LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 28
Kiền độ thứ 7: ĐỊNH Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HÀNH
* Tụng nêu chung:
Một hành trải qua sáu
Hai, bảy là tu đoạn
Tam muội vượt trí thiền
Hai định cùng khởi tưởng
Câu luật tụ giác ý
Thiên nhãn nghe thấy suốt
Phàm phu đạt quả thoái
Cõi sinh đạt năm thông
Khổ ở nơi sau cuối.
Ba Tam muội: Không, vô nguyện, vô tướng.
Nếu thành tựu Tam muội không thì thành tựu Tam muội vô nguyện chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện thì thành tựu Tam muội không chăng? Nếu thành tựu Tam muội không thì thành tựu Tam muội vô tướng chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng thì thành tựu Tam muội không chăng? Nếu thành tựu Tam muội vô nguyện thì thành tựu Tam muội vô tướng chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng thì thành tựu Tam muội vô nguyện chăng?
Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội không vị lai chăng? Nếu như thành tựu Tam muội không vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội không hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội không hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không vị lai thì thành tựu Tam muội không hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội không hiện tại thì thành tựu Tam muội không vị lai chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội không vị lai, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội không vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội không quá khứ, hiện tại thì thành tựu Tam muội không vị lai chăng? Nếu thành tựu Tam muội không hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ, vị lai chăng? Nếu như thành tựu Tam muội không quá khứ, vị lai thì thành tựu Tam muội không hiện tại chăng?
Như Tam muội không, Tam muội vô tướng, vô nguyện cũng như vậy.
Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng? Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại, chăng? Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Như đối với Tam muội vô nguyện, đối với Tam muội vô tướng cũng như vậy.
Nếu tu Tam muội không thì tu Tam muội vô nguyện chăng? Nếu như tu Tam muội vô nguyện thì tu Tam muội không chăng? Nếu tu Tam muội không thì tu Tam muội vô tướng chăng? Nếu như tu Tam muội vô tướng thì tu Tam muội không chăng? Nếu tu Tam muội vô nguyện thì tu Tam muội vô tướng chăng? Nếu như tu Tam muội vô tướng thì tu Tam muội vô nguyện chăng?
Từng có kiết do Tam muội không diệt, không phải do Tam muội vô nguyện, không phải do Tam muội vô tướng chăng? Từng có kiết do Tam muội vô nguyện diệt, không phải do Tam muội không, không phải do Tam muội vô tướng chăng? Từng có kiết do Tam muội vô tướng diệt, không phải do Tam muội không, không phải do Tam muội vô nguyện chăng? Từng có kiết do Tam muội không, Tam muội vô nguyện diệt, không phải do Tam muội vô tướng chăng? Từng có kiết do Tam muội không, Tam muội vô tướng diệt, không phải do Tam muội vô nguyện chăng? Từng có kiết do Tam muội vô nguyện, Tam muội vô tướng diệt, không phải do Tam muội không chăng? Từng có kiết do Tam muội không, vô tướng, vô nguyện diệt chăng? Từng có kiết không phải do Tam muội không, không phải do Tam muội vô nguyện, không phải do Tam muội vô tướng diệt mà kiết được diệt chăng?
Thế nào là ý suy niệm vượt thứ lớp thủ chứng (Tác ý, nhập chánh tánh ly sinh)? Hành ý suy niệm vượt thứ lớp thủ chứng hệ thuộc cõi nào?
Tận trí nên nói là đối với thân, dựa nơi thân, quán ý chỉ (quán niệm trụ) chăng? Nên nói thống (thọ) tâm pháp, dựa nơi pháp, quán ý chỉ chăng? Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.
Các an lạc của vô lậu nơi thiền thứ nhất và các an lạc nơi giác ý khinh an, hai thứ ấy có gì sai biệt? Các an lạc của vô lậu nơi thiền thứ hai và các an lạc nơi giác ý khinh an, hai thứ ấy có gì sai biệt?
Nếu từ Tam muội khởi thì Tam muội đó là nhân duyên khởi chăng? Nếu như từ nhân duyên khởi thì Tam muội đó khởi chăng?
