BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH
Tác giả: Bồ tát Long Thọ tạo luận, Bồ tát Phân Biệt Minh giải thích.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Ba La Phả Mật Đa La, người Trung Ấn Độ.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Phẩm 1: QUÁN DUYÊN

Kệ: (Luận)

Khắp đoạn các phân biệt
Diệt tất cả hý luận
Có thể nhổ sạch gốc
Khéo nói pháp chân thật.
Từ chỗ phi ngôn ngữ
Khéo lập thành văn tự
Phá tuệ ác vọng tâm
Thế nên cúi đầu lạy.

Thích: Những kệ như thế, nghĩa đó như thế nào? Đó là nghĩa thật được mở bày từ sự kiểm nghiệm chân lý ở trong Bát Nhã Ba La Mật sâu xa, mà bậc Thánh Thầy của chúng ta đã tự chứng đắc để đoạn các lưới ác tà tuệ. Cho nên, người ác kiến dù có tu phạm hạnh nhưng vì mê hoặc nên đều thành bất thiện. Vì thế nay muốn khiến họ hiểu rõ chánh đạo, nương A Hàm một cách thanh tịnh mà làm Trung luận này, tuyên bày thông suốt lời Phật. Nội dung và mục đích tạo luận này như thế nào? Nghĩa là Đức Thế Tôn (Bà-già-bà) thấy chúng sinh vô minh ở thế gian bị hủy hoại bởi các rừng rậm hý luận của khởi, diệt, đoạn, thường một, khác, đến, đi v.v…nên trước hết khởii tâm Bi thương xót, phát trí tuệ dũng mãnh, trong vô lượng ức trăm ngàn câu chi na do tha kiếp, làm lợi ích mọi người mà xả bỏ thân mạng, tâm không hề mệt mỏi, có thể đảm nhận vô lượng tụ phước tuệ, có thể đảm nhận khéo vượt qua biển cảnh giới Bát, đoạn tất cả lưới hý luận, chẳng phải duyên khác không phân biệt, được cam lồ chân thật của tất cả pháp, ở nơi các cõi kia thọ mạng phân đều, tánh xứ thời bình đẳng mà nhiếp thọ lợi ích. Lại Đức Thế Tôn không cùng tất cả Thanh văn Duyên giác và các ngoại đạo mà chỉ vì tiến đến đệ nhất thừa nghĩa là nương vào Thế đế, Đệ nhất nghĩa đế để thiết lập các cú danh tự của không, khởi, diệt v.v… Đây chính là nghĩa thù thắng nhất trong các thuyết về duyên khởi, thật. Bậc A-xà-lê của chúng ta cũng đối với các văn cú không khởi kia mà mở bày các đạo lý thật của Như Lai được hiểu như thật, lại sinh tâm dũng mãnh tột cùng như chỗ thông suốt mà khen ngợi Đức Thế Tôn. Vì thế cho nên tạo luận này. Lại tâm thấm đượm từ bi với những điều đã hiểu qua kiểm chứng cũng muốn thế gian đồng những gì mình đã được giải thoát, cho nên Luận chủ thốt lên lời kệ trên Như kệ nói:

Không diệt cũng không khởi
Không đoạn cũng không thường
Chẳng một chẳng nhiều loại
Không đến cũng không đi
Duyên khởi, hý luận dứt
Nói ấy khéo diệt vậy.
Nên lễ đức Thế Tôn ( Bà-già-bà)
Tối thượng trong các thuyết.

Thích: về câu, nghĩa kia thì thứ tự nhưng hiểu thì không gián đoạn mới có thể giải thích được nghĩa của luận này. Vì thế ban đầu nói câu nghĩa như thế. Vì phá hoại nên diệt. Vì sinh ra nên khởi tiếp tục. Vì tử nên đoạn. Vì trú trong tất cả thời nên thường. Vì nghĩa không có riêng không là khác nên một. Vì nghĩa sai biệt, khác nên nhiều loại. Vì nghĩa hướng đến đây nên đến. Vì nghĩa hướng đến kia nên đi. Vì không có diệt này nên không diệt. Cho đến, không có đi này nên không đi. Những hý luận về “khởi diệt một, khác” này thì dùng Đệ nhất nghĩa mà ngăn phá. Hý luận đoạn thường thì dùng Thế Tục đế ngăn phá. Hý luận “đến đi” thì hoặc nói dùng cả hai đế để ngăn phá. Hoặc có thuyết nói: Tất cả như thế đều dùng đệ nhất nghĩa để ngăn phá vì đều là việc làm của kia. Kia tức là Phật Bà-già-bà. Duyên khởi là: các thứ nhân duyên hòa hợp được khởi, nên gọi duyên khởi. Các chấp về tự tánh của ngôn ngữ vĩnh viễn không hiện hành, gọi là hý luận dứt. Tất cả tai nạn nghiệp chướng không có, hoặc tự tánh của thời là rổng không, nên gọi là khéo diệt. Bậc thuyết giảng triển khai diễn nghĩa chân chính không điên đảo, thông suốt hai loại nhân pháp là vô ngã, thế nên gọi là Bà-già-bà. Do nghĩa này nên ta đảnh lễ. “Tối thượng trong các thuyết” câu này nói nghĩa gì? Là nghĩa duyên khởi không điên đảo. Chỉ bày cho trời, người, đạo tin ưa Niết-bàn trao dạy cho Thanh văn, Độc giác đạo, Bồ-tát tối thắng. Như đã diễn nói thì chính duyên khởi không điên đảo là thuyết tối thắng trong các thuyết.

