LUẬN TAM DI ĐỂ BỘ
Dịch giả khuyết danh
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN TRUNG

Như các bộ trước có nói: Người là thường vì không có gốc. Như vậy nay chúng ta nói: Nếu không có gốc thành thường thì sinh tử không có gốc cũng phải là thường. Câu nói này không phù hợp. Người không có gốc là không thể nói là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người là thường, vì nhớ đời quá khứ. Như vậy nay chúng ta nói: Nếu ngã nhất định khác ấm thì khi ấm hoại diệt, người không diệt. Nhớ việc đời quá khứ chỉ phải là người này, không phải có người khác, mà trong khi sinh tử luân chuyển không đoạn dứt, cho nên câu nói này không phù hợp là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người là thường, vì nói về xứ là như vậy. Nay chúng ta nói: Vì đoạn diệt dòng sông đau khổ, nên đến Niết-bàn hữu dư. Thân hãy còn trụ gọi là trụ nơi bờ kia. Bà-la-môn đến Niết-bàn vô dư. Đã đến được Niết-bàn vô dư là Phật đã nói. Cho nên không nói người là thường là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người là thường, đến cái vui bất động. Như vậy chúng ta nay nói: Khi được Niết-bàn vô dư, liền đến cái vui bất động. Nếu người là thường thì không sinh không tử như Niếtbàn. Thân không sinh không tử cũng không khác. Và trí tuệ ở tại mọi nơi cũng không khác. Ăn không ăn, khổ vui thường không khác. Cho nên không quên việc quá khứ. Thường cho nên không biến đổi, cũng không trói không mở. Cho nên người là thường, câu nói này cần loại bỏ là như vậy.

Như các bộ trước có nói: Người là vô thường, vì có gốc. Như vậy nay chúng ta nói: Vì hữu lậu khởi nên gọi là người. Vì lý do đó không thể nói ấm khác với người. Cho nên không thể nói người khởi. Vì là giả thuyết đáp ngay để giải thích cái trước. Cho nên Phật nói mới v.v…

Nếu người là vô thường thì chúng sinh luân chuyển tạo tác nghiệp thiện ác hoại, không tạo tác nghiệp thiện ác tự đến mà không có nhân trước. Cho nên tất cả chúng sinh đều phải là một loại không tạo nghiệp mà được giải thoát. Giải thoát tự thành không do nghiệp. Đã không do nghiệp mà tự thành công đức, không có sinh đời trước, cũng không thể nhớ. Cho nên người là vô thường, câu nói này phải loại bỏ.

Dùng giả thuyết này giải đáp cái trước. Đảo pháp cho nên rơi vào sinh, thành ra pháp sinh già bệnh chết. Cho nên người vô thường là như vậy.

Hỏi: Thế nào là nói có người?

Đáp: Phật nói có 3 loại người.

Hỏi: Sao gọi là 3 loại người?

Đáp: Đó là y thuyết nhân, độ thuyết nhân, và diệt thuyết nhân ( Thuyết cũng gọi là an, cũng gọi là chế, cũng gọi là giả danh ).

Hỏi: Sao gọi là y thuyết nhân?

Đáp: Như Phật có nói, Phật bảo Bạt-bà-da rằng: Đây là hành sở y thuyết, đây gọi là an. Đó gọi là y thuyết.

Như thí dụ về lửa. Như Phật bảo Xá-lợi-phất: Có người tên Tượng trắng trẻo khả ái do 4 đại tạo thành, đó gọi là ngã. Như vậy tất cả cũng như thí dụ về sữa. Như vậy dựa vào Tu-đa-la v.v… nói, đó gọi là y thuyết.

Như sắc được sắc người được sắc, người không thể nói. Sắc khác, sắc không thể nói. Khác được sắc, người y sắc được gọi là người y sắc. Nếu người nói sắc này là ngã, thì sắc đó là ngã kiến. Nếu người nói sắc là ngã thì do lỗi người 5 ấm trước có nói thành ra lỗi này.

Lại nói, nếu người nói người được sắc khác sắc thì gọi là kiến chấp khác ngã. Nếu người nói khác ngã thì do lối này người khác 5 ấm thành ra lỗi này.

Người được sắc là theo đó mà thôi, không phải chân thật. Nếu người nói sắc được sắc là người theo đó mà thôi thành ra tà kiến. Nếu tà kiến thì nói không có ngã. Bởi lỗi này trước đã nói thành ra lỗi này. Vì lý do đó, đây là 3 lỗi.