Lại như Đức Thế Tôn nói: “Cho đến tưởng Tam muội đều đạt được giáo pháp”. Như đệ tử của Đức Thế Tôn sinh nơi xứ Hữu tưởng vô tưởng, vị ấy đã dựa vào pháp nào để đạt được quả A-la-hán?
Lại như Tôn giả Ma ha Mục-kiền-liên nói: “Các Hiền giả! Tôi tự tư duy, đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi quý gầm rống đều nghe rõ tiếng”. Tôn giả Ma ha Mục-kiền-liên đã nghe tiếng voi gầm rống khi đang nhập định hay lúc xuất định?
Các pháp bất định, tất cả pháp đó là vô minh, thật ngữ vô minh chăng? Nếu như là vô minh, thật ngữ vô minh, thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định, tất cả pháp đó là minh, thật ngữ minh chăng? Nếu như là minh, thật ngữ minh, tất cả pháp đó là định chăng?
Các pháp bất định, tất cả pháp đó đều không thành tựu giác ý chăng? Nếu như không thành tựu giác ý, thì tất cả pháp đó đều là bất định chăng? Các pháp định, tất cả pháp đó đều thành tựu giác ý chăng? Nếu như thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó đều là định chăng?
Nếu thành tựu giác ý thì thành tựu pháp vô lậu chăng? Nếu như thành tựu pháp vô lậu thì thành tựu giác ý chăng? Nếu không thành tựu giác ý thì không thành tựu pháp vô lậu chăng? Nếu như không thành tựu pháp vô lậu thì không thành tựu giác ý chăng? Nếu được giác ý thì được pháp vô lậu chăng? Nếu như được pháp vô lậu thì được giác ý chăng? Nếu bỏ giác ý thì bỏ pháp vô lậu chăng? Nếu như bỏ pháp vô lậu thì bỏ giác ý chăng? Nếu thoái chuyển giác ý thì thoái chuyển pháp vô lậu chăng? Nếu như thoái chuyển pháp vô lậu thì thoái chuyển giác ý chăng?
Nếu không đoạn thì pháp kia là hoàn toàn (không nhận biết) chăng? Nếu như là hoàn toàn thì pháp kia không đoạn chăng? Nếu đoạn thì pháp kia chưa hoàn toàn chăng? Nếu như chưa hoàn toàn thì pháp kia là đoạn chăng?
Đối với các thứ sinh nầy, mắt từng không thấy sắc, mắt ấy về sau được thiên nhãn. Hành giả kia dựa vào những gì để đạt được thiên nhãn? Tai, âm thanh cũng như vậy.
Do đâu khi người phàm phu thoái chuyển, các kiết do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn tăng nhiều? Đệ tử của Đức Thế Tôn khi thoái chuyển thì chỉ các kiết do tư duy đoạn tăng nhiều?
Do đâu thoái chuyển quả A-la-hán, không phải là quả Tu-đàhoàn? Do đâu thoái chuyển quả A-na-hàm, Tư-đà-hàm, không phải là quả Tu-đà-hoàn?
Khi thoái chuyển quả A-la-hán, đối với các thứ đạo chủng, giác ý, căn, lực vô lậu đạt được, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được? Khi thoái chuyển quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đối với các thứ đạo chủng, giác ý, căn, lực vô lậu đạt được, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, các thứ trì (giới), ấm (uẩn), nhập (xứ), bốn đại đã đạt được, nơi căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, cùng các thứ kiết phược, sử, triền, cấu, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được? Mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc, các thứ trì, ấm, nhập, bốn đại đã đạt được nơi căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, cùng các thứ kiết, phược, sử, triền, cấu, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được? Mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, các thứ trì, ấm, nhập, bốn đại đã đạt được nơi căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, cùng các thứ kiết, phược, sử, triền, cấu, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Thần túc trí chứng thông, Hành giả kia có thể đi đến xứ nào xa nhất? Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Thanh trí chứng thông, Hành giả kia nghe thấu suốt rất xa, âm thanh ấy hệ thuộc cõi nào? Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Tha tâm trí chứng thông, Hành giả kia nhận biết rất xa, các tâm tâm pháp ấy hệ thuộc cõi nào? Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Túc mạng trí chứng thông để tự nhận biết, Hành giả kia đã nhớ nghĩ rất xa, sự việc tự nhận biết về túc mạng ấy hệ thuộc cõi nào? Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Thiên nhãn trí chứng thông, Hành giả kia đã thấy rõ sắc rất xa, sắc ấy hệ thuộc cõi nào? Như thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư cũng như vậy.
