LUẬN ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC
Biên soạn: Pháp Xứng – Hán dịch: Pháp Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

Phẩm 1: TẬP BỐ THÍ HỌC Phần 2

Luận nói: Nên biết chỗ tích tập tự lực là tùy theo tướng ấy mà đối với một con đường lành cũng nên gìn giữ. Như Kinh Địa Tạng Thập Luận nói: “Mười nghiệp thiện như vậy Phật đã tu chứng quả. Nếu không chân thật gìn giữ một con đường nghiệp thiện cho đến khi mạng chung mà tự nói lên: Ta là người hành Đại thừa chân chánh, ta cầu chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, nên biết người ấy mắc tội dối trá và vọng ngữ lớn. Đối với mười phương thế giới chư Phật mà lừa dối và mê hoặc thế gian nói pháp không đoạn kiến ngu si dối trá nên sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa vào đường ác”.

Luận nói: Cho đến khi lâm chung, có thể trong khoảnh khắc tu các phẩm pháp thiện thì cũng nên thực hiện. Như kinh Dược Sư Lưu Ly Quang nói: “Nếu thấy chúng sanh có tâm rộng lớn nghe hạnh khổ hạnh của Bồ-tát khó làm và trí thắng diệu cho đến thấu hiểu mà phát khởi dõng mãnh gánh vác trọng trách bảo hộ chúng sanh, đoạn tận căn bản các khổ đau và lễ bái cúng dường, nói tội và tùy hỷ phước, khuyên thỉnh chư Phật trụ lâu ở đời mà thuyết pháp cho đến hồi hướng đến Bồđề, khuyến thỉnh thiện tri thức thuyết pháp hoặc tự mình thuyết, nên biết chúng sanh ấy đã hiển thị đạo”. Như kinh Văn Thù Sư Lợi Trang Nghiêm Phật Sát Công Đức nói: “Bạch Thế Tôn! Diệu Cát Tường thuở xưa lúc sanh ra vốn hành nhân duyên phát tâm Bồ-đề, cũng đã phát tâm như thế như chỗ nói của Đức Phật kia cho đến trước hết xa lìa bờ mé luân hồi làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, hành các hạnh như thế. Con ở chỗ Đức Thế Tôn phát tâm Bồ-đề hiện tại khuyến thỉnh khiến cho các thế gian giải thoát khỏi mọi báo khổ bần cùng tâm phẫn hận keo kiệt và

ganh ghét. Khi con đắc Bồ-đề thì tất cả những điều ấy không còn hiện khởi. Cho đến thường tu phạm hạnh, giải thoát khỏi mọi tội lỗi. Đối với Phật tùy thuận học hỏi giới luật thanh tịnh, ưa thích tôn trọng đại Bồ-đề, không vội vả thủ chứng cõi sau cùng của con và đối với chúng sanh hiển bày một tướng không khác. Khi ấy, mười phương thế giới chưa nghe tên con mà vô lượng các cõi nước không thể nghĩ bàn đều được trang nghiêm. Do nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh nên các chỗ tạo tác cũng trở nên thanh tịnh. Lại nữa, trong mọi lúc phải gìn giữ giới luật thanh tịnh, tận cùng cõi sanh tử không còn các tội ác. Hơn nữa, trong kinh A Súc Như Lai Bản Nguyện Thọ Quyết nói: “Đức Phật A Súc kia khi còn làm vị Bồ-tát đã nói như vầy: Nếu ta mọi kiếp sanh ra đời không đi xuất gia thì sẽ lừa dối tất cả chư Phật. Nầy Xá-lợi-phất! Như vậy Bồ-tát đối với Phật A Súc cũng nên thuận theo học hỏi. Nầy Xá-lợi-phất! Các Bồ-tát đời đời dù sanh ra chỗ nào cũng đi xuất gia, hoặc gặp Như Lai xuất hiện ở đời, hoặc không gặp Như Lai xuất thế thì cũng bỏ nhà xuất gia thọ học như vậy. Tại sao? Nầy Xá-lợi-phất! Vì như Bồ-tát bỏ nhà đi xuất gia là rất tối thượng cho đến đối với quyến thuộc nam nữ không sanh ái trước. Như khi ta sanh ra cũng chẳng có các lỗi lầm.