Hỏi: Ông từ trước đến nay tự nói đó là nói pháp duyên khởi. Nếu nói duyên khởi, vì sao nói không khởi? Lời nói này tự trái nhau, lại sinh ra hiểu thối lui, ngữ nghĩa đều hư hỏng, giống như nói tất cả ngôn ngữ đều là vọng.

Đáp: Nếu tất cả duyên khởi, đều không khởi ấy, kia nên làm rõ, thì tôi mắc lỗi này. Tôi chưa từng nói tất cả duyên khởi đều không khởi nên, không có lỗi như trên. Nghĩa đây như thế nào? Nghĩa là trong Thế đế kia thì có duyên khởi, chẳng phải Đệ nhất nghĩa cũng có duyên khởi? Tục đế nói nhân thì nghĩa này không thành trong Đệ nhất nghĩa, cũng như Đàn (Bố thí) trong Đệ nhất nghĩa không nói là thiện vì thâu nhiếp sinh tử nên nói đó là thiện. Lại như nói thức là ngã, trong đệ nhất nghĩa, thức thật chẳng phải ngã. Hiểu, biết như đây, vì thế không có lỗi. Lại như trượng phu do biến hóa khởi thì tự tánh của trượng phu, thật không hề có khởi, cũng như trong huyễn bóng nắng. Nhập, khởi v.v… là vì thế tục nên nói, chẳng phải đệ nhất nghĩa, vì vậy không có lỗi.

Hỏi: Khởi rồi sau ngăn diệt, pháp tương ưng như thế. Vì nói “không diệt”trước để giống như không đoạn chăng?

Đáp: Sinh tử không có khởi đầu nên nói, diệt trước khởi sau, đây cũng đồng ngăn (phá chấp), cả hai diệt và khởi mà không phải mắc lỗi hoàn toàn về nhân. Xem thứ tự nghĩa không, nên xem văn khác. Nếu trước ngăn khởi thì diệt và khởi đồng có lỗi. Lại nữa người phái Đàm Vô Đức nói: phần đầu luận của ông nói: “không khởi diệt… đây là duyên khởi khác của pháp vô vi”; thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì là pháp có trong pháp của ta. Lại, phần đầu luận của ông nói: “chẳng phải là pháp duyên khởi cùng Thanh văn…thì nghĩa này không tương ưng. Luận giả nói: Vì ngăn tự tánh nên nói không khởi và pháp duyên khởi khác, khiến ông được hiểu. Nếu cho là tôi nói duyên khởi vô vi kia là có, khiến người khác tin, thì nghĩa không như thế vì nghiệm xét vô vi không có “thể” vậy. Hoặc ý ông nói: duyên khởi quyết định, gọi là vô vi duyên khởi; hiểu như thế là lỗi về “có”. Vì sao? Vì ngăn khởi nên thể của khởi kia không có, không nên gọi là cùng (thanh văn…) vì vô vi không là nhân của pháp “có” khởi. Thí như trú.

Lại nữa, sư phái Kinh Bộ nói: các nghĩa không khởi v…v… chẳng phải là pháp bất cộng Thanh văn. Nghĩa này thế nào? Theo như pháp của thanh văn,cái khác khởi nên không có “thể” gọi là không khởi, như không tự tồn tại. Ngoại đạo kia hiểu là diệt, diệt đây không có “thể”, nên gọi là không diệt, thí như vô ngã. Dựa vào nhân quả khởi nên không đoạn. Quả khởi nhân hoại nên không thường thí như ngọc ma ni. Mảnh vụn như phân trâu khô, hòa hợp với ánh sáng mặt trời như thế khởi lửa, không thể nói “thể” kia nên không phải một. Không thể nói “thể” khác nên không phải nhiều loại. Hoại ngay khi khởi như thế, nên không đến không đi. Nghĩa chính là như đây. Phần đầu luận của ông nói đây là pháp duyên khởi khác bất cộng Thanh Văn thì nghĩa ấy không đúng?

Luận giả nói: Ông tuy có lời này, nhưng trái với đạo lý thật. Nghĩa này thế nào? … nghĩa là cái nghĩa khởi là không khởi như ông nói ấy. Tôi muốn khiến cho mọi người hiểu chúng và không khởi, là nghĩa duyên khởi khác. Do đó là pháp duyên khởi khác, bất cộng Thanh văn, nên ở phần đầu mới tán thán, khen ngợi đức Phật Thế Tôn, và làm luận này. Trước là, khiến cho hiểu rõ khởi là không khởi, tiếp đến nghĩa không diệt… thì dễ có thể suy nghĩ. Đây thế nào khiến cho hiểu không khởi kia… nghĩa là các khởi phân biệt là hiện tiền biết. Các thuyết như đây: hoặc nói là thể tự khởi, hoặc nói thể tha khởi, hoặc nói thể cùng khởi, hoặc nói thể không có nhân khởi thì các thuyết này đều không hẳn vậy. Do dựa theo A Hàm và đạo lý thật, quán xét kỷ như thật, thì khởi tức không có nghĩa. Vì thế Luận chủ tạo luận tự mình khẳng định mà nói điều ấy. Kệ:

 

Không thời cũng không xứ
Tùy có một vật thể.
Từ tự tha và cùng
Không nhân mà khởi ấy.

