BIỂU CHẾ TẬP

Sa-môn Thích Viên Chiếu chùa Tây Minh ở Thượng Đô Trường An biên tập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Biểu văn có mười chín bài, đáp chế có ba bài, tổng cộng hai mươi hai bài.

  1. Chế văn xin sắp đặt chư tăng tụng niệm ở hai đạo tràng: Quán đảnh và Điện các Văn-thù-sư-lợi tại chùa Đại Hưng Thiện.
  2. Chế văn tặng thêm khai phủ và phong tặng tước hiệu “Túc Quốc Công”.
  3. Chế văn bày tỏ tâm tình từ tạ của Hòa-thượng Tam tạng Đại Quảng Trí Bất Không. (có phần trả lời)
  4. Chế văn ban tặng đồ vật khi Hòa-thượng mới ra đời.
  5. Chế văn ban lệnh các vị Hiếu tử mỗi mỗi tự giữ lấy Nghi pháp Hòa-thượng chỉ dạy.
  6. Chế văn ban lệnh các vị Hiếu tử đắp mặc tang phục đúng lễ nghi.
  7. Chế văn thư chiếu (văn thư chép tay), ban cấp gạo, bún mì cho các vị Đệ tử và chọn vị trí, ngày an táng (nhập tháp).
  8. Khen ngợi ảnh Tả Chân của Hòa-thượng và lời tựa.
  9. Chế văn ban ơn xây dựng linh tháp.
  10. Biểu văn tạ ân ban tặng bảy trăm năm mươi hai xấp lụa để xây dựng tháp. (có phần trả lời)
  11. Văn tế của Đặng Quốc phu nhân Trương Thị, nhân ngày an táng (= nhập tháp).
  12. Văn tế đệ tử bí-sô Tuệ Thắng.
  13. Văn tế Lý Tướng Công, ngày mùng 5.
  14. Chế văn ban tặng tước hiệu “Tư Không”, thụy hiệu “Đại Biện Chánh” Tam Tạng Hòa-thượng. (văn của Sa-môn Phi Tích)
  15. Văn bia Cố Đại Đức khai phủ Nghi Đồng tam tư, Thí Hồng Lô Khanh túc Quốc công, chùa Đại Hưng Thiện, Hòa-thượng Tam Tạng Đại Quảng Trí thời Đại Đường.
  16. Ảnh tán Cố Tư Không, chùa Đại Hưng Thiện, Hòa-thượng Tam Tạng Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không, do vua Đại Tông đời Đường ban tặng.
  17. Sắc bảo sứ Lưu Tiên Hạc trao dâng tế văn.
  18. Văn tế của Nguyên Tướng công, nhân ngày an táng cố Hòathượng Tam tạng.
  19. Biểu tạ ân Chế văn truy tặng Tôn sư và thụy hiệu.

*****

1. CHẾ VĂN XIN SẮP ĐẶT CHƯ TĂNG TỤNG NIỆM Ở HAI ĐẠO TRÀNG: QUÁN ĐẢNH VÀ ĐIỆN CÁC VĂN-THÙ-SƯ-LỢI TẠI CHÙA ĐẠI HƯNG THIỆN.

Các đệ tử tăng Tuệ Lãng, Tuệ Siêu, Tuệ Xán, Tuệ Hải, Tuệ Kiến, Tuệ Giác, Tuệ Huy… các vị Đại đức trên, được mời ở tại đạo tràng Quán Đảnh thường vì nước nhà niệm tụng. Các vị đại đức, Tuệ Cán. Tuệ Quả, Tuệ Nghiêm, Tuệ Vân, Tuệ Tín, Tuệ Trân, Tuệ Thắng, Tuệ Thâm, Tuệ Ứng, Tuệ Hạnh, Tuệ Tích, Tuệ Tuấn, Tuệ Hiền, Tuệ Anh. Các vị đại đức này, được mời ở tại Điện các Đại Thánh Văn-thù-sư-lợi thường vì nước nhà chuyển độc, sắc ban Nhất Thiết Kinh.

Sự việt trên Đặc Tiến Hồng lô khanh, chùa Đại Hưng Thiện, Samôn Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không trình tấu: Bất Không ở tại tu viện này hơn hai mươi năm, thiết lập đạo tràng, vì nước nhà trì tụng kinh sám, linh ứng chẳng phải một, không thể nói hết. Điện các Đại Thánh Văn-thù, được Bệ hạ ân tặng tiền vật dựng xây vừa xong, đã tôn trí kinh sách, lại có ngự kinh, lý hợp với Hoằng Trì vun bồi cảnh phước, hai mươi mốt vị Đại đức như Tuệ Lãng v.v…, từ lâu đã nghiên cứu sâu mật tạng, thấu đạt sâu sắc chân thừa, giới hạnh tròn sáng, khuôn mẫu của pháp môn, mong nương hai đạo tràng nói trên, thường đọc tụng thọ trì kinh sám. Nếu sau này có sự cố, thì liền mời chọn lựa sáng soi, có các vị tăng đạo hạnh thay chỗ thiếu khuyết, ngõ hầu Đèn pháp không tắt, Thánh thọ vô cương.

Trung thư môn hạ, Điệp văn của Đại Quảng Trí Bất Không.

Điệp văn kính vâng chỉ dụ nên y cứ Điệp văn chuẩn định, ban sắc cố Điệp

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày mồng 06 tháng 06.

– Trung thư thị lang Bình chương sự Nguyên Tải.

– Môn hạ thị lang Bình chương sự Vương Tấn.

– Binh Bộ thượng thư Bình chương sự Lý Bão Ngọc.

– Tư Đồ kiêm trung thư Lệnh sử.