Luận nói: Như trên đã nói, ngưng nói sự việc nầy. Nếu nói tội tướng của thí, giới, đồng nhau và đối với tội tướng tương ưng với các sự việc ấy, thì nên, tự xả bỏ hoặc hành tướng riêng biệt cũng chẳng phải không có tội, vì hành tướng riêng ấy không thể nhiếp thủ. Tuy nhiên Bồ-tát đối với tất cả chúng sanh, giải thoát tất cả khổ não khiến được an vui trong vị lai và làm cho thứ diệu lạc tăng trưởng nhanh chóng. Nếu thân, khẩu, ý không theo phương tiện tinh tấn chuyên cần làm cho chín muồi thì đối với duyên hòa hợp không có niềm vui giáo hóa, hoặc tán diệt cũng không tìm cầu. Phần nhiều và phần ít phiền não không khởi sự đối trị. Đối với nghĩa lợi lớn và nghĩa lợi nhỏ hoặc chẳng phải nghĩa lợi cũng không sanh tổn giảm. Trong một sát na đều xả bỏ tất cả. Thuyết nầy nói tội và lược nói vô tội, nghĩa là tự lực có thể đối với sự cảnh giới đều không có quả báo. Hoặc chấp như vậy đối với các học biểu hiện thể tánh của tướng là tội. Nếu tự lực có thể ở trong cảnh giới tương ưng với xứ tội thì điều nầy không có. Nên biết đồng nói tội v.v… đối với tướng giải thoát tức là cái học của Bồ-tát trong thân bình đẳng rộng lớn vô lượng kiếp sau mà nói. Lại nữa, ở đây lựợc nói hai loại tội nầy của Bồ-tát. Như đó thành tựu tương ưng hay chẳng phải tương ưng, có thể làm hay không thể làm đều không kén chọn xả nên là tội. nghĩa là nói rốt ráo siêu thoát khỏi sự tìm cầu. Như nô dịch Chiên-đà-la v.v… hiểu sai lầm về nghĩa là tội. Vậy tại sao trong kinh Thâm Tâm Giáo Giới lại nói như nhân nơi Từ Thị có bốn loại biện tài, tức lời nói của chư Phật. Sao gọi là bốn?

  1. Lựa chọn nghĩa lợi ích và kén chọn nghĩa không lợi ích
  2. Lựa chọn chánh pháp nầy và kén chọn phi pháp kia.
  3. Phá trừ phiền não chẳng phải tăng trưởng phiền não
  4. Vui thấy công đức của Niết bàn không vui thấy công đức của luân hồi.

Trên đây chính là bốn loại biện tài đã lược nói như thế.

Tại sao nhân nơi Từ Thị mà nói bốn loại biện tài? Nghĩa là thiện nam tín nữ sanh khởi tưởng về chư Phật và tưởng nghị luận nghe pháp thiện. Tại sao? Vì nếu Từ Thị có sự khéo nói tức là ngôn ngữ của chư Phật. Nếu đối với biện tài của Từ Thị mà sanh huỷ báng rằng đó chẳng phải là lời biện tài của chư Phật nên khởi tâm không tôn trọng thì kẻ ác ấy tức đã phỉ báng chỗ thuyết biện tài của chư Phật. Do huỷ hoại pháp thiện nên chiêu cảm quả báo nghiệp tội đọa vào các cõi ác.

Luận nói: Lại nữa, do tu tập thiện xảo mà phát khởi sự yêu thích an vui. Trong hành môn nầy tu học có tác dụng rất tối thắng nên phải tu học, hy vọng đạt được quả vị lớn lao. Như kinh Tịch Tĩnh Quyết Định Thần Biến nói: “Lại nữa, nầy Văn-thù-sư-lợi! Nếu Bồ-tát ở chỗ hằng sa số hết thảy chư Phật là chư Phật có hằng hà sa số cõi Phật. Lại nữa, trong hằng hà sa số kiếp như thế đã dùng ngọc ma ni như ý đầy khắp để bố thí và nếu các Bồ-tát đã nghe pháp tướng như vậy rồi lại nhất tâm suy nghĩ: Ta phải tu học thì nầy Văn-thù-sư-lợi! So với phước báo vô học trước đây nếu chưa thực hiện thì sự ưa muốn của Bồ-tát học địa nầy phước ấy rất nhiều.

