THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 51

THÊM MƯỜI PHÁP TĂNG NHẤT (Tiếp Theo)

5. Năm Pháp

Có năm việc Tăng nên cho yết ma Hạ ý, đó là nói lỗi của Phật, Pháp, Tăng, giới và làm việc không đúng oai nghi.

Lại có năm việc Tăng nên cho yết ma Hạ ý, đó là mắng Tỳ-kheo, nói xấu Tỳ-kheo, nêu ra lỗi của tỳ-kheo, khắp nơi nói lỗi của tỳ-kheo và năm là khiến cho Tỳ-kheo không được cúng thí và mất chỗ ở.

Lại có năm việc Tăng nên cho yết ma Hạ ý, đó là mắng bạch y, nói xấu bạch y, nếu ra lỗi của bạch y, khắp nơi nói lỗi của bạch y và năm là khiến cho bạch y không được lợi và mất chỗ ở.

Lại có năm việc Tăng nên cho yết ma Hạ ý:

Một là Tỳ-kheo dùng lời nói hai lưỡi để tranh cãi, đem việc của tỳ-kheo này đến nói với Tỳ-kheo khác.

Hai là Tỳ-kheo dùng lời nói hai lưỡi, đem việc của bạch y này đến nói với bạch y khác.

Ba là Tỳ-kheo dùng lời nói hai lưỡi đem việc của tỳ-kheo đến nói với bạch y.

Bốn là Tỳ-kheo dùng lời nói hai lưỡi đem việc của bạch y đến nói với Tỳ-kheo .

Năm là dùng lời thế tục để mắng.

Có năm việc, đó là hình tướng, sanh chủng, làm, phạm và năm là bịnh.

Lại có năm việc, đó là hình tướng, sanh tướng, tạo nhiều phiền não, làm pháp thế gian và năm là mắng.

Có năm loại da không nên chứa, đó là da Sư tử, da hổ, da báo, da rái cá và năm là da chồn.

Lại có năm loại da không nên chứa, đó là da voi, da ngựa, da chó, da dã can và năm là da nai đen.

Có năm loại y phấn tảo không nên chứa cất, đó là y hỏa thiêu, y bò nhai, y chuột gặm, y của người nữ mới lấy chồng và năm là y của sản phụ.

Có năm việc Tỳ-kheo không nên thọ, đó là nói lời vô nghĩa, nói lời phi pháp, nói lời phi luật, nói lời không thương xót và năm là nói lời không phải răn dạy.

Có năm loại xử phân, đó là xử phân giới (cõi), xử phân thí, xử phân đạo kính hành, xử phân giới (cõi), xử phân kiến.

Có năm loại thần sắc không được cất chứa, đó là thuần đỏ, thuần xanh, thuần sắc uất kim, thuần vàng lam, thuần sắc Mạn đề tra.

Có năm loại đại sắc không nên cất chứa, đó là sắc Khung già, sắc Kiềm-xà, sắc-lô-da-na, sắc Tha-lệ-đa, sắc Ha-lê-đà-la.

Có năm pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh: Một là không thấy nói thấy, hai là không nghe nói nghe, ba là không nhớ nói nhớ, bốn là không biết nói biết, năm là phi pháp nói là pháp. Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.

Lại có năm pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh, đó là tùy ái, tùy sân, tùy si, tùy sợ và phi pháp nói là pháp. Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.

Lại có năm pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra có phạm: Một là không thấy nói thấy, hai là không nghe nói nghe, ba là không nhớ nói nhớ, bốn là không biết nói biết, năm là phi pháp nói là pháp. Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra không có phạm.

Lại có năm pháp Tỳ-kheo làm Thác lại tra có phạm, đó là tùy ái, tùy sân, tùy si, tùy sợ và phi pháp nói là pháp. Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra không phạm.

Lại có năm pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:

– Một là không khéo biết tranh cãi.

– Hai là không khéo biết trú xứ của tranh cãi.

– Ba là không khéo phân biệt việc tranh cãi.

– Bốn là không biết nhân duyên để diệt tránh.

– Năm là không biết phát khởi trở lại sau khi diệt tránh xong. Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.

Lại có năm pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra không thể diệt tránh:

– Một là không khéo biết kinh.

– Hai là không khéo biết luật.

– Ba là không khéo biết tranh cãi.

– Bốn là không khéo biết trú xứ của tranh cãi.

– Năm là không khéo phân biệt việc tranh cãi. Ngược với năm pháp trên thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra có thể diệt tránh.

Có năm pháp mà Tỳ-kheo đủ năm tuổi hạ không y chỉ người khác, đó là biết phạm, biết không phạm, biết khinh, biết trọng và thông suốt giới luật.

Có năm pháp cho là đồng ý mà lấy: Một là thân thiết, hai là còn sống, ba là hiện tiền, bốn là lấy rồi sau sẽ nói cho biết, năm là lấy rồi nghĩ họ sẽ hoan hỉ.

Có năm nhân duyên nên Phật đi xem xét phòng xá:

– Một là vì muốn đoạn dứt Tỳ-kheo nói việc thế tục.

– Hai là vì muốn liệu lý ngọa cụ mà không có người liệu lý.

– Ba là liệu lý xong xuôi thì được an ổn.

– Bốn là vì thăm bịnh Tỳ-kheo bịnh.

– Năm là vì muốn chế giới.

Có năm việc nên Như lai tuy biết mà vẫn hỏi:

– Một là vì muốn làm duyên khởi.

– Hai là vì muốn chế giới.

– Ba là vì phân biệt nghĩa và câu.

– Bốn là vì tương tợ với câu văn trong kinh

– Năm là vì muốn chúng sanh đời sau tự hiểu.

Kinh hành có năm điều lợi ích, đó là mạnh khỏe, có sức, không bịnh, tiêu hóa thức ăn và ý được kiên cố.

Kinh hành lại có năm điều lợi, đó là đi được (luyện bắp chân), giải lao, trừ gió, trừ nóng lạnh và ý được kiên cố.

Có năm việc phát lồ phi pháp:

– Một là đối trước người Biệt trụ.

– Hai là đối trước người phạm bất cọng trụ.

– Ba là đối trước chúng chưa thọ đại giới.

– Bốn là phạm tội Vô tàn.

– Năm là không thấy tội này mà phát lồ.

Ngược với năm pháp trên gọi là phát lồ như pháp.