Thích: “Chẳng phải tự” nghĩa là do các tụ kia như lập mà có các pháp khởi, nên rốt cùng là không có “Thể” của tự nó. Như theo thứ tự từng loại, nên biết tự là nghĩa ngã. Tất cả thể kia, nghĩa gì nên ngăn? Đó là ngăn (phá chấp) cho là nghĩa tối thắng. Lại là ngăn, lưới phân biệt về vô dư. Lưới phân biệt về vô dư nghĩa là cảnh giới, thức không còn gì sót lại, nên không cảnh giới để muốn thành lập trí không phân biệt. Lại nữa ngăn là ngăn các tiếp nhận khác của “có” nên kia dùng phươnh trên khác nói các pháp không khởi, vì phương tiện nói không khởi khiến cho người khác hiểu nên đây chẳng phải tất đàn của Đại thừa. Vì sao biết? Như A Hàm nói: “Sắc không khởi hành, không hành Bát nhã Ba-la-mật”. Lại nữa, không tự khởi nghĩa là không tự nó khởi thể như vậy, đây mới là hiểu đúng, nếu hiểu khác đây, mà nói không từ tự thể khởi thì nghĩa này có lỗi. Có những lỗi gì? Là lỗi tha khởi. Lại nữa, ông nói không từ tự thể khởi cũng chẳng những chỉ có lỗi tha khởi mà còn có lỗi tự, tha, cùng khởi. Đây chẳng phải ý tôi muốn mà vì trái tất đàn nhiều nên đây là lời nói phương tiện. Trong Đệ nhất nghĩa, các Nhập nội v.v … không có nghĩa tự khởi và là chỗ thế gian không hiện hành lấy đó làm có. Ví như suy nghĩ khác với bộ dạng chuyển động người ta hiểu được. Nhưng vì có nên nhân giống như chẳng có nhân, sao có thể lấy ví dụ cho là không có thể”? Không làm cho. Như thế, kia nhân suy nghĩ mà có bộ dạng chuyển động, chư chẳng phải như lỗi thí dụ cho tất cả xứ không có.

Lại nữa, người của phái Tăng Khư nói: nghĩa của ông xác lập là những nghĩa gì? Là quả gọi tự chăng? Là nhân gọi tự chăng? Đây có lỗi gì? Nếu lập thể là tự thì thành nghĩa tất đàn của tôi. Nếu lập thể của nhân là tự thì cùng nghĩa trái nhau, vì trong nhân thể đã có vậy, như thế tất cả có khởi, nên gọi là khởi. Ông nói không khởi nghĩa ấy há đúng sao?

Luận giả nói: lời nói này vô nghĩa, ông không biết chăng? Vì ngăn phần khởi, nghĩa là chấp nhân tự tánh khởi, và tha tánh khởi, đây thảy đều ngăn phá, ông không chánh tư duy, nói ra lời này mê hoặc cho là không có lỗi mà có nghĩa khác.

Thích: Các pháp không có từ tự thể mà khởi, khởi kia không có nghĩa. Lại vì sinh vô cùng nên khởi không tương ưng. Nghĩa đây thế nào? Vì không thể nói nhân và thí dụ, lại không thể tránh khỏi lỗi tha thuyết nên đây là phá để hiển rõ lỗi thành tựu điên đảo. Sao nói điên đảo? Là lỗi nói thể từ tha khởi, và lỗi sinh có quả, lại lỗi sinh có vô cùng nên trái với tất đàn nhiều vậy.

Lại nữa, có Tăng khư khác nói lời như vậy : Các “Thể” không tự khởi ấy, đây không nên như thế. Vì sao? Vì tự muốn tác khởi trở lại tự trừ. Như nói ba cõi có sừng thỏ khởi. Lại vì muốn ngăn trừ nghĩa của ông giống như chỗ đây tôi đã thành lập nhân quả có thể rõ là không có “Thể” khác. Ví như tự ngã từ “Thể” của nhân kia mà pháp quả tự khởi, vì thế nghĩa thành. Luận giả nói: Đây phân biệt tà, mà nói không đúng đạo lý. Nghĩa này trước đã ngăn phá, thế nên không có lỗi. Thế nên, các pháp không có “Thể” của tự nó khởi, nên từ tha khởi nghĩa ấy cũng không đúng. Vì sao? Vì không thời, không xứ nào tùy có một thể tức là tùy tha khởi. Nghĩa này thế nào? Tha tức là nghĩa của một cái “Thể” khác. Đây là phương tiện nói. Trong Đệ nhất nghĩa, các Nhập nội không từ các duyên sinh kia. Vì sao? Vì từ cái khác sinh ra. Ví như bình… Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, duyên khác không thể sinh khởi các Nhập nội như mắt v.v…Vì sao? Vì từ cái khác sinh. Thí như kinh…

Hỏi: Ông nói tha ấy thì nghĩa Nhân không thành. Vì sao? Vì lập một phần nghĩa, ví như âm thanh vô thường là âm thanh. Đáp: Ông nói không đúng. Âm thanh vô thường chính là âm thanh Vi-đà. Vì âm thanh nên là âm thanh của trống. Dùng đó kiến lập một phần nghĩa nêu ra nhân thì thành tựu chứ chẳng phải nói một bên.

