CHƯ KINH TẬP YẾU

Soạn dịch: Sa-môn Thích Đạo Thế ở chùa Tây Minh, đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 19

 

PHẦN THỨ 29: TỔNG CHUNG

– Duyên thuật ý
– Duyên xem bệnh
– Duyên chữa bệnh
– Duyên an trí
– Duyên kiểm tâm
– Duyên bỏ mạng
– Duyên di tống
– Duyên thọ sanh
– Duyên tế tự

Thứ 1: Duyên thuật ý

Ba cõi mênh mông, sáu đường đông đúc đều do bốn đại nương nhau và năm căn mà thành thân. Khi hợp thành thân, khi tan thành không. Bởi vì tánh chất của đất, nước, gió, lửa sai khác nhưng đều gọi là thành phần của thân thể, đều có sự mong cầu vừa ý. Sự mong cầu đã khó cho nên điều hòa được nó là sự khác thường. Một đại không điều hòa thì bốn đại đều bị hao tổn. Như khi địa đại tăng thì hình thể đen sẫm, gân thịt xanh xao, máu đọng, hạch nỗi như sắt đá. Nếu địa đại giảm thì tay chân gầy yếu mất hết nữa phần, thân thể khô khan, tàn tạ, mất hết sự thấy nghe. Nếu thủy đại tăng thì da thịt mềm nhũn, thân nỗi mọng nước, toàn thân vàng vọt, thần sắc bi thảm, tay chân sưng phù, bàng quang phình to. Nếu thủy đại giảm thì thân thể gầy yếu, xương lồi, gân nỗi, mạch chìm, môi lưỡi khô khan, tai mũi lồi lõm, ngũ tạng nóng đốt, nước miếng nhỏ dãi, lục phủ tiêu hao, không thể chịu đựng. Nếu hỏa đại tăng thì thân thể nóng bức, hừng hực như lửa, ung thư ghẻ nhọt lở loét, máu mủ chảy tràn, mùi hôi xông lên. Nếu hỏa đại giảm thì tay chân ốm yếu, lục phủ ngũ tạng lạnh giá, đóng băng, miệng hoặc ngậm sương, khí nóng lại đến, chưa được ôn hòa, ăn vào không tiêu, hay bị nôn mửa. Nếu phong đại tăng thì đầy hơi, ngực nghẽn, lục phủ không thông, tay chân mềm yếu, toàn thân tê liệt. Nếu phong đại giảm thì thân hình ốm yếu, khí lực mong manh, đi lại mệt mỏi, hay thở dài, ho khạc, nôn ọe, cổ lưỡi khô rát, bụng lép lưng gù, trong tâm lạnh buốt, gân mạch cổ họng đều bị cổ trướng. Các bệnh như thế đều do bốn đại tăng giảm bất thường. Đến khi có bệnh, một đại suy yếu thì ba đại đều khổ và dần đều bệnh, đều bị bức não. Khi bốn đại chống chọi nhau thì lục phủ khó mà điều hòa. Tất cả các sự việc ấy đều do nhân ác đời trước tích tập lại nên đến nay phải chịu khổ báo. Người không biết hổ thẹn, không biết nhân nghĩa thường tùy theo bốn mùa mà cung cấp các vật cần dùng, ngày đêm chỉ biết cung dưỡng thân mình, chẳng hề nghĩ đến ân của người khác. Đến khi thân này không còn cung phụng được nữa thì bệnh khổ liền kéo đến. Đã biết không ân, uổng phí cho công nuôi dưỡng, càng phung phí ăn ngon mặc đẹp, cuối cùng trở thành phẩn uế. Cho nên chúng ta ăn là chỉ nuôi lấy thân mình để trừ đói khát không giống như kẻ kia do nghiệp trước chất chứa chỉ làm khổ thân mình, phế bỏ tâm tu đạo đều do thân là đồ dùng khổ, ấm là bình chén nên dễ vỡ, khó giữ giống như bọt nước. Bốn đại phù hư thường chống trái nhau. Năm ấm duyên giả hay sanh não loạn. Cho nên làm người ở đời khi gặp lúc dơ đục này thì cần phải hết sức lo sợ. Cõi tối tăm nhiều vô lượng, chúng quỷ thần nhiều vô số, dòng tộc quá đông, suy tính chưa rõ. Hoặc ở phòng nhà, nương núi non, nếu có chúng sanh thì ta cầu phúc cho nó. Nếu như kẻ sáng suốt mà mê muội, suy nghĩ mờ mịt, ngay cả lúc thức hay lúc ngủ đều lo sợ, đến lúc gặp nạn mới nhiếp niệm, không đợi ân xá, ngay nơi hiểm nạn mà được an. Thà chịu khổ muôn ngàn lần cũng xin làm lợi ích cho đạo, tăng thêm uy quang để làm lợi lạc cho chúng sanh, không còn não hại nhau.

Lời răn dạy này cần ghi nhớ. Nếu có tín tâm thì lúc gặp nạn cũng chỉ là mảy may.

Thứ 2: Xem bệnh

Là người phàm tục ai mà không bệnh. Do có báo thân này nên thường biết là có bệnh tật. Hoặc có kẻ bỏ thế tục để xuất gia, sống một mình, hoặc có người già yếu nghèo bệnh mà không có người hầu hạ, chăm sóc thì biết nương cậy vào đâu. Cho nên trong luật Tứ phần đức Phật có dạy: “Từ nay về sau các thầy phải nên chăm sóc người bệnh, nên cử người chăm sóc người bệnh. Nếu người nào muốn cúng dường Như Lai thì trước hết nên cúng dường người bệnh. Ngay cả lúc đi đường mà gặp người bệnh thuộc năm chúng xuất gia thì Phật dạy bảy chúng đều đến hỏi thăm. Nếu bỏ, không quan tâm đến họ thì đều phạm tội. Tâm của chư Phật dùng đại từ bi làm thể. Người nào tùy thuận theo lời dạy của Ta chính là tâm Phật”.

Luật Tăng Kỳ dạy: Nếu ở giữa đường mà gặp người bệnh thuộc năm chúng xuất gia thì nên tìm xe đưa họ đi, nên cung dưỡng như pháp. Cho đến lúc người ấy chết cũng nên hỏa táng hay chôn cất, không được bỏ người bệnh mà đi.

Có chín pháp thành tựu sẽ bị chết bất thường:

  1. Biết thức ăn không lợi ích mà tham ăn.
  2. Không biết độ lượng.
  3. Thức ăn bên trong chưa tiêu hóa mà lại ăn tiếp.
  4. Thức ăn chưa tiêu hóa mà nôn mửa ra.
  5. Thức ăn đã tiêu hóa mà cưỡng ép giữ lại.
  6. Ăn thức ăn không tùy theo bệnh.
  7. Thức ăn tùy theo bệnh mà không biết độ lượng.
  8. Lười biếng.
  9. Không hiểu biết.

Tăng Nhất A hàm có dạy: Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Người nào chăm sóc người bệnh thì phải thành tựu đủ năm pháp, không được sai thời, thường ở trên giường bệnh. Thế nào là năm pháp?:

  1. Người chăm sóc người bệnh không biết thuốc men.
  2. Lười biếng không có tâm dõng mãnh.
  3. Thường hay sân giận, cũng hay ngủ nghỉ.
  4. Vì tham sự ăn mặc nên chăm sóc người bệnh.
  5. Không cung dưỡng đúng pháp cũng không cho người đến thăm hỏi. Người chăm sóc người bệnh thành tựu năm pháp này không được sai thời.

Trong kinh Thiện sanh, Thế Tôn nói kệ:

Người nên chăm sóc bệnh
Hỏi thăm những đau đớn
Thiện ác có báo ứng
Như gieo trồng được quả
Thế Tôn tức là cha
Kinh pháp chính là mẹ
Đồng học là anh em
Do đó được giải thoát.

Lại nữa trong kinh Pháp cú có dạy: Ở nước Hiền Đề có Tỳ-kheo trưởng lão bị bệnh lâu ngày, thân thể gầy ốm, nhơ uế, nằm trong tinh xá Hiền Đề, không ai chăm sóc.

Lúc ấy, đức Phật dẫn năm trăm Tỳ-kheo đến đó. Ngài dạy các Tỳ-kheo thay nhau chăm sóc, nấu cháo. Các Tỳ-kheo nghe mùi hôi ấy đều khinh rẽ, tránh xa trưởng lão. Đức Phật sai Đế Thích lấy nước nóng, rồi tự tay kim cang Ngài tắm rửa thân người bệnh. Bấy giờ, mặt đất rung chuyển, tự nhiên sáng rỡ, mọi người đều kính ngưỡng. Quốc vương, dân chúng, Trời, rồng, quỷ thần, và vô số người đi đến chỗ Phật rồi cùng làm lễ bạch Phật:

Phật là bậc tôn quý, ba cõi không ai sánh bằng. Ngài đã đầy đủ đức độ, sao lại hạ mình tắm rửa Tỳ-kheo bệnh?

Đức Phật dạy: Sở dĩ Như Lai xuất hiện ở đời chính là vì những chúng sanh bần cùng khốn khổ, không người giúp đỡ này. Người nào cúng dường Sa-môn bệnh và các người nghèo nàn, cô độc, già yếu thì được phước vô lượng, mọi sự mong cầu đều được như ý, về sau sẽ được đắc đạo.

Vua bạch hỏi Phật: Vị Tỳ-kheo này đời trước có tội gì mà này phải chịu bệnh nhiều năm, chữa trị không lành?

Đức Phật dạy: Xưa kia có Vua Ác Hành, trị nước rất hung bạo. Ông ta sai năm trăm người mạnh khỏe lấy roi đánh người tội. Năm trăm người ấy cậy vào uy thế của vua mà tự làm mưa làm gió. Nếu người muốn mua roi, thì đời giá thật cao, được đút lót ít vật thì đánh nhẹ tay, không có đút lót thì đánh nặng, làm cho cả nước đều bị tai họa. Có một người hiền bị người mưu hại, sắp sẽ bị đánh liền nói với năm trăm người kia: “Tôi là đệ tử Phật, không có tội lỗi gì cả mà bị người hàm oan. Xin mọi người rũ chút lòng từ tha thứ cho”.

Năm trăm người kia nghe nói là đệ tử Phật nên nhẹ tay quất, roi không chạm đến thân. Sau đó năm trăm người ấy chết rồi đều đọa vào Địa ngục. Họ bị tra khảo, đánh đòn, chịu muôn vàn sự đau khổ; hết tội lại sanh vào loài súc sanh, thường bị roi gậy đánh đập trong năm trăm kiếp; hết tội được làm người thì thường bị bệnh tật đau đớn luôn theo bên mình.

Quốc vương lúc ấy, nay chính là Điều Đạt. Năm trăm người nay là các Tỳ-kheo bệnh. Người hiền là thân Ta. Do đời trước Ta được họ tha thứ, không đánh đòn nên bây giờ Như Lai phải đích thân tắm rửa họ.

Người làm thiện hay ác thì phúc hay họa luôn theo bên mình, dù đã thay hình đổi dạng nhưng không thể thoát khỏi nghiệp báo. Đức Phật nói kệ:

Roi gậy đánh người hiền

Dối nói là không tội Họa ấy có mười phần:

– Lửa đốt không thể cứu.
– Sống chịu khổ khốc liệt
– Hình thể hủy hoại mất
– Tự nhiên bệnh não phiền
– Hoảng hốt mất tinh thần.
– Bị người đời khinh rẽ
– Hoặc gặp nạn huyện quan tài sản bị mất sạch
– Thân thích phải lìa xa.
– Phòng nhà tài sản có bị lửa cháy thiêu rụi
– Chết liền vào Địa ngục Đó là mười tài sản.

