PHÁP UYỂN CHÂU LÂM
Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 80
Thiên thứ 85: LỤC ĐỘ (Phần một).
Thiên này có 6 phần: Bố thì, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ.
Phần thứ nhất: BỐ THÍ
Phần này có mười một mục tách biệt: Thuật ý, Kiên ngụy, Cục thí, Thông thí, Pháp thì, Lương cảnh, Quán điền, Tương đối, Tài thí, Tùy hỷ, Thí phước.
Thứ nhất: Thuật Ý.
Nói đến việc làm bố thí, chính là nguồn cội của các hạnh, đã nêu lên đầu tiên trong Lục Độ, lại đưa ra trước hết trong Tứ Nhiếp. Vì lẽ đó Cấp Cô Độc mua vườn, lấy vàng ròng lát đất mà không tiếc; Vương tử Tu Đạt Noa thời xa xưa, cho voi trắng mà không hề ngần ngại. Hãy còn thường xuyên cứu giúp ách nạn, mà quên hình hài thân mạng của mình, cho nên Tát Đỏa dẫn thân vào, để cứu mạng cho hổ đói; Thu Tỳ cắt bắp vế, để thay mồi cho chim ưng. Há dối với vợ con đất nước, đâu đủ để giữ mãi trong lòng; tiền bạc châu báu chứa trong kho, lẽ nào cho phép luôn để ý? Sách vở thế tục hãy còn nói: “Sẻ áo nhường cơm xoa đầu đến đón, ngựa xe áo quần bạn bè cùng hưởng; không ai không trọng nghĩa khinh tài yêu hiền chuộng sĩ”. Vả lại tự nhiên tài vật vô thường, nào quan hệ đến việc người, vất vả tâm sức tích tụ, cuối cùng lại đâu bố thí, bốn nỗi sợ hãi dày cò, năm kẻ oan gia tranh đoạt; có người trí nào mà đang ngắm nhìn vật báu, ví như phàm phu ngu dại tham tiếc gia tài, không có tâm buông xả mà đánh mất thân mạng, chỉ vì ham sống mà luôn lo sợ không sống, liền khiến cho vợ con khinh rẻ anh em bất hòa, quyến thuộc chia ly thân bằng ngăn cách. Bởi vì nhân bủn xỉn – duyên bủn xỉn-pháp bủn xỉn-nghiệp bủn xỉn, mà trái với tâm của Bồ tát, gây trở ngại cho đạo Từ Bi, không sanh ý niệm cứu hộ, chỉ dấy khởi tình phiền não. Sai lầm như vậy, thật sự là do tham lam bủn xỉn làm gốc.
Thứ hai: Kiên Ngụy (bủn xỉn giả dối).
Như trong kinh Bồ Tát Xử Thai, Đức Phật thuyết kệ rằng:
“Người đời nhiều ngu si mê hoặc,
Bủn xỉn giữ gìn không bố thí,
Tích lũy tiền của ngàn vạn ức,
Nói ra là của mình vốn có,
Đến lúc thọ mạng sắp chấm dứt,
Mắt trông thấy quỷ thần hung ác,
Dao gió cắt thân thể mình,
Không còn hơi thở ra vào nữa,
Thần thức tham tùy theo thiện ác,
Nhận chịu báo ứng thật khổ đau,
Dẫn đến nơi nhận chịu tội lỗi,
Ăn năn hối hận đã muộn rồi”.
Còn trong kinh Tát Già Ni Kiền Tử có kệ rằng:
“Người tham lam tích tụ thật nhiều,
Có được không sinh lòng thỏa mãn,
Bởi vì tâm điên đảo vô minh,
Thường nghĩ đến tranh giành người khác.
Hiện tại gây ra nhiều oán ghét,
Xả thân rơi vào trong đướng ác,
Vì vậy cho nên người có trí,
Cần phải nghĩ đến hạnh tri túc.
Tiếc nuối tiền của không bố thí,
Cất giấu tất cả sợ người biết,
Xả thân ra đi tay trống rỗng,
Nhận chịu khổ đau trong ngạ quỷ.
Đói khát lạnh nóng thật khốn cùng,
Sầu lo rầu rĩ thường hành hạ,
Người trí không tích tụ tiền của,
Để phá trừ bủn xỉn tham lam”.
Còn trong kinh Phân Biệt Nghiệp Báo có kệ rằng:
“Tu hành căn bản là bố thí,
Tánh nóng lại nhiều giận dữ,
Không dựa vào nhớ nghĩ chính đáng,
Đời sau làm loài rồng sức mạnh”.
Còn trong kinh Bồ tát Bổn Hạnh nói: “Nếu thấy người cầu xin có bộ nhăn nhó lo lắng, thi nên biết rằng người này từ trong loài ngạ quỷ 30 mới thoát ra”.
Còn trong kinh Đại Tập nói: “Có bốn pháp làm chướng ngại đối với Đại thừa. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Không thích ban ân bố thí; 2- Bố thí rồi sinh ân hận; 3- Bố thí rồi xét tìm tội lỗi; – Không nghĩ đến tâm bồ đề. Lại có bốn pháp: 1- Vì ham muốn mà bố thí; 2- Vì giận dữ mà bố thí; 3- Vì ngu si mà bố thí; 4- Vì sợ hãi mà bố thí. Lại có bốn pháp: 1- Không chí tâm bố thí; 2- Không tự tay bố thí; 3- Không ngay nơi gặp mà bố thí; 4- Khinh mạn mà bố thí”.
Còn trong kinh Ưu Bà tắc Giới nói: “Đức Phật dạy: Bồ tát bố thí xa lìa bốn điều ác: 1- Phá giới; 2- Nghi ngờ; 3- Tà kiến; 4- Keo kiệt bủn xỉn. Lại xa rời năm pháp: 1- Lúc bố thí không chọn có đức hay không có đức; 2- Lúc bố thí không nói đến thiện ác; 3- Lúc bố thí không chọn lựa dòng giống đẳng cấp; 4- Lúc bố thí không coi thường người cầu xin; 5- Lúc bố thí không mắng nhiếc thô ác.
Lại có ba sự việc, bố thí rồi không đạt được quả báo tốt đẹp: 1- Trước phát tâm nhiều mà sau thì cho ít; 2- Chọn lựa vật xấu kém mang ra để cho người ta; 3- Đã thựa hành bố thí rồi mà tâm sinh ra hối hận. Lại có tám sự việc, bố thí rồi không thể thành tựu quả cao đẹp” 1- Bố thí rồi thấy sai lầm của người nhận; 2- Lúc bố thí tâm bố thí không bình đẳng; 3- Bố thí rồi yêu cầu người nhận phải làm việc; 4- Bố thí rồi vui mừng tự ca ngợi mình; 5- Nói không có lần sau mới cho; 6- Bố thí rồi mắng thô ác; 7- Bố thí rồi mong cầu trả lại gập bội; – Bố thí rồi sinh tâm nghi ngờ. Người bố thí như vậy thì không thể nào được thân cận gặp gỡ các bậc Hiền Thánh và chư Phật. Nếu dùng đầy đủ sắc-hươngvị-xúc, bố thí những người ấy, thì gọi là bố thí thanh tịnh.
Nếu chỉ vì ruộng phước tốt lành mà bố thí chứ không thích bố thí thường xuyên, người này ở đời vị lai lúc đạt được quả báo mà không thích ban ân bố thí.
Nếu người bố thí rồi sinh lòng ân hận, hoặc cướp đoạt đồ vật của người khác dùng để bố thí, người này ở đời vị lai tuy có được tiền bạc của cải nhưng thường hao tổn không quy tụ.
Nếu làm phiền quyến thuộc có được đồ vật để bó thí, thi người này ở đời vị lao tuy đạt được quả báo to lớn nhưng thân thể thường bệnh tật khổ sở.
Nếu người trước đó không tự mình cung dưỡng cha mẹ, làm phiền vợ con mình và gây khốn khổ cho tôi tớ hầu hạ, mà thực hành bố thí, thì đó gọi là người ác, là giả danh bố thí chứ không gọi là bố thí hợp với chính nghĩa. Người bó thí như vậy, gọi là không có lòng thương xót và không biết báo đền ân nghĩa, người này ở đời vị lai tuy có được tiền bạc châu báu, mà thường mất mát chứ không quy tụ, không thể nào có để sử dụng, thân mang nhiều bệnh tật khổ sở”.,
Thứ ba: Cục Thí (bố thí có hạn chế).