Nếu đối với khổ, tư duy về khổ, khi đạt được quả A-la-hán, Hành giả kia suy niệm về khổ hệ thuộc nơi cõi nào? Tập cũng như vậy. Nếu đối với tận (diệt), tư duy về tận, khi đạt được quả A-la-hán, Hành giả kia suy niệm về các hành tận hệ thuộc nơi cõi nào? Đạo cũng như vậy.
Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.
*
Ba Tam muội: không, vô nguyện, vô tướng.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không thì thành tựu Tam muội vô nguyện chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện thì thành tựu Tam muội không chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không thì thành tựu Tam muội vô tướng chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng thì thành tựu Tam muội không chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội vô nguyện thì thành tựu Tam muội vô tướng chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng thì thành tựu Tam muội vô nguyện chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội không vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội không vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội không hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội không hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không vị lai thì thành tựu Tam muội không hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội không hiện tại thì thành tựu Tam muội không vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội không vị lai, hiện tại chăng?
Đáp: Vị lai thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội không vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu vị lai, không phải quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu vị lai và quá khứ, không phải hiện tại. Hoặc thành tựu vị lai và hiện tại, không phải quá khứ. Hoặc thành tựu vị lai và quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu vị lai, không phải quá khứ, hiện tại? Là nếu đã được Tam muội không, không diệt, nếu như diệt liền mất không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu vị lai, không phải quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu vị lai và quá khứ, không phải hiện tại? Là nếu đã được Tam muội không, diệt rồi không mất, lại Tam muội không kia không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu vị lai và quá khứ, không phải hiện tại.
Thế nào là thành tựu vị lai và hiện tại, không phải quá khứ? Là nếu Tam muội không hiện ở trước, hoặc không diệt, nếu như diệt liền mất. Đây gọi là thành tựu vị lai và hiện tại, không phải quá khứ.
Thế nào là thành tựu vị lai và quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất, lại Tam muội không kia hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu vị lai và quá khứ, hiện tại.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội không quá khứ, hiện tại thì thành tựu Tam muội không vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ, vị lai chăng?
Đáp: Vị lai thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội không quá khứ, vị lai thì thành tựu Tam muội không hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước.
Như Tam muội không, Tam muội vô nguyện, Tam muội vô tướng cũng như vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, không phải Tam muội vô nguyện hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện hiện tại, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia không diệt, nếu như diệt liền mất cũng không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, không phải Tam muội vô nguyện hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô nguyện đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, không phải Tam muội vô nguyện hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện hiện tại, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia hiện ở trước, không diệt, nếu như diệt liền mất. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện hiện tại, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô nguyện đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại chăng?
Đáp: Vị lai thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai chăng?
