TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN

Sa Môn Giới Châu ở Phi Sơn, thuộc Phước Đường đời Tống soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

LỜI TỰA

Chúng Thánh Hiền đều nhóm hợp trong vườn Cấp Cô, lúc đó không một lời thưa hỏi, mà Như lai tự bảo rằng về phương Tây cách đây mười vạn ức cõi nước có Tịnh độ, cõi ấy rộng lớn do trăm báu họp thành. Lại bảo chúng sinh nghĩ nhớ tưởng niệm cầu sinh đều được như nguyện. Nói rằng có mười hai Phân giáo bao trùm muôn loài, đây chính là một phần về vô vấn tự thuyết. Giống như mẹ không đợi con đòi mà vỗ về, không đợi đưa tay mới đút mới bồng ẳm. Nhưng Như lai bỏ cung Tịnh Phạm giáng xuống Ca Duy, nói Pháp suốt năm mươi năm, rải Từ chấn tùy cơ mà trao dạy hiện đủ thân Trời-Rồng-Thích-Phạm, Thanh Văn, Duyên Giác, Đại Bồ-tát… bỏ cả đầu mắt tủy não và các thứ bên ngoài như thành quách châu báu ân cần ba lần thỉnh không phải một, Như lai hoặc từ chối hoặc lặng im, chỉ dừng lại mà không nói. Còn ở đây tự nói là vì thương các loài trôi giạt mãi trong năm trược nhiều kiếp chẳng dừng. Nay chán năm Trược hẹn sinh Tịnh-độ, ắt là ở chỗ chuyên niệm. Nói niệm đến mức là tưởng mười sáu quán thứ lớp giúp nhau. Kinh nói chư Phật từ biển Chánh Biến Tri tâm tưởng sinh ra, đó là sao là nói chỗ đầu tư, nêu cái dần dần mà gọi trước có tu trì thì trước có Vô Thượng cực quả bắt đầu ở thâm tâm. Thâm tâm xác thực thì không thể nhổ. Cho nên một niệm mà chuyển được ba đường, mười niệm mà lên chín phẩm Thiện, đây tuy là các kinh Đại Thừa Phương Đẳng đều cùng bày mà cùng phát, chẳng phải một kinh mà nói phát. Từ đời Hán Ngụy trở lại đây, chí thành hướng về Tây, chưa nghe có người thật vì Đại Pháp chưa đủ để truyền bá Văn Kinh. Thời Tây Tấn có giặc Lưu diệu tàn phá vùng kinh Lạc, Tăng hiển ẩn lánh ở đất Giang Đông, mới do ba việc nhân nguyện thương cảm nhưng khác xa cái chí chăm chăm. Cả đời loạn thì di phong thắng nghiệp mà thay cho hoặc là không nghe? Cuối đời Đông Tấn, Viễn sư ẩn tích tại núi Lô, thời ấy có đồng chí là các Pháp sư Thích Đạo Bính, Trúc Đạo Sinh, Phật-đà-da-xá. Đến các tại gia tài giỏi là Lưu Di Dân, Lôi Thứ Tông, Chu Tục Chi, … một trăm hai mười ba người kết giao dạo chơi phương ngoài hiếm mà cùng đến. Viễn công lấy các huyễn tụ tập không gửi chắc thân như mộng ảo chẳng thường còn. Do đó chỉ riêng nước Phật Vô Lượng Thọ mà kết giao cùng dạo chơi, ấy mà thôi. Lại nói nước ấy thanh tịnh không có ba đường không có sáu nẻo, chúng sinh theo đó không chỉ một đời mà sinh, phướn báu dẫn trước, gá thân nơi sen vàng, do đó mà cùng có ý tưởng cũng rõ ràng. Từ Viện Công trở đi việc tu Tịnh-độ càng thịnh đạt. Cho nên Tống có Đàm Hoằng, Tề có Tuệ Tấn, Lương có Đạo Trân. Khoảng đời Lý Đường có nhiều bậc Dĩnh Ngộ thông thức như Đạo Xước, Thiện Đạo và rất nhiều vị khác.

Tôi ở thời Tượng Mạt gặp được Di Pháp của Phật mà theo Tịnh Nghiệp cũng có năm thường lấy các sự tích của các Tiền Hiền chép trong các truyện, ở vào các đời khác nhau không cùng loại một mạch xem qua. Do đó trải qua khảo sát các đời Lương Tùy trở đi, các truyện ký được soạn ra như kể về các ngài Tuệ Giáo, Đạo Tuyên tất cả có mười hai vị. Đến đời Đại Tống có Tân Truyện của Thông Tuệ Đại Sư lại nêu được bảy mươi lăm vị. Truyện này về lý có chỗ tối tăm, về lời thì tủn mủn vụn vặt. Do đó mà có sửa chửa và nói rõ hơn về Hồng Nghiệp, Tuệ Minh v.v… sáu mươi hai vị, các tưởng tượng lúc sống cho đến khi chết, nếu không đủ để giúp khởi tin sâu thì không còn gì khác. Các bậc Minh Triết sợ các việc sau này chưa gom góp đủ, thì tôi cũng đã dự bị rồi.

 

 

TỊNH ĐỘ VÃNG SINH TRUYỆN

QUYỂN THƯỢNG

Chánh truyện có mười chín vị, phụ thêm có mười hai vị.

  1. Giang Đông, Thích Tăng Hiển ở đời Tây Tấn.
  2. Lộ Sơn, Thích Tuệ Vĩnh ở đời Đông Tấn.
  3. Lô Sơn, Thích Tuệ Viễn ở đời Đông Tấn (Có phụ: Phật Đà Gia Xá, Tuệ Trì, Đàm Thuận)
  4. Sơn Âm, Thích Tuệ Kiền ở đời Đông Tấn .
  5. Lô Sơn, Thích Tăng Tế ở đời Đông Tấn.
  6. Lô Sơn, Thích Tuệ Cung ở đời Đông Tấn (Có phụ: Tăng Quang, Tuệ Kham, Tuệ Lan)
  7. Lô Sơn Lưu Trình Chi ở đời Đông Tấn.
  8. Đông An, Thích Tăng Duệ ở đời Diêu Tần.
  9. Giang Lăng, Thích Đàm Giám ở đời Lưu Tống (Phụ: Đạo Hải, Đàm Hoằng, Đạo Quảng, Đạo Quang).
  10. Giao Chỉ, Thích Đàm Hoằng ở đời Lưu Tống.
  11. Kim Lăng, Ni Pháp Thạnh ở đời Lưu Tống.
  12. Đơn Dương, Ni Đạo Viện ở đời Lưu Tống.
  13. Dương Đô, Thích Tuệ Tấn ở đời Nam Tề.
  14. Nghiệp Hạ, Thích Tuệ Quang ở đời Bắc Tề.
  15. Linh Kiến Thích Pháp Lâm ở đời Bắc Tề.
  16. Linh Thứu Thích Tăng Nhu ở đời Bắc Tề.
  17. Bích Cốc Thích Đàm Loan ở đời Hậu Nguỵ. (Phụ: Long thọ)
  18. Lô Sơn Thích Đạo Trân ở đời Tiên Lương.
  19. Hà Dương, Thích Tuệ Mạng đời Hậu Chu (Phụ: Pháp Âm).