Luận nói: Bồ-tát ấy tuy thấy được công đức nầy nhưng chưa nói lên được sự tu tập của mình. Lại như kinh kia nói: “Nầy Văn-thù-sư-lợi! Giả sử giáo hóa chúng sinh nhiều như vi trần trong ba ngàn đại thiên thế giới khiến cho tất cả đều làm vua Diêm-phù, hoặc dùng các âm thanh tán thán, đọc tụng, như thuyết tu hành theo kinh Đại thừa, trong một ngày một đêm có thể cắt tiện thân thể tay chân cho đến chết vẫn một lòng phụng hành, thì nầy Văn-thù-sư-lợi! Do Bồ-tát nầy bố thí với tâm không khiếp nhược, không kinh hãi, không sợ sệt nên hoàn toàn nhất tâm phát khởi tướng gần gũi, không hối, không nghi cũng không phân biệt. đối với chánh pháp tối thượng nầy vị ấy nhiếp thọ tương ưng, ý vui đọc tụng như thuyết tu hành. Nầy Văn-thù-sư-lợi! Tâm Bồ-tát ấy dõng mãnh tức là bố thí dõng mãnh, trì giới dõng mãnh, tinh tấn dõng mãnh, thiền định dõng mãnh, trí tuệ dõng mãnh và tất cả Tam-ma-địa dõng mãnh. Nầy Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát ấy giả sử đối với đám người ác cũng lại không sanh tâm sân hận, tâm nhàm chán và lỗi lầm khác. Nầy Vănthù-sư-lợi! Bồ-tát ấy như vua Thích, Phạm v.v… không thể lay động”.

Luận nói: Nay chính là lúc nên nhất tâm học hỏi và hy vọng quả báo lớn. Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội có kệ nói:

Nếu trong hà sa nhiều ức kiếp
Cúng dường trăm ức na-do Phật
Lòng tin thanh tịnh cúng món ngon
Cũng cúng đèn hoa và phan lọng
Nếu thời mạt pháp chánh pháp suy
Pháp Phật như vậy sắp diệt mất
Một ngày một đêm học hạnh ấy
So phước trước, phước nầy hơn hẳn.

Luận nói: Do đó, nếu nhất tâm khuyên tu theo lời Phật dạy trong kinh thì thành tựu nghĩa học của Bồ-tát. Như kinh Bảo Vân nói: “Nầy thiện nam tử! Bồ-tát đối với sở học của mình nên kiên trì giới thanh tịnh, tìm hiểu như thế. Nếu không thì trong giới biệt giải thoát của Bồtát, ta làm sao có thể chứng đạt A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề! Lại nữa, làm sao ở trong các kinh pháp Đại thừa của Như Lai để thr thr giảng hạnh và tu tập các sở học của Bồ-tát. Do vậy, ta phải tu tập rộng lớn như thế”.

Luận nói: Chúng ta không biết chứ đối với chế chỉ của Bồ-tát được nói rộng rãi nầy là chấp nhận phát khởi sự hiểu biết sai lệch. Lý nầy có gì sai biệt? Vì đối với chỗ tu tập đã hiểu rõ không có sai lầm. Sao gọi là chỗ tu tập? Nghĩa là đối với thân có sự thọ dụng thuộc ba đời hành xả thanh tịnh, hộ trì chúng sanh khiến cho tăng trưởng thanh tịnh. Lãnh thọ giới Bồ-tát rồi, nếu Bồ-tát nầy an trú trong chỗ tu tập của mình mà nói là tướng tội. Như kinh Bồ Tát Biệt Giải Thoát nói: “Trong đạo Bồ-tát nhiếp thọ tất cả chúng sanh khiến họ đoạn tận cõi ác. Đạo Bồ-tát kia nhiếp thọ an trú trải qua đầy đủ A-tăng-kỳ kiếp. Chỉ phát khởi tâm an ổn và tâm thân cận”. Bồ-tát phát tâm nầy nên biết, đối với các chúng sanh chỉ một hướng nhiếp thọ nhiều trụ xứ. Như trong luật Văn Thù Thanh Tịnh nói: “Lúc ấy, Văn-thù-sư-lợi bảo Thiên Tịch Âm: Bồ-tát phải có đầy đủ năm thứ vô gián nầy mới mau chứng đắc quả A-nậu-đala-tam-miệu-tam-bồ-đề. Những gì là năm?

