TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN

Sa Môn Giới Châu ở Phi Sơn, thuộc Phước Đường đời Tống soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

Chánh truyện có hai mươi vị, phụ thêm có bốn vị.

  1. Thích Tuệ Tư ở Nam Nhạc đời Trần.
  2. Thích Trí Khải ở Thiên Thai đời Tùy.
  3. Thích Trí Thuấn ở Triệu Quận đời Tùy.
  4. Thích Trí Thông ở Hà Đông đời Tùy. (Phụ: Đảnh cái đệ tử Thông và bà mẹ họ Vương)
  5. Thích Chân Tuệ ở Bồ Châu đời Tùy.
  6. Thích Pháp Trí ở Thiên Thai đời Tùy.
  7. Thích Thiện Trụ ở kinh đô đời Đường
  8. Thích Pháp Tường ở Đồng Châu đời Đường.
  9. Thích Minh Chiêm ở Chung Nam đời Đường?
  10. Thích Đạo Xước ở Tính Châu đời Đường
  11. Thích Quán Đảnh ở Thiên Thai đời Đường.
  12. Thích Đạo Ngang ở Tương Châu đời Đường.
  13. Thích Trí Diễm ở Võ Khâu đời Đường.
  14. Thích Thần Tố ở Bị Châu đời Đường.
  15. Thích Thiện Đạo ở Kinh đô đời Đường
  16. Thích Công Hướng ở Trần Lưu đời Đường.
  17. Thích Duy Ngạn ở Tính Châu đời Đường.
  18. Thích Pháp Trì ở Kim Lăng đời Đường.
  19. Thích Tuệ Nhật ở Lạc Dương đời Đường
  20. Thích Hùng Tuấn ở Thành Đô đời Đường

 

 

1. Thích Tuệ Tư:

Sư họ Lý, người ở Võ Tân. Thuở nhỏ mộng thấy vị Tăng Ấn-độ khuyên thoát tục, do đó cạo tóc. Nhưng chỗ Sư nương không phải là Lannhã. Bèn cảm được thần tăng khuyên giữ trai giới. Tư càng cố chí ngày chỉ ăn một bữa, việc đời đón đưa đều dứt. Sư tụng kinh Pháp Hoa, Duyma v.v… hơn ba mươi bộ, chỉ ở trong rừng vắng hoặc chỗ thiêu người, liền bị bệnh lỵ, ai cầu sám hối thì bình phục. Ngày nọ lại mộng thấy hơn trăm vị Tăng Ấn-độ ở trên tòa an ủi bảo rằng: Ông trước thọ giới không phải Thắng luật nghi thì đâu thể khai Chánh Đạo. Ông tịnh hạnh may gặp thanh chúng phải nên đổi dàn, tối đó tự lại phát sanh tình cảm nhiều lần do đó được thấy việc ba đời hành đạo. Lại từng trong mộng thấy Phật Di-đà nói Pháp cho Tư, do đó tạo tượng để nghiêm quán tưởng. Sư có lần an tọa hệ niệm thấy tướng của nghiệp thiện ác một đời cùng hiện ra rõ ràng. Hiện xong thì thân tâm mạnh mẽ ngộ được Pháp Hoa Tammuội và ý chỉ Đại thừa Phương Đẳng, bèn đối với hai thừa Đại Tiểu, các học định tuệ mà tuyên bày dẫn dắt để nhiếp mình người, lâu dần các tạp tịnh thô khởi động lăng xăng… Các học trò đều trình hỏi Tư nói: Phật ở đời chưa khỏi để lại lời há ta chẳng bị chê nhỏ. Huống chi không bao lâu Phật pháp sẽ bị diệt chưa biết phương nào lánh khỏi. Bỗng trên hư không có tiếng nói rằng: Nếu muốn tu định thì Võ Đương Nam Nhạc là chỗ ấy. Trong niên hiệu Võ Bình đời Tề đi về phía Nam đến Quang Châu thì vì nhiễu nhương nên đường nghẽn tắt, phải cùng môn đồ tạm nghỉ ở núi Đại Tô, núi này là biên giới của Trần Tề nên quân binh vây chặt lại gặp lúc Phật Pháp băng hoại, năm chúng ly tán, kẻ tài giỏi một thời còn kính mến đức sư đang mai danh ẩn tích cùng đến học hỏi lý vị. Tư nói Ta già rồi không thể giúp được các ông. Học trò là Trí Khải thay thầy giảng Kim Kinh đến chỗ “một tâm đủ muôn hạnh” thì Khải sanh nghi. Tư bảo ông hướng chí nghĩ về ý Đại phẩm, thứ lớp chưa làm ý Pháp Hoa Viên đốn Ta xưa ở trong Hạ khổ công suy nghĩ không có một niệm nào hiểu nhanh các pháp chính mình chứng được không chút nghi ngờ. Khải liền học hỏi Pháp Hoa ba mươi bảy cảnh giới rồi thưa: Hành vị của Hòa Thượng đáng ở Thập Địa. Tư nói: Không phải, chỉ là vị Thập Tín Thiết Luân, ta lấy việc nghiệm ra thì có thể tự thấy. Trong niên hiệu Quang Đại đời Trần, rời Đại Tô Cùng hơn bốn mươi vị Tăng đi đến Nam Nhạc. Khi đến nơi bảo chư Tăng rằng: Xưa ta ở đây mười năm hẳn là sự Viễn Du. Sáng hôm sau Sư đến Hành Dương, gặp một ngọn núi cao cây cối xinh tươi, Sư chỉ dưới đám rừng rậm bảo. Đây là chùa Xưa, trước ta ở đây mấy năm. Rồi vạch cỏ thì thấy nền chùa cũ và các đồ dùng của tăng. Lại chỉ một nơi bảo đây là chỗ xưa ta ngồi thiền, đám giặc chặt đầu ta chết rồi mà có thân này. Kế đó ít bước là một đống xương khô. Sư cầm cái sọ người lên bảo đây là đầu ta, chứng tỏ Phật lực rất nhiệm màu rồi thâu nhặt lấy mà xây Tháp. Trần Đế nghe Sư có nhiều việc lạ bèn hạ chiếu mời Sư đến ở chùa Thê Huyền. Tìm đến một ngôi chùa khác thì gặp mưa y phục đồ đạc và hài cỏ đều không ướt. Tăng chánh Tuệ Tung thấy bèn khen rằng: Đây quả là hành nhân bọn ta không thì biết được. Đại Đô Đốc Ngô Minh Triệt đến thăm dâng cho sư cái gối sừng tê. Biệt Tướng Hạ Hầu Hiếu Oai đến chùa Yết kiến Sư, giữa đường bỗng nghĩ việc Ngô Hầu dâng Tư gối sừng Tê hình dạng nó ra sao. Ông đến với vẻ chi kính thì Tư bảo muốn thấy gối sừng tê thì đến xem. Hạ Hầu hoảng sợ, mới biết Sư có tha Tâm thông. Tư ở Nam Nhạc, ChúaTrần mỗi năm đưa ba bức thư đến ủy lạo cung ứng các vật. Nơi núi Sư hoằng hóa có thần biến khó lường, hoặc hiện thân lớn nhỏ hoặc che kín dấu vết không còn có gì, hoặc dựa vào vật bên ngoài, hiện đủ các điềm lành. Lâm chung đến đạo tràng ở lưng chừng núi, ngày tiếp theo nói pháp, nói năng rất nghiêm nghị, người nghe cảm thấy sợ hãi. Lại bảo nếu mười người tu được Tam-muội Ban-chu thì tùy chỗ cần ta sẽ bảo cấp nếu không có các người này thì ta đi. Cuối cùng không ai trả lời. Sư liền liễm niệm trong chốc lát thì im lặng. Có đạo nhỏ tên Linh Biện, lúc đó ở bên cạnh cất tiếng gào khóc, thì Sư mở mắt trách rằng Thánh chúng đến rước ta đang luận chỗ thọ sinh vì sao ngươi khóc lóc làm loạn động? Rồi đuổi lịnh Biện đi và lại im hơi như trước. Vào niên hiệu Thái Kiện năm thứ chín đời trần, Sư 6 tuổi tính ra sau mười năm Viễn Du đến nay là mười năm luận ra thì Sư được Di-đà nói Pháp lại tạo Thánh tượng Di-đà để nghiêm quán tướng. Lại cùng Thiền sư Tuệ Mạng kết duyên Tịnh Nghiệp hẹn gặp ở An Dưỡng và cuối cùng thì Sư thật sinh An Dưỡng.

