LUẬN TẠP A TỲ ĐÀM TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu.
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Tam tạng Tăng Già Bạt Ma, người Thiên Trúc
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 2
Phẩm thứ 2: HÀNH
Đã nói các pháp trụ nơi tự tướng, pháp sinh nay sẽ nói. Nếu do các pháp gồm thâu tự tánh để cho là chúng do tự lực sinh thì không đúng. Vì sao?
Rốt ráo không thể sinh
Vì dụng lìa đồng bạn
Sức tất cả các duyên
Các pháp mới được sinh.
Rốt ráo không thể sinh, Vì dụng lìa đồng bạn: Nghĩa là vì tự tánh của các hành là yếu kém nên không thể tự sinh.
Hỏi: Nếu không tự sinh thì làm sao để sinh?
Đáp:
Sức tất cả các duyên
Các pháp mới được sinh.
Như người và thuyền nhờ nhau mới được qua đến bờ bên kia. Do sức của tất cả các duyên kia, nên tâm tâm pháp lần lượt sinh. Thâu nhận cảnh giới cũng như vậy. Trước nên nói tâm tâm pháp do trợ bạn sinh.
Nếu lúc tâm kia khởi
Tâm ấy tất cùng có
Các tụ như tâm pháp
Cùng hành bất tương ưng.
Các hành lần lượt làm nhân cho nhau sinh ra tâm kia. Hoặc nương dựa, hoặc duyên, hoặc sát-na sinh, các tụ như tâm pháp v.v… kia sinh.
Hỏi: Thế nào là các tụ như tâm tâm pháp v.v…?
Đáp:
Tưởng, dục cùng xúc, tuệ
Niệm, tư và giải thoát
Ức, định cùng với thọ
Đây nói tụ như tâm…
Tưởng là ở nơi cảnh giới giữ lấy hình tượng, diện mạo. Dục là ở nơi duyên dục thọ nhận. Xúc là ở nơi nương dựa, duyên kết, tâm hòa hợp sinh ra cảnh giới xúc. Tuệ là đối với duyên quyết định xét kỹ chắc chắn.
Niệm là đối với duyên ghi nhớ không quên. Tư là công đức và lỗi ác đều cùng trái nhau, tâm tạo tác chuyển biến. Giải thoát là đối với duyên dấy khởi tưởng nhận lấy hạn lượng kia, vì sự việc ấy tất như vậy.
Ức là đối với duyên phát sinh tỏ ngộ. Định là thọ nhận duyên không tán loạn. Thọ là đối với cảnh giới đáng vui thích, không đáng vui thích, cùng trái nhau đều thọ nhận.
Lúc tất cả tâm sinh
Thánh đã nói là sinh
Đồng chung một duyên hành
Cũng lại thường tương ưng.
Tất cả tâm thiện, bất thiện, vô ký của mười pháp này đều cùng sinh nơi đại địa có thể đạt được, nên nói là đại địa.
Đồng chung một duyên hành: Nghĩa là tất cả tâm đồng nơi một duyên chuyển, không lìa nhau, không có hai quyết định.
Cũng lại thường tương ưng: Nghĩa là lần lượt đều cùng kết hợp và cùng với tâm đều luôn tương ưng để làm xong một công việc.
Hỏi: Tương ưng có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa như nhau là nghĩa của tương ưng.
Hỏi: Tâm pháp hoặc nhiều, hoặc ít, vì sao nghĩa như nhau là nghĩa của tương ưng?
Đáp: Vì sự việc như nhau. Nếu trong một tâm có hai tưởng, hai thọ, thì không phải là nghĩa tương ưng, vì một tâm, sinh một tưởng. Tâm pháp khác cũng như vậy. Do đấy nên nghĩa như nhau là nghĩa của tương ưng.
Lại nữa, các nghĩa như nhau về thời, nương dựa, hành, duyên là nghĩa của tương ưng. Thời như nhau: Là thời gian một sát-na sinh ra. Nương dựa như nhau: Là như tâm dựa vào mắt sinh tâm, pháp cũng như vậy. Hành như nhau: Là như tâm hành nơi màu xanh sinh thì tâm pháp cũng như vậy. Duyên như nhau: Là nếu tâm duyên nơi sắc sinh thì tâm pháp cũng duyên nơi sắc. Cho nên nói là thường tương ưng.
Đã nói tâm pháp chung nơi tất cả. Tâm pháp không chung nay sẽ nói.
Các căn có hổ thẹn
Tín, ỷ, không phóng dật
Không hại, tinh tấn, xả
Tất cả tâm thiện hợp.
Các căn: Nghĩa là hai căn thiện tức không tham và không sân. Đối với đời sống và các thứ tiền của, vật dụng dứt bỏ tâm tham đắm, gọi là không tham. Đối với số chúng sinh và phi số chúng sinh, trừ diệt mọi giận dữ, gọi là không sân.
Đối với các thứ lỗi lầm xấu ác, tự thấy chán lìa, gọi là hổ. Đối với các lỗi lầm xấu ác cảm thấy xấu hổ đối với người khác gọi là thẹn.
Đối với Tam bảo, bốn đế, tâm luôn tịnh gọi là tín. Thân, tâm đều lìa ác gọi là ỷ tức (Khinh an). Hành tác phương tiện thiện, lìa bỏ việc xấu ác không làm, gọi là không phóng dật.
Không bức bách người khác gọi là không hại. Đoạn dứt điều ác đã khởi, chưa khởi, phát sinh điều thiện đã khởi, chưa khởi, mong muốn dùng phương tiện để siêng năng tu tập không dừng, gọi là tinh tấn. Tâm bình đẳng gọi là xả.
Mười pháp thiện này chung cho tất cả tâm thiện. Nếu năm thức hữu lậu, vô lậu cùng tương ưng với ý thức, nên nói là đại địa thiện.
Đã nói đại địa thiện. Về đại địa phiền não nay sẽ nói.
Hiểu tà, nhớ bất chánh
Trí không thuận, thất niệm
Bất tín, biếng nhác, loạn
Vô minh, trạo, phóng dật.
Hiểu biết điên đảo gọi là hiểu tà (Tà giải). Thọ nhận cảnh giới tà vạy gọi là nhớ bất chánh.
Quyết định điên đảo gọi là trí không thuận. Ghi nhận sai quấy, quên nhận lãnh gọi là thất niệm.
Đối với Tam bảo, bốn đế tâm bất tịnh gọi là bất tín. Không dứt trừ điều ác đã khởi, chưa khởi, không phát sinh việc thiện đã khởi, chưa khởi, không siêng năng hành tác phương tiện, gọi là biếng nhác. Bị cảnh giới lôi cuốn, phân tán theo các duyên gọi là loạn.
Biên vực trước v.v… không nhận biết gọi là vô minh. Tâm lay động không dừng gọi là trạo (Trạo cử). Lìa phương tiện tạo thiện gọi là phóng dật.
Đại địa phiền não mười
Tất cả tâm cấu uế
Không hổ và không thẹn
Gọi đại địa bất thiện.
Đại địa phiền não mười, Tất cả tâm cấu uế: Nghĩa là mười pháp như tà giải này là cùng kết hợp với tất cả tâm cấu uế, tức ở nơi năm thức thân và địa ý thức của cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Thế nên nói là đại địa phiền não.
Hỏi: Thùy miên cũng cùng kết hợp với tất cả tâm cấu uế, vì sao không lập là đại địa phiền não?
Đáp: Vì thùy miên thuận với chánh thọ. Nghĩa là chúng sinh thùy miên được trừ bỏ thì mau phát khởi định, nên không lập. Như đại địa và đại địa phiền não kia nên tạo ra bốn trường hợp: (1) Hoặc có đại địa không phải là đại địa phiền não: Nghĩa là thọ, tưởng, tư, xúc, dục. (2) Hoặc có đại địa phiền não không phải là đại địa: Nghĩa là bất tín, biếng nhác, vô minh, trạo, phóng dật. (3) Hoặc có đại địa cũng là đại địa phiền não: Nghĩa là ức, giải thoát, niệm, định, tuệ. (4) Hoặc không phải là đại địa cũng không phải là đại địa phiền não: Nghĩa là trừ từng ấy sự việc trên.
Đã nói đại địa phiền não. Đại địa bất thiện nay sẽ nói.
Không hổ và không thẹn
Gọi đại địa bất thiện.
Nghĩa là đối với các lỗi lầm xấu ác không tự chán lìa gọi là không hổ. Đối với các thứ lỗi lầm xấu ác, không hổ thẹn với người khác, gọi là không thẹn. Hai pháp này hoàn toàn là bất thiện, tương ưng với tất cả tâm bất thiện, cho nên lập trong đại địa bất thiện.
Đã nói đại địa bất thiện. Đại địa tiểu phiền não nay sẽ nói.
Phẫn, hận, cuống, xan, tật
Não, siểm, phú, cao, hại
Các phiền não như vậy
Nói là đại địa tiểu.
Đối với việc tạo lợi ích thì không tạo lợi ích, nên làm thì không làm, không nên làm lại làm, giận dữ nối tiếp nhau sinh, gọi là phẫn. Đối với việc đáng mong muốn thì không thể mong muốn, việc nên làm thì không làm, việc không nên làm lại làm, phẫn uất nối tiếp nhau sinh gọi là hận. Vì khi dể người kia nên hiện bày tướng thừa sự gọi là cuống (Dối gạt). Tiếc chấp nơi của cải, giáo pháp gọi là xan (Keo kiệt). Đối với lợi dưỡng, sự cung kính, danh dự, công đức của người khác, tâm không nhận chịu, luôn đố kỵ, gọi là tật (Ganh ghét).