Đáp: Vị lai thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu không diệt hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện vị lai, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, không phải Tam muội vô nguyện hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện vị lai, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện đã được không diệt, nếu như diệt liền mất cũng không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện vị lai, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, không phải Tam muội vô nguyện hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô nguyện đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, không phải Tam muội vô nguyện hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia hiện ở trước, không diệt, nếu như diệt liền mất. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện vị lai, hiện tại, không phải Tam muội vô nguyện quá khứ.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô nguyện đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô nguyện kia hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô nguyện quá khứ, vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô tướng quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng quá khứ thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô tướng hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô tướng vị lai chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng vị lai thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, không phải Tam muội vô tướng hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng hiện tại, không phải Tam muội vô tướng quá khứ. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia không diệt, nếu như diệt liền mất cũng không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, không phải Tam muội vô tướng hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô tướng đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, không phải Tam muội vô tướng hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng hiện tại, không phải Tam muội vô tướng quá khứ? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia hiện ở trước, không diệt, nếu như diệt liền mất. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng hiện tại, không phải Tam muội vô tướng quá khứ.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô tướng đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, không phải Tam muội vô tướng hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Hành giả kia không được Tam muội vô tướng. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, không phải Tam muội vô tướng hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Hành giả kia được Tam muội vô tướng, không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, không phải Tam muội vô tướng hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Nếu thành tựu Tam muội không quá khứ thì thành tựu Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, không phải Tam muội vô tướng hiện tại. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại, không phải Tam muội vô tướng quá khứ. Hoặc thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Hành giả kia không được Tam muội vô tướng. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Hành giả kia được Tam muội vô tướng không diệt, nếu như diệt liền mất, cũng không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, không phải Tam muội vô tướng quá khứ, hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, không phải Tam muội vô tướng hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô tướng đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia không hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, không phải Tam muội vô tướng hiện tại.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại, không phải Tam muội vô tướng quá khứ? Là nếu Tam muội không đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia hiện ở trước, không diệt, nếu như diệt liền mất. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng vị lai, hiện tại không phải Tam muội vô tướng quá khứ.
Thế nào là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại? Là nếu Tam muội không, Tam muội vô tướng đã diệt không mất. Lại, Tam muội vô tướng kia hiện ở trước. Đây gọi là thành tựu Tam muội không quá khứ và Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại.
Hỏi: Nếu như thành tựu Tam muội vô tướng quá khứ, vị lai, hiện tại thì thành tựu Tam muội không quá khứ chăng?
Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu không diệt, hoặc diệt rồi mất thì không thành tựu.
Như Tam muội không, Tam muội vô tướng, vô nguyện cũng như vậy. Quá khứ không. Quá khứ vô nguyện. Quá khứ vô tướng. Một: vị lai. Hai: hiện tại. Ba: quá khứ, hiện tại. Bốn: vị lai, hiện tại.
Năm: quá khứ, vị lai. Sáu: quá khứ, vị lai, hiện tại (Nói về vô tướng) Hỏi: Nếu tu Tam muội không thì tu Tam muội vô nguyện chăng?
Đáp: Hoặc có tu Tam muội không không phải tu Tam muội vô nguyện.
Thế nào là tu Tam muội không không phải tu Tam muội vô nguyện? Là đã được Tam muội không hiện ở trước. Đây gọi là tu Tam muội không không phải tu Tam muội vô nguyện.
Thế nào là tu Tam muội vô nguyện không phải tu Tam muội không? Là đã được Tam muội vô nguyện hiện ở trước. Hoặc vốn không được Tam muội vô nguyện hiện ở trước, lúc ấy không được tu Tam muội không. Đây gọi là tu Tam muội vô nguyện không phải tu Tam muội không.
Thế nào là tu Tam muội không cũng là tu Tam muội vô nguyện? Là đã không được Tam muội không hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội vô nguyện. Hoặc vốn không được Tam muội vô nguyện hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội không. Hoặc vốn không được Tam muội vô tướng, hoặc vốn không được trí thế tục hiện ở trước, lúc nầy được tu Tam muội không và Tam muội vô nguyện. Đây gọi là tu Tam muội không cũng là tu Tam muội vô nguyện.
Thế nào là không tu Tam muội không cũng không tu Tam muội vô nguyện? Là nếu vốn được, hoặc vốn không được Tam muội vô tướng hiện ở trước. Hoặc vốn được, hoặc vốn không được trí thế tục hiện ở trước, lúc ấy đều không tu Tam muội không, Tam muội vô nguyện. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, nơi cõi trời Vô tưởng, không tu Tam muội không, không phải Tam muội vô nguyện. Đây gọi là không tu Tam muội không cũng không tu Tam muội vô nguyện.
Hỏi: Nếu tu Tam muội không thì tu Tam muội vô tướng chăng? Đáp: Hoặc tu Tam muội không không phải tu Tam muội vô tướng.
