QUÁN SỞ DUYÊN LUẬN THÍCH
Bồ-tát Hộ Pháp tạo luận
Tam tạng pháp sư Nghĩa Tịnh dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
Nếu nói hay khiến độc người trí,
Là khiến tuệ kia cực sáng suốt.
Và để tiêu trừ nơi tội ác.
Cúi đầu kính lễ rồi quán nghĩa.
Luận nói: Các chấp nhận nhãn thức v.v… đối với việc bỏ và việc thâu nhận, hoặc bỏ hoặc lấy, là quán sát quả. Cho nên bỏ sự thể và điên đảo nhân, là sở hiển thị.
Những điều nói trong đây là bao gồm các chấp nhận khác. Y vào sắc căn, thức của 5 thứ do các chấp nhận khác đối với kia, cứ một mực chấp là duyên thật sự. Ý thức không phải vậy, vì không phải hoàn toàn một chiều chấp nhận thế tục có duyên xe v.v… Dầu chấp nhận ý thức duyên cảnh thật sự có phần phiến diện, cũng có thể đem tướng tương tự của thức tách rời không có cảnh kia. Đối với nhãn thức v.v… cảnh không tách rời nhau, được thành tựu rồi mới là thành lập. Cho nên ở đây không đến nỗi ân cần. Lại nữa trong tập quán tu quả, trí rõ sắc thật chẳng phải cảnh sở hành của Đát-ca và như chỗ thấy mà an lập. Nay đây chỉ quán văn tư sinh được cảnh của trí. Như đây cảnh sở duyên của ý thức hoàn toàn thành phi hữu. Đây nơi tự tụ vì không thể duyên, trở lại duyên quá khứ vị lai. Vì chẳng phải thật sự cho nên giống như vô vi, vì những câu này gồm 5 thức thân.
Nếu vậy căn thức dẫn sinh có ý thức là thế nào?
Chẳng phải đây cùng với căn thức kia đồng thời. Hoặc không gián đoạn, đều diệt, vì sắc v.v… là sở duyên hoặc duyên hiện tại. Đây chẳng phải căn thức từng đã lãnh thụ. Cho nên đây là ý thức, tự có thể tính của ngoại cảnh. Đây thành không điếc đui, lại trái với tỷ lượng biết có căn riêng. Đây ngăn chận sự tăng sắc là vì sở dục. Nhưng nơi ý thức lại còn tồn tại nhãn v.v… các thức lấy sắc v.v…làm duyên nên mới có, cho nên không biểu hiện vì chỉ là không làm tính. Bản ý tự chấp nhận là không. Đây nơi sở duyên đem làm hiện lượng, vì là tính sở thủ lún sâu trong đường tà. Vì thế chính ý ngăn tính sở duyên, nhân đó mới ngăn tính sở y đây mà chấp nhận căn đồng thời, sắc công năng. Nói ngoại cảnh, là kia chấp tách rời đây mà có cảnh riêng biệt. Đây hiển thị sự điên đảo đó, cho thấy kia chấp có việc khác có thể thủ cho nên nói cảnh.
Phải nói thế nào, hoặc duyên tổng tụ hay do chẳng phải tổng tụ là sự thật đúng lý?
Thật như đến chất vấn đạo lý kia trước sau tự mâu thuẫn, tôi nào có lỗi? Duyên sự thật kia và duyên tổng tụ là đã chấp nhận, nên lại muốn nói lỗi khác, vì vậy mà bỏ qua lỗi này. Hoặc chấp nhận cực vi. Tuy cực vi chỉ cùng tụ tập mà thấy sinh diệt, nhưng thật thể nhất nhất đều duyên không duyên tổng tụ. Giống như sắc v.v… dẫu cho tự các căn đều hiện tiền, cảnh không lộn xộn công năng các căn kia đều quyết định, mà trong sự thật cắt đứt hữu năng, mỗi mỗi cực vi thành cảnh sở duyên. Vì nhân tính kia, vì nhân tính của nhãn thức kia v.v… là phần nghĩa của sinh khởi thân chi. Nhưng có thuyết nói rằng cảnh sở duyên kia là sinh nhân của thức nơi các duyên. Cho nên lại là tổng tụ nơi đó. Các nhà luận giả kia chấp cho rằng các cực vi tụ họp, do tướng sở duyên đó mà sinh thức. Do nơi tổng tụ mà sinh trí đó, cho nên biết chắc nó là sở duyên. Như có thuyết nói rằng nếu thức có tướng đó thì đó là cảnh của đây. Hai luận giả này đều nói tướng đó hợp với lý này. Nếu không nói nhân, nhân này không có dụ. Giống như nhân v.v…, tổng tướng cực vi của tính thành nhân v.v.. là tính sở duyên thành lập ra. Lại nữa nếu tự chấp nhận không ở nơi ngoại duyên của thức thì sự thật đó phải có lỗi hữu pháp tự mâu thuẫn.