2. CHẾ VĂN TẶNG THÊM KHAI PHỦ VÀ PHONG TẶNG TƯỚC HIỆU “TÚC QUỐC CÔNG”.

Chiếu chỉ viết: Hạnh của Đại Đạo đồng hợp với dị tướng, chí lý các thánh vương đều quay về chánh pháp, mới hóa thành đế cùng ngang nhau. Nho Thích đâu có khác đường. Nên các vị Đế vương đời trước ai chẳng tôn sùng, kính thờ chánh pháp, hoằng hóa mở mang, thời gian nào cũng thực hành. Đặc tiến thí Hồng Lô Khanh, Sa-môn Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không chùa Đại Hưng Thiện, là bậc thầy của ta, là thuyền buồm của người vượt đến ba học, dứt sạch Kiến thủ, tu trì muôn hạnh, thường hiển hiện ở hóa thành. Giữ gìn luật pháp, xả bỏ ràng buộc, giữ gìn giới cấm làm chuẩn phép tắc, tiếp nối ý chí của giáo pháp trong sáng, tốt lành, đến nhận lời thỉnh mời của Nhân Vương. Trẫm ngày trước sống ở tiên triều, sớm nghe yếu đạo và được phó chúc, thường là chỗ quy y. thườn trì kinh nơi nội điện, khai pháp trước tòa, nương lễ của người giao tự, thuận theo lới hỏi của không đồng, sánh như gió, âm mầu giảng nói tròn đầy, mật hành gìn giữ bên trong, chờ hỏi, như pháp, tự bến bờ đều gặp gỡ, tẩy rửa mờ tối, điều phục ma oán. Trời người rửa lòng nơi cửa độ, Rồng quỷ nhận chức ở Thần ấn. Hẳn dùng khí lực mà tiêu tan dịch lệ, phước đức tốt lành, thật chỉ làm cho bản ngã lớn ra, đâu chỉ lợi đẹp ở ta. Thường có bảo ban pho trật, trọng dụng ưu lễ mà được làm thầy. Vị ngon đạo thấm, ân sâu lại mạnh, phẩm chất bên trong có khác ở Quả địa. Vốn là chuộng đức, kính thuận thời điển. Thật xứng đáng khai phủ nghi đồng tam tư, nhân phong tước hiệu “Túc Quốc Công”, ban bổng lộc ấp lớn ba ngàn hộ, ngoài ra đều như cũ.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày 11 tháng 06.

– Ngân thanh Quang Lộc Đại phu, trung thư thị lang bình chương sự Nguyên Tải.

– Tư Đồ kiêm trung thư lệnh sứ tuyên cáo.

– Trung thư xá nhân Dương Viêm vâng làm.

Vâng phụng chỉ dụ như Điệp Văn vâng làm.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày 11 tháng 06.

– Thị Trung Khuyết.

– Kim Tử Quang Lộc Đại phu hành môn hạ thị lang Đồng Bình Chương sự Vương Tấn.

– Triều nghị lang thủ cấp sự trung Triệu Quyên.

… ngày… tháng 06.

Thời đô sự, tả tư lang trung.

– Kim tử Quang Lộc Đại Phu Lại Bộ Thượng Thư Thượng Quế Quốc Bành thành quận Khai Quốc Công, yến lại bộ thị lang khuyết.

– Thượng thư tả thừa khuyết.

Tuyên cáo: Khai phủ nghi đồng tam tư Túc Quốc Công thực ấp ba ngàn hộ, Sa-môn Tam Tạng Bất Không Đại Quảng Trí chùa Đại Hưng Thiện kính vâng chỉ dụ như điệp phù đáo phụng hành.

– Chủ sự Quang viễn.

– Lệnh sử tịch thành.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày… tháng 06 ban sắc.

3. BIỂU VĂN BÀY TỎ TÂM TÌNH TỪ TẠ CỦA HÒA-THƯỢNG TAM TẠNG ĐẠI QUẢNG TRÍ BẤT KHÔNG:

Sa-môn Bất Không nói: Bất Không tôi từ thuở nhỏ kính thờ tôn sư suốt hai mươi năm, sớm nương nhờ ân tuệ thánh thượng, hơn ba mươi năm giảng nói pháp môn Du-già, vâng nhờ ân chú ý của các vị thánh vương. Kể từ lúc bệ hạ lên ngôi thì càng sâu đậm hơn, ban tặng hoàng các để yên trú, ban thưởng tử vi mà hỏi đạo, chứa nhóm ân sủng chập chùng. Ngày tháng tiếp nối, tuy là tinh thành khẩn thiết, há báo đáp được trong muôn một, như sương móc điện chớp khó dừng lâu, phận bồ liễu dễ suy tàn. Một lần đổ bệnh, từ xuân đến hạ, bệ hạ thâm thiết lo toan còn hỏi hai ba lần, các trung sứ thầy thuốc nổi tiếng cùng nhau tìm phương cứu chữa, chỉ vì bệnh cao manh, tuy châm chích, thuốc men mà khó khỏi. Thể chất sinh diệt đâu phải mến tiếc mà bền bỉ chắc được. Bỗng nhiên từ chiều hôm qua trở lại, cảm thấy khí lực thêm hồi hợp, thân này chẳng phải của chính mình, chỉ trong nháy mắt hơi thở đã ngừng, tâm thần thấm suy, lìa tạ thánh triều. Bất không tôi nay tuổi qua trung thọ, không phải là chết yểu, chỉ vì ngày trước vượt qua Nam Hải, đi khắp năm xứ Ấn Độ, tìm tòi những gì chưa được thấy nghe, học tập những gì chưa hiểu. Có được mười muôn bài tụng của Kim Cương Đảnh Du-già, các bộ chân ngôn và kinh luận v.v… hơn năm mươi muôn bài tụng, mong đều phiên dịch để báo đáp phần nào ân sâu của nước nhà. Sao nguyện xưa chưa thành, bỗng dưng bến bờ mạng sống đã hết, đó là điều ân hận của Bất Không tôi vậy! Cúi mong Bệ hạ ban ân từ tuệ của các Đức Phật, dưới tùy theo ước muốn của mọi người, Bất Không tôi trước đây kính dâng kinh “Đại Thánh Văn-thù Phật Sát” thánh tình tìm hứa ban bày trong ngoài, cúi mong thương xót một lời ước muốn lúc sắp qua đời, mong phước hoàng gia, thấm nhuần muôn kiếp tốt lành. Thật là tăng nhân vinh hạnh trong sinh tử. Năm bộ kim cương, chung linh, chày, do tôn sư truyền lại và mâm bạc, chuỗi hạt Bồ-đề, chuỗi hạt thủy tinh v.v… đều kính cẩn tùy biểu căn kính dâng phụng cúng. Đã đến lúc, giấy lòa nước mắt buồn rơi lai láng, vĩnh viễn từ tạ thánh vương. Mến nhớ đến cùng không kềm chế được, kính cẩn trông nhờ giám sứ Lý Hiến Thành dâng biểu tỏ bày từ tạ để bệ hạ xét biết. Sa-môn Bất Không tôi vô cùng thương mến kính dâng.

Niên hiệu Đại Lịch năm thứ 09 (77) ngày 15 tháng 06.

Khai phủ nghi đồng tam tư, Thí hồng lô khanh Túc Quốc Công, Sa-môn Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không chùa Đại Hưng Thiện kính biếu.

