tam khổ

Phật Quang Đại Từ Điển

(三苦) Phạm: Tisro-du#khatà#. I. Tam Khổ. Căn cứ vào tánh chất của khổ mà chia làm 3 loại là Khổ khổ, Hoại khổ và Hành khổ.1. Khổ khổ (Phạm: Du#khadu#khatà): Nỗi khổ bức não thân tâm thuộc các pháp khổ thụ trái ý trong hành uẩn hữu lậu. 2. Hoại khổ (Phạm: Vipariịàmadu#khatà): Cái khổ do các pháp lạc thụ như ý gây ra, nghĩa là các pháp như ý khi sinh thì vui, khi hoại thì dày vò thân tâm làm cho khổ não. 3. Hành khổ (Phạm: Saôskàra- du#khatà): Ngoài các pháp như ý (vui) và trái ý (khổ), các pháp không vui không khổ (xả thụ) còn lại, vì do nhân duyên tạo ra nên khó tránh khỏi sinh diệt đổi dời, bậc Thánh quán thấy điều đó, thân tâm cảm thấy bức não, cho nên gọi Hành khổ.Tất cả các hành hữu lậu đều vô thường, sinh diệt, đổi dời, cho nên đều thuộc về Hành khổ. Do đó, các pháp trái ý có 2 thứ khổ là Khổ khổ và Hành khổ, còn các pháp như ý cũng có 2 thứ khổ là Hoại khổ và Hành khổ. [X. luận Câu xá Q.22; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.13]. II. Tam khổ. Chỉ cho 3 loại khổ: Sở thủ khổ, Sự tướng khổ và Hòa hợp khổ trong 4 hành tướng của Khổ đế do tông Duy thức thành lập.1. Sở thủ khổ(cũng gọi Thủ khổ): Do tính Biến kế sở chấp nhận có thực ngã, thực pháp nên tâm năng thủ cảm thấy khổ não.2. Sự tướng khổ(cũng gọi Tướng khổ): Nương vào tính Y tha khởi mà thấy có 3 tướng khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. 3. Hòa hợp khổ: Đối với tính Viên thành thực chấp lấy nghĩa khổ, tức chân như và tất cả khổ của hữu lậu, hữu vi hòa hợp nhau, nên gọi là khổ, nhưng không có thực thể. [X. luận Thành duy thức Q.8; Thành duy thức luận thuật kí Q.9, phần đầu]. III. Tam Khổ. Chỉ cho 3 cái khổ do 3 cách ăn gây ra, đó là: 1. Giới bất bình đẳng sở sinh bịnh khổ: Nỗi khổ do 4 đại đất, nước, lửa, gió không điều hòa nên sinh bệnh. Đây thuộc về đoạn thực. 2. Dục hi cầu khổ: Cái khổ vì mong cầu, khát vọng. Đây thuộc về Xúc thực. 3. Cầu bất doãn khổ: Cái khổ vì mong cầu không được. Đây thuộc về Ý tư thực. [X. luận Du già sư địa Q.94]. IV. Tam Khổ. Chỉ cho Y nội khổ, Y ngoại khổ và Y thiên khổ do học phái Số luận trong 6 phái triết học ở Ấn độ đời xưa thành lập. 1. Y nội khổ (Phạm: Àdhyàtmikadu#khatà): Chỉ cho các bệnh khổ của thân như cảm mạo, thương hàn và các bệnh khổ của tâm như oán ghét gặp gỡ, thương yêu chia lìa, cầu mong chẳng toại v.v…2. Y ngoại khổ (Phạm:Àdhibhautikadu#khatà): Chỉ cho các nỗi khổ do người đời gia hại, hoặc do thú dữ, rắn độc cắn, hoặc do núi lở, đất chuồi, lụt lội gây ra. 3. Y thiên khổ (Phạm: Adhidaivikadu#khatà): Chỉ cho các khổ do thiên nhiên gây ra như nóng rét, gió mưa, sấm sét…[X. luận Kim thất thập Q.thượng].