2. Thích Trí Khải:

Sư họ Trần, trước là người ở Dĩnh Xuyên. Khi Tấn dời đô thì ngụ ở Hoa Dung, thuộc Kinh Châu. Mẹ Sư họ Từ khi mang thai Sư thì mộng thấy nhiều điềm lành, đến khi sinh thì trong nhà sáng rực hơn mặt trời. Lúc còn bé hễ nằm thì chắp tay, ngồi thì xoay mặt về hướng Tây. Lớn lên thì thường đến Già lam, các vị Tăng lấy làm lạ bèn miệng trao cho phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa chỉ đọc qua một lần là thuộc làu. Đến tuổi đi học thì đi về phía Bắc qua Hiệp Châu học với người cậu. Mười tám tuổi gặp Pháp sư tại Tự chùa Quả Nguyện ở Tương Châu xin

cạo tóc thọ mười giới, Sư khiến đến ở với Luật Sư Tuệ khoáng, ở núi Đại Hiền tụng Kinh Vô Lượng Nghĩa và Pháp Hoa, Phổ Hiền, Quán Kinh chưa đầy một tuần đã xong ba bộ. Kế nương Thiền sư Tư núi Đại Tô ở Quang Châu. Tư thấy Khải bảo rằng Xưa cùng ở Linh Sơn nghe Pháp Hoa, duyên lành nay lại gặp nhau ở đây. Trước chỉ Đạo tràng Phổ Hiền và nói bốn hạnh An vui. Khải đến núi Tô thực hành Tam-muội Pháp Hoa mới ba đêm đến câu “tinh tấn chân thật” Phẩm Dược Vương thì giải ngộ khai phát. Lại thấy cùng Tư ở hội Linh Sơn nghe Phật nói Pháp. Đêm sau trình với Tư, Tư bảo không phải ông thì chẳng cảm, không phải ta thì chẳng biết. Đây chính là phương tiện trước Tam-muội Pháp Hoa . Chưa bao lâu lại đến núi Bạch Sa ở Hy Châu, như trước vào quán, đối với kinh có nghi liền thấy Sư đến ngầm giải thích. Sau, Sư nhờ giảng kinh thay thì người nghe đều phục, chỉ đối ba thứ Tam-muội, ba quán, Trí Dụng đem xét hỏi còn thì đều rõ ràng tự hiểu. Ở dưới tòa Tư xem nghe bảo học trò rằng. Đây là con nuôi của ta, chỉ tiếc Định lực còn yếu. Do đó Đạo tục đổi quán tên nghe xa gần. Liền từ biết Sư, Sư nói: Ngươi có duyên ở nước Trần đến đó mà làm lợi ích. Khải bèn đến Kim Lăng trú tại chùa Ngõa Quan hoằng hóa Pháp Thiền. Bộc xạ Từ Lăng cùng Thời quý Vọng đều chào hỏi. Nhưng tánh Khải thích vắng lặng không ưa khuấy động. Trong niên hiệu Quang Đại đời Trần sư từng mộng thấy núi cao ngàn trượng, mây phủ ánh mặt trời, biển rộng mênh mông không bờ mé, thấy có một vị Tăng ở trên đỉnh núi vẩy tay tay xách một cái sọt tre đưa cho Khải mà hỏi. Sáng hôm sau nói việc người trong mộng, có kẻ bảo đó là Thiên Thai ở Cối Kê. Từ đời Tấn Tống các ngài Tăng Quang, Đạo Du, Pháp Lan, Đàm Mật v.v… đều ở đó. Khải vui mừng cùng Tuệ Biện v.v… hơn hai mười Tăng đi về Nam, núi ấy trước có Tăng Định Quang ở trong bốn mươi năm. Hai năm trước khi đến, Quang bảo với người rằng sẽ có Thiện tri thức đến đây, hãy lo việc để đợi. Khi Khải đến thì mừng rỡ đón tiếp hỏi rằng Thiện tri thức có nhớ năm nào ta vẩy tay kéo nhau chăng Khải kinh hoàng biết mộng xưa có linh nghiệm. Khải nghe tiếng chuông quanh quẩn khắp hang núi, Khải thấy trong hang núi không có chùa bèn lấy làm lạ. Quang nói tiếng chuông chỉ mời người có duyên đến ở nào có gì lạ. Đến khi sắp xây chùa, Quang nói nên tùy nghi yên ở, đến thời đất nước thanh bình, Quốc Thanh sẽ có quý nhân lập chùa. Hai năm sau Tuyên Hoàng Đế nghe đạo hạnh của Khải liền ra sắc chỉ lập chùa. Lại biết tăng đồ ở đấy, Cảnh Phụ liền đặc biệt cắt huyện Thủy Phong để cung cấp cho chùa. Khải ở chùa ấy, mỗi Hạ sai giảng Kinh Tịnh Danh. Một sáng đang giảng kế thấy ba đường thềm báu từ trên trời xuống, lại có một số Phạm tăng trên thềm bước xuống tay cầm lò hương đi nhiễu quanh Khải ba vòng hồi lâu mới mất kẻ biết chuyện là Thạch Kiều Thánh chúng thị hiện ấn chứng Khiếu tâm càng vững chắc. Vĩnh Dương Vương Bá Trí thờ Khải làm thấy ra lời vổ về cả nhà Ngô Hội đến núi thỉnh giới Pháp. Tuyên Đế cũng từng hỏi: Trong cửa Phật hiện nay ai là người nổi tiếng. Các quan tâu Thiền sư Ngõa Quan thật là người hơn hết Danh Thắng xưa là gốc các thiền? Trước ở tại kinh đô được người hiền tài mến mộ nay ở ẩn tại Thiên Thai vật tình mất nương xin bệ Hạ ra chiếu mời về dạy bảo Đạo Tục. Vua bèn viết thư mời. Khải đến Đô, Vua sai các quan ra đón vào Điện Thái Cực ở nhà phía Đông giảng Luận Trí Độ. Lại sai Đồng tử Dương Xa dẫn trước, Tuyên Trung Thư Xá nhân đi sau. Lúc đó trong Thiên Hạ kiểm soát Tăng Ni, ai không sổ bộ thì van kế triều nghi, nếu ai biết ít kinh thì đánh thuế. Khải can rằng Điều Đạt tụng 6 vạn lời Kinh mà không khỏi đọa địa ngục, còn Bàn-đặc chỉ đọc một câu kệ mà được chứng Thánh quả, Luận dốc lòng vì Đạo há tụng nhiều kinh. Vua vui mừng bèn dừng việc thu thuế. Bỗng mộng thấy một người nghiêm chỉnh đến trước bảo rằng: Tôi là Quán Đạt thỉnh trú ở Tam Kiều. Khải nói Quan Đạt là Pháp danh của Lương võ Đế, vậy Tam Kiều không phải là Quang Trạch ư? Bèn dời chỗ ở. Năm ấy mùa Hạ tháng tư, Chúa Trần đến chùa thỉnh giảng Kinh Nhân Vương, Vua ở giữa chúng ân cần kính lạy, các Hoàng hậu phi tần cũng đều tôn kính giới hạnh đầy đủ. Văn nói chỉ có Sư dạy dỗ, tùy cơ dẫn dắt giữ gìn đất nước hóa độ trời người. Lại nói: Nay muốn trọn bổn nguyện thỉnh làm giới Sư Bồ-tát! Mong sao Từ nhẫn như ý trẩm. Khải lên tòa cao, dưới tòa là vua theo lễ đệ tử. Khi Kim Lăng bị bại việc thuộc họ Dương. Lúc đó Tấn Vương ở Dương Châu cũng muốn xin thọ giới Pháp, đích thân viết Văn nói Đệ tử nhân chứa nhóm điều lành nên sinh ở Hoàng gia sớm biết học hỏi lại nói Hòa-thượng danh đồn khắp nơi. Xa gần chúng đều biết, nên nay thành kính mến mộ. Sai Niếp Viễn đón Khải về Dương Châu. Vua bày Pháp Hội một ngàn vị Tăng để thọ giới. Khi thọ rồi Khải bảo Vua rằng: Đại Sĩ siêu độ tổng nhiếp làm đầu, nêu danh biểu Thật xưa nay như thế. Nay đặt Pháp danh cho vua là Tổng Trì để bày rõ về thật. Vua đảnh lễ nhận lấy. Vua cũng ở giữa chúng thưa với Khải rằng: Thiền sư Trí Đức trong chứa từ nhẫn, ngoài phát hàng phục trời người, chế phục ngoại ma, nay xin dâng hiệu Trí giả dưới nhiếp tâm chúng sinh nhân đó cúng dường Khải hơn sáu mươi vật Khải đem các vật tặng lại cho những người nghèo thiếu. Sau trở lại núi cũ nhất tâm vào Định. Một hôm từ Thiền Định ra, Sư gọi đệ tử Trí Việt bảo rằng: Huyển chất của ta sớm tối sẽ mất thôi. Ngươi ở Thạch Thành nghiêm giữ hương hoa đợi ta mãn báo thân này. Khi Khải đến thì bày giường, Sư xoay mặt về hướng Tây niệm Phật Di-đà và hai Bồ-tát. Ở Tịnh-độ có Hóa Phật và Hóa Bồ-tát đến ủng hộ, lại dặn đệ tử đốt nhiều hương đuốc, còn đem ba y và Trượng Bát để gần bên. Có người muốn dâng cơm. Sư nói không quyến luyến các duyên là thật ăn chay là Chân trai. Lại đòi nước thơm súc miệng rồi nói mười Như, bốn Bất Sinh, mười pháp giới, ba Quán, bốn Trí, bốn Vô Lượng, sáu Ba-la-mật v.v… các pháp. Tăng có người hỏi chỗ chứng thì Sư đáp rằng: Không lãnh chúng thì thanh tịnh sáu căn, nay vì người khác mà tổn mình nên thối về năm phẩm vị. Lại nói: Mạng người sắp mất nghe tiếng chuông khánh thì tăng thêm Chánh niệm. Ngươi nên đánh khánh để tăng thêm chánh niệm cho ta. Rồi tự ngồi kiết già trước tượng Phật mà tịch.

