LUẬN TAM DI ĐỂ BỘ
Dịch giả khuyết danh
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN HẠ
Như vậy nói có người sinh ấm xứ, bỏ 5 ấm thụ trung ấm 5 ấm.
Hỏi: Làm sao biết có trung ấm?
Nói: Nghi chỗ nào?
Đáp: Có các bộ nói không có trung ấm. Bởi vì sao? Vì không nói đạo xứ.
Phật bảo Xá-lợi-phất: Địa ngục, ta biết có người vào địa ngục, ta cũng biết có thể sa vào địa ngục đạo. Ta cũng biết cho đến chúng sinh đến Niết-bàn. Ta cũng biết Phật không nói. Ta biết trung gian hữu không nói. Ta biết chúng sinh ở trong trạng thái trung gian hữu, không nói con đường có thể đến trung gian hữu.
Các bộ kia thấy trong kinh này Phật không nói, cho nên thấy không có trung ấm.
Lại nữa, Phật không ghi nhận sinh xứ. Sinh 5 xứ thì Phật đều ghi nhận. Như Phật ghi nhận Điều-đạt sẽ vào địa ngục, ghi nhận Bàla-môn Đô-đề sinh vào súc sinh, ghi nhận Cô-la-kha sinh vào ngạ quỷ, thụ ký Cấp Cô Độc sinh lên cõi trời, thụ ký vua Nhương-khư sinh vào loài người v.v…, nhưng không ghi nhận một người sinh trung gian hữu.
Các bộ kia thấy Phật không ghi nhận 5 sinh xứ cho nên các bộ thấy không có trung gian hữu.
Lại nữa Phật nói nghiệp, cho nên nghiệp này thì phải chịu địa ngục, nghiệp này thì phải thụ súc sinh, ngạ quỷ, người, trời 5 nẻo đường. Như vậy 5 nẻo sinh xứ Phật nói là nghiệp, trung gian hữu Phật không nói là nghiệp. Cho nên các bộ kia thấy không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa, Phật nói đây chắc chắn là thật có 5 nẻo đường là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người và trời, mà không nói đây chắc chắn là trung gian hữu. Các bộ kia thấy Phật không nói nhất định có trung gian hữu, nên các bộ kia thấy không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa sinh vô gián nên Phật nói người tạo 5 nghịch tội, chết rồi đi thẳng vào địa ngục vô gián. Nếu có trung gian hữu thì Phật đã không nói thẳng vào địa ngục vô gián. Các bộ kia thấy Phật nói đi thẳng vào địa ngục vô gián cho nên các bộ thấy không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa vì không nhất định cho nên nếu chết mà sinh nơi hữu xứ thì khoảng giữa đó gọi là trung gian hữu, là trung gian hữu ở nơi sinh hữu xứ. Trong khoảng trung gian đó lại phải có trung gian hữu. Cho nên các bộ kia thấy không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa, vì vô dụng nên nói có trung ấm. Câu nói này là vô dụng. Bởi vì sao? Trong khoảng trung gian hữu xứ không có thọ mạng dài ngắn, không có bệnh hay không bệnh, nghiệp thụ khổ không thụ khổ cũng không, có ái không có ái sắc thanh hương vị xúc cũng không, trang phục cũng không. Cho nên nếu nói có trung gian hữu thì câu nói này vô dụng.
Lại nữa có đồng pháp sinh, không đồng pháp sinh, cho nên nếu trung gian hữu cùng sinh một pháp thì đó là sinh hữu, chẳng phải trung gian hữu. Nếu bất đồng pháp sinh thì thành ra tên các nẻo đường riêng khác, như 8 con đường chân chính. Như vậy đồng pháp và bất đồng pháp thành ra có lỗi. Cho nên không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa, vì không nói tướng. Phật nói có tướng của 5 nẻo đường, mà Phật không nói có tướng trung gian.
Các bộ kia thấy không nói tướng trung gian, cho nên cho rằng không có trung gian hữu là như vậy.
