BIỂU CHẾ TẬP

Sa-môn Thích Viên Chiếu chùa Tây Minh ở Thượng Đô Trường An biên tập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Đại tông triều tặng Tư Không Đại Biện Chánh Quảng Trí Tam Tạng Hòa-thượng biểu chế tập Sa-môn Thích Viên Chiếu chùa Tây Minh ở Trường An thuộc Thượng Đô biên tập.

Hòa-thượng húy Trí Tạng, hiệu Bất Không Kim Cương. Tiếng Phạn là A mục Khư-bạt-chiết-la, vốn người Tây Vực, ở chùa Đại Hưng Thiện, đời Đường. Ngày trước, Ngài kính thờ Tam tạng Đại Hoằng Giáo Kim Cương, thọ học Mật tông. Năm hai mươi bốn tuổi mang y bát đi thỉnh cầu chỉ dạy thêm, sau khi Đại sư Kim cương trí viên tịch, ngài Trí tạng – Bất Không đi khắp năm xứ ở Ấn Độ, tìm cầu thọ học tất cả các Kinh luận Du-già, rồi trở lại đế kinh, hoặc du hóa ở Hà Tây, hay quay về Quan nội. Khoảng niên hiệu Thiên Bảo (756) từ xứ Hồ, Ngài đi bằng ngựa đến Trung Hoa. Đến niên hiệu Chí Đức thứ 02 (757), khôi phục lại Kinh đô Lạc Dương, Hòa-thượng đích thân vâng thừa Thánh chỉ, tinh thành kiến lập đàn tràng, làm Quán Đảnh Sư, cả ba triều vua đều đãi ngộ rất tôn kính. Các thứ biểu; tạ; đáp; chế thầy trò truyền thừa nhau gồm có một trăm bốn mươi bốn bài, mới chia thành sáu quyển truyền bá tương lai, những người thích học biết được ý chí của Hòa-thượng vậy.

 

QUYỂN 1

Theo bản A và B, biểu có hai mươi bài, đáp chế có tám bài, tất cả là hai mươi tám bài.

I. Ở triều đại vua Túc Tông (756 – 763)

  1. Biểu chúc mừng lấy lại Tây Kinh (có phần trả lời).
  2. Biểu chúc mừng lấy lại Đông Kinh (có phần trả lời).
  3. Biểu chúc mừng Thượng hoàng trở lại kinh đô (có phần trả lời).
  4. Biểu bày tỏ tâm tình cảm tạ ban tặng Danh hương.
  5. Chế thư xin tìm hỏi góp nhặt kinh điển trong thiên hạ để sửa chữa và phiên dịch.
  6. Chế cáo Điệp của Từ Bộ hứa khả tìm hỏi kinh điển.
  7. Biểu chúc mừng sách Hoàng hậu Trương Thị (có phần trả lời).
  8. Chế cáo Điệp của Từ Bộ Hứa Khả phiên dịch kinh điển (có phần trả lời).
  9. Trạng kính dâng tôn tượng Hổ phách và Phạn bản “Tùy cầu chân ngôn” (có phần trả lời).
  10. Trạng xin thiết lập Đạo Tràng tu pháp Quán đảnh ở chùa Đại Hưng Thiện.
  11. Chế thư chùa trí cự phụng tu công đức và Điệp ban sắc thiên hạ binh mã nguyên sư.

II. Ở triều vua Đại Tông (763 – 780):

  1. Trạng hiến dâng tôn tượng Ma-lê-chi và bản Phạn “Đại Phật đảnh chân ngôn” (có phần trả lời).
  2. Bài trạng xin mỗi năm thiết lập Đạo tràng tu Pháp Quán Đảnh.
  3. Điệp Văn thỉnh bốn mươi chín vị Đại Đức đến trụ chùa Đại Hưng Thiện.
  4. Điệp Văn Từ Bộ xin độ bảy vị tăng vào ngày Khánh Đản.
  5. Chế thư xin y cử Phạn bản phiên dịch lại kinh Nhân Vương Bát-nhã.
  6. Chế thư của Trung thừa Đỗ Miện xin hồi hướng cung cấp ủng hộ việc Phiên dịch.
  7. Biểu cảm tạ Ngự chế lời tựa Kinh Nhân Vương Bát-nhã mới phiên dịch và chúc mừng trăm tòa Khánh Vân.
  8. Chế thư ban tặng cố Tam tạng Kim Cương Khai phủ và Hiệu.
  9. Chế thư kính bái Tam tạng Bất Không đặc tiến thí Hồng lô khanh và ban hiệu.

*****

1. BIỂU CHÚC MỪNG LẤY LẠI TÂY KINH

Chùa Đại Hưng Thiện, Sa-môn Tam Tạng Trí Tạng nói: trộm nghe rằng: “Duy trời là lớn lao, nếu chẳng là Nguyên Thánh thì không biết lấy gì để thuận trời mà hành xử. Chỉ Vua là Pháp trời, nếu không hưng thạnh thì chẳng biết lấy ai thay trời để hóa dưỡng muôn loài”.

Cúi mong Bệ hạ; công lao vượt hơn cả sự lập cực, Đạo trùm khắp trời đất, tiếp nối cơ đồ của Đế Nghiêu, phục hồi nghiệp lớn của Đế Võ. Từ lúc Nguyên hung hết tàn hại, yêu nghiệt còn mê, Bệ hạ nghĩa trước đợi trở giáo, ân trước khéo tha thứ. Tạm an ủi Tỷ Võ, diệt hẳn sói lang. Từ kinh đô, mọi người quét sạch lâu đài mà trông mong Bệ hạ dủ lòng theo ước muốn của mọi người, khắc phục lẽ sai đối với lòng Trời, núi sông không dời đổi, vườn tược y như cũ. Nay xe loan đã giáng, chính Thánh đã đổi mới, đang cần chiếu soi báo đáp, như trời cao che khắp, nhân từ sống lâu. Xe giá Thượng Hoàng đến phía Bắc sông Phân, giống như lập đàn Thượng Đế ở đồi viên. Giảng nói kiếp số như cát bụi mà quay bánh xe pháp, chiếu soi ngàn muôn thế giới mà treo mặt trời Phật.

Trí Tạng tôi từ lâu được đượm nhiều ân hóa dục của Vua, lại thấy được khuôn phép nơi xứ Hán, sinh thành đã nhiều, đâu mong báo đáp, không hơn sự cùng cực của Phù Tảo. Kính cẩn đến cửa Ngân Đài, dâng biểu trình bày, chúc mừng để Bệ hạ hay biết. Thật là kẻ hèn mọn khuấy nhiễu chốn thâm cung tôn nghiêm, ngỏ lời khâm phục sâu sắc chiến công ưu việt. Sa-môn Trí Tạng tôi hết sức lo sợ kính chúc mừng.

Chí Đức năm thứ 02 (757), ngày 1 tháng 02.

Chùa Đại Hưng Thiện, Sa-môn Tam Tạng Trí Tạng kính biểu.

Càn nguyên Quang thiên Đại Thánh văn võ Hiếu cảm Hoàng Đế phê:

Thụy Văn Minh Võ Đức Đại Thánh Đại tuyên hiếu Hoàng Đế.

Bọn nhiều mưu gian lâu ngày sẽ thành tàn bạo. Trời chán ghét họa ấy, lâu ngày cũng làm cho chúng nó bại vong. Nhìn lại Thành Quyết vẫn như cũ, đến như Hiền Sĩ thứ dân đều như cũ, cảm kích sự an ủi cùng cực ấy thật sâu sắc với ước muốn của Trẫm. Đó là điều chúc mừng vậy.

