LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
CHƯƠNG VII: ĐỊNH UẨN
Phẩm Thứ Ba: LUẬN VỀ NHIẾP
(Từ quyển 166 – quyển 173)
Mười Tưởng, đó là Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thườngKhổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt. Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo cần phải phân biệt rộng ra.
Hỏi: Vì sao trong này trước phải dựa vào mười Tưởng để soạn luận?
Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, tùy theo ý muốn ấy mà soạn ra phần luận này, nhưng không trái với pháp tướng thì không cần phải vặn hỏi.
Có người nói: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Có mười Tưởng, đó là Tưởng về Vô thường cho đến Tưởng về Diệt.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không giải thích rộng ra, nay muốn giải thích về điều ấy cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao trong này chỉ nói mười Tưởng?
Đáp: Điều này không cần phải hỏi, bởi vì là kinh do Đức Phật đã nói ra, Đức Phật ở khắp nơi trong kinh chỉ nói mười Tưởng, người soạn luận từ trong lời Đức Phật đã nói không có thể tăng một mà nói là mười một Tưởng, không có thể giảm một mà nói là chín Tưởng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì pháp mà Đức Phật đã nói không có tăng giảm, cho nên không có thể tăng giảm.
Như không có tăng-không có giảm, không có nhiều-không có ít, không có thiếu-không có thêm, vô lượng vô biên cũng như vậy.
Vô lượng là bởi vì nghĩa khó suy lường, vô biên là bởi vì văn khó hiểu rõ; ví như biển rộng vô lượng vô biên, vô lượng là sâu, vô biên là rộng, giả sử trăm ngàn Na-dữu-đa số các Đại Luận Sư như Xá-lợi-tử, đối với hai câu trong kinh mà Đức Phật đã nói, soạn ra trăm ngàn bộ luận, phân biệt giải thích đến cùng tánh giác ngộ ấy, cũng không có thể cùng tận giới hạn ấy, huống là nhiều hơn hay sao?
Hỏi: Gác lại vấn đề về người soạn luận, vì sao Đức Thế Tôn chỉ nói mười Tưởng?
Đáp: Bởi vì hữu tình được hóa độ đến đây mà nói là điều cuối cùng. Nghĩa là pháp mà Đức Thế Tôn đã nói, đều quán xét hữu tình thuận theo việc làm khiến cho khéo léo đến cùng, đến đây mà dừng lại không tăng-không giảm; ví như vị thầy thuốc giỏi quán xét người có bệnh, tùy theo thích hợp mà trao cho thuốc uống không tăng-không giảm, Đức Phật cũng như vậy.
Có người nói: Đức Phật vì hiển bày Thánh đạo, gia hạnh của Thánh đạo và quả của Thánh đạo, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, là hiển bày về Thánh đạo; nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về gia hạnh của Thánh đạo; nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, là hiển bày về quả của Thánh đạo.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về Thánh đạo, tư lương của Thánh đạo và quả của Thánh đạo, cho nên nói về mười Tưởng.
Trong này phối hợp giải thích như trước nên biết.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về Xa-ma-tha, Tỳ-bátxá-na và hai quả, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về Xa-ma-tha; nói đến Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, là hiển bày về Tỳ-bát-xá-na; nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, là hiển bày về hai quả ấy.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về bờ bên này, bờ bên kia và thuyền bè, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về bờ bên này; nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, là hiển bày về bờ bên kia; nói đến Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, là hiển bày về thuyền bè.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về lỗi lầm của các Uẩncác Cõi và quả hoàn diệt ấy, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, là hiển bày về lỗi lầm của các Uẩn; nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, là hiển bày về lỗi lầm của cõi Dục; nói đến Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về lỗi lầm của cõi Sắc; nói đến Tưởng về Chết, là hiển bày về lỗi lầm của cõi Vô sắc; nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, là hiển bày về quả hoàn diệt ấy.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về tiến vào Chánh tánh ly sinh, lìa nhiễm của ba cõi và quả của đạo ấy, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thườngKhổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, là hiển bày về tiến vào Chánh tánh ly sinh; nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, là hiển bày về lìa nhiễm của cõi Dục, bởi vì cõi Dục có ham muốn về Dâm dục và Đoàn thực, cho nên đối với tập khí nhiễm ô ấy không có thể lìa nhiễm của cõi Dục; nói đến Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về lìa nhiễm của cõi Sắc, bởi vì cõi Sắc ở trong sinh tử có Hỷ thọ thù thắng nhất, Lạc thọ thù thắng nhất, và niềm vui Khinh an thù thắng nhất ở Tĩnh lự thứ tư, đam mê đối với điều ấy cho nên không có thể lìa nhiễm của cõi Sắc; nói đến Tưởng về Chết, là hiển bày về lìa nhiễm của cõi Vô sắc, bởi vì thọ lượng lâu dài của cõi Vô sắc, say mê giữ gìn đối với điều ấy cho nên không có thể lìa nhiễm của cõi Vô sắc; nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, là hiển bày về quả của đạo ấy.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về đối trị gần mà sửa trị chướng ngại, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Vô thường, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của Ngã mạn trong các hành; nói đến Tưởng về Vô thường-Khổ, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của Giải đãi; nói đến Tưởng về Khổ-Vô ngã, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của Ngã kiến; nói đến Tưởng về Bất tịnh, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của Tham sắc; nói đến Tưởng về Chán ăn, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của say mê ăn ngon; nói đến Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của tham đắm điều đáng yêu của thế gian; nói đến Tưởng về Chết, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của ỷ lại mạng sống mà kiêu ngạo phóng túng; nói đến Tưởng về Đoạn, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của các pháp sai trái; nói đến Tưởng về Lìa, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của nhiễm trước; nói đến Tưởng về Diệt, là hiển bày về đối trị gần do chướng ngại của sở y.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về đối trị kiến chấp của ngoại đạo, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là các ngoại đạo ở trong Uẩn Vô thường phần nhiều khởi lên chấp là Thường, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Vô thường; do họ đối với Uẩn khởi lên chấp là Thường, cho nên liền nghĩ là vui sướng, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Vô thường-Khổ; do họ đối với Uẩn chấp là có vui sướng, cho nên liền nghĩ là có Ngã, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Khổ-Vô ngã; do họ chấp là có Ngã, cho nên liền nghĩ là có Tịnh, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Bất tịnh và Tưởng về Chán ăn; do họ chấp là có Tịnh, cho nên liền vui say trong sinh tử, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui; do họ đắm say sinh tử, cho nên đã không mong cầu Niết-bàn, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt; do họ không mong cầu Niết-bàn, cho nên bảo vệ yêu quý thọ mạng, bởi vì đối trị điều ấy cho nên nói đến Tưởng về Chết.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về chán ngán lỗi lầm, xa lìa lỗi lầm và chứng được công đức đã lìa xa lỗi lầm ấy, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về chán ngán lỗi lầm; nói đến Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, là hiển bày về xa lìa lỗi lầm; nói đến Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, là hiển bày về chứng được công đức đã lìa xa lỗi lầm ấy.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về Đoạn trong tạm thời và Đoạn đến cuối cùng, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về Đoạn trong tạm thời; nói đến bảy Tưởng còn lại, là hiển bày về Đoạn đến cuối cùng. Như Đoạn trong tạm thời-Đoạn đến cuối cùng, như vậy Đoạn có bóng dáng-Đoạn không có bóng dáng, Đoạn có sót lại-Đoạn không có sót lại, Đoạn có ràng buộc-Đoạn không có ràng buộc, Đoạn bẻ gãy cành lá-Đoạn nhổ bật gốc rễ, Đoạn áp chế đè bẹp Triền-Đoạn làm hại Tùy miên cũng như vậy.
Có người nói: Đức Thế Tôn vì hiển bày về gia hạnh lìa nhiễm của ba cõi, đạo lìa nhiễm của ba cõi, lìa nhiễm của ba cõi, cho nên nói về mười Tưởng. Nghĩa là nói đến Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, là hiển bày về gia hạnh lìa nhiễm của ba cõi; nói đến Tưởng về Vô thường, là hiển bày về đạo lìa nhiễm của ba cõi; nói đến Tưởng về Đoạn, là hiển bày về lìa nhiễm của cõi Dục; nói đến Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là hiển bày về gia hạnh lìa nhiễm của cõi Sắc; nói đến Tưởng về Vô thường-Khổ, là hiển bày về đạo lìa nhiễm của cõi Sắc; nói đến Tưởng về Lìa, là hiển bày về lìa nhiễm của cõi Sắc; nói đến Tưởng về Chết, là hiển bày về gia hạnh lìa nhiễm của cõi Vô sắc; nói đến Tưởng về Khổ-Vô ngã, là hiển bày về đạo lìa nhiễm của cõi Vô sắc; nói đến Tưởng về Diệt, là hiển bày về lìa nhiễm của cõi Vô sắc.
Như vậy mười Tưởng, phân biệt về Cõi: Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, là thuộc về cõi Dục-Sắc; các Tưởng còn lại là thuộc về ba cõi và không phải là thuộc về cõi.
Địa: Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn thuộc về mười địa, đó là cõi Dục, Tĩnh lự trung gian, bốn Tĩnh lự và bốn Cận phần. Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui thuộc về bảy địa, đó là cõi Dục, Vị chí, Tĩnh lự trung gian, bốn Tĩnh lự Căn bản. Bảy Tưởng còn lại, hữu lậu thì thuộc về mười một địa, đó là cõi Dục, Vị chí, Tĩnh lự trung gian, bốn Tĩnh lự Căn bản, bốn Vô sắc; vô lậu thì thuộc về chín địa, đó là Vị chí, Tĩnh lự trung gian, bốn Tĩnh lự Căn bản, ba Vô sắc dưới.
Sở y: Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, dựa vào cõi Dục; còn lại thì dựa vào ba cõi.
Hành tướng: Tưởng về Vô thường làm hành tướng Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ làm hành tướng Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã làm hành tướng Vô ngã, Tưởng về Bất tịnh làm hành tướng Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn làm hành tướng Chán bỏ, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui làm hành tướng Không đáng vui, Tưởng về Chết làm hành tướng Chết, Tưởng về Đoạn làm hành tướng Đoạn, Tưởng về Lìa làm hành tướng Lìa, Tưởng về Diệt làm hành tướng Diệt.
Có người nói: Tất cả ba loại sau đều làm bốn hành tướng DiệtTĩnh-Diệu-Ly.
Hỏi: Tưởng về Chết cũng bao gồm vô lậu, vì sao Thánh đạo lại làm hành tướng Chết?
Đáp: Chết làm sở duyên cho nên gọi là Tưởng về Chết, nhưng Tưởng ấy vẫn làm hành tướng Vô thường.
Hỏi: Nếu như vậy thì Tưởng về Chết và Tưởng về Vô thường có gì sai biệt?
Đáp: Có người nói: Quán sát các hành cuối cùng là Vô thường, Tưởng này gọi là Tưởng về Chết; quán sát các hành Vô thường trong sát-na, Tưởng này gọi là Tưởng về Vô thường.
Có người nói: Quán sát các hành Vô thường có chấp thọ, Tưởng này gọi là Tưởng về Chết; quán sát các hành Vô thường có chấp thọkhông có chấp thọ, Tưởng này gọi là Tưởng về Vô thường.
Có người nói: Đối với Xứ của hữu tình mà chuyển thì gọi là Tưởng về Chết, đối với Pháp xứ mà chuyển thì gọi là Tưởng về Vô thường.
Hỏi: Nếu Tưởng về Chán ăn làm hành tướng Chán bỏ, thì Tưởng về Bất tịnh ấy cũng làm hành tướng Chán bỏ, hai loại này có gì sai biệt?
Đáp: Tưởng về Bất tịnh thì chán bỏ đối với Sắc, Tưởng về Chán ăn thì chán bỏ đối với Vị.
Có người nói: Tưởng về Bất tịnh đối trị với tham dâm, Tưởng về Chán ăn đối trị với tham ăn. Những người có ý muốn làm cho không có Thánh đạo ở ngoài mười sáu hành tướng, họ nói Tưởng về Đoạn-LìaDiệt vô lậu, tức là làm bốn loại hành tướng của Diệt đế. Những người có ý muồn làm cho có Thánh đạo ở ngoài mười sáu hành tướng, họ nói Tưởng về Đoạn vô lậu tức là làm hành tướng Đoạn, cho đến Tưởng về Diệt vô lậu tức là làm hành tướng Diệt.
Sở duyên: Tưởng về Vô thường, hữu lậu thì ba Đế làm sở duyên, vô lậu thì Khổ đế làm sở duyên. Tưởng về Vô thường-Khổ, hữu lậu thì hai Đế làm sở duyên, vô lậu thì Khổ đế làm sở duyên. Tưởng về KhổVô ngã, hữu lậu thì tất cả pháp làm sở duyên, vô lậu thì Khổ đế làm sở duyên. Nhưng trong này Đức Phật đã nói về ba Tưởng chỉ duyên với Khổ đế chứ không phải là Đế nào khác. Tưởng về Bất tịnh do Nhãn thức làm gia hạnh mà dẫn dắt phát khởi, cho nên Sắc xứ làm sở duyên.
Tưởng về Chán ăn bởi vì chán ngán Đoàn thực, cho nên HươngVị-Xúc xứ làm sở duyên. Có người nói: Tưởng này cũng do Nhãn thức làm gia hạnh mà dẫn dắt phát khởi, cho nên chỉ dùng Sắc xứ làm sở duyên.
Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui. Có người nói: Chỉ duyên với cõi Dục, bởi vì nói Tưởng này là đối trị của tham dục, duyên với điều đáng yêu của thế gian, tham dục này chỉ có ở cõi Dục. Trong này, có người nói: Chỉ duyên với điều đáng yêu của thế gian. Có người nói: Cũng duyên với điều đáng yêu mà khởi lên tham dục.
Hỏi: Nếu chỉ duyên với cõi Dục, thì tại sao gọi là Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui?
Đáp: Tất cả (nhất thiết) có hai loại:
- Tất cả của tất cả.
- Phần ít của tất cả.
Trong này nói đến phần ít của tất cả, vì thế cho nên không có lỗi.
Có người nói: Tưởng này bao gồm duyên với ba cõi, bởi vì gọi là Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói Tưởng này là đối trị của tham dục, duyên với điều đáng yêu của thế gian, bởi vì tham dục ấy chỉ có ở cõi Dục?
Đáp: Kinh ấy hiển bày rõ ràng về bắt đầu khởi lên tiến vào gia hạnh, cho nên đưa ra cách nói này. Nếu đã thường xuyên luyện tập thành tựu đầy đủ, thì cũng có thể đoạn bỏ tham dục của cõi Sắc-Vô sắc, vì thế cho nên không có lỗi.
Tưởng về Chết, có người nói: Lấy Mạng căn trong sát-na cuối cùng làm sở duyên.
Có người nói: Lấy Mạng căn Vô thường trong sát-na cuối cùng làm sở duyên.
Có người nói: Lấy năm Uẩn câu sinh của Mạng căn trong sátna cuối cùng làm sở duyên. Có người nói: Lấy năm Uẩn câu sinh Vô thường của Mạng căn trong sát-na cuối cùng làm sở duyên.
Có người nói: Lấy Mạng căn của tất cả Chúng đồng phần làm sở duyên.
Có người nói: Lấy Mạng căn Vô thường của tất cả Chúng đồng phần làm sở duyên.
Có người nói: Lấy năm Uẩn câu sinh thuộc Mạng căn của tất cả Chúng đồng phần làm sở duyên.
Có người nói: Lấy năm Uẩn câu sinh Vô thường thuộc Mạng căn của tất cả Chúng đồng phần làm sở duyên.
Nói như vậy thì lấy năm Uẩn câu sinh Vô thường của Mạng căn cuối cùng làm sở duyên. Tưởng về Đoạn lấy Đoạn làm sở duyên, Tưởng về Lìa lấy Lìa làm sở duyên, Tưởng về Diệt lấy Diệt làm sở duyên. Ba Tưởng sau cùng này tùy theo riêng biệt như vậy, tức là đều lấy Niết-bàn Diệt đế làm nghĩa của sở duyên.
Niệm trú: Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, đi cùng với bốn Niệm trú. Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, đi cùng với Thân niệm trú.
Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, có người nói: Đi cùng
với Thân niệm trú.
Có người nói: Đi cùng với Pháp niệm trú.
Tưởng về Chết, Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, đi cùng với Pháp niệm trú.
Trí: Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, tương ưng với bốn Trí, đó là Pháp trí-Loại trí-Khổ trí-Thế tục trí. Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, tương ưng với một Trí, đó là Thế tục trí. Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, tương ưng với bốn Trí, đó là Pháp trí-Loại trí-Diệt trí-Thế tục trí.
Tam-ma-địa: Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Chết, vô lậu thì tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện. Tưởng về Khổ-Vô ngã, vô lậu thì tương ưng với Tam-ma-địa Không. Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, vô lậu thì tương ưng với Tam-ma-địa Vô tướng. Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, và trong bảy Tưởng còn lại, hữu lậu thì đều không tương ưng với Tam-ma-địa.
Căn: Nói chung đều tương ưng với ba Căn, đó là Lạc-Hỷ và Xả căn.
Đời: Đều thuộc về ba đời.
Duyên với đời: Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, duyên với ba đời. Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, thì quá khứ duyên với quá khứ, hiện tại duyên với hiện tại, vị lai sinh ra thì duyên với vị lai, không sinh ra thì duyên với ba đời.
Tưởng về Chết, có người nói: Duyên với ba đời. Có người nói:
Duyên với vị lai.
Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, duyên với không phải là đời.
Thiện…: Tất cả đều là thiện.
Duyên với thiện… Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thườngKhổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Bất tịnh, duyên với thiện-bất thiện và vô ký. Tưởng về Chán ăn, duyên với vô ký. Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, có người nói: Duyên với ba loại. Có người nói: Duyên với bất thiện và vô ký.
Tưởng về Chết, có người nói: Duyên với vô ký. Có người nói:
Duyên với cả ba loại.
Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, chỉ duyên với thiện.
Hệ thuộc ba cõi-không hệ thuộc: Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về
Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, hệ thuộc cõi DụcSắc; những Tưởng còn lại hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc.
Duyên với hệ thuộc ba cõi-không hệ thuộc: Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, duyên với hệ thuộc ba cõi. Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, duyên với hệ thuộc cõi Dục.
Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, có người nói: Duyên với cõi Dục, bởi vì nói Tưởng này là đối trị của tham dục, duyên với điều đáng yêu của thế gian, tham dục này chỉ có ở cõi Dục. Có người nói: Duyên với ba cõi, bởi vì Tưởng này gọi là Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui. Nói như vậy thì cách nói thứ nhất là hợp lý.
Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt duyên với không hệ thuộc.
Học… Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, chỉ là Phi học phi vô học; những Tưởng còn lại bao gồm ba loại, đó là Học-Vô học và Phi học phi vô học.
Duyên với Học… Tất cả các Tưởng đều duyên với Phi học phi vô học.
Do Kiến mà đoạn… Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, chỉ là do Tu mà đoạn; những Tưởng còn lại bao gồm do Tu mà đoạn và không đoạn.
Duyên với do Kiến mà đoạn… Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, duyên với do Kiến-Tu mà đoạn. Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, duyên với do Tu mà đoạn.
Tưởng về Chết, có người nói: Duyên với do Tu mà đoạn. Có người nói: Duyên với do Kiến-Tu mà đoạn.
Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, duyên với không đoạn.
Duyên với danh-nghĩa: Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thườngKhổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, bao gồm duyên với danh và nghĩa.
Tưởng về Chết, có người nói: Chỉ duyên với nghĩa. Có người nói: Bao gồm duyên với danh và nghĩa. Sáu Tưởng còn lại chỉ duyên với nghĩa.
Duyên với sự nối tiếp nhau của mình… Bảy Tưởng trước duyên với sự nối tiếp nhau của mình và nơi khác, ba Tưởng sau duyên với không phải là sự nối tiếp nhau.
Gia hạnh đắc-lìa nhiễm đắc và sinh đắc: Tất cả đều là gia hạnh đắc và lìa nhiễm đắc, không phải là sinh đắc.
Hữu lậu-vô lậu: Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về
Tất cả thế gian không đáng vui, chỉ là hữu lậu; những Tưởng còn lại bao gồm hữu lậu và vô lậu.
Các Sư nước ngoài nói: “Tưởng về Chết chỉ là hữu lậu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là các Thánh đạo làm chuyển hành tướng đang chết của Ngã.”
Lời bình: Nên nói Tưởng này bao gồm hữu lậu và vô lậu, bởi vì Tưởng này lúc gia hạnh tuy làm hành tướng đang chết của Ngã…, nhưng nếu lúc thành tựu đầy đủ thì đối với cảnh ấy vẫn làm chuyển hành tướng Vô thường.
Duyên với hữu lậu-vô lậu: Bảy Tưởng trước duyên với hữu lậu, ba Tưởng sau duyên với vô lậu.
Hỏi: Mười Tưởng này, mấy loại là hữu lậu duyên với vô lậu, mấy loại là vô lậu duyên với hữu lậu, mấy loại là hữu lậu duyên với hữu lậu, mấy loại là vô lậu duyên với vô lậu?
Đáp: Phần ít của ba loại là hữu lậu duyên với vô lậu, phần ít của bốn loại là vô lậu duyên với hữu lậu, ba loại toàn phần và phần ít của bốn loại là hữu lậu duyên với hữu lậu, phần ít của ba loại là vô lậu duyên với vô lậu.
Hỏi: Mười Tưởng này, mấy loại không phải là hữu lậu, không phải là không duyên với hữu lậu, cho đến rộng ra làm thành bốn câu phân biệt? Đáp: Câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này.
Hữu vi-vô vi: Tất cả các Tưởng đều là hữu vi.
Duyên với hữu vi-vô vi: Bảy Tưởng trước duyên với hữu vi, ba Tưởng sau duyên với vô vi.
Hỏi: Mười Tưởng này, mấy loại là tự tánh của Đoạn chứ không phải là sở duyên của Đoạn, mấy loại là sở duyên của Đoạn chứ không phải là tự tánh của Đoạn, mấy loại là tự tánh của Đoạn cũng là sở duyên của Đoạn, mấy loại không phải là tự tánh của Đoạn cũng không phải là sở duyên của Đoạn?
Đáp: Phần ít của ba loại là tự tánh của Đoạn chứ không phải là sở duyên của đoạn, phần ít của bốn loại là sở duyên của Đoạn chứ không phải là tự tánh của Đoạn, ba loại toàn phần và phần ít của bốn loại cũng là tự tánh của Đoạn-cũng là sở duyên của Đoạn, phần ít của ba loại không phải là tự tánh của Đoạn cũng không phải là sở duyên của Đoạn.
Hỏi: Mười Tưởng này, mấy loại không phải là tự tánh của Đoạn, không phải là sở duyên của Đoạn, cho đến rộng ra làm thành bốn câu phân biệt?
Đáp: Câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này.
Hỏi: Mười Tưởng này, mấy loại là Chuyển, mấy loại là Tùy chuyển?
Đáp: Ba loại là Chuyển, đó là Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn, Tưởng về Chết; bảy loại còn lại là Tùy chuyển.
Hỏi: Nếu như vậy thì lúc Tưởng nào chuyển có mấy Tưởng tùy chuyển?
Đáp: Lúc Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn chuyển, đều có bốn Tưởng tùy chuyển, đó là Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, và Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt. Lúc Tưởng về Chết chuyển, có bảy Tưởng tùy chuyển, đó là Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui.
Thế nào là bốn Tưởng tùy chuyển lúc Tưởng về Bất tịnh chuyển? Nghĩa là lúc người tu hành khởi lên Tưởng về Bất tịnh, trước tiên đi đến bãi tha ma quán về tướng bất tịnh, đó là xác chết bầm xanh-phình trướng-rữa nát, hoặc là giòi bọ-chim thú rỉa ăn, máu thịt bừa bãi-hình hài rời rã, hoặc là thịt hết-gân nối liền nhau, chỉ thấy bộ xương nối liền theo thứ tự.
Giữ lấy tướng này rồi, đến một nơi gần đó nhắm mắt tư duy, nếu đều rõ ràng hiện ra trước mắt thì tốt, nếu không rõ ràng thì nên quay lại để quán sát. Như vậy cố gắng quán về tướng bất tịnh rồi, nhanh chóng trở về nơi cư trú rửa chân trải chỗ ngồi, ngồi xếp bằng tròn điều hòa thân tâm, làm cho thân tâm mềm mại, thân tâm có thể chịu đựng, thân tâm không còn khó chịu, thân tâm lìa xa phiền não.
Đã làm cho thân tâm lìa xa các phiền não rồi, giữ lấy tướng bên ngoài trước đây để phỏng theo thân của mình, như thân kia-thân này cũng như vậy, như thân này-thân kia cũng như vậy.
Nghĩa là thân này của mình có đủ các tướng bất tịnh như trước, nhờ vào xương bàn chân để chống đỡ xương mắt cá chân, nhờ vào xương mắt cá chân để chống đỡ xương ống chân, nhờ vào xương ống chân để chống đỡ xương đầu gối, nhờ vào xương đầu gối để chống đỡ xương đùi, nhờ vào xương đùi để chống đỡ xương hông, nhờ vào xương hông để chống đỡ xương eo, nhờ vào xương eo để chống đỡ xương sống, nhờ vào xương sống kề sát nối liền bắp thịt với xương.
Lại nhờ vào xương bàn tay để chống đỡ xương khuỷu tay, nhờ vào xương khuỷu tay để chống đỡ xương cánh tay, nhờ vào xương cánh tay để chống đỡ xương vai, nhờ vào xương vai để chống đỡ xương sống.
Lại nhờ vào xương sống để chống đỡ xương gáy, nhờ vào xương gáy để chống đỡ xương quai hàm, nhờ vào xương quai hàm để chống đỡ bộ răng, phía trên có đầu lâu. Bộ xương theo thứ tự ở trong thân này như vậy, khéo chọn lấy tướng rồi buộc niệm ở giữa chặng mày.
Nhưng ý thích ấy có mở rộng-có tóm lược. Nếu người thích tóm lược thì từ giữa chặng mày tiến vào Thân niệm trú, từ Thân niệm trú tiến vào Thọ niệm trú, từ Thọ niệm trú tiến vào Tâm niệm trú, từ Tâm niệm trú tiến vào Pháp niệm trú.
Nếu người thích mở rộng thì từ giữa chặng mày khởi lên, tiếp tục quán đầu lâu-bộ răng-xương quai hàm, theo thứ tự quán sát cho đến xương bàn chân, tiếp theo nhờ vào lực tác ý thắng giải, cho nên khiến bộ xương đã quán dần dần tăng lên-dần dần rộng ra, đầy khắp một chiếc giường-một căn phòng-một tòa nhà-một ngôi chùa-một thôn làng-một cánh đồng-một khu thành-một quốc gia, cho đến bến bờ biển rộng-tất cả mặt đất, đầy khắp mọi nơi đều là xương trắng.
Tiếp tục dùng lực tác ý thắng giải, cho nên từ đó dần dần tóm lược rời bỏ mặt đất đầy xương trắng quán đến một quốc gia, rời bỏ một quốc gia quán đến một khu thành, cho đến rời bỏ một căn phòng quán đến một chiếc giường. Tiếp tục rời bỏ tướng xương vốn có bằng một chiếc giường, chỉ quán đến xương trong thân, đó là quán về xương bàn chân, tiếp theo quán về xương mắt cá chân, tiếp theo quán về xương ống chân, cho đến cuối cùng quán về xương đầu lâu, rời bỏ xương đầu lâu buộc niệm ở giữa chặng mày.
Sư Du-già ấy nếu tự tại đối với sự mở rộng và tóm lược như vậy, thì gọi là thành tựu quán Bất tịnh. Nhưng quán Bất tịnh này, có lúc ít sở duyên chứ không phải là ít tự tại, nên làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc ít sở duyên chứ không phải là ít tự tại, đó là chỉ tư duy về tướng bộ xương của thân mình, mà có thể thường xuyên tiến vào và rời khỏi quán ấy.
2. Có lúc ít tự tại chứ không phải là ít sở duyên, đó là có thể tư duy về tướng bộ xương khắp mặt đất, mà không có thể thường xuyên tiến vào và rời khỏi quán ấy.
3. Có lúc ít tự tại mà cũng ít sở duyên, đó là chỉ tư duy về tướng bộ xương của thân mình, cũng không có thể thường xuyên tiến vào và rời khỏi quán ấy.
4. Có lúc không phải là ít tự tại mà cũng không phải là ít sở duyên, đó là có thể tư duy về tướng bộ xương khắp mặt đất, cũng có thể thường xuyên tiến vào và rời khỏi quán ấy.
Vả lại, quán Bất tịnh này có lúc là sở duyên vô lượng chứ không phải là tự tại vô lượng, nên làm thành bốn câu phân biệt: Đó là câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này.
Sư Du-già ấy quán sát về tướng bất tịnh như vậy rồi, dấy lên tư duy này: Các hành sinh tử, đâu đáng vui mừng? Lúc bấy giờ đã hoàn toàn không ham thích đối với các hành của ba cõi Dục-Sắc-Vô sắc. Bởi vì như vậy cho nên Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui đã tu trước đó liền được trọn vẹn. Bởi vì lúc ấy không vui thích đối với sinh tử cho nên đã vui mừng đối với Niết-bàn. Bởi vì nhân duyên này cho nên Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt đã tu tập trước đó đều được trọn vẹn. Như vậy là bốn Tưởng tùy chuyển lúc Tưởng về Bất tịnh chuyển.
Thế nào là bốn Tưởng tùy chuyển lúc Tưởng về Chán ăn chuyển? Nghĩa là lúc người tu hành khởi lên Tưởng về Chán ăn, quán thức ăn cầm trong tay, hoặc là thức ăn trong bát từ đâu mà thành? Biết là từ các loại thóc lúa. Lại quán các loại thóc lúa từ đâu mà có? Biết là từ các loại hạt giống sai biệt trong ruộng. Lại quán các loại hạt giống do đâu mà sinh ra? Biết là do các loại bùn đất phân bón. Như vậy quán rồi liền dấy lên ý nghĩ này: Thức ăn này lần lượt chuyển đổi từ bất tịnh sinh ra, lại có thể lần lượt chuyển đổi sinh ra các thứ bất tịnh, người nào có trí mà tham đắm trong đó?
Vả lại, hành giả ấy hoặc là thường đi khất thực, hoặc là ăn trong Tăng chúng.
Thường đi khất thực: Lúc sáng sớm xỉa răng súc miệng, đối với nước dấy lên tưởng về nước tiểu, đối với tăm xỉa răng dấy lên tưởng về xương ngón tay. Lúc mặc áo ôm bát đi vào thôn làng, đối với áo dấy lên tưởng về da người ẩm ướt, đối với dây lưng dấy lên tưởng về ruột người, đối với bình bát dấy lên tưởng về đầu lâu, đối với tích trượng dấy lên tưởng về xương ống chân, đối với đá sỏi nhìn thấy giữa đường đi dấy lên tưởng về xương khô. Đã đến thôn làng thấy những tường thành dấy lên tưởng về mồ mả, thấy những trai gái dấy lên tưởng về bộ xương.
Vào lúc khất thực, nếu có được bánh thì dấy lên tưởng về bụng người, nếu có được bột rang thì dấy lên tưởng về xương vụn, nếu có được muối thì dấy lên tưởng về răng người, nếu có được cơm thì dấy lên tưởng về giòi bọ, nếu có được các loại rau thì dấy lên tưởng về tóc người, nếu có được canh thịt thì dấy lên tưởng về chất nước cặn bã, nếu có được sữa đặc thì dấy lên tưởng về não người, nếu có được bơ sữa thì dấy lên tưởng về mỡ người, nếu có được cá và thịt thì dấy lên tưởng về thịt người, nếu có được các thức uống thì dấy lên tưởng về máu người, nếu có được những viên thuốc Hoan hỷ thì dấy lên tưởng về phân khô.
Ăn trong Tăng chúng: Nếu có được rau sạch thì dấy lên tưởng về tóc người chết, ngồi ở nơi giường ghế dấy lên tưởng về đống xương, đối với những đồ ăn thức uống có được dấy lên Tưởng về Bất tịnh, đều nói như trước.
Hỏi: Vì sao hành giả đối với những đồ ăn thức uống đều dấy lên Tưởng về Bất tịnh?
Đáp: Lúc ấy hành giả dấy lên tư duy như vậy: Mình từ vô thỉ đến nay chìm trong sinh tử, bởi vì đối với bất tịnh dấy lên Tưởng về tịnh, cho nên luân hồi khắp năm nẽo nhận chịu những sự khổ não. Nay muốn tránh xa nơi ấy, hướng về niềm vui Niết-bàn, vì thế cho nên từ trong đó quán làm bất tịnh.
Lại nữa, lúc ấy hành giả dấy lên ý nghĩ này: Đừng làm cho mình đối với đồ ăn thức uống sinh ra ý tưởng về tịnh, bởi vì tăng thêm tâm tham chướng ngại Thánh đạo. Cho nên đối với đồ ăn thức uống dấy lên Tưởng về Bất tịnh, do Tưởng về Bất tịnh mà có thể chán ngán lìa bỏ.
Sư Du-già ấy đối với thức ăn khởi lên Tưởng chán ngán như vậy rồi, dấy lên tư duy này: Các hành sinh tử, đâu đáng vui mừng? Liền sinh ra chán ngán đối với các hành của ba cõi. Bởi vì như vậy cho nên Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui đã tu trước đó liền được trọn vẹn. Bởi vì lúc ấy chán ngán đối với sinh tử cho nên đã vui mừng đối với Niết-bàn. Bởi vì nhân duyên này cho nên Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt đã tu tập trước đó đều được trọn vẹn. Như vậy là bốn Tưởng tùy chuyển lúc Tưởng về Bất tịnh chuyển.
Thế nào là bảy Tưởng tùy chuyển lúc Tưởng về Chết chuyển? Nghĩa là lúc người tu hành khởi lên Tưởng về Chết, quán sát các pháp sinh diệt trong từng niệm từng niệm.
Người ấy vào mùa Xuân nhìn thấy các loại cỏ cây trổ lá đơm hoa tươi đẹp, hồng tím rực rỡ như màu sắc của vật báu tuyệt vời, sông ngòi ao hồ dần tràn đầy nước, chim cá líu lo đùa vui, liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên ngoài sinh sôi. Người ấy đi vào thôn làng thấy những trai gái, vui mừng ca hát nhảy múa ăn uống, liền đi đến hỏi: Nơi này vì sao như vậy?
Trả lời rằng: Nơi này sinh con trai-sinh con gái. Liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên trong sinh sôi.
Lại vào mùa Hạ nhìn thấy các loại cỏ cây, cành nhánh vút cao um tùm-hoa lá tươi tốt, sông hồ dâng tràn, sóng lớn quay vòng tung bọt vỗ vào ven bờ, liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên ngoài nay đã hưng thịnh. Người ấy đi vào thôn làng thấy những trai gái, đánh trống thổi kèn-ca múa vui cười sung sướng, ngựa xe tấp nập rộn ràng, liền đi đến hỏi: Nơi này vì sao như vậy? Trả lời rằng: Trong vùng này có việc lấy vợ-lấy chồng. Liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên trong nay đã lớn mạnh.
Lại vào mùa Thu nhìn thấy các loại cỏ cây, bị mặt trời mùa Thu hong khô, gió lạnh thổi vào, màu xanh tiêu hết, lá đều vàng úa, dòng nước chảy vào sông hồ dần dần giảm bớt, liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên ngoài nay đã suy tàn. Người ấy đi vào thôn làng thấy những trai gái, tóc bạc-mặt nhăn cầm gậy mà đi, thân hình còm xuống hơi thở hổn hển, liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên trong nay đã già yếu.
Lại vào mùa Đông nhìn thấy các loại cỏ cây, sương gió lững lờ lay động, lá đều lả tả rơi rụng, cành nhánh bị gãy chết khô, dòng nước chảy vào sông hồ dần dần đều hết cho đến khô cạn, liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên ngoài nay đã diệt mất. Người ấy đi vào thôn làng thấy những trai gái, đầu tóc rối tung-đấm ngực kêu gào, lăn lộn đưới đất, liền đi đến hỏi: Nơi này vì sao như vậy? Trả lời rằng: Nơi này cha mẹ qua đời. Liền dấy lên nghĩ như vậy: Lúc này các pháp bên trong nay đã diệt mất.
Người ấy đối với Vô thường trong-ngoài như vậy, cố gắng giữ lấy tướng rồi nhanh chóng trở về nơi cư trú, rửa chân trải chỗ ngồi, ngồi xếp bằng tròn điều hòa thân tâm, làm cho thân tâm mềm mại, thân tâm có thể chịu đựng, thân tâm không còn khó chịu, thân tâm lìa xa phiền não.
Đã làm cho thân tâm lìa xa các phiền não rồi, bên trong trú vào tâm ấy, tu tập đối với Tưởng về Chết.
Nghĩa là như các tướng Vô thường đã nhìn thấy, quán sát một thời kỳ trong thân, lúc các Uẩn tiến vào thai thì sinh ra, cho đến lúc già-chết thì diệt đi.