3. Thích Trí Thuấn:

Sư họ Mạnh, người ở Đại Lục thuộc Triệu Châu. Thuở nhỏ có khí tiết không a dua, có chí ở ẩn chốn suối rừng. Sư thờ Thiền sư Vân Môn Trù hơn mười hai năm. Yên lặng không nói, nói ra đều là giới Định và mong tu chứng vị ba Thừa. Trù sư lấy làm lạ bảo rằng Đối nhận sự thì ông được mấy vô tâm? Từ nay trở đi ta có thể nói giáo cho ông. Do đó mà ba thừa quyền thật thấy nghe ngày càng mới. Đối với tăng hạnh ông càng dồi mài, hoặc khi vọng tình chợt khởi thì lấy dùi đâm vào bắp vế để nhắc niệm, đến một lỗi nhỏ cũng thế. Xưa cùng với Pháp sư Đàm Tuần đồng tu Niệm Định suốt mười năm không ra khởi cổng làng. Tánh Thuấn giản dị và rất nhân từ các loài nhỏ nhít như kiến muỗicòn không giết hại huống chi các loài khác. Lại có người ăn cá thịt thì Thuấn bảo sáu đường khác hình dạng nhưng anh đều trải qua, tất cả có mạng sống đều là cha mẹ anh, tất cả có sinh đều là thân cũ của anh. Anh ăn thịt nó là ăn thịt cha mẹ mình là ăn thân thể mình, anh chẳng thương cha mẹ và thân mình ư? Người nghe bèn chừa. Có thợ săn đuổi con chim trĩ chạy vào phòng, sư gắng xin thả ra nhưng không đổi ý bèn lấy dao bén thẻo lổ tai đưa cho bảo rằng tôi không đổi được ý ông vì ông ham ăn thịt, nay tôi xin thế vào. Người thợ săn kinh ngạc hứa sau không làm nữa. Làm ruộng săn bắn mười người thì có tám, chín người như thế. Thuấn ở Hứa Đình lâu ngày, dân dưới núi kính mến kéo đến nhưng Thuấn không ưa thích. Thuấn lại vào hang phía Nam núi Chương Hồng chi càng chuyên niệm định. Niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười, Văn Để biết Thuấn khắc khổ bèn đặc biệt hạ chiếu rằng: Hoàng Đế kính hỏi Thuấn Thiền sư ở hang phía Nam núi chương Hồng ngày đông rất lạnh đạo vị được an ổn gắng giúp đời thành tựu thắng nghiệp, mong nguyện này có năng lực, trẩm rất mừng. Nay sai khai phủ Lư Nguyên Thọ, chỉ tuyên ý trẩm chiếu cho Thiền sư đến làm lễ. Thuấn dâng biểu tạ ân và từ bệnh không đến. Dân khâm phục Đức sư xây chùa cho Sư ở. Sau Sư trú chùa Đại Lâm ở Tô Sơn vì xưa Viễn Sư có tu Tịnh Xã Liên Đài còn để dấu vết rõ ràng, nay ở đó nối gót trước mà tu mười sáu quán, với các quán môn ngày luôn niệm tưởng. Cuối năm đó Đạo Tục ở Dự chương thỉnh sư giảng Quán Kinh. Thuấn nói Quán Kinh là giáo Tịnh-độ, ta tu Tịnh-độ ta đâu từ chối không giảng. Giảng xong thì ngày mồng năm bị bệnh. Một hôm ở trong bệnh Sư thấy các chim Anh Võ Khổng Tước có cả trăm con vây quanh niệm Phật niệm Pháp, nói các Ba-la-mật tiếng rất mầu nhiệm. Thuấn cố gắng ngồi dậy bảo các đệ tử rằng các chim Anh Võ Khổng Tước nhóm họp niệm Phật niệm Pháp là báo trước ta sẽ hóa sinh Tịnh-độ, hôm nay ta sẽ mất, rồi quả nhiên hóa.

