QUYỂN 49
TỲ NI TĂNG NHẤT
3. Ba Pháp
Có ba loại yết ma nhiếp hết các yết ma: Đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma.
Có ba hạng người nhất định đọa vào địa ngục:
Một là người dùng pháp Ba-la-di không căn cứ vu bàng Tỳ-kheo phạm hạnh thanh tịnh .
Hai là người sanh ác tà kiến nói rằng: “Ở trong các dục không tội”, nên người này dấn sâu vào phóng dật, buông lung theo ba dục.
Ba là người xuất gia làm Tỳ-kheo lại phạm giới phá giới, bên trong thối nát hiển hiện ra bên ngoài; không phải Sa-môn mà tự nói là Sa-môn, không phải phạm hạnh mà nói là phạm hạnh. Lúc đó Phật muốn làm rõ nghĩa này nên nói kệ:
“Nói dối đọa địa ngục,
Và phạm tội trọng khác,
Người này ác, không thiện,
Đời sau thọ tội báo.
Luận về người thế gian,
Búa sanh từ trong miệng,
Trở lại tự chém thân,
Đều do lời nói ác.
Đáng chê lại khen ngợi,
Đáng khen ngợi lại chê,
Lỗi từ miệng nên suy,
Bị suy, không thọ lạc.
Như bị mất tài vật,
Suy này vẫn còn ít,
Ác khẩu nói người thiện,
Suy này lại nặng hơn.
Địa ngục Ni-phù-la,
Kiếp số có mười vạn,
Địa ngục A-phù-đà,
Ba mươi sáu và năm.
Tâm ác nói lời ác,
Khinh chê bậc Thánh nhân,
Mạng chung ắt phải đọa,
Trong địa ngục như vậy”.
Có ba loại làm chứng tội, đó là thấy, nghe và nghi làm chứng tội.
Có ba pháp: Một là ca hát trong Tỳ-ni như pháp khóc, hai là cười hở răng trong Tỳ-ni như pháp cuồng, ba là lắc cánh tay múa trong Tỳ-ni như pháp con nít.
Như lai có ba loại không cần thủ hộ, không thể biết, không thể thấy, đó là thân hành, khẩu hành và ý hành của Như lai thanh tịnh.
Thế gian có ba loại giặc lớn (đại tặc) không ai bằng được, sống lâu càng tạo tội lớn, người không thể bắt được:
– Một là loại giặc trụ nơi hoang dã, nơi rừng cây rậm rạp.
– Hai là loại giặc trụ nơi hiểm trở có sông nước quanh co.
– Ba là loại giặc dựa vào sức mạnh.
Tỳ-kheo xấu ác cũng có ba loại như vậy, sống lâu tuổi cao càng tạo tội lớn mà Tăng không thể diệt tẫn được:
– Một là loại giặc trụ nơi hoang dã, tức là người xuất gia làm Tỳkheo lại phám giới phá giới, bên trong thối nát hiển hiện ra bên ngoài; không phải Sa-môn mà tự nói là Sa-môn, không phải phạm hạnh mà nói là phạm hạnh.
– Hai là loại giặc trụ nơi hiểm trở, tức là người sanh tà kiến, nói không thật, thấy và nói rằng: “Không có bố thí, không tin nhân quả, không tin thiện ác, không có cha mẹ ở thế gian, không có A-la-hán, không có Tu-đà-hoàn, không có Tư-đà-hàm, không có A-na-hàm, không có đời này, không có đời sau, không có pháp chứng đắc”.
– Ba là loại giặc dực vào sức mạnh, tức là người dực vào thế lực và sự hiểu biết mà nói.
Thế gian lại có ba loại giặc lớn (đại tặc) không ai bằng được, sống lâu càng tạo tội lớn, người không thể bắt được: hai loại giặc đầu giống như trên, loại giặc thứ ba là loại giặc dựa vào tài vật, tức là người có nhiều tài vật, ruộng vườn, nhà cửa, tôi tớ… . Người này nghĩ rằng: “Nếu ai thuận theo ta thì ta sẽ cho tài vật”. Tỳ-kheo xấu ác cũng có ba loại như vậy, sống lâu tuổi cao càng tạo tội lớn mà Tăng không thễ diệt tẫn được: Hai loại Tỳ-kheo xấu ác thứ nhất và thứ hai giống như trên, loại thứ ba dựa vào tài vật, tức là Tỳ-kheo có được nhiều bố thí về y thực, ngọa cụ và các vật cần dùng khác. Người này nghĩ rằng: “Nếu ai thuận theo ta thì ta sẽ cho tài vật”.
Thế gian có lại ba loại giặc lớn (đại tặc) không ai bằng được, sống lâu càng tạo tội lớn, người không thể bắt được: Hai loại giặc đầu giống như trên, loại giặc thứ ba là loại giặc dựa vào thế lực, tức là dực vào thế lực của vua quan. Người này nghĩ rằng: “Nếu ai thuận theo ta thì ta sẽ trợ giúp”.
Tỳ-kheo xấu ác cũng có ba loại như vậy, sống lâu tuổi cao càng tạo tội lớn mà Tăng không thễ diệt tẫn được: Hai loại Tỳ-kheo xấu ác thứ nhất và thứ hai giống như trên, loại thứ ba là loại Tỳ-kheo xấu ác dựa vào thế lực, tức là Tỳ-kheo sống dựa vào việc tụng kinh, luật, luận.
Người này nghĩ rằng: “Nếu ai thuận theo ta thì ta sẽ trợ giúp”.
Thế gian lại có ba loại đại tặc:
– Một là loại đại tặc làm chủ một trăm người, ở trước một trăm người, được một trăm người cung kính vây quanh… cho đến được năm trăm người cung kính vây quanh, mà còn vào trong thành ấp tụ lạc leo tường khoét vách, chặn đường cướp của giết người.
– Hai là loại đại tặc trong Tăng như Tỳ-kheo lấy thức ăn uống, tài vật cho đến hoa quả trong vườn rừng của Tứ phương Tăng đem bán để tự sống hoặc đem cho bạch y quen biết.