Lời thuật lại: Hoặc lại có người hứa giúp cho người nghèo thiếu khiến họ hoan hỷ, mà sau đó hối hận không cho, gây ra khổ sở càng nhiều hơn. Hoặc có chúng sanh tự mình không có niềm tin bố thí, thấy người khác thực hành bố thí đã không thể nào tùy hỹ, mà lại nảy sinh chê bai bới móc làm cho người ta không bố thí, thì mắc phải tội nặng nhất. Hoặc có chung đồ vật mà lại sử dụng nhiều hơn, như tiền của đồ vật trong gia đình thì vợ con cùng cảm, nhiều người có phần chứ không phải là chỉ một mình cảm được, ở trong đó một mình bủn xỉn không chịu ban ân bố thí, ngăn cản người ta tu phước, thì mắc phải ác nghiệp sâu đậm nhất.
Vì vậy trong kinh Chánh Niệm nói: “Như có người chồng nói với người vợ của mình khiến bố thí thức ăn cho các vị Sa môn – Bà-la-môn. Người vợ ấy keo kiệt tiếc nuối thật sự là có mà nói không có, nói với chồng mình rằng: Nhà không có gì cả, nên lấy thứ gì để bố thí cho các vị Sa môn và những người phước thiện? Người vợ như vậy dối gạt chồng mình keo kiệt tiền bạc mà không bố thí, đến lúc thân mạng hủy hoại kết thúc rơi vào trong chốn ngạ quỷ khâu miệng, bởi vì tập khí tích tụ ấy mà tạo ra nhiều ác nghiệp, cho nên người vợ nhiều đời ở trong đường ngạ quỷ. Tại vì sao? Bởi vì người nữ nhiều tham dục ganh tỵ cho nên không bằng người nam, người nữ tâm địa nhỏ nhoi nông cạn không bằng người nam. Vì nhân duyên này, sanh trong ngạ quỷ, thậm chí ác nghiệp ganh tỵ không mất đi, không hủy hoại không loại bỏ, ở trong ngạ quỷ không thể nào thoát ra được. Nghiệp hết được thoát ra, từ nơi này mạng chung sanh trong loài súc sanh, nhận chịu thân của loài chim Giá Tra Ca (loài chim này chỉ ăn lúc trời mưa, ngửa miệng hứng được nước trên trời mưa xuống mà uống, chứ không được uống những loại nước khác), thường lo sợ đói khát và nhận chịu khổ não vô cùng. Trong loài súc sanh chết đi rồi sanh vào trong loài người, bởi vì nghiệp còn lại cho nên thường đói khát khốn khổ, nhận chịu đau khổ vô cùng, thường phải đi xin ăn”.
Hoặc lại ở trong gia đình cùng có sự cung cấp, mà cứ ăn một mình chứ không cho người khác, cũng mắc phải tội nặng.
Vì vậy trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Thức ăn ngon nhiều mà tự mình ăn uống, không bố thí cho vợ con và vợ con của những quyến thuộc khác, họ chỉ được ngửi mùi thơm của thức ăn mà không biết vị của thức ăn. Ở trước mặt vợ con mà ăn một mình, bởi vì keo kiệt ganh tỵ, cho nên quyến thuộc cùng chung nghiệp lực mà không bố thí cho nhau. Cũng bày cho người khác không cung cấp cho vợ con thì khởi tâm tùy hỷ. Tạo ra nhiều lỗi lầm như vậy, mà không hối cải, không sanh lòng hổ thẹn. Người ác như vậy, đến lúc thân mạng hủy hoại kết thúc thì sanh vào trong loài ngạ quỷ ăn mùi hương. Sau khi đã sanh ra thì đói khát đốt cháy thân hình chạy trốn khắp mọi nơi, rên rĩ kêu gào-khóc lóc xót xa-sâu lo vô cùng, chỉ nhờ cậy vào tháp miếu và những dịp cúng tế trời đất, người có niềm tin thiết bày những vật cúng dường, nhờ vào mùi hương đó và ngửi còn lại để tự duy trì mạng sống”.
Do đó biết rằng chúng sanh một mình sử dụng đồ vật trong gia đình và cố ý ăn uống một mình, đều mắc phải tội lớn. Hoặc suy nghĩ rằng không có tiền bạc thậm chí cỏ cây nước uống, cũng không đem ra bố thí, về sau nhận chịu nghèo khổ đời đời không chấm dứt.
Vì vậy trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Người không có tiền bạc tự nhiên nói là không có tiền bạc, thì nghĩa này không đúng. Tại vì sao? Bởi vì tất cả nguồn nước-đồng cỏ thì con người không có ai là không có phần. Tuy là vua chúa đứng đầu đất nước và không hẳn đã có năng lực luôn bố thí, tuy là người nghèo khó cùng cực nhưng không phải là không có thể bố thí. Tại vì sao? Bởi vì người nghèo khó cùng cực cũng có phần ăn, ăn rồi rửa đồ dùng, lấy nước chùi rửa đã bỏ đi, bố thí cho những loài cần ăn, cũng có được phước đức. Hoặc dùng chút bột bố thí cho loài kiến, cũng có được quả báo phước đức vô lượng. Người nghèo khó nhất trong thiên hạ, ai sẽ không có một chút bột như mảy bụi chăng? Người nghèo túng cùng cực thì ai sẽ để thân thể trần trụi không có áo quần? Nếu có áo quần, thì lẽ nào không có một sợi chỉ hay một mũi kim bố thí cho người, hoặc chút tiền bạc băng bó vết thương nơi một ngón tay để làm bấc neon hay sao? Này người thiện nam! Người trong thiên hạ thì ai hiện tại nghèo khó cùng cực không có thân hình? Nếu như có thân hình, thì thấy người khác làm phước mình nên đến để giúp đỡ, tìn đến tự mình quét rác vẩy nước cũng có được phước báo”.
Do đó trong Thành Thật Luận nói: “Quét sạch đất trong một ngôi chùa Tăng, không bằng quét sạch đất nơi một bàn tay của tượng Phật”.
Còn trong Tứ Phần Luật và Di Sa Tắc Luật nói: “Xưa vào thời Đức Phật tại thế, trong thành Bạt Đề có Đại cư sĩ, tự là Mân Đồ, tiền của châu báu dồi dào có uy lực to lớn, tùy ý muốn gì thì cấp cho người ta thứ ấy, trong nhà kho có hầm, lớn bằng trục xe, thóc gạo tự nhiên sinh
ra. Người vợ lấy thăng gạo nấu cơm, nuôi quân lính bốn bộ và người từ bốn phương đến, ăn vẫn còn không hết. Người con trai lấy ngàn lượng vàng giúp cho quân lính bốn bộ và người xin ăn bốn phương, tùy theo ý muốn không hết. Vợ người con trai lấy một túi hương xoa cho quân lính bốn bộ và người từ bốn phương đến cầu xin, tùy theo ý muốn khiến cho đầy đủ, hương vẫn còn không hết. Người giúp việc dùng một cái cày bảy thửa ruộng, gạo sinh ra thêm nhiều. Người hầu gái lấy tám thăng thóc cho quân lính bốn bộ, người ngựa ăn mà không hết. Người sang kẻ hèn trong nhà cùng tranh nhau, ai cũng cho là phước lực của mình. Mân Đồ đến nơi Đức Phật thưa hỏi là lực của ai. Đức Phật dạy: Mọi người cùng có. Xưa trong thành Vương Xá có một người thợ dệt, người thợ dệt có vợ, lại có một người con trai, người con trai lại có vợ, có một người giúp việc và một người hầu gái, trong một lúc cùng nhau ăn cơm, có vị Bích chi Phật đi đến nhà khất thực, mọi người muốn đem phần của mình để cúng dường. Vị Bích chi Phật nói: Mỗi người bớt một chút, với mọi người không thiếu, còn tôi được vừa đủ. Liền cùng nhau nghe theo. Vị Bích chi Phật ăn xong, ở giữa hư không hiện bày các loại thần thông biến hóa rồi mới đi. Người thợ dệt và quyến khi xả bỏ thân mạng thì sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương, còn như cõi trời Tha Hóa thì lần lượt trải qua bảy lần, phước còn lại sinh ở nơi này, quả báo đều như nhau”.