1. Bồ-tát tác ý sâu xa kiên cố để cầu đạo vô thượng và phát tâm không rơi vào địa của Thanh văn và Duyên giác.

2. Bồ-tát tự xả bỏ tất cả sở hữu của mình nên dù ở trong sự keo kiệt cũng không bao giờ bị đồng hóa.

3. Bồ-tát thường nghĩ ta nên cứu độ tất cả chúng sanh nên không hề khởi tâm biếng nhác thoái lui.

4. Bồ-tát hiểu rõ tất cả pháp đều chẳng phải không, chẳng phải có, không sanh không diệt nên không rơi vào các kiến chấp.

5. Bồ-tát đối với pháp trí đều hòa hợp một tướng nên phát tâm ở nơi vô sở trụ. Do vô sở trụ nên đối với các pháp Nhất thiết trí có chỗ chứng đắc.

Luận nói: Nghĩa là chỗ thọ dụng phước báo của thân không bao giờ đoạn diệt nên đối với việc xả bỏ và hộ trì khiến thanh tịnh tăng trưởng. Như trong Kinh Du Già Quán Tưởng nói: “Bồ-tát xả bỏ nghĩa lỗi lầm và khởi quán tưởng lìa tham cũng như quán xả bỏ công đức”.

Như kệ trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói:

Vậy thân không kiên cố
Người ngu tâm tạo nghiệp
Sao thường trong thọ mạng
Sát na như huyễn mộng
Tạo ra các nghiệp ác
Tội báo thường tùy thích
Do nhân vô minh nầy
Chết đọa nhiều đường ác.

Lại nữa, kinh Vô Lượng Môn Đà-la-ni nói: “Sao gọi chúng sanh vướng vào nhân đấu tranh? Vì tính toán vào tài lợi làm căn bản. Do vậy cần phải xả bỏ. Nếu lìa tham ái tức là chứng đắc Đà-la-ni nầy”. Lại trong kinh Bồ Tát Biệt Giải Thoát nói: Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát đối với tất cả pháp rất vi tế không hề sanh tưởng khác. Vì sao? Vì sợ chấp trước. Trong kinh Tối Thượng Thọ Sở vấn nói: “Bố thí nghĩa là không có các tâm keo kiệt và chấp trước mà thường gìn giữ và hộ trì. Lại nữa, bố thí là đoạn trừ tham ái chấp trước chứ không phải tăng trưởng tham ái. Bố thí thì không có các biến kế, còn chấp trước thì có các biến kế. Bố thí thì không có sự sợ hãi, còn chấp trước thì còn vướng mắc nhiều vào sợ hãi. Bố thí thì trụ vào đạo Bồ-đề còn chấp trước là trụ ở cảnh giới ma đạo. Bố thí là tạo ra tưởng vô tận còn chấp trước thì tạo nên tưởng hữu lậu. Lại nữa, bố thí thì đạt được các diệu lạc còn chấp trước thì thường bị bức bách. Bố thí thì xả ly phiền não còn chấp trước thì làm tăng trưởng phiền não. Hơn nữa, bố thí thì được phước giàu sang, còn chấp trước thì nhận lấy sự nghèo khổ cùng cực. Bố thí thì tạo nên sự nghiệp thiện còn chấp trước thì tạo nên sự nghiệp ác. Bố thí thì chư Phật khen ngợi, còn chấp trước thì kẻ ngu si ca tụng. Cho đến bố thí thì chỗ sanh con của mình không hề khởi luyến trước chẳng phải như chúng sanh khác sanh khởi luyến ái. Nên biết tự tâm có ba loại:

