quý vị? Các vị đều đáp: Các thầy chúng tôi, có kẻ chết ở dọc đường, kẻ thì bị giặc giết chết, kẻ thì vì bệnh hoạn ốm yếu không thể có mặt ở đây được… Những kẻ đến được nghe nói đều cùng đau đớn cất tiếng than thở khóc lóc. Lúc đó đúng đêm rằm, trời lại mưa to gió dữ, nên trong lúc nói hai trăm năm mươi giới thì có người nghe được có người lại không nghe được, nên bấy giờ, các thầy bèn quay sang lớn tiếng tranh cãi nhau. Có vị Tỳ-kheo Thượng tọa khuyên bảo rằng:

-Quý thầy nên nói thật khẽ, quý vị nên theo đúng pháp không nên nói chuyện bậy bạ. Tôi dùng pháp Tỳ-kheo sẽ giải rõ ý của các thầy. Nay tất cả đệ tử của Đức Thích-ca ở cõi Diêm-phù-đề đã tựu họp hết về đây, đây là buổi đại hội cuối cùng. Nay những điều tôi đã học không cần phải học nữa. Mong quý vị yên lặng nghe lời tôi nói.

Lúc đó có vị Tỳ-kheo thông minh trí huệ thâm nhập thiền định bảo mọi người rằng:

-Việc nhập thiền định của tôi đã đầy đủ. Nay cả trăm ngàn Tỳkheo trong đại hội này nếu ai muốn nghe giới pháp để thọ trì tu hành thì ta sẽ nói cho quý vị. Mong tất cả Thích tử hãy im lặng lắng nghe.

Bấy giờ có thầy Tỳ-kheo tên là Tu-đà-lưu (nhà Tấn dịch là Thiện), đã chứng được La-hán liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay chí tâm kính lễ dưới chân vị thượng tọa rồi cất tiếng Sư tử hống bảo rằng:

-Tôi muốn nói kinh xin ngồi im chớ nên ồn ào. Những điều trong kinh nói tôi đều đã học không có gì lầm lẫn, nghi ngờ cả, đúng y như lời Phật nói.

Khi đó có vị đệ tử Thượng tọa tên là Thượng Đầu cũng là bậc thượng túc nhưng rất hung ác, liền đứng dậy bảo thầy Tu-đà-lưu rằng:

-Ông mà biết gì không hiểu những kinh pháp giới luật thượng tọa muốn nói mà ông giành cùng nói.

Lúc đó Thượng Đầu lấy cây gậy sắt đập chết thầy Tu-đà-lưu.

Nhưng thầy này đã thoát sinh tử, tâm luôn trì giới Tỳ-kheo, nên yên lặng đứng dậy bỏ đi. Khi ấy có quỷ Dạ-xoa tin Phật lại dùng cây gậy sắt đập chết Tỳ-kheo Thượng Đầu. Ngay lúc đó đất trời chấn động sáu. Ở cách giữa hư không tự nhiên có tiếng kêu oán giận dữ, cả bốn hướng mưa lớn ầm ầm đổ xuống, cả bốn phương khí độc xông lên đầy cả hư không, sấm sét rền vang khắp chốn.

Khi ấy tất cả chúng sinh thấy tai biến quái lạ nhìn nhau khóc than bảo nhau rằng:

-Hôm nay là ngày cuối cùng Phật pháp đã đến lúc tận diệt!

Trên đến chư thiên ở hai mươi tám tầng trời Vô sắc cùng các Rồng, A-tu-luân đầy giữa không trung cất tiếng khóc lớn, nhào lăn xuống đất. Lại có các quỷ La-sát kỉnh pháp, các quỷ Dạ-xoa thờ Phật đều gieo mình xuống đất, cùng bảo rằng:

-Từ nay trở đi thiên hạ không còn nghe được tiếng hai trăm năm mươi giới, Tỳ-kheo không còn giữ giới nữa. Thiên hạ côi cút, chúng sinh nhanh chóng mất đi cặp mắt sáng. Làm thế nào thiên hạ tồn tại lâu dài được, vì nhân dân giết nhau vô cớ, cũng như loài thú hoang. pháp hạnh đã rơi, trống pháp đã lủng, cửa Cam lồ đã đóng. Các Pháp sư giảng kinh đã chết hết. Đuốc pháp đã tắt, pháp luân đã nghiêng đổ, mười hai bộ kinh đã tan tành. Pháp luân đã gãy, nước pháp ngừng chay, biển pháp cạn khô, núi pháp sụp lở. Trong các hang động núi non không còn các Tỳ-kheo tinh tấn tọa thiền nữa. Các trời và các Thiện thần thấy các hang động trống vắng không còn kính thờ. Tất cả sẽ tự đánh nhau, nhân dân mù đui không còn chánh pháp để vâng làm.

Bấy giờ các ma đều rất vui mừng, cùng lấy y phục đẹp quý mặc ngày. Phật pháp đã diệt thì tà pháp chúng ta mới được hưng thịnh, lại cùng nhau nô nức ăn mừng.

Thầy Tỳ-kheo Ca Đinh bảo các đệ tử:

-Các biến động xấu ở đời tương lai là như thế. Hôm nay Phật pháp hãy còn đây, quý thầy cần nên siêng năng tu hành. Chánh pháp của Phật như đầm cỏ sâu rộng, chúng sinh ngưỡng mộ sẽ không bao giờ thiếu thốn. Nếu đầm cỏ khô cạn thì chúng sinh sẽ đói khổ, đọa ngày sinh tử. Cũng như người buôn bán không siêng năng tính toán làm ăn thì tiền bạc của báu càng ngày càng hao hụt làm sao nuôi sống được cha mẹ vợ con. Lúc đó thân tâm như bị thiêu đốt có hối cũng không kịp. Nay chánh pháp đang còn phải hết sức làm theo, chớ nên mặc tình theo đường nào khác. Nếu buông lung không chịu tinh tấn, luống uổng vô ích không được điều gì, lại bị đắm chìm trong ba nẻo ác. có hối cũng không kịp. Nay quý vị bốn chúng đệ tử luôn nghĩ đến ân nặng của Đức Phật mà đối với trên thì phụng thờ như cha đối với dưới thì thân thiện như con Quý vị có thân tứ đại mạnh mẽ, tâm ý vững chắc, siêng năng tu hạnh tinh tấn thì sẽ thoát khỏi các khổ. Mai kia thân tâm đều yếu kém, lại bị già bệnh đua nhau hành hạ lúc đó ăn năn thì đã muộn. Nay đất nước và nhân dân chưa đến lúc ác quá thịnh, binh đao loạn lạc chưa nổi lên, nhân dân hãy còn yên ổn, lúa thóc vẫn còn rẻ, khất thực dễ được Vậy cần phải siêng năng tinh tấn thì khỏi phải hối hận sau này.

Lúc bấy giờ, các đệ tử nghe nói các việc ấy liền cùng cúi đầu kính lễ dưới chân bậc Đại tiên Ca Đinh, tâm ý sợ sệt, thân thể run rẫy, buồn khóc cùng thưa rằng:

-Ở đời tương lai khi chánh pháp này bị diệt vong, thấy đời như thế, ý ngài nghĩ thế nào, chẳng lẽ ngài đành chịu nhìn thấy thế sao? Hôm nay bọn chúng con nghe nói các việc ấy tâm hồn đều tan nát rụng rời. Người thời ấy gặp phải các việc ác đó, thân tâm đâu không nát thành trăm mãnh Lúc đó các đệ tử cùng bàn luận, đều chí thành mọp lạy và lên tiếng thưa rằng:

-Bạch thầy! Bọn chúng con rất sợ hãi, làm sao chứng đạo để tránh thoát không gặp phải các khổ não ấy?

Đại tiên bảo rằng:

-Đạo không xa gần, siêng năng tìm cầu thì tất được, không có trước sau.

Kinh này gọi là Đại tiên Ca Đinh Sở Ký Đương Lai Bí Sám Yếu Tập. Cần phải siêng năng tinh tấn tu hành thì mới có thể thoát khỏi các khổ ấy. Lúc bấy giờ các đệ tử nghe kinh đều buồn rầu khóc lóc, nuốt lệ cúi đầu lạy tạ vâng làm.