LUẬN TAM DI ĐỂ BỘ
Dịch giả khuyết danh
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN THƯỢNG

Kính lễ đấng Nhất thiết trí. Tôi dựa theo những lời này: Nếu thật người khi sắp chết tâm không ghi nhớ điều gì thì người ấy do nghiệp gì vãng sinh?

Đáp: Có nghiệp khắc ghi trong tâm. Nghiệp mê lầm thì đi về nẻo ác. Nghiệp thiện, không mê lầm khắc ghi trong tâm thì đi về nẻo thiện. Thể tính ghi tâm nên theo nghiệp mà đi. Tâm vô ký thì khởi nghiệp vô ký. Vì tạo nghiệp nên vãng sinh, cho nên hành nghiệp không gián cách.

Nếu chết trong lúc ngủ, lúc ngất xỉu, lúc vô tâm thì do hành nghiệp đã tạo mà đi theo các nghiệp đạo.

Hai đoạn trên hiển thị sự tương ứng. Đoạn thứ ba hiển thị sự không mất. Nghiệp đó gọi là tự tác tự nghiệp.

Tự tác nghĩa là gì?

Đáp: Có nghĩa là thụ nhận.

Tự nghiệp nghĩa là gì?

Đáp: Có nghĩa là phần vị.

Bởi vì sao? Vì không đi đâu khác mà là đời này.

Bởi vì sao? Vì phương tiện là hành xứ.

Bởi vì sao? Vì do nghiệp đó không diệt mất.

Bởi vì sao? Vì thụ báo.

Vì sự hiển hiện này mà đời này tạo nghiệp không diệt mất, cho nên quả báo của tạo nghiệp thụ sinh 4 nơi. Chết ở Dục giới này thân sinh nơi Dục giới, vì nơi còn tồn tại quả dị thục. Qua nơi trung gian thì thụ thân trung gian. Như vậy nếu nơi Dục giới, nơi Sắc giới, đệ nhất xứ, đệ tam xứ, có thể nói là dị sinh, phàm phu. Như vậy từ Dục giới thân trung gian thụ thân trung gian của Dục giới. Từ Dục giới thân trung gian thụ thân trung gian của Sắc giới. Như vậy Dục giới này chết thụ sinh thân trung gian. Như vậy đệ tam xứ từ Sắc giới thân trung gian thụ thân trung gian của Sắc giới. Chúng ta chết thụ thân trung gian như vậy.

Vì sao Thế Tôn Thanh Văn từ thân trung gian thụ thân trung gian chẳng phải phàm phu? Tại sao như vậy?

Tu-đà-hoàn từ 7 lần sinh 7 lần chết này thụ thân trung gian cõi trời, trụ ở đó chứng quả Tư-đà-hàm. Đó là từ thân trung gian cõi trời thụ thân trung gian cõi người, trụ ở đây chán cõi Dục mà chứng đắc. Đó là từ thân trung gian cõi người thụ thân trung gian cõi Sắc. Đó là trụ nơi trung gian kia hướng đến Bát-niết-bàn. Từ đó nhập vào thân trung gian khác mà Bát-niết-bàn. Như vậy Thanh Văn trải qua 4 thân trung gian.

Có thuyết cho là Tư-đà-hàm, Tư-đà-hàm ở nơi thân trung gian của người đến một nơi khác vượt thoát thân trung gian của con người. Từ trời cõi Dục thụ trời cõi Dục như vậy có thể biết có người xả bỏ 5 ấm sinh thân, thụ thân trung gian 5 ấm. Như vậy tôi sẽ nói tất cả từ những lời này.

Thế nào là có ngã, xả bỏ ngã, thân này thụ thân kia?

Hỏi: Nghi thế nào?

Đáp: Thấy ý của tiên sư mâu thuẫn nhau nên sinh nghi. Có các thuyết của các bộ khác nói thật không có ngã mà chỉ có ấm là ngã.

