LUẬN ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC
Biên soạn: Pháp Xứng – Hán dịch: Pháp Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Phẩm 1: TẬP BỐ THÍ HỌC Phần 1

Ta nghe địa ngục rất đáng sợ
Nơi thiêu đốt khổ sở vô cùng
Do từ xưa chưa có tâm tịch tĩnh
Nên ưa nghe nhiều gần pháp lớn
Nghe rồi xa lìa các tội ác
Hối lỗi xưa gây, hết không còn
Ta chưa từng được lợi tốt lành
Trong phần ít ấy bao nhiêu lỗi
Bồ-tát diệu, lạc, thắng, vô tận
Chỉ Phật chứng đủ lý bình đẳng
Pháp bảo hiếm có khó suy tư
Nguyện từng sát na nghe ta nói
Đã thành chủ nhân của ba cõi
Trời rồng tám bộ các quyến thuộc
Khát ngưỡng khởi từ tâm chúng sanh
Vui vẻ thọ nhận lời an ổn
Chánh pháp Như Lai và Phật tử
Khéo vào giới Phật đã sanh thân
Ta nay tập hiểu lời Đại Tiên
Khắp vui chí thành cung kính lễ
Ta vốn ngày xưa không chút hiểu
Không giáo, không lời, không thiện xảo
Cũng không lợi lạc cho chúng sanh
Chỉ tự nhất tâm làm bạn pháp
Nhưng ý ta vui pháp thanh tịnh
Vì muốn nuôi dưỡng các căn lành
Chúng ta ví như thấy văn nầy
Đối nghĩa chưa hiểu nên phải nói.

Luận nói: Để thành tựu ý nghĩa của bậc sĩ phu thì trong một khoảnh khắc sát na khó mà đạt được đầy đủ. Nếu không suy nghĩ là nơi yên ổn, thì các hạnh Chánh đẳng nầy phải làm sao có được? Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Thiện Tài đến gặp Bà-la-môn Thắng Nhiệt mà suy nghĩ: Được làm thân người là khó, giải thoát các chướng nạn là khó, được không chướng nạn là khó, trong khoảnh khắc sát na mà đầy đủ sự thanh tịnh là khó, gặp Phật ra đời là khó, đầy đủ các căn là khó, được nghe pháp Phật là khó, được gặp thiện nhân là khó, được gặp thiện tri thức chân thật là khó, được thọ nhận giáo pháp đúng như lý là khó, được chánh mạng là khó”.

Luận nói: Các chánh hạnh nầy đã biết rõ, nếu các bậc Đại sĩ quán sát như vậy. Ý ta đối với người khác đã thoát khỏi khổ sở và sợ hãi, không vui với bản thân mình thì điều ấy thù thắng và vi diệu ra sao? Chỉ có hộ giới mới bạt trừ hết các gốc khổ của tất cả cõi hữu tình, và mong cầu an vui tuyệt diệu thực hành nhân Bồ-đề bền chắc, phát khởi ý kiên cố và không hủy hoại tín căn. Như trong Bảo Quang Minh Đàla-ni nói kệ:

Tin thuận chư Phật và pháp Phật
Cũng tin việc Phật tử hành đạo
Tin nơi đại Bồ-đề vô thượng
Bồ-tát từ tin mới phát tâm
Tin là mẹ công đức, dẫn đường
Nuôi lớn tất cả pháp tốt lành
Đoạn đường lưới nghi, khô dòng ái
Tin còn thể hiện hạnh an nhẫn
Khiến tâm trong sạch, không ô nhiễm
Là gốc cung kính, trừ ngã mạn
Tin như trong sạch nắm giữ nhân:
Thất Thánh pháp tài, hạnh vô thượng
Tin hay hoan hỷ, xả tất cả
Do tin, vui nên vào pháp Phật
Sanh khởi ra công đức trí tuệ
Theo lời Phật nói, đều thông suốt.
Tín căn sáng sạch thật bén, nhọn
Thật sự, cắt hết gốc phiền não
Tín lực kiên cố, không thể phá
Chỉ nhất quyết tin công Đức Phật
Tin với tương ưng, chẳng tương ưng
Sát na đã lìa các nhiễm trước.
Tin còn vượt ra các cảnh ma
Thể hiện đạo giải thoát trên hết
Tin là giống công đức chẳng hư
Là năng tăng trưởng mầm Bồ-đề
Làm sanh ra trí tuệ thù thắng
Các người giác ngộ khắp mười phương
Nếu thường tin sâu nơi Phật bảo
Trái giới, trái học đều xa lìa
Hoặc luôn xa lìa giới học sai
Là khen ngợi sâu công Đức Phật
Nếu thường tin sâu nơi Pháp bảo
Nghe pháp Phật không từng chán đủ
Không từng chán đủ nghe pháp ấy
Là tin hiểu pháp, chẳng nghĩ bàn.
Nếu thường tin sâu nơi Tăng bảo
Đối chúng thanh tịnh không thoái, lười
Không thoái, lười ở chúng thanh tịnh
Tín lực nầy, không thể lay động
Nếu tín lực không thể lay động
Thì các căn được tịnh, minh, lợi
Nếu các căn được tịnh, minh, lợi
Người kia xa lìa các bạn xấu
Nếu đã xa lìa các bạn xấu
Thì được bạn pháp tốt đón nhận
Đã được bạn pháp tốt đón rồi
Thì thường tu tập thiện rộng lớn
Nếu thường tu tập thiện rộng lớn
Thì thành tựu lực nhân Đại thừa
Lực nhân Đại thừa đã thành xong
Người nầy tín giải thù thắng nhất
Nếu được tín giải thù thắng nhất
Liền được chư Phật thường hộ niệm
Nếu được chư Phật thường hộ niệm
Có thể phát khởi tâm Bồ-đề
Nếu thường phát khởi tâm Bồ-đề
Siêng năng tu công Đức Phật
Nếu siêng tu tập công Đức Phật
Là được sanh trong nhà Như Lai
Nếu sanh sống trong nhà Như Lai
Đắm trước và không đều giải thoát
Cả hai đều giải thoát được rồi
Là tâm thanh tịnh tin rất sâu
Nếu tâm tin thanh tịnh rất sâu
Thì được quả trên hết, hơn hết
Nếu được quả trên hết, hơn hết
Thường hành Ba-la-mật nhiệm, sâu
Nếu hành Ba-la-mật nhiệm, sâu
Thì năng ngộ nhập Ma-ha-diễn
Nếu hay ngộ nhập Ma-ha-diễn
Thì biết cúng dường Phật như pháp
Nếu biết cúng dường Phật như pháp
Thì được niệm Phật, tâm không động
Nếu được niệm Phật, tâm không động
Thì thường quán Phật chẳng nghĩ bàn
Nếu thường quán Phật chẳng nghĩ bàn
Thì Phật không sanh, chẳng hề trụ
Nếu Phật không sanh, chẳng hề trụ.
Thì biết pháp ấy luôn bất diệt.

Luận nói: Trong đây muốn nói công đức của tín căn mới phát khởi rộng lớn vô lượng và quá trình tích tụ công đức ấy chỉ nói sơ lược. Lại nữa, các chúng sanh khác nhau sanh ra nhiều loại thân nên đối với pháp như thật khó tin hiểu. Nếu tâm thanh tịnh sâu xa đã gieo trồng tư lương phước đức thì nhân vào lực của niềm tin nầy mà được an trú trong số kiếp chúng sanh như số vi trần ở mười cõi Phật để thọ nhận các phước báo an lành vi diệu và thù thắng, đối với pháp ấy sẽ sanh tin hiểu, như kệ ở trong Kinh Thập Pháp nói:

Tín là thừa tối thắng
Chuyên chở thành Chánh giác
Cho nên mọi sự tin
Người trí nên gần gũi
Nếu không có tín căn
Không sanh các pháp thiện
Giống như hạt giống hư
Cũng không sanh mầm mạ.

Lại nữa, trong Kinh Đại Thiện Dụ nói: “Bấy giờ, Như Lai bảo Anan: Đối với niềm tin chánh pháp phải như vậy mà hiểu rõ và phải nên phụng hành theo”.

Luận nói: Hành là tin hiểu đối với trong khoảnh khắc sát na mà đạt được tín căn kiên cố. Điều nầy có nghĩa là người có tâm Bồ-đề kiên cố có khả năng nhiếp thọ tất cả các phước báo. Như trong Kinh Sư Tử Vương Sở Vấn nói: “Bấy giờ, thái tử Tinh-hạ-na bạch Phật. Thưa Thế Tôn! Làm thế nào để khiến cho chúng sanh ở chỗ mình sanh thường được an vui mà ưa thích nhiếp thọ các pháp? Đức Phật dạy: Nếu người muốn giải thoát các chúng sanh thì phải thường xuyên phát khởi lời khiêm tốn cung kính và một mực khởi tâm Bồ-đề. Nếu làm như thế thì có khả năng đạt được sự vui thích để nhiếp thọ các pháp”.

