LUẬN BIỆN TRUNG BIÊN
Thế Thân Bồ-tát tạo luận
Đường Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN HẠ
Phẩm 6: BIỆN ĐẮC QUẢ
Đã nói xong tu vị. Về đắc quả như thế nào?
Tụng nói:
Khí gọi là dị thục,
Lực là tăng thượng kia,
Ái lạc, tăng trưởng, tịnh,
Tức như 5 quả sau.
Luận nói: Khí, nghĩa là tùy thuận thiện pháp. Dị thục lực, nghĩa là do sức tăng thượng của khí kia, khiến các thiện pháp thành tính thượng phẩm. Ái lạc, nghĩa là đời trước nhiều tu tập thiện lực khiến đời này đối với thiện pháp rất sinh ưa thích. Tăng trưởng, nghĩa là hiện tại tu nhiều thiện lực khiến chỗ tu thiện căn mau được viên mãn. Tịnh, nghĩa là chướng đoạn được vĩnh viễn xa lìa các trói buộc. Năm cái này tức là 5 quả: 1.Dị thục quả. 2. Tăng thượng quả. E.Đẳng lưu quả. 4. Sĩ dụng quả. 5. Ly hệ quả.
Lại nữa, tụng nói:
Lại lược nói các quả,
Hậu hậu, sơ, sổ tập,
Cứu cánh, thuận, chướng diệt,
Ly, thắng, thượng, vô thượng.
Luận nói: Lược nói sai biệt các quả có 10 thứ:
1. Hậu hậu quả, nghĩa là nhân chủng tính được phát tâm, quả lần lượt được như vậy.
2. Tối sơ quả, nghĩa là lần đầu tiên chứng được pháp xuất thế gian.
3. Sổ tập quả, nghĩa là các vị hữu học từ đây về sau.
4. Cứu cánh quả, nghĩa là pháp vô học.
5. Tùy thuận quả, nghĩa là nhân dần dần, tức gồm các quả về sau.
6. Chướng diệt quả, nghĩa là năng đoạn đạo tức tối sơ quả có khả năng bdiệt chướng nên gọi là chướng diệt.
7. Ly hệ quả, tức là sổ tạp quả và cứu cánh quả, vì học vị vô học vị lần lượt xa lìa các trói buộc của phiền não.
8. Thù thắng quả, nghĩa là các công đức thù thắng của thần thông v.v…
9. Hữu thượng quả, tức là Bồ-tát địa. Siêu xuất các thừa nhưng chưa thành Phật.
10. Vô thượng quả, tức Như Lai địa. Vì trên đây không còn pháp nào hơn.
Trong đây nói 6 thứ quả sau, tức cứu cánh v.v…sai biệt 4 quả trước. Như vậy các thứ quả chỉ là lược nói. Nếu nói rộng tức nghĩa tổng quát của vô lượng quả, tức nhiếp thụ, sai biệt, túcv tập, hâu hậu dẫn phát, tiêu, thích. Trong đó nhiếp thụ là 5 quả. Sai biệt là các quả khác.Túc tập là quả dị thục. Hậu hậu dẫn phát là 4 quả khác. Tiêu là 4 quả lần lượt về sau. Thích là tùy thuận v.v… 6 quả, vì phân biệt với 4 quả trước.
Phẩm 7: BIỆN VÔ THƯỢNG THỪA
Đã nói xong về đắc quả. Nay sẽ nói về vô thượng thừa.
Tụng nói:
Tổng do 3 vô thượng,
Gọi là vô thượng thừa.
Là chính hành sở duyên,
Và tu chứng vô thượng.
Luận nói: Trong Đại thừa này tổng quát do 3 thứ nghĩa vô thượng nên gọi là vô thượng thừa. Ba vô thượng là: 1.Chính hành vô thượng. 2.Sở duyên vô thượng. 3. Tu chứng vô thượng. Trong đây chính hành vô thượng, nghĩa là 10 hạnh Ba-la-mật-đa. Làm sao biết tướng của chính hành này?
Tụng nói:
Chính hành có 6 thứ,
Là tối thắng, tác ý,
Tùy pháp, ly nhị biên,
Sai biệt, vô sai biệt.
Luận nói: Tức trong 10 thứ Ba-la-mật-đa tùy tu sai biệt có 6 chính hành: 1.Tối thắng chính hành. 2. Tác ý chính hành. E. Tùy pháp chính hành. 4. Ly nhị biên chính hành. 5. Sai biệt chính hành. 6. Vô sai biệt chính hành.
Tối thắng chính hành, tướng của nó như thế nào?
