KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

QUYỂN NĂM MƯƠI SÁU

PHẨM LÌA THẾ GIAN THỨ BA MƯƠI TÁM PHẦN BỐN

 

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Chúng sinh vô ngại dụng. Cõi nước vô ngại dụng. Pháp vô ngại dụng. Thân vô ngại dụng. Nguyện vô ngại dụng. Cảnh giới vô ngại dụng. Trí vô ngại dụng. Thần thông vô ngại dụng. Thần lực vô ngại dụng. Lực vô ngại dụng.

Bồ Tát Phổ Hiền dùng tâm đại từ đại bi, để giáo hoá chúng ta chúng sinh ngu si, giúp Phật hoằng dương giáo hoá, để diễn nói diệu nghĩa Kinh Hoa Nghiêm.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười pháp vô ngại dụng. Vô ngại dụng là gì ? Tức là dụng đồ hổ tương chẳng có chướng ngại. Chẳng phải có một thứ dụng đồ, mà là có vô lượng thứ dụng đồ. Đưa ra một ví dụ để nói rõ, giống như đạo lý sáu căn hổ dụng với nhau. Con mắt chẳng những nhìn thấy được sự vật, mà còn có thể nghe được âm thanh, lại có thể ngửi mùi, lại có thể nếm vị, lại có thể xúc giác, lại có thể biết pháp. Còn năm căn kia cũng giống như vậy, mỗi một căn đều có sáu thứ tác dụng. Tại sao ? Vì đại dụng vô ngại vậy ! Một dụng đầy đủ vô lượng dụng, vô lượng dụng quy về một dụng. Một làm vô lượng chẳng là nhiều, vô lượng làm một chẳng là ít. Do đó :

« Một gốc tán làm vạn thù,
vạn thù quy về một gốc ».

Đó là đạo lý đại dụng vô ngại. Và đưa ra một ví dụ khác nữa, như cái bàn, người biết xử dụng thì có thể dùng để làm bàn viết, để dùng làm bàn ăn cơm v.v… có đủ thứ dụng đồ, nếu người không biết xử dụng, thì chấp vào một thứ dụng đồ, chẳng biết có dụng đồ thứ hai, như vậy thì chẳng phải là đại dụng vô ngại.

Những gì là mười ? Đó là :

1. Chúng sinh viên dung vô ngại đại dụng.
2. Cõi nước viên dung vô ngại đại dụng.
3. Pháp viên dung vô ngại đại dụng.
4. Thân viên dung vô ngại đại dụng.
5. Nguyện viên dung vô ngại đại dụng.
6. Cảnh giới viên dung vô ngại đại dụng.
7. Trí viên dung vô ngại đại dụng.
8. Thần thông viên dung vô ngại đại dụng.
9. Thần lực viên dung vô ngại đại dụng.
10. Lực viên dung vô ngại đại dụng.

Đó là mười thứ đại dụng vô ngại, ở dưới đây có phân tích nói rõ mỗi thứ. Đây là tổng vấn đề, cho nên mười hồi hướng chỉ có hai mươi chín vấn đề.

Phật tử ! Thế nào là đại Bồ Tát chúng sinh đồng vô ngại dụng ?

Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Các vị có biết thế nào là đại Bồ Tát chúng sinh đồng vô ngại dụng ? Nếu chẳng hiểu, chẳng biết, xin các vị hãy lắng nghe, hiện tại tôi sẽ vì quý vị giải nói rõ ràng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ chúng sinh vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Biết tất cả chúng sinh không chúng sinh vô ngại dụng. Biết tất cả chúng sinh chỉ do tưởng trì vô ngại dụng. Vì tất cả chúng sinh thuyết pháp chưa từng thất thời vô ngại dụng. Khắp hoá hiện tất cả cõi chúng sinh vô ngại dụng. Để tất cả chúng sinh ở trong một lỗ chân lông mà chẳng chật hẹp vô ngại dụng. Vì tất cả chúng sinh thị hiện tất cả thế giới phương khác, khiến cho họ đều thấy vô ngại dụng. Vì tất cả chúng sinh mà thị hiện thân chư Thiên Thích Phạm Hộ Thế vô ngại dụng. Vì tất cả chúng sinh thị hiện Thanh Văn Bích Chi Phật tịch tĩnh oai nghi vô ngại dụng. Vì tất cả chúng sinh thị hiện Bồ Tát hạnh vô ngại dụng. Vì tất cả chúng sinh thị hiện chư Phật sắc thân tướng tốt nhất thiết trí lực thành Đẳng Chánh Giác vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ chúng sinh vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát biết tất cả chúng sinh, vốn là hư vọng, vì chẳng có chúng sinh, cho nên không chúng sinh có thể độ, có không chỉ là hổ tương vô ngại, có đại dụng vô ngại nầy.
2. Bồ Tát biết tất cả chúng sinh, do bị vọng tưởng chi trì, cho nên điên điên đảo đảo, có đại dụng vô ngại nầy.
3. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh thuyết pháp chưa từng thất thời, vô ngại dụng.
4. Bồ Tát biến hoá khắp cùng, thị hiện tất cả cõi chúng sinh vô ngại dụng.
5. Bồ Tát đem tất cả chúng sinh, để ở trong một lỗ chân lông mà chẳng cảm thấy chật hẹp, vẫn có không gian, chẳng có hiện tượng ngột ngạt, vô ngại dụng.
6. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh mà thị hiện tất cả thế giới phương khác, khiến cho họ đều thấy được những cảnh giới đó vô ngại dụng.
7. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh mà thị hiện thân Thích Đề Hoàn Nhân, thân Đại Phạm Thiên Vương, thân Hộ Thế Tứ Thiên Vương, vô ngại dụng.
8. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh thị hiện thân Thanh Văn, thân Bích Chi Phật, rất tịch tĩnh có oai nghi vô ngại dụng.
9. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh thị hiện Bồ Tát hạnh, phát bồ để tâm như thế nào ? Hành Bồ Tát đạo như thế nào ? Khiến cho chúng sinh y pháp phụng hành, vô ngại dụng.
10. Bồ Tát vì tất cả chúng sinh, thị hiện mười phương chư Phật sắc thân tướng tốt, tức cũng là ba mươi hai tướng đại nhân, tám mươi vẻ đẹp thanh tịnh trang nghiêm. Nhất thiết trí huệ, mười lực, thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, vô ngại dụng. Đó là mười pháp chúng sinh vô ngại dụng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ cõi nước vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Tất cả cõi làm một cõi vô ngại dụng. Tất cả cõi vào một lỗ lông vô ngại dụng. Biết tất cả cõi vô cùng tận vô ngại dụng. Một thân ngồi kiết già, đầy khắp tất cả cõi vô ngại dụng. Trong một thân hiện tất cả cõi vô ngại dụng. Chấn động tất cả cõi chẳng khiến cho chúng sinh kinh hãi vô ngại dụng. Dùng đồ trang nghiêm tất cả cõi, để trang nghiêm một cõi vô ngại dụng. Dùng đồ trang nghiêm một cõi để trang nghiêm tất cả cõi vô ngại dụng. Dùng một Như Lai, một chúng hội, khắp tất cả cõi Phật thị hiện chúng sinh vô ngại dụng. Tất cả cõi nhỏ, cõi vừa, cõi lớn, cõi rộng, cõi sâu, cõi ngửa, cõi úp, cõi nghiêng, cõi thẳng, khắp các phương lưới vô lượng khác biệt, đem những cõi đó khắp thị hiện cho tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ cõi nước vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát có thể đem tất cả cõi Phật, biến hoá làm một cõi Phật; lại có thể đem một cõi Phật, biến hoá làm tất cả cõi Phật, vô ngại dụng.
2. Bồ Tát có thể đem tất cả cõi Phật, để vào trong một lỗ chân lông vô ngại dụng.
3. Bồ Tát biết tất cả cõi Phật không cùng tận vô ngại dụng.
4. Bồ Tát một thân ngồi kiết già, đầy khắp tất cả cõi Phật vô ngại dụng.
5. Bồ Tát có thể trong một thân, thị hiện tất cả cõi Phật vô ngại dụng.
6. Bồ Tát có thể chấn động tất cả cõi Phật, mà chẳng khiến cho tất cả chúng sinh sinh tâm kinh hãi vô ngại dụng.
7. Bồ Tát có thể dùng đồ trang nghiêm tất cả cõi Phật, để trang nghiêm một cõi Phật vô ngại dụng.
8. Bồ Tát có thể dùng đồ trang nghiêm một cõi Phật, để trang nghiêm tất cả cõi Phật vô ngại dụng.
9. Bồ Tát có thể dùng một đức Như Lai, một chúng hội, khắp cùng tất cả cõi Phật, thị hiện tất cả chúng sinh vô ngại dụng.
10. Bồ Tát có thể đem tất cả cõi nhỏ, cõi vừa, cõi lớn, cõi rộng, cõi sâu, cõi ngửa, cõi úp, cõi nghiêng, cõi thẳng, đầy khắp các phương, giống như tấm lưới, những cõi Phật đó có vô lượng khác biệt, đều khác nhau, đem những cõi đó khắp thị hiện cho tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Đó là mười thứ cõi nước vô ngại dụng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ pháp vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Biết tất cả pháp vào một pháp, một pháp vào tất cả pháp, mà cũng chẳng trái với tâm hiểu chúng sinh vô ngại dụng. 

Từ Bát Nhã Ba La Mật sinh ra tất cả pháp, vì họ giải nói, đều khiến cho giác ngộ vô ngại dụng. 

Biết tất cả pháp lìa văn tự, mà khiến chúng sinh đều được ngộ nhập vô ngại dụng. 

Biết tất cả pháp vào một tướng, mà hay diễn nói vô lượng pháp tướng vô ngại dụng. 

Biết tất cả pháp lìa lời nói, hay vì họ nói vô biên pháp môn vô ngại dụng. 

Nơi tất cả pháp khéo chuyển phổ môn tự luân vô ngại dụng. 

Đem tất cả pháp vào một pháp môn mà chẳng trái nhau, trong bất khả thuyết kiếp nói không cùng tận vô ngại dụng. 

Đem tất cả pháp đều vào Phật pháp, khiến các chúng sinh đều được ngộ hiểu vô ngại dụng. 

Biết tất cả pháp không có bờ mé vô ngại dụng. 

Biết tất cả pháp không bờ mé chướng ngại, giống như lưới huyễn vô lượng khác biệt, trong vô lượng kiếp vì chúng sinh nói không cùng tận vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ pháp vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát biết tất cả pháp vào một pháp, một pháp lại vào tất cả pháp, mà cũng chẳng trái với tâm hiểu của tất cả chúng sinh, vô ngại dụng.

2. Bồ Tát có thể từ trong Bát Nhã Ba La Mật sinh ra tất cả pháp, hết thảy pháp chẳng ngoài sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp, bất tương ưng pháp, vô vi pháp, năm loại pháp nầy, hay vì người khác giảng giải diễn nói, đều khiến cho họ hiểu rõ minh bạch nghĩa lý chân thật năm loại pháp nầy, mà thông đạt khai ngộ cảnh giới nầy, vô ngại dụng.

3. Bồ Tát biết tất cả pháp vốn là không. Do đó :

« Lìa tướng văn tự,
Lìa lời nói tướng,
Lìa tâm duyên tướng ».

Nhưng vẫn khiến cho tất cả chúng sinh, đều được ngộ nhập vô ngại dụng. Tóm lại, một đạo lý nầy có thể diễn nói vô lượng đạo lý, vô lượng đạo lý vẫn quy về một đạo lý. Do đó :

« Một chẳng ngại nhiều
Nhiều chẳng ngại một ».

Đây là cảnh giới diệu dụng vô ngại.

4. Bồ Tát biết tất cả pháp vào một tướng, mà hay diễn nói vô lượng pháp tướng khác nhau vô ngại dụng.

5. Bồ Tát biết tất cả pháp lìa phạm vi lời nói, nghĩa là dùng lời nói cũng nói không ra. Tuy lìa lời nói, nhưng vẫn hay vì họ diễn nói vô biên pháp môn. Tại sao vậy ? Vì pháp pháp đều đồng, pháp pháp đều viên, đều là đệ nhất nghĩa. Nếu minh bạch được thì tất cả pháp đều là diệu pháp; nếu chẳng minh bạch, thì vẫn phải dụng công nghiên cứu, có pháp vô ngại đại dụng nầy.

6. Bồ Tát đối với tất cả pháp, khéo chuyển phổ môn tự luân vô ngại dụng.

7. Bồ Tát có thể đem tất cả pháp vào một pháp môn, mà chẳng trái nhau, chẳng xung đột nhau, trong bất khả thuyết kiếp nói không cùng tận vô ngại dụng.

8. Bồ Tát có thể đem tất cả pháp đều vào trong Phật pháp, khiến cho tất cả chúng sinh đều được ngộ hiểu vô ngại dụng.

9. Bồ Tát biết tất cả pháp không có bờ mé vô ngại dụng.

10. Bồ Tát biết tất cả pháp không bờ mé chướng ngại, giống như lưới huyễn, có vô lượng sự khác biệt, trong vô lượng vô số đại kiếp vì chúng sinh diễn nói diệu pháp không cùng tận vô ngại dụng. Đó là mười thứ pháp vô ngại dụng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thân vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Đem tất cả thân chúng sinh vào thân mình vô ngại dụng. Đem thân mình vào thân tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Tất cả thân chư Phật vào một thân Phật vô ngại dụng. Một thân Phật vào tất cả thân Phật vô ngại dụng. Tất cả cõi vào thân mình vô ngại dụng. Dùng một thân khắp cùng tất cả pháp giới ba đời thị hiện chúng sinh vô ngại dụng. Nơi một thân thị hiện vô biên thân nhập tam muội vô ngại dụng. Nơi một thân thị hiện thân đồng số chúng sinh thành Chánh Giác vô ngại dụng. 

Nơi tất cả thân chúng sinh hiện một thân chúng sinh, nơi thân một chúng sinh hiện hiện tất cả thân chúng sinh vô ngại dụng. 

Nơi thân tất cả chúng sinh thị hiện pháp thân, nơi pháp thân thị hiện tất cả thân chúng sinh vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thân vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát có thể đem tất cả thân chúng sinh vào trong thân mình vô ngại dụng.

2. Bồ Tát lại có thể đem thân mình vào trong thân tất cả chúng sinh vô ngại dụng.

3. Tất cả thân chư Phật vào trong một thân Phật vô ngại dụng. Do đó có câu :

« Mười phương Phật ba đời
Đều cùng một pháp thân ».

4. Một thân Phật vào trong tất cả thân Phật vô ngại dụng. Do đó có câu :

« Một chẳng ngại nhiều,
Nhiều chẳng ngại một ».

Đây là cảnh giới một nhiều dung với nhau, một nhiều vô ngại.

5. Tất cả cõi Phật vào trong lỗ chân lông trên thân Bồ Tát vô ngại dụng.

6. Bồ Tát dùng một thân, đầy khắp cùng tất cả pháp giới ba đời, thị hiện chúng sinh vô ngại dụng.

7. Bồ Tát có thể ở trong một thân, thị hiện vô biên thân nhập tam muội vô ngại dụng.

8. Bồ Tát có thể ở trong một thân, thị hiện thân đồng số chúng sinh thành Chánh Đẳng Chánh Giác vô ngại dụng.

9. Bồ Tát có thể ở trong tất cả thân chúng sinh, thị hiện một thân chúng sinh, trong thân một chúng sinh thị hiện hiện tất cả thân chúng sinh vô ngại dụng.

10. Bồ Tát có thể ở trong thân tất cả chúng sinh thị hiện pháp thân, ở trong pháp thân thị hiện tất cả thân chúng sinh vô ngại dụng. Đó là mười thứ thân vô ngại dụng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ nguyện vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Dùng nguyện của tất cả Bồ Tát làm nguyện của mình vô ngại dụng. Dùng nguyện lực của tất cả chư Phật thành bồ đề, thị hiện tự mình thành Chánh Giác vô ngại dụng. Tuỳ sự giáo hoá chúng sinh tự mình thành A nậu đa la tam miệu tam bồ đề vô ngại dụng. Trong tất cả vô biên tế kiếp, đại nguyện chẳng dứt vô ngại dụng. Xa lìa thức thân, chẳng chấp trí thân, dùng tự tại nguyện, hiện tất cả thân vô ngại dụng. Xả bỏ thân mình, thành tựu viên mãn nguyện người khác vô ngại dụng. Giáo hoá khắp tất cả chúng sinh mà chẳng bỏ đại nguyện vô ngại dụng. Nơi tất cả kiếp hành Bồ Tát hạnh, mà đại nguyện chẳng dứt vô ngại dụng. 

Nơi một lỗ chân lông hiện thành Chánh Giác, do nhờ nguyện lực, khắp cùng tất cả cõi nước chư Phật, nơi bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới, vì mỗi mỗi chúng sinh thị hiện như vậy vô ngại dụng. 

Nói một câu pháp khắp tất cả pháp giới, nổi mây đại chánh pháp, chiếu soi ánh chớp giải thoát, chấn động tiếng sấm thật pháp, mưa xuống vị mưa cam lồ, dùng sức đại nguyện, thấm khắp tất cả các cõi chúng sinh vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ nguyện vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Dùng nguyện của tất cả Bồ Tát phát ra, làm nguyện của mình vô ngại dụng.