– Ba là loại đại tặc trong Tăng như Tỳ-kheo vì chút ăn uống, lợi dưỡng cúng dường, tự thân không chứng được Thánh pháp hơn người mà cố ý vọng ngữ, tự nói là đã chứng.
Trong ba loại đại tặc này thì hai loại trên chỉ gọi là tiểu giặc, loại thứ ba mới là đại tặc nguy hiểm nhất đối với trời người, ma Phạm, Samôn, Bà-la-môn trong thế gian. Vì sao, vì chút ăn uống, tự thân không có chứng Thánh pháp hơn người mà cố ý vọng ngữ tự nói là đã chứng. Nếu đem so với hai loại giặc trên thì gọi là đại giặc nguy hiểm nhất.
Phật liền nói kệ:
“Tỳ-kheo chưa đắc đạo,
Tự nói là đắc đạo,
Đại tặc trong trời người
Người phá giới cực ác,
Người si này thân hoại,
Sẽ đọa vào địa ngục”.
4. Bốn Pháp
Có Bốn hạng Hòa thượng:
– Một là Hòa thượng cho pháp mà không cho y thực: Đệ tử nên ở bên cạnh hạng Hòa thượng này.
– Hai là Hòa thượng cho y thực mà không cho pháp: Đệ tử không nên nương ở chung với hạng Hòa thượng này.
– Ba là Hòa thượng vừa cho pháp, vừa cho y thực: Đệ tử nên suốt đời nương ở.
– Bốn là Hòa thượng không cho pháp cũng không cho y thực: Đệ tử không nên nương ở, ngay trong đêm tối cũng nên bỏ đi. Đối với Axà-lê cũng giống như vậy.
Có bốn hạng người thường thường phạm tội và thường thường sám hối, đó là người không hổ thẹn, người khinh giới, người không có tâm sợ hãi và người ngu si.
Thế gian có bốn hạng người thấy phạm tội sanh tâm sợ hãi:
– Một là hạng người mặc áo đen chạy vội đến chỗ mọi người nói rằng: “Tôi đã phạm tội ác, không tốt, đáng hổ thẹn, tùy mọi người thích gì, tôi sẽ làm theo điều đó”, mọi người liền quở trách đuổi ra, một người có trí thấy vậy liền nói rằng: “Người này đã phạm tội ác, không tốt. Ta nên răn lấy mình và dạy bảo người khác chớ làm nghiệp ác như vậy nữa”. Như thế nếu Tỳ-kheo ở trong Ba-la-đề-đề-xá-ni sanh lòng sợ hãi thì nên biết rằng: “Điều chưa phạm thì không nên phạm, nếu đã phạm thì nên mau như pháp sám hối tội”. Đây là hạng người thứ nhất thấy tội sanh sợ hãi.
– Hai là hạng người mặc áo đen cầm gậy để trên vai, chạy vội đến chỗ mọi người nói rằng: “Tôi đã phạm tội ác, không tốt, đáng hổ thẹn, tùy mọi người thích gì, tôi sẽ làm theo điều đó”, mọi người liền lấy cây gậy đó đánh đuổi ra, một người có trí thấy vậy liền nói rằng: “Người này đã phạm tội ác, không tốt. Ta nên răn lấy mình và dạy bảo người khác chớ làm nghiệp ác như vậy nữa”. Như thế nếu Tỳ-kheo ở trong Ba-dật-đề sanh lòng sợ hãi thì nên biết rằng: “Điều chưa phạm thì không nên phạm, nếu đã phạm thì nên mau như pháp sám hối tội”. Đây là hạng người thứ hai thấy tội sanh sợ hãi .
– Ba là hạng người mặc áo đen cầm cái chày sắt để trên vai, chạy vội đến chỗ mọi người nói rằng: “Tôi đã phạm tội ác, không tốt, đáng hổ thẹn, tùy mọi người thích gì, tôi sẽ làm theo điều đó”, mọi người liền cầm cái chày đó đánh và cầm dao đe dọa đuổi ra ngoài cửa thành phía Tây, một người có trí thấy vậy liền nói rằng: “Người này đã phạm tội ác, không tốt. Ta nên răn lấy mình và dạy bảo người khác chớ làm nghiệp ác như vậy nữa”. Như thế nếu Tỳ-kheo ở trong Tăng-già-bà-thisa sanh lòng sợ hãi thì nên biết rằng: “Điều chưa phạm thì không nên phạm, nếu đã phạm thì nên mau như pháp sám hối tội”. Đây là hạng người thứ ba thấy tội sanh sợ hãi .
– Bốn là cũng như người chuyên bắt giặc, bắt được tên giặc thật, trói ngược hai tay lại rồi đánh trống dẫn đi tuần hành ra cửa thành phía Nam, cho ngồi dưới cây nêu rồi chặt đầu người này. Một người có trí thấy vậy liền nói rằng: “Người này đã phạm đại tội vì làm nghiệp ác, không tốt. Ta nên răn lấy mình và dạy bảo người khác chớ làm nghiệp ác như vậy nữa”. Như thế nếu Tỳ-kheo ở trong Ba-la-di sanh lòng sợ hãi thì nên biết rằng: “Điều chưa phạm thì không nên phạm, nếu đã phạm thì nên mau như pháp sám hối tội”. Đây là hạng người thứ tư thấy tội sanh sợ hãi .
Có bốn loại yết ma:
– Một là phi pháp biệt chúng yết ma: Loại này không gọi là tác yết ma, chớ làm, nếu làm cũng không gọi là làm, nên ngăn, nên bỏ.
– Hai là phi pháp hòa hợp chúng yết ma: Loại này cũng không gọi là tác yết ma, chớ làm, nếu làm cũng không gọi là làm, nên ngăn, nên bỏ.
– Ba là như pháp biệt chúng yết ma: Loại này tuy như pháp nhưng biệt chúng làm nên cũng không gọi là làm, nên ngăn, nên bỏ.
– Bốn là như pháp hòa hợp chúng yết ma: Loại này mới gọi là tác yết ma, nên làm, không nên ngăn, không nên bỏ.
Có bốn hạng người là người thô, người dơ bẩn (trược), người ở giữa (trung gian) và người thượng thượng.