Đối với sự việc không mong muốn, lại gặp sự việc đã mong muốn, trái với tư duy, tâm nóng nảy, gọi là não. Che giấu tự tánh quanh co, thuận theo thời để thích nghi gọi là siểm (Dua nịnh). Vì danh lợi nên tự che giấu lỗi ác gọi là phú (Che giấu). Gây trở ngại cho người khác bằng cách nói về tộc họ, phô bày về của cải giàu có, sắc lực, phạm hạnh, giữ giới, trí tuệ, chánh nghiệp, tâm tự thị, gọi là cao. Muốn bức bách người khác gọi là hại.
Mười pháp trên đây nói là đại địa tiểu phiền não, vì không có chung nên do tu đạo đoạn trừ, không phải do kiến đạo đoạn trừ. Ở ý địa không ở nơi năm thức, không phải một tâm đều cùng sinh, hiện hành đều khác, tức có một thì không có hai.
Hỏi: Đại địa, đại địa thiện, đại địa phiền não, đại địa bất thiện, đại địa tiểu phiền não có những sai biệt gì?
Đáp: Đại địa có bốn loại là thiện, bất thiện, vô ký ẩn mất (Hữu phú vô ký) và vô ký không ẩn mất (Vô phú vô ký). Đại địa thiện chỉ có thiện. Đại địa phiền não có hai thứ: Bất thiện và vô ký ẩn mất. Đại địa bất thiện chỉ có bất thiện. Trong đại địa tiểu phiền não, thì cuống, siểm, cao có hai loại bất thiện và vô ký ẩn mất, số còn lại hoàn toàn là bất thiện.
Trong phẩm tâm bất thiện
Tâm pháp hai mươi mốt
Dục ba kiến giảm một
Hai kiến trừ ba thứ.
Trong phẩm tâm bất thiện, Tâm pháp hai mươi mốt: Tức bất thiện nghĩa là phiền não của cõi dục tương ưng, trừ thân kiến, biên kiến. Do chuyển thành quả không yêu thích nên gọi là bất thiện. Bất thiện có tám thứ: Tham, sân, mạn, nghi, tà kiến, kiến thủ, giới thủ, vô minh không chung và vô minh tương ưng với bảy thứ ấy. Tâm tham, sân, mạn, nghi kia có hai mươi mốt pháp sinh chung với mười đại địa cùng mười pháp như biếng nhác v.v… Nghĩa là biếng nhác, vô minh, bất tín, phóng dật, trạo cử, thùy miên, giác, quán, không hổ, không thẹn.
Dục ba kiến giảm một: Nghĩa là tà kiến, kiến thủ, giới thủ của cõi dục. Tâm tương ưng với các kiến ấy có hai mươi mốt pháp cùng sinh, trừ tuệ.
Hai kiến trừ ba thứ: Nghĩa là thân kiến, biên kiến của cõi dục. Tâm tương ưng với các kiến ấy có mười tám pháp cùng sinh, trừ tuệ và không hổ, không thẹn. Các pháp khác như trước đã nói. Trừ không hổ, không thẹn vì hoàn toàn là bất thiện, không có hai tuệ, vì sử kiến tức là tuệ.
Dục thiện hai mươi hai
Bất cộng có hai mươi
Vô ký nói mười hai
Hối miên cùng tức tăng.
Dục thiện: Nghĩa là tâm tịnh của cõi dục chuyển thành quả yêu thích có ba loại là sinh đắc và văn, tư. Tâm kia có hai mươi hai pháp cùng sinh là mười đại địa, mười đại địa thiện và giác, quán.
Bất cộng có hai mươi: Tức bất cộng gọi là tâm kia chỉ riêng một, phiền não vô minh có hai mươi tâm pháp cùng sinh, trừ một phiền não.
Vô ký nói mười hai: Nghĩa là tâm vô ký không ẩn mất của cõi dục có bốn loại là báo sinh, oai nghi, công xảo và tâm biến hóa. Bốn loại tâm vô ký kia có mười hai tâm pháp cùng sinh là mười đại địa và giác, quán.
Hối miên cùng tức tăng: Nghĩa là tâm theo đuổi, biến đổi gọi là hối, là thiện, bất thiện, vô ký. Trong phẩm tâm kia là hối tiếc, ghét bỏ. Ngoài ra như trước đã nói. Nên biết hối có ba loại là thiện, bất thiện và vô ký không ẩn mất. Không phải là thứ khác, vì là tự lực. Phái Tỳ-bà-sa nói: Không muốn khiến hối có vô ký, do hối vốn nhanh nhẹn, nhạy bén. Miên là thân tâm mờ tối, duyên sơ sài nơi cảnh giới, gọi là miên. Tất cả năm phẩm tâm kia đều cùng sinh, tức nơi phẩm tâm kia tăng miên, hoặc hối, miên cùng sinh, ở trong ba phẩm tăng hai.
Hỏi: Đây là nói tâm của cõi dục, còn cõi sắc thì thế nào?
Đáp:
Thiền nhất lìa bất thiện
Ngoài biết như dục hữu
Thiền trung gian trừ giác
Ở trên quán cũng vậy.
Thiền thứ nhất không có bất thiện. Thiền ấy có bốn phẩm tâm: Thiện, bất cộng, vô ký ẩn mất và vô ký không ẩn mất. Các phẩm tâm này trừ không hổ, không thẹn, phần còn lại như nói về cõi dục.
Phẩm thiện kia có hai mươi hai. Ái, mạn, nghi cùng sinh có mười chín. Năm kiến và bất cộng cùng sinh có mười tám. Vô ký không ẩn mất có mười hai. Không hổ, không thẹn hoàn toàn là bất thiện. Cõi sắc, cõi vô sắc kia không có hối, miên cũng như vậy.
Thiền trung gian trừ giác, ngoài ra như đã nói về thiền thứ nhất.
Ở trên quán cũng vậy: Nghĩa là ở nơi thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư và cõi vô sắc đều không có quán.
Đã nói về tâm tâm pháp do sức của trợ bạn sinh. Về sắc nay sẽ nói.
Cực vi tại bốn căn
Mười thứ cần phải biết
Thân căn chín, khác tám
Nghĩa là địa có hương.
Cực vi tại bốn căn, Mười thứ cần phải biết: Nghĩa là bốn căn có mười thứ cực vi cùng sinh bốn đại: Là sắc, hương, vị, xúc. Nhãn căn, thân căn, nhĩ, tỷ, thiệt căn cũng như vậy.
Thân căn chín: Nghĩa là thân căn khác có chín loại, tức chỉ có chủng loại của thân căn kia, ngoài ra như trước đã nói. Khác tám: Nghĩa là lìa tám loại cực vi của căn sắc, hương, vị, xúc.
Hỏi: Các cực vi này là nói ở giới nào?
Đáp: Nghĩa là địa có hương. Tức trong cõi dục, cực vi cùng với hương hòa hợp. Hương và vị không lìa nhau, có hương tức có vị. Cực vi của cõi sắc vì không phải là tánh của đoạn thực, nên lìa hương, vị. Cực vi của bốn căn nơi cõi sắc có tám loại. Cực vi của thân căn khác có bảy loại. Cực vi ngoài có sáu loại.
Hỏi: Nếu cực vi của nhãn căn có mười loại thì vì sao không phải mắt tức là sắc mà tức là thứ khác. Như vậy thì tánh của pháp là tạp loạn, cùng trái với A-tỳ-đàm, vì A-tỳ-đàm nói nhãn căn gồm thâu một giới, một nhập và một ấm?
Đáp: Có hai thứ cực vi là Sự cực vi và Tụ cực vi.
Sự cực vi nghĩa là cực vi của nhãn căn, tức là cực vi của nhãn căn ở nơi cực vi khác đều nói là từ sự cực vi. Do sự cực vi nên A-tỳđàm nói nhãn căn gồm thâu một giới, một nhập, một ấm.
Tụ cực vi là rất nhiều sự, ở đây là nói về tụ cực vi, vì trụ nơi tự tướng nên pháp tướng không tạp loạn. Như pháp tương ưng với tâm, nhưng tướng kia đều khác, không phải là tạp loạn. Tụ cực vi kia cũng như vậy. Về bốn loại nghĩa xa, sau phẩm này sẽ nói.
Hỏi: Trước đã nói nếu tâm sinh, tất tâm pháp cùng sinh cùng với hành bất tương ưng. Đã nói tâm pháp, còn tâm bất tương hành thì thế nào?
Đáp:
Tất cả pháp hữu vi
Sinh, trụ và dị, diệt
Đây cũng có bốn tướng
Lần lượt lại cùng tạo.
Tất cả pháp hữu vi, Sinh, trụ và dị, diệt: Nghĩa là tất cả pháp hữu vi có bốn tướng là sinh, trụ, dị, diệt. Vì khởi trong đời nên sinh. Đã khởi lập sự việc của mình nên trụ. Đã trụ nhưng uy lực suy nên dị (Đổi khác). Đã đổi khác nên uy lực hư hoại tức diệt. Tướng này nói là tâm bất tương ưng hành.
Hỏi: Nếu tất cả pháp hữu vi có bốn tướng tức nên tướng lại có tướng nữa chăng?
Đáp: Đây cũng có bốn tướng: Tức tướng này đều cùng sinh, là sinh sinh, trụ trụ, dị dị, diệt diệt.