Lại nữa, người của Tỳ Thế Sư nói: Vi trần là nhân, sinh các pháp quả, hai thứ vi trần kia làm ban đầu. Như thế thứ tự các tụ đất, nước, gió, lửa thật khởi thành. Ông nói tha là phân biệt nghĩa nhân Cầu-na của tôi chẳng hay là phân biệt nghĩa khác? Nếu phân biệt nghĩa Cầu-na của tôi làm nhân, thăng hoa nhân không thành. Vì sao? Vì lìa “Thể” của ngã không có Cầu-na riêng khác. Nếu phân biệt thành nghĩa khác thì tức là cái mà thế gian hiểu biết đã phá. Luận giả nói: Ông nói không tốt. Vì nói gộp chung làm nhân. Vì tụ tập pháp kia có thể sinh cái hiểu biết của người khác. Như thế, nhân của cái hiểu biết nói chung là thuộc cái khác (tha) chẳng phải ngã và Cầu-na kia vì suy nghĩ khác nên chỗ hiểu biết của thế gian cũng không thể phá hoại, vì lập nghĩa riêng vậy. Trong đệ nhất nghĩa, các vi trần đất khởi đầu tiên không gọi là đất thật do vi trần. Ví như vi trần lửa. Như thế trong đệ nhất nghĩa đế, vi trần lửa khởi đầu tiên, không gọi là lửa thật do vi trần. Ví như vi trần nước… như thế… nên nói thứ tự.

Lại nữa, người của A-tỳ-đàm nói: Ông nói tha, là vì công năng của quả rổng không hay la vì công năng kia chẳng rổng không mà nói là tha? Cả hai đều có lỗi. Vì sao? Nếu cho công năng của quả rổng không nói là tha thì nghĩa Nhân không thành. Nếu cho công năng kia chẳng rổng không thì kia có thể thành cái “Không” của pháp thí dụ như phá hoại. Luận giả nói: Vì nói chung tụ pháp. Vì quán biên hạn của vật. Vì sinh cái hiểu biết của người khác. Cho nên, ông nói nghĩa Nhân không thành, và có thể thành cái không của pháp, thí dụ như hoại thì tôi không có lỗi ấy. Giống như ánh sáng và bóng sáng thôi. Lại nữa, có tự bộ nói: Nếu trong đệ nhất nghĩa, các Nhập nội ngoại kia đều không khởi thì “Thể” pháp không thành, có thể hỏng y chỉ, ông mắc lỗi nghĩa nhân không thành vậy. Luận giả nói: theo ngôn thuyết thế tục mà nói thì có khởi thật như các nhập nội ngoại là mắt, bình v.v… đều được, Ông nói lỗi ấy, đây không tương ưng.

Lại nữa, Luận sư Phật Hộ giải thích: tha tác (cái khác tạo thành), cũng không đúng. Vì sao? Vì lỗi về khắp tất cả chỗ, tất cả khởi. Luận giả nói: Lỗi kia không giống như đây nói, tức là sở thành năng thành điên đảo. Nghĩa là có lỗi thể từ nhân của tự nó và cả hai tự tha khởi. Hoặc khi có chỗ, tùy một vật khởi thì thành mâu thuẩn với lời nói trước. Hoặc khác đây thì thành lỗi khắp tất cả chỗ, tất cả khởi. Nói như đây có thể thành lỗi y tha khởi, cùng với đây không tương ưng. Như bài kệ nói:

Hương phụ tử, cây khổ sâm
Yêm ma la trừ bệnh nhiệt
Thạch nữ không có con
Măng tre lại có đắng.
Con thỏ ghi là ánh trăng
Làm vui khi mùa xuân.

