VIÊN NGỘ PHẬT QUẢ
THIỀN SƯ NGỮ LỤC

SỐ 1997

QUYỂN 15

Đời Tống, phủ Bình giang, Hổ khê Sơn môn, Thiệu Long soạn.

PHÁP NGỮ II

* Dạy Giác Dân Tri Khố

Tròn sáng không ngưng đọng là Thể của đạo, mở ra thu vào, giết chết, cứu sống là diệu dụng. Mũi nhọn thiện du hay giữ lấy. Như hạt châu lăn trên mâm, mâm lăn hạt châu. Không có khoảnh khắc nào rơi vào hư, cũng không phân chia thế pháp hay Phật pháp, ngay đây nhồi thành một khối, gọi là chỗ chạm mặt với ông ta, ra vào ngang dọc, trước (xưa) không ngoài vật, sạch làu trơn tuột, lấy bổn phận sự mà ấn định, trên đầu đầu mà sáng, trên vật vật mà liễu. Chỗ nào lại có được mất phải quấy tốt xấu dài ngắn mà đến, chỉ sợ tự mình chánh nhãn chưa được rỗng sáng, lạc vào vào hai bên thì không dính dáng gì. Há chẳng thấy Vĩnh Gia nói: Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu trung hạ đa văn đa bất tín (Thượng sĩ một quyết thì tất cả liễu. Kẻ trung hạ nghe nhiều cũng chẳng tin.)

Phật tổ nói giáo thuyên như thế, nhờ nó làm cửa vào lý. Đã rộng rãi minh ngộ thừa đương được thì trên chánh thể tất cả đều tròn đủ. Xem ngôn giáo của Phật tổ đều ảnh hưởng bên sự, trọn chẳng đội trên đầu. Người tham học gần đây phần nhiều chẳng vốn là Tông Điện. Chỉ cốt chọn lựa câu lời, luận thân sợ, bàn được mất, ở trên bọt nổi mà khoe thật thật, khéo đào thải được bao nhiêu công án, mở nghi vấn của năm nhà tông phái các nơi, một mực đắm chìm trong tình thức, mê muội chánh thể. Thật đáng thương. Có bậc Tông sư chân chánh chẳng tiếc lời nói, khuyên xa lìa các ác tri kiến như trên, trái lại gọi nói là tâm hành đổi dời, lay động, rèn luyện. Lần lượt đi vào rừng gai gốc. Gọi đó là đánh đầu chẳng gặp tác gia, đến già chỉ thành cốt đổng.

Chỗ tỉnh yếu chẳng tiêu một tráp, không có khí phách, tự biết chỗ rơi của mình. Nếu do dự thì mất đi cái lỗ mũi. Bảy Đức Phật trở về trước đã cho cái gì. Cần phải cứng rắn mà cột giữ. Đầu và da phân

minh rõ ràng tiến thủ. Một khối sâu kín ấy luôn luôn tự hiểu, lui bước trọn chẳng nói: Ta có thấy chỗ, ta có hiểu tốt. Vì sao? Vì trong đó nếu lập một mảy may năng sở thấy mũi nhọn thì nặng hơn núi non. Từ trên đến quyết chẳng tương ưng. Thế nên Phật Thích-ca đối với Phật Nhiên Đăng do Vô pháp mà được thọ ký. Lô Lão (Lục Tổ) đối Huỳnh Mai (Ngũ Tổ) do xưa nay vốn không một vật mà được trao y bát. Đến như bờ mé sinh tử vừa tự gánh vác thì như rùa linh lột xác, cần phải tịnh uế hai bên đều chẳng nương tựa. Có tâm không tâm, có thấy không thấy giống như lò lửa hồng để một chấm tuyết. Trong suốt hai mươi bốn giờ luôn thấu đảnh thấu đáy cảnh giới đại triệt ngộ. Dạo chỗ ngàn Thánh chẳng cùng một đường, ngay đây mà thuần thục tự nhiên thành tựu, được cái tuyệt học vô vi, ngàn người vạn người cầm giữ cũng chẳng ở. Đó là người chân thật.

* Đưa Viên Thủ tọa về Tây.

Kẻ được đạo, chỗ đứng đã cao vót dứt hết chẳng cùng một pháp đối tác. Khi đi thì chẳng động mảy bụi, khi dừng vào rừng, thì không động ngọn cỏ vào nước chẳng động sóng. Bởi lẽ trong đã hư tịch, ngoài thì dứt công phu chiếu soi. Tu nhiên tự được, triệt chứng vô tâm. Tuy vạn cơ có đến nhanh đâu có thể khuấy nhiễu được thần, ngàn thứ khó khăn đối nhau mà chẳng liên quan đến lo nghĩ. Bình thường chỉ giữ cái không như ngu như dại. Đến khi gặp việc vì vật, trước chẳng làm kỹ lưỡng, định chuẩn cắt xén, gió thổi điện chớp, đều là đương cơ, há chẳng có chỗ giữ gìn. Thế nên Cổ đức nói: Như người học bắn lâu lắm mới trúng, còn ngộ thì nhanh chóng trong sát-na nhưng công phu cần phải nuôi dưỡng lâu dài. Như loài chim cắt mới sinh ra, đỏ hơn dưỡng nuôi lâu ngày thì lông cánh đầy đủ mới biết bay cao xa. Do đó ngộ sáng thấu đáy chánh yếu là phải điều phục. Chỉ như cảnh giới các trần thường trôi trong chất ngại. Đến được người mà phần thượng đều hư không, toàn là từ Đại giải thoát môn của nhà mình. Trọn ngày làm lụng mà chưa từng làm, rốt lại không ham chán cũng không biếng lười độ hết tất cả mà không có năng sở huống là sinh nhàm chán ư? Dầu tính chất nghiêng về khô, nhất là phải Tăng thêm chỗ không thể bỏ giáo để viên thông. Lấy bọt hòa sức mà nhiếp hóa, mở phương tiện cúi ngước mà ứng tiếp, khiến cao thấp xa gần đều không sai lầm luôn làm hạnh thường bất khinh, học tiên nhẫn nhục, tuân theo khuôn phép Phật trước, thành tựu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, bền chắc hạnh tứ nhiếp, đến khi đại dụng hiện tiền. Huyên náo, vắng lặng như nhau như thuyền xuống nước chẳng nhọc chèo chống, hỗn dung hàm nhiếp, viên chứng hạnh nguyện Phổ Hiền, mới là đại Thiện tri thức của thế gian, xuất thế gian. Cổ đức nói: Kẻ quê mùa tự có tòng lâm. Bởi không có tòng lâm, dầu kẻ có chí cũng vui tự tiện. Đến chỗ như thế cần phải giữ gìn. Chỉ luôn cố gắng chẳng biếng lười, cuối cùng đền chỗ ồn ào hay yên tĩnh cũng lại như thế. Chỗ ồn, thì khắp ứng biến trong hư tịch. Chỗ yên vắng thì không bị yên vắng trói buộc thì tùy đến nơi nào cũng đều là nơi sinh sống của ta. Chỉ trong hư ngoài thuận người có căn bản mới được như thế.