 

 

1. Thích Tăng Hiển:

Ngài họ Phó người ở Đại Quận. Có chỗ nói là người Nam Thành ở Lâm Xuyên. Tổ tiên nhiều đời làm quan ở Đại, do đó mà nhà ở đấy. Hiển tuổi nhỏ đã bỏ tục dày dạn khổ đau, không giao du với người và việc phù ngụy việc biến đổi của thạnh suy cơ xảo vị thỉ hình chi. Hoặc khi Thiền Định dời đổi nhiều ngày. Cuối thời Tây Tấn, giặc Lưu Diệu tàn phá vùng Kinh Lạc, Hiển bèn ẩn lánh ở Giang Đông mà phóng ý đến các danh sơn nơi ven núi cực hiểm vắng dấu chân người, ông đến đó vào buổi chiều vắng thì được vị Tăng Ấn độ truyền cho bản dịch Kinh mới. Văn kinh dự bị ba việc Tịnh-độ, do đó nguyện thứ lớp vãng sinh chín Phẩm Bèn rất mừng bảo rằng: Thân ta trộn lẫn trong các khổ năm Trược ràng buộc, ở đó mà được đây như bay ra khỏi than nóng, bay liệng giữa hư không, ta nghĩ sau này có chỗ về. Do đó Chí thành Tây tưởng cố gắng mãi không biếng lười. Một chiều tháng 9 bị bệnh, lại thấy Phật Vô Lượng Thọ bay trên hư không mà đến, từ trên không có trăm ánh sáng chiếu vào thân. Chiều ấy ông dậy tắm gội, vì người cùng ở và chăm sóc bịnh mà nói điều đã thấy lại nói rõ ràng nhân quả, khuyên nhủ người chưa ngộ rồi thì mất. Chùa bên cạnh có người thấy đài vàng từ Phương Tây hạ xuống, và nghe mùi thơm lạ đầy nhà. Mọi người đều lấy làm lạ.

2. Thích Tuệ Vĩnh:

Ngài họ Phàn người ở Hà Nội. Cuối thời Đời Đông Tấn, Sư thờ Sa môn Trúc Đàm Hiện Kế nghe Pháp sư Đạo An làm phép tắc thời ấy, người ở ngoài ngàn dặm đến học lúc ấy phần lớn là Trung Nguyên nên dân đi bói đều đến Ngũ Đài mà bỏ La Phù. Do đó ông đến Tầm Dương Người ở Quận là Đào Phạm hết lời giữ ông ở lại, bèn đến trú tại Tây Lâm ở Lô Sơn không đổi, các môn đồ rất đông. Viễn Công lại đến ở, nên cùng bàn ở đấy trọn đời. Viễn Công ở đấy suốt ba mươi năm không hề xuống núi. Vĩnh ở Tây Lâm cũng thế. Lại rất tinh nghiêm kinh luật và giảng nói, mặc áo vải ăn rau dưa vui với tuổi già. Từng muốn nhà tâm trống vắng rèn tập Tam-muội bèn lập một thất trên đỉnh núi. Mỗi khi Vĩnh đến có một con hổ đến nằm phục bên thất, người sợ thì đuổi đi, người về thì lại đến. Vĩnh từng đến Ô Kiều, chủ doanh trại Ô Kiều uống rượu say cỡi ngựa chận đường không cho đi. Lúc đó trời đã xẩm tối, không đường rút lui, Vĩnh cầm gậy chỉ ngựa, ngựa sợ nhảy lên làm chủ té bị thương. Hôm sau đến hạch tội. Vĩnh nói Thần Hộ giới phạt người cuồng dại đối với Vĩnh, bèn xin Sám hối. Vĩnh tánh chân chất tự nhiên, lời nói không thương tổn người vật, quyết chí ở An Dưỡng. Vào niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười Sư bị bệnh mặc áo liệm, mắt nhìn hướng Tây. Bỗng đòi giày và muốn ngồi dậy, chúng hoài nghi hỏi han thì Sư bảo: Phật đến nên ta ngồi dậy. Nói rồi Sư mất. Đạo-tục kéo đến đều nghe có mùi thơm lạ bảy ngày mới tan.