Có năm việc làm yết ma Khổ thiết phi pháp:

– Một là phi pháp phi luật.

– Hai là nên ngăn, nên bỏ đó.

– Ba là không có việc, không hiện tiền mà làm.

– Bốn là không có người cử tội, không khiến người kia nhớ nghĩ.

– Năm là không hỏi ba lần mà làm.

Ngược với năm việc trên thì gọi là làm yết ma Khổ thiết như pháp.

Có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt, đó là thấy nói thấy, nghe nói nghe, nhớ nói nhớ, biết nói biết và năm là pháp nói là pháp.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt, đó là không tùy ái, không tùy sân, không tùy si, không tùy sợ và năm là pháp nói là pháp.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt:

– Một là khéo phân biệt thọ lấy sự việc.

– Hai là người không lỗi thì không nói là có lỗi.

– Ba là người có lỗi thì nói là có lỗi.

– Bốn là bên người không thanh tịnh thì sanh không thanh tịnh, bên người thanh tịnh thì sanh thanh tịnh.

– Năm là pháp nói là pháp.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt:

– Một là khéo phân biệt sự việc, không dựa vào thế lực.

– Hai là khi đoán sự trong Tăng, xin phép cho rồi mới cử tội người khác.

– Ba là không có riêng tư thọ sự hối lỗi.

– Bốn là không có riêng tư thấy lỗi của người, cũng không riêng tư nói lỗi của người.

– Năm là pháp nói là pháp.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt:

– Một là khéo thọ lấy việc tranh cãi.

– Hai là khéo biết trú xứ của tranh cãi.

– Ba là khéo phân biệt việc tranh cãi.

– Bốn là khéo biết diệt tránh rồi sẽ không phát khởi trở lại.

– Năm là pháp nói là pháp.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt:

– Một là khéo biết kinh.

– Hai là khéo biết luật.

– Ba là khéo biết tranh cãi.

– Bốn là khéo biết trú xứ của tranh cãi.

– Năm là pháp nói là pháp.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt:

– Một là thọ đại giới đủ mười hạ hay hơn mười hạ.

– Hai là trì giới.

– Ba là đa văn.

– Bốn là như pháp đoạn nghi cho chính mình và cho người khác.

– Năm là khéo đoạn trừ tà kiến cho mình và cho người khác.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt:

– Một là có thể dạy trì giới.

– Hai là có thể dạy Tỳ-ni.

– Ba là có thể dạy A-tỳ-đàm.

– Bốn là nếu đệ tử ở phương khác không thích, có thể tự dẫn về hay nhờ người khác dẫn về.

– Năm là đệ tử bị bịnh có thể chăm sóc hay nhờ người khác chăm sóc.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt, đó là tự mình có đủ tín, giới, thí, huệ và đa văn; lại có thể khiến người khác tùy nhập trụ trong tín, giới, thí, huệ và đa văn.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt, đó là tự mình có thể trụ trong giới vô học, định vô học, huệ vô học, giải thoát và giải thoát tri kiến vô học; lại có thể khiến cho người khác cũng trụ trong giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến vô học.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt, đó là biết phạm, biết không phạm, biết khinh, biết trọng và thông suốt giới luật.

Lại có năm pháp gọi là Tỳ-kheo làm Thác lại tra tốt, đó là biết xuất gia, biết yết ma, biết giáo thọ, biết y chỉ và biết chướng đạo hay không chướng đạo.

Sáu pháp và bảy pháp giống như trên đã nói.

8. Tám Pháp

Có tám loại bát không được cất chứa, đó là bát vàng, bát bạc, bát lưu ly, bát pha lê, bát đồng, bát bạch lạp, bát gỗ và bát đá.

9. Chín Pháp

Phật bảo Ưu-ba-ly: “Một Tỳ-kheo không thể phá Tăng, hai, ba, bốn cho đến chín Tỳ-kheo thanh tịnh đồng kiến mới có thể phá Tăng. Một Tỳ-kheo-ni, một Thức-xoa-ma-na, một Sa-di, một Sa-di-ni, một Xuất gia, một Xuất gia ni cho đến chín đều không thể phá Tăng. Phải có chín Tỳ-kheo thanh tịnh đồng kiến mới có thể phá Tăng”.

Có chín loại phạm, đó là phạm tội Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la, ác khẩu Đột-kiết-la, Thâulan-giá Đột-kiết-la, Tỳ-ni Đột-kiết-la và phạm oai nghi Đột-kiết-la .

Có chín pháp thối thất, đó là giới, kiến, mạng, oai nghi, tự mình, người khác, tri thức (bạn quen biết), vật tư sanh thối thất và sanh tử thối thất. Ngược với chín pháp trên thì gọi là chín pháp không thối thất.

Có chín pháp mà Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên quán sát khi xử đoán, đó là người nói, người tranh cãi, oai nghi, chỗ qua lại, bà con, bạn quen biết, thân khẩu hành, quán sát từ trước đến nay và chín là quán sát nói xấu nhau như thế nào, nên nghe họ nói và nghe từ người khác nói.

Có chín pháp quán sát lời của người kia nói:

– Một là xét xem có đấu tranh hay không đấu tranh.

– Hai là xét xem có tranh cãi hay không tranh cãi.

– Ba là xét xem có giữ cho nhau hay không.

– Bốn là xét xem có nói xấu nhau hay không.

– Năm là xét xem có phạm giới hay không.

– Sáu là xét xem có phạm kiến hay không.

– Bảy là xét xem có phạm mạng hay không.

– Tám là xét về lời nói

– Chín là xét lại những lời người khác nói.

Lúc đó trưởng lão Ưu-ba-ly, trưởng lão A-na-luật đến hỏi Phật về pháp yếu để biết thế nào là Pháp, là luật, là lời Phật dạy. Phật trả lời như trước đã nói.

Có chín pháp y chỉ: Nếu thiện nam tử y chỉ vào lòng tin, bỏ pháp bất thiện, chọn lấy pháp thiện. Đó gọi là bỏ bất thiện lấy thiện; giới, văn, thí và trí cũng giống như vậy. Khi đã trụ trong năm pháp này thì sẽ chứng được bốn pháp là pháp nhẫn, tùy nhẫn, lạc nhẫn và khí xả nhẫn.