Bởi vì sao? Vì khổ khởi mà thôi. Cho nên Thế Tôn bảo Cachiên-diên chỉ có khổ sinh sinh, chỉ có khổ diệt diệt. Họ chỉ thấy khổ khởi mà thôi, cho nên biết các bộ thấy không có ngã là như vậy.

Lại nữa, nói vô ngã là nghĩa gì?

Đáp: Vì nói không. Thế Tôn lại bảo Phạm chí Tiên Ni: Như sư đã thấy chân lý của pháp, thật nói là vô ngã.

Thế Tôn nói: Người thấy như vậy gọi là sư, gọi là Như Lai Ứng cúng Chính biến tri. Đó là ta đã nói các bộ kia, thấy không mà nói cho nên vô ngã là như vậy.

Lại nữa, nói vô ngã là nghĩa gì?

Đáp: Là không có ngã và ngã sở.

Thế Tôn bảo các Tì-kheo: Nếu có ngã tức có ngã sở. Nếu có ngã sở tức có ngã. Chân lý của ngã và ngã sở là không thể có được. Cho nên vô ngã là như vậy.

Lại nữa, vì sao nói vô ngã?

Đáp: Vì không thật nói có. Như Phú-lâu-na bảo các Tì-kheo Trưởng lão: Giáo pháp Phật nói rất khó lường. Trong vô vật có ngã.

Phật tự nói: Ta cũng có ngã như vậy của các Trưởng lão. Chỉ biết những lời này không lường được lý thú cao sâu. Như vậy không thật nói có cho nên biết các bộ thấy nghĩa không thật, cho nên vô ngã là như vậy.

Lại nữa các bộ nói: Không thể nói có ngã, không thể nói vô ngã.

Bởi vì sao?

Đáp: Vì không thể nói tướng của ngã. Nếu có ngã thì có thể nói. Như hành, hành tướng có thể nói. Như vô vi, vô vi tướng có thể nói, cũng vậy ngã, ngã tướng có thể nói.

Có bộ kia thấy ngã tướng không thể nói. Cho nên hữu ngã vô ngã không thể nói là như vậy.

Lại nữa, vì sao hữu ngã vô ngã không thể nói?

Đáp: Vì bỏ ngay lối vấn đáp đó. Bởi vì sao? Có 4 lối vấn đáp: 1. Hỏi trả lời ngay. 2. Trước hỏi vặn sau mới trả lời. 3. Trả lời bằng cách hỏi lại. 4. Bỏ thõng không trả lời. Nay hỏi ngã thì bỏ thõng không trả lời, cho nên không thể nói có ngã, không thể nói không có ngã là như vậy.

Lại nữa, vì sao không thể nói có ngã không có ngã?

Đáp: Vì hợp với thường vô thường. Nếu có thể nói có ngã thì ngã đó là thường hay vô thường? Hai cách nói này ắt phải quyết định, mà nó lại là bất định. Cho nên không thể nói có ngã, không thể nói không có ngã là như vậy.

Lại nữa, vì sao không thể nói có ngã không có ngã?

Đáp: Vì dựa vào hữu vô.

Phật bảo Ca-chiên-diên: Thế gian dựa vào 2 thứ, cũng dựa vào hữu cũng dựa vào vô, vì vậy mà chấp hữu chấp vô. Cho nên không thể nói có ngã không có ngã. Như vậy lại có các bộ nói thật có ngã. Bởi vì sao? Do trói buộc vào ngôn ngữ.

Phật nói là sắc, thống, tưởng, hành, thức trói buộc từ đời này sang đời khác.

Các bộ khác thấy trói buộc, nên thấy có ngã là như vậy.

Lại nữa, vì sao có ngã?

Đáp: Là vì chính kiến.

Phật nói có người thấy hóa sinh, nên chính kiến.

Các bộ khác thấy chính kiến, nên có ngã là như vậy.

Lại nữa, vì sao có ngã?

Đáp: Vì Phật nói 4 niệm xứ.