4. Thích Trí Thông:

Sư họ Trình, người ở Hà Đông, mười tuổi mặc áo đạo làm Sa-di, oai nghi nghiêm túc. Sau khi thọ giới cụ túc thì dứt hết các duyên siêng năng Sám Tụng, tụng hơn ba ngàn bài kệ ca ngợi của các bậc tiền Hiền, sáu thời ở trước Tôn tượng lớn tiếng tụng đọc rõ ràng, suốt năm mươi năm không nghe nói mệt mỏi. Cuối đời Chu Võ, cửa Phật bị phế bỏ, thông phải ẩn giấu lánh nạn. Đến Đời Tùy lại phục hưng Phật giáo. Sư ở một ngôi chùa vắng mà sáu thời tinh chuyên cầu thoát ly năm khổ ba cõi mà sinh An Dưỡng. Tháng mười niên hiệu đại Nghiệp năm thứ bảy Sư bị bệnh sai môn nhân Đảnh Cái hơn mười người đồng hướng về Tây niệm Phật A-di-đà, Thông nhắm mắt nghiêm tưởng, giây lâu hỏi Cái có duyên gì mà đốt sáng đèn đuốc, cái do đó tắt đuốc. Thông lại bảo đốt sáng nào có ích gì. Cái bởi vì không có đuốc liền thưa rằng: Tướng lạ sáng suốt chắc có người đợi. Ngoài Cái không ai biết. Thông lại mở mắt nhìn quanh rồi bảo Cái thắp hương. Khói hương bay lên Thông búng ngón tay nói: Quý lạ vô cùng chỉ mình ta có. Có người hỏi sự quý lạ ấy, thông nói có nhiều cờ phướn và tràng hoa báu ở trước ta, không quý lạ là gì? Ngày sắp tối lại bảo Cái rằng: Ta sinh về Tịnh-độ vào đêm nay, các ông tinh tấn chớ lui sụt. Đến nửa đêm thì lên thiền Đường Sám tụng hoặc thiền định. Tăng trong chùa là Đạo Tuệ thấy ở bên Tả Đường có lầu các ngàn lớp hiện trên hư không đi về Tây càng xa càng ẩn mất, giống như mây mù nhiều từng hoặc tan hoặc họp, không thể mô tả. Lúc đó mẹ của Đảnh Cái là Vương Thợ sắp mất cũng thấy hoa sen xanh đầy nhà. Đến khi vãng sinh thì nghe mùi hương sen nhiều ngày không tàn.

5. Thích Chân Tuệ:

Sư họ Trần, người ở Bình Lục thuộc Thiểm Tây. Trong niên hiệu Khai Hoàng đời Tùy, ông nhàm chán thế tục thờ Thiền sư Thanh ở châu nhà, kế là đến Nghiệp Đô thọ giới cụ túc với Luật Sư Hồng, kế nghe Thiền sư Tuần Vệ Châu thâm ngộ Phật thừa bèn đến học hỏi. Cuối niên hiệu khai Hoàng chống tích trượng về Tây giữa đường ra khỏi núi có trăm con hươu trắng trên mỏm núi, do đó mà ngụ ở đấy. Có người nói với Tuệ chọn được đất U Thê ở Bồ Bản rất tốt. Tuệ rất mừng bèn đi Bồ Bản đến Ma Cốc lập chùa cốt tu Tịnh Nghiệp. Đã từng ăn bột huỳnh tinh nhịn cơm hơn trăm ngày để quán tưởng Tịnh-độ. Lại ngồi trong hang, hang có cọp dữ đã hại dân hơn bốn năm, khi Tuệ đến thì lánh đi hết. Ngày tháng 10 niên hiệu khai Hoàng năm thứ mười một Sư bị bị bệnh và mất trong hang Nam Nghiêm, thọ bốn mươi bảy tuổi, Tăng lạp ba mươi lăm. Xưa Tuệ thích kinh luật lâu ngày thành tánh. Khi gặp Tịnh-độ chín phẩm liền theo tu. Lại sợ tu tập chưa bền chắc ngoại ma quấy nhiễu. Lại bảo các niệm lăng xăng nếu không nương nhờ Phật lực thì nương ai. Bèn lập đất Tịnh-độ là một đàn vuông. Trong Đàn cất đài cao châu ngọc các báu trong ngoài trang sức bốn mặt. Lại có bốn cột cờ phướn lọng báu lưới giăng soi chiếu nhau. Trong có Tượng Phật vô lượng Thọ, Quán Âm Thế Chí đứng hầu. Dưới có voi đá xanh, đất lưu ly, giây vàng giăng mắc chia ranh giới các đường, có cờ phướn bảy báu vàng bạc chia làm tám hướng. Nơi để kinh có cờ phướn bảy báu đất lưu ly. Trước khi quán tưởng Tuệ đều tắm gội thay áo, sau mới vào đàn ngồi thẳng tưởng niệm. Có nhiều thần biến của chư Phật hiện ra. Đêm Sư mất bảo với đệ tử rằng: Nghiệp Tịnh-độ ta không chừng đêm nay, ta sẽ thấy hoa sen khép mở nâng chân ta ở trên hư không. Không bao lâu chúng nghe tiếng chuông khánh lại nghe gió từ bốn phương đến và phát ra ánh sáng lạ thì Tuệ mất.

6. Thích Pháp Trí:

Không rõ họ, vào thời Tùy Văn Đế đến học ở Đông Việt Việt có người mà thông suốt kinh nghĩa Đại Tiểu thừa thì Trí xem là thầy. Thông minh học rộng ít ai sánh bằng. Cuối đời lấy, đường tắt không gì bằng pháp môn niệm Phật. Do đó sớm chiều sám niệm không nghỉ.

Suốt bảy năm luận rằng một khi phạm tội Kiết la sẽ bị tội trải một trung kiếp , một câu A-di-đà Phật diệt được tội nặng trong ức kiếp. Riêng có nghi, có người bảo, Trí nói không tự nghi. Bèn dạy cho niệm Phật, lâu thì có công, công thì hóa, hóa thì Tam-muội hiện tiền. Nay ông nghi là nghi giáo. Phàm nghi giáo thì tin không nương, không nương thì tình tự loạn, loạn mà mất thì có lỗi chê bai, chê bai thì khởi nhân đọa địa ngục. Vì sao lại tự nghi. Trí thành ý ở chùa Quốc Thanh bên đài Đâu-suất mà dứt hết các duyên, nhất tâm niệm Phật, tưởng niệm đã tột cùng cảm được Quán Âm Thế chí đồng lúc cùng hiện. Một hôm lại cảm được mũi Bảo Bình chiếu sáng vào thân. Trí bảo đạo tục người thân rằng: Sinh về Tịnh-độ có cả ngàn người. Ai có thể ăn no mà chúng cười, đáp rằng quả có thể thì bọn ta đâu tiếc một bữa ăn, chỉ người đạo không thể được. Bèn hẹn sau ba ngày cùng đến ăn. Ăn xong Trí không bệnh nào khác chúng có người tin người không hoặc nghi thì khinh thường. Trời đã tối bèn ngủ đêm lại trong phòng xét lương khô. Chưa nửa đêm thì Trí ngồi yên trên giường dây Niệm Phật mà hóa. Đêm ấy có ánh sáng sắc vàng từ Tây đến chiếu xa mấy trăm dặm. Ngư dân trên sông gọi nhau trời sáng. Nhiều thuyền nhìn nhau đều kinh hãi, lâu lắm mới sáng.