3. Thích Tuệ Viễn:

Sư họ Cổ, người ở Lâu Phiền thuộc Nhạn Môn. Thuở nhỏ theo cậu du học ở Hứa Lạc, làu thông kinh sử, lại giỏi Lão Trang. Năm hai mươi mốt tuổi muốn đi qua Giang Đông định theo học với Phạm Tuyên Tử, nhưng đường Nam bị nghẽn nên chí không thành. Lúc đó Đạo An ở Thái Hành hoằng đạo nổi tiếng. Viễn nghe liền đến thấy mặt rất kính trọng. Sau nghe Sư An giảng kinh Bát-nhã bỗng được khai ngộ liền bảo: Cửu luận khác của chín dòng đều là vỏ trấu. Rồi cùng mẹ và em là Tuệ Trì đều quy phục. Sư có dáng vẻ nghiêm túc tài giỏi nên Đạo An thường khen “Người làm cho giáo pháp truyền bá ở Đông Độ chính là viễn”. Năm hai mươi bốn tuổi, Sư giảng kinh ở chùa Đại Thiện có khách hỏi về nghĩa thật tướng, bàn cãi qua lại càng nhiều nghi ngờ, viễn dẫn Lão Trang giải thích, khách bèn hiểu. Từ đó An cho phép Viễn không bỏ ngoại điển. Trong niên hiệu Kiến Nguyên có giặc loạn, Đạo An bị Chu Tự bắt giam, đồ chúng tứ tán. Viễn và Tuệ Trì cùng mấy mươi người đều đến Kinh Châu. Ít lâu sau muốn về Nam đến La Phù, ra Tầm Dương thì thấy Lô Sơn cao vót yên tĩnh có thể dừng chân. Nhưng chỗ ở cách xa nước, viễn bèn dộng gậy xuống đất bảo: Nếu nơi này ở được thì khiến rã mục thành suối. Nói xong thì suối phun lên. Sau Tầm Dương bị hạn, Viễn ở bên suối đọc Kinh Long Vương thì bỗng có con rắn lớn từ nước bay lên hư không, phút chốc có mưa lớn, do đó gọi là Long Tuyền (Suối Rồng). Lúc đó Sa-môn Tuệ Vĩnh ở Tây Lâm muốn Viễn cùng ở, lại thẹn vì chỗ ở chật hẹp không đủ chứa. Bèn bảo Thứ Sử Hoàn Y, Y bèn lập Đông Lâm để ở. Thuở xưa Đào Khản trấn giữ Quảng Châu, có ngư dân vớt được tượng do Vua A-Dục tạo ra. Tượng này rất kinh lạ, Khản đưa tượng về chùa Hàn Khê ở Võ Xương, chùa cháy nhưng tượng vẫn còn nguyên. Sau Khản đi trấn giữ quận khác sai Sứ đón về nhưng không được. Khi Viễn cất chùa xong cầu nguyện thì tượng tự nhiên đến. Do đó biết Viễn tu chứng nên cảm được điềm lành. Ân Trọng Kham đi Kinh Châu đến Lô Sơn luận đạo với Sư chẳng biết mệt mỏi. Kham nói sự hiểu biết của Sư sâu sáng khó địch nổi. Tư Đồ Vương Mật, Hộ quân Vương Mặc đều khâm phục Phong Đức của Sư, Mật có thư rằng tuổi chưa bốn mươi mà ai đồng nhĩ thuận há chẳng buồn cho sự rơi rụng ư? Sư đáp: Người xưa không trọng thước ngọc mà chỉ quý tấc bóng, cái còn lại không do năm dài. Vua Tống Võ đuổi giặc Lư Tuần, các quan tâu Viễn Công trước có giao du mật thiết với Tuần. Tống Võ bảo Viễn là người tiêu biểu cho đời không có kia đây. Do đó sai sứ đem thư tiền gạo đến tặng. Chúa nhà Tần là Diêu Hưng rất trọng tài đức của Sư, đưa bản Luận Đại Trí mới dịch nhờ Sư đề tựa nhưng viết thư nói rõ rằng: Luận này do Long soạn ra, lại là chỉ quy của Phương Đẳng, không có Đại sĩ, ai có thể viết cho lời tựa? Hoàn Huyên phạt tội Trọng Kham đến dưới chân núi, mời Viễn đến Hổ Khê Viễn từ chối. Huyền tự vào núi, người chung quanh Kham rất kính trọng Viễn, xin Ngài chớ trọng. Huyền bảo Trọng Kham sống như người chết nhác! Nhưng khi gặp Viễn thì Huyền kính sợ, các nghi nan đều không dám. Lại hỏi việc đánh dẹp thì Viễn không đáp. Huyền gạn hỏi thì đáp việc quân binh chưa học Huyền bảo giờ đang nguyện điều gì? Nguyện cho Đàn-việt được an ổn họ cũng chẳng khác. Huyền xuống núi bảo người chung quanh rằng người này xưa nay chưa gặp. Sau Huyền dùng oai chủ soái ra lịnh cho Sa-môn phải lạy vua. Thượng thư lệnh Hà Sung Phác, Tạ Chữ Tường v.v… tấu luận khiến môn hạ vâng chỉ, đang bàn bạc lăng xăng chưa định thì Viễn Công làm luận năm Thiên Sa-môn không lạy Vua dâng lên Huyền, bèn thôi. Khi Huyền thua chạy về Tây, An Đế từ Giang Lăng về Kinh đô. Quan Phụ Quốc Hà Vô Kỵ khuyên Viễn đón Vua thì ông từ bệnh không đi. Vua gửi thư ủy lạo, Viễn đáp tạ. Trần Lưu, Tạ Linh Vận ỷ tài kiêu ngạo nhưng gặp Sư thì rất tâm phục. Viễn công trong thông Phật Giáo, ngoài giỏi sách Nho ở Lô Sơn ba mươi năm không hề xuống núi. Bành Thành có Lưu Di Dân, Dự Chương có Lôi Thứ Tông, Nhạn Môn có Chu Tục Chi… đều kính trọng, Nam Dương có Tông Bính, Thanh Hà có Trương Giả đều bỏ đời mà nương Viễn sư. Viễn cùng Di Dân và tăng tục gồm một trăm hai mươi ba người kết làm Tịnh Xã, trước tượng Di-đà cùng thề đến An Dưỡng. Bèn khiến Di Dân soạn văn khắc đá. Lúc đó đời gọi là Liên Xã, Viễn rất trọng việc hoằng Pháp. Mỗi khi nghe Tăng Đồ từ Tây Vức đến thì ân cần hỏi han Đạo Vị. Sa-môn nước Kế-Tân là Tăng già-nan-đề trong niên hiệu Thái Nguyên đến ở Tầm Dương, Viễn Công thỉnh dịch lại Bộ A-tỳ-đàm Tâm và Luận Tam Pháp Độ. Về già nghe ngài La-thập đến Quan Trung bèn đốt hương xa tưởng và viết thư thăm hỏi. La-thập cũng nghe tiếng Sư đã lâu, bèn viết thư giao hảo. Lại gởi cho năm bài kệ. Từ đó Nam Bắc ngàn dậm thư từ thăm hỏi không dứt – tháng tám. Vào niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười hai từ ngày 1 đến ngày 6 Sư bị bệnh, các bậc cao tuổi thỉnh Sư uống rượu đậu. Sư bảo: Uống rượu trị bệnh văn luật không cho, thỉnh Sư uống nước cháo thì Sư bảo đã quá Ngọ. Lại thỉnh Sư uống mật thì Sư bảo mở luật tìm văn, chưa được nửa quyển thì Sư mất, thọ tám mươi ba tuổi. Đạo Tục đưa tiễn như mây đùn. Thái Thú Tầm Dương là Nguyễn Bảo cùng đệ tử là Pháp Tịnh v.v. đào đất ở Sơn Tây mà chôn Sư. Tạ Linh Vận, Tông Bính một thời nổi tiếng là Hiền, trụy điệu Sư đặt bài Minh ghi đức. Tăng Tuệ Giảo đời Lương cách Sư hơn trăm năm biết việc đã viết Truyện nói rằng: Xét về Biệt Truyện, Viễn Công đối với Tịnh-độ chuyên tu siêng niệm. Xưa ở Lô Sơn mười một năm lắng tâm buộc tưởng, ba lần thấy Phật mà im lặng không nói, mười chín năm sau, chiều tháng , Viễn Công ở Khám Đông bên đài Bát-nhã, từ Định ra thì thấy thân Phật Di-đà đầy khắp hư không, trong viên quang có các Hóa Phật, lại thấy Quán Âm Thế Chí đứng hầu hai bên. Lại thấy dòng nước sáng chia thành mười bốn nhánh mỗi nhánh nước phun trên dưới, tự giảng nói Khổ Không, Vô thườngVô ngã. Phật bảo Viễn rằng: Ta vì bổn nguyện lực đến an ủi ông, bảy ngày sau ông sẽ vãng sinh về nước Ta. Lại thấy Phật đà-da-xá cùng Tuệ Trì, Đàm Thuận ở bên Phật chào Viễn nói: Pháp sư trước chúng tôi sao đến chậm thế? Viễn thấy rõ ràng và sáng suốt không rối loạn. Rồi nói đủ các việc thấy nghe cho đệ tử Pháp Tịnh, Tuệ Bảo v.v… nghe. Nhân đó bảo Tịnh rằng trước đây mười một năm ta đối Tịnh-độ ba lần thấy Phật, nay lại thấy thì ta chắc chắn được sinh Tịnh-độ. Ngày hôm sau Sư bị bệnh, lại nói với Tịnh rằng chỉ trong bảy ngày là chậm. Các ông phải cố gắng chớ để tình thế gian trói cột. Đến hẹn thì mất.