Đại phàm làm Thiện tri thức thì phải từ bi nhu hòa khéo thuận, bình đẳng tiếp vật, tự xử đoán không tranh cãi. Nó chỉ đem việc ác mà cầu tìm lấy tiếng xấu, danh sắc thêm ngã, đem phi lý liên can nhau, cùng chê bai làm nhục. Chỉ cần lui bước tự chiếu xét, đối với mình không hiềm nghi, tất cả vật cùng xét lường. Cũng chẳng động niệm giận dữ chỉ ngay đây mà quét sạch. Như từ xưa chẳng nghe chẳng thấy. Lâu dần thì ma nghiệp tự tiêu tan. Nếu cùng so sánh thì tiếng ác trái nhau há có kỳ hạn. Lại chẳng hiển bày lực lượng của mình, cùng đám người thường nào khác. Cố gắng mà làm thì tự nhiên không nghĩ chẳng phục. Ngay tiếng kiền chùy vang lên cõi trời người, giúp họ vượt thoát sinh tử, há là nhân duyên nhỏ. Phải phải nên điều hòa lời và sắc, tiếp dẫn đương cơ bằng khám phá đối đáp, luận về nguyên do, nghiệm về cấp bậc (chỗ ngồi?), đánh chỗ thiên trụy, dẹp chỗ chấp trước, cắt đứt chỉ bày, khiến thấy Phật tánh đến chỗ an lạc dứt nghỉ hết tất cả. Đó gọi là nhổ đinh tháo chốt mở trình bày. Không thể đem thật pháp mà trói cột người, khiến như thế mà trụ, như thế mà chấp, chớ chịu người khác dời đi. Thuốc độc này khiến nó uống vào, cả đời cố chấp gạt lừa, đâu có lợi ích gì?

Phật tổ ra đời riêng vì nhân duyên nhỏ này. Gọi là riêng truyền tâm ấn, chẳng lập văn tự lời câu tiếp cơ tối thượng chỉ quý chỗ một nghe mà ngàn ngộ, ngay đây mà thừa đương hiểu rõ tu hành, chẳng cầu tiếng khen lợi dưỡng chỉ cốt vượt thoát sinh tử. Nay đã làm con cháu, cần phải giữ còn cỏ giống, xem xưa nay có Đạo sĩ. Động thì hàng phục rồng cọp trao truyền giới cho thần minh, tu hành cực khổ mà uống đạm bạc, quên hết người đời, dứt hết trần lụy. Hai, ba mươi năm nồi bể mà nấu cơm cháo, mai danh ẩn tích, luôn luôn ngồi thoát đứng quên, ở trong đó mà một lời nửa lời. Các Thánh suy ra tạo lập Tông Phong, đều vâng theo cao hạnh cốt báo ân Phật, lưu thông đại pháp, mới nói ra một lời hoặc nửa câu, bất đắc dĩ mới biết đó là cửa tiếp dẫn vào lý làm viên ngói gõ cửa. Thể tài lực dụng chẳng ngại làm mô phạm cho kẻ hậu côn. Phải chuyển theo Sư pháp cố gắng khôi phục lại Cổ phong rất kỵ cẩu thả mong cầu danh lợi, xin gửi lại lời khuyên.

* Dạy Khu Thiền sư.

Hiểu lời không dính đến lưỡi, hay nói chẳng ở lời. Biết rõ đầu lưỡi nói năng chẳng phải là chỗ nương cậy, thì người xưa một lời nửa câu, ý chỉ muốn người ngay đây mà khế chứng đại sự nhân duyên từ xưa nay. Do đó, Tu-đa-la (kinh) giáo như ngón tay chỉ trăng, biết thì mọi việc đều dứt nghỉ, chỗ hành lý niên mật, khi thọ dụng thì rộng thông, năm tháng lâu dài chẳng dời đổi. Nêu chơi nắm buông được thuần thục, trong cảnh giới nhỏ nhặt đều có thể chiếu phá cắt đứt chẳng để dấu vết, cho đến bờ mé sinh tử. Kết giác la văn chẳng lộn nhau. Trạm nhiên bất động tự nhiên xa lìa. Đây là ba mươi tháng chạp ngồi thiền trong nhà Niết-bàn.

* Dạy Dụ thư ký.

Bước lên sự thật đến chỗ an ổn. Trong lúc không luống bỏ công phu, niên mật luôn không sót một mảy may. Trạm tịch ngưng nhiên Phật tổ không thể biết, ma ngoại không thể sờ mó, là tự trụ vào chỗ Đại giải thoát không chỗ trụ, tuy trải qua vô cùng kiếp thì cũng chỉ như như, huống lại an trú trong các tà duyên. Trong đó mới có thể kiến lập, cùng người nhổ đinh tháo chốt, cũng chỉ khiến cho hắn không trụ. Đây gọi là đại sự nhân duyên.

Như Lai có mật ngữ, Ca-diếp chẳng che giấu. Mới biết là chân mật ngữ của Như Lai. Phải không che giấu tức là mật, ngay nơi mật tức là không che giấu. Đây há có thể cùng với tình buộc ràng với được mất còn hang hóc để hiểu mà nêu lên được ư? Siêu thoát đến chỗ thật chứng, hướng vào chỗ xuất cách vượt Tông trên đĩnh đầu mà hiểu mới được. Đã hiểu rồi thì phải giữ gìn, gặp kẻ thượng căn đại khí mới có thể nhận ấn khả.

Cầm phất trần chiếm ngôi vị gọi là Tông sư. Nếu không có bổn phận thủ đoạn tác gia thì chưa khỏi là lừa gạt. Ở phương khác đến dẫn người khác vào hang cỏ đánh cốt đổng đi. Nếu đủ kim cương Chánh nhãn thì phải đại triệt ngộ, chỉ đem việc bổn phận mà tiếp, dù cho thấy cùng Phật ngang nhau, còn có Phật địa bị che chướng ở đấy. Thế nên từ trên đánh gậy hét tiếng, một cơ một mảnh, một lời một câu, ý ở lời nói, chỉ quý chỗ riêng thoát, chớ khiến tựa nương cây cỏ. Chỗ gọi đuổi trâu của người cày, cướp cơm người đói. Nếu chẳng như thế, tất cả chỉ là kẻ vướng mắc.