Tụng nói:
Tối thắng có 12,
Là quảng đại, trường thời,
Y xứ và vô tận,
Vô gián, vô nan tính,
Tự tại, nhiếp, phát khởi,
Đắc, đẳng lưu, cứu cánh,
Do đây nói 10 độ,
Là Ba-la-mật-đa.
Luận nói: Có 12 thứ tối thắng chính hành: 1.Quảng đại tối thắng. 2.Trường thời tối thắng. 3.Y xứ tối thắng. 4.Vô tận tối thắng. 5.Vô gián tối thắng. 6.Vô nan tối thắng. 7.Tự tại tối thắng. 8.Nhiếp thụ tối thắng. 9.Phát khởi tối thắng. 10.Chí đắc tối thắng. 11.Đẳng lưu tối thắng. 12.Cứu cánh tối thắng.
Trong đây quảng đại tối thắng, là hoàn toàn không ưa thích tất cả thú vui giàu có của thế gian, vì chí cao tự tại. Trường thời tối thắng, là vì 3 vô số kiếp huân tập thành. Y xứ tối thắng, là khắp vì lợi lạc tất cả hữu tình làm cỗ y xứ. Vô tận tối thắng, là vì hồi hướng vô thượng chính đẳng Bồ-đề không cùng tận. Vô giàn tối thắng, là do được tự tha bình đẳng thắng giải, đối với các hữu tình phát khởi thí v.v… Ba-la-mật-đa mau chóng viên mãn. Vô nan tối thắng, là đối với hữu tình khác tu thiện pháp thì chỉ tùy hỷ sâu sắc khiến tự mình thí v.v… Ba-la-mật-đa mau chóng viên mãn. Tự tại tối thắng, là do Hư không tạng v.v… sức Tam-ma-địa khiến việc tu thí v.v… mau chóng viên mãn. Nhiếp thụ tối thắng, là trí vô phân biệt nhiếp thụ có thể khiến việc thí v.v… cực kỳ thanh tịnh. Phát khởi tối thắng, là ở trong phẩm nhẫn tối thượng của thắng giải hành địa. Chí đắc tối thắng, là ở trong cực hỷ địa. Đẳng lưu tối thắng, là ở sau địa thứ 8. Cứu cánh tối thắng, là ở địa thứ 10 và trong Phật địa.
Bồ-tát Như Lai nhân quả viên mãn, nên do thí v.v… 10 Ba-lamật-đa đều có 12 tối thắng như đây. Cho nên đều được tên đáo bỉ ngạn.
Những gì là 10 đáo bỉ ngạn?
Tụng nói:
Mười Ba-la-mật-đa,
Là thí, giới, an, nhẫn,
Tinh tiến, định, Bát-nhã,
Phương tiện, nguyện, lực, trí.
Luận nói: Đây là hiển thị thí v.v… biệt danh của 10 độ. Thí v.v… tác nghiệp riêng rẽ như thế nào?
Tụng nói:
Nhiêu ích, không hại, thụ,
Tăng đức năng nhập thoát,
Vô tận thường khởi định,
Thụ dụng thành thục người.
Luận nói: Đây hiển thị thí v.v… các sự nghiệp khác biệt của 10 đáo bỉ ngạn. Thứ tự như sau. Nghĩa là chư Bồ-tát do bố thí Ba-lamật-đa nên đối với các hữu tình có thể làm lợi ích khắp cả. Do tịnh giới Ba-la-mật-đa, nên đối với các hữu tình không làm tổn hại. Do an nhẫn Ba-la-mật-đa, nên khi kia làm tổn hại có thể an tâm nhẫn chịu. Do tinh tiến Ba-la-mật-đa, nên tăng trưởng công đức. Do tĩnh lự Bala-mật-đa, nên khởi thần thông v.v… có thể dắt dẫn hữu tình khiến nhập chính pháp. Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên có thể dạy răn hữu tình khiến được giải thoát. Do phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa, nên hồi hướng vô thượng vô thượng chính đẳng Bồ-đề, có thể khiến thí v.v… công đức vô tận. Do nguyện Ba-la-mật-đa, nên nhiếp thụ tùy thuận thí v.v… thắng sinh, trong tất cả các thụ sinh hằng được gặp Phật, cung kính cúng dường, thời phát tâm bố thí v.v… Do lực Ba-la-mật-đa, nên đầy đủ tư trạch, tu tập 2 lực, đè bẹp tiêu diệt các chướng, có thể khiến thí v.v…thường quyết định chuyển. Do trí Bala-mật-đa, nên lìa sự nghe nói mà mê lầm các pháp, thụ dụng thí v.v… tăng thượng pháp lạc, vô đảo, thành thục tất cả hữu tình.