Lại nữa, người của Tăng Khư khác nói: Kia riêng mà không riêng như đất… chủng tử, sinh quả mầm v.v…, từ nghĩa như này, nói là thể của cả hai khởi (tự và tha). Kia nói không như thế. Vì sao? Vì không cùng. Nghĩa là chẳng phải nghĩa tự – tha. Không thời, không xứ có một vật thể, từ chung mà khởi. Kia nói có là lỗi, đây lại nghĩa thế nào? Nếu nói đều do cả hai khởi, khiến người khác tin thì nghiệm xét là không có “Thể” nên nghĩa đây không thành. Lại nữa, trong đây lại ngăn nghĩa của bộ phái của lõa hình mà nói không cùng khởi. Nghĩa này thế nào? Bộ phái kia nói vàng cùng chẳng phải vàng là nhân công, lửa..,vì sức của mình và khác, nên vòng xuyến… sinh khởi. Vì kia nói như thế nên ngăn mà nói không cùng khởi. Phải biết như đây, lại không thể không có nhân, nghĩa này thế nào? Không thời không xứ, có một vật thể từ không có nhân mà khởi. Vì sao không có nhân? Vì nghiệm xét khó có “thể”. Nếu nói nghiệm xét có thứ không có nhân mà thành, tức bị chỗ nghiệm xét hiểu biết của thế gian phá bỏ, nên đây nói có là lỗi. Thế gian nghiệm thấy tướng đó thế nào? Thế tục đều muốn khiến cho “thể” của Nhập nội sinh. Vì sao? Vì có của tổng biệt tướng như mầm… Lại là lỗi đối với sự hiểu biết của thế gian. Vì ở thế gian, nếu có vật này thì biết từ nhân sinh, như nhân sợi tơ mà thành lụa, như nhân nan đan mà thành sọt, như nhân bùn thành bình…, nên không có nhân là có lỗi này. Lại kia còn là nhân ác, cũng gọi là không có nhân. Như không có phụ nữ…. Những gì là nhân ác? Đó là nói do Tự tánh và Tự tại thiên, các thứ Na-la-diên v..v… lúc mang thai con người là không chân thật. Thế nên những thứ này không nhân thì không có thể khởi “thể”. Nếu nói từ tự tánh kia… khởi, khiến cho người hiểu thì nghiệm xét là không như thế. nếu nói nghiệm có thì đây cũng có lỗi. Lại nữa, người chấp tự tánh, nói thế này: Tôi lập nghĩa này là tự tánh có sinh các Nhập nội v.v… kia. Vì sao? Vì là trang nghiêm thể của ngã. Như hoa sinh trong nước với gốc, nhị hoa, cành lá hình tướng sắc đẹp. Như báu vật Đại thanh châu, Nhân Đà-la, Ni-la, A-tỳ, Ni-la… Lại như trên đỉnh đầu khổng tước có các đốm hoa rực rỡ đáng yêu, đều là tự tánh như thế. Luận giả nói: Kia lập nghĩa này cho tự tánh là tác giả, không xem đến nghiệp của nhân và không có tác giả (chủ thể làm ra). Nếu như vậy thì cá Nhập nội sinh từ nhân duyên, được thế tục quyết định hiện hành trước đây cùng ngôn thuyết đã thành rồi nay lại thành. Tức là lỗi đã thành lập. Nếu là đệ nhất nghĩa thì thí dụ ấy là không có “Thể”. Vì sao vậy? Trong đệ nhất nghĩa, hoa sen, báu vật v.v… vốn không sinh vậy. Lại nữa, ông muốn cùng, tôi lập nghĩa không có nhân mà tất cả pháp thành. Tôi nay chỉ bày ông vì không có nhân nên tất cả không thành. Lại nữa, kia lập không nhân, nếu nói nhân thì, trước đã phá rồi. Lại nữa, nếu cho rằng tôi lập không nhân thì tôi, không thể khiến người nói nhân kia được hiểu. Vì phải cần nêu ra nhân mới khiến hiểu không nhân. Ví như có cùng người Di địch ở chung mới trở lại nói chuyện được với họ. Vì nghĩa đây nên phương tiện nói nhân, cũng chẳng phải lời nói trước nói phá bỏ tức là nghĩa đó không đúng. Vì sao? Vì là phần của lời nói chuyển biến, cũng như tướng vốn đã có trước, dùng nghĩa của tướng này, khiến người kia được hiểu. Như nói với người Di địch, chỗ kia có khói, thì biết có lửa, khiến người kia hiểu rõ tướng mà hiểu biết khởi. Đây vì kia nói khác, thế nên không thành. Lại nữa, có người Bà-tào-la của phái Tăng khư khác nói: Ca la la kia, và mầm… không có duyên mà khởi. Như bình, áo…, có duyên mới khởi, chẳng phải là “Thể” của tất cả. Vì tự tánh khởi cho nên thành là đối tượng thành của ngã. Luận giả nói: Tất cả thời kia, tất cả vật khởi đây thảy đều ngăn phá. Chỗ ông nói ấy, đây không tương ưng, do nghĩa như thế, không có tự tánh khởi. Lại nữa, người ngoại đạo có chấp Tự tại làm nhân, nói như thế này, chúng sinh không có trí, ở trong khổ vui, không được tự tại, đường thiện, đường ác, đều là chỗ sai khiến của tự tại vậy. Luận giả nói: Kia lập nghĩa ấy tức Tự tại hoàn toàn là nhân khởi của thế gian. Đối với thế tục nghĩa ấy cũng không phải vậy. Vì sao? Hoặc có nhân buồn vui, như người chăn trâu. Nếu chấp Tự tại gọi là tất cả nhân làm ra thế gian thì nghĩa đây không đúng. Nên biết như vậy là do suy. lường trên đối tượng. Ví như tự tại. Vì thế, nên biết, đối với thế tục kia, cũng chẳng phải tự tại có thể khởi các pháp. Nếu ông nhất định nói Tự tại làm nhân, sinh các pháp ấy, thì nhân ấy cùng quả, là tự tánh, là tha tánh hay là câu tánh? Sự phân biệt khác nhau này trước đã ngăn phá rồi. Có khởi, không khởi, sau sẽ rộng phá. Trong đệ nhất nghĩa, Tự tại không thể khởi các pháp vậy. Hoặc có nói: “Chúng sinh thế gian và khí thế gian do nhân các thứ nghiệp, là tự tại nên chúng trú khởi hoại, khổ vui tăng giảm, chung lấy nghiệp làm chỗ nương tựa”. Người nói như thế trở thành đối tượng thành tựu của ngã. Đây là thế tục nói, chẳng phải Đệ nhất nghĩa. Vì trong Đệ nhất nghĩa, nghiệp không có khởi. Lại nữa, kia chấp trượng phu (người nam) làm nhân sinh nói lời thế này, tất cả thế gian đếu lấy trượng phu làm nhân. Nghĩa ấy thế nào? Như sợi tơ nhỏ đều dệt võng, như nguyệt châu ra nước, như cây sinh nhánh, lá…, tất cả chúng sinh, lấy kia làm nhân, cũng lại như thế. Chỗ nói quá khứ, vị lai, lay động không lay động…, trong ngoài xa gần, tất cả như thế, đều lấy trượng phu làm nhân. Luận giả nói: Trước chấp tự tại làm nhân, trong phần ấy đã ngăn phá này nay sẽ nói lại. Ví như ngã của Điều Đạt, không làm nhân kết tụ thành thân căn của Điều Đạt. Vì sao? Vì là ngã ví như tự ngã của Da Nhã Đạt Đa tự. Lại nữa tụ thân căn của Da Nhã Đạt Đa chẳng phải chỗ làm của ngã mới Da Nhã Đạt Đa. Vì sao? Vì kia là nhân cho khởi trí khổ vui. Ví như thân căn của Đề Bà Đạt Đa tích tụ. Hoặc nói kia trói buộc ngã làm nhân của ba cõi, nhưng chẳng phải tất cả thì nghĩa đây không đúng. Vì sao? Do thuộc là ngã nên như giải thoát, kia chấp không thành tức lỗi lập nghĩa.