Phật nói quán thân, thụ, tâm, pháp. Nếu không có ngã không thể thấy 4 pháp. Các bộ khác vì thấy Phật nói 4 niệm, cho nên cho có ngã là như vậy.

Lại nữa, vì sao có ngã?

Đáp: Vì Phật nói Thanh Văn.

Phật nói có người thờ lửa, tự nướng thân mình, khuyên người khác nướng. Cho nên Phật nói có người là như vậy. Nếu không người, không tự nướng cũng không có người khác nướng.

Các bộ kia thấy Phật nói có người cho nên thấy có ngã là như vậy.

Lại nữa, các bộ vì sao nói có ngã?

Đáp: Vì một người xuất thế nhiều người được an lạc.

Phật bảo các Tì-kheo: Tất cả những người có công đức sinh ra trong thế gian thì nhiều người được an lạc. Nếu không có người thì ai sinh công đức?

Đó là các bộ vì thấy một người sinh cho nên có ngã là như vậy.

Lại, các bộ nói 5 ấm là người, là ngã.

Hỏi: Vì sao vậy?

Đáp: Vì nói giới môn.

Phật bảo Tì-kheo 6 giới môn, 6 xúc là người.

Các bộ kia thấy Phật nói 6 giới môn, 6 xúc là người, cho nên cho là có người là như vậy.

Lại nữa, vì sao là người, không là người khác?

Đáp: Vì Phật nói nước ngoài có người nữ cao thượng, có Tuđa-la v.v…

Phật nói: Ta có nói là người nữ cao thượng, hoặc trắng hoặc đen, hoặc xanh, hoặc tế nhị dịu dàng, hoặc ngay ngắn, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc thon người, hoặc đầy đặn, tức người đó không là người khác.

Lại, Phật bảo Tì-kheo: Có người trông thấy một Tì-kheo xấu xí hoặc lùn, hoặc ốm, hoặc thọt chân.

Lại nữa Phật nói: Ta thiên nhãn thấy chúng sinh đáng thương đáng tội nghiệp.

Lại nữa, nói người ở địa ngục kia như đống củi cháy, người nơi địa ngục thiêu đốt cũng như vậy.

Trên đây nói người nữ cao thượng v.v… và trông thấy Tì-kheo xấu xí, Phật thấy chúng sinh đáng thương đáng tội nghiệp, cho đến địa ngục thiêu đốt người như đồng củi cháy v.v… chỉ là 5 ấm là người chứ không người nào khác.

Các bộ thấy Phật nói ấm là người, cho nên là người là như vậy.

Lại các bộ nói người khác 5 ấm, vì sao vậy?

Đáp: Vì như người gánh cái gánh nặng. Cho nên Phật nói gánh nặng là 5 ấm, gánh gánh nặng đó là người, là như vậy. Vì thế có người có ấm, cho nên người với ấm khác là vậy.

Lại vì sao người khác ấm?

Phật nói: Con người thủ, ái là sự luân chuyển lâu xa thứ hai, cho nên người với ái khác vì vậy người với ấm cũng đều như vậy.

Lại nữa, vì sao người với ấm đều khác?

Đáp: Vì thụ nghiệp quả.

Cho nên Phật nói kệ:

Đời này vui hoan hỷ,

Đời khác vui an nhiên.

Làm phúc vui 2 xứ,

Tự thấy nghiệp thanh tịnh.

Đời này nghiệp báo xong,

Đời sau lại thụ báo.

Ấm diệt theo nghiệp sinh,

Lại thụ thân ấm khác.

Các bộ kia thấy thụ nghiệp báo, nên nói người với ấm khác là như vậy.

Lại nữa, vì sao người với ấm đều khác?

Đáp: Là vì ta nói.

Phật nói: Đời trước ta làm Chuyển luân thánh vương tên là Thiện Kiến, cũng có tên là Đại Thiên. Vì vậy nay thụ ấm mới với ta trước không khác, cho nên con người với ấm đều khác là vậy.