Bảo Ứng nguyên thánh văn võ hoàng đế phê:

Hòa-thượng hạnh chứng Thập Địa, đến từ Tây Vực, mở mang Dugià, truyền bá kinh sách, đi khắp muôn dặm, sống qua ba triều, trước kia phiên dịch thánh ngôn, đích thân tiếp nhận từ thầy truyền trao, đương lúc vận lớn của Hạ Võ, tiếp nối lửa của củi trước để truyền bá, mở rộng tâm Bồ-tát, vì chúng sinh bệnh nên có thưa hỏi, thần điệu thêm sâu xa, đồng thời nên nương theo sự cầu thỉnh. Bấy giờ, khai phủ nghi đồng tam tư thí hồng lô khanh Túc Quốc Công, Hòa-thượng Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không dâng biểu bày tỏ cùng thánh thượng, thánh thượng rơi lệ, ban gấp chỉ dụ, đều y theo sự thỉnh cầu, tình ý của hòa-thượng nhiếp thân nhất tâm quán hạnh, nằm nghiêng phía hữu duỗi chân an nhiên qua đời. Đệ tử buồn khóc cảm mộ, trung sứ tấu trình lên, thánh thượng, cung điệu rất sâu vắng, bãi triều ba ngày, viện ban trung sứ đến chùa tuyên cáo an ủi đồ chúng và ban cho các vật.

Kính vâng ban cho vải lụa ba trăm xấp, vải bố hai trăm đoan, nên đưa đến viện Cô Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không ở chùa Đại Hưng Thiện mà ban cho các vật.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày 16 tháng 06, tuyên cáo.

4. CHẾ VĂN BAN LỆNH CÁC VỊ HIẾU TỬ MỖI NGƯỜI TỰ GIỮ LẤY NGHI PHÁP HÒA-THƯỢNG CHỈ DẠY:

Kính vâng chỉ dụ bảo ban cùng các vị đệ tử: hòa-thượng là quốc sư của ba triều (Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông), môn đồ khá đông, nên mỗi mỗi nương nhau hòa thuận sống đúng du-già quán hạnh, y theo bổn giáo tu hành. Nếu có ai sai trái tranh chấp tức liền ghi tên 552 trình tấu.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày 16 tháng 06. Giám quan Nội Yết Lý Hiến Thành tuyên cáo.

5. CHẾ VĂN BAN LỆNH CÁC VỊ HIẾU TỬ MẶC TANG PHỤC ĐÚNG NGHI LỄ:

Kính vâng chỉ dụ bảo ban cùng các vị hiếu tử mặc tang phục than khóc, oai nghi tống táng, thiết lập linh vị, bảo pháp, họa vẽ tôn dung, v.v… ngoài những điều này ra, tất cả đều y theo chúc thư của hòathượng.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày 1 tháng 06. Trung sứ Lý Hiến Thành tuyên cáo.

6. CHẾ VĂN THỦ CHIẾU (văn thư chép tay) BAN CẤP GẠO, MÌ CHO CÁC ĐỆ TỬ VÀ CHỌN NƠI CHỐN, NGÀY AN TÁNG:

Phụng sắc thủ chiếu ban cho các hiếu tử v.v… các thứ lương thực như gạo, bún mì, đồng thời chọn nơi chốn xây dựng tháp báu và ngày làm lễ nhập tháp v.v… Trong đó gạo trắng năm xe, gạo canh năm xe, bún mì trắng năm xe, củi mười xe, dầu bảy tạ, than ba xe và như kinh tuyên cầu nhưng không chuẩn tấu lại, nên riêng giữ đưa đến.

7. ẢNH TÁN CỦA TAM TẠNG HÒA-THƯỢNG ĐẠI QUẢNG TRÍ BẤT KHÔNG VÀ LỜI TỰA:

Ảnh Tán Tam Tạng hòa-thượng Tán Tạng Đại Quảng Trí Bất Không đời Đường.

Đệ tử Triều Tán Đại phu kiểm giảo tả thứ tử Nghiêm Dĩnh soạn thuật.

Hòa-thượng húy Bất Không. Thánh thượng tôn xưng là Đại Quảng Trí Tam Tạng. Là đệ tử cố Hòa-thượng A-xà-lê Kim Cang Trí ở nam Ấn Độ.

Xưa kia, Đức Như Lai Tỳ lô giá na đem giáo pháp Du-già vô thượng bí mật tối Đại thừa trao truyền trao Bồ-tát Kim Cương. Bồ-tát Kim Cương trải qua mấy trăm năm mới gặp Bồ-tát Long Mãnh mới trao truyền lại, cho Bồ-tát Long Mãnh. Bồ-tát Long Mãnh lại trải qua mấy trăm năm mới truyền trao cho A-xà-lê Long Trí. Long Trí lại trải qua mấy trăm năm mới truyền trao cho A-xà-lê Kim Cương Trí, ngài Kim Cương Trí chấn tích đến Trung Hoa và trao truyền cho Hòa-thượng. Từ pháp thân Như Lai cho đến Hòa-thượng, sự trao truyền đạo ấy chỉ có sáu vị mà thôi.

Hòa-thượng xuất gia từ tuổi tấm bé, thông minh đỉnh đạt khác thường, siêng năng cần mẫn khổ nhọc đêm ngày không nghỉ, những gì thoáng qua tai mắt, đều thông thuộc không sót mất, nghe một biết mười như có thần mách bảo. Tôn sư có khen ngợi rằng: “Đạo ta truyền về phương Đông”. Sau khi tôn sư qua đời, Hòa-thượng bèn vượt biển đến Thiên trúc trải qua các nước Sư Tử v.v…

Đến chỗ Hòa-thượng A-xà-lê Long Trí lại dự được mười tám pháp hội Du-già, năm bộ Bí Tạng, giáo điển ba thừa còn để lại, pháp nào cũng nghiên cứu chỗ tinh yếu sâu xa. Hòa-thượng dung mạo như người thường, nhưng tâm ngang đồng với các Đức Phật vậy, khoảng đầu niên hiệu Thiên Bảo (72), trở về Thượng Đô, vua Huyền Tông (712-756) vô cùng kính ngưỡng được gặp Hòa-thượng, Hòa-thượng lần lượt làm Quốc sư cho cả ba triều vua, vào cửa nơi cung. Thánh thượng mỗi lúc đến nội điện thuận tiện thưa hỏi, lời huyền khéo mở rót vào tai, khiến sự kính ngưỡng ngày càng sâu sắc. Đến niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), Sư thị hiện bị bệnh, bảo sai kết triệt, các thầy thuốc lo liệu thuốc thang, song ngày một hư vô, ân ban chiếu chỉ đến tận giường bệnh, tặng thêm “Khai phủ nghi đồng tam tư”, y cử Hồng lô khanh trước kia phong tước hiệu “Túc Quốc Công” ban bổng lộc thực ấp ba ngàn hộ, nhưng Hòathượng khước từ không nhận. Đến ngày 15 tháng 06 (năm 77), bỗng nhiên tắm rửa, thay đổi y phục, kháng biểu bày tỏ tự tạ thượng hoàng và an nhiên thị tịch. Hòa-thượng trụ thế bảy mươi tuổi, năm mươi hạ lạp.