Lại nữa, trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Nầy thiện nam tử! Tâm Bồ-đề tương tự như hạt giống, có khả năng sanh ra tất cả các pháp Phật. Tâm Bồ-đề tương tự như ruộng tốt có thể sanh trưởng các pháp thiện thanh tịnh của chúng sanh. Tâm Bồ-đề giống như đại địa nơi mà tất cả thế gian nương vào để tồn tại. Hơn nữa, tâm Bồ-đề tương tự như bậc từ phụ, đã dạy dỗ, bảo hộ gìn giữ các Bồ-tát, như Tỳ-sa-môn và có khả năng đoạn trừ mọi đau khổ bần cùng như ngọc ma ni thành tựu tất cả các nghĩa lợi ích. Tâm Bồ-đề như cái bình tốt viên mãn tất cả các pháp thiện hiếm có, như cái chày kim cương có thể đập nát phiền não, như chánh pháp có khả năng đoạn hết các tác ý sâu thẳm trong tâm, như kiếm bén có thể chặt đứt đầu phiền não. Tâm Bồ-đề như rìu bén cỏ thể chặt hết cây khổ đau, như binh khí tốt có thể phòng ngự và chống lại tất cả các thế lực của tai nạn và khổ sở cùng cực, như cần câu ở trong biển luân hồi vớt hết khổ não cho chúng sanh, như gió lớn có thể nhanh chóng thổi tan tất cả mây chướng ngại bao phủ. Lại nữa, tâm Bồ-đề tương tự như rừng rậm tích chứa các hạnh nguyện của Bồ-tát, như tháp Phật là nơi tôn kính của tất cả hàng trời, người, A-tu-la trong thế gian. Nầy thiện nam tử! Ông nên biết tâm Bồ-đề thành tựu vô lượng công đức thù thắng như thế”.

Luận nói: Làm sao biết được các chúng sanh v.v. phát tâm Bồ-đề? Trong đây, dẫn ra lời nói của bậc Thánh chẳng riêng nói ở một kinh. Như trong Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết nói: “Tuy khởi thân kiến như núi Tu Di, vẫn có thể phát khởi tâm lớn Bồ-đề nên sanh vào chỗ pháp Phật”. Lại nữa, trong Kinh Bổ Khuyết trình bày về nghĩa của phàm phu Bồ-tát có nói: “Đức Phật bảo: Văn-thù-sư-lợi!Ví như chim non Ca lăng tầng già khi chưa ra khỏi trứng cũng có khả năng tạo ra âm thanh vi diệu. Nầy Văn-thù-sư-lợi! Hàng Bồ-tát nầy cũng lại như vậy. Tuy chưa đoạn trừ ngã kiến, không dứt hết vô minh để ra khỏi ba cõi nhưng đã có thể thiết lập âm pháp vi diệu của chư Phật. Pháp âm ấy chính là âm thanh không, vô tướng, vô nguyện và giải thoát v.v…”. Lại nữa, trong Kinh Tùy Thuyết Chư Pháp nói. Bấy giờ, Bồ-tát Thắng Tuệ ở trong bảo tòa mà nhập Niết bàn. Lúc ấy ngài ở trong thành ấp lớn mà thọ sanh. Bồ-tát đối với tánh không tin hiểu rõ ràng và tạo ra phương cách đối trị”. Hơn nữa, trong Kinh Nhập Định Bất Định Ấn nói: “Đức Phật bảo: Văn-thùsư-lợi! Tại sao gọi xe dê là hạnh Bồ-tát? Ví như có người muốn vượt qua số thế giới nhiều như vi trần của năm cõi Phật thì người ấy cưỡi xe dê kia tùy theo đường mà đi. Trải qua thời gian lâu xa đi được một trăm du-thiện-na (đơn vị đo chiều dài) thì gặp gió lớn. Do vậy cho nên người kia lại thối chí đi lui tám vạn du-thiện- na. Về sau người ấy ở trong thế giới kia lại cưỡi xe dê đi tiếp cho đến không thể nói, không thể tính kiếp số có thể vượt qua một thế giới có hay không? Văn-thù-sư-lợi nói: Bạch Thế Tôn! Không được. Phật bảo: Nếu người Đại thừa phát tâm Bồ-đề rồi, thì không nên thọ trì đọc tụng giáo nghĩa của Thanh văn, hoặc cùng với Thanh văn ở chung và tu tập giáo lý của Thanh văn, hoặc tự thâm tâm mình vì giáo hóa người khác mà ở trong hàng Thanh văn cho đến ngộ hiểu được trí tuệ kia rồi lấy nhân duyên ấy đồng hóa đạo vô thượng thì cũng là thối mất. Bồ-tát đối với sự chứng đắc tuệ căn tuệ nhãn của tâm Bồ-đề mà đắm chìm trong ấy thì cũng bị phá hoại. Văn-thù-sư-lợi! Do đó ta nói đó là Bồ-tát dùng xe dê mà đi”.