2. Dùng nguyện lực của tất cả chư Phật thành tựu bồ đề, thị hiện tự mình thành Chánh Giác vô ngại dụng.

3. Tuỳ sự giáo hoá chúng sinh, tự mình thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề vô ngại dụng. Giáo hoá chúng sinh thành Phật, tự mình cũng thành Phật.

4. Trong tất cả vô biên tế kiếp, liên tục phát đại nguyện, khiến cho chẳng dứt vô ngại dụng.

5. Xa lìa thức thân, chẳng chấp trí thân, dùng nguyện lực tự tại, thị hiện tất cả thân vô ngại dụng. Nghĩa là muốn thị hiện thân gì, thì hiện thân đó, nhậm vận tự tại, chẳng bị hạn chế.

6. Xả bỏ thân mình, thành tựu viên mãn nguyện lực của người khác vô ngại dụng.

7. Căn cứ vào đại nguyện của mình đã phát ra, giáo hoá khắp tất cả chúng sinh mà chẳng bỏ đại nguyện vô ngại dụng.

8. Trong tất cả kiếp hành Bồ Tát hạnh, mà đại nguyện chẳng dứt vô ngại dụng.

9. Trong một lỗ chân lông hiện thành Chánh Giác, do nhờ nguyện lực, khắp cùng tất cả cõi nước chư Phật, trong bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới, vì mỗi mỗi chúng sinh thị hiện như vậy vô ngại dụng.

10. Nói một câu pháp, đầy khắp tất cả pháp giới, nổi mây đại chánh pháp, chiếu soi ánh chớp giải thoát, chấn động tiếng sấm chân thật pháp, mưa xuống vị mưa cam lồ. Dùng sức đại nguyện, thấm khắp tất cả các cõi chúng sinh vô ngại dụng. Đó là mười thứ nguyện vô ngại.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ cảnh giới vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Tại cảnh giới pháp giới mà chẳng bỏ cảnh giới chúng sinh vô ngại dụng. 

Tại cảnh giới Phật mà chẳng bỏ cảnh giới ma vô ngại dụng. 

Tại cảnh giới Niết Bàn mà chẳng bỏ cảnh giới sinh tử vô ngại dụng. 

Vào cảnh giới nhất thiết trí mà chẳng dứt cảnh giới giống tánh Bồ Tát vô ngại dụng. 

Trụ cảnh giới tịch tĩnh mà chẳng bỏ cảnh giới tán loạn vô ngại dụng. 

Trụ cảnh giới không đến, không đi, không hí luận, không tướng trạng, không thể tánh, không lời nói, như hư không, mà chẳng bỏ cảnh giới tất cả chúng sinh hí luận vô ngại dụng. 

Trụ cảnh giới các lực giải thoát, mà chẳng bỏ cảnh giới tất cả các phương sở vô ngại dụng. 

Vào cảnh giới không bờ mé chúng sinh, mà chẳng bỏ giáo hoá tất cả chúng sinh vô ngại dụng. 

Trụ cảnh giới thiền định giải thoát thần thông minh trí tịch tĩnh, mà nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sinh vô ngại dụng. 

Trụ cảnh giới Như Lai tất cả hạnh trang nghiêm thành Chánh Giác, mà hiện tất cả Thanh Văn Bích Chi Phật tịch tĩnh oai nghi vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ cảnh giới vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tại cảnh giới pháp giới mà chẳng bỏ cảnh giới chúng sinh vô ngại dụng.

2. Tại cảnh giới Phật mà chẳng bỏ cảnh giới ma vô ngại dụng. Tại sao vậy ? Vì Phật và ma nhất như, Phật và ma chẳng hai. Có người hỏi : « Tại sao Phật và ma nhất như » ? Do đó có câu :

« Thấy việc tỉnh việc xuất thế gian
Thấy việc mê việc đoạ trầm luân ».

Đây là lời giải thích tốt nhất. Khi thật sự minh  bạch thì, Phật và ma chẳng có gì phân biệt. Tại sao ma làm phiền não bạn ? Vì nó muốn làm thiện tri thức của bạn, trợ giúp bạn tu hành, xem thử bạn có qua được sự thử thách chăng ? Nó là phản diện trợ giúp bạn tu hành, Phật là chánh diện đến giáo hoá bạn tu hành, cho nên nói Phật và ma nhất như.

Giống như Đề Bà Đạt Đa, tuy lúc nào cũng phá hoại đức Phật, phản đối đức Phật, nhưng kỳ thật, ông ta lúc nào cũng hộ trì Phật. Nếu bạn thật sự nhìn thấu, thì Phật và ma chẳng có gì phân biệt ! Bạn xem ông ta là Phật, thì ông ta là Phật; bạn coi ông ta là ma, thì ông ta là ma, tất cả do tâm tạo. Nếu thấu hiểu được thì người chuyển được cảnh, mà cảnh chẳng chuyển được người.

Tóm lại, tâm chuyển được cảnh, mà cảnh chẳng chuyển được tâm người. Tâm chuyển được cảnh, thì giống như Phật; cảnh chuyển được tâm, thì giống như ma. Phật và ma chỉ trong một niệm tâm con người chúng ta. Ma sẽ làm Phật cũng có thể được, Phật sẽ làm ma cũng có thể được. Tóm lại, tất cả do tâm tạo. Cho nên đừng có sợ ma, cũng đừng hoan hỉ Phật. Tại sao ? Vì Phật và ma chẳng hai !

3. Tại cảnh giới Niết Bàn mà chẳng bỏ cảnh giới sinh tử vô ngại dụng.

4. Vào cảnh giới nhất thiết trí mà chẳng dứt cảnh giới giống tánh Bồ Tát vô ngại dụng.

5. Trụ cảnh giới tịch tĩnh mà chẳng bỏ cảnh giới tán loạn vô ngại dụng.

6. Trụ cảnh giới không đến, không đi, không hí luận, không tướng trạng, không thể tánh, không lời nói, như hư không, mà chẳng bỏ cảnh giới tất cả chúng sinh hí luận vô ngại dụng.

7. Trụ cảnh giới các lực giải thoát, mà chẳng bỏ cảnh giới tất cả các phương sở vô ngại dụng.

8. Vào cảnh giới không bờ mé chúng sinh, mà chẳng bỏ giáo hoá tất cả chúng sinh vô ngại dụng.

9. Trụ cảnh giới thiền định, giải thoát, thần thông, minh trí, tịch tĩnh, mà nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sinh vô ngại dụng.

10. Trụ cảnh giới Như Lai tất cả hạnh trang nghiêm thành Chánh Giác, mà hiện tất cả Thanh Văn Bích Chi Phật tịch tĩnh oai nghi vô ngại dụng.

Đó là mười thứ cảnh giới vô ngại dụng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ trí vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Vô tận biện tài vô ngại dụng. Tất cả tổng trì không có quên mất vô ngại dụng. Hay quyết định biết quyết định nói các căn của tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Trong một niệm, dùng trí vô ngại biết tâm hành của tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Biết bệnh dục lạc tuỳ miên tập khí phiền não của tất cả chúng sinh, tuỳ chỗ thích nghi mà cho thuốc vô ngại dụng. Một niệm có thể vào mười lực của Như Lai vô ngại dụng. Dùng trí vô ngại biết tất cả kiếp ba đời, và chúng sinh ở trong đó vô ngại dụng. Trong niệm niệm hiện thành Chánh Giác, thị hiện chúng sinh không có đoạn tuyệt vô ngại dụng. Nơi một chúng sinh nghĩ tưởng, biết nghiệp của tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Nơi âm thanh một chúng sinh, hiểu tiếng nói của tất cả chúng sinh. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ trí vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Vô tận biện tài vô ngại dụng.
2. Tất cả pháp tổng trì không quên mất vô ngại dụng.
3. Hay quyết định biết quyết định nói các căn của tất cả chúng sinh vô ngại dụng.
4. Trong một niệm, dùng trí huệ vô ngại biết tâm hành của tất cả chúng sinh vô ngại dụng.
5. Biết bệnh dục lạc tuỳ miên tập khí phiền não của tất cả chúng sinh, tuỳ chỗ thích nghi mà cho thuốc vô ngại dụng. Tóm lại, có bệnh gì thì cho thuốc đó, thuốc đến thì bệnh khỏi. Có tám muôn bốn ngàn bệnh, Phật cho tám muôn bốn ngàn thứ thuốc.
6. Một niệm có thể vào mười lực của Như Lai vô ngại dụng.
7. Dùng trí huệ vô ngại biết tất cả kiếp ba đời, và chúng sinh ở trong đó vô ngại dụng.
8. Trong niệm niệm hiện thành Chánh Giác, thị hiện chúng sinh không có đoạn tuyệt vô ngại dụng.
9. Nơi một chúng sinh nghĩ tưởng, biết nghiệp của tất cả chúng sinh vô ngại dụng.
10. Nơi âm thanh một chúng sinh, hiểu rõ tiếng nói của tất cả chúng sinh.

Đó là mười thứ trí vô ngại dụng.

Hôm nay có bà cư sĩ đến Vạn Phật Thành, bà ta dùng tay chữa bệnh, phàm là nghi nan tạp chứng, bà đều chữa khỏi, thật là không thể nghĩ bàn. Kỳ thật, tâm thành thì linh, bất cứ người chữa bệnh và bệnh nhân, hai bên đều kiền thành, thì tâm điện sẽ cảm ứng, sẽ có hiệu quả. Bằng không, phí sức tốn công.

Bằng kinh nghiệm của tôi, Chú Đại Bi có thể trị tám vạn bốn ngàn chứng bệnh, chỉ cần thành tâm, thì sẽ có cảm ứng của chư Phật Bồ Tát đến gia bị, mới có sự hiệu quả không thể tả được.

Tôi còn nhớ vào mùa thu năm 1949, tôi từ Thượng Hải đến Hán Khẩu bằng thuyền, sau đó ngồi xe lửa đến Quảng Châu, để đi đến Chùa Nam Hoa, gần gũi hoà thượng Hư Vân. Trên thuyền gặp một người tàn tật, anh ta phải chống nạn để đi, thật là khó khăn đáng thương.

Tôi quan sát chứng bệnh của anh ta, biết là có thể chữa trị, nhưng không thể lập tức chữa trị cho anh ta. Tại sao vậy ? Vì trên thuyền có rất nhiều người, nếu chữa lành cho anh ta, thì chắc chắn sẽ có nhiều người nhờ tôi chữa bệnh, đó chẳng phải là phiền phức sao !

Do đó, tôi đợi thuyền đến Hán Khẩu. Sau khi thuyền đến Hán Khẩu khoảng tám giờ sáng, anh ta chống nạn đi ngang qua trước mặt tôi, tôi thấy cơ duyên đã thành thục, bèn hỏi anh ta : « Tại sao chân anh bị như vậy » ?

– Anh ta nói : « Vì tôi phạm pháp, nên bị chính phủ giam trong tù bị ẩm thấp, nên chân mới bị què, đứng đi không được, cho nên đi phải chống nạn ».

– Tôi lại hỏi : « Anh có muốn đi đứng lại bình thường không » ?

– Anh ta nói : « Nếu được vậy thì tốt ».

– Tôi lại nói với anh ta : « Anh muốn là được rồi, vậy, anh hãy quẳn cái nạn đó xuống sông đi ».

– Anh ta nói : « Nếu tôi quẳn cái nạn xuống sông, làm sao tôi có thể đi được » ?

– Tôi nói : « Tôi có thể chữa lành bệnh của anh, anh sẽ đi lại bình thường được ».

– Anh ta còn có chút hoài nghi hỏi : « Có thật chăng » ?

– Tôi nói : « Tại sao phải gạt anh » !

Lúc đó, anh ta bèn quyết định quẳn cái nạn xuống sông, sau đó ngồi xuống đó, đợi phép lạ xuất hiện, cặp mắt nhìn tôi thỉnh cầu, tôi bèn niệm Chú Đại Bi khoảng bảy biến, tay xoa bóp chân của anh ta, gia trì một phen, rồi kêu anh ta đứng dậy ! Tâm lý anh ta bán tín bán nghi, bèn đứng dậy thử, anh ta đứng dậy được. Tôi kêu anh ta hãy đi thử đi, anh ta cũng đi thử. Kêu anh ta chạy thử đi, anh ta cũng chạy thử. Anh ta mừng rỡ vô cùng, không cách chi hình dung được. Anh ta tươi cười đảnh lễ tôi, biểu thị sự cảm kích ơn cứu mạng.

Anh ta đi lại được, kinh động hết mọi người trên thuyền, mọi người đều đến chỗ anh què hỏi :

– « Làm thế nào mà anh đi lại được, sự việc ra sao » ?

– Anh què quay qua chỗ tôi chỉ và nói : « Nhờ vị Pháp Sư đó, từ bi dùng tay xoa bóp đầu gối của tôi, tôi bèn đi được ».

Tuyên truyền như vậy, một lát sau thì có bảy tám mươi người, bu xung quanh tôi. Người này nói : – « Lão tu hành ! Đầu của tôi đau quá » ! Người kia nói : – « Lão tu hành ! Lưng của tôi đau khó chịu quá ». Có người thì chân đau, có người thì tay đau, tóm lại, bệnh gì cũng có, nhiều người bệnh như vậy, niệm Chú Đại Bi thì chẳng có thời giờ, chẳng có cách gì khác, linh cơ nhất động, muốn khởi la hán lại, tôi bèn nói với mọi người muốn chữa bệnh rằng : « Các vị đây đều phải đánh » !

Nói xong, người đau đầu thì đánh trên đầu một gậy, người đau lưng thì đánh trên lưng một cái, người đau đầu gối thì đánh đầu gối một cái, người đau tay thì đánh lên tay một cái. Đánh xong thì mọi người đều kêu khỏi bệnh rồi, họ cùng nhau phát tâm cúng dường. Có người cúng tới mấy vạn tệ, có người cúng năm vạn tệ, có người cúng một vạn tệ, có người cúng năm trăm ngàn tệ.

Tổng cộng họ cúng dường được khoảng hơn bảy mươi vạn tệ. Lúc đó, vé xe lửa từ Hán Khẩu đến Quảng Châu khoảng hơn hai mươi vạn tệ.

Lúc đó có người nói với tôi : « Họ nói có người thân bị bệnh bại liệt, không dậy được, bác sĩ đông tây y đều bó tay. Nên họ muốn mời tôi đến nhà người thân để chữa bệnh, công đức vô lượng. Có người thì nói với tôi : « Họ có người thân bị bệnh bán thân bất toại, đi đứng không thuận tiện, trị thế nào cũng không khỏi, họ nói : « Xin thỉnh Thầy khi đến Hán Khẩu thì, bất cứ như thế nào cũng chữa trị dùm cho ». Có khoảng bảy tám mươi người đều nói như vậy. Lúc đó tôi cũng không trả lời, cũng không hứa khả, tôi chỉ nói với họ : « Đợi thuyền đến Hán Khẩu thì hãy nói » !

Khi thuyền đến Hán Khẩu, mọi người đều đi lấy hành lý, tôi nhân cơ hội nầy, bèn bỏ đi, không ai hay biết. Nếu không sẽ có nhiều phiền phức, mà trễ thời gian đến Chùa Nam Hoa. Đó là chính thân tôi biết sức lực của Chú Đại Bi, thật là không thể nghĩ bàn. Nếu ai kiền thành trì Chú, thì chắc chắn gặp hung hoá cát, gặp nạn biến thành cát tường.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thần thông vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Nơi một thân thị hiện thân trong tất cả thế giới vô ngại dụng. Nơi chúng hội một vị Phật, nghe thọ tất cả chư Phật chúng hội thuyết pháp vô ngại dụng. Trong tâm niệm của một chúng sinh, thành tựu bất khả thuyết vô thượng bồ đề, khai ngộ tâm tất cả chúng sinh vô ngại dụng. Dùng một âm hiện âm thanh khác nhau trong tất cả thế giới, khiến các chúng sinh đều hiểu rõ được vô ngại dụng. Trong một niệm hiện hết thảy nghiệp quả đủ thứ sự khác nhau của tất cả kiếp thuở trước, khiến các chúng sinh đều thấy biết được vô ngại dụng. Trong một hạt bụi xuất hiện cõi Phật rộng lớn vô lượng trang nghiêm vô ngại dụng. Khiến cho tất cả thế giới đầy đủ trang nghiêm vô ngại dụng. Khắp vào tất cả ba đời vô ngại dụng. 