Thế nào là tu Tam muội không không phải tu Tam muội vô tướng? Là đã được Tam muội không hiện ở trước. Hoặc vốn không được Tam muội không hiện ở trước, lúc ấy không được tu Tam muội vô tướng. Hoặc vốn không được Tam muội vô nguyện hiện ở trước, lúc ấy tu Tam muội không, không phải vô tướng. Đây gọi là tu Tam muội không không phải tu Tam muội vô tướng.
Thế nào là tu Tam muội vô tướng không phải tu Tam muội không? Là đã được Tam muội vô tướng hiện ở trước. Hoặc vốn không được Tam muội vô tướng hiện ở trước, lúc ấy không được tu Tam muội không. Đây gọi là tu Tam muội vô tướng không phải tu Tam muội không.
Thế nào là tu Tam muội không cũng là tu Tam muội vô tướng? Là đã không được Tam muội không hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội vô tướng. Hoặc vốn không được Tam muội vô tướng hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội không. Hoặc vốn không được Tam muội vô nguyện, hoặc vốn không được trí thế tục hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội không, Tam muội vô tướng. Đây gọi là tu Tam muội không cũng là tu Tam muội vô tướng.
Thế nào là không tu Tam muội không cũng không tu Tam muội vô tướng? Là hoặc đã được, hoặc vốn không được Tam muội vô nguyện hiện ở trước. Hoặc đã được trí thế tục, hoặc vốn không được trí thế tục hiện ở trước, lúc nầy đều không tu Tam muội không, Tam muội vô tướng. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, nơi cõi trời Vô tưởng, không tu Tam muội không, không phải Tam muội vô tướng. Đây gọi là không tu Tam muội không cũng không tu Tam muội vô tướng.
Hỏi: Nếu tu Tam muội vô nguyện thì tu Tam muội vô tướng chăng?
Đáp: Hoặc tu Tam muội vô nguyện không phải tu Tam muội vô tướng.
Thế nào là tu Tam muội vô nguyện không phải tu Tam muội vô tướng? Là như đã được Tam muội vô nguyện hiện ở trước, hoặc vốn không được Tam muội vô nguyện hiện ở trước, lúc ấy không được tu Tam muội vô tướng. Hoặc vốn không được Tam muội không hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội vô nguyện, không phải Tam muội vô tướng. Đây gọi là tu Tam muội vô nguyện không phải tu Tam muội vô tướng.
Thế nào là tu Tam muội vô tướng không phải tu Tam muội vô nguyện? Là như đã được Tam muội vô tướng hiện ở trước, hoặc vốn không được Tam muội vô tướng hiện ở trước, lúc nầy không được tu Tam muội vô nguyện. Đây gọi là tu Tam muội vô tướng không phải tu Tam muội vô nguyện.
Thế nào là tu Tam muội vô tướng cũng là tu Tam muội vô nguyện? Là như đã không được Tam muội vô nguyện hiện ở trước, lúc ấy được tu Tam muội vô tướng. Hoặc vốn không được Tam muội vô tướng hiện ở trước, lúc nầy được tu Tam muội vô nguyện. Hoặc đã không được Tam muội không, hoặc đã không được trí thế tục hiện ở trước, lúc ấy cùng tu Tam muội vô tướng, Tam muội vô nguyện. Đây gọi là tu Tam muội vô tướng cũng là tu Tam muội vô nguyện.
Thế nào là không phải tu Tam muội vô nguyện cũng không phải tu Tam muội vô tướng? Là như đã được Tam muội không hiện ở trước, đã được trí thế tục, hoặc vốn không được trí thế tục hiện ở trước, lúc ấy không được tu Tam muội vô tướng, Tam muội vô nguyện. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, nơi cõi trời Vô tưởng, không tu Tam muội vô nguyện, không phải vô tướng. Đây gọi là không tu Tam muội vô nguyện cũng không tu Tam muội vô tướng.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội không diệt, không phải do Tam muội vô nguyện, không phải do Tam muội vô tướng chăng?
Đáp: Không có.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội vô nguyện diệt, không phải do Tam muội không, không phải do Tam muội vô tướng chăng?
Đáp: Có. Là các kiết do tập đế, đạo đế đoạn, vô nguyện đoạn.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội vô tướng diệt, không phải do Tam muội không, không phải do Tam muội vô nguyện chăng?