Trong Tăng cũng có bốn hạng người xử đoán việc:
– Một là người xử đoán việc không có hổ thẹn, không giỏi luận nghị, không khéo dùng câu văn. Đây là hạng người thô thứ nhất, hạng người này không có người thân cận, không nên cùng nói chuyện. Đối với người xử đoán việc như vậy nên chê trách, nên diệt tẫn, vì đây là hạng người không tốt, có thể làm cho người khác mê loạn ưu sầu, sanh tâm hối. Vì sao, vì người xử đoán này ở trong Tăng xử đoán việc thì sẽ khiến cho trong Tăng chưa khởi việc tranh cải liền sanh khởi; việc tranh cải đã khởi sẽ không thể dứt diệt được.
– Hai là người xử đoán việc không có hổ thẹn nhưng giỏi nghị luận và khéo dùng câu văn. Đây là hạng người dơ bẩn (trược) thứ hai, hạng người này có người thân cận, có thể cùng nói chuyện. Nhưng đối với người xử đoán việc như vậy nên chê trách, nên diệt tẫn, vì đây cũng là hạng người không tốt, có thể làm cho người khác mê loạn ưu sầu, sanh tâm hối. Vì sao, vì người xử đoán này ở trong Tăng xử đoán việc thì sẽ khiến cho trong Tăng chưa khởi việc tranh cải liền sanh khởi; việc tranh cải đã khởi sẽ không thể dứt diệt được.
– Ba là người xử đoán việc có hổ thẹn nhưng không giỏi nghị luận, không khéo dùng câu văn. Đây là hạng người ở giữa (trung gian), hạng người này không có người thân cận, khó thể cùng nói chuyện. Đối với người xử đoán việc như vậy nên dạy họ về nghị luận và văn chương.
– Bốn là người xử đoán việc có hổ thẹn, giỏi nghị luận và khéo dùng câu văn. Đây là hạng người thượng thượng thứ tư, hạng người này có người thân cận, nên cùng nói chuyện. Đối với nười xử đoán việc như vậy nên khen ngợi ca tụng, vì sao, vì người này ở trong Tăng xử đoán việc thì sẽ khiến cho trong Tăng chưa khởi việc tranh cãi sẽ không khởi lên, nếu đã khởi lên thì sẽ được dứt diệt.
Có bốn loại nghĩa:
– Một là loại nghĩa phi pháp, phân biệt người khác, không có tra cứu, khi tra cứu thì không thọ nhận. Loại nghĩa này có ba lỗi, trong đây phi pháp là có lỗi; phân biệt người khác là có lỗi; không có tra cứu, khi tra cứu thì không thọ nhận là có lỗi.
– Hai là loại nghĩa phi pháp, không phân biệt người khác, có tra cứu, khi tra cứu thì thọ nhận. Loại nghĩa này chỉ có một lỗi, trong đây phi pháp là có lỗi, không phân biệt… khi tra cứu thì thọ nhận là không lỗi.
– Ba là loại nghĩa như pháp, phân biệt người khác, không có tra cứu, khi tra cứu không thọ nhận. Loại nghĩa này có hai lỗi, trong đây như pháp là không lỗi; phân biệt người khác… khi tra cứu không thọ nhân có hai lỗi như trên.
– Bốn là loại nghĩa như pháp, không phân biệt người khác, có tra cứu, khi tra cứu thì thọ nhận. Loại nghĩa này đều không có lỗi, giải thích như trên.
Có bốn hạnh mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là ái, sân, sợ và si. Có bốn hạnh mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh, đó là không ái, không sân, không sợ, không si.
Có bốn hạnh mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
– Một là không khéo quán nghĩa, không khéo thọ lấy nghĩa. Hai là không nên khen ngợi mà lại khen ngợi; nên khen ngợi mà lại không khen ngợi.
– Ba là không nên làm cho thanh tịnh mà lại làm cho thanh tịnh; nên làm cho thanh tịnh mà lại không làm cho thanh tịnh.
– Bốn là không nên cung kính mà lại cung kính; nên cung kính mà lại không cung kính.
Có bốn hạnh mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh:
– Một là khéo quán nghĩa, khéo thọ lấy nghĩa.
– Hai là không nên khen ngợi thì không khen ngợi; nên khen ngợi thì khen ngợi.
– Ba là không nên làm cho thanh tịnh thì không làm cho thanh tịnh; nên làm cho thanh tịnh thì làm cho thanh tịnh.
– Bốn là không nên cung kính thì không cung kính; nên cung kính thì cung kính.
Có bốn hạnh mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
– Một là không khéo quán nghĩa, không khéo thọ lấy nghĩa.
– Hai là dựa vào thế lực mà nói.
– Ba là không xin phép người mà liền nêu ra tội của người.
– Bốn là trước đã có tâm hiềm trách, tâm hối hận, có thấy hiềm trách, có thấy hối hận.
Có bốn hạnh mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh:
– Một là khéo quán nghĩa, khéo thọ lấy nghĩa.
– Hai sai là dựa vào thế lực mà nói.
– Ba là xin phép người cho rồi mới nêu ra tội của người.
– Bốn là trước không có tâm hiềm trách, tâm hối hận, không có thấy hiềm trách, không có thấy hối hận.
Có bốn hạnh Tỳ-kheo làm Thác lại tra có tội, đó là ái, sân, sợ và si. Có bốn hạnh Tỳ-kheo làm Thác lại tra không có tội, đó là không ái, không sân, không sợ và không si.
Có bốn hạnh Tỳ-kheo làm Thác lại tra có tội:
– Một là không khéo quán nghĩa.
– Hai là không khéo thọ lấy nghĩa.
– Ba là không nên khen ngợi mà lại khen ngợi; nên khen ngợi mà lại không khen ngợi.
– Bốn là không nên làm cho thanh tịnh mà lại làm cho thanh tịnh; nên làm cho thanh tịnh mà lại không làm cho thanh tịnh.
Có bốn hạnh Tỳ-kheo làm Thác lại tra không có tội:
– Một là khéo quán nghĩa.
– Hai là khéo thọ lấy nghĩa.
– Ba là không nên khen ngợi thì không khen ngợi; nên khen ngợi thì khen ngợi.