Phóng đại pháp quang minh, hiện tất cả chư Phật bồ đề chúng sinh hạnh nguyện vô ngại dụng. Khéo hộ trì tất cả trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Thích Phạm Hộ Thế, Thanh Văn Độc Giác Bồ Tát, hết thảy Như Lai thập lực, Bồ Tát căn lành vô ngại dụng. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát được vô ngại dụng nầy, thì sẽ vào khắp được tất cả Phật pháp.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thần thông vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Trong một thân chúng sinh, có thể thị hiện thân của hết thảy chúng sinh trong tất cả thế giới vô ngại dụng.
2. Trong chúng hội của một vị Phật, có thể nghe thọ được hết tất cả chư Phật chúng hội thuyết pháp vô ngại dụng.
3. Trong tâm niệm của một chúng sinh, có thể thành tựu bất khả thuyết vô thượng bồ đề, khai ngộ tâm tất cả chúng sinh vô ngại dụng.
4. Dùng một âm thanh có thể hiện ra âm thanh khác nhau trong tất cả thế giới, khiến các chúng sinh đều hiểu rõ được vô ngại dụng.
5. Trong một niệm có thể hiện ra hết thảy nghiệp quả đủ thứ sự khác nhau của tất cả kiếp thuở trước, khiến các chúng sinh đều thấy biết được vô ngại dụng.
6. Trong một hạt bụi xuất hiện cõi nước chư Phật rộng lớn vô lượng trang nghiêm vô ngại dụng.
7. Khiến cho tất cả thế giới đều đầy đủ trang nghiêm vô ngại dụng.
8. Khắp vào tất cả ba đời vô ngại dụng.
9. Phóng đại pháp quang minh, hiện tất cả chư Phật bồ đề, chúng sinh hạnh nguyện vô ngại dụng.
10. Khéo hộ trì tất cả trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, đây là trời rồng tám bộ hộ pháp thiện thần. Trời Đế Thích, trời Đại Phạm, trời Hộ Thế Tứ Thiên

Vương, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, hết thảy Như Lai thập lực, Bồ Tát căn lành, vô ngại dụng.

Đó là mười thứ thần thông vô ngại dụng. Nếu các Bồ Tát được vô ngại dụng nầy, thì sẽ vào khắp được tất cả Phật pháp.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thần lực vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Đem bất khả thuyết thế giới để vào trong một hạt bụi vô ngại dụng. 

Ở trong một hạt bụi hiện tất cả cõi Phật đồng pháp giới vô ngại dụng. 

Đem nước của tất cả biển để vào trong một lỗ chân lông. Qua lại khắp mười phương thế giới, mà chúng sinh không bị xúc nhiễu vô ngại dụng. 

Đem bất khả thuyết thế giới, để trong thân mình, thị hiện tất cả thần thông việc làm vô ngại dụng. 

Dùng một sợi lông buộc bất khả số núi Kim Cang, núi Thiết Vi, cầm đi du hành tất cả thế giới, chẳng khiến cho chúng sinh sinh tâm sợ hãi vô ngại dụng. 

Đem bất khả thuyết kiếp làm một kiếp, một kiếp làm bất khả thuyết kiếp, trong đó thị hiện thành hoại khác nhau, chẳng khiến cho chúng sinh có tâm sợ hãi vô ngại dụng. 

Trong tất cả thế giới hiện nạn nước gió lửa đủ thứ sự biến hoại, mà chẳng não chúng sinh vô ngại dụng. 

Khi ba nạn huỷ hoại tất cả thế giới, đều có thể hộ trì tất cả chúng sinh những vật cần dùng, chẳng khiến cho tổn hại thiếu thốn vô ngại dụng. 

Dùng một tay cầm bất tư nghì thế giới, ném qua bất khả thuyết thế giới, chẳng khiến cho chúng sinh có tâm sợ hãi vô ngại dụng. 

Nói tất cả cõi đồng với hư không, khiến cho các chúng sinh đều được ngộ hiểu vô ngại dụng. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thần lực vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Đem bất khả thuyết thế giới, để vào trong một hạt bụi, không có sự chật hẹp, vẫn có không gian. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn, sức thần thông biến hoá của Bồ Tát vô ngại dụng.

2. Ở trong một hạt bụi, có thể hiện ra tất cả cõi Phật đồng pháp giới vô ngại dụng.

3. Đem nước của tất cả biển để vào trong một lỗ chân lông. Qua lại khắp mười phương thế giới, mà tất cả chúng sinh không bị xúc nhiễu vô ngại dụng.

4. Đem bất khả thuyết thế giới, để vào trong thân mình, thị hiện tất cả thần thông việc biến hoá vô ngại dụng.

5. Dùng một sợi lông buộc bất khả số núi Kim Cang, núi Thiết Vi, cầm đi du hành tất cả thế giới, chẳng khiến cho chúng sinh sinh tâm sợ hãi vô ngại dụng.

6. Đem bất khả thuyết kiếp làm một kiếp, một kiếp làm bất khả thuyết kiếp, trong đó thị hiện cảnh giới thành, trụ, hoại, không, khác nhau, nhưng chẳng khiến cho chúng sinh có tâm sợ hãi vô ngại dụng.

7. Trong tất cả thế giới, thị hiện nạn nước, nạn gió, nạn lửa, đủ thứ sự biến hoại, mà chẳng não hại chúng sinh vô ngại dụng.

8. Khi ba nạn huỷ hoại tất cả thế giới, thì Bồ Tát đều có thể hộ trì tất cả chúng sinh những vật cần dùng, chẳng khiến cho tổn hại thiếu thốn vô ngại dụng.

9. Dùng một tay cầm bất tư nghì thế giới, ném qua bất khả thuyết thế giới, sự việc này còn lợi hại hơn động đất gấp vạn lần, tuy như vậy, nhưng chẳng khiến cho chúng sinh có tâm sợ hãi vô ngại dụng.

10. Diễn nói tất cả các cõi, đồng với hư không, gì cũng chẳng có, khiến cho tất cả chúng sinh chẳng khởi tâm tham, khiến cho tất cả chúng sinh đều được ngộ hiểu nghĩa lý của nó vô ngại dụng.

Đó là mười thứ thần thông vô ngại dụng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ lực vô ngại dụng. Những gì là mười ? 

Đó là : Lực của chúng sinh vô ngại dụng, vì giáo hoá điều phục chẳng xả lìa. Lực của cõi vô ngại dụng, vì thị hiện bất khả thuyết sự trang nghiêm để trang nghiêm. Lực của pháp vô ngại dụng, vì khiến tất cả thân vào không thân. Lực của kiếp vô ngại dụng, vì tu hành chẳng dứt. Lực của Phật vô ngại dụng, vì giác ngộ thuỳ miên. Lực của hạnh vô ngại dụng, vì nhiếp lấy tất cả Bồ Tát hạnh. Lực của Như Lai vô ngại dụng, vì độ thoát tất cả chúng sinh. Lực không thầy vô ngại dụng, vì tự giác tất cả các pháp. Lực nhất thiết trí vô ngại dụng, vì nhờ nhất thiết trí thành Chánh Giác. Lực đại bi vô ngại dụng, vì chẳng bỏ tất cả chúng sinh. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ lực vô ngại dụng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Lực chúng sinh vô ngại dụng, vì giáo hoá tất cả chúng sinh, điều phục tất cả chúng sinh, chẳng xả lìa tất cả chúng sinh.

2. Lực cõi Phật vô ngại dụng, vì hay thị hiện bất khả thuyết sự trang nghiêm để trang nghiêm.

3. Lực của pháp vô ngại dụng, vì hay khiến tất cả thân vào không thân.

4. Lực của kiếp vô ngại dụng, vì hay khiến tất cả chúng sinh thường tu hành chẳng gián đoạn.

5. Lực của Phật vô ngại dụng, vì hay khiến chúng sinh giác ngộ rằng ngủ là đá cột chân sự tu hành, cản trở sự tiến bộ.

6. Lực của hạnh vô ngại dụng, vì hay nhiếp lấy tất cả Bồ Tát hạnh, khiến cho tất cả chúng sinh phát bồ đề tâm, tu đạo vô thượng.

7. Lực của Như Lai vô ngại dụng, vì hay độ thoát tất cả chúng sinh, mà chẳng chấp tướng.

8. Lực không thầy vô ngại dụng, vì chính mình tự giác ngộ tất cả các pháp chân thật nghĩa.

9. Lực nhất thiết trí vô ngại dụng, vì nhờ nhất thiết trí mà có thể thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

10. Lực đại bi vô ngại dụng, vì chẳng xả bỏ tất cả chúng sinh, mà giáo hoá điều phục tất cả chúng sinh. Đó là mười thứ lực vô ngại dụng của Bồ Tát.

Phật tử ! Trên đây là mười thứ vô ngại dụng của đại Bồ Tát. Nếu Bồ Tát đắc được mười vô ngại dụng nầy, thì nơi A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, muốn thành, hoặc chẳng muốn thành, đều tuỳ ý chẳng trái. Tuy thành Chánh Giác, mà cũng chẳng dứt thực hành Bồ Tát hạnh. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát phát đại thệ nguyện, vào vô biên môn vô ngại dụng, khéo léo thị hiện.

Các vị đệ tử của Phật ! Trên đây là mười thứ vô ngại dụng của đại Bồ Tát. Nếu Bồ Tát đắc được mười vô ngại dụng nầy, thì đối với A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, muốn thành tựu thì thành, hoặc chẳng muốn thành tựu thì chẳng thành, đều tuỳ ý muốn của mình, chẳng trái với ý của mình. Tuy đã thành Chánh Giác, nhưng cũng chẳng dứt tu hành Bồ Tát hạnh. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát đã phát đại thệ nguyện, vào vô lượng vô biên môn vô ngại dụng, khéo léo thị hiện, giáo hoá tất cả chúng sinh.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ du hí. Những gì là mười ? 

Đó là : Dùng thân chúng sinh làm làm thân cõi, mà cũng chẳng hoại thân chúng sinh, là du hí của Bồ Tát. 

Dùng thân cõi làm thân chúng sinh, mà cũng chẳng hoại thân cõi, là du hí của Bồ Tát. 

Nơi thân Phật thị hiện thân Thanh Văn Độc Giác, mà chẳng tổn giảm thân Như Lai, là du hí của Bồ Tát. 

Nơi thân Thanh Văn Độc Giác, thị hiện thân Như Lai, mà chẳng tăng trưởng thân Thanh Văn Độc Giác, là du hí của Bồ Tát. 

Nơi thân Bồ Tát hạnh, thị hiện thành thân Chánh Giác, mà cũng chẳng dứt thân Bồ Tát hạnh, là du hí của Bồ Tát. 

Nơi thân thành Chánh Giác, thị hiện thân tu Bồ Tát hạnh, mà cũng chẳng giảm thân thành bồ đề, là du hí của Bồ Tát. 

Nơi cõi Niết Bàn, thị hiện thân sanh tử, mà chẳng chấp sanh tử, là du hí của Bồ Tát. 

Nơi cõi sanh tử, thị hiện Niết Bàn, cũng chẳng rốt ráo vào nơi Niết Bàn, là du hí của Bồ Tát. 

Vào nơi tam muội, mà thị hiện đi đứng nằm ngồi tất cả nghiệp, cũng chẳng bỏ tam muội chánh thọ, là du hí của Bồ Tát. 

Ở chỗ một đức Phật, nghe pháp thọ trì, thân Bồ Tát chẳng động, mà dùng sức tam muội, thảy đều thị hiện thân trong bất khả thuyết hội chư Phật, cũng chẳng phân thân, cũng chẳng khởi định, mà nghe pháp thọ trì, liên tục không dứt. Niệm niệm như vậy nơi mỗi mỗi thân tam muội, đều sinh ra bất khả thuyết bất khả thuyết thân tam muội. Như vậy thứ lớp tất cả các kiếp, có thể cùng tận, mà thân tam muội Bồ Tát không thể cùng tận, là du hí của Bồ Tát. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được đại trí huệ du hí vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thần thông du hí, biến hoá vô cùng, có cảnh giới không thể nghĩ bàn. Các vị muốn biết phải chú ý lắng nghe, tôi (Bồ Tát Phổ Hiền) hiện tại sẽ vì quý vị nói rõ. Những gì là mười ? Đó là :

1. Bồ Tát có thể dùng thân chúng sinh, biến làm làm thân cõi Phật, mà cũng chẳng hoại thân chúng sinh, đây là nói thân chúng sinh vẫn là thân chúng sinh, nhưng có thể ở trong thân chúng sinh biến thành thế giới (trái đất). Chúng ta phải biết nguyên lai của trái đất, vẫn là do thần thông biến hoá của Bồ Tát mà ra. Một trái đất là do thân của một chúng sinh mà ra, bất quá, chính chúng sinh không biết mà thôi. Làm thế nào biến thành trái đất ? Vì tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, là do Phật tánh biến hiện ra, đó là thần thông du hí của Bồ Tát.

2. Bồ Tát lại dùng thân cõi nước chư Phật, biến làm thân chúng sinh, mà cũng chẳng hoại thân cõi, là du hí của Bồ Tát.

3. Nơi thân Phật thị hiện thân Thanh Văn và thân Độc Giác, mà chẳng tổn giảm thân Như Lai, là du hí của Bồ Tát.

4. Nơi thân Thanh Văn và thân Độc Giác, thị hiện thân Như Lai, mà chẳng tăng trưởng thân Thanh Văn và thân Độc Giác, là du hí của Bồ Tát.

5. Nơi thân Bồ Tát hạnh, thị hiện thành thân Chánh Giác, mà cũng chẳng dứt thân Bồ Tát hạnh, là du hí của Bồ Tát.

6. Nơi thân thành Chánh Giác, thị hiện thân tu Bồ Tát hạnh, mà cũng chẳng giảm thân thành bồ đề, là du hí của Bồ Tát.

7. Nơi cõi Niết Bàn, thị hiện thân sanh tử, mà chẳng chấp sanh tử, là du hí của Bồ Tát.

8. Nơi cõi sanh tử, thị hiện Niết Bàn, cũng chẳng rốt ráo vào nơi Niết Bàn, là du hí của Bồ Tát.

9. Bồ Tát vào nơi tam muội, mà có thể thị hiện đi, đứng, nằm, ngồi, bốn đại oai nghi, và tất cả nghiệp quả báo ứng, nhưng cũng chẳng bỏ tam muội chánh thọ, là du hí của Bồ Tát.

10. Bồ Tát ở tại đạo tràng của tất cả chư Phật, nghe pháp thọ trì, thân Bồ Tát chẳng động, mà dùng sức tam muội, thảy đều thị hiện thân trong bất khả thuyết hội chư Phật, cũng chẳng phân thân, cũng chẳng khởi định, mà nghe pháp thọ trì, liên tục không dứt. Trong niệm niệm như vậy, trong mỗi mỗi thân tam muội, đều sinh ra bất khả thuyết bất khả thuyết thân tam muội. Như vậy thứ lớp tất cả các kiếp, có thể cùng tận, mà thân tam muội Bồ Tát không thể cùng tận, là du hí của Bồ Tát.

Đó là mười thứ thần thông du hí của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được đại trí huệ du hí vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ cảnh giới. Những gì là mười ? 

Đó là : Thị hiện vô biên môn pháp giới khiến cho chúng sinh đều được vào, là cảnh giới của Bồ Tát. Thị hiện sự trang nghiêm tốt đẹp của tất cả thế giới, khiến cho chúng sinh đều được vào, là cảnh giới của Bồ Tát. Hoá vãng tất cả cõi chúng sinh, đều phương tiện khai ngộ, là cảnh giới của Bồ Tát. Nơi thân Như Lai sinh ra thân Bồ Tát, nơi thân Bồ Tát sinh ra thân Như Lai, là cảnh giới của Bồ Tát. Nơi cõi hư không hiện thế giới, nơi thế giới hiện cõi hư không, là cảnh giới của Bồ Tát. Nơi cõi sinh tử hiện cõi Niết Bàn, nơi cõi Niết Bàn hiện cõi sinh tử, là cảnh giới của Bồ Tát. Trong ngôn ngữ của một chúng sinh, sinh ra ngôn ngữ tất cả Phật pháp, là cảnh giới của Bồ Tát. Dùng vô biên thân hiện làm một thân, một thân hiện làm tất cả thân khác nhau, là cảnh giới của Bồ Tát. Dùng một thân sung mãn tất cả pháp giới, là cảnh giới của Bồ Tát. Trong một niệm, khiến cho tất cả chúng sinh phát bồ đề tâm, đều hiện vô lượng thân thành Đẳng Chánh Giác, là cảnh giới của Bồ Tát. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được cảnh giới đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ cảnh giới. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thị hiện vô biên môn pháp giới, khiến cho chúng sinh đều được vào, là cảnh giới của Bồ Tát.
2. Thị hiện vô lượng sự trang nghiêm tốt đẹp của tất cả thế giới, khiến cho tất cả chúng sinh đều được vào, là cảnh giới của Bồ Tát.
3. Hoá vãng tất cả cõi chúng sinh, đều được phương tiện thiện xảo khai ngộ, là cảnh giới của Bồ Tát.
4. Trong thân Như Lai sinh ra thân Bồ Tát, trong thân Bồ Tát sinh ra thân Như Lai, là cảnh giới của Bồ Tát.
5. Nơi cõi hư không xuất hiện thế giới, nơi thế giới xuất hiện cõi hư không, là cảnh giới của Bồ Tát.
6. Nơi cõi sinh tử hiện ra cõi Niết Bàn, nơi cõi Niết Bàn hiện ra cõi sinh tử, là cảnh giới của Bồ Tát.
7. Trong ngôn ngữ của một chúng sinh, sinh ra ngôn ngữ tất cả Phật pháp, là cảnh giới của Bồ Tát.
8. Dùng vô biên thân biến hoá làm một thân, một thân biến hoá làm tất cả thân khác nhau, là cảnh giới của Bồ Tát.
9. Dùng một thân có thể sung mãn tất cả pháp giới, là cảnh giới của Bồ Tát.
10. Trong một niệm, khiến cho tất cả chúng sinh phát bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, đều hiện ra vô lượng thân thành Chánh Đẳng Chánh Giác, là cảnh giới của Bồ Tát.