7. Thích Thiện Trụ:

Sư họ Hoài, người ở Bác Dã thuộc Doanh Châu. Thuở nhỏ thông nghĩa học ra ở Lưu Ngũ. Từng đến Ngô Trung gặp Pháp sư Tuệ Tịnh giảng Kinh Niết-bàn đạo tục ngàn người đang lắng nghe thì sư giữa ngàn người nghị luận qua lại và đại thắng. Do đó một số quận ngợi khen. Niên hiệu Nhân Thọ năm thứ ba Văn Hoàng Đế ra chiếu chọn năm mươi ba danh tăng chia xá-lợi ở năm mươi ba quận. Trụ cậy mình lành muốn được chọn, bèn được chọn. Trụ rất nổi tiếng, nhưng Trụ ít thân thế mà đời thì chuộng thân thích nên tình cũ cũng cạn mỏng. Nhưng sư chỉ riêng gắng nghiệp Tịnh-độ. Tại chỗ ở có Tượng Di-đà và hai vị Bồ-tát, nhiều lần phát ra ánh sáng trong ngoài, người thấy đều khen ngợi, nhưng Trụ rốt cuộc chẳng nói với ai. Niên hiệu đại Nghiệp năm thứ hai Sư bị bệnh. Đến niên hiệu Võ Đức năm thứ ba thì bệnh lành. Vị nói bệnh ta lành nhưng mạng sắp hết, sau đó rất dốc chí. Lại nói: Ta đối Phật giáo vốn không xem thường thị Tịnh-độ chẳng lo không sinh. Liền nhờ các vị Tăng quét dọn phòng ốc trang nghiêm chờ lúc đến. Tối đó chư Tăng ở bên Trụ mà Trụ lại chắp tay khấn rằng Phật dùng bốn mươi tám nguyện nhiếp con Hữu tình chắc chắn mong mỏi, lúc này như bổn nguyện Phật, rồi nói có các chúng sinh trong nhiều kiếp chẳng gặp Phật chẳng nghe Pháp. Này ánh sáng Phật đã chiếu đến Trụ, Trụ hướng nguyện này đến không sai. Nói xong thì mất.

8. Thích Pháp Tường:

Sư là người ở Trừng Thành thuộc Đồng Châu. Tuổi nhỏ có chí tự lập. Cuối triều đại Chu Võ bắt Tăng đồ ra làm quan, vì sư lanh lợi nên được chọn, ông vì tự phụ nên ra làm quan. Đời Tùy khôi phục Phật pháp, Tường dâng biểu xin trở lại làm tăng, tìm đến trú tại Chùa Đại Hưng Quốc ở Dương Đô, ba mươi năm trầm tư mặc tưởng bao gồm quyền thật, chỉ dạy người tục làm lợi ích giúp sinh An Dưỡng, một nền nhà dựng lên một thiền Đường gồm đủ các đồ vật gỗ đá để dẫn nguyện. Niên hiệu Võ Đức năm thứ bảy đời Đường Sư bị bệnh đến hồi nguy cấp. Đệ tử nghe tiếng Tường niệm Phật phát ra từ miệng xưa chưa nghe nói bảo rằng: Trong lúc bệnh niệm Phật mà nguyện tưởng. Nhìn lại thì thấy ở vách phòng phía Tây có ánh sáng, ánh sáng tròn họp nhau như các gương báu chiếu nhau, các cõi nước khác đều hiện trong đó. Trong ánh sáng đó lại có các chim Tần già đến từ bốn phương, Tường chỉ các học trò hỏi có thấy chăng, nếu thấy ngày kia sẽ thấy ta ở Tịnh-độ, rồi ánh sáng tắt và Tường cũng tịch. Do đó trà tỳ theo Tây Vức nhặt Xá-Lợi mà an táng.

9. Thích Minh Chiêm:

Sư họ Đỗ, người ở Thạch Ấp thuộc Hằng Châu, tánh Sư ngay thẳng có học nay, người trong châu gọi là Sư tuấn sĩ. Biết đời là huyễn nên xuất gia ở chùa Ứng Giác núi Phi Long, sau nương chùa Đại Tập ở Nghiệp Hạ chuyên về Đại Luận Vũ Văn Thi phế bỏ Phật giáo. Nghiệp bèn ẩn lánh ở Nghiêm Cốc. Đến đời Tùy Văn khôi phục Thánh hóa ông mới ra trú chùa Pháp Tạng ở Tương Châu. Nhưng chí Nghiệp siêu bạt không dính đến loại khác, ngoài hương nến ra không có giao thiệp với người khác. Niên hiệu khai Hoàng năm thứ ba vua ra chiếu mời ở chùa Đại Hưng dịch thuật Thánh văn. Niên hiệu đại Nghiệp năm thứ hai lại ra sắc chỉ Tăng Đạo đều lạy vua. Lúc đó trước điện nhóm Hoàng Lão đều vâng chỉ, chỉ có tăng còn kênh kiệu. Vua nói chiếu ban đã lâu phải lạy vua. Chiêm thưa: Bệ hạ ban chế phản đạo thì phận ngựa chó phải theo, nếu Đại Pháp đáng kính thì dưới Pháp phục Tăng đồ không thể lạy tục. Vua nói: Tăng đồ không lạy tục sao lạy Tống Võ? Chiêm thưa: dùng oai tàn bạo nhân đức chẳng làm, nếu trái chiếu chỉ thì phải bị tru lục. Còn bệ hạ Thánh hóa nuôi vật chẳng gây lỗi quấy, nên thần tận trung mà nói. Vua bèn chuẩn tấu và bỏ chiếu trước. Chúng cho Chiêm tánh cứng rắn không sợ cường bạo bèn cử làm Kinh Ấp Thượng Tọa. Đời Đường Thái Tông cũng lấy từ nhẫn làm gốc. Vua liền hạ lệnh giảm bớt giết mỗ, chỗ hành quân đều đặt nơi thờ Phật, đến lúc tuổi già tu trì kẻo muộn Chiêm nói ai muộn mà không quên mười niệm cũng được thấy Phật, huống là niệm muôn muôn câu ư? Ngày 2 tháng 10 niên hiệu Chân Quán năm thứ hai Sư bị bệnh bảo đệ tử rằng: số vật có cuối số mạng có cùng, nay mạng ta cuối lại cùng. Lại nói: Ta mất rồi chẳng sinh An Dưỡng ư? Rồi hẹn tăng Tục mấy trăm người ngày mai thọ trai ở chùa Hưng Thiện. Khi đó Bộc Xa Phòng Huyền Linh, tướng quốc Đổ Như Hối đều hội họp. Đã quá ngọ Chiêm trở về chùa oai nghi trang nghiêm như có vẻ đợi. Khoảnh khắc bảo Phật đã đến. Chốc lát lại bảo: 2 vị Đại Bồtát cũng đã đến, rồi nghiêm mình chắp tay vui vẻ mà mất.

10. Thích Đạo Xước:

Sư họ Vệ, người ở Vấn Thủy thuộc Tính Châu. Xuất gia học hỏi khắp các danh sư. Sau nghe Thiền sư Toán lý hạnh gồm đủ liền đến trú chùa Huyền Trang ở Bích Cốc, đây là nơi ở xưa của Pháp sư Đàm Loan. Sư Loan ở đấy tu tịnh nghiệp rất lâu, ngày Sư mất có rất nhiều điềm lành. Người trong quận gom nhặt các việc khắc vào bia. Khi xước đến xem văn thì càng tin tưởng nên nương vào tịnh cảnh mà lắng trong các niệm, niệm Phật A-di-đà nhiều vô số. Mỗi ngày bảy muôn câu làm mức. Trong vùng Tịnh và Phần Châu ít việc, người niệm Phật lần chuỗi rất ít có. Xước khuyên Tăng tục gắng niệm Phật người không lần chuổi thì lấy đậu mà đếm cứ một câu Phật thì một hạt đậu, hoặc lấy mè gạo mà ghi. Tính ra có đến mấy muôn hộc. Ngày tháng niên hiệu đời Đường Chân Quán năm thứ ba Đạo tục đến chùa lễ mừng Như lai giáng sinh lại thấy Loan trên thuyền bảy báu ở giữa hư không chỉ Xước mà nói: Ông ở trong nhà Tịnh-độ đã xong chỉ có báo thân chưa hết. Lại thấy Hóa Phật và Hóa Bồ-tát ở trên hư không, chúng đều kính khen phục. Do đó thời Sơ Đường ở các quận Tính Phần Tịnh-độ nhờ Xước mà hưng thịnh. Có bạn đồng chí là Đạo Phủ đi khỏi chùa Huyền Trang đã lâu lại ít gặp nhau, nghe Xước mất đã ba ngày, Phủ nói tưởng mình đi trước không ngờ lại sau. Lại nói Ta dùng công phu một hơi thấy Phật sẽ theo kịp. Ngày hôm ấy ở trước tượng cúi đầu bày tỏ rồi trở về chỗ ngồi mà hóa.