Thứ tư: Thông Thí ( Bố thí thông suốt)
Như kinh Niết bàn nói: “Bồ tát lúc bình thường thực hành bố thí, không thấy người nhận là trì giới hay phá giới, là ruộng phước hay không phải ruộng phước, đây là tri thức hay đây không phải là tri thức. Lúc bố thí không thấy là đức độ hay không phải đức độ, không chọn ngày giờ hay chỗ đúng chỗ sai, lại cũng không suy nghĩ là mất mùa đói kém hay được mùa vui sướng, không thấy nhân quả, đây là chúng sanh hay đây không phải chúng sanh, là phước hay không có phước. Tuy là không thấy người bố thí người nhận thí, cùng với tiền bạc đồ vật, thậm chí không thấy đoạn đứt và quả báo, mà luôn luôn thực hành bố thí không có đoạn tuyệt. Nếu Bồ tát còn thấy trì giới hay phá giới cho đến quả báo, thì rốt cuộc không thể nào bố thí. Nếu không bố thí thì không đầy đủ Đàn ba la mật. Nếu không đầy đủ Đàn Ba la mật thì không thể nào thành tựu A nậu bồ đề. Ví như có người thân thể bị trúng tên độc, quyến thuộc của người ấy muốn làm cho yên ổn, vì trừ bỏ chất dộc cho nên lập tức sai người mời thầy thuốc giỏi, để mà rút mũi tên ra. Người đó mới nói: Tạm thời chờ đợi đừng chạm vào, nay tôi đang quan sát mũi 30 tên độc như vậy, từ phía nào bắn tới vậy? Người nào đã bắn, là Sát lợiBà-la-môn-Tỳ xá hay Thủ đà? Lại tiếp tục dấy lên suy nghĩ: Là loại gỗ gì vậy, trúc hay là dương liễu chăng? Sắt đầu mũi tên ấy, nơi nào luyện ra, cứng hay mền? Lông chim nơi mũi tên ấy, là cánh của loài chim nào, quạ-diều hâu hay đại bàng vậy? Chất độc vốn có ấy, là từ đâu làm ra, tự nhiên mà có, là chất độc do người chế, hay là chất độc của rắn dữ chăng? Người ngu si như vậy lại không thể nào biết rằng chốc lát thì mạng sống chấm dứt. Bồ tát cũng như thế, nếu lúc thực hành bố thí, phân biệt người nhận là trì giới hay phá giới cho đến quả báo thì rốt cuộc không thể nào bố thí. Nếu không thể nào bố thí thì không đầy đủ Đàn ba la mật, cho đến Bồ đề”.
Còn trong kinh Tịnh Nghiệp Chướng nói: “Nếu Bồ tát quán xét keo kiệt và bố thí không làm thành hai tướng, trì giới và hủy giới không làm thành hai tướng, sân giận và nhẫn nhục – giải đãi và tinh tiến – loạn tâm và thiền định-ngu si và trí tuệ không làm thành hai tướng, vậy thì gọi là thanh tịnh các nghiệp chướng”.
Còn trong kinh Phật thuyết Thái Tử Tu Đại Noa nói: “Đức Phật bảo với A Na: thời qáu khứ không thể tính được số kiếp, lúc ấy có nước lớn, tên gọi là Diệp Ba, vua nước ấy hiệu là Thấp ba, nhà vua có hai vạn phu nhân, không hề có con. Nhà vua tự mình cầu xin nơi đền thờ các vị thần linh. Phu nhân liền cảm giác có thai, đến mười tháng tròn thì sinh hạ Thái Tử, tự là Tu Đại Noa. Đến năm mười sáu tuổi tài nghệ sách vở thảy đều đầy đủ. Từ lúc thơ dại đến nay thường thích Bố thí. Thái tử đến tuổi trưởng thành, nhà vua cưới Phi hậu cho Thái tử, tên gọi Man Để, là con gái của Quốc Vương, đoan chánh tuyệt với. Thái tử có một nam-một nữ, Thái tử tư duy, muốn thực hiện Đàn ba la mật, ra ngoài hoàng thành đi khắp nơi quan sát. Đế Thích hóa làm một người đui điếc câm ngọng bần cùng, nằm ở bên đường. Thái tử trông thấy rồi ưu sầu không vui. Thái tử thưa với vua cha: Muốn từ Đại Vương cầu xin một nguyện ước, không biết có đồng ý hay không? Nhà vua trả lời: Muồn nguyện ước như thế nào, cha không làm trái ý con. Thái tử thưa:
Con nguyện ước mong có được tất cả châu báu trong kho tạng của Đại Vương, đặt ngoài bốn cổng thành và đặt ở trong chợ, dùng để bố thí ngay cho người cầu xin không ngược với ý muốn của họ. Nhà vua nói với Thái tử: Tùy mong cầu của con, cha không làm trái ý con. Thái tử liền dùng xe kéo châu báu đặt ngoài bốn cổng thành và đặt ở trong chợ, tùy ý người đã cầu xin mà lấy. Tám phương trên dưới không có ai không nghe biết, người đến từ ngàn dặm – vạn dặm, túy ý muốn mà cho không ngược với ý muốn của họ. Lúc ấy có nước đối địch óan thù, nghe Thái tử ưa thích bố thí ngay cho người cầu xin không ngược với ý muốn của họ, liền tập hợp các quan và những Đạo sĩ, cùng tập trung bàn bạc rằng: Vua nước Diệp Ba có voi trắng đi trên hoa sen, tên gọi là Tu Đàn Diên, quả thật là sức mạnh, đánh nhau hơn hẳn bình thường, cứ mỗi lần cùng với các nước công phạt với nhau, voi này thường thắng trận, cai có thể đến cầu xin voi ấy? Các quan đều nói: không có năng lực đến đó. Trong đó có tám người Bà-la-môn, liền thưa với nhà vua rằng: Chúng tôi có thể đến cầu xin, hãy cung cấp long thực cho chúng tôi. Nhà vua lập tức cung cấp cho họ. Nhà vua nhân tiện nói rằng: Có thể xin được voi ấy Ta sẽ trọng thưởng cho các ông. Tám người Đạo sĩ liền đến nước Diệp Ba, đến cổng cung Thái tử, tất cả đều chống gậy cùng co một chân mà đứng tự nói rằng: Vốn là từ xa đến muốn có những cầu xin. Thái tử nghe thế thật vô cùng hoan hỷ, liền đi ra đón chào, tiến lên để làm lễ, giống như con thấy cha, nhân đó hỏi thăm nhau. Hỏi rằng cầu xin điều gì? Đạo sĩ đáp rằng: Tôi nghe Thái tử vui bố thí không ngược với ý muốn của người xin, danh tiếng Thái tử tr đi nghe thấy khắp tám phương, trên thấu tận trời xanh – dười đến tận suối vàng, công đức của sự bố thí không thể suy lường được, muốn từ nơi Thái tử cầu xin voi trắng đi trên hoa sen. Thái tử liền dẫn đến trong chuồng khiến chọn lấy một chú voi. Tám người Đạo sĩ cùng nói rằng: Chúng tôi đích thực muốn có được voi trắng đi trên hoa sen tên là Tu Đàn Diên Ất. Thái tử nói: Chú voi lớn ấy là chú voi được yêu thích nhất của Phụ Vương ta, nhà vua coi như Ta, nếu cho các khanh thì Ta đã làm trái ý Phụ Vương, có thể đuổi Ta ra khỏi đất nước. Thái tử liền tự tư duy: Trước đây mình có yêu cầu bố thí ngay cho người cầu xin không ngược với ý muốn của họ, nay không cho thì làm trái với tâm ban đầu của mình, nếu không đem chú voi này bố thí, thì từ đâu có thể thành tựu vô thường bình đẳng? Lền truyền lệnh tùy tùng khoác yên vàng trên long voi, nhanh chóng dắt ra ngoài. Thái tử dùng tay trái cầm nước rửa tay cho Đạo sĩ, tay phải dắt voi để trao cho. Tám người có được voi liền cầu nguyện chó Thái từ rồi cùng nhau cỡi voi trắng hoan hỷ mà đi.. thái tử nói với các Đạo sĩ rằng: Các khanh hãy nhanh chóng đi đi, nếu phụ vương ta biết được, thì đuổi theo lấy mất của các khanh. Tám người Đạo sĩ lập tức ra đi. Các quan trong nước nghe đem voi bố thí cho kẻ thù, đều vô cùng kinh sợ. Nhà vua nghe rất ngạc nhiên, nay có được thiên hạ là nhờ có voi này, voi này mạnh hơn sức lực của sáu mươi con voi, mà Thái tử dùng để cho kẻ thù, sợ rằng mất nước, nên làm như thế nảo? Thái tử bố thí như vậy trong kho tạng ngày càng trống rỗng, các quan sợ rằng cả nước và vợ con của Thái tử cũng đem giúp cho người. Nhà vua nghe nói vậy thì thêm lo buồn, nhà vua cùng các quan bàn bạc, muốn dùng các loại hình phạt đối với Thái tử. Có vị Đại thần thưa với nhà vua là không thể được, chỉ đuổi ra khỏi nước đưa vào trong chốn núi non ruộng đồng hoang vắng, trong khoảng mười hai năm, sẽ làm cho hổ thẹn. Nhà vua liền nhuận theo lời của vị Đại thần này. Nhà vua nói với Thái tử: Con hãy ra khỏi đất nước, phạt tù con ở trong núi Đàn Đặc mười hai năm. Thái tử thưa với nhà vua: Không dám làm trái lời dạy, lại nguyện xin bố thí bảy ngày để mở rộng tâm bé nhỏ của con, rồi mới đi ra khỏi đất nước. Nhà vua nói: Chính vì con bố thí quá mạnh mẽ, mà kho tạng của đất nước ta trống rỗng, mất cả voi báu chống giặc của ta, vì vậy đành phải đuổi con đi mà thôi, hãy mau chóng ra đi, không tùy ý của con được. Thái tử thưa rằng: Không dám làm trái giáo lệnh của Đại Vương, con tự mình có tiền bạc riêng của mình, nguyện được bố thí hết mới ra đi, không dám làm phiền đất nước.