Nạp Tử phương khác đến có công phu ở kiếp trước. Bỗng người được vào, chẳng gặp tông sư chân chánh lại dẫn người khác làm khế cơ rơi vào cơ cảnh không dây tự buộc, nửa trước rơi vào sau, giống phải mà chẳng phải rất khó chỉnh lý. Cần phải biết mạch bệnh luận về lạc trứ, vi (phân tích kỷ) về chỗ thiên trụy mà phát khởi khiến bỏ chỗ chấp trước trụ trệ, sau mới chỉ bày bổn phận chánh tông khiến không nghi hoặc, rõ ràng được đại giải thoát. Ở trong nhà quý báu tự nhiên đuổi cũng chẳng đi. Có thể cứu giúp Đại pháp nối tiếp Tổ Đăng có thể báo được ân chẳng thể báo.

Huỳnh Long Lão Nam Thiền sư, khi chưa gặp Thạch Sương thì gặp thiền cạn cợt, Thúy Nham thương xót khuyên đến yết kiến Từ Minh chỉ cứu xét lời Huyền Sa nói với Linh Vân nhưng chưa hiểu thì gặp lúc ngói bể băng tan bèn được ấn khả. Suốt ba mươi năm chỉ lấy ấn này mà nắm các phương thuốc biết đường trị bệnh. Chẳng nhờ thuốc Lô Đà. Chỗ hệ yếu há có nhiều Phật pháp. Đại Tông sư vì người tuy chẳng lập khế cơ rập theo khuôn cũ. Lâu ngày học trò nhận lầm cũng thành khế cơ rập khuôn. Bởi đem (vì) không rập khuôn làm rập khuôn, không khế cơ làm khế cơ cần phải kịp thời khiến hết. Không khiến ôm cây đợi thỏ, nhận ngón tay làm mặt trăng. Soi gương cơ trước, phong trần cỏ động cũng chiếu mánh khóe, huống là quấy rối đáp lại ư? Chẳng trong lòng trống vắng, không một pháp đương tình, sao có thể viên ứng không sai, cơ trước chiếu vật. Đây đều bắt chước Na già tại định.

Kiếm báu kim cương vương của Lâm Tế, một câu sau cuối của Đức Sơn, một câu của Dược Kiều, ngón tay của Câu Chi, thoa của Bí Ma, Côn Cầu của Tuyết Phong, đánh trống của Hòa Sơn, uống trà của Triệu Châu, gai tất kim cang quyển của Dương Kỵ, đều là một chỗ này. Khế chứng được ngay đây mà tỉnh thức, tất cả ngôn giáo của Tổ sư đều thông suốt. Chỉ ở người ấy khéo tự giữ gìn.

Phật Trí Dụ Công, trải khắp tham lâu. Một lời khế nhau, các chứng giải từ trước đều thoát hết đi, siêu tuyệt cao vót. Bèn phân tòa dạy học trò, truyền trì lưu thông Đại Pháp Ấn này. Nhân đó viết Pháp Ngữ mà tặng.

* Dạy Sáng Thiền nhân.

Triệu Châu Hòa thượng thấy Tăng gọi: Hãy đến trước đây! Tăng bước đến. Triệu nói: Đi nhiều tỉnh lực, nếu nói được là rất hoàn toàn.

Nếu hỏi như thế là sao thì biết tri kiến sinh.

Cổ đức Anh Thiền sư đời Đường, lúc chưa phát, làm ruộng lấy chày gõ khối. Thấy một khối lớn cười đùa. Bèn lấy chày đập mạnh thì khối nát ra, bỗng nhiên đại ngộ. Từ đó tan ra sinh làm người không lường được, lại bày thần dị. Có Lão túc bảo rằng: Núi non đại địa bị Tăng ấy một đập nát thành trăm mảnh, dâng Phật không cần nhiều hương. Thành thật thay, lời nói này!

* Dạy Tuyền Thiền nhân.

Tham vấn cần phải thấy tánh ngộ lý, ngay đây mà vọng tình dứt chiếu, lòng thênh thang như ngu như dại, chẳng xét được mất, chẳng tranh hơn thua. Phàm có các thuận nghịch đều cắt đứt không cho tiếp nối. Lâu ngày đến chỗ vô vi vô sự. Vừa mới mảy may muốn vô sự thì liền là sự sinh. Một sóng vừa động thì vạn sóng liền theo, đâu có lúc nào hết. Lúc khác sinh tử đến thì tay chân quờ quạng, chỉ vì không triệt ngộ, chỉ vì đây là xác thật, tự nhiên trong chợ ồn ào cũng sạch như nước, đâu có việc mình chẳng phân biệt ư?

Vừa có phải quấy là lăng xăng mất tâm. Ngay một câu ấy mà kinh động bao nhiêu người làm việc tính toán. Nếu thừa đương được thì ngồi quét sạch mà vượt qua trước Oai Âm Vương. Nếu theo lời nói này mà chuyển, trái lại rõ ràng phải tự hồi quang phản chiếu mới được. Thiền Như Lai, thiền Tổ sư đâu có hai thứ. Chưa khỏi quen theo các phần trắng đen, trái lại căng ra. Sự lý cơ phong cùng một lúc quét sạch là đánh trái cầu sạch sẽ. Lại biết chỗ thỏa đáng thật sự không: Buông xuống xem lấy.

* Dạy Kiệt Thiền nhân.

Hành cước tham thỉnh đã nương tựa Thiện tri thức ở Đại tòng lâm, vun bồi thanh cao nhã chúng rất lâu. Một sớm thân duyên phải trước lạc trở về động là cái ngàn dặm đi xa, cần phải do lực lượng mình chẳng quên đạp đến, cần phải chỗ đi chẳng sinh trần, huống là sự này chẳng nói ở đấy. Bên Thiện tri thức liền có, lúc ở quê hương liền không. Do đó tạm thời chẳng ở, đồng như người chết. Chính lúc ấy cũng chẳng khởi ra khuôn mẫu (chân thức) (mô dạng?). Tuy là bình thường mà từng giọt nước giọt đông gia chót vót không biết (hết biết) gì, thành cái sự nghiệp vô vi vô sự vô tâm, trong ngoài rỗng suốt không bờ bến, chẳng cùng vạn pháp làm bạn, chẳng cùng ngàn Thánh đồng đường, thâm căn cố đế chỉ giữ trống vắng nuôi tới nuôi lui chẳng lo không thấu. Chỉ hết phàm tình làm công phu mình, chẳng quản duyên ngoài, chẳng theo danh lợi khởi ngã kiến tranh giành hơn thua. Thế nên Cổ đức nói: Mặc tình tự nhiên cũng như người ngu dại, nhà khác tự có người chung. Thương Kiệt biết tráng đã đến cáo biệt xin lời khuyên răn nên viết pháp ngữ này mà trao cho.

