VIÊN NGỘ PHẬT QUẢ
THIỀN SƯ NGỮ LỤC

SỐ 1997

QUYỂN 14

Đời Tống, phủ Bình giang, Hổ khê Sơn môn, Thiệu Long soạn.

 PHÁP NGỮ I

* Dạy Trương Trì Mãn Triều Phụng

Khắc Cần tự ra khỏi Giáp Sơn dừng ở Tăng đường, chỉ một niệm này ở đây, người theo học rất đông, dạy dỗ không than mệt mỏi. Cái gọi là lợi tha chính là tự lợi. Cần phải căn bản thấu suốt nghĩa lý một cách thuần nhất không xen tạp. Vừa sinh phải quấy thì liền đánh mất tâm. Nếu dẫm lên Vương mạch thì chư Thiên không đường dâng hoa, ma ngoại rình xem chẳng thấy, đi thật sâu dưới đáy biển, đứng trên đỉnh núi thật cao mới được, chẳng làm kinh sợ quần chúng. Gọi đó là tâm bình thường, bổn nguyên thiên chân tự tánh. Tuy ở trong ngàn vạn người mà như không có một người nào. Đây đâu có thể là thức tưởng thô phù, lợi trí thông tuệ sở năng mà có thể lường biết được ư?

Khuyên rằng: Miên mật không gián đoạn, tịch chiếu đồng thời, năm tháng dài lâu nhồi thành một khối, mà căn bản càng bền chắc dầy đặc tác dụng thật không ngoài đây. Phải ở ngay đây mà toàn chân, thì chỗ tiếp xúc xa gần của ta đều là mình. Khắp mọi nơi chốn đều ở trong gương tròn lớn của mình, càng càng miên mật thì càng có thể chuyển đổi. Cho nên ngài Vân Môn nói: Dù cho càn khôn đại địa cũng không mảy may họa hoạn, cũng là chuyển câu? Chẳng thấy một sắc mới là nửa đề. Dù như thế cũng càng cần phải biết có toàn đề thời tiết mới được. Do đó Đức Sơn thì gậy, Lâm Tế thì hét đều triệt chứng vô sinh, thấu đỉnh thấu đáy, dung thông tự tại. Đến chỗ đại dụng hiện tiền mới có thể ra vào muốn người toàn thân gánh vác, lui giữ cảnh giới đại nhân Văn-thù, Phổ Hiền.

Ngài Nham Đầu nói: Người giữ rãnh rang, trong mười hai giờ không ham muốn, không nương tựa, tự nhiên vượt các Tam-muội.

Ngài Đức Sơn cũng nói: Ông chỉ vô sự ở tâm, ở tâm vô sự thì hư mà linh, tịch mà chiếu. Nếu còn có một chút lời nói gốc ngọn thì đều là dối mình. Đây đã sáng rồi thì phải bước lên thực hành, nếu chỉ lui bước thì càng lui càng sáng, càng chẳng hiểu càng có lực lượng. Niệm khác vừa khởi, nghĩ tâm vừa sinh, liền mạnh mẽ tự cắt đứt không cho tiếp nối thì trí chiếu rỗng suốt, thiết thực. Há có cao thấp ghét yêu đạt thuận chọn lựa trong đó? Vô minh tập khí thoạt nổi thoạt mất càng lâu xa tự không có sức khuấy rối người.

Người xưa lấy việc chăn trâu làm dụ. Thành thật thay chỗ gọi cần người lâu dài cắt ngang mà tỉnh yếu. Rất là trước phải quên ngã kiến, khiến cho lui tịnh điềm hoa mặc tình tự tại vô vi, mặc tình tự tại, đối với tất cả pháp đều không lấy bỏ. Hướng vào căn căn trần trần mà đúng lúc thị thoát ra, một mình riêng chiếu, chiếu thể độc lập, vật và ta nhất như. Ngay đây triệt để không chiếu nào có thể lập, như chặt đứt một cuộn tơ, một chém thì tất cả đều đứt, liền tự hiểu tìm sống đi. Phật kiến pháp kiến còn không cho khởi, thì trần lao nghiệp thức tự nó phải tiêu tan, phải thật như ngu như dại, mà trung vị cao tột Phật tổ không thể thâu nhiếp được, nào chịu vào bụng lừa thai ngựa?

Ngài Triệu Châu nói: Ta thấy trăm ngàn ức người đều là kẻ tìm làm Phật, trong đó không tìm được người vô tâm. Lại nói: Ta ở phương Nam ba mươi năm trừ hai thời cơm cháo ra, đều dành cho việc dụng tâm. Hương Lâm bốn mươi năm mới thành một khối. Dũng Tuyền bốn mươi năm còn phải chạy tìm. Nam Tuyền mười tám năm mới tìm ra kế sống. Tín biết từ trước người xưa đều như đây mà khít kín đạp qua. Há có thể tính việc được mất dài ngắn lấy bỏ phải quấy hiểu biết. Kẻ đồng học là Long Môn Trí Hải xưa ở Thường thục cùng nghiên cứu sáng, chỉ gặp duyên gặp cảnh đều quản đến, đâu chỉ đời này mà thôi, cùng hết đời vị lai chứng vô lượng Thánh thân, chưa phải là chỗ nương tựa. Chỉ một vị lui bước, chớ nên làm hạn lượng.

* Dạy Ngô Giáo Thọ.

Phật tổ dùng thần đạo lập giáo, chỉ cốt minh tâm đạt bổn, huống chi người nào cũng đủ, mỗi người đều viên thành. Chỉ vì đem mê vọng quay lưng với bản tâm này, nên phải lưu chuyển trong các thú luống chịu luân hồi mà gốc xưa không Tăng giảm. Chư Phật vì một đại sự nhân duyên mà ra đời, cũng bởi việc này vậy. Tổ sư vì riêng truyền mật ấn mà đến đây cũng là việc này. Nếu người xưa đã chứa nhiều đại căn lợi trí liền có thể ở dưới gót chân mình mà thừa đương, chẳng từ người khác mà được liễu nhiên tự ngộ, thấu triệt linh minh rộng lớn rỗng không vắng lặng, từ vô thủy đến nay cũng chưa từng gián đoạn. Vô vi thanh tịnh, chân tâm diệu viên, chẳng bị các trần đối tác, chẳng cùng muôn pháp làm bạn. Như cả mười mặt trời cùng chiếu, lìa kiến vượt tình, dứt hết sinh tử hư huyễn. Như kim cương vương bền chắc bất động. Bèn gọi đó là tức tâm tức Phật. Lại chẳng cần tìm kiếm bên ngoài mà chỉ liễu tự tánh. Đúng lúc cùng Phật và Tổ khế hợp đến chỗ vô ngại. Cầm được dừng, làm được chủ, há chẳng phải là cắt ngang đại giải thoát ư?