Lại đối với một thời kỳ có bao nhiêu phần vị, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi phần vị tùy theo quán một phần vị, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một phần vị có bao nhiêu năm, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi năm tùy theo quán một năm, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một năm có bao nhiêu mùa, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi mùa tùy theo quán một mùa, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một mùa có bao nhiêu tháng, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi tháng tùy theo quán một tháng, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một tháng có bao nhiêu ngày đêm, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi ngày đêm tùy theo quán một ngày đêm, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một ngày đêm có bao nhiêu Mâu-hô-lật-đa, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi Mâu-hô-lật-đa tùy theo quán một Mâu-hôlật-đa, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một Mâu-hô-lật-đa có bao nhiêu Lạp-phược, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi Lạp-phược tùy theo quán một Lạp-phược, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một Lạp-phược có bao nhiêu Đát-sát-na, các Uẩn đều khác nhau, rời bỏ mọi Đát-sát-na tùy theo quán một Đát-sát-na, các Uẩn trước sinh ra-sau diệt đi.
Lại đối với một Đát-sát-na có bao nhiêu Sát-na, các Uẩn đều khác nhau, bởi vì Sát-na nhiều nhất cho nên ở trong đó dần dần quán tóm lược, cho đến quán Uẩn trong hai Sát-na sinh ra, hai Sát-na diệt đi, thì gọi là trọn vẹn gia hạnh về quán Sinh diệt.
Từ đây không gián đoạn có thể quán các Uẩn trong một Sát-na sinh ra, một Sát-na diệt đi, thì gọi là thành tựu về quán Sinh diệt. Lúc bấy giờ gọi là trọn vẹn Tưởng về Chết, bởi vì các phần vị diệt đi tức là chết. Người tu hành ấy quán tỉ mỉ (đế quán) về Uẩn sinh diệt rồi, liền dấy lên nghĩ như vậy: Đức Thế Tôn đã nói các hành Vô thường, quả thật là khéo nói, bởi vì sinh diệt tức là Vô thường.
Như vậy lúc hành giả chuyển Tưởng về Chết, làm cho các Tưởng về Vô thường đã tu trước đó đều được trọn vẹn. Hành giả lại quán các Uẩn nối tiếp nhau, Uẩn trong sát-na trước bởi vì Uẩn trong sát-na sau đã bức bách, cho nên sinh ra rồi liền diệt đi. Như vậy quán rồi liền dấy lên ý nghĩ này: Đức Thế Tôn đã nói Vô thường cho nên Khổ, quả thật là khéo nói, bởi vì bức bách tức là Khổ.
Như vậy lúc hành giả chuyển Tưởng về Chết, làm cho các
Tưởng về Vô thường-Khổ đã tu trước đó đều được trọn vẹn. Hành giả lại quán Uẩn trong sát-na trước vừa diệt đi, Uẩn trong sát-na sau đã
sinh ra. Giả sử Uẩn trước nghĩ rằng nay mình không diệt đi, Uẩn sau nghĩ rằng nay mình không sinh ra, lúc ấy đối với sự mong muốn đều không tự tại, bởi vì Uẩn trước do sau thúc ép cho nên chắc chắn diệt đi, Uẩn sau do trước lôi kéo cho nên chắc chắn sinh ra. Như vậy quán rồi liền dấy lên ý nghĩ này: Đức Thế Tôn đã nói Tưởng về Khổ-Vô ngã, quả thật là khéo nói, bởi vì không tự tại tức là Vô ngã.
Như vậy lúc hành giả chuyển Tưởng về Chết, làm cho Tưởng về Khổ-Vô ngã đã tu trước đó đều được trọn vẹn. Hành giả lại quán các hành sinh diệt không tự tại, cho nên ở trong tụ hành trống rỗng, không sinh lòng ham thích, vì vậy mà không sinh lòng vui thích đối với các hành của ba cõi.
Như vậy lúc chuyển Tưởng về Chết, làm cho Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui đã tu trước đó đều được trọn vẹn. Người tu hành ấy đã không vui thích đối với sinh tử cho nên liền vui với Niết-bàn.
Như vậy lúc chuyển Tưởng về Chết, làm cho Tưởng về Đoạn-LìaDiệt đã tu trước đó đều được trọn vẹn. Vì vậy cho nên nói là bảy Tưởng tùy chuyển lúc Tưởng về Chết chuyển.
Hỏi: Lúc tu các Tưởng có tác ý thắng giải, có tác ý chân thật; tác ý thắng giải ấy đã quán sát không thật, sao không phải là điên đảo?
Đáp: Bởi vì người tu hành ấy biết không phải là chân thật, không sinh tâm chấp là thật, cho nên không phải là điên đảo.
Hỏi: Nếu biết là không thật thì tại sao vẫn còn thực hiện?
Đáp: Bởi vì chế phục phiền não, cho nên cần phải thực hiện.
Hỏi: Pháp này nếu không thật, thì làm sao có thể chế phục phiền não?
Đáp: Bởi vì thực hiện về Tưởng ấy, thì có năng lực chế phục được phiền não. Như đối với người nữ khác dấy lên Tưởng về mẹ thì không sinh lòng tham nhiễm, đối với người oán ghét mà dấy lên Tưởng về người thân thương thì không sinh lòng giận dữ, đối với tôi tớ mà dấy lên Tưởng về tôn quý thì không sinh lòng kiêu mạn, pháp này cũng như vậy cho nên cần phải quán sát.
********
Hỏi: Tưởng về Vô thường… thâu nhiếp mấy Tĩnh lự…?
Đáp: Tưởng về Vô thường thâu nhiếp bốn Tĩnh lự, bốn Vô sắc, bốn Giải thoát. Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa của mình. Như Luận giả Phân Biệt chấp nhận thâu nhiếp tánh khác, ngăn chặn thâu nhiếp tự tánh. Nay ngăn chặn ý đó, chấp nhận thâu nhiếp tự tánh, ngăn chặn thâu nhiếp tánh khác, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao trong này không nói Tưởng trở lại thâu nhiếp Tưởng?
Đáp: Có người nói: Bởi vì là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.
Có người nói: Trong này nên đưa ra cách nói này: “Tưởng về Vô thường… thâu nhiếp mấy Tưởng…?
Đáp: Tưởng về Vô thường thâu nhiếp Tưởng về Vô thường, cho đến Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, thâu nhiếp Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui.” Cần phải đưa ra cách nói này, mà không nói thì nên biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Trong này muốn thành lập về nghĩa chưa thành lập, Tưởng trở lại thâu nhiếp Tưởng không cần thành lập, cho nên không nói.
Hỏi: Nếu như vậy thì văn sau cũng không cần nói là Tĩnh lự thứ nhất… trở lại thâu nhiếp Tĩnh lự thứ nhất…?
Đáp: Có người nói: Các Tĩnh lự thâu nhiếp Thể của nhiều pháp, không phải là đối với nhiều pháp, nghĩa về thâu nhiếp tự tánh không nói mà tự thành, Tưởng chỉ là một pháp, cho nên không phải là vấn nạn.
Có người nói: Văn ấy cũng không cần nói là các Tĩnh lự thâu nhiếp các Tĩnh lự, mà nói đến là muốn nêu rõ các loại văn từ-các loại giải thích, nhờ vào các loại văn từ-các loại giải thích bổ sung cho nghĩa thì nghĩa sẽ dễ hiểu.
Có người nói: Vì nêu rõ hai môn loại, hai phương thức, hai giai đoạn, hai ngọn đuốc, hai ánh sáng, hai cảnh vật, hai loại văn từ mô phỏng. Như không nói là Tưởng thâu nhiếp Tưởng, như vậy cũng không nên nói là các Tĩnh lự thâu nhiếp các Tĩnh lự. Như văn sau nói là các Tĩnh lự thâu nhiếp các Tĩnh lự, như vậy cũng nên nói là Tưởng thâu nhiếp Tưởng. Muốn làm cho hai nghĩa của đôi bên đều thông suốt, cho nên đưa ra hai văn để biểu đạt phỏng theo lẫn nhau.
Có người nói: Trong này phân tích về nghĩa của Thâu nhiếp và Tương ưng, bởi vì Tưởng đối với Tưởng chỉ có nghĩa về Thâu nhiếp, không có nghĩa về Tương ưng, cho nên không nói.
Cách nói này không hợp lý, bởi vì đối với Trí và Đẳng trì cũng không nên nói là không có Tương ưng. Nên đưa ra cách nói này: Tự tánh của Tưởng không có xen tạp, đối với Thâu nhiếp dễ dàng hiểu rõ, cho nên không nói; Trí và Đẳng trì, hoặc là tự tánh có xen tạp, hoặc là hành tướng có xen tạp, đối với Thâu nhiếp khó hiểu rõ ràng, cho nên nói đến.
Tưởng về Vô thường thâu nhiếp bốn Tĩnh lự, đây tức là nói chung. Nhưng các Tĩnh lự đều là tánh thuộc năm Uẩn, Tưởng về Vô thường này chỉ thâu nhiếp Tưởng uẩn chứ không thâu nhiếp Uẩn khác. Ở trong Tưởng uẩn chỉ thâu nhiếp Tưởng về Vô thường chứ không thâu nhiếp Tưởng khác. Ở trong Tưởng về Vô thường, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, vị lai thâu nhiếp vị lai, hiện tại thâu nhiếp hiện tại, hữu lậu thâu nhiếp hữu lậu, vô lậu thâu nhiếp vô lậu, Học thâu nhiếp Học, Vô học thâu nhiếp Vô học, Phi học phi vô học thâu nhiếp Phi học phi vô học, pháp lui sụt thâu nhiếp pháp lui sụt, cho đến pháp bất động thâu nhiếp pháp bất động; trong đó ở Tĩnh lự thứ nhất thì thâu nhiếp Tĩnh lự thứ nhất, cho đến ở Tĩnh lự thứ tư thì thâu nhiếp Tĩnh lự thứ tư. Vì vậy nói chung là thâu nhiếp bốn Tĩnh lự.
Như nói về thâu nhiếp bốn Tĩnh lự, thâu nhiếp bốn Vô sắc-bốn Giải thoát cũng như vậy. Sai biệt là bốn Vô sắc-bốn Giải thoát lấy bốn Uẩn làm tánh.
Tưởng còn lại tùy theo thích hợp cũng dựa theo cách nói này. Nhưng các Tưởng đều lấy Tưởng làm tự tánh, đều không thâu nhiếp Trí, Tam-ma-địa và Giải thoát thứ tám.
Hỏi: Tưởng về Vô thường cũng bao gồm hệ thuộc cõi Dục, trong này vì sao không nói?
Đáp: Có người nói: Cần phải nói mà không nói thì nên biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Tưởng về Vô thường ở cõi Dục, là gia hạnh chứ không phải là Căn bản, trong này chỉ nói đến Căn bản, cho nên không nói.
Có người nói: Nay ở chương Định Uẩn này chỉ nói đến pháp ở địa của Định, cho nên không nói đến cõi Dục.
Có người nói: Trong này dùng mười Tưởng đối với các môn của Tĩnh lự để làm câu hỏi, cõi Dục không phải là các môn của Tĩnh lự, cho nên không nói. Không nói đến Tưởng khác, nghĩa cũng giống như vậy.
Như Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt cũng như vậy, bởi vì thuộc về tám Đẳng chí bao gồm hữu lậu và vô lậu. Bảy Tưởng này bởi vì sở duyên và hành tướng khác nhau, cho nên không thâu nhiếp ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, mười Biến xứ và Vô lượng. Tưởng về Bất tịnh thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, hai Giải thoát đầu.
Hỏi: Trong bốn Tĩnh lự đều có Tưởng về Bất tịnh, vì sao chỉ nói là thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba-thứ tư?
Đáp: Cũng cần phải nói thâu nhiếp hai Tĩnh lự đầu, mà không nói thì nên biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Nếu nói thâu nhiếp hai Giải thoát đầu, thì nên biết là đã nói đến thâu nhiếp hai Tĩnh lự đầu, bởi vì hai Giải thoát đầu thuộc về hai Tĩnh lự đầu.
Có người nói: Trong này nêu ra phần sau để hiển bày phần đầu, cho nên nêu ra địa lìa Hỷ thì đã hiển bày về địa có Hỷ.
Có người nói: Hai Tĩnh lự đầu không có Tưởng về Bất tịnh, cho nên không nói. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì hai địa ấy đều có Hỷ căn, tất cả Hỷ căn chuyển hành tướng vui mừng, Tưởng về Bất tịnh chuyển hành tướng buồn chán, không phải là hai hành tướng chuyển trong một tâm.
Hỏi: Nếu như vậy thì Tưởng này đã thâu nhiếp hai Giải thoát đầu ở địa nào?
Đáp: Ở hai Cận phần chứ không phải là địa Căn bản, cũng bởi vì trái ngược nhau với Hỷ thọ.
Hỏi: Nếu như vậy thì văn sau không nên nói là hai Tĩnh lự đầu
thâu nhiếp hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước?
Đáp: Văn ấy nói Tĩnh lự cũng thâu nhiếp quyến thuộc, như nói về thành ấp cũng thâu nhiếp bên cạnh thành ấp.
Hỏi: Nếu như vậy thì không nên nói Tưởng về Bất tịnh thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba, bởi vì địa ấy có Lạc thọ, cũng trái ngược nhau với Tưởng về Bất tịnh?
Đáp: Tĩnh lự thứ ba nói là cũng thâu nhiếp quyến thuộc chứ không phải là địa Căn bản, cho nên không có lỗi. Nếu như vậy thì trong này cũng nên nói Tưởng về Bất tịnh thâu nhiếp hai Tĩnh lự đầu, bởi vì ông cùng chấp nhận ở địa Cận phần không có gì sai biệt. Nói như vậy thì trong địa Căn bản của hai Tĩnh lự đầu, cũng có Tưởng về Bất tịnh và hai Giải thoát đầu. Nếu cho rằng không có, thì lẽ ra không có ai có thể lìa nhiễm của địa này, bởi vì địa này có Hỷ tăng thượng làm lay động tâm ấy. Nếu không có Tưởng về Bất tịnh và hai Giải thoát đầu để chế phục tâm ấy, thì các Sư Du-già lẽ nào có thể lìa nhiễm của địa ấy hay sao? Vả lại, địa ấy lẽ ra cũng không có Khổ-Tập nhẫn trí để chuyển hành tướng chán ngán ấy, vì vậy lẽ ra cũng không có Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ.
Hỏi: Vì sao Hỷ thọ làm chuyển hành tướng chán ngán?
Đáp: Bởi vì có thể tự tại đối với chán ngán cho nên cũng sinh ra vui vẻ, ngay lúc sinh ra vui vẻ đối với điều ấy cũng chán ngán, như lúc đánh thắng kẻ thù cũng chán ngán-cũng vui vẻ.
Có người nói: Như vua cùng với tướng sĩ đánh tan quân địch rồi cùng nhau thọ nhận niềm vui sướng; như vậy hành giả dùng Tưởng về Bất tịnh… trừ bỏ cõi Dục rồi, đối với Tĩnh lự thứ nhất… cùng nhau thọ nhận niềm vui sướng.
Có người nói: Trong Tĩnh lự thứ nhất, hai Giải thoát đầu và Tưởng về Bất tịnh, đối trị với Tỷ-Thiệt thức của cõi Dục; trong Tĩnh lự thứ hai, hai Giải thoát đầu và Tưởng về Bất tịnh, đối trị với Nhãn-Nhĩ-Thân thức của Tĩnh lự thứ nhất, vì vậy trong hai Tĩnh lự đầu chắc chắn có hai Giải thoát đầu và Tưởng về Bất tịnh. Nhưng trong này tóm lược cho nên không nói đến Tưởng về Bất tịnh thâu nhiếp hai Tĩnh lự đầu.
Có người nói: Tưởng về Bất tịnh thật ra ở bốn Tĩnh lự, nhưng ở đây chỉ nói thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, là bởi vì Tĩnh lự thứ ba có Lạc thọ thù thắng nhất ở trong sinh tử, Tĩnh lự thứ tư có niềm vui Khinh an thù thắng nhất ở trong sinh tử, khó chán ngán-khó rời bỏ cho nên ở trong này nói đến Tưởng về Bất tịnh; trong hai Tĩnh lự đầu không có niềm vui như vậy, cho nên không nói đến thâu nhiếp.
Hỏi: Vì sao Tưởng về Bất tịnh chỉ nói thâu nhiếp hai Giải thoát đầu, chứ không nói thâu nhiếp bốn Thắng xứ trước?
Đáp: Bởi vì Tưởng về Bất tịnh là bắt đầu tu pháp quán chung tương tự với hai Giải thoát đầu cho nên thâu nhiếp, Thắng xứ là về sau dấy khởi pháp quán riêng biệt cho nên không thâu nhiếp lẫn nhau. Như Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn cũng như vậy.
Hỏi: Tưởng về Chán ăn không phải là tự tánh giải thoát, vì sao cũng thâu nhiếp hai Giải thoát đầu?
Đáp: Văn này chỉ cần nói Tưởng về Chán ăn thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, mà nói như Tưởng về Bất tịnh, là muốn hiển bày Tưởng về Chán ăn lấy Tưởng về Bất tịnh làm gia hạnh, bởi vì nói Tưởng về Chán ăn và gia hạnh, cho nên nói là như Tưởng về Bất tịnh.
Có người nói: Tưởng về Chán ăn và Tưởng về Bất tịnh, xen tạp lẫn nhau-dẫn dắt lẫn nhau, có nghĩa của thâu nhiếp lẫn nhau, cho nên nói là thâu nhiếp như Tưởng về Bất tịnh.
Có người nói: Tưởng về Chán ăn cũng làm chuyển hành tướng Bất tịnh, như nói nếu có được cơm thì dấy lên Tưởng về giòi bọ, cho đến nói rộng ra. Vì vậy cũng thâu nhiếp hai Giải thoát đầu, cùng quán Sắc xứ mà chuyển Bất tịnh.
Hỏi: Nếu Tưởng về Chán ăn và Tưởng về Bất tịnh cùng quán Sắc xứ mà chuyển Bất tịnh, thì Đức Thế Tôn đã nói Tưởng về Chán ăn và Tưởng về Bất tịnh có gì sai biệt?
Đáp: Thể thật sự không có khác nhau, nhưng bởi vì đã đối trị Ái có sai biệt, cho nên kiến lập hai Tưởng, đó là Tưởng về Bất tịnh đối trị với Ái thuộc Dâm dục, Tưởng về Chán ăn đối trị với Ái thuộc Đoàn thực.
Lời bình: Không nên đưa ra cách nói như vậy, bởi vì Đức Phật đã an lập mười Tưởng đều khác nhau. Vả lại, Ái thuộc Đoàn thực duyên với Đoàn thực mà khởi lên, Hương-Vị-Xúc xứ là tánh của Đoàn thực. Nếu chấp nhận Tưởng này đối trị với Ái kia, thì tại sao nói là giống như Tưởng về Bất tịnh, quán Sắc xứ cho nên thâu nhiếp hai Giải thoát đầu? Vì vậy nên biết cách nói trước là hợp lý, bởi vì hành tướng-sở duyên và địa của hai Tưởng này khác nhau, cho nên không thâu nhiếp tất cả Giải thoát-Thắng xứ và Biến xứ-Vô lượng.
Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba-thứ tư.
Hỏi: Hai Tĩnh lự đầu cũng có Tưởng này, vì sao không nói thâu nhiếp?
Đáp: Văn này cần phải nói là thâu nhiếp bốn Tĩnh lự, mà chỉ nói thâu nhiếp hai Tĩnh lự sau, thì nên biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Trong này nêu ra phần sau để hiển bày phần đầu.
Có người nói: Hai Tĩnh lự trên là địa thù thắng đáng yêu thích, bởi vì có Lạc thọ thù thắng nhất và niềm vui Khinh an thù thắng nhất. Đối với địa như vậy nói có Tưởng này, là hiển bày về người tu hành ở trong địa vui sướng thù thắng, hãy còn có thể khởi lên Tưởng về không đáng vui, huống là ở nơi khác hay sao? Vì vậy chỉ nói là thâu nhiếp hai địa này.
Có người nói: Tĩnh lự thứ nhất bị ngọn gió Tầm-Tứ làm cho lay động, Tĩnh lự thứ hai bị dòng nước vui vẻ tột độ(cực hỷ) làm cho trôi nổi, tuy có Tưởng về Bất tịnh-Chán ăn-Tất cả thế gian không đáng vui, mà không rõ ràng trong sáng; hai Tĩnh lự sau, cùng với điều này trái ngược nhau, cho nên nói là thâu nhiếp. Bởi vì hành tướng-sở duyên và địa của hai Tưởng này khác nhau, cho nên không thâu nhiếp tất cả Giải thoát-Thắng xứ và Biến xứ-Vô lượng.
Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất… thâu nhiếp mấy Tĩnh lự…?
Đáp: Tĩnh lự thứ nhất thâu nhiếp Tĩnh lự thứ nhất, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, tám Trí, ba Tam-ma-địa. Tĩnh lự thứ hai thâu nhiếp Tĩnh lự thứ hai, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, tám Trí, ba Tam-ma-địa. Tĩnh lự thứ ba thâu nhiếp Tĩnh lự thứ ba, ba Vô lượng, tám Trí, ba Tam-ma-địa. Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp Tĩnh lự thứ tư, ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, tám Trí, ba Tam-ma-địa.
Trong này, bốn Tĩnh lự đều dùng năm Uẩn ở địa Căn bản của mình để làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp công đức của các môn này. Nên biết đều là thâu nhiếp tự tánh chứ không phải là thâu nhiếp tánh khác.
Hỏi: Từ vô lượng… thâu nhiếp mấy Vô lượng…?
Đáp: Từ thâu nhiếp Từ và Thế tục trí, cho đến Xả thâu nhiếp Xả và Thế tục trí.
Trong này, bốn Vô lượng đều dùng các Uẩn thuộc phẩm câu sinh để làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp Thế tục trí. Bởi vì duyên chung với hữu tình làm cảnh, cho nên không thâu nhiếp Giải thoát-Thắng xứBiến xứ và Tha tâm trí, hữu lậu cho nên không thâu nhiếp Trí khác và ba Tam-ma-địa.
Hỏi: Không vô biên xứ… thâu nhiếp mấy Vô sắc…?
Đáp: Không vô biên xứ thâu nhiếp Không vô biên xứ, và Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Thức vô biên xứ thâu nhiếp Thức vô biên xứ, và Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Vô sở hữu xứ thâu nhiếp Vô sở hữu xứ, và Giải thoát của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Giải thoát của địa ấy, Diệt Tưởng-Thọ giải thoát, Thế tục trí.
Trong này, bốn Vô sắc đều dùng bốn Uẩn ở địa Căn bản của mình để làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp tất cả công đức này. Sáu Trí, là trừ ra Pháp trí và Tha tâm trí, bởi vì hai Trí này không dựa vào địa Vô sắc.
Hỏi: Giải thoát thứ nhất… thâu nhiếp mấy Giải thoát…?
Đáp: Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba thâu nhiếp Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba và Thế tục trí. Giải thoát của Không vô biên xứ thâu nhiếp Giải thoát của Không vô biên xứ, và Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Giải thoát của Thức vô biên xứ thâu nhiếp Giải thoát của Thức vô biên xứ, và Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Giải thoát của Vô sở hữu xứ thâu nhiếp Giải thoát của Vô sở hữu xứ, và sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Thế tục trí. Diệt Tưởng-Thọ giải thoát thâu nhiếp Diệt Tưởng-Thọ giải thoát.
Trong này, ba Giải thoát trước đều dùng năm Uẩn thuộc phẩm câu sinh để làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp Thế tục trí, là bắt đầu quán chung cho nên không thâu nhiếp Thắng xứ và Biến xứ, là hữu lậu cho nên không thâu nhiếp Trí khác và ba Tam-ma-địa, duyên với Sắc cho nên không thâu nhiếp Tha tâm trí. Giải thoát của bốn Vô sắc đều dùng bốn Uẩn thiện gia hạnh của địa mình làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp hai Biến xứ sau và sáu Trí, ba Tam-ma-địa.
Hỏi: Thắng xứ thứ nhất… thâu nhiếp mấy Thắng xứ…?
Đáp: Thắng xứ thứ nhất thâu nhiếp Thắng xứ thứ nhất và Thế tục trí, cho đến Thắng xứ thứ tám thâu nhiếp Thắng xứ thứ tám và Thế tục trí.
Trong này, tám Thắng xứ đều dùng năm Uẩn thuộc phẩm câu sinh để làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp Thế tục trí. Thắng xứ là quán phần giữa(trung quán) cho nên không thâu nhiếp Biến xứ, hữu lậu cho nên không thâu nhiếp Trí khác và ba Tam-ma-địa, duyên với Sắc cho nên không thâu nhiếp Tha tâm trí.
Hỏi: Biến xứ thứ nhất… thâu nhiếp mấy Biến xứ…?
Đáp: Biến xứ thứ nhất thâu nhiếp Biến xứ thứ nhất và Thế tục trí, cho đến Biến xứ thứ mười thâu nhiếp Biến xứ thứ mười và Thế tục trí.
Trong này, mười Biến xứ đều dùng năm Uẩn-bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh để làm tánh, cho nên có thể thâu nhiếp Thế tục trí, hữu lậu cho nên không thâu nhiếp Trí khác và ba Tam-ma-địa, duyên với Sắc và địa khác nhau cho nên không thâu nhiếp Tha tâm trí.
Hỏi: Pháp trí… thâu nhiếp mấy Trí…?
Đáp: Pháp trí thâu nhiếp Pháp trí và phần ít của năm Trí, cho đến nói rộng ra.
Pháp trí thâu nhiếp Pháp trí. Pháp trí thuộc về sáu địa, đó là Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian và bốn Tĩnh lự. Định Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp Tĩnh lự thứ tư.
Lại nữa, Pháp trí thuộc về ba đạo, đó là Kiến đạo, Tu đạo và đạo Vô học. Kiến đạo thâu nhiếp Kiến đạo, cho đến đạo Vô học thâu nhiếp đạo Vô học.
Lại nữa, Pháp trí duyên với bốn Đế, Khổ pháp trí thâu nhiếp Khổ pháp trí, cho đến Đạo pháp trí thâu nhiếp Đạo pháp trí.
Lại nữa, Pháp trí thuộc về bốn đạo, đó là đạo gia hạnh-vô giángiải thoát-thắng tiến. Đạo gia hạnh thâu nhiếp đạo gia hạnh, cho đến đạo thắng tiến thâu nhiếp đạo thắng tiến.
Lại nữa, Pháp trí rơi vào ba đời, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, vị lai thâu nhiếp vị lai, hiện tại thâu nhiếp hiện tại. Trong đó cho đến sát-na này thâu nhiếp sát-na này, sát-na kia thâu nhiếp sát-na kia.
Trong này nói chung cho nên chỉ nói là Pháp trí thâu nhiếp Pháp trí.
Pháp trí thâu nhiếp phần ít của năm Trí, đó là Pháp trí cũng thâu nhiếp Tha tâm trí, phần ít của Trí thuộc bốn Đế. Tha tâm trí bao gồm hữu lậu và vô lậu, Trí này chỉ thâu nhiếp vô lậu; trong vô lậu có Pháp trí và Loại trí, Trí này chỉ thâu nhiếp Pháp trí, cho nên nói là phần ít. Trí thuộc bốn Đế đều bao gồm Pháp trí và Loại trí, Trí này chỉ thâu nhiếp Pháp trí, cho nên nói là phần ít.
Loại trí thâu nhiếp Loại trí và phần ít của năm Trí, nói như Pháp trí. Sai biệt là Trí này thuộc về chín địa.
Tha tâm trí thâu nhiếp Tha tâm trí, Tha tâm trí thuộc về bốn Tĩnh lự Căn bản, Tĩnh lự thứ nhất thâu nhiếp Tĩnh lự thứ nhất, cho đến Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp Tĩnh lự thứ tư.
Lại nữa, Tha tâm trí bao gồm hữu lậu và vô lậu, hữu lậu thâu nhiếp hữu lậu, vô lậu thâu nhiếp vô lậu.
Lại nữa, Tha tâm trí có Pháp trí và Loại trí, Pháp trí thâu nhiếp Pháp trí, Loại trí thâu nhiếp Loại trí.
Lại nữa, Tha tâm trí có Học-Vô học và Phi học phi vô học, Học thâu nhiếp Học, cho đến Phi học phi vô học thâu nhiếp Phi học phi vô học.
Lại nữa, Tha tâm trí rơi vào ba đời, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, vị lai thâu nhiếp vị lai, hiện tại thâu nhiếp hiện tại. Trong đó cho đến sát-na này thâu nhiếp sát-na này, sát-na kia thâu nhiếp sát-na kia.
Trong này nói chung cho nên chỉ nói là Tha tâm trí thâu nhiếp Tha tâm trí.
Tha tâm trí thâu nhiếp phần ít của bốn Trí, đó là Tha tâm trí cũng thâu nhiếp phần ít của Pháp trí-Loại trí-Thế tục trí-Đạo trí.
Pháp trí-Loại trí đều duyên với bốn Đế, Trí này chỉ duyên với phần ít của Đạo đế, cho nên nói là phần ít.
Thế tục trí thuộc về mười tám địa, đó là cõi Dục, Tĩnh lự trung gian, bốn Tĩnh lự, bốn Vô sắc, và Cận phần của tám địa ấy, Trí này chỉ thâu nhiếp bốn Tĩnh lự. Ở trong bốn Tĩnh lự, có thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký, Trí này chỉ thâu nhiếp thiện. Ở trong thiện, có sinh đạt đượcdo Văn mà thành và do Tu mà thành, Trí này chỉ thâu nhiếp do Tu mà thành. Ở trong do Tu mà thành, có đạo gia hạnh-vô gián-giải thoátthắng tiến, Trí này chỉ thâu nhiếp đạo thắng tiến. Ở trong đạo thắng tiến, có thuận phần lui sụt, thuận phần an trú, thuận phần thắng tiến và thuận phần quyết trạch, Trí này chỉ thâu nhiếp thuận phần an trú. Ở trong thuận phần an trú, có duyên với quá khứ-vị lai-hiện tại và lìa thời gian, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với hiện tại. Ở trong duyên với hiện tại, có duyên với Tự tương tục và duyên với Tha tương tục, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với Tha tương tục. Ở trong duyên với Tha tương tục, có duyên với tâm-tâm sở, có duyên với năm Uẩn, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với tâm-tâm sở. Ở trong duyên với tâm-tâm sở, có duyên với một pháp, có duyên với nhiều pháp, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với một pháp. Ở trong duyên với một pháp, có lúc là Tha tâm trí, có lúc không phải là Tha tâm trí, Trí này chỉ thâu nhiếp tha Tâm trí. Bởi vì nghĩa như vậy, cho nên nói là phần ít.
Đạo trí thuộc về chín địa, đó là Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, bốn Tĩnh lự, ba Vô sắc, Trí này chỉ thâu nhiếp bốn Tĩnh lự. Ở trong bốn Tĩnh lự, có Kiến đạo-Tu đạo và đạo Vô học, Trí này chỉ thâu nhiếp Tu đạo và đạo Vô học. Ở trong hai đạo này, có đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát-thắng tiến, Trí này chỉ thâu nhiếp đạo thắng tiến. Ở trong đạo thắng tiến, có duyên với quá khứ-vị lai-hiện tại, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với hiện tại. Ở trong duyên với hiện tại, có duyên với Tự tương tục, có duyên với Tha tương tục, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với Tha tương tục. Ở trong duyên với Tha tương tục, có duyên với tâm-tâm sở, có duyên với năm Uẩn, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với tâm-tâm sở. Ở trong duyên với tâm-tâm sở, có duyên với một pháp, có duyên với nhiều pháp, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với một pháp. Ở trong duyên với một pháp, có lúc là Tha tâm trí, có lúc không phải là Tha tâm trí, Trí này chỉ thâu nhiếp Tha tâm trí. Bởi vì nghĩa như vậy, cho nên nói là phần ít.
Thế tục trí thâu nhiếp Thế tục trí, Thế tục trí thuộc về mười tám địa, nói như trước.
Cõi Dục thâu nhiếp cõi Dục, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ thâu nhiếp Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Lại nữa, Thế tục trí có thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký, thiện thâu nhiếp thiện, cho đến vô phú vô ký thâu nhiếp vô phú vô ký. Ở trong thiện, có gia hạnh đạt được-lìa nhiễm đạt được và sinh đạt được, gia hạnh đạt được thâu nhiếp gia hạnh đạt được, cho đến sinh đạt được thâu nhiếp sinh đạt được. Lại có thuận phần lui sụt cho đến thuận phần quyết trạch, thuận phần lui sụt thâu nhiếp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch thâu nhiếp thuận phần quyết trạch. Lại có đạo gia hạnh cho đến đạo thắng tiến, đạo gia hạnh thâu nhiếp đạo gia hạnh, cho đến đạo thắng tiến thâu nhiếp đạo thắng tiến. Lại có quá khứ-vị lai-hiện tại, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, cho đến hiện tại thâu nhiếp hiện tại. Trong đó cho đến sát-na này thâu nhiếp sát-na này, sát-na kia thâu nhiếp sát-na kia.
Trong này nói chung cho nên nói là Thế tục trí thâu nhiếp Thế tục trí.
Phần ít của một Trí, đó là Thế tục trí cũng thâu nhiếp phần ít của Tha tâm trí. Tha tâm trí bao gồm hữu lậu và vô lậu, Trí này chỉ thâu nhiếp hữu lậu, cho nên nói là phần ít.
Khổ trí thâu nhiếp Khổ trí. Khổ trí thuộc về chín địa, thuộc về ba đạo, thuộc về bốn đạo, rơi vào ba đời, rơi vào sát-na. Hễ thuộc về địa nào, thuộc về đạo nào, rơi vào đời nào, rơi vào sát-na nào, thì ngay địa ấy, đạo ấy, đời ấy, sát-na ấy thâu nhiếp.
Trong này nói chung cho nên nói là Khổ trí thâu nhiếp Khổ trí.
Phần ít của hai Trí, đó là Khổ trí cũng thâu nhiếp phần ít của Pháp trí-Loại trí. Pháp trí-Loại trí đều duyên với bốn Đế, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với Khổ đế, cho nên nói là phần ít.
Tập trí thâu nhiếp Tập trí và phần ít của hai Trí, Diệt trí thâu nhiếp Diệt trí và phần ít của hai Trí, đều nói như Khổ trí.
Đạo trí thâu nhiếp Đạo trí, cũng nói như Khổ trí. Phần ít của ba Trí, đó là Đạo trí cũng thâu nhiếp phần ít của Pháp trí-Loại trí và Tha tâm trí. Pháp trí-Loại trí đều duyên với bốn Đế, Trí này chỉ thâu nhiếp duyên với Đạo đế; Tha tâm trí bao gồm hữu lậu và vô lậu, Trí này chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên nói là phần ít.
Hỏi: Tam-ma-địa Không… thâu nhiếp mấy Tam-ma-địa…?
Đáp: Không thâu nhiếp Không, Vô nguyện thâu nhiếp Vô nguyện, Vô tướng thâu nhiếp Vô tướng. Tam-ma-địa Không duyên với hai hành tướng của Khổ đế mà chuyển, Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với mười hành tướng của ba Đế mà chuyển, Tam-ma-địa Vô tướng duyên với bốn hành tướng của Diệt đế mà chuyển. Ở trong mỗi một hành tướng đều thuộc về chín địa, thuộc về ba đạo, thuộc về bốn đạo, rơi vào ba đời, rơi vào sát-na. Hễ hành tướng nào, thuộc về địa nào, thuộc về đạo nào, rơi vào đời nào, rơi vào sát-na nào, thì ngay hành tướng ấy, địa ấy, đạo ấy, đời ấy, sát-na ấy thâu nhiếp.
Trong này nói chung cho nên nói là Không thâu nhiếp Không, cho đến Vô tướng thâu nhiếp Vô tướng. Ba Tam-ma-địa tuy bao gồm hữu lậu, nhưng trong này dựa vào môn Giải thoát mà nói, cho nên chỉ thâu nhiếp vô lậu.
Như thâu nhiếp, có thể đạt được (khả đắc) cũng như vậy, bởi vì tự Thể đối với tự Thể có thể đạt được là nghĩa của thâu nhiếp. Nghĩa là tự Thể đối với tự Thể là có, tự Thể đối với tự Thể là thật, tự Thể đối với tự Thể là hiện có, là không khác, là không ngoài, là không lìa nhau, là không thoát khỏi, là không có sai biệt, là không phải trống rỗng, là không phải không có, không phải là khách, không phải là xa, không phải là hai, không phải là tranh chấp. Những nghĩa như vậy đều là nghĩa của có thể đạt được. Các pháp tự Thể thâu nhiếp tự Thể, không phải là như dùng bàn tay giữ lấy thức ăn, dùng ngón tay giữ lấy áo, nhưng bởi vì tất cả các pháp chướng ngại đến tự Thể, khiến cuối cùng không rời bỏ cho nên gọi là thâu nhiếp.