* Dạy Thành tu đạo.

Dưới cửa Tưởng Sơn, không có thiền có thể nói, không đạo có thể truyền. Tuy tụ tập năm trăm nạp Tăng, chỉ vì kim cương quyển và cỏ tật lê, kẻ nhảy cố gắng nhảy, kẻ nuốt dụng ý nuốt, chớ lạ vị vô tư rất cao vót. Hoặc nếu bồng hiểu được thì như áo gấm về làng ngàn người vạn người chỉ vui đón, lại tìm chỗ nó từ đâu đến chẳng được, là chỗ gọi bổn phận của mọi người vậy. Vừa sinh tâm động niệm thừa đương gánh vác là sớm chẳng phải bổn phận rồi, dẫu được vạn cơ nghỉ dứt, ngàn Thánh chẳng dắt, cũng còn có chỗ cậy nương. Phải dẹp hết siêu thoát bên kia đi mới được. Do đó nói: Chỉ có mảy may bụi trần cất lên ý liền gặp ma quấy nhiễu, thành tựu tất cả đều chỉ do nó, phá hoại tất cả cũng do nó. Duyên kỳ đặc thù thắng, kho công đức hằng sa, vô lượng diệu trang nghiêm, việc vượt đời hiếm có đều là chỗ thành tựu. Các xan tham ganh ghét chấp trước tình thức, hữu vi hữu lậu, cấu nhiễm tạp loạn, nêu bày danh tướng, tri kiến vọng tưởng đều là chỗ phá hoại. Chỉ nó mới chuyển tất cả vật, mà tất cả vật chẳng thể chuyển nó tuy vô hình không mặt mũi, mà bao quát mười hư, nuôi phàm gồm Thánh. Nếu có lấy liền rơi vào thấy đâm chích cuối cùng sờ mó chẳng được.

Chư Phật khai thị, Tổ sư chỉ thẳng duy tâm diệu tánh, cắt ngang thừa đương, chẳng khởi một niệm, thấu đảnh thấu đáy đều hiện thành, ở chỗ hiện thành chẳng nhọc tâm sức, mặc tình tiêu dao rốt không lấy bỏ, mới thật là mật ấn.

* Dạy Cảo thư ký.

Chánh tông của Lâm Tế, từ Mã sư Hoàng Bá mở mang đại cơ đại dụng, thoát khỏi sự khống chế, ra khỏi khuôn sáo cũ. Cọp chụp rồng lượn, sao bay điện xẹt mở cuốn, nắm bắt buông thả đều theo bổn phận. Niêm mật rõ ràng đến Hưng Hóa, Phong Huyệt, hét càng cao, cơ càng tột. Tây Hà giỡn sư tử, Sương Hoa đoạt kim cương vương. Chẳng vào sâu chỗ kín mà nhận được ấn ký, đều chẳng biết mánh khóe, uổng muốn danh vang xa, chỉ là càng hý luận. Có lẽ xung thiên khí vũ. Ngoài cách mà nắm giữ. Chẳng chiến đấu khuất phục người, giết người chẳng nháy mắt, còn chưa phảng phất chỗ chỗ đến, huống là dời đổi sao đẩu, chuyển thiên luân về địa trục ư? Thế nên bày ba huyền ba yếu, bốn liệu giãn, bốn chủ khách. Bảo kiếm kim cương vương, sư tử ngồi xổm trên đất. Một hét chẳng có tác dụng một tiếng hét, sào dò bóng cỏ, một hét phân chủ khách, chiếu dụng cùng lúc. Bao nhiêu lạc tác boa nhiêu học gia suy lường chú giải. Đâu chẳng biết trong kho vua ta không có dao ấy, đem ra đùa giỡn xem, chỉ mở mắt. Phải là trên bậc thượng lưu khác khế chứng kiểm nhận. Phải trở về bổn phận trồng cỏ há nhờ thang và môi giới chỉ mượn Bảo Thọ khai đường, Tam Thánh đưa ra một vị Tăng. Bảo Thọ liền đánh. Tam Thánh nói: Ông là người gì? Tăng ấy chẳng mù một mắt, mù một mắt tức là mắt người trong thành Trấn châu. Bảo Thọ liền ném gậy trở về phương trượng. Hưng Hóa thấy đồng tham đến liền hét, Tăng cũng hét. Hóa lại hét, Tăng lại hét. Hóa nói: Ông có thấy gã chột mắt ấy không? Tăng đang suy nghĩ thì bị Hóa đánh đuổi ra khỏi pháp đường. Thị giả hỏi có lầm gì nhau (có xúc phạm gì?)? Hóa nói nó cũng có quyền cũng có thật., ta đưa tay trước mặt nó hai lần mà chẳng hiểu như lão một mắt này chẳng đánh thì đợi lúc nào? Xem (thấy) nó bản sắc tông phong khác xa thù tuyệt chẳng quý mưu lược, chỉ kính nó chánh nhãn. Muốn gánh vác chánh tông nắm giữ tông nhãn phải là thấy đảnh thấu đáy, thấu xương thấu tủy. Chẳng dính với rèm sáo, khác xa riêng thoát. Sau mới rõ ràng làm tiếp theo có thể dựng lên Đại pháp tràng này, đốt đuốc lớn này, nối nghiệp các ngài Mã Tổ, Bá Trượng, Thủ Sơn, Dương Kỳ chẳng vì thầm kính trọng thôi.

* Dạy Hàn Triệu Nghị.