Hỏi: Nếu như vậy tức là vô cùng chăng?
Đáp: Lần lượt lại cùng tạo: Nghĩa là cùng tùy thuận, cùng lần lượt, cùng sinh, nên không phải là vô cùng. Sinh trước, sinh của sinh nơi sinh, là sinh của sinh nơi sinh theo sinh trước. Như thế, trụ của trụ nơi trụ, mỗi mỗi đều cùng trụ. Dị của dị nơi dị, mỗi mỗi đều cùng dị. Diệt của diệt nơi diệt, mỗi mỗi đều cùng diệt.
Hỏi: Cùng tùy thuận, cùng lần lượt, cùng tạo, thì tướng trước tạo bao nhiêu pháp?
Đáp:
Nên biết bốn tướng trước
Tướng đều tạo tám pháp
Tùy tướng cũng nên biết
Tướng tướng chỉ cùng một.
Nên biết bốn tướng trước, Tướng đều tạo tám pháp: Tức bốn tướng trước, mỗi mỗi tướng tạo tám pháp. Nghĩa là sinh trước, trừ tự mình, sinh khởi tám pháp. Ba tướng, bốn tùy tướng và pháp kia. Trụ: Là trừ tự mình, trụ nơi tám pháp. Dị: Là trừ tự mình, dị nơi tám pháp. Diệt: Là trừ tự mình, diệt nơi tám pháp. Ba tướng, bốn tùy tướng và tự tánh của pháp kia, không tự tạo, vì tự tánh không tự diệt, như đầu ngón tay không tự xúc chạm.
Hỏi: Tùy tướng tạo bao nhiêu pháp?
Đáp: Tùy tướng cũng nên biết, Tướng tướng chỉ cùng một: Tức bốn tùy tướng này mỗi tướng đều tạo một pháp. Tùy theo sinh của sinh và sinh trước. Tùy theo trụ của trụ và trụ trước. Tùy theo dị của dị và dị trước. Tùy theo diệt của diệt và diệt trước.
Đã nói các hành lần lượt cùng sinh. Như cùng một lúc sinh không tạp loạn, nay sẽ nói.
Dị tánh, tướng nói xa
Xứ sở, thời cũng vậy
Giới, chủng cùng đại địa
Phân biệt tánh các thức.
Dị tánh, tướng nói xa, Xứ sở, thời cũng vậy: Nghĩa là xa có bốn loại: Dị tánh xa, tướng xa, xứ sở xa và thời xa.
Hỏi: Những gì là pháp xa?
Đáp: Giới, chủng cùng đại địa, Phân biệt tánh các thức.
Dị tánh xa: Là như trong một thân, có giới thiện, giới ác, vô tác nối tiếp sinh, tuy ở trong một thân, cùng một lúc khởi, đồng là tánh vô tác, nhưng tánh đều khác, nên nói là xa.
Tướng xa: Là bốn đại chủng lần lượt cùng nuôi dưỡng, cùng trụ nơi một xứ, hợp làm một thể, nhưng tướng của chúng đều khác, nên nói là xa.
Xứ sở xa: Như Chấn đán đối với Thiên trúc, về đất đai tuy cùng một lúc sinh, hợp thành một thể, nhưng vì xứ sở kia là khác, nên nói là xa.
Thời xa: Là mắt sinh ra nhãn thức, nhãn thức ấy sinh sau sinh trước, thời gian là xa, nên nói là xa.
Đã nói các hành cùng một lúc sinh khởi không tạp loạn. Các hành từ nơi nhân sinh, nhân ấy nay sẽ nói.
Sở tác, cộng, tự phần
Nhất thiết tương ưng báo
Từ sáu thứ nhân này
Chuyển sinh pháp hữu vi.
Nghĩa là nhân sở tác, nhân cộng hữu, nhân tự phần, nhân nhất thiết biến, nhân tương ưng và nhân báo, sáu nhân này gồm thâu tất cả nhân. Sáu nhân này sinh ra tất cả hành hữu vi.
Đã nói tên của nhân. Mỗi mỗi tướng của nhân nay sẽ nói.
Tương tợ, không tương tợ
Đều trừ tự tánh kia
Tất cả là nhân tác
Lúc sinh không chướng ngại.
Tương tợ không tương tợ, Đều trừ tự tánh kia, Tất cả là nhân tác: Nghĩa là nếu pháp giống nhau, không giống nhau, trừ tự tánh của chúng, đều lần lượt làm nhân, nói là nhân sở tác. Vì sao? Vì lúc sinh không có chướng ngại. Tức lúc pháp sinh, trừ tự tánh, tất cả tánh đều tự trụ nơi phần khác, cùng sinh ra không chướng ngại. Như nhân nơi địa, nên tạo nghiệp tịnh, bất tịnh. Do nhân nơi không nên được tới lui qua lại. Như nhãn thức lúc sinh, vì mười bảy giới không chướng ngại, nên sinh ra tất cả giới như vậy.
Hỏi: Vì sao tự tánh đối với tự tánh không phải là nhân sở tác?
Đáp: Vì tự tánh không tự tạo. Vì tự tánh đối với tự tánh là không tự nương dựa, vì không nuôi dưỡng, không hao tổn, không thọ nhận, không hại, không nắm giữ, không hư hoại, không tăng không giảm, không thành, không bại, không chướng ngại, gọi là nhân sở tác. Vì tự tánh đối với tự tánh không là không chướng ngại nên không lập làm nhân sở tác.
Hỏi: Nếu không chướng ngại là nhân sở tác, thì vì sao tất cả pháp không trong một lúc cùng sinh và cùng diệt mà là lúc sinh rồi diệt, diệt rồi sinh?
Đáp: Vì không hòa hợp, nên tuy có nhân sở tác, nhưng cần phải có hòa hợp mới sinh. Cũng không phải tất cả pháp trong cùng một lúc hòa hợp sinh, hòa hợp diệt. Cũng không phải một hòa hợp sinh hai quả.
Hỏi: Nếu như vậy thì như có một người giết chúng sinh, các chúng sinh khác không bị chướng ngại. Vì sao kẻ giết kia có tội, không phải là các chúng sinh khác?
Đáp: Vì không có phần tâm ác, lại vì không tạo nghiệp. Đối với trộm cắp v.v… cũng như vậy.
Hỏi: Nếu vật bên ngoài là chỗ sinh khởi tăng thượng của tất cả chúng sinh, thì vì sao không cho mà lấy không đối với tất cả chúng sinh bị tội trộm cắp?
Đáp: Vì không có phần thọ nhận, vì không có công sức của người. Nếu hết thảy chúng sinh đối với người kia đều có phần thọ nhận và công sức của người thì kẻ nhận lấy đối với người kia tức bị tội trộm cắp. Cũng không phải một vật nơi tất cả chúng sinh thọ nhận cùng công sức của người đều có ba loại tăng thượng là tự tăng thượng, pháp tăng thượng và thế tăng thượng.
Tự tăng thượng: Là người kia khởi lên cảnh giới phiền não hiện ở trước, có thể tự giữ gìn, không bị nghiệp tội, chớ khiến ta phải thọ nhận khổ.
Pháp tăng thượng: Là như có người hiểu biết rộng, người ấy khởi lên cảnh giới phiền não hiện ở trước, nhưng vì giữ gìn pháp nên không tạo tội.
Thế tăng thượng: Là như có một Đại đức danh tiếng, vị này khởi lên cảnh giới phiền não hiện ở trước, nhưng vì hộ trì thế gian nên không tạo tội.
Đã nói về nhân sở tác. Nhân cộng hữu nay sẽ nói.
Một khởi tánh có dựa
Cũng lại nói không dựa
Nên biết nhân cộng hữu
Lần lượt làm nhân quả.
Một khởi tánh có dựa, Cũng lại nói không dựa, Nên biết nhân cộng hữu: Nghĩa là cùng một lúc sinh tâm tâm pháp, tùy theo tâm chuyển. Đạo của tâm bất tương ưng hành cùng định, cùng giới và bốn đại cùng sinh. Các pháp này được nói là nhân cộng hữu.
Lần lượt làm nhân quả: Nghĩa là nếu khởi cùng một lúc lần lượt làm quả thì nhân cộng hữu này có mười một nhập, tuy cùng một lúc sinh, nhưng chúng không lần lượt làm quả.
Nhân tự phần nghĩa là khác thời nhưng cùng chung một quả.
Nhân cộng hữu nghĩa là sức của các hành lần lượt cùng một lúc sinh. Tức tâm ở nơi tâm pháp tùy tâm chuyển và tâm bất tương ưng hành tùy tâm chuyển. Sắc này cũng ở nơi tâm. Mắt đối với sinh v.v… Sinh v.v… đối với mắt cùng bốn đại chủng lần lượt là nhân cộng hữu. Vì sắc tạo có đối không phải lần lượt làm quả nên không phải là nhân cộng hữu.
Hỏi: Tùy chuyển có nghĩa gì?
Đáp: Nếu có tâm tức có pháp kia. Nghĩa là tâm phẩm hạ thì pháp kia là hạ, trung thì trung, thượng thì thượng. So sánh như vậy, pháp kia có mười tùy chuyển. Đó là một khởi, một trụ, một diệt, một quả, một dựa và một báo. Thiện tức thiện, bất thiện tức bất thiện, vô ký tức vô ký, đều gắn liền với một đời sinh.