– Bốn là không nên làm cho thanh tịnh thì không làm cho thanh tịnh; nên làm cho thanh tịnh thì làm cho thanh tịnh.
Có bốn hạnh Tỳ-kheo làm Thác lại tra có tội:
– Một là không khéo quán nghĩa, không khéo thọ lấy nghĩa.
– Hai là dựa vào thế lực mà nói.
– Ba là không xin phép người mà liền nêu ra tội của người.
– Bốn là trước đã có tâm hiềm trách, tâm hối hận, có thấy hiềm trách, có thấy hối hận.
Có bốn hạnh Tỳ-kheo làm Thác lại tra không có tội:
– Một là khéo quán nghĩa, khéo thọ lấy nghĩa.
– Hai là không dựa vào thế lực mà nói.
– Ba là xin phép người cho rồi mới nêu ra tội của người.
– Bốn là trước không có tâm hiềm trách, không có tâm hối hận, không có thấy hiềm trách, không có thấy hối hận.
5. Năm Pháp
Phật Bà-già-bà tại nước Thích ca, Tỳ-kheo-ni Đại ái đạo đến chỗ Phật đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, xin nói sơ lược về pháp, phi pháp; Tỳ-ni, phi Tỳ-ni để tôi biết được là pháp, là Tỳ-ni, là Phật pháp”, Phật bảo: “Cù-Đàm-di, nếu biết pháp này tùy thuận dục, không tùy thuận vô dục; tùy thuận lỗi, không tùy thuận không lỗi; tùy thuận tăng trưởng, không tùy thuận không tăng trưởng, một mực không chuyển; tùy thuận phiền não không lìa thì bà nhất định phải biết đây là phi pháp, phi Tỳ-ni, phi Phật pháp. Cù-Đàm-di, nếu biết pháp này không tùy thuận dục mà tùy thuận vô dục; không tùy thuận lỗi mà tùy thuận không lỗi; không tùy thuận tăng trưởng mà tùy thuận không tăng trưởng; không tùy thuận phiền não thì bà nhất định phải biết đây là pháp, là Tỳ-ni, là Phật pháp. Lại nữa Cù-Đàm-di, nếu biết pháp này tùy thuận tham, không tùy thuận không tham; tùy thuận không nhàm lìa, không tùy thuận nhàm lìa; tùy thuận đa dục, không tùy thuận thiểu dục; tùy thuận không biết đủ, không tùy thuận biết đủ; tùy thuận khó nuôi dưỡng, không tùy thuận dễ nuôi dưỡng thì bà nhất định biết đây là phi pháp, phi Tỳ-ni, phi Phật pháp. Cù-Đàm-di, nếu biết pháp này không tùy thuận tham mà tùy thuận không tham; không tùy thuận không nhàm lìa mà tùy thuận nhàm lìa; không tùy thuận đa dục mà tùy thuận thiểu dục; không tùy thuận không biết đủ mà tùy thuận biết đủ; không tùy thuận khó nuôi dưỡng mà tùy thuận dễ nuôi dưỡng thì bà nhất định biết đây là pháp, là Tỳ-ni, là Phật pháp ”.
Lúc đó trưởng lão Ưu-ba-ly đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, có mấy pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một?”, Phật bảo: Có năm pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một:
– Một là Tỳ-kheo không mong muốn.
– Hai là độn căn, dù có đọc tụng nghĩa câu cũng không thể thọ trì, cũng không thể giải cho nguời hiểu.
– Ba là không thể khiến cho người thọ học có oai nghi cung kính.
– Bốn là dù có nói pháp cũng không thể dạy như pháp.
– Năm là cãi cọ với nhau, không ở nơi A-lan-nhã cũng không yêu thích nơi này.
Này Ưu-ba-ly, lại có năm pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một:
– Một là Tỳ-kheo có mong muốn.
– Hai là lợi căn, có thể đọc tụng nghĩa câu, có thể thọ trì, có thể giải cho nguời hiểu.
– Ba là có thể khiến cho người thọ học có oai nghi cung kính.
– Bốn là nói pháp và có thể dạy như pháp.
– Năm là không cãi cọ với nhau, ở nơi A-lan-nhã và yêu thích nơi này”.
Lại có năm pháp khiến chánh pháp diệt vong, mai một:
– Một là Tỳ-kheo không dạy theo pháp mà dạy theo phi pháp.
– Hai là không theo pháp nhẫn mà theo pháp không nhẫn.
– Ba là không kính Thượng tòa, không có oai nghi.
– Bốn là Thượng tòa không dùng pháp để dạy bảo.
– Năm là khi Thượng tòa nói pháp lại sầu não khiến cho người học sau không được thọ học kinh, luật, luận. Sau khi Thượng tòa qua đời, Tỳ-kheo buông lung tập nhiễm phi pháp, mất pháp lành.
Lại có năm pháp khiến chánh pháp không bị diệt vong, mai một:
– Một là Tỳ-kheo dạy theo pháp, không dạy theo phi pháp.
– Hai là theo pháp nhẫn, không theo pháp không nhẫn.
– Ba là tôn kính Thượng tòa và có oai nghi.
– Bốn là Thượng tòa dùng pháp để dạy bảo.
– Năm là khi Thượng tòa nói pháp không có sầu não khiến cho người học sau được thọ học kinh, luật, luận. Sau khi Thượng tòa qua đời, Tỳ-kheo không buông lung, tu tập pháp lành.
Lúc đó trưởng lão Nan-đề đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, khi chánh pháp diệt vào thời Tượng pháp có mấy phi pháp hiện hữu ở đời?”, Phật bảo: Có năm phi pháp hiện hữu ở đời:
– Một là có Tỳ-kheo được chút pháp Chỉ nơi tâm liền cho là đã được Thánh pháp.
– Hai là có bạch y sanh lên cõi trời còn người xuất gia lại đọa vào ác đạo.
– Ba là có người bỏ gia nghiệp thế gian xuất gia lại phá giới.
– Bốn là có kẻ phá giới lại được nhiều người trợ giúp, còn người trì giới lại không có người trợ giúp.