Hỏi: Ông nói vì ngã nên là nhân tức trong đây nghĩa đã tự lập. Vì là một phần nên. Ông nêu ra nhân nghĩa ấy không thành thì có lỗi lầm?

Đáp: Không có nghĩa lỗi lầm, trước đã nói. Vì sao không lỗi? Như trên nói: âm thanh của âm thanh vô thường, ví như tiếng trống. Hoặc có người nói: nghĩa của tôi lập chỉ là “một Ngã”, như một hư không mọi… phân biệt bình v.v… đều là những thứ mượn tạm dựa vào nên vô lượng. Vì nghĩa đây nên ví dụ là không có “Thể”, nghiệm phá không thành, lập nghĩa không có lỗi. Luận giả nói: Ông không khéo nói. Nghĩa này thế nào? Vì hư không không có sinh như thể của hoa đốm giữa hư không là không thể có được. Như thế nếu nói: một hư không thì nghĩa ấy không thành, chỉ có nói năng, trong pháp thế tục. Nói chung Ngã ấy là mượn để chỉ thị khiến cho nhận biết, Ông lập một ngã, khiến người khác tin, nghiệm xét thấy không có “Thể” nên nghĩa đây không thành.

Hỏi: Ngã bị trói Ngã được cởi lại không có “Thể” khác. Vì sao? Vì do là ngã nên như Ngã giải thoát.

Đáp: Trong cảnh giới Niết-bàn Vô dư, có một ngã giải thoát, thì điều ấy không thành; như trước đã nói lỗi không thể tránh. Như quán phẩm Ngã, sẽ giải nói rộng.

Lại có người Tăng khư nói: như tôi lập nghĩa, tự tánh kia làm nhân. Nghĩa là Phạm ma là ban đầu, sau đến trú trì trong thời gian đó quả của các pháp sinh, đều nhân nơi tự tánh. Như Nhập nội kia là nhân, nhân tạo tác quyết định của khổ, vui, si. Vì nó vốn có đủ công năng làm nhân. Hoặc như vật ở thế gian, người kia có đầy đủ, ta biết người kia là nhân. Như thẻ gỗ Chiên-đàn, như mảnh đồ gốm, vật trang sức bằng vàng… những thứ như thế là nhân chung riêng vậy. Do đó các nhập nội kia vốn có đủ buồn vui si… nên nói nó là nhân của khổ, vui, si. Như thế, nên biết: sắc, tưởng, hành, thức các ấm đều là tự tánh của vui khổ si… Vì sao? Do ấm, thí như thọ ấm. Vì thế nhân và nghĩa thí dụ như kia đều được thành. Luận giả nói: Vì làm như thế, nên trong đệ nhất nghĩa các thí dụ, chiên đàn… không thành, do không có “Thể”. Đối với thế tục, người si ấy thuộc về hành ấm nên thí dụ không thành, khổ, vui kia, với các pháp bên ngoài khác, chẳng phải tự tánh của khổ vui, nên biết như thế. Vì sao? Vì chỗ suy lường. Ví như nghiệm xét biết là không tương ưng.

Hỏi: Trong đệ nhất nghĩa đế của ông, không có thí dụ ư ?