Đó là mười pháp cảnh giới của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được cảnh giới đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ lực. Những gì là mười ? 

Đó là : Thâm tâm lực, vì chẳng tạp nhiễm tất cả tình đời. Tăng thượng thâm tâm lực, vì chẳng bỏ tất cả Phật pháp. Phương tiện lực, vì việc làm các cõi đều rốt ráo. Trí lực, vì biết rõ tất cả tâm hạnh. Nguyện lực, vì tất cả sở cầu khiến cho viên mãn. Hạnh lực, vì hết thuở vị lai chẳng dứt. Thừa lực, vì hay sinh ra tất cả thừa mà chẳng bỏ đại thừa. Thần thông lực, vì trong mỗi lỗ chân lông, thảy đều thị hiện tất cả thế giới thanh tịnh, tất cả Như Lai xuất hiện ra đời. Bồ đề lực, vì khiến cho tất cả chúng sinh phát tâm thành Phật, không đoạn tuyệt.

Chuyển pháp luân lực, vì nói một câu pháp, đều xứng với các căn dục của tất cả chúng sinh. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được mười lực nhất thiết trí vô thượng của chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ lực. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thâm tâm lực, vì chẳng tạp nhiễm tất cả tình ái của thế gian.
2. Tăng thượng thâm tâm lực, vì chẳng xả bỏ tất cả Phật pháp. Hết thảy Phật pháp, không những đọc tụng, mà còn thọ trì, y giáo phụng hành.
3. Phương tiện lực, vì tất cả việc làm các cõi đều rốt ráo, đó là sức phương tiện của Bồ Tát.
4. Trí lực, vì biết rõ vọng tưởng trong tâm của tất cả chúng sinh, làm việc gì, tạo nghiệp gì, đó là trí lực của Bồ Tát.
5. Nguyện lực, vì tất cả sở cầu của tất cả chúng sinh, đều khiến cho viên mãn, đó là nguyện lực của Bồ Tát.
6. Hạnh lực, vì hết thuở vị lai cũng chẳng dứt sự tu hành, đó là hạnh lực của Bồ Tát.
7. Thừa lực, tức là sức lực đại thừa, vì hay sinh ra tất cả thừa, mà chẳng bỏ đại thừa.
8. Thần thông lực, vì trong mỗi lỗ chân lông, thảy đều thị hiện tất cả thế giới thanh tịnh, tất cả Như Lai xuất hiện ra đời, giáo hoá tất cả chúng sinh, đó là sức thần biến của Bồ Tát.
9. Bồ đề lực, vì khiến cho tất cả chúng sinh phát bồ đề tâm, trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành Chánh Đẳng Chánh Giác, vĩnh viễn không đoạn tuyệt hạt giống bồ đề, đó là sức bồ đề của Bồ Tát.
10. Chuyển pháp luân lực, vì nói một câu pháp, đều xứng với các căn dục của tất cả chúng sinh, đó là sức chuyển pháp luân của Bồ Tát.

Đó là mười thứ pháp lực của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được mười lực nhất thiết trí vô thượng của chư Phật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ không sợ hãi. Những gì là mười ? 

Phật tử ! Đại Bồ Tát đều có thể nghe thọ trì tất cả lời nói, bèn nghĩ như vầy : Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, từ mười phương đến, dùng trăm ngàn đại pháp để hỏi tôi. Tôi theo câu hỏi của họ, trả lời không có chút khó khăn gì, vì chẳng thấy khó, nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Tuỳ theo câu hỏi của họ, đều giải đáp đúng đắn, dứt trừ sự nghi hoặc của họ, không có khiếp nhược. Đó là không sợ hãi thứ nhất của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát được Như Lai quán đảnh vô ngại biện tài, đến nơi tất cả văn tự ngôn âm, khai thị bí mật, rốt ráo bờ bên kia. Bèn nghĩ như vầy : Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, từ mười phương đến, dùng vô lượng pháp để hỏi tôi. Tôi sẽ theo câu hỏi của họ, trả lời không thấy có chút khó khăn gì, vì không thấy khó khăn, nên tâm được không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Tuỳ theo câu hỏi của họ, đều giải đáp đúng đắn, dứt trừ sự nghi hoặc của họ, không có kinh hãi. Đó là không sợ hãi thứ hai của Bồ Tát.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ không sợ hãi. Những gì là mười ?

1. Phật tử ! Đại Bồ Tát đều có thể nghe thọ trì tất cả lời nói, bèn nghĩ như vầy : Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, từ mười phương tất cả thế giới đến chỗ tôi, dùng trăm ngàn thứ đại pháp để hỏi tôi. Tôi theo câu hỏi của họ, trả lời không có chút khó khăn gì, vì chẳng thấy câu hỏi khó, nên trong tâm không sợ hãi, rốt ráo đến được bờ bên kia không sợ hãi. Tuỳ theo câu hỏi của họ, đều giải đáp đúng đắn, phân tích rõ ràng, khiến cho chúng sinh hỏi pháp, dứt trừ sự nghi hoặc, trong tâm của tôi không có cảm giác khiếp nhược, cũng chẳng sợ sệt, cũng chẳng kinh hãi. Đó là không sợ hãi thứ nhất của Bồ Tát.

2. Phật tử ! Đại Bồ Tát được Như Lai quán đảnh, đắc được vô ngại biện tài, đã đến nơi tất cả văn tự ngôn âm, khai thị bí mật, rốt ráo bờ bên kia. Bèn nghĩ như vầy : Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, từ mười phương đến chỗ tôi, dùng vô lượng pháp để hỏi tôi. Tôi sẽ theo câu hỏi của họ, trả lời không thấy có chút khó khăn gì, vì không thấy câu hỏi khó khăn, nên trong tâm không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Tuỳ theo câu hỏi của họ, đều giải đáp được, khiến cho chúng sinh hỏi pháp, dứt trừ sự nghi hoặc của họ, trong tâm tôi không có cảm giác kinh hãi.

Đó là không sợ hãi thứ hai của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát biết tất cả pháp không, lìa cái ta, lìa của ta, không làm, không kẻ làm, không kẻ biết, không kẻ thọ, không kẻ dưỡng dục, không bổ già la, lìa uẩn giới xứ, vĩnh viễn thoát khỏi các kiến, tâm như hư không. Bèn nghĩ như vầy : Chẳng thấy chúng sinh có chút tướng có thể tổn não nghiệp thân lời ý của tôi. Tại sao ? Vì Bồ Tát đã xa lìa cái ta, của ta, chẳng thấy các pháp có chút tánh tướng, vì không thấy, nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Kiên cố dũng mãnh, không thể trở hoại. Đó là không sợ hãi thứ ba của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát nhờ Phật lực hộ trì, trụ Phật oai nghi, thực hành chân thật, không có đổi khác. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy có chút phần oai nghi, khiến cho các chúng sinh sinh tướng quở trách, vì chẳng thấy nên tâm được không sợ hãi. Ở trong đại chúng an ổn thuyết pháp. Đó là không sợ hãi thứ tư của Bồ Tát.

3. Phật tử ! Đại Bồ Tát biết tất cả pháp không, lìa tướng ta, lìa tướng của ta, không làm, không kẻ làm, không có một pháp biết mình là pháp, không có nhân mạng khiến pháp đó, không có người dưỡng dục pháp đó, không có bổ già la (số thú thủ) nghĩa là tính đếm vãng lai các cõi. Lìa khỏi năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, vĩnh viễn đoạn trừ tất cả các kiến, tâm thanh tịnh như hư không. Bèn nghĩ như vầy : Chẳng thấy chúng sinh có chút tướng có thể tổn não nghiệp thân lời ý của tôi. Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát đã xa lìa cái ta và của ta, chẳng chấp vào cái ta và của ta, cho nên tất cả pháp đều không, gì cũng chẳng có, vì không thấy, nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Kiên cố dũng mãnh, không pháp gì có thể trở hoại. Đó là không sợ hãi thứ ba của Bồ Tát.

4. Phật tử ! Đại Bồ Tát nhờ Phật lực hộ niệm, nhờ Phật lực nhiếp trì, trụ Phật oai nghi, tu hành pháp chân thật, vì việc làm đều chân thật, nên không có sự đổi khác. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy có chút phần chẳng hợp oai nghi, khiến cho các chúng sinh sinh tướng quở trách, vì chẳng thấy nên tâm mình không sợ hãi. Có thể ở trong đại chúng pháp hội an ổn thuyết pháp. Đó là không sợ hãi thứ tư của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát thân lời ý nghiệp thảy đều thanh tịnh, sạch trắng nhu hoà, xa lìa các ác. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy thân lời ý nghiệp của mình, có chút phần đáng quở trách, vì chẳng thấy, nên tâm không sợ hãi. Hay khiến chúng sinh trụ nơi Phật pháp. Đó là không sợ hãi thứ năm của đại Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát được Kim Cang Lực Sĩ, trời, rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A tu la, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương .v.v… thường theo hầu hạ, tất cả Như Lai hộ niệm chẳng rời, đại Bồ Tát bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy có chúng ma ngoại đạo, hoặc chúng sinh nào, có thể đến chướng ngại chút phần sự tu hành Bồ Tát đạo của tôi. Vì không thấy nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến được bờ bên kia không sợ hãi. Phát tâm hoan hỉ, hành Bồ Tát hạnh. Đó là không sợ hãi thứ sáu của Bồ Tát.

5. Phật tử ! Đại Bồ Tát thân lời ý ba nghiệp, đều đã thanh tịnh, lại sạch trắng, lại nhu hoà, xa lìa các pháp ác. Bèn nghĩ như vầy : Tôi dùng diệu quán sát trí để khảo sát mình, chẳng thấy thân lời ý nghiệp của mình có chút nghiệp ác nào, chẳng có chút phần nào đáng cho người quở trách phỉ báng, cũng chẳng có lỗi lầm nào, vì chẳng thấy, nên tâm không sợ hãi. Hay khiến cho tất cả chúng sinh, trụ trong Phật pháp, y pháp tu hành. Đó là không sợ hãi thứ năm của đại Bồ Tát.

6. Phật tử ! Đại Bồ Tát được Kim Cang Lực Sĩ, trời, rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A tu la, trời Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương, Tứ Thiên Vương .v.v… thường theo hầu hạ vị đại Bồ Tát đó. Chẳng những thiên long bát bộ đến hộ trì, mà tất cả chư Phật Như Lai cũng thường hộ niệm chẳng xa rời. Đại Bồ Tát bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy có chúng ma và ngoại đạo, hoặc chúng sinh nào, có thể đến chướng ngại chút phần sự tu hành Bồ Tát đạo của tôi. Vì không thấy, nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến được bờ bên kia không sợ hãi. Phát tâm hoan hỉ, hành Bồ Tát hạnh. Đó là không sợ hãi thứ sáu của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đã thành tựu được niệm căn đệ nhất, niệm không quên mất, được Phật hoan hỉ hứa khả. Bèn nghĩ như vầy : Như Lai nói văn tự câu pháp thành tựu đạo bồ đề, tôi chẳng thấy trong đó có chút phần quên mất, vì không thấy quên mất, nên tâm không sợ hãi. Thọ trì tất cả chánh pháp của Như Lai, hành Bồ Tát hạnh. Đó là không sợ hãi thứ bảy của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát trí huệ phương tiện, đều đã thông đạt. Bồ Tát các lực đều được rốt ráo. Thường xuyên giáo hoá tất cả chúng sinh, luôn dùng nguyện tâm, kết buộc Phật bồ đề, là vì bi mẫn chúng sinh, vì thành tựu chúng sinh. Nơi đời phiền não ô trược, thị hiện thọ sanh vào dòng dõi tôn quý, quyến thuộc viên mãn. Chỗ mong muốn toại tâm mãn nguyện, hoan hỉ vui sướng, mà nghĩ như vầy : Tuy tôi tụ hội với quyến thuộc nầy, chẳng thấy có chút gì đáng tham luyến, để tôi bỏ sự tu hành thiền định giải thoát, và các tam muội tổng trì biện tài pháp Bồ Tát đạo. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát nơi tất cả pháp, đã được tự tại, đến nơi bờ kia. Tu Bồ Tát hạnh, thề chẳng đoạn tuyệt. Chẳng thấy thế gian có cảnh giới nào, có thể mê loạn Bồ Tát đạo. Vì chẳng thấy, nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Nhờ sức đại nguyện, nơi tất cả thế giới, thị hiện thọ sanh. Đó là không sợ hãi thứ tám của Bồ Tát.

7. Phật tử ! Đại Bồ Tát đã thành tựu được niệm căn đệ nhất (một trong năm căn : Tín, tấn, niệm, định, huệ), trong tâm thuỷ chung không quên mất, được Phật hoan hỉ hứa khả. Bèn nghĩ như vầy : Như Lai nói văn tự câu pháp thành tựu đạo bồ đề, tôi chẳng thấy trong đó có chút phần quên mất, dù chỉ là một chữ, vì không thấy mình quên mất Phật pháp, nên tâm không sợ hãi. Hay thọ trì tất cả chánh pháp của Như Lai, tu hành Bồ Tát hạnh. Đó là không sợ hãi thứ bảy của Bồ Tát.

8. Phật tử ! Đại Bồ Tát trí huệ phương tiện, đều đã thông đạt viên mãn. Bồ Tát các lực đều được rốt ráo. Thường xuyên giáo hoá tất cả chúng sinh, luôn dùng sức nguyện tâm, kết buộc Phật bồ đề, là vì bi mẫn tất cả chúng sinh, vì thành tựu tất cả chúng sinh. Ở trong đời ác ngũ trược : Kiếp trược, kiến trược, phiền não trước, chúng sinh trược, mạng trược, thị hiện thọ sanh vào dòng dõi tôn quý, quyến thuộc viên mãn. Tất cả sự mong muốn đều toại tâm mãn nguyện, muốn gì có nấy, hoan hỉ vui sướng, bèn nghĩ như vầy : Tuy tôi có gia đình vui sướng, quyến thuộc mỹ mãn, sớm chiều tụ hội, nhưng chẳng thấy có chút gì đáng tham luyến, để tôi phải bỏ sự tu hành thiền định giải thoát, và các tam muội, tổng trì, biện tài, và pháp Bồ Tát đạo. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát nơi tất cả các pháp, đã được nhậm vận tự tại, đến nơi bờ kia. Tu hành Bồ Tát hạnh, phát thệ nguyện chẳng bao giờ đoạn tuyệt. Chẳng thấy thế gian có cảnh giới nào, có thể mê loạn Bồ Tát tu pháp môn Bồ Tát đạo. Vì chẳng thấy, nên tâm không sợ hãi, rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi. Nhờ sức đại nguyện, nơi tất cả thế giới, thị hiện thọ sanh. Đó là không sợ hãi thứ tám của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát luôn chẳng quên mất tâm Tát bà nhạ. Ngồi nơi đại thừa, hành Bồ Tát hạnh. Dùng thế lực đại tâm nhất thiết trí, thị hiện tất cả oai nghi tịch tĩnh của Thanh Văn Độc Giác. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy mình sẽ ở nơi nhị thừa mà lấy chút phần xuất ly. Vì chẳng thấy, nên tâm không sợ hãi, đến bờ bên kia vô thượng không sợ hãi. Hay thị hiện khắp tất cả thừa đạo, rốt ráo đầy đủ đại thừa bình đẳng. Đó là không sợ hãi thứ chín của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát thành tựu tất cả các pháp trắng tịnh, đầy đủ căn lành, viên mãn thần thông. Rốt ráo trụ nơi chư Phật bồ đề, đầy đủ tất cả các Bồ Tát hạnh. Ở chỗ chư Phật, được thọ ký quán đảnh nhất thiết trí, mà thường giáo hoá chúng sinh, hành Bồ Tát đạo. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy mình có chúng sinh nào, đáng được thành thục, mà không thể thị hiện sự tự tại của chư Phật để thành thục. Vì không thấy, nên tâm không sợ hãi. Rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi, chẳng dứt Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ nguyện Bồ Tát. Tuỳ sự ứng hoá tất cả chúng sinh, mà hiện cảnh giới Phật hoá độ. Đó là không sợ hãi thứ mười của Bồ Tát.

9. Phật tử ! Đại Bồ Tát luôn chẳng quên mất tâm Tát bà nhạ (Nhất thiết trí). Ngồi nơi pháp môn đại thừa, hành Bồ Tát hạnh. Dùng thế lực đại tâm nhất thiết trí, thị hiện tất cả tướng trạng oai nghi tịch tĩnh của Thanh Văn và Độc Giác. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy mình sẽ ở nơi nhị thừa mà lấy chút phần xuất ly. Vì chẳng thấy chút phần nguyện lực nhị thừa, nên tâm không sợ hãi, đến bờ bên kia vô thượng không sợ hãi. Hay thị hiện khắp tất cả thừa đạo, hoặc tiểu thừa đạo, hoặc đại thừa đạo, hoặc Phật thừa đạo, rốt ráo đầy đủ đại thừa bình đẳng. Đó là không sợ hãi thứ chín của Bồ Tát.