Cho nên thật khác tà kiến không theo thật khác không theo tà kiến. Dựa vào sắc người được sắc có thể nói, cho nên người được sắc cùng với sắc thật có thể nói. Cho nên khi ấy sắc khởi, thì khi ấy người được sắc cũng khởi. Khi ấy sắc diệt thì khi ấy người được sắc cũng diệt. Không phải là không thể nói. Như vậy 5 ấm, 12 môn, 5 đạo, A-tu-la đạo, trung ấm là người trong 7 đạo, nơi sinh Ca-la-la, A-phùđà-na, nhục đoàn chi, bé sơ sinh, đồng tử, thiếu niên, trung niên, già lão, thiện ác ký tâm, giới phạm giới, như vậy tất cả hợp không hợp, dựa theo các pháp trên có thể biết gọi là y thuyết nhân.

Hỏi: Sao gọi là độ thuyết nhân?

Đáp: Bởi có khi độ khác khi không phải thời Phật nói độ chúng sinh.

Thế nào là độ thuyết chúng sinh?

Là quá khứ thuyết, vị lai thuyết, hiện tại thuyết.

Sao gọi là quá khứ thuyết?

Như Kinh Thiên Sứ có nói tâu lên Diêm-la rằng người này chẳng biết cha mẹ anh em, chẳng biết công đức, chẳng biết thiện ác v.v… xin giáo hóa người đó.

Như Phật có nói: Ta đời quá khứ từng làm vua Đỉnh Sinh. Đó gọi là quá khứ thuyết.

Sao gọi là vị lai thuyết?

Như Phật có nói: Chuyển luân thánh vương khi ở trong thân trung hữu lúc mới nhập vào thai mẹ giống như vào trong cung điện. Như Phật bảo Di-lặc: A-dật-đa! Ông sau này thành Phật tên là Từ Thị. Đó gọi là vị lai thuyết.

Sao gọi là hiện tại thuyết?

Đáp: Như Phật nói người An-già có các thứ trang sức quý báu đeo tai và nơi cánh tay.

Như Phật có nói đại phú Trưởng giả có nhiều của cải như ý. Đó gọi là hiện tại thuyết.

Như vậy biết rằng Phật dựa vào các hành trong 3 đời mà chế ra 3 thuyết.

Dùng các hành độ thuyết này gọi là độ thuyết.

Sao gọi là diệt thuyết?

Đáp: Là y thuyết nhân, độ thuyết nhân, Phật nói diệt thuyết nhân. Như khi thân quá khứ hoại, gọi là diệt thuyết. Như Phật có nói: Tì-kheo hết các lậu, 5 ấm vô thường diệt. Đó gọi là diệt thuyết. Như Phật nói kệ rằng:

Người trí khó thể lường,

Được đến vui bất động.

Đó gọi là diệt thuyết. Xem y thuyết, độ thuyết, cho nên nói có người bỏ 5 ấm sinh về nơi thụ 5 ấm trung gian hữu. Xem diệt thuyết, Phật nói không sinh về nơi có thụ ấm trở lại, là như vậy.

Hỏi: Là xả 5 ấm diệt tận còn có chỗ dư?

Đáp: Nghi điều chi?

Nói: Thấy ý của tiên sư có mâu thuẫn nên sinh nghi. Có các bộ thấy 5 ấm một bên, từ hữu này sang hữu kia. Bởi vì sao? Vì thức sinh.

Phật nói: Người này thức được giới huân, định huân, nên thức sinh nơi thắng xứ. Phật lại nói kệ rằng:

Thiện ác hai thứ nghiệp,

Nghiệp đó người đời tạo.

Nghiệp đó là vật đó,

Tự bắt tự đi theo.

Thô ấm là ác nghiệp,

Tế ấm là thiện hành.

Thiện ác hai đều tạo

Bắt tùy theo nghiệp đi.

Người đó vãng sinh thụ căn nghĩa, cho nên gọi là độ. Người có thiên nhãn thấy được độ đó.

Như Phật bảo Tì-kheo: Ta thấy chúng sinh rơi vào sinh, tất cả là như vậy. Cho nên các bộ thấy 5 ấm một bên, từ hữu này đi qua hữu kia là như vậy.

Lại nữa, người các bộ nói người, như vậy từ hữu này qua hữu kia không phải là ấm. Bởi vì sao? Vì Phật có nói.