1. Bồ-tát đối với đạo Bồ-đề thường tương ưng với Chánh Đẳng chẳng có tâm phân biệt cao thấp.

2. Bồ-tát đối với đạo Bồ-đề khởi tâm bình đẳng chẳng có tâm phân biệt cao thấp.

3. Bồ-tát đối với đạo Bồ-đề không có nhiều sự tạo tác cũng chẳng phải có các việc thực hiện.

Trên đây chính là nói về ba sự tự tâm.

Luận nói: Nghĩa là đối với con của mình sanh ra, khởi tưởng chẳng phải bạn lành. Đã chẳng phải bạn lành nên không phải bạn của ta. Nếu làm lợi ích tùy theo sự học hỏi về giáo pháp của Phật mà gánh vác trọng trách nên đối với con của mình sanh ra cũng không khởi chấp trước, chẳng phải như đối với chúng sanh khác khởi tâm thương xót. Nên biết đã phát tâm Bồ-đề rồi, như đối với con ta phát sanh lòng thương, tức ta đối với tất cả chúng sanh cũng lại tùy thuận phát khởi lòng thương mến. Như vậy trong tâm quán quán sát ngộ hiểu: Con ta đã không khác đối với tất cả chúng sanh tức là tất cả chúng sanh đều là con ta. Các sở hữu của chúng sanh hoặc mình hoặc người cho đến Cư sĩ, Bồ-tát tại gia đối với tài lợi của mình hoặc chẳng nhiếp thọ cũng chớ đắm trước nhưng không hề lìa pháp. Lại nữa, không nên ưa thích khoái lạc tùy thuận dục nhiễm. Vả lại Bồ-tát tại gia hoặc thấy có người đến xin thì nên tùy thuận vào sự phát tâm dõng mãnh của mình mà cung cấp cho. Lại nghĩ như vầy: “Tài lợi nầy của ta hoặc xả bỏ hay không xả bỏ thì rồi cũng hoàn toàn diệt mất”. Tại sao khi xả thọ mà đạt được tâm vô dục? Nghĩa là ngã và ngã sở đã được nhẫn rốt ráo đối với tài vật đã xả bỏ, xa lìa cái khổ còn thai nghén, ẩn tàng tâm trụ vào chánh niệm vui vẻ, yêu thích không bao giờ sanh khởi tùy chuyển. Hơn nữa, năng xả như vậy tức là đối với vật dụng đã xả và người đến xin nên biết có bốn loại tưởng.

1. Tưởng khiếp nhược cho nên không thể thuần thục thiện căn thuộc chỗ tạo nghiệp trước, và đối với Đại thừa tâm không tự tại nên thấy có thủ xả.

2. Tưởng nếu ngã và ngã sở trú vào lực nhẫn an ổn khiến mình cùng người lành không khởi sanh buồn bực.

3. Tưởng tu hành như vậy, hăng hái như vậy, tinh tấn như vậy để hoàn thiện tất cả chỗ mong cầu của chúng sanh.

4. Bồ-tát tại gia như vậy thường đối với người ăn xin kia nên khởi tưởng hoặc người ấy lại gây nên tăng trưởng lỗi lầm thì Bồ-tát nên phải khéo nói lời yên vui, hoặc người ăn xin ấy không biết ơn, Bồ-tát cũng không khởi tâm keo kiệt ganh ghét mà xem đó là điều vô tội. Đây là Thế Tôn vì các Bồ-tát bậc thấp mà nói.

Như trong Bồ Tát Biệt Giải Thoát nói: “Nầy Xá-lợi-phất! Bồ-tát có bốn pháp. Những gì là bốn?

1. Bồ-tát thường xuyên phát khởi tín tâm.
2. Bồ-tát không hề keo kiệt gian tham
3. Bồ-tát không nói hai lưỡi và ganh ghét.
3. Bồ-tát không hề có tâm biếng nhác.