– Năm là chúng xuất gia không ai là không bị mắng, cho đến Ala-hán cũng bị mắng.
Đây là năm phi pháp hiện hữu ở đời vào thời Tượng pháp, khi chánh pháp diệt.
Sau đó có Tỳ-kheo hỏi lại việc này, Phật bảo Ưu-ba-ly: “Vị lai sẽ có năm hạng người đáng sợ hãi mà hiện tại chưa có, nên biết rõ để tìm cách trừ diệt:
– Một là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại độ cho người khác xuất gia thọ giới; nên không thể dạy họ tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí. Bản thân chưa điều phục lại độ người khác cho xuất gia thọ giới, nên không thể dạy cho họ tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí. Người này ở trong Phật pháp có lỗi, ở trong Tỳ-ni có lỗi.
– Hai và Ba là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại cho người khác y chỉ và nuôi Sa-di; nên không thể dạy họ tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí. Bản thân chưa điều phục lại cho người khác y chỉ và nuôi Sa-di, nên không thể dạy cho họ tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí. Người này ở trong Phật pháp có lỗi, ở trong Tỳ-ni có lỗi.
– Bốn là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại cho Sa-di và tịnh nhơn ở gần. Không biết ba tướng: Đào đất, chặt cây và dùng nước tưới; người này ở trong Phật pháp là có lỗi, ở trong Tỳ-ni là có lỗi.
– Năm là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại cùng đọc tụng kinh, luật, luận; đem phần trước, phần sau để vào giữa, đem phần giữa để ở trước hoặc ở sau; hiện tiền không thấy được bạch pháp, không biết phạm hay không phạm. Người này ở trong Phật pháp có lỗi, ở trong Tỳ-ni có lỗi”.
Lại nữa, vị lai sẽ có năm hạng người đáng sợ hãi mà hiện tại chưa có, nên biết rõ để tìm cách trừ diệt:
– Một là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại không mong muốn, độn căn, dù có đọc tụng nghĩa câu cũng không thể chánh thọ (trọ trì đúng).
– Hai là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại gần gũi Tỳ-kheo-ni, phạm vào tội trọng, xả giới hoàn tục.
– Ba là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại không tín thọ những lời Phật dạy trong kinh như ba môn giải thoát là không vô tướng, vô nguyện; cho đến các pháp thâm yếu như mười hai nhân duyên…; dù có tín thọ cũng không thông suốt. Cho nên khi nói về Phật pháp thì họ không có tâm yêu thích, mà lại thích pháp thế tục, thích làm văn thơ trau chuốt, tin theo điều mà thế gian ưa thích. Vì vậy những lời Phật dạy trong kinh như ba môn giải thoát là không vô tướng, vô nguyện; cho đến các pháp thâm yếu như mười hai nhân duyên… sẽ bị diệt.
– Bốn và năm là sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí lại vì y thực mà bỏ nơi A-lan-nhã, đi tìm cầu khắp nơi, do tìm cầu nên bị nhiễu loạn.
Lúc đó Tỳ-kheo Ca-la ưa đến những nơi không nên đến, cùng nói chuyện với đồng nữ lớn tuổi, quả phụ, người nữ có chồng, dâm nữ và Tỳ-kheo-ni. Phật bảo: “Tỳ-kheo có năm chỗ không nên đến, đó là chỗ đồng nữ lớn tuổi, chỗ quả phụ, chỗ người nữ có chồng, chỗ dâm nữ và chỗ Tỳ-kheo-ni. Nếu Tỳ-kheo nên năm chỗ này sẽ khiến mọi người nghi là làm việc phi phạm hạnh. Lại có năm chỗ không nên đến, đó là nhà của giặc, nhà của Chiên-đà-la, nhà đồ tễ, nhà dâm nữ và nhà bán rượu. Nếu Tỳ-kheo đến năm chỗ này sẽ khiến mọi người nghi là làm việc ác”.
Tỳ-kheo có năm pháp nên biết là Tỳ-kheo xấu ác, như đứa trẻ không thể nói lời hay, không có hạnh nam tử; đó là dục, sân, sợ, si và không tiêu hóa sự cúng dường. Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sadi-ni xấu ác cũng có năm pháp như thế.
Tỳ-kheo có năm pháp nên biết là Tỳ-kheo có tội, có lỗi; đó là dục, sân, sợ, si và không tiêu hóa sự cúng dường. Tỳ-kheo-ni, Thứcxoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni cũng có năm pháp như trên nên biết là có tội, có lỗi.
Có năm loại phi Tỳ-ni, đó là phạm Ba-la-di, phạm Tăng-già-bàthi-sa, phạm Ba-dật-đề, phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, phạm Đột-kiết-la. Ngược với trên thì gọi là năm loại Tỳ-ni.
Có năm loại trần không thọ mà được ăn, đó là thực trần (thức ăn), cốc trần (ngũ cốc), thủy trần (nước), y trần (y phục) và nhất thiết trần (các loại vật thực khác).
Có năm cách thọ nhận, đó là thọ nhận từ tay đưa trao, thọ nhận từ trên y, thọ nhận từ rương tráp, thọ nhận từ vật đựng, thọ nhận từ trên đất.
Có năm cách tự ngôn (tự thú) phi pháp:
– Một là, do vua khủng bố mà tự nói (tự thú).
– Hai là, do giặc khủng bố mà tự nói.
– Ba là, do người xử đoán khủng bố mà tự nói .
– Bốn là, do ác thú khủng bố mà tự nói.
– Năm là, tự dối mình mà nói.
Có năm cách thấy lỗi hối lỗi phi pháp:
– Một là, đối trước người hành Biệt trụ mà hối lỗi.
– Hai là, đối trước người phạm Bất cọng trụ mà hối lỗi.
– Ba là, đối trước người chưa thọ đại giới mà hối lỗi.
– Bốn là, phạm tội Vô tàn mà hối lỗi.
– Năm là, thấy tội Vô tàn này mà hối lỗi.
Ngược với năm cách trên là năm cách thấy lỗi hối lỗi như pháp.