Thánh thượng buồn thương, bãi triều ba ngày. Tại chùa hòathượng cư trú có một hồ sen rộng khoảng mấy mươi mẫu, bên bờ không có tưới rót, ở giữa tuôn trào dòng suối ngọt, suối nước ngọt gương trong sáng, mùa đông mùa hạ thảy đều tràn đầy, đến ngày hòa-thượng thị tịch, trước đó một đêm, nước trong hồ khô cạn, như xưa kia nơi rừng Ta-la song thọ biến thành mầu trắng, sự việc tuy khác nhưng cảm ứng tương đồng vậy. Phàm, pháp thân vững chắc không đến không đi, nhưng ứng theo duyên tục, thị hiện ở thế gian, chứng đắc đạo phẩm thì kết quy Niết-bàn, há thường tình có thể suy lường được ư?

Phụng thờ như lúc sống, huyễn duyên đã hoại, tiếp thuật bản hạnh, ghi lại lời hay, tuyên lại nghĩa này và viết lời khen ngợi rằng: pháp môn Du-già thượng thừa bí mật, vượt các thiền định mau nhập Phật thân, đệ tử chân truyền đến nay có được sáu vị, kính mong Hòathượng vì thời mà xuất hiện, bày pháp cứu đời như phô bày Nhật Nguyệt, là bậc tông sư của ba vị thánh vương, như hoa Ưu-đàm lại nở, như nước Cam Lồ mới rót, cảnh Niết-bàn không phải đợi chờ. Chúng con hàng hậu học, tâm chìm trong biển lo buồn, họa vẽ tôn dung, để chiêm ngưỡng như lúc còn sống…

8. CHẾ VĂN ÂN TĂNG LỤA XÂY DỰNG LINH THÁP:

Phụng ban: Bảy trăm năm mươ hai xấp lụa, nên ban tặng viện cố Hòa-thượng Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không ở chùa Đại Hưng Thiện, sung ngay vào việc xây dựng Linh tháp tôn sư. Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày 2 tháng 06 Nội thị Vi Thú Tông tuyên cáo.

9. BIỂU VĂN TẠ ÂN BAN TẶNG BẢY TRĂM NĂM MƯƠI HAI XẤP LỤA ĐỂ XÂY DỰNG THÁP: (có phần trả lời)

Chư vị Đại đức như Đàm Trinh v.v…: Ngày nay quan nội thị Vi Thú Tông vâng tuyên chỉ dụ ban tặng bảy trăm năm mươi hai xấp lụa, sung vào việc xây dựng linh tháp tôn sư. Bưng đội đặc chỉ dâng tràn buồn thương lẫn vinh hạnh, khiến đất cung kính rung chuyển, mới xây tháp xá-lợi. Trộm nghĩ rằng: Lời vi mật vẫn còn vang vọng, thánh triều thêm phước, do đạo hạnh bệ hạ tôn kính, đâu phải là tâm hiếu của môn nhân có thể chiêu cảm. Chúng tôi Đàm Trinh v.v… gào khóc tỏ sự buồn thương không kềm chế được, kính cẩn dâng biểu trình bày cảm tạ để thượng hoàng xét biết. Đàm Trinh v.v… chúng tôi vô cùng buồn thương lo sợ kính dâng.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày 2 tháng 06

Chùa Đại Hưng Thiện, tăng sĩ Thảo Thổ Đàm Trinh kính biểu.

Báo ứng Nguyên Thánh Văn Võ Hoàng Đế phê:

Hòa-thượng lãnh đạo tăng đoàn, mở mang diệu chỉ, mãi mãi về nơi vắng lặng. Đại tông tôi hâm mộ tốt lành sâu sắc, nhiều ngày đã ước vọng, song Hòa-thượng vừa viên tịch gần đây. Tặng ban ít lụa để xây dựng tháp báu, đâu có gì phải cảm tạ ân!

10. VĂN TẾ CỦA ĐẶNG QUỐC PHU NHÂN TRƯƠNG THỊ, NHÂN NGÀY AN TÁNG (= nhập tháp):

Niên hiệu Đại Lịch năm thứ 09 (77) nhằm ngày mồng 05 (Nhâm Dần) tháng 07 (Mậu Tuất) năm Giáp Dần, Đặng Quốc phu nhân là Trương Thị kính cẩn dùng thuốc sữa tiến cúng giác linh Cố Quốc Đại Đức Hòa-thượng Tam Tạng Bất Không.

Cúi mong Hòa-thượng nhiều kiếp căn tu đã vượt ngoài ba cõi,

hiện thân hành hóa thường đến các cõi. Truyền tượng giáo ở Đông Lai, bày vi ngôn nơi bắc cực. Khuyên răn thánh chúa, muôn vàn đều kính tuân, ban hương vô giá, tặng vật vô giá, mới muốn un đúc người nông đượm vẻ thông minh, bình trị rộng lớn ở thái giai, dắt dẫn muôn dân đến bờ kia. Há rằng nước sông không dừng, ngày qua chẳng lại, trong đó thị hiện diệt độ, đồng phàm quy chân vội gấp. Ô hô! Thương thay! Buồn nhớ sợ lo, nước mắt chảy tràn từ cung đình đến hàng chợ, cam lồ thâu lại mà lan huyên hết mất, gió nhẹ thổi mà gợn sóng biển sông. Các hàng hữu học, vô học biết thưa hỏi bẩm thọ thế nào? Ô hô! Thương thay! Đệ từ may nhờ đấng chồng, hổ nhục quốc hiệu. Ba nghiệp tham, sân, si, dễ quen mà một việc thánh thiện khó thành. Nhờ Hòa-thượng mở rộng đức từ, đặc ân sủng rũ lòng huấn dụ, nhân đó thọ pháp, tâm thật sợ lo, bên trong thức tỉnh sự kiêu căng si dại, ngoài chẳng phải là xa xỉ buông lung, tuy muôn phần mà chưa bỏ, trọn chín biến mà biết lời. Bỗng chốc trái hẳn, đau thương luyến nhớ khôn cùng, giã từ thượng hoàng cố quận, lên xe mầu trắng, đứng nhìn tháp nhạn, suối lệ tuôn trào. Đem bày buồn thương dâng cùng lễ bạc, kính mong giác linh chứng giám vi thành. Ô hô! Thương thay! Ngưỡng mong chứng nhận.

11. VĂN TẾ CỦA ĐỆ TỬ TỶ-KHEO TUỆ THẮNG:

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) nhằm ngày mồng 05 (Nhâm Dần) tháng 07 (Mậu Tuất) năm Giáp Dần. Đệ tử Tuệ Thắng kính cẩn dùng thuốc sữa cúng tiến giác linh thầy.