Hai vạn Phu nhân cùng đến chỗ nhà vua, xin giữ lại Thái tử, bố thí bảy ngày xong mới khiến rời khỏi đất nước. Nhà vua liền đồng ý. Người từ bốn phương xa đến tùy ý mà ban cho, bảy ngày thì tiền bạc không còn, người nghèo khổ được giàu có, muôn dân vô cùng hoan hỷ. Thái tử từ biệt với vợ, Phi hậu nghe mà ngạc nhiên, Thái tử lỗi lầm gì mà phải chịu như vậy? Thái tử trả lời đầy đủ mọi nhân duyên, vì vậy cho nên mình bị đuổi. Man Để nói: Làm cho đất nước phong phú tuyệt với giàu có vui sướng vô cùng tận, chỉ nên cố gắng cùng nhau ở trong úi cầu tìm đạo pháp mà thôi. Thái tử nói: Người ở trong núi là nơi rất đáng sợ, nàng bình thường an lành vui sướng, sao có thể chịu đựng được như vậy! Phi hậu trả lời Thái tử: Thiếp dứt khoát không thể nào xa lìa nhau được, vua thì lấy cờ phướn làm hiệu, lửa thì lấy khói làm dấu hiệu, vợ thì lấy chồng làm trụ cột, thiếp chỉ dựa vào Thái tử, nếu có người đến xin ăn thì thiếp sẽ thuận theo mà giúp đỡ, thậm chí có người xin thiếp và con cái thì thuận theo Thái tử mà bố thí. Thái tử nói: Nàng có thể như vậy thì rất tốt.
Thái tử và Phi hậu cùng với hai con mình, cùng nhau đến chỗ mẹ từ biệt sắp chia xa, thưa với mẹ mình rằng: nguyện xin mẹ nhiều lần nhắn nhủ vua cha dùng chánh đạo sửa trị việc nước đừng lấy tà đạo làm oan ức cho người! Mẹ nghe từ biệt mà cảm kích bi ai, nói với người hầu cận rằng: Than ta như đá, tâm ta như thép cứng, tôn thờ hậu hạ Đại Vương chưa hề có lỗi lầm, nay có một người con mà lại bỏ ta ra đi, tâm ta sao có thể không nát tan mà chết! Thái tử và Phi hậu cùng với hai con, đều hướng về cha mẹ lễ lạy mà ra đi. Hai vạn Phu nhân lấy mỗi người một hạt trân châu để tặng Thái tử, bốn ngàn Đại thần dùng châu ngọc bảy báu dâng lên Thái tử. Thái tử từ trong cung đi ra ngoài thành đều bố thí cho bốn phía, trong phút chốc đều hết sạch. Mấy ngàn vạn người lớn nhỏ trong nước, cùng nhau đưa tiễn Thái tử, người nhìn thấy đều luyến tiếc rơi lệ mà từ biệt. Thái tử và Phi hậu cùng nhau tự đánh xe chở đồ đạc mà đi. Đi về phía trước đã xa bèn dừng lại dưới tán cây, có Bà-la-môn đến xin ngựa, Thái tử liền dỡ xe, lấy ngựa mà cho. Đem hai con nhỏ đặt trên xe, Phi hậu ở phia sau đẩy, Thái tử đi giữa càng xe kéo mà đi. Tiếp tục đi về phía trước, lại gặp Bà-la-môn đến xin xe, Thái từ liền lấy xe mà cho. Tiếp tục đi về phía trước, lâi có Bà-la-môn đến xin, Thái tử nói rằng: Ta không có gì yêu quý để cho khanh, tiền bạc đồ vật của ta đều hết sạch. Bà-la-môn nói: Không có tiền bạc đồ vật thì cho tôi chiếc áo trên người. Thái tử liền cởi áo mà cho. Lại mặc một chiếc áo cũ, tiếp tục đi về phía trước, lại gặp Bà-la-môn đến xin, Thái tử lấy quần áo của Phi hậu mà cho. Tiếp tục đi về phía trước, lại gặp Bà-la-môn đến xin, Thái tử lấy quần áo của hai con mà cho. Thái tử bố thí xe – ngựa – tiền bạc- đồ vật – áo quần rồi, hết sạch không còn có gì sót lại, tâm ban đầu không hối hận gì, dù chỉ lớn bằng mảy lông. Thái tử tự mình cõng cậu con trai, Phi hậu bế cô con gái, đi bộ mà tiến về phía trước, theo nhau đi vào núi.
Núi Đàn Đặc, cách nước Diệp Ba hơn sáu ngàn dặm, cách xa đất nước, đi ở trong vùng ao đầm đói khát rất khổ nhọc. Đế Thích trên cung trời Đao Lợi liền ở nơi đầm lầy hoang vắng hóa làm thành quách, trong thành có đầy đủ cơm áo đồ dùng, có người đi ra đón tiếp niềm nở rằng: Thái tử nhân tiện có thể dừng lại ở nơi này ăn uống để cùng nhau vui thú thỏa thích! Phi hậu nói với Thái tử: Đường đi thật vô vùng vất vả, có thể dừng lại nghỉ ngơi ở đây được không? Thái tử nói: Phụ Vương lệnh chuyển ta vào trong núi Đàn Đặc, ở lại nơi này là làm trái lời dạy của Phụ Vương, không phải là con hiếu. Liền đi ra ngoài thành quay đầu nhìn lại, không còn trông thấy khu thành. Lại tiếp tục đi về phía trước đến núi Đàn Đặc, dưới núi có dòng nước, sâu không thể vượt qua. Phi hậu nói với Thái tử: Tạm thời nên dừng lại đây, đợi lúc nước cạn bớt thì lội qua. Thái tử nói: Phụ Vương lệnh chuyển ta vào núi, dừng lại ở đây thì làm trái lời dạy của Phụ Vương. Tâm Từ của Thái tử khiến cho giữa dòng nước có hòn núi dùng làm bờ đập chắn ngang dòng nước, vén áo mà lội qua. Liền tâm niệm rằng: Dòng nước đang tuôn chảy sẽ giết bao người và súc vật. Lập tức quay đầu lại nhìn nói với dòng nước rằng:
Tiếp tục chảy như cũ, nếu có ai muốn đi đến chỗ ta, thì đều nên để cho họ đi qua. Thái tử vừa nói xong thì dòng nước liền tiếp tục chảy như cũ. Tiến lên đến trong núi thấy núi cao ngất, cây cối um tùm, chim chóc líu lo, suối chảy róc rách, hồ trong nước mát, hoa trái ngọt ngào. Thái tử nói với Phi hậu: Nhìn trong núi cũng có người học đạo. Thái tử đi vào núi, chim thú trong núi đều rất hoan hỷ, đến đón chào Thái tử. Trên núi có một Đạo nhân, tên gọi A Châu Đà, năm ấy đã năm trăm tuổi, có đức hạnh tuyệt diệu, Thái tử làm lễ rồi lùi lại đứng thưa rằng: Nay ở trong núi, nơi nào có suối nước và hoa trái thuận tiện đáng làm nơi dừng chân vậy? A Châu Đà nói” Trong núi này thì đều là nơi phước địa có thể dừng chân. Đạo nhân lại nói: Nay trong núi này là nơi thanh tịnh, tại sao khanh mang vợ con đến mà muốn học đạo ư? Thái tử trả lời, Man Để liền hỏi Đạo nhân rằng: Ở nơi này học đạo được bao nhiêu năm rồi? Đạo nhân nói: Bốn-năm trăm năm rồi. Man Để nói: Tính ra còn có chấp ngã, lúc nào thì đắc đạo? Đạo nhân nói: Bốn-năm trăm năm rồi. Man Để nói: Tính ra còn có chấp ngã, lúc nào thì đắc đạo? Đạo nhân nói: Tôi thật sự không nghĩ đến điều này. Thái tử liền hỏi Đạo nhân rằng: Có thể có nghe đến Thái tử Tu Đại Noa con vua nước Diệp Ba hay không? Đạo nhân nói: Tôi nhiều lần nghe đến, nhưng chưa trông thấy mà thôi. Thái tử nói: Tôi chính là Tu Đại Noa đây. Đạo nhân hỏi Thái Tử: Có mong cầu như thế nào? Thái tử trả lời răng: Mong cầu Ma Ha Diễn. Đạo nhân nói: Công đức chính là như vậy, nay không bao lâu đạt được Ma Ha Diễn lúc Thái tử đạt được đạo Vô thượng, tôi sẽ làm đệ tử thần túc thứ nhất. Đạo nhân liền chỉ ra và nói cho Thái tử biết nơi dừng chân. Thái tử liền cho pháp đạo bên tóc vấn trên đầu, lấy nước suối quả rừng làm đồ ăn thức uống, rồi làm lều cỏ nam nữ ở tách biệt. Con trai tên là Gia Lợi năm ấy được bảy tuổi, mặc áo cỏ theo cha ra vào; con gái tên là Kế Noa Diên năm ấy được sáu tuổi, mặc áo da hươu theo mẹ ra vào. Chim thú trong núi thảy đều hoan hỷ, đến nương tựa Thái tử, hồ cạn đều tuôn chảy dòng nước, cây khô đều sinh trưởng lá hoa, các loại độc đều tiêu tán, cây trái đều sum sê. Con trai và con gái của Thái tử ở bên bờ suối cùng chơi đùa với chim thú.