Nhưng ngài Pháp Xứng thì không chấp nhận, còn đối với các vị khác thì đều chấp nhận tức dùng làm dụ. Nếu chỉ như chỗ nói, thì nên thuộc vào chỗ lập nghĩa. Tiền lượng ý nói 2 nhân của luận bản chỉ nói về nhân. Vì vậy mà không phải là nhân để không cùng thành dụ, vì đây phải phát xuất nhân tương ưng kia. Vì sao như thế?
Tiếp lại hiển thị cái lý của chỗ lập luận của mình là không sai lầm. Nói những người khác cùng chấp nhận là ở thanh thứ 5. Giả sử chấp nhận là nhân, cũng như cùng chấp nhận các sự phi hữu, vì tính phi hữu chẳng phải nhân cực vi, mà dẫu chấp nhận cái thể của các cực vi là nhân tính ấy. Chỉ nói không không hợp là tính sở duyên, do chẳng phải tướng kia vì là tướng cực vi. Đây nói căn thức cực trần chẳng phải cảnh. Như căn, là nói cũng như nơi căn dẫu thật là thức, nhân cùa thân y vì không có tướng của căn nên chẳng phải cảnh của nó, cực vi cũng vậy.
Những gì không có tướng đó, chúng chẳng phải cảnh đây thì gọi là gì?
Vì đây nói cảnh là đều nói tự tính, là hiểu tự tướng cộng tướng như thế nào? Đây gọi là hiểu sao? Như tướng kia sinh nên đây nói ý, là đồng tướng mạo kia mà thức sinh khởi vì theo thể kia. Đây tức là nói hiểu cảnh kia, mà thật ra lìa thức thì không có hiểu gì khác. Có thể cùng với thức kia làm tính của nhân ư? Nhưng chỉ có tướng trạng của tiền cảnh ở trong tự mình, cũng như an lập ảnh tượng trong gương, cùng chấp nhận gọi đây là hiểu cảnh. Nhưng chẳng phải cực vi mỗi một thức tự thể tùy theo tướng trạng kia, bởi cực vi này mà làm thể của cảnh. Dẫu có tính của nhân do không phải nghĩa của nhân. Sở duyên như căn, tuy là tính của nhân mà không làm sở duyên. Nếu do tính của nhân chấp nhận làm sở duyên thì căn cũng giống như đây, và phải thành kia. Đây nói thuyết trước tướng kia hợp lý, cho nên nhân không thành lỗi. Nhưng ý rõ chẳng phải chỉ là tính của nhân, tức là tướng sở duyên của căn kia. Nếu nói nhân là năng lập, thì tính của nhân kia cố nhiên là tính sở duyên sao? Đối với căn cũng thành lỗi bất định.
Nếu như vậy, do không phải tướng kia thì nghĩa thế nào?
Để nói rõ sự thành lập tông của mình, vì không phải chỉ nói lỗi của tông khác nên nghĩa đã thành. Câu nói này là làm rõ chẳng phải có thể sinh tướng tự thức, cho nên cảnh chẳng phải cực vi, giống như nhãn v.v… Nếu nói kia là tính của nhân tức là đem chỗ luận chủ trước lập tông khác nói tông khác cùng chấp nhận. Ý khi ấy là ngăn chận tông khác mà hiển thị tông mình thành nghĩa năng phá nên nói như vậy.