4. Thích Tuệ Kiền:

Sư họ Hoàng Phủ, người ở Hà Sóc. Tinh trì giới luật ý rất bền chắc. Xưa ở Lô Sơn mười năm kẻ đạo người tục đều kính mến. Kiền ở dưới chân núi, Viễn Sư mến nghiệp phong của ông bèn bảo với Minh Thắng, Pháp Bảo rằng người ấy là người của ta, đức nghiệp ông ấy tâm ta không bằng mà không hổ thẹn ư? – Sư đến Ngô Hội ở đất Thục hoằng hóa, rồi đến chùa Gia Tường ở Sơn Âm nhóm họp đồ chúng mà dạy dỗ. Lúc đó ngài La-thập truyền dịch Kinh mới, có chỗ chưa giảng thì Kiền lần lượt giảng, rồi bảo chúng rằng ở đời Tượng Mạt mà giảng dạy Di Giáo, nguyện đem chút điều lành nhỏ này kính dâng Phật Di-đà. Sau đó năm năm bị bệnh. Kiền biết đã đến lúc liền bảo: Lên ngồi Sen Vàng trong ao ngọc, hoa nở thấy Phật chính là lúc này. Lại cần cầu Hải chúng là bạn thật vì Pháp. Quán Âm Thế Chí đến đây đã về rồi, không nguyện nào khác. Đêm ấy ở phía Bắc chùa tại Sơn Âm, có Ni Tịnh Nghiêm nằm ngủ bỗng thấy Quán Âm Thế Chí cùng trăm ngàn chúng từ trên cao xuống cờ phướn lọng báu ánh sáng rực rỡ như mặt trời mặt trăng. Nghiêm thấy vừa lạy vừa chiêm ngưỡng, bèn đến trước hỏi rằng: Thưa Đại Sĩ ngài đi đâu thế? Đáp: Đến Gia Tường đón Kiền. Chiều đó Kiền cũng thấy được thắng tướng rồi an nhiên mà mất.

5. Thích Tăng Tế:

Không biết Sư là người ở đâu, cạo tóc với Sư nào? Vào thời Tấn An, từng vào Lô Sơn hỏi đạo với Viễn Công. Ông làu thông kinh sách trong ngoài. Viễn thường bảo: Cùng ta nối thạnh Đại Pháp là người ấy. Tế do mẫn ngộ nên được Viễn công khen ngợi, phàm các giảng luận đều khâm phục. Khi ông bị bệnh nằm liệt giường muốn dậy mà không ngồi được, ngày thứ ba Viễn giao cho một cây đuốc bảo ông hãy dựa vào đây mà lập tâm An Dưỡng Tế vâng lời cầm đuốc dừng tưởng, lại mời Chư Tăng đến tụng Quán kinh, lần hồi sắp đến canh năm mới trao đuốc cho đệ tử là Nguyên Bậc rồi đi theo Tăng. Chốc lát như sực tỉnh lại cầm đuốc bay trên hư không, được Phật Di-đà duỗi tay tiếp dẫn lại đến khắp mười phương cúng dường chư Phật. Phút chốc tỉnh lại, kể rõ các việc cho Bậc, rồi vui mừng nói: Ta một đêm quán niệm mà được Phật tiếp dẫn, chỉ có Phật Đại Từ ai niệm đều đến. Tối hôm sau lại thấy trên hư không có Hóa Phật và Hóa Bồ-tát chập chờn hiện đến. Sư bảo Bậc: Hóa Phật đã đến ta đi đây, rồi nhìn về hướng Tây một hơi mà mất. Sau khi mất hơn ba tháng vào mùa nắng gắt mà da thịt vẫn không rã mục.

6. Thích Tuệ Cung:

Sư là người ở Phong Thành thuộc Dự Chương. Từ khi vào học Phật ông và ba Pháp sư Tăng Quang-Tuệ Kham-Tuệ Lan là bạn rất thân. Bọn Lan sức học không bằng Cung, còn đối với Tịnh-độ tinh chuyên niệm tưởng nguyện thì Cung không bằng. Bọn Lan có lần gọi bảo anh sức học rộng nhưng đối với Phật đạo thì như kẻ điếc trỗi nhạc mà mình không nghe được minh thức của bậc Thánh, anh biết được gì? Cung đáp: Thì làm càng vậy, học mà không thông đạt ai như chưa chết, mà mê muội ngu ngây được ư? Sau bảy năm bọn Lan đều mất. Khi chết đều biết trước ngày giờ. Năm năm sau tức đời Tấn niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười một, Cung bị bệnh, trong lúc bệnh nằm nghỉ bọn Lan đã chết, nay bị bệnh khổ không chỗ nương, bèn bảo: Sáu nẻo noi nhau có khi nào dừng mà còn nhiều thêm. Lại nói sinh tử tới lui ta sao về được? Do đó gục đầu khóc lóc quyết tâm về An Dưỡng. Tuy bị bệnh khổ nhưng niệm vẫn không xen hở. Một hôm mắt thấy Phật Vô Lượng Thọ bưng đài vàng tím đến rước. Cung biết mình nương đài vàng. Ở trong đài phát ra ánh sáng như đống báu. Lại thấy các vị Tăng Quang, Tuệ Kham, Tuệ Lan cùng ở trong ánh sáng vui mừng bảo Trưởng lão thọ thị sinh về Thượng phẩm. Chúng tôi chỉ mong năm Trược được yên mà nương Tịnh-độ dầu muộn. Cung bảo ta biết thân tâm ta không có các đau đớn. Nói xong thì mất.