11. Thích Quán Đảnh:

Sư tự là Pháp Vân, họ Ngô, người ở Nghĩa Hưng thuộc Thường Châu. Ngũ Thế Tổ ẩn lánh ở Đông Âu, do đó nhà ở gần biển dời đến Chương An, lúc đó Đảnh còn bé hỏi mẹ niệm Phật Pháp Tăng, chỉ sơ liền biết đọc rất rõ ràng. Ở chùa Nhiếp Tịnh Pháp sư Tuệ Chửng nghe nói bảo là có túc tập. Năm bảy tuổi làm đệ tử Chửng mỗi ngày học tập có sự thành tựu. Đến khi xuất gia đến hỏi Đạo ở Thiên Thai, học tập giới Định. Đến niên hiệu Chí Đức đời Trần theo ngài Trí Giả ở Quang Trạch. Họ Trần mất ngôi giao về họ Tùy. Niên hiệu khai Hoàng năm thứ mười một Tấn Vương trấn giữ Dương Châu, Đảnh theo Trí Giả ở chùa Thiền Chúng, được 3 năm Trí Giả trở về chẩn, Đảnh cũng theo hầu. Niên hiệu khai Hoàng năm thứ mười bảy, Trí Giả bị bệnh, Đảnh nhận lời di chúc. Tấn Vương có thỉnh giới với Khải, khi Đảnh đến thì vua rất mến, nhân đó mở rộng nghiệp Tịnh-độ kế sai Dương Châu Tổng Quản Phủ Tư Mã Vương Hoằng đưa Đảnh về núi. Nhưng vì Trí Giả sáng lập chùa Quốc Thanh, niên hiệu Nguyên Thọ thứ nhất, Tấn Vương vào miếu Đảnh chúc rằng làm thạnh chùa miếu đài điện thì tăng thêm. Vua liền ban chiếu mời vào cung giảng kinh Tịnh Danh, Pháp Hoa v.v…, ba hạ hoằng pháp, sáu cung kính mến, được hai năm thì Đảnh trở về Thiên Thai. Đến ngày tháng niên hiệu Chân Quán năm thứ 6 đời đường, Đảnh mất ở Chùa Quốc Thanh thọ bảy mươi hai tuổi. Trước Đảnh bị bệnh nhà có mùi thơm lạ, Đảnh vui mừng nói đây là mùi thơm hoa sen sẽ đưa ta đi. Do đó ở trước tượng Phật niệm mười câu A-di-đà Phật, ba tiếng hai Bồ-tát Quán Âm Thế Chí và Thanh Tịnh Hải Chúng các Bồtát thì đến chiếu chắp tay an nhiên mà tịch.

12. Thích Đạo Ngang:

Sư là người ở Hồ Thành thuộc Ngụy. Khi mẹ mang thai sư thì không ăn được đồ mặn, người ăn mặn và hành tỏi đến gần bà cũng không chịu được. Đến chín tuổi thì thờ Pháp sư Linh Du làm thầy, thiên tư rất thông minh, bắt đầu chẳng phải Sư trao, từng ở chùa núi Hàn Lăng nghiên cứu ý kinh suốt hai mươi năm. Tăng Đồ Nghĩa học ở Ngụy có điều không hiểu đến hỏi Sư đều được thông suốt. Mùa Xuân niên hiệu Chân Quán năm thứ bảy đời Đường, sư thấy các trí thức quan thân xa gần thường đến hỏi han, sư nói “Ta sống đây đến chết sẽ về, đến tháng tám ta về!” Đến hẹn mọi người đều đến, thấy sư không bệnh bèn nghi. Sư nói đã đến lúc rồi, đừng nghi. Rồi lên tòa Cao, khuyên mọi người cố gắng. Đang khuyên bỗng sư vái chào bảo: Sao các vị Trời đến đông, tôi không muốn sinh lên cõi Trời nếu sinh Tịnh-độ thì đón rước, liền nghe theo. Do đó nhắm mắt, hồi lâu lại nói: Ánh sáng Phật A-di-đà đã chiếu thân ta, các Hóa Bồ-tát cũng đến rước. Sư bèn bưng lò hương cúi đầu tự bày tỏ vui mừng bỗng xoay mình lò hương rớt, sư cũng đã tịch.

13. Thích Trí Diễm:

Sư họ Chua, người ở quận Ngô. Mẹ là người họ Tước khi mang thai sư mộng thấy lên tháp Chùa Thông Huyền xa nhìn lên hư không, chẳng có vẻ sợ. Lúc sinh ra thì hình dung khôi ngô dễ nhìn. Tám tuổi thờ Pháp sư Cừ ở chùa Thông Huyền làm thầy. Năm mười hai tuổi tụng kinh Pháp Hoa ngày một bộ cả sớm chiều trong suốt ba năm. Mười sáu tuổi đến Pháp sư Trì nghe Luận Thành Thật. Không đầy hai năm Trì Công lại về Nam, Diễm đi về Đông đến chỗ Pháp sư Tương chùa Đại Trang Nghiêm nghiên cứu lại Luận Thành Thật. Niên hiệu Chí Đức năm thứ ba đời Trần, ở Kinh Sư lập Nhân Vương Trai, vua ra chiếu mời ba giáo luận nghị, trăm miệng tranh hơn suốt bảy đêm, chỉ có lời Diễm được vua khen thưởng. Trần mất Tùy lên, Thượng thư lệnh Sở Quốc Công Dương Tố Tả bộc xạ chất Quốc Công Tô Oai đều kính trọng. Đến lúc Đại Đường thống trị thì Đạo của Diễm đã rất lớn rộng. Đến tuổi trung niên thì thực hành Pháp Hoa và Phổ Hiền Sam, lại tụng Pháp Hoa hơn ba vạn bộ, còn đối với Tịnh-độ tu ba Phước nghiệp và các quán tưởng, cùng Tăng Tục trong ngoài châu hơn năm trăm người mỗi tháng gặp nhau một lần suốt cả mười năm ý chí chuyên cần trước sau như một. Tháng mười niên hiệu Chân Quán năm thứ Tám Sư bị bệnh, trong bệnh thấy một vị Tăng Ấn-độ tay cầm Bĩnh báu bảo Diễm rằng ta là Vô Biên Quang, ở cuối bộ Tịnh-độ có khen ngợi Công Đức Bảo Vương chính là khen ta. Được việc ấy Diễm bảo tăng trong chùa rằng Vô Biên Quang tức là Thế Chí khi thành Phật hiệu là Công Đức Bảo Vương. Do nhân nói quả ý nói ta sắp về Tây Phương vậy. Ngày ấy Sư mất tại phía Đông chùa ở Võ Khâu, thọ bảy mươi mốt tuổi. Dân cả châu lớn nhỏ đều buồn khóc đến kính lễ, rồi chôn sư ở ngọn núi phía Nam của chùa.