Khảo sát việc này cần phải thấu suốt sinh tử hai là duyên nhỏ. Cần phải mạnh mẽ sắc bén chí thành tín trọng như cứu lửa cháy đầu thì mới có chút phần tương ưng. Thấy nhiều kẻ tham vấn trí thông minh thế tục chỉ mưu đồ giúp cho việc đàm bính, rộng thêm tiếng khen, cho là chỗ thú hướng cao thượng cốt ở hơn người, chỉ Tăng thêm nhiều ngã kiến, như đổ dầu vào lửa, lửa càng cháy mạnh. Đến ngày ba mươi tháng chạp (đêm giao thừa) mịt mờ nhiễu loạn, chẳng được mảy may sức lực. Bởi do lúc xa xưa không có chánh nhân. Do đó cuối cùng nhọc sức mà vô ích. Thế nên người xưa khuyên người tham thiền trong nhà Niết-bàn thật có ý chỉ vậy. Ở trong bờ sinh tử thật dễ. Chỉ có kẻ đạt được siêu chứng, lợi căn mạnh mẽ thì mới một lúc cắt ngang không khó. Song chỗ đoạn này tuy do căn lực của mình nhưng cũng còn phải nhờ phương tiện. Thường trong mọi lúc nhỏ nhặt phải chuyển được hạnh, đánh được thấu triệt chẳng còn kiến giải, chẳng lập kiến giải, lẫm liệt toàn thể hiện thành. Dày đạp bảo rằng nuôi cho được thuần thục đến lúc duyên hết tự nhiên không còn sợ hãi. Chỉ có âm thanh rỗng vinh triệt không một pháp lúc ấy ở vách núi dựng đứng vạn nhận mà buông tay, buông bỏ tất cả không còn lưu luyến. Một niệm muôn năm, muôn năm một niệm. Tìm sinh rốt chẳng thể được há lại có tử sao. Thế nên Cổ đức ngồi thoát đứng quên, hành hóa thoát xác hay được mạnh mẽ, đều là từ xưa đào thải hết sạch. Hương Lâm bốn mươi năm mới nhồi thành một khối. Dũng Tuyền bốn mươi năm còn chạy đi tìm. Thạch Sương khuyên người dẹp bỏ hết, như lò hương trong cổ miếu đi. Vĩnh Gia nói: Thể tức vô sinh bổn vô tốc. Thể là không sinh, gốc không nhanh chóng. Bởi các nghiệp tranh nhau, niệm này tại đây mới được vô ngại tự tại. Sau khi đã chết được ý sinh thân tự ý đến, hậu báo đều theo lý mà khiển trừ, chẳng do nghiệp kéo, do đó mà siêu thoát sinh tử chăng? Báo duyên chưa dứt ở nhân gian, trên đời nếu có người tham thiệp thì chỗ giao hỗ khiến thong thả thừa thải mới được, người đời đều tùy duyên phần, bất tất phải chán ồn ào cầu yên tịnh, chỉ khiến trong hư ngoài thuận, tuy ở giữa chợ ồn ào như nước sôi thì cũng điềm nhiên an ổn. Vừa có một chút kiến giải liền đánh không lỗi.

* Dạy Hứa Đình Nghi Phụng Nghị.

Việc này ở người lợi căn thượng trí, một nghe ngàn ngộ chẳng là khó. Cần phải dưới gót chân chắc thật mà tin thấu. Nắm được định, làm chủ tất cả cảnh giới trái thuận, nhân duyên sai khác nhồi thành một khối. Như trong khoảng hư không chẳng mảy may ngăn cách, trống suốt sáng trưng không có chuyển biến. Tuy trăm kiếp nghìn đời trước sau nhất như mới có thể bình ổn. Phần nhiều thấy người tài giỏi thông minh căn phù gót cạn. Tức vì thế gian không thể cao hơn, bèn Tăng lớn thấy mũi nhọn, sính tài năng, sính hiểu biết sính nói năng nhanh chóng, sắp nói Phật pháp chỉ như đây. Cho đến cảnh giới duyên sinh, siêu thoát, nhân đó thành tiến lùi, rất đáng tiếc. Thế nên, người xưa ngay cả ngàn ma vạn nạn cũng đều nếm khắp. Tuy bảy chỗ cắt ngang cũng chẳng động niệm một lượt thao tâm cũng như sắt đá. Cho đến siêu thoát cặn đục sinh tử mà chẳng phí sức. Há chẳng phải là kẻ Đại trượng phu khẳng khái vượt đến.

Bồ-tát tại gia tu hạnh xuất gia như hoa sen trong lửa. Bởi vì danh vị quyền thế ý khí rốt khó điều phục. Huống là nhà lửa phiền nhiễu nấu đốt trăm ngàn thứ. Trừ phi chính mình ngay đây mà minh ngộ bổn chân diệu viên. Đến chỗ đại tịch định dứt hết. Rất hay buông bỏ rộng rãi, bình thường thấu chứng vô tâm. Xem tất cả pháp như huyễn hóa, bọt không rộng khắp, tùy thời tiết mà tiêu khiển, tức cùng với các thắng sĩ tại gia như Duy-ma-cật, Phó Đại sĩ, Bàng cư sĩ, Bùi tướng quốc, Dương Nội Hàn đồng với chánh nhân tùy năng lực mình chuyển hóa những người chưa ngộ, đồng vào biển pháp tánh vô vi vô sự thì ra đến Nam Diêm-phù-đề. Đánh một trận không bị gãy gốc.

* Dạy Long Tri Tạng.