7. Lưu Trình Chi:

Ông tự là Trọng Tư, người ở Bành Thành là con cháu của Hán Sở Nguyên Vương. Tổ tiên làm quan đời Tấn rất vinh hiển. Trình Chi thuở nhỏ mồ côi cha, thờ mẹ rất chí hiếu, tiếng vang khắp nơi. Lại ỷ tài tự phụ không chịu uốn mình theo tục, dầu mình đói lạnh ở trước oai phước mà vẫn y nhiên rỗng sáng. Tư Đồ Vương Mật, Thừa Tướng Hoàn Huyền, Thị Trung tạ Côn, Đô Đốc Tạ An, Thái Úy Lưu Dụ đều mến mộ muốn tiến cử nhưng đều từ chối. Ông đến Lô Sơn nương Viễn Công. Viễn công hỏi: Quan Lộc vòi vọi sao chẳng làm? Trình Chi nói Vua quan nghi nhau vạch lá tìm sâu. Tấn thất lại không có cái vững chắc của bàn thạch, vật tình có cái nguy như chất trứng, sao tôi làm được? Viễn nghe nói bảo là Tướng lớn khí dày. Thái Úy Lưu Công cũng vì chí như thế nên không thể dùng sức ép được, bèn bàn nhau lấy hiệu là Di Dân mà tặng. Lôi Thứ Tông, Chu Tục Chi, Tất Dĩnh Chi, Trương Tú Bảo v.v… đều cùng đến nương Viễn Công. Viễn Công nói các ông đến thì phải quên mà dạo chơi Tịnh-độ. Nếu có tâm thì phải cố gắng chớ có chuyện sau này. Trình Chi có văn tạc vào đá để ghi nhớ. Sau ông chăm chăm lo Phật đạo không màng chuyện vinh nhục. Dốc chí mười một năm, năm cuối trong khi niệm Phật thì thấy thân Phật Di-đà màu vàng chiếu sáng thất. Trình Chi thẹn buồn khóc lóc thưa rằng: Con mong được Như lai xoa đầu, đắp y cho con. Bỗng nhiên Phật xoa đầu và đắp y cà sa cho. Một hôm niệm Phật lại thấy xuống ao lớn bảy báu, hoa sen trong ao xanh trắng xen nhau, nước mênh mông không bến bờ. Có một người trên đảnh có vầng ánh sáng tròn ngực có chữ vạn chỉ nước trong ao bảo là nước tám công đức con hãy uống. Trình Chi uống vào thì thấy ngon ngọt. Khi tỉnh dậy thì biết mùi thơm phát ra từ lỗ lông tay. Trình Chi nói duyên Tịnh-độ của ta đã đến, chúng sáu hòa nào cùng ta chứng minh. Lúc đó Tăng ở núi Lô đã tập hội, Trình Chi đối tôn tượng thắp hương kính lễ khấn rằng: Con nhờ lời dạy của Phật Thích-ca mà biết có Phật Di-đà, nén hương này trước cúng dường Thích-ca Như lai, kế cúng dường Phật A-di-đà, sau cúng dường Phật và chúng Bồ-tát trong hội Pháp Hoa và đến khắp Phật Bồ-tát ở mười phương, nguyện khiến tất cả hữu tình đều sinh về Tịnh-độ. Nguyện xong vái quỳ mọp mà mất. Mười một ngày sau Viễn Công sắp Trình Chi vào xã và ghi vào truyện.

8. Thích Tăng Duệ:

Ông là người Quán Đào đời Ngụy. Năm mười tám tuổi thờ Tăng Hiền xin làm đệ tử. Đến hai mươi tuổi thì làu thông kinh Phật cũng thông cả sách Nho. Có lần nghe Tăng Lãng giảng Kinh Phóng Quang nhiều lần đến hỏi, Lãng gọi Hiền bảo: Duệ trí thức hơn người đáng gọi là đệ tử Hiên của Hiền. Duệ vì còn học tập chưa rèn Định đủ Tuệ, lại thêm áo vị của Thiền Định phải từng bậc nên bảo: Kinh Pháp tuy ít biết nhân quả, Thiền Pháp chưa truyền không có đất bày tâm. Sau ngài La-thập vào Quan Trung dịch ra Thiền Yếu ba quyển. Duệ có được, ngày đêm tu tập liền thông suốt năm môn giỏi vào sáu Tịnh. Ngụy Tư Đồ Diêu Tung đức hạnh cao vời, có lần Tần Chúa là Diêu Hưng hỏi Tung: Ông Duệ ra sao Tung đáp: Thật là hạng thông bách của Nghiệp Vệ. Do đó tiếng tốt vang xa. Ngài La-thập dịch Kinh Luận Duệ đều sửa đúng. Sau dịch Luận Thành Thật khiến Duệ giảng. Thập ngó Duệ nói Luận này có chỗ văn phá Tỳ-đàm ở lời có ẩn kín, nếu không hỏi mà hiểu được thì thật là bậc tài giỏi. Sau Duệ giải rõ không cần hỏi La-thập. La-thập khen: Ta truyền dịch mà gặp ông thì ta không còn hận gì. Sau Duệ viết tựa cho Luận Đại Trí, Luận Thập Nhị Môn, Trung Luận v.v…, lại viết tựa cho Đại Tiểu Phẩm Pháp Hoa, Duy-ma và Kinh Tư Ích đều truyền ở đời. Xưa Duệ giỏi nhiếp oai nghi, rộng khen Kinh Pháp thường hồi hướng các đều lành, nguyện sinh An Dưỡng, nên nằm ngồi tới lui chưa hề quay lưng về hướng Tây. Sau không bệnh mà nhóm họp chư Tăng bảo rằng: Tôi bình sinh giữ nguyện An Dưỡng, như Duệ thấy thì chắc chắn sẽ được sinh, nếu thân miệng ý nghiệp chưa phạm hoặc không phạm thì nguyện thí Đại Từ để làm bạn Pháp. Rồi thiết đãi chư Tăng và ngồi mà mất. Ngày Duệ mất tăng trong chùa đều thấy khói mù năm màu từ phòng Duệ phát ra lượn quanh mấy vòng rồi đi về phía Tây.

9. Thích Đàm Giám:

Ông họ Triệu, người Hạ Bác thuộc Ký Châu. Thuở nhỏ chán tục cầu Thầy với Trúc Đạo Tổ học tập các kinh làu thông các luận. Luận văn có chỗ chưa thông thì bảo không có đời sau, ta sắp an phu. Sau

nghe ngài La-thập vào Quan Trung liền chống gậy đến quyết tâm học hỏi “nhất ngung tam phản”. Khi La-thập tịch rồi thì Giám nói chẳng may ngài La-thập vắng bóng không nơi học hỏi. Bèn đến các chùa núi ở Giang Lăng. Lúc đó tuổi già đi đứng rất cẩn thận. Từng nguyện đích thân đến An Dưỡng, tận mặt thấy Di-đà, dầu một mảy may điều lành cũng đều hồi hướng vào đó. Một hôm trong Định thấy Phật Di-đà tay cầm bình vàng rảy nước vào mặt bảo rằng rửa sạch bụi nhơ cho con, khiến trong tâm con, giúp thân miệng con đều nghiêm tịnh. Rồi trong bình mọc lên một hoa sen bèn trao cho Giám. Khi xuất Định, Giám gọi đệ tử là Tuệ Nghiêm bảo rằng: Ngươi có quán niệm Tịnh-độ nên ta không giấu ngươi điều gì, bèn thuật rõ các điều đã thấy. Ba ngày sau đệ tử là Đạo Tế đến từ giã mà vãng sinh. Sư bảo: Ngươi chưa thể lên An Dưỡng thoát Ta-Bà, ruỗi rong Nam Bắc, cuối cùng thì ra sao? ngươi nên nghe lời ta, ngày sau sẽ cùng ở với ta. Nếu không thì ngươi sẽ theo nghiệp mà có dời chỗ. Tối ấy Giám và tăng trong chùa nêu ý ngày nào sẽ đi mãi không trở lại. Người nghe không ai hiểu gì đêm ấy ngủ say. Có Sa-di Tăng Nguyện luôn theo hầu bên cạnh, Giám nhìn hỏi đèn đêm hao dầu, ông biết ở đâu chăng? Tăng Nguyện dẫn đi. Giám một mình đi dưới hiên niệm Phật A-di-đà gần suốt năm canh tiếng càng lúc càng lớn, đến sáng bọn nghiêm đến thăm hỏi, Giám vẫn ngồi im, xem ra thì đã mất. Bọn Nghiêm không dùng hai quan quách để liệm. Đến ba tuần mà thi thể vẫn mềm dịu lại có mùi hoa phù dung tỏa ra. Cùng lúc ấy có Thích Đại Hải ở Giang Lăng, Thích Đàm Hoằng ở Hoài Nam, Thích Đạo Quảng ở Đông Hiên, Thích Đạo Quang ở Hoằng Nông đều có tâm cầu An Dưỡng cũng cùng ra đi. Họ đều nói mắt thấy có Đài vàng, lưới báu cùng các chim Tần-già, Cộng Mạng hiện ra.