Đã nói mười thứ tùy chuyển. Trong đó, đạo hữu lậu đoạn trừ kiết có tám thứ tùy chuyển, tức trừ bất thiện, vô ký. Đạo phương tiện của thế tục, đạo giải thoát, đạo thắng tấn và các tâm hữu lậu thiện khác có bảy thứ tùy chuyển, tức trừ bất thiện, vô ký và quả giải thoát.
Đạo vô lậu đoạn trừ kiết, có bảy thứ tùy chuyển, tức trừ bất thiện, vô ký và báo. Đạo phương tiện, đạo giải thoát, đạo thắng tấn vô lậu có sáu thứ tùy chuyển, tức trừ bất thiện, vô ký, quả giải thoát và báo. Tâm bất thiện có bảy thứ tùy chuyển, tức trừ thiện, vô ký và quả giải thoát. Tâm vô ký có sáu thứ tùy chuyển, tức trừ thiện, bất thiện, quả giải thoát và báo.
Có cộng hữu cũng là nhân cộng hữu. Có cộng hữu không phải là nhân cộng hữu. Mắt kia ở nơi tám pháp cộng hữu cũng là nhân cộng hữu, tức là bốn tướng, bốn tùy tướng. Tướng đối với mắt cộng hữu là nhân cộng hữu. Tùy tướng đối với mắt cộng hữu không phải là nhân cộng hữu. Sinh ở nơi tám pháp cộng hữu là nhân cộng hữu, trừ tự tánh của sinh. Mắt và tướng khác tùy tướng sinh. Năm pháp này đối với sinh cộng hữu là nhân cộng hữu. Tùy tướng khác là cộng hữu, không phải là nhân cộng hữu. Như thế tùy tướng của tướng khác cũng như vậy, cho đến xúc nhập cũng như thế.
Ý nhập ở nơi năm mươi tám pháp cộng hữu là nhân cộng hữu. Đó là mười đại địa, tướng đại địa, bốn mươi ý nhập tướng tùy tướng. Tám pháp đối với những cộng hữu khác không phải là nhân cộng hữu. Có năm mươi bốn pháp ở nơi ý nhập cộng hữu là nhân cộng hữu, tức trừ bốn tùy tướng. Lại có thuyết nói mười bốn pháp ở nơi ý nhập cộng hữu là nhân cộng hữu, tức là mười đại địa và bốn tướng tâm. Tám mươi bốn pháp cộng hữu khác không phải là nhân cộng hữu. Đại địa cũng nói như vậy. Năm mươi tư pháp đối với tâm cộng hữu là nhân cộng hữu, trừ tùy tướng của tâm. Thuyết này là đúng, nếu khác với thuyết này thì trái với Phần Chúng Sự trong A-tỳ-đàm, nên nói như thuyết kia. Trừ các pháp như thân kiến v.v… sinh, trụ, dị, diệt, các thứ cấu uế khác nơi khổ đế, tất cả pháp như vậy đều nên biết.
Đã nói về nhân cộng hữu. Nhân tự phần nay sẽ nói.
Sinh trước cùng sinh sau
Cũng nói kia chưa sinh
Tự địa tương tợ nhân
Hoặc nói nơi địa khác.
Sinh trước cùng sinh sau: Nghĩa là quá khứ là sinh trước, đối với quá khứ sinh sau cùng với hiện tại là nhân tự phần.
Hỏi: Vì đã sinh là nhân đã sinh, lại còn có nhân chưa sinh chăng?
Đáp: Cũng nói kia chưa sinh. Chưa sinh là vị lai. Như thế, nhân sinh trước, sinh sau nên biết quá khứ, hiện tại đối với vị lai là nhân tự phần. Vị lai đối với vị lai không có nhân tự phần, vì không có trước sau.
Hỏi: Vì sao tất cả sinh trước đối với sinh sau và chưa sinh là nhân tự phần?
Đáp: Cõi dục của tự địa là nhân của cõi dục, không phải là địa khác. Cho đến phi tưởng phi phi tưởng là nhân của địa phi tưởng phi phi tưởng, không phải là địa khác. Vì sao? Vì địa đoạn nhân quả.
Hỏi: Tất cả tự địa có làm nhân cho tất cả tự địa không?
Đáp: Nhân tự phần tương tợ, tự địa cũng là nhân tự phần tương tợ, không phải là không tương tợ, như thiện làm nhân cho thiện, cấu uế làm nhân cho cấu uế, vô ký làm nhân cho vô ký. Do tương tợ nối tiếp với pháp tương tợ. Nghĩa là hành tập thiện sinh thiện, hành tập bất thiện sinh bất thiện, hành tập công xảo sinh công xảo, hành tập oai nghi sinh oai nghi. Đây là nói nội phần, ngoại phần, tùy chủng sinh cũng như vậy.
Hỏi: Hoàn toàn là nhân tự phần của tự địa hay lại còn địa khác?
Đáp: Hoặc nói về địa khác thì địa khác nên phân biệt. Nếu là pháp vô lậu thì tất cả chín địa lần lượt làm nhân. Vì lìa ái, vì không rơi vào giới, vì địa dưới làm nhân cho địa hơn, không phải địa hơn làm nhân cho địa dưới. Hữu lậu là vì bị ái trói buộc, vì rơi vào giới nên chỉ có tự địa.
Đã nói vô số thứ nhân tự phần. Pháp thiện không phải là nhân của tất cả pháp thiện nay sẽ nói.
Cấu uế có chín thứ
Lần lượt lại cùng nhân
Là thọ sinh đã được
Phương tiện sinh chẳng dưới.
Cấu uế có chín thứ: Tức chín thứ cấu uế này là từ phẩm hạ hạ cho đến thượng thượng. Lần lượt lại cùng nhân, do lần lượt nối tiếp nhau hiện tiền cùng mỗi mỗi địa kia thọ sinh, vì tất cả đều tức khắc đạt được.
Hỏi: Chín thứ cấu uế đều lần lượt cùng làm nhân, còn thứ khác thì thế nào?
Đáp: Là thọ sinh đã được: Tức nếu vì thọ sinh được thiện thì thiện ấy cũng có chín thứ lần lượt cùng làm nhân.
Hỏi: Còn phương tiện sinh thì thế nào?
Đáp: Phương tiện sinh không phải của địa dưới. Nếu là phương tiện sinh tức do văn, tư, tu sinh, nên phương tiện kia ở nơi bằng nhau và nhân tăng thêm, không phải của địa dưới. Nghĩa là nhân hạ hạ cho đến nhân thượng thượng. Thượng thượng chỉ làm nhân cho thượng thượng, cho đến không phải làm nhân cho hạ hạ.
Lại nữa, văn làm nhân cho văn, làm nhân cho tư, làm nhân cho tu. Tư làm nhân cho tư và làm nhân cho tu, không phải làm nhân cho văn, vì văn ở địa dưới. Tu chỉ làm nhân cho tu, không phải làm nhân cho thứ khác, do các thứ ấy ở địa dưới.
Lại nữa, tu tuệ có bốn loại là noãn, đảnh, nhẫn, pháp đệ nhất thế gian. Pháp noãn kia có bốn thứ nhân, đảnh có ba, nhẫn có hai, pháp đệ nhất thế gian chỉ làm nhân cho pháp đệ nhất thế gian, không phải pháp khác. Đây là nói pháp hữu lậu thiện.
Vô ký không ẩn mất có bốn loại là sinh báo, oai nghi, công xảo và tâm biến hóa. Sinh báo ấy có bốn loại nhân, oai nghi có ba, công xảo hai, tâm biến hóa chỉ làm nhân cho biến hóa. Đây là nói về hữu lậu.
Pháp vô lậu: Nghĩa là khổ pháp nhẫn làm nhân cho khổ pháp nhẫn, cho đến làm nhân cho vô sinh trí. Vô sinh trí chỉ làm nhân cho vô sinh trí, không phải thứ khác.
Đã nói về nhân tự phần. Nhân này nhận quả cho quả nay sẽ nói.
Nhân tự phần là thiện v.v…
Nhận quả nhưng không cho
Hoặc cho nhưng không nhận
Hoặc nói cùng chẳng cùng.
Có nhân tự phần thiện nhận quả nhưng không cho, nên nêu ra bốn trường hợp: (1) Thọ nhận nhưng không cho: Nghĩa là lúc đoạn dứt căn thiện, sau cùng xả mới được. (2) Hoặc cho nhưng không nhận: Nghĩa là lúc căn thiện nối tiếp sinh khởi đầu tiên đạt được. (3)Hoặc cùng nhận cùng cho: Nghĩa là không đoạn căn thiện, phần còn lại trụ nơi tự tánh. (4) Cùng không nhận không cho: Nghĩa là trừ từng ấy sự việc trên.
Lại nữa, thọ nhận cấu uế nhưng không cho: Nghĩa là lúc sẽ được quả A-la-hán, cấu uế đắc sau cùng xả. Cho nhưng không thọ nhận: Nghĩa là lúc thoái chuyển quả A-la-hán, lần đầu tiên được. Đều cùng có: Nghĩa là chưa lìa dục, ngoài ra trụ nơi tự tánh. Đều cùng không: Nghĩa là trừ từng ấy sự việc trên.
Đã nói pháp không duyên, có duyên. Thọ nhận nhưng không cho: Nghĩa là tâm thiện theo thứ lớp cùng tâm cấu uế và tâm vô ký hiện tiền. Cho nhưng không nhận: Nghĩa là tâm cấu uế và tâm vô ký theo thứ lớp cùng tâm thiện hiện tiền. Đều cùng có: Nghĩa là tâm thiện thứ lớp cùng tâm thiện hiện tiền. Đều cùng không: Nghĩa là trừ từng ấy sự việc trên.