Như vậy là đã nói xong về tối thắng chính hành. Còn tướng của tác ý chính hành như thế nào?
Tụng nói:
Bồ-tát lấy 3 tuệ,
Hằng tư duy Đại thừa.
Như có pháp ra làm,
Là tác ý chính hành.
Luận nói: Nếu các Bồ-tát dùng diệu tuệ do văn tư tu thành tựu, thường xuyên tác ý tư duy Đại thừa, dựa vào bố thí v.v…ra làm như các pháp trong khế kinh v.v… như vậy gọi llà tác ý chính hành. Các Bồ-tát này dùng 3 diệu tuệ tư duy Đại thừa được công đức gì?
Tụng nói:
Đây tăng trưởng thiện giới,
Nhập nghĩa và sự thành.
Luận nói: Cái tuệ do nghe được thành tựu, tư duy Đại thừa có thể khiến thiện căn giới được tăng trưởng. cái tuệ do suy nghĩ được thành tựu, tư duy Đại thừa có thể chính ngộ nhập thật nghĩa. Cái tuệ do tu đượcn thành tựu, tư duy Đại thừa có thể khiển sự nghiệp mong cầu được thành tựu viên mãn. Là vì có thể nhập vào tu trị địa.
Tác ý chính hành có những trợ bạn nào?
Tụng nói:
Nên biết trợ bạn này,
Tức 10 thứ pháp hành.
Luận nói: Nên biết như vậy tác ý chính hành là do 10 pháp hành nhiếp thụ.
Những gì là 10 thứ pháp hành?
Tụng nói:
Là sao chép cúng dường,
Mở đọc cho người nghe,
Thụ trì chính khai diển,
Đọc tụng và tư duy tu.
Luận nói: Trong Đại thừa có 10 pháp hành: 1.Sao chép. 2.Cúng dường. 3.Cho người. 4.Nếu người đọc tụng thì để tâm lắng nghe. 5.Tự mình mở đọc. 6.Thụ trì. 7.Vì người giải thích văn nghĩa. 8.Phúng tụng. 9.Tư duy. 10.Thực hành tu tập.
Thực hành 10 pháp được bao nhiêu phúc?
Tụng nói:
Hành giả tu 10 pháp
Được phúc tụ vô lượng.
Luận nói: Tu hành 10 thứ pháp hành như vậy được phúc tụ vô lượng vô biên. Vì sao chỉ trong các kinh Đại thừa nói tu pháp hành được quả lớn nhất mà trong Thanh Văn thừa không nói như vậy?
Tụng nói:
Vì tối thắng, vô tận,
Do gồm tha không dứt.
Luận nói: Trong Đại thừa tu các pháp hành, do 2 duyên nên được quả lớn nhất: một là vì tối thắng, hai là vì vô tận. Do có thể gồm thâu lợi ích các hữu tình, cho nên Đại thừa nói là tối thắng. Do tuy chứng đắc vô dư Niết-bàn nhưng hằng không dứt bỏ các việc lợi ích khác cho nên Đại thừa nói là vô tận.
Như vậy đã nói xong về tác ý chính hành. Còn tướng của tùy pháp chính hành như thế nào?
Tụng nói:
Tùy pháp hành 2 thứ,
Là các không tán loạn,
Không điên đảo chuyển biến.
Chư Bồ-tát nên biết.
Luận nói: Tùy pháp chính hành lược có 2 thứ: 1.Không tán loạn chuyển biến. 3.Không điên đảo chuyển biến. Bồ-tát cần phải hiểu biết đúng đắn. Trong đây vì không có 6 thứ tán loạn, nên nói là không tán loạn. Sáu tán loạn là: 1.Tự tính tán loạn. 2.Ngoại tán loạn. 3.Nội tán loạn. 4.Tướng tán loạn. 5.Thô nặng tán loạn. 6.Tác ý tán loạn.
Làm sao biết tướng của 6 thứ này?
Tụng nói:
Xuất định trôi theo cảnh,
Vị, trầm, trạo, kiêu thị,
Ngã chấp, tâm hạ liệt,
Các trí giả nên biết.
Luận nói: Trong đây xuất định là do 5 thức thân. Phải biết tức là tự tính tán loạn. Trôi theo cảnh, nghĩa là chạy theo ngoại duyên, tức ngoại tán loạn. Vị, trầm, trạo, nghĩa là đắm trước vị đẳng trì, hôn trầm, trạo cử, tức nội tán loạn. Kiêu thị, tức tướng tán loạn, vì kiêu hiện tướng đã tu định gia hành. Ngã chấp, tức thô nặng tán loạn, do sức thô nặng ngã mạn hiện hành. Tâm hạ liệt, tức tác ý tán loạn, vì dựa vào thừa thấp kém khởi tác ý. Bồ-tát đối với 6 tướng tán loạn này phải hiểu rõ hết và mau trừ diệt.