Tông chấp nhận định kia bất định tha tông sợ không chấp nhận, hướng giả với tha xuất bất định thành, tức là năng phá sao mượn tông mình lại do tỷ lượng?
Phàm nói bất định là chưa chắc quyết định, bất thành sợ đến nỗi nghi hoặc. Cho nên lại phải lập lượng. Hoặc có thể do đây chẳng phải tướng kia, là nơi các cực vi chẳng phải tính định liễu. Như tướng thức sinh đó là quyết liễu. Kia đã chẳng phải nên biết rõ quyết liễu đây cũng không lý do nên có thể nói chẳng phải tính quyết liễu. Chỉ xuất từ nhân này không phải là sở duyên, như căn cực vi, ngoài ra lại làm các thức sai biệt hiển thị sự thành lập đó. Nhãn thức không thể liễu biệt sắc cực vi vì không có tướng kia, như các căn thức khác, như vậy các thức khác, ngược lại đây nên nói như nói căn thật là trái ( có lẽ chữ quai nghĩa là trái, trong văn viết chữ thừa thì không rõ nghĩa – người dịch chú ). Thí dụ kia phải chuẩn theo nghĩa mà đề xuất.
Lại nữa dẫu nói là tính của nhân cũng vô dụng. Kia tuy là cái dụng của nhân, chẳng phải tính sở duyên, đây cũng như vậy thật là hữu dụng. Nhưng chẳng phải âm thanh v.v…có cực vi. Có thể là nhân sinh thức của các căn khác. Có thuyết nói nơi tự thể của thức không có tụ hiện. Đó là tính tướng của kia vì đây là phi hữu nên lý thì nói kia không có tụ hiện. Như vậy hãy nói Bát-la-ma-nộ không phải là sở duyên, vì năng lập của kia không tương ưng cũng chẳng phải cảnh tính lượng khéo thành. Nếu vậy tổng tụ là cảnh. Nhưng do nói các hữu có thể lập, nếu Vọng-mô-a tông đều có tính bất thành. Lý thật như thế nhưng mà tổng tụ thật có tướng kia, có thể là tính không nhân của sở duyên. Cho nên thức tướng kia không thể sinh thức tướng của tổng tụ đó.
Tổng tụ không sinh, kia đã không sinh thì thức này như thế nào?
Khiến đây duyên tướng sở duyên của kia, vì không tương ưng nên chẳng phải nghĩa sở duyên. Do đây trước nói lý tương ưng kia, đây là bất thành.
Nếu vậy sao gọi là tướng của sở duyên?
Phàm là cảnh thì lý phải sinh tự tướng thức tương tự. Thức theo cảnh, kia là năng sinh, kia là sở duyên. Có thuyết nói phàm là cảnh thì lý ắt phải là tâm và nhân của tâm sinh khởi. Đây đã sinh rồi, tùy cảnh lãnh thụ mà nói. Lúc ấy gọi đây là cảnh sở duyên. Nếu nghĩa đủ 2 thứ tướng đây thì đây gọi là sở duyên mới hợp, là cảnh sở duyên của tính năng sinh. Dẫn A-cấp-ma, đây tức là nói tính của sinh duyên. Do đó sinh nhân thức kia sinh duyên, cùng chấp nhận là cảnh sở duyên của kia. Tự thể tướng hiện trong đây vô ích cho nên không nói. Năng phi tổng tụ là năng sinh chẳng phải thật sự vì bởi tổng tụ kia chẳng phải thật sự. Đây nơi có tụ không thể nói 2 tính là một là khác. Lại nữa không có sự không thật có thể sinh khởi công năng của quả dụng. Giống như 2 mặt trăng, như mặt trăng thứ 2 không thể sinh tướng mặt trăng thứ 2 của thức.
Nếu vậy nhân đâu có tướng này hiện?