Lại nữa, vì sao người với ấm đều khác?

Đáp: Vì nói vô ký xứ.

Phật nói: Ấm vô thường không nói con người vô thường. Có khi nói ấm là tướng vô thường. Có khi nói ấm là tướng thường. Vì vậy tướng thường khác tướng vô thường khác, cho nên con người với ấm đều khác là vậy.

Lại các bộ nói người là thường, vì sao vậy?

Đáp: Vì không có gốc. Người không nên đi trong sinh tử.

Như Phật có nói: Sinh tử không có gốc. Chúng sinh luân chuyển sinh tử không thể biết gốc từ đâu là như vậy. Cho nên người không có gốc.

Nếu người không gốc thì cũng không ngọn, cho nên người là thường là như vậy.

Lại nữa, vì sao người là thường?

Đáp: Vì nhớ đời quá khứ.

Phật nói: Nhớ một đời cho đến nhớ quá khứ vô số kiếp. Ấm hoại diệt tuy lưu chuyển sinh tử mà người không hoại diệt.

Các bộ kia thấy nhớ một đời cho đến nhớ quá khứ vô số kiếp nên nói người là thường là như vậy.

Lại nữa, vì sao người là thường?

Đáp: Vì nói xứ.

Phật nói: Qua bờ kia, trụ ở nơi kia gọi là Bà-la-môn. Phật lại nói: Đã qua bờ bên kia rồi thì không quay trở lại. Pht lại nói: Người qua đến bờ kia trụ nơi đó không đọa lạc. Đã đến bờ bên kia không lo buồn sầu não nữa.

Nếu người thấy qua bờ bên kia, trụ ở nơi đó không đọa lạc, không lo buồn sầu não, cho nên người là thường.

Các bộ kia thấy Phật nơi về xứ, cho nên chủ trương người là thường.

Lại nữa, vì sao người là thường?

Đáp: Vì đến được cái vui bất động.

Phật nói kệ rằng:

Như vậy chính giải thoát,

Vượt sông bùn dục vọng.

Người trí chớ so đo,

Được đến vui bất động.

Các bộ kia thấy Phật nói đến cái vui bất động, nên chủ trương người là thường là như vậy.

Lại các bộ nói người là vô thường, hỏi vì sao vậy?

Đáp: Vì có gốc.

Phật bảo Tì-kheo: Có một người sinh làm tất cả mọi người an lạc, là như vậy.

Nếu có sinh là có gốc. Nếu có gốc là có ngọn, cho nên người là vô thường, là như vậy.

Lại nữa, vì sao người là vô thường?

Đáp: Vì Phật nói mới.

Phật nói: Mới sinh lên cõi trời, nhan sắc đẹp đẽ, uy đức đoan chính. Mới là pháp vô thường gọi là mới. Cho nên người vô thường là như vậy.

Lại nữa, vì sao người là vô thường?

Đáp: Vì là pháp điên đảo.

Phật nói: Vua Ba-tư-nặc tuy là làm vua, nhưng đời khác thì đảo ngược là như vậy. Nếu có pháp điên đảo thì thành vô thường. Cho nên người là vô thường.

Lại nữa, vì sao người là vô thường?

Đáp: Vì đọa lạc sinh.

Niết-bàn là thường, không đọa lạc, không sịnh.

Dựa theo Phật nói: Ta thấy chúng sinh đọa lạc sinh. Do đó dựa theo Phật nói đọa lạc sinh nên người là vô thường.

Lại nữa, vì sao người là vô thường?

Đáp: Vì là pháp sinh già bệnh chết.

Phật nói: Ta là thiện tri thức của vô số 4 bộ chúng. Vì sự sống chết nên đến với ta được thoát khỏi sự sống chết. Sinh già bệnh chết là pháp vô thường. Cho nên người là vô thường là vậy.

Cho nên từ Tu-đa-la này làm gốc, có thuyết nói không thật ngã là như vậy, có thuyết nói không thể nói có ngã là như vậy, có thuyết chủ trương có ngã là như vậy.