Tâm cấu uế và tâm vô ký cũng nói như vậy.
Đã nói về nhân tự phần. Nhân nhất thiết biến nay sẽ nói.
Khổ, tập ở tự địa
Nghi, kiến cùng vô minh
Nói nhân nhất thiết biến
Các phiền não trước khởi.
Khổ tập ở tự địa, Nghi, kiến cùng vô minh, Nói nhân nhất thiết biến: Nghĩa là vì nuôi lớn cảnh giới, vì hoàn toàn quyết định, vì hai thứ sử, vì tất cả phiền não đều gồm thâu trong khổ, tập đế. Kiến khổ, tập đoạn trừ, chủng tử phiền não nơi kiến nghi. Tức là phiền não kia do kiến khổ, tập đoạn trừ tương ưng với vô minh và vô minh không chung. Các sử này tuy không siêng tạo phương tiện nhưng cũng bừng cháy và vì phiền não hiện có khắp nên nói là nhân nhất thiết biến, vì phân biệt đoạn nhận biết, vì phân biệt giới là tự địa, không phải là địa khác.
Hỏi: Những gì là nhân biến? Phần nào là nhân biến?
Đáp: Các phiền não trước khởi, làm nhân nhất thiết biến cho quá khứ, hiện tại, vị lai. Làm nhân nhất thiết biến cho hiện tại, vị lai.
Lại nữa, các phiền não nơi tâm nối tiếp sinh khởi. Như ngã kiến, xét kỹ để chấp trước như thế do sức của kiến nên sinh khởi. Luôn suy xét kỹ để chấp trước như thế nên hủy báng chân đế cùng thọ nhận đệ nhất và thanh tịnh. Đối với đế sinh ra các lầm lỗi sai biệt như do dự, tham, sân, si, mạn v.v… Tất cả nhất thiết biến như vậy cần nên biết. Về nhất thiết biến nơi phẩm Sử sẽ nói.
Đã nói về nhân nhất thiết biến. Nhân tương ưng nay sẽ nói.
Là pháp đồng một hành
Một dựa cũng một thời
Cùng một cảnh giới chuyển
Là nói nhân tương ưng.
Hoặc hành, hoặc nương dựa, hoặc thời gian, hoặc cảnh giới theo tâm chuyển. Tức hành ấy, chỗ dựa ấy, thời gian ấy, cảnh giới ấy là tâm pháp như thọ v.v.. chuyển. Nếu tâm pháp kia chuyển tức tâm kia chuyển, vì tánh yếu kém, do sức lần lượt sinh khởi, như bó lau. Thế nên nói tâm đối với tâm pháp là nhân tương ưng. Tâm pháp đối với tâm pháp và tâm làm nhân, không phải là tâm đối với tâm làm nhân. Vì sao? Vì ba sự việc: Không có nơi một sát-na có hai tâm cùng sinh. Tâm trước không chờ đợi tâm sau. Tự tánh của tất cả các pháp là không tự nhìn xét. Sắc, tâm bất tương ưng hành không có nhân tương ưng, vì không duyên.
Đã nói về nhân tương ưng. Nhân báo nay sẽ nói.
Bất thiện, thiện hữu lậu
Là thuộc về ba đời
Vì pháp kia có báo
Nên gọi là nhân báo.
Nếu pháp hữu lậu thiện và bất thiện đều rơi vào hành của ba đời, thì ở trong sinh tử, đời đời nối tiếp nhau, đều có quả báo sinh, như quả thiện đáng yêu thích, quả bất thiện không đáng yêu thích.
Có nghiệp một nhập sinh quả báo đó là mạng căn. Nếu được ý nhập tức hai nhập là ý nhập và pháp nhập. Xúc nhập cũng như vậy. Nếu được thân nhập tức ba nhập là thân nhập, xúc nhập và pháp nhập. Sắc, hương vị nhập cũng như thế. Nếu được nhãn nhập tức bốn nhập, nghĩa là nhãn nhập, thân nhập, xúc nhập, pháp nhập. Nhĩ, tỷ, thiệt nhập cũng như vậy.
Có nghiệp sinh báo hoặc năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một nhập. Do các nghiệp là vô số nên biết quả báo cũng có vô số. Như hạt giống bên ngoài là vô số, nên quả cũng là vô số, như cây lúa, mía, bồ đào v.v… Không phải là vô số, như các loại lúa mạch v.v… Nên biết duyên khởi bên trong cũng như vậy.
Có nghiệp của một đời sinh báo của ba đời. Không có nghiệp của ba đời sinh báo của một đời. Vì quả ở nơi nhân không giảm. Như thế, nghiệp của một sát-na sinh quả của nhiều sát-na, không phải nghiệp của nhiều sát-na sinh quả của một sát-na.
Nhân báo của một ấm nơi cõi dục được một quả, nghĩa là đắc. Nhân báo của hai ấm được một quả, nghĩa là thân nghiệp, khẩu nghiệp. Nhân báo của bốn ấm được một quả, nghĩa là tâm tâm pháp thiện, bất thiện.
Nhân báo của một ấm nơi cõi sắc được một quả, nghĩa là đắc và chánh thọ vô tưởng. Nhân báo của hai ấm được một quả, nghĩa là tạo sắc của thiền thứ nhất. Nhân báo của bốn ấm được một quả, nghĩa là tâm tâm pháp thiện không có nghiệp tùy chuyển. Nhân báo của năm ấm được một quả, nghĩa là tâm tâm pháp thiện có nghiệp tùy chuyển.
Nhân báo của một ấm nơi cõi vô sắc được một quả, nghĩa là đắc và chánh thọ diệt tận. Nhân báo của bốn ấm được một quả, nghĩa là tâm tâm pháp thiện nơi một nghiệp chủng, một chủng loại thân, không phải là nhiều. Nghĩa là hiện báo nơi nghiệp v.v… đều khác. Nếu cho cùng với Khế kinh A Na Luật Đà là trái nhau thì không đúng. Vì kinh ấy thuyết giảng từ đầu, nói như vầy: Vì báo của một lần thí nên sinh vào nhà thuộc tộc họ lớn. Vừa mới sinh là đã biết được thọ mạng từ kiếp trước. Tự nhận thấy quả của thí rồi, lại tăng thêm nghiệp tịnh, nên quả báo rộng thêm, cho đến lậu tận. Nói báo kia là căn bản như chủng tử của một hạt lúa.
Lại nữa, nói là người kia lúc một lần thí có rất nhiều hành, ở trong một duyên phát nguyện, hoặc nguyện được sinh lên cõi trời, hoặc nguyện được sinh trong nẻo người.
Đã nói tự tánh của nhân là như thế. Nhân thọ nhận quả và cho quả nay sẽ nói.
Năm đời giữa nhận quả
Cũng nói hai cho quả
Đã hết cho quả một
Hai nhân nên phân biệt.
Năm đời giữa nhận quả: Nghĩa là hiện tại gọi là năm nhân của đời giữa, tức trụ nơi đời hiện tại thọ nhận quả.
Cũng nói hai cho quả: Tức nếu là nhân tương ưng, nhân cộng hữu, thì trụ nơi đời hiện tại cho quả. Ở nơi lúc này nhận quả tức cũng ở nơi lúc này cho quả, nên nói là Hai cho quả.
Đã hết cho quả một: Đã hết là nhân báo của quá khứ, trụ nơi đời quá khứ cho quả.
Hai nhân nên phân biệt: Nghĩa là nhân tự phần và nhân nhất thiết biến, hoặc trụ nơi đời hiện tại cho quả, hoặc ở nơi đời quá khứ. Nhân sở tác không nói đến vì tạp loạn.
Đã nói nhân thọ nhận quả, cho quả. Về kiến lập đời nay sẽ nói.
Nhân tác tất cả pháp
Hai nhân nói hai đời
Ba khác nói ba đời
Tăng y báo công quả.
Nhân tác tất cả pháp, Hai nhân nói hai đời, Ba khác nói ba đời: Nghĩa là tất cả pháp hữu vi, vô vi đều được nói là nhân tác. Nhân tự phần, nhân nhất thiết biến nói là quá khứ, hiện tại. Ba nhân còn lại nói là ba đời. Đã phân biệt các nhân của ba đời. Nếu là nhân của quả có quả, nay sẽ nói.
Tăng y báo công quả: Tức nhân sở tác có quả tăng thượng.
Nhân tự phần, nhân nhất thiết biến có quả y. Nhân báo có quả báo. Nhân tương ưng, nhân cộng hữu có quả công dụng.
Đã phân biệt các nhân. Các pháp từ nhân sinh nay sẽ nói.
Báo sinh tâm tâm pháp
Cùng với các phiền não
Đều từ năm nhân sinh
Nghĩa ấy cần phải biết.
Báo sinh tâm tâm pháp, Cùng với các phiền não, Đều từ năm nhân sinh: Nghĩa là báo của nhân kia sinh ra tâm tâm pháp cùng với phiền não. Tức tâm tâm pháp đều từ năm nhân sinh. Báo nơi năm nhân sinh khởi tâm tâm pháp là nhân sở tác, nhân cộng hữu, nhân tự phần, nhân tương ưng và nhân báo.