Phật này, Tổ này chỉ thẳng Đại pháp này, ở dưới chân mọi người mà rỗng chiếu, như cả ngàn mặt trời cùng chiếu. Chỉ vì chạy tìm bên ngoài đã lâu, không tự tin mình có ánh sáng đại oai đức như thế. Chỉ cốt làm thông minh, lập tri kiến, đi vào nghiệp hoặc mà gọi là thoát ra, thật là mọi rợ, khoe sáng tự được hướng người thế gian, chỗ quen xưa nay rộng xem khắp xét, gọi là thấu đáy cùng cực. Thật chẳng biết sáng của lửa đom đóm há sánh với mặt trời. Sở dĩ bậc tài giỏi kỳ lạ xưa có tánh dĩnh thoát, đến gần mà luận thì như Bùi Tướng Quốc bạn của Dương Đại Niên đầu thành buông bỏ đền Tông sư mà chọn lựa, dẹp bỏ tri kiến phù trần, mà đại triệt đại ngộ, mới có thể vượt lên. Cùng Lão Thiền Thạc Đức đồng bước đi đến lúc họp sát kết giác, tự hiểu buông tay tức khắc chứng đại giải thoát há là việc nhỏ. Nay đã sáng suốt chẳng kém các bậc tiền bối. Bình thường kẻ học nghiệp tài sức xa lâu trên đường đời. Tuy biết Tông môn có nhân duyên này, bảo rằng: Chẳng ngoài chỗ ta tôn trọng rất chẳng để ý vì xưa đã gieo trồng duyên lớn, Âu Phong đã nhiều năm tụ họp, một khi nghe nêu lên thì liền tin sâu mà hồi quang phản chiếu. Nhìn nhân gian như mộng như huyễn, tùy Đại hóa mà biến diệt, chính là hư vọng. Chỉ cái này ngàn kiếp chẳng hư hoại chẳng đổi dời, là cội gốc của tất cả Thánh hiền, là nguồn sâu xa tạo ra các vật, ấn định tự mình. Nếu một phát minh ngộ triệt, sao chẳng đến được? Thế mới biết đời trước từng nấu nướng gặp duyên mà thấy bày ở việc làm, ha chẳng phải tự tánh sao? Song hay tự kiểm điểm, trong hai mươi bốn giờ học Phật pháp đã là tâm tạp dụng thì liền bỏ Phật pháp, bởi trong cõi chân tịnh mà đi. Chỉ xin y đây tất cả chẳng tạp, tức là thuần rỗng suốt, không yêu ghét, lìa lấy bỏ, chẳng phân kia đây, chẳng tính được mất. Tất cả pháp thản nhiên, đều là chỗ ta không nghĩ bàn, tịnh diệu viên minh vật thọ dụng như thế. Phải khiến tâm này luôn luôn hiện tiền, chẳng rơi vào trầm hơn, chẳng sinh thông tuệ, vào cảnh giới bình đẳng an nhàn tịch tịnh. Sao có làm các nghiệp duyên tình thức xấu ác mà quấy nhiễu được. Bản diệu quang minh này chỉ sợ khi gặp cảnh giới hiện ra thì đều quên mất, y theo trước mà phân loạn thì không kham được. Người xưa tu hành cũng chỉ tự mình chứng nhập. Trong mọi lúc chiếu liễu, cắt đứt trần lao, sống trong chỗ cao vót. Lâu khoảng hai mươi, ba mươi năm thì thuần thục, vượt ra sinh tử chẳng khó. Cố gắng chỗ bước đi chẳng chỉ không nói năng cao xa không mà thôi. Người xưa nói: Nói được một trượng không bằng làm được một thước. Bởi sức định huệ chuyển được nghiệp duyên, chính là phải luôn tỉnh tỉnh, mạnh mẽ quả quyết, trong ngàn trăm đời mà thọ dụng. Ngoài ra các câu lời cơ duyên của người xưa bất tất phải hiểu biết hết. Chỉ một thứ rõ ràng thì cứ y như đây, ngàn biến vạn hóa há đổi dời được lực dụng của nó. Trong tâm đã trống duyên ngoài cũng vắng. Mặc áo ăn cơm vốn tự thiên chân, chẳng nhọc khắc chạm. Nếu thấy ta có hơn thua thì tức là tai họa đó. Phải rất quản chiếu (cai quản và xét chiếu (xem chừng nó)), chẳng làm hinh thức do đây mà có thể vào. Phải vô ngã chân thật, bình đẳng như như, chẳng động chẳng biến, tịch diệu thanh lương và kín đáo. Ngài Chí Công có nói: Chẳng khởi mảy may tâm tu học, trong ánh sáng vô tướng mà thường tự tại.

* Dạy Tăng Hải Chế.

Thiền không ý tưởng, đạo dứt công huân. Nếu lấy ý tưởng mà tham thiền thì như dùi băng mà tìm lửa, đào đất mà tìm lời. Chỉ càng hao thần mệt trí. Nếu dùng công huân mà học đạo thì như trên đất thêm bùn, như ném cát vào mắt, càng thấy khốn đốn. Nếu dẹp ý thức, dứt vọng tưởng thì sông thiền ngưng sóng, nước yên sóng lặng. Nếu bỏ công dụng, hết tạo lập thì đại đạo rõ ràng ngộ triệt để. Thế nên Tăng hỏi ngài Thạch Đầu như thế nào là thiền. Thạch Đầu nói: Đá nát. Tăng hỏi: Như thế nào là đạo? Thạch Đầu nói: Khúc gỗ. Đây há là ý tưởng công huân có thể luận được. Trừ phi ngay đó mà hiểu nhanh cắt dòng liền thấu, thì thiền đạo rõ ràng. Vừa định hiểu rõ thì liền cách xa ngàn dặm vạn dặm. Nếu muốn đời sau thế trí biện thông thì phải nhanh chóng dứt bỏ thật hết thì tự nhiên ở đây đến thật địa, tự chứng tự ngộ mà chẳng lưu lại vết chứng ngộ, bèn nhanh chóng huyền hư thông đạt. Bèn tốt lành.

Mã Đại sư từng nêu kinh Lăng Già, lấy Phật nói tâm làm tông, vô môn làm pháp môn. Liền hỏi các người muốn biết Phật nói tâm chăng? Chỉ như nay ông nói liền là tâm, tâm liền là Phật. Cho nên nói Phật nói tâm chính là tông. Tông này vô môn chính là Phật nói tâm chính là tông. Tông này vô môn chính là pháp môn. Người xưa Thái Sát Lão bà kéo bùn dính nước. Nếu một nêu liền thấu càng được chút đỉnh. Nếu xét hiểu nghĩa lý thì rõ nắm chẳng được.

* Dạy Trí Tổ Thiền Đức.