10. Phật tử ! Đại Bồ Tát thành tựu tất cả các pháp trắng tịnh, đầy đủ tất cả căn lành, viên mãn tất cả thần thông. Rốt ráo trụ nơi bồ đề giác đạo của chư Phật, đầy đủ tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát tu. Ở chỗ đạo tràng của tất cả chư Phật, được chư Phật thọ ký quán đảnh nhất thiết trí, mà thường giáo hoá độ thoát tất cả chúng sinh, tu hành Bồ Tát đạo. Bèn nghĩ như vầy : Tôi chẳng thấy mình có chúng sinh nào, đáng được thành thục, mà không thể thị hiện sự tự tại của chư Phật để thành thục. Vì không thấy, nên tâm không sợ hãi. Rốt ráo đến bờ bên kia không sợ hãi, chẳng dứt Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ nguyện Bồ Tát. Tuỳ sự ứng hoá tất cả chúng sinh, mà hiện cảnh giới Phật giáo hoá họ, độ thoát họ. Đó là không sợ hãi thứ mười của Bồ Tát.

Phật tử ! Đó là mười điều không sợ hãi của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được không sợ hãi vô thượng của chư Phật, mà cũng chẳng bỏ không sợ hãi của Bồ Tát.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười điều không sợ hãi của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được không sợ hãi vô thượng của chư Phật, mà cũng chẳng bỏ không sợ hãi của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười pháp bất cộng. Những gì là mười ? 

Phật tử ! Đại Bồ Tát chẳng do người khác dạy, tự nhiên tu hành lục độ Ba la mật. Thường ưa thích bố thí lớn, chẳng sinh tâm bỏn sẻn. Luôn giữ giới thanh tịnh, không có huỷ phạm.

Đầy đủ nhẫn nhục, tâm chẳng giao động. Có đại tinh tấn, chưa từng thối chuyển. Khéo vào các thiền, vĩnh viễn không tán loạn. Khéo tu trí huệ, đều trừ ác kiến. Đó là pháp bất cộng thứ nhất : Tuỳ thuận đạo Ba la mật, tu lục độ, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát hay nhiếp thọ khắp tất cả chúng sinh, hay dùng tài và pháp mà hành bố thí. Chánh niệm hiện tiền, vui vẻ nói lời dịu dàng, tâm sinh hoan hỉ, thị hiện như thật nghĩa, khiến cho họ được ngộ hiểu bồ đề của chư Phật, không có hiềm ghét, bình đẳng lợi ích. Đó là pháp bất cộng thứ hai : Thuận đạo bốn pháp nhiếp, siêng nhiếp thọ chúng sinh, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát hồi hướng khéo léo, đó là : Hồi hướng chẳng cầu quả báo, hồi hướng thuận Phật bồ đề, hồi hướng chẳng chấp trước tất cả thiền định tam muội thế gian, hồi hướng vì lợi ích tất cả chúng sinh, hồi hướng vì chẳng dứt trí huệ Như Lai. Đó là pháp bất cộng thứ ba : Vì các chúng sinh phát khởi căn lành, cầu trí huệ của Phật, chẳng do người khác dạy.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười pháp bất cộng. Những gì là mười ?

1. Phật tử ! Đại Bồ Tát chẳng cần người khác giáo hoá, tự mình hiểu biết. Mọi người chú ý ! « Chẳng do người khác dạy », phải tự mình chân chánh minh bạch mới được, chẳng phải nói mình chẳng có trí huệ, nghe trong Kinh Hoa Nghiêm nói : « Chẳng do người khác dạy », bèn cho rằng không cần bậc thiện tri thức chỉ dạy, đây là tư tưởng cống cao ngã mạn, tự cho mình khác người, là quan niệm sai lầm. Điểm nầy các vị phải rõ ràng, không thể tự nói bậy bạ. Bồ Tát Bát địa trở lên, mới có tư cách nói : « Chẳng do người khác dạy ». Bồ Tát chẳng do người khác dạy, tự nhiên biết tu hành, chẳng giải đãi, chẳng phóng dật, chuyên tâm tu hành pháp lục độ Ba la mật, tức cũng là : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, sáu pháp nầy là pháp môn đến bờ bên kia. Bồ Tát thường ưa thích bố thí lớn, cứu giúp người cần dùng, như có tài vật thì liền bố thí tài vật cho người, chẳng để lại cho mình. Đem nội tài và ngoại tài bố thí rồi, tuyệt đối chẳng sinh tâm bỏn sẻn, cũng chẳng sinh tâm hối tiếc. Luôn giữ giới thanh tịnh, không khi nào phạm giới. Đầy đủ công phu nhẫn nhục, tâm có thiền định, chẳng bị cảnh giới làm giao động. Có tâm đại tinh tấn dũng mãnh, chưa từng khi nào sinh tâm thối chuyển. Khéo vào các thiền định, lúc nào cũng ở trong định, vĩnh viễn không có sự tán loạn phát sinh. Khéo tu hành pháp môn trí huệ, tiêu trừ sạch hết tư tưởng tà tri tà kiến chẳng chánh đáng. Đó là pháp bất cộng thứ nhất : Không do người khác dạy, tuỳ thuận đạo Ba la mật, tu hành lục độ.

2. Phật tử ! Đại Bồ Tát hay nhiếp thọ khắp tất cả chúng sinh, hay dùng tài thí và pháp thí. Chánh niệm thường hiện tiền, tức cũng là tư tưởng chánh đại quang minh. Đối với chúng sinh luôn vui vẻ, nói lời dịu dàng, tâm sinh hoan hỉ, khiến cho chúng sinh trong tâm có cảm giác vui mừng. Chỉ thị chúng sinh như thật nghĩa, như lý tu hành, khiến cho chúng sinh được ngộ hiểu pháp bồ đề giác đạo của chư Phật. Đối với chúng sinh không sinh ra tâm hiềm ghét, đối đãi bình đẳng, lợi ích chúng sinh, chẳng phân biệt người thân kẻ lạ, đều xem như nhau. Đó là pháp bất cộng thứ hai : Không do người khác dạy, thuận đạo bốn pháp nhiếp : Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, siêng nhiếp thọ chúng sinh.

3. Phật tử ! Đại Bồ Tát hồi hướng khéo léo, đó là : Hồi hướng chẳng cầu quả báo, hồi hướng thuận Phật bồ đề, hồi hướng chẳng chấp trước tất cả thiền định tam muội thế gian, hồi hướng vì lợi ích tất cả chúng sinh, nghĩa là đem căn lành của mình tu tập, đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh, đó là tâm từ bi của Bồ Tát, hồi hướng vì chẳng dứt trí huệ Như Lai. Đó là pháp bất cộng thứ ba : Chẳng do người khác dạy, vì các chúng sinh phát khởi căn lành, cầu trí huệ của Phật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đã đến được phương tiện khéo léo rốt ráo bờ bên kia, tâm luôn đoái hoài tất cả chúng sinh, chẳng nhàm cảnh giới phàm ngu thế tục, chẳng thích đạo xuất ly của nhị thừa, chẳng chấp vào ưa thích của mình, chỉ siêng hoá độ. Hay khéo nhập xuất thiền định giải thoát, nơi các tam muội, đều được tự tại vãng lai sinh tử, như dạo chơi vườn hoa, chưa từng tạm khởi tâm nhàm mỏi. Hoặc trụ cung ma, hoặc làm trời Đế Thích Phạm Vương chủ thế gian. Tất cả nơi sanh, Bồ Tát đều hiện thân ở trong đó. Hoặc xuất gia ở trong chúng ngoại đạo, mà luôn xa lìa tất cả tà kiến. Tất cả văn từ chú thuật thế gian, tự ấn toán số, cho đến pháp du hí ca múa, thảy đều thị hiện tinh xảo. Hoặc có lúc thị hiện làm phụ nữ xinh đẹp, trí huệ tài năng bậc nhất trong đời. Đối với các pháp thế gian và xuất thế gian, hay hỏi, hay nói. Vấn đáp dứt nghi, đều được rốt ráo. Tất cả việc thế gian và xuất thế gian, cũng đều thông đạt, đến bờ bên kia. Tất cả chúng sinh luôn đến chiêm ngưỡng, tuy hiện oai nghi Thanh Văn Bích Chi Phật, mà chẳng mất tâm đại thừa. Tuy trong niệm niệm thị hiện thành Chánh Giác, mà chẳng dứt Bồ Tát hạnh. Đó là pháp bất cộng thứ tư : Phương tiện khéo léo, rốt ráo bờ kia, chẳng do người khác dạy.

4. Phật tử ! Đại Bồ Tát đã đến được phương tiện khéo léo rốt ráo bờ bên kia, nhưng trong tâm luôn đoái hoài tất cả chúng sinh, chẳng nhàm chán cảnh giới phàm phu ngu si thế tục, chẳng thích đạo xuất ly của nhị thừa, chẳng chấp vào sự ưa thích của mình, chỉ siêng năng giáo hoá độ thoát tất cả chúng sinh. Hay khéo nhập định và xuất định, thường ở nơi cảnh giới giải thoát. Đối với các tam muội, hoàn toàn được nhậm vận tự tại, vãng lai trong sinh tử tự do, chẳng bị hạn chế nào. Coi sự sinh tử như dạo chơi vườn hoa, khoái lạc giống như ngắm xem phong cảnh. Đối với tâm bồ đề trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh, chưa từng tạm khởi tâm nhàm mỏi. Hoặc trụ ở trong cung điện ma vương, hoặc làm trời Đế Thích, hoặc làm Đại Phạm Thiên Vương, hoặc làm chủ thế gian (hoàng đế). Tất cả nơi thọ sanh, Bồ Tát đều hiện thân ở trong đó. Hoặc xuất gia ở trong chúng ngoại đạo, tại sao vậy ? Vì khiến cho tất cả ngoại đạo xa lìa tất cả tà tri tà kiến. Hiện thân thuyết pháp, thay đổi tà kiến không chánh đáng của ngoại đạo. Tất cả văn từ, chú thuật, tự ấn, toán số của thế gian, cho đến pháp du hí, ca múa .v.v… thảy đều thị hiện tinh xảo. Hoặc có lúc thị hiện làm phụ nữ xinh đẹp, trí huệ tài năng bậc nhất trong đời. Đối với các pháp thế gian và xuất thế gian, chẳng gì mà chẳng biết, chẳng gì mà chẳng thấu, cho nên hay hỏi, hay nói. Trong sự vấn đáp, hay dứt trừ tất cả sự nghi hoặc, đều đến được rốt ráo. Đối với tất cả việc thế gian và xuất thế gian, cũng đều thông đạt hết, đến được bờ bên kia. Tất cả chúng sinh luôn đến chiêm ngưỡng, tuy hiện oai nghi của bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật, nhưng chẳng mất tâm đại thừa, vẫn tu Bồ Tát đạo. Tuy ở trong niệm niệm thị hiện thành Chánh Giác, những vẫn chẳng dứt Bồ Tát hạnh. Đó là pháp bất cộng thứ tư : Chẳng do người khác dạy, phương tiện khéo léo, rốt ráo bờ kia.

Phật tử ! Đại Bồ Tát khéo biết đạo quyền thật song hành, trí huệ tự tại, đến nơi rốt ráo. Đó là trụ nơi Niết Bàn, mà thị hiện sanh tử. Biết không chúng sinh, mà siêng hành giáo hoá rốt ráo tịch diệt, hiện khởi phiền não. Trụ một pháp thân trí huệ kiên mật, mà khắp hiện vô lượng thân các chúng sinh. Thường vào thiền định thâm sâu, mà thị hiện thọ dục lạc. Thường xa lìa ba cõi, mà chẳng bỏ chúng sinh. Thường thích pháp lạc, mà hiện có thể nữ ca ngâm múa hát. Tuy dùng các tướng tốt trang nghiêm thân mình, mà thị hiện thọ thân hình xấu xí bần tiện. Thường tích tập các việc lành, không có các lỗi ác, mà hiện sinh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Tuy đã đến nơi Phật trí bờ kia, mà cũng chẳng bỏ trí thân Bồ Tát. Đại Bồ Tát thành tựu vô lượng trí huệ như vậy, Thanh Văn Độc Giác còn không biết được, hà huống là tất cả đồng mông chúng sinh. Đó là pháp bất cộng thứ năm : Quyền thật song hành, chẳng do người khác dạy.

5. Phật tử ! Đại Bồ Tát khéo biết pháp môn đạo quyền thật song hành, quyền là tạm thời, thật là vĩnh viễn. Tạm thời là pháp môn phương tiện thiện xảo; vĩnh viễn là pháp môn chân thật không đổi. Nhưng Bồ Tát giáo hoá chúng sinh, có lúc dùng quyền pháp, có lúc dùng thật pháp. Trí huệ của Bồ Tát là tự tại, đến cảnh giới rốt ráo. Tuy trụ tại Niết Bàn, mà vẫn thị hiện sanh tử. Tuy biết không có chúng sinh đáng độ, mà vẫn phải siêng hành giáo hoá tất cả chúng sinh. Tuy rốt ráo tịch diệt, tức là cảnh giới chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng tăng, chẳng giảm. Nhưng Bồ Tát vẫn phải thị hiện có phiền não, cố ý hiện ra có tướng phiền não, để du hí ba cõi. Trụ một pháp thân trí huệ kiên mật, mà có thể hiện ra khắp vô lượng vô số thân các chúng sinh, đó là thần thông biến hoá diệu dụng của Bồ Tát. Bồ Tát thường vào thiền định thâm sâu, mà thị hiện tiếp thọ tất cả dục lạc. Bồ Tát thường xa lìa ba cõi, mà chẳng bỏ tất cả chúng sinh. Bồ Tát thường hoan hỉ thích pháp lạc, mà hiện có thể nữ biểu diễn ca ngâm múa hát, du hí vui chơi. Tuy dùng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp để trang nghiêm thân mình, mà thị hiện thọ thân hình xấu xí bần tiện. Thường tích tập tất cả căn lành, không có các lỗi ác, mà hay thị hiện sinh vào địa ngục, lại làm súc sanh, lại làm ngạ quỷ. Tuy đã đến nơi Phật trí bờ kia, mà cũng chẳng bỏ trí thân của Bồ Tát. Đại Bồ Tát thành tựu vô lượng trí huệ như vậy, trí huệ đó, hàng Thanh Văn và Độc Giác còn không biết được, hà huống là tất cả nhi đồng và chúng sinh vô tri khác, họ càng không thể nào biết được. Đó là pháp bất cộng thứ năm : Quyền thật song hành, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát thân miệng ý nghiệp, làm theo trí huệ, thảy đều thanh tịnh. Đó là : Đầy đủ đại từ, vĩnh viễn lìa tâm giết hại, cho đến đầy đủ sự hiểu biết chân chánh, không có tà kiến. Đó là pháp bất cộng thứ sáu : Thân miệng ý làm theo trí huệ, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đầy đủ đại bi, chẳng bỏ chúng sinh, thế tất cả chúng sinh thọ các khổ. Đó là : Khổ địa ngục, khổ súc sinh, khổ ngạ quỷ. Vì làm lợi ích, mà chẳng sinh mệt nhọc. Chỉ chuyên độ thoát tất cả chúng sinh, chưa từng đắm nhiễm cảnh giới năm dục. Thường tinh cần diệt trừ các khổ. Đó là pháp bất cộng thứ bảy : Thường khởi đại bi, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát thường làm chỗ ưa thích thấy của chúng sinh. Phạm Vương Đế Thích Tứ Thiên Vương v.v… tất cả chúng sinh, thấy không nhàm đủ. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát từ đời lâu xa đến nay, tu hành nghiệp thanh tịnh, không có lỗi lầm, cho nên chúng sinh nào thấy được đều không nhàm chán. Đó là pháp bất cộng thứ tám : Tất cả chúng sinh đều ưa thấy, chẳng do người khác dạy.

6. Phật tử ! Đại Bồ Tát thân miệng ý ba nghiệp, làm theo trí huệ, thảy đều thanh tịnh. Đó là : Đầy đủ tâm đại từ, vĩnh viễn lìa khỏi tâm giết hại chúng sinh, cho đến đầy đủ sự hiểu biết chân chánh, không có tà kiến. Đó là pháp bất cộng thứ sáu : Thân miệng ý ba nghiệp làm theo trí huệ, chẳng do người khác dạy.

7. Phật tử ! Đại Bồ Tát đầy đủ tâm đại bi, chẳng xả bỏ tất cả chúng sinh, không những chẳng bỏ chúng sinh, mà còn thế tất cả chúng sinh thọ các khổ, đó là tinh thần của Bồ Tát. Như là : Khổ trong địa ngục, khổ trong súc sinh, khổ trong ngạ quỷ, Bồ Tát cam tâm tình nguyện chịu khổ thay thể tất cả khổ của chúng sinh. Bồ Tát vì làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, nên chẳng sinh mệt nhọc, chẳng khi nào mệt mỏi. Chỉ một mụch đích là chuyên độ thoát tất cả chúng sinh. Bồ Tát chưa từng đắm nhiễm cảnh giới năm dục (tài, sắc, danh, ăn, ngủ). Thường vì tất cả chúng sinh tinh cần diệt trừ tất cả các khổ hoạn nạn. Đó là pháp bất cộng thứ bảy : Thường khởi tâm đại bi, chẳng do người khác dạy.