Trộm nghĩ rằng: Hiếu đối với cha mẹ, thì đối với thầy trò cũng vậy, huống hồ gần gũi phụng thờ cảm mến sâu sắc duyên xưa, hầu hạ bên thầy hơn hai mươi năm. Tự hổ phận ngu muội, gội mình nhớ thương rất lắm. Ôi! Ân thầy chở con như đất, đức thầy che con như trời, đèn trí tuệ soi chiếu con như mặt trời, dùng pháp như thấm nhuận con như suối. Sao một mai mà trời cách biệt, sao giữa đường mà đất cản ngăn, sao một ngày mà mặt trời đã lặn, sao giữa đường mà suối nước khô dòng! Mắt chạm lệ tuôn, gào thương giữa trời ảm đạm! Tuy sinh diệt là lẽ thường nhiên, song cuối cùng đớn đau thống thiết. Phạm âm đã ngừng dứt, tôn nhan vĩnh viễn xa lìa. Đồ chúng nhìn nhau, pháp hội còn đâu mà nương tựa?

Ô hô! Thương thay! Kính mong thầy chứng nhận.

12.TẾ VĂN CỦA LÝ TƯỚNG CÔNG NHÂN NGÀY NHẬP THÁP CỐ HÒA-THƯỢNG TAM TẠNG:

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày mồng 05 (nhâm dần) tháng 07 (Mậu tuất) năm Giáp dần. Binh bộ thương thư đồng trung thư môn hạ Bình Chương sự Lý Bão Ngọc kính cẩn phụng dâng hương hoa tiến cúng giác linh cố Đại Hòa-thượng Tam Tạng.

Phàm người đứng đầu pháp khí, bậc tôn quý trong Phật giáo, nếu chẳng phải sinh linh độc giác không lấy gì mong cầu thánh đạo. Nếu chẳng là đức cao nghiệp lớn không lấy gì định đạt tông môn. Cúi mong Hòa-thượng thần ngộ tạng bản, thầm đến chân ngôn, trên hợp nội soi, trí đầy trong mát, ngay nới “Không” tuy “Hữu”, bày tưởng quên sắc, hoa nhóm cung vua, đèn truyền cõi tịnh. Xin thánh hậu của con, bày cầu chỉ dạy, học hỏi làm thầy, nương nhơn giúp đức, mở bày mật chỉ, quyết rõ từ thức, trời rồng cảm linh, quái quỷ ẩn núp. Ứng thời xuất hiện, chuyển đổi phong tục, làm sao chán khổ, bày dứt thân tôi. Than ôi! Có sinh phải có chết, thần mà xuất đi, tháp bày hiển hiện, song lâm biến suy, đường mê chưa tỉnh. Hậu học buồn bã, nhớ hoài mới gặp. Nỗi đau buồn này không thời hạn ngừng dứt! Ngưỡng mong giác linh cố Hòathượng chứng giám.

13. CHẾ VĂN BAN TẶNG TƯỚC HIỆU “TƯ KHÔNG”, THỤY HIỆU “ĐẠI BIỆN CHÁNH” TAM TẠNG HÒA-THƯỢNG:

Chỉ dụ ban sắc viết: Vắng lặng là an vui, do đó trở về nơi chân thường, gửi gắm người có duyên, vì vậy tôn quý ở xưng hiệu. Tu các cố sự, ấy hoặc là cưỡng gọi Cố Khai Phủ Nghi Đồng Tam Tư Thí Hồng lô khanh, Túc Quốc Công, chùa Đại Hưng Thiện Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không. Đức lớn đạo cao, là bậc thầy trẫm hằng kính ngưỡng, tâm mật pháp ấn, hạnh vượt độ môn, nhỏ nhiệm có nói, rộng lớn không hình. Một cơn mưa thấm nhuần rộng khắp chúng sinh. Trăm ngọn đèn truyền soi sáng khắp nơi chánh giác. Tựa đạt nghĩa thú, rộng thông nho huyền. Tình của bậc thánh hợp như phù khế, trẫm thuận phong tước có được mấy năm. Thuyền từ không lưu lại, cầu mộc đã hoại tan, vi âm cách biệt hẳn, cung đình ai điệu sâu xa. Các quan luận đạo, tìm lễ nghiêm sư, nhân đó tôn xưng thêm thụy hiệu, dùng phó danh thật, nên đáng tặng tước “Tư không, nhân tôn thụy hiệu” Đại biện chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hòa-thượng.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày mồng 05 tháng 07.

Tư đồ Kiêm Trung Tư Lệnh phân dương quận vương sứ.

Trung thư thị lang bình chương sự Dĩnh xuyên quận khai quốc công thần Nguyên Tải tuyên cáo.

Trung thư xá nhân thần Tôn Túc vâng làm.

Vâng sắc chỉ dụ như hữu điệp văn vâng làm.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày mồng 6 tháng 07.

Thị trung quyết kim tử quang Lộc đại phu môn hạ thị lang bình chương sự thượng quế quốc thần Vương Tấn.

Triều nghị đại phu thủ cấp sự trung thần Triệu Quyên.

Một ngày… tháng bảy.

Thời đô sự (01 bản) tả ty lang trung.

Kim Tử quang Lộc đại phu, lại bộ thượng thư thượng quế quốc tả ty lang trung bành thành quận khai quốc trung Công yến. Lại bộ thị lang khuyết Thượng thư tả thừa khuyết.

Tuyên cáo ban tặng Tư không đại biện chánh Quảng Trí Bất Không Tam tạng Hòa-thượng.

Sắc như hữu phù đáo vâng làm.

Chư sự Quang Viễn

Lệnh sứ Tịch Thịnh, Thư Lệnh Sứ Lang trung Du thư lệnh sứ, thư lệnh sứ.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) ngày mồng 6 tháng 06, ban tặng.

14. VĂN BIA CỐ ĐẠI ĐỨC KHAI PHỦ NGHI ĐỒNG TAM TƯ THÍ HỒNG LÔ KHANH, TÚC QUỐC CÔNG, HÒA-THƯỢNG TAM TẠNG ĐẠI QUẢNG TRÍ CHÙA ĐẠI HƯNG THIỆN, ĐỜI ĐƯỜNG.

Chỉ dụ ban sắc Sa-môn Phi Tích xem xét hai pháp viện Thiên Phước, An Quốc và đạo tràng Pháp Hoa soạn thuật.

Một trăng giữa trời, muôn sông chẳng muộn.

Năm trời rũ bóng, ba Tạng giáng sinh.

Sao ai nói thế? Ấy là đại sư chúng ta vậy.