Luận nói: Nếu Bồ-tát an vui ưa thích tin hiểu tánh không của Đại thừa thì tất nhiên đối sự tin hiểu và thực hiện mà đạt đến chỗ viên mãn, ngôn lượng của bậc thánh nầy chỉ có Bồ-tát tin hiểu và hành trì mới thấy được sự việc như vậy. Như Kinh Bảo Vân nói: “Lấy vô số pháp môn tổng trì Tam-ma-địa, thần thông du hý, trí giải thoát chiếu rõ các pháp vô biên mà bình đẳng siêu thoát tất cả hành báo của phàm phu ngu muội, cho đến đời sau không bị lợi dưỡng ở trong câu chi kiếp thế gian thọ dụng mọi thứ, tâm không phân biệt, như hoa sen tinh khiết thường trang nghiêm đầy đủ. Lại nữa, ở trong vô lượng na-do-tha kiếp thường an trú pháp Đại thừa hiểu rõ nghĩa lý thù thắng, tư lương, phước đức và trí tuệ đều không giảm mất. Lại ở trong đó trứớc tiên hiện việc xuất ly, tu tập trăm ngàn pháp môn tương ưng đều đầy đủ cả”.

Luận nói: Như thế nào gọi là hiểu rõ nghĩa? Nghĩa là mới phát tâm Bồ-đề thì nói là trụ vào địa nầy. Nếu không hiểu rõ nghĩa thì chỉ là đạt sắc thái ít ỏi trong việc nắm bắt “vô ngại hoặc”. Các lời nói của bậc Thánh nầy nếu ai tin hiểu và thực hành pháp thì rõ hiểu được nghĩa của lời nói như trong việc rộng, lược thuyết về sự hiểu rõ tín giải và hành. Lại nữa, trong Kinh Như Lai Bí Mật nói: “Bấy giờ, vua A-xà-thế bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Sao gọi là phát tâm Bồ-đề? Đức Phật đáp: Nầy Đại vương! Tâm Bồ-đề chính là tâm sâu xa, không thoái chuyển. Vua hỏi: Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tâm sâu xa không thoái chuyển? Đức Phật đáp: Tâm ấy chính là phát khởi lòng đại bi. Vua hỏi: Bạch Thế Tôn! Sao gọi là hay phát khởi lòng đại bi? Phật đáp: Nghĩa là đối với tất cả chúng sanh luôn khởi tâm không chán bỏ. Vua hỏi: Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đối với tất cả chúng sanh mà đạt được tâm không chán bỏ? Phật đáp: Nghĩa là nếu không chấp trước vào sự an vui của tự thân tức đạt được tâm không chán bỏ”.

Luận nói: Trong đây nói tâm Bồ-đề là khuyên phát tâm đại bi, hoan hỷ, và yêu thương cung kính. Nếu không nương vào giáo lý tương ưng của Như Lai thì người ấy không thể xuất ly.