Có năm hạng A-xà-lê, đó là A-xà-lê xuất gia, A-xà-lê giáo thọ, A-xà-lê yết ma, A-xà-lê y chỉ và A-xà-lê thọ pháp.
Có năm hạng đệ tử, đó là đệ tử xuất gia, đệ tử giáo thọ, đệ tử yết ma, đệ tử y chỉ, đệ tử thọ pháp.
Năm hạng đệ tử này nên khéo cung kính năm hạng A-xà-lê trên, nếukhông cung kính thì phạm lỗi.
Có năm cách bố tát, đó là nói Giới kinh bố tát, tâm niệm bố tát, một mình tại trú xứ bố tát, thanh tịnh bố tát và tự tứ bố tát.
Lúc đó có Tỳ-kheo không xin phép người cho mà liền cử tội người khiến nhớ nghĩ, Tỳ-kheo bị cử hiềm trách, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay không xin phép người trước thì không được cử tội người khiến nhớ nghĩ. Nếu cử tội khiến nhớ nghĩ thì phạm Đột-kiết-la”.
Lúc đó người có tội ở trong Tăng không có cung kính, không nói lời cung kính, Phật bảo: “Các Tỳ-kheo nên bảo người này trụ trong năm pháp là từ chỗ đứng dậy, trịch bày vai hữu, cởi giày dép, quỳ gối, chắp tay trước Tăng”. Nếu người cử tội không cung kính cũng nên trụ trong năm pháp kể trên.
Lúc đó các Tỳ-kheo không biết xin phép người cho cử tội như thế nào, bạch Phật, Phật bảo: “Có năm cách, nên nói với người kia rằng: Nay tôi nói tội của thầy, hoặc tôi chỉ tội của thầy, hoặc tôi cử tội thầy, hoặc tôi khiến cho thầy nhớ nghĩ, xin thầy cho phép tôi”. Các Tỳ-kheo lại không biết cho phép cử tội như thế nào, Phật bảo: “Có năm cách, nên trả lời rằng: Thầy hãy nói tội tôi, hoặc thầy hãy chỉ tội tôi, hoặc thầy hãy cử tội tôi, hoặc hãy khiến cho tôi nhớ nghĩ, tôi cho phép thầy”. Các Tỳ-kheo lại không biết hiện tiền cho phép cử tội như thế nào, Phật bảo: “Có năm cách, nên hỏi lại rằng: Tại sao thầy cử tội tôi, dựa trên thấy hay nghe hay nghi, hoặc là thân phạm hay khẩu phạm?. Lại có năm cách: Thầy cử tội tôi về tội Ba-la-di hay Tăng-già-bà-thi-sa hay Ba-dậtđề hay Ba-la-đề-đề-xá-ni hay Đột-kiết-la?. Lại có năm cách: Thầy cử tội tôi về tội ác khẩu Đột-kiết-la hay Thâu-lan-giá Đột-kiết-la hay Tỳni Đột-kiết-la hay thuộc về Chúng học pháp hay thuộc về oai nghi?. Lại có năm cách: Thầy cử tội tôi về việc gì, thuộc Hữu tàn hay Vô tàn, hay Hữu tàn Vô tàn, phạm trong tụ lạc hay phạm nơi A-lan-nhã”.
Lúc đó người bị cử tội hiện tiền sanh sợ hãi, Tăng nên hiện tiền an ủi có năm cách: Hoặc nói chớ sợ, hoặc nói chớ kinh hãi, hoặc nói chớ che giấu, hoặc nói chớ tránh né, hoặc nói chớ theo phe đảng mà không phạm nói là phạm, hoặc nói chớ theo phe đảng mà phạm nói là không phạm. Lại có năm cách an ủi: Hoặc nói tôi không nói hung dữ, hoặc nói nếu tôi không nghe thọ việc không đầy đủ thì cũng không trực tiếp cử tội, hoặc nói tôi không nghe thọ lời bất định, hoặc nói tôi sẽ hỏi thầy ba lần. Khi an ủi như vậy mà người bị cử tội trả lời khác thì như Phật dạy nên dùng năm cách gạn hỏi:
– Một là nếu trả lời khác hay im lặng đều nên ghi nhớ.
– Hai là nói tôi có phạm tội gì để xúc não người khác
– Ba là nếu không thấy tội thì nên cho yết ma Bất kiến tẫn.
– Bốn là nếu thấy tội mà không chịu sám tội thì nên cho yết ma Bất tác tẫn .
– Năm là nếu không xả ác tà kiến thì nên cho yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn.
Lại có năm pháp nên cứu xét:
– Một là đáng cho khổ thiết thì nên cho yết ma Khổ thiết .
– Hai là đáng cho y chỉ thì nên cho yết ma Y chỉ .
– Ba là đáng đuổi ra thì nên cho yết ma Khu xuất .
– Bốn là đáng cho hạ ý thì nên cho yết ma Hạ ý .
– Năm là đáng cho tìm tướng tội thì nên cho yết ma Mích tội tướng. Phật bảo Ưu-ba-ly: “Trên là cách xin phép cử tội và an ủi người có hổ thẹn; nếu là người không hổ thẹn cũng nên biết cách xin phép cử tội và nên biết cách cho phép người cử tội mình. Lại nữa, không nên trợ giúp cho người phi pháp mà nên trợ giúp cho người như pháp ”.
Tỳ-kheo cử tội người khác phi pháp có năm:
– Một là dựa vào việc không thật, không dựa vào sự thật.
– Hai là phi thời cử tội, không phải đúng thời.
– Ba là dùng lời thô ác, không dùng lời mềm mỏng.
– Bốn là có tâm sân hận, không phải tâm từ.
– Năm là vì không lợi ích, không vì làm lợi ích.
Nếu phi pháp cử tội với năm việc trên thì sẽ sanh tâm hối, nên đoạn trừ; ngược lại nếu như pháp cử tội thì không sanh tâm hối, cũng có năm:
– Một là dựa vào sự thật, không dựa vào việc không thật.
– Hai là đúng thời cử tội, không phải phi thời.
– Ba là dùng lời thiện, không dùng lời bất thiện.
– Bốn là với tâm từ, không phải tâm sân hận.
– Năm là vì làm lợi ích, không phải không lợi ích.