Phật nói kệ rằng:

Đời này vui hoan hỷ,

Đời khác cũng vui vậy.

Làm phúc hai nơi vui,

Tự thấy tịnh nghiệp đó.

Hộ căn sang nẻo thiện,

Không hộ đọa nẻo ác.

Phật lại nói: Chết này rơi vào sinh, là như vậy. Cho nên như người các bộ thấy như thế cho rằng từ hữu này sang hữu kia không phải ấm, là như vậy.

Lại các bộ nói không có người từ hữu này độ hữu kia. Bởi vì sao? Như Phật nói trời, người mới. Kiến chấp về người là như vậy.

Phật lại nói là hành này, hành sở y, là thụ này. Như lửa y vào củi mà thụ cái tên ấy, là như vậy.

Phật lại nói: Tất cả những người có đức sinh thế gian nhiều người thụ hưởng an lạc. Như vậy đời trước đã sinh không sinh trở lại. Cho nên không có người bỏ hữu này độ hữu kia. Cho nên sinh nghi.

Nói: Trước có hỏi là bỏ 5 ấm diệt tận còn có chỗ dư. Nay nếu bỏ 5 ấm, 5 ấm không dư sót, từ hữu này độ hữu kia. Như Phật nói kệ rằng:

Xả bỏ thân người này, Thụ thân trời đầy đủ.

Như Phật nói: Người là không, của cải tất cả bỏ, tùy chỗ mà đi đến đó. Như Phật nói: Khi sắp chết, bỏ thân ấy ra đi một mình. Khi còn sống ở đời nói đều là sở hữu của ta, khi sắp chết buông bỏ tất cả ra đi một mình. Giới định huân tâm, nhờ thiện nghiệp đó sinh lên cõi trên. Cho nên Phật nói thiện tâm mà thôi là sinh lên nơi thắng xứ. Cho nên xả bỏ 5 ấm diệt tận, sinh về nơi thắng xứ kia y nghiệp bất diệt. Phật nói kệ rằng:

Nghiệp đó là vật đó,

Tự bắt tự đi theo.

Là trung ấm căn cho nên vãng sinh nơi kia thụ căn nghĩa, hành trung ấm xứ. Thiên nhãn trông thấy được sắc trung ấm.

Như các bộ nói 5 ấm một bên, từ hữu đây qua hữu kia. Cho nên nói là bỏ đây.

Trước có nói như người từ hữu đây qua hữu kia là chỉ người mà thôi. Nếu vậy thì nên đến đạo thật khác không đi. Nếu thật khác, nếu thường, nếu bất thường thành tà kiến. Như trước có nói thật khác, thường bất thường thành tà kiến. Vì vậy người với ấm là thật hay khác không thể nói. Cho nên chỉ có người mà thôi, vãng sinh xứ là không thể nói.

Hỏi: Sao khi thân người diệt thì khởi 5 trung hữu?

Đáp: Khi người sắp diệt, khi trung hữu khởi, dựa vào 5 trung hữu có thể gọi là người 5 trung hữu. Theo quá khứ mà nói, có thể nói là người y độ thuyết. Vì vậy không y người. Cho nên không y nghĩa, không phải có thể nói là người. Như vậy thấy pháp niệm diệt, niệm diệt không diệt hành niệm niệm gọi là Phật nói. Cho nên bỏ 5 ấm thân đều hết, người từ hữu đây độ hữu kia. Cho nên nói có người bỏ 5 ấm sinh hữu xứ, thụ 5 ấm trung gian hữu là như vậy.

Hỏi: Là trước thụ 5 trung ấm xứ hay sau bỏ người 5 ấm?

Đáp: Không như vậy. Nếu như chỗ hỏi thì sinh thành ra có gián đoạn. Nếu sinh thành ra có gián đoạn thì Thánh nhân diệt phải lại thụ hữu, không thành diệt 4 thủ. Nếu ấm khác với người thì không đúng.

Hỏi: Là trước bỏ 5 ấm của con người, rồi thụ thân 5 trung ấm chăng?

Đáp: Không như vậy. Nếu như chỗ hỏi thì trong 1 niệm trong 1 con người phải thành 2 thứ hữu. Đó là điều không đúng.

Hỏi: Nay bỏ thân người, thụ thân 5 trung ấm là thụ một lúc hay không phải một lúc?

