BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG
Di-lặc Bồ-tát nói tụng
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Phẩm 1: BIỆN TƯỚNG

Chỉ tướng, chướng, chân thật,

Và tu các đối trị.

Tức đây tu phần vị,

Được quả vô thượng thừa.

Hư vọng phân biệt có,

Ở đây hai đều không.

Trong đây chỉ có không,

Nơi kia đây cũng có.

Nên nói tất cả pháp,

Phi không phi bất không.

Vì có không và có,

Là hợp lý trung đạo.

Thức sinh biến tựa nghĩa,

Hữu tình, ngã và liễu.

Cảnh này thật phi hữu,

Cảnh không, nên thức không.

Tính hư vọng phân biệt

Do nghĩa này được thành.

Phi thật hữu toàn không,

Diệt đây được giải thoát.

Duy sở chấp y tha,

Và tính viên thành thật,

Vì cảnh nên phân biệt,

Và 2 không, nên nói.

Y thức có sở đắc,

Cảnh không sở đắc sinh,

Y cảnh không sở đắc,

Thức không sở đắc sinh.

Do thức có tính đắc,

Cũng thành không sở đắc,

Nên biết 2 có đắc,

Tính không đắc bình đẳng.

Ba cõi tâm tâm sở

Là hư vọng phân biệt.

Chỉ rõ cảnh là tâm,

Còn biệt là tâm sở.

Một gọi là duyên thức,

Thứ hai là thụ giả.

Trong đây năng thụ dụng,

Phân biệt đẩy tâm sở.

Phú chướng và an lập,

Tương đạo, nhiếp viên mãn.

Ba phân biệt thụ dụng,

Dẫn khởi và trói buộc.

Vì hiện tiền quả khổ,

Chỉ đây não thế gian.

Ba hai bảy tạp nhiễm,

Do hư vọng phân biệt.

Các tướng và dị môn,

Nghĩa sai biệt thành lập.

Nên biết 2 không tính,

Lược nói chỉ do đây.

Không hai, vì có không

Chẳng có cũng chẳng không.

Chẳng khác cũng chẳng một,

Nên nói là tướng không.

Lược nói không dị môn,

Là chân như thật tế.

Tính vô tướng thắng nghĩa,

Nên biết như pháp giới.

Không biến đổi, không đảo,

Tướng diệt Thánh trí cảnh.

Và các Thánh pháp nhân,

Dị môn nghĩa như thế.

Tạp nhiễm thanh tịnh này,

Do hữu cấu vô cấu.

Như thủy giới hoàn toàn,

Không tịnh nên là tịnh.

Năng thực và sở thực,

Đều trụ ở nơi thân.

Thấy được như lý này,

Sở cầu 2 tịnh không.

Là thường lợi hữu tình,

Là không bỏ sinh tử,

Là thiện vô cùng tận,

Nên quán đây là không.

Là trồng tính thanh tịnh,

Là được các tướng tốt,

Là tịnh các Phật pháp,

Nên Bồ-tát quán không.

Pháp Bổ-đặc-già-la,

Thật tính đều phi hữu.

Vô tính hữu tính này,

Nên biệt lập 2 không.

Đây nếu không tạp nhiễm,

Tất cả phải tự thoát.

Đây nếu không thanh tịnh,

Công dụng phải không quả.

Phi nhiễm, phi bất nhiễm,

Phi tịnh, phi bất tịnh.

Vì tâm tính vốn tịnh,

Do khách trần làm nhiễm.

Phẩm 2: BIỆN CHƯỚNG

Đủ phần và một phần,

Tăng thịnh và bình đẳng,

Nơi sinh tử thủ xả,

Nói tướng 2 chủng tính

Chín thứ tướng phiền não,

Là ái …có 9 kết,

Hai chướng trước yếm xả,

Còn 7 chướng kiến chân.

Là năng chướng thân kiến,

Việc kia diệt đạo báu,

Lợi dưỡng và cung kính …

Vì xa lìa biến tri.

Không gia hành phi xứ,

Không như lý không sinh,

Không khởi chính tư duy,

Tư lương chưa viên mãn.

Khuyết chủng tính thiện hữu,

Tâm cực mệt tính chán,

Và thiếu nơi chính hạnh,

Thô xấu là đồng cư,

Đảo thô trọng 3 dư,

Bát-nhã chưa thành thục,

Và bản tính thô trọng,

Tính giải đãi phóng dật,

Trước hữu, trước tư tài,

Và tâm tính hạ liệt,

Không tin, không thắng giải,

Như nói mà nghĩ nghĩa,

Khinh pháp trọng danh lợi,

Không thương xót hữu tình,

Thiếu nghe và ít nghe,

Không tu trị diệu định.

