Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 73
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày: 08.07.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin an toạ. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, bắt đầu xem từ hàng thứ hai trang 86. Đoạn văn này là Hoàng lão cư sĩ đem năm bản dịch gốc kinh Vô Lượng Thọ, trong năm loại sách này sai biệt rất lớn. Nói cách khác, khi phiên dịch chắc chắn không phải dùng đồng một nguyên bản phạn văn, mới xuất hiện tình hình này.

Căn cứ khảo chứng của chư vị cổ đức ngày xưa, nguyên bản phạn văn chí ít có ba loại không đồng nhau. Tại sao có ba loại? Đương nhiên có khả năng nhất là lúc Đức Thế Tôn còn tại thế giảng qua ba lần, thậm chí trên ba lần. Vì sao? Bởi cuốn sách này đã thất truyền bảy bản phiên dịch. Nên bộ kinh này truyền đến Trung Quốc rất sớm. Thời nhà Hán nó đã có bản dịch của An Thế Cao, chúng ta cũng biết niên đại đó rất sớm. Thời kỳ sớm đã đến Trung quốc.

Cho đến Nam Tống tám triều đại, cũng gần 800 trăm năm. Trong thời gian dài đó, tổng cộng phiên dịch mười hai lần. Nguyên bản phạn văn từ Ấn Độ truyền sang, không ngừng lưu thông vào Trung quốc. Mỗi lần truyền vào có thể không giống  với lần trước, và toàn bộ đều phiên dịch. Đây là căn cứ hiện tại đang tồn tại năm loại sách, phán đoán ít nhất có ba loại nguyên bản. Ngoài ra bảy loại đã thất truyền thì không bàn đến nữa. Nếu có bảy cuốn này, có thể vẫn còn phát hiện những cái bất đồng.

Đức Thế Tôn lúc còn tại thế, một đời giảng kinh giáo hoá. Trong kinh điển ghi chép, ngài ba mươi tuổi khai ngộ. Một số người gọi là thành đạo, thành đạo chính là khai ngộ. Sauk hi khai ngộ ngài bắt đầu giáo hoá cho đến già chết. 79 tuổi ngài niết bàn. Giảng kinh hơn ba trăm hội, thuyết pháp bốn mươi chín năm. Hội này giống như hiện nay chúng ta mở lớp, một hội là giảng một phần. Một phần này có lớn có nhỏ. Một phần lớn có thể giảng vài năm, cũng có thể giảng một bộ kinh. Như “Đại Bát Nhã Kinh”, đây là một mục lớn. Còn nhỏ thì một hai người đến tìm Thế Tôn thỉnh giáo, đưa ra vấn đề và ngài giảng. Nhỏ thì có thể nói là một hai giờ đồng hồ. Như vậy cũng tính là một hội.

Trong A Hàm chúng ta xem thấy một bộ kinh nhỏ, có văn tự của một vài bộ kinh nhỏ khoảng ba bốn trăm chữ. Đó cũng là một bộ kinh. Như “Bát Nhã Tâm Kinh” đó cũng là một bộ kinh, hai trăm sáu mươi chữ. Nên to có nhỏ có hợp lại cũng có mấy ngàn bộ kinh.

Mấy ngàn bộ kinh này, chúng ta biết lúc Đức Thế Tôn giảng kinh giáo hoá, không có sách, không có văn tự, đến bản thảo không có, đề cương cũng không có. Nguồn gốc của kinh điển là sau khi Thế Tôn diệt độ. Đệ tử của ngài đã nghĩ đến giáo huấn của Thế Tôn, những lời dạy này đáng trân quý, nếu không truyền cho hậu thế thì thật đáng tiếc. Nên từ trong ký ức, trong này cũng có người truyền pháp. Tôn Giả A Nan truyền pháp. Trong tất cả người tu học A Nan là người có ký ức tốt nhất, hầu như sau khi nghe qua một lần, Ngài có thể hoàn toàn nhớ lại không hề quên. Nên thỉnh A Nan phức giảng, đem tất cả những gì Đức Thế Tôn giảng tuyên lại một lần. Năm trăm tỳ kheo làm chứng, năm trăm A la hán nghe. Nghe và mọi người đều đồng ý. Không sai, Đức Thế Tôn đã nói như vậy. Như vậy mới ghi lại.

Nếu có một người phản đối đều không được. Chỉ cần có người nói hình như câu này Đức Phật không nói như vậy, thì câu đó phải xoá đi. Làm như vậy để đặt niềm tin cho hậu thế, nên kết tập kinh điển đã nghiêm khắc như vậy, và lưu truyền về sau. Những tài liệu Phật giảng lúc tại thế vô cùng trân quý. Lưu lại những thứ này, chúng ta đều biết Đức Thế Tôn lúc đó giáo hoá, dạy người hiểu lý lẽ, minh bạch đạo lý. Dạy người hiểu nhân quả. Dạy người làm sao làm người, làm sao xử thế, làm sao đối nhân tiếp vật. Ngài dạy người như vậy, và truyền đến hôm nay kinh điển biến thành tụng. Nó vốn không phải để chúng ta tụng. Nếu để tụng, thì năm đó Thế Tôn nên viết vài bộ kinh để mọi người tụng, không có.