Cho nên chúng ta sinh nghi. Nhưng thật có ngã hay là gỉa thiết mà thôi, cho nên có thuyết nói 5 ấm là ngã, có thuyết nói ngã khác 5 ấm, có thuyết nói chủ trương là thường có thuyết chủ trương vô thường là như vậy. Cho nên chúng ta sinh nghi.

Hỏi: Thế nào là con người bỏ cái hữu này lại thụ cái hữu khác?

Đáp: Như ý kinh, sức giáo hóa có thể biết 5 thịnh ấm thành người cho là người thật. Cho rằng 5 ấm thịnh thành người mà chi là người thật, cho nên không thể nói người là thường hay vô thường là như vậy.

Hỏi: Chương trước có nói vô ngã làm đầu, đều có chỗ chấp. Làm sao giải thích cho rõ?

Đáp: Như trước có nói khổ khởi mà thôi, không có ngã là như vậy. Nay chúng ta nói khổ là khổ sinh diệt, là khổ tính.

Phật muốn chỉ bày khổ tính, bảo Ca-chiên-diên rằng: Khổ sinh sinh, khổ diệt diệt. Tướng ngã sinh diệt không thể nói. Cho nên Phật nói là như vậy.

Lại nữa, như trước có nói: Không nói, cho nên vô ngã là như vậy. Chúng ta nay nói là chúng ta tùy theo tin thụ.

Như Phật vì ngoại đạo nói: Tuy có ngã là giả danh, ngã không thật, nói ngã là dựa vào ấm hữu lậu.

Phật thấy các pháp quá khứ vị lai nói là ngã không phải thật ngã.

Như Phật nói dựa vào hành, hành cho nên Phật nói gọi tên ngã là như vậy.

Lại nữa, như trước có nói tự thấy thân ấy cho nên vô ngã, như vậy chúng ta nay nói.

Đáp: Vô minh che lấp, 5 ấm không ngã bảo là ngã.

Như đứa trẻ mới sinh không biết, thấy các bà mẹ khác cho là mẹ mình. Ấm vô ngã cho là ngã cũng như vậy. Cho nên Phật nói như vậy.

Lại nữa, như trước nói vô ngã, vì ngã ngã sở là không thể có được. Cho nên nay chúng ta nói.

Đáp: Phật nói dựa vào cái không tự tại của ngã ngã sở, nên thật tính không thể được, là như vậy.

Cái gì do người khác tạo ra thì không là tự tạo. Nếu là tự mình tạo thì không gọi là người khác tạo. Cho nên đoạn dứt cái gì tự mình làm người khác làm chứ không đoạn dứt cái ngã, là như vậy.

Lại nữa, như trước có nói không thật nói có, cho nên vô ngã.

Như vậy nay chúng ta nói.

Đáp: Vì không thật có.

Không thật với không thể, là không mà nói có, đó là khó tin. Cho nên đoán không nói có, không dứt được ngã là như vậy.

Như các bộ trước có nói tướng không thể nói.

Không thể nói có ngã không có ngã. Như vậy chúng ta nay nói rằng tướng ngã là thường vô thường v.v… không thể nói, có ngã v.v… có thể nói.

Như Phật nói có người tự đốt nướng thân thể v.v…

Lại nữa, như Phật nói phàm phu không nghe không biết, lấy ác nghiệp làm tướng. Người thông minh lấy thiện nghiệp làm tướng. Cho nên các bộ nói không thể nương dựa vào, là như vậy.

Như các bộ trước có nói nếu hỏi có ngã không có ngã thì bỏ qua câu hỏi không trả lời, nên nay chúng ta nói hỏi mà không tương ứng thì bỏ qua, tương ứng thì không bỏ qua.