Từ có Tổ đến nay chỉ cốt riêng truyền chỉ thẳng, chẳng mừng lôi thôi dài dòng, đánh lộ bố hang ổ người. Bởi ông già Thích-ca hơn ba trăm hội đổi cơ mà lập giáo, lập phép tắc ở đời khắp ngăn chặn đoạn dứt. Thế nên cuối cùng cắt ngang tỉnh yếu ở (xét) cơ tối thượng. Tuy từ Ca-diếp đến hai mươi tám đời Tổ đều ít nêu cơ quan mà nhiều hiển bày lý chí, đến lúc giao cho thì đều ở trước mặt mà nắm chắc. Lật ngược cây gậy, ném kim vào chén, bày tướng viên quang cầm phan đỏ, cầm gương sáng. Nói như cọc sắt truyền kệ pháp, Đạt-ma phá sáu tông, cùng ngoại đạo lập nghĩa thiên hạ thái bình, lật ngược mầy là chó ta là trời, đều là thần cơ nhanh chóng, chẳng nghĩ bàn tư duy mà lường được. Kịp đến Lương qua Ngụy nhất là hiển bày. Ngoài giáo riêng, truyền tâm ấn, sáu đời Tổ truyền y bát được tôn chỉ rõ ràng. Kịp đến gương lớn Tào Khê thì nói bày thông Tông thuyết, lịch thiệp đã lâu, bậc đủ chánh nhãn Đại giải thoát Tông sư cải biến đường lối khiến chẳng trệ vào danh tướng không rơi vào lý tánh nói năng, buông ra cách sống trác tuyện thanh thoát tự do. Diệu cơ bèn thấy đánh và hét. Dùng lời khiển lời, dùng cơ đoạt cơ, lấy độc trị độc, lấy dụng phá dụng. Do đó lưu truyền bảy trăm năm đến nay, phân chia chi phái khác nhau đều nối dõi gia phong. Luôn luôn bài bác nhau chẳng bao giờ dứt. Song nói về chỗ về thì không ngoài chỉ thẳng tâm người, tâm địa đã sáng thì không mảy may cách ngại thoát ra ngoài hơn thua kia đây, phải quấy tri kiến hiểu biết, thấu đáo chỗ an ổn của rốt ráo dứt hết, há có hai thứ ư? Do đó nói trăm sông khác dòng đều đổ về biển. Cần phải là cái căn khí hướng thượng đầy đủ thấy biết cao xa. Có chí khí nối thạnh Phật tổ sau mới có thể thâm nhập chỗ sâu xa triệt để tin được kịp, ngay đó mới nắm dừng được, mới có thể ấn chứng làm nòi giống cỏ quý bỏ đây ắt phải lời nói cẩn thận bí hiểm, chớ nên khinh suất cởi bỏ.

Ngũ Tổ Lão sư bình sinh một mình cao tột, ít chấp nhận người, đất khô cằn vách đứng chỉ nương tựa vào đây. Thường tự bảo như tựa một tòa núi Tu-di, há có thể rơi vào hư dối lừa gạt người chơi. Đem cái bánh không ngon chua lè cứng như sắt bắt người học cắn nhai, phải đợi dưới đáy thùng chảy ra, giết chết các tri kiến xấu ác, trong lòng không còn chút nương mang nào, biết được là hết sạch thì mới ra tay rèn luyện, mới cấm được quyền tước. Sau mới bày bảo kiếm kim cương vương, nếu quả có thể đạp lên gánh vác, sạch hết không còn một sự việc gì. Núi là núi sông là sông. Lại nên chuyển hướng bên nào ngàn Thánh không trụ xứ ràng buộc, lại khế hợp với Chánh pháp nhãn tạng mà các Tổ đã truyền trì chỗ chứng đến nay. Cho đến ứng dụng vì vật mà vẫn cày cấy chăn trâu cướp thức ăn của người đói. Chứng nghiệm mười thành không rò rĩ, tức là đạo lưu của nhà này vậy.

Nước Ma-kiệt-đề ra làm lệnh này. Thiếu lâm quay mặt vào vách toàn đề Chánh tông mà người thời ấy nhận lầm bèn chuộng mất dứt im lặng, không có khế hợp không có mối manh, vách đứng ngàn nhận. Rất chẳng biết buông lung tình thức suy lường cho là cao kiến, đây là bệnh lớn, việc từ trước đến nay vốn chẳng chẳng như thế. Nham Đầu nói chỉ lộ một chút ra trước mắt nó như ánh điện chớp, tia đá lửa, nếu dắt (nắm) chẳng được chẳng cần phải nghi. Đây là hành lý của người hướng thượng trừ phi biết có mà chẳng biết. Triệu Châu nói uống trà đi, Bí Ma Nham kích thoa, Tuyết Phong côn cầu, Hòa Sơn đánh trống, câuchi một ngón tay thiền Qui Tông kéo đá Huyền Sa chưa thấu suốt. Đức Sơn đánh gậy, Lâm Tế hét, đều là để thấu đảnh thấu đáy, cắt ngang lời nói, đại cơ đại dụng. Ngàn sai vạn khác hồi về một nguồn. Có thể cùng người mở then tháo chốt. Nếu theo lời nói mà hiểu thì phải cùng bổn phận thảo liệu. Thí như bảy hộc sữa lừa chỉ cần một giọt sữa sư tử thì đều tan. Cần phải ngay dưới gót chân mà truyền từ, tiếp nối khít xa. Cần phải không theo tình người, chớ cho là dễ dàng, là đích thực đấy. Một câu sau chót mới đến lao quan thành thật thay lời nói ấy. Thấu thoát sinh tử nắm chắc chánh ấn, toàn là thời tiết này. Chỉ có đạp trên đầu chốt cửa liền hiểu rõ tất cả.

Long Công Tri Tạng ở Hồ Tương đầu cơ lại đến Bắc sơn hơn mười năm, thật sự tinh thông sâu xa bản sắc nạp tử. Bèn giảng dạy cho học trò ba năm. Tôi dạy cho ý chỉ sáng suốt. Bèn dời về ở Thiên ninh, muốn được Pháp Ngữ để biểu thị đã khế đạo. Nhân đó trích ra mấy đoạn này. Tháng mười hai năm Tuyên Hòa sáu. Phật quả Lão Tăng ghi.

* Dạy Hoa Tạng Minh Thủ Tọa.