2. BIỂU CHÚC MỪNG LẤY LẠI ĐÔNG KINH

Sa-môn Tam Tạng Trí Tạng chùa Đại Hưng Thiện nói: vâng thừa quan quân giải nạp tù binh báo mừng thắng trận lấy lại Đông Kinh, bè đảng phản nghịch đều tiêu sạch, một mình Bệ hạ chế phục, nhân dân vui mừng vỗ tay hớn hở, dẹp tan mưu đồ. Trí tạng tôi nghe: “Bọn nghịch Đức quên mình tạo tác yêu nghiệt, khó ẩn núp dưới bóng lá tre”. Vâng, đó là cách ngôn. Từ lúc bọn rợ Hồ điên cuồng nhiễu loạn đất Trung Hoa gần đến ba năm, thần dân oán giận, chứa nhóm hung ác lâu ngày đầy tràn. Bệ hạ khéo thức khuya dậy sớm, khiến những người phụ tá đắc lực mạnh mẽ, tranh giành nơi chốn trước, không bỏ sót mưu lược, thần công thật không hai. Nhân đó, phá tre, gặp phải bọn nghịch Đức kia phản lại, chỉ một lát giáo đánh được cả ba, kéo dài đến mười ngày mà cả hai đô thành đều khâm phục. Thật là, mưu tính rành rẽ, vận mạng lớn lao, anh hùng chiến lược khác thường, thánh lực giúp đỡ che chở rất cao, hơn hẳn các Vua, đang cần dốc lực nâng cao như mặt trời chiếu soi trên đỉnh núi Thái.

Trí Tạng tôi nay được gánh vác xương minh, được ban thạnh lễ, chẳng dám vỗ tay reo mừng hớn hở. Kính cẩn đến cửa Ngân Đài, dâng biểu trình bày chúc mừng để Bệ hạ xét biết. Thật là kẻ hèn mọn khuấy nhiễu chốn cung sâu tôn nghiêm, ngỏ lời khâm phục sâu sắc chiến công lẫy lừng. Sa-môn Trí Tạng tôi hết sức vui mừng kính chúc.

Hoàng Đế phê:

Đó là điều chúc mừng vậy.

3. BIỂU CHÚC MỪNG HOÀNG THƯỢNG TRỞ LẠI KINH ĐÔ

Sa-môn Bất Không nói: Bất Không tôi nghe: “Đạo, chỉ Đạo của Trời và Tiên Đế hòa hợp thì Thần công không gì cắt được. Hiếu là cội gốc của Đức, chí Đức hưng thịnh mà hay nhận Nguyên phù”. Cúi mong

Bệ hạ vâng chịu mạng trời nối nghiệp Đế Nghiêu, tùy thuận lòng người phục hồi Đế Võ, không sửa đổi vật mà xét xem chính trực Nhị Nghi, chưa hết mười hai ngày mà hai kinh thành đều vắng lặng cả. Thật công cách như trời cao, Đức vượt hẳn các Vua, Đông nhường các Hậu, Tây đón Thượng Hoàng. Rủ áo trời mà từng dẫn xe Loan, rảo bước giữa trời xanh mà kéo dài xe Pháp. Thiên phụ thiên tử, ngày trước ngày sau, bỏ cửa chánh cung mà trở lại ngôi vua. Sửa đổi giềng mối triều đình mà chở che bình an muôn họ. Đó thật là Thượng hoàng dủ lòng dạy bảo, suy công cao trước phép vua. Bệ hạ thừa thời Chí Đức mà đứng đầu hưng vượng. Đủ để làm sáng ngời khuôn phép trong sử sách, soi sáng xem như Đường Ngu.

Bất Không tôi sống nhằm thời hưng thạnh này, chợt gặp lúc vinh hạnh vẻ vang, chẳng dám mừng vui đến cùng, kính cẩn đến cửa Ngân Đài, dâng biểu trình bày chúc mừng để Bệ hạ nghe biết. Thật là kẻ hèn mọn xúc phạm đến chốn cung sâu tôn nghiêm, ngỏ lời bội phục chiến công lẫy lừng. Sa-môn Bất Không tôi vô cùng mừng vui kính chúc.

Chí đức năm thứ 02 (757) ngày mồng 09 tháng 12.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện, kính biểu.

Hoàng Đế phê:

Quét sạch khí đó, thôi định hoàn cảnh, Thánh Thượng trở về để sắp đặt yên ổn trong triều, sớm hôm khai lễ, vui mừng rất sâu. Đó là điều chúc mừng vậy.

4. BIỂU BÀY TỎ TÂM TÌNH CẢM TẠ BAN TẶNG DANH HƯƠNG

Sa-môn Bất Không nói: Trung sứ Ngô Du Nham đến Phụng tuyên Thánh Chỉ để Bổn viện của Bất Không tôi ngày nay thiết trai, đặc tặng Danh hương và ban Thiên sứ. Thư riêng đầy đủ, mừng vui thật khó tả, Bất Không tôi vô cùng hoan hỷ, Bất Không được ngâm mình trong dòng Pháp, ý muốn mở rộng Mật giáo, một mình đi muôn dặm, học khắp năm xứ Ấn Độ. Nghĩ tưởng như được ra mắt các Đức Phật ở thế giới Hoa Tạng trong mười phương, chuyên tinh năm bộ, cùng khắp chân ngôn của Nại Uyển. Thường bày tự Quán, gieo thân mong cầu che chở, mong nương năng lực thệ nguyện rộng lớn, được gặp Luân Vương ra đời, trong sạch thành khẩn mười năm dần gặp được Minh Thánh. Năm trước, Hàm quan chưa mở, Bệ hạ dưỡng đức ở cung Xuân, sớm vâng âm vang đức hạnh dủ lòng xét hỏi, lại ban cho thuốc thơm, thầm bảo gia trì. Đến lúc Bệ hạ tuần du phương bắc, Bất Không tôi tuy chẳng theo hầu mà cùng các đệ tử như Hàm Quang v.v… đi về Tây Vức, vừa ra, lại đích thân được gặp xe Loan nơi giữa khoảng núi gập ghềnh xứ rợ Nhung quay trở lại, được dự nghe bàn luận Định Sách. Bất Không tôi tuy thân vùi nơi đất Hồ, tâm thường kính vâng triều đình, luôn thừa mật chiếu, kính dâng đều đạt. Bệ hạ, mưu rành riêng vận, nhờ năng lực Phật pháp thầm che chở, bọn hung nghịch đều thất bại. Phép tắc cung đình trở lại chân chánh. Bất Không tính chất nhỏ mọn, thật hổ thẹn với ân sủng triều đình. Mười tháng ở Thanh cung để lập hội Bích ma, chính triều ban hiệu vẫn vào đàn Quán Đảnh, trang sức vào cung, huân tu ở điện riêng, đã hứa phiên dịch vẫn cùng độ tăng thấm nhuần ân đức đã sâu, muốn dốc sức báo đáp, chẳng biết ngày nào. Nên kính cẩn đáng ba thời tắm rửa tôn tượng, nửa tháng làm Pháp Hộ-ma, ngõ hầu ba mươi bảy Tôn Bảo, cõi nước của minh vương, mười sáu vị Hộ tăng, oai thần của Thánh Đế, sống lâu như núi Nam, vĩnh viễn không cùng. Chẳng gì hơn, cảm kính vui mừng gánh vác đến cùng. Kính cẩn dâng biểu tỏ bày cảm tạ để Bệ hạ nghe biết. Sa-môn Bất Không tôi vô cùng mừng vui kính cảm tạ.

Chí Đức năm thứ ba (75) ngày 23 tháng 01.

Chùa Đại Hưng Thiện, Sa-môn Tam Tạng Bất Không kính biểu.