14. Thích Thần Tố:

Sư tự Thiệu Tắc họ Vương, trước là người Thái Nguyên sau ở An Ấp nơi đồng quê Minh Điều. Thuở nhỏ Tố làm Tăng cùng với Pháp sư Đạo Kiệt kết ý học đạo, là đôi bạn thông suốt văn nghĩa ít có rất nổi tiếng thời ấy. Trong niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy, sư giảng Luận A Tỳ Đàm hơn bốn mươi lần, Luận Thành Thật hơn hai mươi lần và các Tiểu Bộ khác không ngày nào nghỉ. Từng nói: nếu chỗ giảng của tôi có mở sáng cho người thì nguyện thân này chết rồi sớm sinh về An Dường. Ông rất khiêm nhường cung kính không hề phạt rầy ai. Ngày 13 tháng 2 niên hiệu Chân Quán năm thứ mười bảy đời Đường sư bị bệnh nhẹ, bảo đệ tử rằng ta quyết tâm gieo nhân An Dưỡng nay ta bị bệnh may mắn không có khổ não, các con chờ gì không giúp ta. Rồi bảo đệ tử tụng Quán Kinh, Sư lắng nghe xong lại niệm Phật A-di-đà hai Bồ-tát Quán Âm Thế Chí và Hải Chúng Bồ-tát như thế xưng niệm mấy lần lại bảo một vị Tăng đọc các Tăng họa theo. Đến nửa đêm thì ngồi thẳng mà tạ thế.

15. Thích Thiện Đạo:

Không rõ sư họ gì và người ở đâu, đi chu du hỏi đạo khắp nơi. Trong niên hiệu Chân Quán đời Đường gặp Xước Thiền sư ở Tây Hà thực hành Sám Phương Đẳng và Đạo Tràng Tịnh-độ Cửu Phẩm, Đạo vui mừng nói đấy thật là bến bờ cốt yếu vào Phật mà ta có được. Rồi siêng năng khổ nhọc như cứu lửa cháy đầu. Sư đến Kinh đô hoằng hóa bốn bộ Đệ tử bất luận giàu nghèo sang hèn, kẻ giết mổ hoặc buôn bán rượu thịt đều thâu nhận phát ngô cho. Sư có viết Kinh Di-đà mười vạn quyển để thí cho người thọ trì. Người ở Kinh đô và các quận đều nối gót sư tụng kinh niệm Phật. Có người hỏi: niệm Phật giỏi có sinh Tịnh-độ chăng? Sư đáp nếu ông niệm thì sẽ toại nguyện. Nói xong Thiện Đạo tự niệm A-di-đà Phật một câu thì từ miệng có một luồng ánh sáng ra, niệm mười câu, trăm câu đều có ánh sáng phát ra. Sư nhàm chán thân nhiều khổ ép ngặt tình ý dối trá đổi đời, bèn leo lên cây liễu ở trước chùa hướng về phía Tây khấn rằng: Nguyện oai thần Phật tiếp dẫn con, Quán Âm Thế Chí đến giúp con khiến tâm con không mất chánh niệm, không sợ sệt, trong Pháp Di-đà con không lui sụt. Nguyện xong thì gieo mình xuống đất mà mất. Lúc đó các sĩ đại phu ở Kinh Sư đều kính tin, bèn thâu nhặt hài cốt đem chôn. Vua Đường Cao Tông biết sư niệm Phật miệng phát ra ánh sáng lại biết khi mất sư rất tinh thành bèn ra sắc đổi hiệu chùa là Quang Minh.

16. Thích Công Huýnh:

Sư họ Biên, người ở Lăng Nghi thuộc Đông Kinh. Năm sáu tuổi nghĩ chuyện xuất gia thì các thân thuộc ngăn cản. Đến năm mười sáu tuổi mới thỏa chí khi làm Tăng thì suốt hai mươi năm không đến nhà Tục. Từng đi vào núi Thái sơn thực hành sám pháp Phổ Hiền và ngồi đọc tụng không dựa ghế suốt ba năm như thế. Một sáng Đức Phổ Hiền ngồi voi sáu ngà hiện ra trước, cảnh giới màu bạc cũng hiện ra, sư biết do tinh thành mà cảm được nên càng thêm dồi mài. Chúng mời Sư đến chùa Tuệ Phước trong quận giảng kinh Thắng-man và cũng giảng thêm các kinh luận khác. Tuổi về già sư chỉ chuyên giảng Pháp Hoa, có soạn Pháp Hoa Nghĩa Sớ năm quyển. Lúc giảng đến Phẩm Dược Thảo Dụ thì trời liền mưa, trước sau năm mươi lần đều có ứng nghiệm. Nên người ở đất Biện gặp lúc hạn hán đợi giảng. Sau soạn Luận Phật Địa và Nhiếp Luận các Sớ. Khi Sớ chưa thành thì Sư nói: đem hết tình làm sáng Thánh giáo nguyện chỗ làm này được sinh An Dường. Khi Sớ thành thì có ánh sáng lạ năm màu chiếu vào nhà. Tăng trong chùa kinh hãi không biết nơi đến. Sư nói lấy việc ta làm sáng Thánh giáo mà nghiệm ra. Sư lại nói ta vì khổ ba độc mà thường chán lìa do tâm chán lìa mà khởi niệm tinh tấn. Được đây thì nương ánh sáng mà đủ thấy Phật. Do đó hệ niệm Tây Phương, nhịn ăn mà mất.

17. Thích Duy Ngạn:

Sư người ở Giao Thành thuộc Tính Châu. Thường than rằng: Ba cõi không yên cũng như nhà lửa, chưa sinh An Dưỡng đều là đống khổ. Do đó mười sáu quán môn thường siêng năng không nhàm chán. Ngày tháng Giêng niên hiệu Thùy Củng đời đường, nhân khi xuất quán thì thấy hai vị Bồ-tát Quán Âm Thế Chí hiện trên hư không rất lâu chẳng mất. Sư đảnh lễ khóc lóc than rằng: con may mắn mắt thịt mà được thấy hình Thánh, tiếc rằng không thể truyền lại cho đời sau. Bỗng có hai người tự xưng là thợ vẽ, thì trong nháy mắt hình đã vẽ xong, sau đó người biến mất. Đệ tử lấy làm lạ hỏi, sư nói: Há là thợ vẽ ư? Lại nói: Đã đến lúc ta về Tây, đệ tử ai muốn theo ta thì nói. Có đứa bé thưa con không dám cãi lịnh thầy. Sư bảo: được theo ta nhưng phải thưa với cha mẹ, Cha mẹ nghe nói liền cười là chẳng biết gì. Đứa bé trở về chùa tắm gội nước thơm rồi quì trước tượng Phật Di-đà mà mất. Có người đem việc thưa sư, Sư đến vỗ vào lưng cậu bé bảo: Việc ngươi sao lại trước ta? Rồi cầm bút đốt hương trước tượng Bồ-tát mà viết rằng:

Quán Âm xa rước con,
Thế Chí xa đón con,
Trên mũ bình báu hiện,
Đảnh Hóa Phật sáng trưng,
Ai khắp mười phương cõi,
Cầm hoa tiếp chín sinh,
Nguyện dưới tay Từ Bi,
Dắt con về Phương Tây.

Khen xong liền nhờ đệ tử giúp niệm Phật, rồi nhắm mắt xoay mặt về hướng Tây mà mất.