Lại nữa tự thân sinh nên Phật nói có chúng sinh. Từ thân đó rơi vào vô gián, thụ sinh trong một niệm. Phật nói thụ sinh trong một niệm, mà không nói trung gian có nơi có thể sinh. Các bộ kia thấy một niệm từ thân ấy rơi vào thụ sinh, cho nên cho là không có trung gian hữu là như vậy. Từ các nhân như vậy, các bộ thấy không có trung gian hữu. Như vậy đây nói thụ 5 ấm trung gian hữu xứ là các bộ chấp diệt trung gian hữu.
Hỏi: Nếu để trừ bỏ chỗ chấp, nếu vì nhân thành có trung gian hữu?
Nói rằng: Hãy nghe nói đây. Như các bộ chấp diệt trung gian hữu, nên muốn khiến nhân đó trở lại có trung gian hữu.
Vặn hỏi: Như các bộ nói: Nơi 5 nẻo đường không nói, cho nên không có trung gian hữu?
Đáp: Vì không nói xứ thừa của 5 nẻo đường, cho nên Phật không nói trung gian hữu, chứ không phải không có trung gian hữu. Như từ thành này đi qua thành kia. Không nói phương tiện cần để đi đến nơi kia, không thể vì không nói phương tiện đến nơi kia mà bảo là không có phương tiện. Trung gian hữu cũng như vậy.
Lại nữa, như các bộ nói: Phật không ghi nhận sinh xứ, cho nên không có trung gian hữu.
Vì không trụ xứ nên Phật không ghi nhận trung gian hữu. Nơi đó chúng sinh, mạng căn, khổ vui, pháp phi pháp, thắng xứ liên quan lẫn nhau là Phật có ghi nhận. Cho nên Phật không ghi nhận trung gian hữu.
Lại nữa, như các bộ có nói: Phật nói nghiệp, cho nên không có trung gian hữu. Là người tích tụ các tạo nghiệp phải thụ sinh nơi 6 đường. Sắc giới, Vô sắc giới là nẻo hướng đến. Do nghiệp này thành trung gian hữu, là phương tiện đến thụ sinh. Cho nên Phật không nói nghiệp của trung gian hữu. Phật vì không nói nghiệp của trung gian hữu cho nên không có trung gian hữu là không phải như vậy.
Lại nữa, như các bộ có nói: Phật nói đây nhất định là thật có 5 nẻo đường. Cho nên không có trung gian hữu.
Vì có trường hợp nên nói, có trường hợp không nói. Như Phật bảo Ca-diếp-ba: Người trong nước phần nhiều khuyến thỉnh mà ta không nói. Không thể vì Phật không nói một cách nhất định mà bảo rằng không có pháp có thể nói. Cho nên Phật không nhất định nói trung gian hữu, thì phải biết rằng không thể nói là không có trung gian hữu.
Lại nữa, như các bộ có nói: Vì vô định cho nên không có trung gian hữu. Như Phật có nói có trung gian thiền, không phải là bất định. Như khoảng giữa của Đệ nhất Đệ nhị thiền, Phật nói có trung gian thiền.
Trong trung gian thiền Phật không nói là lại có trung gian thiền. Như vậy phải biết trung gian hữu chẳng phải bất định.
Lại nữa, như các bộ nói: Vô dụng, cho nên không có trung gian hữu.
Vì phải đến kia nên hữu dụng. Trong hữu dụng có trung gian hữu nên đi đến kia thụ sinh. Cho nên trung gian hữu chẳng phải vô dụng.
Lại nữa, như các bộ nói: Vì đồng pháp sinh, vì bất đồng pháp sinh, nên không có trung gian hữu.
Hai xứ sinh nên sinh trung gian hữu xứ đi qua nơi thụ sinh. Hai xứ này là đồng pháp và không đồng pháp.
Sao gọi là đồng pháp?
Vì đồng cảnh giới.
Sao gọi là không đồng pháp?
Vì phương tiện và sinh xứ khác.
Cho nên không thể nói không có trung gian hữu.
Lại nữa, như các bộ nói: Vì không nói tướng, cho nên không có trung gian hữu.
Nơi nhiều luận không nên nói câu này. Nếu Phật nói có trung gian hữu sẽ sinh nhiều luận xứ. Không nên chen vào có trung gian hữu, không có trung gian hữu. Cho nên không thể nói không có trung gian hữu.
Lại nữa, như các bộ có nói: Tự thân sinh, cho nên không có trung gian hữu.