Thiện Bồ-đề nhiếp thụ,

Có tuệ, không loạn chướng.

Hồi hướng, không sợ, xan,

Tự tại gọi là thiện v.v…

Như vậy là 10 thiện v.v…

Đều có 3 chướng trước.

Giác phần độ các địa,

Phải biết có chướng riêng.

Với sự không khéo léo,

Biếng nhác định giảm hai.

Không trồng tính yếu kém,

Thấy lỗi lầm thô nặng.

Chướng phú quý nẻo thiện,

Chẳng bỏ các hữu tình,

Với mất đức giảm tăng,

Khiến nẻo vào giải thoát.

Nào chướng thí … các thiện,

Vô tận cũng vô gián,

Sở tác thiện quyết định,

Thụ dụng pháp thành thục.

Biến hành cùng tối thắng,

Thắng lưu và vô nhiếp,

Liên tục không sai khác,

Không tạp nhiễm thanh tịnh.

Các pháp không sai khác

Và không tăng không giảm

Và cũng không phân biệt

Bốn tự tại y nghĩa.

Nơi 10 pháp giới đây

Có không nhiễm, vô minh

Chướng công đức 10 địa

Nên gọi là 10 chướng.

Đã nói các phiền não,

Và các chướng sở tri,

Hết 2 cái này thì

Giải thoát tất cả chướng.

Phẩm 3: BIỆN CHÂN THẬT

Chân thật chỉ có 10,

Là căn bản và tướng,

Không điên đảo nhân quả

Và thô tế chân thật.

Cực thành tịnh sở hành,

Nhiếp thụ và sai biệt.

Mười thiện xảo chân thật

Đều là trừ ngã kiến.

Ở trong 3 tự tính,

Chỉ một thường phi hữu.

Một hữu chẳng chân thật,

Một hữu không chân thật.

Nơi pháp thường thủ thú,

Và sở thủ năng thủ,

Trong tính hữu phi hữu,

Thấy tăng ích tổn giảm.

Biết thế nên không chuyển,

Đó là tướng chân thật.

Vô tính với sinh diệt,

Cấu tịnh 3 vô thường.

Sở thủ và sự tướng,

Hòa hợp khổ 3 thứ.

Không và hữu 3 thứ,

Là tự tính không khác.

Vô tướng và dị tướng,

Tự tướng 3 vô ngã.

Như tiếp 4, 3 thứ,

Y căn bản chân thật.

Đã nói 3 tướng khổ,

Tập cũng có 3 thứ,

Là tập khí, đẳng khởi,

Và tướng vị ly hệ.

Hai tự tính không sinh,

Cấu tịch hai ba diệt.

Biến tri và vĩnh đoạn,

Chứng đắc 3 đạo đế.

Nên biết thế tục đế,

Có 3 thứ sai biệt.

Là giả, hành, hiển liễu,

Y vào 3 căn bản.

Thắng nghĩa đế cũng 3,

Là nghĩa, đắc, chính hành,

Y bản một vô biến,

Vô đảo 2 viên thật.

Thế cực thành y một,

Lý cực thành y ba.

Tịnh sở hành có hai,

Y một viên thành thật.

Tên biến kế sở chấp,

Tướng phân biệt y tha.

Chân như và chính trí,

Gồm trong viên thành thật.

Lưu chuyển với an lập,

Tà hạnh y haitrước,

Thật tướng duy thức tịnh,

Chính hạnh y một sau.

Trong uẩn v.v… ngã kiến,

Chấp một nhân, thụ giả,

Tác giả tự tại chuyển,

Nghĩa tăng thượng và thường,

Tạp nhiễm thanh tịnh y

Quán trói mở là tính.

Phân biệt sở chấp này,

Nghĩa pháp tính nơi đó.

Chẳng một và tổng lược,

Nghĩa phân đoạn là uẩn.

Năng sở thủ kia thủ

Nghĩa chủng tử là giới.

Năng thụ sở liễu cảnh,

Nghĩa dụng môn là xứ.

Nghĩa duyên khởi nơi nhân,

Quả dụng không tăng giảm.

Với phi ái ái tịnh,

Câu sinh và thắng chủ,

Đắc hành không tự tại

Là nghĩa xsứ phi xứ.