Như vậy đã nói xong về không tán loạn chuyển biến. Còn thế nào là không điên đảo chuyển biến?
Tụng nói:
Trí thấy nơi văn nghĩa,
Tác ý và bất động,
Hai tướng nhiễm tịnh khách,
Không sợ, cao, không đảo.
Luận nói: Dựa vào 10 việc trong như thật trí kiến thiết lập tên của 10 vô đảo. Trong đây thế nào là đối với văn không điên đảo?
Tụng nói:
Biết chỉ do tương ưng,
Thói quen hoặc chuyển đổi.
Có nghĩa và chẳng có,
Là văn không điên đảo.
Luận nói: Nếu đối với các văn, lần lượt tuyên xướng không gián đoạn gọi là tương ưng. Cùng chấp nhận danh mục này, việc này, lần lượt nhớ nghĩ tên, gọi là thói quen. Chỉ do 2 việc này thành văn có nghĩa. Trái ngược lại đây thì văn thành vô nghĩa. Thấy biết như thật 2 thứ văn này, đó gọi là đối với văn không điên đảo. Còn tướng của đối với nghĩa không điên đảo là thế nào?
Tụng nói:
Tựa 2 tính hiển hiện,
Như hiện thật phi hữu.
Biết lìa hữu phi hữu,
Là với nghĩa không đảo.
Luận nói: Tựa 2 tính hiển hiện, nghĩa là tựa như tính sở thủ năng thủ hiện, vì loạn thức tựa như hành tướng kia sinh. Như hiện thật phi hữu, nghĩa là như chỗ hiển hiện thật không có như vậy. Lìa hữu, nghĩa là nghĩa này tính sở thủ năng thủ là phi hữu. Lìa phi hữu, nghĩa là loạn thức kia hiện tựa như có. Thấy biết như thật trong nghĩa này, tức đối với nghĩa không điên đảo. Về tác ý vô đảo thì Tụng nói:
Với tác ý vô đảo,
Biết kia nói huân tập,
Nói tác ý kia y
Hiện tựa 2 nguyên nhân.
Luận nói: Sở thủ năng thủ nói sở huân tập gọi là tác ý. Tức tác ý này là phân biệt sở y của sở năng thủ, là nhân của năng hiện tựa 2 thủ. Do đó tác ý là hý luận tưởng huân tập, gọi là tác ý. Thấy biết như thật tác ý này, tức là tác ý vô đảo. Về bất động vô đảo thì Tụng nói:
Về bất động vô đảo,
Là biết nghĩa phi hữu
Phi vô như ảo thuật,
Vì hữu vô không động.
Luận nói: Trước nói các nghĩa ly hữu phi hữu. Đây như ảo thuật v.v…vì phi hữu vô. Nghĩa là như ảo thuật làm ra voi ngựa v.v… Những thứ đó chẳng phải có thật. Tính của voi ngựa cũng chẳng phải hoàn toàn không. Vì loạn thức nên tựa như voi ngựa kia hiển hiện. Như vậy các nghĩa không như hiện tựa sở thủ năng thủ. Tính thật hữu cũng chẳng phải hoàn toàn không. Vì loạn thức nên tựa như sở thủ năng thủ kia hiển hiện. Như âm thanh hiển thị, sóng nắng, cảnh chiêm bao và mặt trăng trong nước v.v… Bởi có thể đế quán nghĩa như ảo hóa v.v…đối với hữu vô, tâm không tán động. Thấy biết như thật cái bất động này, đó là bất động vô đảo. Đối với 2 tướng vô đảo, nghĩa là đối với tự tướng và cộng tướng đều không điên đảo. Đối với tự tướng không điên đảo, Tụng nói:
Với tự tướng vô đảo,
Biết tất cả chỉ tên,
Lìa tất cả phân biệt,
Y thắng nghĩa tự tướng.
Luận nói: Thấy biết như thật tất cả nhãn sắc cho đến ý pháp đều chỉ có tên mà thôi, tức có thể đối trị tất cả phân biệt. Nên biết đó là đối với tự tướng không điên đảo. Đây là dựa vào thắng nghĩa tự tướng mà nói. Nếu y vào thế tục chẳng phải chỉ có tên gọi, mà có thể thủ các tướng sai biệt. Cho nên đối với cộng tướng không điên đảo, Tụng nói:
Bởi lìa chân pháp giới,
Không có pháp nào khác,
Cho nên người thông đạt
Với cộng tướng không đảo.