Là do căn tổn hại. Nếu khi nhãn căn do bị bệnh màng che tổn hại cái đức sáng thì từ chỗ căn tổn hại thấy sinh 2 mặt trăng, chẳng phải cảnh thật. Do đó dẫu có tướng 2 mặt trăng nhưng chẳng phải cảnh đây. Như mặt trăng thứ 2 dẫu khiến thức này có tướng trạng kia, do không sinh nên không gọi là cảnh đây. Đó là do chẳng phải thật sự có tính v.v… Tổng tụ không phải sinh nhân của thức, vì nó chẳng phải thật tính nên như mặt trăng thứ 2. Do đây mới lập phi nhân tính cho nên không phải sở duyên, trở lại như 2 mặt trăng. Lại nữa đem cái thí dụ mặt trăng thứ 2 này nơi nhân tướng kia phải biết nói lỗi bất định kia. Lại do thức nghĩa lý thành tựu nên lỗi là mâu thuẫn.
Lại nữa duyên nhãn thức không duyên màu xanh v.v…tụ tập cực vi là do thể kia chẳng phải sinh tính cho nên như các căn thức khác dụ này cùng chấp nhận cho nên không nói riêng. Dụ mặt trăng thứ 2 chẳng phải thật sự cho nên phải biết đây là ở trong phi nhân tính mà thành lập. Như có nói dẫu có tính tướng nhưng chẳng phải cảnh kia, đây nói lại là chẳng phải nghĩa của nhân kia.
Nếu nói không có mặt trăng thứ 2 thì làm sao hiện thấy có 2 tướng sinh?
Nghĩa là từ sai biệt của công năng bên trong, tuần tự thức tương tự chuyển sinh. Giống như khi chiêm bao thấy có cảnh khởi, do đó khiến hiểu như vọng, nơi mặt trăng ấy lại thấy những cái khác. Có các thuyết khác nói rằng khi nơi nhãn thức hiện cả 2, thì 2 cái này khó ấn định cái nào trước cái nào sau cho nên hậu ý thức của 2 thứ tướng mạo này đem cho làm đồng thời, rồi ta thấy mặt trăng thứ 2 của mặt trăng.
Hoặc lại nói nơi cùng chấp nhận có nhiều thác loạn do căn tổn.
Nếu không chấp nhận là ngoại cảnh mà các thấy như đây chỉ là vọng chấp do chẳng phải nhãn thức duyên không gián đoạn dẫn sinh ý thức, có thể trong một lúc duyên cả 2 tướng mà có kiến giải 2 mặt trăng như đây ư? Lại như nơi âm thanh v.v… duyên thức của kia không biết thứ tự của nó phải có cái thấy biết là 2 âm thanh đồng thời khởi ư?
Người có con mắt tốt tuần tự của ý thức phần nhiều còn khó hiểu, huống chi y nơi thức của sắc căn đo lường sự sai biệt liền thành phần nhiều có 2 tướng thấy một Chiên-đạt-la. Nếu khi lìa thức chấp nhận thật có, thì đây cần chi vọng tăng thêm 2 mặt trăng mà nói có nhiều thác loạn tách rời ngoài thức chấp có 2 thứ cực vi tổng tụ. Đây là vì thiếu một phần của nghĩa đó. Lại như nói vì cái sức đạo lýa của năng lập năng bài xích nên lấy đó làm cảnh thành không tương ưng vì thiếu một phần. Tướng tự thể hiện và tính năng sinh, đủ 2 phần này mới là sở duyên. Ở nơi cực vi thì khuyết chi ban đầu, nơi đệ nhị biên thì mất thứ 2.
Nếu như vậy như trước đã luận 2 thứ sai lầm gồm thâu cả 2. Để khiến không sai, có thuyết nói về tập tướng, là ở nơi các cực vi đều có tập tướng. Tức là đây tập họp các trần mà có tướng hiện, tùy có nhiều hay ít cực vi đây đều là thật hữu nơi cực vi, có tổng tụ tướng sinh tự thức tướng, vì tính thật hữu nên là sở duyên. Đây là 2 chi đều là hữu, nên đây tức ở trước đã có thành lập, cầu tiến không do đâu, là tụ tập tướng tức là cực vi hay không phải vậy?