Đáp: Nói chung vì hiểu biết nên thế gian cùng hiểu thì làm ví dụ, cũng chẳng phải thí dụ không có “thể”. Vì nghĩa ấy nên Tàng kia không làm nhân chắc thật của Đại v.v…, do không rõ ràng. Ví như trượng phu, nếu ông muốn nói tự tánh là nhân thì tự nghiệm mà phá. Người ngoại đạo nói: tôi lập trượng phu, cùng suy nghĩ tương ưng, thì được rõ ràng; nhưng lại nói do không rõ nên nhân này không thành. Lại có thể thành pháp vì không đầy đủ nên cũng lỗi thí dụ? Luận giả nói: Lời kia vô nghĩa, đây lại thế nào? Vì nói chung là nhân lập nghĩa riêng nên khắp nơi không rõ, chung – một không thành. Hoặc có nói rằng cũng không phải không có nhân mà có thể khởi các pháp và tánh thời của chúng vì các Na-la-diên… là nhân vậy. Nên biết như trong phần ngăn chấp tự tại ở trên đã nói.

Lại nữa, người Tăng khư nói: Ông nói không tự, không tha, không cùng, không là không có nhân, có xứ, có “Thể” khởi một vật là, quả thật như đã nói, thật kia không khởi thì mặc dù thật không khởi nhưng vì vốn tạo rồi “liễu tác”. Luận giả hỏi hỏi: là những vật gì? Thế nào là liễu tác? Người Tăng khư nói: như đèn bình… Luận giả nói: Đèn bình hai vật, vốn tự nó không thể sinh làm sao lấy đèn không sinh, muốn cho thành liễu tác lại bình kia vốn không sinh… như không sừng ngựa há có thể liễu tác chăng? Vì trong đệ nhất nghĩa các pháp không sinh. Nay nương vào thế đế, hỏi: đèn kia đối với bình có tác dụng thế nào? Người ngoại đạo nói: tác dụng thọ nhận. Luận giả nói: Thọ vốn trước không, lúc sau mới có, trước không sau có, thọ tức là tạo tác. Như nói trong tối nhãn thức bấy giờ không thọ, do có đèn sáng phá các sự tối tăm ấy, như trước đã ngăn, pháp tạo tác pháp này. Lại nữa, phá tối tăm ấy, há chẳng phải là tạo tác ư? Hoặc ông chấp nói: thọ nơi thấy là có trước, nếu có trước thì đèn lại dùng làm gì? Lại nữa, thế nào gọi là bình? Như trong giáo pháp của tôi, bốn đại và chỗ bốn đại tạo ra hòa hiệp nên gọi bình. Trong lúc đèn tồn tại là cùng sinh khởi với ánh sáng. Do nghĩa này nên trong pháp thế đế, có Nhân sở tác ở mỗi mỗi vật thể, đều từ nhân của chính nó tương tục mà khởi. Vì sao như thế? Như sáng sáng cùng vật thể đều cùng khởi, đó là liễu nhân. Trong đệ nhất nghĩa đế pháp khởi đều không có, cũng không có liễu, chẳng phải các đế của đại, các vật không liễu có thể làm cho nó liễu. Vì sao? Vì do là không liễu.Ví như không hoa (hoa đốm giữa hư không). Thế nên, ông nói chưa liễu là liễu, lời nói này không đúng. Lại nữa, Luận sư Phật hộ giải thích câu này: cũng chẳng phải không có nhân khởi vật thể kia. Vì sao? Vì nếu không có nhân thì nên ở tất cả chỗ, tất cả vật thường khởi, có lỗi như thế. Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Ông nói nghĩa đây tức năng thành, sở thành, rõ ràng điên đảo, nghĩa đó thế nào? Nghĩa là vật thể kia từ nhân khởi nên, hoặc có thời có “thể” khởi, hoặc có chỗ một vật khởi có ban đầu khởi tức cùng trước nói khác nhau. Không tương ưng như vậy, trước đã nói lỗi. Hoặc kia có nghĩa không tương ưng khác thì cũng như trước nói. Lại nữa, trong đây nói cũng không thể không có nhân khởi nghĩa là: tất cả các luận, không nói như thế, có thời có xứ, hoặc tự tông, hoặc tha tông, không có một vật, hoặc nhiễm hoặc tịnh, từ không nhân mà khởi tức mỗi mỗi nên nói như thế. Do đó cho nên không cùng với ngoại đạo v.v… mà nghĩa không khởi… là duyên khởi riêng khác được thành lập. Lại nữa, người thuộc A-tỳ-đàm nói: Có bốn thứ duyên, năng sinh các pháp, vì sao mà nói duyên khởi không khởi. Như kệ nơi luận của tôi nói:

“Duyên nhân và duyên duyên
Duyên thứ đệ, tăng thượng
Bốn duyên sinh các pháp
Lại không “có” duyên thứ năm”.

Thích: Duyên Nhân: Nghĩa cùng có tự phần tương ưng báo khắp. Năm Duyên của Duyên nhân, nghĩa là tất cả pháp: duyên thứ đệ: trừ tâm-tâm sở pháp của A-la-hán sau cùng khởi; Duyên tăng thượng nhân sở tác Không có duyên thứ năm: hoặc tự tông tha tông, hoặc trên trời, nhân gian, hoặc Tu-đa-la, hoặc A-tỳ-đàm, và các luận khác, Phật chưa từng nói có duyên thứ năm. Lại nữa, như Đại chúng bộ, cũng nói thế này các duyên trước khi sinh ra các pháp không và có… đều thuộc về bốn duyên vì nghĩa ấy nên bốn thứ duyên này có thể sinh ra các pháp.

Ông nói vật thể không từ tha khởi nghĩa đó không như thế.