Thế Tôn cầm hoa, Ca-diếp mỉm cười. Nhị Tổ lễ bái, Đạt-ma truyền tâm há có khác ư? Là mũi tên nhọn chống nhau vậy. Phải thầm khế lý ngự phải không nói nghĩ mà suy lường. Chỉ biết có Hướng Thượng Tông Phong thì chứng. Tuy là ngàn vạn ức năm cũng chỉ như sáng chiều. Thế nên Phật ấy Tổ ấy cầu người trước chẳng thảo sơ quả. Cốt yếu là thuần chắc mà đánh bậc lợi căn thượng trí, sau mới đề cái yếu mà đánh cái tiết, như keo đổ vào sơn, nêu một thì sáng ba như cái ròng rọc không có hang ổ, dứt hết rò rĩ, mới có thể thủ khăng (chịu đứng đầu). Lại phải đào luyện bàn thác giao gia (phải thêm mài giũa?) đến chỗ người không thể hỏi cùng biện biệt được. Cao tột mà dạo mũi nhọn có dư, đương khi thọ dụng, xâm dâm bày thủ đoạn, có người vượt tông vượt cách, không nương theo ý chỉ của Thầy mà riêng nêu lòng mình, vách đứng ngàn nhận thắng địch kinh người nói kham được giao phó. Pháp đã chẳng nhẹ, đạo lại càng tôn nghiêm. Gọi đó là nguồn sâu sông dài.

Các Cổ đức từ xưa động hết bình sinh, hoặc hai mươi, ba mươi năm, nương chỗ vào ấy mà thấu đầu thấu đuôi đi. Chí đã có lực, dụng tâm bền chắc. Do đó mà thành tựu được, lại ném đất tiếng vàng, người Đại trượng phu ngưỡng mộ các bậc trên trước chẳng được chẳng thế. Họ đã được như thế há ta chẳng làm được huống là vượt thoát sinh tử đến hết vị lai. Một được thì mãi được, phải gốc rễ sâu chắc. Gốc rễ đã chắc thì nhánh lá ắt phải sum sê. Chỉ cần mọi lúc phải dài lâu chớ khiến vừa làm vừa bỏ. Trạm trạm trừng trừng (sâu dày lắng đọng) bầy vọi nuốt lửa, bốn đại sáu căn đều đầy đủ như thế huống tri kiến nói năng hiểu biết ư? Một lúc sát đáy mà buông bỏ hết, đến chỗ bình thường thật an ổn cuối cùng, không mảy may có thể được, chỉ thế mà tùy chỗ khinh an, thật là đạo nhân vô tâm. Giữ gìn mãi (bảo nhậm) cái vô tâm này, rốt ráo Phật cũng chẳng còn thì gọi gì là chúng sinh. Bồ-đề cũng chẳng lập thì gọi gì là phiền não. Tiêu nhiên thoát mãi. Đúng lúc nạp hữu (nhân phước). Gặp trà thì uống gặp cơm thì ăn. Dẫu trong chợ búa ồn ào thì cũng như chốn rừng núi, xưa nay không hai thứ thấy. Nếu có ngồi trên tòa liên hoa thì cũng chẳng mừng, bị đè dưới chốn cửu truyền cũng chẳng chán sợ. Tùy chỗ mà tạo dựng lại được biên sự sao lại có ta ư? Ngài Đại Ca-diếp nói: Pháp pháp pháp xưa nay, không pháp không phi pháp, sao ở trong một pháp mà có pháp có không (chẳng) pháp. Người xưa sau khi được ý chỉ thì phần đông đều giấu hết không muốn người (ai) biết sợ sinh việc. Nếu bất đắc dĩ bị người lôi ra thì cũng bền chắc không nhường, bởi vì vô tâm vậy. Đến như thương xót chỉ bày phương tiện, thì cũng tùy người mà rất tiết kiệm. Như Câu Chi chỉ dùng một ngón tay đánh đất chỉ đánh đất. Bí Ma đánh thoa, vô nghiệp không vọng tưởng, ngó vách mà hàng ma múa hốt chặt xương. Xưa chẳng câu chấp hơn thua chỉ cốt mong người đều biết trở về với thôi dứt. Chẳng khởi thấy mũi nhọn đâm vào trong hang quỷ mà đùa giỡn tinh hồn. Luôn cao vót dặn dò đến chỗ thoát thể an ổn chính là diệu chỉ. Kẻ linh lợi dưới chân phải điểm, xương sống phải cứng như sắt. Dạo cõi nhân gian xem vạn duyên như huyễn, nắm dừng làm chủ chẳng theo tình người, cắt đứt nhân ngã, bỏ hết các tri giải. Ngay đây mà thấy tánh thành Phật. Chỉ thẳng diệu tâm làm thềm bậc. Khi đến tác dụng thì ứng duyên mà không lạc vào khuôn sáo cũ biện mãi mãi dài lâu, giữ thân tâm tịch đạm, ở trong trần lao mà siêu thoát đi. Bèn khéo mà lại khéo!

* Dạy các Thiền nhân.

Đạo vốn không lời, pháp vốn chẳng sinh. Dùng không lời mà nói bày pháp chẳng sinh. Lại không có cái khác. Vừa định nắm bắt thì đã sai lầm. Thế nên Tổ sư ở Tây Trúc đến riêng nêu việc này. Chỉ quý ngoài lời mà hiểu lấy, ngoài cơ mà dâng lấy. Nếu chẳng phải kẻ thượng thượng căn khí sao có thể bỗng nhiên mà thừa đương được. Song người có chí đó há tính kể hạn lượng. Cần phải lập (đúng) chỗ một mình cao vót mà chặt một cái thành hai đoạn. Mạnh mẽ thân tâm buông bỏ áo kép, nương tựa vào cái giống như thủ đoạn ác cắn vào heo chó tận tình theo trước học hiểu khế cơ dán da phụ thịt tri kiến, một đảo đã điệp (một sắp xếp ngược lại) liền khiến trong lòng trống không mệt nhọc. Đã nghĩ chẳng lộ một vật chẳng làmliền có thể triệt để mà khế chứng. Cùng theo trên đến chẳng đổi dời một mảy may. Thẳng được như đây lại phải biết có hướng thượng vượt thầy làm lược mới được. Do đó người xưa khi hỏi Phật hướng thượng thì đáp không có Phật. Lại đáp: Phương tiện mà gọi là Phật. Thì thấy tánh thành Phật chỉnh là thuyên đế mà thôi. Trong ấy nói sao chỉ Đông chỉ Tây, cần phải ngầm khế tự hay giữ gìn thì mới được thông dong tự tại. Còn nói gì đến chứng Niết-bàn khế sinh tử đều là lời nói thêm. Tuy nhiên chỉ sơn Tăng chỉ nói thế cũng chưa có thể lấy làm cực tắc, mới khỏi bệnh Phật bệnh Tổ. Kẻ Đại trượng phu cố tâm muốn tham há có thể lập thành kỳ hạn ư? Chỉ cần tin sâu một mực hướng về trước thì chưa có ai chẳng bước lên sự thật. Mỗi ngày càng đổi mới, mỗi ngày càng giảm bớt. Lui bước đến đáy liền là chỗ chỗ tột cùng, lại cũng chẳng lập đây thì chính là chỗ làm công phu.