Căn trong thủ, trụ, tục,

Dùng 2 tịnh tăng thượng.

Nhân quả đã, chưa dùng,

Phải biết là thế nghĩa.

Thụ và thụ tư lương,

Kia là nhân các hành,

Hai tịch diệt đối trị

Nên biết là đế nghĩa.

Do công đức, tội lỗi,

Và trí vô phân biệt,

Y tha tự xuất ly,

Nên biết là thừa nghĩa.

Nghĩa hữu vi vô vi,

Là như giả, như nhân,

Như tướng, như vắng lặng,

Như nghĩa sở quán kia.

Phẩm 4: BIỆN TU ĐỐI TRỊ

Bởi ái nhân thô nặng,

Vì ngã sự không mê.

Để vào 4 Thánh đế,

Phải biết tu niệm trụ.

Đã biết khắp chướng trị,

Cả mọi thứ sai biệt,

Là xa lìa tu tập

Siêng tu 4 chính đoạn.

Y trụ tính kham năng,

Là tất cả sự thành.

Diệt trừ 5 tội lỗi,

Siêng tu 8 đoạn hành.

Lười biếng quên lời Phật,

Và hôn trầm, trạo cử,

Bất tác hành, tác hành

Đó là 5 tội lỗi.

Để đoạn trừ biếng nhác,

Tu dục, cần, tín, an.

Tức sở y, năng y,

Và sở nhân, năng quả.

Để trừ 4 lỗi khác,

Tu niệm, trí, tư, xả,

Ký ngôn, giác, trầm, trạo,

Phục hành diệt đẳng lưu.

Đã trồng thuận giải thoát,

Lại tu 5 tăng thượng.

Là muốn hành không mất,

Không tán loạn tư trạch.

Tức tổn chướng là lực,

Lập thứ tự nhân quả.

Thuận quyết trạch hai hai,

Tại 5 căn, 5 lực.

Giác chi lược có 5,

Là sở y tự tính,

Xuất ly và lợi ích,

Với 3 chi vô nhiễm.

Do nhân duyên sở y,

Nghĩa tự tính sai biệt,

Nên khinh an, định, xả,

Gọi là vô nhiễm chi.

Phân biệt và hối thị,

Khiến người tin có 3.

Đối trị chướng cũng 3,

Nên đạo chi thành 8.

Biểu kiến, giới, viễn ly,

Khiến người tin thụ sâu.

Đối trị bản tùy hoặc,

Cùng với tự tại chướng.

Hữu đảo thuận vô đảo,

Vô đảo theo hữu đảo,

Vô đảo theo vô đảo,

Là tu trị sai biệt.

Chỗ tu tập Bồ-tát,

Do sở duyên tác ý,

Mà chứng đắc thù thắng,

Khác với hàng nhị thừa.

Phẩm 5: BIỆN TU PHẦN VỊ

Nói về tu đối trị, Có 18 phần vị.

Là nhân, nhập, hành, quả,

Vô tác, tác, thù thắng,

Vô thượng, thượng, giải hành,

Nhập, xuất ly, ký, thuyết,

Quán đỉnh và chứng đắc,

Thắng lợi, thành sở tác.

Nên biết trong pháp giới,

Lược có 3 phần vị:

Bất tịnh, tịnh bất tịnh,

Thanh tịnh, tùy thích ứng.

Dựa vào các vị trước,

Có các tướng sai biệt,

Tùy thích ứng thiết lập

Các Bổ-đặc-già-la.

Phẩm 6: BIỆN ĐẮC QUẢ

Khí gọi là dị thục,

Lực là tăng thượng kia,

Ái lạc, tăng trưởng, tịnh,

Tức như 5 quả sau.

Lại lược nói các quả,

Hậu hậu, sơ, sổ tập,

Cứu cánh, thuận, chướng diệt,

Ly, thắng, thượng, vô thượng.

Phẩm 7: BIỆN VÔ THƯỢNG THỪA

Tổng do 3 vô thượng,

Gọi là vô thượng thừa.

Là chính hành sở duyên,

Và tu chứng vô thượng.

Chính hành có 6 thứ,

Là tối thắng, tác ý,

Tùy pháp, ly nhị biên,

Sai biệt, vô sai biệt.

Tối thắng có 12,

Là quảng đại, trường thời,

Y xứ và vô tận,

Vô gián, vô nan tính,

Tự tại, nhiếp, phát khởi,

Đắc, đẳng lưu, cứu cánh,

Do đây nói 10 độ,

Là Ba-la-mật-đa.