Như Phật trả lời người phàm phu không biết là bất thiện, người thông minh là thiện. Cho nên không thể dựa vào lời của các bộ là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Có ngã không có ngã không thể nói nhất định là khác. Cho nên nay chúng ta nói nếu ngã ứng nghiệm thì hành này là hành khác. Như vậy phải nói chính thuyết là hành này hay hành khác. Cho nên phải loại bỏ thuyết của các bộ không thể nương tựa vào là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Có ngã không có ngã không thể nói là thường là vô thường. Cho nên nay chúng ta nói: Nếu có thể nói trong ngã có hữu có vô thì thành đoạn kiến thường kiến. Phật không cho phép dựa vào 2 thứ kiến chấp này.

Nếu nói không có người thì thành một thứ lỗi không ghi nhận. Thuyết này không thể được. Bởi vì sao? Nếu không có người tức là tà kiến.

Nếu nói có người, tức là chính kiến. Cho nên có thể nói có người.

Như trong kinh nói: Nếu nói không có người gọi là tà kiến. Nếu nói có người tức là ngã kiến. Nếu nói có, tức là thường vô thường. Nếu như vậy thì hành thành thường vô thường. Nếu đồng hữu hữu, thì hành vô thường vô vi, người thường không như vậy.

Như các bộ trước có nói: Không thể nói có ngã không có ngã, vì nương tựa vào cái có cái không. Như vậy, nay chúng ta nói: Nếu đều không có ngã, Phật đã không nói có sự nương tựa. Vì Phật nói có sự nương tựa, cho nên có thể nói có ngã là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Có ngã ngữ trói buộc. Như vậy nay chúng ta nói: Không có người có thể trói buộc mà có trói buộc. Như vua ngục trói buộc. Tuy không có người mà có trói có buộc. Như có dây có gút không dây không gút. Như vậy không có ngã mà có lời nói trói buộc là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Có ngã là chính kiến. Như vậy chúng ta nay nói: Dựa vào ấm hữu lậu, Phật nói có người, vì người thấy có người nên gọi là chính kiến là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Có ngã, vì Phật nói 4 niệm xứ. Như vậy nay chúng ta nói: Phật bảo Ca-chiên-diên chỉ có tâm mà thôi. Muốn làm rõ thân thụ tâm pháp cho nên nói chỉ có tâm mà thành các pháp mà thôi không có gì khác là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Có ngã, vì Phật nói Thanh Văn. Như vậy nay chúng ta nói: Chỗ Thanh Văn nói là dựa vào pháp Thanh Văn nói mà thôi không có gì khác.

Như các bộ trước có nói: Có ngã vì có nói. Như vậy nay chúng ta nói: Phật nói có người giả danh, cho nên đó là bạn, không có ngã. Nếu thật không có ngã thì không thành sát sinh, không có người giết, không có người vật bị giết, cho đến không có trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu v.v…

Như vậy nếu không có ngã thì ngũ nghịch tội tha hồ phóng túng, các căn không khởi thiện ác không trói buộc, không ai cởi trói cũng không ai bị trói, không ai tạo tác cũng không có nghiệp cũng không có quả báo. Nếu nghiệp không thì quả báo cũng không. Nghiệp và quả báo không thì cũng không sinh tử, mà chúng sinh vì quả báo của nghiệp mà luân chuyển trong sinh tử. Nếu không sinh tử thì nhân sinh tử cũng không. Nếu không có nhân thì nhân diệt cũng không. Nếu không nhân diệt thì nẻo đến cũng không. Như vậy 4 đế cũng không. Nếu không có 4 đế, cũng không có Phật nói 4 đế. Nếu không có Phật cũng không có Tăng. Như vậy không có người, Tam Bảo Tứ đế cũng không. Như vậy các thuyết đều không hợp. Cho nên nói không có người thành các lỗi trên. Lỗi sau cũng sinh. Nếu có người có ngã thì không các lỗi nói trên. Như Phật nói kinh nên phải biết, cho nên thật có ngã.