Nhân sở tác: Nghĩa là pháp kia lúc sinh, pháp trụ tương tợ, không tương tợ đều không chướng ngại.
Nhân cộng hữu: Nghĩa là do sức lần lượt sinh, lần lượt làm trợ bạn và tâm bất tương ưng hành làm trợ bạn sinh ra.
Nhân tự phần: Nghĩa là pháp của tự phần đã sinh trước kia.
Nhân tương ưng: Nghĩa là nhân kia đều cùng trong một duyên chuyển.
Nhân báo: Nghĩa là pháp thiện, bất thiện kia ở đây tức là quả của nhân kia.
Trừ nhân biến, vì báo là vô ký. Phiền não nơi tâm tâm pháp trừ nhân báo vì nhiễm ô, hoặc từ nhân biến sinh. Bốn nhân khác như trước đã nói.
Nếu bất tương ưng kia
Các pháp tương ưng khác
Trừ vô lậu đầu ấy
Là từ bốn nhân sinh.
Sắc báo cùng tâm bất tương ưng hành từ bốn nhân sinh, trừ nhân biến vì vô ký, trừ nhân tương ưng vì không có duyên. Sắc nhiễm ô cùng tâm bất tương ưng hành từ bốn nhân sinh, trừ nhân tương ưng vì không có duyên, trừ nhân báo vì nhiễm ô.
Các pháp tương ưng khác, Trừ vô lậu đầu ấy: Nghĩa là tâm tâm pháp hữu lậu thiện, tâm tâm pháp oai nghi, công xảo, biến hóa, trừ khổ pháp nhẫn tương ưng, các tâm tâm pháp vô lậu khác, từ bốn nhân sinh tức trừ nhân biến và nhân báo.
Gọi bất tương ưng khác
Tự phần nên biết ba
Cùng các tương ưng khác
Mới sinh pháp vô lậu.
Nghĩa là báo sinh nhiễm ô, ngoài ra nếu có nhân tự phần, trừ vô lậu ban đầu, là từ ba nhân sinh: Nhân sở tác, nhân cộng hữu, nhân tự phần, không phải là nhân tương ưng, vì không có duyên, nên hai nhân trước đã trừ.
Cùng các tương ưng khác, Mới sinh pháp vô lậu: Nghĩa là như pháp tương ưng với khổ pháp nhẫn, cũng có ba nhân sinh: Nhân sở tác, nhân cộng hữu và nhân tương ưng, vì không có vô lậu sinh trước nên không có nhân tự phần, cũng không có nhân biến, nhân báo.
Ở trong bất tương ưng
Là từ nơi hai nhân
Nếu từ một nhân sinh
Nên biết tất không có.
Ở trong bất tương ưng, Là từ nơi hai nhân: Nghĩa là sắc, tâm bất tương ưng hành, trong phẩm vô lậu ban đầu, đều từ hai nhân sinh là nhân sở tác và nhân cộng hữu.
Đã nói tất cả pháp hữu vi, ở trong phần kia đã nói rộng. Các pháp từ một nhân sinh, tất là không có. Vì sao? Vì tự tánh của các pháp hữu vi là yếu kém, cho đến một cực vi sinh ra, cũng trừ phần của tự mình.
Nhân sở tác của tất cả các pháp khác và sinh, trụ, dị, diệt cùng sinh cũng có nhân cộng hữu. Đây là nói chung về nghĩa, tức lược nêu về bốn loại pháp báo sinh ra pháp nhiễm ô, trừ báo và pháp vô lậu ban đầu.
Các pháp không nhiễm ô khác và vô lậu ban đầu kia, báo ấy sinh tương ưng, bất tương ưng, cho đến pháp vô lậu ban đầu. Báo kia sinh tương ưng là từ năm nhân sinh, tức trừ nhân biến. Báo sinh bất tương ưng là từ bốn nhân sinh, tức trừ nhân biến, nhân tương ưng. Như thế nhiễm ô, tương ưng, bất tương ưng có khác nhau là chỉ trừ nhân báo. Hoặc từ nhân nhất thiết biến sinh, trừ báo và pháp vô lậu ban đầu.
Các pháp tương ưng không nhiễm ô khác là từ bốn nhân sinh, trừ nhân biến, nhân báo. Pháp bất tương ưng từ ba nhân sinh, tức trừ nhân biến, nhân tương ưng, nhân báo.
Pháp tương ưng với vô lậu ban đầu từ ba nhân sinh là nhân tương ưng, nhân cộng hữu và nhân sở tác. Pháp bất tương ưng từ hai nhân sinh là nhân sở tác và nhân cộng hữu.
Đã nói về các nhân. Như nhân này, Đức Thế Tôn vì lực giáo hóa cùng diệu lực nhận biết rõ tướng chân thật nên giảng nói về duyên, nay sẽ nói.
Thứ đệ cũng duyên duyên
Tăng thượng cùng với nhân Pháp từ bốn duyên sinh Đức Thế Tôn đã nói.
Tánh của tất cả pháp là do lực của duyên, lực của cảnh giới thâu nhận sinh ra, vì tánh yếu kém. Tất cả duyên đều thuộc về bốn duyên. Nếu duyên kia ở nơi phương tiện là mở bày, dẫn dắt là Duyên thứ đệ. Nhận giữ phương tiện là Duyên duyên. Phần không chướng ngại là Duyên tăng thượng. Phương tiện của pháp chủng tử là Duyên nhân.
Trừ tâm sau La-hán
Các tâm tâm pháp khác
Thường có hành đã sinh
Là nói duyên thứ đệ.
Trừ tâm tương ưng sau cùng của A-la-hán, các tâm tâm pháp của quá khứ, hiện tại khác, mỗi mỗi đều nối tiếp nhau sinh. Vì các tâm kia mỗi mỗi đều nối tiếp nhau sinh không gián đoạn, nên gọi là duyên thứ đệ. Tâm tương ưng sau cùng của A-la-hán kia không phải là duyên thứ đệ, vì không có tâm khác nối tiếp nhau. Do tâm tâm pháp ở vị lai chưa khởi, nên không có tâm khác nối tiếp nhau, tức cũng không có duyên thứ đệ.
Cũng không phải lập phương tiện theo thứ lớp trước sau ở vị lai. Nếu lập phương tiện theo thứ lớp trước sau ở vị lai là làm hoại nghĩa tu của chánh phương tiện. Tu chánh phương tiện, tu tà phương tiện, nên tùy theo phần thứ lớp sinh. Hoặc nói một tâm theo thứ lớp kiến lập hai tâm là thiện và nhiễm ô. Hoặc lúc chánh tư duy, tâm thiện sinh tâm nhiễm ô là phi số diệt. Hoặc lúc tư duy về tà phương tiện, tâm nhiễm ô sinh tâm thiện là phi số diệt, như hạt giống cũng là mầm, cũng là cháo nhuyễn. Nếu mầm gồm đủ sự hòa hợp thì sinh ra, còn cháo nhuyễn thì không sinh. Nếu cháo nhuyễn có đủ sự hòa hợp thì cháo nhuyễn sinh, còn mầm mộng thì không sinh. Điều này tức không đúng. Vì sao? Vì trước đã nói là trước sau không phải phần. Do tâm sau cùng của A-la-hán là ý giới, nên cho là duyên thứ đệ, tức không đúng vì phần duyên khác.
Nếu nói tâm sau cùng của A-la-hán không là chỗ dựa của ý thức thì cũng gọi là ý giới, vì được tướng nương dựa. Tâm sau cùng của A-la-hán như vậy là nối tiếp không gián đoạn, nên cũng gọi là duyên thứ đệ, điều này cũng không đúng. Vì sao? Vì phần duyên là khác, vì tướng nên lập giới. Như không có phần mắt thì không thấy, vì nhãn thức không nên cũng gọi là nhãn giới, vì cũng được tướng nương dựa. Tâm sau cùng của A-la-hán như trước đã nói. Duyên là nghiệp nên kiến lập tâm sau cùng của A-la-hán làm duyên thứ đệ, nơi nghiệp nối tiếp nhau không gián đoạn sinh ra, chẳng phải là phần nơi tâm pháp cũng nói như vậy. Thường nghĩa là không phải như nhân tự phần, nhân biến.
Hỏi: Vì sao sắc và tâm bất tương ưng hành không phải là duyên thứ đệ?
Đáp: Do tạp loạn. Không tạp loạn là nói duyên thứ đệ. Do sắc, tâm bất tương hành là tạp loạn, nên không phải là duyên thứ đệ, vì cùng một lúc hành thiện, bất thiện, vô ký, hữu lậu, vô lậu hiện tiền ở giới khác.
Cõi dục có ba thứ tư duy là văn tuệ, tư tuệ sinh tuệ, không phải là tu tuệ, vì cõi dục là bất định. Văn tuệ, tư tuệ của cõi dục kia theo thứ lớp nơi Thánh đạo hiện ở trước. Ba loại tư duy của Thánh đạo cũng theo thứ lớp hiện ở trước.
Cõi sắc có ba thứ tư duy là văn tuệ, tu tuệ sinh tuệ, không phải là tư tuệ, vì cõi sắc là cõi định. Văn tuệ, tu tuệ của cõi sắc kia theo thứ lớp nơi Thánh đạo hiện ở trước. Thánh đạo theo thứ lớp nơi văn tuệ, tu tuệ hiện ở trước.