Có Sư khác nói: Tự Thể này thâu nhiếp có bốn loại, đó là khác nhau về Giới, khác nhau về Pháp, khác nhau về Sát-na, khác nhau về Tương tục. Khác nhau về Giới, đó là Nhãn giới thâu nhiếp Nhãn giới, cho đến Pháp giới thâu nhiếp Pháp giới. Khác nhau về Pháp, đó là trong Pháp giới có bảy pháp, tức là Sắc-Thọ-Tưởng-Hành và ba Vô vi, Sắc thâu nhiếp Sắc, cho đến Phi trạch diệt thâu nhiếp Phi trạch diệt. Khác nhau về Sát-na, đó là trong Sắc có quá khứ-vị lai-hiện tại, quá khứ thâu nhiếp quá khứ, cho đến hiện tại thâu nhiếp hiện tại. Khác nhau về Tương tục, đó là Sắc hiện tại có lúc rơi vào Tự tương tục, có lúc rơi vào Tha tương tục, Tự tương tục thâu nhiếp Tự tương tục, Tha tương tục thâu nhiếp Tha tương tục. Dựa vào lý lẽ này, còn lại nhất định phải biết, cho nên nói là như thâu nhiếp, có thể đạt được cũng như vậy, bởi vì nghĩa về thâu nhiếp và có thể đạt được không có gì khác nhau.
Hỏi: Tưởng về Vô thường… tương ưng với mấy Tĩnh lự…?
Đáp: Tưởng về Vô thường tương ưng với bốn Tĩnh lự, bốn Vô sắc, bốn Giải thoát, bốn Trí, một Tam-ma-địa. Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn ý của người ngu đối với pháp Tương ưng, chấp rằng pháp Tương ưng không phải là có thật, để hiển bày về pháp Tương ưng là có thật, cho nên soạn ra phần luận này.
Tưởng về Vô thường tương ưng với bốn Tĩnh lự, bốn Tĩnh lự đều lấy năm Uẩn làm tánh, Tưởng này tương ưng với toàn phần hai Uẩn kia và phần ít của một Uẩn. Tương ưng với bốn Vô sắc- bốn Giải thoát, bốn Vô sắc và bốn Giải thoát của Vô sắc đều lấy bốn Uẩn làm tánh, Tưởng này tương ưng với toàn phần hai Uẩn kia và phần ít của một Uẩn. Tương ưng với bốn Trí, đó là tương ưng với Pháp trí-Loại trí, Thế tục trí-Khổ trí. Tương ưng với một Tam-ma-địa, đó là duyên với Vô nguyện thuộc Khổ.
Như Tưởng về Vô thường, Tưởng về Vô thường-Khổ, Tưởng về Khổ-Vô ngã, Tưởng về Chết, Tưởng về Đoạn, Tưởng về Lìa, Tưởng về Diệt, cũng như vậy. Dựa vào những Tưởng này đều tương ưng với bốn Trí và một Tam-ma-địa, số giống nhau cho nên nói là cũng như vậy.
Trong đó, tất cả giống nhau, đó là Tưởng về Chết. Hành tướng khác nhau mà tên gọi giống nhau, đó là Tưởng về Vô thường-Khổ. Tên gọi về Trí giống nhau, còn lại không giống nhau, đó là Tưởng về KhổVô ngã, bởi vì tương ưng với Tam-ma-địa Không. Chỉ có số giống nhau, còn lại đều không giống nhau, đó là Tưởng về Đoạn-Lìa-Diệt, bởi vì tương ưng với Tam-ma-địa Vô tướng thuộc Diệt trí.
Tưởng về Bất tịnh tương ưng với hai Tĩnh lự sau, hai Giải thoát đầu và Thế tục trí. Tưởng này tương ưng với bốn Tĩnh lự, mà chỉ nói là tương ưng với hai Tĩnh lự sau, nói như trong phần thâu nhiếp.
Như Tưởng về Bất tịnh, Tưởng về Chán ăn cũng như vậy, nghĩa là tưởng này thật ra không tương ưng với hai Giải thoát đầu, mà nói là tương ưng với, cũng nói như trong phần thâu nhiếp.
Tưởng về Tất cả thế gian không đáng vui, tương ưng với hai Tĩnh lự sau và Thế tục trí. Tưởng này cũng tương ưng với bốn Tĩnh lự, mà chỉ nói là tương ưng với hai Tĩnh lự sau, cũng nói như trong phần thâu nhiếp.
Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất… tương ưng với mấy Tĩnh lự…?
Đáp: Tĩnh lự thứ nhất tương ưng với Tĩnh lự thứ nhất, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, tám Trí, ba Tam-ma-địa. Tĩnh lự thứ hai tương ưng với Tĩnh lự thứ hai, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, tám Trí, ba Tam-ma-địa. Tĩnh lự thứ ba tương ưng với Tĩnh lự thứ ba, ba Vô lượng, tám Trí, ba Tam-ma-địa. Tĩnh lự thứ tư tương ưng với Tĩnh lự thứ tư, ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, tám Trí, ba Tam-ma-địa.
Trong này, bốn Tĩnh lự đều lấy năm Uẩn của địa mình làm tánh, bởi vì bốn Uẩn câu sinh của mỗi một địa lần lượt chuyển đổi tương ưng, cho nên nói Tĩnh lự thứ nhất tương ưng với Tĩnh lự thứ nhất, cho đến Tĩnh lự thứ tư tương ưng với Tĩnh lự thứ tư, không phải là tự tánh cùng với tự tánh có nghĩa của tương ưng.
Vả lại, bởi vì mỗi một Tĩnh lự thâu nhiếp nhiều pháp, cho nên có thể tương ưng với các công đức của Vô lượng…
Ba Vô lượng là trừ ra Hỷ vô lượng, bởi vì hai Tĩnh lự sau không có Hỷ căn. Có những người muốn làm cho Hỷ vô lượng không dùng Hỷ thọ làm tự tánh, cũng nói Hỷ vô lượng tương ưng với Hỷ thọ, cho nên hai địa ấy chỉ có ba Vô lượng.
Hỏi: Từ vô lượng… tương ưng với mấy Vô lượng…?
Đáp: Từ tương ưng với Từ và Thế tục trí, cho đến Xả tương ưng với Xả và Thế tục trí. Từ… tuy dùng căn thiện không có sân… làm tự tánh, mà trong này đã nói đến thâu nhiếp toàn bộ cùng có tương ưng với tự tánh làm Thể của Từ…, cho nên nói là Từ tương ưng với Từ, cho đến Xả tương ưng với Xả, tức là nghĩa về tương ưng với bốn Uẩn câu sinh.
Hỏi: Không vô biên xứ… tương ưng với mấy Vô sắc…?
Đáp: Không vô biên xứ tương ưng với Không vô biên xứ, và Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Thức vô biên xứ tương ưng với Thức vô biên xứ, và Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Vô sở hữu xứ tương ưng với Vô sở hữu xứ, và Giải thoát của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Giải thoát của địa ấy cùng Thế tục trí.
Trong này, bốn Vô sắc đều lấy bốn Uẩn của địa mình làm tánh, bởi vì bốn Uẩn câu sinh của mỗi một địa lần lượt chuyển đổi tương ưng, cho nên nói là Không vô biên xứ tương ưng với Không vô biên xứ, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Vả lại, bởi vì mỗi một Vô sắc thâu nhiếp nhiều pháp, cho nên có thể tương ưng với những công đức đã nói. Sáu Trí thì nói như trong phần thâu nhiếp.
Hỏi: Giải thoát thứ nhất… tương ưng với mấy Giải thoát…?
Đáp: Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba tương ưng với Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba và Thế tục trí. Giải thoát của Không vô biên xứ tương ưng với Giải thoát của Không vô biên xứ, và Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Giải thoát của Thức vô biên xứ tương ưng với Giải thoát của Thức vô biên xứ, và Biến xứ của địa ấy, sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Giải thoát của Vô sở hữu xứ tương ưng với Giải thoát của Vô sở hữu xứ, và sáu Trí, ba Tam-ma-địa. Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Thế tục trí. Diệt Tưởng-Thọ giải thoát không phải là tương ưng.
Ba Giải thoát trước tuy đều dùng căn thiện không có tham để làm tự tánh, mà trong này đã nói đến toàn bộ dùng pháp cùng có tương ưng với tự tánh làm Thể, cho nên nói là Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba tương ưng với Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba, tức là nghĩa về tương ưng với bốn Uẩn câu sinh. Bốn Giải thoát của Vô sắc nói như bốn Vô sắc. Diệt Tưởng-Thọ giải thoát tuy có nhiều pháp như tâm-tâm sở không tách lìa nhau cùng lúc khởi lên, mà không có nghĩa giống nhau về sở y-sở duyên-hành tướng, cho nên không phải là tương ưng.
Hỏi: Thắng xứ thứ nhất…tương ưng với mấy Thắng xứ…?
Đáp: Thắng xứ thứ nhất tương ưng với Thắng xứ thứ nhất và Thế tục trí, cho đến Thắng xứ thứ tám tương ưng với Thắng xứ thứ tám và Thế tục trí.
Trong này, tám Thắng xứ tuy đều dùng căn thiện không có tham để làm tự tánh, mà trong này đã nói đến toàn bộ dùng pháp cùng có tương ưng với tự tánh làm Thể, cho nên nói là Thắng xứ thứ nhất tương ưng với Thắng xứ thứ nhất, cho đến Thắng xứ thứ tám tương ưng với Thắng xứ thứ tám.
Hỏi: Biến xứ thứ nhất… tương ưng với mấy Biến xứ…?
Đáp: Biến xứ thứ nhất tương ưng với Biến xứ thứ nhất và Thế tục trí, cho đến Biến xứ thứ mười tương ưng với Biến xứ thứ mười và Thế tục trí.
Trong này, tám Biến xứ trước tuy đều dùng căn thiện không có tham để làm tự tánh, mà trong này đã nói đến toàn bộ dùng pháp cùng có tương ưng với tự tánh làm Thể; hai Biến xứ sau dùng toàn bộ bốn Uẩn câu sinh làm tánh, cho nên nói là Biến xứ thứ nhất tương ưng với Biến xứ thứ nhất, cho đến Biến xứ thứ mười tương ưng với Biến xứ thứ mười.
Hỏi: Pháp trí… tương ưng với mấy Tam-ma-địa?
Đáp: Pháp trí tương ưng với phần ít của ba Tam-ma-địa, cho đến nói rộng ra.
Pháp trí tương ưng với phần ít của ba Tam-ma-địa, Trí này không tương ưng với Loại trí và tất cả các Nhẫn đi cùng ba Tam-ma-địa, cho nên nói là phần ít.
Như Pháp trí, Loại trí cũng như vậy, nghĩa là Trí này không tương ưng với Pháp trí và tất cả các Nhẫn đi cùng ba Tam-ma-địa, cho nên nói là cũng như vậy.
Tha tâm trí tương ưng với phần ít của một Tam-ma-địa, Trí này không tương ưng với Khổ-Tập-Diệt trí và Tha tâm trí vốn không thâu nhiếp Đạo trí, cùng với tất cả các Nhẫn đi kèm Tam-ma-địa, cho nên nói là phần ít. Tức là tương ưng với phần ít của Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với Đạo, nghĩa như Tha tâm trí.
Tập-Diệt-Đạo trí cũng như vậy, đây là dựa vào số giống nhau cho nên nói là cũng như vậy. Nhưng Tập trí chỉ tương ưng với phần ít của Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với Tập, Diệt trí chỉ tương ưng với phần ít của Tam-ma-địa Vô tướng duyên với Diệt, Đạo trí chỉ tương ưng với phần ít của Tam-ma-địa Vô nguyện duyên với Đạo, bởi vì đều trừ ra Nhẫn đi cùng Tam-ma-địa.
Khổ trí tương ưng với phần ít của hai Tam-ma-địa, Trí này chỉ tương ưng với Trí đi cùng Tam-ma-địa Không, và Khổ trí đi cùng Tamma-địa Vô nguyện, cho nên nói là phần ít.
Phần nói về ba Tam-ma-địa, không nói riêng biệt về tương ưng, bởi vì đối với các phần trước đã nói đầy đủ, cho nên ở trong phần của mình không có tương ưng.
*******
Nếu thành tựu Tĩnh lự thứ nhất… Cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Vì ngăn chặn ý bác bỏ là không có tánh thành tựu và không thành tựu, hiển bày về tánh thành tựu và không thành tựu là có thật, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Nếu thành tựu Tĩnh lự thứ nhất…, thì lúc ấy đối với bốn Tĩnh lự…, mấy thành tựu, mấy không thành tựu?
Đáp: Nếu thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy đối với bốn Tĩnh lự, hoặc là một-hai-ba-bốn.
Một, đó là Ái của cõi Phạm Thế chưa hết, đây chính là dị sinhThánh giả sinh vào cõi Dục và cõi Phạm Thế. Nếu sinh ở cõi Dục, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Phạm Thế, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất, có lúc lìa nhiễm đạt được, có lúc sinh ra đạt được, cho nên thành tựu; lúc ấy Ái của cõi Phạm Thế chưa hết, cho nên không thành tựu ba Tĩnh lự trên.
Hai, đó là Ái của cõi Phạm Thế đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh. Nếu sinh ở cõi Dục, thì đối với hai Tĩnh lự đầu chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Phạm Thế, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất, có lúc lìa nhiễm đạt được, có lúc sinh ra đạt được, cho nên thành tựu; đối với Tĩnh lự thứ hai chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất chỉ thành tựu vô lậu chứ không phải là hữu lậu, bởi vì vượt qua địa thì xả bỏ; đối với Tĩnh lự thứ hai chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Lúc ấy Ái của cõi Cực Quang Tịnh chưa hết, cho nên không thành tựu hai Tĩnh lự trên.
Ba, đó là Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh. Nếu sinh ở cõi Dục, thì đối với ba Tĩnh lự sau chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Phạm Thế, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất, có lúc lìa nhiễm đạt được, có lúc sinh ra đạt được, cho nên thành tựu; đối với Tĩnh lự thứ hai-thứ ba chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất chỉ thành tựu vô lậu; đối với Tĩnh lự thứ hai-thứ ba chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh, thì đối với hai Tĩnh lự đầu chỉ thành tựu vô lậu; đối với Tĩnh lự thứ ba chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Lúc ấy Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, cho nên không thành tựu Tĩnh lự thứ tư.
Bốn, đó là Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu sinh ở cõi Dục, thì đối với bốn Tĩnh lự đều chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Phạm Thế, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất, có lúc lìa nhiễm đạt được, có lúc sinh ra đạt được, cho nên thành tựu; đối với ba Tĩnh lự trên chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, thì đối với Tĩnh lự thứ nhất chỉ thành tựu vô lậu; đối với ba Tĩnh lự trên chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh, thì đối với hai Tĩnh lự đầu chỉ thành tựu vô lậu; đối với Tĩnh lự thứ ba-thứ tư chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Quảng Quả, thì đối với ba Tĩnh lự dưới chỉ thành tựu vô lậu; đối với Tĩnh lự thứ tư chỉ có lìa nhiễm đạt được, cho nên thành tựu. Nếu sinh ở cõi Vô sắc, thì đối với bốn Tĩnh lự chỉ thành tựu vô lậu.
Đối với bốn Vô lượng, hoặc là không có, hoặc là ba, hoặc là bốn.
Không có, đó là sinh vào cõi Vô sắc, đây chính là Thánh giả sinh vào bốn địa ấy, thành tựu Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là Vô lượng, bởi vì vượt qua cõi thì xả bỏ.
Ba, đó là sinh vào cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, đây chính là Thánh giả sinh vào hai địa ấy, thành tựu Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Vô lượng, trừ ra Hỷ bởi vì vượt qua địa thì xả bỏ.
Bốn, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế và cõi Cực Quang Tịnh, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh. Nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và bốn Vô lượng. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và bốn Vô lượng.
Đối với bốn Vô sắc, hoặc là không có, hoặc là một-hai-ba-bốn.
Không có, đó là Ái của cõi Sắc chưa hết, đây chính là dị sinhThánh giả, Ái của cõi Dục đã hết, Ái của cõi Sắc chưa hết, cho nên thành tựu Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là Vô sắc.
Một, đó là Ái của cõi Sắc đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Không vô biên xứ, lúc ấy đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và một Vô sắc. Nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Vô sắc thứ nhất. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Không vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hữu lậu-vô lậu của Vô sắc thứ nhất. Lúc ấy Ái của cõi trên chưa hết, cho nên không thành tựu ba Vô sắc trên.
Hai, đó là Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Thức vô biên xứ, lúc ấy đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và hai Vô sắc. Nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hai Vô sắc đầu. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Không vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hữu lậu-vô lậu của hai Vô sắc đầu. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Vô sắc thứ nhất, hữu lậu-vô lậu của Vô sắc thứ hai. Lúc ấy Ái của cõi trên chưa hết, cho nên không thành tựu hai Vô sắc trên.
Ba, đó là Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Vô sở hữu xứ, lúc ấy đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và ba Vô sắc. Nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Vô sắc đầu. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Không vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hữu lậu-vô lậu của ba Vô sắc đầu. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Vô sắc thứ nhất, hữu lậu-vô lậu của Vô sắc thứ hai-thứ ba. Nếu sinh ở Vô sở hữu xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hai Vô sắc đầu, hữu lậu-vô lậu của Vô sắc thứ ba. Lúc ấy Ái của cõi trên chưa hết, cho nên không thành tựu một Vô sắc trên.
Bốn, đó là Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ấy đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và bốn Vô sắc. Nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Vô sắc, hữu lậu của một Vô sắc. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Không vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, hữu lậu-vô lậu của ba Vô sắc, hữu lậu của một Vô sắc. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và một Vô sắc, hữu lậu-vô lậu của hai Vô sắc, hữu lậu của một Vô sắc. Nếu sinh ở Vô sở hữu xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hai Vô sắc, hữu lậu-vô lậu của một Vô sắc, hữu lậu của một Vô sắc. Nếu sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Vô sắc, hữu lậu của một Vô sắc.
Đối với tám Giải thoát, hoặc là không có, hoặc là một-hai-babốn-năm-sáu-bảy-tám.
Không có, đó là sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy chưa hết, đây chính là Thánh giả sinh vào cõi Biến Tịnh, thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, mà không thành tựu Giải thoát, bởi vì hai Giải thoát đầu vượt qua địa thì xả bỏ, sáu Giải thoát sau bởi vì chưa lìa nhiễm của cõi Biến Tịnh, chưa đạt được, cho nên nói là không có.
Một, đó là sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Quảng Quả mà Ái của cõi ấy chưa hết. Nếu sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết. Đây chính là Thánh giả sinh vào các địa ấy, thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và một Giải thoát.
Trong này, nếu sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu Tịnh giải thoát, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì hai loại trước vượt qua địa thì xả bỏ, năm loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Quảng Quả mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì lúc ấy cũng thành tựu Tịnh giải thoát, chứ không phải là Giải thoát nào khác, giải thích như trước. Nếu sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì lúc ấy thành tựu Giải thoát hữu lậu-vô lậu của Không vô biên xứ, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì ba loại trước vượt qua địa thì xả bỏ, bốn loại sau thì chưa đạt được.
Hai, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả,
Ái của cõi Quảng Quả đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Thức vô biên xứ, lúc ấy đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và hai Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hai Giải thoát đầu, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của cõi Quảng Quả đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ ba, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ tư, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì hai loại trước đã xả bỏ, bốn loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ tư-thứ năm, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì ba loại trước đã xả bỏ, ba loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và vô lậu của Giải thoát thứ tư, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ năm, chứ không phải là Giải thoát nào khác, giải thích như trước.
Ba, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở Không vô biên xứ, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở Vô sở hữu xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Vô sở hữu xứ, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và ba Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Giải thoát đầu, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ ba, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ tư-thứ năm, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì hai loại trước đã xả bỏ, ba loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Không vô biên xứ, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì ba loại trước đã xả bỏ, hai loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ mà Ái của cõi ấy đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ tư, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ năm-thứ sáu, chứ không phải là Giải thoát nào khác, giải thích như trước. Nếu sinh ở Vô sở hữu xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ tư-thứ năm, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ sáu, chứ không phải là Giải thoát nào khác, giải thích như trước.
Bốn, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế và cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Quảng Quả đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở Không-Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Nếu sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không đạt được Định Diệt tận. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và bốn Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Quảng Quả đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Giải thoát đầu, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ tư, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Quảng Quả đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ ba, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì hai loại trước đã xả bỏ, hai loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Không vô biên xứ, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước cùng với Giải thoát thứ bảy, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì ba loại trước đã xả bỏ, một loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ tư, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ năm-thứ sáu, cùng với Giải thoát thứ bảy, chứ không phải là Giải thoát nào khác, giải thích như trước. Nếu sinh ở Vô sở hữu xứ mà Ái của cõi ấy đã hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ tư-thứ năm, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ sáu, cùng với Giải thoát thứ bảy, chứ không phải là Giải thoát nào khác, giải thích như trước. Nếu sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, Giải thoát của ba Vô sắc trước, cùng với Giải thoát thứ bảy, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì ba loại trước đã xả bỏ, một loại sau thì chưa đạt được, hoặc là đã xả bỏ.
Năm, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không đạt được Định Diệt tận. Nếu sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạt được Định Diệt tận. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng QuảPhi tưởng phi phi tưởng xứ, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và năm Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Giải thoát đầu, hữu lậu-vô lậu của Giải thoát thứ tư-thứ năm, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ ba, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước, cùng với Giải thoát thứ bảy, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì hai loại trước đã xả bỏ, một loại sau thì không đạt được. Nếu sinh ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, Giải thoát của ba Vô sắc trước và hai Giải thoát sau, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì đã xả bỏ.
Sáu, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi
Biến Tịnh-Quảng Quả, đạt được Định Diệt tận. Đây chính là dị sinhThánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng Quả, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và sáu Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậuvô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Giải thoát đầu, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh-Quảng Quả, đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và Giải thoát thứ ba, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước, cùng với hai Giải thoát sau, chứ không phải là Giải thoát nào khác, bởi vì đã xả bỏ.
Bảy, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không đạt được Định Diệt tận. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và bảy Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và ba Giải thoát đầu, hữu lậu-vô lậu thuộc Giải thoát của ba Vô sắc trước, cùng với Giải thoát thứ bảy, chứ không phải là Giải thoát thứ tám, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước.
Tám, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, đạt được Định Diệt tận. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và cõi Cực Quang Tịnh, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và tám Giải thoát.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và tất cả tám Giải thoát. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, đạt được Định Diệt tận, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, và tất cả tám Giải thoát.
Đối với tám Thắng xứ, hoặc là không có, hoặc là bốn, hoặc là tám.
Không có, đó là sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy chưa hết, hoặc là sinh vào cõi Vô sắc. Đây chính là Thánh giả sinh vào cõi Biến Tịnh và cõi Vô sắc, cùng thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, chứ không phải là tám Thắng xứ. Bởi vì sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì bốn loại trước đã xả bỏ, bốn loại sau chưa đạt được; sinh vào cõi Vô sắc, thì đều đã xả bỏ.
Bốn, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế và cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết. Nếu sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy đã hết, hoặc là sinh ở cõi Quảng Quả. Đây chính là dị sinhThánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng Quả, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và bốn Thắng xứ.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và bốn Thắng xứ trước, chứ không phải là Thắng xứ nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước. Nếu sinh vào cõi Biến Tịnh mà Ái của cõi ấy đã hết, và sinh ở cõi Quảng Quả, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và bốn Thắng xứ sau, chứ không phải là Thắng xứ nào khác, bởi vì đã xả bỏ. Tám, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế-cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và tám Thắng xứ.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, và tám Thắng xứ. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, và tám Thắng xứ.
Đối với mười Biến xứ, hoặc là không có, hoặc là một-hai-támchín-mười.
Không có, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, cõi Cực Quang Tịnh-cõi Biến Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết. Nếu sinh ở Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang TịnhBiến Tịnh, hai Vô sắc sau, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, chứ không phải là mười Biến xứ.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, chứ không phải là mười Biến xứ, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi
Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, chứ không phải là mười Biến xứ, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở hai Vô sắc sau, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, chứ không phải là mười Biến xứ, bởi vì đã xả bỏ.
Một, đó là sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết, hoặc là sinh ở Thức vô biên xứ. Đây chính là Thánh giả sinh vào hai địa ấy, cùng thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và một Biến xứ.
Trong đó, nếu sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì lúc ấy thành tựu một Biến xứ của Không vô biên xứ, chứ không phải là Biến xứ nào khác, bởi vì tám loại trước đã xả bỏ, một loại sau thì chưa đạt được. Nếu sinh ở Thức vô biên xứ, thì lúc ấy thành tựu một Biến xứ của Thức vô biên xứ, chứ không phải là Biến xứ nào khác, bởi vì đã xả bỏ.
Hai, đó là sinh ở Không vô biên xứ mà Ái của cõi ấy đã hết. Đây chính là Thánh giả sinh vào địa ấy, thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và hai Biến xứ sau, chứ không phải là Biến xứ nào khác, bởi vì đã xả bỏ.
Tám, đó là sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, cõi Cực Quang Tịnhcõi Biến Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Quảng Quả mà Ái của cõi ấy chưa hết. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng Quả, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và tám Biến xứ trước.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, và tám Biến xứ trước, chứ không phải là Biến xứ nào khác, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, và sinh ở cõi Quảng Quả mà Ái của cõi ấy chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước.
Chín, đó là sinh vào cõi Dục-Sắc, Ái của cõi Sắc đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng Quả, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và chín Biến xứ trước.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của cõi Sắc đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và chín Biến xứ trước, chứ không phải là Biến xứ thứ mười, bởi vì chưa đạt được. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến TịnhQuảng Quả, Ái của cõi Sắc đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, còn lại nói như trước.
Mười, đó là sinh vào cõi Dục-Sắc, Ái của Không vô biên xứ đã hết. Đây chính là dị sinh-Thánh giả sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, và Thánh giả sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng Quả, đều thành tựu Tĩnh lự thứ nhất và mười Biến xứ.
Trong đó, nếu sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, Ái của Không vô biên xứ đã hết, thì lúc ấy thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất và mười Biến xứ. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh-Biến Tịnh-Quảng Quả, Ái của Không vô biên xứ đã hết, thì lúc ấy thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, và mười Biến xứ.
Đối với tám Trí, hoặc là hai-bốn-năm-sáu-bảy-tám.
Hai, đó là dị sinh và phần vị Khổ pháp nhẫn. Trong này, dị sinh và trước lúc lìa nhiễm cõi Dục, dựa vào phần vị Khổ pháp nhẫn của Định Vị chí thì thành tựu hữu lậu của Tĩnh lự thứ nhất; nếu dựa vào phần vị Khổ pháp nhẫn của năm địa trên thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc ấy tất cả đều thành tựu hai Trí, đó là Tha tâm trí và Thế tục trí.
Bốn, đó là phần vị Khổ pháp trí-Khổ loại nhẫn, phần vị này nếu dựa vào Định Vị chí thì thành tựu hữu lậu của Tĩnh lự thứ nhất; nếu dựa vào năm địa trên thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc ấy đều thành tựu bốn Trí, đó là Tha tâm trí-Thế tục trí-Khổ trí và Pháp trí.
Năm, đó là phần vị Khổ loại trí-Tập pháp nhẫn, hai phần vị này đã thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, phân biệt như trước. Lúc ấy đều thành tựu năm Trí, đó là bốn Trí trước thêm vào Loại trí.
Sáu, đó là phần vị Tập pháp trí cho đến phần vị Diệt pháp trí, các phần vị này đã thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, nói như trước. Lúc ấy đều thành tựu sáu Trí, đó là năm Trí trước thêm vào Tập trí.
Bảy, đó là phần vị Diệt pháp trí cho đến phần vị Đạo pháp nhẫn, các phần vị này đã thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, nói như trước. Lúc ấy đều thành tựu bảy Trí, đó là sáu Trí trước thêm vào Diệt trí.
Tám, đó là các phần vị từ Đạo pháp trí trở lên. Trong này, phần vị Đạo pháp trí-Đạo loại nhẫn đã thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, cũng nói như trước. Phần vị Đạo loại trí nhất định thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Đạo loại trí ấy trong các phần vị trên, sinh vào cõi Dục-Phạm Thế, thì nhất định đều thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Sinh vào các địa từ Cực Quang Tịnh trở lên, thì chỉ thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc ấy tất cả đều thành tựu tám Trí, đó là bảy Trí trước thêm vào Đạo trí.
Đối với ba Tam-ma-địa, hoặc là không có, hoặc là hai-ba.
Không có, đó là các dị sinh, lúc ấy không thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, không phải là Tam-ma-địa, bởi vì không đạt được. Hai, đó là các Thánh giả, lúc Diệt pháp nhẫn chưa sinh, trước các phần vị này, nếu dựa vào Định Vị chí thì chỉ thành tựu hữu lậu của Tĩnh lự thứ nhất; nếu dựa vào năm địa trên thì thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc ấy đều thành tựu hai Tam-ma-địa, đó là KhôngVô nguyện. Ba, đó là lúc Diệt pháp nhẫn đã sinh.
Trong này, từ Diệt pháp nhẫn cho đến Đạo loại nhẫn trí, đã thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, nói như trước. Phần vị Đạo loại trí nhất định thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Đạo loại trí ấy trong các phần vị trên, sinh vào cõi Dục-Phạm Thế, thì nhất định đều thành tựu hữu lậu-vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Sinh vào các địa từ Cực Quang Tịnh trở lên, thì chỉ thành tựu vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất. Lúc ấy tất cả đều thành tựu ba Tam-ma-địa.
Như thành tựu Tĩnh lự thứ nhất, cho đến thành tựu Tĩnh lự thứ tư, tùy theo sự thích hợp cũng như vậy. Nghĩa là như dùng Tĩnh lự thứ nhất đối với bốn Tĩnh lự, cho đến ba Tam-ma-địa, biện giải về thành tựu cũng như vậy; cho đến dùng Tĩnh lự thứ tư đối với bốn Tĩnh lự, cho đến ba Tam-ma-địa, biện giải về thành tựu tùy theo sự thích hợp cũng như vậy. Nếu dị sinh, nếu Thánh giả, nếu lìa nhiễm đạt được, nếu sinh ra đạt được, nếu hữu lậu, nếu vô lậu, nếu không có, nếu từng phần, nếu đầy đủ…, đều cần phải nói rộng ra.
Bảy Bổ-đặc-già-la, đó là Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Tín thắng giải, Kiến chí, Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát.
Hỏi: Tùy tín hành…đối với Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư-bốn Vô sắc, mấy thành tựu, mấy không thành tựu?
Đáp: Tùy tín hành đối với Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc là một-hai-ba-bốn.
Không có, đó là Ái cõi Sắc đã hết, bởi vì lúc ấy lìa nhiễm đều đã đoạn.
Một, đó là Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy chỉ thành tựu Vị của một địa Tĩnh lự trên.
Hai, đó là Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy chỉ thành tựu Vị của hai địa Tĩnh lự trên.
Ba, đó là Ái của cõi Phạm Thế đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy chỉ thành tựu Vị của ba địa Tĩnh lự trên.
Bốn, đó là Ái của cõi Phạm Thế chưa hết, lúc ấy đều thành tựu Vị của bốn địa Tĩnh lự, bởi vì nhiễm của địa dưới chưa hết thì chắc chắn thành tựu Vị của địa trên, nhiễm của địa trên đã hết thì chắc chắn không thành tựu Vị của địa dưới.
Đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc là một-haiba-bốn.
Không có, đó là Ái cõi Dục chưa hết thì đối với Tịnh của Tĩnh lự đều chưa đạt được.
Một, đó là Ái của cõi Dục đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Tịnh của một địa dưới.
Hai, đó là Ái của cõi Phạm Thế đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy chỉ thành tựu Tịnh của hai địa dưới.
Ba, đó là Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy chỉ thành tựu Tịnh của ba địa dưới.
Bốn, đó là Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, lúc ấy đều thành tựu Tịnh của bốn địa, bởi vì nhiễm của địa dưới chưa hết thì chắc chắn không thành tựu Tịnh của địa trên, nhiễm của địa trên đã hết mà thân ở địa dưới thì chắc chắn thành tựu Tịnh của địa dưới. Bởi vì Tùy tín hành chắc chắn ở cõi Dục, cho nên đưa ra cách nói này.
Đối với Vô lậu của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc là mộthai-ba-bốn.
Không có, đó là dựa vào Định Vị chí tiến vào Chánh tánh ly sinh. Trong này, hoặc chưa lìa nhiễm cõi Dục, hoặc tuy là lìa nhiễm cõi Dục mà không có thể tu, cho nên đều không thành tựu.
Một, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, hoặc là Tĩnh lự trung gian, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc ấy thành tựu Vô lậu của một địa dưới chứ không phải là gì khác, bởi vì hoặc là chưa đạt được, hoặc là không có thể tu.
Hai, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ hai, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc ấy thành tựu Vô lậu của hai địa dưới chứ không phải là gì khác, nói như trước.
Ba, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ ba, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc ấy thành tựu Vô lậu của ba địa dưới chứ không phải là gì khác, nói như trước.
Bốn, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ tư, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc ấy thành tựu đầy đủ Vô lậu của bốn địa, bởi vì đều đã đạt được và có thể tu. Kiến đạo dựa vào địa dưới chắc chắn không tu địa trên, bởi vì là lần đầu đạt được đạo. Vô lậu dựa vào địa trên chắc chắn tu địa dưới, bởi vì tự tại cho nên không hệ thuộc.
Đối với Vị tương ưng của bốn Vô sắc, hoặc là một-hai-ba-bốn.
Một, đó là Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Vị của một địa trên, bởi vì lúc ấy chắc chắn chưa lìa nhiễm của Hữu Đảnh.
Hai, đó là Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Vị của hai địa trên.
Ba, đó là Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Vị của ba địa trên.
Bốn, đó là Ái của Không vô biên xứ chưa hết, lúc ấy thành tựu đầy đủ Vị của bốn địa, nguyên cớ nói như trước.
Đối với Tịnh của bốn Vô sắc, hoặc là không có, hoặc là một-haiba-bốn.
Không có, đó là Ái của cõi Sắc chưa hết, đối với Tịnh của Vô sắc đều chưa đạt được.
Một, đó là Ái của cõi Sắc đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Tịnh của một địa dưới.
Hai, đó là Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Tịnh của hai địa dưới.
Ba, đó là Ái của Thức vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết, lúc ấy thành tựu Tịnh của ba địa dưới.
Bốn, đó là Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, lúc ấy thành tựu đầy đủ Tịnh của bốn địa, nguyên cớ nói như trước.
Đối với Vô lậu của ba Vô sắc đều không thành tựu, bởi vì lúc ấy không có Kiến đạo.
Như Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng như vậy, bởi vì hai Bổđặc-già-la này, hoặc là Đạo, hoặc là Địa, hoặc là Định, hoặc là Lìa nhiễm, hoặc là Sở y, đều không khác nhau, chỉ khác về Căn.
Tín thắng giải đối với Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc là một-hai-ba-bốn.
Không có, đó là Ái cõi Sắc đã hết.
Một, đó là Ái của cõi Biến Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết.
Hai, đó là Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết.
Ba, đó là Ái của cõi Phạm Thế đã hết, Ái của cõi trên chưa hết.
Bốn, đó là Ái của cõi Phạm Thế chưa hết, lúc ấy thành tựu và nguyên cớ đều nói như trước.
Đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc là một-haiba-bốn.
Không có, đó là Ái cõi Dục chưa hết. Nếu sinh vào cõi Vô sắc, bởi vì Ái cõi Dục chưa hết thì đều chưa đạt được; sinh vào cõi Vô sắc thì bởi vì đều đã xả bỏ.
Một, đó là sinh ở cõi Dục, Ái cõi Dục đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Phạm Thế thì Ái của cõi ấy chưa hết. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh thì Ái của cõi ấy chưa hết. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh thì Ái của cõi ấy chưa hết. Nếu sinh ở cõi Quảng Quả.
Hai, đó là sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái của cõi Phạm Thế đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, thì Ái của cõi ấy đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Biến Tịnh thì Ái của cõi ấy đã hết.
Ba, đó là sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết.
Bốn, đó là sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết.
Trong này, Tín thắng giải có thể có nghĩa về sinh ở tất cả các địa, pháp thiện hữu lậu sinh lên địa trên thì nhất định xả bỏ địa dưới, cho nên có thể đưa ra cách nói như trước.
Đối với Vô lậu của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc là mộthai-ba-bốn.
Không có, đó là Ái cõi Dục chưa hết.
Một, đó là Ái của cõi Dục đã hết, Ái của cõi trên chưa hết.
Hai, đó là Ái của cõi Phạm Thế đã hết, Ái của cõi trên chưa hết.
Ba, đó là Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết, Ái của cõi trên chưa hết.