Quang Thiên văn võ Đaị Thánh Hiếu cảm Hoàng Đế phê:

Sa-môn Bất Không hiện thân ở Tây Vực, khai pháp ở Trung Quốc. Ngày xưa, thệ nguyện sâu rộng, lòng trẫm hẳn đã biết, trải qua hằng sa, được năng lực phước đức lớn lao, từ khoảng thời gian, đường đi khó khăn, thường nhớ nghĩ nhân duyên, nay Tỳ-kheo khai đạo, trong ý nguyện thảnh thơi. Nay Liên Hoa đã rất mực thanh tịnh, trùng tuyên kinh điển nhiệm mầu không thể suy nghĩ bàn luận của Phật. Cao quý không gì ngăn ngại sợ hãi, là ban thưởng cho mạt Hương, vâng giữ tinh tu, thường không lui sụt. Đó là biết cảm tạ vậy.

5. CHẾ THƯ XIN TÌM HỎI GÓP NHẶT KINH ĐIỂN TRONG THIÊN HẠ ĐỂ CHỈNH SỬA VÀ PHIÊN DỊCH

Các chùa tại Trung Kinh như Từ Ân, Tiến Phước v.v…

Các chùa tại Đông Kinh như Thánh Thiện, Trường Thọ, Phước Quang v.v… Đồng thời ở các châu, huyện, quán, chùa, thôn, phường, có các kinh điển do các ngài Tam Tạng Đại Biến Giác Nghĩa Tịnh, Thiện Vô úy, Bồ-đề-lưu-chi, Bảo Thắng v.v… Đem đến.

Tam Tạng Sa-môn Bất Không chùa Đại Hưng Thiện tấu trình: các kinh điển trước ấy, các vị tam Tạng Pháp sư trước đây phần nhiều chưa phiên dịch hết, do năm tháng đã lâu dài, sách bìa rách nát, rơi rớt lưu lạc, thật đáng buồn thương, nếu không sửa chữa, sợ e trái với Thánh Giáo. Gần đây, vâng mạng ban ân hứa bảo phiên dịch, sự việc vốn là tìm xét hội chứng lời sai, trông mong cho phép các nơi sở tại kiểm duyệt thâu xét. Trong đó, nếu có chỗ rách nát khuyết sót, tùy sự mà thêm vào và với các kinh điển có thể phát huy rộng rãi giúp ích nước nhà thì mở mang, hoằng hóa, tiếp tục phiên dịch để trình bày lên Bệ Hạ xét biết. Nhờ phước đức ấymà thân thể Bệ hạ rất thù thắng, xin giao phó cho ty sở.

– Trung thư môn hạ.

– Điệp văn của Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện.

– Điệp văn vâng phụng chỉ dụ nên y theo Điệp văn cầu xin để chuẩn định. Ban sắc như cố điệp.

Càn Nguyên năm thứ nhất (75), ngày 12 tháng 03.

– Đặc tiến hành Trung Thư lệnh Thôi viên

– Đặc tiến hành Thị Trung Hoàng Tấn Khanh.

– Tư không Binh Bộ Thượng thư Đông Bình chương sự Lý sứ.

– Tư Đồ Thượng thư Tả bộc xạ Đồng Bình chương sự Thuận sứ.

6. CHẾ CÁO ĐIỆP CỦA TỪ BỘ HỨA KHẢ TÌM HỎI KINH ĐIỂN

Các chùa Từ Ân v.v… ở Trung kinh, các chùa Thánh Thiện, Trường thọ ở Đông kinh cùng với các châu; huyện; quán; chùa; thôn; phường có kinh điển của các vị Tam tạng Pháp sư Đại biến giác Nghĩa Tịnh, Thiện Vô Úy, Bồ-đề-lưu-chi, Bảo Thắng v.v… đem đến.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không ở chùa Đại Hưng Thiện đã trình tấu: các kinh điển ấy, các vị Tam tạng Pháp sư phần nhiều chưa phiên dịch, trải qua năm tháng đã lâu, sách bìa rách nát, rơi rớt lưu lạc, thật đáng buồn thương, nếu không sửa chữa lại, sợ e trái với thánh giáo. Gần đây, vâng mạng ban ân cho phép phiên dịch, sự việc ấy vốn là tìm xét hội chứng lời sai, trông mong cho phép các nơi sở tại kiểm duyệt thâu xét. Trong đó, nếu có chỗ bị rách nát khuyết sót, tùy sự mà bổ sung. Và các kinh điển có thể giúp ích nước nhà mở mang hoằng hóa, tiếp tục phiên dịch để tấu trình lên bệ hạ xét biết. Nhờ phúc đức ấy mà thân thể bệ hạ rất tốt đẹp. Được Bệ hạ ban ơn chấp thuận, xin giao phó cho tư sở.

Chỉ dụ ban sắc y như Điệp Văn trình tấu.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75), ngày 12 tháng 03.

– Đặc tiến hành trung thư lệnh Tập Hiền Viện Đại Học Sĩ tri viện sự giám tu Quốc sử thượng Quế quốc Triệu Quốc Công thần Thôi Viên tuyên cáo.

– Trung thư thị lang Quyết trung Đại phu trung thư xá nhân kiêm Thượng Thư Hữu thừa Tập hiền viện Học sĩ phó tri viện sự thượng Quế quốc tứ Tử kim ngư đại Từ Hoạt vâng lệnh thực hành.

Phụng sắc viên như Điệp văn vâng lệnh thực hành.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75) ngày 15 tháng 03

– Đặc tiến hành thị trung Hoằng văn Quán Đại Học sĩ tri Thái Thanh cung sự giám tu Quốc sử Thượng Quế Quốc Hàn quốc công Tấn Khanh Hoàng môn thị lang khuyết.

– Ngân Thanh Quang lục Đại phu hành cấp sự trung thượng Quế Quốc Tấn vân huyện khai quốc nam dịch Thượng thư từ Bộ.

– Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện.

Điệp văn vâng phụng chỉ dụ như Điệp văn chuẩn định. Ban sắc như Cố Điệp.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75), ngày 17 tháng 03.

Lệnh sử môn Quý Điệp, chủ sự Đường quốc Hưng viên ngoại lang Vi Thiếu Du.

7. BIỂU CHÚC MỪNG SÁCH HOÀNG HẬU TRƯƠNG THỊ:

Sa-môn Bất Không nói: Cúi xuống để nhìn lệnh thần sách ngày nay là Hoàng hậu. Cúi xuống để nghe có trời có đất là sinh muôn vật, một âm một dương, đó gọi là Đạo. Do đó, Thần hóa nhiều thứ, mẹ nuôi dưỡng muôn dân. Ngày xưa, Hoàng hậu như vậy là lễ nghi long trọng.

Cúi mong Hoàng Hậu Đức hạnh sáng ngời, mẫu mực mềm dịu. Có công giúp đỡ Xuân Vi (các đợt thi hội), trông nhìn khí mây mà biết trở về, bước lên cỗ xe cao lớn mà dẫn dắt mọi người. Bệ hạ, trên thật tương phù với Cảnh mạng (= trời), dưới hợp với Khôn nghi (= đất), thuận lòng trăm họ, hòa cùng với mẹ của muôn dân. Trời đất đã định sẵn, muôn vật đều tốt lành. Phàm ở trong đời, ai chẳng ca ngợi vui mừng, huống gì Bất Không tôi nặng mang Tư Đạo, từ lâu đượm nhuần ân sâu, tình cảm vui mừng hớn hở, muôn ngàn chủng loại, không dám tự vui riêng nơi cung vắng. Kính cẩn dâng biểu chúc mừng để xét biết. Bất Không tôi vô cùng lo sợ kính dâng.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75) ngày mồng 0 tháng 0.