Đáp: Có. Là các kiết do tập đế đoạn, vô tướng đoạn.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội không, Tam muội vô nguyện diệt, không phải do Tam muội vô tướng chăng?
Đáp: Có. Là các kiết do khổ đế đoạn, Tam muội không, Tam muội vô nguyện diệt.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội không, Tam muội vô tướng diệt, không phải do Tam muội vô nguyện chăng?
Đáp: Không có.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội vô nguyện, Tam muội vô tướng diệt, không phải do Tam muội không chăng?
Đáp: Không có.
Hỏi: Từng có kiết do Tam muội không, vô tướng, vô nguyện diệt chăng?
Đáp: Có. Là các kiết do bậc học kiến tích tư duy đoạn.
Hỏi: Từng có kiết không phải do Tam muội không, không phải do Tam muội vô nguyện, không phải do Tam muội vô tướng diệt mà kiết được diệt chăng?
Đáp: Có. Là các kiết do người phàm phu diệt.
Hỏi: Thế nào là ý suy niệm vượt thứ lớp thủ chứng (Tác ý, nhập chánh tánh ly sinh)?
Đáp: Là tư duy về vô thường, khổ, không, vô ngã.
Hỏi: Hành ý suy niệm vượt thứ lớp thủ chứng hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.
Hỏi: Tận trí nên nói là đối với thân, dựa nơi thân, quán ý chỉ (quán niệm trụ) chăng?
Đáp: Tận trí hoặc ở nơi thân, dựa vào thân quán ý chỉ. Hoặc thống (thọ) tâm pháp, dựa nơi pháp quán ý chỉ. Vô sinh trí cũng như vậy.
Hỏi: Các an lạc của vô lậu nơi thiền thứ nhất và các an lạc nơi giác ý khinh an, hai thứ ấy có gì sai biệt?
Đáp: Không sai biệt.
Hỏi: Các an lạc của vô lậu nơi thiền thứ hai và các an lạc nơi giác ý khinh an, hai thứ ấy có gì sai biệt?
Đáp: Không sai biệt.
Hỏi: Nếu từ Tam muội khởi thì Tam muội đó là duyên khởi chăng?
Đáp: Hoặc có Tam muội khởi không phải là duyên.
Thế nào là Tam muội khởi không phải là duyên? Là như có một Hành giả đã tư duy về các tưởng nhập thiền thứ nhất, Hành giả kia lại tư duy về các tưởng để nhập thiền thứ hai. Đây gọi là Tam muội khởi không phải là duyên.
Thế nào là duyên khởi không phải là Tam muội? Là như có một Hành giả đã tư duy về các tưởng nhập thiền thứ nhất, Hành giả kia không từ thiền thứ nhất khởi, lại tư duy về các tưởng khác. Đây gọi là duyên khởi không phải là Tam muội.
Thế nào là Tam muội khởi cũng là duyên khởi? Là như có một Hành giả đã tư duy về các tưởng nhập thiền thứ nhất, Hành giả kia đã tư duy về các tưởng khác để nhập thiền thứ hai. Đây gọi là Tam muội khởi cũng là duyên khởi.
Thế nào là không phải Tam muội khởi cũng không phải duyên khởi? Là như có một Hành giả đã tư duy về các tưởng nhập thiền thứ nhất, H ành giả kia trụ lâu trong định của mình. Đây gọi là không phải Tam muội khởi cũng không phải duyên khởi.
Lại như Đức Thế Tôn nói: “Cho đến tưởng Tam muội đều đạt được giáo pháp”. Như đệ tử của Đức Thế Tôn sinh nơi xứ Hữu tưởng vô tưởng, vị ấy đã dựa vào pháp nào để đạt được quả A-la-hán?
Đáp: Dựa vào Định bất dụng vô lậu.
Lại như Tôn giả Ma ha Mục-kiền-liên nói: “Các Hiền giả! Tôi tự tư duy, đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi quý gầm rống đều nghe rõ tiếng”. Tôn giả Ma ha Mục-kiền-liên đã nghe tiếng voi gầm rống khi đang nhập định hay lúc xuất định?
Đáp: Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe các tiếng ấy khi xuất định, không phải lúc nhập định.