Lúc nghe đức Phật nói kệ và biết sự việc kiếp trước rồi nên Tỳkheo bệnh tự trách mình. Do đó ông ta được lành bệnh, đắc đạo A-lahán.

Quốc vương Hiền Đề hết lòng vâng làm liền đắc đạo Tu-đàhoàn.

Trong kinh Thiện Sanh có dạy: Chăm sóc người bệnh không nên chán nản. Nếu mình không có gì để cho người bệnh thì phải ra ngoài tìm kiếm. Nếu không tìm được vật thì phải mượn vật của Tam bảo. Khi người bệnh lành rồi thì nên trả lại gấp bội.

Trong kinh Ngũ Bách Vấn Sự có dạy: Người chăm sóc người bệnh, đêm vật cho người bệnh thì nên cung cấp những vật cần dùng cho họ. Người nào không thăm hỏi ngườu bệnh, hoặc chỉ hỏi với tâm hiềm khích thì cả hai trường hợp đều không được giao chăm sóc người bệnh. Nếu ai đã lấy vật của người bệnh để dùng thì nên trả lại, không trả thì phạm tội nặng.

Trong luật Tứ phần dạy: Chăm sóc bệnh có được năm công đức:

  1. Biết thức ăn mà người bệnh có thể ăn và không thể ăncó thể ăn được thì liền đem cho.
  2. Không khinh ghét người bệnh, đại tiện, tiểu tiện khạc nhổ.
  3. Có tâm từ thương xót chứ không phải vì việc ăn mặc mà chăm sóc bệnh
  4. Thường chuẩn bị cháo thuốc chu đáo cho đến lúc lành hoặc lìa đời.
  5. Thường hoan hỷ nói pháp cho ngứời bệnh nghe thì thiện pháp của mình ngày càng tăng trưởng.

Thứ 3: Duyên chữa bệnh

Con người đều có tứ chi, ngũ tạng, lúc thức, lúc ngủ, hít vào, thở ra, tinh khí tuần hoàn, lưu chuyển, thì làm sáng khoái, vừa ý thì làm khí sắc, phát ra thì làm âm thanh. Đó là lẽ thường của con người.

Dương là tinh khí, âm là hình hài. Mọi người đều như nhau chẳng có sự sai khác nào: Nóng thì sanh nhiệt, không thì rét lạnh; kết lại thì sanh bướu, chìm trong thì ung thư, vội vã thì lo sợ, kiệt sức thì tiều tụy. Do đó thầy thuốc dùng kim châm, dùng thuốc để cứu người. Thánh nhân và những bậc đức độ thường làm việc lợi ích cho người. Do đó mà thân họ dễ lành bệnh, tai nạn trong thiên hạ có thể tiêu tan.

Như kinh Tăng Nhất A-hàm có dạy: Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Có ba bệnh rất nặng, đó là: Gió, đàm, lạnh, nhưng cũng có ba loại thuốc hay để chữa trị. Nếu trúng gió thì dùng lá tía tô làm thuốc và dùng để ăn uống. Nếu bị đàm thì dùng mật làm thuốc và dùng để ăn uống. Nếu bị lạnh thì dùng dầu làm thuốc và dùng để ăn uống. Đó là có ba bệnh nặng thì có ba loại thuốc ấy để chữa trị.

Như vậy, Tỳ-kheo cũng có ba bệnh nặng, đó là: Tham, sân, si nhưng cũng có ba thuốc hay để chữa trị.

  1. Nếu bị bệnh tham thì dùng pháp bất tịnh để trị và tư duy về đạo bất tịnh.
  2. Nếu bị bệnh sân thì dùng tâm Từ để trị và tư duy về đạo tâm từ.
  3. Nếu bị bệnh nặng về ngu si thì dùng trí tuệ để trị và đạo nhân duyên đã khởi lên.

Đó gọi là có ba bệnh nặng thì có ba loại thuốc hay để trị.

Luận Trí Độ có dạy: Bát nhã Ba-la-mật có thể trừ diệt tám vạn bốn ngàn bệnh căn bản. Các bệnh ấy đều do bốn bệnh: Tham, sân, si, và các phần độc tương ưng. Trong bốn bệnh này thì mỗi bệnh đều có hai vạn một ngàn bệnh.

Dùng quán bất tịnh để trừ hai vạn một ngàn phiền não tham dục.

Dùng quán từ bi để trừ hai vạn một ngàn phiền não sân giận.

Dùng quán nhân duyên để trừ hai vạn một ngàn phiền não ngu si.

Dùng toàn bộ các thuốc (quán) bên trên để trừ hai vạn một ngàn phiền não tương ưng.

Thí như châu báu có thể trừ tối tăm, Bát nhã Ba-la-mật có thể trừ bệnh ba độc phiền não.

Thứ 4: Duyên an trí

Trộm nghe: Nhà ba cõi thật ra là vật đựng tứ đại; cảnh lục trần là nơi cư ngụ của ngũ ấm. Tất cả đều do vọng tưởng giả dối tạo thành mê hoặc, đảo điên nhận lấy lẫn nhau mà phát khởi, nên dẫn đến muôn khổ vây quanh, trăm sầu tụ họp. Nay như quả đã chín muồi, mạng sống như đèn trước gió, nhưng chúng sanh vẫn còn tham đắm đến chết cũng không giác ngộ, lại lo sợ những điều xưa kia và hiện tại, luyến ái tài sản, chấp trước quyến thuộc. Đức Phật dạy chết như dời qua chỗ khác, để cho sanh tâm chán lìa, biết vô thường sắp đến nên sanh tâm chánh niệm.

Trong luật Tăng Kỳ có dạy: Nếu đại đức bệnh thì nên để ở chỗ sáng sủa tốt đẹp nhất trong phòng nhằm để cho đạo, tục đến thăm hỏi sanh khởi ý thiện. Người chăm sóc bệnh phải xông hương, đốt đèn, lấy nước rải trên đất để cúng dường tiếp đãi người khách.

Theo sách Tây Vức Kỳ Hoàn Tự đồ có nói: Góc Tây Bắc chùa, chỗ mặt Trời lặn làm Vô Thường viện. Nếu có người bệnh thì nên sắp đặt ở trong đó. Điện đường trong viện này cũng gọi là vô thường, phần nhiều người chán nản bỏ đi rất đông quay trở lại chỉ có một, đôi người. Trong điện đường an trí một tượng Như Lai, mặt hướng về phương Đông, nên để người bệnh ngồi trước tượng. Nếu không đủ sức thì bảo người bệnh nằm, mặt hướng về phía Tây và quán tướng tốt của Phật. Trong tay tượng Phật buộc một tràng phan năm màu rồi để cho tay người bệnh cầm đuôi tràng phan, ý nghĩ vãng sanh về tịnh độ rằng: Dẫu biết ngồi thì tiện lợi hơn nằm, nhưng chắc chắn Phật không vì thế mà ghét bỏ ta. Vì chỗ đây, cõi này cũng vốn là cõi tạp uế, Đức Phật còn phải thị hiện, linh hiển tiếp ứng các chúng sanh thấp kém, huống chi nay ta sắp qua đời Phật đâu nở bỏ ta! Lại nữa, tùy theo bệnh nhân ưa thích cảnh giới nào, mà làm các hình tượng Phật Di Đà, Di Lặc, Quán Âm rồi an trí như trước, xông hương, rải hoa liên tục cúng dường làm cho người bệnh sanh tâm tốt lành.

Thứ 5: Duyên kiểm tâm

Ba giới chẳng có, năm ấm đều không; bốn đảo, mười triền cùng

nhau hòa hợp. Tất cả đều như điện chớp, vạn kiếp chỉ ở trong khoảnh khắc; hết gò lại giếng thay đổi, xoay vòng, gói trọn, trăm năm chỉ ở trong lòng bàn tay, mê mờ thì đường càng xa, yếu sức, thì bỏ mất đường về, lẫn quẫn bảy thước chẳng biết đó là giả tạo, hoặc để ngoài tai nghe, mắt thấy, cuối cùng ngôn đàm kiến thức rỗng không, chẳng ai nương tựa, chẳng người cứu giúp, chẳng tin, chẳng thọ nhận. Một khi sanh linh chấp dứt, biết thời hạn nào trở lại kiếp người. Thế nên, an ủi lấy lòng, tự mình cân nhắc, đừng để đến nguy hiểm rồi mới tu niệm.

Luật Thập Tụng có dạy: Người chăm sóc bệnh nên thuận theo người bệnh, phải khen ngợi sự tu học của họ, trước đây không nên chê bai làm thiện tâm họ bị lui sụt.

Luật Tứ Phần có dạy: Nên nói pháp cho người bệnh hoan hỷ.

Luận Tỳ Ni Mẫu có dạy: Người bệnh không nghe lời người chăm sóc bệnh, người chăm sóc bệnh làm trái ý người bệnh, cả hai việc ấy đều phạm tội.

Kinh Hoa nghiêm có dạy: Khi người bệnh sắp lìa trần nên nói pháp cho họ.

Bài kệ viết:

Tỏa ánh sáng gọi là thấy Phật
Ánh sáng giác ngộ người mệnh chung
Niệm Phật Tam muội ắt thấy Phật
Sau khi qua đời sanh trước Phật
Khuyên người sắp qua đời niệm thiện
Dạy họ tôn kính chiêm ngưỡng tượng
Lại khuyên họ quy y Thế Tôn
Nhờ đó được thấy ánh sáng Phật

Như trước đã dạy cần đem kinh tượng đến chỗ người bệnh và nói rõ tên kinh tượng ấy rồi bảo họ mở mắt xem làm cho họ thấy rõ, rồi thỉnh các bậc đạo cao đức trọng tụng kinh Đại thừa, xiển dương chánh pháp, tràng phan hương hoa uyển chuyển trước mắt, hương thơm hòa quyện vào mũi, nên ban cho lời tốt lành, chớ lưu truyền lời xấu ác. Do khi sắp lìa trần phần lớn là các nghiệp ác hiện ra nên không thể chủ động để dẹp bỏ nó đi được. Vì vậy người nuôi bệnh phải dùng phương tiện khéo léo, dỗ dành làm cho người bệnh chuyên niệm không dứt, nương pháp lực này mà được vãng sanh nơi tịnh độ.

Luận Trí độ có dạy: Khi sống làm việc thiện nhưng đến khi lìa trần lại nghĩ việc ác thì sẽ sanh vào cõi ác. Khi sống làm ác nhưng đến lúc sắp qua đời mà suy nghĩ đến việc thiện nên được sanh lên cõi Trời.

Kinh Duy ma có dạy: Luôn nhớ nghĩ đến việc tu phước thì đời sống được thanh tịnh.

Kinh Chánh pháp niệm có dạy: Người trì giới chăm sóc người phá giới đang bệnh mà không cầu ân huệ, không có nhàm chán cung dưỡng thì sau khi qua đời sẽ được sanh ở cõi Trời Phổ Quán, đầy đủ năm dục không biết nhàm chán.

Luận Vãng sanh dạy: Thiện nam, tín nữ nào tu thành tựu năm pháp niệm thì nhất định sẽ được sanh vào cõi nước An Lạc, được gặp đức Phật A Di Đà. Năm pháp ấy là: lễ bái, tán thán, phát nguyện, quán sát, hồi hướng.