Vì chưa sinh kia, nên thân này phải sinh kia, mà chưa đến thì sinh trung gian hữu thành sinh từ trong chủng loại rơi thụ không xứ trung gian hữu, tự thấy thân mình vi tế linh hoạt không khác gì như ở trên đất, tùy ái chế nên dựa vào mong muốn được thân thế nào, cho nên do câu này không gián đoạn trung gian hữu.
Có trung gian hữu. Bởi vì sao? Vì đoạn gian.
Như Phật bảo Ma-lâu-kha tử: Bấy giờ ông thấy nghe hay biết mà thôi. Bấy giờ ông không ở thế giới kia, không ở thế giới này, không ở khoảng giữa. Đó gọi là hết khổ.
Chúng ta thấy Phật trừ bỏ trung gian xứ. Cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, có trung gian hữu. Như Phật nói Kinh Bạt-sa-da-na: Bấy giờ Phật bảo Bạt-sa-da-na rằng bỏ thân này mà chưa sinh nơi kia, khi ấy ý sinh thân hợp với ái thủ, cho nên ta nói là chúng sinh.
Chúng ta thấy Phật nói Kinh Bạt-sa-da-na, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, có trung gian hữu, vì có trung gian nhập Niết-bàn.
Phật bảo các Tì-kheo: Có 5 loại người được gọi là ngựa long câu. Năm loại người là những người nào?
Người thứ nhất là trung gian nhập Niết-bàn.
Người thứ hai là sinh nhập Niết-bàn. Người thứ ba là hành nhập Niết-bàn.
Người thứ tư là bất hành nhập Niết-bàn.
Người thứ năm là thượng hành nhập Niết-bàn.
Chúng ta thấy Phật nói trung gian nhập Niết-bàn, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, thân không đến nên thức không có thân không đến nơi kia.
Chúng ta thấy thân không đến nơi kia, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, vì sức thiên nhãn Phật nói: Thiên nhãn của ta thấy chúng sinh đọa lạc sinh, tất cả như vậy. Nếu không có trung gian hữu, Phật không nói thiên nhãn của ta thấy chúng sinh đọa lạc sinh.
Chúng ta thấy Phật nói thiên nhãn thấy chúng sinh đọa lạc sinh, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, như Phật nói nơi Càn-thát-bà. Phật nói khi 3 xứ hợp lại sau độ vào thai.
Những gì là 3 nơi hợp?
Cha mẹ hòa hợp, Càn-thát-bà đến đứng ở trước. Khi 3 việc hợp lại sau mới nhập thai, gọi là 3 nơi hợp. Nếu không có trung gian hữu, Phật đã không nói nơi Càn-thát-bà.
Chúng ta thấy Phật nói nơi Càn-thát-bà, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, vì được tương quan nên Kha-la-la làm gốc, cho đến lão không trung gian sắc được tương quan.
Chúng ta thấy được tương quan cho nên phải có đạo độ xứ, từ tử có thụ trung gian hữu, phải có tương quan mới thành.
Lại nữa, thí dụ cây lúa, từ lúa sinh mầm từ mầm sinh lúa là sắc định pháp. Những gì là lúa? Tiền sinh hữu là lúa. Những gì là mầm? Trung gian hữu là mầm. Lại sinh hữu là lúa.
Chúng ta thấy thí dụ lúa và mầm lúa, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, vì quang minh thế gian. Như A-nan có nói: Tôi nghe Thế Tôn khi làm Bồ-tát, từ trên trời Đâu-suất, nghĩ nhớ trí sáng xuống vào thai mẹ. Bấy giờ tất cả thế giới đều chiếu sáng. Bấy giờ Bồ-tát ở nơi trung gian hữu chiếu sáng soi khắp rồi sau nhập thai.
Chúng ta thấy quang minh thế gian, cho nên có trung gian hữu.
Lại nữa, người sắp thụ sinh thì chuyển biến. Người đó đến gần biên giới của nẻo có thể đến, người đó sắp thụ sinh thì tâm chuyển biến. Không chuyển biến không thụ sinh. Như người từ nước Bantrù-ma-thâu-la đọa lạc, trở lại từ trung sinh. Bởi vì sao? Vì không thấy nẻo sinh khác nên không chuyển biến. Nếu không có trung gian hữu không thành chuyển biến. Không nên thấy nẻo đi đến là nơi sở y, nơi đó thấy nẻo đi đến như thiên nhãn thấy thần thông dạo đi trong hư không.