Có ngoại đạo tên là Bà-ha-thọ-hòa đến chỗ Phật thăm hỏi rồi bạch Phật: “Sa-môn Cù-đàm, trước kia Ngài ở dưới gốc cây Ca-hòa-la bên sông Ni-liên thiền tại nước Ưu-lâu-tần-loa, chứng được quả A-nậuđa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Sau đó không lâu, tôi nghe Ngài nói rằng: Bậc Lậu tận A-la-hán không trở lại sanh tử và không làm năm việc là không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không cố ý nói dối và không uống rượu. Tôi nghe rồi liền tín thọ”, Phật bảo: “Trước đây ta đã nói và nay cũng nói như vậy, bậc Lậu tận A-la-hán không trở lại sanh tử và không làm chín việc là không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không cố ý nói dối, không uống rượu, không tùy ái, không tùy sân, không tùy si, và không tùy sợ”. Lại có ngoại đạo tên là Sa-đà đến chỗ Phật thăm hỏi rồi cũng nói giống như ngoại đạo Bà-ha-thọ-hòa và Phật cũng đáp giống như trên.

10. Mười Pháp

Có mười loại ngữ, đó là Kinh ngữ, Luật ngữ, Luận ngữ, Hòa thượng

ngữ, A-xà-lê ngữ, Giới ngữ, Y ngữ, Bát ngữ, Thực ngữ và Dược ngữ.

Có mười nguyện, đó là Kinh nguyện, Luật nguyện, Luận nguyện, Hòa thượng nguyện, A-xà-lê nguyện, Giới nguyện, Y nguyện, Bát nguyện, Thực nguyện và Dược nguyện.

Có mười pháp yết ma, đó là đó là đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma, Tăng yết ma, Tỳ-kheo làm Thác lại tra yết ma, thuyết giới yết ma, yết ma phi pháp, yết ma như pháp, biệt chúng yết ma và mười là hòa hợp chúng yết ma.

Có mười pháp trị, đó là cho khổ thiết, cho y chỉ, cho khu xuất và cho hạ ý, cho Bất kiến tẫn, cho Bất tác tẫn, cho Ác tà bất trừ tẫn, cho Biệt trụ, cho Ma-na-đỏa và mười là cho Bổn nhật trị.

Lại có mười pháp quở mắng, đó là cho khổ thiết, cho y chỉ, cho khu xuất và cho hạ ý, cho Bất kiến tẫn, cho Bất tác tẫn, cho Ác tà bất trừ tẫn, cho Biệt trụ, cho Ma-na-đỏa và mười là cho Bổn nhật trị.

Có mười pháp ngăn thọ giới, đó là phạm biên tội, vốn là bạch y, bất năng nam, ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế, tặc trụ, người giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, người ác tâm làm cho Phật bị thương.

Có mười nạn, đó là nạn vua, nạn giặc, nạn lửa, nạn nước, nạn thú dữ, nạn rồng, nạn người, nạn phi nhơn, nạn liên quan tới mạng sống và nạn phạm hạnh.

Có mười loại phi Tỳ-ni, đó là mười bất thiện nghiệp.

Có mười loại Tỳ-ni, đó là mười thiện nghiệp.

Lại Có mười phi Tỳ-ni, đó là mười tà.

Lại Có mười Tỳ-ni, đó là mười trực của bậc Vô học.

Có mười hạng người không có chí, đó là người hành Biệt trụ, người hành Biệt trụ xong, người hành Ma-na-đỏa, người hành Ma-nađỏa xong, người bị khổ thiết (trị phạt), người đang hành y chỉ, người bị tẫn xuất, người đang hành Hạ ý, người bị Bất kiến tẫn, người bị Bất tác tẫn.

Có mười loại ngăn thuyết giới phi pháp:

– Một là không phạm Ba-la-di, không nêu ra việc Ba-la-di .

– Hai là không khinh trách Tăng, không nêu ra việc khinh trách Tăng.

– Ba là không xả giới, không nêu ra việc xả giới.

– Bốn là tùy thuận việc Tăng như pháp.

– Năm là không phá giới.

– Sáu là không phá kiến.

– Bảy là không thấy.

– Tám là không nghe.

– Mười là không nghi.

Ngược với mười việc trên thì gọi là ngăn thuyết giới như pháp.

Có mười lợi nên Như lai kết giới:

– Một là nhiếp thủ Tăng,

– Hai là khéo nhiếp phục,

– Ba là khiến Tăng được an lạc trụ,

– Bốn là chiết phục người có tâm cống cao,

– Năm là khiến người tàm quý được an lạc,

– Sáu là khiến người không tin được tịnh tín,

– Bảy là khiến người đã tin được tăng trưởng,

– Tám là ngăn phiền não lậu hoặc đời này,

– Chín là đoạn nghiệp ác đời sau,

– Mười là khiến phạm hạnh trụ lâu

Do mười lợi này nên Như lai chế giới, nói kinh, nói luận; nói tụng kinh, luật, luận; nói trì kinh, luật, luận; nói nhiếp kinh, luật, luận; bảo Hòa thượng và A-xà-lê nên dạy oai nghi cho đệ tử cọng hành và đệ tử cận hành; nói Tỳ-ni, nói Ba-la-đề-mộc-xoa, nói thuyết Ba-la-đề-mộcxoa, nói ngăn thuyết giới, nói thọ tứ tứ, nói ngăn tự tứ, nói gởi dục, nói thọ dục, nói trì dục, nói thuyết dục, nói lấy dục; nói gởi thanh tịnh, nói thọ thanh tịnh, nói trì thanh tịnh, nói thuyết thanh tịnh, nói lấy thanh tịnh; nói gởi dục thanh tịnh, nói thọ dục thanh tịnh, nói nói trì dục thanh tịnh, nói thuyết dục thanh tịnh, nói lấy dục thanh tịnh; nói y chỉ, nói cho y chỉ, nói thọ y chỉ, nói xả y chỉ; nói chiết phục, nói khu xuất, nói hối lỗi, nói thọ hối lỗi; nói các pháp yết ma như đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma, yết ma Khổ thiết, yết ma Y chỉ, yết ma Khu xuất, yết ma Hạ ý, yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến, yết ma Biệt trụ, yết ma Ma-na-đỏa, yết ma Bổn nhật trị, yết ma Xuất tội, yết ma Mích tội tướng… khiến cho người chưa điều phục được điều phục đều là vì mười lợi ích kể trên.