Lúc ấy ở nước Câu Lưu có Bà-la-môn nghèo túng, 0 tuổi mới lấy vợ, vợ vô cùng đoan chánh. Bà-la-môn có mười hai người con xấu xí, hình dáng giống như quỷ, người vợ thấy ghét liền nguyền rủa muốn làm cho chết hết. Người vợ đi múc nước, trên đường gặp người trẻ tuổi giễu cợt nói xấu chồng mình, mang nước mà quay về nói chồng mình rằng: Tôi vừa đi lấy nước gặp người trẻ tuổi trêu ghẹo tôi, đòi làm tôi tớ hầu hạ cho tôi, tôi không tự đi múc nước, người ta cũng không cười nhạo tôi. Người chồng nói: Tôi nghèo làm sao mà có được cái gì? Người vợ nói: Không tìm người làm tôi tớ hầu hạ cho tôi, thì tôi sẽ ra đi, không thể chung sống với nhau. Người vợ lại nói: Tôi thường nghe Thái tử Tu Đại Noa bởi vì bố thí quá mạnh mẽ, cho nên vua cha bắt phải dời đến ở trong núi Đàn Đặc, có một cậu con trai và một cô con gái có thể đến xin. Lúc ấy Bà-la-môn lập tức đi đến núi Đàn Đặc, đến bên dòng nước lớn, chỉ nghĩ đến Thái tử, tức thì di qua được. Lúc ấy Bà-la-môn liền đi vào trong núi gặp thợ săn mà hỏi nơi của Thái tử, liền chỉ rõ ràng nơi chốn. Bà-la-môn lập tức đến nơi ở của Thái tử. Thái tử từ xa trông thấy vô cùng hoan hỷ, chào đón để hỏi han, nhân đó thăm hỏi lẫn nhau, hỏi là từ nơi nào đi đến. Bà-la-môn nói: Tôi từ xa đến đây, người ở nước Câu Lưu, từ lâu nghe Thái tử vui thích bố thí, muốn đi theo Thái tử cầu xin bố thí. Thái tử nói: Ta không tiếc gì với ông, ta hết sạch tất cả, không còn gì để cho ông. Bà-la-môn nói: Nếu không có vật gì, thì cho tôi hai đứa trẻ để làm giúp việc sai bảo. Như vậy đến ba lần, Thái tử nói: Ông cố tình từ xa đến đây, sao không giúp cho nhau được. Lúc ấy hai trẻ nhỏ đi chơi, Thái tử gọi về nói cho biết rằng: Bà-la-môn này từ xa đến xin hai con, cha đã đồng ý, hai con hãy đi theo! Thái tử liền dắt trao cho, mặt đất liền chấn động dữ dội. Hai trẻ nhỏ không chịu đi theo, quay lại đến trước mặt cha, quỳ thẳng nói với cha rằng: Chúng con vốn có tội gì mà nay gặp phải như vậy, mới từ dòng dõi Quốc Vương trở thành nô tỳ cho người ta, hướng về trước cha ăn năn hối lỗi, từ nhân duyên này mà tội diệt phước sanh, đời đời không còn gặp cảnh như vậy! Thái tử nói với hai con rằng: Ân ái trong thiên hạ đều phải biệt ly, tất cả đều vô thường đâu có thể giữ mãi được, lúc cha đạt được đạo vô thượng thì tự cha sẽ độ cho các con. Hai trẻ nhỏ nói với cha rằng: Giúp chúng con tạ lỗi với mẹ, nay thì vĩnh viễn cách xa, xót lòng không từ biệt trước mặt mẹ, tự chúng con vốn có tội lỗi nên gặp phải nỗi khổ đau vô cùng như vậy, nghĩ đến mẹ mất chúng con sẽ chịu đựng nỗi sầu lo đau đớn biết bao! Bà-la-môn nói: Tôi già mà ốm yếu, hai đứa trẻ đều sẽ bó tôi đến chỗ mẹ của chúng, tôi phải làm thế nào để giữ được, nên trói lại giao cho tôi. Thái tử liền nắm tay hai trẻ nhỏ, khiến Bà-la-môn tự trói lại, giữ khiến cho liền với nhau, cứ cầm đầu sợi dây. Hai trẻ nhỏ không chịu đi, dùng roi đánh máu chảy đầy đất. Thái tử trông thấy mà nước mắt tuôn trào rơi xuống đất, mặt đất liền sôi sục. Thái tử cùng các loài chim thú đều tiễn đưa hai trẻ nhỏ, đến lúc không còn trông thấy mới quay về, lúc ấy các loài chim thú đều đi theo Thái tử về đến nơi hai trẻ nhỏ chơi đùa mà kêu khóc tự bổ nhào về phía trước. Hai trẻ nhỏ ở giữa đường lấy dây quấn quanh thân cây không chịu đi. Mong mỏi mẹ mình đến. Bà-la-môn lấy roi đánh đập, hai trẻ nhỏ nói: Đừng đánh chúng tôi nữa, chúng tôi tự mình đi mà thôi. Ngửa mặt lên trời gọi to rằng: Tất cả Sơn thần – Thọ thần xin nghĩ tình thong xót, chúng con không gặp mẹ để từ biệt, hãy nói cho mẹ chúng con biết, hái quả mau chóng đến đây, cho chúng con cùng trông thấy mẹ. Mẹ ở trong núi, dưới chân trái tự nhiên ngứa, mắt phải lại nóng rực, hai bầu vú chảy nước, liền tự tư duy: Chưa từng có điều lạ lùng như vậy, trước mắt dùng quả để làm gì, người nên trở về nhìn xem con mình, có thể không có chúng thì sao? Thế là bỏ giỏ trái cây chạy về. Thiên Vương Đế Thích biết Thái tử, đem con cho người sợ rằng Phi hậu làm trở ngại thiện tâm của Thái tử, liền hóa làm con sư tử, ngồi chễm chệ ngay giữa đường. Phi hậu nói với sư tử: Nguyện xin tránh nhau một chút để cho tôi có thể đi qua! Sư tử biết Bà-la-môn đã đi xa, bèn đứng dậy tránh đường để cho Phi hậu được đi qua. Phi hậu trở về trông thấy Thái tử ngồi một mình, không thấy hai con nên tự mình đến nhà cỏ, tìm khắp nơi mà không thấy, liền trở về đến chỗ Thái tử hỏi hai con ở đâu? Thái tử không trả lời. Hay la mang cho ai, nói sớm cho thiếp biết đừng cho thiếp điên cuồng! Như vậy đến ba lần, Thái tử không trả lời. Phi hậu càng sầu khổ: Thái tử không trả lời thiếp càng mê loạn!