Nên chúng ta nhất định phải hiểu rõ, Đức Thế Tôn là thân phận gì, giống như Khổng tử Trung quốc vậy. Địa vị là thầy giáo, chức vụ là thầy giáo. Chức vụ thầy giáo này của Ngài, không thu học phí của người khác, chính là thầy giáo tình nguyện. Làm thầy giáo tình nguyện suốt 49 năm. Người học với ngài rất đông, và sau đó kết tập thành kinh tạng. Tài liệu phong phú này được lưu truyền về sau. Khi truyền đến Trung quốc không phải là hoàn chỉnh, vì lúc đó giao thông không phương tiện. Kinh điển là viết tay, viết trên lá cây Bối Đa La, vô cùng quan trọng. Nên cao tăng Ân độ đến Trung quốc, Cao tăng Trung quốc đến Ấn độ đi thỉnh kinh, chọn lựa rất kỹ càng tỷ mỷ.

Sách phiên dịch chữ Hán, là tuyển chọn tinh hoa nhất, tốt nhất trong kinh điển phạn văn của Ấn độ. Đương nhiên cũng phải thích hợp với nhu cầu của người đông phương chúng ta. Không đem về được tất cả, thật đáng tiếc vô cùng. Và những thứ còn lại đó hiện nay đã thất truyền toàn bộ. Hiện nay bảo tồn hoàn chỉnh nhất vẫn là bản dịch chữ Hán. Tiếng Tây Tạng bảo tồn một bộ phận. Bản chữ Hán bảo tồn hoàn chỉnh nhất. Nên chúng ta phải hiểu, những kinh điển này Đức Thế Tôn giảng dạy khi còn tại thế.

Chúng ta học Phật là tiếp nhận giáo dục của Phật đà, cần phải hiểu điều này, với Tôn giáo không có tương can gì. Đức Thế Tôn không phải thần, cũng không phải tiên, ngài là con người. Phật nghĩa là gì chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Người Ấn độ xưng là Phật đà, người Trung quốc gọi là Thánh nhân. Phật và Thánh ý nghĩa tương đồng. Định nghĩa của Thánh là thấu triệt chân tướng sự thật . Hay nói cách khác, Thánh nhân là một người minh bạch, phàm phu chúng ta là người hồ đồ. Thánh nhân là người minh bạch, ý nghĩa của “Phật” là giác ngộ. Giác ngộ không phải chính là minh bạch sao? Nên Ấn độ xưng Phật đà với Trung quốc gọi Thánh nhân, ý nghĩa này có thể nói là vô cùng tương đương. Nên ngài không phải thần cũng không phải tiên.

Hiện nay những học sinh hậu thế này có lỗi với thầy giáo. Vì sao? Đem giáo dục của Phật Đà biến thành Tôn giáo. Quý vị nói có hỏng bét rồi không? Tôn giáo là mê tín. Trong nhà Phật lễ Phật lễ Bồ Tát, còn chúng ta lễ tổ tiên ý nghĩa tương đồng. Thận chung truy viễn, ý nghĩa tức là kỷ niệm. Với lễ bái thần trong Tôn giáo hoàn toàn không như nhau. Chúng ta kỷ niệm vị thầy giáo này, Chư vị Bồ Tát là học sinh trước đây, là sư huynh của chúng ta. Là những sư huynh vô cùng thành tựu. Như 72 vị hiền của Khổng lão phu tử vậy. Trong ba ngàn đệ tử, có 72 nhân tài kiệt xuất. Đó là hiền nhân, trong Phật pháp gọi là Bồ Tát, không thể không biết.

Giáo dục tốt như vậy, nội dung tốt như vậy không người biết. Người y theo giáo dục này để học tập quá ít. Chúng tôi thật may mắn khi đã gặp được thầy Đông Phương Mỹ, mới thấu triệt được vấn đề này. Vốn dĩ chúng tôi đều không tin tưởng, vì cho rằng nó là Tôn giáo, là mê tín, bây giờ đã hiểu rõ ràng minh bạch. Sau này tôi gặp được Chương Gia Đại sư, ngài khuyên tôi xuất gia, khuyên tôi phải thật sự làm. Trách nhiệm này rất lớn, sứ mạng này vô cùng thiêng liêng, không dễ dàng gì. Chúng ta phải đem Phật pháp trở về với giáo dục. Đức Thế Tôn là một nhà tư tưởng, một nhà triết học, là một nhà giáo dục. Phải hiểu rõ ràng minh bạch điều này.