Đại sư pháp húy Bất Không, vốn giòng dõi Bà-la-môn, ở Bắc Thiên Trúc. Ban đầu, mẹ ngài gặp một thầy tướng nói: “Chắn chắn là sẽ sinh một vị Bồ-tát”, nói rồi bèn mất. Vài hôm sau, quả thật bà nằm mộng thấy Đức Phật mỉm cười, mắt phát ra ánh sáng dọi vào đảnh đầu, đã ngủ say mà như tỉnh, khắp trong nhà chiếu sáng như ban ngày, nhân đó mẹ Ngài có thai. Mẹ ngài mất sớm.

Năm mười tuổi, Ngài theo người cậu đến quận Võ Oai, năm mười ba tuổi, đến phủ Thái Nguyên tìm vào Trường An để cầu xuất ly, gặp ngài Đại Hoằng giáo Kim Cang Trí Tam Tạng, cho rằng chính là bậc thầy của ta. Đầu tiên thử giáo Tất đàm chương, bảo tụng kinh điển bằng tiếng Phạn. Sau đó thiết tha cầu học tiếng Phạn, một khi lọt qua tai thì không còn rơi sót, bèn cho phép vào đàn tràng. Trao Giới Phát Bồ-đề tâm đến năm đủ mười lăm tuổi, mới cho xuất gia, tuổi đủ hai mươi thọ giới cụ túc với Hữu Bộ thành Đại bí-sô, Luật tướng tinh thông, biết mà không trú chấp, sắp muốn học Thanh minh luận, Nghiên cùng Tông Du già, đem ý muốn ấy bạch cùng Tôn sư. Thầy ngài chưa chấp nhận, đêm đến mộng thấy tôn tượng các Đức Phật, Bồ-tát thảy điều đi đến, bèn nghĩ rằng: “Điều ta mộng thấy chính là pháp tạng đã có người giao phó”, nên liền trao cho Tam mật, bàn luận năm trí, công phu mười hai năm, sáu tháng thành tựu.

Mùa Thu, niệu hiệu Khai Nguyên thứ 29 (72) Thầy Ngài thị tịch, nhập tháp, có chiếu lệnh mang quốc tín đến nước sư tử, sóng trắng xoá trùm núi, sóng lớn tung hoành giữa biển khơi, ba đào dữ dội, gió lớn cuồn cuộn, phàm các chướng muôn khởi lên, ngài nắm chày kim cương, trí niệm chương “tùy cầu”, các tai chưởng đều yên tĩnh, thuyền đi đến nước ấy an lành, các đệ tử Hàm Quang, Tuệ Biện đều tự kinh sợ. Vua nước Sư Tử ra tận ngoài xa nghinh đón về nội cung cúng dường bảy ngày, dùng bền đồ múc bằng ròng để ngài tắm rửa, khoanh tay lễ độ thăm hỏi, như cách Phạn lễ, quyến thuộc nhà vua cũng như các quan Tể phụ Đại Thần thảy đều chí thành cung kính. Ở nước đó có ngài Phổ Hiền A-già-lê, ngôi vị gần Thánh Địa, đức hạnh tôn quý đương thời, theo mà thưa hỏi, không khai mở mới thật, hiến dâng vàng và vật báu, Ngài nói: “Vật báu của tôi là tâm, không phải vật báu này vậy”. Tức thời truyền trao cho mười tám hội kim cương đảnh Du-già và năm bộ Tỳ-lô-giá-na Đại bi thai tạng cùng hơn năm trăm bộ quán đảnh chân ngôn bí điển, kinh, luận v.v… Thêm vì được truyền như vậy, một ngày khác,vua bảo điều voi điên đến thử Ngài. Ngài liền kiết Ấn Phật nhãn, trụ trong định Từ Tâm, trí tụng chân ngôn để điều phục nó, voi điên ấy liền ngã lăn không thể tiến đến, vua kinh sợ lấy làm lạ, cùng với kẻ điều khiển voi điên có gì khác ư? Thì biết được Hoa bảy cánh vốn không mùi thơm, nhà năm uẩn đâu có ngã nhân, trong tam-ma-địa hiển bày công năng trí tuệ ấy.

Đến niên hiệu Thiên Bảo thứ 06 (77), từ nước Sư Tử trở về, Vua Huyền Tông mời vào cung kiến lập đàn tràng, đích thân trao pháp Quán đảnh, trụ chùa Tịnh Ảnh. Đến khi nắng hạn gay gắt, đang lo lắng gấp gáp, ngày kết đàn đã đến kỳ, mây ùn nổi khắp bốn phương, nước mưa tuôn xuống, vua bèn xuất kho báu, ban tặng một y cà sa sắc đỏ tía, hia trăm xấp lụa, để tiêu biểu cho sức thần diệu dụng. Hoặc tai ương gió lớn nhổ tróc cây, yêu tinh lăng loàn mất độ thường, ngài cử tâm mặc niệm như ảnh hưởng. Niên hiệu Thiên Bảo thứ 13 (75), có sắc lệnh đến Võ Oai đi tiết độ sứ do Ca thư Hàn mời, kiến lập đạo tràng lớn, cùng Samôn Hàm Quang và đệ tử cư sĩ khai phủ lý nguyên Tông v.v… trao năm bộ Quán Đảnh Kim Cương giới Đại Mạn-đà-la pháp, khi ấy đất tại chỗ thiết lập đạo tràng liền rung chuyển, người có nghiệp chướng rãi hoa không rơi xuống mà lại bay bổng lên lọng che, như bầy ong hút mật ở nhị hoa, không thể rời ra, đến lúc việc xong mới rơi xuống. Thần nào giúp như vậy ư? Thập quế tử nhãn nguyệt, ban lệch trở về kinh đô dừng trú ở chùa Đại Hưng Thiện.

Đến khoảng niên hiệu Chí Đức (756-75), Hoàng đế Túc Tông thân hành đến Linh Võ, ngài kính dâng kinh “Bất Động Tôn bát phương thần kỳ” và định ngày lấy lại kinh đô như phù ấn vậy. Vào niên hiệu Càn Nguyên (75-760) nhà vua mời vào nội cung kiến lập đàn tráng Hộ-ma, đích thân trao pháp Quán Đảnh, thấm đượm ân sâu, có đáp lễ thường. Tiếp đến mời ở chùa Trí Cự để trì tụng kinh sám, cảm ứng đến Bổn Tôn ngọc hào vạch sáng tỏa khắp thấu suốt núi hang, đến lúc bảo ứng (= Đại Tông) lâm triều, kim luân ngự lịch, nhà vua càng thêm kính ngưỡng, ngài giữ đạo kính thờ làm thầy, nên trao ban đặc tiến thí hồng Lô khanh, thêm danh hiệu Đại Quảng Trí, đích thân bẩm thọ pháp bí mật huyền diệu, cát tường đến cùng. Hoặc Phổ Hiền rót thần quang nơi điện tía, sáu cung lễ lạy. Hoặc Văn-thù hiện tướng lành ở gác vàng, muôn thừa đều tu hành tôn sùng. Hoặc phiên dịch bản tiếng Phạm kinh Mật Nghiêm Hộ Quốc, mây ùn năm mầu. Hoặc dịch Bối kệ kho tàng hư không, mưa móc che chở ngàn vị tăng. Ngài vâng mạng mà vượt trên sự trong lành, thừa ân mà trở lại nơi đế ấp. Phàm các sự ứng nghiệm, sai khác khó tỏ cùng, vừa tỏ ngộ phàm hoa của hư không, thể không sinh diệt. Dụng của chân như há có đến đi.