Chùa Đại Hưng Thiện, Sa-môn Tam Tạng Bất Không kính biểu.

Càn Nguyên Quang thiên văn võ Đại thánh Hiếu cảm Hoàng đế phê:

Hoàng Hậu Đức trùm cung vi, công thành phụ giúp, dùng lấy sách lễ quý trọng để sửa khuôn phép Khôn nghi (nữ lưu). Đó là điều chúc mừng vậy

8. CHẾ CÁO ĐIỆP CỦA TỪ BỘ CHO PHÉP PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN:

Tạng Giáo Đà-la-ni, kinh Kim cang đảnh Du già v.v… gồm tám mươi bộ, các kinh luận Đại Tiểu thừa gồm hai mươi bộ. Tổng cộng một trăm hai mươi quyển.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện trình tấu: Bất Không tôi nghe “Tiếp nối cớ nghiệp Đế Vương là tiếp nối ngôi Vua, nhận di chúc của Phật là truyền trì Phật giáo”. Lược xét cách ngôn ấy, chưa từng sửa đổi, lưu truyền hưng thạnh muôn đời, sinh sôi ngàn muôn ngõ ngách. Bất Không tôi, chống tích mang bình đi xa đến chốn Thiên Trúc, trải qua núi non khe động, rảo bước đến các nước, hễ gặp các Thánh tích thì đầu thành đảnh lễ, thường nghe kinh pháp, hết lòng cầu mong, tìm tòi cầu học tinh tường, cùng khắp sâu rộng. Thật lòng dặn dò từ phương xa, phát nguyện mở mang, bèn gặp được các kinh luận trước ấy. Từ sau khi đến Trung kinh, chưa phiên dịch được, đã quyết biên chép giữ gìn. Rất trông mong Thánh từ cho phép phiên dịch, ngõ hầu chiếu pháp ban trải, mở lối giữ gìn, mặt trời Phật lên cao, tăng thêm công lao mở mang. Mong ân Bệ hạ cho phép, xin tuyên cáo giao phó cho ty sở.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75) ngày 11 tháng 06.

Chỉ dụ ban sắc y như trình tấu.

– Trung thư lệnh khuyết.

– Trung thư thị lang đồng trung thư môn hạ bình chương sự tứ tử Kim ngư Đại Vương Hưng tuyên cáo.

– Triều tán Đại phu Trung thư xá nhân Kiêm Lễ Bộ thị lang thượng Quế quốc Cô, Tang huyện Khai Quốc Công Lý Quỹ phụng hành.

Phụng sắc chiếu chỉ như Điệp văn phụng hành.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75), ngày 16 tháng 06.

– Đặc tiến hành thị trung Hoằng văn Quán Đại học sĩ tri Thái Thanh cung sự giám tu Quốc sứ thượng quế quốc Hàn quốc công Hoàng Tấn Khanh Hoàng Môn thị lang quyết.

– Thông nghị Đại phu hành cấp sự trung tứ tử Kim Ngư đại khai quốc Nam Hưu Thượng Thư từ Bộ.

– Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện.

Điệp văn phụng vâng chỉ dụ như Điệp văn chuẩn định. Ban sắc như cố Điệp.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75), ngày 1 tháng 06.

– Lệnh sử môn Quý Điệp, chủ sự Đường Quốc Hưng, Viên ngoại lang Vi Thiếu Du.

9. TRẠNG KÍNH DÂNG TÔN TƯỢNG HỔ PHÁCH VÀ “TÙY CẦU CHÂN NGÔN” BẢN TIẾNG PHẠN:

– Một tôn tượng Đức Bảo Sinh Như Lai bằng hổ phách.

– Một bản “Đại Tùng Cầu Đà-la-ni” bằng tiếng Phạn.

Trước kia, Hà Thanh mở vận, nơi cung đình sáng tỏ báo điềm tốt lành, mới thuộc thời tiết Trùng dương (09 tháng 09), vui mừng ngàn năm Thánh Đản. Do Bệ hạ ưng thuận tôn tượng Phúc báu có tên là Bảo Sinh. Do bệ hạ phát khởi xưng niệm tùy thông minh có hiệu là Tùy cầu. Tôn tượng hay phát ánh sáng soi suốt như Bệ hạ ban ánh sáng nhà dân khắp bốn duy. Ánh sáng ấy hay khiến sợ hãi giống như ma oán, như Bệ hạ uy phục muôn nước.

Kính cẩn xét theo Kinh Kim Cương Quán đảnh thì tất cả các Đức Như Lai thành Đẳng chánh giác đều nhận lãnh Pháp Quán đảnh của Đức Phật Bảo Sinh, cho đến Bệ hạ huyền công cách trời, dùng chánh Pháp trị nước, phụng thờ và thời vận đều khế hợp tương phù. Cúi mong Thiếu tu kính niệm gìn giữ mang theo, cho nên phải trì chú ánh sáng soi tỏa rộng ra, Bệ hạ cảm hóa ở Đông Hộ. Bổn tôn ban bố giúp đỡ lâu dài, Thánh thọ so với Nam sơn, không dám vui mừng sâu xa, kính cẩn dâng sớ, thật là kẻ hèn mọn khuấy nhiễu nơi chốn tôn nghiêm, bội phần khâm phục chiến công lẫy lừng. Xin kính dâng.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ nhất (75), ngày mồng 01 tháng 09.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không kính dâng chùa Đại Hưng Thiện.

Càn Nguyên Quang thiên Đại thánh văn võ Hiếu cảm Hoàng đế phê:

Thân tướng các Đức Phật như hoa ưu-đàm hiếm khi xuất hiện, Mật tạng của Như Lai, thần chú khó thể suy nghĩ bàn luận. Sa-môn Bất Không mở rộng Không Tông, thọ trì ấn quyết bí mật, dùng chánh Pháp ấy mở rộng che chở cho thân thể trẫm, tin nhận vâng làm, lợi ích thật sâu xa vậy.

10. SỚ XIN THIẾT LẬP ĐẠO TRÀNG TU PHÁP QUÁN ĐẢNH Ở CHÙA ĐẠI HƯNG THIỆN

Thần trộm nghe: Phương pháp phá trừ tai ương, dứt hết ách nạn không gì hơn giáo Pháp bí mật của Đại thừa. Trong các pháp môn Đại thừa thì Pháp Quán đảnh là trên hết. Nay thuộc tháng Hạ nhuần, trăm hoa đều nở, cúi mong mạng cho Tam tạng Bất không. Với sự việc trên, chùa vì nước nhà mà thiết lập đạo tràng tu Pháp Quán đảnh. Trong Đạo tràng có giáo pháp dứt trừ tai ách, tăng ích phước thọ, có công năng hàng phục mà vui mừng. Kính phụng công lực ấy để dứt trừ hung ác. Đức Bệ hạ thêm lớn, Thánh thọ vô cương. Nhân điềm tốt lành ấy mà dân được thanh bình lâu dài. Thần (bề tôi) vốn không tài năng thực hành, hổ thẹn kính vâng chóng gấp, thành thật kính trình bày, Thần thêm lo sợ toát mồ hôi. Nếu chấp thuận điều Thần trình tấu thì xin Ban chỉ dụ y như điều tấu trình.

Niên hiệu Càn Nguyên năm thứ ba (760), ngày mồng 0 tháng 0 nhuần.

– Cung Uyển Đô tuần sứ, ngự vũ hiệu ủy hữu nội suất Phủ Suất viên ngoại trí đồng chánh viên tứ Tử kim ngư đại nội phi long khu sử thần sử tông kính dâng trạng.