Do nghĩa các cảnh có nhiều tướng, tức các cực vi đây chấp nhận có tướng trạng của cực vi, cũng có tập tướng, làm sao khiến 2 tướng cùng ở trong một việc được? Thế là đúng lý sao? Có nhiều tướng. Phàm vật do hữu sắc tập hợp đều lấy địa v.v… 4 đại làm tính. Tự tính của chúng đều có công năng. Các tướng xanh vàng v.v… tùy việc tùy căn mà được liễu biệt. Tức đây ở nơi có nhiều tướng, tướng cực vi có tổng tập tướng. Tức đem tướng này làm nhãn thức v.v… sở hành cảnh nên là tính hiện lượng.
Nếu như vậy thì ở nơi các cực vi, thức có tụ tướng, sao không nói trần có tụ tướng, sao không nói thức có tụ tướng ư?
Sở dĩ lại nói ở nơi cực vi có tổng tụ tướng là lấy câu nói này làm phương tiện, cũng hiển thị thức có tổng tướng của cực vi.
Nếu vậy mỗi một cực vi có tướng này thì vì sao lại nói tổng tập tướng?
Sắc tụ có nhiều, cực vi phân biệt đó là chỗ chấp nhận của luận này. Vì đây tức là tính tổng tụ của nó, cho nên không thật hữu như trước đã trình bày không cần phải nói lại. Có ý thú khác đều khiến là thật sự mỗi thể riêng biệt khác nhau nhưng tướng trạng này chỉ ở nơi tụ tập lại phải nương nhờ nhau nên có thể hiểu rõ, nói tướng quán tập không có gì khác. Lại nữa dẫu khiến cực vi của các hữu hợp tụ làm tính, nhưng mà một việc có chỗ hơn kém tùy việc mà quán sát. Vả lại như sắc xanh là địa giới, nói như vậy thật là đúng lý. Dầu chấp nhận như vậy như vật màu rất đỏ khi mới sinh khởi phần nhiều việc đều mạnh nên không dung nạp. Dựa vào có chỗ dung nạp mà trù tính như thế.
Nếu vậy làm sao nói các cực vi chẳng phải căn thấy. Lại nữa làm sao chỉ có như biết năng kiến cực vi là do tướng trần chẳng phải là nghĩa của thức chẳng phải dựa vào cảnh giới của căn thức. Cho nên nói chẳng phải căn chẳng phải nghĩa của căn. Độc nhất là như biết chỗ quán sát. Lại như lý gì hiện thấy cực vi mà hình tướng của trần không thấy?
Như tính cứng v.v…như cứng, nhuận v.v…đối với màu xanh kia v.v… cho dẫu có việc đó chẳng phải là cảnh giới của nhãn thức v.v… vì công năng của căn đều quyết định, trần cũng như vậy không mâu thuẫn, cùng chấp nhận lẽ nào chẳng phải hiển thị cực vi?
Không có tính cứng vì do biệt thể. Đây đối với tông pháp chấp nhận cộng 10 xứ chỉ là đại chủng đây nói không quá. Nhưng đây đã trình bày rồi. Cái biết của ông về cái bình cái chậu là nếu ông chứng như vậy thì với cái bình và cái chậu thành ra cái biết của căn. Tương tự như vậy mà quán đối với tự cảnh kia thức không sai, cho nên lại do căn mà biết. Vì tùy cảnh hiện hữu mà tướng sinh.
Cảnh của thức không khác làm sao biết được?
Do chẳng phải ở nơi cái bình cái chậu các cực vi có khác biệt, mà đây nói các cực vi lấy tổng tụ tướng làm cảnh, chắc chắn chẳng phải khi liễu biệt tự thể đối với cái bình kia v.v… nơi cái thể của nhiều thứ tụ có một phần thật sự của kia ngoài tướng mạo không có một cái thể tích tụ riêng biệt có thể có được. Cho nên duyên căn thức kia trở thành tướng trạng không có sai khác. Do phương này thành nơi tự thể của trần. Đó là tính sở duyên. Lại nữa chẳng phải nơi không có tướng riêng biệt kia xét lại về hiểu tính khác của duyên, như duyên màu xanh v.v… nếu tướng khác, nói khác, tướng nghĩa là sự phân bố hình trạng có khác ở nơi cái bình cái chậu thì cổ bụng đáy v.v… có hình trạng khác, do cảnh có khác nên cái hiểu mới khác, thật là hợp lý. Không có việc như vậy, chẳng phải nơi căn thức quán cảnh mà cực vi có khác, nhưng tổng tụ đây là Tam-ma-bát-để, mà tổng tụ này chẳng phải cảnh của căn thức. Đây đã phá tất cả, lại phi phi cảnh có khác mà khiến thức tướng có khác có thể là hợp lý.