Bốn, đó là Ái của cõi Biến Tịnh đã hết.
Trong này, dựa vào người từ từ đạt được quả lìa nhiễm mà nói, hoặc là dựa theo người đã đạt được Tĩnh lự thù thắng, thì dựa vào Tĩnh lự ấy tiến vào Chánh tánh ly sinh mà nói. Nếu không như vậy, thì văn này không nên đưa ra cách nói như vậy, bởi vì có lúc Ái của cõi Phạm Thế đã hết mà không thành tựu hai, Ái của cõi Cực Quang Tịnh đã hết mà không thành tựu ba, Ái của cõi Biến Tịnh đã hết mà không thành tựu bốn. Vì sao như vậy? Đó là bởi vì có lúc lìa nhiễm của cõi Phạm Thế cho đến cõi Biến Tịnh, dựa vào Tĩnh lự thứ nhất cho đến Tĩnh lự thứ ba tiến vào Chánh tánh ly sinh, đến lúc Đạo loại trí thì không thành tựu Vô lậu của hai cho đến bốn Tĩnh lự. Hoặc là ở đây đã nói đến lúc Đạo loại trí, tuy không thành tựu hai cho đến bốn, mà từ đây về sau không bao lâu nhất định thành tựu, vào lúc bấy giờ cũng nói là thành tựu, đó là bởi vì Đạo loại trí về sau không bao lâu thì nhất định khởi lên đạo của quả thù thắng, lập tức tu đạo của quả ấy.
Đối với Vị tương ưng của bốn Vô sắc, hoặc là một-hai-ba-bốn, cho đến nói rộng ra.
Đối với Tịnh của bốn Vô sắc, hoặc là không có, hoặc là một-haiba-bốn, cho đến nói rộng ra. Trong này giải thích rộng ra như trong phần Tĩnh lự, nên biết.
Đối với Vô lậu của ba Vô sắc, hoặc là không có, hoặc là một-haiba. Không có, đó là Ái cõi Sắc chưa hết. Một, đó là Ái của cõi Sắc đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Hai, đó là Ái của Không vô biên xứ đã hết, Ái của cõi trên chưa hết. Ba, đó là Ái của Thức vô biên xứ đã hết.
Trong này, cũng dựa vào người từ từ đạt được quả lìa nhiễm mà nói. Nếu không như vậy, thì văn này không nên đưa ra cách nói như vậy, bởi vì có lúc Ái của cõi Sắc đã hết mà không thành tựu một, Ái của Không vô biên xứ đã hết mà không thành tựu hai, Ái của Thức vô biên xứ đã hết mà không thành tựu ba. Vì sao như vậy? Đó là bởi vì có lúc lìa nhiễm của cõi Sắc cho đến Thức vô biên xứ, tiến vào Chánh tánh ly sinh, đến lúc Đạo loại trí thì không thành tựu Vô lậu của Vô sắc. Hoặc là từ đó không bao lâu nhất định khởi lên đạo của quả thù thắng thì thành tựu quả ấy, cho nên vào lúc bấy giờ cũng nói là thành tựu.
Như Tín thắng giải, Kiến chí cũng như vậy, bởi vì hai Bổ-đặc-giàla này, hoặc là Đạo, hoặc là Địa, hoặc là Định, hoặc là Lìa nhiễm, hoặc là Sở y, đều không khác nhau, chỉ khác về Căn.
Thân chứng đối với Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, đều không thành tựu. Đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc mộthai-ba-bốn, cho đến nói rộng ra. Đối với Vô lậu của bốn Tĩnh lự, đều thành tựu. Đối với Vị tương ưng của bốn Vô sắc, thành tựu một, không thành tựu ba. Đối với Tịnh của bốn Vô sắc, hoặc là một, hoặc là bốn. Một, đó là sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn, đó là sinh vào cõi Dục-Sắc. Đối với Vô lậu của ba Vô sắc, đều thành tựu.
Tuệ giải thoát đối với Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, đều không thành tựu. Đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc mộthai-ba-bốn, cho đến nói rộng ra. Đối với Vô lậu của bốn Tĩnh lự, đều thành tựu. Đối với Vị tương ưng của bốn Vô sắc, đều không thành tựu. Đối với Tịnh của bốn Vô sắc, hoặc là một-hai-ba-bốn, cho đến nói rộng ra. Đối với Vô lậu của ba Vô sắc, đều thành tựu.
Câu giải thoát đối với Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, đều không thành tựu. Đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự, hoặc là không có, hoặc mộthai-ba-bốn, cho đến nói rộng ra. Đối với Vô lậu của bốn Tĩnh lự, đều thành tựu. Đối với Vị tương ưng của bốn Vô sắc, đều không thành tựu. Đối với Tịnh của bốn Vô sắc, hoặc là một, hoặc là bốn. Một, đó là sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn, đó là sinh vào cõi Dục-Sắc. Đối với Vô lậu của ba Vô sắc, đều thành tựu.
Trong này giải thích rộng ra như trước, nên biết.
********
Hỏi: Có thể có thành tựu Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là Ái cõi Dục chưa hết, bởi vì lúc ấy đối với pháp thiện vốn có của bốn Tĩnh lự đều chưa đạt được, cho nên không có Tịnh-Vô lậu, chính vì điều này cho nên thành tựu Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự.
Hỏi: Có thể có thành tựu Tịnh của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là dị sinh sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái cõi Sắc đã hết. Bởi vì dị sinh cho nên không có Vô lậu, bởi vì Ái cõi Sắc đã hết cho nên không có Vị tương ưng. Bởi vì sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái cõi Sắc đã hết, cho nên thành tựu Tịnh của bốn Tĩnh lự.
Hỏi: Có thể có thành tựu Vô lậu của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh ở cõi Vô sắc. Bởi vì Thánh giả sinh ở cõi ấy cho nên thành tựu Vô lậu của bốn Tĩnh lự, chính vì sinh ở cõi ấy cho nên không có Vị tương ưng-Tịnh.
Hỏi: Nếu Ái cõi Sắc đã hết dựa vào Định Vị chí, Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian tiến vào Chánh tánh ly sinh, hoặc là luyện căn làm Kiến chí, lúc ấy đạt được quả rồi không khởi lên đạo của quả thù thắng, mạng chung sinh vào cõi Vô sắc, lúc ấy đều không thành tựu Vô lậu của ba Tĩnh lự trên, vì sao nói là bốn?
Đáp: Có người nói: Bởi vì đây là dựa vào người từ từ đạt được quả mà nói, chứ không dựa vào điều gì khác.
Có người nói: Người ấy tiến vào Chánh tánh ly sinh đạt được quả Bất hoàn rồi, chắc chắn khởi lên đạo của quả thù thắng mà tu Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sau đó mới sinh lên địa trên. Nếu không như vậy thì phải có Thánh giả sinh đến cõi Quảng Quả trở lên sẽ không thành tựu Lạc căn. Nếu như vậy thì trái với phần Thập Môn đã nói về Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí.
Có người nói: Lúc ấy đạt được quả rồi cũng chắc chắn khởi lên đạo của quả thù thắng mà tu Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sau đó mạng chung sinh đến cõi Vô sắc.
Có người nói: Lúc ấy luyện căn thì cũng tu Vô lậu của Tĩnh lự trên, cho nên không có lỗi.
Hỏi: Có thể có thành tựu Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái cõi Sắc đã hết.
Hỏi: Nếu Ái cõi Sắc đã hết, dựa vào Định Vị chí, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì trong mười lăm tâm không thành tựu Vô lậu của Tĩnh lự, đến Đạo loại trí chỉ thành tựu một, ngay lúc ấy cho đến dựa vào Tĩnh lự thứ ba tiến vào Chánh tánh ly sinh, trong mười sáu tâm chỉ thành tựu ba, vì sao nói là bốn?
Đáp: Có người nói: Trong này dựa vào người từ từ đạt được quả lìa nhiễm mà nói.
Có người nói: Lúc ấy đạt được quả rồi không bao lâu chắc chắn khởi lên đạo của quả thù thắng hiện rõ trước mắt mà tu Vô lậu của Tĩnh lự trên, vì vậy đối với thời gian mười sáu tâm tuy chưa thành tựu, mà chắc chắn sẽ đạt được cho nên cũng nói đến thành tựu.
Hỏi: Có thể có thành tựu hai hoặc ba Tĩnh lự khác chăng?
Đáp: Không có, đó là bởi vì thành tựu Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, thì chắc chắn không thành tựu bốn Tịnh-bốn Vô lậu.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, chứ không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái cõi Sắc đã hết. Câu này giải thích như câu thứ sáu trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Tịnh của bốn Tĩnh lự, chứ không phải là Vị tương ưng, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Không có.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Vô lậu của bốn Tĩnh lự, chứ không phải là Vị tương ưng, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Không có. Hai câu này giải thích như câu thứ tư-thứ năm vốn không có trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Vị tương ưng-Tịnh của bốn Tĩnh lự, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là Thánh giả sinh ở cõi Vô sắc. Câu này giải thích như câu thứ ba trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Vị tương ưng-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, chứ không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, đó là dị sinh sinh ở cõi Dục-Phạm Thế, Ái cõi Sắc đã hết. Câu này giải thích như câu thứ hai trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là Ái cõi Dục chưa hết. Câu này giải thích như câu thứ nhất trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Vị tương ưng-Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự chăng?
Đáp: Có, đó là dị sinh sinh ở cõi Vô sắc. Bởi vì dị sinh cho nên không có Vô lậu của bốn Tĩnh lự, bởi vì sinh ở cõi Vô sắc cho nên không có Vị-Tịnh của bốn Tĩnh lự.
Hỏi: Có thể có thành tựu Vị tương ưng của bốn Vô sắc, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là Ái cõi Sắc chưa hết, bởi vì lúc ấy đối với pháp thiện vốn có của bốn Vô sắc đều chưa đạt được, cho nên không có TịnhVô lậu, chính vì điều này cho nên thành tựu Vị tương ưng của bốn Vô sắc.
Hỏi: Có thể có thành tựu Tịnh-Vô lậu của bốn Vô sắc, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là A-la-hán sinh ở cõi Dục-Sắc và Không vô biên xứ. A-la-hán cho nên không có Vị tương ưng, sinh ở địa ấy cho nên thành tựu đầy đủ bốn Tịnh-ba Vô lậu.
Hỏi: Có thể có thành tựu pháp khác chăng?
Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ hai, chỉ thành tựu bốn Tịnh, bởi vì chắc chắn có Vô lậu-Vị tùy theo một, hoặc là cả hai; không có câu thứ ba, chỉ thành tựu ba Vô lậu, bởi vì chắc chắn có Tịnh; không có câu thứ tư, thành tựu bốn Vị-Tịnh chứ không phải là Vô lậu, và không có câu thứ năm, thành tựu bốn Vị- ba Vô lậu chứ không phải là Tịnh, bởi vì lúc thành tựu bốn Vị thì chắc chắn không thành tựu bốn Tịnh hoặc là ba Vô lậu. Chính vì nghĩa này, cho nên không có câu thứ bảy.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Vị tương ưng của bốn Vô sắc, chứ không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là A-la-hán sinh ở cõi Dục-Sắc và Không vô biên xứ. Câu này giải thích như câu thứ sáu trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu Tịnh-Vô lậu của bốn Vô sắc, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là Ái cõi Sắc chưa hết. Câu này giải thích như câu thứ nhất trong phần thành tựu trước đây.
Hỏi: Có thể có lúc không thành tựu pháp khác chăng?
Đáp: Không có.
Trong này, không có chỉ riêng không thành tựu bốn Tịnh, bởi vì lúc ấy chắc chắn cũng không thành tựu Vô lậu. Không có chỉ riêng không thành tựu ba Vô lậu, giải thích như câu thứ tư vốn không có trong phần thành tựu. Không có không thành tựu bốn Vị-Tịnh chứ không phải là Vô lậu, giải thích như câu thứ ba vốn không có trong phần thành tựu. Không có không thành tựu bốn Vị- ba Vô lậu chứ không phải là Tịnh, giải thích như câu thứ hai vốn không có trong phần thành tựu. Không có tất cả đều không thành tựu, bởi vì ở trong ba tùy theo một hoặc là hai cho nên chắc chắn thành tựu.
Ở trong thành tựu-không thành tựu của Tĩnh lự-Vô sắc này, đầy đủ thành tựu thì gọi là thành tựu, đầy đủ không thành tựu thì gọi là không phải thành tựu, và đầy đủ không thành tựu thì gọi là không thành tựu, đầy đủ thành tựu thì gọi là không phải không thành tựu, nên biết.
Hỏi: Có thể có đạt được(đắc) Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Ái cõi Sắc đã hết, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt; hoặc là lúc ở cõi Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục.
Trong này, lui sụt là bao gồm dị sinh và Thánh giả, hoặc là Học hay là Vô học lúc khởi lên Triền của cõi ấy, đạt được đầy đủ bốn Vị chứ không phải là Tịnh-Vô lậu. Sinh vào là chỉ riêng dị sinh ở lúc tiến vào thai(kiết sinh), đạt được đầy đủ bốn Vị chứ không phải là Tịnh-Vô lậu.
Hỏi: Có thể có đạt được Vô lậu của bốn Tĩnh lự, chứ không phải là Vị tương ưng, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, đó là lúc dựa vào Tĩnh lự thứ tư tiến vào Chánh tánh ly sinh, hoặc là lúc đạt được quả A-la-hán.
Trong này, lúc tiến vào Chánh tánh ly sinh, đó là lúc Khổ pháp nhẫn khởi lên, lúc bấy giờ Vô lậu của bốn Tĩnh lự trước đây không có, mà đạt được không phải là Vị, không phải là Tịnh. Lúc đạt được quả A-la-hán, đó là lúc Tận trí khởi lên, lúc bấy giờ Vô lậu của bốn Tĩnh lự đều xả bỏ, mà đạt được không phải là Vị, không phải là Tịnh. Tuy là Tịnh của bốn Tĩnh lự, lúc bấy giờ cũng có đạt được, nhưng chủng loại ấy trước đây có mà không xả bỏ, nay chỉ trở lại đạt được phần ít, đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự không có đạt được một tên gọi, huống là bốn hay sao?
Có người nói: Đây là dựa vào người sinh ở cõi Vô sắc đạt được quả A-la-hán mà nói.
Hỏi: Học luyện căn thì cũng có lúc đối với Vô lậu của bốn Tĩnh lự đếu xả bỏ mà đạt được, vì sao không nói?
Đáp: Cần phải nói mà không nói thì nên biết là nghĩa này có khác.
Có người nói: Trong này sơ lược nêu ra phần đầu và sau để hiển bày phần giữa, cho nên không nói đầy đủ.
Có người nói: Lúc ấy đã xả bỏ-đã đạt được đều là chủng loại của Học, không phải là chủng loại sai biệt, cho nên không nói đến, vì vậy cũng không nói đến Vô học luyện căn.
Hỏi: Có thể có đạt được pháp khác chăng?
Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ hai, chỉ đạt được bốn Tịnh, và không có câu thứ sáu, đạt được bốn Tịnh-Vô lậu chứ không phải là Vị, bởi vì không có cùng lúc đạt được bốn Tịnh.
Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ tư Kiến đạo là lúc ba Loại trí, và lúc đạt được quả A-la-hán, lẽ nào không phải là đạt được đầy đủ bốn Tịnh và Vô lậu hay sao, vì sao không nói?
Đáp: Vào lúc bấy giờ đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự đều là trước đạt được không xả bỏ, nay tuy trở lại đạt được phần ít, mà vẫn đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự không có đạt được một tên gọi, huống là bốn hay sao? Vì vậy không nói đến.
Không có câu thứ tư, đạt được bốn Vị-Tịnh chứ không phải là Vô lậu, và không có câu thứ năm, đạt được bốn Vị-Vô lậu chứ không phải là Tịnh, bởi vì lúc đạt được bốn Vị thì chắc chắn không đạt được bốn Tịnh hoặc là bốn Vô lậu. Chính vì nghĩa này, cho nên cũng không có câu thứ bảy.
Hỏi: Có thể có xả bỏ(xả) Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Không có, bởi vì không có cùng lúc lìa nhiễm của bốn địa.
Hỏi: Có thể có xả bỏ Tịnh của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương
ưng, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc dị sinh đã hết Ái cõi Biến Tịnh, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt; hoặc là lúc ở cõi Dục-Phạm Thế chết đi sinh vào cõi Vô sắc. Trong này, sinh vào cõi Vô sắc bao gồm dị sinh và Thánh giả.
Hỏi: Có thể có xả bỏ Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã hết Ái cõi Biến Tịnh, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có xả bỏ pháp khác chăng?
Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ ba, chỉ xả bỏ bốn Vô lậu, bởi vì lúc lui sụt xả bỏ, hoặc không phải là hoàn toàn xả bỏ, hoặc lúc ấy trở lại đạt được, hoặc bao gồm xả bỏ Tịnh, đạt được quả lúc xả bỏ vẫn trở lại đạt được. Không có câu thứ tư-thứ năm-thứ bảy, bởi vì không có cùng lúc đoạn dứt bốn Vị.
Hỏi: Có thể có đạt được Vị tương ưng của bốn Vô sắc, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt, lúc bấy giờ đạt được đầy đủ bốn Vị chứ không phải là Tịnh-Vô lậu.
Hỏi: Có thể có đạt được Vô lậu của ba Vô sắc, chứ không phải là Vị tương ưng, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, đó là lúc đạt được quả A-la-hán. Giải thích như trong phần Tĩnh lự trước.
Hỏi: Có thể có đạt được pháp khác chăng? Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ hai, chỉ đạt được bốn Tịnh, bởi vì không có cùng lúc đạt được bốn Tịnh. Không có câu thứ tư-thứ nămthứ bảy, bởi vì lúc đạt được bốn Vị thì chắc chắn không đạt được bốn Tịnh-ba Vô lậu. Không có câu thứ sáu, đạt được bốn Tịnh-ba Vô lậu chứ không phải là Vị tương ưng, bởi vì vào lúc đạt được ba Vô lậu, tuy cũng đạt được phần ít của Tịnh, mà không gọi là đạt được. Giải thích đầy đủ như trước.
Hỏi: Có thể có xả bỏ Vị tương ưng của bốn Vô sắc, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Không có, bởi vì không có cùng lúc lìa nhiễm của bốn địa.
Hỏi: Có thể có xả bỏ Tịnh của bốn Vô sắc, không phải là Vị tương ưng, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc dị sinh đã hết Ái của Vô sở hữu xứ, khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có xả bỏ Tịnh-Vô lậu của bốn Vô sắc, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã hết Ái của Vô sở hữu xứ, khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có xả bỏ pháp khác chăng? Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ ba, chỉ xả bỏ ba Vô lậu, nói như trong phần Tĩnh lự. Không có câu thứ tư-thứ năm-thứ bảy, bởi vì không có cùng lúc đoạn dứt bốn Vị.
Ở trong đạt được và xả bỏ của Tĩnh lự-Vô sắc này, hoàn toàn đạt được thì gọi là đạt được, hoàn toàn không đạt được thì gọi là không phải đạt được, hoàn toàn xả bỏ thì gọi là xả bỏ, hoàn toàn không xả bỏ thì gọi là không phải xả bỏ, nên biết.
Hỏi: Có thể có lui sụt(thối) Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Không có, bởi vì có lui sụt đối với pháp công đức chứ không phải là đối với pháp sai lầm, cũng bởi vì không có cùng lúc xả bỏ bốn Vị.
Hỏi: Có thể có lui sụt Tịnh của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc dị sinh đã hết Ái của cõi Biến Tịnh, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có lui sụt Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã hết Ái của cõi Biến Tịnh, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có lui sụt pháp khác chăng?
Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ ba, chỉ lui sụt Vô lậu của bốn Tĩnh lự, hoặc là lui sụt cùng với Tịnh, hoặc là không hoàn toàn lui sụt, hoặc là lúc lui sụt trở lại đạt được địa ấy. Không có câu thứ tư-thứ năm-thứ bảy, bởi vì đối với Vị không có lui sụt, không có chỉ lui sụt bốn Vô lậu.
Hỏi: Có thể có lui sụt Vị tương ưng của bốn Vô sắc, không phải là Tịnh, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Không có, nói như trước.
Hỏi: Có thể có lui sụt Tịnh của bốn Vô sắc, không phải là Vị tương ưng, không phải là Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc dị sinh đã hết Ái của Vô sở hữu xứ, khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có lui sụt Tịnh-Vô lậu của bốn Vô sắc, không phải là Vị tương ưng chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã hết Ái của Vô sở hữu xứ, khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có lui sụt pháp khác chăng?
Đáp: Không có.
Trong này, không có câu thứ ba, chỉ lui sụt Vô lậu của ba Vô sắc, hoặc là lui sụt cùng với Tịnh, hoặc là không phải hoàn toàn lui sụt. Không có câu thứ tư-thứ năm-thứ bảy, nói như trong phần Tĩnh lự.
Hỏi: Có thể có lui sụt Vô lậu của Tĩnh lự, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, đó là lúc người Học khởi lên Triền cõi Vô sắc mà lui sụt, bởi vì lúc bấy giờ lui sụt pháp đối trị với Vô lậu của Tĩnh lự, chứ không phải là Tịnh.
Hỏi: Có thể có lúc không khởi lên Triền cõi Vô sắc, mà lui sụt Vô lậu của Tĩnh lự, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Vô học luyện căn chưa đến phần vị của đạo giải thoát thứ chín, không khởi lên phiền não mà lui sụt đạo vô giángiải thoát đã đạt được.
Hỏi: Có thể có lúc không khởi lên Triền, mà lui sụt Vô lậu của Tĩnh lự, không phải là Tịnh chăng?
Đáp: Có, tức là trước đã nói, và lúc Học luyện căn chưa đến phần vị Kiến chí, không khởi lên phiền não mà lui sụt đạo vô gián-giải thoát đã đạt được.
Hỏi: Có thể có lui sụt công đức Vô lậu do bảy địa thâu nhiếp, mà không phải là Tịnh chăng? Đáp: Có, đó là lúc phần ít lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trở lại khởi lên phẩm Triền đã đoạn của địa ấy mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có chỉ xả bỏ Vô lậu của Tĩnh lự mà đạt được Tịnh-Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc đạt được quả A-la-hán.
Hỏi: Có thể có xả bỏ Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự, chỉ đạt được Vô lậu chăng?
Đáp: Có, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền cõi Vô sắc mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của Tĩnh lự đạt được cùng lúc với Tịnh, mà xả bỏ riêng biệt chăng?
Đáp: Có, đó là lúc đạt được quả A-la-hán, và lúc dựa vào Tĩnh lự đạt được quả Bất hoàn, cùng với lúc người Học luyện căn.
Hỏi: Có thể có Tịnh của Tĩnh lự đạt được cùng lúc với Vô lậu, mà xả bỏ riêng biệt chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả lìa nhiễm của địa mình, và lúc sinh vào địa trên.
Hỏi: Có thể có Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự đạt được khác lúc mà xả bỏ cùng lúc chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả lìa nhiễm của địa mình, khởi lên Triền của địa dưới mà lui sụt.
Hỏi: Có thể có Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự đạt được cùng lúc và xả bỏ cùng lúc chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã lìa nhiễm của địa dưới, khởi lên Triền của địa dưới mà lui sụt.
Như hỏi về Tĩnh lự, như vậy Vô sắc cũng nên theo đây mà hỏi.
Lại nữa, như trước đã nói về Đẳng chí, sơ lược có hai mươi ba loại, đó là Tĩnh lự có mười hai loại, tức là bốn Vị tương ưng-bốn Tịnh-bốn Vô lậu; Vô sắc có mười một loại, tức là bốn Vị tương ưng-bốn Tịnh-ba Vô lậu. Hai mươi ba loại này nếu kiến lập rộng ra thì thành sáu mươi lăm Đẳng chí, đó là hai mươi ba loại trước cọng thêm bốn Vô lượng, bốn Vô ngại giải, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, sáu Thông, và sở y của Nguyện trí-Vô tranh.
Hỏi: Sáu mươi lăm loại này, mấy loại chỉ duyên với địa mình, mấy loại chỉ duyên với địa dưới, mấy loại duyên với địa mình và địa dưới, mấy loại duyên với địa mình và địa trên, mấy loại duyên với tất cả các địa?
Đáp: Mười Đẳng chí chỉ duyên với địa mình, đó là tám Vị tương ưng, và Biến xứ của Không-Thức vô biên xứ.
Hai mươi bốn Đẳng chí chỉ duyên với địa dưới, đó là bốn Vô lượng, ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, tám Biến xứ trước và Vô tranh; hoặc có người muốn làm cho Vô tranh duyên với cõi Dục-Sắc, thì trừ ra Vô tranh.
Bảy Đẳng chí duyên với địa mình và địa dưới, đó là Pháp vô ngại giải-Từ vô ngại giải và sở y của năm Thông.
Chín Đẳng chí duyên với địa mình và địa trên, đó là Tịnh-Vô lậu của ba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc dưới, đây là dựa vào duyên với hữu lậu mà nói.
Mười hai Đẳng chí duyên với tất cả các địa, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Biện vô ngại giải, Lậu tận thông và sở y của Nguyện trí. Đây cũng chỉ dựa vào duyên với hữu lậu mà nói. Nếu bao gồm dựa vào duyên với vô lậu mà nói, thì có hai mươi ba Đẳng chí duyên với tất cả các địa, đó chính là mười hai loại trước cọng thêm mười một Vô sắc, đó là Tịnh-Vô lậu của Vô sắc và Giải thoát của Vô sắc.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Đẳng vô gián. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự ấy làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười sáu loại, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, và sở y của năm Thông.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười bảy loại, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ hai, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, sở y của năm Thông, và Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười loại, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ ba, ba Vô lượng, sở y của năm Thông, và Tịnh của Tĩnh lự thứ hai.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có hai mươi ba loại, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ tư, ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, sở y của năm Thông, và Tịnh của Tĩnh lự thứ ba.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Đẳng vô gián. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Vô sắc ấy làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có bốn loại, đó là Tịnh của Không vô biên xứ, Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của địa ấy, và Tịnh của Tĩnh lự thứ tư.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có năm loại, đó là Tịnh của Thức vô biên xứ, Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của địa ấy, và Tịnh của Không vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có bốn loại, đó là Tịnh của Vô sở hữu xứ, Giải thoát của địa ấy, và Tịnh của Thức vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có bốn loại, đó là Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Giải thoát của địa ấy, và Tịnh của Vô sở hữu xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Đẳng vô gián. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự ấy làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có sáu loại, đó là Vị tương ưng-Vô lậu của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có tám loại, đó là Vị tương ưngVô lậu của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười một loại, đó là Vị tương ưng-Vô lậu của địa mình, Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư và Không vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười hai loại, đó là Vị tương ưngVô lậu của địa mình, Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba và KhôngThức vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Đẳng vô gián. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Vô sắc ấy làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân. Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười hai loại, đó là Vị tương ưng-Vô lậu của địa mình, Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, tức là Giải thoát của hai xứ ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười hai loại, đó là Vị tương ưng-Vô lậu của địa mình, Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư và Không vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, tức là Giải thoát của hai xứ ấy, Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười loại, đó là Vị tương ưng-Vô lậu của địa mình, Tịnh-Vô lậu của Không-Thức vô biên xứ, tức Giải thoát của địa ấy, Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức Giải thoát của địa ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Đẳng vô gián, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có bảy loại, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, tức là Giải thoát của hai xứ ấy.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Dựa vào Vô lậu của mỗi một Tĩnh lự đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bảy, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư-ba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có mười chín, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, hai Vô ngại giải, sở y của bốn Thông.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có bảy, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, hai Vô ngại giải, sở y của Tha tâm thông-Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba mươi hai, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của Tĩnh lự thứ tư-bốn Vô sắc, ba Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, sở y của Nguyện trí-Vô tranh.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có sáu, đó là Vô lậu của ba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có mười chín, đó là Tịnh của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, Pháp vô ngại giải, sở y của bốn Thông.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có tám, đó là Vô lậu của bốn Tĩnh lự, hai Vô ngại giải, sở y của Tha tâm thông-Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba mươi hai, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, ba Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, Từ vô ngại giải, sở y của Nguyện trí-Vô tranh.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bốn, đó là Vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, tức là Giải thoát của hai xứ ấy.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có mười ba, đó là Tịnh của bốn Tĩnh lự-Không vô biên xứ, ba Vô lượng, Pháp vô ngại giải, sở y của bốn Thông.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có mười một, đó là Vô lậu của bốn Tĩnh lựKhông vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, hai Vô ngại giải, sở y của Tha tâm thông-Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba mươi tám, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của ba Vô sắc trên, Hỷ vô lượng, năm Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, Từ vô ngại giải, sở y của Nguyện trí-Vô tranh.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-Vô sở hữu xứ, và Giải thoát của Vô sở hữu xứ.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có hai mươi tám, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư và Không-Thức vô biên xứ, ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước,Pháp vô ngại giải, sở y của bốn Thông-Nguyện trí-Vô tranh.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có mười một, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư và Không-Thức vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, hai Vô ngại giải, sở y của Tha tâm thông-Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có hai mươi ba, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất-Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Hỷ vô lượng, bốn Giải thoát, bốn Thắng xứ trước, hai Biến xứ sau, sở y của Từ vô ngại giải.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Vô sắc nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Vô sắc nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Dựa vào Vô lậu của mỗi một Vô sắc đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt.
Dựa vào Vô lậu của Không vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, và sở y của Tha tâm thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có sáu, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, ba Vô sắc dưới và Biến xứ của Không vô biên xứ.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có mười một, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư-ba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc dưới, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có bốn mươi lăm, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn Vô lượng, năm Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Biến xứ, hai Vô ngại giải, sở y của bốn Thông-Nguyện trí-Vô tranh.
Dựa vào Vô lậu của Thức vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bốn, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, và sở y của Tha tâm thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có bảy, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ tư-bốn Vô sắc, Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Biến xứ của Thức vô biên xứ.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có mười, đó là Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư-ba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc dưới, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có bốn mươi bốn, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Biến xứ, hai Vô ngại giải, sở y của bốn Thông-Nguyện trí-Vô tranh.
Dựa vào Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm Nhân chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có năm, đó là Vô lậu của bốn Tĩnh lự, và sở y của Tha tâm thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Nhân, loại này có năm, đó là Tịnh của bốn Vô sắc, và Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm Nhân cũng là Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Vô lậu của ba Vô sắc, Giải thoát của ba Vô sắc dưới, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm Nhân cũng không phải là Đẳng vô gián, loại này có bốn mươi sáu, đó là tám Vị tương ưng-Tịnh của bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, hai Vô ngại giải, sở y của bốn ThôngNguyện trí-Vô tranh.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Sở duyên. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự ấy làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên, mà không phải là Nhân, thì có mười ba loại, đó là TịnhVô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, sở y của ba Thông-Nguyện trí. Hoặc có người muốn làm cho Vô tranh cũng duyên với cõi Sắc, họ nói là có mười bốn, cọng thêm Vô tranh. Nói như vậy thì cách nói trước là hợp lý. Như Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất, Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư cũng như vậy.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Sở duyên. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Vô sắc ấy làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Không vô biên xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười lăm loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí, Tịnh-Vô lậu của Không vô biên xứ, tức là Giải thoát-Biến xứ của địa ấy.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Thức vô biên xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười tám loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí, Tịnh-Vô lậu của Không-Thức vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, Biến xứ của Thức vô biên xứ.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Vô sở hữu xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có hai mươi loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí, Tịnh-Vô lậu của ba Vô sắc dưới, và Giải thoát của ba Vô sắc dưới.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có hai mươi hai loại, đó là hai mươi loại trước cọng thêm Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Giải thoát của địa ấy.
********
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Dựa vào Tịnh của mỗi một Tĩnh lự đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Nhân chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười lăm, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát, bốn Thắng xứ, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên chứ không phải là Nhân, loại này có chín, đó là Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất, Tịnh của ba Tĩnh lự trên, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Nhân cũng là Sở duyên, loại này có sáu, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Nhân cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi lăm, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, bốn Thắng xứ sau, sáu Giải thoát, mười Biến xứ, sở y của Vô tranh.
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm Nhân chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười bốn, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát, bốn Thắng xứ, Pháp vô ngại giải, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm Sở duyên chứ không phải là Nhân, loại này có chín, đó là Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai, Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba-thứ tư, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm Nhân cũng là Sở duyên, loại này có sáu, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ hai, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm Nhân cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi sáu, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, bốn Thắng xứ sau, sáu Giải thoát, mười Biến xứ, sở y của Vô tranh và Từ vô ngại giải.
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Nhân chứ không phải là Sở duyên, loại này có bảy, đó là ba Vô lượng, Pháp vô ngại giải, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Sở duyên chứ không phải là Nhân, loại này có chín, đó là Vị tương ưng của địa mình, Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ tư, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Nhân cũng là Sở duyên, loại này có sáu, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ ba, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Nhân cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi ba, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, Hỷ vô lượng, tám Thắng xứ, tám Giải thoát, mười Biến xứ, sở y của Vô tranh và Từ vô ngại giải.
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Nhân chứ không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi mốt, đó là ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, Pháp vô ngại giải, sở y của ba Thông và Vô tranh.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Sở duyên chứ không phải là Nhân, loại này có tám, đó là Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư, Tịnh của ba Tĩnh lự dưới, Vô lậu của bốn Tĩnh lự.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Nhân cũng là Sở duyên, loại này có bảy, đó là Tịnh của Tĩnh lự thứ tư, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông và Nguyện trí.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Nhân cũng không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi chín, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, Hỷ vô lượng, bảy Giải thoát, bốn Thắng xứ trước, hai Biến xứ sau, sở y của Từ vô ngại giải.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Tịnh của Vô sắc dưới, nếu Đẳng chí tùy theo dùng loại ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Sở duyên. Có lúc Đẳng chí dùng loại ấy làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân. Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên làm thành bốn câu phân biệt.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Không vô biên xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười một loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Vị tương ưng-Vô lậu của địa mình, sở y của Nguyện trí.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Thức vô biên xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười bốn loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Vô lậu của hai Vô sắc đầu, Tịnh của Không vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, Vị tương ưng của địa mình, sở y của Nguyện trí.
Nếu Đẳng chí dùng Tịnh của Vô sở hữu xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười bảy loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Vô lậu của ba Vô sắc, Tịnh của hai Vô sắc đầu, và Giải thoát của hai Vô sắc đầu, Vị tương ưng của địa mình, sở y của Nguyện trí.
Dựa vào Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Nhân chứ không phải là Sở duyên, loại này có một, đó là Diệt TưởngThọ giải thoát.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Sở duyên chứ không phải là Nhân, loại này có mười chín, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự-ba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc, Vị tương ưng của địa mình, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Nhân cũng là Sở duyên, loại này có năm, đó là Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.4
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Nhân cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi, đó là bảy Vị tương ưng, bốn Vô luợng, ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự ấy làm Nhân, thì cũng dùng loại ấy làm Sở duyên. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự ấy làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Nhân, thì có mười loại, đó là Tịnh của bốn Tĩnh lự-bốn Vô sắc, Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, sở y của Nguyện trí.
Như Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư cũng như vậy.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Vô sắc nào làm Nhân, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Vô sắc nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Nhân chăng?
Đáp: Dựa vào Vô lậu của mỗi một Vô sắc đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Vô lậu của Không vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Nhân chứ không phải là Sở duyên, loại này có một, đó là sở y của Tha tâm thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Sở duyên chứ không phải là Nhân, loại này có mười, đó là Tịnh của bốn Tĩnh lự-bốn Vô sắc, Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Nhân cũng là Sở duyên, loại này có mười ba, đó là Vô lậu của bốn Tĩnh lựba Vô sắc, và Giải thoát của ba Vô sắc dưới, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Nhân cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi mốt, đó là tám Vị tương ưng, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của bốn Thông.
Như Vô lậu của Không vô biên xứ, Vô lậu của Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ cũng như vậy.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng?
Đáp: Dựa vào Vị tương ưng của mỗi một Tĩnh lự đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười ba, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có mười, đó là Tịnh của ba Tĩnh lự trên, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có bốn, đó là Vị tương ưngTịnh của địa mình, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi tám, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, sáu Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của ba Vô ngại giải.
Dựa vào Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười ba, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Tịnh của hai Tĩnh lự trên, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có năm, đó là Vị tương ưng của địa mình, Tịnh của hai Tĩnh lự đầu, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi tám, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, sáu Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của ba Vô ngại giải.
Dựa vào Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ ba làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có sáu, đó là ba Vô lượng, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ ba làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Tịnh của hai Tĩnh lự trên, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có năm, đó là Vị tương ưng của địa mình, Tịnh của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi lăm, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, Hỷ vô lượng, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của ba Vô ngại giải.
Dựa vào Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười chín, đó là ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Tịnh của hai Tĩnh lự, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có năm, đó là Vị tương ưng của địa mình, Tịnh của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vị tương ưng của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi hai, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, Hỷ vô lượng, bảy Giải thoát, bốn Thắng xứ trước, hai Biến xứ sau, Vô tranh, sở y của ba Vô ngại giải.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng?