Nếu tâm Bồ-đề nầy còn thấy có sự chán bỏ thì không thể gọi là phát tâm Bồ-đề. Như Kinh Thập Pháp nói: “Nầy Thiện nam tử! Nếu các Bồ-tát nương vào thể tánh và phát tâm Bồ-đề thì được gặp Như Lai và giáo hóa chúng Thanh-văn, phát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tambồ-đề. Như vậy, gọi là sự hỉ lạc ban đầu để phát tướng tâm Bồ-đề. Nếu nghe nói về Bồ-đề và tâm Bồ-đề rồi tức là đã phát tâm A-nậu-đa-latam-miệu-tam-bồ-đề. Đây là sự hỉ lạc thứ hai để phát tướng tâm Bồ-đề. Nếu chúng sanh kia không quay về nương tựa và không cầu thấy được hai điều trên mà trụ trong tâm đại bi cho đến phát tâm A-nậu-đa-latam-miệu-tam-bồ-đề thì gọi là sự hỉ lạc thứ ba trong việc phát tướng tâm Bồ-đề. Nếu thấy các tướng viên mãn của Đức Như Lai liền sanh kính trọng, yêu mến cho đến mọi điều tương tự như thế thì gọi là phát tướng tâm Bồ-đề thứ tư”.

Luận: Nên biết tâm Bồ-đề có hai thứ:

  1. Nguyện tâm Bồ-đề.
  2. Trụ tâm Bồ-đề.

Như Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nầy thiện nam tử! Lại có chúng sanh ở trong thế giới mà phát nguyện chứng pháp khó được thuộc tâm Anậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, lại có chúng sanh trụ trong pháp khó được thuộc tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề”.

Luận nói: Hai điều trên là nguyện chứng làm Phật, và nguyện trụ lại thọ sanh. Lại nữa, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Nhân ở nơi một vị Phật nào đó mà phát tâm Bồ-đề”. Vậy tại sao lại tạo ra một ít thiện căn? Như Kinh Hiền Triết nói: “Về thời quá khứ có Đức Phật Tinh Tú Vương ở chỗ Đức Như Lai Thí Âm, khi mới phát tâm Bồ-đề, là người chăn trâu dùng lá cây Đam-bộ-la để cúng dường cho Đức Phật kia. Lại có Đức Phật hiệu Vô Lượng Danh Xưng ở tại chỗ Như Lai Điện Quang, khi mới phát tâm Bồ-đề, là người thợ dệt đã dùng cái áo tốt đẹp nhất cúng dường cho Phật ấy. Lại có Đức Phật hiệu Diệm Quang vốn ở chỗ Đức Như Lai Vô Lượng Quang, lúc mới phát tâm Bồ-đề ở trong thành ấp đã dùng bó đuốc cỏ làm đèn để cúng dường Đức Phật kia. Lại có Đức Phật hịệu Nan Thắng khi mới phát tâm Bồ-đề đã ở chỗ Đức Như Lai Kiên Cố Bộ là người hái củi và dùng tăm xỉa răng để cúng dường Đức Phật kia. Lại có Đức Phật hiệu Công Đức Tràng lúc mới phát tâm Bồ-đề đã ở chỗ Đức Như Lai Diệu Kiết Tường làm vị lương y và dùng quả Am-ma-la cúng dường cho Đức Phật kia”.

Luận nói: Sự mới phát tâm Bồ-đề nầy chẳng phải là chỗ hành viên mãn. Sự không chán bỏ nầy cũng có khả năng giải thoát khỏi quá trình luân chuyển mà đạt được vô lượng an vui. Như Kinh Từ Thị Giải Thoát nói: “Nầy Thiện nam tử! Ví như có một loại vật quí gọi là kim cang có thể đoạn trừ tất cả nỗi khổ bần cùng. Tất cả tâm trí nầy cũng lại như vậy có thể đoạn trừ mọi nỗi khổ của luân hồi sanh tử”.