* Dạy Tưởng Thị Chế.

Ở Tương dương có Vương Thường Thị tham ngài Qui Sơn Đại Viên được ý chỉ. Có Tăng từ Qui Sơn đến, Thường Thị hỏi: Ông già Sơn Đầu có câu nói nào? Tăng đáp: Người hỏi thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến thì Sơn Đầu dựng cây phất tử lên. Thường Thị nói: Trong núi làm sao mà hiểu. Tăng nói trong núi thương lượng, tức sắc mà sáng tâm, nương vật thì hiển bày lý. Thường Thị nói: Hiểu thì liền hiểu, chết gấp làm gì, ông mau đi đi – Thị có viết thư cho Lão sư. Tăng mang thư trở về. Qui Sơn chợt thấy bèn vẽ một vòng (hình) tròn, ở giữa viết chữ Nhật. Qui Sơn ha ha cười lớn bảo rằng: Ai biết ta ngoài ngàn dặm có tri âm. Ngưỡng Sơn nói cũng chẳng chưa ở đó. Qui Sơn hỏi: Ông lại làm gì? Ngưỡng Sơn vẽ trên đất một vòng (hình) tròn rồi vẽ chữ Nhật, rồi lấy chân xóa mà đi. Xem nó là người gì mà vội bước đi há giữ hang ổ ư? Trong đó nếu khéo thấy nó biến đổi thì có thể biết nguồn tâm. Đã biết nguồn tâm thì có phần tự do. Đã có phần tự do thì chẳng thì chẳng đi theo cái khác. Sao đến mà chẳng tự được ư?

Mỗi khi tiếp sĩ đại phu, phần nhiều đều nói bận việc trần chưa rảnh. Đến khi đợi vừa dẹp hết sau mới để tâm mà thể cứu. Đây tuy là lời thành thật chỉ là làm việc trần lao, ló ra thụt vào mục rã cốt đổng. Chín rồi (thuần thục rồi) chỉ gọi là việc trần lại đợi dẹp hết trần duyên mới có thể thú nhập. Đó gọi là trọn ngày làm mà chưa từng làm, trọn ngày dùng mà chưa từng dùng há là ngoài trần lao riêng có đại sự nhân duyên này ư? Rất chẳng biết trên đống báu lớn mà phóng ánh sáng báu lớn sáng rực trời đất, chẳng tự tỉnh ngộ thừa đương, lại đi ra ngoài mà cầu chuyển nhiều cực khổ, há là rất cần yếu. Nếu bậc đủ căn khí lớn thì chẳng cần phải xem lời câu và công án của người xưa. Nhưng chỉ theo triều mà khởi, chánh tức niệm, tịnh tức tâm. Phàm chỗ chỉ gọi làm một phen. Làm một phen lại đề khởi xét rõ xem. Từ chỗ nào khởi lên, là vật nào làm ra. Được nhiều như thế, ở trong trần duyên mà một thấu thì tất cả các duyên đều thế, sao đợi dẹp bỏ. Tức đây liền có thể vượt Tông vượt cách. Ở trong nhà lửa ba cõi liền hóa thành Đại Đạo tràng thanh tịnh vô vi mát mẻ. Kinh Pháp Hoa nói: Phật tử ở đây tức là thọ dụng Phật kinh hành và ngồi nằm đều ở trong đó.

* Dạy Trương Quốc Thái.

Tức tâm tức Phật đã là khai tám chữ ra, chẳng tâm chẳng Phật lại hướng rõ ràng mà điểm phá. Chẳng tìm lời nói ngay đó liền thấu. Mới thấy người xưa tâm đỏ mảnh mảnh. Nếu cũng do dự thì trước mặt liền sai.

Chẳng cùng vạn pháp làm bạn là người nào. Đợi ông một hớp uống hết nước Tây giang ta sẽ nói cho ông. Nhiều ít dứt ngang sao chẳng cùng gì thừa đương, lại vào câu lời của người khác thì vĩnh viễn chẳng thấu thoát. Phần nhiều thấy người học chỉ nói theo lẽ thường tình của thế tục hiểu rõ mà nêu lời cần cầu họp đầu, đây há là muốn thấu sinh tử, muốn thấu sinh tử trừ phi tâm địa khai thông. Cái công án này chính là cái chìa khóa mở tâm địa, chỉ cần biết rõ ngoài lời nói mà hiểu ý chỉ thì mới đến chỗ vô ngại này.

Xưa Tu Sơn chủ yếu đến gặp ngài Địa Tạng, tự bày phen này đến gặp Hòa thượng, đã trải qua nhiều núi sông hết sức cực khổ. Địa Tạng chỉ rằng: Có nhiều núi sông đối với ông cũng chẳng xấu. Nó liền ở đáy thùng mà thoát đi. Như đây há nói năng nhiều đường, phải giữ gìn mới được.

* Dạy Dương Thanh Lão Đạo Hữu.

Lão Đạt-ma từ Tây Trúc đến há từng mang một vật, đi từ Lương đến Ngụy, ở Thiếu lâm ngồi ngó vách không ai biết ông ấy. Riêng Tổ Đạo Khả cần cù đứng ngoài tuyết chặt tay, ngài mới thương xót mà ấn tâm. Nếu bảo không nói thì từ đâu mà vào. Nếu bảo có nói thì hướng vào ông ấy mà nói gì. Phải biết là người ấy mới rất hiểu rõ bèn không sót lại. Do đó vào cửa này phải là người căn khí mạnh mẽ, nhanh nhẹn bỏ các tri kiến hiểu biết từ trước, khiến lòng trống rỗng chẳng lưu lại chút gì, rỗng suốt hư ngưng, nói nghĩ đều dứt mất, khế thẳng bản nguyên mất dứt không bờ mé, tự đắc vốn có không (mà) được diệu trí, mới gọi là tin kịp thấy suốt. Cũng có vô lượng vô biên không lường biết được đại cơ đại dụng ở đấy. Nếu lưu lại chút năng sở thì rơi vào duyên trần, thì chết gấp chưa tương ưng. Thế nên Cổ đức khuyên người ngay đây dứt bỏ hết. Đây ví như diều hâu chim cắt nhanh nhẹn lướt qua mây qua mặt trời gió mê đều thấu trong xanh. Bốc lên đều cắt ngang chẳng cho nghĩ ngợi. Nếu có do dự liền thành sai lầm. Khá biết đó là ngoài giáo riêng làm. Đã có chí ở đó thì bỏ hết thấy hiểu mà thừa đương, tất cả hiện thành thì Sơ tổ chẳng từng đến, tự mình cũng không được.