Thái tử nói với Phi hậu: Có một Bà-la-môn ở nước Câu Lưu, đến đi theo ta xin hai trẻ nhỏ, ta liền đem cho. Phi hậu nghe mà cảm kích ngã nhào xuống đất, như Thái sơn sụp đổ, quằn quại khóc sướt mướt mà không thể dừng lại được. Thái tử nói: Hãy dừng lại, nàng biết thời Đức Phật Hòa Kiệt La ở quá khứ chúng ta muốn gì không vậy? Ta vào lúc bấy giờ làm con trai của Bà-la-môn, tên là Bích Đa Vệ; nàng làm con gái của Bà-la-môn, tên là Tu La Đà. Nàng cầm bảy cành hoa, ta cầm năm trăm đồng tiền bằng bạc, mua của nàng năm cành hoa, muốn đem rải trên Đức Phật, nàng lấy hai cành hòa nhờ ta dâng lên Đức Phật, mà cầu nguyện rằng: Nguyện cho thiếp đời sau thường làm vợ chàng! Ta nào lúc bấy giờ nói rõ ràng với nàng là ai muốn làm vợ tôi, nên thuận theo ý tôi ở chỗ bố thí không ngược với tâm người, nhưng không đem cha mẹ để bố thí mà lại làm rối thiện tâm của ta chăng? Phi hậu nghe Thái tử nói, tâm ý hiểu thông suốt liền biết rõ túc mạng, tùy ý thuận theo Thái tử bố thí mau chóng đạt được tâm nguyện của mình. Thiên Vương Đế Thích thấy Thái tử bố thí như vậy, liền xuống thứ Thái tử để biết mong cầu điều gì, hóa làm Bà-la-môn cũng có mười hai người con xấu xí, đến trước mặt Thái tử mà tự mình nói rằng: Thường nghe Thái tử vui thích bố thí không ngược với ý người xin, cho nên đi đến đây, nguyện xin cho tôi bà Phi. Thái tử nói: Đồng ý, rất tốt, có thể được. Phi hậu nói: Nay đem thiếp cho người ta, ai sẽ là người cung dưỡng cho Thái tử? Thái tử trả lời rằng: Nay không đem nàng bố thí, làm sao có thể thành tựu vô thượng bình đẳng? Thái tử liền dẫn Phi hậu trao cho, Thiên Đế Thích biết và trông thấy Thái tử hoàn toàn không có ý hồi tiếc, chư Thiên ngợi ca rồi trời đất chấn động dữ dội. Lúc ấy Bà-la-môn liền mang Phi hậu rơi xa, đi đến bảy bước thì mang Phi hậu quay lại, đem gởi cho Thái tử và nói đừng cho người khác nữa. Thái tử nói: Vì sao không lấy? Bà-la-môn nói với Thái tử rằng: Tôi không phải là Bàla-môn, mà chính là Thiên Đế Thích, cố tình đến tự mình thử để biết ý nguyện như thế nào! Liền trở lại thân tướng Đế Thích. Phi hậu lập tức làm lễ cầu xin cho ba điều nguyện: 1- Khiến cho Bà-la-môn dẫn hai con trẻ của tôi trở về bán vào trong nước của tôi; 2- Khiến cho hai con trẻ của tôi không bị đói khát khốn khổ; 3- Khiến cho tôi và Thái tử sớm được trở về nước. Thiên Đế Thích nói rằng: Sẽ được ý nguyện như trước. Thái tử nói: Nguyện khiến cho chúng sanh đều được độ thoát, không còn nổi khổ của sinh lão bệnh tử. Đế Thích nói: Vĩ đại thay, ý nguyện Vô thượng, ý nguyện vô cùng cao quý, không phải là tôi có thể đạt được! Đế Thích nói xong bỗng nhiên không còn trông thấy.
Lúc ấy Bà-la-môn ở nước Câu Lưu, xin được hai trẻ nhỏ trở về nhà. Người vợ ngang ngược mắng nhiếc. Sao đành lòng mang hai đứa trẻ nay trở về, hai đứa trẻ này là dòng dõi Quốc Vương mà không có tâm Từ, đánh đập khiến cho sinh ra lở loét, thân thể đều là máu mủ, hãy mau mang đến chợ bán, lại có người tìm để sai bảo đấy. Người chồng thuận theo người vợ nói, liền dẫn đi bán. Thiên Đế Thích đi vào chợ nói: Hai trẻ nhỏ này cao quý không ai có thể mua được. Thế là dẫn đến nước Diệp Ba. Đã đến trong nước Diệp Ba, Đại thần và dân chúng nhận ra chính là con của Thái tử, cháu của Đại Vương. Cả nước đau lòng xót xa, các quan liền hỏi do đâu có được hai trẻ nhỏ này mang đến đây. Bàla-môn nói: Tôi tự mình cầu xin mà được. Mọi người muốn giành lấy, trong đó có Trưởng giả bèn can ngăn mọi người rằng: Đây chính là tâm bố thí của Thái tử, để đến nỗi như vậy, nếu bây giờ giành lấy thì làm trái ý nguyện Thái tử, không bằng thưa với nhà vua, nhà vua nghe biết thì tự nhiên sẽ chuộc lại. Các quan thưa với nhà vua. Nhà vua nghe vô cùng kinh hãi, liền gọi Bà-la-môn khiến dẫn hai trẻ nhỏ vào cung. Nhà vua và Phu nhân cùng các cung nữ, từ xa trông thấy hai trẻ nhỏ không có ai không xúc động nghẹ ngào. Nhà vua hỏi do đâu có được hai trẻ nhỏ này, Bà-la-môn trả lời rằng: Tôi cầu xin được từ Thái tử mà thôi. Nhà vua gọi hai trẻ nhỏ mà muốn ôm chầm lấy cháu, hai trẻ nhỏ đều khóc tấm tức mà không chịu đến ôm nhà vua. Nhà vua hỏi Bà-la-môn: Đòi bán bao nhiêu tiền? Bà-la-môn chưa trả lời, cậu bé trai liền nói: Con trai trị giá một ngàn đồng tiền bằng bạc và một trăm con trâu đực, con gái trị giá hai ngàn đồng tiền vàng và hai trăm con trâu cái. Nhà vua nói: Con trai được người ta coi trọng, vì sao con trai rẻ mà con gái lại đắt vậy? Trẻ nhỏ nói: Thể nữ trong Hậu cung cùng với vua không thên thích, có người xuất thân nơi nhà nghèo hèn, có người chỉ là hầu hạ sai khiến, may mắn hợ ý vua liền được tôn quý, vua chỉ có một người con trai mà lại đuổi vào núi sâu, rõ ràng không có ý nhớ đến con, vì vậy biết rõ ràng con trai rẻ mà con gái đắt. Nhà vua nói vậy thì cảm kích xót xa than thou rơi nước mắt và nói: Ta thật có lỗi, vì sao cháu không đếm ôm ta, cháu giận ta chăng, hay sợ Bà-la-môn, xưa là cháu của vua, nay làm kẻ tôi tớ, đâu có lý tôi tớ mà đến ôm Quốc Vương, vì vậy cho nên không dám. Nhà vua nghe nói vậy thì càng thêm bi thương, liền như lời trẻ nhỏ, mà gọi trẻ nhỏ, hai trẻ nhỏ lập tức chạy đến ôm chầm nhà vua. Nhà vua ôm lấy hai cháu, tay xoa đầu hai cháu, hỏi hai trẻ nhỏ rằng: Cha mẹ cháu ở trong núi, ăn uống bằng cách gì, áo quần như thế nào? Trẻ nhỏ trả lời đầy đủ. Nhà vua lập tức sai người mau chóng đón Thái tử về. Sứ giả theo mạng lệnh nhà vua mà thưa với Thái tử, Thái tử trả lời rằng: Nhà vua chuyển ta vào trong núi mười hai năm làm kỳ hạn, nay con ở một năm nữa, hết thời hạn sẽ trở về. Sứ giả quay về thưa với nhà vua, nhà vua lại tự tay viết thư để trao cho Thái tử rằng: Con là người trí, lúc ra đi nên nhẫn nại, lúc trở về cũng nhẫn nại, tại vì sao giận ta mà không quay về? Thái tử nhận được thư trở về, tất cả trở nên rối loạn quằn quại tự ngã nhào xuống đất kêu gào, khe suố trở thành khô cạn, các loài thú thì không có sữa, các loài chim đều kêu khóc buồn thảm, nởi vì mất Thái tử.