Luận nói: Nên biết như vậy, chỉ có phát tâm Bồ-đề nầy mới có khả năng đến gần quả giải thoát được. Lại nữa, Kinh Thiện Gián nói: “Đức Phật bảo: Đại vương! Nếu ông cho rằng trong nhiều việc tạo tác, có khả năng do nhiều người tạo tác là chưa đúng. Nếu trong tất cả hành động của ta thực hiện tất cả hạnh, đem lại lợi ích khắp mọi nơi, thì điều nầy có nghĩa là bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy, cho đến trí tuệ Bala-mật. Nầy Đại vương! Do đó cho nên ông đối với A-nậu-đa-la-tammiệu-tam-bồ-đề cũng lại như thế. Nghĩa là ưa muốn phát khởi lòng tin thanh tịnh và nguyện lợi tha được thể hiện trong bốn cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi. Hoặc khi tỉnh mộng, hoặc khi ăn uống mà thường đầy đủ tác ý tùy niệm, quán sát chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác và các chúng sanh khác v.v… để tích tập tất cả các thiện căn từ quá khứ đến vị lai nhằm thích ứng tới sự hòa hợp vô tận, và nên tùy hỷ mà tự mình biểu hiện sự vui vẻ trước mắt cho đến biến khắp cõi hư không và cảnh giới Niết bàn cũng tự tùy hỷ. Lại nữa, tùy hỷ thiết lập sự nghiệp cúng dường tất cả chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác và chúng Thanh văn rồi bình đẳng hồi hướng đến tất cả chúng sanh cho đến khiến cho tất cả chúng sanh ấy đạt được Nhất thiết trí, đều phổ cập đầy đủ pháp thiện của chư Phật và mỗi ngày ba thời đều hồi hướng đến A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Nầy Đại vương! Ông thực hành đích thực các hạnh như thế, được làm vua thì không mất vương vị, cầu quả Bồ-đề thì cũng được viên mãn. Nói quả báo ấy, nầy Đại vương! Do ông ở thời gian ấy phát tâm Bồ-đề nên nghiệp báo của thiện căn trong vô lượng vô số kiếp thường được sanh thiên, làm Đế Thích thiên, hoặc sanh trong nhân gian được làm vua chúa. Nầy Đại vương! Duy nhất là lực thiện căn phát tâm Bồ-đề, ngoài ra không có nghiệp khác, nên biết, nói tóm lại là viên mãn hoặc chưa viên mãn. Phật nói: Nầy Đại vương! Chỉ duy nhất là phát tâm Bồ-đề vì cứu độ tất cả chúng sanh, vì giải thoát tất cả chúng sanh, vì an ổn tất cả chúng sanh, vì cứu kính khiến cho các chúng sanh đến Niết-bàn, vì được sanh vô lượng vô số các thiện căn. Nầy Đại vương! Lại sao nói là có khả năng nhiều loại tạo tác trong nhiều loại tạo tác?”.

Luận nói: Hành tướng của tâm Bồ-đề nầy như kinh nói là duyên khởi của quá khứ và hiện tại. Như vậy nguyện tâm Bồ-đề thì nhập vào địa nào của Bồ-tát mà được giới? Có người nói ở địa thứ chín. Còn trong Kinh Hư không Tạng nói: “Danh văn, lợi dưỡng là nguồn gốc của các tội”. Kinh Thập Địa nói: “Ở trong sơ địa đối với lợi dưỡng kia không có phần nhỏ gần gũi mong cầu. Nếu các chúng sanh đi đến chỗ của ta, tất cả đều được cung cấp nhiều gấp bội”.

Luận nói: Như chỗ nói ấy, tức Bồ-tát ở địa Cực hỷ khéo an trú vào pháp tương ưng bất động. Lại nói sanh vào nhà Như Lai quyết định hướng đến thành tựu Đẳng Chánh Giác. Lại nữa, trong Kinh Hư Không Tạng nói: “Trừ người ưa thích Đại thừa ra, Thanh-văn thừa không thể chứng đạt như thế”. Như kinh Tối Thượng Thọ Sở vấn nói: “Sự keo kiệt, ganh ghét pháp thì gọi là trói buộc, thể hiện đầy đủ học xứ nầy thì gọi là địa Cực hỷ, xa lìa ngã tưởng và ngã chấp, sao lại chấp vào tất cả sở dụng. Như nói bố thí đầu và mắt v.v…”.