Hỏi: Các pháp bất định, tất cả chúng là vô minh, thật ngữ vô minh chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các pháp bất định, tất cả chúng là vô minh, thật ngữ vô minh.
Hỏi: Từng có vô minh, thật ngữ vô minh, chúng không phải là pháp bất định chăng?
Đáp: Có. Là tà định.
Hỏi: Các pháp định, tất cả chúng là minh, thật ngữ minh chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các minh, thật ngữ minh, tất cả chúng đều là pháp định
Hỏi: Từng có định, chúng không phải là minh, thật ngữ minh chăng?
Đáp: Có. Là tà định.
Hỏi: Các pháp bất định, tất cả chúng đều không thành tựu giác ý chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các pháp bất định, tất cả chúng đều không thành tựu giác ý.
Hỏi: Từng có không thành tựu giác ý, chúng không phải là pháp bất định chăng?
Đáp: Có. Là tà định.
Hỏi: Các pháp định, tất cả chúng đều thành tựu giác ý chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các thứ thành tựu giác ý, tất cả chúng là pháp định.
Hỏi: Từng có định, chúng không phải là thành tựu giác ý chăng?
Đáp: Có. Là tà định.
Hỏi: Nếu thành tựu giác ý thì thành tựu pháp vô lậu chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các thành tựu giác ý chúng đều thành tựu pháp vô lậu.
Hỏi: Từng có thành tựu pháp vô lậu không phải là giác ý chăng?
Đáp: Có. Là người phàm phu.
Hỏi: Nếu không thành tựu giác ý thì không thành tựu pháp vô lậu chăng?
Đáp: Không có không thành tựu pháp vô lậu. Có không thành tựu giác ý, là như người phàm phu.
Hỏi: Nếu được giác ý thì được pháp vô lậu chăng?
Đáp: Đúng vậy. Nếu được giác ý thì được pháp vô lậu.
Hỏi: Từng có được pháp vô lậu không phải là giác ý chăng?
Đáp: Có. Như người phàm phu.
Hỏi: Nếu bỏ giác ý thì bỏ pháp vô lậu chăng?
Đáp: Không có bỏ pháp vô lậu, không có hoàn toàn bỏ giác ý.
Hỏi: Nếu thoái chuyển giác ý thì thoái chuyển pháp vô lậu chăng?
Đáp: Không có thoái chuyển pháp vô lậu, không có hoàn toàn thoái chuyển giác ý.
Hỏi: Các pháp không đoạn, pháp ấy là không nhận biết chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các pháp không nhận biết, chúng đều là không đoạn.
Hỏi: Từng có không đoạn, chúng không phải là không nhận biết chăng?
Đáp: Có. Là nếu do trí nhận biết nên đã nhận biết, không đoạn.
Hỏi: Các thứ đã đoạn, chúng đều nhận biết chăng?
Đáp: Đúng vậy. Các thứ đã đoạn, chúng đều là nhận biết.
Hỏi: Từng có nhận biết không phải là đoạn chăng?
Đáp: Có. Là nếu do trí nhận biết nên đã nhận biết, không phải đoạn, vì nhận biết nên đã đoạn.
Hỏi: Đối với các thứ sinh nầy, mắt từng không thấy sắc, mắt ấy về sau được thiên nhãn. Hành giả kia dựa vào những gì để đạt được thiên nhãn?
Đáp: Như có một Hành giả tánh tự nhận biết về thọ mạng đời trước của mình. Hành giả kia vốn ở nơi đời khác, mắt từng trông thấy sắc, căn cứ vào đó để đạt được thiên nhãn.
Tai, âm thanh cũng như vậy.
Hỏi: Do đâu khi người phàm phu thoái chuyển, các kiết do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn tăng nhiều? Đệ tử của Đức Thế Tôn khi thoái chuyển thì chỉ các kiết do tư duy đoạn tăng nhiều?