10. Thích Đàm Hoằng:

Sư là người ở Hoàng Long, có chỗ cho là người ở Cao Bưu thuộc Quảng Lăng. Trong niên hiệu Vĩnh Sơ đời Tống, dạo chơi phương Nam dừng lại ở chùa Vu Đài tại Phồn Ngu, sau đến chùa Tiên Sơn ở Giao Chỉ, ngoài việc hương lửa không còn việc gì khác, tụng Kinh Vô Lượng Thọ và Quán Kinh không biết số lượng. Hoằng thường nghĩ rằng một thân muôn mối. Chánh niệm khó giữ vững hãy nương Chánh niệm mà sớm thấy Di-đà. Do đó ở trong núi vắng đã chứa củi để sẵn. Một hôm chui vào đống củi tự bảo rằng: Nguyện bỏ báu thân này mau gặp Kim Nhan, không ở ba cõi và đọa các Hữu! Do đó đốt lửa, các đệ tử tìm gặp bèn khiêng về chùa. Phần nửa thân bị đốt đã rạn nứt, trải hơn tháng chỗ lở nứt lại lành. Sáng hôm sau cả làng nghiêm lập Đại hội, cả chùa đều đến. Ngày ấy Hoằng lại vào hang sâu nhóm củi đốt, dân làng chạy đến cứu nhưng Hoằng đã chết. Do đó chất thêm củi đốt ngày sau mới hết. Đệ tử thâu nhặt di cốt được mấy trăm hạt Xá-lợi như đá sáng lấp lánh không nở ra. Ngày hôm sau thấy Hoằng có thân màu vàng ròng cởi nai chạy về phương Tây rất nhanh có người hỏi không đáp. Lại hỏi thì chỉ giơ một ngón tay chỉ về Tây mà thôi. Có người cố gắng đuổi theo, cùng đi rất xa, cuối cùng không kịp.

11. Ni Pháp Thạnh:

Bà họ Niếp, người ở Thanh Hà Bối Chi. Cuối đời Đông Tấn ở ẩn tại Kim Lăng. Trong niên hiệu Nguyên Gia đời Tống mới đến chùa Kiến Phước xuất gia. Thông minh tài giỏi do trời. Bèn đến chùa Đạo tràng gặp Pháp sư thọ giới Bồ-tát. Ngày thì đọc sách xem kinh, tối thì lắng suy lý vị, chứa nhóm hằng năm thì thần trí sáng láng, dầu nói tuổi già mà có hơn lúc trẻ, thường muốn vượt khỏi ba cõi bước lên chín phẩm. Do đó phân ra mười sáu pháp quán và làm tám ao để hệ tưởng trước. Ngày 2 tháng 9 niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười sáu, bà ở dưới chùa tháp mà lễ tượng Di-đà. Chiều đến bị bệnh, bệnh càng lúc càng nặng hơn, mới nằm ngủ thì thấy Phật Di-đà và 2 vị Bồ-tát ngồi mây nhiêu hoa, mây phát ra ánh sáng báu chiếu vào Thạnh. Lúc đó các Ni mang dép cỏ đến thăm bệnh thì thấy ánh sáng trong phòng Thạnh chói lòa, lấy làm lạ hỏi thì Thạnh nói vừa rồi tôi nằm ngủ thấy Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát ở trước tôi, lại chiếu ánh sáng vào tôi, há Phật Từ bi độ tôi ư? Nói xong thì mất. Bấy giờ Trương Biện ở quận Ngô là Thái thú Dự chương, xưa này rất kính trọng mà ghi vào truyện kể.

12. Ni Đạo Viên:

Bà họ Giang, người ở Đan Dương, có kẻ nói là người ở Đan Đồ. Thuở nhỏ rất thông minh. Tự nhiên kinh sách văn sử đều tìm hiểu rộng ra. Sau khi thành tựu giới pháp, nghiền ngẫm ý vị trong ba Tạng, được chỗ cốt yếu. Đời Tần Hiếu võ trong niên hiệu Thái Nguyên, Hoàng hậu khen hạnh cao cả, làm các điều lành đều quy về Chùa, các cô gái con nhà giàu đều tranh nhau giao du với cô. Đời Tống niên hiệu Nguyên Gia năm thứ cô tạo nhiều tượng Phật để tạo Phước. Ở Bành Thành có hai tượng vàng, ở Chùa Ngõa Quan có tượng Phật Di Lạc đi, ở chùa Kiến Hưng có hai tượng vàng, ở Chùa Kiến Phước có tượng Phật nằm và hai Tượng Phổ Hiền đi. Lại theo tượng có các phướn hoa rất đẹp.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ mười lăm, lại tạo một tượng Phật Vô Lượng Thọ vàng , nguyện nhờ tượng này mà được tiếp dẫn Tây Phương. Ngày 11 tháng mùa hạ giữa hai đầu chân mày tượng phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu sáng chùa, trong chùa đều biết là màu vàng, trong ánh sáng vàng Phật Vô Lượng Thọ thọ ký cho Viên rằng: Ngươi bỏ báo thân này sẽ về nương ta, nên khéo giữ gìn chớ nghi và khinh thường. Được thọ ký càng vui vẻ tinh tấn. Ngày rằm tháng ấy đến trước tượng ngồi mà hóa.

13. Thích Tuệ Tấn:

Sư họ Diêu, người ở Ô Trình thuộc Ngô Hưng, tánh hùng dũng hào hiệp. Năm bốn mươi tuổi biết thân là mộng huyển, bèn đến chùa Cao Tòa ở Dương Đô xuất gia. Tấn vì trung niên xuất gia nên không thể hiểu sâu xa viên đốn. Bèn nguyện tụng Kinh Pháp Hoa, trọn đời dụng tâm lao khổ luôn cầm quyển kinh, bị bệnh bèn than: Há nghiệp chướng sâu dày theo lời Như lai dạy mà không thắng nổi ư? Bèn phát nguyện tạo Kinh trăm bộ để sám hối các chướng đời trước, góp tiền được một ngàn sáu trăm đồng, một chiều giặc đến cướp. Tấn không sợ sệt mà chỉ gập mình chắp tay chỉ vào túi tiền và bảo: Đây là tiền Kinh lấy của Đàn-việt, tôi không có. Đám giặc nghe xong xấu hổ bỏ đi. Sau quả in xong trăm bộ kinh, bệnh cũng lành. Tấn hồi hướng công đức để cầu Tịnh-độ, nguyện thâm tâm bền chắc. Bỗng trên hư không có tiếng nói: Ngươi việc đã xong nguyện đã trọn sẽ sinh Tịnh-độ không phải ngươi thì là ai. Tấn thưa tôi không dám mong Thượng phẩm chỉ cầu Hạ phẩm cũng không lui sụt rồi. Niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ 3 đời Tề, Sư không bệnh mà mất, thọ hơn tám mươi tuổi.