Nghĩa là nói ta không thể chứng đắc quả A-nậu-đa-la-tam-miệutam-bồ-đề.

Nầy Xá-lợi-phất! Ta có bốn pháp nầy chỉ có bậc trí kia mới hiểu biết rõ. Nếu người nịnh hót sống tà mạng cầu phi pháp và pháp nhiễm thì thường chú trọng đến tài lợi của thế gian trộm cắp của tín thí. Lại nữa Xá-lợi-phất! Bồ-tát với tâm dõng mãnh cho đến bố thí của cải, đầu mắt, tay chân, thân thể, quyến thuộc, nam nữ, nhà cửa, ruộng vườn, thành ấp v.v… tất cả những sự rất yêu mến đều xả bỏ. Lại như kinh Na La Diên Sở Vấn nói: “Nếu đối với tài lợi mà phát khởi tâm xả thì nên biết về tài lợi mà không hề sanh tâm chấp trước. Tuy nhiên ở đây chỉ xả bỏ mà chưa khởi trí. Nếu ở trong sự nhiếp thọ mà không khởi tâm xả thì đó cũng chẳng phải là nhiếp thọ nên cũng còn khởi chấp trước. Nếu tùy ý người xin mà đối với sự nhiếp thọ, khởi sanh trí thì ở trong quyến thuộc không khởi chấp trước, với sự tôn quý tối thượng cũng không chấp trước, với sự thọ dụng trân bảo cũng không chấp trước. Tuy nhiên, nếu Bồ-tát đối với tài lợi mà không khởi tâm xả bỏ cho đến phần vi tế nhất thì nên biết vẫn còn chấp trước. Lại nữa, thiện nam tử! Bồ-tát nên phát tâm như vậy, phần thân nầy của ta đối với các chúng sanh cũng nên xả bỏ huống gì sở hữu tài vật ngoài thân. Lại nếu đối với mọi nhu cầu của chúng sanh thì Bồ-tát nên thí cho. Nghĩa là nếu có người đến xin tay thì cho tay, xin chân thì cho chân, xin mắt thì cho mắt nhẫn đến họ đến xin gan tủy máu thịt và phần thân khác, Bồ-tát cũng phải tùy thuận mà đem cho. Tại sao gọi là tài vật bên ngoài? Nghĩa là có kho tàng chứa đựng vật như vàng bạc, trân bảo trang nghiêm thắng diệu, hoặc xe voi, xe ngựa, đất nước, cung điện, thành ấp, xóm làng, dân chúng, nô bộc và quyến thuộc nam nữ, nếu các chúng sanh ưa thích cần dùng đến thì Bồ-tát phải bố thí cho họ mà không tham tiếc. Phải luôn nghĩ ta nên cấp cho họ mà không sanh tâm buồn bực, thối thất cũng không hy vọng được quả báo tốt và những lời nói nịnh bợ ca thán khác. Lại nữa, sự bố thí nầy của ta là tùy thuận tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanh, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, nhiếp thọ tất cả chúng sanh, như ta nhiếp thọ chúng sanh biết pháp như vậy thì chứng đạt Bồ-đề, dùng lời chính yếu mà nói lên điều đó. Nầy thiện nam tử! Ví như cây thuốc với gốc, rễ, cành, lá, hoa, quả, võ và hạt của nó đều có giá trị chữa bịnh hoặc toàn phần hoặc một phần tùy theo người hái thuốc mà không sanh phân biệt. Lại nữa, khi đem thuốc ấy chữa hết mọi bịnh khổ cho chúng sanh cũng không phân biệt tính chất thượng, trung và hạ. Nầy thiện nam tử! Bồ-tát cũng như vậy, nên biết phải đối với bốn loài chúng sanh phải tưởng mình như là cây thuốc. Đối với chúng sanh kia Bồ-tát có thể làm lợi ích thường xuyên. Nếu chúng sanh cần tay thì Bồ-tát cho tay, cần chân thì cho chân tùy theo chỗ cần của họ như cây thuốc kia không hề sanh phân biệt.