BUỔI THUYẾT TRÌNH ĐẦU TIÊN
Hồi ký Hạnh Đoan
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học
Đến năm 1990, chị Thủy nổi hứng bắt chúng thuyết trình, nói đúng hơn là “Tập thuyết giảng nháp”, chị chia cho mỗi người một vị trong “Thập đại đệ tử Phật”, tôi trúng ngay Tôn giả A-nan, rơi vào buổi thuyết nháp thứ ba.
Chuyện thuyết trình nào có xa lạ gì, thuở tôi còn đi học mỗi tuần đều có thuyết trình, không khí trong lớp luôn sôi động, hưng phấn. Vì lúc ấy lớp được chia đội, phân nhóm, hai bàn đầu của dãy giữa được khiêng lên đặt nằm gần bục giảng, chúng tôi tha hồ ngồi chễm chệ như… thẩm phán, sùi bọt mép thuyết về đề tài mình đảm trách và đón nhận sự chất vấn của cả lớp. Hồi ấy dù mới mười mấy, nhưng tôi không hề run, cũng chẳng cứng họng trước những câu hỏi bắt bí, lại còn rinh được giải vá điểm cao cho đồng đội, hỉnh mũi nhận sự khen thưởng của thầy và lời chia vui cùa bè bạn, cảm thấy mình thật le lói… hào hùng.
Vậy mà vào chùa, mười mấy năm sau, lần đầu tiên nhận đề tài thuyết trình, dù của chị mình giao, lại ờ độ tuổi ba mươi: “Tam thập nhi lập”… đáng lẽ tôi phải vững vàng, vô úy hơn xưa, vậy mà không hiểu sao tim tôi lại đập thùi thụi, trán cứ vả mồ hôi.
Thuyết trình có mười lăm phút thôi, nhưng tôi phải sốt vó thu thập tài liệu ngót cả… tuần lễ.
“Ngài A nan tuấn tú, khôi ngô, tướng hảo đến nỗi Phật không cho ngài đắp y để lộ tay phải ra ngoài mả phải trùm kín hết. Nếu Tôn giả Ca Diếp được ni chúng kính nể vì vẻ tôn nghiêm thì Ngài A nan được quỷ trọng vi tác phong ôn nhu, cư xử dịu dàng. Sử kể rằng dung mạo Ngài khả ái đến Bồ-tát Văn Thù cũng phải tán thán bằng mấy câu thơ:
Tướng như thu mãn nguyệt
Nhãn tợ thanh liên hoa…
Tạm dịch:
Tướng đẹp tợ trăng thu
Mắt xanh như sen biếc…
A-nan là em chú bác với Phật, là Hoàng tử thứ hai con vua Bạch Phạn, Khi Phật thành đạo quay về quê thuyết pháp, Bạch Phạn Vương đã ngay ngáy lo con mình sẽ bị Phật… cướp mất nên thường dắt A-nan đi lánh nạn (tránh Phật). Nhưng Phật đã nhìn thấy nơi A-nan sự kế thừa giáo pháp rất tuyệt và quyết định theo sát để hóa độ… Kết quả là A-nan xuất gia theo Phật, trở thành một đệ tử đắc lực, một thị giả nỗi danh là chu đáo nhất trong hàng thị giả của chư Phật. Suốt hai mươi bảy năm làm thị giả, không những Ngài chăm sóc Thế Tôn rất tuyệt mà còn biết nghĩ cho cả tín đồ, luôn sắp xếp thời gian thích hợp đề họ có cơ may thọ pháp, diện kiến Thánh dung. Và khi Phật nhập Niết-bàn, A-nan tội nghiệp nữ giới ngày thường ít được gặp Phật nên đã ưu tiên sắp cho họ được vào đảnh lễ di hài Phật trước. Ngài còn là một nhà trùng tuyên pháp tuyệt vời, cự phách, đúng như Phật từng khen: “Giáo pháp ta như biển lớn, đã rót vào tâm A-nan thì không rơi rớt một giọt nào”. Ngay lúc chưa chứng đạo, A-nan luôn được người mến mộ vây quanh, họ thích nghe Ngài nói chứ không chịu để Ngài làm thinh, mỗi lời thuyết pháp của Ngài nói ra dù đơn giản, bình dị nhưng lại được họ lắng nghe bằng tất cả tâm hồn, họ nghe như uống cam lồ và cẩn thận không để rơi một giọt nào. Ngài không những cư xử dịu dàng ôn nhu, mà còn rất thân thiện, khiêm hạ, dễ gần… Ngài còn là người có công đứng ra năn nỉ, xin Phật cho nữ giới xuất gia nên rất được ni chúng ái mộ, tri ân. Sử kể rằng ngài đi đến đâu giống như mang theo ánh sáng đến đó, nghĩa là những nơi lạnh lẽo băng giá nhất cũng chợt nóng lên, ấm áp, vì sự hiện diện và cách cư xử nghĩa tình của Ngài.
Rồi lúc Ngài chứng đạo, được phép tham dự buổi kết tập kinh điển lần đầu sau khi Phật nhập diệt, giây phút đó Ngài giống như ánh mặt trời xuất hiện chói lọi… phóng ra những tia nắng xua tan mây mù, những lời trùng tuyên của Ngài đã khiến cả hội trường chấn động tán thán, đến nỗi trưởng lão Kiều Trần Như già nua không cầm được xúc động, xỉu ngay tại tòa.