8. Phật tử ! Đại Bồ Tát thường làm chỗ ưa thích thấy của chúng sinh. Như Đại Phạm Thiên Vương, Trời Đế Thích, Trời Tứ Thiên Vương v.v… tất cả chúng sinh, thấy không khi nào nhàm đủ. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát từ đời lâu xa đến nay, tu hành nghiệp thanh tịnh không nhiễm, không có lỗi lầm, cho nên tất cả chúng sinh đều hoan hỉ nhìn thấy Bồ Tát, mà không nhàm chán. Đó là pháp bất cộng thứ tám : Tất cả chúng sinh đều ưa nhìn thấy Bồ Tát, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi nhất thiết trí đại thệ trang nghiêm, chí ưa thích kiên cố. Tuy chỗ hiểm nạn nơi phàm phu Thanh Văn Độc Giác, trọn không thối chuyển mất tâm nhất thiết trí sáng tịnh diệu báu. 

Phật tử ! Như có châu báu, tên là Tịnh trang nghiêm, để ở trong vũng bùn, ánh sáng màu sắc không thay đổi. Hay khiến cho nước đục, thảy đều lắng trong. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, tuy ở nơi phàm ngu tạp trược, trọn không mất hoại tâm báu thanh tịnh cầu nhất thiết trí, mà hay khiến cho các chúng sinh ác đó, xa lìa vọng kiến phiền não uế trược, được tâm báu thanh tịnh cầu nhất thiết trí. Đó là pháp bất cộng thứ chín : Tại nơi các nạn chẳng mất tâm báu nhất thiết trí, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đại Bồ Tát thành tựu trí tự giác cảnh giới, không thầy tự ngộ, rốt ráo tự tại, đến nơi bờ kia, lụa pháp lìa cấu, dùng làm mũ đội trên đầu, nơi bạn lành gần gũi không rời, nơi các Như Lai thường thích tôn trọng. Đó là pháp bất cộng thứ mười : Được pháp tối thượng, chẳng lìa thiện tri thức, chẳng bỏ sự tôn trọng Phật, chẳng do người khác dạy.

9. Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi nhất thiết trí đại thệ trang nghiêm, chí ưa thích rất kiên cố. Tuy chỗ hiểm nạn nơi phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, trọn không thối chuyển mất tâm nhất thiết trí sáng tịnh diệu báu.

Phật tử ! Ví như có hạt châu báu, tên là Tịnh trang nghiêm, để ở trong vũng bùn, ánh sáng màu sắc của hạt châu báu vẫn không thay đổi. Công năng của hạt châu báu, hay khiến cho nước đục, trở thành lắng trong. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, tuy ở nơi phàm ngu tạp trược, trọn không mất hoại tâm báu thanh tịnh cầu nhất thiết trí, mà hay khiến cho các chúng sinh ác đó, xa lìa vọng kiến, phiền não, uế trược, được tâm báu thanh tịnh cầu nhất thiết trí. Đó là pháp bất cộng thứ chín : Tại nơi các nạn chẳng mất tâm báu nhất thiết trí, chẳng do người khác dạy.

10. Phật tử ! Đại Bồ Tát thành tựu trí huệ tự giác cảnh giới, không thầy chỉ dạy mà tự khai ngộ, đến được rốt ráo tự tại, đến nơi Niết Bàn bờ kia, lụa pháp lìa cấu, dùng làm mũ pháp, đội trên đầu, rất là trang nghiêm. Nơi bạn lành gần gũi không rời, nơi các Như Lai thường thích tôn trọng. Đó là pháp bất cộng thứ mười : Được pháp tối thượng, chẳng lìa thiện tri thức, chẳng bỏ sự tôn trọng Phật, chẳng do người khác dạy.

Phật tử ! Đó là mười pháp bất cộng của của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được pháp bất cộng rộng lớn vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười pháp bất cộng của của đại Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được pháp bất cộng rộng lớn vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ nghiệp. Những gì là mười ? 

Đó là : Tất cả thế giới nghiệp, vì đều nghiêm tịnh. Tất cả chư Phật nghiệp, vì đều cúng dường. Tất cả Bồ Tát nghiệp, vì cùng trồng căn lành. Tất cả chúng sinh nghiệp, vì đều giáo hoá. Tất cả vị lai nghiệp, vì hết thuở vị lai nhiếp lấy. Tất cả thần lực nghiệp, vì chẳng lìa một thế giới, mà đến khắp tất cả thế giới. Tất cả quang minh nghiệp, vì phóng vô biên quang minh màu sắc, trong mỗi quang minh có toà hoa sen, đều có Bồ Tát ngồi kiết già hiển hiện. Tất cả giống Tam Bảo chẳng dứt, vì chư Phật diệt rồi, giữ gìn trụ trì các Phật pháp. Tất cả biến hoá nghiệp, vì trong tất cả thế giới thuyết pháp giáo hoá các chúng sinh. Tất cả gia trì nghiệp, ở trong một niệm, tuỳ tâm ưa thích của các chúng sinh mà thị hiện, khiến cho tất cả nguyện đều thành tựu. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được nghiệp rộng lớn vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ nghiệp. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tất cả thế giới nghiệp, vì có thể đổi đời ác năm trược, thành thế giới trang nghiêm thanh tịnh.

2. Tất cả chư Phật nghiệp, vì đều cúng dường hết thảy chư Phật.

3. Tất cả Bồ Tát nghiệp, vì cùng trồng căn lành.

4. Tất cả chúng sinh nghiệp, vì đều giáo hoá chúng sinh, điều phục chúng sinh, độ thoát chúng sinh.

5. Tất cả vị lai nghiệp, vì hết kiếp thuở vị lai, nhiếp lấy tất cả chúng sinh.

6. Tất cả thần lực nghiệp, vì chẳng lìa một thế giới, mà có thể đến khắp tất cả thế giới.

7. Tất cả quang minh nghiệp, vì có thể phóng ra vô biên quang minh màu sắc, trong mỗi quang minh đều có toà hoa sen. Trên mỗi toà hoa sen, đều có Bồ Tát ngồi kiết già, hiện thân trang nghiêm, vì chúng sinh diễn nói diệu pháp.

8. Tất cả giống Tam Bảo chẳng dứt, vì chư Phật diệt rồi, phải giữ gìn pháp của chư Phật nói, phải hoằng dương pháp của chư Phật nói. Do đó có câu : « Tục Phật huệ mạng, thiệu long Tam Bảo ».

9. Tất cả biến hoá nghiệp, vì trong tất cả thế giới thuyết pháp giáo hoá các chúng sinh, khiến cho họ được lợi ích của pháp, thoát khỏi ba cõi.

10. Tất cả gia trì nghiệp, ở trong một niệm, tuỳ tâm ưa thích của các chúng sinh mà thị hiện, khiến cho tất cả nguyện đều thành tựu. Nghĩa là chúng sinh hy vọng gì, đều khiến cho họ đắc được, khiến cho được được toại tâm mãn nguyện, một lòng một dạ cầu Phật pháp, chấm dứt sinh tử.

Đó là mười thứ nghiệp của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được nghiệp thanh tịnh rộng lớn vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thân. Những gì là mười ? 

Đó là : Thân chẳng đến, vì chẳng thọ sinh trong tất cả thế gian. Thân chẳng đi, vì trong tất cả thế gian cầu chẳng được. Thân chẳng thật, vì tất cả thế gian được như thật. Thân chẳng hư, vì dùng lý như thật thị hiện thế gian. Thân chẳng tận, vì hết thuở vị lai không đoạn tuyệt. Thân kiên cố, vì tất cả chúng ma không thể phá hoại được. Thân chẳng động, vì chúng ma ngoại đạo không thể động được. Thân đủ tướng, vì thị hiện tướng trăm phước thanh tịnh.  Thân vô tướng, vì pháp tướng rốt ráo đều vô tướng. Thân đến khắp, vì đồng một thân với chư Phật ba đời. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được thân vô tận vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thân. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thân chẳng đến, vì chẳng còn thọ sinh trong tất cả thế gian, nên gọi là chẳng đến.

2. Thân chẳng đi, vì trong tất cả thế gian cầu chẳng thể được, nên gọi là chẳng đi.

3. Thân chẳng thật, thân thể của chúng ta là do đất, nước, gió, lửa, bốn đại giả hợp mà thành thân năm uẩn. Những chất cứng trên thân thể thuộc về đất, chất lỏng thuộc về nước, hơi ấm thuộc về lửa, hô hấp thuộc về gió. Bốn đại điều hoà, thì thân thể khoẻ mạnh; còn nếu bốn đại chẳng điều hoà thì thân thể suy nhược. Thân thể nầy vốn chẳng thật, tất cả thế gian giống tựa như thật, nhưng trên thật tế đều là hư vọng.

4. Thân chẳng hư, thân nầy chẳng thật, vậy tức là hư chăng ? Chẳng phải. Tuy chẳng thật, nhưng Phật tánh ở trong tâm là chân thật, cho nên có lý thể chân như thật tánh, thị hiện tại thế gian.

5. Thân chẳng tận, thân nầy chẳng thật chẳng hư, cũng chẳng cùng tận. Sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh, vĩnh viễn không khi nào chấm dứt. Đây chẳng phải là nhục thân, mà là linh tánh, hết thuở vị lai, cũng không đoạn tận.

6. Thân kiên cố, thân thể nầy như kim cang, tất cả chúng ma không thể phá hoại được. Có tâm tin kiên cố thì thiên ma ngoại đạo, tìm hết cách cũng không thể nào phá hoại được.

7. Thân chẳng động, vì như như bất động, cho nên chúng ma ngoại đạo không thể lay động được tâm tin của Bồ Tát.

8. Thân đủ tướng, đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân, tám mươi vẻ đẹp, hay thị hiện thân tướng trăm phước trang nghiêm thanh tịnh.

9. Thân vô tướng, vì pháp tướng rốt ráo đều vô tướng, nghĩa là thật tướng vô tướng, chẳng gì mà không có tướng.

10. Thân đến khắp, vì đồng một pháp thân với chư Phật ba đời.

Đó là mười thứ pháp thân của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được pháp thân vô tận vô thượng của Như Lai.

Ở trên là Bồ Tát Phổ Hiền trả lời hai mươi chín câu hỏi của Bồ Tát Phổ Huệ hỏi về hạnh Thập Hồi Hướng. Vì một đáp mười, nên có tới hai trăm chín mươi câu trả lời.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thân nghiệp. Những gì là mười ? 

Đó là : Thân nghiệp một thân đầy khắp tất cả thế giới. Thân nghiệp ở trước tất cả chúng sinh đều có thể thị hiện thân. Thân nghiệp ở trong tất cả cõi đều có thể thọ sanh. Thân nghiệp du hành tất cả thế giới. Thân nghiệp đi đến tất cả chúng hội của chư Phật. Thân nghiệp có thể dùng một tay che khắp tất cả thế giới. Thân nghiệp có thể dùng một tay chà núi kim cang thiết vi của tất cả thế giới nát như hạt bụi. Thân nghiệp ở trong thân mình, hiện ra tất cả cõi Phật thành hoại, thị hiện nơi chúng sinh. Thân nghiệp dùng một thân dung thọ tất cả cõi chúng sinh. Thân nghiệp ở trong thân mình khắp hiện tất cả cõi Phật thanh tịnh, tất cả chúng sinh thành đạo ở trong đó. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được Phật nghiệp vô thượng của Như Lai, đều có thể giác ngộ tất cả chúng sinh.

Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thân nghiệp. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thân nghiệp một thân đầy khắp tất cả thế giới. Nghiệp mà chúng ta tạo ra, chẳng có hình tướng. Nếu có hình tướng thì nghiệp của một người tạo, sẽ đầy khắp tận hư không pháp giới, e rằng không có chỗ dung chứa, có thể đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới.

2. Thân nghiệp ở trước tất cả chúng sinh đều có thể thị hiện thân.

3. Thân nghiệp ở trong tất cả cõi đều có thể thọ sanh.

4. Thân nghiệp có thể du hành tất cả thế giới.

5. Thân nghiệp có thể đi đến tất cả chúng hội của chư Phật.

6. Thân nghiệp có thể dùng một tay che trùm khắp tất cả thế giới.

7. Thân nghiệp có thể dùng một tay chà núi kim cang thiết vi của tất cả thế giới nát như hạt bụi.

8. Thân nghiệp ở trong thân mình hiện ra tất cả cõi Phật, có cõi thành, có cõi trụ, có cõi hoại, có cõi không, thị hiện nơi chúng sinh những cảnh giới đó, khiến cho họ thấy.

9. Thân nghiệp dùng một thân dung thọ tất cả cõi chúng sinh.

10. Thân nghiệp ở trong thân mình khắp hiện tất cả cõi Phật thanh tịnh, tất cả chúng sinh thành đạo quả ở trong đó.

Đó là mười thứ thân nghiệp của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được Phật nghiệp vô thượng của Như Lai, đều có thể giác ngộ tất cả chúng sinh, có thể thành Phật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát lại có mười thứ thân. Những gì là mười ? 

Đó là : Thân các Ba la mật, vì đều chánh tu hành. Thân bốn nhiếp, vì chẳng bỏ tất cả chúng sinh. Thân đại bi, vì thế tất cả chúng sinh thọ vô lượng khổ chẳng nhàm mỏi. Thân đại từ, vì cứu hộ tất cả chúng sinh. Thân phước đức, vì lợi ích tất cả chúng sinh. Thân trí huệ, vì đồng một tánh với thân của tất cả chư Phật. Thân pháp, vì lìa hẳn thọ sinh trong các cõi.

Thân phương tiện, vì hiện tiền ở tất cả mọi nơi. Thân thần lực, vì thị hiện tất cả thần biến. Thân bồ đề, vì tuỳ thích tuỳ thời thành Chánh Giác. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được thân đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát lại có mười thứ thân. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thân các Ba la mật, vì đều tu hành chánh pháp. Ba la mật dịch là « đến bờ kia ». Phàm là việc gì xong xuôi đều gọi là đến bờ kia. Có mười thứ Ba la mật : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, phương tiện, nguyện, lực, trí.

2. Thân bốn nhiếp, vì chẳng bỏ tất cả chúng sinh. Bốn nhiếp tức là : Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Bố thí tức là bố thí nội tài và ngoại tài. Ái ngữ tức là nói lời ái ngữ đối với tất cả chúng sinh, khiến cho họ không sinh phiền não. Lợi hành tức là lợi ích tất cả chúng sinh, khiến cho họ sinh tâm tu hành. Đồng sự tức là thị hiện thân đồng với chúng sinh, cùng làm việc với chúng sinh, dùng phương tiện độ thoát tất cả chúng sinh.

3. Thân đại bi, vì hay thay thế tất cả chúng sinh thọ vô lượng khổ chẳng khi nào nhàm mỏi, đó là biểu hiện đồng thể đại bi.

4. Thân đại từ, vì hay cứu hộ tất cả chúng sinh, chẳng phân biệt kẻ oán người thân, đều bình đẳng như nhau, đó là biểu hiện vô duyên đại từ.

5. Thân phước đức, vì hay lợi ích tất cả chúng sinh, khiến cho họ an vui.

6. Thân trí huệ, vì đồng một tánh với thân của tất cả chư Phật.

7. Thân pháp, vì vĩnh viễn lìa hẳn thọ sinh các cõi.

8. Thân phương tiện, vì hiện tiền ở tất cả mọi nơi, để giáo hoá chúng sinh.

9. Thân thần lực, vì hay thị hiện tất cả thần thông biến hoá.

10. Thân bồ đề, vì hay tuỳ thích tuỳ thời khiến chúng sinh thành Chánh Giác.

Đó là mười thứ pháp thân của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được thân đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ lời. Những gì là mười ? 

Đó là : Lời mềm mại, vì khiến cho tất cả chúng sinh đều an ổn. Lời cam lồ, vì khiến cho tất cả chúng sinh đều mát mẻ. Lời không dối, vì hết thảy lời nói đều như thật. Lời chân thật, vì cho đến trong mộng cũng không nói dối. Lời rộng lớn, vì tất cả Thích Phạm Tứ Thiên Vương v.v… đều tôn kính. Lời thâm sâu, vì hiển bày pháp tánh. Lời kiên cố, vì thuyết pháp vô tận. Lời chánh trực, vì phát ngôn dễ hiểu. Lời đủ thứ, vì tuỳ thời thị hiện. Lời khai ngộ tất cả chúng sinh, vì tuỳ sự ưa thích của họ, khiến cho hiểu rõ. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được lời vi diệu vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ lời. Những gì là mười ? Đó là :

1. Lời mềm mại, lời của Bồ Tát nói rất là nhu hoà, và nhỏ nhẹ, khiến cho chúng sinh nghe, trong tâm có cảm giác thoải mái, chẳng giống như lời nói của phàm phu chúng ta, như khúc gỗ, khiến cho người nghe chịu chẳng thấu, đau đớn vô cùng, giống như dùng gậy đánh lên đầu, khiến cho họ chịu không được.

Các vị ! Đừng cho rằng phải dùng phương pháp dùng gậy đánh là tốt. Dùng gậy đánh lên đầu là đánh người, dùng sức quá nặng, sẽ làm cho họ bễ đầu chảy máu, thậm chí đánh chết người, cho nên phải học lời nói mềm mại của Bồ Tát, đừng khiến cho chúng sinh phải chịu sự đau khổ. Chúng ta nói ra câu nào, đều khiến cho chúng sinh chịu sự cay đắng, thì không nên. Lời nói của Bồ Tát hay khiến cho tất cả chúng sinh đều được an ổn, chẳng sinh phiền não. Chúng ta nghe đến mười thứ lời nói nầy của Bồ Tát rồi, ít nhất là phải nhớ lời mềm mại nầy.