Đáp: Là một lúc.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Khi người sắp chết, khi một niệm tâm sau cùng hiện khởi, tâm trung ấm chưa khởi. Khi một niệm tâm sau cùng diệt, tâm trung ấm mới khởi. Khi tâm trung ấm khởi thành người có 5 trung hữu. Cho nên nói xả bỏ ấm của con người thụ trung hữu.

Bởi vì sao? Khi tâm trung ấm khởi thành, khi từ trong con người rơi vào trung gian hữu xứ thành, khi tâm trụ nơi đó thì gọi là đọa lạc sinh. Cho nên phải biết khi tương ưng, có người bỏ 5 ấm sinh hữu xứ, thụ 5 ấm trung gian hữu. Tất cả như vậy .

Hỏi: Ấm có nguồn gốc chăng mà từ ấm lần lượt sinh đến nay là có gốc hay không có gốc?

Đáp: Phật bảo Tì-kheo: Sinh tử không có gốc. Không thể biết nguồn gốc chúng sinh luân chuyển sinh tử. Vì không có thật nên không thể biết. Vì có thật nên không thể biết. Như Thập Nhị Môn nói: Có 13 môn thật không, cho nên không thể biết. Là không có trí không thể biết.

Bởi vì sao? Người cõi Vô sắc, người 2 cõi khác vì không có trí nên không biết. Như thế giới thành không thành bỏ thõng không thể đáp. Có thể nói ban đầu có nguồn gốc rồi lần lượt xoay vần cho nên chúng ta sinh nghi.

Hỏi: Nguồn gốc đời trước con người không thể biết là thật có hay thật không. Nếu có tri kiến có thể nói.

Đáp: Không thể biết là thật có. Bởi vì sao? Ví như thật có vật nhưng vì bị úp lại nên không thể biết. Cũng như một sợi vi trần quá nhỏ nên không thể biết.

Lại như đất đai rộng lớn nên không thể biết. Như quá gần sát mắt nên không thể biết.

Lại như bờ biển quá xa nên không thể biết.

Lại như mắt yếu nên không thể biết. Như đầu sợi tóc , như dùng một hạt cải ném vào trong đống hạt cải, màu sắc tương tự nên không thể biết.

Lại như trong nước sông Hằng ném một nắm muối, vì nước nhiều nên không thể làm mặn được.

Cũng như báu vật ở trong vách ngăn che nên không thể thấy.

Cũng như quỷ thần ẩn hình nên không thể thấy. Như người vô tri không biết gì ngoài mạng sống nên không thể biết.

Như báu vật ở trong vách ngăn che v.v… thật có không thể biết. Cũng vậy nguồn gốc con người thật có không thể biết, là như vậy.

Gạn hỏi: Từ nguồn gốc này, nếu như hạt bụi và đầu sợi lông thật có không thể biết thì người khác thấy. Như thiên nhãn thấy đầu sợi lông?

Như đất đại rộng lớn vô biên chỉ người thiên nhãn trông thấy.

Lại như mí mắt không tự thấy nhưng người gần đó thấy.

Như bờ biển không thể vượt qua biết, nhưng người đến thì thấy. Như đầu sợi tóc người mắt sáng thấy được.

Dùng một hạt cải ném vào trong đống hạt cải người mắt sáng thấy được.

Nước sông Hằng dùng một nắm muối ném vào, chỉ có cá ở quanh gần đó biết.

Của báu bị ngăn che, người có thiên nhãn trông thấy.

Quỷ thần ẩn hình chỉ đồng loại thấy. Người có phép thuật thấy các mạng không thể biết, người tha tâm thông thì thấy.

Tất cả các hữu nói trên là không thể thấy không thể biết. Nhưng tất cả là có thể thấy có thể biết. Nguồn gốc không ai biết, cho nên ngăn che báu vật v.v… là thật có. Không thể biết không phải là nhân.

Lại nói thật có, không thể biết. Bởi vì sao? Vì không thể đo lường. Như núi Tuyết là thật có nhưng không thể đo lường. Bởi vì sao? Vì không ai có khả năng đo lường.

Gạn hỏi: Nếu đại khái có thể biết thì đó không phải là biết. Chỉ biết đại khái không phải đo lường biết thật sự. Mà như thế thành vô minh.

Lại hỏi: Vì không thật, nên đo lường không thể biết?