Dưới cửa Tổ sư cắt đứt hết các chỉ bày, há lại có nhiều ngõ tắt. Chỉ quý người hướng thượng nhờ nghe nói, cất bước liền đi. Kẻ sáng mắt nhìn lại chỉ là chọc quê. Người xưa nói: Nếu một góc thì hiểu ba góc kia. Ta thì chẳng thế, người người cần phải nêu mà sáng ba, mắt cơ hai thù phải trơn tuột, nhanh chóng thông suốt thì mới xứng (gọi?) nắm chắc. Há chẳng thấy. Lương Toại gặp Ma Cốc, một phen vừa thấy liền trở về phương trượng đóng cửa lại. Gặp lần thứ hai thì Cốc bỗng bước ra vườn rau. Ông ấy ngó xuống đất bèn bảo Cốc rằng: Hòa thượng chẳng dối gạt Lương Toại. Lương Toại nếu chẳng đến gặp Hòa thượng thì liền bị mười hai bản kinh luận lừa dối một đời. Xem nó nhận địa chẳng ngại tỉnh lực. Khi trở về gọi học trò (bạn bè?) bảo rằng: Chỗ các người biết Lương Toại đều biết, chỗ Lương Toại biết các người không biết. Tin biết chỗ nó biết chẳng có thông phong. Các người rốt lại chưa nắm được, đáng gọi thật là sư tử con, cần làm trồng cỏ nhà khác, trong chốc lát phải bỏ ra đầu mới được.

Tổ Đạt-ma đến Lương vào Ngụy, rơi cỏ tìm người, đến Thiếu lâm ngồi xoay mặt vào vách chín năm, ở trong tuyết sâu tìm được một người. Sau cùng hỏi được cái gì thì chỉ dạy ba lạy rồi đứng vào chỗ cũ. Bèn có lời nói “được phần tủy”. Khiến kẻ ôm cây đợi thỏ tranh nhau không nói lễ bái đứng y chỗ cũ là được phần tủy rất sâu. Đâu chẳng biết kiếm rơi lâu rồi mới khắc dấu trên thuyền. Há từng mộng thấy Tổ sư. Nếu là đạo lưu có bản sắc chân chánh thì cần phải vượt tình lìa kiến riêng có sinh nhai, hoàn toàn chẳng vào nước chết mà tìm kế sống, thì mới nối được cơ nghiệp của người. Đến đây phải biết có việc hướng thượng. Chỗ nói khéo học Liễu Hạ Tuệ, cuối cùng không thầy mà có dấu vết của thầy. Thế nên người xưa nói: Một câu hợp lời nói, vạn kiếp cọc cột lừa lời thành thật thay.

Phá việc có Pháp vương xuất hiện ra đời, tùy chúng sinh muốn mà nói pháp các thứ. Phải biết chỗ nói ra đều là phương tiện. Chỉ là vì muốn phá chấp phá nghi, phá giải lộ, phá ngã kiến. Nếu không có nhiều các tri kiến xấu ác thì Phật cũng không cần phải xuất hiện, huống gì nói các thứ pháp ư? Người xưa sau khi được ý chỉ bèn vào núi sâu hang đá mà ở, nồi chảo bể nấu cơm ăn suốt mười năm hai mươi năm, mà quên hết người đời, dứt hết trần lao. Thời nay chẳng dám mong như thế, chỉ cần mai danh ẩn tích mà giữ bổn phận, làm cái chày cốt luật của Lão nạp để tự khế hợp chỗ chứng, tùy sức mình mà thọ dụng, tiêu khiển nghiệp xưa, dung thông thói quen cũ. Hoặc có thừa sức so kịp bằng người, kết duyên Bát-nhã mài luyện chính mình, căn bản thuần thục, chính như trong cỏ hoang mà bước một bước nửa bước, đồng biết có cùng thoát sinh tử càng lợi cho người chưa cầu để báo ân sâu Phật tổ. Chỉ là bất đắc dĩ sương mù quả chín suy muốn ra đời ứng duyên thuận thích mở mang trời người. Trọn chẳng có tâm mong cầu, huống là cậy thế sang giàu làm cử chỉ của các Sư lưu tục, khinh chê phàm Thánh chỉ mưu đồ lợi danh, tạo nghiệp vô gián, buông thả không theo cơ duyên, chỉ sống ở đời không có nghiệp quả, có phải thật là xuất trần La-hán chăng?

Môn này thấy thoát khế chứng, tức xưa nay chẳng từng qua người khác, trì hư vỗ mù trăm điều không biết một. Chỉ dùng lợi căn chủng tánh của Mạnh Bát Lang liền thấu ngay đây mà thừa đương. Cần dùng liền dùng cần đi liền đi. Không bằng tâm làm thuần thục. Buông bỏ hết mọi thứ đang có ngay liền được an vui. Cả ngày ăn no ngáy khò khò chẳng ngại chân chánh, rất khó chỉnh lý, là nửa trước lạc sau, được chiêm ngưỡng quang ảnh nghe chẳng theo tiếng giữ tánh trong lặng, coi là vật quý nhất trong lòng, trọn ngày sáng sủa nhanh nhẹn hiểu biết lăng xăng tự gánh vác. Ta cũng có chỗ thấy, từng được tông Sư ấn chứng, chỉ thêm lớn ngã kiến, liền nói bừa là xưa nay được Phật tổ ấn chứng, khinh chê tất cả. Hỏi được tức làm kỹ lưỡng dán làm một khối. Đâu chẳng biết, trên ngọn liền nhận lầm định bàn tinh rồi. Kịp đến cùng nó làm phương tiện mở niêm cởi trói liền bảo dời đổi người, bẻ ngoặc người. Làm tâm lành ấy tự như đây có chỗ kham cứu. Trừ là đất ấy tự hiểu biết. Không phải ở tương lai mà phải bỏ ngay đây, làm Thiện tri thức gặp được những thứ này, phải là tay chân lớn cùng nấu luyện. Cầu được một người nửa người được thấu suốt chẳng ngại lật tà thành chánh. Tương lai tức là Phật tại tâm. Vì sao? Chỉ vì bệnh mà biết nhiều tánh thuốc.