 

TƯỚNG TĂNG NHẤT

Hỏi: Việc đã phạm nên nói bạch hay không nên nói bạch?

Đáp: Phạm thì nên nói bạch.

Hỏi: Phạm nên nói là Sắc hay là Phi sắc?

Đáp: Phạm thì nên nói là Sắc.

Hỏi: Phạm nên nói là Khả kiến hay là Bất khả kiến?

Đáp: Phạm thì nên nói là Khả kiến.

Hỏi: Phạm nên nói là Căn số hay là Phi căn số?

Đáp: Phạm nên nói là Căn số.

Hỏi: Phạm nên nói là Hữu lậu hay là Vô lậu?

Đáp: Phạm nên nói là Hữu lậu.

Hỏi: Phạm nên nói là Hữu vi hay là Vô vi?

Đáp: Phạm nên nói là Hữu vi.

Hỏi: Phạm nên nói là thế gian hay là xuất thế gian?

Đáp: Phạm nên nói là thế gian.

Hỏi: Phạm nên nói là nhiếp thuộc Ấm hay không nhiếp thuộc Ấm?

Đáp: Phạm nên nói là nhiếp thuộc Ấm.

Hỏi: Phạm nên nói là nhiếp thuộc Giới hay không nhiếp thuộc Giới?

Đáp là nhiếp thuộc Giới.

Hỏi: Phạm nên nói là thọ hay không thọ?

Đáp: Nên nói là thọ.

Hỏi: Phạm nên nói là bốn đại tạo hay không phải bốn đại tạo?, đáp là bốn đại tạo.

Hỏi: Phạm nên nói là Tương hay Phi tưởng?

Đáp: Nên nói là Tưởng.

Hỏi: Phạm nên nói là tâm loạn hay không phải tâm loạn?

Đáp là tâm loạn.

Hỏi: Phạm nên nói là nhiễm hay không nhiễm.

Đáp: Có cả nhiễm và không nhiễm. Nhiễm là cố ý phạm giới Phật đã chế; Không nhiễm là không cố ý phạm giới.

Hỏi: Phạm nên nói là Tạp hay là Phi tạp?

Đáp: Nên nói là Tạp.

Hỏi: Phạm nên nói là Hữu dục hay là Vô dục?

Đáp: Nên nói là Hữu dục.

Hỏi: Phạm nên nói là có dính mắc hay không có dính mắc?

Đáp là có dính mắc.

Hỏi: Phạm nên nói là Hữu đối hay là Vô đối?

Đáp: Nên nói là Hữu đối.

Hỏi: Phạm nên nói là Hữu tâm hay là Vô tâm?

Đáp: Nên nói là Hữu tâm.

Hỏi: Phạm nên nói là Hữu báo hay là Vô báo?

Đáp: Nên nó là Hữu báo.

Hỏi: Phạm nên nói là nghiệp hay không phải nghiệp?

Đáp: Nên nói là nghiệp.

Hỏi: Phạm nên nói là từ ngoài vào hay là từ trong vào?

Đáp là từ trong vào.

Hỏi: Phạm nên nói là quá khứ, vị lai hay hiện tại?

Đáp: Có cả ba, quá khứ là việc đã phạm rồi nên đối trước người khác phát lồ sám hối; vị lai là việc chưa phạm, ắt sẽ phạm; hiện tại là hiện tiền phạm.

Hỏi: Phạm nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký?

Đáp: Nên nói là bất thiện và vô ký, bất thiện là cố ý phạm giới Phật đã chế; vô ký là không cố ý phạm giới.

Hỏi: Phạm nên nói là Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới?

Đáp là Dục giới.

Hỏi: Phạm nên nó là Học hay là Vô học?

Đáp: Không phải Học, cũng không phải Vô học.

Hỏi: Phạm nên nói là Kiến đế đoạn hay là Tư duy đoạn?

Đáp là tư duy đoạn.

Hỏi: Có trường hợp làm việc này thì phạm và làm việc này mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo không thọ y Ca-hi-na mà chứa y dư, thường thường ăn, ăn biệt chúng, không bạch mà vào tụ lạc, không mặc Tănggià-lê mà vào tụ lạc, thì gọi là phạm. Ngược lại nếu Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na thì được chứa y dư, thường thường ăn, ăn biệt chúng, không bạch mà vào tụ lạc, không mặc Tăng-già-lê mà vào tụ lạc, đều không phạm.

Hỏi: Có trường hợp người làm yết ma có phạm và có người làm mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo cho một Tỳ-kheo yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn hoặc yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn. Tỳ-kheo này tự thấy tội, đến xin xả yết ma liền ở ngoài giới cho xả yết ma; sau đó cùng Tỳ-kheo này cọng sự, cùng ở chung và giáo thọ. Tỳ-kheo khác thấy nói rằng: “Tăng đã cho Tỳ-kheo này yết ma Bất kiến tẫn…, thầy chớ nên cùng cọng sự…”, đáp là người này đã thấy tội và đã cho xả yết ma, liền hỏi là xả yết ma ở đâu, đáp là ở ngoài giới. Trường hợp cho xả yết ma này là bất thiện xả, là phi pháp xả nên người làm yết ma có phạm. Ngược lại nếu ở trong giới cho xả yết ma tẫn thì gọi là thiện xả, là như pháp xả và người làm yết ma không phạm.

Hỏi: Có trường hợp phạm mà biết phạm và phạm mà không biết phạm không?

Đáp: Có, biết phạm là biết thể của năm loại phạm; không biết phạm là không biết thể của năm loại phạm, tuy không biết vẫn gọi là phạm.

Hỏi: Có trường hợp tự biết phạm có tội và người khác biết phạm có tội không?

Đáp: Có, tự biết phạm có tội là biết thể của năm loại phạm; người khác biết phạm có tội là Ưu-bà-tắc đáng tin chứng biết .

Hỏi: Có trường hợp phạm mà nhớ phạm và phạm mà không nhớ phạm không?

Đáp: Có, nhớ phạm là nhớ được thể của năm loại phạm; không nhớ phạm là không nhớ được thể của năm loại phạm.

Hỏi: Có trường hợp phạm mà hiện tiền phạm và không hiện tiền phạm không?

Đáp: Có, hiện tiền phạm là hiện có tội đã phạm; không hiện tiền phạm là hiện chưa phạm nhưng ắt sẽ phạm.