Có năm cách quở trách, đó là trách, không trách, hỏi, răn nhắc (ước sắc) và dạy bảo (giáo). Trách là như nói chớ dâm, chớ trộm, chớ sát sanh…; không trách là như nói không dâm, không trộm, không sát sanh…; hỏi là như hỏi có làm việc dâm không, có trộm cắp không…; răn nhắc là như nói nếu dâm dục (trộm cắp, sát sanh…) sẽ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; dạy bảo là như nói không nên dâm dục, không nên trộm cắp…
Lại có năm cách quở trách, đó là trách, không trách, hỏi, hiển lỗi của người khác và kích lệ người khác. Ba cách quở trách đầu giống như trên, hiển lỗi của người khác là như người phạm tội nói tôi không làm việc dâm (trộm cắp, sát sanh…) mà là người khác, tùy nói bao nhiêu thì phạm Đột-kiết-la bấy nhiêu. Khích lệ người khác là như nói tôi không có làm việc dâm, không có trộm cắp, không có sát sanh…
Có năm cách điều phục, đó là cho khổ thiết, cho y chỉ, cho khu xuất, cho hạ ý và cho bất kiến tẫn.
Có năm việc cử tội, đó là kiến cử (dựa trên thấy), văn cử (dựa trên nghe), nghi cử (dựa trên nghi), dựa trên thân phạm cử, dựa trên khẩu phạm cử tội.
Lại có năm việc cử tội: Thuộc tội Ba-la-di, thuộc tội Tăng-giàbà-thi-sa, thuộc tội Ba-dật-đề, thuộc tội Ba-la-đề-đề-xá-ni và thuộc tội Đột-kiết-la.
Lại có năm việc cử tội: Thuộc tội ác khẩu Đột-kiết-la, thuộc tội Thâu-lan-giá Đột-kiết-la, thuộc tội Tỳ-ni Đột-kiết-la, thuộc tội Chúng học pháp Đột-kiết-la và thuộc tội oai nghi Đột-kiết-la.
Người trì luật có năm lợi ích:
– Một là giới thân kiên cố.
– Hai là người khác không thể dạy bảo mình.
– Ba là lúc nói Giới kinh không có nạn sợ gì.
– Bốn là có thể trừ nghi cho người khác.
– Năm là có thể kiến lập chánh pháp.
Người trì luật lại có năm lợi ích, đó là biết phạm, biết không phạm, biết tội khinh, biết tội trọng và giỏi tụng giới.
Người trì luật lại có năm lợi ích, đó là biết pháp xuất gia, biết yết ma, biết oai nghi, biết y chỉ, biết pháp chướng đạo và pháp không chướng đạo.
Có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi Tỳ-ni nói là Tỳ-ni, Tỳ-ni nói là phi Tỳ-ni và phạm nói là không phạm. Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh. Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là không phạm nói là phạm, phạm nói là không phạm, phạm khinh nói là trọng, phạm trọng nói là khinh và phạm Hữu tàn nói là Vô tàn. Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là phạm Hữu tàn nói là Vô tàn, phạm Vô tàn nói la Hữu tàn, Thượng sở hành nói là không phải Thường sở hành, không phải Thường sở hành nói là thường sở hành và năm là đấu tranh nói xấu lẫn nhau. Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là không thông suốt Tỳ-ni, không phân biệt được nghĩa câu tương tợ, không khéo nói giới, không thể làm cho người có nghi gần gũi và năm là không thể kiến lập chánh pháp. Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là phá giới, phá kiến, không thể như pháp cầu diệt việc tranh cãi, không thể thông đạt kinh và luận tương ưng, và năm là không phân biệt đuợc nghĩa câu tương ưng. Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
– Một là không thể hòa hợp chúng.
– Hai là không thể thọ lấy ý của hai chúng.
– Ba là không thể ngăn dứt việc tranh cãi của hai bên.
– Bốn là không thể quyết đoán tội.
– Năm là pháp đã thọ không thể nói theo thứ lớp.
Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
– Một là không khéo thọ lấy việc tranh cãi.
– Hai là không biết rõ được nhân duyên phát sanh tranh cãi.
– Ba là không khéo hòa giải việc tranh cãi.
– Bốn là không khéo diệt trừ việc tranh cãi.
– Năm là việc tranh cãi đã dứt diệt lại không thể khiến chúng không phát khởi trở lại.
Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là ái, sân, sợ, si và năm là không khéo diệt tránh. Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
– Một là không phân biệt được nghĩa câu tương tợ.
– Hai là không nên khen ngợi mà lại khen ngợi .
– Ba là nên khen ngợi mà lại không khen ngợi.
– Bốn là không nên làm cho thanh tịnh mà lại làm cho thanh tịnh; nên làm cho thanh tịnh mà lại không làm cho thanh tịnh.
– Năm là không nên cung kính mà lại cung kính; nên cung kính mà lại không cung kính.
Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Lại có năm việc mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
– Một là không khéo phân biệt nghĩa câu.
– Hai là ở trong Tăng dựa vào thế lực mà nói.
– Ba là không xin phép người mà liền cử tội người.
– Bốn là đối với người khác có chê trách, dù sám hối rồi vẫn chê trách.
– Năm là do có chê trách mà nói tội của người nên không thể ngăn dứt việc tranh cãi.
Ngược với năm việc trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Người trông coi việc phân chia thức ăn (tri thực) có năm việc, nếu trước chưa sai thì không nên sai, nếu đã sai rồi thì nên để đó. Năm việc đó là ái, sân, sợ, si và không biết là được hay không được. Ngược với năm việc trên thì người Tri thực này, nếu Tăng chưa sai thì nên sai, nếu đã sai rồi thì không nên để đó.
Người trông coi việc phân chia thức ăn (tri thực) lại có năm việc, nếu trước chưa sai thì không nên sai, nếu đã sai rồi thì không nên răn nhắc. Năm việc đó là ái, sân, sợ, si và không biết là được hay không được. Ngược với năm việc trên thì người Tri thực này, nếu Tăng chưa sai thì nên sai, nếu đã sai rồi thì nên răn nhắc.