Được người gì mà tâm cơ tiêu mất, chiếu dụng đã quên, hỗn độn không rõ ràng chỉ giữ rãnh rang mà chư Thiên không đường dâng hoa, ngoại ma lén nhìn chẳng thấy. Đi dưới đáy biển sâu, lậu hết ý hiểu chỗ làm bình thường, như một người dốt nát quê mùa không khác, ngay đó mà buông bỏ, nuôi dưỡng đến chỗ như thế, cũng chưa chịu dừng lại. Vừa có mảy may liền biết như Thái Sơn giống như người lấp ngại thì liền dẹp bỏ, tuy thuần là lý địa cũng không được lấy. Nếu lấy tức là thấy đâm vào. Do đó nói: Đạo không tâm họp người, người không tâm hợp đạo. Há chỉ tự khoe mình. Ta là người được họ vốn sâu xa chẳng muốn người biết gọi là kẻ tuyệt học vô vi, cùng người xưa làm một bọn, là chân đạo nhân vậy.

Nó tham hoạt cú chẳng tham tử cú. Ngay hoạt cú thì dâng tiến được, suốt kiếp chẳng quên. Ngay tử cú dâng tiến được, tự cứu không xong. Nếu muốn cùng Phật tổ làm thầy. Phải sáng suốt chọn hoạt cú. Thiều Dương nói ra một câu như dao bén cắt đứt. Lâm Tế cũng nói: Thổi sợi lông dùng gấp phải mài. Đây há là việc trong cõi âm, cũng không phải thế trí biện thông mà hiểu được. Dù thấu suốt nguồn cội, đánh lạc từ trước, nương người khác mà hiểu, sáng tối thuận nghịch. Dùng chánh ấn kim cương mà ấn định, hươi kiếm báu kim cương dùng thủ đoạn bổn phận. Cho nên nói: Giết người phải là dao giết người, cứu sống người phải là kiếm cứu sống người. Đã giết được thì phải cứu sống được. Đã cứu sống được thì phải giết được. Nếu chỉ một thứ thì thiên đọa, trong lúc buông tay tức xem phương tiện, chớ khiến lở tay gây thương tích, chỗ ra làm luôn luôn có đường thoát thân, thủ đoạn khéo léo chiếu phá phương khác khi hạ mũi nhọn cũng phải khẩn mật mới được. Hơi lơi lỏng liền rơi vào bảy, tám. Chỉ tự mình rãnh rang còn chẳng lưu lại mảy may. Nếu có cũng chém đứt làm ba đoạn. Huống là trong Tông môn này từ trên nanh vuốt gặp người trong ấy vừa nêu ra. Nếu đầu cơ thì chung dụng, chẳng đầu cơ thì chẻ ra. Lấy đó làm yếu. Không việc gì chẳng rõ, cần phải hết sức mà làm đi.

* Dạy Quang thiền nhân.

Muốn được thân thiết thứ nhất là chẳng mong cầu, cầu mà chẳng

được thì đã rơi vào hiểu biết, huống là kho báu lớn này từ xưa đến nay làu làu trong sáng. Từ vô thủy kiếp đến nay vì căn bản của mình các việc ra làm đều nương sức người khác. Chỉ là dứt nghỉ hết đến chỗ một niệm cũng chẳng sinh tức là siêu thoát chẳng rơi vào tình trần, chẳng ở vào ý tưởng, bỗng nhiên siêu tuyệt khác hẳn thì khắp cõi chẳng giấu vận thành đại dụng, mỗi thứ đều từ bụng mình tuôn ra. Người xưa gọi đó là chở gia tài ra, một được thì mãi được thọ dụng há có cùng cực sao? Chỉ lo chỗ thể cứu gót chân không chắc chắn, nên chẳng thể chứng thấu triệt. Phải mạnh mẽ cắt đứt ngang các duyên khiến không còn mảy may nương cậy, buông bỏ thân mạng ngay đó mà thừa đương, không có cái thứ hai. Dẫu ngàn Thánh hiện ra cũng chẳng dời đổi. Tùy thời tự nhiên ăn cơm mặc áo, nuôi lớn Thánh thai chẳng giữ còn hiểu biết. Há chẳng phải là pháp môn tỉnh yếu cắt ngang thù thắng ư?

* Dạy Dân Thiền nhân.

Tiên Thánh một hạt mè một hạt gạo. Cổ đức làm lụng cực nhọc mà ăn uống đạm bạc, cần trong sạch ở chỗ này, bỏ ngủ quên ăn, thể cứu chuyên xác, cốt yếu cầu thật chứng, há ham bốn sự cúng dường thêm nhiều ư? Và đến đạo không kịp xưa liền có pháp luân chưa chuyển. Ăn nghĩa chuyển trước, vì thế mà tòng lâm gọi Trưởng lão là Chúc Phạn Đầu chẳng phải cùng với người rất trái nhau ư? Nhưng môn nhập tùy duyên biến dị. Tạm thực hành đoạn thứ hai. Bắc Sơn đón tiếp Đạo nhân phương khác đến, chỉ kính ngưỡng Nam Mẫu. Nhân gặp năm trúng mùa, biết dân Thiền khách đi xem gặt lúa, đi đến xin rằng: Nhân đây xin chỉ bày nhân duyên trước, quý gốc của tông dẫn dắt ngọn mới là gồm cả lợi đồng chiếu của viên ngộ là bổn phận sự của người thông đạt gắng sức làm. Trên đầu trăm cỏ có Tổ sư, Giáp Sơn chỉ ra khiến người dâng nói), trong ruộng khoan bình có Đại Nghĩa, Bá (trăm) Trượng buông tay cần người biết. Nếu hay quả hạt viên thành, tức là riêng truyền tâm ấn lại thành mong được thản nhiên. Liền chúng đệ nhất Thánh đế. Lại thảo ra một câu làm sao nói (nói gì?). Đầy thuyền trăng sáng chở đem về.

* Dạy Thế Tường Thiền Nhân.