Thái tử và Phi hậu cùng trở về nước mình. Nước oán thù đối địch nghe tin Thái tử được trở về, lập tức sai sứ giả lắp yên cương bằng vàngbạc trên thân voi trắng, dùng bát vàng đựng thóc bạc, bát bạc đựng thóc vàng, đón ở giữa đường để trả lời cho Thái tử, nói lời xin lỗi và ân hận về sai lầm của mình rằng: Trước đây cầu xin voi trắng bởi vì ngu si mà thôi , do tôi mà Thái tử bị đuổi đi, nay nghe được trở về trong lòng rất hoan hỷ, bây giờ đem voi trắng kính trả Thái tử, nguyện rủ lòng thâu nhận để trừ diệt tội lỗi! Thái tử trả lời rằng: Ví như có người bày ra nhiều món ăn, chỉ có những thứ đặc biệt mà người ấy ăn rồi nôn mửa trên đất, há còn thơm ngon sạch sẽ để có thể tiếp tục ăn lại hay không? Nay ta bố thí ví dụ cũng giống như nôn ra vẫn dứt khoát không nhận lại, mau cỡi voi mà đi, xin lỗi Quốc Vương của ông. Dường như làm cho sứ giả khuất phục mà từ xa thăm hỏi nhau, ngay sau đó sứ giả liền cỡi voi quay về, thưa với nhà vua như vậy. Nhờ voi này mà oán thù của nước đối địch hóa thành nhân ái hòa hiếu, Quốc Vương và các quan đều phát tâm Vô thượng bình đẳng.
Phụ Vương cỡi voi ra đón Thái tử, Thái tử liền tiến lên cúi đầu làm lễ, theo nhà vua mà trở về, nhân dân trong nước không có ai không hoan hỷ, mọi người rải hoa đốt hương để chờ đón Thái tử. Thái tử vào cung liền đến trước mặt mẹ, cúi đầu làm lễ rồi hỏi chuyện sinh hoạt thường ngày. Nhà vua đem kho báu mà giao cho Thái tử, tùy ý bố thí càng mạnh hơn trước, bố thí không ngừng cho đến lúc tự mình đạt được Phật quả.
Đức Phật bảo với A-nan: Túc mạng của ta đã hành bố thí như vậy, Thái tử Tu Đại Noa chính là thân Ta bây giờ. Phụ Vương lúc ấy Ta nay chính là vua Duyệt Đầu Đàn – cha hiện tại của Ta. Mẫu hậu lúc bấy giờ nay chính là Phu nhân Ma Gia-mẹ hiện tại của Ta. Phi hậu lúc ấy nay chính là Cù Di. Đạo nhân A Châu Đà trong núi lúc ấy nay chính là Mục Kiền Liên. Thiên Đế Thích lúc ấy nay chính là Xá Lợi Phất. Thợ săn lúc ấy nay chính là A-nan. Cậu con trai Gia Lợi lúc ấy nay chính là La Vân-con trai hiện tại của Ta. Cô con gái Kế Noa Diên lúc ấy nay chính là mẹ hiện tại của La Hán Mạt Lợi. Bà-la-môn xin hai trẻ nhỏ lúc ấy nay chính là Được(iều Đạt. Vợ của Bà-la-môn lúc ấy nay chính là Đàn Giá Na Ma. Chịu khó chịu khổ như vậy, trải qua vô lượng số kiếp, thường xuyên thực hành Đàn Bà-la-môn, bố thí như vậy”.
Thứ năm: Pháp Thí
Lời thuật lại: Ở đây trình bày về tài – pháp đối lập với nhau để so sánh sự hơn –kém. Do đó trong Trí Độ Luận nói: “Đức Phật giải thích pháp thí là đứng trong mọi hạnh thí. Tại vì sao? Bởi vì tài thí là hữu lượng, pháp thí là vô lượng. Tài thí là báo cõi Dục, pháp thí là báo vượt ra ngoài ba cõi. Tài thí không có năng lực đoạn trừ lậu, pháp thí rõ ràng lên đến bờ giải thoát. Tài thí chỉ cảm được báo ứng trời-người, pháp thí cảm được tất cả quả của ba Thừa. Tài thí thì ngu-trí cùng làm được, pháp thí chỉ hạn chế trong phạm vi người có trí. Tài thí chỉ có người hành bố thí được phước, pháp thí thì người thí và người nhận đều ích lợi. Tài thí thì người ngu và súc vật đều có thể nhận được, pháp thí thì hạn chế trong phạm vi người thông minh nhanh nhạy. Tài thí chỉ có ích cho sắc thân, pháp thí có năng lực lợi ích cho tâm tư thần thức. Tài thí có thể tăng thêm bệnh tham lam, pháp thí luôn luôn loại trừ ba độc”. Vì thế trong kinh Đại Tập nói: “bố thí châu báu tuy nhiều nhưng không bằng chí tâm tụng trì một bài kệ, pháp thí tuyệt vời nhất và hơn hẳn mọi đồ ăn thức uống vi diệu hiếm có”.
Còn trong kinh Vị Tằng Hữu Nhân Duyên nói: “Thiên Đế hỏi rằng: Bố thí ăn uống và bố thí pháp có công đức thế nào, xin nguyện giải thích cho biết điều ấy. Dã Can đáp rằng: Bố thí đồ ăn thức uống có ích cho mạng sống một ngày, bố thí châu báu ngọc ngà có ích cho sự thiếu thốn của một đời, làm tăng thêm ràng buộc hệ lụy; thuyết pháp giáo hóa gọi là pháp thí, có năng lực làm cho chúng sanh thoát ra ngoài quỹ đạo của thế gian”.
Còn trong luận Đại Trượng Phu nói: “Tài thí là có trong đạo làm người, pháp thí là có trong tâm Đại Bi. Tài thí là trừ diệt nỗi khổ nơi thân chúng sanh, pháp thí là trừ diệt nỗi khổ trong tâm chúng sanh. Tài thí đối với người nhiều ái thì bố thí cho tiền bạc châu báu, người ngu si nhiều thì giúp cho họ phương pháp tỉnh ngộ. Tài thí là làm cho tiền bạc của cải trở thành vô tận, pháp thí là làm cho đạt được trí tuệ vô tận. Tài thí là làm cho đạt được nièm vui nơi thân, pháp thí là làm cho đạt được niềm vui trong tâm. Tài thí la làm cho chúng sanh yêu mean, pháp thí là làm cho thế gian cung kính. Tài thí là làm cho người ngu si yêu mến, pháp thí là làm cho người trí tuệ yêu mến. Tài thí là có năng lực ban cho niềm vui hiện tại, pháp thí là có năng lực giúp chi niềm vui của cõi trời và cảnh giới Niết bàn. Như kệ nói:
Trí Phật rộng lớn như hư không,
Đại Bi là vầng trăng dày đặc,
Pháp thí như làn mưa giữa đời,
Chứa đầy ao hồ cõi u minh.
Bốn nhiếp pháp dùng làm phương tiện,
Nhân của niềm an lạc giải thoát,
Tu tập dựa theo tám chánh đạo,
Có thể đạt được quả Niết bàn”.
Còn trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: Đức Phật dạy: Nếu có Bồ tát thực hành đối với pháp thí thì có mười loại lợi ích. Như thế nào là mười loại? Đó là: 1- Xa rời việc xấu ác; 2- Có năng lực làm việc thiện; 3- Trú trong pháp của người thiện; 4- Thanh tịnh thế giới của Phật; 5- Hướng đến nơi đạo tràng; 6- Bỏ những điều ái trước; 7- Làm cho phiền não phải khuất phục; 8- San sẻ phần phước đức cho mọi chúng sanh; 9- Tu tập tâm Từ đối với mọi chúng sanh; 10- Thấy pháp được vui thích”.
Còn trong luận Bồ Tát Địa Trì nói: “Bồ tát biết hạng tà kiến kia cầu pháp hạn hẹp, thì không trao cho pháp ấy, cũng không đưa cho kinh sách. Nếu người có tính tham cầu tiền tài mà bán rẻ kinh sách, thì cũng không bố thí pháp cho họ. Nếu có được kinh sách mà cất giấu không bày ra, thì cũng không bố thí pháp cho họ. Nếu không phải nghĩa lý mà người ấy biết được, thì cũng không bố thí pháp cho họ. Nếu không phải nghĩa lý người ấy đã biết, thì cũng không bố thí pháp cho họ. Nếu như là nghĩa lý ấy đã biết, đối với kinh sách này đã tự biết nghĩa lý, thì liền mang kinh tùy theo sự vui thích mà giúp cho. Nếu như chưa biết nghĩa thì tự mình cần phải tu học. Lại biết người khác vốn có kinh như vậy nói cho biết nơi ấy, hoặc lại viết giúp cho, Bồ tát nên tự quán xét tâm mình, người có chút khiếm khuyết đối với pháp, nên mang kinh trao cho, để làm pháp thí. Mình thà dùng pháp thí giúp cho người ngu si câm ngọng ở đời hiện tại, vì trừ diệt phiền não, hãy còn nên bố thí, huống hồ làm phương tiện trí tuệ cho tương lai ư?”