Trong kinh Tùy nguyện vãng sanh, đức Phật bảo Bồ-tát Phổ Quảng: “Nếu bốn hạng nam tử, nữ nhân vào ngày lâm chung nguyện sanh về mười phương cõi Phật thì trước tiên phải tắm rửa thân thể, mặc y phục sạch sẽ, đốt các loại hương thơm, treo tràng phan, bảo cái, lọng lụa rồi tán thán Tam bảo, đọc tụng kinh điển, nói pháp nhân duyên, thí dụ cho người bệnh nghe, dùng lời thanh nhã để nói nghĩa vi diệu trong kinh như: Khổ, Không chẳng thật, do bốn Đại giả hợp, hình như ruột chuối ba tiêu, cũng như ánh chớp chẳng tồn tại lâu dài. Cho nên nói nhan sắc không đẹp mãi, nó sẽ trở về với sự hư hoại. Người tinh chuyên hành đạo thì có thể thoát khổ và tùy theo tâm nguyện đều được thành tựu.

Thứ 6: Duyên xả bỏ thân mạng

Chỉ là vật chứa độc của bốn đại có đầy sự uế tạp ở trong đây mà sáu giặc điên cuồng làm chủ cảnh này đều bị dính vào không thể nào cưỡng lại được, chỉ có trong trạng thái xoay vần theo thứ tự. Ngay cả việc chia sớt một mảy lông hay một miếng ăn để làm lợi cho thiên hạ, mà vẫn còn lấy làm tham tiếc không cho. Do đó luôn bị chìm đắm trong sanh tử, chấp chặt vào hữu vi. Cho nên chư Phật rất thương xót họ, còn Bồ-tát thì lại chạnh lòng. Thầm nghĩ những kẻ giàu có ở đời, đến lúc cha mẹ mất rồi thì đa số họ đều làm lễ tang, giết nhiều sanh mạng, tụ tập thân thích, tiếp đãi khách khứa, dối cầu sự tối thắng hiện tại, không tránh nghiệp nhân, hoặc sợ thiên hạ dị nghị, mỉa mai, không tu theo kinh điển. Cho nên cha mất do đó mà thêm khổ, mẹ chết lại chìm vào sông tro. Vì vậy mà phải lăn lóc trong ba cõi, lưu lạc trong sáu đường, bốn loài dễ nương tựa, vạn kiếp khó thoát ra. Đau đớn mẹ hiền ở chốn u linh, thương cho nghịch tử lấy độc báo ân, như che nắng quá lâu ắt phải nghĩ đến thấm nhuần mưa xuống. Nếu dịch bệnh nhiều chắc chắn đợi thầy thuốc hay đến chữa. Thế nhưng cha mẹ qua đời đều là những người phàm, cũng có khả năng không có nghiệp ác, nhưng nhân tội không thể mất đi, khổ báo khó trừ. Nếu không nương nhờ các phước thù thắng thì quả vui đâu dễ gì mà chứng đắc? Giả sử lâm chung mới phát nguyện khiến an táng ở rừng Thi-đà (rừng để xác chết cho cầm thú ăn) và của cải, tài sản đều tu tập tu hành công đức, mong các loài cầm thú no đủ, thì cũng chỉ miễn được oan trái ở đời sau đó vậy.

Trong kinh Thập nhị phẩm sanh tử, đức Phật dạy: Người ta chết có mười hai hạng:

  1. Vô dư tử: Nghĩa là A-la-hán chết không còn bị vướng mắc.
  2. Độc ư tử: Nghĩa là A-na-hàm chết, không còn sanh trở lại ba cõi.
  3. Hữu dư tử: Nghĩa là Tư-đà-hàm chết còn phải qua lại ba cõi.
  4. Học độ tử: Nghĩa là Tu-đà-hoàn, kiến đạo chết.
  5. Vô khi tử: Nghĩa là người bị Bát bối nhân (Tứ hướng, tứ quả) chết.
  6. Hoan hỷ tử: Nghĩa là người hành nhất tâm chết.
  7. Số sổ tử: Nghĩa là người làm giới ác chết.
  8. Hối tử: Nghĩa là phàm phu chết
  9. Hoạch tử: Nghĩa là người cô độc khổ sở, (chết bất đắc kỳ tử) chết.
  10. Phược trước tử: nghĩa là súc sanh bị trói buộc chết.
  11. Thiêu chước tử: Nghĩa là nơi Địa ngục bị thiêu đốt chết.
  12. Cơ khát tử: Nghĩa là Ngạ quỷ chết đói khát.

Vậy đối với Tỳ-kheo hiểu biết thì chớ có buông lung.

Kinh Tinh độ Tam muội có dạy: Người nào làm thiện thì được sanh lên cõi Trời, làm ác thì sẽ đọa vào Địa ngục vì lúc qua đời có người đến dẫn đi. Do đó mà khi bệnh sắp chết liền thấy người đến dẫn đi: người được sanh lên cõi Trời thì thấy Trời người cầm y phục Trời, tấu nhạc Trời mà đến đón rước, sanh ở những phương khác thì thấy các bậc tôn quý nói lời tốt đẹp. Người làm ác đọa vào Địa ngục thì thấy binh sĩ cầm đao, mâu, thuẫn, kích đang đứng vây quanh. Do sự hiện thấy không đồng nhưng mà không thể nói vì tùy theo nghiệp đã làm mà nhận lấy quả báo. Trời giám định ngay thẳng không làm oan uổng cho ai. Do đó tùy theo nghiệp đã làm nên lưới Trời không dung tha được.

Kinh Hoa Nghiêm có dạy: Khi người sắp qua đời thì thấy tướng Trung ấm. Người nào tạo ác nghiệp sẽ thấy trong ba đường ác mà chịu khổ, hoặc thấy Diêm vương kéo đi, hoặc các binh sĩ cầm gậy chỉ đường.

Hoặc nghe tiếng khổ. Người nào làm thiện thì thấy cung điện, chư Thiên, trổi nhạc trang nghiêm, vui chơi khoái lạc, đủ các việc thù thắng như thế.

Kinh Pháp Cú có dạy: Xưa kia, lúc Phật đang ở nơi tinh xá Kỳhoàn nói pháp cho Trời, người nghe. Ở bên đường có một trưởng giả giàu có vô lượng mà chỉ có một người con. Đến hai mươi tuổi anh ta mới cưới vợ nhưng chưa được bảy ngày. Hai vợ chồng rất thương yêu nhau nên muốn đến sau vườn thượng xuân để vui chơi thưởng ngoạn. Thế nhưng trong vườn ấy có một cây Nại rất cao to, hoa rất đẹp. Cô ta muốn hoa nhưng không ai hái cho. Anh ta liền leo lên cây lần đến một cành cây nhỏ thì cành cây bị gãy làm cho anh ta rơi xuống đất mà chết. Cả nhà chẳng kể lớn bé đều vội chạy đến chỗ anh ta rồi kêu rời, than đất mong cho anh ta được sống lại. Ai nghe đến cũng rất thương tâm. Lúc liệm vào quan tài thì đem về nhà. Cả nhà khóc than không ngừng. Đức Thế Tôn thương xót những kẻ ngu muội ấy, Ngài liền đến thăm viếng. Mọi người trong nhà trưởng giả trông thấy đều cảm động làm lễ, trình bày hét thảy sự khổ đau của mình. Đức Phật bảo trưởng giả:

Ông hãy nín đi và lắng nghe pháp. Tất cả vạn vật đều vô thường, không thể tồn tại lâu dài. Có sanh thì có chết, tội phước luôn theo nhau với đứa trẻ này ở ba nơi. Các ngươi vì nó khóc than áo não, tuyệt vọng, đó cũng chính là nhân làm cho nó khó sanh vào nơi tối thắng. Rốt cuộc, nó là con ai? Ai là thân thích? Lúc ấy, Thế Tôn nói kệ:

Mạng sống như quả chín
Thường sợ nó héo rụng
Đã sanh là có khổ
Ai có thể không chết
Lúc mới thích ái dục
Có thể vào bào thai
Mạng sống như tia chớp
Thời gian trôi khó dừng
Thân này là vật chết
Tinh thần là vô hình
Làm người chết sống lại
Nhưng tội phước không mất
Chung thủy chẳng một đời
Lâu dài từ si ái
Từ nơi thọ khổ vui
Thân chết, thần không mất.

Trưởng giả nghe xong rồi thấu hiểu chân lý nên bớt ưu sầu liền quỳ xuống bạch Phật:

Con tôi đời trước đã gây tạo tội gì mà nay đang sống khỏe mạnh như thế lại bị chết yểu? Cúi xin Thế Tôn nói rõ tội lỗi nó đã tạo.

Đức Phật dạy: Vào thời quá khứ có một đứa bé cầm cung tên vào nơi cây thần để đùa vui. Đi theo nó có ba người cũng ở trong ấy. Trên cây có một con chim. Đứa trẻ muốn bắn con chim ấy. Ba người kia lại khuyến khích: “Nếu mày bắn trúng con chim ấy thì đúng là đứa trẻ tài giỏi trong thế gian”. Đứa trẻ nghe lời nói ngon ngọt ấy liền đem cung bắn chim. Chim bị trúng tên liền chết ngay tức khắc. Ba người cùng người làm cho đứa trẻ hoan hỷ rồi tự bỏ đi. Trải qua sanh tử trong vô số kiếp, ở đời thường gặp cùng nhau chịu tội. Trong ba người ấy thì một người có phước nay được ở trên Trời, một người sanh ở trong biển nay hóa làm Long vương, một người ngày nay là trưởng giả. Đứa trẻ trước đây sanh ở cõi Trời làm Thiên tử nhưng cuối cùng bị rơi từ trên cây xuống mà chết và liền sanh vào trong biển làm con của Long vương. Đến ngày sanh nhật thì bị Kim sí điểu bắt ăn. Ngày nay ba chỗ đều áo não khóc than, đâu có thể nói hết được. Do những kẻ ấy đời trước đã hoan hỷ vui theo nên ba người ấy phải chịu quả báo như thế. Lúc ấy, Thế Tôn nói kệ:

Thần thức tạo ba cõi
Ba chỗ thiện, bất thiện…
Trung ấm lặng lẽ đến
Thích hợp theo chỗ sanh
Tham dục nơi sắc hữu
Đều do hành đời trước
Như tượng tùy bổn tượng
Quả báo như hình bóng.

Lúc nghe nói kệ rồi thì trưởng giả thông hiểu, mọi người đều hoan hỷ nên cùng đắc đạo Tu-đà-hoàn.

Trong luật Tứ phần có dạy: Lúc ấy, đức Thế Tôn muốn làm lợi ích cho chúng sanh khi họ qua đời nên Ngài nói kệ:

Tất cả đều tận diệt
Cao thì sẽ rơi rớt
Có sống thì có chết
Sanh mạng đều vô thường
Nhiều chúng sanh chết đi
Vì thảy đều hữu vi
Tất cả các thế gian
Không ai không già chết
Lẽ thường của chúng sanh
Đời đời đều phải chết
Tùy thuộc tạo nghiệp gì
Tội phước đều quả báo
Nghiệp ác đọa Địa ngục
Nghiệp thiện sanh cõi Trời
Cao thượng sanh đường lành
Đắc Niết bàn vô lậu.