Cõi vô sắc có hai thứ tư duy là tu tuệ và sinh tuệ. Tu tuệ kia theo thứ lớp nơi Thánh đạo hiện ở trước. Thánh đạo cũng theo thứ lớp nơi tu tuệ hiện ở trước. Về nghĩa này trong phẩm Trạch sẽ nói rộng.
Hoặc thứ lớp pháp, tâm
Không phải tâm vô gián
Vô gián không thứ lớp
Cùng, không cùng nên biết.
Hoặc thứ lớp pháp, tâm, Không phải tâm vô gián: Nghĩa là trừ sát-na của chánh thọ đầu, các sát-na của chánh thọ khác nối tiếp cùng khởi tâm định không gián đoạn, không phải là theo thứ lớp. Sát-na của chánh thọ đầu, sinh, trụ, dị, vô thường kia cùng các tâm nối tiếp nhau.
Sinh, trụ, dị, vô thường kia đều cùng có, nghĩa là sát-na của chánh thọ đầu, trừ khởi tâm định, còn lại là các tâm nối tiếp nhau. Không đều cùng có, nghĩa là trừ sát-na của chánh thọ đầu, sinh, trụ, dị, vô thường kia là các sát-na của chánh thọ nối tiếp nhau khác, cùng với sinh, trụ, dị, vô thường kia. Nếu theo thứ lớp của pháp tâm cùng chánh thọ vô gián kia nên nêu ra bốn trường hợp:
(1) Hoặc theo thứ lớp của pháp tâm không phải là chánh thọ vô gián: Nghĩa là sát-na của chánh thọ đầu, trừ khởi tâm định, còn lại là các tâm nối tiếp nhau.
(2) Chánh thọ vô gián không phải là thứ lớp của pháp tâm: Nghĩa là trừ sát-na của chánh thọ đầu, còn lại là các chánh thọ nối tiếp nhau của sinh, trụ, dị, vô thường kia.
(3) Đều cùng có: Nghĩa là trừ sát-na của chánh thọ đầu, còn lại là các chánh thọ nối tiếp nhau và khởi tâm định.
(4) Đều cùng không: Nghĩa là sát-na của chánh thọ đầu nơi sinh, trụ, dị, vô thường kia, trừ khởi tâm định. Tức sinh, trụ, dị, vô thường nơi các tâm nối tiếp nhau khác. Là sinh, trụ, dị, vô thường nơi chánh thọ diệt tận. Vì tâm dẫn dắt, tâm tạo tác, vì tâm thứ lớp, tâm trái nhau, không phải là tâm nơi duyên thứ đệ đã khởi tâm định ở trước, tuy có định nối tiếp không gián đoạn, nhưng do không phải tâm, nên trở lại dùng tâm làm duyên thứ đệ.
Đã nói duyên thứ đệ. Duyên duyên nay sẽ nói.
Cảnh giới nơi tất cả
Tâm và các tâm pháp
Thế nên tất cả pháp
Được gọi là duyên duyên.
Tất cả pháp là duyên của tâm tâm pháp, tùy theo sự việc kia. Nghĩa là nhãn thức và pháp tương ưng cùng dùng sắc làm duyên. Cho đến ý thức và pháp tương ưng cũng dùng tất cả pháp làm duyên.
Đối với một sắc, nhãn thức sinh khởi một quyết định nhận biết, nói là đều cùng thấy các sắc, điều này thì không đúng, do nhanh chóng, nên không phải nói là đều cùng thấy.
Đều cùng có: Nghĩa là tăng thượng mạn. Như vòng tròn lửa không phải là bánh xe mà tưởng là bánh xe, là tăng thượng mạn. Nếu như không thấy rõ, hoặc rõ là sắc có sai biệt thì có thể thọ nhận chung. Như ngắm xem khu rừng rậm, âm thanh, hương vị, xúc chạm cũng nên nhận biết như vậy.
Đã nói về duyên duyên. Duyên tăng thượng nay sẽ nói.
Nếu nhân sở tác kia
Đây tức duyên tăng thượng
Đó gọi là nhân duyên
Nên biết nói nhân khác.
Trước đã nói về nhân sở tác, nên biết tức là duyên tăng thượng, trừ tự tánh, vì tất cả tánh không chướng ngại. Lúc pháp sinh, tự làm công việc của mình, do vượt hơn nên gọi là duyên tăng thượng.
Đã nói về duyên tăng thượng. Duyên nhân nay sẽ nói.
Gọi là duyên nhân, nên biết nơi phần khác nói là nhân. Tức trừ nhân sở tác, các nhân còn lại nói là duyên nhân.
Đã nói duyên. Các pháp tùy theo duyên sinh khởi nay sẽ nói.
Tâm và các tâm pháp
Là từ bốn duyên sinh
Hai chánh thọ từ ba
Là khác nói nơi hai.
Tâm và các tâm pháp, Là từ bốn duyên sinh: Nghĩa là tâm tâm pháp từ bốn duyên sinh. Vì mở bày dẫn dắt ở trước nên sinh, là duyên thứ đệ. Cảnh giới là duyên duyên. Tức trừ tự mình, còn lại là tất cả pháp, là duyên tăng thượng. Còn nhân khác tùy theo chỗ hợp của nó, nên nói là duyên nhân.
Hai chánh thọ từ ba: Nghĩa là chánh thọ vô tưởng và chánh thọ diệt tận từ ba duyên sinh. Tâm tâm pháp trước của hai chánh thọ là duyên thứ đệ kia. Pháp thiện sinh trước của tự địa và cùng khởi bốn tướng ấy là duyên nhân. Duyên tăng thượng kia như trước đã nói.
Là khác nói nơi hai: Nghĩa là trừ định vô tưởng, định diệt tận, còn lại là tâm bất tương ưng hành và sắc, các pháp này có hai duyên sinh là duyên nhân, duyên tăng thượng.
Đã nói các pháp từ duyên sinh. Giới hạn của pháp hữu vi nay sẽ nói.
Giới hạn có ba thứ
Danh, sắc cùng với thời
Phần đầu nói một chữ
Cực vi sát-na khác.
Giới hạn có ba thứ, Danh, sắc cùng với thời: Nghĩa là tất cả pháp hữu vi được lập làm ba thứ giới hạn sai biệt, tùy theo sự việc kia gọi là giới hạn sai biệt của danh, giới hạn sai biệt của sắc và giới hạn sai biệt của thời.
Hỏi: Sự việc ấy là thế nào?
Đáp: Phần đầu nói một chữ, Cực vi sát-na khác: Tức danh ít nghĩa là một chữ, gọi đó là hết sức ít nơi một chữ, nên nói một chữ gọi là giới hạn sai biệt của danh.
Sắc ít nghĩa là một cực vi. Nếu trí hành chân thật, phân tích tướng của sắc thì sắc ấy là hết sức nhỏ nơi một vi trần, nên nói một vi trần là giới hạn sai biệt của sắc.
Thời ít nghĩa là một sát-na, một khoảng thời gian hết sức ngắn nơi một niệm, nên nói sát-na là giới hạn sai biệt của thời.
Về lượng của sát-na: Có thuyết nói: Như tráng sĩ đã nhanh chóng xoay chuyển để nhìn qua các vì sao. Theo chỗ trải qua kia, cứ nhìn một ngôi sao là một sát-na. Tất cả là như thế.
Lại có thuyết cho: Như khoảnh khắc của tráng sĩ búng ngón tay là trải qua sáu mươi bốn sát-na.
Lại có thuyết nêu: Như tráng sĩ dùng dao cực bén cắt đứt sợi tơ nhỏ Ca thi, cắt đứt một sợi tơ là một sát-na. Tất cả là như vậy.
Lại có thuyết cho: Đức Thế Tôn không nói sát-na. Như Ngài đã nói: Tỳ-kheo nên biết! Bốn kẻ thiện xạ đều giương cung cùng bắn.
Như nơi kinh kia đã nói rộng.
Đã nói về cực vi là như vậy. Về sắc tăng trưởng nay sẽ nói.
Bảy vi thành A nậu
Bảy nậu thành đồng trần
Thủy thố dương mao trần
Nên biết từ bảy khởi.
Bảy cực vi thành một A nậu. A nậu ấy là sắc rất nhỏ, thiên nhãn có thể thấy Bồ-tát, Chuyển luân vương thì thấy. Bảy A nậu là một Đồng thượng trần. Bảy Đồng thượng trần là một Thủy thượng trần. Bảy Thủy thượng trần là một Thố hào thượng trần. Bảy Thố hào thượng trần là một Dương mao thượng trần.
Ngưu mao hộ hướng trần
Chấy, rận, cùng men gạo
Nhỏ, lớn là chuyển tăng
Đều từ bảy số khởi.
Bảy Dương mao trần thành một Ngưu mao trần. Bảy Ngưu mao trần thành một Hướng du trần. Bảy Hướng du trần hợp thành một con chấy. Bảy con chấy hợp thành một con rận. Bảy con rận hợp thành men gạo tẻ.
Bảy men lúa như vậy
Chuyển tăng một ngón tay
Hai mươi bốn ngón tay
Gọi là một khuỷu tay.
Bảy men gạo tẻ hợp thành một ngón tay. Hai mươi bốn ngón tay thành một khuỷu tay.
Bốn khuỷu là một cung
Năm trăm câu-lũ-xá
Cách thôn câu-lũ-xá
Đó gọi là xứ không.
Như vậy cần nên biết, số kia tức là lượng của thân: Bốn khuỷu thành một cung. Cách thôn năm trăm cung gọi là xứ không, là một câu-lũ-xá của nước Ma-kiệt-đề, phương Bắc gọi là một nửa câu-lũ-xá.