Chúng ta thấy người sắp thụ sinh có chuyển biến, cho nên có trung gian hữu.
Nói, như trước có nói đoạn gian nên có trung gian hữu.
Là đoạn 3 sự trói buộc. Khi ấy trong 3 nơi là ở nơi đoạn 3 trói buộc không có đây.
Nói không có đây là nghĩa gì?
Là không chấp trước nội môn không có kia.
Nói không có kia, là nghĩa gì?
Là không chấp trước ngoại môn, không chấp trước trung gian. Nói không chấp trước trung gian có nghĩa gì?
Là không chấp trước 6 thức, là Phật có nói mà không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa, như trước có nói: Vì Kinh Bạt-sa-da-na nói 3 cõi. Phật đã nói 3 cõi.
Nói bỏ thân này, có nghĩa gì?
Là bỏ cõi Dục.
Nói chưa sinh kia, có nghĩa gì?
Là chưa sinh cõi Sắc.
Khi ấy, hữu có nghĩa gì?
Là sinh ý sinh thân cõi Sắc.
Ái, thủ hợp, có nghĩa gì?
Là chấp trước thiền vị ái hợp nhau.
Đó là Phật nói, mà không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa, như trước có nói: Vì trung gian nhập Niết-bàn. Hành quá khứ, nếu nói trung gian nhập Niết-bàn tức là thành sinh trung gian hữu. Sợ như vậy hành nhập Niết-bàn là thành sinh cùng với dũng mãnh. Câu này không nên không làm rõ trung gian hữu.
Lại nữa, như trước có nói: Vì sức thiên nhãn. Nói nẻo đường vi tế, có những nẻo đường vi tế người khác không thể thấy. Sức thiên nhãn thấy dễ dàng, cho nên nói sức của thiên nhãn, mà không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa, như trước có nói: Như nơi Càn-thát-bà. Nói nẻo hướng đến. Người ấy trước tạo các thiện ác nghiệp đạo khi sắp chết tùy theo thiện ác nghiệp đạo hướng người ấy đến. Cho nên Phật nói nơi Cànthát-bà, mà không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa như trước có nói: Vì được tương quan. Vì sao như ông nói từ cái chết này có sinh trung gian hữu?
Tương quan như ta từ cái chết có thụ sinh, có tương quan, nhưng không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa, như trước có nói thí dụ cây lúa.
Nói vì đạo không thắng. Bởi vì sao? Cây lúa mầm lúa là thí dụ đạo thành không thắng. Bởi vì sao? Tính lúa sinh mầm. Đã sinh mầm rồi lại có thể sinh cây lúa. Từ người đọa lạc khởi trung gian hữu không thể sinh người mà thôi. Cho nên thí dụ này đặc biệt khó, không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa như trước có nói: Vì quang minh thế gian. Câu nói này A-nan đã nói: Tôi nghe Thế Tôn khi làm Bồ-tát được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, ánh sáng chiếu soi tất cả thế gian. Sợ như vậy là ánh sáng trong khoảng Bồ-tát thành Phật chứ không phải ánh sáng khi thành Phật. Câu nói này không đúng, không nói rõ trung gian hữu.
Lại nữa, như trước có nói: Vì người sắp thụ sinh có chuyển biến. Nói chiêm bao thấy. Như người chiêm bao ở nước Ban-trù-mathâu-la thấy Ma-thâu-la lãnh thổ thuộc biên giới phía Bắc. Như vậy là không có trung gian hữu. Người sắp thụ sinh chuyển biến cũng như vậy, không có trung gian hữu.
Vặn hỏi: Nếu không có trung gian hữu thì Phật đã không bảo các Tì-kheo: Như hai nhà có nhiều cửa, chỉ có một cửa lớn có một người đứng bảo vệ cửa này trông chừng người ra vào. Cũng như vậy ta dùng thiên nhãn trông thấy chúng sinh đọa lạc sinh.