Thứ 7: Duyên di tống

Sanh tử tiếp nối không thể tách rời tục đế. Dù đã xuất gia mong cầu đạo tốithắng nhưng Phần đoạn khó bỏ biến dịch chưa trừ, vẫn còn nương vào ba cõi, tùy theo tục đế mà dời đổi lưu chuyển. Đến như người còn kẻ mất đều có nương vào nội ngoại, đến lúc lâm chung, an trí chỗ nào, uy nghi tán, liệm làm sao, tiếp sau đây sẽ nói đủ. Vả lại, luận về thi thể mất đi nên để hướng Nam hay hướng Bắc vì hồn vía không đồng. Nay xin nói sơ lược:

Bộ Lễ ký lễ vận nói: Phách của thân thể thì ở dưới, thần khí ở trên nên đầu của người chết để hướng Bắc, đầu người sống thì hướng Nam.

Giao đặc Sanh nói: Hồn khí về Trời, phách quay của thân trở về đất nên cúng tế, cầu nguyện theo nghĩa âm dương. Tế nghĩa nói: Khí là phần mạnh của thần, hồn là phần mạnh của quỷ.

Tả Truyện Chiếu Nhị nói: Tử Sản bảo Triệu Cảnh: Người sanh ra, chết biến hóa. Phách đã sanh ra phách dương. Hồn dùng tinh này nhiều tức là hồn phách. Phách mạnh và vì có tinh mạnh sản khoái, đạt đến thần sáng suốt. Nam, nữ khỏe mạnh chết, hồn phác của họ còn có khả năng nương nhờ ở người, bởi vì dâm mê hoặc và mạmh mẻ huống chi hồn phách của người có ít lương thiện ư!

Hoài Nam nói: Khí trời là phần hồn. Khí đất là phách. Phách hỏi hồn: Đạo lấy gì làm thể? Hồn nói là không có hình! Lại nói có hình. Nếu không có tại sao lại hỏi. Lại nói: Ta dứt khoát có cái gì đó để gặp thội! Nhưng thấy ta thì không có hình, nghe ta thì không có tiếng, cho rằng ta là tối tăm; tối tâm là nguyên nhân thí dụ cho đạo, mà chẳng phải đạo.

Hỏi: Đã biết hồn phách riêng biệt. Vậy nay khi người chết vì sao lại dùng y phục để gọi hồn mà không gọi phách?

Đáp: Hồn là linh hồn người chết nên lúc làm lễ cho người mới chết thì dùng y phục của họ đã mặc để trên phách thây chết, vì hồn xuất ra ngoài, nên đem y phục gọi hồn, hồn biết y phục của mình nên theo y phục đó mà quay về nơi phách. Nếu hồn quay về với phách thì miệng của người chết cử động. Nếu hồn không quay về nơi phách thì miệng của người chết không cử động. Theo lý mà nói nên gọi là triệu hồn mà không nói là gọi phách.

Do đó trong Tiêu tang phục yếu ký viết: Lỗ Ai Công làm tang cha mình, Khổng Tử hỏi: Có dùng áo gọi hồn không?

Ai Công trả lời: Áo của hồn sẽ khởi lên nơi Bá Đào, Bá Đào ở dưới núi Kinh. Vì đi giữa đường gặp người chết rét bên cây dương giác, Ai Công đem thây chết, xót thương thần hồn bị chết rét nên đổi y phục phần hồn. Cha tôi lúc còn sống thì mặc gấm thêu hoa, lúc chết thì y phục ấy đâu dùng làm gì?

Hỏi: Tại sao cần treo phan, viết tên họ người chết?

Đáp: Phan triệu hồn đặt chỗ đất khô để hồn biết tên họ người chết, rồi theo tên ấy mà đi vào nhà tối, cũng gọi là nhập vào phần phách. Hoặc đi vào trong nhà “trùng”, vì trong “trùng” sắp những thứ thức ăn cúng tế. Do sự sống chết khác biệt, sáng, tối không đồng nên quỷ thần thì ăn ở chỗ u tối còn người sống thì ăn ở nơi sáng sũa. Vì vậy nên tôn trọng dùng cả cừ bọc đầy thức ăn đặt bên trong chỗ thần đất.

Theo như Tây Vực thì có bốn phép làm tang: Thả nước, thiêu đốt, chôn, để trong rừng.

Trong luật Ngũ phần có dạy: Nếu lúc thiêu đốt thây chết thì nên để trên đá, không được để trên cỏ, trên đất, vì sợ làm tổn hại đến côn trùng.

Trong luật Tứ phần có dạy: Như Lai và Chuyển Luân vương đều làm hỏa táng, còn người khác thì dựa theo như trước. Luật Ngũ phần dạy chết nên chôn cất.

Luật Tứ phần và Ngũ bách vấn sự dạy: Nếu thấy tháp của Như Lai và tháp của năm chúng xuất gia lớn hơn những tháp đã làm trước, đều phải lần lượt y theo niên lạp của những người này lúc còn sống mà hành lễ. Nếu là cư sĩ thấy tháp người xuất gia thì không cần phân biệt lớn hay nhỏ đều nên kính lễ.

Nói rằng: Đã biết đạo tục đều như thế. Nếu gặp lúc thầy tổ hoặc cha mẹ mất, người ngoài đến phúng điếu, mà nhỏ tuổi hơn người mất thì đến sắp đặt lễ như thường lệ, rồi trước tiên đến chỗ người con hiếu im lặng an ủi phúng điếu, sau đó đến chỗ Đại đức để trình bày tình cảnh bi ai xong thì làm lễ. Thế nhưng cũng có thấy những hạng cư sĩ ngu si đã làm sai với giáo pháp, lại truyền dạy đến người khác, không cho lạy vong linh cha mẹ, chú bác, miệng thì nói tôi đã thọ giới, họ là quỷ thần nên không hợp lễ, sợ phá giới. Đó là điều không thích hợp với ý Thánh, trái lại người ấy phải chuốc lấy tội vô tri. Nhận thấy sư tăng thì nuôi dưỡng pháp thân ta, còn cha mẹ, chú bác thì nuôi dưỡng sanh thân ta. Nhờ các vị ấy mà ta được lớn lên thành người. Nghĩ đến ân đức này cao ngất hơn Trời, do đó khó mà báo đáp được! Ta đã nhiều kiếp báo ân đâu thể một đời có thể báo đáp hết. Thế mà không biết kỉnh ân lại khởi tâm ngạo mạn, thường cư xử thô bỉ, làm sao thành con hiếu. Do đó Thế Tôn là một bậc Đại thánh mà còn tự khom mình đỡ lấy thi thể cha mình đua đi huống chi hạng phàm phu tục tử ngu si lại sanh tâm ngạo mạn?

Cho nên trong kinh Niết bàn có dạy: Biết ân là gốc đại bi. Không biết ân thì còn thậm tệ hơn loài súc sanh.

Lại nữa, kinh Tịnh Phạn vương Nê hoàn có dạy: Vua Bach Tịnh ở nước Xá Di đang lâm bệnh nặng, sắp chết nên ông ta nghĩ đến Thế Tôn và Nan Đà. Thế Tôn đang ở trong núi Kỳ-xà-quật tại thành Vương Xá, cách đó khoảng chừng năm mươi do tuần, Thế Tôn ở núi Linh Khứu dùng thiên nhãn xa nghe được sự mong nhớ của cha. Ngài liền cùng A Nan nương theo hư không mà đến. Lúc ấy Thế Tôn dùng tay sờ lên trán để an ủi Vua rồi nói kinh Ma Ha Ba La Bản Sanh. Vua cha nghe rồi thì đắc quả A-na-hàm. Nhà Vua liền nắm tay Phật để trên tim của mình. Đức Phật lại thuyết pháp, Vua liền đắc quả A-la-hán. Bất chợt vô thường kéo đến, Vua liền băng hà. Lúc làm lễ hỏa táng, đức Phật và Nan Đà đứng cung kính ở đầu áo quan, còn A Nan và La Vân ở phía sau chân quan tài.

Bấy giờ, A Nan Đà quỳ xuống bạch Phật:

Xin Thế Tôn cho con được khiêng quan tài của bác.

La Vân lại thưa:

Xin Thế Tôn cho con được khiêng quan tài của ông nội.

Thế Tôn liền an ủi:

Tất cả người đời sau đều rất hung bạo, không biết báo đáp công ơn sanh dưỡng của cha mẹ. Vì những hạng chúng sanh bất hiếu này nên Ta tìm phương pháp để giáo hóa họ. Do đó, Như Lai muốn khiêng quan tài của phụ vương.

Lúc ấy, ba ngàn đại thiên thế giới đều chấn động sáu cách. Tất cả các núi ẩn hiện chao đảo như thuyền nước trên. Tất cả chư Thiên, Long,

Thần đến dự đám tang đều sụt sùi khóc. Tứ thiên vương dẫn trăm ngàn ức chúng quỷ thần đến dự lễ tang, liền bạch Phật:

Vì những người con bất hiếu đối với cha mẹ trong đời sau mà Thế Tôn đem lòng đại từ bi muốn đích thân mình khiêng quan tài của phụ vương. Tứ thiên vương đều bạch Phật:

Chúng con là đệ tử Phật, được nghe pháp Phật mà đắc quả Tu-đàhoàn. Cho nên chúng con phải khiêng quan tài của phụ vương. Đức Phật liền cho phép Tứ thiên vương khiêng quan tài của nhà Vua. Tức thời Tứ thiên vương biến làm người, cùng với tất cả nhân dân đều khóc lên. Đức Thế Tôn bưng lư hương đi trước đến chỗ mộ. Rồi bảo một ngàn vị La-hán đến bãi biển lấy các loại cây hương Ngưu đầu chiên đàn để hỏa thiêu. Đức Phật dạy: “Khổ, Không, Vô thường giống như huyễn hóa, bóng trăng dưới nước, cảnh vật trong gương.

Lúc thiêu thân xong, các Vua, mỗi người cầm năm trăm bình sữa dập tắt lửa, tranh nhau tìm lấy xương, đựng đầy trong tráp kim cang rồi ở trên xây tháp và treo tràng phan, bảo cái cúng dường tháp miếu.

Đức Phật bảo hội chúng: Phụ vương Tịnh Phạn là người thanh tịnh nên được sanh ở cõi trời Tịnh cư.

Kinh Phật mẫu nê hoàn có dạy: Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo là di mẫu của của Phật. Bà ta không chịu đựng được cảnh mình diệt độ sau Phật nên Bà liền diệt độ trước. Bà liền cùng năm trăm Tỳ kheo ni đi nhiễu quanh Phật ba vòng rồi đảnh lễ dưới chân Ngài xong hiện đức thần túc, ngay nơi chỗ ngồi ẩn đến phương Đông, ở trong không trung làm mười tám phép biến hóa; tám phương trên dưới đều như vậy, phóng ánh sáng lớn chiếu đến khắp những nơi tối tâm sáng rực cả chư Thiên. Năm trăm Tỳ kheo ni cũng biến hóa như vậy rồi cùng vào Niết bàn.

Phật dạy lý gia làm năm trăm kiệu xe, giường bằng hương dầu cây mè, các loại tử tài, mỗi thứ đều năm trăm, dùng âm thanh vi diệu để cúng dường. Tất cả phàm Thánh thấy vậy đều rơi lệ. Trà tỳ xong, mọi người thâu lấy xá lợi đem đến chỗ Phật.

Lúc ấy, khắp bốn phương đều có hai trăm năm mươi vị A-la-hán dùng thần túc bay đến, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đến chỗ xá lợi. Ngàn vị Tỳ-kheo đều tề tựu nơi chỗ ngồi. Đức Phật bảo A Nan lấy xá lợi đựng đầy bát rồi để trong tay Ngài. A Nan vâng làm. Đức Phật bảo các Tỳkheo: Xá lợi này vốn là thân ô uế, hung ác, ngu si, ganh ghét, mưu mô, bại đạo hoại đức, nay đã được nhổ sạch làm hạnh trượng phu, đắc đạo A-la-hán nên hoàn toàn thay đổi. Làm sao để có việc này? Bởi thế đức Phật ra lệnh xây tháp cúng dường.

Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, đức Phật bảo A Nan và La Vân: Các ngươi sắp đặt kiệu Đại Ái Đạo, Ta sẽ đích thân cúng dường.

Bấy giờ, Thích Đề Hoàn Nhơn và Tứ Thiên vương bạch Phật: Xin Thế Tôn chớ vất vả như thế. Chúng con sẽ tự cúng dường.

Đức Phật bảo: Thôi! Thôi! Vì sao? Vì cha mẹ sanh con đã làm cho con nhiều điều lợi ích. Ân nặng nuôi nấng, bú mớm, mang thai cần phải báo đáp, không thể không làm. Mẹ của chư Phật quá khứ và vị lai đều nhận lấy diệt độ trước thì chư Phật đều tự đích thân cúng dường, hỏa táng, thâu lấy xá lợi.

Lúc ấy, Thiên vươngTỳ-sa-môn bảo các quỷ thần đến rừng chiên đàn lấy củi chiên đàn đem đến giữa đồng trống. Đức Phật đích thân nâng một góc giường, Nan Đà nâng một góc giường, La Vân nâng một góc giường, A Nan nâng một góc giường nương nơi hư không bay đến nơi trà tỳ.

Bấy giờ, đức Phật lấy gỗ chiên đàn để thiêu thân Đại Ái Đạo. Phật bảo: Nên xây tháp cúng dường bốn hạng người : Phật, Phật Bích Chi, A-la-hán lậu tận, Chuyển Luân Thánh vương. Các vị ấy đều dùng mười điều thiện giáo hóa muôn loài. Lúc ấy, mọi người đều thâu lấy xá lợi, xây tháp cúng dường.

Kinh Tạp A-hàm có dạy: Di mẫu Đại Ái Đạo là mẹ của Nan Đà.

Lại nữa, trong kinh Tăng Nhất A-hàm có dạy: Xét sơ qua trong bốn bộ đệ tử trước sau gồm có tám người:

Người đắc đạo đầu tiên trong hàng Tỳ-kheo là Tỳ-kheo Câu Lân, có khả năng khuyến hóa không mất oai nghi. Người đắc đạo sau cùng là Tu Bạt Đà La, đắc đạo vào ngày đức Phật nhập Niết bàn.

Người đắc đạo đầu tiên trong hàng Tỳ-kheo ni là Tỳ-kheo-ni Đại Ái Đạo. Người đắc đạo sau cùng là Đà La ở nước Câu Di. Người đắc đạo đầu tiên trong hàng Ưu-bà-tắc ông thương khách. Người đắc đạo sau cùng là Câu Di Na Ma La. Người đắc đạo đầu tiên trong hàng Ưubà-di là bà Nan-bà. Người đắc đạo sau cùng là Lam Ưu-bà-di.

Thứ 8: Duyên thọ sanh

Lúc sống thì tám thức nương nhau. Lúc chết thì bốn đại lìa nhau. Vụt một cái thì đã trăm tuổi và cuối cùng đều lìa đời, xoay vần trong ba cõi, lưu chuyển không ngừng. Cho nên trong kinh dạy: Có bắt đầu thì có kết thúc, có sống thì có chết, lới Thánh dạy không sai. Cho nên trong duyên này lược nói về sáu pháp.

1. Khi sắp chết, xem thân nóng hay lạnh và xét việc thiện ác của

mình thì biết rõ quả báo đời kế tiếp. Do đó luận Du-già có dạy: các hữu tình này chẳng phải sắc cũng chẳng phải tâm. Nếu như có mạng sống thì lớn nhỏ đều như nhau, chết thì nhanh, chậm.

Các Sư truyền nhau rằng: người làm thiện thì lạnh từ dưới lên, hơi ấm ở lại ngang rốn hoặc trở lên sau cùng mới hết thì được sanh trong loài người; hơi ấm ở đầu mặt sau cùng mới hết thì sanh cõi Trời. Còn người làm ác người thì trái ngược lại, nếu nóng từ trên đến thắt lưng sau cùng mới hết thì sanh ở ngạ quỷ. Nếu hơi nóng từ thắt lưng đến đầu gối sau cùng mới hết thì sanh ở loài súc sanh. Nếu hơi nóng từ đầu gối đến bàn chân sau cùng mới hết thì sanh trong địa ngục. Bậc Vô học lúc nhập Niết bàn thì hơi nóng thoát ra từ tim hoặc đỉnh đầu .

Nhưng trong luận Du Già cho rằng: Yết- la-lam là chỗ gá sanh đầu tiên trong thân túc gọi là Nhục tâm (tim thịt). Như vậy biết ban đầu gá sanh ở đây thì sau cùng cũng mất đi tại đây.

Các nhà giải thích nói: Theo luận Du Già tức là do làm việc thiện đời sống hướng thượng nên, từ dưới dần dần xả bỏ sau đến nhục tâm mới nói xả ở trên. Do tạo ác đời sống hướng xuống nên trước xả bỏ ở trên, sau đến nhục tâm cuối cùng xả bỏ ở dưới.

Theo luận Câu Xá nói: Nếu người đích thực chết thì ý thức diệt mất ở nơi nào trong thân?

Nếu bị chết đột ngột thì căn cùng ý thức đều diệt một lúc. Nếu từ từ chết thì ở đây có bài kệ:

Chết dần đến chân rốn
Đoạn diệt tâm, ý thức
Không sanh ở Trời người

Trung luận này giải thích: Nếu người chết phải sanh ở đường ác và cõi người thì những người này chết dần dần. Ở bậc A-la-hán thì đoạn diệt nơi tâm ý thức.

Các bộ khác nói:ở trên đầu. Vì sao? Vì thân căn ở đây cùng ý thức đều diệt. Nếu người đang chết thì thân căn như nước của đá nóng dần dần sút giảm trên những chỗ như chân… mà chết dần.

Các nhà giải thích nói Câu Xá Luận theo nghĩa tiểu thừa mà nói: Khi thân chết thì các chỗ trên thân cùng ý thức đều diệt. Theo Đại thừa thì các chỗ nơi thân căn cùng bổn thức đều diệt.

2. Phương pháp thọ sanh

Theo luận Câu Xá nói: việc làm sẽ ứng hợp với chỗ thọ sanh. Từ thân trung ấm này do nghiệp lực đời trước của chúng sanh mà sanh ra nhãn căn. Tuy ở chỗ rất xa nhưng có thể thấy chỗ gá sanh nơi cha mẹ.

Nếu là con trai thì liền khởi tâm dục của người nam đối với mẹ. Ngược lại, nếu là con gái thì liền khởi tâm dục của người nữ đối với cha. Tâm này sân giận thì trong ấy do chúng sanh khởi hai tâm điên đảo. Vì cầu mong sanh đến chỗ bông lung thì sanh đến đó. Chỗ được gửi gắm là bào thai bất tịnh liền sanh hoan hỷ nhưng khi gá sanh đến đó chỉ trong khoảnh khắc thì chúng sanh liền gắn chặt khắn khít với năm ấm. Lúc ấy, trung ấm của năm ấm liền diệt. Như thế, mới nói là thọ sanh. Nếu thai là nam thì ở bên trái hông mẹ, ngồi quay ngược với lưng mẹ. Nếu thai là nữ thì ở bên phải hông mẹ, ngồi hướng mặt về lưng mẹ. Nếu thai không phải nam không phải nữ thì tùy theo loại dục gá sanh dừng lại cũng như vậy, không có thân trung ấm khác. Đối với nam hay nữ đều đầy đủ các căn cho nên hoặc là nam hoặc là nữ gá sanh mà ở. Sau đó ở trong thai mà lớn dần hoặc làm huỳnh môn, hoặc gá sanh ở thai sanh hay noãn sanh. Như thế, theo đạo lý thì chúng sanh muốn gá sanh vào loài ẩm thấp thì ưa thích mùi hương nên sanh đến đó. Hương này hoặc tịnh hoặc bất tịnh tùy theo nghiệp đời trước. Nếu hóa sanh vì muốn thọ lạc nơi ấy nên liền sanh đến. Như vậy, nếu chúng sanh ở Địa ngục thì làm sao ưa thích chỗ ấy. Do tâm điên đảo nên các chúng sanh này bị gió, mưa, lạnh xúc não thân, thấy lửa Địa ngục hừng cháy thì ưa thích muốn được hơi ấm nên sanh vào đó. Lại nữa, khi thân bị gió nóng và lửa thiêu đốt, đau đớn khó chịu mà thấy Địa ngục giá lạnh nước trong liền thích được mát mẻ nên sanh vào đó. Thai sanh và noãn sanh đối với chỗ sanh thì nghịch lại với cha mẹ. Hai loại thấp sanh và hóa sanh gá sanh nhờ tinh cha, huyết mẹ nên không có sự khác lạ. Thấp sanh chỉ tham ái mùi hương mà sanh đến chỗ đó, tùy theo nghiệp thiện ác để có mùi hương ưa thích là sạch hay dơ. Hóa sanh chỉ ưa chỗ nương tựa. Dù Địa ngục là chỗ khổ đau nhưng người tội ưa thích thì cũng được thọ sanh trong chỗ ưa thích này. Vì sao? Vì không ái thì không thọ sanh.

Luận nói: Như xưa kia tạo tác mà có khả năng cảm ứng sanh như thế, ưa thích thân như vậy, thấy chúng sanh cũng như vậy cho nên sanh đến chỗ đó.

Các sư trước đây đã nói thế này: lúc ba mươi tuổi làm việc giết hại, giăng lưới bắt sanh vật nên khi làm việc này ắt có chúng bạn, nghiệp này có thể cảm ứng sanh vào Địa ngục. Sau đó ở trong thân trung ấm thấy được thân mình, lúc ba mươi tuổi làm việc giăng bắt, lại thấy xưa kia đã làm việc này với chúng bạn. Lúc thấy Địa ngục cũng như xưa thấy ở trong sông hồ cùng chúng bạn dắt kéo nhau. Do đó mà chuyển đổi rồi thọ sanh ở trong ấy. Sau đó mới hiểu ra là do trước đây đã tạo không ít nghiệp nên nhất định chỉ do một nghiệp cũng đủ để kéo vào Địa ngục.

Hoặc lúc hai mươi tuổi tạo nghiệp này, hoặc lúc ba mươi tuổi tạo nghiệp này nên khi ở trong thân trung ấm thấy thân mình rõ như xưa lúc còn trẻ hay đã già rồi mà tạo các nghiệp nên bị sanh trong Địa ngục. Như lúc còn nhỏ các chúng sanh này đã sanh khởi tâm như thế nên liền đến nơi ấy, do yêu thích nơi này nên thọ sanh đến. Đây là theo kinh, các sư đã giải thích như thế.

Luận Du-già nói: Nếu người phước mỏng thì sẽ sanh vào nhà hạ tiện, lúc chết và lúc nhập thai liền nghe đủ loại tiếng bấn loạn và vọng thấy vào trong rừng trúc cỏ lau. Nếu người nhiều phước thì sẽ sanh vào trong nhà tôn quý. Bấy giờ, người ấy liền nghe âm thanh khả ái, vắng lặng tốt đẹp và vọng thấy đang lên cung điện… thấy các sự khả ái như thế.