Lại biết như thế nào?
Trạng thái riêng biệt của nơi các cực vi, chẳng phải có hình tướng của cực vi vì không có dị biệt. Phàm các sự vật có chi phần ắt phải có trạng thái riêng biệt chuyển theo phương xứ. Nhưng thể của các cực vi không có phương phần. Đến chỗ chỗ cùng cực thì chưa bao giờ có hình thù riêng biệt. Ở nơi cái bình cái chậu dẫu khiến có sự riêng biệt nhưng tính của cực vi không bao giờ có khác. Đây là một thể không tăng giảm nên biết chắc nơi tổng tụ chẳng phải có vâth thật. Phàm có sự phân bố hình trạng phương xứ đều không phải cảnh sở hành của căn thức. Từ trước đến đây như thế, nhiều người cật vấn là ý muốn hiển thị nó có tướng riêng biệt. Cái biết về cái bình cái chậu v.v… là chẳng phải lấy việc khác làm cảnh sở duyên. Giống như tính Tô-khư-độc-khư vậy. Nhưng mà cực vi là không có cảnh riêng biệt, tức rõ ràng là nó chẳng phải tính của cảnh kia. Nếu tướng khác mới nói khác thì lời nói đây là ý hiển. Trước đây nói chẳng phải lấy việc không riêng biệt mà làm cảnh thì lập luận đó đã thành. Ý kia nói cực vi là cảnh, kỳ thật không khác, nhưng vì hình tướng khác nên khác. Cực vi không khác tôi cũng cùng chấp nhận, lập luận đã thành. Bởi lượng của các cực vi không khác nên đây hiển thị việc khác đó là cảnh khác. Câu trả lời chẳng phải đã thành. Hoặc có thể đây nói thức của các căn. Nơi cái bình cái chậu v.v… không có tính tướng trạng của cực vi cho nên chẳng phải là sở duyên. Giống như các thức khác. Nói các thức khác là ý hoặc các căn thức khác. Chỉ khi duyên màu xanh thì không có tướng màu vàng cho nên ở nơi các cực vi tuy thể nhiều không sai biệt mà vì tướng sai biệt của các căn thức nên đây mới cùng thành, chẳng phải tính tướng trạng của trần, tụng nói sai biệt nơi cực vi hỏi đáp giống như trước. Nếu nơi tổng tụ chấp nhận có phú tướng rồi, cái lý hình thức chẳng phải thật cảnh mới có thể thành. Nếu đây là thắng lý thì nên thành lập. Nếu nói lìa cực vi như vậy lìa tất cả thì cái biết kia trở thành không. Giồng như quân lính v.v… Đây nói cái bình v.v… là chẳng phải thật nghĩa do chẳng phải việc thật. Đây hiển thị các tông khác chẳng phải không thật đều chẳng phải bỏ việc mâu thuẫn kia. Như đối với âm thanh v.v…, cái biết màu xanh chẳng phải hữu, đây là hình tướng khác biệt là có phú tướng. Bởi cái bình kia v.v… là tính của cảnh. Tuy dẫn đạo lý nhiều dị kiến mà cảnh không thể hiển thị được cái thể thật sự của cực vi có sai biệt đó. Căn cứ cái thể của nội cảnh, nghĩa là việc lập sở duyên của tông mình, nếu đã bác bỏ hết không có cảnh sở duyên thì thành sai với thế tục, tự chấp nhận lỗi của tông, vì trong kinh có nói tính của 4 thứ duyên. Trong đó nội thanh là hiển thị không lìa nơi thức mà có sở duyên. Nói thể của cảnh, là sở thủ phần, là nghĩa thức biến thành tướng của cảnh, nhưng riêng biệt tồn tại ngoài thức. Đem dùng làm cảnh là lỗi trái với thế tục như trước hãy còn, do các thế tục đều cùng chấp nhận cảnh tồn tại bên ngoài, phải nói như ngoài. Đây