18. Thích Pháp Trì:

Sư họ Trương, người ở Giang Ninh thuộc Nhuận Châu. Chín tuổi thờ Thiền sư Phương ở núi Thanh Thành, thiên tánh thông minh sâu rộng. Đến mười ba tuổi Nương Đại Sư Huỳnh Mai Nhẫn mà được tâm, liền về Thanh Thành thờ Thiền sư Phương giúp Tông môn cực sáng. Từ đó bốn phương theo học nổi tiếng xa gần. Huỳnh Mai trước khi tạ thế thường bảo chúng rằng mười người truyền giáo ở Kim Lăng, Pháp Trì là một. Sư đối với Tịnh-độ đã buộc tâm tới lui đều quán tưởng. Ngày tháng 9 niên hiệu Trường An năm thứ hai hai sư mất ở Chùa Diên Phước. Một ngày trước khi mất, sư bảo đệ tử là Trí Oai rằng: khi ta sống chưa dạy mọi người về Tịnh-độ, khi ta chết rồi hãy đem hài cốt ta để dưới cội tùng cho cầm thú ăn mà tạo nhân Tịnh-độ, con hãy nhớ lấy! Trí Oai thưa con xin vâng lời. Đến khi Sư mất, Trí Oai cùng người trong quận cung kính rước di hài sư ra cội thông theo đúng ý sư. Ngày hôm ấy Tăng trong chùa thấy có mấy mươi lá cờ phướn thần từ phương Tây đến. Cờ phướn phát ra ánh sáng chiếu vào thất của sư ở trước đây. Chùa cũ Trúc Lâm cũng sáng trưng.

19. Thích Tuệ Nhật:

Sư họ Tân người ở Đông Lai. Được Độ ở thời vua Thái Tông đời Đường, gặp Tam tạng Nghĩa Tịnh từ Tây Vức trở về ngày đêm thưa hỏi thông suốt Phật Thừa. Mỗi khi nghe Tịnh nói di tích Như lai ở Tây Vức thì cảm thấy phơi phới chí muôn phương. Đến niên hiệu Đại Túc thời Võ Tắc Thiên sư ngồi thuyền buồm đến phía Đông Nam Hải, ba năm đi khắp các nước Côn Luân, Phật Thệ, Sư Tử Châu v.v… Kế đến Thiên-Trúc học hỏi Thiện tri thức mười ba năm học kinh Pháp không để trống ngày nào. Lại ở Tuyết Lãnh Song Lâm trải qua bốn năm. Vì chạm nhiều gian khổ nên nhàm chán cõi Diêm Phù, do đó nói: Nước nào phương nào có vui không khổ, Pháp nào hạnh nào mau được thấy Phật: Hỏi khắp các Tam tạng Thiên Trúc, thì các Tam tạng đều khen ngợi Tịnh-độ. Lại nói: Giáo chủ Tịnh-độ Bi sâu nguyện rộng, người muốn sinh đều được thỏa nguyện. Sư nghe xong rất vui mừng. Khi đến nước Kiện đà la, ở phía Đông Bắc thành có núi lớn, trên núi có tượng Bồ-tát Quán Âm. Người chuyên cầu thỉnh Ngài thường hiện thân. Sư 2 bèn tuyệt thực bảy ngày cố chết để thỉnh. Đếm đêm thứ bảy thì Bồ-tát Quan Ậm hiện ra trên hư không thân vàng tím cao hơn một trượng, ngồi trên hoa sen báu tay phải xoa đầu Sư bảo rằng: ngươi muốn truyền pháp lợi người, lại muốn sinh về nước Di-đà, thì chỉ cần buộc niệm sẽ được như nguyện. Ngươi cũng nên biết Pháp môn Tịnh-độ hơn các hạnh khác. Bỗng nhiên biến mất. Sư vì tuyệt thực lâu ngày nên thân thể mệt mỏi, do việc này liền thấy sảng khoái nhẹ nhàng. Nhật từ khi đến Tây Vức lúc trở về trải qua hai mươi mốt năm, đi qua hơn bảy mươi nước. Niên hiệu khai Nguyên năm thứ bảy sư đến Trường An dâng lên vua hình tượng Phật và kinh tiếng Phạm, cảm ngộ được tâm vua, vua ban đức hiệu là Từ Mẫn Tam tạng. Song chí của Sư chuyên cần đối với Tịnh-độ. Sư có soạn Tịnh-độ Văn Ký quyển dễ dạy người thế tục tin sâu Tịnh Tông. Sư rất gần với các bậc Hiền như Đạo Xước, Thiện Đạo. Niên hiệu Thiên Bảo năm thứ bảy Sư mất ở tại chùa, thọ sáu mươi chín tuổi an táng toàn thân ở ngọn phía Tây của núi Bạch Lộc. Trước khi chết ba ngày Sư nói mắt thấy hoa sen như vầng mặt trời.

20. Thích Hùng Tuấn:

Sư họ Chu, người ở Thành Đô, tánh ngang bướng không có giới hạnh nhưng giỏi thuyết giảng. Khi giảng được tiền của thì dùng vào việc phi pháp. Người đất Thục khinh bỉ coi là kẻ phá đạo, các Sa môn không ghét cũng không giúp sư. Sư cũng từng bỏ tăng vào trại lính. Nhân lánh nạn lại vào tăng. Tăng đồ có kẻ giữ danh tiết phòng khi chưa bị nên số đông sợ lánh mặt Sư. Sư nghe kinh nói niệm một câu A-di-đà Phật thì diệt được tội nặng sinh tử trong năm mươi ức kiếp bèn mừng rỡ nói rằng: Ta nhờ việc này! Do đó khi gây lỗi ác, miệng liền niệm Phật thì chỗ niệm hoặc còn mà mất, dường như được mà tan cũng khiến bọn ta làm trò cười mà thôi. Ngày tháng 2 niên hiệu đại Lịch năm thứ hai đời đường bị bạo bệnh mà chết, xuống minh phủ gặp vua, vua nói: Bắt lầm ngươi, cho ngươi trở về. Nhưng tội ác của người rất lớn phải bị khổ sở. Bèn sai ngưu đầu đuổi vào địa ngục. Tuấn đến cửa địa ngục chống cụ la lớn: Niệm một câu A-di-đà Phật còn diệt sinh tử tội nặng trong năm mươi ức kiếp huống chi Tuấn này chưa gây ra năm tội nghịch, chưa gây mười điều ác lại luôn niệm Phật không quên, dựa vào lời Phật há bị khổ sở? Do đó lại khóc lớn nhìn ngó hai bên. Ngục tốt nhìn nhau chẳng dám làm gì Tuấn, rồi thưa lên vua gọi Tuấn đến bảo: Ngươi niệm Phật nhưng không thật tin, chỉ là thân miệng có nhân hãy trở về mà tu tâm. Tuấn được về đem việc kể lại. Có kẻ hài hước bảo Tuấn là kẻ lọt lưới địa ngục. Tuấn nói: Đừng nói giỡn chơi, do đây mà sau tự biết lối. Bèn đến Tây Sơn ở quận Nam mà rửa sạch tình ý chuyên tâm niệm Phật suốt bốn năm ba tháng bảy ngày. Bạn bè của Tuấn bảy người ở Tây Sơn đến thăm hỏi, Tuấn vui mừng bảo thời đã đến. Các anh trở về, có duyên sẽ gặp có việc đáng nhờ. Các anh về gặp người quen thân nói Tuấn nhắn rằng Tuấn nhờ công đức niệm Phật mà được sinh Tịnh-độ đừng như ngày nào gọi Tuấn là người địa ngục nữa. Nói xong thì cười mà mất.

 

Pages: 1 2 3