Có loại phạm Bất cọng trụ, phạm đủ loại Bất cọng trụ, phạm đủ loại Bất cọng trụ và không phải Bất cọng trụ; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại tác yết ma cho không được ở chung, đủ loại tác yết ma cho không được ở chung, đủ loại tác yết ma cho không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp tác yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại biết phạm không được ở chung, đủ loại biết phạm không được ở chung, đủ loại biết phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại không biết phạm không được ở chung, đủ loại không biết phạm không được ở chung, đủ loại không biết phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại tự nói phạm không được ở chung, đủ loại tự nói phạm không được ở chung, đủ loại tự nói phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại người khác nói phạm không được ở chung, đủ loại người khác nói phạm không được ở chung, đủ loại người khác nói phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại nhớ phạm không được ở chung, đủ loại nhớ phạm không được ở chung, đủ loại nhớ phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại không nhớ phạm không được ở chung, đủ loại không nhớ phạm không được ở chung, đủ loại không nhớ phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại hiện tiền phạm không được ở chung, đủ loại hiện tiền phạm không được ở chung, đủ loại hiện tiền phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại không hiện tiền phạm không được ở chung, đủ loại không hiện tiền phạm không được ở chung, đủ loại không hiện tiền phạm không được ở chung và không phải không được ở chung; đó là trường hợp bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có loại phạm thuộc Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp người biết Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp người không biết Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp tự nói Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp không tự nói Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp người nhớ Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp người không nhớ Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp hiện tiền Tăng làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có trường hợp không hiện tiền Tang làm yết ma chỉ có ba, hai, một người; đó là trường hợp Tăng làm yết ma cho bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ.

Có bốn loại yết ma điều phục là cho khổ thiết, cho y chỉ, cho khu xuất và cho hạ ý.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này tự nói phá Tăng thì người chưa thọ giới không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn; và tự nói phá Tăng mà người chưa thọ giới vẫn được thọ giới; người đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn hay không?

Đáp: Có, nếu phi pháp khởi tưởng là phi pháp khi tác pháp thấy phá Tăng, thì người chưa thọ giới không được thọ; người đã thọ rồi nên diệt tẫn. Ngược lại nếu khởi tưởng là pháp thì người thọ giới vẫn được thọ, người đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này tự nói là Tặc trụ thì người chưa thọ giới không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn và tự nói là Tặc trụ mà người chưa thọ giới vẫn được thọ giới, nếu đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn hay không?

Đáp: Có, nếu đã hai, ba lần nghe bố tát thì người này, nếu chưa thọ giới thì không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn; nếu một lần bố tát có nghe hay không nghe thì người này, nếu chưa thọ giới vẫn được thọ giới, nếu đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này tự nói là làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì người chưa thọ giới không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn và tự nói là làm ô nhục Tỳ-kheo-ni mà người chưa thọ giới vẫn được thọ giới, nếu đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn hay không?

Đáp: Có, nếu vì dâm dục mà làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì người này, nếu chưa thọ giới không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn. Nếu là dùng thân xúc chạm làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì người này, nếu chưa thọ giới vẫn được thọ giới, nếu đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này tự nói là tôi giết cha mẹ thì người chưa thọ giới không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn và tự nói là tôi giết cha mẹ mà người chưa thọ giới vẫn được thọ giới, nếu đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn hay không?

Đáp: Có, nếu biết đây là cha mẹ, không có tưởng người khác, không phải ngộ sát thì người này, nếu chưa thọ giới thì không được thọ giới, nếu đã thọ rồi thì nên diệt tẫn. Ngược lại nếu không biết, tưởng là người khác mà ngộ sát thì người này, nếu chưa thọ giới vẫn được thọ giới, nếu đã thọ rồi vẫn không diệt tẫn.

Hỏi: Có phải tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký giết cha mẹ đều phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không?

Đáp: Phải, nếu cha mẹ bị bịnh chịu khổ não nên khởi tâm giết để được lìa khổ não, đây gọi là tâm thiện giết cha mẹ mà phạm Ba-la-di và tội nghịch. Nếu vì tài lợi mà khởi tâm giết cha mẹ thì đây là tâm bất thiện giết cha mẹ phạm Ba-la-di và tội nghịch. Nếu làm phương tiện để giết rồi đi ngủ, khi ngủ cha mẹ chết thì đây là tâm vô ký giết cha mẹ phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Hỏi: Có trường hợp dùng tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký giết cha mẹ mà không phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không?

Đáp: Có, nếu cha mẹ bị bịnh nặng, cung dưỡng cơm cháo… các món ăn ngon, cha mẹ ăn xong liền mạng chung. Đây là tâm thiện giết cha mẹ mà không phạm Ba-la-di, cũng không phạm tội nghịch. Trường hợp đặt bẫy để giết súc vật nhưng cha mẹ lại sa bẫy, nhân đây mà chết; đây là tâm bất thiện giết cha mẹ mà không phạm Ba-la-di cũng không phạm tội nghịch. Trường hợp bắn vào cây, vào vách, vào bia mà lại trúng nhằm cha mẹ, nhân đây mà chết; đây là tâm vô ký giết cha mẹ không phạm Ba-la-di cũng không phạm tội nghịch.

Giống như trường hợp giết cha mẹ, giết A-la-hán cũng như vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cọng sự không vào trong Tăng cũng không gởi dục mà ở trong giới làm tất cả các yết ma mà không phạm hay không?

Đáp: Có, Như lai chí chơn đẳng chánh giác trước đây có nói với Mục-liên rằng: “Từ nay các thầy tự nói Ba-la-đề-mộc-xoa, ta sẽ không đến nói Ba-la-đề-mộc-xoa nữa”.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không nghe năm loại thuyết giới mà được bố tát hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ở một mình thì được

Hỏi: Như lời Phật dạy là ở trước người chưa thọ đại giới thì không được thuyết giới, có trường hợp ở trước người chưa thọ đại giới mà được thuyết giới hay không?

Đáp: Có, như trước đây ta có nói trừ các quyến thuộc của vua Batư-nặc, được ở trước vua thuyết giới để khiến cho tâm vua thanh tịnh.

Hỏi: đối với phàm phu, trong ba tâm là tâm thiện phạm hay tâm bất thiện phạm hay tâm vô ký phạm?