11. CHÙA TRÍ CỰ TU CÔNG ĐỨC, MỘT BÀI CHẾ THƯ.

Liên nguyên sư điệp phụng sắc Sa-môn Tam Tạng Bất Không cùng ba vị đệ tử Tăng tuyên cáo ở chùa Trí Cự tu công đức.

… Ngày 25 tháng 0, khai phủ phán hành quân Lý phụ quốc, tuyên sắc thiên hạ Binh mã nguyên sư.

Điệp Tam Tạng Bất Không.

Điệp văn vâng phụng chỉ dụ ghi như điều xin thi hành, ban sắc các Điệp văn chiếu theo lý do, ban lệnh sự việc xong ngày thì đình chỉ nên gọi là Điệp.

Niên hiệu Thượng nguyên năm thứ nhất (760) ngày 25 tháng 0.

Khai phủ phán hành quân Lý phụ quốc, nguyên sư việt vương tại nội.

12. ĐỜI VUA ĐẠI TÔNG TRẠNG HIẾN DÂNG TÔN TƯỢNG MA-LÊ-CHI VÀ “ĐẠI PHẬT ĐẢNH CHÂN NGÔN” BẢN PHẠN

– Điêu khắc một tôn Tượng Ma-Lê-Chi bằng bạch đàn.

– Một Bản “Đại Phật Đảnh Chân Ngôn” bản Phạn.

Bất Không tôi may nhân Thánh vận, sớm vâng phụng tốt lành trong sáng, bỗng gặp thời giáng đản, lại gặp ngày Kim Luân. Cúi mong Bệ hạ thọ mạng lâu dài và do phúc báu của Bệ hạ nên Tôn Tượng có tên là Oai Quang (= Ma-Lê-Chi). Do Bệ Hạ đứng đầu trăm vua nên chân ngôn hiệu là Phật Đảnh.

Kính cẩn suy xét theo kinh Đại Phật Đảnh thì tất cả các Đức Như Lai thành Đẳng chánh giác đều thọ trì chân ngôn này, cho đến các vua Chuyển luân Thánh vương đang tại vị không ai chẳng tuân theo mà thực hành. Cúi mong Bệ hạ nương trời mà lên ngôi, Quốc chính của Thánh vương đều đổi mới, dùng chánh pháp để trị nước cùng khế hợp với thiên nhiên. Cúi mong Thiểu tu kính niệm, gìn giữ mang theo thì rộng truyền đến hóa độ Đông Hộ, kéo dài Thánh thọ so với Nam Sơn, không dám vui mừng đến cùng, kính cẩn dâng sớ. Thật là kẻ hèn mọn khuấy nhiễu chốn cung sâu tôn nghiêm, càng gấp bội lần khâm phục chiến công lẫy lừng. Thành thật kính dâng.

Niên hiệu Bảo ứng năm thứ nhất (762) ngày 13 tháng 10.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không kính dâng chùa Đại Hưng Thiện.

Hoàng Đế phê:

Triều đại hiệu là Đại Tông, Thụy hiệu là Duệ Văn Hiếu võ Hoàng Đế.

Tôn Tượng Đàm-Ma, chân ngôn Bối diệp, trời Nam đã xa cách, ở Trung Quốc khó gặp. Bất Không Thượng nhân từ mẫn giữ gìn mà đến, chẳng dấu kín Tang môn, truyền các tượng quyết, được chưa từng có, do vậy mà dứt trừ mọi sự lo toan.

13. SỚ XIN MỖI NĂM THIẾT LẬP ĐẠO TRÀNG TU PHÁP QUÁN ĐẢNH

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện, xin vì nước nhà mà thiết lập Đạo tràng tu pháp Quán Đảnh.

Bất Không tôi nghe rằng: “Thân Phật Tỳ-lô-giá-na bao trùm muôn vạn thế giới, chân ngôn mật ấn gồm thâu các kinh. Chuẩn định về giáo thì có Đốn (nhanh), tiệm (chậm). Tiệm tức vào nơi Học xứ của hàng Thanh văn tiểu thừa, Đốn tức pháp môn quán đảnh của hàng Bồtát Đại sĩ. Đó là đến con đường an vui cùng cực, là chánh vị làm Phật. Đảnh nghĩa là Đảnh đầu, biểu thị sự cao quý của hạnh lớn, Quán tức là Quán trì, rõ suốt sự che chở giúp đỡ của các Đức Phật. Vượt lên và ra khỏi phiền não đâu chẳng do từ đó, vì vậy khắc kỷ giữ gìn, siêng năng không buông bỏ, ngày đêm chỉ nguyện khen ngợi kính ngưỡng đâu dám biếng lười. Mong rằng mỗi năm vào giữa mùa Hạ và ba tháng trường trai, y cứ kinh pháp, thiết lập Đàn tràng, nghiêm tịnh hoa hương để khai pháp hội, khiến các loài hữu tình quy hướng chánh chân, ngõ hầu mọi nơi thảy đều nghiêm tịnh, Bệ hạ sống lâu muôn tuổi, khẩn niệm không thể kể xiết, kính cẩn đến cửa Ngân Đài, dâng sớ trình bày xin xét biết.

Mong ân Bệ hạ chấp thuận, xin ban chỉ dụ như sớ tấu trình.

Niên hiệu Quảng Đức năm thứ nhất(763) ngày 1 tháng 11.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện, kính dâng trạng văn.

14. ĐIỆP VĂN THỈNH BỐN MƯƠI CHÍN VỊ ĐẠI ĐỨC ĐẾN TRỤ CHÙA ĐẠI HƯNG THIỆN

* Chùa Định Quốc:

1/ Đại Đức Hoài Cảm.

2/ Đại Đức Hàm Quang.

3/ Đại Đức Pháp Thành.

4/ Đại Đức Huệ Viễn.

5/ Đại Đức Nguyện Hiệu.

* Chùa Kính Ái ở Đông Đô:

6/ Đại Đức Thừa Như.

7/Đại Đức Siêu Độ.

* Chùa Thắng Nghiệp:

8/ Đại Đức Thông U; (được giữ chức thượng tọa)

9/ Đại Đức Huệ Linh (được giữ chức Tự chủ).

* Chùa Tiêu Giác ở phủ Phụng Tường:

10/ Đại Đức Thâm chiếu (được giữ chức Duy-na).

* Chùa Tiên Phước:

11/ Đại Đức Tạng Dụng.

12/ Đại Đức Pháp Chuẩn,

13/ Đại Đức Huệ Thông.

* Chùa Thiên Phúc:

14/ Đại Đức Phi Tích.

15/ Đại Đức Đàm Diên.

16/ Đại Đức Pháp Sùng.

* Chùa Linh Giác ở Hạ Châu:

17/ Đại Đức Tiềm Chân.

* Chùa Sùng Đạo ở Thương Châu:

1/ Đại Đức Tuệ Thông.

* Chùa Phụng Ân:

19/ Đại Đức Tuệ Đoan.

* Chùa Long Hưng ở Đông Đô:

20/ Đại Đức Tuệ Chiếu.

21/ Đại Đức Linh Sơn.

22/ Đại Đức Tánh Như.

* Chùa Quảng Phước:

23/Đại Đức Tuệ Minh.

* Chùa Vĩnh Ninh:

24/ Đại Đức Trí Thuận.

* Chùa Thiên Trúc:

25/ Đại Đức Đàm Nghĩa.

* Chùa Tướng Quốc ở Biện Châu:

26/ Đại Đức Duy Tú.

* Chùa Nam Dương ở Hán Châu:

27/ Đại Đức Đạo Yến.

* Chùa Tịnh Chúng ở Thành Đô:

28/ Đại Đức Đạo Ngộ.

* Chùa Bảo Đảnh:

29/ Đại Đức Tuệ Ánh.