Nếu không có trung gian hữu thì mâu thuẫn với kinh nói. Nếu dùng thiên nhãn thấy chúng sinh qua lại, phải không có chúng sinh có thể thấy.
Lại nữa, nếu không có trung gian hữu thì không nên từ người đọa lạc sinh vào các đạo khác. Bởi vì sao? Khi đời sống này diệt là sinh vào xứ khác.
Nếu không có trung gian hữu thì thiên nhãn phải không biết người này tạo thiện ác nghiệp sinh thiện ác đạo, phải không biết Phật trước đã nói: Ta dùng thiên nhãn trông thấy chúng sinh đọa lạc sinh, tất cả như vậy. Cho nên ta thấy từ người đọa lạc vào hữu xứ có thể dựa vào đó thụ sinh. Cho nên ta thấy nhất định có trung gian hữu. Trung gian hữu đã nhất định, ta nay lại nói.
Hỏi: Như trên có nói: Có người bỏ 5 ấm sinh hữu xứ, thụ 5 ấm trung gian hữu xứ, người ấy thế nào?
Đáp: Con người sơ phàm phu chưa chán cõi Dục, 5 ấm đầy đủ, 5 giới thụ Kha-la-la xứ. Kha-la-la xứ kia không có không giới. Nơi kia có 2 cửa là cửa thân và cửa ý. Hóa sinh xứ ở 6 giới 6 cửa. Hóa sinh xứ kia có thể biết là không điếc không mù. Có 9 thiện căn và bất thiện căn. Trong 3 cõi 7 kiến đế phiền não, 7 tư duy phiền não, như vậy 14, 98 sử phiền não. Trong 3 cõi có 5 thứ như vậy.
Đệ nhị phàm phu lìa Dục giới sinh trời Vô tưởng xứ thụ 2 ấm, 5 giới, 5 cửa. Nơi đó không có hợp ấm. Dựa vào ý giới môn, nơi đó có chán lìa Dục giới.
Đệ tam phàm phu chán lìa Sắc giới. Từ Sắc giới hạ sinh Dục giới.
Hỏi: Như từ Vô sắc giới đọa lạc, các nghiệp xưa đã tạo cùng với thiền định hợp Sắc giới xứ sinh Hữu tưởng thiên xứ. Bởi vì sao? Không như vậy thì nghiệp trước đã tạo cùng với Vô tưởng Tam-mađề hợp, từ Vô sắc giới đọa lạc sinh Vô tưởng thiên xứ?
Đáp: Vì lẽ đó không có nơi nào có thể nói. Từ Vô sắc giới đọa lạc sinh Vô tưởng thiên xứ. Cho nên phải tư duy. Ở nơi Dục giới này hủy tưởng sinh Sắc giới Vô tưởng thiên. Như vậy riêng có hữu xứ hủy dục, hủy giác, hủy hỷ, hủy lạc. Từ Vô sắc giới đọa lạc sinh Sắc giới Hữu tưởng thiên xứ. Như vậy riêng có một hữu xứ hủy tưởng. Từ Vô sắc giới đọa lạc sinh Sắc giới Vô tưởng thiên xứ.
Như có chỗ nói nên biết có thể nói những người khác sinh thắng xứ. Như vậy phải biết là không có chỗ nói từ Vô sắc giới đọa lạc sinh Sắc giới Vô tưởng thiên.
Vặn hỏi: Tướng của nghiệp hữu tưởng Tam-ma-đề xứ khác, tướng của nghiệp vô tưởng Tam-ma-đề xứ khác, cho nên tìm thuyết xứ có thể biết Thứ 4 là A-la-hán?
Hỏi: Như vậy người sắp thụ sinh thì chuyển biến cho nên lại không có đạo. Không ai không thụ sinh. Bởi vì sao? Tạo ra thuyết này là dứt 98 sử. Không người thụ sử sinh xứ là như vậy?
Đáp: Ba hữu là sinh hữu, nghiệp hữu và tử hữu. Trong đây sinh hữu có nói: Thứ 5 là hai người, một người 7 chết 7 sinh. Tu-đà-hoàn một người, Tư-đà-hàm một người. Thứ 6, một người trung gian nhập Niết-bàn. Thứ 7, hai người, một người sinh rồi nhập Niết-bàn, một người hành nhập Niết-bàn. Như vậy thứ 8 là bất hành nhập Niết-bàn.