* Dạy Lý Gia Trọng Hiền Lương.

Toàn tâm tức Phật, toàn Phật tức người, người Phật không khác mới là đạo. Đây là lời chắc thật. Chỉ tâm chân thì người và Phật đều chân. Thế nên Tổ sư chỉ thẳng tâm người khiến thấy tánh thành Phật. Song tâm này tuy người người đều đầy đủ, từ vô thủy đến nay luôn thanh tịnh vô nhiễm từ xưa chẳng chấp trước, tịch chiếu ngưng nhiên, rốt không năng sở, mười thành viên già đà, chỉ do chẳng giữ tự tánh, vọng động nhất niệm, bèn khởi vô biên tri kiến trôi nổi trong các hữu. Dưới gót chân luôn đeo ánh sáng này chưa từng mù tối, mà ở căn trần uổng bị trói buộc. Nếu hay chứa nhóm căn bản, từ chư Phật các Tổ sư cắt ngang chỗ chỉ bày thì liền triệt để thấu thoát. Nương mở mặc áo kép đỏ hỏn sạch làu, ngay đây mà thừa đương, chẳng từ ngoài đến chẳng từ trong ra ngay đây rộng rãi chứng sáng tánh này, lại nói gì người Phật tâm. Như lò lửa hồng để một điểm tuyết, chỗ nào lại có nhiều lo lắng. Thế nên Tông này chẳng lập danh tự câu chỉ dành cho tối thượng thừa căn khí nhanh như gió bảo sấm vang điện chớp sao bay, mà thoát tịnh khế chứng, cắt gốc sinh tử phá vỏ vô minh, dứt hoặc vô ngại, ngay đó mà sáng nhanh. Trong hai mươi bốn giờ chuyển tất cả sự duyên đều thành Vô thượng Diệu trí, há lại phải chán ồn cầu tịnh, bỏ kia chọn đây. Một chân thì tất cả thật, một rõ thì tất cả rõ. Cả vạn hữu ở trong tâm này, nắm quyền cơ ở phương ngoài mà ứng vật hiện hình thì không pháp nào chẳng viên, sao có ở ta ư? Cần phải trước định chỗ trước lạc của mình. Lập chỗ đã cứng ngắt (??), tự nhiên gió đi cỏ rạp. Do đó Vương Lão Sư trên mười tám mở làm kế sống, Hương Lâm bốn mươi năm bèn thành một khối, nhóm trần lao làm giống Như Lai. Chỉ do ở người khéo xem gió mà trương buồm, niệm niệm tiếp nối, tâm tâm chẳng trụ, hướng về đường trường sinh này mà cất bước, liền cùng Phật tổ đồng đắc, đồng thể, đồng tác đồng chứng, huống là trăm dặm mà quyền bính ở tay. An dân lợi vật tức là tự an, vạn hóa đồng một cơ này, ngàn sai đều cùng một chiếu này, hết cả trần sa pháp giới có thể dung thông, huống là người và Phật không khác.

* Dạy Viễn Điện Phụng Nghị.

Từ trên cắt ngang một đường, ngay đây siêu thăng chẳng ra. Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Chỉ tâm này soi xét bỏ hết giai cấp Thánh phàm, chỉ quý kẻ lợi căn thượng trí. Ở vô minh cụ phược phàm phu ở trong hang ổ chẳng động mảy may, ngay đây mà khế nhanh rộng suốt minh linh, cùng hữu tình vô tình, hữu tánh vô tánh đồng thể, cùng đại pháp tương ưng phát khởi tác dụng, thấu cổ siêu kim cởi tiếng che sắc, hư mà linh, tịch mà chiếu đại giải thoát bất tư nghì không hạn lượng không bờ bến mỗi mỗi bảy lỗ tám hang, rốt không hồi hỗ liền biết chỗ rơi. Do đó Phật, Tổ ấy gọi là riêng truyền ngầm giao. Như ấn in trên không, như ấn in trên nước, như ấn in trên bùn. Vạn đức sáng tỏ mười phương quét sạch. Riêng chiếu riêng siêu xưa không nương cậy. Nếu khởi kiến làm tướng thì không can thiệp. Thời nay có bậc Cụ chủ tánh hay trước sau xem phá duyên huyễn cảnh huyễn chí mạnh mẽ hăng hái tiến đến bên ấy. Cũng có kẻ chí thành nghiên cứu chỗ sâu xa, song chỉ lo thiếu sức phương tiện. Chỉ cho tri kiến hiểu biết là sáng tỏ. Rất không biết toàn ngồi hiểu chỉ là thức tâm (biết tâm?). Dẫu biết đến bên Phật, đến tận cùng chỗ tu chứng là chẳng ngoài việc chỉ dấu vết. Thế nên, Tác gia tông sư xưa nay chẳng quý người hiểu biết mà chỉ cho người bỏ tri kiến, trong lòng chẳng lưu lại chút gì, thênh thang như thái hư không, càng lâu dài nuôi cho thuần thục. Đây tức là Bản địa phong quang, bản lai diện mục. Đến đây mà nêu cổ nêu kim thoát lìa sinh tử có khó gì. Giống như Bùi Tướng Quốc, Bàng cư sĩ. Ngay đây mà tin kịp thì liền đắc lực, thọ dụng tự tại, trần duyên huyễn cảnh há từ chỗ khác mà sinh. Nếu gót chân chắc thật trong hai mươi bốn giờ hay chuyển tất cả vật, mà tướng vô năng rãnh rang chỗ trống không chẳng sinh tâm động niệm, theo thiên chân mình luôn giữ thường thật, thì liền từ hoạn đến cán đều chiếu thấu, nương nhiều ân lực đó? Đã biết nó như thuyền xuống nước, nhờ mọi người chiếu cố nâng đỡ mà đi, tự nhiên nhanh chóng cùng thuyền như tương ưng. Đây kẻ tu thiền gọi là tự làm công phu, đụng đâu cũng không có thời gian bỏ trống, nối tiếp chặc chẽ khít khao mãi mãi chẳng có tâm lui sụt, chẳng cần bỏ hết hữu lậu hữu vi thế gian, sau mới vào vô vi vô sự. Phải biết vốn không hai thứ. Nếu ôm giữ lấy bỏ thì thành ra hai thứ. Mọi nơi mọi lúc chỉ lấy đây làm thật cố gắng mà làm, cắt đứt các dòng được nhiều an lạc.