* Chùa Tuệ Nhật ở Kinh Châu:

30/ Đại Đức Pháp Trân.

* Chùa Thiên Trường:

31/ Đại Đức Diên Tú.

* Chùa Thúy Vi:

32/ Đại Đức Đạo Lãng.

* Chùa Đại Vân:

33/ Đại Đức Hải Minh.

* Chùa Tư Thánh:

34/ Đại Đức Thông Do.

* Chùa Từ Ân:

35/ Đại Đức Pháp Lâm.

* Chùa Kim Quang Minh:

36/ Đại Đức Đạo Du.

* Chùa Bảo Đài:

37/ Đại Đức Đại Biện.

* Chùa Tây Minh:

38/ Đại Đức Tuệ Hãn.

* Chùa Sùng Phước:

39/ Đại Đức Tuệ Tông.

40/ Đại Đức Như Tịnh.

41/ Đại Đức Tuệ Nguyệt.

* Chùa Thanh Long:

42/ Đại Đức Nam Ngạc.

* Chùa Thắng Nghiệp:

43/ Đại Đức Trí Minh,

44/ Đại Đức Hy Thấu,

45/ Đại Đức Khai Xiển.

* Chùa Linh Cảm:

46/ Đại Đức Giác Siêu.

47/ Chùa Lễ Tuyền:

47/ Đại Đức Tuệ Trừng.

* Chùa Bảo Thọ:

48/ Đại Đức Tuệ Sùng.

* Chùa Kiến Pháp ở Huyện My, phủ Phụng Tường:

49/ Đại Đức Pháp Kính.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện trình tấu: sự việc trên là do ngày trước, chùa thiết lập tại Trường An là muốn gìn giữ đất nước. Lúc đầu, mới xây dựng chùa ấy, thì mái chùa cao rộng toàn dùng một phường. Xưa nay, các đời trụ trì đều là những bậc danh đức, sau khi các bậc lão túc viên tịch, thì tăng chúng điêu tàn, oai nghi phép tắc phạm thảy đều phế bỏ, trải qua nhiều năm, đài điện hoang sơ lạnh lùng. Nhìn đọc bản thanh quy, thật đáng buồn than thương tiếc, tuy có người nối tiếp nhưng giới luật chưa được kiềm thúc, lại bị khó khăn. Phụng thờ cậy nhờ phúc thần ban giáng. Trước, chọn lựa thỉnh mời bốn mươi chín vị tăng đều là đạo nghiệp thanh cao, thông suốt kinh điển giới luật, là những bậc mà mọi người kính phục yêu mến, xứng đáng làm khuôn phép. Lại cúi xin đặt tên chùa ấy, có gì khuyết thiếu thì cho thay điền vào. Ngõ hầu hợp sức giữ gìn, tích tập chỉnh lý những tệ hại, mãi mãi thờ phượng hương hỏa, làm phúc cho bệ hạ, đảm nhiệm giềng mối, trông mong điều y cứ chuẩn định. Lại nhân vì chùa bị nghèo nàn đổ nát nên cứ xin xót thương ban cho các tạp sai định liệu ngôi thứ. Ngõ hầu gọn gàng việc thuế khóa, không cắt dứt sự báo đáp nước nhà mà hành đạo. Nếu ân đức bệ hạ chấp thuận, xin giao phó cho tư sở.

Chỉ dụ ban sắc y như trình tấu.

Niên hiệu Quảng Đức năm thứ 02 (76), ngày 23 tháng giêng.

– Tư Đồ Kiêm Trung tư lệnh Phân Vương quận vương sứ.

– Ngân Thanh Quang lục đại phu hành trung thư thị lang Đồng bình chương sự thần Nguyên tải tuyên cáo.

– Triều tán đại phu hành trung thư xá nhân trường lạc huyện khai quốc hầu thần Phan viêm phụng hành.

Phụng vâng chỉ dụ như Điệp văn phụng hành.

Niên hiệu Quảng Đức năm thứ 02 (76), ngày mồng 02 tháng 02.

– Thị trung sứ.

– Hoàng môn thị lang đồng bình chương sự Vương Tấn.

– Cấp sự trung Cạo.

– Thượng thư từ bộ Điệp, Tam Tạng Bất Không.

Niên hiệu Quảng Đức năm thứ 02 (76), ngày mồng 06 tháng 02 – Lệnh sứ lận côn điệp, chủ sự hà y, viên ngoại tức Sầm sâm.

15. ĐIỆP VĂN TỪ BỘ XIN ĐỘ BẢY VỊ TĂNG NHÂN NGÀY KHÁNH ĐẢN

  1. Đại đức Tuệ Thông (năm mươi lăm tuổi) (người họ Vương, ở huyện Khúc Lệ, Hàng Châu, không quê quán, thỉnh trụ chùa Thiên Phước).
  2. Đại đức Tuệ Vân hai mươi ba tuổi (họ Đoàn, ở huyện Trường An, phủ Kinh Triệu, không quê quán, thỉnh trụ chùa Đại Hưng Thiện).
  3. Đại đức Tuệ Lâm ba mươi tuổi (họ Hà, tên Quang Vương, cùng quê với Huynh Bột ở Lý Văn Hương, hương Phương Tường, huyện Văn Hương, châu Hổ, thỉnh trụ chùa Đại Hưng Thiện).

Đại đức Tuệ Trân ba mươi ba tuổi (họ Vương, tên Đình Hiện, cùng quê với Bá Cao ở lý Phúc Nhuận, hương Hồng Đổng, huyện Vạn Niên, phủ Kinh Triệu, thỉnh trụ chùa Đại Hưng Thiện).

  1. Đại đức Pháp Hùng hai mươi tám tuổi, (không quê quán. Ở tại lý Tỷ Do, hương Xích Dương, huyện Phú Bình, phủ Kinh Triệu, thỉnh trụ chùa Tỉnh Pháp).
  2. Đại đức Pháp Mãn mười tám tuổi (họ Hồ, cùng quê với Tố Tân ở Lý Văn Viên, hương Sùng Đức, huyện Vạn Viên, phủ Kinh Triệu).
  3. Đại đức Tuệ Tấn bốn mươi tuổi.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện trình tấu: bảy vị đại đức trên từ lúc xuất gia đến nay thường tìm học giáo pháp, không hề thiếu sót đạo nghĩa thầy trò, tinh tu giới hạnh, xứng đáng làm pháp khí. Thân tuy lìa tục, theo vết tích vẫn gọi tên riêng, nay nhân bệ hạ khai hội Khánh Đản, triều đình chúc mừng ngày hân hoan, xin ban tên quan (quan danh) để làm chánh độ, nhờ vận may lớn mà phúc đức vô cương. Nếu ân trời chấp thuận, xin giao phó cho tư sở.

Trung thư môn hạ, Điệp Từ Bộ.

Điệp Văn vâng phụng chỉ dụ nên y cứ Điệp văn chuẩn định, ban sắc cố điệp.

Niên hiệu Quảng Đức năm thứ 02 (76), ngày 19 tháng 10.

– Trung thư thị lang Bình chương sự Đỗ Hồng Tiệm- Trung thư thị lang Bình chương sự Nguyên Tải – Hoàng môn thị lang Bình chương sự Vương Sứ.

– Kiểm hiệu thị trung Thư Lý Sứ.

– Đại úy kiêm trung lệnh sứ.

Thượng thư Từ Bộ, Điệp Tam Tạng Bất Không.

Điệp văn vâng phụng trung thư môn hạ, ban sắc Điệp văn như Điệp chuẩn định, ban sắc cố điệp.

Niên hiệu Quảng Đức năm thứ 02 (76), ngày 19 tháng 10. Lệnh sứ điệp chủ sự.