Sau khi Phật và các bậc đệ tử thượng thủ đều nhập diệt hết… thì chỉ còn mình A-nan lại ở lại gồng gánh, lãnh đạo, giáo hóa tăng đoàn. Khi Phật sắp nhập diệt, Ngài đã từng lẻn ra ngoài khóc thút thít, nhưng Ngài lại là vị đệ tử ở lại trần thế lâu nhất để giáo hóa chúng sinh – Ngài trụ thế đến một trăm hai mươi tuổi – Rồi khi thấy hai nước Tỳ-xá-ly và Ma-kiệt-đà xung đột gay cấn, sắp nổ ra ác chiến tới nơi, do quá xót thương nên Ngài đã bay lên không trung, chọn ngay giữa sông Hằng là ranh giới của hai nựớc để viên tịch. Lúc đó vua hai nước, người nào cũng sốt ruột, nươm nớp sợ bị địch thủ dành mất xá lợi Ngài… thỉ Ngài đã nhập định, dùng lửa tam muội thiêu thân, còn cho xá lợi rơi đều hai bên để nước nào cũng có mà phụng thờ. Điều này đã khiến vua hai nước cảm động, hiểu ý Ngài và đình chỉ cuộc ác chiến, bôi xóa hận thù. Sự ra đi của Ngài không những đã đem lại hòa bình, giữ gìn được mạng sống, tài sản của nhân dân hai nước.
Cuộc đời Tôn già A-nan là một huyền sử cảm động lòng người. Lúc nào Ngài cũng đem lại lợi ích cho chúng sinh ngay khi sống và sau khi nhập diệt.
Chuyện Ngài A-nan ai cũng biết, vì vậy tôi buộc phải tìm những điểm người chưa biết hoặc ít biết về Ngài để thuyết, mong tránh được cảnh thính chúng vừa nghe vừa ngủ gật hoặc sốt ruột đưa tay xem đồng hồ.
Tới ngày thuyết trình, tôi vào lớp học sớm hơn nửa tiếng để ghi đề tài, chương mục… lúc này chỉ có vài bạn đồng môn đang ngồi trong lớp. Vậy mà khi cầm cục phấn lên, tôi lóng ngóng, điều khiển thật khó khăn, phấn không chạy trơn tru trên bảng theo ý mình. Hễ tôi vẽ đường thẳng thì nó cứ đi theo hình zíc-zắc. Phải kềm kẹp cục phấn vất vả lắm mới ghi xong. Những bạn bè vào sau, không chứng kiến cành tôi ghi cực khổ, còn tưởng lầm là cô Thuần Trí đã “hạ cố” viết hộ tôi. Thật ra, tôi cũng có xin mẫu chữ của cô để tập viết, vì chữ cô Thuần Trí rất đẹp, mềm mại, uyển chuyển như rồng bay phượng múa. Sự hiểu nhầm này làm tôi thấy an ủi, thật không uổng công tôi móp tay, méo miệng, nắn nót ngót nửa tiếng đồng hồ. (Luyện bao năm giờ mới biểu diễn một phút này chứ có phải dễ đâu?)…
Không biết là may mắn hay sao ấy, vì chữ tôi viết trên bảng nhìn duyên dáng vậy, chứ trong tập vở thì y như gà bươi, bằng chứng là cô giáo dạy văn thường đòi gởi tôi xuống mẫu giáo để tập viết.
Giờ thuyết trình đến, tôi ôm tài liệu lên bục giáo thọ. Vừa há miệng chào đại chúng thì lưỡi tôi cứng ngắc, nó quẹo sang một góc miệng rồi nằm yên ở đấy, không chịu nhúc nhích cục kịch gì, dù tôi ráng hết sức để điều khiển, trong khi mắt hoa, chân run, tưởng như đứng không muốn vững. Thiệt ngộ, cũng ngần ấy bạn đồng môn, hằng ngày từng bá cổ choàng vai nhau đùa giỡn, vậy mà giờ đứng trước họ tôi lại khớp? Đâu ai biết giây phút đầu tiên tôi mở miệng nói, khó khăn dữ vậy? Dù đấy chỉ là câu chào, là lời giới thiệu mào đầu… Rồi sau khi đã phát âm được thành tiếng, dù tôi có thể đọc, có thể diễn tả và thuyết thao thao, song tôi không ngừng nói lắp, nói ngọng. Cứ nhè Tỳ kheo mà đọc là “Tỳ eo” và hầu hạ thành “hầu hận”. Không ai biết tôi đang lâm vào cảnh cứng lưỡi, rét run… và điều khiển nó hết sức vất vả. Hèn gì mà người ta nói: “Sợ quá lưỡi thụt lại”… Tôi có cảm giác như thính chúng hiện diện trước mặt đang… nhấn chìm mình, mắt họ mở to thế kia, miệng họ cười nhiều như thế kia…
Tan giảng, tôi rời lớp, cô Phúc Minh đón tôi bằng nụ cười hoan hỉ, gật gù bình:
– Thuyết hay quá! Nói hay lắm!
Tôi nghe, lòng mát rượi, vừa cảm động vừa tiếc thầm… giá như tồi được gặp cô, được nghe lời khen của cô trước, thì cái lưỡi của tôi đã không bị cứng và khó bảo đến vậy.