Luận nói: Bởi không một pháp nào lìa pháp vô ngã, cho nên chân pháp giới thâu nhiếp cộng tướng các pháp. Thấy biết như thật cộng tướng này, đó là cộng tướng vô đảo. Đối với nhiễm tịnh vô đảo, Tụng nói:
Biết điên đảo tác ý
Chưa diệt và đã diệt,
Với pháp giới tạp nhiễm
Thanh tịnh không điên đảo.
Luận nói: Nếu chưa đoạn diệt điên đảo tác ý, bấy giờ pháp giới nói là tạp nhiễm, khi đã đoạn diệt nói là thanh tịnh. Thấy biết như thật cái nhiễm tịnh này, là nhiễm tịnh vô đảo.
Với khách vô đảo, tướng nó như thế nào?
Tụng nói:
Biết bản tính pháp giới,
Thanh tịnh như hư không,
Nhiễm tịnh chẳng phải chủ,
Đó là khách vô đảo.
Luận nói: Bản tính của pháp giới thanh tịnh như hư không, do đó biết rằng trước nhiễm sau tịnh 2 tướng sai biệt là khách không phải chủ. Thấy biết như thật cái tướng khách này, là khách vô đảo.
Với sự không sợ hãi không cao ngạo đều không điên đảo,
Tụng nói:
Biết bản tính pháp giới,
Thanh tịnh như hư không,
Nhiễm tịnh chẳng phải chủ,
Đó là khách vô đảo.
Luận nói: Vì hữu tình và pháp đều phi hữu nên tính nhiễm tịnh kia đều phi hữu. Bởi nghĩa của nhiễm tịnh đều không thể được, nên nhiễm phẩm tịnh phẩm không giảm không tăng. Do đó không có sự sợ hãi hay kiêu mạn. Thấy biết như thật không sợ hãi không cao ngạo, đó là 2 không điên đảo.
Nghĩa tổng quát của vô đảo hành là: Do văn vô đảo, có thể thông đạt đúng 2 tướng chỉ quán. Do nghĩa vô đảo, có thể thông đạt đúng các tướng điên đảo. Do tác ý vô đảo, có thể xa lìa đúng đối với nhân duyên điên đảo. Do bất động vô đảo, khéo thủ tướng kia. Do tự tướng vô đảo tu đạo đối trị vô phân biệt. Do cộng tướng vô đảo, có thể thông đạt đúng bản tính thanh tịnh. Do nhiễm tịnh vô đảo, biết rõ chướng chưa đoạn và đã đoạn. Do khách vô đảo, biết như thật 2 tướng nhiễm tịnh. Dokhông sợ hãi, không cao ngạo 2 thứ vô đảo, các chướng đã diệt, được vĩnh viễn xa lìa.
Mười thứ vô đảo này thứ tự được an lập như trong 10 câu Kim cương. Những gì gọi là 10 câu Kim cương? Nghĩa là hữu phi hữu vô điên đảo. Sở y ảo hóa v.v…thí dụ, vô phân biệt. Bản tính thanh tịnh. Tạp nhiễm thanh tịnh dụ hư không, không giảm không tăng. Để gồm thâu 10 câu Kim cương như vậy có 2 tụng nói:
Phải biết hữu phi hữu,
Không điên đảo sở y,
Ảo v.v… không phân biệt,
Bản tính thường thanh tịnh,
Và tạp nhiễm thanh tịnh,
Tính tịnh dụ hư không,
Không giảm cũng không tăng,
Là 10 câu Kim cương.