Người lập chí biện đạo trong suốt mười hai giờ phải tự chiếu soi lại mình. Niệm này ở ngay đây, biết dưới gót chân có một nhân duyên ở Thánh chẳng thêm, ở phàm chẳng bớt, ngộ căn trần, vượt xa vật biểu. Phàm chỗ ra làm chẳng lập nơi chốn, trong lặng ngưng nhiên, chỉ muôn ngàn biến hóa. Trước không động lạy, ứng duyên thì bày, gặp việc liền

phát thảy đều viên thành, chỉ cần trống vắng thì tất cả đều siêu nhiên. Chủ bản đã sáng thì không bóng tối nào chẳng có đuốc soi. Vạn năm một niệm, một niệm vạn năm, thấu đảnh thấu đáy, toàn cơ đại dụng, nhanh chóng như tráng sĩ co duỗi tay, chẳng nhờ sức người khác thì bệnh huyễn sinh tử tan nhanh. Chánh thể kim cương riêng bày, một lần được thì mãi mãi được không có gián đoạn. Ngôn giáo xưa nay, cơ duyên công án, hỏi đáp tác dụng đều hoàn toàn nói về việc này. Nếu tự tại thực hành được thì năm tháng dài lâu, tự nhiên hai bên gặp nguồn nhồi thành một khối. Há chẳng thấy Pháp Đăng nói: Vào ruộng hoang chẳng chọn, thuận tay lấy cỏ chạm mắt thấy chưa từng không, gặp cơ sao chẳng nói, không căn hề được sống, lìa đất hề chẳng ngã, dùng hằng ngày còn chẳng biết, lại đến chỗ nào mà bỏ đi. Cần thiết phải dứt hết điều đó.

* Dạy Gián Trưởng lão.

Triệu Châu nói: Ta ở phương Nam ba mươi năm, trừ hai thời cơm cháo tất cả đều chỗ dùng tâm. Nên biết Cổ đức làm việc này không rãnh rang, mà hết sức trịnh trọng. Do đó phải giữ gìn nắm bắt đến triệt để rõ ràng. Đối với một cơ một cảnh một câu một lời đều chẳng rơi vào rỗng không, cho nên thế pháp và Phật pháp nhồi thành một khối. Lúc này cần phải khế hợp thật sự, cần phải mạnh mẽ phấn phát, đổi khác bụng ruột, chớ theo tri kiến xấu ác, chớ ăn nhiều thứ độc mà phải một vị thuần chánh chân tịnh diệu dụng. Ngay đây bước lên bổn địa phong quang đến chỗ an ổn đại giải thoát. Quét sạch Báo Hóa Phật lẫm liệt oai phong, gió thổi chẳng vào nước tưới chẳng dính. Chánh thể hiện thành, chỗ dùng hằng ngày có lực lượng. Nghe tiếng thấy sắc chẳng sinh lấy bỏ. Luôn luôn (chỗ ra làm) đều có đường thoát thân. Há chẳng thấy Tăng hỏi ngài Cửu Phong: Nghe nói Hòa thượng đã gặp ngài Diện Thọ phải không? Phong đáp: Trước núi lúa chín cũng không biết được chỗ dùng thân thiết liền thấy nạp Tăng bịt mũi. Do đó nói dao giết chết người, kiếm cứu sống người, chỉ xin luôn để ý nhìn kỹ. Đến khi xuất cách thì tự nhiên biết chỗ rơi.

* Dạy Thiền Nhân.

Đạt-ma ở Tây Trúc đến chẳng lập văn tự câu nói, chỉ chỉ thẳng tâm người. Nếu luận chỉ thẳng chỉ vì người người vốn có, ở trong vỏ (thân?) vô minh mà toàn thể ứng hiện. Cùng theo các Thánh trên chẳng dời đổi một mảy may. Do đó nói Thiền chân tự tánh bổn tịnh diệu minh, nhả nuốt mười phương tự tại căn trần. Một khối điền địa chỉ là lìa niệm dứt tình, huýnh siêu thường cách (vượt xa cách thường). Kẻ đại căn đại trí lấy lực lượng bổn phận ở ngay dưới gót chân mình mà thừa đương như vách đứng núi cao mà buông tay, bỏ thân không đoái hoài. Đối với tri kiến giải ngại các giáo thì lật ngược đáy mà thoát đi, giống như người chết lâu đã dứt hơi thở, đối với bổn phận mà nghỉ dứt tất cả. Miệng mũi mắt tai đều không biết nhau, tay chân cổ lưng đều chẳng biết nhau. Sau đó mới hướng vào lửa tắt tro lạnh mà khắp nơi sáng suốt, trong chỗ cây khô gỗ mục mọi vật riêng chiếu. Bèn khế hợp cô huýnh huýnh, tiêu nguy nguy (riêng một mình cao vót?) liền chẳng phải tìm tâm tìm Phật. Lập nên phá đi đều từ ngoài mà được. Xưa nay ngộ đạt trăm ngàn bạn thứ chỉ là cái tâm ấy bất tất phải cầu tâm, là Phật sao nhọc phải tìm Phật. Nếu ở câu nói khế cơ trên cảnh vật mà hiểu biết thì rơi vào trong túi đồ bỏ đi. Rốt lại lặn mò chẳng được. Đây thì phải quên ôm dứt chiếu, là cảnh giới chân đế vậy.

Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người nào? Hãy hồi quang tự chiếu xem. Đợi ông uống hết nước Tây giang ta sẽ nói với ông. Trong tám sừng ma bàn không mà chạy. Tham được thấu trước mắt vạn pháp bình trầm, vọng tưởng từ vô thủy mênh mông dứt hết. Đức Sơn cách sông lắc tay liền có người thừa đương. Ô Sào thổi sợi lông trên áo vải mà tìm thì có người tỉnh ngộ. Được không phải nhân duyên lớn này. Thời đến thì mấm mống tự sinh, cũng cơ cảm có đất đầu vào nhau. Cũng người ngầm vận vô gián nhờ Sư môn mà phát huy, thì tiểu tuyệt như đây có khó gì, mà siêu chứng như đây thì dễ. Người xưa đem hạt cải ném trên đầu cây kim thật không dối vậy.

Một câu cuối cùng đều thông qua, có nói không nói, hướng thượng hướng hạ, quyền thật chiếu dụng cuốn mở cho đi, giật lại thì chẳng tiêu cái khám phá rồi vậy. Ai biết cái nắm của Triệu Châu mũi, phải trồng cỏ nhà ta mới được.

* Dạy Ni tu Đạo giả.