Đáp: Các Đẳng chí tùy theo dùng Vị tương ưng của Vô sắc ấy làm Đẳng vô gián, thì cũng dùng loại ấy làm Sở duyên. Có lúc Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Vô sắc ấy làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Đẳng vô gián.
Trong đó, nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Không vô biên xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Đẳng vô gián, thì có mười một loại, đó là Tịnh của ba Tĩnh lự, Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Vô lậu của địa mình, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Thức vô biên xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Đẳng vô gián, thì có mười ba loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Vô lậu của hai Vô sắc đầu, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Vô sở hữu xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Đẳng vô gián, thì có mười sáu loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Tịnh của Không vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, Vô lậu của ba Vô sắc, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
Nếu Đẳng chí dùng Vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Đẳng vô gián, thì có mười tám loại, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Tịnh của hai Vô sắc đầu, tức là Giải thoát của địa ấy, Vô lậu của ba Vô sắc, Nghĩa vô ngại giải, Lậu tận thông, sở y của Nguyện trí.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Tĩnh lự nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng?
Đáp: Dựa vào Tịnh của mỗi một Tĩnh lự đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười lăm, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười hai, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự đầu, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi lăm, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, sáu Giải thoát, bốn Thắng xứ, mười Biến xứ, sở y của Vô tranh.
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười lăm, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có ba, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười hai, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự đầu, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi lăm, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, sáu Giải thoát, bốn Thắng xứ, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của Từ vô ngại giải.
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười, đó là ba Vô lượng, Tịnh-Vô lậu của Không vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, Pháp vô ngại giải, sở y của ba Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có một, đó là sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười bốn, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, hai Vô ngại giải, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi, đó là bảy Vị tương ưng-Tịnh của ba Vô sắc trên, Vô lậu của hai Vô sắc trên, Hỷ vô lượng, bảy Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của Từ vô ngại giải.
Dựa vào Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi bảy, đó là ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, Vô tranh, Pháp vô ngại giải, sở y của ba Thông, Tịnh-Vô lậu của hai Vô sắc đầu, tức là Giải thoát của địa ấy.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có hai, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười ba, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự trên, hai Vô ngại giải, Nguyện trí, sở y của ba Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi ba, đó là bảy Vị tương ưng, Tịnh của hai Vô sắc trên, Vô lậu của một Vô sắc trên, Hỷ vô lượng, năm Giải thoát, bốn Thắng xứ trước, hai Biến xứ sau, sở y của Từ vô ngại giải.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Tịnh của Vô sắc nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng?
Đáp: Dựa vào Tịnh của mỗi một Vô sắc đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Tịnh của Không vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có sáu, đó là Tịnh-Vô lậu của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Không vô biên xứ làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có năm, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười hai, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của hai Tĩnh lự trên, Không vô biên xứ, tức là Giải thoát của địa ấy, Biến xứ, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi hai, đó là bảy Vị tương ưng, Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn Vô lượng, năm Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Dựa vào Tịnh của Thức vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có năm, đó là Tịnh-Vô lậu của Vô sở hữu xứ, Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Giải thoát của hai địa ấy.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Thức vô biên xứ làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bảy, đó là Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự đầu, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười ba, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư-hai Vô sắc đầu, và Giải thoát của hai Vô sắc đầu, Biến xứ của Thức vô biên xứ, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi, đó là bảy Vị tương ưng, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Dựa vào Tịnh của Vô sở hữu xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có hai, đó là Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là Giải thoát của địa ấy.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Vô sở hữu xứ làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười ba, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh-Vô lậu của ba Vô sắc đầu, tức là ba Giải thoát của địa ấy, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi mốt, đó là bảy Vị tương ưng, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Dựa vào Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có một, đó là Diệt Tưởng-Thọ giải thoát.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có mười hai, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự-Không vô biên xứ, và Giải thoát của Không vô biên xứ, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười hai, đó là Vị tương ưng của địa mình, và Tịnh của ba Vô sắc đầu, tức là ba Giải thoát của địa ấy, Vô lậu của hai Vô sắc trên, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi, đó là bảy Vị tương ưng, bốn Vô lượng, ba Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Tĩnh lự nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng?
Đáp: Dựa vào Vô lậu của mỗi một Tĩnh lự đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười sáu, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, hai Vô ngại giải, sở y của bốn Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có mười bốn, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư, Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, Giải thoát của bốn Vô sắc, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười, đó là Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự đầu, hai Vô ngại giải, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi lăm, đó là tám Vị tương ưng, hai Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, sở y của Vô tranh.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có mười lăm, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, Pháp vô ngại giải, sở y của bốn Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có mười hai, đó là Tịnh của bốn Vô sắc, Vô lậu của ba Vô sắc, Giải thoát của bốn Vô sắc, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười hai, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, hai Vô ngại giải, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ hai làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi sáu, đó là tám Vị tương ưng, hai Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của Từ vô ngại giải.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có tám, đó là ba Vô lượng, Pháp vô ngại giải, sở y của bốn Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Tịnh của ba Vô sắc trên, tức là Giải thoát của ba địa ấy, Vô lậu của hai Vô sắc trên, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười lăm, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự-Không vô biên xứ, và Giải thoát của Không vô biên xứ, hai Vô ngại giải, sở y của hai Thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ ba làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có ba mươi ba, đó là tám Vị tương ưng, Hỷ vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, Vô tranh, sở y của Từ vô ngại giải.
Dựa vào Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có hai mươi hai, đó là ba Vô lượng, Tịnh giải thoát, bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, Pháp vô ngại giải, Vô tranh, sở y của bốn Thông.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bảy, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, Tịnh của hai Vô sắc trên, và Giải thoát của hai địa ấy, Vô lậu của một Vô sắc trên.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười bảy, đó là Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự trên-hai Vô sắc đầu, và Giải thoát của hai Vô sắc đầu, hai Vô ngại giải, hai Thông, sở y của Nguyện trí.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có mười chín, đó là tám Vị tương ưng, Hỷ vô lượng, ba Giải thoát, bốn Thắng xứ trước, hai Biến xứ sau, sở y của Từ vô ngại giải.
Hỏi: Nếu Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Vô sắc nào làm Đẳng vô gián, thì dùng loại ấy làm Sở duyên chăng? Giả sử Đẳng chí tùy theo dùng Vô lậu của Vô sắc nào làm Sở duyên, thì dùng loại ấy làm Đẳng vô gián chăng?
Đáp: Dựa vào Vô lậu của hai Vô sắc đầu đều cần phải làm thành bốn câu phân biệt:
Dựa vào Vô lậu của Không vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có một, đó là Biến xứ của Không vô biên xứ.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bảy, đó là Tịnh-Vô lậu của hai Tĩnh lự đầu, Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Giải thoát của địa ấy, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười sáu, đó là Tịnh-Vô lậu của hai Tĩnh lự sau-ba Vô sắc đầu, tức là Giải thoát của địa ấy, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Không vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi mốt, đó là tám Vị tương ưng, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Dựa vào Vô lậu của Thức vô biên xứ làm thành bốn câu phân biệt:
1. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián chứ không phải là Sở duyên, loại này có một, đó là Biến xứ của Thức vô biên xứ.
2. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Sở duyên chứ không phải là Đẳng vô gián, loại này có bảy, đó là Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự đầu, sở y của Nguyện trí.
3. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng là Sở duyên, loại này có mười sáu, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ tư-ba Vô sắc dưới, Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Giải thoát của bốn Vô sắc, hai Vô ngại giải, sở y của Lậu tận thông.
4. Có lúc Đẳng chí không dùng Vô lậu của Thức vô biên xứ làm Đẳng vô gián cũng không phải là Sở duyên, loại này có bốn mươi mốt, đó là tám Vị tương ưng, bốn Vô lượng, bốn Giải thoát, tám Thắng xứ, chín Biến xứ, hai Vô ngại giải, Vô tranh, sở y của năm Thông.
Dựa vào Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm thuận theo câu trước, nghĩa là nếu Đẳng chí dùng Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm Đẳng vô gián thì cũng dùng loại ấy làm Sở duyên. Có lúc Đẳng chí dùng Vô lậu của Vô sở hữu xứ làm Sở duyên, mà không dùng loại ấy làm Đẳng vô gián, loại này có chín, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, sở y của Nguyện trí.
Hỏi: Có thể có lúc một Đẳng chí hiện rõ ở trước mắt, thì ba mươi ba Đẳng chí xả bỏ (Xả) mà không đạt được; tám Đẳng chí đạt được (Đắc) mà không xả bỏ; hai Đẳng chí cũng xả bỏ-cũng đạt được; hai Đẳng chí phần ít xả bỏ-phần ít đạt được, phần ít không xả bỏ-không đạt được; mười ba Đẳng chí phần ít xả bỏ mà không đạt được, phần ít không xả bỏ-không đạt được; bảy Đẳng chí không phải là xả bỏ-không phải là đạt được chăng?
Đáp: Có, đó là A-la-hán Tuệ giải thoát, khởi lên Vị tương ưng của
Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt.
Lúc bấy giờ ở trong sáu mươi lăm Đẳng chí, ba mươi ba loại là xả bỏ mà không đạt được, đó là Tịnh-Vô lậu của ba Tĩnh lự trên, Tịnh-Vô lậu của Vô sắc, năm Giải thoát, bốn Thắng xứ sau, mười Biến xứ, sở y của Lậu tận thông.
Tám loại là đạt được mà không xả bỏ, đó là Vị tương ưng Tĩnh lự-Vô sắc.
Hai loại là cũng xả bỏ-cũng đạt được, đó là Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, bởi vì xả bỏ Vô học và pháp đã tu của địa trên, đạt được Học và lui sụt từng phần.
Hai loại là phần ít xả bỏ-phần ít đạt được, phần ít không xả bỏkhông đạt được, đó là có lúc muốn làm cho Túc trú tùy niệm trí thông cũng có Vô lậu, dựa vào pháp ấy có thể đạt được mà đưa ra cách hỏiđáp này. Nghĩa là Túc trú tùy niệm trí thông và Tha tâm trí thông, lúc bấy giờ phần ít xả bỏ, tức là tất cả pháp hữu lậu đã tu của địa trên thuộc Vô học và pháp hữu lậu của Tĩnh lự thứ nhất đã tu thuộc phần vị Vô học; phần ít đạt được, tức là Học của Tĩnh lự thứ nhất; phần ít không xả bỏ-không đạt được, tức là pháp hữu lậu còn lại của Tĩnh lự thứ nhất. Nếu có lúc muốn làm cho Túc trú tùy niệm trí thông chỉ là hữu lậu, thì dựa vào đó không nên đưa ra cách hỏi-đáp như vậy, bởi vì Túc trú tùy niệm trí thông, lúc bấy giờ chỉ có phần ít xả bỏ, và phần ít không xả bỏ-không đạt được.
Mười ba loại là phần ít xả bỏ mà không đạt được, phần ít không xả bỏ-không đạt được, đó là bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, sở y của ba Thông. Tức là tất cả các pháp đã tu của địa trên, và phần vị Vô học của địa mình xả bỏ mà không đạt được, còn lại pháp của địa mình thì không xả bỏ-không đạt được.
Bảy loại không phải là xả bỏ-không phải là đạt được, đó là bốn Vô ngại giải, sở y của Nguyện trí-Vô tranh, Diệt tận giải thoát, bởi vì trước đây chưa đạt được.
Hỏi: Có thể có đạt được một Đẳng chí, mà không có gì xả bỏ chăng?
Đáp: Có, đó là lúc đạt được Diệt tận giải thoát.
Hỏi: Có thể có lập tức đạt được sáu Đẳng chí, mà không có gì xả bỏ chăng?
Đáp: Có, đó là lúc A-la-hán bắt đầu khởi lên Nguyện trí, lập tức đạt được sáu Đẳng chí, đó là bốn Vô ngại giải, sở y của Nguyện trí-Vô tranh.
Hỏi: Có thể có xả bỏ một Đẳng chí, mà không có gì đạt được chăng?
Đáp: Có, đó là lúc ở cõi Biến Tịnh chết đi sinh đến cõi Quảng Quả, xả bỏ Tịnh của Tĩnh lự thứ ba, mà không có gì đạt được.
Hỏi: Bổ-đặc-già-la thuộc bốn Hướng-bốn Quả, đối với sáu mươi lăm Đẳng chí, ai thành tựu mấy loại, không thành tựu mấy loại?
Đáp: Hướng Dự lưu thành tựu tám loại, đó là tám Vị tương ưng, còn lại thì không thành tựu. Như Hướng Dự lưu, Quả Dự lưu, Hướng Nhất lai, Quả Nhất lai, cũng như vậy.
Hướng Bất hoàn thành tựu ít nhất là tám loại, nói như trước. Người từ từ thì thành tựu nhiều nhất là bốn mươi bảy loại, tức là đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, dựa vào Tĩnh lự thứ tư tiến vào Chánh tánh ly sinh, đó là Tịnh-Vô lậu của bốn Tĩnh lự, Tịnh của bốn Vô sắc, Vị tương ưng của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn Vô lượng, bảy Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, sở y của năm Thông. Quả Bất hoàn thành tựu nhiều nhất, nói như Hướng; thành tựu ít nhất là hai mươi lăm loại, đó là tám Vị tương ưng, Tịnh-Vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, bốn Vô lượng, hai Giải thoát đầu, bốn Thắng xứ trước, sở y của năm Thông; hoặc là giảm một-hai Vị, tăng một-hai Tịnh, cũng đều là hai mươi lăm loại.
Hướng A-la-hán thành tựu ít nhất là mười ba, tức là sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không đạt được Diệt tận giải thoát, thì đó là Vô lậu của bốn Tĩnh lự-ba Vô sắc, Vị tương ưng-Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn Giải thoát. Nếu sinh đến Vô sở hữu xứ chưa lìa nhiễm của địa mình, thì cũng thành tựu mười ba loại, đó là tăng thêm một Vị, giảm bớt một Giải thoát. Thành tựu nhiều nhất là năm mươi mốt loại, tức là sinh ở cõi Dục-cõi Phạm Thế, Thân chứng thì đó là một Vị, tám Tịnh, bảy Vô lậu, bốn Vô lượng, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, sở y của năm Thông. Quả A-la-hán thành tựu ít nhất là mười ba, tức là sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, A-la-hán Tuệ giải thoát, thì đó là bảy Vô lậu, một Tịnh, bốn Giải thoát, sở y của Lậu tận thông; thành tựu nhiều nhất là năm mươi bảy loại, đó là người đạt được Vô ngại giải, Nguyện trí-Vô tranh, chỉ trừ ra tám Vị tương ưng, còn lại đều có đủ. Phật nhất định thành tựu năm mươi bảy loại, trong Độc giác thì Bộ Hành giống như Thanh văn cõi Dục, Lân Giác Dụ thì giống như Phật.
*******
Hỏi: Có thể có lập tức đạt được Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Ái cõi Sắc đã hết, khởi lên Triền của cõi Dụccõi Phạm Thế mà lui sụt; hoặc là lúc ở cõi Vô sắc chết đi, sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế.
Hỏi: Vì sao lại soạn ra phần luận này?
Đáp: Trước đây tuy trình bày về đạt được và xả bỏ (Đắc-Xả), mà chưa phân biệt về từ từ và lập tức (Tiệm-Đốn), nay muốn hiển bày rõ ràng về sự sai biệt của từ từ và lập tức. Vả lại, bởi vì trước đây phân biệt về ba loại như Vị…trái ngược nhau, nay muốn ở trong đó chỉ trình bày về chủng loại của mình(tự loại), cho nên soạn ra phần luận này.
Đốn, nghĩa là cùng lúc. Tiệm, nghĩa là trước sau. Trong này hiển bày về Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự lập tức đạt được ở hai lúc, đó là lúc lui sụt và lúc sinh khởi. Lui sụt là từ lúc Ái cõi Sắc đã hết. Sinh khởi là từ lúc ở cõi Vô sắc chết đi, lúc ấy khởi lên Triền của cõi Dục-cõi Phạm Thế mà lui sụt, và lúc sinh vào cõi Dục-cõi Phạm Thế, bởi vì đối với bốn Vị tương ưng cùng lúc đạt được.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự lập tức xả bỏ chăng?
Đáp: Không có, bởi vì không có cùng lúc có thể lìa nhiễm của bốn địa.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự từ từ đạt được chăng?
Đáp: Có, đây cũng là hai lúc từ từ đạt được, đó là lui sụt và sinh khởi. Lui sụt là từ lúc Ái cõi Sắc đã hết, lần lượt khởi lên Triền của mỗi một Tĩnh lự dưới mà lui sụt. Sinh khởi là từ lúc ở cõi Vô sắc chết đi, lúc ấy đối với bốn Vị tương ưng, lần lượt mà đạt được.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Tĩnh lự từ từ xả bỏ chăng?
Đáp: Có, bởi vì cần phải trước lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, cho đến sau lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Tĩnh lự lập tức đạt được chăng?
Đáp: Không có, bởi vì không có trước đó không thành tựu Tịnh của bốn Tĩnh lự, nay cùng lúc đạt được.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Tĩnh lự lập tức xả bỏ chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Ái cõi Biến Tịnh đã hết, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt; hoặc là lúc ở cõi Dục-cõi Phạm Thế chết đi, sinh vào cõi Vô sắc.
Trong này, hiển bày về Tịnh của bốn Tĩnh lự lập tức xả bỏ vào hai lúc, đó là lúc lui sụt và lúc vượt qua cõi-địa, nên phối hợp để giải thích.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Tĩnh lự từ từ đạt được chăng?
Đáp: Có, đó là trước lúc lìa nhiễm của cõi Dục thì đạt được Tĩnh lự thứ nhất, cho đến sau khi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba thì đạt được Tĩnh lự thứ tư; lúc từ cõi Vô sắc chết đi, lần lượt sinh vào bốn Tĩnh lự dưới, tuy cũng gọi là từ từ đạt được, mà bởi vì đạt được một-xả bỏ một, cho nên không phải là ở đây đã nói.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Tĩnh lự từ từ xả bỏ chăng?
Đáp: Có, ở đây cũng từ từ xả bỏ vào hai lúc, đó là lúc lui sụt và lúc vượt qua cõi-địa. Lui sụt, đó là lúc lần lượt khởi lên Triền của địa dưới mà lui sụt. Vượt qua cõi-địa, đó là lúc từ địa dưới lần lượt sinh lên địa trên; từ Tĩnh lự trên lần lượt sinh vào Tĩnh lự dưới, tuy cũng gọi là từ từ xả bỏ, mà bởi vì xả bỏ một-đạt được một, cho nên không phải là ở đây đã nói.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của bốn Tĩnh lự lập tức đạt được chăng?
Đáp: Có, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ tư tiến vào Chánh tánh ly sinh, nếu đạt được quả A-la-hán. Có nơi đối với điều này không nói là đạt được quả A-la-hán, bởi vì trước phần vị Học đã đạt được Vô lậu của bốn Tĩnh lự. Nhưng ở đây cần phải nói là đạt được quả A-la-hán, bởi vì Học đã đạt được đều xả bỏ, cho nên nay lập tức đạt được Vô học.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của bốn Tĩnh lự lập tức xả bỏ chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã hết Ái cõi Biến Tịnh, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tuy đạt được quả luyện căn và ngay lúc ấy không khởi lên Triền của cõi Dục, mà lúc lui sụt cũng có lập tức xả bỏ Vô lậu của bốn Tĩnh lự, nhưng lập tức trở lại đạt được, cho nên không nói.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của bốn Tĩnh lự từ từ đạt được chăng?
Đáp: Có, bởi vì lúc Thánh giả lìa nhiễm của địa dưới và có lúc khởi lên đạo của quả thù thắng, cho nên từ từ đạt được.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của bốn Tĩnh lự từ từ xả bỏ chăng?
Đáp: Có, bởi vì lúc Thánh giả đã hết Ái cõi Biến Tịnh, từ từ khởi lên Triền của địa dưới mà lui sụt, cho nên từ từ xả bỏ Vô lậu của bốn Tĩnh lự.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Vô sắc lập tức đạt được chăng?
Đáp: Có, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc và Không vô biên xứ mà lui sụt. Trong này, không có thể có đạt được vào lúc sinh khởi.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Vô sắc lập tức xả bỏ chăng?
Đáp: Không có, giải thích như trước.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Vô sắc từ từ đạt được chăng?
Đáp: Có, nếu lúc lui sụt thì đối với bốn địa có từ từ đạt được, lúc sinh khởi thì đối với ba địa có từ từ đạt được.
Hỏi: Có thể có Vị tương ưng của bốn Vô sắc từ từ xả bỏ chăng?
Đáp: Có, giải thích như trước.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Vô sắc lập tức đạt được chăng?
Đáp: Không có, bởi vì không có trước đó không thành tựu Tịnh của bốn Vô sắc, nay cùng lúc đạt được.
Hỏi: Lúc đạt được quả luyện căn, đối với Tịnh của bốn Tĩnh lự, Tịnh của bốn Vô sắc, đều có lập tức Tu, vì sao trong phần Tĩnh lự trước đây và phần Vô sắc này, đều trả lời là không có?
Đáp: Đó đều là trước đây có mà không xả bỏ, nay chỉ trở lại đạt được phần ít, cho nên không phải là nghĩa về đạt được mà trong này đã nói.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Vô sắc lập tức xả bỏ chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Ái của Vô sở hữu xứ đã hết, khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt. Trong này, không có thể có vượt qua cõi-địa mà xả bỏ.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Vô sắc từ từ đạt được chăng? Đáp:
Có, giải thích như trước.
Hỏi: Có thể có Tịnh của bốn Vô sắc từ từ xả bỏ chăng?
Đáp: Có, trong này lúc lui sụt thì đối với bốn địa có từ từ xả bỏ, lúc vượt qua địa thì đối với ba địa có từ từ xả bỏ.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của ba Vô sắc lập tức đạt được chăng?
Đáp: Có, đó là lúc đạt được quả A-la-hán; lúc Vô học luyện căn, tuy cũng lập tức đạt được mà không phải là loại khác, cho nên không nói đến. Vả lại, lúc ấy cũng gọi là lúc đạt được quả A-la-hán, cho nên không nói riêng biệt.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của ba Vô sắc lập tức xả bỏ chăng?
Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả đã hết Ái của Thức vô biên xứ, khởi lên Triền của cõi Dục-Sắc mà lui sụt, như trước đã giải thích.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của ba Vô sắc từ từ đạt được chăng?
Đáp: Có, bởi vì lúc lìa nhiễm của địa dưới, và có lúc khởi lên đạo của quả thù thắng, cho nên lần lượt đạt được.
Hỏi: Có thể có Vô lậu của ba Vô sắc từ từ xả bỏ chăng?
Đáp: Có, bởi vì lúc Thánh giả đã hết Ái của Thức vô biên xứ, lần lượt khởi lên Triền của địa dưới mà lui sụt, cho nên từ từ xả bỏ Vô lậu của ba Vô sắc.
Hỏi: Biểu-Vô biểu của thân-ngữ dựa vào Định nào diệt?
Đáp: Biểu của thân-ngữ dựa vào một địa hoặc là Vị chí, Vô biểu của thân-ngữ dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì ngăn chặn ý nói là nghiệp Biểu-Vô biểu không phải là có thật, để trình bày về nghiệp Biểu-Vô biểu đều là có thật. Vả lại, bởi vì ngăn chặn cách nói về nghiệp Biểu của thân-ngữ, cho đến nghiệp Vô biểu của Tĩnh lự thứ tư, cho đến Hữu Đảnh. Nay muốn hiển bày về Biểu của thân-ngữ cho đến Vô biểu của cõi Phạm Thế, cho đến Tĩnh lự thứ tư, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao ba Tĩnh lự trên không có nghiệp Biểu của thân-ngữ?
Đáp: Bởi vì nghiệp Biểu của thân-ngữ do Tầm-Tứ mà cùng khởi lên (đẳng khởi), nếu địa có thể đạt được Tầm-Tứ thì có nghiệp Biểu của thân-ngữ. Trong kinh nói: “Tầm-Tứ rồi nói ra chứ không phải là không Tầm-Tứ, Biểu của thân cũng cần Tầm-Tứ rồi thực hiện chứ không phải là không Tầm-Tứ.” Ba Tĩnh lự trên không còn Tầm-Tứ, cho nên không có Biểu của thân-ngữ.
Hỏi: Vì sao địa trên không có Tầm-Tứ?
Đáp: Bởi vì Tầm-Tứ thô thiển xáo động không vắng lặng, mà địa trên thì vi tế vắng lặng.
Hỏi: Vì sao Vô biểu của thân-ngữ chỉ đến Tĩnh lự thứ tư, chứ không phải là địa trên? Đáp: Bởi vì nghiệp Vô biểu thiện đối trị với Vô biểu bất thiện, Vô biểu bất thiện chỉ có ở cõi Dục, cõi Vô sắc bởi vì cách xa đối với bốn Biểu của cõi Dục, cho nên ở cõi ấy không có.
Lại có người nói: Cõi Sắc cho đến Tĩnh lự thứ tư, đều có thể chán ghét nghiệp ác của cõi Dục, địa trên thì không như vậy.
Có người nói: Vô biểu dựa vào Đại chủng của Sắc thân, cõi ấy không có Sắc thân và Đại chủng, cho nên cũng không có Vô biểu.
Trong này, nghiệp Biểu của thân-ngữ có thiện-bất thiện và vô ký. Bất thiện thì hệ thuộc cõi Dục, dựa vào Định Vị chí mà diệt. Thiện và vô ký thì hệ thuộc cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Định Vị chí, Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt. Nói Vị chí là bao gồm tám Cận phần và Tĩnh lự trung gian, bởi vì đều không phải là đến Định Căn bản.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Dựa vào Định vô lậu mà nói. Có người nói: Dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói.
Nếu nói là dựa vào Định vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian. Nếu nói là dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, và Cận phần Tĩnh lự thứ hai.
Vả lại, trong này đã nói về Diệt, có người nói: Cùng dựa vào chủng loại của Diệt mà nói. Có người nói: Chỉ dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói.
Nếu nói là cùng dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp ba địa, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu và vô lậu, bởi vì Định này có thể diệt Biểu của thân-ngữ hệ thuộc cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất. Nếu nói là chỉ dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí cũng thâu nhiếp ba địa, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, bởi vì Định này có thể diệt Biểu của thân-ngữ hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất. Vì vậy cho nên nói là Biểu của thân-ngữ dựa vào một địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Vô biểu của thân-ngữ có thiện và bất thiện. Bất thiện thì hệ thuộc cõi Dục, dựa vào Định Vị chí mà diệt. Thiện thì hệ thuộc cõi Dục-bốn Tĩnh lự và không hệ thuộc. Hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư thì dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, nếu nói là dựa vào Định vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian. Nếu nói là dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, và Cận phần của bốn địa trên.
Vả lại, trong này đã nói về Diệt, nếu nói là cùng dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bốn địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Vô biểu của thân-ngữ hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Nếu nói là chỉ dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí chỉ thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Không vô biên xứ, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Vô biểu của thân-ngữ hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Vì vậy cho nên nói là Vô biểu của thân-ngữ dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt. Nghiệp Biểu-Vô biểu nói rộng như trong chương Nghiệp Uẩn.
Hỏi: Ba hành ác-ba hành diệu, ba căn bất thiện-ba căn thiện, dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Dựa vào Vị chí.
Trong này, ba hành ác hệ thuộc cõi Dục, dựa vào Định Vị chí mà diệt. Hai hành diệu của thân-ngữ hệ thuộc cõi Dục-bốn Tĩnh lự và không hệ thuộc, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư thì dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ mà diệt. Hành diệu của ý hệ thuộc chín địa và không hệ thuộc, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, cho đến hệ thuộc Vô sở hữu xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà diệt, hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này dựa vào đối trị gần của ba hành ác mà nói ba hành diệu, cho nên chỉ nói là dựa vào Vị chí mà diệt.
Ba căn bất thiện, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt; ba căn thiện hệ thuộc chín địa và không hệ thuộc, dựa vào Định mà diệt, nói như hành diệu của ý.
Trong này cũng dựa vào đối trị gần của ba căn bất thiện mà nói ba căn thiện, cho nên cũng chỉ nói là dựa vào Vị chí mà diệt.
Ba hành ác cho đến ba căn thiện, nói rộng ra như chương Nghiệp Uẩn…
Hỏi: Bốn loại phi Thánh ngữ, bốn loại Thánh ngữ, bốn loại Sinh, bốn loại Nhập thai, bốn loại Thức trú, dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Bốn loại phi Thánh ngữ, bốn loại Thánh ngữ, Thai-NoãnThấp sinh, bốn loại Nhập thai, dựa vào Vị chí mà diệt; Hóa sinh, ba Thức trú sau, dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt; Sắc thức trú dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Bốn loại phi Thánh ngữ, đó là không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không hiểu nói hiểu, không biết nói biết.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Bốn loại phi Thánh ngữ, đó là không thấy nói thấy…” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không phân biệt rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì mà kinh không giải thích, thì nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là phi Thánh ngữ không thấy nói thấy?
Đáp: Không phải là do Nhãn đã đạt được, không phải là do Nhãn thức đã hiểu rõ, thì gọi là không phải đã thấy. Điều này không phải là đã thấy, thì nói là không thấy. Nếu có người đối với điều không thấy, chuyển sang nghĩ là không thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy hoặc là vì mình, hoặc là vì người khác, hoặc là vì danh lợi, liền che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi thấy. Đó gọi là phi Thánh ngữ không thấy nói thấy. Lại có loại này đối với thấy, chuyển sang nghĩ là không thấy, mà nói là thấy, thì trở thành phi Thánh ngữ.
Hỏi: Vì sao lại nói đến điều này?
Đáp: Bởi vì hiển bày sự việc ít có. Như nói: “Có thể có lúc đối với thấy nói là thấy, cũng như đối với không thấy nói là thấy, thì trở thành phi Thánh ngữ chăng? Đáp: Có, đó là như có một người đối với điều đã thấy, chuyển sang nghĩ là không thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy hoặc là vì mình, hoặc là vì người khác, hoặc là vì danh lợi, liền che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi thấy. Người ấy vào lúc bấy giờ như không thấy nói là thấy, thì trở thành phi Thánh ngữ.” Đó cũng gọi là phi Thánh ngữ không thấy nói thấy.
Như nói rộng về phi Thánh ngữ không thấy nói thấy, như vậy phi Thánh ngữ không nghe nói nghe, không hiểu nói hiểu, không biết nói biết, nói rộng ra cũng như vậy.
Lại có bốn loại phi Thánh ngữ, đó là thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, hiểu nói không hiểu, biết nói không biết.
Hỏi: Thế nào là phi Thánh ngữ thấy nói không thấy?
Đáp: nếu do nhãn đã đạt được, do nhãn thức đã hiểu rõ, thì gọi là đã thấy. Điều này đã thấy, thì nói là thấy. Nếu có người đối với điều đã thấy, chuyển sang nghĩ là thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy hoặc là vì mình, hoặc là vì người khác, hoặc là vì danh lợi, liền che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi không thấy. Đó gọi là phi Thánh ngữ thấy nói không thấy. Lại có loại này đối với không thấy, chuyển sang nghĩ là thấy, mà nói là không thấy, thì trở thành phi Thánh ngữ.
Hỏi: Vì sao lại nói đến điều này?
Đáp: Bởi vì hiển bày sự việc ít có.
Như nói: “Có thể có lúc đối với không thấy nói là không thấy, cũng như đối với thấy nói là không thấy, thì trở thành phi Thánh ngữ chăng?
Đáp: Có, đó là như có một người đối với điều không thấy, chuyển sang nghĩ là thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy hoặc là vì mình, hoặc là vì người khác, hoặc là vì danh lợi, liền che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi không thấy. Người ấy vào lúc bấy giờ, như thấy nói là không thấy, thì trở thành phi Thánh ngữ.” Đó cũng gọi là phi Thánh ngữ thấy nói không thấy.
Như nói rộng về phi Thánh ngữ thấy nói không thấy, như vậy phi Thánh ngữ nghe nói không nghe, hiểu nói không hiểu, biết nói không biết, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Như vậy đã nói thì có tám loại phi Thánh ngữ, hoặc là mười sáu loại, vì sao chỉ nói là bốn loại?
Đáp: Bởi vì sự việc đã dựa vào chỉ có bốn loại, đó là tất cả phi Thánh ngữ đều dựa vào sự việc Thấy-Nghe-Hiểu-Biết (Kiến-VănGiác-Tri) mà khởi lên, cho nên chỉ nói bốn loại.
Lại nữa, tóm lược cho nên nói là bốn loại, mở rộng thì có tám hoặc là mười sáu loại.
Lại nữa, tổng quát cho nên nói là bốn loại, riêng biệt thì có tám hoặc là mười sáu loại.
Như tổng quát-riêng biệt, như vậy không phân biệt-phân biệt, nói không đầy đủ-nói đầy đủ, nói không có khác nhau-nói có khác nhau, nói cùng lúc-nói từ từ, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Phi Thánh ngữ lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Dùng lời nói giả dối để làm tự tánh.
Hỏi: Vì sao lời nói này gọi là phi Thánh?
Đáp: Bởi vì bất thiện cho nên gọi là phi Thánh.
Lại nữa, ở trong sự nối tiếp nhau của phi Thánh, hiện rõ trước mắt cho nên gọi là phi Thánh.
Lại nữa, do phi Thánh mà thành tựu, cho nên gọi là phi Thánh.
Lại nữa, do phi Thánh mà nói, cho nên gọi là phi Thánh.
Lại nữa, phi Thánh do đây mà đạt được tên gọi phi Thánh, cho nên gọi là phi Thánh.
Trong luận Tập Dị Môn nói: “Vì sao gọi là phi Thánh?
Đáp: Bởi vì pháp này có thể dẫn đến quả không đáng yêu thích, không đáng mừng rỡ, không đáng vui sướng, không vừa lòng, không như ý, cho nên gọi là phi Thánh. Đây là hiển bày về quả Đẳng lưu. Lại nữa, bởi vì pháp này có thể dẫn đến dị thục không đáng yêu thích, không đáng mừng rỡ, không đáng vui sướng, không vừa lòng, không như ý, cho nên gọi là phi Thánh. Đây là hiển bày về quả Dị thục. Phi Thánh ngữ này, hoặc là do không phải luật nghi(bất luật nghi) thâu nhiếp, hoặc là do phi luật nghi phi bất luật nghi thâu nhiếp, là nghiệp đạo chỉ có bất thiện.”
Hỏi: Có thể có phi Thánh ngữ không phải là nghiệp đạo, là vô ký hệ thuộc cõi Sắc chăng?
Đáp: Có, như Đại Phạm Vương đã nói những lời đối với Tỳ kheo Mã Thắng, những lời ấy tuy cũng gọi là phi Thánh ngữ, nhưng không phải là phi Thánh ngữ trong này thâu nhiếp, bởi vì trong này đã nói đến sự việc hoặc là điên đảo, hoặc là không điên đảo mà ý tưởng thì chắc chắn là điên đảo. A-la-hán và Độc giác cũng có những sự việc như không thấy nói thấy…, mà cũng không phải là phi Thánh ngữ này thâu nhiếp, bởi vì không phải là che giấu ý tưởng mà nói; như ý tưởng của người thấy cây cột, mà nói là thấy người. Lại như Tôn giả Mục-kiềnliên ghi nhận là sẽ sinh con trai mà sau đó lại sinh con gái, lại nói là tôi trú trong Định của Vô sở hữu xứ, nghe trong hồ Mạn-đà-chỉ-ni có nhiều rồng-voi tung vòi gào thét. Nên biết vị ấy nói đều không phải là lời nói dối, bởi vì sự việc tuy trái ngược mà ý tưởng không có trái ngược. Chỉ riêng Phật Thế Tôn là không có những lời nói sai lầm như vậy, bởi vì vĩnh viễn loại bỏ tất cả tập khí vô tri, cho nên hiện tại trước mắt thông suốt rõ ràng về cảnh của ba đời.
Bốn loại Thánh ngữ, đó là không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không hiểu nói không hiểu, không biết nói không biết.
Hỏi: Vì sao lại soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Bốn loại Thánh ngữ, đó là không thấy nói không thấy…” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không phân biệt rộng ra, nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là Thánh ngữ không thấy nói không thấy?
Đáp: Nghĩa về không thấy, giải thích như trước. Nếu có người đối với điều không thấy, chuyển sang nghĩ là không thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy không vì mình, không vì người khác, không vì danh lợi, lập tức đúng như thật không che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi không thấy. Đó gọi là Thánh ngữ không thấy nói không thấy. Lại có loại này đối với thấy, chuyển sang nghĩ là không thấy, mà nói là không thấy, thì trở thành Thánh ngữ.
Hỏi: Vì sao lại nói đến điều này?
Đáp: Bởi vì hiển bày sự việc ít có.