Trước sau, ngài vâng chiếu phiên dịch các kinh luận, tổng cộng gồm tám mươi ba bộ, một trăm hai mươi quyển, đều đã ban hành đưa vào mục lục kinh tạng, đồng thời tấu trình các chùa trong nước tôn thờ Đại Thánh Văn-thù là thượng tọa, nhân đó thiết trí viện thờ và lập tượng, bảo giữ quốc giới, bày tỏ ân cần cung kính. Đến niên hiệu Đại Lịch thứ 0 (773), có tiến chỉ, ở bổn viện chùa Đại Hưng Thiện, lại tạo dựng gác vàng Đại Thánh Văn-thù, cấm tài vật bên trong không được để thất thoát ra ngoài, thợ thuyền con trai làm cả. Lọng báu treo cao trên chín tầng mây, ngự hương cũng do một người cung cấp. Các thứ vi trần như từ dưới đất vọt lên, nhạc của quân thiên như từ giữa không trung nhóm đến.

Đến ngày 11 tháng 06 niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), chế văn ban tặng Ngài là khai phủ nghi đồng Tam Tư, phong tước Túc Quốc Công, và bổng lộc ấp lớn ba ngàn hộ, ngoài ra đều như cũ, vẻ vang thăm hỏi đủ đầy đượm nhuần, ân sủng sáng ngời dần dần thêm lắm, ban tôn quý của bắc cực, làm lễ bậc tông sư, ân tặng phiền tượng, thi ban ngọc bạch, sắc thư đầy hòm. Các trung sứ cùng nhau nghĩ ngợi từ xa xưa đến nay chưa có ai thanh tịnh kính tín như hoàng thượng ta vậy, sắc son thành thật như tôn sư ta vậy! Ngài vốn từ tuổi hai mươi trở lại, theo tâm hơn năm mươi năm, mỗi ngày bốn thời tụng niệm nơi đạo tràng, lên trên ngự điện, xuống dưới ghế giường, trong khoảng sát-na chưa từng luống không. Như đảnh núi cao lạnh buốt muôn vàn, cây tùng trải mình trong sương gió mà vẫn đen nhuần, có thể lấy đó để nhìn thấy tiết tháo cương trực của Ngài. Huống gì vào nơi nhà quyền quý mà vẫn như là ở nhà cỏ trinh, năm năm hết ba như áo chim thuần. Tuy rong ruổi ở Kỳ lân mà thường thanh tịnh an trú ở Cửu Thiền, ở một mình không bằng. Đồng thông suốt mọi màu sắc, ngọc ma ni vốn không có mầu sắc nhất định, có mầu gì là tùy gốc độ của người đứng nhìn. Đối với ta thì làm sao? Thật đúng gọi là Huyền tượng của chân như, là báu lớn của đấng pháp Vương vậy. Đối với Hí Bồ-tát ứng hiện thành mà chẳng trụ tâm. Ngài như đến chốn đông đúc, độ chúng hữu tình, thị hiện chút bệnh, tự biết giờ đi, qua ngày 15 tháng 06, nhờ bảo đệ tử dâng biểu từ tạ Thượng hoàng, giao phó hậu sự, cắt tóc tắm gội, nằm nghiêng phía hữu, duỗi chân, lặng lẽ thị tịch.

Ngài trụ thế bảy mươi năm, năm mươi pháp lạp, lúc đó trời mưa như trút nước, chỉ chút ít ánh trời le lói, buồn bã đến nhà vua, thượng hoàng bãi triều ba ngày. Ban ba trăm xấp vải lụa, hai trăm đoan vải bố, ba mươi vạn tiền, gạo bún tổng cộng bốn trăm thạch, hương, dầu, củi, than và các trai thất bên ngoài chi cấp. Lại ban cấp hai trăm hai mươi lăm vạn tiền để xây dựng linh tháp, đặt để vào trong mà chiên lễ, lại ban lệnh Cao phẩm Lý Hiến Thành câu đáng và công đức sứ Khai phủ Nghi Đồng Tam Tư Lý Nguyên Tông xem xét giúp đỡ, định ngày mồng 06 tháng 07, pháp táng ở Thiếu lăng Nguyên tại phía nam Vu Phụng. Trong ngày đó, trong thư môn hạ ban điệp tặng quan hiệu Tư Không, thụy hiệu Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hòa-thượng, lại sai nội cấp sự Lưu Tiên Hạc tuyên sách cúng tế. Nội xuất gỗ thơm, thiêu đốt kim quan, đầy đủ lễ nghi trà-tỳ vậy. Tại chùa, hồ sen khô cạn và hoa úa tàn là cảnh tượng cáo chung, cờ mộng nghiêng đổ và điện các xiêu vẹo là lúc kinh sợ răn nhắc. Rừng ta-la biến đổi màu trắng, thống cảm suốt thấu, nước chảy ngược dòng. Đâu phải chỉ có ở thời xa xưa! Bá quan tể phụ đã từng lãnh thọ pháp ấn, không ai chẳng buồn thương! Môn nhân được thường tu đạo công đức, các sứ xem xét trong điện, coi sóc chùa Đại Hưng Thiện, Sa-môn Đại tế, v.v… bốn chúng đệ tử đến mấy muôn người thống thiết trở lại bóng tối đêm dài, buồn thương đèn tuệ tắt hẳn, chẳng vì tài vụng, khiến ghi phương du, phi tích lầm sai tiếp chiếu của La-thập chịu vâng hội của vua Tần, nhớ đến sự khóc than của Cao Sài, đều đồng huyết kiến xa hoa, thử nêu thuyết của vô thuyết, để ca ngợi rồng trong rồng. Với bài từ rằng:

Giảng nói văn tự tức chân ngôn chừ!
Trời sinh thầy ta dịch các kinh chừ!
Cung rồng bít cửa, suốt cội nguồn chừ!
Tượng giá đến đâu, nhạc tiên nổi chừ!
Việc làm đã xong ta sắp diệt chừ!
Kinh vẳng không trung cùng các hoa chừ!
Cờ xí điều viếng, cùng an táng chừ!
Người sầu đất rung muốn nói gì chừ!
Chống gậy Kim cương mờ về Tây chừ!
Rõ ràng thầy ta cõi an dưỡng chừ!
Con pháp Vương kinh động xe báu chừ!
Thoát hẳn sinh tử phá oán ma chừ!