Vô sắc giới đây hiển thị ngoài mặt mà thôi không nói đầy đủ. Như vậy nói nhân xứ, tất cả phàm phu không chấp 13 hạng người có thể làm.
Mười ba hạng người là những hạng người nào?
Thư nhất là hạng phàm phu chưa chán Dục giới.
Thứ hai là hạng phàm phu chán Dục giới.
Thứ ba là hạng phàm phu chán Sắc giới.
Thứ tư là hạng 7 chết 7 sinh.
Thứ năm là Tư-đà-hàm.
Thứ sáu là Gia gia Tư-đà-hàm.
Thứ bảy là Nhất gian Tư-đà-hàm.
Thứ tám là A-na-hàm thượng sinh chán Dục giới.
Thứ chín là 3 hạng người: hạng đã sinh nhập Niết-bàn, hạng hành nhập Niết-bàn, và hạng bất hành nhập Niết-bàn.
Thứ mười là hạng trung gian nhập Niết-bàn.
Thứ mươit một là hạng thượng sinh chán Sắc giới.
Thứ mười hai là hạng sinh hành nhập Niết-bàn.
Thứ mười ba là A-la-hán.
Như vậy thứ nhất kia, hai hạng phàm phu sinh thiện xứ ác xứ.
Thứ hai, hai hạng phàm phu sinh Dục giới, Sắc giới.
Thứ ba, ba hạng phàm phu sinh Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Thế Tôn Thanh Văn chưa chán Dục giới có hai hạng sinh 2 xứ cõi người cõi trời. Chán Dục giới có hai hạng sinh Dục giới, Sắc giới.
Chán Sắc giới có ba hạng, sinh Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Cũng như vậy, A-la-hán có ba hạng, sinh Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Phàm phu kia chưa chán 5 ấm xứ của Dục giới, tất cả có đầy đủ 8 thứ 5 ấm giới xứ. Vì sao vậy?
Đáp: Dục giới tất cả trung gian hữu xứ, 5 ấm, 6 giới, 6 môn, cho nên trong tạo tác có nghiệm sinh hữu. Chúng ta nay nói có người xả bỏ 6 giới sinh hữu xứ, thụ 6 giới sinh hữu xứ, rồi lại xử bỏ 6 giới thụ 6 giới sinh hữu xứ là như vậy.
Thứ hai, xả bỏ 5 giới sinh hữu xứ thụ 6 giới sinh hữu xứ.
Thứ ba, xả bỏ 6 giới sinh hữu xứ, thụ5,6 giới.
Thứ tư, xả bỏ 6, thụ 6, 5.
Thứ năm, xả bỏ 5, thụ 5, 6.
Thứ sáu, xả bỏ 5, thụ 6, 5.
Thứ bảy, xả bỏ 6, thụ 5, 5.
Thứ tám, xả bỏ 5, thụ 5, 5.
Còn thứ nhất kia thì thế nào?
Từ căn thể đầy đủ có đọa lạc.
Từ hóa sinh hữu độ hóa sinh hữu.
Thứ hai, từ Kha-la-la, A-phù-đà, Già-na, nhục đoàn đọa lạc. Từ hóa sinh độ hóa sinh hữu.
Thứ ba, từ căn thể đầy đủ đọa lạc, từ Kha-la-la v.v… độ hóa sinh hữu.
Thứ tư, từ căn thể đầy đủ có đọa lạc, từ hóa sinh hữu độ Khala-la.
Thứ năm, từ Kha-la-la v.v… đọa lạc, từ Kha-la-la v.v… độ hóa sinh hữu.
Thứ sáu, từ Kha-la-la v.v… đọa lạc, từ hóa sinh hữu độ Khala-la.
Thứ bảy, từ đầy đủ căn thể có đọa lạc, từ Kha-la-la v.v… độ Kha-la-la.
Thứ tám, từ Kha-la-la v.v… đọa lạc, từ Kha-la-la v.v… Khala-la.
Như vậy môn xứ có 8 thứ.
Thiện căn xứ có:
Thứ nhất, nhất thiết xứ 9.