Đáp: Cả ba tâm, tâm thiện phạm là như Tỳ-kheo mới thọ giới chưa biết giới tướng nên tự tay nhổ cỏ trước tháp, tự làm sạch cỏ chỗ kinh hành, tự hái hoa…; tâm bất thiện phạm là như Tỳ-kheo cố ý phạm giới mà Phật đã kết; tâm vô ký phạm là nếu không cố ý phạm giới.

Hỏi: Đối với A-la-hán, trong ba tâm là tâm thiện phạm, hay tâm bất thiện phạm hay tâm vô ký phạm?

Đáp: Bậc A-la-hán nếu có phạm lỗi gì đều là do tâm vô ký.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì bậc A-la-hán lúc không nhớ có chứa y dư, thường thường ăn, ăn biệt chúng, không bạch mà vào tụ lạc, không mặc Tăng-già-lê mà vào tụ lạc; hoặc lúc ngủ bị người khác khiêng để trên giường cao rộng lớn, hoặc khiêng để trên giường có người nữ; hoặc lúc chưa ngủ thì người chưa thọ đại giới ra khỏi phòng, nhưng khi đang ngủ thì trở lại vào trong phòng nên khi thức dậy liền hối lỗi. Vì thế nên nói bậc A-la-hán phạm lỗi gì đều là do tâm vô ký.

Hỏi: Có trường hợp Tăng bị phá vì Tăng phiền não và Tăng phiền não vì Tăng bị phá không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Tăng bị phá không phải vì Tăng phiền não là nếu Tăng bị phá mà không thủ (thọ lấy), không quán mười bốn việc phá Tăng; Tăng phiền não không phải vì tăng bị phá là Tăng tuy thủ và quán mười bốn việc phá Tăng mà Tăng không bị phá; Tăng bị phá vì Tăng phiền não là Tăng bị phá do thủ và quán mười bốn việc phá Tăng; không phải vì Tăng bị phá cũng không phải vì Tăng phiền não là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Tăng bị phá vì Tăng tranh cãi và Tăng tranh cãi vì Tăng bị phá không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Tăng bị phá không phải vì Tăng tranh cãi là nếu Tăng bị phá mà việc Tăng không khác, được cúng thí không khác, giới không khác; Tăng tranh cãi không phải vì Tăng bị phá là tuy việc Tăng khác, được cúng thí khác, giới khác nhưng Tăng không bị phá; Tăng bị phá vì Tăng tranh cãi là nếu tăng bị phá mà việc Tăng khác, được cúng thí khác và giới cũng khác; không phải vì Tăng bị phá cũng không phải vì Tăng tranh cãi là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Tăng bị phá vì Tăng chia rẽ và Tăng chia rẽ vì Tăng bị phá không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Tăng bị phá không phải vì Tăng chia rẽ là nếu Tăng bị phá mà việc Tăng không khác, được cúng thí không khác, giới không khác; Tăng chia rẽ không phải vì Tăng bị phá là tuy việc Tăng khác, được cúng thí khác, giới khác nhưng Tăng không bị phá; Tăng bị phá vì Tăng chia rẽ là nếu Tăng bị phá mà việc Tăng khác, được cúng thí khác, giới cũng khác; không phải vì Tăng bị phá cũng không phải vì Tăng chia rẽ là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng thì thọ mạng một kiếp và thọ mạng một kiếp là do phá Tăng không?

Đáp: Có bốn trường hợp, không phải Phá tăng thì thọ mạng một kiếp là nếu khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; Thọ mạng một kiếp không phải do Phá tăng là như các long vương Y-la, Ma-na-tư, Ca-lưu-già-la, Nan-đà, Bạt-nan-đà, Ca-tỳ-la, A-nhiếp-ba-la, Diêm-la-vương tuy thọ mạng một kiếp nhưng không phải do Phá tăng; Phá tăng thì thọ mạng một kiếp là như Điều đạt phá Tăng; không phải do phá Tăng cũng không phải thọ mạng một kiếp là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng thì thọ báo một kiếp và thọ báo một kiếp là do Phá tăng không?

Đáp: Có bốn trường hợp, không phải Phá tăng thì thọ báo một kiếp là nếu khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; Thọ báo một kiếp không phải do Phá tăng là như các long vương Y-la, Ma-na-tư, Ca-lưu-già-la, Nan-đà, Bạt-nan-đà, Ca-tỳ-la, A-nhiếp-ba-la, Diêm-la-vương tuy thọ báo một kiếp nhưng không phải do Phá tăng; Phá tăng thì thọ báo một kiếp là như Điều đạt phá Tăng; không phải do phá Tăng cũng không phải thọ báo một kiếp là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng là vì tà kiến và hễ tà kiến là Phá tăng không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Phá tăng không phải vì tà kiến như khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; không phải hễ tà kiến là Phá tăng như Lục sư ngoại đạo tuy tà kiến nhưng không Phá tăng; Phá tăng là vì tà kiến như Điều đạt khởi tà kiến mà Phá tăng; không phải Phá tăng vì tà kiến cũng không phải hễ tà kiến là Phá tăng là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng là vì vô minh và hễ vô minh là Phá tăng không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Phá tăng không phải vì vô minh như khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; không phải hễ vô minh là Phá tăng như người giết cha me, giết A-la-hán, làm thân Phật bị thương chảy máu tuy

vô minh nhưng không Phá tăng; Phá tăng là vì vô minh như Điều đạt; không phải Phá tăng là vì vô minh cũng không phải hễ vô minh là Phá tăng là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Tỳ-kheo có thể khởi việc phá Tăng hay Tỳ-kheo-ni… có thể khởi việc phá Tăng?

Đáp: Tỳ-kheo có thể khởi việc phá Tăng, không phải Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na… có thể khởi việc phá Tăng.

Hỏi: Phá tăng phạm tội gì?

Đáp: Phạm tội Thâu-lan-giá .

Hỏi: Tội Phá tăng nên sám như thế nào?

Đáp: Nên sám tội Thâu-lan-giá

Hỏi: Có trường hợp người thọ việc (như tri sự) là người phạm Bất cọng trụ và người phạm Bất cọng trụ là người thọ việc không?