16. CHẾ THƯ XIN Y CỨ BẢN PHẠN PHIÊN DỊCH LẠI KINH NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ

Xét theo bản Phạn kinh Nhân vương để dịch lại bản cựu văn (bản dịch cũ).

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện trình tấu: Kính vì: Diệu chỉ Như Lai, ban giúp sinh linh, kinh báu nhân vương, nghĩa tôn sùng giữ quốc. Bản dịch trước kia nghĩa lý chân dung thông, nhuận sắc lời nhiệm mầu việc làm đồng quy về minh thánh. Cúi mong Tiên vương Bảo ứng nguyên thánh văn võ Hoàng Đế bệ hạ thông văn mở vận, suốt lý nương thời, mở mang chân ngôn, tuyên dương tượng giáo. Gia phong Hoàng thượng chấn động phương xa, mặt trời Phật càng sáng. Mỗi khi vì dân đen bảo khai giảng tụng kinh Nhân Vương, xét nhìn theo bản phạn dịch lại cựu văn. Lời trong kinh pháp không hề lược bớt, điều Phật chỉ dạy càng thêm rõ ràng. Mới thỉnh các vị Đại Đức Hoài Cảm, Phi Tích, Tử Lân, Kiến Tông, Quy Tánh, Nghĩa Tung, Đạo

Dịch, Lương Bí, Tiềm Chân, Tuệ Linh, Pháp Sùng, Siêu Ngộ, Tuệ Tĩnh, Viên Tịch, Đạo Lâm v.v… ở trong đạo tràng phiên dịch, nương nhờ phúc đức Thánh hoàng mà đượm nhuần hàm linh, những kẻ trộm cướp lạm dụng thảy đều tiêu trừ, khắp nơi đều hòa mục, truyền bá nhiều nơi, cứu giúp sâu xa.

– Trung thư môn hạ, Điệp Từ Bộ.

Điệp văn vâng phụng chỉ dụ nên y cứ Điệp văn chuẩn định.

Ban sắc cố Điệp

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765), ngày mồng 02 tháng 0.

– Trung thư thị lang Đồng bình chương sự Đỗ Hồng Tiệm.

– Trung Thư thị lang Đồng bình chương sự Nguyên Tải.

– Hoàng môn thị lang Đồng bình chương sự Vương Sứ.

– Kiểm hiệu thị trung Lý sứ.

– Kiểm hiệu Hữu bộc xạ Bình chương sự sứ.

– Kiểm hiệu Tả bộc xa Bình chương sự sứ.

– Trung thư lệnh sứ.

– Thượng thư từ Bộ, Kinh Nhân Vương xét theo bản Phạn dịch lại cựu văn, Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Hưng Thiện, Điệp văn phụng chỉ trung thư môn hạ ban sắc điệp văn như điệp văn chuẩn định, ban sắc cố Điệp.

Vĩnh Thái năm thứ nhất (765), ngày mồng 0 tháng 0.

Lệnh lại Trương Tế Điệp chủ sự Dương Hiến lang trung Thôi Y.

17. CHẾ THƯ CỦA ĐỖ TRUNG THỪA XIN HỒI HƯỚNG CUNG CẤP ỦNG HỘ VÀO VIỆC PHIÊN DỊCH

Đô phòng Ngự Sử các châu phủ, phường, đặc tiếng thí Đại thường khanh sứ trì tiết các quân sự châu phu, thứ sử châu phu, kim Ngự sử trung thừa thượng Quế Quốc Trịnh Quốc, Công Đỗ miện tuyên châu thật Phong Đài Bá Hộ.

Ngày 19 tháng 05, niên hiệu Bão Ứng thứ nhất, chế tặng:

Đỗ Miện trình tấu: Thần (bề tôi) không có công un đúc, được đượm nhuần ân đức, lầm dẫm lên ân Bệ hạ ban cho. Mong nguyện báo đáp thánh từ, nay nhìn lại: Từ niên hiệu Bảo Ứng thứ nhất (762) về sau, và từ niên hiệu Vĩnh Thái thứ nhất (765) về trước, đã ủng hộ cung cấp ước tính khoảng hơn một muôn quan tiền. Thần xin vì nước nhà hồi hướng tu tạo công đức. Trong niên hiệu Bảo Ứng thứ nhất (762) ban cho trước, xin được hơn hai ngàn một trăm quan tiền, đến kinh đô, giao cho Sa-môn Tam Tạng Bất không chùa Đại Hưng Thiện, ủng hộ việc phiên dịch kinh Phật. Ở đó, xin cho lương thực vật tiền xung cấp vào đạo tràng để lo các việc ăn mặc phiên dịch sao chép v.v… Ở đó, các vị mời mà chưa đến, trước sai bảo đệ tử coi sóc mọi việc, xin trông mong mỗi vị bày tỏ lý do, phát huy sai bảo tiếp tục cúng dường kinh Phật.

Hoặc có những bản Phạn kinh chưa phiên dịch, mong muốn khai mở để phiên dịch. Xưa nay, tuy có soạn dịch nhưng nghĩa lý chưa hoàn toàn. Rất trông mong ân đức Bệ hạ ban cho tân lang võ quân tướng quân Lý Nguyên Tông câu nên cùng Sa-môn Tam Tạng Bất Không và Đại đức Tân Chân chùa Đại Hưng Thiện, đồng thời xét thêm bảy vị Đại đức nghĩa học ở kinh thành cùng tham hội phiên dịch, mỗi vị chép hai mươi mốt bản, ban bố bày khắp các đạo và những chùa lớn ở kinh thành, tức truyền đến cả ngàn nơi lưu bố cả muôn năm, khiến không riêng mình Thần diệt sạch hình phong sái (ong và Bò Cạp), buộc những kẻ tôi mọi điên cuồng quét hết dấu vết tâm tư lang sói.

Cúi mong Bệ hạ nhận nạp phước lộc vô cương, vâng chịu sự nghỉ ngơi vô cùng, tức tấm lòng thành nhỏ mọn của ngu thần vậy, nguyện sinh tử lo xong. Rất mong Thánh từ chấp thuận điều thần cầu xin.

Trung thư môn hạ.

Điệp văn vâng phụng chỉ dụ nên y Điệp văn chuẩn định. Ban sắc cố Điệp.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765) ngày 1 tháng 06.

– Trung thư Thị lang Bình chương sự Đỗ Hồng Tiệm.

– Trung thư Thị lang Bình chương sự Nguyên Tải.

– Hoàng môn thị lang Bình chương sự Vương sứ.

– Kiểm hiệu thị lang Lý sứ.

– Kiểm hiệu Hữu bộc xạ Bình chương sự sứ.

– Kiểm hiệu Tả bộc xạ Bình chương sự sứ.

– Trung thư lệnh tại sứ viện.

18. BIỂU CẢM TẠ NGỰ CHẾ LỜI TỰA

KINH NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ MỚI PHIÊN DỊCH VÀ CHÚC MỪNG TRĂM TÒA KHÁNH VÂN

Sa-môn Tam Tạng Bất Không nói: Bất Không tôi trước thiếu tu đạo, học xưa ít thông, lạm nhận chiếu chỉ phiên dịch chân kinh, như đi trong sương xuân vào nơi hang suối, cúi mong Bệ hạ dứt trừ tối tăm, mở mang mặt trời trí tuệ, ban rải mây lành, thông suốt phong khí, văn Rồng chuốt ngọc đích thân viết lời tựa, soi sáng khắp cùng Đại Thiên, truyền lưu mưa pháp ở chín cõi, dựng trăm ngọn cờ đẹp, oai nghi dung vệ, uyển chuyển như Đức Thích-ca bước xuống Thứu phong, quan quân kéo đến đông đầy, tợ vua Ba-tư-nặc đến thành Vương-xá, mây lành hiển hiện, khí tất nổi khắp không gian. Đủ để phô bày sự bình đẳng của các cấp bậc, tự được sự che chở vô cùng, kính cẩn dâng biểu chúc mừng bày tỏ để Bệ hạ xét biết. Sa-môn Bất Không tôi vừa sợ vừa mừng, kính dâng biểu.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765) ngày mồng 02 tháng 09.