Trước tiên an lập 10 câu Kim cương: Tự tính, nghĩa là bản tính, sở duyên, vô phân biệt, khó giải thích. Có 3 tự tính, tức viên thành thật, biến kế sở chấp và y tha khởi. Đó là 3 câu đầu. Sở duyên, tức 3 tự tính. Vô phân biệt, nghĩa là cái vô phân biệt đây tức trí vô phân biệt. và trong vô phân biệt này tức bản tính thanh tịnh. Về an lập cảnh trí, nghĩa là 3 tự tính và vô phân biệt. Khó giải thích, nghĩa là các câu khác có chỗ khó nói tướng biến kế sở chấp y tha khởi. Nếu thật sự là không, làm sao có thể được? Nếu thật sự là có thì không nên nói các pháp bản tính thanh tịnh. Để giải thích chỗ khó này, nên nói các thí dụ như ảo hóa v.v…Như ảo hóa v.v…tuy thật sự là không mà hiện có thể được. Lại có khó nói là nếu tất cả pháp bản tính thanh tịnh thì làm sao có chuyện trước nhiễm sau tịnh? Để giải thích cái khó này nói có nhiễm tịnh và thí dụ hư không. Nghĩa là như hư không, tuy bản tính thanh tịnh mà có lúc có tạp nhiễm và thanh tịnh. Lại có khó nói là có vô lượng Phật xuất hiện ở đời, mỗi vị mỗi vị có thể độ vô lượng hữu tình khiến xuất sinh tử nhập Niết-bàn. Làm sao sinh tử không có lỗi đoạn diệt, trong cõi Niết-bàn không có lỗi tăng ích? Để giải thích cái khó này nên nói nhiễm và tịnh không tăng không giảm. Lại nữa hữu tình giới và thanh tịnh phẩm đều vô lượng. Thứ hai, về an lập tự tính của nó, như có tụng nói:
Loạn cảnh tự tính nhân,
Vô loạn tự tính cảnh,
Loạn vô loạn 2 quả,
Và kia 2 ranh giới.
Như vậy đã nói xong tùy pháp chính hành.
Làm sao biết được lìa nhị biên chính hành? Như Kinh Bảo Tích có nói trung đạo hành. Hành này xa lìa nhị biên nào?
Tụng nói:
Dị tính và một tính,
Ngoại đạo và Thanh Văn,
Bên tăng ích tổn giảm,
Pháp hữu tình đều hai,
Sở trị và năng trị,
Thường trụ và đoạn diệt,
Bên sở thủ năng thủ,
Nhiễm tịnh 2, 3 thứ,
Phân biệt tính nhị biên,
Nên biết lại có 7,
Là bên hữu phi hữu,
Sở, năng, tịch bố úy,
Sở, năng thủ chính tà,
Hữu dụng và vô dụng,
Không khởi và thường thời,
Là phân biệt nhị biên.
Luận nói: Nếu đối với sắc v.v… chấp ngã là có khác, hoặc chấp là một, tức chấp một bên.
Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là quán vô ngã cho đến nho đồng thấy có ngã liền sinh chấp này: Ta khác với thân, hoặc tức là thân. Nếu đối với sắc v.v… chấp là thường trụ, tức bên ngoại đạo, chấp là vô thường tức bên Thanh Văn. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là quán sắc v.v…là phi thường vô thường quyết định chấp có ngã đó là bên hữu tình tăng ích, quyết định chấp vô ngã đó là bên hữu tình tổn giảm. Đó cũng bác hữu tình vô giả. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là trong trí nhị biên ngã vô ngã, quyết định chấp tâm là có thật, đó là bên pháp tăng ích, quyết định chấp tâm là không có thật, đó là bên pháp tổn giảm. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là ở nơi vô tâm, vô tư, vô ý, vô thức chấp có các pháp tạp nhiễm như bất thiện v.v…, đó là bên sở trị, chấp có pháp thanh tịnh như thiện v.v…, đó là bên năng trị. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là đối với nhị biên không tùy quán, nói trong pháp hữu tình quyết định chấp là có, đó là bên chấp thường, quyết định chấp phi hữu, đó là chấp bên đoạn diệt. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là ngay trong trí nhị biên, chấp có vô minh, sở thủ, năng thủ đều là chấp một bên. Nếu chấp có hữu minh sở thủ, năng thủ đều là chấp một bên. Như vậy chấp có sở trị các hành, năng trị vô vi, cho đến lão tử và năng diệt, các đối trị đạo sở thủ năng thủ kia đều là chấp một bên. Cái sở trị năng trị, sở thủ năng thủ này, tức là sự sai biệt của hắc phầm bạch phẩm. Để lìa bỏ chấp này nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là minh và vô minh là không hai, không chia hai, cho đến nói rộng, vì minh vô minh v.v…, sở thủ năng thủ đều phi hữu.