Như nói: “Có thể có lúc đối với thấy nói là không thấy, cũng như đối với không thấy nói là không thấy, thì trở thành Thánh ngữ chăng?
Đáp: Có, đó là như có một người đối với điều đã thấy, chuyển sang nghĩ là không thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy không vì mình, không vì người khác, không vì danh lợi, lập tức đúng như thật không che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi không thấy. Người ấy vào lúc bấy giờ, như đối với không thấy nói là không thấy, thì trở thành Thánh ngữ.” Đó cũng gọi là Thánh ngữ không thấy nói không thấy.
Như nói rộng về Thánh ngữ không thấy nói không thấy, như vậy Thánh ngữ không nghe nói không nghe, không hiểu nói không hiểu, không biết nói không biết, nói rộng ra cũng như vậy.
Lại có bốn loại Thánh ngữ, đó là thấy nói thấy, nghe nói nghe, hiểu nói hiểu, biết nói biết.
Hỏi: Thế nào là Thánh ngữ thấy nói thấy?
Đáp: Nghĩa về thấy, giải thích như trước. Nếu có người đối với điều đã thấy, chuyển sang nghĩ là thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy không vì mình, không vì người khác, không vì danh lợi, lập tức đúng như thật không che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi thấy. Đó gọi là Thánh ngữ thấy nói thấy. Lại có loại này đối với không thấy, chuyển sang nghĩ là thấy, mà nói là thấy, thì trở thành Thánh ngữ.
Hỏi: Vì sao lại nói đến điều này?
Đáp: Bởi vì hiển bày sự việc ít có.
Như nói: “Có thể có lúc đối với không thấy nói là thấy, cũng như đối với thấy nói là thấy, thì trở thành Thánh ngữ chăng?
Đáp: Có, đó là như có một người đối với điều không thấy, chuyển sang nghĩ là thấy, người khác hỏi rằng ông đối với điều này đã từng thấy hay không? Người ấy không vì mình, không vì người khác, không vì danh lợi, lập tức đúng như thật không che giấu ý nghĩ này-nhận thức này-ham muốn này, trả lời rằng tôi thấy. Người ấy vào lúc bấy giờ, như đối với thấy nói là thấy, thì trở thành Thánh ngữ.” Đó cũng gọi là Thánh ngữ thấy nói thấy.
Như nói rộng về Thánh ngữ thấy nói thấy, như vậy Thánh ngữ nghe nói nghe, hiểu nói hiểu, biết nói biết, nói rộng ra cũng như vậy.
Hỏi: Như vậy đã nói thì có tám loại Thánh ngữ, hoặc là mười sáu loại, vì sao chỉ nói là bốn loại?
Đáp: Bởi vì sự việc đã dựa vào chỉ có bốn loại, đó là tất cả Thánh ngữ đều dựa vào sự việc Thấy-Nghe-Hiểu-Biết (Kiến-Văn-Giác-Tri) mà khởi lên, cho nên chỉ nói bốn loại.
Lại nữa, tóm lược cho nên nói là bốn loại, mở rộng thì có tám hoặc là mười sáu loại.
Lại nữa, tổng quát cho nên nói là bốn loại, riêng biệt thì có tám hoặc là mười sáu loại.
Như tổng quát-riêng biệt, như vậy không phân biệt-phân biệt, nói không đầy đủ-nói đầy đủ, nói không có khác nhau-nói có khác nhau, nói cùng lúc-nói từ từ, nên biết cũng như vậy.
Hỏi: Thánh ngữ lấy gì làm tự tánh?
Đáp: Dùng lời nói chân thật để làm tự tánh.
Hỏi: Vì sao lời nói này gọi là Thánh?
Đáp: Bởi vì thiện cho nên gọi là Thánh.
Lại nữa, ở trong sự nối tiếp nhau của Thánh giả, hiện rõ trước mắt cho nên gọi là Thánh.
Lại nữa, do Thánh giả mà thành tựu, cho nên gọi là Thánh.
Lại nữa, do Thánh giả đã nói, cho nên gọi là Thánh.
Lại nữa, Thánh giả nhờ vào pháp này mà đạt được tên gọi là Thánh, cho nên gọi là Thánh.
Trong luận Tập Dị Môn nói: “Vì sao gọi là Thánh? Đáp: Bởi vì pháp này có thể dẫn đến quả đáng yêu thích, đáng mừng rỡ, đáng vui sướng, vừa lòng, như ý, cho nên gọi là Thánh. Đây là hiển bày về quả Đẳng lưu. Lại nữa, bởi vì pháp này có thể dẫn đến dị thục đáng yêu thích, đáng mừng rỡ, đáng vui sướng, vừa lòng, như ý, cho nên gọi là Thánh. Đây là hiển bày về quả Dị thục. Thánh ngữ này, hoặc là do luật nghi thâu nhiếp, hoặc là do phi luật nghi phi bất luật nghi thâu nhiếp, nghiệp đạo này chỉ là thiện.”
Bốn loại phi Thánh ngữ, chỉ là hệ thuộc cõi Dục, dựa vào Định Vị chí mà diệt. Bốn loại Thánh ngữ, hệ thuộc cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt.
Nhưng trong này dựa vào đối trị gần của bốn loại phi Thánh ngữ mà nói bốn loại Thánh ngữ, cho nên chỉ nói là dựa vào Vị chí mà diệt.
Trong bốn loại Sinh, Thai-Noãn-Thấp sinh chỉ hệ thuộc cõi Dục, cho nên dựa vào Định Vị chí mà diệt. Hóa sinh dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt, nghĩa là Hóa sinh hệ thuộc chín địa, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt; hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, nếu nói là dựa vào Định vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian. Nếu nói là dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, và Cận phần của bảy địa trên.
Vả lại, trong này đã nói về Diệt, nếu nói là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bảy địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Hóa sinh hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu nói là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí chỉ thâu nhiếp Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Hóa sinh hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì vậy cho nên nói là Hóa sinh dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt. Bốn loại Sinh nói rộng ra như chương Đại Chủng Uẩn.
Bốn loại tiến vào thai (Nhập thai), đó là có loại không biết đang tiến vào thai mẹ, ở lại và sinh ra(trú-xuất) cũng như vậy, là tiến vào thai loại thứ nhất; có loại biết đang tiến vào thai mẹ, không biết đang ở lại, không biết đang sinh ra, là tiến vào thai loại thứ hai; có loại biết đang tiến vào thai mẹ, cũng biết đang ở lại, không biết đang sinh ra, là tiến vào thai loại thứ ba; có loại biết đang tiến vào thai mẹ, ở lại và sinh ra cũng như vậy, là tiến vào thai loại thứ tư.
Hỏi: Vì sao lại soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Có bốn loại tiến vào thai mẹ…” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không phân biệt rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì mà kinh không giải thích, thì nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là không biết đang tiến vào thai mẹ, ở lại và sinh ra cũng như vậy?
Đáp: Ở đây có hai loại, đó là nếu người phước mỏng thì ở lúc tiến vào thai, khởi lên ý tưởng điên đảo, thắng giải điên đảo, thấy trời âm u ảm đạm-mưa gió rất lạnh, nhiều người ồn ào-đông người tụ tập, liền nghĩ rằng nay mình tạm thời đi vào trong lùm cỏ rậm rạp, hoặc là hang cỏ-hang lá giữa rừng rậm như vậy, hoặc đi đến dưới tán cây bên bức tường như vậy, để tránh gió mưa và những sự ồn ào. Nghĩ rồi liền thấy thân đi vào trong đó. Lúc người ấy trú trong thai, cũng khởi lên ý tưởngthắng giải điên đảo như vậy, nói là nay mình dừng lại chốc lát ở dưới tán cây bên cạnh bức tường, trong hang cỏ-hang lá giữa rừng rậm như vậy. Lúc người ấy ra khỏi thai, cũng có ý tưởng-thắng giải điên đảo như vậy, nói là nay mình rời khỏi hang cỏ-hang lá giữa rừng rậm như vậy, hoặc là rời bỏ tán cây bên cạnh bức tường mà đi.
Nếu người phước đức thì ở lúc tiến vào thai, cũng khởi lên ý tưởng điên đảo, thắng giải điên đảo, thấy trời âm u ảm đạm-mưa gió rất lạnh, nhiều người ồn ào-đông người tụ tập, liền nghĩ rằng mình nên đi vào khu vườn này, hoặc là trong rừng hoa, hoặc là bước vào ngôi nhà, hoặc là leo lên lầu cao, để tránh gió mưa và những sự ồn ào. Nghĩ rồi liền thấy thân đi vào trong khu vườn cho đến leo lên lầu cao. Lúc người ấy trú trong thai, cũng khởi lên ý tưởng-thắng giải điên đảo như vậy, nói là nay mình ngồi xếp bằng tròn ở trong khu vườn-rừng hoa, ngôi nhà-lầu cao như vậy. Lúc người ấy ra khỏi thai, cũng có ý tưởng-thắng giải điên đảo như vậy, nói là nay mình rời khỏi khu vườn, cho đến từ trên lầu cao như vậy mà đi xuống. Đó gọi là loại thứ nhất, không biết đang tiến vào thai mẹ, ở lại và sinh ra cũng như vậy.
Hỏi: Thế nào là biết đang tiến vào thai mẹ, không biết đang ở lại, không biết đang sinh ra?
Đáp: Có người nhiều phước, thì lúc tiến vào thai mẹ, không khởi lên ý tưởng điên đảo, thắng giải điên đảo, có thể tự mình biết rõ ràng là nay mình tiến vào thai mẹ. Lúc người ấy trú trong thai và ra khỏi thai thì không biết đích thực, nói rộng như trước. Đó gọi là loại thứ hai, biết đang tiến vào thai mẹ, không biết đang ở lại, không biết đang sinh ra.
Hỏi: Thế nào là biết đang tiến vào thai mẹ, cũng biết đang ở lại, không biết đang sinh ra?
Đáp: Có người nhiều phước, thì lúc tiến vào thai mẹ, lúc trú trong thai mẹ, đều không khởi lên ý tưởng điên đảo, thắng giải điên đảo, có thể tự mình biết rõ ràng là nay mình tiến vào thai mẹ, nay mình trú trong thai mẹ. Nhưng lúc ra khỏi thai thì không biết đích thực, nói rộng như trước. Đó gọi là loại thứ ba, biết đang tiến vào thai mẹ, cũng biết đang ở lại, không biết đang sinh ra.
Hỏi: Thế nào là biết đang tiến vào thai mẹ, ở lại và sinh ra cũng như vậy?
Đáp: Có người nhiều phước, thì lúc tiến vào thai mẹ, lúc trú trong thai mẹ, lúc rời khỏi thai mẹ, đều không khởi lên ý tưởng điên đảo, thắng giải điên đảo, có thể tự mình biết rõ ràng là nay mình tiến vào thai mẹ, nay mình trú trong thai mẹ, nay mình rời khỏi thai mẹ. Đó gọi là loại thứ tư, biết đang tiến vào thai mẹ, ở lại và sinh ra cũng như vậy.
Hỏi: Tiến vào thai loại nào, là ai?
Đáp: Có người nói: Tiến vào thai loại thứ tư là Bồ-tát, tiến vào thai loại thứ ba là Độc giác, tiến vào thai loại thứ hai là Luân vương, tiến vào thai loại thứ nhất là hữu tình khác.
Có người nói: Tiến vào thai loại thứ tư là Bồ-tát, tiến vào thai loại thứ ba là Độc giác, tiến vào thai loại thứ hai là Ba-la-mật-đa Thanh văn, tiến vào thai loại thứ nhất là hữu tình khác.
Có người nói: Tiến vào thai loại thứ tư là Bồ-tát, tiến vào thai loại thứ ba là Độc giác, tiến vào thai loại thứ hai là Ba-la-mật-đa Thanh văn, tiến vào thai loại thứ nhất là hữu tình khác.
Có người nói: Tiến vào thai loại thứ tư là Bồ-tát, tiến vào thai loại thứ ba là Độc giác, tiến vào thai loại thứ hai là Dự lưu-Nhất lai, tiến vào thai loại thứ nhất là hữu tình khác.
Có người nói: Trong các hữu tình có loại cầu Diệu trí mà nghiệp cũng thanh tịnh, có loại cầu Diệu trí mà nghiệp bất tịnh, có loại nghiệp thanh tịnh mà không cầu trí, có loại không cầu trí mà nghiệp cũng bất tịnh. Hữu tình thứ nhất là tiến vào thai loại thứ tư, hữu tình thứ hai là tiến vào thai loại thứ ba, hữu tình thứ ba là tiến vào thai loại thứ hai, hữu tình thứ tư là tiến vào thai loại thứ nhất.
Nghĩa là hữu tình thứ nhất, lúc tiến vào thai mẹ thì bụng mẹ yên lặng lìa các sự rối loạn, lúc trú trong thai mẹ thì thai tạng rộng rãi thanh tịnh không có khổ sở, lúc rời khỏi thai mẹ thì cửa mình của mẹ (sản môn) mở rộng ra không gặp phải sự bức ép chật chội, cho nên lúc tiến vào-ở lại và rời khỏi đều không lạc mất ý niệm.
Hữu tình thứ hai, lúc tiến vào thai và lúc trú trong thai, yên ổn như trước mà không lạc mất ý niệm, nhưng ở lúc rời khỏi, cửa mình của mẹ nhỏ hẹp, bởi vì bị bức ép chật chội, cho nên liền lạc mất ý niệm.
Hữu tình thứ ba, lúc tiến vào thai cũng không có sự hỗn loạn, yên ổn như trước mà không lạc mất ý niệm, nhưng lúc trú trong thai thì thai tạng chật chội dơ bẩn làm cho phiền muộn, và lúc ra khỏi thai thì cửa mình của mẹ nhỏ hẹp thật là khốn khổ, cho nên vào lúc ở lại và rời khỏi đều làm cho lạc mất ý niệm.
Hữu tình thứ tư, lúc tiến vào thai mẹ thì bụng mẹ náo động kinh hoàng sợ hãi không yên, và lúc ở lại-rời khỏi đều bị bức bách khốn khổ như trước, cho nên đối với ba lúc đều làm cho lạc mất ý niệm.
Lại nữa, bốn loại tiến vào thai này đều gọi là Bồ-tát. Trong đó, có người nói: Tiến vào thai loại thứ tư là Bồ-tát ở A-tăng-xí-da thứ ba, tiến vào thai loại thứ ba là Bồ-tát ở A-tăng-xí-da thứ hai, tiến vào thai loại thứ hai là Bồ-tát ở A-tăng-xí-da thứ nhất, tiến vào thai loại thứ nhất là Bồ-tát trước đây.
Có người nói: Tiến vào thai loại thứ tư là Bồ-tát ở thân cuối cùng, đó là lúc từ cõi trời Đổ-sử-đa chết đi, sinh xuống cung vua Tịnh Phạn; tiến vào thai loại thứ ba là Bồ-tát còn hệ thuộc một lần sinh, đó là lúc thích hợp từ châu Thiệm Bộ chết đi, sinh lên cõi trời Đổ-sử-đa; tiến vào thai loại thứ hai là Bồ-tát tiếp theo đời trước đây, đó là lúc từ nơi đã chết đi, sinh đến châu Thiệm Bộ, tu phạm hạnh trong giáo pháp của Đức Phật Ca-diếp-ba; tiến vào thai loại thứ nhất, đó là Bồ-tát trước đây.
Lời bình: Không nên đưa ra cách nói như vậy, bởi vì Bồ-tát từ chín mươi mốt kiếp đến nay thường nhớ lại đời trước của mình, ở trong
Tử hữu-Trung hữu-Sinh hữu-Bổn hữu luôn luôn không có ý tưởng điên đảo, cho nên không lạc mất ý niệm. Dựa vào nhân duyên này, cho nên cách nói trước là hợp lý.
Hỏi: Các phần vị tiến vào thai (kiết sinh) chắc chắn khởi lên tâm nhiễm ô, tất cả các tâm nhiễm ô đều tương ưng với không biết đích thực, tại sao có thể nói là biết đang tiến vào thai mẹ?
Đáp: Đã nói đến biết đích thực (chánh tri), đó là không có ý tưởng điên đảo, không có thắng giải điên đảo, chứ không phải yêu cầu không tương ưng với vô minh, cho nên gọi là biết đích thực. Nhưng bởi vì Bồtát ở lúc tiến vào thai, cũng khởi lên Ái tự Thể, Ái cha mẹ cho nên cũng có tâm nhiễm ô.
Hỏi: Nếu như vậy thì so với hữu tình khác có gì lạ?
Đáp: Như hữu tình khác lúc sắp tiến vào thai, cha không phải là tưởng về cha, mẹ không phải là tưởng về mẹ. Bởi vì nguyên cớ như vậy, cho nên nam thì đối với cha sinh lòng tức giận, đối với mẹ thì sinh lòng yêu thương, khởi lên ý tưởng điên đảo, cho rằng giao hội với mẹ; nữ thì đối với mẹ sinh lòng tức giận, đối với cha thì sinh lòng yêu thương, khởi lên ý tưởng điên đảo, cho rằng giao hội với cha. Bởi vì ý tưởng điên đảo như vậy, mà liền tiến vào thai. Bồ-tát thì không như vậy, lúc sắp tiến vào thai, đối với cha tưởng về cha, đối với mẹ tưởng về mẹ, mình dựa vào đó cho nên tăng trưởng về Uẩn của đời sau, sẽ ở trong châu Thiệm Bộ nhận lấy quả báo tôn quý thù thắng, dựa vào đây chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, làm nhiều điều lợi ích cho các hữu tình. Dấy lên ý niệm này rồi, liền đối với cha mẹ cùng sinh lòng thân ái, từ đó tiến vào thai, cho nên biết đích thực, đó là không có ý tưởng điên đảo chứ không phải là yêu cầu không có nhiễm ô.
Bốn loại tiến vào thai này chỉ hệ thuộc cõi Dục, cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Trong bốn loại Thức trú, ba Thức trú sau dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt, đó là ba Thức trú sau hệ thuộc chín địa, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt; hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, nếu nói là dựa vào Định vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian. Nếu nói là dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã hiển bày về Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, và Cận phần của bảy địa trên.
Vả lại, trong này đã nói về Diệt, nếu nói là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bảy địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt ba Thức trú sau hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu nói là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt ba Thức trú sau hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì vậy cho nên nói là ba Thức trú sau dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Sắc thức trú dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt, đó là Sắc thức trú hệ thuộc năm địa, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư thì dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Dựa vào Định vô lậu mà nói. Có người nói: Dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói. Tùy theo sự thích hợp như trước đã phân biệt.
Vả lại, trong này đã nói về Diệt, nếu nói là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bốn địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Sắc thức trú hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Nếu nói là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Sắc thức trú hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Vì vậy cho nên nói là Sắc thức trú dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Bốn loại Thức trú, nói rộng ra như chương Đại Chủng Uẩn.
********
Hỏi: Năm Uẩn, năm Thủ uẩn, năm nẽo, năm Diệu dục, năm Học xứ, dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Sắc uẩn, Sắc thủ uẩn dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt; bốn Uẩn, bốn Thủ uẩn, nẽo trời dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt; còn lại bốn nẽo, năm Diệu dục, năm Học xứ dựa vào Vị chí mà diệt.
Trong này, năm Uẩn-năm Thủ uẩn, nói rộng ra như phẩm luận về Thập Môn. Nhưng mà Sắc uẩn hệ thuộc năm địa và không hệ thuộc, Sắc thủ uẩn chỉ hệ thuộc năm địa. Hai loại này cùng dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt, đó là hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư thì dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, nếu nói đây là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bốn địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Sắc uẩn-Sắc thủ uẩn hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Nếu nói đây là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Sắc uẩnSắc thủ uẩn hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Vì vậy cho nên nói là Sắc uẩn-Sắc thủ uẩn dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Bốn Uẩn hệ thuộc chín địa và không hệ thuộc; bốn Thủ uẩn hệ thuộc chín địa. Hai loại này cùng dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt, đó là hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Cũng như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, nếu nói đây là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bảy địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt bốn Uẩn-bốn Thủ uẩn hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu nói đây là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt bốn Uẩn-bốn Thủ uẩn hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì vậy cho nên nói là bốn Uẩn-bốn Thủ uẩn dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Năm nẽo, đó là nẽo địa ngục(nại-lạc-ca), bàng sinh, quỷ, người và trời.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Năm nẽo, đó là nẽo địa ngục cho đến nẽo trời.” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không phân biệt rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì mà kinh không giải thích, thì nay cần phải phân biệt, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thể tánh của nẽo (thú) là gì? Là vô ký hay là cả ba loại? Nếu là vô ký thì luận Phẩm Loại Túc đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Năm nẽo là sự tùy tăng của tất cả tùy miên.” Nếu là cả ba loại thì tại sao các nẽo không tạp loạn lẫn nhau, đó là nẽo địa ngục thành tựu nghiệp-phiền não cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại thành tựu nghiệp-phiền não của nẽo địa ngục?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Thể của nẽo chỉ là vô phú vô ký.
Hỏi: Nếu như vậy thì các nẽo không tạp loạn lẫn nhau, nhưng mà luận Phẩm Loại Túc đã nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Văn luận ấy nên nói: Bốn nẽo là biến hành của cõi Dục và tùy miên tùy tăng do Tu mà đoạn, nẽo trời là biến hành của ba cõi và tùy miên tùy tăng do Tu mà đoạn. Nhưng mà không đưa ra cách nói này, thì nên biết là người tụng sai lầm.
Có người nói: Luận ấy nói chung về quyến thuộc của năm nẽo, đó là tâm tương ưng với phiền não của năm Bộ ở phần vị tiến vào thai, bởi vì tâm ấy là sự tùy tăng của tất cả tùy miên.
Có người nói: Thể của nẽo bao gồm thiện-nhiễm và vô ký.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Phẩm Loại Túc đã nói dễ dàng thông hiểu, tại sao các nẽo không tạp loạn lẫn nhau?
Đáp: Nếu bởi vì thành tựu thì có tạp loạn, nếu bởi vì hiện hành thì không có tạp loạn, nghĩa là nẽo địa ngục đối với nghiệp-phiền não của nẽo địa ngục thì thành tựu mà cũng hiện hành, đối với nghiệp-phiền não cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại thì thành tựu mà không hiện hành; cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại đối với nghiệp-phiền não của cõi trời Tha Hóa Tự Tại thì thành tựu mà cũng hiện hành, đối với nghiệp-phiền não cho đến nẽo địa ngục thì thành tựu mà không hiện hành. Vì vậy cho nên các nẽo không có lỗi tạp loạn lẫn nhau.
Lời bình: Nên nói Thể của nẽo chỉ là vô phú vô ký. Vì sao biết như vậy? Như trong kinh nói: “Tôn giả Xá-lợi-tử nói như vậy: Nếu lúc các lậu của địa ngục hiện rõ ở trước mắt, thì tạo tác tăng trưởng thuận theo nghiệp nhận lấy ở địa ngục, thân-ngữ-ý lúc ấy bởi vì uế trược, cho nên nhận lấy năm uẩn dị thục ở trong Nại-lạc-ca. Dị thục khởi lên rồi gọi là Nại-lạc-ca, trừ ra năm uẩn này, Nại-lạc-ca ấy cũng không có thể đạt được; cho đến nẽo trời nói cũng như vậy.” Vì vậy cho nên biết Thể của nẽo chỉ là vô phú vô ký.
Hỏi: Đã biết Thể của nẽo chỉ là vô phú vô ký, trong đó là chỉ riêng dị thục, hay là bao gồm nuôi lớn? Nếu chỉ là dị thục thì luận Phẩm Loại Túc đã nói nên thông hiểu thế nào? Như nói: “Năm nẽo thâu nhiếp năm Uẩn-mười hai Xứ-mười tám Giới, bởi vì Thanh xứ-Thanh giới không phải là dị thục.” Nếu bao gồm nuôi lớn thì Thể của nẽo tạp loạn, bởi vì trong nẽo người cũng có thể dẫn dắt khởi lên nuôi lớn Đại chủng các căn của cõi Sắc?
Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Thể tánh của các nẽo chỉ là dị thục.
Hỏi: Phẩm Loại Túc đã nói nên thông hiểu thế nào?
Đáp: Văn luận ấy nên nói: Năm nẽo thâu nhiếp năm Uẩn-mười một Xứ-phần ít của mười bảy Giới. Nhưng mà không đưa ra cách nói này, thì nên biết là người tụng sai lầm.
Có người nói: Luận ấy nói chung về quyến thuộc của năm nẽo, cảm đến nghiệp của năm nẽo và có thể phòng hộ, không phải là chỉ nói về nẽo, cho nên không có lỗi. Nhưng bởi vì giới hạn của phiền não có sai biệt, bởi vì nẽo của uẩn dị thục có sai biệt, cho nên Thể của nẽo chỉ là dị thục.
Hỏi: Vì sao gọi là nẽo, nẽo là nghĩa gì?
Đáp: nghĩa về nơi hướng đến là nghĩa của nẽo, là nơi mà các hữu tình phải hướng đến, phải sinh ra, nơi tiến vào thai, cho nên gọi là nẽo.
Đã nói tổng quát về các nẽo, nay sẽ nói đến tướng khác nhau của từng nẽo ấy.
Hỏi: Thế nào là nẽo Nại-lạc-ca?
Đáp: Các Nại-lạc-ca cùng một loại Chúng đồng phần làm bạn, nương tựa đạt được-sự việc đạt được-nơi chốn đạt được, và đã sinh ra Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức vô phú vô ký của Nại-lạc-ca, thì gọi là nẽo Nại-lạc-ca.
Trong này, cùng một loại Chúng đồng phần làm bạn, là hiển bày về Chúng đồng phần của nẽo ấy; nương tựa đạt được-sự việc đạt đượcnơi chốn đạt được, là hiển bày về Uẩn-Xứ-Giới đạt được của nẽo ấy; và đã sinh ra Sắc-Thọ- Tưởng-Hành-Thức vô phú vô ký của Nại-lạc-ca, hiển bày về tự Thể của nẽo ấy là dị thục chứ không phải là gì khác.
Hỏi: Vì sao nẽo ấy gọi là Nại-lạc-ca?
Đáp: Bởi vì là nơi hướng đến của Nại-lạc-ca, bởi vì Nại-lạc-ca là vốn có, cho nên gọi là Nại-lạc-ca. Các hữu tình ở nẽo ấy không có vui sướng, không có yêu thích, không có ý vị, không có lợi ích, không có mừng vui, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Hoặc có người nói: bởi vì nẽo ấy vào lúc trước, tạo tác tăng trưởng lớn mạnh về hành ác của thân-ngữ-ý hung bạo tàn ác, hướng đến nẽo ấy-sinh về nẽo ấy, làm cho nối tiếp nhau sinh vào nẽo ấy, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có người nói: Nại-lạc-ca là giả danh-giả tưởng, danh thi thiếttưởng thi thiết, tất cả danh-tưởng đều tùy theo ý muốn mà lập ra, không nhất định phải như nghĩa.
Có người nói: Nẽo ấy bởi vì thấp hèn, cho nên gọi là Nại-lạc-ca, nghĩa là trong năm nẽo không có nẽo nào thấp hèn như nẽo ấy.
Có người nói: Nẽo ấy bởi vì ngã chúi xuống, cho nên gọi là Nạilạc-ca. Như có tụng nói:
“Ngã chúi xuống rơi vào địa ngục, chân phía trên đầu quay xuống dưới,
Bởi vì phỉ báng các vị Tiên, ưa vắng lặng tu hành khổ hạnh.”
Có người nói: Nại-lạc gọi là người, Ca gọi là ác; người ác sinh vào nơi ấy, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có người nói: Lạc-ca gọi là có thể vui, Nại là nghĩa của không thể; nơi ấy không có thể vui, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có người nói: Lạc-ca gọi là vui sướng, Nại là nghĩa của phá hỏng;
nơi ấy phá hỏng vui sướng, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có người nói: Lạc-ca gọi là nơi quay về, Nại là nghĩa của không có; hữu tình nơi ấy bị khổ đau chồng chất bức bách, không có nơi quay về, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có người nói: Lạc-ca gọi là cứu giúp, Nại là nghĩa của không có; hữu tình nơi ấy bị khổ đau chồng chất bức bách, không có ai cứu giúp, cho nên gọi là Nại-lạc-ca.
Hỏi: Vì sao nẽo ấy thấp nhất-lớn nhất thì gọi là vô gián?
Đáp: Đó là giả danh-giả tưởng, danh thi thiết-tưởng thi thiết, tất cả danh-tưởng đều tùy theo ý muốn mà lập ra, không nhất định phải như nghĩa. Nẽo ấy hoặc gọi là trăm cái đinh ghim vào thân, hoặc gọi là nơi tiếp xúc với sáu nỗi khổ, hoặc gọi là tự mình nhận lấy Khổ thọ, hoặc gọi là vô gián, tuy cũng có gián đoạn mà mượn nói là không có gián đoạn (vô gián).
Có người nói: nơi ấy luôn luôn nhận lấy Khổ thọ, không có vui sướng làm gián đoạn, cho nên gọi là vô gián.
Hỏi: Trong địa ngục khác lẽ nào có nhận lấy dị thục vui sướng của ca múa-ăn uống, cho nên không gọi là vô gián chăng?
Đáp: trong địa ngục khác tuy không có dị thục vui sướng, mà có đẳng lưu vui sướng. Như luận Thi Thiết nói: “Trong địa ngục Đẳng Hoạt, có lúc gió mát thổi đến làm cho máu thịt sinh trở lại, có lúc phát ra âm thanh xướng to rằng: Cùng sống lại. Lúc ấy các hữu tình bỗng nhiên sống lại.” Chỉ vào lúc máu thịt sinh ra và lúc sống lại như vậy, tạm thời sinh ra vui sướng làm gián đoạn Khổ thọ, cho nên không gọi là vô gián.
Có người nói: Rất nhiều hữu tình tạo tác nghiệp ác nối tiếp nhau sinh vào nơi ấy, đầy khắp nơi ấy cho nên gọi là vô gián.
Lời bình: Không nên đưa ra cách nói này, bởi vì người sinh vào địa ngục khác thì nhiều, sinh vào địa ngục vô gián thì ít. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì người tạo tác tăng trưởng nghiệp ác của thân-ngữ-ý thuộc phẩm Thượng mới sinh vào nơi ấy. Hữu tình tạo tác tăng trưởng nghiệp ác thuộc phẩm Thượng sinh vào nơi ấy thì ít, tạo tác tăng trưởng nghiệp ác thuộc phẩm Trung-Hạ sinh vào địa ngục khác thì nhiều. Như người tạo tác tăng trưởng nghiệp thiện thuộc phẩm Thượng sinh đến cõi Hữu Đảnh thì ít, tạo tác tăng trưởng nghiệp thiện thuộc phẩm Trung-Hạ sinh vào nơi khác thì nhiều.
Nên đưa ra cách nói này: Do tạo tác tăng trưởng nghiệp bất thiện tăng thượng, sinh vào nơi ấy mà mang lấy thân hình to lớn, mỗi một hữu tình chiếm lấy nhiều nơi chốn, trong đó không có kẽ hở, cho nên gọi là vô gián.
Hỏi: Địa ngục ở nơi nào?
Đáp: Phần nhiều ở phía dưới châu Thiệm Bộ này.
Hỏi: An lập như thế nào?
Đáp: Có người nói: Từ châu này xuống phía dưới bốn vạn Duthiện-na là đến địa ngục vô gián này. Địa ngục vô gián dọc ngang cao thấp đều hai vạn Du-thiện-na. Tiếp theo phía trên trong một vạn chín ngàn Du-thiện-na, an lập bảy địa ngục khác. Đó là tiếp theo phía trên có địa ngục Cực Nhiệt, tiếp theo phía trên có địa ngục Nhiệt, tiếp theo phía trên có địa ngục Đại Hào Khiếu, tiếp theo phía trên có địa ngục Hào Khiếu, tiếp theo phía trên có địa ngục Chúng Hợp, tiếp theo phía trên có địa ngục Hắc Thằng, tiếp theo phía trên có địa ngục Đẳng Hoạt. bảy địa ngục này, mỗi một địa ngục dọc ngang một vạn Du-thiện-na. Tiếp theo phía trên còn có một ngàn Du-thiện-na, năm trăm Du-thiệnna là đất sét trắng, năm trăm Du-thiện-na là bùn.
Có người nói: Từ châu này xuống phía dưới bốn vạn Du-thiện-na là đến địa ngục vô gián. Địa ngục vô gián này dọc ngang cao thấp đều hai vạn Du-thiện-na. Tiếp theo phía trên có ba vạn năm ngàn Du-thiệnna, an lập bảy địa ngục khác, mỗi một địa ngục dọc ngang cao thấp đều năm ngàn Du-thiện-na. Tiếp theo phía trên còn có năm ngàn Du-thiệnna, một ngàn Du-thiện-na là đất màu xanh, một ngàn Du-thiện-na là đất màu vàng, một ngàn Du-thiện-na là đất màu đỏ, một ngàn Du-thiện-na là đất màu trắng, năm trăm Du-thiện-na là đất sét trắng, năm trăm Duthiện-na là bùn.
Có người nói: Địa ngục vô gián nằm ở chính giữa, bảy địa ngục khác bao bọc xung quanh, như thôn làng ngày nay bao bọc xung quanh khu thành lớn.
Hỏi: Nếu như vậy thì luận Thi Thiết nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Chu vi châu Thiệm Bộ là sáu ngàn Du-thiện-na, mỗi một địa ngục là ba Du-thiện-na rưỡi.” Mỗi một địa ngục với mức lượng rộng lớn ấy, làm sao ở phía dưới châu này có thể dung nạp lẫn nhau? Như có tụng nói:
“Mặt đất là sắt nóng như máu, lửa hừng hực luôn luôn bùng lên,
Trải rộng hàng trăm Du-thiện-na, ngọn lửa đốt cháy khắp mọi nơi.”
Đáp: Châu Thiệm Bộ này trên nhọn dưới rộng, giống như đống lúa, cho nên có thể dung nạp được. Vì vậy trong kinh nói: “Bốn biển rộng càng đi vào càng sâu.”
Vả lại, mỗi một địa ngục lớn có mười sáu loại tăng thêm, đó là đều có bốn cổng. Bên ngoài mỗi một cổng đều có bốn loại tăng thêm:
1. Tăng thêm tro nóng, đó là trong loại tăng thêm này tro nóng ngập đến đầu gối.
2. Tăng thêm xác chết và phân dơ, đó là trong loại tăng thêm này chứa đầy xác chết và phân dơ nhão nhẹt.
3. Tăng thêm dao nhọn, đó là trong loại tăng thêm này lại có ba loại, một là đường đi bằng lưỡi dao, nghĩa là ở trong này dùng lưỡi dao ngửa lên trải khắp nơi để làm đường đi; hai là khu rừng lá bằng kiếm, nghĩa là phía trên khu rừng này dùng toàn lưỡi kiếm sắc nhọn để làm lá cây; ba là khu rừng gai nhọn bằng sắt, nghĩa là trong khu rừng này có gai bằng sắt nhọn dài mười sáu ngón tay, ba loại như đường đi bằng lưỡi dao… tuy khác nhau mà cùng là sắt thép cho nên thuộc về một tầng.
4. Tăng thêm sông nóng, đó là trong loại tăng thêm này có nước muối mặn rất nóng. Cùng với địa ngục chính thì thành mười bảy. Như vậy, tám địa ngục lớn cùng với các quyến thuộc, thì có một trăm ba mươi sáu loại, cho nên trong kinh nói có một trăm ba mươi sáu Nại-lạcca.
Hỏi: Vì sao địa ngục quyến thuộc lại gọi là tăng thêm?
Đáp: Có người nói: Trong địa ngục chính trừng trị các hữu tình bằng một loại dụng cụ khổ đau, trong các địa ngục quyến thuộc này trừng trị các hữu tình bằng các loại dụng cụ khổ đau, cho nên gọi là tăng thêm. Vì vậy trong kinh Thiên Sứ nói: “Trong các địa ngục quyến thuộc dùng các loại dụng cụ khổ đau để trừng trị người có tội.”
Có người nói: Đây là nơi tăng thêm Khổ thọ, cho nên gọi là tăng thêm, nghĩa là bởi vì trong địa ngục chính bị bức bách khốn khổ rồi, lại ở nơi này tiếp tục gặp phải khổ đau, không phải là nói đến nhiều loại dụng cụ khổ đau thì gọi là tăng thêm, bởi vì trong địa ngục chính cũng nhiều loại dụng cụ khổ đau. Trong luận Thi Thiết nói: “ Trong địa ngục quyến thuộc chỉ có một loại tro nóng…”
Hỏi: Binh lính ở các địa ngục, là thuộc về số hữu tình, hay là thuộc về số phi hữu tình? Nếu là thuộc về số hữu tình, thì họ tạo nhiều điều ác, lại nhận lấy dị thục ở nơi nào? Nếu là thuộc về số phi hữu tình, thì Đại đức Pháp Thiện đang tụng nên hiểu thế nào? Như nói:
“Tâm thường chất chứa nỗi giận dữ, thích tập hợp các loại nghiệp ác,
Thấy người khác khổ sinh vui sướng, chết làm quân lính của Diễm Ma.”