Luận Câu Xá nói: Lúc lâm chung mà người khởi tâm Tà kiến, do nhân bất thiện làm đầu, Tà kiến làm duyên nên đọa vào Địa ngục.

Có Luận sư nói: Tất cả nghiệp bất thiện đều là nhân Địa ngục. Ngoài các bất thiện này thì sanh trong Súc sanh hay Ngạ quỷ. Lại do nghiệp xưa mạnh nên đọa vào Súc sanh như: dâm dục mạnh nên sanh trong loài bồ câu, chim sẽ, uyên ương; sân giận mạnh thì sanh trong loài rắn độc; ngu si mạnh thì sanh trong loài heo, dê, trai, hến; kiêu mạn mạnh thì sanh trong loài sư tử, hổ, sói; buông lung nhiều thì sanh trong loài khỉ; xan tham, ganh ghét nhiều thì sanh trong loài chó đói; nếu có dư một chút phước lành bố thí thì dù có sanh trong loài Súc sanh mà có được chút ít an lạc. Hai nghiệp thân và miệng tuy do tâm làm chủ nhưng thọ báo của khẩu nghiệp rất nhiều như mắng người, khinh lờn, hung bạo dụ như loài khỉ tức sanh trong loài khỉ. Như tham lam như quạ, lời như chó, đần độn như heo, dê, tiếng kêu như lừa, đi như lạc đà, lưng cao như voi, dâm như chim sẻ, nhát như mèo chồn, quanh co như cáo. Các việc ác như thế thì thọ báo đều từ khẩu nghiệp mà do ba độc làm gốc. Trong ba độc thì tham ái là nặng nhất như cầm một đầu vải, tất cả sợi vải đều tùy theo hết.

Luận Trí Độ nói: Nếu không đoạn ái thì ái đồng sanh. Do đó trong bốn loài đều do ái sanh khởi. Như nói tham dục nhiều thì sanh trong loài chim sẽ. Quá tham mùi vị thì sanh trong hầm xí. Vì ái dục nên sanh trong thai hoặc sanh bằng trứng. Tham mùi hương nên thọ sanh nơi loài ẩm thấp. Tùy theo sự tham ái mà khởi nghiệp mạnh nên thọ hóa sanh. Nếu tâm khởi ưa làm nghiệp tội mạnh thì khi chết vọng thấy Địa ngục, thọ hóa sanh. Nếu ái phước mạnh thì thọ hóa sanh ở cõi thượng giới.

Thành luận nói: Giống như gốc cây không chặt thì cây ấy vẫn còn sống. Căn tham không chặt thì cây khổ thường còn.

Luận Du-già nói: Vì sao ái ngã vô gián sanh? Vì nhân ái trước hí luận từ vô thỉ đã huân tập. Vì nghiệp nhân tịnh bất tịnh đã huân tập, nên chúng nương tựa làm thể; vì hai loại nhân tăng thương lực nên từ chủng tử tức thân trung ấm dị thục, vô gián được sanh. Khi chết thì như hai đầu cái cân lên xuống không định, mà trong đây ắt đầy đủ các căn. Người tạo nghiệp ác thì trung ấm thấy ánh sáng lớp màn đen, hoặc đêm tối âm u. Người làm nghiệp thiện thì thân trung ấm thấy như ánh sáng lớp áo trắng, hoặc như trời sáng sủa vào ban đêm.

Luận Câu Xá có dạy: Trung ấm có đầy đủ năm căn, kim cang hoặc các vật khác không thể ngăn ngại. Núi Tu-di cho đến kim cang có thể có chúng sanh thọ sanh trong đó sắc, trung ấm vi tế kim cang không thể ngăn ngại. Người có thiên nhãn mới thấy được sự việc này lại nêu ra những sự việc đã nghe, dẫn chứng người từng nghe đã nói Như. 3. Thọ mạng dài ngắn

Luận Câu Xá có dạy: Nếu không định nơi sanh ở nơi khác thì ngay trong ngày đó mà thọ sanh. Thí như vào mùa Hạ, việc dục của bò thay đổi nhiều, chó thì vào mùa Thu, gấu thì vào mùa Đông, ngựa thì vào mùa Xuân, cáo thì lúc nào cũng tham dục. Lúc chúng sanh cảm ứng sanh trong loài bò nếu không nhằm vào mùa Hạ thì liền sanh trong loài bò rừng. Nếu cảm ứng sanh trong loài chó mà không đúng thời liền sanh trong loài cáo.

Lại nữa luận Câu Xá thuộc phái Tiểu thừa giải thích thì có bốn cách khác nhau.

a, Thời gian ngắn sau khi chết rồi, liền thọ sanh thân trung ấm.

b, Thân trung ấm được trụ trong hai tuần, không hạn định trong thế gian này.

c, Được bốn mươi chín ngày mà chưa đủ duyên sanh, nên thân trung ấm chết đi rồi thọ lại, cũng không hạn định trong thế gian này.

d, Tùy duyên thọ sanh cho đến trải qua số kiếp mà không hề mất đi.

Theo luận Du-già nếu chưa đủ duyên sanh, thì tối đa bảy ngày chết rồi sống lại, cho đến bảy lần bảy ngày thọ sanh sống lại thì từ đó về sau chắc chắn có được duyên sanh. Sự việc này khác với bốn sự việc ở trước.

4. Thông lực mau chậm

Theo Luận Câu Xá nói: Trung ấm nương hư không mà đi như người bỏ mạng sống đến thọ sanh ngoài vô lượng thế giới chỉ trong khoảnh khắc. Thần lực của nhị thừa chưa ra khỏi một thế giới mà thân trung ấm đã đến vô lượng thế giới, dù là thần lực của Phật đi nữa cũng không ngăn cản được. Nếu chúng sanh ấy không vãng sanh thì cũng ở các cõi khác, vì nghiệp lực quyết định.

Theo luận Thông thắng nói: Căn cứ vào thần thông thì Trung ấm hơn hàng nhị thừa và phàm phu.

Theo Luận Bà-sa thì thần túc hơn tức là căn cứ nhanh hơn thần thông của Phật.

5. Thấy lẫn nhau không đồng:

Theo luận Câu Xá dạy: Nếu trung ấm đồng sanh trong một đường thì nhất định sẽ thấy nhau. Hoặc người có thiên nhãn hết sức thanh tịnh, là một loại đạo tuệ thì người ấy cũng thấy thân trung ấm kia sanh. Nếu người do quả báo có thiên nhãn thì không thể thấy vì trung ấm rất vi tế.

Vì thế, Tát-bà-đa bộ nói: Nếu cùng thọ sanh trong loài người thì đồng là thân trung ấm loài người và cùng thấy nhau. Như vậy thì chắc chắn không thể thấy trung ấm các đường khác. Nếu người tu đắc thiên nhãn, thiên nhãn ấy tức là tu đạo thì có thể thấy được sắc trung ấm. Nếu do quả báo được thiên nhãn thì không thể thấy sắc trung ấm, vì sắc trung ấm vi tế hơn các sắc.

Theo Chánh lượng bộ nói: Trung ấm cõi Trời có thể thấy tất cả sắc trung ấm của năm đường. Trung ấm loài người có thể thấy sắc trung ấm của bốn đường, trừ trung ấm cõi Trời. Lần lượt loại trừ như vậy cho đến trung ấm Địa ngục trừ trung ấm bốn đường kia, chỉ thấy được trung ấm Địa ngục.

6. Thân lớn nhỏ

Theo luận Câu Xá dạy: Thân trung ấm như đứa trẻ sáu, bảy tuổi mà thức thì minh mẫn. Trung ấm ở Bồ-tát như tráng sĩ nhỏ tuổi hoàn hảo, đủ tướng lớn nhỏ. Cho nên dù đang ở trung ấm mà muốn vào thai thì có thể chiếu rọi vạn ức cõi nước.

Thứ 9: Duyên tế tự

Thầm nghe: Vàng ngọc khác với trân châu nhưng đối với con người đều là của báu. Cũng vậy, tuy nghĩa giữa Đạo giáo và Nho giáo khác nhau nhưng gần xa đều tôn thờ. Chẳng lẽ sống chết ở nước mình mới thuận tiện để làm thầy, xứ Phật lại xa nước mình có tâm cũng chẳng hơn thờ cúng ở gần bên. Do đó, trình bày lý đúng sai theo kiến thức ngu muội của mình, thật chẳng dám tự chuyên. Xưa lời Khổng Khâu nói đã mất mà lập miếu làm quy cũ ngàn năm, ngôn âm của Phật Thích Ca đã qua, mà lập chùa, linh tháp để muôn đời giữ lại chỉ vì muốn nhìn thấy hình khắc ghi nổi nhớ đối diện tượng tâm mới quy về, đều chỉ vì một nghĩa tôn kính thầy, trung với chủ. Cho nên như các việc hiếu sự: Tạc tượng mẹ bằng gỗ… buộc dây gai, kết cỏ đinh lan… Bồ tát Vô Tận Ý cởi chuỗi ngọc dâng cúng tháp Phật Đa Bảo, như người chột mắt tìm được vật xưa bỏ sót, không thể tưởng tượng được đã làm trong sạch bụi trần, từ lâu tích tụ thành rừng. Thật ở lý không sao giải thích được.

Theo Án lễ kinh nói: Thiên tử bảy miếu, chư hầu năm miếu, Đại phu và Hương sĩ đều có cấp bậc nên, Thiên là thần thì tế thiên nơi gò đất tròn. Địa là thần đất nên tế đất nơi đám vuông. Nhân là quỷ nên tế người nơi tông miếu. Rồng, quỷ giáng mưa xuống, nuôi bò để kéo cày. Do đó, hoặc tạo hình nơi thôn, phố, dựng tượng ở cửa thành, há có thể so sánh với Đấng Đạo sư trong ba cõi thiên hạ là cha lành của bốn loài, có oai đức lớn được các phương tôn quý đến vạn ức lần, có phương pháp giáo hóa vì trăm sinh linh nên được người thiện hồi hướng, giống như các dòng chảy đều xuôi về bể, như ánh sáng lớn thu nhiếp Mặt trời, Mặt trăng và các vì chiếu khắp. Do đó, từ nước Nguyệt Chi để lại hình bóng Cung-na-kiệt-la giữ lấy tro thân, xá lợi phân bố khắp nơi. Kỳ Hoàn lại tạo dựng tháp Thánh hiền, nhờ vào việc phước ấy hoặc là sự tôn kính mà mong được an lạc.

Như kinh Trường A-hàm có dạy: Tất cả nhà ở của mọi người đều có quỷ thần. Đường lớn, ngõ hẻm hay bờ ruộng, phố chợ, lò mổ, các núi và gò mả… không chỗ nào mà không có quỷ thần. Nói chung tất cả quỷ thần tùy theo chỗ nương tựa mà gọi tên. Những người mới sanh đều có quỷ thần theo ủng hộ, còn người sắp chết thì quỷ thần hút lấy tinh khí. Người làm mười việc ác hoặc trăm hoặc ngàn đều cùng một thần theo. Người làm mười việc thiện thì giống như Quốc vương có trăm ngàn người theo hầu.

Lại kinh Thập Phương Thí Dụ dạy: Trên Trời dưới đất, Quỷ thần đều biết rõ tội phước thọ mạng của con người sắp đến hoặc chưa đến, không thể cứu người, không thể giết người, không thể làm cho người giàu có hay nghèo hèn, muốn khiến cho người làm ác phạm tội giết hại thì người ấy bị suy yếu, cuồng loạn để nói về tội phước làm cho người thiết lập cúng tế mình đó thôi. (Cho nên biết, ảo vọng cúng tế quỷ thần, cầu mong phước hiện đời làkhó thể được.)