Sa-môn Tam Tạng Bất Không chùa Đại Hưng Thiện, kính biểu.

Bảo ứng nguyên thánh văn võ Hoàng Đế phê:

Hòa-thượng xa từ Liên cung kính giữ Bối diệp, giảng nói huyền giáo cứu giúp quần sinh, phiên dịch đã thành, trời người đều hiểu, sáng ngời cảnh tượng trong lành của ba thu, khai mở mây lành năm sắc, mở mang chân thừa, khế hợp diệu lý, bỗng nhân chỉ dụ, sớm kết thầy trò, thấy vậy, cảm thông cao sâu, càng thêm cung kính.

19. CHẾ THƯ BAN TẶNG CỐ TAM TẠNG KIM CƯƠNG KHAI PHỦ VÀ HIỆU

Ban sắc chỉ dụ Hòa-thượng Tam Tạng Bất Không;

Cố Tam Tạng Kim Cương trí thiên tính tuấn tú khác thường, bẩm thụ khí chất dung hòa, hiểu biết thấu suốt bốn loài chúng sinh, tâm luôn nương tựa sáu pháp ba-la-mật, vốn từ Tây vức chấn tích đến Trung Hoa. Dùng phạm hạnh bao trùm tự thân, đem từ tâm cứu giúp muôn vật, hoa giác ngộ phô bày bên ngoài, đèn trí tuệ chiếu rọi bên trong, dẫn dắt quần mê, chứng thông viên tịch. Bí mật trao truyền pháp ấn, hiển bày Niết-bàn. Y bát không giữ lại, âm ba vang vọng hoài. Giáo pháp truyền lại đời sau, lễ điểm trong đến cùng. Nên ca ngợi tôn xưng tiếng tốt, hợp với vinh hạnh. Thật đáng ban tặng khai phủ nghi đồng tam tư, nhân tặng hiệu “Đại Hoằng giáo Tam Tạng” vậy.

Niên hiệu Vĩnh thái năm thứ nhất (765) ngày mồng 01 tháng 11.

– Trung thư lệnh sứ.

– Ngân Thanh Quang lục đại phu hành trung thư thị lang Bình chương sự thượng Quế quốc, Dĩnh Xuyên quận Khai Quốc Công Nguyên Tải tuyên cáo.

– Chánh nghị đại phu hành trung thư xá nhân thượng Quế quốc thần phan viêm phụng hành.

Vâng phụng chỉ dụ như Điệp phụng hành.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765), ngày mồng 03 tháng 11.

– Thị trung sứ.

– Đặc tiến hành trung thư thị lang bình chương sự tri môn hạ tỉnh sự thượng Quế Quốc Hồng Tiệm Ngân Thanh Quang lục Đại phu hành cấp sự trung thượng Quế quốc thần Lư Doãn.

… Ngày… tháng.

Thời đô sự

Hữu ti lang trung.

– Kim tử Quang lục đại phu lại bộ thượng thư Bác lăng huyện khai quốc bá ngẫu.

– Chánh nghị Đại phu lại bộ thị lang thượng Quế quốc Lũng tây huyện khai quốc tử Lý Khanh.

– Ngân Thanh Quang lục đại phu hành lại bộ thị lang thượng Quế quốc phù phong huyện Nam Diên Xương, triều nghị Đại phu thủ thượng thư tả thừa tập hiền viện học sĩ phó tri viện sự kiêm tu Quốc sử quán cáo tặng khai phủ nghi đồng tam tư, nhân tặng hiệu Đại Hoằng giáo Tam tạng.

Phụng chỉ dụ như phù chiếu phụng hành.

Chủ sự phượng, lệnh lại chủ quyên, thư lệnh sứ, lang trung nguyên hội.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765) ngày 20 tháng 11 ban giáng.

20. CHẾ THƯ KÍNH BÁI TAM TẠNG PHÁP KHÔNG ĐẶC TIẾN THÍ HỒNG LÔ KHANH VÀ BAN TẶNG HIỆU

Chỉ dụ ban sắc Tam Tạng Bất Không Liên cung, giòng họ Thích, hương giới đạo sư, tánh phô bày chân như. Học tinh thông mật tạng. Thừa diệu chỉ của cám viên, mở bày bốn pháp nương tựa. Phiên dịch kinh pháp của Phật làm bến bờ cho sáu đường chúng sinh. Thân giữ gìn kinh điển bản Phạn từ đường xa khó khăn đem đến, đèn truyền càng sáng, cam lộ đượm nhuần. Rải mây lành vào trong nhà lửa, soi mặt trời tuệ vào chốn tối tăm. Bỗng dưng thăm hỏi thắng nhân, mở rộng chỉ bày phương tiện, xé rách hẳn dứt trừ lưới nghi, thêm cho hiểu rõ. Tuy tâm xuất trần ngang bằng với từ tạ danh vị mà khen trọng điển thức, nêu cao bậc hiền triết, khiến nên vui mừng, ban dùng hợp với triều chương. Đáng đặc tiến thí Hồng lô khanh, nhân ban tạng hiệu Đại Quảng Trí Bất Không Tam tạng.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765), ngày mồng 01 tháng 11.

– Trung thư lệnh sứ.

– Ngân thanh Quang Lộc Đại phu trung thư thị lang Bình chương sự thượng Quế quốc dĩnh xuyên quận khai Quốc Công thần Nguyên tải tuyên cáo.

– Trung thư xá nhân thần Dương viêm phụng hành.

Vâng phụng chỉ dụ như Điệp văn phụng hành.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765), ngày … tháng 11.

– Kiểm hiệu thị trung sứ.

– Đặc tiến hành trung thư thị lang quyền phán môn hạ tỉnh sự thượng Quế quốc vệ quốc công Đỗ Hồng Tiệm.

– Ngân Thanh Quang lục đại phu cấp sự trung thượng Quế quốc Phạm Dương huyện khai quốc hầu lư Doãn.

… Ngày 02 tháng 11.

– Thời đô sự.

– Tả ty lang trung.

– Kim Tử Quang Lộc Đại phu lại bộ thượng thư thượng Quế Quốc Bác lăng huyện, khai quốc Bá ngẫu chánh nghị đại phu lại bộ thị lang thượng quế quốc lũng tây huyện, khai quốc tử tứ tử kim ngư đại Lý Khanh.

– Ngân Thanh Quang Lộc đại phu lại bộ thị lang thượng Quế quốc phù phong huyện khai quốc Nam Diên Xương, Triều nghị lang thủ thượng thư hữu thừa tập hiền điện, học sĩ phó tri viện sự kiêm tu Quốc sử quán đặc tiến thí Hồng lô khanh Đại Quảng Trí Bất Không Tam tạng.

Vâng sắc như hữu Điệp văn phụng hành. – Chủ sự hải, lệnh sứ Quyên, – Thư lệnh sứ, Lang trung ngạc.

Niên hiệu Vĩnh Thái năm thứ nhất (765), ngày … tháng 11 ban giáng

TAM TẠNG ĐẠI BIỆN CHÁNH QUẢNG TRÍ BIỂU CHẾ TẬP QUYỂN 1 (HẾT).

 

Pages: 1 2 3 4 5 6