2. Lời cam lồ, lời nói của Bồ Tát ngọt ngào như cam lồ, hay thấm nhuần tâm của tất cả chúng sinh. Chúng sinh đều có sự nóng bức, một khi nghe đến lời cam lồ nầy, thì trong tâm chúng sinh lập tức được mát mẻ.

3. Lời không dối, lời nói của Bồ Tát đều là thật, tơ hào không hư nguỵ.

4. Lời chân thật, lời nói của Bồ Tát đều là chân thật chẳng hư, dù ở trong mộng cũng không nói dối. Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát cho đến ý nghĩ nói dối cũng chẳng có, cho nên ở trong mộng cũng chẳng nói dối.

5. Lời rộng lớn, lời nói của Bồ Tát rất rộng lớn. Tất cả Trời Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương, Trời Tứ Thiên Vương v.v… họ đều lắng nghe lời nói nầy, đều sinh tâm tôn kính.

6. Lời thâm sâu, lời nói của Bồ Tát rất là thâm sâu vi diệu, hay hiển bày pháp tánh.

7. Lời kiên cố, lời nói của Bồ Tát là lời quyết định, vĩnh viễn chẳng thay đổi, pháp nói ra không cùng tận.

8. Lời chánh trực, lời nói của Bồ Tát ngay thẳng, chẳng quanh co, do đó : « Tâm thẳng là đạo tràng », chẳng nói lời bí mật khiến cho người chẳng minh bạch, mà nói lời chánh trực khiến cho người dễ hiểu.

9. Lời đủ thứ, lời nói của Bồ Tát, có lúc vì giáo hoá chúng sinh khởi kiến, tuỳ thời tuỳ lúc thị hiện lời phương tiện.

10. Lời khai ngộ tất cả chúng sinh, lời nói của Bồ Tát hay khiến cho chúng sinh khai ngộ, tuỳ thuận sự ưa thích của chúng sinh, khiến cho họ được mãn nguyện, khiến cho chúng sinh bỏ mê về giác, bỏ tà về chánh, hiểu rõ nghĩa chân thật của Phật pháp.

Đó là mười thứ lời của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được lời vi diệu vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ tịnh tu nghiệp lời. Những gì là mười ? 

Đó là : Tịnh tu nghiệp lời, thích lắng nghe âm thanh của Như Lai. Tịnh tu nghiệp lời, thích nghe nói công đức của Bồ Tát. Tịnh tu nghiệp lời, chẳng nói những lời mà chúng sinh chẳng thích nghe. Tịnh tu nghiệp lời, chân thật xa lìa bốn lỗi lầm của lời nói. Tịnh tu nghiệp lời, hoan hỉ vui mừng khen ngợi Như Lai. Tịnh tu nghiệp lời, chỗ tháp của Như Lai lớn tiếng khen công đức như thật của Phật. Tịnh tu nghiệp lời, dùng tâm tịnh thâm sâu, bố thí pháp cho chúng sinh. Tịnh tu nghiệp lời, dùng âm nhạc ca tụng khen ngợi Như Lai. Tịnh tu nghiệp lời, ở chỗ chư Phật lắng nghe chánh pháp, chẳng tiếc thân mạng. Tịnh tu nghiệp lời, xả thân hầu hạ tất cả Bồ Tát và các pháp sư, để thọ diệu pháp. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ tịnh tu nghiệp lời. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tịnh tu nghiệp lời, hoan hỉ thích lắng nghe âm thanh của Như Lai.

2. Tịnh tu nghiệp lời, hoan hỉ thích nghe nói công đức của Bồ Tát.

3. Tịnh tu nghiệp lời, bất cứ lúc nào cũng chẳng nói những lời mà chúng sinh chẳng thích nghe.

4. Tịnh tu nghiệp lời, chân thật xa lìa bốn lỗi lầm của lời nói, đó là : Nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, chửi mắng.

5. Tịnh tu nghiệp lời, hoan hỉ vui mừng khen ngợi Như Lai.

6. Tịnh tu nghiệp lời, chỗ tháp của Như Lai lớn tiếng khen công đức như thật của Phật.

7. Tịnh tu nghiệp lời, dùng tâm tịnh thâm sâu, bố thí pháp cho chúng sinh.

8. Tịnh tu nghiệp lời, dùng âm nhạc, ca tụng, để khen ngợi Như Lai.

9. Tịnh tu nghiệp lời, ở chỗ đạo tràng của chư Phật, lắng nghe chánh pháp của Phật nói, nếu như có người muốn giết tôi, chẳng cho tôi học Phật pháp, tôi chẳng tiếc thân mạng, cũng muốn học Phật pháp, tu hành Phật pháp, bất cứ uy hiếp như thế nào, cũng không thay đổi được tâm cầu pháp của tôi.

10. Tịnh tu nghiệp lời, đem thân thể của tôi, cống hiến cho tất cả Bồ Tát, hầu hạ tất cả thiện tri thức, cúng dường pháp sư thuyết pháp, để tiếp thọ tất cả diệu pháp. Đó là mười pháp tịnh tu nghiệp lời của Bồ Tát.

Phật tử ! Nếu đại Bồ Tát dùng mười việc tịnh tu nghiệp lời nầy, thì sẽ đắc được mười thứ giữ gìn. Những gì là mười ? 

Đó là : Thiên Vương làm thủ lãnh, tất cả Thiên chúng đều giữ gìn. Long Vương làm thủ lãnh, tất cả long chúng đều giữ gìn. Dạ Xoa Vương làm thủ lãnh, Càn Thát Bà Vương làm thủ lãnh, A Tu La Vương làm thủ lãnh, Ca Lâu La Vương làm thủ lãnh, Khẩn Na La Vương làm thủ lãnh, Ma Hầu La Già Vương làm thủ lãnh, Phạm Vương làm thủ lãnh, mỗi mỗi đều với đồ chúng của mình đều giữ gìn. Như Lai Pháp Vương làm thủ lãnh, tất cả pháp sư thảy đều giữ gìn. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Nếu như đại Bồ Tát dùng mười việc tịnh tu nghiệp lời nầy, thì sẽ đắc được mười thứ giữ gìn. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thiên Vương làm thủ lãnh, tất cả thiên chúng đều giữ gìn vị Bồ Tát nầy.

2. Long Vương làm thủ lãnh, tất cả long chúng đều giữ gìn vị Bồ Tát nầy.

3. Dạ Xoa Vương làm thủ lãnh.

4. Càn Thát Bà Vương làm thủ lãnh.

5. A Tu La Vương làm thủ lãnh.

6. Ca Lâu La Vương làm thủ lãnh.

7. Khẩn Na La Vương làm thủ lãnh.

8. Ma Hầu La Già Vương làm thủ lãnh.

9. Phạm Vương làm thủ lãnh, mỗi mỗi đều với đồ chúng của mình đều giữ gìn vị Bồ Tát nầy.

10. Như Lai Pháp Vương làm thủ lãnh, tất cả pháp sư thảy đều giữ gìn vị Bồ Tát nầy. Chẳng những Thiên Long bát bộ tất cả quỷ thần đến giữ gìn, mà Như Lai Pháp Vương cùng với tất cả pháp sư cũng đến giữ gìn, vị Bồ Tát đó có mười thứ giữ gìn nầy, thì sẽ chuyên tâm hành Bồ Tát đạo, giáo hoá chúng sinh.

Phật tử ! Đại Bồ Tát được sự giữ gìn nầy rồi, thì sẽ thành tựu mười việc lớn. Những gì là mười ? 

Đó là : Tất cả chúng sinh đều khiến cho hoan hỉ. Tất cả thế giới đều có thể qua đến. Tất cả các căn đều biết rõ. Tất cả thắng giải đều khiến thanh tịnh. Tất cả phiền não đều khiến dứt trừ. Tất cả tập khí đều khiến lìa bỏ. Tất cả dục lạc đều khiến sáng sạch. Tất cả thâm tâm đều khiến tăng trưởng. Tất cả pháp giới đều khiến khắp cùng. Tất cả Niết Bàn đều khiến thấy rõ khắp. Đó là mười.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát được sự giữ gìn nầy rồi, thì sẽ thành tựu mười việc lớn. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tất cả chúng sinh đều khiến cho sinh tâm đại hoan hỉ.

2. Tất cả thế giới đều có thể qua đến để giáo hoá chúng sinh.

3. Tất cả các căn thảy đều biết rõ.

4. Tất cả thắng giải đều khiến thanh tịnh, đắc được trí huệ vô thượng.

5. Tất cả phiền não đều khiến dứt trừ, biến phiền não thành bồ đề.

6. Tất cả tập khí đều khiến lìa bỏ, trừ sạch những hành vi chẳng chánh đáng, giữ gìn những tập khí tốt.

7. Tất cả dục lạc đều khiến cho trong sáng sạch sẽ, chẳng còn tư tưởng tham nhiễm.

8. Tất cả thâm tâm đều khiến tăng trưởng ý chí cầu pháp.

9. Tất cả pháp giới đều khiến khắp cùng, chẳng có chỗ nào mà chẳng có.

10. Tất cả Niết Bàn đều khiến thấy rõ khắp, cảnh giới nầy, khiến cho tất cả chúng sinh đều thấy được.

Đó là mười việc lớn của Bồ Tát.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ tâm. Những gì là mười ? 

Đó là : Tâm như đại địa, vì hay giữ gìn, nuôi lớn các căn lành của tất cả chúng sinh. Tâm như biển cả, vì vô lượng vô biên nước pháp đại trí của tất cả chư Phật đều chảy vào. Tâm như núi chúa Tu Di, vì đặc để tất cả chúng sinh nơi căn lành tối thượng xuất thế gian. Tâm như ma ni bảo vương, vì lạc dục thanh tịnh, không tạp nhiễm. Tâm như kim cang, vì quyết định vào sâu tất cả pháp. Tâm như kim cang vi sơn, vì các ma ngoại đạo không thể lay động được. Tâm như hoa sen, vì tất cả thế pháp không thể nhiễm được. Tâm như hoa ưu đàm bát, vì trong tất cả kiếp khó gặp được. Tâm như mặt trời trong sáng, vì phá ám chướng. Tâm như hư không, vì không thể lường. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được đại tâm thanh tịnh vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ tâm. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tâm như đại địa, vì hay giữ gìn, nuôi lớn tất cả vạn vật, hay khiến cho  căn lành của tất cả chúng sinh, đều được thành thục.

2. Tâm như biển cả, vì vô lượng vô biên nước pháp đại trí của tất cả chư Phật mười phương, đều chảy vào trong biển cả.

3. Tâm như núi chúa Tu Di, vì đặc để tất cả chúng sinh nơi căn lành tối thượng xuất thế gian.

4. Tâm như ma ni bảo vương, vì lạc dục rất thanh tịnh, không tạp nhiễm.

5. Tâm như kim cang, vì quyết định vào sâu tất cả pháp của Phật nói.

6. Tâm như kim cang vi sơn, vì tất cả ma ngoại đạo không thể lay động được.

7. Tâm như hoa sen, vì tất cả thế pháp không thể nhiễm được.

8. Tâm như hoa ưu đàm bát, vì trong tất cả kiếp khó gặp được hoa nầy nở.

9. Tâm như mặt trời trong sáng, vì phá trừ tất cả ám chướng.

10. Tâm như hư không, vì không thể dò lường được.

Đó là mười thứ tâm của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được đại tâm thanh tịnh vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười sự phát tâm. Những gì là mười ? 

Đó là : Tôi phát tâm sẽ độ thoát tất cả chúng sinh. Tôi phát tâm sẽ khiến cho tất cả chúng sinh dứt trừ phiền não. Tôi phát tâm sẽ khiến cho tất cả chúng sinh tiêu diệt tập khí. Tôi phát tâm sẽ đoạn trừ tất cả nghi hoặc. Tôi phát tâm sẽ trừ diệt khổ não của tất cả chúng sinh. Tôi phát tâm sẽ trừ diệt các nạn của tất cả đường ác. Tôi phát tâm sẽ kính thuận tất cả Như Lai. Tôi phát tâm sẽ khéo học chỗ học của tất cả Bồ Tát. Tôi phát tâm sẽ ở nơi mỗi đầu sợi lông của tất cả thế gian, hiện tất cả Phật thành Chánh Giác. Tôi phát tâm sẽ ở trong tất cả thế giới, đánh trống pháp vô thượng, khiến cho tuỳ theo căn dục của các chúng sinh, đều được ngộ hiểu. Đó là mười. 
Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được tâm đại phát khởi năng sự vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười sự phát tâm. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tôi phát tâmsẽ độ thoát tất cả chúng sinh.

2. Tôi phát tâmsẽ khiến cho tất cả chúng sinh dứt trừ tất cả phiền não.

3. Tôi phát tâmsẽ khiến cho tất cả chúng sinh tiêu diệt tất cả tập khí ác.

4. Tôi phát tâmsẽ đoạn trừ tất cả nghi hoặc.

5. Tôi phát tâmsẽ trừ diệt khổ não của tất cả chúng sinh.

6. Tôi phát tâmsẽ trừ diệt các nạn của tất cả đường ác.

7. Tôi phát tâmsẽ kính thuận tất cả Như Lai.

8. Tôi phát tâm sẽ khéo học chỗ học của tất cả Bồ Tát.

9. Tôi phát tâmsẽ ở nơi mỗi đầu sợi lông của tất cả thế gian, hiện tất cả Phật thành Chánh Giác.

10. Tôi phát tâmsẽ ở trong tất cả thế giới, đánh trống pháp vô thượng, khiến cho tuỳ theo căn dục của các chúng sinh, đều được ngộ hiểu.

Đó là mười sự phát tâm của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được tâm đại phát khởi năng sự vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ tâm cùng khắp. Những gì là mười ? 

Đó là : Tâm cùng khắp tất cả hư không, vì phát ý rộng lớn. Tâm cùng khắp tất cả pháp giới, vì vào sâu vô biên. Tâm cùng khắp tất cả ba đời, vì một niệm đều biết. Tâm cùng khắp tất cả Phật xuất hiện, vì nơi nhập thai, đản sinh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, vào Niết Bàn, đều thấu rõ. Tâm cùng khắp tất cả chúng sinh, vì đều biết căn dục tập khí. Tâm cùng khắp nhất thiết trí huệ, vì tuỳ thuận biết rõ pháp giới. Tâm cùng khắp tất cả vô biên, vì biết các lưới huyễn khác nhau. Tâm cùng khắp tất cả vô sinh, vì chẳng được tự tánh các pháp. Tâm cùng khắp tất cả vô ngại, vì chẳng trụ tâm mình tâm người. Tâm cùng khắp tất cả tự tại, vì một niệm khắp hiện thành Phật. Đó là mười. 
Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được Phật pháp vô lượng vô thượng trang nghiêm cùng khắp.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ tâm cùng khắp. Những gì là mười ? Đó là :

1. Tâm cùng khắp tất cả hư không, vì phát ý rộng lớn.

2. Tâm cùng khắp tất cả pháp giới, vì vào sâu vô biên xứ.

3. Tâm cùng khắp tất cả ba đời, vì một niệm đều biết ba đời, ba đời không ngoài một niệm tâm.

4. Tâm cùng khắp tất cả Phật xuất hiện, vì mỗi vị Phật, lúc nào nhập thai, đản sinh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, vào Niết Bàn, đều thấu rõ biết được.

5. Tâm cùng khắp tất cả chúng sinh, vì đều biết căn tánh và dục lạc, cùng với tập khí. Chúng sinh ích kỷ lợi mình, cho nên có vô lượng phiền não, Bồ Tát đều biết được. Tại sao vậy ? Vì tâm tâm thông đạt với nhau. Căn tánh của chúng sinh, hoặc lợi căn, hoặc độn căn. Dục lạc của chúng sinh, hoan hỉ hút thuốc, uống rượu, ăn thịt, bài bạc, hút thuốc phiện, nhảy đầm v.v…Bồ Tát nhìn là biết hết.

6. Tâm cùng khắp nhất thiết trí huệ, vì tuỳ thuận tất cả chúng sinh, biết rõ pháp giới.

7. Tâm cùng khắp tất cả vô biên, vì biết các lưới huyễn khác nhau, đều là hư vọng không thật.

8. Tâm cùng khắp tất cả vô sinh, tức cũng là vô sinh pháp nhẫn, vì tất cả các pháp chẳng sinh chẳng diệt, tự tánh đó không thể được.

9. Tâm cùng khắp tất cả vô ngại, vì đó đây hổ tương không chướng ngại, cũng là chẳng trụ tâm mình, cũng chẳng trụ tâm người khác.

10. Tâm cùng khắp tất cả tự tại, vì trong một niệm khắp thị hiện thành Phật.

Đó là mười thứ tâm cùng khắp. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được cảnh giới Phật pháp vô lượng vô thượng trang nghiêm cùng khắp.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ căn. Những gì là mười ? 