Đáp: Có người nói: Là thuộc về số hữu tình.
Hỏi: Họ tạo nhiều điều ác, lại nhận lấy dị thục ở nơi nào? Đáp: Nhận lấy ngay nơi địa ngục ấy, bởi vì trong đó vẫn còn dung nạp dị thục rất nặng như các nghiệp vô gián, huống là loại này hay sao?
Có người nói: Loại này là thuộc về số phi hữu tình, bởi vì lực tăng thượng do nghiệp của những người tội, làm cho phi hữu tình hiện hành tựa như hữu tình, dùng các dụng cụ khổ đau làm hại thân thể của họ.
Hỏi: Nếu như vậy thì Đại đức Pháp Thiện đang tụng nên hiểu thế nào?
Đáp: Điều này không nhất định phải thông hiểu, bởi vì không phải là trong ba Tạng (tố-đát-lãm, tỳ-nại-da, a-tỳ-đạt-ma) đã nói, chỉ là văn tụng soạn ra, nói đến văn tụng soạn ra thì hoặc là tăng-hoặc là giảm, không nhất định phải như nghĩa, đâu cần phải thông hiểu? Nếu nhất định phải thông hiểu, thì điều ấy có ý riêng, nghĩa là nếu dùng xiềng xích trói chặt hữu tình mới sinh vào địa ngục, đưa đến chỗ của Diễm Ma Vương, thì đó là thuộc về số hữu tình; nếu dùng các loại dụng cụ khổ đau ở trong địa ngục làm hại hữu tình, thì đó là thuộc về số phi hữu tình.
Đại đức dựa vào số hữu tình đưa ra cách nói như vậy: Phía dưới châu Thiệm Bộ có địa ngục lớn, phía trên châu Thiệm Bộ cũng có địa ngục phụ thuộc, và địa ngục đơn độc hoặc là ở trong hang núi, hoặc là ở trên đỉnh núi, hoặc là ở giữa đồng hoang, hoặc là ở giữa hư không; ở ba châu khác chỉ có địa ngục phụ thuộc và địa ngục đơn độc, chứ không có địa ngục lớn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chỉ có người ở châu Thiệm Bộ làm điều thiện thì mạnh mẽ nhanh nhạy, mà họ gây ra nghiệp ác lại cũng mạnh mẽ nhanh nhạy, chứ không phải là châu khác.
Có người nói: Châu Bắc Câu-lô cũng không có địa ngục phụ thuộc…, bởi vì nơi này nhận lấy quả của nghiệp thuần tịnh.
Hỏi: Nếu châu khác không có địa ngục lớn, thì các hữu tình ở nơi ấy tạo nghiệp vô gián, đoạn dứt căn thiện…, sẽ nhận lấy dị thục ở nơi nào?
Đáp: Nhận lấy ngay nơi địa ngục lớn ở phía dưới châu Thiệm Bộ này.
Hỏi: Thân hình của hữu tình địa ngục như thế nào?
Đáp: Thân hình của hữu tình nơi ấy giống như loài người.
Hỏi: Ngôn ngữ của hữu tình địa ngục như thế nào?
Đáp: Lúc hữu tình ấy mới sinh ra đều là Thánh ngữ, về sau nhận chịu khổ đau, tuy phát ra các loại âm thanh nhận chịu đau khổ, thậm chí không có một từ nào có thể rõ ràng, mà chỉ có âm thanh của sự đâm chặt rách toạc.
Hỏi: Thế nào là nẽo bàng sinh?
Đáp: Các bàng sinh cùng một loại Chúng đồng phần làm bạn, nương tựa đạt được-sự việc đạt được-nơi chốn đạt được, và đã sinh ra Sắc-Thọ- Tưởng-Hành-Thức vô phú vô ký của bàng sinh, thì gọi là nẽo bàng sinh. Giải thích như trước.
Hỏi: Vì sao nẽo ấy gọi là bàng sinh?
Đáp: Thân hình loài ấy nằm ngang cho nên đi cũng ngang, bởi vì đi ngang cho nên thân hình cũng ngang, vì vậy gọi là bàng sinh.
Có người nói: Bàng sinh là giả danh-giả tưởng, danh thi thiếttưởng thi thiết, tất cả danh-tưởng đều tùy theo ý muốn mà lập ra, không nhất định phải như nghĩa.
Có người nói: Các hữu tình ấy do tạo tác tăng trưởng lớn mạnh về hành ác của thân-ngữ-ý ngu si, hướng đến nẽo ấy-sinh về nẽo ấy, làm cho nối tiếp nhau sinh vào nẽo ấy, cho nên gọi là bàng sinh.
Có người nói: Nẽo ấy bởi vì tối tăm chậm chạp, cho nên gọi là bàng sinh, nghĩa là trong tất cả các nẽo không có nẽo nào không có trí giống như nẽo ấy.
Có người nói: Lưu chuyển khắp mọi nơi, cho nên gọi là bàng sinh, nghĩa là loài này ở khắp năm nẽo đều có.
Trong nẽo Nại-lạc-ca, có loài không có chân, như loài trùng Nương-cử-tra…; có loài hai chân, như loài chim mỏ sắt…; có loài bốn chân, như loài chó Hắc-bác…; có loài nhiều chân, như loài trăm chân…
Ở trong nẽo quỷ có loài không có chân, như loài rắn độc…; có loài hai chân, như loài quạ-diều hâu…; có loài bốn chân, như loài hồ li-voingựa…; có loài nhiều chân, như loài sáu chân-trăm chân.
Ở trong ba châu của nẽo người, có loài không có chân, như tất cả các loài trùng đi lại bằng bụng; có loài hai chân, như loài chim Hồngchim Nhạn…; có loài bốn chân, như loài voi-ngựa…; có loài nhiều chân, như loài trăm chân.
Ở trong châu Bắc Câu-lô, có loài hai chân, như loài chim Hồngchim Nhạn…; có loài bốn chân, như loài voi-ngựa…; không có loài không có chân và loài nhiều chân, bởi vì châu ấy là nơi nhận lấy quả của nghiệp không có não hại.
Trong cõi trời Tứ Đại Vương Chúng và cõi trời Tam Thập Tam, có loài hai chân, như loài chim Diệu Sắc…; có loài bốn chân, như loài voi-ngựa…; những loài khác giải thích như trước.
Trong bốn cõi trời phía trên, chỉ có loài hai chân, như loài chim Diệu Sắc…; những loài khác đều không có, bởi vì cõi trời Không Cư là nơi thù thắng vi diệu.
Hỏi: Nơi ấy nếu không có loài voi-ngựa…, thì lấy gì làm phương tiện đi lại? Cũng nghe chư Thiên cõi ấy cưỡi voi-ngựa…, vì sao nói không có?
Đáp: Nhờ vào lực phước nghiệp của chư Thiên cõi ấy, làm thân hình các loài voi-ngựa thuộc số phi hữu tình, mà làm phương tiện đi lại để tự mình vui thú.
Hỏi: Bàng sinh lúc đầu ở nơi nào?
Đáp: Nơi cư trú lúc đầu ở trong biển rộng, về sau lưu chuyển ở khắp các nẽo.
Hỏi: Thân hình của loài ấy như thế nào?
Đáp: Phần nhiều nằm ngang, cũng có loài thẳng đứng, như loài
Khẩn-nại-lạc, Tất-xá-già, Hê-lô-sách-ca… Hỏi: Ngôn ngữ của loài ấy như thế nào?
Đáp: Lúc kiếp mới thành lập đều là Thánh ngữ, về sau bởi vì ăn uống-thời gian-hữu tình không bình đẳng, và bởi vì dối gạt nịnh hót tăng mạnh, cho nên đã có các loại ngôn ngữ, thậm chí có loài không có thể nói được.
Hỏi: Thế nào là nẽo quỷ?
Đáp: Các loài quỷ cùng một loại Chúng đồng phần làm bạn, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao nẽo ấy gọi là Bế-lệ-đa?
Đáp: Luận Thi Thiết nói: “Như vua của thế giới quỷ hiện nay tên gọi là Diễm Ma, như vậy lúc kiếp bắt đầu, thế giới quỷ có vua tên gọi là Tỉ-đa. Vì vậy các loài hữu tình hướng đến nẽo ấy-sinh về nẽo ấy, đều gọi là Bế-lệ-đa. Tức là nghĩa vốn có trong cõi Tỉ-đa, từ đó về sau đều lập theo tên gọi này.”
Có người nói: Bế-lệ-đa là giả danh-giả tưởng, cho đến nói rộng ra.
Có người nói: Do tạo tác tăng trưởng lớn mạnh về hành ác của thân-ngữ-ý tham keo, hướng đến nẽo ấy-sinh về nẽo ấy, làm cho nối tiếp nhau sinh vào nẽo ấy, cho nên gọi là nẽo quỷ.
Có người nói: Đói khát tăng lên cho nên gọi là quỷ, bởi vì loài ấy tích tập mà cảm đến nghiệp đói khát, trải qua trăm ngàn năm không nghe đến tên gọi của nước, lẽ nào có thể được thấy, huống là được tiếp xúc hay sao? Hoặc có loài bụng lớn như núi, cổ nhỏ bằng lỗ kim, tuy gặp được đồ ăn thức uống mà không có thể tiếp nhận.
Có người nói: Bị xua đuổi cho nên gọi là quỷ, bởi vì luôn luôn bị chư thiên khắp nơi xua đuổi, cho nên thường bỏ chạy.
Có người nói: Nhiều hy vọng cho nên gọi là quỷ, nghĩa là đi theo hữu tình khác ở trong năm nẽo, hy vọng nhiều mà không vượt qua nơi này, vì nhân duyên này cho nên gọi là nẽo quỷ.
Hỏi: Quỷ ở nơi nào?
Đáp: Phía dưới châu thiệm bộ này năm trăm Du-thiện-na có cõi của Diễm Ma Vương, là nơi ở ban đầu của tất cả các loài quỷ, từ đó lưu chuyển cũng ở nơi khác.
Ở trong châu này có hai loại quỷ:
- Có uy đức.
- Không có uy đức.
Loài có uy đức, hoặc là ở trong rừng hoa-rừng quả, trên các loại cây, trong rừng núi đẹp đẽ, cũng có cung điện ở giữa hư không; cho đến hoặc là ở những nơi thanh tịnh khác, thọ nhận các niềm vui của phước thiện. Loài không có uy đức, hoặc là ở trong nhà xí-chuồng phân, mương nước-hào rãnh; cho đến hoặc là ở những nơi bất tịnh đủ loại dơ bẩn, phước ít mà bần cùng đói khát khốn khổ.
Ở châu Đông Tỳ-đề-ha và Tây Cù-đà-ni, cũng có hai loại này; châu Bắc Câu-lô chỉ có loài có nhiều uy đức.
Có người nói: hoàn toàn không có, bởi vì các nẽo quỷ do tham keo mà cảm đến, châu Bắc Câu-lô là nơi sinh của các hữu tình không hề có sự thâu nhiếp tiếp nhận.
Trong cõi trời Tứ Đại Vương Chúng và cõi trời Tam Thập Tam, tuy có loài quỷ có nhiều uy đức, mà giữ cổng-tuần tra đi theo phục vụ cho chư Thiên.
Có người nói: Ở phía Tây châu Thiệm Bộ này, có năm trăm cồn đất, sắp xếp làm hai hàng; ở trong cồn đất thuộc hai hai hàng, có năm trăm khu thành, hai trăm năm mươi khu thành là nơi ở của loài quỷ có uy đức, hai trăm năm mươi khu thành là nơi ở của loài quỷ không có uy đức.
Vì thế cho nên xưa kia có vị Chuyển Luân Vương tên gọi Nhĩ-di, bảo với người đánh xe tên gọi Ma-đát-lê: Ta muốn đi mọi nơi để quan sát, ông có thể đánh xe đi theo con đường này, để cho Ta nhìn thấy các loài hữu tình nhận lấy quả thiện ác. Lúc ấy Ma-đát-lê liền như lời của nhà vua, đánh xe đi qua ở giữa hai cồn đất, nhà vua nhìn thấy loài quỷ có uy đức kia, đầu đội vòng hoa tươi đẹp, thân mặc áo quần cõi trời, ăn thức ăn ngon lành giống như người cõi trời, tất cả đều ngồi xe voi-xe ngựa dạo chơi vui vẻ; nhìn thấy loài quỷ không có uy đức, đầu tóc rối tung, thân hình lõa lồ không có áo quần, mặt mày khô đét tiều tụy, lấy tóc tự che kín, tay cầm đồ đựng bằng đất mà đi xin ăn. Trông thấy rồi tin tưởng sâu sắc đối với nghiệp quả thiện ác.
Hỏi: Hình dáng của loài quỷ như thế nào?
Đáp: Phần lớn giống như loài người, cũng có loài đi ngang, hoặc là mặt tựa như heo, hoặc là tựa như các loại chim thú hung ác khác.
Hỏi: Ngôn ngữ của loài ấy như thế nào? Đáp: Lúc kiếp mới thành lập đều là Thánh ngữ, về sau tùy theo nơi chốn phát ra các loại ngôn ngữ.
Hoặc là có người nói: Hễ từ nơi nào mạng chung, sinh đến nơi này thì làm hình dáng loài ấy, liền phát ra ngôn ngữ của loài ấy.
Lời bình: Không nên đưa ra cách nói này, bởi vì nếu từ cõi Vô sắc chết đi rồi sinh đến nẽo này, thì có thể không có hình dáng, không có ngôn ngữ hay sao? Nên đưa ra cách nói này: Tùy theo nơi đã sinh đến thì hình dáng ngôn ngữ cũng như vậy.
Hỏi: Thế nào là nẽo người?
Đáp: Loài người cùng một loại Chúng đồng phần làm bạn, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao nẽo này gọi là Mạt-nô-sa?
Đáp: Xưa kia có vị Chuyển Luân Vương tên gọi Mạn-đà-đa, bảo với mọi người rằng: Các ông có muốn làm điều gì, thì trước hết phải tư duy kỹ càng, quán sát phù hợp. Lúc bấy giờ mọi người liền như lời của nhà vua, có muốn làm điều gì, đều trước hết là phải tư duy kỹ càng, quán sát phù hợp, thì đối với các loại nghiệp xứ tinh xảo mà đạt được thiện xảo. Bởi vì có thể dùng ý để tư duy quán sát mà làm việc, cho nên gọi là Mạt-nô-sa. Từ đó đến nay chỉ lập theo tên gọi ấy. Trước lúc chưa gọi theo tên gọi Mạt-nô-sa này, con người có lúc gọi nhau là Vân Cảnh, hoặc gọi là Đa-la-kính, hoặc gọi là Để-lạc-ca, hoặc gọi là A-sa-đồ.
Có người nói: Mạt-nô-sa là giả danh-giả tưởng, cho đến nói rộng ra.
Có người nói: Trước đây tạo tác tăng trưởng về hành diệu của thân-ngữ-ý ở bậc thấp, hướng đến nẽo ấy-sinh về nẽo ấy, làm cho nối tiếp nhau sinh vào nẽo ấy, cho nên gọi là nẽo người.
Có người nói: Nhiều kiêu mạn cho nên gọi là người, bởi vì trong năm nẽo thì nhiều kiêu mạn, không có nẽo nào bằng nẽo người.
Có người nói: Ý có thể vắng lặng cho nên gọi là người, bởi vì trong
năm nẽo thì ý có thể vắng lặng, không có nẽo nào bằng nẽo người.
Vì vậy trong kinh nói: “Loài người có ba điều mạnh hơn so với chư Thiên:
- Dũng mãnh.
- Ức niệm.
- Phạm hạnh.
Dũng mãnh, đó là không thấy quả tương lai mà có thể tu các pháp khổ hạnh. Ức niệm, đó là có thể nhớ lại hết sức rõ ràng những việc đã làm, những lời đã nói trải qua thời gian dài. Phạm hạnh, đó là có thể bắt đầu gieo trồng những căn thiện thù thắng như thuận phần Giải thoát, thuận phần Quyết trạch…, và có thể tiếp nhận giữ gìn giới Biệt giải thoát. Bởi vì nhân duyên này, cho nên gọi là nẽo người.” Hỏi: Loài người ở nơi nào?
Đáp: Ở bốn châu lớn, đó là châu Thiệm Bộ, châu Tỳ-đề-ha, châu Cù-đà-ni, châu Câu-lô. Cũng ở tám châu trung bình. Như thế nào là tám châu? Đó là châu Câu-lô có hai quyến thuộc:
- Châu Cử-lạp-bà.
- Châu Kiêu-lạp-bà.
Châu Tỳ-đề-ha có hai quyến thuộc:
- Châu Đề-ha.
- Châu Tô-đề-ha.
Châu Cù-đà-ni có hai quyến thuộc:
- Châu Xá-trĩ.
- Châu Ốt-đát-la-mạn-đát-lý-noa.
Châu Thiệm Bộ có hai quyến thuộc:
- Châu Giá-mạt-la.
- Châu Phiệt-la-giá-mạt-la.
Hình dáng của con người trong tám châu này, thấp nhỏ giống như người lùn ở phương này.
Có người nói: Bảy châu là nơi ở của loài người, châu Giá-mạt-la chỉ có La-sát-sa cư trú.
Có người nói: Ở đây đã nói tám châu, tức là tên gọi khác của bốn châu lớn, bởi vì mỗi một châu đều có hai tên gọi khác.
Nói như vậy thì phải như cách nói trước, mỗi một châu trong tám châu này lại có năm trăm châu nhỏ để làm quyến thuộc, trong đó hoặc là có loài người cư trú, hoặc là loài phi nhân cư trú, hoặc là trống không.
Hỏi: Loài người hình dáng diện mạo như thế nào?
Đáp: Hình dáng của loài người đứng thẳng, nhưng người châu Thiệm Bộ thì mặt như thùng xe, người châu Tỳ-đề-ha thì mặt như nửa vầng trăng, người châu Cù-đà-ni thì mặt như vầng trăng tròn, người châu Câu-lô thì mặt như cái hồ vuông.
Hỏi: Ngôn ngữ như thế nào?
Đáp: Lúc thế giới mới thành lập thì tất cả đều là Thánh ngữ, về sau bởi vì ăn uống-thời gian-hữu tình không bình đẳng, và bởi vì dối gạt nịnh hót tăng mạnh, cho nên đã có các loại ngôn ngữ, thậm chí có người không có thể nói được.
Hỏi: Thế nào là nẽo trời?
Đáp: Loài trời cùng một loại Chúng đồng phần làm bạn, cho đến nói rộng ra.
Hỏi: Vì sao nẽo này gọi là Mạt-nô-sa?
Đáp: ở trong các nẽo thì nẽo ấy thù thắng nhất, vui sướng nhất, tốt lành nhất, tuyệt vời nhất, cao nhất, cho nên gọi là nẽo trời.
Có người nói: Trước đây tạo tác tăng trưởng về hành diệu của thân-ngữ-ý ở bậc cao, hướng đến nẽo ấy-sinh về nẽo ấy, làm cho nối tiếp nhau sinh vào nẽo ấy, cho nên gọi là nẽo trời.
Có người nói: Trời là giả danh-giả tưởng, cho đến nói rộng ra.
Có người nói: Ánh sáng tăng thêm cho nên gọi là trời, bởi vì ánh sáng nơi thân tự nhiên của nẽo ấy luôn luôn chiếu rọi, ngày đêm như nhau.
Phái Thanh luận nói: Có thể soi chiếu cho nên gọi là trời, bởi vì quả thù thắng hiện tại soi chiếu rõ ràng nhân đã tu của thời gian trước. Lại nữa, chơi đùa vui sướng cho nên gọi là trời, bởi vì luôn luôn dạo chơi khắp nơi hưởng thụ niềm vui thù thắng.
Hỏi: Chư Thiên trú ở nơi nào?
Đáp: Cõi trời Tứ Đại Vương Chúng trú ở bảy núi vàng, cho đến ở trên bốn tầng của núi Diệu Cao, và ở trong mặt trời-mặt trăng. Cõi trời Tam Thập Tam trú ở đỉnh núi Diệu Cao, cõi trời Dạ Ma cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, đều ở trên mây dày như mặt đất giữa không trung, đều có cung điện cư trú ở trong đó. Sai biệt thì nói rộng ra như chương Đại Chủng Uẩn. Chư Thiên cõi Vô sắc, không có hình sắc cho nên không có trú xứ riêng biệt.
Hỏi: Hình tướng của chư Thiên như thế nào?
Đáp: Hình dáng của chư Thiên đứng thẳng.
Hỏi: Ngôn ngữ như thế nào?
Đáp: Đều là Thánh ngữ.
Đã nói về từng loại sai biệt trong năm nẽo, ở trong đó có loài Atố-lạc, nay sẽ nói đến. Đó là có Bộ khác lập ra loài A-tố-lạc làm nẽo thứ sáu, Bộ ấy không nên đưa ra đưa ra cách nói này, bởi vì kinh chỉ nói là có năm nẽo.
Hỏi: Vì sao gọi là A-tố-lạc?
Đáp: Tố-lạc là trời, loài ấy không phải là trời cho nên gọi là Atố-lạc.
Lại nữa, Tố-lạc là đoan chánh, loài ấy không phải là đoan chánh cho nên gọi là A-tố-lạc. Bởi vì loài ấy ganh ghét với chư Thiên, khiến cho đã cảm đến thân hình không đoan chánh.
Lại nữa, Tố-lạc gọi là cùng loại, loài ấy trước đây gần gũi với trời mà cư trú, nhưng bởi vì chủng loại không giống nhau, cho nên gọi là A-tố-lạc.
Nghĩa là lúc thế giới mới thành lập thì các A-tố-lạc trước đó trú ở đỉnh núi Tô-mê-lô, về sau có trời ở cõi Cực Quang Tịnh hết tuổi thọhết nghiệp-hết phước, cho nên từ cõi trời ấy chết đi sinh vào trong chỗ này, cung điện thù thắng vi diệu tự nhiên mà xuất hiện, các A-tố-lạc sinh tâm ganh ghét tức giận liền tránh xa nơi ấy. Sau này lại có vị trời thứ hai sinh đến, loài ấy tiếp tục chuyển chỗ. Như vậy cho đến ba mươi ba vị trời theo thứ tự mà trú ở khắp đỉnh núi Diệu Cao, loài ấy vô cùng tức giận liền lùi xuống phía dưới. Nhưng chúng chư Thiên vào lúc mới sinh ra đều chỉ về loài ấy mà nói: Đây không phải là chủng loại của mình, đây không phải là chủng loại của mình. Vì vậy lần lượt chuyển tiếp nói không phải là cùng loại. Lại do sinh tâm ganh ghét tức giận cho nên thân hình không đoan chánh, chính vì vậy cho nên nói không phải là đoan chánh.
Hỏi: Các A-tố-lạc lùi xuống trú ở nơi nào?
Đáp: Có người nói: Trong núi Diệu Cao có nơi thiếu vắng rỗng rang như đồ dùng quý báu úp xuống, trong đó có khu thành là nơi ở của loài ấy.
Hỏi: Vì sao kinh nói A-tố-lạc cho rằng mình ở trong biển cùng một vị mặn?
Đáp: Làng mạc của Bộ ấy ở trong biển mặn, mà vua A-tố-lạc thì ở trong núi ấy.
Có người nói: Trong biển mặn rộng lớn, ở trên tầng Kim luân có đài vàng to lớn, cao rộng đều năm trăm Du-thiện-na, trên đài ấy có khu thành là nơi ở của loài ấy.
Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao luận Thi Thiết nói: “Các loài rồng trong biển thấy quân đội của A-tố-lạc, mặc áo giáp bằng vàng, bạc, phệ lưu ly, pha-chi-ca; cầm các loại binh khí bàng vàng-bạc…, từ trong thành của A-tố-lạc đi ra, liền báo cho chư Thiên biết.”
Đáp: Chư Thiên đem các loài rồng ở trên núi vàng để mà tuần tra bảo vệ, lúc ấy từ xa thấy quân đội của A-tố-lạc ở trong biển mặn rộng lớn, từ khu thành mà đi ra, liền báo cho chư Thiên biết. Như cõi trời Tam Thập Tam có bốn khu vườn tuyệt vời, đó là Chúng Xa-Thô ÁcTạp Lâm và Hỷ Lâm. Vua A-tố-lạc cũng có bốn khu vườn:
- Tên gọi Khánh Duyệt.
- Tên gọi Hoan Hỷ.
- Tên gọi Cực Hỷ.
- tên gọi Khả Ái.
Như cõi trời Tam Thập Tam có cây Ba-lợidạ-đát-la. Vua A-tố-lạc cũng có cây Chất-đát-la-ba-tra-lê. Như cõi trời Tam Thập Tam thì Đế Thích làm chủ, các A-tố-lạc thì Tỳ-ma-chất-đátla làm chủ.
Hỏi: Hình tướng của A-tố-lạc như thế nào?
Đáp: Hình dáng của A-tố-lạc đứng thẳng.
Hỏi: Ngôn ngữ như thế nào?
Đáp: Đều là Thánh ngữ.
Hỏi: Các A-tố-lạc do nẽo nào thâu nhiếp?
Đáp: Có người nói: Là do nẽo trời thâu nhiếp.
Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh?
Đáp: Bởi vì nịnh hót cong queo làm cho che khuất.
Hỏi: Điều ấy như thế nào?
Đáp: Loài ấy thường nghi ngờ Đức Phật là bạn thân với chư Thiên.
Nếu Đức Phật vì họ nói về bốn Niệm trú, thì họ dấy lên nghĩ rằng: Phật vì chúng ta nói về bốn Niệm trú, chắc chắn vì chư Thiên nói về năm Niệm trú. Cho đến nếu Đức Phật vì họ nói về ba mươi bảy pháp Trợ đạo, thì họ dấy lên nghĩ rằng: Phật vì chúng ta nói về ba mươi bảy pháp Trợ đạo, chắc chắn vì chư Thiên nói về ba mươi tám pháp Trợ đạo. Bởi vì tâm nịnh hót cong queo như vậy làm cho che khuất, cho nên không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh.
Lại nữa, không thể bởi vì không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, liền cho rằng do nẽo ác thâu nhiếp; như những người Đạt-noa và Miệt-lệ-xa cũng không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, mà không phải là do nẽo ác thâu nhiếp, loài ấy cũng phải như vậy.
Nói như vậy thì đều là do nẽo quỷ thâu nhiếp.
Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao kinh nói: “Đế Thích nói với vua A-tố-
lạc là Tỳ-ma-chất-đát-la rằng: Ông vốn là trời ở nơi này.”
Đáp: Đế Thích nên nói rằng ông vốn là quỷ ở nơi này, mà nói là trời bởi vì tôn kính cha vợ, cho nên nói ra lời dịu dàng này, và làm cho Thiết Chi nghe mà sinh lòng hoan hỷ.
Hỏi: Nếu là quỷ thì vì sao kết thân cùng với chư Thiên?
Đáp: Chư Thiên tham sắc đẹp cho nên không vì chủng loại dòng họ, như Thiết Chi là phụ nữ A-tố-lạc mà đoan chánh không gì sánh bằng, vì thế cho nên Đế Thích tiếp nhận để làm vợ; cũng như con gái của Đại Thụ là vua Khẩn-nại-lạc tên là Đoạt Ý đoan chánh không gì sánh bằng, tuy là thuộc về nẽo bàng sinh, mà Thái tử Tô-đạt-na Bồ-tát của vua Tô-mê cầu kết thân làm vợ, ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Vì sao lại thường xuyên đánh nhau với chư Thiên?
Đáp: Cũng có người yếu kém cùng đánh nhau với người mạnh khỏe, như tôi tớ đánh nhau với chủ, chó gây sự với người.
Hỏi: Cũng có loài đã nhờ hầu hạ chư Thiên mà làm người cõi trời, như thần Phiệt-lật-đạt-na, thần Chiên-trĩ-ca, thần Chiên-đồ-lữ-ca, thần Bố-lạt-noa-bạt-đạt-la, thần Ma-ni-bạt-đạt-la, thần Ha-lợi-để, thần Mạt-độ-tắc-kiến-đà…, là nẽo trời hay là nẽo quỷ? Nếu là nẽo trời, thì vì sao đoạt lấy tinh khí của loài người, cũng đoạn dứt mạng sống loài người, thọ nhận sự cúng tế của loài người? Bởi vì chư Thiên nhìn đồ ăn thức uống của loài người giống như phân dơ, không nên tham ăn mà cho là thơm ngon. Nếu là nẽo quỷ, thì thần Ha-lợi-để đã nói tụng làm sao thông hiểu? Như nói:
“Này Khả Ái! Ông nên lặng lẽ, Ốt-đát-la cũng phải như vậy,
Nếu đến lúc Ta thấy chân lý, cũng khiến cho các ông cùng thấy.”
Thần Mạt-độ-tắc-kiến-đà đã nói lại hiểu thế nào? Như nói: “Trưởng giả đừng sợ, Trưởng giả đừng sợ! Đời thứ hai trước đây Ta tên là Mạt-độ-tắc-kiến-đà, cùng với Trưởng giả thường làm bạn thân, nay sinh trong cõi trời Tứ Đại Vương Chúng, luôn luôn ở trên cổng Thỉphược-ca này che chỏ bảo vệ mọi người.” Đáp: Có người nói: Những vị ấy là thuộc nẽo trời.
Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao đoạt lấy tinh khí của loài người, cũng đoạn dứt mạng sống loài người, thọ nhận sự cúng tế của loài người?
Đáp: Những vị ấy không có việc làm như vậy, nhưng quỷ thần do họ cai quản có những việc làm như đoạt lấy tinh khí của loài người… Nói như vậy thì những vị ấy là thuộc nẽo quỷ.
Hỏi: Thần Ha-lợi-để đã nói tụng làm sao thông hiểu?
Đáp: Vị ấy ngu muội đối với chân lý, thật ra không có thể thấy được, mà bởi vì lòng tin sâu sắc cho nên phát ra lời nói này. Vả lại, vào lúc bấy giờ nghe nói về bốn Đế, khởi lên tăng thượng mạn, sinh ra ý tưởng thấy được chân lý, cho nên dấy lên nói như vậy.
Hỏi: Thần Mạt-độ-tắc-kiến-đà đã nói lại hiểu thế nào?
Đáp: Vị ấy ngu muội đối với nẽo, thật ra không có thể biện giải được, bởi vì tự cao cho nên nói là mình sinh đến cõi trời; như người giàu có bây giờ đến bên cạnh tôi tớ nô lệ tự xưng là cao quý, điều ấy cũng như vậy. Vả lại, họ nhờ hầu hạ chư Thiên cõi trời Tứ Đại Vương Chúng, mà cho rằng chính mình giống như đã được hầu hạ, cho nên dấy lên nói như vậy.
Các vị thần dựa vào mặt đất mà trú như Cưu-bạn-trà, Dược-xoa, La-sát-sa, Yết-tra-bố-đát-na…, đều thuộc về nẽo quỷ. Nếu Khẩn-nạilạc, Tất-xá-già, Hê-lô-sách-ca, Bà-lộ-ni-chiết-la, Pha-lặc-độc-la…, thì đều thuộc về nẽo bàng sinh, hình dáng của những loài ấy tuy đứng thẳng mà hãy còn có tướng của bàng sinh, nghĩa là hoặc có tai nhọn, hoặc có mang sừng, hoặc cầm vũ khí hiểm độc, hoặc làm đầu của các loại chim thú, hoặc làm móng chân vốn có của loài bàng sinh, vì thế cho nên đều là nẽo bàng sinh thâu nhiếp.
Trong này, bốn nẽo trước chỉ hệ thuộc cõi Dục, cho nên dựa vào Định Vị chí mà diệt. Nẽo trời dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt. Nhưng nẽo trời hệ thuộc chín địa, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt; cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, nếu nói đây là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bảy địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt nẽo trời hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu nói đây là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt nẽo trời hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì vậy cho nên nói là dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
*******
Năm Diệu dục, đó là do mắt mà biết Sắc đáng yêu-đáng mừngđáng vui, như Ý có thể dẫn đến ham muốn Sắc có thể nhiễm trước; cho đến do Thân mà biết Xúc đáng yêu-đáng mừng-đáng vui, như Ý có thể dẫn đến ham muốn Xúc có thể nhiễm trước.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Do mắt mà biết Sắc đáng yêu-đáng mừng-đáng vui…” Trong kinh tuy nói ra điều này, mà không phân biệt rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì mà kinh không giải thích, thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Thế nào là do mắt mà biết Sắc là Diệu dục?
Đáp: Nếu Sắc của cõi Dục do Nhãn xúc mà sinh ra cảnh sở duyên của Ái.
Hỏi: Thế nào là do tai mà biết Thanh là Diệu dục?
Đáp: Nếu Thanh của cõi Dục do Nhĩ xúc mà sinh ra cảnh sở duyên của Ái.
Hỏi: Thế nào là do mũi mà biết Hương là Diệu dục?
Đáp: Nếu Hương của cõi Dục do Tỷ xúc mà sinh ra cảnh sở duyên của Ái.
Hỏi: Thế nào là do lưỡi mà biết Vị là Diệu dục?
Đáp: Nếu Vị của cõi Dục do Thiệt xúc mà sinh ra cảnh sở duyên của Ái.
Hỏi: Thế nào là do thân mà biết Xúc là Diệu dục?
Đáp: Nếu Xúc của cõi Dục do Thân xúc mà sinh ra cảnh sở duyên của Ái.
Hỏi: Do ý mà biết pháp, vì sao không lập làm Diệu dục?
Đáp: Đều là cảnh sở duyên của Ái thì lập làm Diệu dục, do ý mà biết pháp có lúc không phải là sở duyên của Ái, cho nên không lập làm Diệu dục.
Lại nữa, nếu pháp làm sở duyên của hai loại Ái thì lập làm Diệu dục, đó là do Nhãn xúc mà sinh ra Ái và do Ý xúc mà sinh ra Ái, cho đến do Thân xúc mà sinh ra Ái và do Ý xúc mà sinh ra Ái; do ý mà biết pháp chỉ làm sở duyên của một loại Ái, đó là do Ý xúc mà sinh ra Ái, cho nên không lập làm Diệu dục.
Hỏi: Nếu như vậy thì Sắc-Thanh-Xúc của Tĩnh lự thứ nhất nên lập làm Diệu dục, bởi vì cũng làm sở duyên của hai loại Ái?
Đáp: Nếu pháp làm sở duyên của hai loại Ái, mà Ái ấy là pháp bất thiện thì lập làm Diệu dục, Sắc-Thanh-Xúc của Tĩnh lự thứ nhất, tuy làm sở duyên của hai loại Ái, mà Ái ấy là pháp vô ký, cho nên không lập làm Diệu dục.
Như bất thiện và vô ký, Ái cõi Dục và Ái cõi Sắc nói cũng như vậy.
Có người nói: Nếu pháp làm sở duyên của hai loại Ái, mà Ái là nhân duyên của Dâm thì lập làm Diệu dục, Sắc-Thanh-Xúc của Tĩnh lự thứ nhất, tuy làm sở duyên của hai loại Ái, mà không phải Ái là nhân duyên của Dâm, cho nên không lập làm Diệu dục. Bởi vì nghĩa này cho nên do ý mà biết pháp, không lập làm Diệu dục.
Lại nữa, nếu pháp là do cùng nhau mà thọ dụng thì lập làm Diệu dục, như nữ nối tiếp nhau do nam mà thọ dụng, nam nối tiếp nhau do nữ mà thọ dụng…, do ý mà biết pháp không phải là cùng nhau thọ dụng, cho nên không lập làm Diệu dục.
Lại nữa, nếu pháp là Thể tướng hiển bày thô thiển, phần nhiều sinh ra Ái thì lập làm Diệu dục; do ý mà biết pháp thì Thể tướng vi tế, không phải là phần nhiều sinh ra Ái, cho nên không lập làm Diệu dục.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói đến nguyên cớ.
Hỏi: Vì sao gọi là Diệu dục?
Đáp: Bởi vì Dục này tuyệt diệu, cho nên gọi là Diệu dục.
Hỏi: Dục này đều là hữu lậu, có nhiều những sai lầm, có công đức gì mà gọi là tuyệt diệu?
Đáp: Trong này cũng có phần ít công đức, đó là có thể sinh ra vui mừng cho nên nói là tuyệt diệu.
Lại nữa, các Dục thấp hèn mà đam mê ham muốn, tăng thêm phân biệt chọn lấy thanh tịnh tuyệt vời, cho nên nói là tuyệt diệu.
Lại nữa, các Dục xứng với ý đáng ham muốn, cho nên nói là tuyệt diệu.
Lại nữa, các Dục là đam mê ham muốn, tôn sùng hy vọng giữ gìn, cho nên nói là tuyệt diệu.
Lại nữa, Dục này có thể tùy thuận tăng trưởng vị Ái của tham dục, cho nên nói là tuyệt diệu.
Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Đây là nơi người ngu khởi lên tưởng là tuyệt diệu, cho nên gọi là tuyệt diệu.”
Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Đây là sự yêu quý-sự mừng rỡ-sự vui thích-sự mong cầu của các tập khí ham muốn, cho nên gọi là Diệu dục.”
Tôn giả Giác Thiên nói rằng: “Các Dục tuy không phải là tuyệt diệu thuộc thắng nghĩa, mà là tuyệt diệu thuộc thế tục; tuy không phải là tuyệt diệu của cứu cánh, mà là tuyệt diệu của tạm thời, nghĩa là có thể không mấy chốc dẫn dắt sinh ra vui mừng, ngừng lại những khổ đau.”
Đại đức nói rằng: “Các Dục thấp kém mà tựa như thanh tịnh tuyệt diệu, cho nên nói là tuyệt diệu. Bởi vì nhân duyên này, cho nên gọi là Diệu dục.”
Như trong kinh nói: “Tỳ kheo Ca-mạc-ca đi đến nơi Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Đức Phật rồi thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Đức Phật thường nói về Dục, Dục là hiển bày về điều gì? Đức Phật nói rằng: Dục ấy chính là năm Diệu dục. Như thế nào là năm? Đó là do mắt mà biết Sắc đáng yêu-đáng mừng-đáng vui, như Ý có thể dẫn đến ham muốn Sắc có thể nhiễm trước…”
Hỏi: Thắng nghĩa về Dục thì đó là Ái, vì sao Đức Thế Tôn nói Sắc… gọi là Dục?
Đáp: Là Dục vốn có cho nên gọi là Dục, như niềm vui vốn có gọi là niềm vui, vết bẩn vốn có gọi là vết bẩn, phiền não vốn có gọi là phiền não, ở đây cũng như vậy.
Hỏi: Vì sao biết được thắng nghĩa về Dục chỉ là Ái?
Đáp: Dựa vào A-kiệp-ma (a-hàm). Như “Tôn giả Xá-lợi-tử nói tụng (già-tha) rằng:
Các cảnh Diệu của thế gian không phải Dục thật sự,
Dục thật sự đó là người phân biệt rõ về tham,
Cảnh tuyệt diệu nếu như vốn có ở tại thế gian,
Thì người trí ở trong đó đã loại trừ tham dục.
Lúc bấy giờ có ngoại đạo tà mạng đứng cách đó không xa, ngay tức thì dùng bài tụng vặn hỏi Xá-lợi-tử rằng:
Nếu cảnh Diệu của thế gian không phải Dục thật sự,
Nói Dục thật sự là người phân biệt rõ về tham,
Thì Tỳ kheo phải gọi là người thọ nhận về Dục,
Bởi vì khởi lên suy nghĩ phân biệt về xấu ác.
Lúc ấy Xá-lợi-tử trả lời ngoại đạo rằng: Khởi lên suy nghĩ phân biệt về xấu ác thật sự gọi là thọ nhận về Dục. Lại vì ngoại đạo mà nói tụng rằng:
Nếu cảnh Diệu của thế gian chính là Dục thật sự,
Nói Dục không phải là người phân biệt rõ về tham,
Thì thầy ông phải gọi là người thọ nhận về Dục,
Bởi vì luôn luôn nhìn ngắm sắc tuyệt diệu vừa ý.
Lúc ấy ngoại đạo im lặng không có thể trả lời.” Vì vậy biết Dục thật sự là Ái chứ không phải là cảnh.
Trong kinh nói: “Dục sinh khởi có ba loại:
1. Có các hữu tình ưa thích cảm thọ các cảnh Diệu dục hiện rõ trước mắt, lúc ấy ở trong cảnh Dục hiện rõ như vậy tự tại mà chuyển, gọi là người và phần ít của trời; người là toàn phần thuộc về nẽo người, phần ít của trời đó là bốn cõi trời dưới.
2. Có các hữu tình ưa thích cảm thọ các cảnh Diệu dục tự mình hóa ra, lúc ấy ở trong cảnh Diệu dục tự mình hóa ra, tự tại mà chuyển, gọi là cõi trời Lạc Biến Hóa thứ năm.
3. Có các hữu tình ưa thích cảm thọ các cảnh Diệu dục người khác hóa ra, lúc ấy ở trong cảnh Diệu dục người khác hóa ra tự tại mà chuyển, gọi là cõi trời Tha Hóa Tự Tại thứ sáu.”
Hỏi: Dựa vào đâu để kiến lập ba loại Dục sinh khởi này?
Đáp: Dựa vào cảm thọ như sinh khởi cảnh Dục hiện rõ trước mắt cho nên kiến lập loại thứ nhất, dựa vào cảm thọ như ưa thích cảnh Dục tự mình hóa ra cho nên kiến lập loại thứ hai, dựa vào cảm thọ như ưa thích cảnh Dục người khác hóa ra cho nên kiến lập loại thứ ba.
Hỏi: Vì sao người và trời ở bốn cõi trước cùng hợp lại kiến lập về Dục sinh khởi, trời ở hai cõi sau đều kiến lập riêng biệt?
Đáp: Phiền não của người và trời ở bốn cõi trước là thô thiển, phiền não của trời ở hai cõi sau là vi tế.
Lại nữa, phiền não của người và trời ở bốn cõi trước là sắc bén, phiền não của trời ở hai cõi sau là chậm chạp.
Lại nữa, phiền não của người và trời ở bốn cõi trước là nặng nề, phiền não của trời ở hai cõi sau là nhẹ nhàng. Vì vậy cho nên, người và trời ở bốn cõi trước thì kiến lập chung, trời ở hai cõi sau thì kiến lập riêng biệt.
Có người nói: Cảnh của người và trời ở bốn cõi trước thì không mạnh mẽ, cảnh của trời ở hai cõi sau thì mạnh mẽ.
Lại nữa, cảnh của người và trời ở bốn cõi trước thì không đầy đủ, cảnh của trời ở hai cõi sau thì đầy đủ.
Lại nữa, cảnh của người và trời ở bốn cõi trước thì không thanh tịnh vi diệu, cảnh của trời ở hai cõi sau thì thanh tịnh vi diệu.
Lại nữa, cảnh của người và trời ở bốn cõi trước thì không làm cho tâm mất đi, cảnh của trời ở hai cõi sau thì làm cho tâm mất đi.
Lại nữa, cảnh của người và trời ở bốn cõi trước thì không có thể làm cho các căn mê muội, cảnh của trời ở hai cõi sau thì có thể làm cho các căn mê muội. Vì vậy cho nên, người và trời ở bốn cõi trước thì kiến lập chung, trời ở hai cõi sau thì kiến lập riêng biệt.
Có người nói: Người và trời ở bốn cõi trước rời bỏ đạo lìa Dục, xa việc Dâm thì khó dứt, cho nên hợp lại mà kiến lập; trời ở hai cõi sau rời bỏ đạo lìa Dục, gần việc Dâm mà dễ dứt, cho nên kiến lập riêng biệt.
Có người nói: Người và trời ở bốn cõi trước xúc chạm với nhau thì thành Dâm, cho nên hợp lại mà kiến lập; cõi trời thứ năm cùng cười với nhau thì thành Dâm, cõi trời thứ sáu cùng nhìn nhau thì thành Dâm, cho nên đều kiến lập riêng biệt.
Đây là dựa vào thí dụ để hiển bày về thời lượng sai biệt của việc Dâm mà nói, phần còn lại đã phân tích như trước.
Có người nói: Người và trời ở bốn cõi trước, cùng ưa thích thọ dụng cảnh sinh khởi tự nhiên, cho nên hợp lại kiến lập một loại; cõi trời thứ năm chỉ ưa thích thọ dụng cảnh do mình đã hóa ra, cõi trời thứ sáu chỉ ưa thích thọ dụng cảnh do người khác đã hóa ra, cho nên đều kiến lập một loại.
Năm Diệu dục này chỉ hệ thuộc cõi Dục, vì thế cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Năm Học xứ, đó là xa rời đoạn dứt sinh mạng, xa rời trộm cắp, xa rời tà dâm, xa rời lời nói giả dối, xa rời uống rượu. Năm loại này nói rộng ra như chương Nghiệp Uẩn, đều hệ thuộc cõi Dục, cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Sáu Nội xứ, sáu Ngoại xứ, sáu Thức thân, sáu Xúc thân, sáu Thọ thân, sáu Tưởng thân, sáu Tư thân, sáu Ái thân, dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Năm Nội xứ, Sắc-Thanh-Xúc ngoại xứ, dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt; Ý nội xứ, Pháp ngoại xứ, Ý thức thân, và XúcThọ-Tưởng-Tư-Ái thân tương ưng với nó, dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt; Hương-Vị ngoại xứ, Tỷ-Thiệt thức thân, và Xúc-Thọ-TưởngTư-Ái thân tương ưng với nó, dựa vào Vị chí mà diệt; Nhãn-Nhĩ-Thân thức thân, và Xúc-Thọ-Tưởng-Tư-Ái thân tương ưng với nó, dựa vào Tĩnh lự thứ nhất hoặc là Vị chí mà diệt.
Hỏi: Vì sao ở đây dựa vào sáu pháp mà soạn luận?
Đáp: Đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho nên tùy theo ý ấy mà soạn luận, nhưng không trái với pháp tướng thì không cần phải vặn hỏi.
Lại nữa, không cần phải hỏi về ý của người soạn luận, bởi vì đây là trong kinh đã nói. Ở mọi nơi trong kinh, Đức Phật nói về các môn sáu pháp này, mà không phân biệt rộng ra, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì mà kinh không giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Gác lại ý của người soạn luận, thì vì sao trong kinh Đức Phật nói về các môn sáu pháp này?
Đáp: Có người nói: Bởi vì hiển bày về năm Uẩn và Nhân của nó. Nghĩa là nếu nói đến năm Nội xứ trước, năm Ngoại xứ trước, và một phần của Pháp xứ, thì hiển bày về Sắc uẩn; nếu nói đến sáu Thọ thân và một phần của Pháp xứ, thì hiển bày về Thọ uẩn; nếu nói đến sáu Tưởng thân và một phần của Pháp xứ, thì hiển bày về Tưởng uẩn; nếu nói đến sáu Xúc thân và một phần của Pháp xứ, thì hiển bày về Hành uẩn; nếu nói đến sáu Thức thân và Ý xứ, thì hiển bày về Thức uẩn; nếu nói đến sáu Tư thân-sáu Ái thân, thì hiển bày về Nhân của năm Uẩn.
Như trong kinh nói: “Nghiệp làm Nhân của Sinh, Ái làm Nhân của Khởi, Sinh Khởi tức là đã đạt được năm Uẩn.”
Có người nói: Bởi vì hiển bày về Nhân(tập) của ba loại là nghiệp-phiền não-khổ. Nghĩa là nếu nói đến sáu Tư thân thì hiển bày về Nhân của nghiệp, nếu nói đến sáu Ái thân thì hiển bày về Nhân của phiền não, nếu nói đến các môn sáu pháp khác thì hiển bày về Nhân của khổ.
Như bởi vì hiển bày về Nhân của ba loại như nghiệp…, như vậy bởi vì hiển bày về Sinh của ba loại như nghiệp…, về Đạo của ba loại như nghiệp…, nên biết cũng như vậy. Tự tánh của các môn sáu pháp, các chương như Tạp Uẩn…đã nói.
Nhưng năm Nội xứ trước, và Sắc-Thanh-Xúc ngoại xứ, đều hệ thuộc năm địa, cho nên dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt. Trong đó, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt; cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư thì dựa vào bốn Tĩnh lự, Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Dựa vào Định vô lậu mà nói. Có người nói: Dựa vào Định hữu lậu-vô lậu mà nói. Như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, nếu nói là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bốn địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt năm Nội xứ, và Sắc-Thanh-Xúc ngoại xứ hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Nếu nói là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Không vô biên xứ, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt năm Nội xứ, và Sắc-Thanh-Xúc ngoại xứ hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư. Vì vậy cho nên nói là dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Ý nội xứ-Pháp ngoại xứ, Ý thức thân và Xúc-Thọ-Tưởng-Tư-Ái thân tương ưng với nó đều hệ thuộc chín địa, và có lúc không hệ thuộc. Hệ thuộc chín địa thì dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt. Trong đó, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Cũng như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, nếu nói là dựa vào chủng loại của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí đã thâu nhiếp Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần của bảy địa trên, ở trong Định Vị chí thâu nhiếp hữu lậu-vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Ý nội xứ… hệ thuộc cõi Dục, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu nói là dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói, thì đó là nói đến Vị chí thâu nhiếp Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, ở trong Định Vị chí chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên dựa vào Định này có thể diệt Ý nội xứ… hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì vậy cho nên nói là dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Hương-Vị ngoại xứ, Tỷ-Thiệt thức thân, và Xúc-Thọ-Tưởng-TưÁi thân tương ưng với nó, đều hệ thuộc cõi Dục cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Nhãn-Nhĩ-Thân thức thân, và Xúc-Thọ-Tưởng-Tư-Ái thân tương ưng với nó, đều hệ thuộc hai địa cho nên dựa vào Tĩnh lự thứ nhất hoặc là Vị chí mà diệt. Trong đó, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Cũng như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, có người nói: Dựa vào chủng loại của Diệt mà nói. Có người nói: Dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói. Tùy theo sự thích hợp, cũng như trước đã phân biệt. Vì vậy cho nên nói là dựa vào Tĩnh lự thứ nhất hoặc là Vị chí mà diệt.
Bảy Thức trú, tám Pháp thế gian, chín Hữu tình cư, mười Nghiệp đạo, dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Thức trú thứ nhất, tám Pháp thế gian, Hữu tình cư thứ nhất, mười Nghiệp đạo, dựa vào Vị chí mà diệt; Thức trú thứ hai, Hữu tình cư thứ hai, dựa vào Tĩnh lự thứ nhất hoặc là Vị chí mà diệt; Thức trú thứ ba, Hữu tình cư thứ ba, dựa vào hai địa hoặc là Vị chí mà diệt; Thức trú thứ tư, Hữu tình cư thứ tư, dựa vào ba địa hoặc là Vị chí mà diệt; Hữu tình cư thứ năm, dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt; Thức trú thứ năm, Hữu tình cư thứ sáu, dựa vào năm địa hoặc là Vị chí mà diệt; Thức trú thứ sáu, Hữu tình cư thứ bảy, dựa vào sáu địa hoặc là Vị chí mà diệt; Thức trú thứ bảy, Hữu tình cư thứ tám-thứ chín, dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Bảy Thức trú nói rộng ra như chương Đại Chủng Uẩn.
Trong này, Thức trú thứ nhất chỉ hệ thuộc cõi Dục, cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt. Thức trú thứ hai hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất, cho nên dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt. Thức trú thứ ba hệ thuộc Tĩnh lự thứ hai, cho nên dựa vào hai Tĩnh lự đầu, Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ ba mà diệt. Thức trú thứ tư hệ thuộc Tĩnh lự thứ ba, cho nên dựa vào ba Tĩnh lự đầu, Định Vị chí, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ tư mà diệt. Thức trú thứ năm hệ thuộc Không vô biên xứ, cho nên dựa vào năm Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Thức vô biên xứ mà diệt. Thức trú thứ sáu hệ thuộc Thức vô biên xứ, cho nên dựa vào sáu Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Vô sở hữu xứ mà diệt. Thức trú thứ bảy hệ thuộc Vô sở hữu xứ, cho nên dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Cũng như trước đã phân biệt. Đã nói về
Diệt, trong này không có hai cách nói sai biệt về chủng loại của Diệt và cứu cánh của Diệt, bởi vì tất cả đều chỉ là hệ thuộc một địa.
Tám pháp thế gian, đó là:
- Lợi.
- Không có lợi.
- Danh dự.
- Mang lấy tai tiếng.
- Ca ngợi.
- Chê bai.
- Vui sướng.
- Khổ đau.
Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?
Đáp: Bởi vì cần phải ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa lý của mình. Nghĩa là Luận giả Phân Biệt và các Sư thuộc Đại Chúng Bộ chấp rằng: Sinh thân của Đức Phật là pháp vô lậu. Vì sao họ đưa ra cách nói này? Bởi vì dựa vào trong kinh. Như trong kinh nói: “Như Lai sinh giữa thế gian, trú giữa thế gian, rời khỏi pháp hiện tại của thế gian, không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô.” Họ dựa vào điều này cho nên nói Sinh thân của Đức Phật là pháp vô lậu. Vả lại, họ nói rằng bởi vì tất cả phiền não và tập khí, Đức Phật đều vĩnh viễn đoạn trừ, làm sao Sinh thân sẽ là hữu lậu? Bởi vì ngăn chặn ý đó để hiển bày Sinh thân của Đức Phật chỉ là pháp hữu lậu chứ không phải là vô lậu, cho nên soạn ra phần luận này.
Hỏi: Vì sao biết Sinh thân của Đức Phật là pháp hữu lậu?
Đáp: Như trong kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Bởi vì Vô minh mà che lấp, do kiết Ái mà ràng buộc, người ngu dốt cảm được thân có Thức, người thông minh cũng như vậy.” Sinh thân của Đức Phật đã là quả của Vô minh và Ái, cho nên biết không phải là pháp vô lậu.
Lại trong kinh nói: “Mười Xứ và phần ít của hai Xứ là hữu lậu.” Vì vậy cho nên biết Sinh thân của Đức Phật chắc chắn là hữu lậu. Nếu Sinh thân của Đức Phật là pháp vô lậu, thì người nữ Vô Tỉ không nên sinh tâm tham nhiễm, Ương-quật-lợi-ma-la không nên sinh tâm giận dữ, Ô-lô-tần-loa-ca-diếp-ba không nên sinh tâm ngu si, Bà-la-môn Ngao Mạn không nên sinh tâm kiêu mạn. Bởi vì Sinh thân của Đức Phật làm cho người khác sinh tâm tham nhiễm-giận dữ-ngu si-kiêu mạn, cho nên biết chắc chắn là hữu lậu.
Hỏi: Nếu như vậy thì kinh mà họ đã dẫn chứng nên hiểu thế nào?
Đáp: Ý bí mật của kinh ấy là nói về Pháp thân của Đức Phật,
nghĩa là Như Lai sinh giữa thế gian, trú giữa thế gian là nói về Sinh thân của Đức Phật; rời khỏi pháp hiện tại của thế gian, không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô là nói về Pháp thân của Đức Phật.
Lại nữa, pháp thế gian tức là tám pháp thế gian. Bởi vì Như Lai không bị tám pháp thế gian làm cho nhiễm ô, cho nên nói pháp thế gian không nhiễm ô, chứ không phải là nói đến vô lậu. Nghĩa là tám pháp thế gian thuận theo hữu tình thế gian, hữu tình thế gian cũng thuận theo tám pháp thế gian; tám pháp thế gian thuận theo Như Lai, Như Lai không thuận theo tám pháp thế gian, cho nên nói Như Lai không phải là do pháp thế gian làm cho nhiễm ô.
Lại nữa, Như Lai lìa xa tám pháp thế gian, cho nên nói là không nhiễm ô chứ không phải là nói đến vô lậu.
Hỏi: Như Lai cũng có tám pháp thế gian, vì sao nói là lìa xa?
Đáp: Có lợi, là như Trưởng giả Ô-yết-la, ở trong một ngày đem ba trăm ngàn bộ y phục cúng dường Đức Phật; Y vương Thời-phược-ca cùng tám mươi người ở trong một ngày, đều dâng cúng Đức Phật trăm ngàn bộ y Song-kiều-xá-da. Không có lợi, là như Đức Phật vào một lúc nọ khoác y ôm bát, đi vào thôn của Bà-la-môn Sa-la khất thực, ôm bát không mà đi vào rồi ôm bát không mà đi ra.
Có danh dự, là lúc Đức Phật mới sinh ra thì danh tiếng lên đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại, lúc chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì danh tiếng lên đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, lúc Chuyển pháp luân thì danh tiếng lên đến cõi trời Phạm. Mang lấy tai tiếng, là như Đức Phật trong một ngày gặp phải Bà-la-môn nữ Chiến-già phỉ báng, lại vào một lúc nọ bởi vì cô gái Tôn-đà-lợi mà tiếng xấu đồn khắp mười sáu nước lớn.
Có chê bai, là như Bà-la-môn ác miệng Bạt-la-đọa-xà, dùng năm trăm bài tụng mắng chưởi ngay trước mặt Đức Phật. Có ca ngợi, là như chính Bà-la-môn ấy, bởi vì sắc diện của Đức Phật không đổi khác, cho nên đã phát sinh niềm tin thanh tịnh, lại dùng năm trăm bài tụng ca ngợi ngay trước mặt Đức Phật. Tôn giả Xá-lợi-tử dùng rất nhiều bài tụng, ca ngợi công đức Vô thượng của Đức Phật ngay trước mặt. Tôn giả Anan-đà dùng rất nhiều bài tụng, ca ngợi pháp vi diệu hiếm có của Đức Phật ngay trước mặt. Như vậy các Đại luận sư như Ô-ba-ly, Bà-kỳ-xa, Ni-la-bộ-để…, đều dùng trăm ngàn bài tụng mà ca ngợi Đức Phật ngay trước mặt.
Có vui sướng, là Đức Phật có thân tâm thù thắng, cảm thọ niềm vui và niềm vui Khinh an, tất cả hữu tình vốn không có thể sánh kịp. Có khổ đau, là Đức Thế Tôn cũng có đau lưng-đau đầu, bị gai Khiết-địa-la đâm làm tổn thương chân, và đá văng làm bị thương ngón chân chảy máu.
Những pháp như vậy, Đức Thế Tôn đều có, vì sao nói là lìa xa?
Đáp: Những pháp ấy đều không có thể làm cho Đức Phật sinh tâm nhiễm ô, cho nên gọi là lìa xa. Nghĩa là Phật Thế Tôn tuy gặp được bốn pháp như Lợi… mà tâm không dâng cao, tuy gặp phải bốn pháp như Không có lợi… mà tâm không xuống thấp.
Lại nữa, tuy gặp được bốn pháp như Lợi… mà tâm không vui mừng, tuy gặp phải bốn pháp như Không có lợi… mà tâm không buồn lo.
Lại nữa, tuy gặp được bốn pháp như Lợi… mà tâm không sinh ra nhiễm trước bởi vì vui thích, tuy gặp phải bốn pháp như Không có lợi… mà tâm không sinh ra ưu sầu bởi vì ghét bỏ.
Lại nữa, tuy gặp được bốn pháp như Lợi… mà không sinh ra yêu thích, tuy gặp phải bốn pháp như Không có lợi… mà không sinh ra tức giận.
Ví như núi chúa Diệu Cao ở trên tầng Kim luân, gió mạnh từ tám hướng không có thể làm cho lay động; Đức Thế Tôn cũng như vậy, an trú trên tầng Kim luân của Giới, tám ngọn gió của thế gian vốn không có thể làm cho lay động. Vì vậy mà gọi là không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô, chứ không phải nói rằng Sinh thân là vô lậu cho nên nói là không nhiễm ô.
Hỏi: Như Lai đối với tất cả phiền não và tập khí, đều vĩnh viễn đoạn trừ, tại sao phải nói là hữu lậu?
Đáp: Tuy vĩnh viễn đoạn trừ các lậu trong thân mình, mà có thể tăng trưởng các lậu nơi thân người khác. Vả lại, sinh ra từ các lậu của thời gian trước, cho nên nói là hữu lậu. Cho nên bởi vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa lý của mình, mà soạn ra phần luận này.
Trong này, Lợi thì có hai loại:
- Có mạng sống.
- Không có mạng sống.
Lợi có mạng sống, đó là có được voi-ngựa-trâu-dê, vợ con-tôi tớ…; Lợi không có mạng sống, đó là có được những vật như vàng-bạc-áo quần… Không có lợi, đó chính là không có được hai loại Lợi như trước. Danh dự, đó là không ca ngợi ngay trước mặt. Mang lấy tai tiếng, đó là không chê bai ngay trước mặt. Ca ngợi, đó là sự ca ngợi ngay trước mặt. Chê bai, đó là sự chê bai ngay trước mặt. Vui sướng, đó là sự vui sướng thuộc thân tâm của cõi Dục. Có người nói: Chỉ chọn lấy niềm vui tương ưng với năm Thức. Khổ đau, đó là sự khổ đau thuộc thân tâm của cõi Dục. Có người nói: Chỉ chọn lấy khổ đau tương ưng với năm Thức.
Hỏi: Tám pháp thế gian này do mấy Giới-mấy Xứ-mấy Uẩn thâu nhiếp?
Đáp: Lợi có mạng sống, do mười bảy Giới-mười một Xứ-năm Uẩn thâu nhiếp trừ ra Thanh, bởi vì Thanh không phải là luôn luôn có, mà chính là thuộc về thân. Lợi không có mạng sống, do bốn Giới-bốn Xứ-một Uẩn thâu nhiếp, đó là Sắc-Hương-Vị-Xúc giới-xứ và Sắc uẩn. Không có lợi-Danh dự-Mang lấy tai tiếng-Ca ngợi-Chê bai-Vui sướngKhổ đau, do hai Giới-hai Xứ-ba Uẩn thâu nhiếp, đó là Thanh-Pháp giớixứ và Sắc-Thọ-Hành uẩn.
Trong này, Không có lợi do Pháp giới-Pháp xứ và Hành uẩn thâu nhiếp, bởi vì Không có lợi là không thành tựu. Danh dự-Mang lấy tai tiếng-Ca ngợi-Chê bai, do Thanh giới-Thanh xứ và Sắc uẩn thâu nhiếp. Vui sướng-Khổ đau, do Pháp giới-Pháp xứ và Thọ uẩn thâu nhiếp. Nếu nói chung thì tám pháp thế gian do mười tám Giới- mười hai Xứ-năm Uẩn thâu nhiếp.
Có người nói: Lợi-Không có lợi đều do mười tám Giới-mười hai Xứ- năm Uẩn thâu nhiếp, bởi vì đã có được và vốn không có được đều bao gồm mười tám Giới- mười hai Xứ- năm Uẩn thâu nhiếp, còn lại nói như trước.
Có người nói: Lợi-Không có lợi đều do Pháp giới-Pháp xứ và Hành uẩn thâu nhiếp, bởi vì Lợi-Không có lợi đều dùng tánh của thành tựu và không thành tựu để làm Thể, còn lại nói như trước.
Hỏi: Vì sao tám loại này gọi là pháp thế gian?
Đáp: Bởi vì thuận theo hữu tình thế gian, cho nên gọi là pháp thế gian. Hữu tình thế gian nếu gặp được bốn pháp như Lợi… thì tâm họ dâng cao, nếu gặp phải bốn pháp như Không có lợi… thì tâm họ xuống thấp.
Lại nữa, nếu gặp được bốn pháp như Lợi… thì tâm sinh ra vui mừng, nếu gặp phải bốn pháp như Không có lợi… thì tâm sinh ra buồn lo.
Lại nữa, nếu gặp được bốn pháp như Lợi… thì tâm nhiễm trước cho nên sinh ra vui thích, nếu gặp phải bốn pháp như Không có lợi… thì tâm ghét bỏ cho nên sinh ra ưu sầu.
Lại nữa, nếu gặp được bốn pháp như Lợi… thì tâm sinh ra yêu thích, nếu gặp phải bốn pháp như Không có lợi… thì tâm sinh ra tức giận.
Vì vậy tám loại này gọi là pháp thế gian. Tâm của Như Lai không tùy thuận đối với tám loại này, cho nên nói là không bị pháp thế gian làm cho nhiễm ô.
Hỏi: Thanh văn-Độc giác đoạn dứt yêu-ghét cho nên cũng không thuận theo tám pháp như vậy, vì sao không nói?
Đáp: Bởi vì điều ấy không nhất định, nghĩa là có lúc không nhiễm trước, như chủng tánh Bất động pháp; hoặc lại có lúc nhiễm trước, như chủng tánh Thối pháp.
Lại nữa, bởi vì hàng Nhị thừa hãy còn có pháp tương tự, nghĩa là A-la-hán tuy đoạn dứt yêu-ghét, mà có tập khí sót lại tương tự yêughét.
Như hai vị A-la-hán đều là Bất thời giải thoát, cùng ở một nơi mà một vị thì có được nhiều danh tiếng và sự cung kính cúng dường, một vị thì không có được. Vị có được điều ấy thì tựa như tự dâng cao, như có sự vui mừng yêu thích; vị không có được điều ấy thì tựa như tự xuống thấp, như có sự buồn phiền lo lắng. Vì vậy không nói là không nhiễm trước đối với pháp thế gian.
Chỉ riêng Đức Phật đã vĩnh viễn loại bỏ tập khí yêu-ghét. Giả sử tất cả hữu tình đều có được lợi dưỡng thù thắng-danh dự cung kính, Như Lai không có được một phần nhỏ, nhưng hoàn toàn không có tâm lý tự xuống thấp tựa như trạng thái buồn phiền lo lắng, mà trái lại còn sinh tâm vui mừng. Giả sử một mình Đức Phật có được tất cả lợi dưỡng thù thắng-danh dự cung kính, các hữu tình khác không có được một phần nhỏ, nhưng hoàn toàn không có tâm lý tự dâng cao tựa như trạng thái vui mừng yêu thích, mà trái lại còn sinh tâm thương cảm xót xa. Vì vậy chỉ một mình Đức Phật nói là không nhiễm trước đối với pháp thế gian.
Vả lại, Đức Phật Thế Tôn có được lợi dưỡng mà không dâng cao, bởi vì đoạn dứt tập khí kiêu mạn; không có được lợi dưỡng mà không xuống thấp, bởi vì vui với sự xa lìa; có được danh dự mà không vui mừng, bởi vì đoạn dứt tập khí yêu thích; mang lấy tai tiếng mà không lo lắng, bởi vì đạt được pháp vô úy; ca ngợi mà không sinh tâm mừng vui, bởi vì đoạn dứt tập khí kiêu mạn; chê bai mà không sinh tâm ưu sầu, bởi vì trú trong Tam-ma-địa Không; vui sướng mà không sinh tâm yêu quý, bởi vì trú trong Tam-ma-địa Vô nguyện; khổ đau mà không sinh tâm giận dữ, bởi vì trú trong Tam-ma-địa Vô tướng.
Tám pháp thế gian này chỉ hệ thuộc cõi Dục, cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Chín Hữu tình cư nói rộng ra như chương Đại Chủng Uẩn.
Trong này, nghĩa về Diệt của bảy loại, nói như bảy Thức trú.
Hữu tình cư thứ năm hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư, cho nên dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Hữu tình cư thứ chín hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho nên cho nên dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, có người nói: Định vô lậu. Có người nói: Định hữu lậu-vô lậu. Cũng như trước đã phân biệt.
Trong này cũng không có hai cách nói sai biệt về chủng loại của Diệt và cứu cánh của Diệt, bởi vì tất cả đều chỉ là hệ thuộc một địa.
Mười Nghiệp đạo nói rộng ra như chương Nghiệp Uẩn.
Trong đó, mười nghiệp đạo bất thiện chỉ hệ thuộc cõi Dục, cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Bảy nghiệp đạo thiện trước hệ thuộc năm địa và không hệ thuộc, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư thì dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Không vô biên xứ mà diệt. Ba nghiệp đạo thiện sau hệ thuộc chín địa và không hệ thuộc, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt, cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này dựa vào nghiệp đạo thiện của cõi Dục là đối trị gần của nghiệp đạo bất thiện mà nói, cho nên chỉ dựa vào Định Vị chí mà diệt.
Hỏi: Bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Vô sắc, tám Giải thoát, tám Thắng xứ, mười Biến xứ, dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Tĩnh lự thứ nhất dựa vào Tĩnh lự thứ nhất hoặc là Vị chí mà diệt; Tĩnh lự thứ hai-Hỷ vô lượng-hai Giải thoát đầu-bốn Thắng xứ trước, dựa vào hai địa hoặc là Vị chí mà diệt; Tĩnh lự thứ ba dựa vào ba địa hoặc là Vị chí mà diệt; Tĩnh lự thứ tư-ba Vô lượng-Tịnh giải thoátbốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước, dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt; Không vô biên xứ và Giải thoát-Biến xứ của địa ấy, dựa vào năm địa hoặc là Vị chí mà diệt; Thức vô biên xứ và Giải thoát-Biến xứ của địa ấy, dựa vào sáu địa hoặc là Vị chí mà diệt; hai Vô sắc sau, ba Giải thoát sau, dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Trong này, bốn Tĩnh lự cho đến mười Biến xứ, nói rộng ra như nơi khác.
Bốn Tĩnh lự ấy đều hệ thuộc địa mình và không hệ thuộc, hệ thuộc địa mình thì đều dựa vào địa Căn bản dưới địa mình-Định Vị chíTĩnh lự trung gian và Cận phần của địa tiếp theo phía trên mà diệt.
Nhưng đã nói về Định, là hữu lậu-vô lậu, như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, trong này không có hai cách nói sai biệt về chủng loại của Diệt và cứu cánh của Diệt, bởi vì tất cả đều chỉ là hệ thuộc một địa.
Trong bốn Vô lượng thì Hỷ vô lượng hệ thuộc hai Tĩnh lự đầu, cho nên dựa vào hai địa hoặc là Vị chí mà diệt; ba Vô lượng còn lại hệ thuộc bốn địa, cho nên dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt. Sai biệt trong đó tùy theo thích hợp như trước.
Nhưng đã nói về Định, là hữu lậu-vô lậu, như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, có người nói: Dựa vào chủng loại của Diệt mà nói. Có người nói: Dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói. Tùy theo sự thích hợp, như trước đã phân biệt. Nhưng ở trong Định Vị chí đều chỉ thâu nhiếp vô lậu, nên biết.
Trong bốn Vô sắc thì ba Vô sắc trước đều hệ thuộc địa mình và không hệ thuộc, hệ thuộc địa mình thì dựa vào địa Căn bản dưới địa mình-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần của địa tiếp theo phía trên mà diệt. Một Vô sắc sau chỉ có hệ thuộc địa mình, dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng đã nói về Định, là hữu lậu-vô lậu, như trước đã phân biệt. Đối với một Vô sắc sau chỉ cần dựa vào Định vô lậu mà nói.
Đã nói về Diệt, trong này cũng không có hai cách nói sai biệt về chủng loại của Diệt và cứu cánh của Diệt, bởi vì cũng chỉ là hệ thuộc một địa.
Trong tám Giải thoát thì hai Giải thoát đầu, nói như Hỷ vô lượng; Giải thoát của ba Vô sắc dưới nói như ba Vô sắc dưới; hai Giải thoát sau nói như Vô sắc thứ tư.
Tịnh giải thoát hệ thuộc vào địa Tĩnh lự thứ tư, cho nên dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Trong này, đã nói về Định và đã nói về Diệt, đều nói như Tĩnh lự thứ tư.
Trong tám Thắng xứ thì bốn Thắng xứ trước, nói như hai Giải thoát đầu; bốn Thắng xứ sau nói như Tịnh giải thoát.
Trong mười Biến xứ thì tám Biến xứ trước nói như bốn Thắng xứ sau; Biến xứ của Không vô biên xứ chỉ hệ thuộc địa mình, cho nên dựa vào năm Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Thức vô biên xứ mà diệt; Biến xứ của Thức vô biên xứ cũng chỉ hệ thuộc địa mình, cho nên dựa vào sáu Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Vô sở hữu xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, là hữu lậu-vô lậu, như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, cũng không có hai cách nói sai biệt về chủng loại của Diệt và cứu cánh của Diệt, bởi vì cũng chỉ là hệ thuộc vào địa mình.
Hỏi: Tha tâm trí-Thế tục trí dựa vào Định nào mà diệt?
Đáp: Tha tâm trí dựa vào bốn địa hoặc là Vị chí mà diệt, Thế tục trí dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.
Trong này, Tha tâm trí-Thế tục trí, nói rộng ra như nơi khác.
Nhưng Tha tâm trí hệ thuộc bốn địa và không hệ thuộc, hệ thuộc Tĩnh lự thứ nhất thì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt; cho đến hệ thuộc Tĩnh lự thứ tư, thì dựa vào bốn Tĩnh lự-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian, Cận phần Không vô biên xứ mà diệt.
Nhưng trong này đã nói về Định, là hữu lậu-vô lậu, như trước đã phân biệt.
Đã nói về Diệt, có người nói: Dựa vào chủng loại của Diệt mà nói. Có người nói: Dựa vào cứu cánh của Diệt mà nói. Cũng tùy theo sự thích hợp, như trước đã phân biệt.
Thế tục trí hệ thuộc chín địa, hệ thuộc cõi Dục thì dựa vào Định Vị chí mà diệt; cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì dựa vào bảy Căn bản-Định Vị chí-Tĩnh lự trung gian mà diệt.
Nhưng trong này, đã nói về Định và đã nói về Diệt, đều tùy theo sự thích hợp, như trước đã phân biệt. Vì vậy cho nên nói là dựa vào bảy địa hoặc là Vị chí mà diệt.