Luận nói: Tất cả các kinh như trên đều cho rằng từ nhập vào Địa trở đi chính là biểu hiện học xứ nầy. Nếu luận chung khắp Bồ-tát thì điều ấy tương ưng trong sự tu tập. Lại nữa, hoặc cấm ngăn không nên thực hành nhanh chóng vì Bồ-tát chưa có khả năng học. Nên biết, hai loại nầy đều khắp các học xứ. Lại nữa, một thứ học đối với sự thành tựu tác dụng không thể học, nên tuy không thể tu tập cũng không có lỗi lầm. Kinh Vô Lượng Ý nói: “Khi thực hiện pháp Bố thí rộng lớn tuy xả bỏ giới thanh tịnh mà không bị biếng trễ do trước chưa nói cũng không thực hiện, như lực thân cận. Lại nữa, Kinh Thập Địa nói: “Giả sử có phạm vào giới tà dục thì hoặc nhiễm ấy cũng nhẹ nhàng do thường vui với tâm Bồ-đề. Nầy Xá-lợi-tử! Nói giới biệt giải thoát của Bồ-tát tức thành tựu bốn pháp. Nghĩa là Bồ-tát ở trong sự tu tập đạt được lời nói chân thật. Nầy Xá-lợi-tử! Nếu thiện nam, thiện nữ nào mới phát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, quyết chí ưa thích chuyên cần cầu pháp thiện, học hỏi nghị luận và giữ gìn giới cấm, thì đối với học xứ của Bồ-tát đều tu tập đầy đủ. Do gần gũi người khác mà giới học như vậy, hoặc có lúc trái khuấy, khinh chê Tôn sư mà sanh hổ thẹn tột bực nên sanh khởi lo sợ. Người kia lại thọ nhận sự tôn trọng, ưu ái, an vui và tròn đầy giới pháp bình đẳng. Bồ-tát nầy đối với các giới học của Đức Phật hiện tiền phát sanh sự ưa muốn chính thức thực hiện, thì được thuận theo riêng trao cho học. Bồ-tát kia hoặc không có thiện tri thức nhưng hướng đến trước chư Phật và Bồ-tát trong hiện tại ở mười phương chuyên niệm thực hành quán sát tùy theo lực mà tương ưng với lượng. Đã chuyên trì giới nầy thì không có lời nói khi dối đối với mười phương chư Phật và Bồ-tát cho đến với các trời người của thế gian v.v… Trong kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “Bố thí cho ngạ quỷ còn không đọa vào địa ngục huống nữa là cúng dường cho quả vị Bồ-đề Vô thượng. Nên biết không có các chúng sanh ở thế gian khác”. Như kinh Pháp Tập nói: “Nầy thiện nam tử! Bồ-tát nên phải tôn trọng lời chân thật. Tại sao vậy? Nầy thiện nam tử! Vì tích tập lời nói chân thật mà gọi là pháp tập. Nầy thiện nam tử! Sao gọi là thật đế? Nếu Bồ-tát phát tâm A-nậu-đala-tam-miệu-tam-bồ-đề cho đến xả bỏ thân mạng cũng không bao giờ bỏ tâm ấy và không bỏ rơi chúng sanh nên gọi là thật đế của Bồ-tát. Nếu Bồ-tát phát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề rồi nhưng trải qua một thời gian sau lại xả bỏ tâm nầy và bỏ rơi chúng sanh thì Bồ-tát ấy gây nên tội nói dối thật đáng bị quở trách chán ghét”. Lại nữa, trong Kinh Hải Ý Bồ Tát Sở Vấn Tịnh Ấn Pháp Môn nói: “Phật bảo Bồ-tát Hải Ý: Thí như trong thế gian hoặc vua hay quan lại muốn thiết đãi tất cả dân chúng trong các thành ấp nên tập hợp họ để chiêu đãi hoặc thức ăn, nước uống nhưng lại không làm. Đối với dân chúng thì vua quan ấy đã mắc tội nói dối vì dù một ít thức ăn nước uống cũng không có, họ cao giọng quở trách giận dữ bỏ đi. Đức Phật nói Bồ-tát Hải Ý: Bồ-tát kia cũng như thế, đối với chúng sanh chưa độ thì khiến cho được độ chứ không nên chỉ dùng lời nói suông cho đến không khuyên tu đa văn tích tập các phần pháp Bồ-đề, Bồ-tát ấy đã lừa dối chư Thiên và loài người. Như trước Đức Phật nói sẽ bị bậc Thánh quở trách chán ghét. Đối với trí đại trí và vô thượng thắng trí thì khó mà đạt được. Do đó phải biết Bồ-tát không nên lấy lời nói hư vọng lừa dối chư Thiên và loài người. Lại nữa, nầy Hải Ý! Hoặc có người đến khuyến thỉnh sự bố thí pháp để được lợi ích an vui thì Bồ-tát kia nên tùy lời mà nói cho đến xả bỏ tự thân mà tu hạnh Bồ-tát, chứ không bao giờ lừa dối tất cả chúng sanh. Phải nên hiểu rõ như vậy”.