Luận giả nói kệ:

Chỗ có các vật thể
Cho đến các duyên ngoài:
Lời nói và âm thanh…
Đều không có tự tánh.

Thích: Các vật thể; nghĩa là mắt… các duyên ngoài, nghĩa là Cala-la…. Lời nói âm thanh… nghĩa là khi hòa hiệp. Không có tự tánh là ngăn tự thể. Nghĩa này thế nào? Các thể kia… đều không có tự tánh, cũng chẳng phải chỗ khác, và Tự tại… mà có. Thế nên nói: tha kia vô thể. Lại nữa, những gì làm tự thể mà nói các duyên là tha thể khiến vật thể kia có? Như trong phần trước nói nghĩa “Không khởi” đã nêu bày nghiệm phá, vì thế cho nên, trong vấn đề này, ông không thể đả phá tôi. Lại nữa, hoặc có tự tâm phân biệt hư vọng, nói thế này: Hoặc có “thể” năng khởi các pháp , nói là tha khởi, chẳng phải là tự thể. Nếu không có duyên khác (tha duyên) thì không thể sinh. Vì có tha duyên nên các pháp được khởi do duyên quyết định vậy. Tôi xin giải thích là nghĩa đó không như vậy. Vì sao? Nếu nói như ông, để ngăn cản tự khởi là giúp thành nghĩa ngã, hoặc các “thể” chưa sinh, mà tha có thể khiến khởi, thì lời nói này không khéo. Vì giống với trước đã ngăn. Lại nữa, hoặc nói “thể” không từ tha khởi để ngăn ngoài “thể” kia có khởi khác đã, giúp thành thí dụ ngã. Vì nghĩa này nên trong duyên đỏ, trắng, không có mắt.. Vì pháp mắt v.v… trong các duyên, là rỗng không, không hề có. Sở dĩ vì sao? Vì các duyên không có tự thể, vì không có tha vậy. Lại nữa, trong đây có hai cách nói: Trong Đệ nhất nghĩa, các nhân của mắt v..v…không từ đỏ-trắng các duyên mà khởi. Vì sao? Mắt… không có như bình. Trong Đệ nhất nghĩa các duyên đỏ trắng, không có công năng của nó, sinh các nhập của mắt… Vì sao ? Vì mắt kia hoàn toàn không. Ví như dao cắt vải. Thế nên, Phật dạy: trong đệ nhất nghĩa, nhân và các duyên không thể sinh ra mắt. Như thế nên biết, Đức Phật vì thương xót thế gian chấp trụ trong trí tuệ rối loạn và các tranh luận về nhân ác, không nhãn. Nghĩa là nói theo thế đế thì có Duyên nhân, Duyên thứ đệ, Duyên duyên, Duyên tăng thượng. Vì duyên ấy nên, nghĩa ngã không phá. Nên biết như thế. Lại có người phân biệt sai khác nói: thể từ tha khởi. Luận giả nói: Kia cùng ở đây. Lại nên suy nghĩ, trong bốn duyên ấy làm sao là các thể năng sinh mắt v.v… mà còn lại có tên gọi sai khác. Như Đại chúng bộ và Tỳ Thế sư…, họ phân biệt duyên kia, kia cũng là tùy tướng, thì cũng đều tùy thuộc về bốn duyên này. Vì thế, quyết định là không có duyên thứ năm. Như thế, trong đệ nhất nghĩa mắt… và tha đều không nên như thế. Sao nói không như vậy, như kệ nói:

Các thể nơi tự ngã
Các duyên nơi Nhập nội
Mỗi mỗi đều không có
Vì không tự tánh vậy.

Thích: Trong các duyên, hoặc chung hoặc riêng là thể của mắt v.v…, đều không thể được. Đây cùng với âm thanh nghĩa là trong nhân riêng không có, trong hòa hiệp cũng không có trong khác biệtcũng không có. Hoặc thế đế, hoặc đệ nhất nghĩa đế, chưa từng có lúc nào có vật thể không có tự tánh sinh khởi trước, cũng chưa từng có vật không có tự tánh mà thể của các duyên tha. Như vậy nghĩa các duyên tha của vị lai muốn khởi làm sao được thành? Hoàn toàn không có “tha”, vì nhân của thể là không có “thể”.

Lại nữa, nếu tự tâm của ông vọng đặt các pháp có “thể” pháp vị lai sẽ khởi là đợi thể này, nên duyên kia là lực đối đãi khác ngoại “thể” nên nói duyên là tha thì chỉ có là lời nói. Vì sao? Vì các duyên kia v.v… không có tánh tha vậy. Vì thế không nên sinh chấp đắm ở tha duyên. Đối với thế đế thì tạm nói có tha, trong Đệ nhất nghĩa thì tha kia không khởi, trước đã nói rồi. Người Tăng khư nói: Như ý tôi nói là có “thể” của ngã vi tế, chúng ở lúc sau được tạo tác khiến rõ ràng, tức lấy duyên của quả chưa rõ mà làm nghĩa tha, vì thế được thành, ông sao có thể phá? Luận giả nói: Ông nói như thế không phải. Người ngu ở đời cũng không hiểu như đây, nên nghĩa ngã vi tế của bình v.v… khó được xác lập. Ông nói “rõ ràng” (liễu nhân), trước đã phá rồi.