Mười Ba-la-mật-đa,

Là thí, giới, an, nhẫn,

Tinh tiến, định, Bát-nhã,

Phương tiện, nguyện, lực, trí.

Nhiêu ích, không hại, thụ,

Tăng đức năng nhập thoát,

Vô tận thường khởi định,

Thụ dụng thành thục người.

Bồ-tát lấy 3 tuệ,

Hằng tư duy Đại thừa.

Như có pháp ra làm,

Là tác ý chính hành.

Đây tăng trưởng thiện giới,

Nhập nghĩa và sự thành.

Nên biết trợ bạn này,

Tức 10 thứ pháp hành.

Là sao chép cúng dường,

Mở đọc cho người nghe,

Thụ trì chính khai diển,

Đọc tụng và tư duy tu.

Hành giả tu 10 pháp

Được phúc tụ vô lượng.

Vì tối thắng, vô tận,

Do gồm tha không dứt.

Tùy pháp hành 2 thứ,

Là các không tán loạn,

Không điên đảo chuyển biến.

Chư Bồ-tát nên biết.

Xuất định trôi theo cảnh,

Vị, trầm, trạo, kiêu thị,

Ngã chấp, tâm hạ liệt,

Các trí giả nên biết.

Trí thấy nơi văn nghĩa,

Tác ý và bất động,

Hai tướng nhiễm tịnh khách,

Không sợ, cao, không đảo.

Biết chỉ do tương ưng,

Thói quen hoặc chuyển đổi.

Có nghĩa và chẳng có,

Là văn không điên đảo.

Biết chỉ do tương ưng,

Thói quen hoặc chuyển đổi.

Có nghĩa và chẳng có,

Là văn không điên đảo.

Với tác ý vô đảo,

Biết kia nói huân tập,

Nói tác ý kia y

Hiện tựa 2 nguyên nhân.

Về bất động vô đảo,

Là biết nghĩa phi hữu

Phi vô như ảo thuật,

Vì hữu vô không động.

Với tự tướng vô đảo,

Biết tất cả chỉ tên,

Lìa tất cả phân biệt,

Y thắng nghĩa tự tướng.

Bởi lìa chân pháp giới,

Không có pháp nào khác,

Cho nên người thông đạt

Với cộng tướng không đảo.

Biết điên đảo tác ý

Chưa diệt và đã diệt,

Với pháp giới tạp nhiễm

Thanh tịnh không điên đảo.

Biết bản tính pháp giới,

Thanh tịnh như hư không,

Nhiễm tịnh chẳng phải chủ,

Đó là khách vô đảo.

Biết bản tính pháp giới,

Thanh tịnh như hư không,

Nhiễm tịnh chẳng phải chủ,

Đó là khách vô đảo.

Phải biết hữu phi hữu,

Không điên đảo sở y,

Ảo v.v… không phân biệt,

Bản tính thường thanh tịnh,

Và tạp nhiễm thanh tịnh,

Tính tịnh dụ hư không,

Không giảm cũng không tăng,

Là 10 câu Kim cương.

Loạn cảnh tự tính nhân,

Vô loạn tự tính cảnh,

Loạn vô loạn 2 quả,

Và kia 2 ranh giới.

Dị tính và một tính,

Ngoại đạo và Thanh Văn,

Bên tăng ích tổn giảm,

Pháp hữu tình đều hai,

Sở trị và năng trị,

Thường trụ và đoạn diệt,

Bên sở thủ năng thủ,

Nhiễm tịnh 2, 3 thứ,

Phân biệt tính nhị biên,

Nên biết lại có 7,

Là bên hữu phi hữu,

Sở, năng, tịch bố úy,

Sở, năng thủ chính tà,

Hữu dụng và vô dụng,

Không khởi và thường thời,

Là phân biệt nhị biên.

Sai biệt, vô sai biệt,

Sở, năng lập, nhiệm trì,

Ấn, nội trì, thông đạt,

Tăng, chứng, vận, tối thắng.

Tu chứng là không thiếu,

Không hủy động viên mãn,

Khởi kiên cố điều nhu,

Không trụ vô chướng dứt.

Luận này: Biện Trung Biên,

Sâu kín nghĩa kiên thật,

Rộng lớn tất cả nghĩa,

Trừ các nghĩa không tốt.

HẾT