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77) nhằm ngày mồng 06 (kiến Đinh Dậu) tháng bảy năm Giáp Dần.

15. ẢNH TÁN CỐ TƯ KHÔNG, CHÙA ĐẠI HƯNG THIỆN, HÒATHƯỢNG TAM TẠNG ĐẠI BIỆN CHÁNH QUẢNG TRÍ BẤT KHÔNG, DO VUA ĐƯỜNG ĐẠI TÔNG BAN TẶNG:

Đệ tử thọ Pháp Quản Đảnh, bí-sô Phi Tích ở chùa Thảo Đường, núi Tử Các soạn thuật.

Đấng Bất Động tôn thiên tử Quán đảnh A-già-lê-da
Bậc thầy mô phạm truyền đạo nước nhà,
Trông pháp như rồng, nhìn người tợ ngọc
Tay nâng kinh pháp, bản Phạn suốt thông.
Tâm đồng trăng tỏ, sáng suốt ao ngọc,
Xả bỏ báo thân, Đài lân vẽ ảnh
Tam mật vắng yên, cửu trùng buồn bã,
Nhạc trỗi xe đưa đều theo chiếu sáng.
Muôn dặm mây sầu, ngàn non tùng thảm
Lạnh lùng ai nỡ luống bặt bóng thầy
Nhìn sắc tuyết, không bày cũng không nói,
Truyền mênh mông kiếp, bỏ ư lấy ư!

16. SẮC BẢO SỨ LƯU TIÊN HẠC TRAO DÂNG TẾ VĂN:

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày mồng 06 (Quý Mão) tháng bảy (Mậu Tuất) năm Giáp Dần. Hoàng thượng sai bảo nội cấp sự Lưu Tiên Hạc đem dâng hương trà đến tiến cúng giác linh cố Hòa-thượng Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng.

Duy; linh trí tỏ rõ, gặp tư chất thông đạt, xưa gieo giống phạm hạnh, sinh ra đã biết thắng nhân, đẹp trội ngũ thiên, đi khắp muôn dặm, tâm như kho biển, lời thông mọi tiếng. Truyền bá kinh điển, giảng nói Du-già, lợi lạc muôn dân, vào ra ba triều. Đạo vốn không lời, lý đều chẳng vết, Niết-bàn thường vắng lặng, chí thánh đồng quy, đất hương gội mình, hoa duyên đã xong, trẫm vâng biểu nghĩa, đủ lễ thầy trò, phút giây vĩnh biệt, thống cảm cấm cung, kính dâng hương trà, kính mong chiếu giám!

17. VĂN TẾ CỦA NGUYÊN TƯỚNG CÔNG, NHÂN NGÀY AN TÁNG (NHẬP PHÁP) CỐ HÒA-THƯỢNG TAM TẠNG.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày mồng 06 (Quý Mão) tháng bảy (Mậu Tuất) năm Giáp Dần. Trung thư thị lang đồng thượng thư môn hạ Bình Chương sự Nguyên Tải, kính cẩn dâng cúng hương hoa giác linh Cố Đại Hòa-thượng Tam Tạng.

Than ôi! Tượng hình du hóa như gió động bánh xe, lớn như đất nước đều là thân ta, đến như người biết còn mà chẳng giữ, vất bỏ để đến cảnh giới vắng lặng. Được độ nên thường nhàm chán đến với bụi trần nhiễm ái. Đối với Hý đại sư, vui đùa tiếp nối nhân sáng Phật pháp, trông cao đều rõ, thương rộng đồng nhân, sắc tâm thấu suốt, công học vẻ vang. Rành rành sau ta cùng đạo thuận hòa. Đức lớn sinh thời chân tông mở vận, mang sinh chồi lộc, thật truyền mật ấn. Bằng tâm nhàn quản, ban chiếu mời thăm, đông hưởng tôn sư, ba lần kính dâng. Duy thánh trữ phước, vốn thần gặp may, chúng con… bốn chúng nhóm họp đạo tràng, kế thừa phó chúc, mong nhờ nương cậy, sao báo đáp cùng!

Than ôi! Pháp thể tròn soi, suốt cả trước sau, chẳng đợi hình mà sinh, đâu duyên nhóm mà có, linh sơn gặp lại, nhân vì quá lâu, thương mến thần nghi, nhớ hoài từ dụ! Kính mong thùy từ chứng giám.

18. BIỂU TẠ ÂN CHẾ VĂN TRUY TẶNG TÔN SƯ VÀ THỤY HIỆU:

Sa-môn Tuệ Lãng v.v… nói: hôm qua ngày mồng 06, là đêm hành lễ trà-tỳ Tôn sư, thánh thượng buồng thương, truy tặng tước hiệu “Tư không”, nhân phong thụy hiệu “Đại Biện Chánh Quảng Trí Tam Tạng Hòa-thượng Bất Không”. Chiếu ban hành lễ quốc táng, sủng mộ rạng ngời thần đạo, tặng tước tam công vượt lệ chương cũ, tôn xưng Hòathượng kinh trước chưa ghi, vậy đủ biết đượm ân trời cao nhuần thấm sông biển không bờ, linh ứng u đồ cảnh trời trăng mà soi chiếu. Đệ tử có đến ngàn vị, thương cảm thánh ân, không dám mang đội. Kình cẩn nương nhờ trung sứ Lý Hiến Thành dâng biểu trình bày cảm tạ để bệ hạ xét biết. Sa-môn Tuệ lãng v.v… vô cùng lo sợ và tự thẹn kính dâng.

Niên hiệu Đại Lịch thứ 09 (77), ngày mồng 07 tháng bảy.

Chùa Đại Hưng Thiện, chúng thảo thổ Sa-môn Tuệ Lãng v.v…đồng kính biểu.

Bảo ứng Nguyên thánh văn võ hoàng đế phê:

Hòa-thượng khởi đầu từ Tây Vực, đi khắp muôn dặm, giảng nói chánh pháp, lợi lạc chúng sinh, trở về Niết-bàn, chân thường, trẫm với lòng hiếu hạnh sùng phong thị hiệu, lễ qua như thế, sao phiền lòng mà tạ ân!.

ĐẠI BIỆN CHÁNH QUẢNG TRÍ TAM TẠNG BIỂU CHẾ TẬP QUYỂN (HẾT)

 

Pages: 1 2 3 4 5 6