Đáp: Người phàm phu đã có thể dùng đạo nhằm diệt trừ kiết do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn, nên khi thoái chuyển nơi đạo kia, thì hai thứ kiết ấy tăng nhiều. Đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo nầy để đoạn trừ kiết do kiến đế đoạn, quyết định không thoái chuyển đối với đạo nầy, lại dùng đạo khác để đoạn trừ kiết do tư duy đoạn. Người phàm phu đối với đạo khác ấy có thoái chuyển hoặc không thoái chuyển. Đệ tử của Đức Thế Tôn nếu như dùng đạo nầy để diệt trừ kiết do kiến đế đoạn, cũng dùng đạo ấy để đoạn trừ kiết do tư duy đoạn, nên các đệ tử của Đức Thế Tôn không thoái chuyển.
Hỏi: Do đâu thoái chuyển ba quả A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đàhàm, không phải là quả Tu-đà-hoàn?
Đáp: Là kiết do tư duy đoạn dựa vào có sự dấy khởi, nghĩa là có tưởng tịnh, tưởng bất tịnh. Hành giả kia do tác ý phi lý khi quán tưởng tịnh, nên đối với tưởng bất tịnh là thoái chuyển. Kiết do kiến đế đoạn dựa vào không có sự dấy khởi, không có một pháp là ngã, ngã sở, có thể khiến cho Hành giả kia khi quán về kiến vô ngã thoái chuyển.
Hỏi: Khi thoái chuyển quả A-la-hán, đối với các thứ đạo chủng, giác ý, căn, lực vô lậu đạt được, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Đáp: Nên nói là từng được mà được.
Hỏi: Khi thoái chuyển quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đối với các thứ đạo chủng, giác ý, căn, lực vô lậu đạt được, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Đáp: Nên nói là từng được mà được.
Hỏi: Mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, các thứ trì (giới), ấm (uẩn), nhập (xứ), bốn đại đã đạt được, nơi căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, cùng các thứ kiết phược, sử, triền, cấu, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Đáp: Pháp thiện, hoặc nhiễm ô, nên nói là từng được mà được. Pháp báo (dị thục) nên nói chưa từng được mà được.
Hỏi: Mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc, các thứ trì, ấm, nhập, bốn đại đã đạt được, nơi căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, cùng các thứ kiết, phược, sử, triền cấu uế, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Đáp: Pháp thiện, hoặc nhiễm ô, nên nói là từng được mà được. Pháp báo nên nói là chưa từng được mà được.
Hỏi: Mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, các thứ trì, ấm, nhập, bốn đại đã đạt được, nơi căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, cùng các thứ kiết, phược, sử, triền cấu uế, nên nói là từng được mà được hay chưa từng được mà được?
Đáp: Pháp thiện, hoặc nhiễm ô, nên nói là từng được mà được. Pháp báo nên nói là chưa từng được mà được.
Hỏi: Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Thần túc trí chứng thông, Hành giả kia có thể đi đến xứ nào xa nhất?
Đáp: Cõi Phạm thiên.
Hỏi: Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Thanh trí chứng thông, Hành giả kia nghe thấu suốt rất xa, âm thanh ấy hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.
Hỏi: Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Tha tâm trí chứng thông, Hành giả kia nhận biết rất xa, các tâm tâm pháp ấy hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.
Hỏi: Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Túc mạng trí chứng thông để tự nhận biết, Hành giả kia đã nhớ nghĩ rất xa, sự việc tự nhận biết về túc mạng ấy hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.
Hỏi: Nếu dựa vào thiền thứ nhất, tu đạo Thiên nhãn trí chứng thông, Hành giả kia đã thấy rõ sắc rất xa, sắc ấy hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.
Thứ hai hệ thuộc cõi Quang âm. Thứ ba hệ thuộc cõi Biến tịnh.
Thứ tư hệ thuộc cõi Quả thật.
Hỏi: Nếu đối với khổ, tư duy về khổ, khi đạt được quả A-lahán, Hành giả kia suy niệm về khổ hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.
Tập cũng như vậy.
Hỏi: Nếu đối với tận (diệt), tư duy về tận, khi đạt được quả A-la-hán, Hành giả kia suy niệm về các hành tận hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.
Hỏi: Nếu đối với đạo, tư duy về đạo, khi đạt được quả A-la-hán, Hành giả kia suy niệm về đạo có thể đoạn các hành hệ thuộc cõi nào?
Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.
HẾT – QUYỂN 28