Đáp: Không thật nên không thể biết. Bởi vì sao? Như trong kinh có nói. Phật nói: Vật không thật không có tiếng tăm tin tức. Như Phật bào Tì-kheo: Giống như ngọn đèn dầu tắt, không thấy có tro than. Cũng như vậy, núi Tu-di, biển cả, đại địa đến khi kiếp tận, khi kiếp hỏa nổi lên đốt cháy sạch bụi đất tro than nên không thể biết là như vậy.

Phật nói không thể biết nguồn gốc cũng như vậy. Như ngọn đèn dầu tắt, tro than bụi đất không thật có nên không thể biết. Nguồn gốc không thể biết cũng như vậy.

Hỏi: Như thật vật có nơi, mà Phật nói không thể biết tiếng tăm tung tích?

Đáp: Như trong luật có nói: Nếu người dùng đồ đựng rượu dựng thức ăn dâng cúng Tì-kheo, Tì-kheo không biết mà ăn thì không tội là như vậy. Cho nên đây không phải là nhân.

Lại nói không thật không thể biết. Nếu nguồn gốc là thật có thì Phật thật trí phải từ đó khởi, không nên nói là không thể biết. Vì Phật nói không thể biết cho nên nguồn gốc là không thật có.

Đáp: Ở đây nghĩa không phải như vậy. Phật thật trí không từ nơi đó khởi. Như người đời hỏi thường, vô thường v.v… Phật không đáp. Cho nên không có nhân.

Lại nói, không phải vậy cho nên nguồn gốc là không thể biết, Phật nói không thể biết. Nếu Phật nói thẳng là không nguồn gốc thì thành đoạn kiến. Nếu Phật nói có nguồn gốc thì lại thành thường kiến. Hai thứ này đều không đúng nên không nên nói. Phật nói không thể biết là như vậy.

Hỏi: Nếu sinh tử có gốc thành thường kiến, nếu không có gốc thành đoạn kiến.

Thánh nhân gốc sinh tử đã hết mà gốc khác lại khởi. Phải biết mà không phải vậy. Gốc khác lại khởi, tức là thành đoạn kiến. Nguồn gốc sinh tử không thật có không thể biết.

Bởi vì sao? Vì sinh tử lưu chuyển vô cùng. Phật bảo các Tìkheo: Hữu dựa vào gốc ái không thể biết. Từ đó khởi ái mất tại quá khứ. Từ đó khởi ái sẽ khởi vị lai. Tất cả như vậy cho nên không có gốc ái. Cho nên sinh tử là không thật. Gốc không thể biết.

Lại nữa, sinh tử thường khởi nên nếu không có sinh tử cũng không có Niết-bàn. Như Phật bảo A-nan: Khi 5 ấm hữu lậu diệt hết, gọi là diệt, là Niết-bàn.

Phật lại bảo A-nan: Niết-bàn tuy diệt hết không phải không có gốc. Vì vậy sinh tử diệt có gốc. Cho nên gốc sinh tử không thật có, gốc không thể biết là như vậy.

Lại nữa nhân lần lữa hợp lại, cho nên tất cả mọi người không lấy ngã làm gốc của nhân. Nếu lấy ngã làm gốc của nhân thì sinh tử không tận cùng. Cho nên không có gốc là như vậy.

Lại nữa nhớ biết quá khứ vô số thế giới. Như Phật có nói: Thời quá khứ nếu muốn biết pháp, thức tùy khởi biết. Vì vậy thức vô số nên cảnh giới cũng vô số, phải biết cũng vô số. Cho nên sinh tử không có gốc là như vậy.

Lại nữa, sinh tử không có gốc. Nếu sinh tử có gốc thì gốc sinh quá khứ cũng phải có. Cho nên không thật có quá khứ. Gốc sinh không thể biết là như vậy.

Lại nữa hữu ái lần lữa xoay vần, nên Phật nói gốc sinh của quá khứ không thể biết. Nếu gốc của sinh tử là không thì cũng không có cái tên đó. Nếu không, thì pháp không nên có tên là như vậy.

Đáp: Không pháp không có tên. Không có tên, gọi là không thật. Tuy không có tên, nhưng vì không tên tức là tên của nó. Cho nên có tên là không thật. Như nói nguồn gốc quá khứ gọi là thật nên nguồn gốc phải là thật. Nói thế không đúng, không phải vậy. Như nói không có pháp, có tên. Có thật, là có pháp có tên, thì cũng phải không có tên là không thật.