không lìa thức mà sở thủ phần của nó mà hiện như bên ngoài nói ta thấy cảnh, sinh tưởng ngã mạn, thật đây là nhân. Như nhãn thức hiện ngoại cảnh như tóc v.v… tuy không gọi là thật nhưng không có cảnh ở ngoài thì chẳng có tính liễu biệt. Lấy lý tìm kiếm cứu xét không thể rõ biết là tự thể của nó nhất định ở ngoài. Dẫu cho chấp nhận kia thật có tướng bên ngoài, nhưng chẳng phải thức duyên vì chẳng phải tính của tướng kia, chẳng phải tướng cực vi hiện. Như khi tựa như ngoại tướng hiển hiện, đó tức là duyên sở duyên vậy vì tướng kia tương ưng. Bởi nếu lý tương ưng với tướng thì đây tức như nhân tính v.v… do tương ưng với lý tự tướng. Lại nữa hiển thị thể tướng sai biệt của sở duyên như nói thức có tướng kia v.v…. thì rõ ràng không cần nhờ ngoại sự làm cảnh. Như tình chấp thì cảnh tùy theo đó mà sinh. Lại tình chấp nếu tách rời thức thì chăng có gì tồn tại bên ngoài. Cho nên cảnh tướng này vốn không tách rời thức. Do đó gọi là nội cảnh tướng, nghĩa là cảnh tướng bên trong.
Trong đây gọi nội thanh, nghĩa là âm thanh bên trong, nói không tách rời thức thì vốn không có bên ngoài lấy gì làm bên trong? Và từ đây sinh có phương này sinh, hoặc có thể từ đây do nghĩa thứ 7 và 5 có sai biệt.
Do chẳng phải tách rời cảnh có được thức kia, cho nên có phương này mới sinh thức. Không nói thứ 5 vì 2 pháp hợp. Nói sở duyên vì hợp đạo lý hiển thị năng lập. Đây tức chỉ lấy cảnh của cộng tướng làm năng lập. Nếu sai biệt thì Tì-nhã-nam không duyên ngoại sự. Ở trong chiêm bao lấy làm hiển thị, như nói 2 thứ là một năng lập thức có tướng kia, lại là thức sinh, duyên 2 cái dụng này mới thành một lượng. Hơn nữa dẫu lại chấp nhận có nội tướng kia, chỉ xem ngoại cảnh trông có tướng nên nói vô địa tướng như tình chấp cảnh sinh lãnh thụ tướng trạng của cảnh sắp xếp ở bên trong cho là đúng lý.
Thế nào là một phần của kia được làm cái duyên đồng sinh?
Vì không có cái thức sở thủ phân ly nên một phần của đây lại trở lại sinh thức, lại thành cái lỗi mâu thuẫn với tự thể. Lại nữa trở lại là tính của một phần kia, cho nên như năng thủ phần đây mới thành, chẳng phải tính năng sinh, chỉ do tướng bên ngoài nhiễm thức mà sinh. Đây tức tướng phần với thức đồng khởi, không phải 2 đồng thời có tính nhân quả như bò có 2 sừng. Lại chăng phải việc không khác nơi kia đồng trong một lúc âm thanh đồng bạn mà hợp lại nói, cũng chẳng phải ở nơi thức riêng nói có cảnh.
Đây là thế nào gọi là tính đồng bạn?
Lý thật như vậy nhưng do sức sai biệt của tướng trạng nên nghi ngờ đoán là khác mà nói ra. Do có sự khác nhau của kiến phần tướng phần mà đem thức này làm có sự sai biệt. Nếu như vậy thì tính duyên cũng phải chỉ là sở chấp, chẳng phải sự phân biệt. Có thể của tự tính đây mới thành. Chẳng phải tính duyên chân thật. Nhân đây mâu thuẫn do nghĩa của duyên kia. Đối với các cảnh chấp sai biệt cũng cùng chấp nhận, như thức đẳng vô gián diệt đồng phần. Khi để cắt đứt, thức này cũng lây 4 thws đa duyên mà làm duyên./.
HẾT