Người học đạo trước không hướng tín, chán đời ồn ào náo loạn, luôn sợ không có đường vào. Đã gặp thầy chỉ hoặc nhân đây tự mình phát minh, từ xưa đến nay nguyên là tự đầy đủ chân tâm diệu viên, chạm cảnh gặp duyên tự biết lạc rồi. Liền giữ dừng lại sợ không thể ra được. Bèn làm theo rập khuôn cũ hướng trên cơ cảnh mà lập chiếu lập dụng liền hét liền đánh, trợn mắt nhướng mày trái lại càng gặp bản sắc tông tượng, tất cả cùng đưa ra như chấp nhận như hiểu biết ngay đó mà khế chứng. Xưa nay là cảnh giới vô vi vô sự vô tâm. Rồi sau mới biết xấu hổ mà dứt hết, một mực âm thầm các Thánh còn thấy chỗ nó khởi niệm chẳng được, huống là những chỗ khác ư? Do đó Nham Đầu nói: Nó được người ấy chỉ là giữ rãnh rang trong mười hai giờ không muốn không nương tựa, nên chẳng phải là pháp môn an lạc? Xưa ngài Quán Khê đến Mạt Sơn, Sơn hỏi: Gần đây rời từ chỗ nào. Khê đáp: Lộ khẩu. Sơn hỏi: Sao chẳng bịt miệng nó. Khê không đáp được. Hôm sau đến hỏi: Như thế nào là cảnh của Mạt Sơn. Sơn nói: Chẳng bày đỉnh đầu.

Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh.

Đáp: Không có các tướng nam nữ. Quán Khê hỏi: Sao không biến đi.

Mạt Sơn nói: Chẳng phải Thần chẳng phải quỷ, biến cái gì. Như đây há chẳng phải là chỗ thực tế, vách đứng ngàn nhận ư? Do đó nói một câu cuối cùng mới đến lao quan, dứt hết chức vụ quan trọng chẳng thông phàm Thánh. Người xưa đã thế, người nay đâu có khan hiếm ư? Nay có bảo kiếm kim cương vương, phải gặp được tri âm mới có thể nêu ra.

* Dạy Lương Lô Đầu.

Kim Sắc Đầu-đà (Ca-diếp) bàn luận ngồi thiền, Đạt-ma ở chùa Thiếu lâm xoay mặt vào vách chín năm. Tào Khê bốn hội gặp thợ săn, ngài Đại Qui mười năm ở am cỏ trong núi sâu. Ngài Đại Mai nơi ở không có dấu chân người Vô nghiệp xem đại tạng. Thánh xưa đứng một chân bảy ngày đêm rải tán sa, Thường Đề trải qua một tháng sinh dưỡng tâm can. Ngài Trường Khánh ngồi rách bảy bồ đoàn. Tất cả đều là một đại sự nhân duyên này. Chí có thể chuộng xưa nay làm tiêu chuẩn cho kẻ hậu côn. Liền khiến chí thân ở trên giường Trường Liên cũng chẳng quá minh tâm thể cứu chỉ khiến tâm niệm lắng yên, chỗ lăng xăng quấy nhiễu rất tốt để làm công phu. Khi làm công phu thì thấu đỉnh thấu đáy, không mảy may rò rỉ, toàn thể hiện thành, lại chẳng khởi chỗ mình người, chỉ một đại cơ này xoay chuyển lại nói gì Thế đế Phật pháp, một mực giữ mãi như thế suốt ngày thàng lâu dài thì tự nhiên dưới chân sẽ xác thật. Chỉ là bậc Lương Thượng tọa ngay đây mà khế chứng, như nước vào nước vàng vào vàng bình đẳng nhất như. Trạm nhiên chân thuần là mở tìm kế sống, chỉ một niệm chẳng sinh, phương tiện khéo léo. Vừa có phải quấy kia đây được mất thì liền theo cái khác. Bèn là trọn ngày hết đêm thân tham chân Thiện tri thức của mình thì lo gì việc này chẳng hiện. Tha thiết nên tự xem.

* Dạy Hài Tri Dục.

Đại pháp này ba đời chư Phật đồng chứng, sáu đời Tổ sư cùng truyền, một ấn ấn định, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự ngữ cú, gọi là ngoài giáo riêng truyền tâm ấn. Nếu dính dáng đến lời nói khế cơ, lập ra thềm bậc bàn luận suy lường cách nội cách ngoại thì mất hết bổn tông mà phụ rảy Tiên Thánh. Cần phải làm chỗ vào trước nhất liền gặp người bổn phận cắt đứt nguồn cội lui bước mới thôi. Dùng tâm sắt đá đem các vọng tưởng kiến giải thế trí biện thông, kia đây được mất từ trước mà cùng một lúc bỏ hết, ngay đây như cây khô tro lạnh, tình hết kiến trừ đến chỗ sạch làu làu sáng rỡ rỗng suốt khế chứng, cùng các Thánh trước chẳng mảy may đồi khác. Tin chắc được kịp, thấy sáng thấu suốt. Đây mới là cửa vào lý. Lại phải dạy một niệm vạn năm, vạn năm một niệm. Suốt hai mươi giờ thuần nhất không tạp loạn. Vừa có mảy may khởi diệt thì liền rơi vào hai mươi lăm hữu không có ngày ra khỏi, dối lừa sinh tử cắn đứt giáo. Sau đó chỗ nơi ẩn mật trong vị phàm Thánh thâu nhiếp chẳng được, mới là như chim ra khỏi lồng, tự mình thôi dứt, được tòa khoát áo, vàng ròng trăm luyện, cử động ra làm rãnh rang đều thênh thang. Căn trần sinh tử cảnh trí huyền diệu, như nước sôi tan tuyết, bèn tự biết lúc lại không phần ngoài, gọi là Vô tâm đạo nhân. Lấy đây mà tự tu chuyển khai kẻ chưa ngộ khiến như thế mà đạp lên, há chẳng phải là đạo cần thiết sao?

* Dạy Ấn Thiền sư.

Đạo do ngộ đạt, lập chí làm đầu, từ bạt địa cụ phược phàm phu mà muốn nhảy bước vượt chứng thẳng vào cõi Thánh, há là duyên nhỏ ư? Phải bền chắc đem tâm sắt đá cắt ngang dòng sinh tử, thừa đương chánh tánh xưa nay. Chẳng thấy mảy may trong ngoài có pháp, khiến trong lòng thênh thang không chút quái ngại các việc ra làm đều trong căn bản mà ra. Căn bản là chắc thật hay chuyển tất cả vật, đó gọi là kim cương chánh thể. Một được thì vĩnh viễn được, há phải tìm bên ngoài. Thế nên Cổ đức nói: Tông này khó được chỗ diệu phải dụng tâm kỹ lưỡng, có thể là chánh nhân của đốn ngộ tạm làm thềm bậc xuất trần. Cổ đức cách sông lay quạt, thổi sợi lông trên áo vải, liền có chỗ phát cơ. Đến như mạch khẩu chúc phách quay gậy, cũng đáy thùng chảy ra. Bởi duyên với chuyên nhất lâu ngày, một ngày qua nhanh. Đây đâu phải từ bên ngoài mà được, đều là tự chứng tự ngộ mà thôi.