Trong kinh Phổ Diệu, Tôn giả Ca Diếp dùng kệ thưa Phật:

Lúc cúng tế đến nay
Đã hơn tám, mười năm
Thờ thần gió, lửa, nước
Mặt trời, Trăng, núi sông
Sớm tối không lơ là
Trong tâm không nghĩ khác
Rốt cuộc chẳng được gì
Gặp Phật mới an lạc.

Kinh Tạp bảo tạng có dạy: Xưa kia có một người Bà-la-môn ngày đêm luôn phụng sự cúng tế ở miếu Trời, Trời liền hỏi: “Nhà ngươi muốn gì?” Bà-la-môn nói: “Nay con cầu làm chủ coi việc cúng tế ở trên Trời”. Trời nói: “Đằng kia có bầy bò, ngươi nên đến hỏi con bò đi trước tiên”.

Bà-la-môn nghe rồi liền đến chỗ bầy bò kia và hỏi con bò đi trước tiên: “Nay nhà ngươi thế nào, vui hay khổ?” Bò đáp: “Tôi quá khổ sơ. Tất cả xương sườn, xương sống của tôi đều bị đóng ách chở các vật nặng, chưa có lúc nào được nghỉ ngơi”. Bà-la-môn lại hỏi: “Vì sao mà ngươi lại làm thân bò?” Bò đáp: “Tôi là chủ quản việc cúng tế ở trên Trời mà tự ý phóng túng thọ dụng những vật tế Trời. Do đó mà sau khi qua đời tôi phải làm thân bò để chịu cảnh khổ này”.

Bà-la-môn nghe xong liền trở về chỗ Trời. Trời hỏi: “Nay ngươi có muốn làm chủ việc cúng tế ở trên Trời nữa không?” Bà-la-môn đáp: “Con đã nghe thấy sự việc này rồi nên không dám nữa”. Trời nói: “Người làm việc thiện hay ác đều tùy theo đó mà nhận lấy quả báo”. Bà-la-môn cảm thấy hối hận liền tu các việc lành và sửa đổi các việc ác trước đây.

Trong kinh Tap bảo tạng có dạy: Xưa kia có một ông già rất giàu có. Ông ta muốn ăn thịt do đó mà tìm cách lừa dối các con nên chỉ cây bên bờ ruộng rồi bảo: “Ngày nay sự nghiệp của gia đình ta được giàu có và sống hòa thuận đều nhờ ân của thần cây ấy. Ngày nay, các con nên bắt dê trong bầy để cúng tế”. Vâng theo lời cha nên lúc ấy các người con liền giết dê cúng tế cây kia và làm một cái nhà tế Trời ở dưới cây. Sau đó người cha qua đời và nghiệp luôn theo bên mình nên trở lại sanh làm thân dê ở trong nhà ấy. Gặp lúc các con muốn tế thần cây liền bắt một con dê chính là cha mình chuẩn bị đem ra giết. Con dê liền nghẹn ngào cười, nói: “Cây ấy có thần linh gì đâu? Do trước đây ta muốn ăn thịt nên lừa dối bảo các con cúng tế để chúng ta cũng được ăn. Nay ta phải nhận lấy tội báo”.

Bấy giờ, có vị La-hán đến khất thực thấy vong hồn người cha của họ làm thân dê. Ngài thương xót chủ nhân nên liền dùng đạo nhãn làm cho họ tự quán sát mới biết được là cha mình. Do đó họ rất sầu não liền chặt cây thần, hối cải tu phước, không còn giết hại nữa.

Trong Ưu-bà-tắc giới kinh, đức Phật dạy: Hoặc có thuyết cho: “Con làm việc thiện, cha có làm việc ác đi nữa nhưng nhờ con làm lành nên cha không rơi vào ba đường ác”. Nghĩa này thì không đúng. Vì sao? Vì nghiệp của thân, miệng, ý đều khác nhau nên cha mất rồi thì sẽ rơi vào ngạ quỷ. Con có phước theo nên được sanh trong cõi Trời không còn nhớ nghĩ các vật ở loài người. Vì sao? Vì thành tựu ở cõi Trời là một thứ báu vi diệu. Nếu vào địa ngục thì phải chịu các khổ não cho nên không hề suy nghĩ. Trong loài súc sanh hay loài người cũng vậy.

Nếu nói duyên gì mà chỉ riêng ngạ quỷ được nhớ, đó là ví gốc tham ái, keo kiệt nên đọa vào ngạ quỷ. Đã là ngạ quỷ thì thường hối lỗi, suy nghĩ muốn được cho nên được. Nếu sanh trong các đường khác mà các quyến thuộc họ đọa vào ngạ quỷ thì hết thảy đều được nhớ lại. Vì vậy người trí khuyên nên vì ngạ quỷ làm việc phước thiện. (Đồng ý với Kinh Chánh Pháp Niệm)

Còn việc cúng tế thì ai là người thọ nhận? Tùy theo nơi tế tự mà có sự thọ nhận khác nhau. Nếu gần rừng cây thì thần cây thọ nhận. Ở nơi nhà, sông, suối, giếng, núi, rừng, gò đất cũng như vậy. Người cúng tế cũng có được phước. Vì sao? Vì đã làm cho người thọ nhận sanh tâm hoan hỷ. Phước đức của sự cúng tế là được bảo vệ thân mạng, tài của. Nếu nói sát sanh để cúng tế mà được phước thì không đúng. Vì sao? Vì không thấy người nào gieo hạt lan mà lại sanh ra cây chiên đàn, cũng như đoạn mạng sống của chúng sanh mà có được phước đức. Người nào muốn cúng tế thì nên dùng hương hoa, sữa, trái cây. Làm việc phước cho hương linh thì có ba lúc: tháng giêng mùa Xuân, tháng năm mùa Hạ và tháng chín mùa Thu. Nếu dùng phòng nhà, đồ nằm, thuốc men, vườn rừng, ao giếng, bò, dê, voi, ngựa…để cúng thí cho người khác thì sau khi mạng chung sẽ tùy theo phước đức của sự bố thí mà người ấy thọ nhận phước đức mau hay chậm. Phước ấy theo người như bóng theo hình.

Hoặc có thuyết cho: Khi mất thì mất tất cả. Như vậy là không đúng. Vì vật hoại không dùng quên mất trong ba đời chứ không phải qua đời là mất hết. Người nào đã xuất gia mà lại bắt chước theo người đời, đến ngày Tết không ăn uống, chạy theo pháp thế gian thì đó chẳng phải là người xuất gia chân chánh. Lại cũng tin vào pháp thế gian và xuất thế gian, mà nếu tùy theo các nhà đã có những vật tốt, xấu… thường vui vẻ bố thí thì đó chính là bố thí tất cả. Nếu đem thân mạng hoặc vợ con là những vật quý trọng để cho người khác thì đó gọi là bố thí không thể nghĩ bàn.

Luận Bà-sa dạy: Vì Ngạ quỷ làm phước thì quỷ được ăn uống, bản thân cũng được sự lợi ích như hôi thì được thơm, xấu thì được đẹp.

Lại nữa trong kinh có dạy: Sự ăn uống của loài ngạ quỷ không giống nhau: Như kẻ ăn máu mủ, ăn phẩn dơ, nhưng khi được cúng thí thí cho rồi thì tất cả thức ăn uống đều biến thành mùi vị thơm ngon hảo hạng. Nếu quỷ thọ sanh vào nơi khác, khi người thân vì bố thí cho thì do nghiệp lực của quỷ có thể từ chỗ xa biết mà hoan hỷ. Hoặc trở lại thọ khổ báo ngay nhà mình, được thân nhân bố thí thì tự thân quỷ thấy sanh hoan hỷ.

Theo luận Bà-sa dạy: Người nào cầu tài không như pháp cho đến khi thành tựu, thì bởi vì keo kiệt nên đối với quyến thuộc của mình còn không cho huống lại là người khác. Do không có tâm bố thí nên sau khi chết liền đọa vào ngạ quỷ, ở trong nhà xí hôi hám cạnh nhà mình. Những người thân thuộc suy nghĩ: “Nó cất chứa của cải không dám đem dùng, lại không bố thí cho người ta”. Do đó họ khổ não nên muốn đem vật thực bố thí cho người. Họ liền mời tất cả bà con, bạn bè, Sa-môn, Bà-la-môn để cúng thí.

Bấy giờ, ngạ quỷ trông thấy sự việc này cho nên dù đó là của cải của quyến thuộc mà cứ tưởng như của mình. Do đó ngạ quỷ suy nghĩ: “Tài sản này ta đã gom góp nay họ đem cho người”. Suy nghĩ rồi ngạ quỷ liền hoan hỷ, và sanh tâm tín kính đối với ruộng phước. Dù được sanh vào đường khác nhưng phần đông đều không có năng lực này, làm cho vong nhân không có được phước này nên tu thiện thì được lợi ích lớn, giống như sanh tâm từ thì được phước.

Luận Trí độ dạy: Như người có tâm từ nghĩ đến tất cả chúng sanh muốn làm cho họ được an lạc. Mặc dù chúng sanh không được như thế nhưng người nghĩ vậy sẽ được nhiều phước lợi. Nếu không thích bố thí thì dù có sanh lên cõi Trời hay đạt được quả Thánh cũng trở lại bị thiếu cơm áo. Cho nên trong Ưu-bà-tắc giới kinh dạy: “Dù trì giới chứng đắc A-la-hán cũng không tránh được sự đói khổ. Nếu thích bố thí thì dù có đọa vào ngạ quỷ cũng thường được no đủ.

Lại nữa, kinh Vị tằng hữu dạy: Có một Quốc vương bạch Phật: Tiên vương-cha tôi phụng sự Ngoại đạo, thường bố thí cầu phước Trời Phạm thiên. Với công đức ấy thì sẽ sanh vào cõi Trời nào?

Đức Phật dạy: Quả báo của nhà Vua ấy nay đã vào Địa ngục. Vì sao? Vì không gặp thời tốt, không gặp bạn lành, không có phương tiện lành, dù có tu các công đức nhưng không thoát khỏi tội, song công đức bố thí cũng không mất. Sau khi hết tội mới được hưởng phước. Nên biết tu phước không hợp với tội. Tiên đế của Đại vương có năm nghiệp ác phải sanh vào trong Địa ngục:

  1. Kiêu mạn, ganh tỵ, việc không đáng cũng bị trừng trị, không có nhẫn nhục.
  2. Tham lam của báu, xử đoán bất bình đến nỗi làm cho thiên hạ ôm lòng oán hận.
  3. Vui thích săn bắn làm khốn khổ nhân dân, làm tổn thương mạng sống đáng quý của chúng sanh.
  4. Đam mê nữ sắc, có mới quên cũ, cư xử bất bình, dẫn đén sự oán hận.
  5. Phá giới.

Theo văn này mà chứng biết: phụng sự tà giáo, tu phước thiện ác sai khác thfi hai quả báo khổ vui không lẫn lộn nhau. Huống chi là người lợi căn, đa văn, chánh tín Tam bảo mà phải nhận lấy quả khổ.