Còn trong kinh Ưu Bà tắc Giới nói: “nếu có Tỳ kheo – Tỳ kheo Ni – Ưu bà tắc – Ưu bà di, có năng lực giáo hóa người đầy đủ giới thí đa văn trí tuệ, hoặc dùng giấy mực khiến người khác viết chép, hoặc tự mình viết chép kinh điển đích thực của Như Lai, sau đó bố thí cho người khiến có thể đọc tụng, đó gọi là pháp thí. Người bố thí như vậy, đời vị lai sanh lên cõi trời có được sắc thân tốt đẹp. Tại vì sao? Bởi vì chúng sanh nghe pháp mà đoạn trừ tâm nóng giận, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị lai được thành tựu sắc thân tốt đẹp. Chúng sanh nghe pháp sinh ra tâm Từ không giết hại, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị lai có được thọ mạng lâu dài. Chúng sanh nghe pháp nên không trộm cắp tài sản báu vật của người, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị lai có nhiều tài sản châu báu. Chúng sanh nghe pháp nên tâm tư mở mang vui thích bố thí, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị lai thân có được sức mạnh tràn trề. Chúng sanh nghe pháp xa rời những điều phóng túng, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị lai thân được an lành vui sường. Chúng sanh nghe pháp trừ bỏ tâm nóng giận ngu si, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị la có được biện tài vô ngại. Chúng sanh nghe pháp nên tâm tin tưởng không còn nghi ngờ, nhờ nhân duyên này ở trong đời vị lai có tâm tin tưởng rõ ràng. Giới thí đa văn trí tuệ cũng lại như vậy”. Do đó biết pháp thí thù thắng vượt quá tài thí. Hỏi: Đã biết pháp thí hơn hẳn tài thí, chúng sanh thời đại bây giờ chỉ học pháp thí mà không thực hành tài thí, không biết có thích hợp hay không? Đáp: Bởi vì không hiểu tài thí mà dùng tâm sai lạc để bố thí, nếu như mong cầu quả báo vui thú về sắc – thanh trong cảnh giới trời – người, thì sợ rằng rơi vào ba đường xấu ác mà không thành tựu quả báo xuất thế. Vì lẽ đó bậc Thánh nhân ân cần ca ngợi pháp, khiến cho hiểu rõ Thể Không của ba mới quan hệ mà thực hành tài thí, lâu dài thì thành tựu quả vị thù thắng của Bồ tát Niết bàn, đương nhiên còn lại Giới – Nhẫn trong lục độ vạn hạnh, đều dựa vào trí tuệ dẫn dắt làm thông suốt mà thành tựu tốt đẹp.
Lại trong luận Trí Độ nói: “Năm độ trước đều ví như người mù, độ thứ sáu là Bát Nhã hệ giống như có mắt. Nếu như không được Bát Nhã dẫn dắt làm thông suốt độ trước, thì sẽ rơi vào ác đạo mà không thành tựu quả báo xuất thế. Nếu nghe pháp thí hơn xa tài thí, người ngu si không hiểu thì lập tức gác lại tài thí, chỉ vui thích đọc tụng kinh pháp. Nếu thực hành pháp này, thì không bằng có người dùng tâm hiểu biết bố thí một đồng bạc, hơn hẳn tâm mê muội đọc tụng kinh pháp cả trăm ngàn vạn quyển. Vì vậy Như Lai thiết lập giáo pháp với ý nghĩa thuộc về hiểu biết mà thực hành. Nếu chỉ hiểu biết mà không có thực hành, thì sự hiểu biết sẽ trống rỗng. Nếu chỉ thực hành mà không có hiểu biết, thì sự thực hành sẽ lẻ loi. Cần phải đầy đủ hiểu biết và thực hành mới đến được bến bờ an lạc giải thoát”.
Còn trong kinh Bồ tát tạng nói: “nếu biết rằng Bồ tát ma ha tát đầy đủ pháp Tứ nhiếp như vậy, nhờ vào pháp này cho nên Bồ tát ma ha tát luôn luôn ở trong đêm dài tăm tối tiếp nhận các chúng sanh. Những gì là bốn pháp? Đó là Bố thí – Ái ngữ – Lợi hành và Đồng sự, như vậy gọi là bốn loại Nhiếp pháp. Vốn nói là Bố thí thì gồm có hai loại: 1- Tài thí; 2- Pháp thí. Đó là Bố thí. Nói là Ái ngữ, nghĩa là đối với tất cả những người đến cầu xin, hoặc thích nghe pháp thì Bồ tát đều thường xuyên dùng ái ngữ hỏi han chỉ bày. Nói là Lợi hành, nghĩa là luôn luôn đầy đủ tất cả ý niệm vui vẻ của mình hoặc là người. Nói là Đồng sự, tùy theo trí và công đức vốn có của mình mà diễn giảng giải thích cho người, tiếp nhận xây dựng tất cả chúng sanh, làm cho họ được an trú như trí như pháp. Nói là Pháp thí, thì như pháp đã được nghe nói rộng ra cho người. Nói là Ái ngữ, thì dùng tâm vô nhiẽm phân biệt chỉ bày rõ ràng. Nói là Lợi hành nghĩa là đối với người thì giảng dạy đọc tụng kinh điển, cho đến thuyết pháp không có gì chán nản mệt mỏi. Nói là Đồng sự, thì dùng tâm Nhất thiết trí không rời bỏ, an trí hàm sinh vào nơi Chánh pháp. Vì vậy Bồ tát ở trong tất cả mọi lúc luôn luôn thực hành pháp thí. Nếu tự mình không có tiền của thì tùy hỷ hạnh thí của người khác. Nếu tự mình có tiền của thì cúng dường người trí, vẫn có được quả báo thông minh”.
Còn trong kinh Hiền Ngu nói: “Lúc ấy các Tỳ kheo đều nảy sinh nghi ngờ, Hiền giả A-nan vốn tạo ra hạnh gì mà được đa văn tổng trì như vậy, nghe Đức Phật thuyết giảng không quên mất một lời, bèn cùng hướng về nơi Đức Phật mà thưa với Đức Phật rằng: Hiền giả A-nan, vốn tạo ra phước thiện gì mà có được vô lượng tổng trì như vậy, chỉ nguyện Đức Thế Tôn, khai thị cho biết điều ấy! Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: A tăng kỳ kiếp quá khứ trước kai, có một Tỳ kheo độ cho một Sa di luôn luôn dùng sự chỉ bày nghiêm khắc, dạy cho tụng kinh, hạn định thời khóa hằng ngày, tụng kinh đầy đủ thì rất hoan hỷ, nếu không đủ số thì quở trách hết sức khắc khe. Thế là Sa di thường mang lòng buồn phiền, đọc kinh tuy đầy đủ mà ăn uống lại không điều độ được. Nếu đi khất thực, lúc có được thức ăn sớm, thì đọc đủ số; nếu khất thực được thức ăn muộn hơn, thì đọc kinh không đủ. Nếu đọc kinh không đủ thì sẽ bị quở trách khắt khe. Lòng dạ buồn rầu khóc tấm tức mà đi. Lúc ấy có Trưởng giả trông thấy khóc tấm tức như thế, tiến đến gọi mà hỏi nguyên do, vì sao buồn phiền? Sa di trả lời rằng: Trưởng giả nên biết, Thầy tôi rất nghiêm khắc dạy tôi đọc kinh, hạn định thời khóa hằng ngày, nếu dủ số ấy thì rất hoan hỷ, nếu không đủ số ấy thì bị quở trách hết sức khắt khe; tôi đi khất thực nếu sớm có được thì đọc kinh đủ số, nếu khất thực có muộn hơn thì đọc kinh không đủ số, nếu kinh không đủ số thì bị quở trách khắt khe, bởi vì điều này cho nên tôi buồn phiền mà thôi. Thế là Trưởng giả liền nói với Sa di: Từ nay trở đi thường đến nhà tôi, tôi sẽ cúng dường thức ăn khiến ông không còn lo lắng, ăn rồi dốc lòng chịu khó đọc kinh hơn nữa. Lúc ấy Sa di nghe nói vậy rồi, có thể dốc hết tâm ý chịu khó đọc kinh hơn nữa, hạn định thời khóa không giảm hằng ngày luôn luôn đầy đủ, thầy trò từ đó luôn luôn được hoan hỷ.
Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Vị Thầy lúc bấy giờ chính là Định Quang Phật. Sa di lúc ấy nay chính là thân Ta. Đại Trưởng giả cúng dường thức ăn lúc ấy nay chính là A-nan. Chính là nhờ quá khứ tạo ra công hạnh này, cho nên nay đạt được tổng trì không có gì quên mất sai sót”.