Thứ hai, không có người xả bỏ thiện căn sinh hữu xứ thụ 9 sinh hữu xứ .
Lại từ địa ngục, từ đoạn thiện căn có đọa lạc, từ cọng thiện căn có đọa lạc, từ cọng thiện căn có độ, cọng thiện căn hữu. Như vậy thứ năm phải làm 5 thứ, không có thứ bảy thứ tám.
Có các sư nói: Chỉ có người đoạn thiện căn là từ địa ngục trở lại sinh địa ngục. Cho nên 8 thứ có thể làm bất thiện căn xứ.
Sử xứ có một thứ.
Chán 5 ấm xứ của Dục giới: Thứ nhất là tất cả 5. Thứ hai là xả bỏ 2 ấm, sinh hữu xứ, thụ 5 sinh hữu xứ.
Như đây lại có người từ Vô tưởng thiên có đọa lạc từ Hữu tưởng thiên, có độ Hữu tưởng thiên. Có 5 thứ phải làm như vậy.
Có các sư nói: Như vậy đuổi theo chỗ tạo nghiệp trước, tích tụ cùng thiền định, hợp lại không gián đoạn, sinh Hữu tưởng thiên xứ.
Như vậy đuổi theo nghiệp đã tạo trước, tích tụ vô tưởng định, hợp lại không gián đoạn, sinh Vô tưởng gthiên xứ. Cho nên có thể làm 8 thứ là như vậy.
Như vậy giới, môn, xứ cọng với 2 môn 4 thứ.
Thế nào là 4 thứ?
Là xả bỏ 6 nhập, sinh hữu xứ, thụ 62.
Thứ hai, xả 6, thụ 52.
Thứ ba, xả 5, thụ 62.
Thứ tư, xả 5, thụ 52.
Phải biết như trước đã nói. Vì lẽ đó, phàm phu ở trong thai không chán, cho nên có thể làm 4 thứ, cọng thiện căn, cọng bất thiện căn, cọng sử.
Thứ năm, có thể làm 5 thứ.
Không có thứ bảy, thứ tám.
Chán Sắc giới ấm xứ 5 thứ. Như vậy cọng 6 giới 5 thứ, sao lại là 2 thứ cọng 5?
Đáp: Có người xả 1 giới sinh hữu xứ, thụ 15 sinh hữu xứ, xả 6 thụ 15, cọng nhập 7 thứ, cọng 2 nhập 2 thứ.
Như vậy thiện căn xứ, bất thiện căn xứ, sử xứ 11 thứ. Bảy chết 7 sinh 5 ấm xứ, tất cả 5. Giới xứ, môn xứ, 5 thứ thiện căn xứ v.v… 1 thứ.
Như vậy Tư-đà-hàm bất thiện căn xứ, tất cả 7.
Sử xứ, tất cả 10 trưởng gia gia.
Ấm xứ, 1 thứ. Giới môn xứ, 8 thứ. Thiện căn xứ v.v… Như Tư-đà-hàm, 1 gian. Ấm xứ, 1 thứ. Giới môn xứ, 4 thứ. Thiện căn xứ, 1 thứ. Bất thiện căn xứ, sử xứ. Tư-đà-hàm, 2 thứ. Thượng sinh thiện căn xứ, 1 thứ. Hành thành v.v… 2 thứ. Như vậy chán Sắc giới.
A-la-hán 5 ấm xứ, 2 thứ. Giới môn xứ, 3 thứ.Thiện căn xứ, 3 thứ. Bất thiện căn xứ, sử xứ, 4 thứ. Như vậy phải biết có trung gian hữu xứ.
Như vậy hữu xứ ban đầu, hữu xứ thứ hai chưa lìa dục.
Xứ thứ ba lìa dục, hữu xứ ban đầu lìa dục.
Xứ thứ hai, thứ ba lìa dục.
Như vậy cọng 18 giới có 12 môn hữu lậu.
Như vậy ấm lần lữa cùng nhân duyên khởi, cho nên nếu muốn trừ ấm, diệt ấm phải siêng năng tinh tiến như pháp tu hành./.
( Xong phần y thuyết luận )
(TRỌN BÔ 3 QUYỂN HẾT)