14. Thích Tuệ Quang:

Ông họ Dương, người ở Nghĩa Phong thuộc Định Châu. Năm mười ba tuổi theo Cha đến Lạc Dương thấy Thiền sư Phật-đà kính mến Sư là người có đạo bèn xin thọ ba Quy y. Sư thấy Quang có tướng lạ, có thể gánh vác Chánh Pháp bèn khuyên gắng nên theo Phật Quang bèn thờ Phật đạo khắc kỷ gắng học, ngày nhớ mấy ngàn lời và suy tìm chỗ sâu kín đều do túc ngộ. Có người hỏi han thì Quang chỉ dẫn đều hiểu rõ, mọi người gọi là Thánh Sa-di. Đến khi thọ Đại giới ai nấy đều kính trọng đức độ. Của sư, sư thường mở túi bố thị không vắng ngày nào. Sư có soạn làm Sơ Luật Tứ Phần và các Kinh Hoa Nghiêm, Niết-bàn Thập Địa… quyền thật đều gồm, người đời đều gọi là Hiền. Như có Tư Mã Bộc Tạ Cao Long khiến con côi của mình vốn học Nho theo hầu.

Nhưng Quang tu hành tinh khổ chưa biết khi nào sinh về nước Phật. Bị bệnh liền sanh tâm rất hổ thẹn, bỗng thấy các vị trời hiện đến. Quang bèn chí thành xin về An Dưỡng. Trong nháy mắt lại thấy Tịnh-độ Hóa Phật và Hóa Bồ-tát đầy khắp hư không. Quang nói: Chỉ có Phật nhiếp thọ mới toại bổn nguyện ta. Lại gọi đệ tử bảo Hóa Phật và Bồ-tát số đông vô kể, ta lại được đắp y, theo sau đầy đủ. Phút chốc thì tiếng nói và hơi thở đều im bặt.

15. Thích Pháp Lâm:

Sư họ Lạc, người ở Tấn Nguyên. Cạo tóc ở quận nhà đến học ở quận Thục . Sư thường buồn than ở đất Thục không có thầy. Khi Ẩn Công đến thì ông ngày đêm thưa hỏi thầy. Khi Ẩn về Thiểm Tây thì Lâm đi theo. Mấy năm sau thì các Bộ Tỳ-Ni đều hiểu rõ Trì Phạm. Lại trở về Thục nghỉ ở chùa Linh Kiến. Tăng Ni ở đất Thục đến thăm rất đông nhưng tâm Sư vẫn dững dưng. Ngoài Luật bộ ra khi nói bàn đều cầu sinh Cực Lạc. Cho nên sớm tối thường tụng Quán Kinh để cột các niệm Khi tung thường thấy một Tăng thân rất cao lớn ở bên Lâm, tuy lấy làm lạ nhưng không nói với ai chỉ có đứa hầu là thấy. Đời Tề niên hiệu Kiến Võ năm thứ hai không bao lâu lại thấy một cây báu lớn, dưới cây có ba hoa sen, trên hoa có tượng Phật và hai Bồ-tát. Lâm mừng rỡ nói rằng người tu Tịnh nghiệp mà được thấy tượng báu liền trừ được vô lượng ức kiếp tội nặng, ta là người ấy thì sao? Ta may được thấy chẳng nghĩ đến sen vàng ao ngọc mà chẳng được sinh. Do đó dặn việc chôn cất không nên phí phạm của Tăng, chẳng theo tục lệ xưa này nên theo Tây Trúc làm lễ hỏa táng. Lại bảo tăng đêm nay nghe tiếng chuông thì đến xem tôi. Đến nửa đêm nghe tiếng chuông, Sư bèn đến chiếu ngồi nhắm mắt, Tăng đồ đều nghe theo lời dặn, nơi đầu ngỏ chất củi mà đốt, lửa cháy phừng phừng ba ngày mới hết.

16. Thích Tăng Nhu:

Ông họ Đào, người ở Đan Dương thuộc Nhuận Chi. Chín tuổi học với cha mẹ, tính thông minh tự phát, làng xóm đều khen tài giỏi. Sau gặp Pháp sư Hoằng Xứng bèn theo, Xứng nổi tiếng một thời, học giả kính mến hầu hạ bên mình. Nhân đề phát chỗ học cũ mà các kinh Phương Đẳng đều thấu suốt chỗ sâu kín. Sau đến chùa Linh Thứu ở núi Diễm Bạch. Tăng trong chùa thấy Nhu lấy làm lạ, Nhu nói ta là quỉ thấy vật có gì lạ. Tề Thái Tổ và Thế Tổ Văn Tuyên đều biết tiếng, trước sau chiếu triệu mời đến nhưng Nhu không thân tục chuộng danh, thấy sự vật thạnh suy nên chỉ chuyên tâm Tịnh-độ. Ngày Sư mất, thấy Hóa Phật cả trăm ngàn. Lại nghe trong ngoài phòng có mùi thơm lạ quanh quẩn. Nhu nói mùi thơm lạ đến quanh quẩn bên ta là Thánh Hiền đến rước ta về Tây. Bèn nhờ người trải chiếu hướng về Tây chí thành kính lễ rồi mất, thọ sáu mươi bốn tuổi. Chôn toàn thân. Ở phía Nam núi. Sa môn Tăng Hựu giao du tốt với Nhu, gom lấy việc trước sau mà khắc vào đá.