Như các bộ trước có nói: Năm ấm là giới môn của người của ngã. Như vậy nay chúng ta nói: Nếu mạng người khác ngã là Tu-đala không làm rõ có ngã là ấm là ngã hay ngã là ấm. Nếu ấm là ngã thì ấm có thể nói, ngã không thể nói. Nếu ngã là ấm thì ngã có thể nói, ấm không thể nói. Cũng có thể cả hai có thể nói không phải 5 ấm. Ngã là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người khác 5 ấm, như gánh nặng và người gánh. Như vậy nay chúng ta nói: Dựa vào gánh nên nói có gánh. Nếu ngã khác ấm thì khi diệt khi khởi ngã cũng khởi cũng diệt. Như chặt một phần của thân, thì ngã cũng có một phần. Như vậy một phần thành nhiều phần mà nhiều phần là một. Tùy theo thân khi tồn tại thì mạng cũng theo đó mà tồn tại. Mạng còn thì thân cũng còn. Cho nên ấm tức là ngã, câu nói đó có thể loại bỏ là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người khác ấm, vì thủ và ái là hai của nó. Như vậy nay chúng ta nói: Nếu người chính kiến không nghi. Như người có ái trói buộc, luân chuyển sinh tử. Phật muốn hiển thị, Phật nói thủ và ái của con người là 2 cái làm ở lâu trong sinh tử. Khi đoạn dứt ái thì không luân chuyển nữa. Cho nên ngã không khác ấm là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người và ấm riêng rẽ vì thụ nghiệp quả. Như vậy nay chúng ta nói: Dựa vào hữu lậu mà sinh tử. Đời này đời sau thụ quả báo hữu lậu đó. Cho nên người và ấm không riêng rẽ.

Lại nữa như các bộ trước có nói: Người và ấm riêng rẽ vì là ta nói. Như vậy nay chúng ta nói: Dựa vào độ mà nói.

Phật nói: Ta thời quá khứ vô số kiếp A-tăng-kì từng làm Đỉnh Sinh vương. Cho nên người và ấm không riêng rẽ là như vậy.

Lại nữa, như các bộ trước có nói: Người và ấm riêng rẽ, vì không nhớ nơi chốn. Như vậy nay chúng ta nói: Không thể nói ấm và ngã là khác hay không khác. Cho nên Pháp tướng lấy thường vô thường làm đầu, là không thể nói. Ngã cũng không thể nói.

Nếu ngã khác ấm thì Phật nói: Ngã khác thân khác Phật không chấp nhận, kinh không rõ. Nếu ngã khác ấm thì cũng có thể ở trong ấm, cũng có thể biến khắp mọi nơi. Nếu ở trong ấm thì khi chặt thân, phá thân thì phải thấy ngã. Như có một giống muỗi ở trong quả Ưuđàm-bà-la. Bổ quả Ưu-đàm-bà-la ra có thể thấy giống muỗi ấy. Nếu ngã ở trong ấm thì cũng như vậy.

Nếu ngã khác thân thì khi lạnh nóng chạm xúc thân, ngã phải không cảm biết.

Lại nữa, nếu khi móc mắt, trái lại phải thấy vật. Như vậy khi các căn hoại diệt thì thanh hương vị xúc v.v… cũng phải được cảm biết.

Lại nữa nếu ngã khác thân thì từ thân này nhập vào thân kia rồi trở lại thân này, như người từ nhà này vào nhà kia rồi trở lại vào nhà này, ngã khác thì phải như vậy.

Lại nữa, ngã khác ấm thì ngã không nên thụ sinh nơi này nơi khác. Nếu thụ sinh nơi này nơi khác thì phải một niệm khắp xứ thụ sinh. Cho nên không nên thường ở trong thân, vì khó được giải thoát. Nếu đi khắp mọi nơi không nên tác nghiệp. Nếu không nghiệp qủa cũng không công nghiệp, cũng không trói mở, cũng không hành thiền mà được giải thoát, như thế là không nên. Cho nên lời nói người khác thân đáng loại trừ là như vậy.

(QUYỂN THƯỢNG HẾT)

Pages: 1 2 3