Hỏi: Đã biết về sát-na cho đến câu-lũ-xá. Tám câu-lũ-xá gọi là một do-tuần. Nên nói về lượng của thân. Vậy dùng gì để làm lượng của thân?
Đáp: Số kia tức là lượng của thân, trước đã nói về lượng của khuỷu tay và câu-lũ-xá, nên biết tức là lượng của thân. Khuỷu tay của nhân gian kia làm lượng của thân. Người châu Diêm-phù-đề, về chiều cao là ba khuỷu tay rưỡi, hoặc bốn khuỷu tay. Người châu Phất-bà-đề cao tám khuỷu tay. Người châu Cù-đà-ni cao mười sáu khuỷu tay. Người châu Uất-đơn-việt cao ba mươi hai khuỷu tay.
Do trước nói câu-lũ-xá là lượng của thân trời. Thân của trời Tứ Thiên vương bằng một phần tư câu-lũ-xá. Thân trời Tam thập tam bằng một phần hai câu-lũ-xá. Thân của Đế Thích bằng một câu-lũxá. Thân của trời Dạ-ma bằng ba phần tư câu-lũ-xá. Thân của trời Đâu-suất-đà bằng một câu-lũ-xá. Thân của trời Hóa Tự Tại bằng một câu-lũ-xá và một phần tư. Thân của trời Tha Hóa Tự Tại bằng một câu-lũ-xá rưỡi. Đây là lượng của thân các trời cõi dục.
Nơi cõi sắc: Thân của Phạm thiên bằng một nửa do-diên. Thân của trời Phạm phước lâu bằng một do-diên. Thân của trời Đại Phạm là một do-diên rưỡi. Thân của trời Thiểu quang bằng hai do-diên. Thân của trời Vô lượng quang là bốn do-diên. Thân của trời Quang âm bằng tám do-diên. Thân của trời Thiểu tịnh bằng mười sáu dodiên. Thân của trời Vô lượng tịnh là ba hai do-diên. Thân của trời Biến tịnh là sáu mươi bốn do-diên. Thân của trời Phước ái là một trăm hai mươi lăm do-diên. Thân của trời Phước sinh là hai trăm năm mươi do-diên. Thân của trời Quảng quả là năm trăm do-diên. Thân của trời Vô tưởng cũng như vậy. Thân của trời Vô hy vọng là một ngàn do-diên. Thân của trời Vô nhiệt là hai ngàn do-diên. Thân của trời Thiện kiến là bốn ngàn do-diên. Thân của trời Thiện hiện là tám ngàn do-diên. Thân của trời Sắc cứu cánh là một vạn sáu ngàn do-diên. Trên đây là nói về thân lượng của các trời cõi sắc. Đó gọi là giới hạn sai biệt của sắc.
Hỏi: Như trước đã nói về giới hạn sai biệt của thời là một sátna. Các thời khác nay sẽ nói.
Trăm hai mươi sát-na
Gọi là Đát-sát-na
Sáu mươi gọi La-bà
Ba mươi Ma-hầu-la.
Một trăm hai mươi sát-na gọi là một Đát-sát-na. Sáu mươi Đátsát-na gọi là một La-bà, tức bảy ngàn hai trăm sát-na. Ba mươi La-bà gọi là một Ma-hầu-la-đa, tức hai mươi mốt vạn sáu ngàn sát-na.
Ba mươi Ma-hầu-la
Gọi là một ngày đêm
Hoặc ngày đêm cõi dục
Ở trên dùng kiếp số.
Ba mươi Ma-hầu-la-đa là một ngày một đêm tức có sáu trăm bốn mươi tám vạn sát-na.
Đã biết số sát-na trong ngày đêm. Về thọ mạng nay sẽ nói.
Hoặc ngày đêm cõi dục, Ở trên dùng kiếp số: Nghĩa là thọ mạng của chúng sinh nơi cõi dục, tức lấy số ngày đêm trên để làm thọ lượng của cõi dục.
Về thọ lượng của người ở châu Diêm-phù-đề, hoặc là số kiếp, hoặc là vô lượng tuổi, hoặc là mười tuổi. Người của châu Phất-bà-đề thọ lượng là hai trăm năm mươi tuổi. Người châu Cù-đà-ni là năm trăm tuổi. Người châu Uất-đơn-việt là một ngàn tuổi.
Năm mươi năm trong nhân gian là bằng một ngày một đêm trên trời Tứ Thiên vương, tức là lấy ba mươi ngày này làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của trời Tứ Thiên vương là năm trăm năm, trong nhân gian là chín trăm vạn năm, là một ngày một đêm trong địa ngục Đẳng hoạt, tức lấy ba mươi ngày này làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của địa ngục Đẳng hoạt là năm trăm năm, bằng một trăm năm của nhân gian, là một ngày một đêm ở trời Tam thập tam. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của trời Tam thập tam là một ngàn năm, là ba ức sáu trăm vạn năm của nhân gian, là một ngày một đêm của đại địa ngục Hắc thằng. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của đại địa ngục Hắc thằng là một ngàn năm, bằng hai trăm năm của nhân gian, là một ngày một đêm ở trên trời Diệm ma. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của trời Diệm ma là hai ngàn năm, bằng mười bốn ức bốn trăm vạn năm của nhân gian, là một ngày một đêm của đại địa ngục Chúng hợp. Số ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của đại địa ngục Chúng hợp là hai ngàn năm, bằng bốn trăm năm ở nhân gian, là một ngày một đêm của trời Đâu-suấtđà. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của trời Đâu-suất-đà là bốn ngàn năm, là năm mươi bảy ức sáu trăm vạn năm ở nhân gian, bằng một ngày một đêm của địa ngục Hô. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của địa ngục Hô là bốn ngàn năm, bằng tám trăm năm ở nhân gian, là một ngày một đêm trên trời Hóa lạc. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của trời Hóa lạc là tám ngàn năm, bằng hai trăm ba mươi ức bốn trăm vạn năm ở nhân gian, là một ngày một đêm ở địa ngục Đại Hô. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của địa ngục Đại Hô là tám ngàn năm, bằng một ngàn sáu trăm năm ở nhân gian, là một ngày một đêm ở trời Tha hóa tự tại. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Thọ lượng của trời Tha hóa tự tại là một vạn sáu ngàn năm, bằng chín trăm hai mươi mốt ức sáu trăm vạn năm ở nhân gian, là một ngày một đêm trong đại địa ngục Nhiệt. Số của ngày tháng năm là như vậy.
Đại địa ngục Nhiệt có thọ lượng là một vạn sáu ngàn năm. Thọ lượng của đại địa ngục Chúng nhiệt là nửa kiếp. Đại địa ngục Vô trạch có thọ lượng là một kiếp. Thọ lượng cao nhất của nẻo súc sinh cũng là một kiếp, như Long vương Trì địa. Thọ lượng tối đa của ngạ quỷ là năm trăm năm.
Hỏi: Đã nói về thọ lượng của cõi dục, còn thọ lượng của cõi trên thì thế nào?
Đáp: Ở cõi trên dùng kiếp số.
Ở cõi sắc: Như trời Phạm thân có thọ lượng là nửa kiếp. Trời Phạm phước lâu có thọ lượng là một kiếp. Trời Đại phạm có thọ lượng là một kiếp rưỡi. Trời Thiểu quang có thọ lượng là hai kiếp. Trời Vô lượng quang là bốn kiếp. Trời Quang âm là tám kiếp. Trời Thiểu tịnh là mười sáu kiếp. Trời Vô lượng tịnh là ba mươi hai kiếp. Trời Biến tịnh là sáu mươi bốn kiếp. Trời Phước ái là một trăm hai mươi lăm kiếp. Trời Phước sinh là hai trăm năm mươi kiếp. Trời Quảng quả là năm trăm kiếp. Trời Vô tưởng cũng như vậy. Trời Vô hy vọng có thọ lượng là một ngàn kiếp. Trời Vô nhiệt là hai ngàn kiếp. Trời Thiện kiến là bốn ngàn kiếp. Trời Thiện hiện là tám ngàn kiếp. Trời Sắc cứu cánh là một vạn sáu ngàn kiếp.
Nơi cõi vô sắc: Không xứ có thọ lượng là hai vạn kiếp. Thức xứ là bốn vạn kiếp. Vô sở hữu xứ là sáu vạn kiếp. Phi tưởng phi phi tưởng xứ là tám vạn kiếp.
Tất cả ba cõi đều có số thọ lượng trung bình và yểu, chỉ trừ châu Uất-đơn-việt và trời Đâu-suất-đà là trụ xứ của Bồ-tát với thân sau cùng cùng trời Vô tưởng.
Hỏi: Do đâu các pháp này nói là hành?
Đáp:
Nhiều pháp sinh một pháp
Một cũng có sinh nhiều
Duyên hành đã tạo hành
Hành ấy cần nên biết.
Không có pháp nào do tự lực sinh, vì một pháp phải do sức của nhiều pháp mới sinh. Nhiều pháp cũng do sức của một pháp nên sinh.
Tất cả pháp hữu vi đều như thế, cho nên nói là Duyên hành tạo ra hành, Hành ấy cần nên biết, vì duyên nơi hành ấy, vì có đối tượng tạo tác, nên nói là duyên hành. Vì hành đã tạo ra, vì tạo nên hành ấy, nên nói là hành tạo tác.
HẾT – QUYỂN 2