Tạp nhiễm có 3 là: phiền não tạp nhiễm, nghiệp tạp nhiễm, sinh tạp nhiễm. Phiền não tạp nhiễm lại có 3 thứ: 1.Các kiến. 2.Tướng tham, sân,si. 3. Nguyện hậu hữu. Có thể đối trị đây, là không trí, vô tướng trí, vô nguyện trí. Nghiệp tạp nhiễm, nghĩa là chỗ tạo tác nghiệp thiện ác. Có thể đối trị đây, là bất tác trí. Sinh tạp nhiễm có 3 thứ: 1.Hậu hữu sinh. 2.Sinh rồi tâm tâm sở mỗi niệm mỗi niệm khởi. 3.Hậu hữu nối tiếp. Có thể đối trị đây, là vô sinh trí, vô khởi trí, vô tự tính trí. Như vậy trừ diệt 3 thứ tạp nhiễm, gọi là thanh tịnh. Không v.v… trí cảnh, nghĩa là 3 thứ tạp nhiễm của các pháp không v.v… Tùy theo chỗ thích ứng, trí phi không v.v…khiến làm không v.v…, do bản tính nó là không tính v.v… Vì tính bản lai của pháp giới là không nhiễm. Nếu đối với pháp giới hoặc chấp tạp nhiễm, hoặc chấp thanh tịnh, đều gọi là thiên chấp một bên, vì bản tính vô nhiễm, phi nhiễm tịnh. Để lìa bỏ cái chấp này nên nói trung đạo hành. Nghĩa là không phải do không mà có thể không đối với pháp, mà pháp tính là tự không.
Lại có 7 thứ phân biệt nhị biên. Những gì là 7?
Nghĩa là phân biệt hữu, phân biệt phi hữu đều là một bên. Kia chấp thật hữu Bổ-đặc-già-la cho là hoại diệt, vì lập không tính. Hoặc đối với vô ngã, phân biệt là vô. Để lìa phân biệt nhị biên như vậy nên nói trung đạo hành.
Nghĩa là không phải để diệt Bổ-đặc-già-la mới lập không tính, mà không tính kia bản tính tự không. Tiền tế cũng không, hậu tế cũng không, trung tế cũng không. Phân biệt sở tịch, phân biệt năng tịch đều là chấp một bên. Chấp có sở đoạn và có năng đoạn. Sợ hãi là không, nên để lìa phân biệt nhị biên như vậy, nói thí dụ hư không. Phân biệt bị sợ hãi, phân biệt do kia sinh sợ hãi đèu là cháp một bên. Chấp có biến kế sở chấp sắc v.v… có thể sinh sợ hãi, nên chấp có do kia sinh khổ pháp, có thể sinh sợ hãi, nên để lìa phân biệt nhị biên như vậy nói thí dụ như người thợ vẽ. Cái thí dụ hư không, là vì Thanh Văn mà nói. Nay thí dụ người thợ vẽ là vì Bồ-tát mà nói. Phân biệt sở thủ, phan biệt năng thủ, đều là chấp một bên. Để lìa phân biệt nhị biên như vậy nên nói thí duh nhà ảo thuật. Do trí duy thức mà trí vô cảnh sinh. Do trí vô cảnh sinh, lại bỏ duy thức. Trí cảnh đã là phi hữu thức thì cũng không cần nương nhờ sở duyên thức mới sinh. Cho nên đây sở dụ và dụ là đồng pháp. Phân biệt chính tính, phân biệt tà tính đều là chấp một bên. Chấp như thật quán là chính là tà, vì 2 chủng tính. Để lìa phân biệt nhị biên như vậy nên nói thí dụ 2 cây dùi lửa. Nghĩa là ư cái cây tuy không có tướng lửa, do liên tục dùi cọ vào nhau mà có thể sinh lửa. Lửa sinh ra rồi trở lại đốt cháy cây. Như thế, thạt quán cũng như vậy. Tuy không có cái tướng chính tính Thánh đạo, mà có thể phát sinh chính tính Thánh tuệ. Như vậy chính tính Thánh tuệ sinh rồi, lạincó thể khiển trừ thật quán như vậy. Do đay sở dụ và dụ là đồng pháp. Nhưng như thật quán tuy không có tướng chính tính, vì thuận chính tính nên không có tướng tà tính. Phân biệt hữu dụng, phân biệt vô dụng đều là chấp một bên. Kia chấp Thánh trí cần phải trước phân biệt mới có thể trừ nhiễm, hoặc toàn vô dụng. Để lìa nhị biên phân biệt đó nên nói thí dụ ngọn đèn trước. Phân biệt và khi không khởi phân biệt v.v… đều là chấp một bên. Kia hoặc chấp năng trị hoàn toàn không khởi, hoặc chấp với nhiễm có thời gian như nhau. Để lìa nhị biên phân biệt đó nên nói thí dụ ngọn đèn sau.
Như vậy, đã nói xong về các sai biệt chính hạnh lìa nhị biên. Còn thế nào là vô sai biệt chính hành?
Tụng nói:
Sai biệt, vô sai biệt,
Sở, năng lập, nhiệm trì,
Ấn, nội trì, thông đạt,
Tăng, chứng, vận, tối thắng.