Bởi vì sao? Vì không có tên. Nếu vậy, không pháp không thật, thì tên đó cũng không thật. Thật có pháp thì tên đó cũng thật có. Cho nên cái tên không pháp cũng không thật. Vì lẽ đó nguồn gốc sinh không thật, là só chứng nghiệm.

Vặn hỏi: Nếu vậy thật không thật thành ra không nhất định? Không thật thành thật, thật thành không thật, là điều không đúng?

Lại nữa, có pháp ngăn chận lời nói. Không có cái bắt đầu có pháp không pháp. Rõ ràng thật không thật có thể thấy. Cho nên không có sự ngăn chận lời nói. Có thì gọi là thật. Như đánh vào vật phát ra tiếng. Tiếng phát ra này không có gốc nên như vậy. Nguồn gốc của sinh có thể nói như cái sừng con thỏ. Cho nên sinh tử là nguồn gốc.

Vặn hỏi: Nếu sinh tử không có gốc thì nó cũng không có ngọn. Như vậy không gốc không ngọn không khác với Niết-bàn, thế là không đúng?

Đáp: Thật sự là không có gốc. Vì 5 ấm lần lữa sinh ra nhau. Cho nên vô thường, nhân lần lữa xoay vần, quả cũng lần lữa xoay vần.

Hỏi: Nếu sinh tử là không có gốc thì giữa và cuối cũng không. Giữa và cuối không, thì sinh tử cũng không. Như rừng cây mà không gốc không ngọn giữa thân cũng không thì không có rừng cây. Như vậy là không có sinh tử?

Đáp: Không phải vậy. Bởi vì sao? Như một khối tròn không có gốc không có đoạn giữa không có ngọn. Sinh tử cũng như vật tròn vậy.

Vặn hỏi: Nếu vật tròn không gốc không giữa không ngọn mà có thì không có cái thứ hai chưa thể hoại. Sinh tử cũng vậy.

Đáp: Sợ sinh tử như vậy không diệt, như chấp không có gốc nên tất cả pháp không. Đây là chấp các sinh nhân từ trước lần lữa xoay vần nên không có gốc. Nhân hoại nên sinh tử hết. Sinh tử hoại thì nhân cũng hết. Như vậy nhớ quá khứ trước vô số thế giới, cho nên Phật nói không có nguồn gốc. Nếu sinh tử không có nguồn gốc, lần lữa xoay vần không có gốc nên thành thường kiến. Y vào ấm y vào độ Phật nói có chúng sinh là như vậy.

Nói ấm lần lữa xoay vần không có gốc thì chúng sinh lần lữa xoay vần cũng không có gốc. Chúng sinh không nên lần lữa xoay vần vì sao? Vì Phật đã nói sinh tử không có gốc.

Hỏi: Nếu sinh tử không có gốc thì vì sao Phật nói không thể biết? Sao không nói thẳng là không có?

Đáp: Nếu Phật nói thẳng là không có thì không nên khởi 3 thứ tà kiến.

Ba thứ tà kiến là:

  1. Trước thân ta đây từng có sinh chăng?
  2. Ta sau này sẽ lại sinh chăng?
  3. Ta nay là sinh chăng? Phải sinh nghi như vậy. Vì vậy Phật nói không thể biết. Cho nên Phật nói phải biết như vậy.

Phật thuyết pháp có 2 thứ: một là vì pháp, hai là vì chúng sinh.

Thế nào là vì pháp? Như Phật có nói: Nguồn gốc sinh không thể biết. Hữu ái gốc không thể biết. Vì pháp nên có thể nói không có nguồn gốc sinh tử.

Thế nào là vì chúng sinh? Vô minh che khuất, chúng sinh luân chuyển sinh tử, vì chúng sinh nên nói pháp chúng sinh luân chuyển sinh tử. Cho nên Phật vì nói pháp. Như vậy khi pháp đến, tâm y vào độ, khi ấy Phật nói là chúng sinh.

Hỏi: Vì sao Phật nói có pháp nguồn gốc sinh không thể biết?

Đáp: Phật không phải vì chúng sinh nói không có nguồn gốc.

Vặn hỏi: Như vậy khi pháp y độ, khi Phật nói là chúng sinh, bấy giờ có thể nói pháp là vô thường, không nên nói chúng sinh là thường vô thường. Như vậy nguồn gốc của sinh có thể nói là không thể nói.

Có thể biết sinh tử không có gốc là chứng nghiệm.

(QUYỂN TRUNG HẾT)

Pages: 1 2 3