* Dạy Tín Thị Giả.

Cốt yếu học đạo là từ thâm căn cố đế, trong suốt hai mươi bốn giờ chiếu liễu gót chân mình, ở chỗ chưa khởi niệm mà trăm thứ không dính dáng, dung hợp hài hòa không biên tế, toàn thể sự vật ngưng đọng rỗng không, tất cả chỗ ra làm không từng nghi ngại. Gọi đó là hiện thành bổn phận sự. Đến khi vừa khởi một mảy may kiến giải muốn thừa đương, làm chủ tể thì liền rơi vào trong ngũ ấm thập bát giới, bị thấy nghe hiểu biết được mất phải quấy nó trói cột, mà nửa say nửa tỉnh chất chồng chẳng hiện được. Ước thật mà luận chỉ ở chỗ ồn ào mà quản lý được mình như không có một việc gì. Thấu đỉnh thấu đáy ngay đó mà viên thành, rốt không có hình tướng, chẳng bỏ công dụng, chẳng ngại làm lụng nói im dấy lên và hạ xuống, trọn chẳng phải là người khác. Vừa biết mảy may trệ ngại thì đều là vọng tưởng. Dạy ngay cảnh giới của ngườ đại triệt ngộ như thái hư không, như gương sáng trên đài, như mặt trời sáng trên cao, một động một tịnh một tới một lui chẳng từ ngoài mà được, bỏ giáo mà tự do tự tại, chẳng bị pháp ràng buộc, chẳng tìm pháp thoát, trước sau nhồi thành một khối, thì ở đâu ngoài Phật pháp mà riêng có thế pháp, ngoài thế pháp riêng có Phật pháp. Thế nên Tổ sư chỉ thẳng tâm người, kim cương Bát-nhã quý người lìa tướng. Nhanh chóng như tráng sĩ co duỗi tay chẳng nhờ sức khác. Như đây mà tỉnh thức luôn luôn tự lui gót thể cứu, khiến có chỗ rơi vào chứng ngộ chắc thật, tức là niệm niệm khắp tham vô biên vô lượng đại Thiện tri thức thiết tha tin chắc, gắng sức làm công phu, mới tốt.

* Dạy Tài Tri Trang.

Phàm thấy Tăng đến vấn đáp thì Thiền sư Câu Chi chỉ đưa lên một ngón tay lên, bởi thông suốt trên dưới, khế chứng vô ngại. Bệnh sai chẳng nhờ thuốc lừa lạc đà. Đời sau chẳng rõ mạch phái, tùy chỗ dựng ngón tay, gạt người không biết trắng đen, giống như đem đề hồ làm thuốc độc, rất đáng thương xót. Nếu thật thấu suốt mới biết quý trọng trọn chẳng đem làm việc vô bổ. Do đó cung nỏ ngàn cân không dùng bắn chuột nhắt. Thế nên, cần phải có con mắt trên đỉnh đầu mới có thể vào được. Sau này Huyền Sa niêm rằng: Chỗ thừa đương của Câu Chi, kẻ thô lỗ chỉ biết được một cơ một cảnh. Có một số người mê mờ theo lời nói mà sinh kiến giải, liền khuất Câu Chi. Đó gọi là Thật. Rất chẳng biết gạch cháy đánh thành đông giá. Đến chỗ ấy cần phải kỹ lưỡng, rất kỵ mập mờ. Chỉ trừ như khi Câu Chi lúc tịch bảo rằng: Ta được một ngón tay thiền của Thiên Long trọn đời thọ dụng chẳng hết, 212 đâu có uổng công ư?

Tào Khê trước khi mở sáng chỉ là gã tiều phu ở Tân châu, hèn hạ không chỗ pháp môn. Đã hơn mấy mươi năm. Một hôm nghe khách tụng kinh thì kích thích bổn nguyện bèn xin mẹ ra khỏi làng. Gặp ngài Huỳnh Mai đại mãn vừa thấy nói mấy lời đầu cơ. Ở chỗ giả gạo tám tháng. Đã nghe kệ của Thần Tú mới lộ bày mũi nhọn Ngũ Tổ đem y bát truyền cho. Lúc đó mọi người tranh nhau tìm kiếm muốn đoạt lấy. Mông Sơn Đạo nhân gặp Ngài trước nhất. Ở núi Đại vũ biết chẳng thắng, mới biết y bát này chẳng dùng sức mà giành được. Bèn cúi đầu cầu pháp. Đại giám vì chẳng nghĩ thiện ác, bản lai diện mục niệm biết về. Lão lừa vì thời duyên chưa ổn, lại ẩn giấu bốn hội theo thợ săn rất lâu, tầm để phiên ngu, gió thổi phướng chẳng động, động là do lời nói ở tâm. Ấn Tông xin làm đệ tử, bèn cạo tóc mà lên tọa cụ. Do đó mà mở đại pháp yếu, có hơn hai ngàn chúng. Tiếng tăm thấu đến cửu trùng. Bèn sai Quý Cận Giáng Tử Nê mời lên. Quả nhiên không nên độ long tượng như Hoài Nhượng, Thanh Nguyên, Vĩnh Gia, Nam Dương, Hà Trạch, Tư Không mấy mươi người, đều là Đại tông sư. Đâu có trái với các ngài ư? Chỉ có bậc Thánh hiền thị hiện giáo hóa. Tiến thoái tồn vong. Rõ ràng tiên chiếu. Song khảo về bước Ngài đi không phòng bị từ nhỏ đến đang khi không hề bỏ duyên đời mà bày diệu qui cho trăm đời sau không cùng bằng nhau (bằng với vô vi?) đến nay đã mấy trăm năm, khắp cùng hoàn vũ các giới xem nhau như pháp tôn kính trọng pháp lớn muốn định chí thành, hết sức trọn vẹn không lờ mờ. Chỉ mong kẻ hậu côn người có sức lực nên cố gắng, tạm nói lược qua như thế.