Luận nói: Như vậy có 12 thứ sở duyên: 1.An lập pháp thi thiết sở duyên. 2.Pháp giới sở duyên. 3.Sở lập sở duyên. 4.Năng lập sở duyên. 5.Nhiệm trì sở duyên. 6.Ấn trì sở duyên. 7.Nội trì sở duyên. 8.Thông đạt sở duyên. 9.Tăng trưởng sở duyên. 10.Phần chứng sở duyên. 11.Đẳng vận sở duyên. 12.Tối thắng sở duyên. Trong đây trước tiên là sở an lập, đáo bỉ ngạn v.v… các pháp môn sai biệt. Thứ hai là chân như. Thứ ba, thứ tư là theo như thứ tự. Tức 2 thứ pháp môn sai biệt đáo bỉ ngạn v.v… cần phải do thông đạt ơpháp giới mới thành. Thứ năm là tuệ cảnh do nghe mà được, vì nhiệm trì văn. Thứ sáu là tuệ cảnh do tu duy mà được, vì nghĩa của ấn trì. Thứ bảy là tuệ cảnh do tu mà được, do nội biệt trì. Thứ tám là cảnh kiến đạo trong sơ địa. Thứ chín là cảnh trong tu đạo cho đến địa thứ 7. Thứ mười là các phẩm loại sai biệt của thế xuất thế đạo trong địa thứ 7 từng phần từng phần chứng xong. Thứ mười một là hoàn thành địa thứ 8. Thứ mười hai là hoàn thành địa thứ 9, thứ 10 Như Lại địa. Nên biết trong đây tức ban đầu và thứ hai tùy các nghĩa vị mà được các tên ấy.
Như vậy đã nói xong sở duyên vô thượng. Còn tướng của tu chứng vô thượng như thế nào?
Tụng nói:
Tu chứng là không thiếu,
Không hủy động viên mãn,
Khởi kiên cố điều nhu,
Không trụ vô chướng dứt.
Luận nói: Như vậy tổng quát tu chứng có 10 thứ: 1.Không thiếu duyên chủng tính tu chứng. 2.Tin hiểu tu chứng, không hủy báng Đại thừa. 3.Phát tâm tu chứng, không bị cá thừa thấp kém quấy động. 4.Chính hành tu chứng, vì được Ba-la-mật-đa viên mãn. 5.Vào ra sinh tử tu chứng, vì khởi Thánh đạo. 6.Thành thục hữu tình tu chứng, vì thời gian dài nhóm họp các thiện căn kiên cố. 7.Tịnh độ tu chứng, vì tâm điều hòa nhu thuận. 8.Được thụ ký bất thoái địa tu chứng, vì không trụ trước sinh tử Niết-bàn, không bị 2 thứ này làm thoái chuyển. 9.Phật địa tu chứng, vì không có 2 chướng. 10.Thị hiện Bồđề tu chứng, vì không ngừng nghỉ.
Nghĩa tổng quát của vô thượng, sơ lược có 3 thứ nghĩa vô thượng thừa. Đó là chính hành vô thượng, chính hành trì vô thượng, chính hành quả vô thượng.
Vì sao luận này gọi là Biện Trung Biên?
Tụng nói:
Luận này: Biện Trung Biên,
Sâu kín nghĩa kiên thật,
Rộng lớn tất cả nghĩa,
Trừ các nghĩa không tốt.
Luận nói: Luận này có thể biện luận rõ trung đạo và nhị biên nên gọi là Biện Trung Biên. Tức là hiển thị rõ chỗ nghĩa hành năng duyên của trung đạo và nhị biên. Lại nữa luận này có thể biện luận cảnh trung đạo và nhị biên nên gọi là biện trung biên. Tức là hiển thị rõ chỗ nghĩa cảnh sở duyên của trung đạo và nhị biên. Luận này biện luận nghĩa rất sâu xa kín đáo, không phải chỗ tầm tư bình thường. Đây là nghiã kiên thật có thể xô ngã các biện luận sai trái. Đây là nghĩa rộng lớn có thể đem lại lợi lạc cho mình và người. Đây là nhất thiết nghĩa, có thể quyết liễu khắp các pháp của 3 thừa. Lại có thể trừ diệt những gì không lành tốt, vì vĩnh viễn đoạn trừ phiền não chướng sở tri chướng.
Tôi làm luận này, các công đức
Đều đem bố thí khắp quần sinh,
Khiến được thắng sinh, tăng phúc tuệ,
Mau chứng rộng lớn Tam-bồ-đề.
QUYỂN HẠ HẾT