Người trông coi việc phân chia thức ăn (tri thực) lại có năm việc, nếu trước chưa sai thì không nên sai, nếu đã sai rồi thì nên bỏ. Năm việc đó là ái, sân, sợ, si và không biết là được hay không được. Ngược với năm việc trên thì người Tri thực này, nếu Tăng chưa sai thì nên sai, nếu đã sai rồi thì không nên bỏ.
Như thế nên bỏ hay không nên bỏ, nên quở trách hay không nên quở trách, nên cử tội hay không nên cử tội, nên hủy hay không nên hủy, sanh nghi hối hay không sanh nghi hối, có phạm hay không phạm, có việc hay không có việc, có phiền não hay không phiền não, xúc não người hay không xúc não người, đổi khác hay không đổi khác, nóng hay không nóng, ái ngữ hay không ái ngữ, có tổn hay không tổn, thẹn với Hiền thánh hay được Hiền thánh khen, hướng đến ác đạo hay không hướng đến ác đạo, xuống địa ngục hay lên cõi trời, sanh tử lâu xa hay không lâu xa, trụ sanh tử hay vào Niết bàn đều giống như Tăng sai người tri thực, Tăng sai mười ba hạng người cũng như vậy.
Có năm việc khó diệt tránh:
– Một là không cầu Tăng xử đoán.
– Hai là không thuận theo lời Phật dạy.
– Ba là không bạch như pháp .
– Bốn là tâm tranh cãi của hai bên không dứt.
– Năm là đã phạm lại không cầu thanh tịnh.
Ngược với năm việc trên thì việc tranh cãi dễ dứt diệt.
Có năm việc không nên thọ lấy việc tranh cãi:
– Một là tâm tranh cãi không dứt.
– Hai là dựa vào thế lực của quan.
– Ba là dựa vào thế lực của bạch y.
– Bốn là không nương theo Tăng.
– Năm là không nương theo Tỳ-kheo làm Thác lại tra .
Ngược với năm việc trên thì nên thọ lấy việc tranh cãi để xử đoán.
Tỳ-kheo làm Thác lại tra thọ lấy việc tranh cãi để xử đoán có năm việc nên tự quán sát mình và người rồi mới thọ lấy việc tranh cãi này để xử đoán:
– Một là giới thanh tịnh.
– Hai là nghe nhiều biết rộng kinh pháp.
– Ba là quán sát trong Tăng có nhiều người trì kinh, luật, luận; hoặc trong Tăng có nhiều Thượng tòa, Tỳ-kheo làm Thác lại tra, trung hạ tòa, hai chúng như pháp hòa hợp; hoặc trong Tăng có nhiều người trì giới cho đến không phá giới nhỏ.
– Bốn là nương vào kinh để tìm cách dứt trừ việc tranh cãi.
– Năm là vì làm lợi ích cho chúng sanh được an lạc, thương xót thế gian làm nhân duyên sanh cõi trời người.
Có năm việc mà Tỳ-kheo cùng tranh cãi khó dứt tranh cãi:
– Một là dựa vào quan.
– Hai là dựa vào bạch y.
– Ba là cố ý xúc não Thượng tòa .
– Bốn là cho bạch y y thực chứ không cho pháp.
– Năm là không cầu như pháp dứt tranh cãi.
Ngược với năm việc trên thì dễ dứt tranh cãi.
Lại có năm pháp khó dứt tranh cãi:
– Một là hai bên đều dùng sức mạnh thọ lấy việc tranh cãi.
– Hai là không khéo thọ lấy việc tranh cãi.
– Ba là không khéo thọ lấy việc dứt tranh cãi.
– Bốn là không khéo thọ lấy nghĩa của việc tranh cãi.
– Năm là Tỳ-kheo tranh cãi không kính Tỳ-kheo làm Thác lại tra và Tỳ-kheo thượng, trung hạ tòa.
Ngược với năm pháp trên thì dễ dứt tranh cãi.
Lại có năm pháp không nên thọ lấy việc tranh cãi:
– Một là dựa vào quan.
– Hai là dựa vào bạch y.
– Ba là cố ý xúc não Thượng tòa .
– Bốn là cho bạch y y thực chứ không cho pháp.
– Năm là không cầu như pháp dứt tranh cãi.
Ngược với năm pháp trên thì nên thọ lấy việc tranh cãi.
Lại có năm pháp không nên thọ lấy việc tranh cãi:
Một là hai bên đều dùng sức mạnh thọ lấy việc tranh cãi.
Hai là không khéo thọ lấy việc tranh cãi.
Ba là không khéo thọ lấy việc dứt tranh cãi.
Bốn là không khéo thọ lấy nghĩa của việc tranh cãi.
Năm là Tỳ-kheo tranh cãi không kính Tỳ-kheo làm Thác lại tra và Tỳ-kheo thượng, trung hạ tòa.
– Lại có năm pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:
Một là không giỏi tụng luật.
Hai là không nói được nghĩa câu tương tợ.
Ba là Tỳ-kheo tranh cãi chấp chặt việc đã phạm, giống như vòng móc xích.
Bốn là chưa đủ năm tuổi hạ cần y chỉ người khác.
Năm là không hiểu rõ mười trực.
Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.
Tỳ-kheo làm Thác lại tra khi thọ lấy việc tranh cãi để xử đoán, nên quán năm việc:
Một là trong đây ai thanh tịnh trì giới đến trước.
Hai là ai có trí huệ nghe nhiều, giỏi tụng A-hàm.
Ba là ai đối với thầy như pháp.
Bốn là ai tin Phật Pháp Tăng.
Năm là ai không khinh giới Phật đã chế.
Lại nữa khi Tỳ-kheo tranh cãi đến chỗ Tỳ-kheo làm Thác lại tra cầu xử đoán việc tranh cãi, Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên quán năm việc rồi mới thọ lấy việc tranh cãi này để xử đoán. Năm việc đó là: Một và hai giống như trên.
Ba là ai có việc nên quở trách.
Bốn là người tranh cãi đối với Tỳ-kheo làm Thác lại tra trước đó có chê trách gì không.
Năm là có thể thọ lấy việc tranh cãi này rồi như pháp như Tỳ-ni diệt tránh không.