Đáp: Có bốn trường hợp, người thọ việc không phải là người phạm Bất cọng trụ là nếu thọ việc và có năm pháp thì không phạm Bất cọng trụ; người phạm Bất cọng trụ không phải là người thọ việc là trong bốn Ba-la-di có tùy phạm một việc, nhưng không thọ việc, không có năm pháp; người thọ việc là người phạm Bất cọng trụ là người thọ việc và có năm pháp mà tùy phạm một việc trong bốn Ba-la-di; không phải người thọ việc là người phạm Bất cọng trụ cũng không phải người phạm Bất cọng trụ là người thọ việc là trừ ba trường hợp trên.

Trường hợp người bị Bất cọng trụ là người phạm đủ loại Bất cọng trụ và người phạm đủ loại Bất cọng trụ không phải là người bị Bất cọng trụ, đó là trường hợp người bị bất kiến tẫn, bất tác tẫn, ác tà bất trừ tẫn, tâm cuồng, tâm loạn, tâm thống khổ; hoặc quở trách chính là chiết phục, chiết phục cũng là quở trách.

Hỏi: Sao gọi là yết ma, sao gọi là việc yết ma?

Đáp: Phạm là nhân của yết ma, chỗ phát khởi sự việc cũng là yết ma; hối lỗi là việc yết ma.

Hỏi: Sao gọi là y Ca-hi-na, sao gọi là thọ y Ca-hi-na, sao gọi là xả y Ca-hi-na?

Đáp: Tên gọi là y Ca-hi-na, có thể khởi chín tâm gọi là thọ y Cahi-na, có tám việc nên gọi là xả y Ca-hi-na .

Hỏi: Có trường hợp phi Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) phạm mà Tỳ-kheo được thoát và Tỳ-kheo phạm mà phi Tỳ-kheo được thoát không?

Đáp: Trường hợp phi Tỳ-kheo phạm mà Tỳ-kheo được thoát là nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa không đồng (bất cọng) mà chuyển căn làm Tỳ-kheo thì tội này được diệt. Trường hợp Tỳ-kheo phạm mà phi Tỳ-kheo được thoát là nếu Tỳ-kheo phạm tội Tăng-giàbà-thi-sa không đồng (bất cọng) mà chuyển căn làm Tỳ-kheo-ni thì tội này được diệt.

Hỏi: Có trường hợp không biết phạm mà hối lỗi và biết phạm mà không hối lỗi không?

Đáp: Trường hợp không biết phạm mà hối lỗi là như Tỳ-kheo lúc ngủ bị người khác khiêng để trên giường cao rộng lớn, hoặc khiêng để trên giường có người nữ; hoặc lúc chưa ngủ thì người chưa thọ đại giới ra khỏi phòng, nhưng khi đang ngủ thì trở lại vào trong phòng nên khi thức dậy liền hối lỗi. Trường hợp biết phạm mà không hối lỗi là như Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, lúc đáng tác pháp yết ma cho xuất tội, vừa nghe bạch liền ngủ cho đến khi yết ma xong.

Hỏi: Có trường hợp khi ngủ phạm, khi thức dậy hối và khi thức phạm, khi ngủ hối không.

Đáp: Trường hợp khi ngủ phạm, khi thức dậy hối giống như trường hợp không biết phạm mà hối lỗi; trường hợp khi thức phạm, khi ngủ hối cũng giống như trên.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói một phương tiện mà phạm ba tội Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo cọng yếu rằng: “Thầy thấy tôi trộm vật quý trọng ____, giết người ____ và biết tôi đã nói đắc quả A-la-hán”, đây gọi là nói một phương tiện mà phạm ba tội Ba-ladi.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni nói một phương tiện mà phạm bốn tội Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni cọng yếu rằng: “Cô thấy tôi trộm vật quý trọng ____, giết người ____, biết tôi đã nói đắc quả A-la-hán và biết tôi tùy thuận trợ giúp Tỳ-kheo bị tẫn”, đây gọi là nói một phương tiện mà phạm bốn tội Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi một chỗ mà phạm năm loại giới thể không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đọa vào việc ăn uống thì phạm Đột-kiếtla, trong nhà học gia tự tay thọ lấy thức ăn thì phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, không có tịnh nhơn bên cạnh mà thuết pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Ba-dật-đề; nói lời thô với người nữ thì phạm Tăng-già-bàthi-sa, nói được pháp hơn người thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng một phương tiện mà phạm trăm ngàn tội hoặc hơn nữa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ngồi trong đại chúng, dùng một nắm đậu hay một nắm cát rãi lên đại chúng, tùy cát này rơi trúng người khác bao nhiêu thì theo đó phạm tội bấy nhiêu.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng tâm trộm lấy cắp vật quý trọng của người mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu y bát ở trên đất kéo đi chưa rời khỏi chỗ cũ thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp trộm lấy ba tiền vàng mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là lúc tiền vàng đắc giá (lên giá cao)

Hỏi: Có trường hợp trộm lấy năm tiền vàng mà không phạm Bala-di hay không?

Đáp: Có, đó là lúc tiền vàng mất giá (hạ giá)

Hỏi: Có trường hợp lấy ít liền phạm và lấy ít mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu lấy ít lông dê đen thì phạm còn lấy ít lông dê xấu thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp lấy nhiều liền phạm và lấy nhiều mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu lấy nhiều lông dê đen quá lượng liền phạm, còn lấy nhiều lông dê xấu lại không phạm.

Hỏi: Có trường hợp may y đúng lượng lại phạm và may y đúng lượng thì không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu may y theo kích lượng của Phật thì phạm, còn may y theo kích lượng của mình thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp nhuộm y thì phạm và nhuộm y không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo được vải mới, khi nhuộm không dùng ba màu làm cho hoại sắc thì phạm, nếu dùng ba màu làm cho hoại sắc thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà người chưa nhập Sơ thiền (cho đến nhị, tam, tứ thiền) liền phạm Tăng-già-bà-thi-sa và nhập Sơ thiền (cho đến nhị, tam, tứ thiền) lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo sai Tỳ-kheo làm phòng xá, sau đó nhập Sơ thiền (cho đến nhị, tam, tứ thiền), trong thới gian nhập thiền, người kia làm xong phòng xá thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni không phạm tội gì cho đến Độtkiết-la mà không phải là Tỳ-kheo-ni hay không?

Đáp: Có, đó là người chuyển căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không phạm tội gì cho đến Đột-kiếtla mà không phải là Tỳ-kheo hay không?