17. Thích Đàm Loan:

Người Nhạn Môn, lúc nhỏ đến núi Ngũ Đài, cảm được linh dị mà thề xuất tục. Sư rành ba Thừa văn lý Đốn Tiệm. Sư đọc Kinh Đại tập khỏ vì lời nghĩa sâu kín. Nhưng sau vẫn khai Ngộ bèn soạn chú giải. Có lần bị bệnh đến Phần Xuyên, bỗng thấy mây che sao Bắc đẩu, cửa trời rộng mở thềm bậc sáu tầng trời cõi Dục trên dưới lớp lớp, sư vừa nháy mắt thì bệnh lành. Sau dụng tâm với Phật đạo thường sợ không kịp lại dạy dỗ kẻ tục không xen hở lúc đầu Loan thích Thuật Học (Tiên Thuật) nghe Giang Nam có Đào Ẩn Cư được phép tiên sống lâu, bèn ngàn dặm đến học Đào trao cho Kinh Tiên mười quyển. Loan rất mừng được thuật thần tiên. Sau trở về Lạc Dương gặp Bề-đề-lưu-chi bèn hỏi: Đạo Phật có pháp sống hoài chẳng chết chăng? Chi cười đáp: Sống hoài chẳng chết là Đạo Phật ta, Đạo Tiên nào có? Bèn trao cho Kinh Quán Vô lượng Thọ. Bảo rằng ông tụng kinh này thì ba cõi chẳng sinh, sáu đường chẳng đến, thì sự đầy vơi, còn mất họa phước thành bại không lay động được, sống lâu như kiếp đá, như số cát sông. Số cát sông còn có cùng, tuổi thọ Phật ta thì vô cùng cực. Loan bèn khởi tin sâu, đốt hết kinh Tiên mà chuyên về Quán kinh. Đối với Quán Kinh được lý nghĩa tu ba phước nghiệp quán tượng chín phẩm, mưa nắng không đời bệnh hoạn chẳng bỏ. Ngụy Chúa chuộng chí ông lại thêm tự làm dạy người rộng khắp nên được ban hiệu là Thần Loan, mời trú tại chùa Đại Nghiêm ở Tính Châu. Không bao lâu dời về chùa Huyền Trung ở Bích Cốc, Phần Châu. Một tối, đang khi trì tụng, Loan thấy một vị Tăng Ấnđộ đến, vào thất bảo ta là Long Thọ, nơi ở là Tịnh-độ. Vì ông có tâm Tịnh-độ nên đến gặp. Loan thưa: Có gì dạy con? Sư nói: Việc quá khứ không thể kịp, việc vị lai không thể tìm, việc hiện tại đang ở đâu, ngựa chạy khó trở về. Nói xong biến mất Loan biết là việc Sinh tử đã đến hẹn. Bèn nhóm họp đệ tử mấy trăm người khuyên bảo dạy rằng: Bốn loài thay đổi chẳng ngừng, khổ địa ngục chẳng thể chẳng sợ, chín phẩm Tịnh nghiệp chẳng thể chẳng tu. Do đó sai đệ tử lớn tiếng niệm Phật A-di-đà, rồi quay mặt về hướng Tây nhắm mắt mà tịch. Lúc đó đạo tục đều nghe tiếng nhạc từ Tây đến rồi đi về Tây. Ngụy Chúa nói đó là chỗ về của Phật tử chân tu, ra sắc chôn ở Văn Cốc Phần Tây, làm bia ghi chép việc lúc sống.

18. Thích Đạo Trân:

Không biết sư họ gì, trong niên hiệu Thiên Giám thời Lương, dừng chân ở ở Lô Sơn. Nghe xưa Viễn Công và Tuệ Trì, Đàm Thuận, v.v… kết tưởng Tịnh-độ thì rất kính mến. Nhưng tâm kính mến lúc có lúc không do dự không nhất định. Lúc khác trong mộng thấy trên biển có chiếc thuyền chở mấy mươi người Trân hỏi thì nói đến nước Di-đà. Trân xin theo thì họ không cho, bảo rằng công đức tu một ngày siêu suốt nhiều kiếp, còn Kinh Di-đà ông chưa tụng làm sao đòi đi. Trân trong mộng biết có sai. bèn tìm Kinh sớm chiều tụng niệm suốt hai năm không bỏ giở. Đêm nọ thấy có người bưng Đài bạc đến nói Pháp sư báo hết thì lên đài này. Lại bảo công đức của Sư đáng được đài vàng nhưng vì tâm ban đầu còn do dự nên được ngần này. Trân khóc lóc tạ rằng: Nếu quả có thể vượt khỏi ba cõi tránh được năm khổ thì chính là Trân, nhưng cơ thấy Phật dù chậm thì vẫn là Đài vàng. Trân ít nói nhưng nhiều chê bai, dầu được đây nhưng chưa từng thương xót người. Người cũng không biết chỉ Trân tự ghi mấy trăm chữ giấu trong rương kinh ở bên tòa ngồi. Đêm Trân mất thì trên núi có hằng ngàn ngọn đuốc sáng ngời. Dân làng hơn mấy trăm nhà đều thấy vô cùng quái lạ. Sáng hôm sau mới biết đó là điềm lành báo hiệu Trân vãng sinh. Ngày nọ mở rương kinh của Trân ra mới được các điều Trân đã ghi, bèn phổ biến rộng ra.

19. Thích Tuệ Mạng:

Sư họ Quách, niên hiệu Đại Thông năm thứ hai đời Lương sinh ra ở Trường Sa tại Tương Châu. Rồi xuất gia. Người hiểu biết cho là Mạng cuối cùng sẽ vào Nhà Như lai. Năm mười lăm tuổi tụng bảy ngày hết một bộ kinh Pháp Hoa. Các văn khác tụng cũng thế. Khi cạo tóc học với Sư Vô Thường, nghe Thiền sư Ân Quang liền đến học do tư chất thông minh nên chưa đầy ba năm mà đã thông suốt Thiền Yếu. Lại giao hữu thân thiết với Thiền sư Tuệ Tư ở Nam Nhạc. Thường bảo Tư rằng ta và ông gieo nhân Tịnh nghiệp chính là hẹn xa với Tây Phương. Tư nói ý chăm chăm nào dám quên. Ở núi Thiên Thành có Đạo Sĩ Mạnh Thọ, có tâm phản chánh định ở Chùa Sung Kiến. Bỗng nhiên Thọ mộng thấy có mấy trăng người mặc áo giáp vàng canh gác nghiêm trang như đợi ai. Thọ nói Chắc có Dị nhân nào đến, nếu không sao ta mộng thấy trước. Quả nhiên hôm sau thì Mạng đến. Thọ bèn tin sâu mà bỏ chỗ ở ấy. Không bao lâu Mạng bảo: Chùa mới cất còn cần nhiều Kinh sách, ta nên bỏ Thiền quán mà cột tâm ở đây chẳng? Bèn cùng đồ chúng trở về rừng cũ ở Trường Sa. Lúc đó, Thiền sư Pháp Âm là người cùng quận, họ Vương kết bạn Tịnh-độ với Mạng tuổi già càng thêm thân thiết. Một đêm nọ, Mạng dắt tay Âm ở dưới trăng nhìn nhau cười bảo rằng: Thời đến mà chẳng đi thì gọi là ham sống, đáng đi mà không đi thì gọi là Cẩu dục, thì ta đi đây. Âm nói biết nhau sao chẳng đợi ta mười ngày ư? Mạng đưa hai ngón tay lên bảo nếu qua đây thì không kịp nữa. Sáng hôm sau quả nhiên Mạng bị bệnh, còn lại một ngày thì mất. Ngày ông mất là ngày 0 tháng 10 năm niên hiệu Thiên Hòa năm thứ 3 đời chu. Ngày ấy mọi người đều thấy có người trên cõi trời xuống có nhiều cờ phướn. Lại nghe trong Phòng có tiếng nói lành thay! Lại nghe có tiếng nhạc và mùi thơm lạ lâu ngày không tan. Sau mười ngày thì Âm cũng mất, các điềm lành cũng tương tự.

 

Pages: 1 2 3