Đó là : Căn hoan hỉ, vì thấy tất cả chư Phật tin không hoại. Căn hy vọng, vì nghe được Phật pháp đều ngộ hiểu. Căn bất thối, vì tất cả việc làm đều rốt ráo. Căn an trụ, vì chẳng dứt tất cả Bồ Tát hạnh. Căn vi tế, vì vào lý vi diệu Bát nhã ba la mật. Căn không ngừng nghỉ, vì rốt ráo việc của tất cả chúng sinh. Căn như kim cang, vì chứng biết tánh của tất cả các pháp. Căn kim cang quang diệm, vì chiếu khắp tất cả cảnh giới Phật. Căn không khác biệt, vì tất cả Như Lai đồng một thân. Căn bờ mé vô ngại, vì vào sâu mười lực của Như Lai. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được căn viên mãn đại trí vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ căn. Những gì là mười ? Đó là :

1. Căn hoan hỉ, vì hoan hỉ thấy tất cả chư Phật, căn tin không dứt hoại.

2. Căn hy vọng, vì hy vọng nghe chánh pháp, nghe rồi đều ngộ hiểu.

3. Căn bất thối, vì chẳng thối căn lành bồ đề, tất cả việc làm đều được rốt ráo.

4. Căn an trụ, vì chẳng dứt hạnh của tất cả Bồ Tát tu.

5. Căn vi tế, vì vào sâu lý vi diệu chân như Bát nhã ba la mật.

6. Căn không ngừng nghỉ, vì dũng mãnh tinh tấn, đắc được việc lớn của tất cả chúng sinh, rốt ráo đến nơi viên mãn.

7. Căn như kim cang, căn lành kiên cố như kim cang, bất cứ sức lực gì cũng không thế phá hoại được, vì chứng biết tánh của tất cả các pháp.

8. Căn kim cang quang diệm, vì chiếu sáng khắp tất cả cảnh giới của chư Phật.

9. Căn không khác biệt, vì căn lành nầy không có gì khác biệt, là cảnh giới tất cả Như Lai đồng một pháp thân.

10. Căn bờ mé vô ngại, vì căn lành chẳng có sự chướng ngại, vào sâu được mười lực của Như Lai.

Đó là mười thứ căn của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được căn viên mãn đại trí vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thâm tâm. Những gì là mười ? 

Đó là : Thâm tâm chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian. Thâm tâm chẳng tạp tất cả pháp đạo nhị thừa. Thâm tâm thấu đạt tất cả Phật bồ đề. Thâm tâm tuỳ thuận trí đạo nhất thiết trí. Thâm tâm chẳng động bởi tất cả chúng ma ngoại đạo. Thâm tâm tịnh tu trí viên mãn của tất cả Như Lai. Thâm tâm thọ trì tất cả pháp đã nghe được. Thâm tâm chẳng chấp vào tất cả nơi thọ sanh. Thâm tâm đầy đủ tất cả trí vi tế. Thâm tâm tu tất cả pháp của chư Phật. Đó là mười. 
Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được thâm tâm thanh tịnh nhất thiết trí vô thượng.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thâm tâm. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thâm tâm chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian, đối với : Tài, sắc, danh, ăn, ngủ, năm thứ dục lạc nầy, tuyệt đối không nhiễm trước. Có thâm tâm nầy, tức cũng là thích tu hành pháp xuất thế gian.

2. Thâm tâm chẳng tu pháp môn Thanh Văn và Duyên Giác nhị thừa, mà tu pháp môn Bồ Tát đại thừa. Pháp nhị thừa là pháp bốn đế và pháp mười hai nhân duyên. Pháp đại thừa là pháp lục độ vạn hạnh.

3. Thâm tâm thấu rõ thông đạt bồ đề giác đạo của tất cả chư Phật.

4. Thâm tâm tuỳ thuận trí đạo nhất thiết trí.

5. Thâm tâm chẳng động bởi tất cả chúng ma ngoại đạo.

6. Thâm tâm thanh tịnh tu hành trí huệ viên mãn của tất cả chư Phật.

7. Thâm tâm thọ trì tất cả pháp đã nghe được.

8. Thâm tâm chẳng chấp vào tất cả nơi thọ sanh.

9. Thâm tâm đầy đủ tất cả trí huệ vi tế.

10. Thâm tâm tu hành tất cả pháp của chư Phật nói.

Đó là mười thứ thâm tâm của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được thâm tâm bồ đề thanh tịnh vi diệu nhất thiết trí vô thượng.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ thâm tâm tăng thượng. Những gì là mười ? 

Đó là : Thâm tâm tăng thượng chẳng thối chuyển, vì tích tập tất cả căn lành. Thâm tâm tăng thượng lìa nghi hoặc, vì hiểu mật ngữ của tất cả Như Lai. Thâm tâm tăng thượng chánh trì, vì đại nguyện đại hạnh chảy ra. Thâm tâm tăng thượng tối thắng, vì vào sâu tất cả Phật pháp. Thâm tâm tăng thượng làm chủ, vì tất cả Phật pháp tự tại. Thâm tâm tăng thượng rộng lớn, vì vào khắp đủ thứ pháp môn. Thâm tâm tăng thượng thượng thủ, vì tất cả việc làm đều thành tựu. Thâm tâm tăng thượng tự tại, vì tất cả tam muội thần thông biến hoá trang nghiêm. Thâm tâm tăng thượng an trụ, vì nhiếp thọ nguyện xưa. Thâm tâm tăng thượng không ngừng nghỉ, vì thành thục tất cả chúng sinh. Đó là mười. 
Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được thâm tâm tăng thượng thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ thâm tâm tăng thượng. Những gì là mười ? Đó là :

1. Thâm tâm tăng thượng chẳng thối chuyển bồ đề, vì tích tập tất cả căn lành để thành tựu nó.

2. Thâm tâm tăng thượng lìa nghi hoặc, vì hiểu pháp thâm mật ngữ của tất cả Như Lai.

3. Thâm tâm tăng thượng chánh trì, vì đại nguyện đại hạnh chảy ra.

4. Thâm tâm tăng thượng tối thắng, vì vào sâu tất cả pháp của Phật nói.

5. Thâm tâm tăng thượng làm chủ, vì tất cả Phật pháp có thể nhậm vận tự tại diễn nói.

6. Thâm tâm tăng thượng rộng lớn, vì vào khắp đủ thứ pháp môn.

7. Thâm tâm tăng thượng thượng thủ, vì tất cả việc làm đều thành tựu.

8. Thâm tâm tăng thượng tự tại, vì tất cả tam muội thần thông biến hoá trang nghiêm.

9. Thâm tâm tăng thượng an trụ, vì nhiếp thọ đại nguyện phát ra thuở xưa.

10. Thâm tâm tăng thượng không ngừng nghỉ, vì thành thục đạo bồ đề của tất cả chúng sinh.

Đó là mười thứ thâm tâm tăng thượng. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được thâm tâm bồ đề tăng thượng thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ siêng tu. Những gì là mười ? 

Đó là : Siêng tu bố thí, vì đều xả tất cả chẳng cầu báo đáp. Siêng tu trì giới, vì khổ hạnh đầu đà thiểu dục tri túc, không khi dối. Siêng tu nhẫn nhục, vì lìa tưởng ta, người, nhẫn tất cả ác, trọn chẳng sinh tâm sân hại. Siêng tu tinh tấn, vì thân miệng ý nghiệp chưa từng tán loạn, tất cả việc làm đều không thối chuyển, đến nơi rốt ráo. Siêng tu thiền định, giải thoát tam muội xuất hiện thần thông, vì lìa tất cả dục phiền não đấu tranh các quyến thuộc. Siêng tu trí huệ, vì tu tập tích tụ tất cả công đức không nhàm mỏi. Siêng tu đại từ, vì biết các chúng sinh không tự tánh. Siêng tu đại bi, vì biết các pháp không, khắp thế tất cả chúng sinh thọ khổ không mỏi nhàm. Siêng tu giác ngộ mười lực của Như Lai, vì thấu đạt vô ngại, thị hiện cho chúng sinh. Siêng tu pháp luân bất thối, vì chuyển đến tâm của tất cả chúng sinh. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được siêng tu đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ siêng tu. Những gì là mười ? Đó là :

1. Siêng tu bố thí, vì hoàn toàn xả bỏ tất cả mà chẳng cầu báo đáp. Nội tài như : Đầu, mắt, tuỷ, não. Ngoại tài như : Đất nước, vợ, con. Thảy đều bố thí hết cho chúng sinh cần. Do đó có câu :

« Thi ân bất cầu báo,
Cho người chẳng hối tiếc ».

2. Siêng tu trì giới, vì tu hành khổ hạnh đầu đà. Đầu đà nghĩa là khổ hạnh. Đầu đà khổ hạnh có mười hai điều :

a. Ở chỗ vắng lặng.
b. Thường đi khất thực.
c. Khất thực có thứ tự.
d. Ngày ăn một bữa.
e. Ăn có tiết lượng.
f. Quá ngọ không ăn.
g. Mặc y phấn tảo.
h. Chỉ có ba y.
i. Ngồi giữa mộ cao.
j. Ở dưới gốc cây.
k. Ngồi ngoài trời.
l. Thường ngồi không nằm.

Tu mười hai điều khổ hạnh nầy, thì chẳng còn dục niệm. Gì cũng chẳng tham, đối với bất cứ thứ gì, cũng đều cảm giác đầy đủ.  Bên trong chẳng khi dối mình, bên ngoài chẳng khi dối người khác. Tóm lại, hay thiểu dục thì tri túc, hay tri túc thì thiểu dục, có sự liên quan với nhau.

3. Siêng tu nhẫn nhục, nhẫn nhục như thế nào ? Tức là chẳng có mình, chẳng có người, chẳng chấp vào tướng ta, người, thì là Bồ Tát. Lìa khỏi được tưởng ta, người, thì sẽ nhẫn thọ được tất cả cảnh giới ác, trọn chẳng sinh tâm sân hận thương hại.

4. Siêng tu tinh tấn, thân tinh tấn, miệng tinh tấn, ý tinh tấn, ba nghiệp đều tinh tấn. Chưa từng khi nào tán loạn, tất cả việc làm đều không thối chuyển bồ đề tâm, đến được nơi rốt ráo.

5. Siêng tu thiền định, trong pháp giải thoát tam muội, xuất hiện đủ thứ thần thông, vì hay lìa tất cả dục niệm, phiền não, đấu tranh, các quyến thuộc v.v…

6. Siêng tu trí huệ, vì tu tập tích tụ tất cả công đức, không khi nào nhàm mỏi.

7. Siêng tu đại từ, vì biết tất cả chúng sinh đều không có tự tánh.

8. Siêng tu đại bi, vì biết tất cả các pháp vốn là vắng lặng, tức là không, nhưng Bồ Tát vẫn muốn thay thế khắp tất cả chúng sinh, tiếp thọ tất cả khổ não, không khi nào mỏi nhàm.

9. Siêng tu giác ngộ mười lực của Như Lai, vì thấu rõ thông đạt vô ngại thị hiện cho chúng sinh.

10. Siêng tu pháp luân bất thối, vì chuyển đến tâm của tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh minh bạch Phật pháp.

Đó là mười pháp siêng tu của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ trong pháp nầy, thì sẽ đắc được siêng tu đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải. Những gì là mười ? 

Đó là : Quyết định giải tối thượng, vì gieo trồng tôn trọng căn lành. Quyết định giải trang nghiêm, vì sinh ra đủ thứ sự trang nghiêm. Quyết định giải rộng lớn, vì trong tâm chưa từng hẹp hạ kiệt. Quyết định giải tịch diệt, vì hay vào pháp tánh thâm sâu. Quyết định giải khắp cùng, vì phát tâm không chỗ nào mà chẳng đến. Quyết định giải kham nhiệm, vì hay thọ Phật lực gia trì. Quyết định giải kiên cố, vì phá tan tất cả nghiệp ma. Quyết định giải minh đoạn, vì biết rõ tất cả nghiệp báo. Quyết định giải hiện tiền, vì tuỳ ý hiện thần thông. Quyết định giải thiệu long, vì được tất cả Phật thọ ký. Quyết định giải tự tại, vì tuỳ ý tuỳ thời thành Phật. Đó là mười. 
Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được quyết định giải vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải. Những gì là mười ? Đó là :

1. Quyết định giải tối thượng, vì gieo trồng tôn trọng căn lành.

2. Quyết định giải trang nghiêm, vì sinh ra đủ thứ sự trang nghiêm.

3. Quyết định giải rộng lớn, vì trong tâm chưa từng hẹp hạ kiệt.

4. Quyết định giải tịch diệt, vì hay vào pháp tánh thâm sâu.

5. Quyết định giải khắp cùng, vì phát tâm không chỗ nào mà chẳng đến.

6. Quyết định giải kham nhiệm, vì hay thọ Phật lực gia trì.

7. Quyết định giải kiên cố, vì phá tan tất cả nghiệp ma.

8. Quyết định giải minh đoạn, vì biết rõ tất cả nghiệp báo.

9. Quyết định giải hiện tiền, vì tuỳ ý hiện thần thông.

10. Quyết định giải thiệu long, vì được tất cả Phật thọ ký.

11. Quyết định giải tự tại, vì tuỳ ý tuỳ thời thành Phật.

Đó là mười pháp quyết định giải của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được quyết định giải vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải, biết các thế giới. Những gì là mười ? 

Đó là : Biết tất cả thế giới vào một thế giới. Biết một thế giới vào tất cả thế giới. Biết tất cả thế giới, một thân Như Lai, một toà hoa sen, thảy đều khắp cùng. Biết tất cả thế giới đều như hư không. Biết tất cả thế giới đủ sự trang nghiêm của Phật. Biết tất cả thế giới Bồ Tát đầy khắp. Biết tất cả thế giới vào một lỗ chân lông. Biết tất cả thế giới vào một thân chúng sinh. Biết tất cả thế giới, một cây bồ đề của Phật, một đạo tràng của Phật, thảy đều cùng khắp. Biết tất cả thế giới, một âm thanh khắp cùng, khiến các chúng sinh đều biết rõ khác nhau, tâm sinh hoan hỉ. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được quyết định giải cõi Phật rộng lớn vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải, biết các thế giới. Những gì là mười ? Đó là :

1. Biết tất cả thế giới vào trong một thế giới.
2. Biết một thế giới vào trong tất cả thế giới.
3. Biết tất cả thế giới một thân Như Lai, một toà hoa sen, thảy đều khắp cùng pháp giới.
4. Biết tất cả thế giới đều như hư không.
5. Biết tất cả thế giới đầy đủ sự trang nghiêm của Phật.
6. Biết tất cả thế giới Bồ Tát đầy khắp.
7. Biết tất cả thế giới vào một lỗ chân lông.
8. Biết tất cả thế giới vào trong một thân chúng sinh.
9. Biết tất cả thế giới, một cây bồ đề của Phật, một đạo tràng của Phật, thảy đều cùng khắp.
10. Biết tất cả thế giới, một âm thanh khắp cùng, khiến các chúng sinh đều biết rõ khác nhau, tâm sinh hoan hỉ.

Đó là mười pháp quyết định giải của Bồ Tát, biết tất cả thế giới. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được quyết định giải cõi Phật rộng lớn vô thượng của Như Lai.

Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải, biết cõi chúng sinh. Những gì là mười ? 

Đó là : Biết tất cả cõi chúng sinh tánh vốn không thật. Biết tất cả cõi chúng sinh đều vào một thân chúng sinh. Biết tất cả cõi chúng sinh đều vào thân Bồ Tát. Biết tất cả cõi chúng sinh đều vào Như Lai tàng. Biết một thân chúng sinh vào khắp tất cả cõi chúng sinh. Biết tất cả cõi chúng sinh đều kham làm pháp khí của chư Phật. Biết tất cả cõi chúng sinh, tuỳ sở dục của họ, mà hiện thân Thích Phạm Hộ Thế. Biết tất cả cõi chúng sinh, tuỳ sở dục của họ, mà hiện oai nghi tịch tĩnh của bậc Thanh Văn Độc Giác. Biết tất cả cõi chúng sinh, mà hiện thân Bồ Tát công đức trang nghiêm. Biết tất cả cõi chúng sinh, mà hiện Như Lai tướng tốt oai nghi tịch tĩnh, để khai ngộ chúng sinh. Đó là mười. 

Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được quyết định giải đại oai lực vô thượng của Như Lai.

Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải, biết cõi chúng sinh. Những gì là mười ? Đó là :

1. Biết tất cả cõi chúng sinh tánh vốn không thật.
2. Biết tất cả cõi chúng sinh đều vào trong một thân chúng sinh.
3. Biết tất cả cõi chúng sinh đều vào trong thân Bồ Tát.
4. Biết tất cả cõi chúng sinh đều vào trong Như Lai tàng.
5. Biết một thân chúng sinh vào khắp tất cả cõi chúng sinh.
6. Biết tất cả cõi chúng sinh đều kham làm pháp khí của tất cả chư Phật.
7. Biết tất cả cõi chúng sinh, tuỳ sở dục của họ, mà hiện thân Trời Đế Thích, hoặc hiện thân Đại Phạm Thiên Vương, hoặc hiện thân Trời Hộ Thế Tứ Đại Thiên Vương.
8. Biết tất cả cõi chúng sinh, tuỳ sở dục của họ, mà hiện oai nghi tịch tĩnh của bậc Thanh Văn Độc Giác.
9. Biết tất cả cõi chúng sinh, mà hiện thân Bồ Tát công đức trang nghiêm.
10. Biết tất cả cõi chúng sinh, mà hiện Như Lai tướng tốt oai nghi tịch tĩnh, để khai ngộ chúng sinh.

Đó là mười pháp quyết định giải của Bồ Tát, biết cõi chúng sinh. Nếu các Bồ Tát an trụ pháp nầy, thì sẽ đắc được quyết định giải đại oai lực vô thượng của Như Lai.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7