Đáp: Có, đó là người chuyển căn

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở bên y ngay trong phòng mà lại phá an cư, mất y và tự trái lời hay không?

Đáp: Có, như trước đã nói.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết Tỳ-kheo không phải là cha, cũng không phải A-la-hán mà lại phạm Ba-la-di thuộc tội nghịch hay không?

Đáp: Có, đó là người mẹ xuất gia thọ giới chuyển căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni giết Tỳ-kheo-ni không phải là mẹ, cũng không phải A-la-hán mà lại phạm Ba-la-di thuộc tội nghịch hay không?

Đáp: Có, đó là người cha xuất gia thọ giới chuyển căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni do người khác nói mà phạm Bala-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn, ni Tăng can ba lần mà không chịu bỏ.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo do người khác nói mà phạm Tănggià-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo muốn phá Tăng, tùy thuận việc phá Tăng, Ô-tha-gia và nói lời chống trái, Tăng can ba lần mà không chịu bỏ.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo do người khác nói mà phạm Ba-dậtđề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ác tà kiến, Tăng can ba lần mà không chịu bỏ.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo do người khác nói mà phạm Ba-lađề-đề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni ở trong nhà bạch y chỉ vẻ cho Tỳ-kheo được thức ăn, Tỳ-kheo không quở mà ăn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo do người khác nói mà phạm Độtkiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo trong lúc nghe thuyết giới, nghe hỏi thanh tịnh ba lần mà không phát lồ với người khác.

Hỏi: Như Phật đã dạy là Tỳ-kheo-ni nếu xả giới thì không được thọ giới trở lại, có trường hợp Tỳ-kheo-ni xả giới rồi cho thọ giới trở lại mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni xả giới rồi chuyển căn làm người nam, cho thọ giới trở lại thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp thân khẩu không phạm mà không phải là Tỳkheo-ni hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác phạm tội trọng, che giấu cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo phạm bốn loại tội, không phát lồ sám hối mà lại không phạm hay không?

Đáp: Có, đó là người chuyển căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết người mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là ngộ sát.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni không hành dâm mà lại phạm tội hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác phạm việc dâm, che giấu cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni phạm thân xúc chạm nhau là Ba-la-di, Tỳ-kheo phạm thân xúc chạm nhau lại là Tăng-già-bà-thi-sa .

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác phạm tội trọng, che giấu cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di; Tỳ-kheo che giấu lại phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn, ni Tăng can ba lần mà không chịu bỏ thì phạm Ba-la-di; Tỳ-kheo tùy thuận lại phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Tăng-già-bà-thi-sa và cũng từ việc này lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo phạm thân xúc chạm nhau là Tăng-già-bàthi-sa; Tỳ-kheo-ni thân xúc chạm nhau lại là Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Tăng-già-bà-thi-sa và cũng từ việc này lại phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo cố ý làm xuất tịnh thì phạm Tăng-già-bàthi-sa; Tỳ-kheo-ni cố ý xuất tinh lại phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-dật-đề và cũng từ việc này lại phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đòi thức ăn ngon thì phạm Ba-dật-đề; Tỳkheo-ni đòi thức ăn ngon lại phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-dật-đề và cũng từ việc này lại phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni đại tiểu tiện trên cỏ tươi thì phạm Badật-đề; Tỳ-kheo lại phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni và cũng từ việc này lại phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ở trong nhà học gia tự tay thọ lấy thức ăn thì phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni; Tỳ-kheo-ni lại phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Vô tàn và cũng từ việc này lại phạm Hữu tàn hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni phạm bốn Ba-la-di không đồng (bất cọng) là Vô tàn, Tỳ-kheo lại là Hữu tàn.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thân xúc chạm nam tử thì phạm Ba-ladi, Tỳ-kheo thân xúc chạm người nữ lại không phạm Ba-la-di; Tỳ-kheoni che giấu tội trọng của tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-la-di, Tỳ-kheo che giấu tội trọng của tỳ-kheo khác lại không phạm Ba-la-di; Tỳ-kheoni tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn thì phạm Ba-la-di, Tỳ-kheo tùy thuận lại không phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Tăng-già-bà-thi-sa và cũng từ việc này lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo thân xúc chạm thì phạm Tăng-già-bàthi-sa, Tỳ-kheo-ni lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa; Tỳ-kheo cố ý làm xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, Tỳ-kheo-ni lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa; Tỳ-kheo-ni dựa vào thế lực mà nói người thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, Tỳ-kheo lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-dật-đề và cũng từ việc này lại không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo-ni cố ý làm xuất tinh thì phạm Ba-dật-đề, Tỳkheo lại không phạm Ba-dật-đề; Tỳ-kheo đòi thức ăn ngon thì phạm Ba-dật-đề, Tỳ-kheo-ni lại không phạm Ba-dật-đề; Tỳ-kheo-ni đại tiểu tiện trên cỏ tươi thì phạm Ba-dật-đề, Tỳ-kheo lại không phạm Ba-dậtđề.

Hỏi: Có trường hợp khi được thoát tội lại phạm và khi phạm tội lại được thoát tội hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, khi được cho yết ma Xuất tội là được thoát tội lại phạm tội mang giày da, phủ hai vai, bịt đầu, chặt cỏ cây… Nếu Tỳ-kheo khi phạm tội Ô-tha-gia mà chuyển căn thì được thoát tội.

Hỏi: Có trường hợp vừa có xả vừa có kết hay không?

Đáp: Có, nếu xả giới để kết giới tụ lạc.

Lại hỏi: Nếu đi thì đi đâu?, đáp là đi trong giới.

Hỏi: Nếu muốn luận bàn Tỳ-ni thì nên cầu từ chỗ nào?

Đáp: Nên cầu từ trong giới pháp của tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni; hoặc cầu từ trong bảy pháp, tám pháp tăng nhất; hoặc cầu từ trong đồng và không đồng.

Hỏi: Trường hợp vô căn có thể chuyển, không vào Phật pháp, không thủ diệt, rốt cuộc không thủ diệt là ai?

Đáp: Đó là hóa nhơn. Lại hỏi giết hóa nhơn phạm tội gì, đáp là Thâu-lan-giá, lại hỏi sám tội gì, đáp là sám tội Thâu-lan-giá.