Trong kinh Duy vô Tam muội, Phật bảo A Nan: Thiện nam cầu đạo, an thiền thì trước hết nên đoạn niệm. Sở dĩ người đời không đắc đạo là chỉ vì ngồi thiền mà suy nghĩ toàn những chuyện uế tạp. Một niệm đến thì một niệm đi. Trong một ngày một đêm có đến tám ức bốn ngàn vạn niệm. Niệm niệm nối tiếp không dứt. Một niệm thiện cũng có được quả thiện. Một niệm ác cũng chịu quả báo ác, như vang theo tiếng, như bóng theo hình. Cho nên tội báo thiện ác có sự sai khác.

Kinh Trung A-hàm dạy: Nếu vì người chết mà làm việc bố thí tế tự sẽ được phước: nếu sanh trong loài ngạ quỷ thì được ăn, còn sanh trong các đường khác thì không được vậy. Do các loài có nuôi sống mạng bằng thức ăn, nếu quyến thuộc không sanh trong ấy nhưng mình bố thí thì sẽ được phước. Ngay cả thí chủ mà sanh trong sáu đường thì vật thí thường theo, bởi vì trì giới. Cho nên khi được thân người phải cần các phước báo khác trợ giúp.

Kinh Vãng sanh nói: Làm phước cho người chết thì trong bảy phần công đức người chết hưởng được một phần, còn lại là thuộc về người tạo phước ở hiện đời (người sống).

Trong kinh Quán đảnh A Nan thưa Phật: Nếu người mạng chung liền đến núi rừng làm tháp, làm mả thì hồn phách của họ có ở trong đó không?

Đức Phật dạy: Cũng có, cũng không. Nếu khi còn sống mà người ấy không tạo căn lành, không biết Tam bảo mà không làm ác, cũng không nhận được phước thiện, không chịu họa ác, không có bạn lành để tu phước cho nên hồn phách ở trong mả, trong tháp chưa có đi đâu. Do đó mà nói hồn ở.

Nếu lúc còn sống mà người ấy đã tu nhiều phước thiện, tinh cần hành đạo thì được quả báo sanh ở cõi Trời ba mươi ba hoặc được sanh nơi thế gian trong gia đình giàu có, hay những chỗ đến tự nhiên tùy ý được sanh. Do đó hồn không ở tại đó. Hoặc đời trước làm việc tế tự Tà kiến, không đúng đắn, tự nuôi sống bằng tà mạng, lừa dối, khinh người thì sẽ rơi vào ngạ quỷ, súc sanh, chịu đủ khổ não trãi qua các Địa ngục nên nói không ở trong tháp hay gò mả. Hay không ở trong đó. Nghĩa là hoặc khi xương cốt chưa rã mục, như ngũ cốc chưa chín, nên có linh yếu ớt, nếu xương mục đã hết thì linh hồn cũng mất đi. Nó cũng không có khí lực, không thể gây họa phước cho người. Khi linh hồn chưa diệt, thì hoặc là người thân bị mất mà lúc sống không có phước, lại theo Tà kiến, siểm nịnh nên đọa vào loài quỷ thần. Hoặc sinh linh các cây không có phước Trời để thọ hưởng, Địa ngục không tiếp nhận, dù đã bỏ thế gian mà vẫn lênh đênh khắp các làng mạc, đã không có ăn, lại làm việc yêu quái động đến tâm người. Hoặc có tà sư yêu mỵ vì dựa vào làm phước, nhờ phước trợ giúp muốn được sống lâu, ngu si Tà kiến, giết hại sanh vật để cúng tế nên khi chết liền đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh không có lúc nào thoát ra được. Như vậy, tại sao lại không cẩn thận?

Hoặc có người vào ngày mạng chung thì đốt hương đèn ở trong chùa tháp, treo tràng phan, đọc tụng tôn kinh suốt hai mươi mốt ngày. Vì sao? Vì người lúc mạng chung thì trong thân trung ấm giống như trẻ nít chưa phân biệt được tội phước nên vì họ tu phước nguyện cho người mất sanh ở các quốc độ trong mười phương, nhờ công đức này mà được vãng sanh. Vong hồn lúc ở đời có tội lỗi phải đọa vào trong tám nạn song nhờ công đức treo phan, đốt đèn nên được giải thoát. Nếu có thiện nguyện phải sanh làm cha mẹ phương khác, mà chậm sanh thì nhờ công đức đốt đèn, treo phan nên mau được sanh vào đó, không bị trì trệ. Nếu được sanh rồi sẽ được làm người và con của gia đình có phước đức không bị quỷ tà quấy nhiễu, dòng họ giàu có. Do đó mà nên tu công đức phước thiện treo phan, đốt đèn. Đối với bốn hạng nam, nữ lúc lâm chung hoặc đã qua đời mà ngày ấy treo phan trên chùa thì sẽ có được phước đức lìa khỏi tám nạn khổ, được sanh cõi tịnh độ của mười phương chư Phật. Việc cúng dường tràng phan, bảo cái thì tùy theo tâm nguyện mà đạt đến Bồ-đề. Phan bay theo gió, nát vụn tất cả đến như hạt bụi, gió thổi bụi bay nên thành vô lượng phước. Phan chuyển một lần là vương vị Chuyển Luân, cho đến vị Tiểu Vương vô lượng quả báo. Bốn mươi chín đèn chiếu sáng các chỗ tối tăm. Nếu chúng sanh đang bị đau khổ thì nhờ vào ánh sáng này mà được thấy nhau, nhờ phước đức này mà cứu chúng sanh được ngưng nghỉ.

Theo kinh Tịnh độ Tam muội dạy: Bát vương bảo ba mươi hai vị Đế Thích trấn thần, bốn vị Đại vương quản lý sổ sách, tuổi thọ, Đại vương Diêm La: Có tám Vua làm sứ giả đi khắp bốn hướng có người theo hầu, vào ngày rằm và ngày ba mươi thì Tứ thiên vương tấu lại việc làm thiện ác của nhân dân mà mình đã đi khảo sát. Vua Địa ngục cũng sai tiểu vương, thần phụ tá cùng đi khảo sát xem những ai có tội để ghi sổ. Nếu tám ngày trai trước phạm tội nhưng nhờ phước mạnh nên mới được cứu độ an ổn. Không có người khác cứu, mà chính nhờ phước căn bản của họ mà thí. đến tám ngày sau phạm tội lại, và nhiều hơn thì thấy giảm tuổi thọ, nhớ lúcđề tên ghi rõ chết vào ngày, tháng, năm nào thì phải xuống Địa ngục. Địa ngục nhận văn thư rồi liền sai quỷ ngục đem tên ra để lục sổ. Quỷ ngục không có tử tâm dù ngày chết chưa đến vẫn cưỡng bắt người làm ác, làm dứt mạng sống của họ. Những người nhiều phước thì được thêm tuổi thọ, được Trời sai thiện thần hết lòng ủng hộ người kia, dời họ khỏi Địa ngục và trừ bỏ tên tội trạng, thoát chết được sống, sau đó được sanh lên cõi Trời.

Kinh Quán Phật Tam muội nói: Bấy giờ, quỷ thần Khoáng dã bạch Phật: Con thường ăn thịt người. Nay Phật dạy con không giết hại thì con sẽ ăn gì?

Đức Phật dạy: Ngươi không giết hại, Ta sẽ dạy đệ tử Ta thường xuyên bố thí cho ngươi ăn. Ngay cả lúc pháp diệt mất nhưng nhờ thần lực của Ta cũng sẽ làm cho ngươi được no đủ.

Quỷ vương nghe rồi thì hoan hỷ lãnh thọ năm giới của Phật. cho nên, kinh Niết bàn, đức Phật răn dạy các đệ tử Thanh-văn: Đem thức ăn cho chúng sanh, giúp quỷ thần Khoáng dã.

Lại luận Trí độ dạy: Quỷ thần được người cho một ít thức ăn thì có thể biến thành nhiều, làm cho được no đủ.

Kinh Thí dụ có dạy: Đức Phật cũng A Nan đi đến bên bờ sông thì thấy năm trăm Ngạ quỷ vừa đi vừa ca ngâm và thấy khoảng trăm người than khóc đi qua. A Nan liên thưa Phật: Tại sao quỷ ca hát, người than khóc?

Đức Phật dạy: Quyến thuộc nhà Ngạ quỷ làm phước nên được giải thoát, do đó mà chúng ca múa. Còn quyến thuộc nhà giàu kia chỉ làm việc giết hại, không một ai làm phước nên sau đó bị lửa đốt nóng mà khóc than.

Kinh Quả báo túc nghiệp có dạy: Xưa kia có hai vợ chồng Bà-lamôn không có con cái mà tài sản thì nhiều vô số. Đến lúc sắp qua đời, họ liền rủ nhau: “Chúng ta hãy nuốt vàng để làm của”.

Theo phong tục trong nước ấy không chôn người chết mà chỉ để ở gốc cây. Mỗi người nuốt hết năm mươi đồng tiền vàng nên khi thân họ bị vữa thì tiền vàng trào ra. Lúc ấy có một người cũng ở trong nước ấy đi ngang qua, thấy vậy thì thương tâm mà rơi lệ. Thương cảm cho kẻ xan tham nên người ấy liền vàng đó để làm phước, thỉnh Phật và chúng tăng, làm thức ăn cúng dường rồi xưng tên, chú nguyện. Lúc ấy, hai vợ chồng xan tham kia đang thọ thân Ngạ quỷ liền được sanh lên cõi Trời nhờ vào phước thỉnh tứ chúng. Được sanh lên Trời rồi họ liền có thiên nhãn nên biết được người đã làm phước cho mình. Từ cõi Trời họ liền hóa làm thiếu niên xuống trợ giúp đàn việt.

Đức Phật nói đứa trẻ trong nhà bếp là đàn việt chân thật. Đức Phật liền thuyết pháp, thiếu niên nghe xong thì đắc quả Tu-đà-hoàn. Chúng tăng hoan hỷ nên đều được sanh lên cõi Trời.

Trong kinh Bách dụ có dạy: Xưa kia, có một nhóm khách buôn vào biển mà cần có đạo sư. Sau đó tìm kiếm được một vị đạo sư dẫn đi ngang qua giữa đồng trống thì có một miếu Trời cần một người để cúng tế mới đi qua được.

Bấy giờ, bọn lái buôn suy nghĩ: “Chúng ta đều là bà con thân tín thì làm sao mà giết hại nhau, chỉ có đạo sư này là có thể dùng để tế Trời”. Nghĩ rồi, họ liền giết đạo sư để cúng tế. Tế Trời xong, họ mê muội nên bị lạc đường, không biết hướng đi, sau đó khốn cùng mà chết.

Tất cả thế gian cũng vậy, muốn vào biển pháp lấy các châu báo cần tu thiện hạnh để làm đạo sư mà lại hủy phá thiện hạnh, ưa đường sanh tử mênh mông không có thời hạn ra khỏi nên trải qua ba đường ác, chịu khổ lâu dài. Như người khách buôn muốn vào biển lại giết đạo sư nên quên mất đường, cuối cùng phải khốn khổ mà chết.

Kệ tụng:

Cao đường tín nghịch tộc
Bị nghiệp lực dẫn dắt
Hộp ngọc mới quán sát
Đài vàng lại không xa
Tiếng theo đường dài ngắn
Hình xa xăm bóng Tùng
Giữ được mười niệm chăng?
Chỉ nên theo bốn duyên
Ảo thuật làm sai khác
Biến hiện ra nhiều thân
Kẻ ngu tranh nhân ngã
Ai lại chẳng là chân
Người quấy nghi kiên cố
Người đạt biết thân huyễn
Thăng trầm theo khổ vui
Khóc than đến tận Trời.

CHƯ KINH TẬP YẾU
(HẾT – QUYỂN 19)