Giáo dục này xác thực có thể cứu xã hội, có thể cứu thế giới này. Lời này không phải tôi nói. Niên đại 70, tiến sĩ Thang Ân Tỷ nước Anh đã nói. Lời này nói là thật, hoàn toàn không phải giả. Ông ta nói cần phải giải quyết vấn đề của xã hội thế kỷ 21. Vấn đề này hiện nay vô cùng nghiêm trọng, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh với Phật pháp đại thừa. Mới biết đúng đắn và thấu triệt điều này thật không dễ! Nhưng không tinh tấn tu học, thì không thể y giáo phụng hành. Những giáo huấn trong kinh điển không nhìn ra được, huống gì hầu như tuyệt đại bộ phận là kinh được phiên dịch hoàn thành trước triều đại Nam Tống. Nhưng vẫn được xem là rất khó gặp. Các đại sư phiên dịch kinh đều có trí tuệ cao độ. Dùng văn tự rõ ràng nhất, gần như là văn bạch thoại. Ngày xưa dùng văn bạch thoại này, khiến giáo dục Phật giáo tuyên truyền phổ biến khắp nơi. Nên lối hành văn của văn tự trong kinh Phật này, trong văn tự học được xưng là biến văn. Biến của biến hoá, so với cổ văn hoàn toàn không giống nhau, dễ hiểu hơn cổ văn rất nhiều.

Quý vị xem văn chương thời Hán Đường. Quý vị xem Kinh Phật, Kinh Phật này phiên dịch từ thời Hán. Chúng ta so với cổ văn, thì rất dễ hiểu. So ra cổ văn khó hơn rất nhiều. Nên người dịch kinh cũng rất dụng tâm. Tuy rất rõ ràng, nhưng bây giờ không có cơ sở văn học, nên vẫn rất khó khăn. Nên chúng ta học Phật không thể không học thể văn cổ. Bây giờ thầy giáo dạy thể văn cổ cũng không có. Chúng ta rất cảm kích các chuyên gia học giả đời trước, bây giờ họ không còn cũng không có người học. Nhưng tư liệu mà họ lưu lại, nếu chúng ta quả nhiên dụng công, có thể đem những bài học này bổ túc thêm.

Nhật báo quốc ngữ Đài Loan, xuất bản bộ sách “Cổ Kim Văn Tuyển”. Đây là tâm huyết của các chuyên gia học giả đời trước, họ phiên âm rất chính xác, chú giải cũng rất kỹ càng tường tận. Hiện nay toàn tập hình như có mười sáu mười bảy cuốn, bìa cứng. Nếu chúng ta học tập từ chỗ này, chỉ mất thời gian hai năm, sau đó đọc kinh Phật sẽ không có chút chướng ngại nào. Việc này không thể không làm, phải cần dùng hai năm công phu, để tìm cổ văn đem trở về lại. Nó sẽ giúp chúng ta đột phá văn tự trong kinh Phật, chướng ngại văn tự không còn. Chúng ta có thể xem hiểu, mới có thể biết học như thế nào.

Kinh điển, kinh Vô Lượng Thọ phiên dịch rất đặc thù. Mấy bản dịch này,  nội dung trong đó sâu cạn sai biệt rất lớn. Hoàng lão cư sĩ trong chú giải này nói rất tường tận, văn tự không khó hiểu. Bây giờ chúng ta đọc tiếp đoạn sau.

“Nhật bản nhật khê sư”, tên của Pháp sư này. “Diệc đồng trầm thị chi thuyết” . Ở trước là nói Trầm Thiện Đăng cư sĩ thời nhà Thanh. Ông ta là người dưới thời Đồng Trị, cũng là sau Hàm Phong. Trong “Báo Ân Luận” Ngài đã đưa ra vấn đề này. Trong đó Ngài quan trọng nhất, chính là cho rằng người phiên dịch, căn cứ nguyên bản phạn văn không phải một cuốn, mới có xuất hiện vấn đề như bây giờ. Cách nhìn của Đại sư Nhật Khê người Nhật bản với Trầm cư sĩ tương đồng. “Y vân, dị dịch văn cú, dữ kim kinh, chỉ Nguỵ dịch bản”.

Cuốn sách của Khương Tăng Khải, cuồn này dịch rất tốt. Nên xưa nay, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc học tập kinh Vô Lượng Thọ đều thích dùng cuốn của Khương tăng Khải. Khương Tăng Khải là thời đại Tào Nguỵ tam quốc Trung quốc, là người của thời đó, cũng dịch vào thời đại đó.     

“Sảo sai dị giả bất thiểu”, y cứ theo bốn cuốn sách khác, với kinh hiện nay họ đang áp dụng học tập sách của Khương tăng Khải. Vừa so sánh đã phát hiện trong đó sai biệt rất lớn, sai biệt không ít. “Tư phu, đa dị bản”, tư phu ở đây, chúng ta thử suy nghĩ, nhiều cuốn sách bất đồng như vậy. “Truyền giả bất nhất”, người truyền nhiều. “Cố tri tư dị”, vì thời đó đều là viết tay, không phải in ấn. viết tay có khi viết sai, viết sót, viết thành chữ khác, điều này không thể tránh khỏi. Kinh nghiệm này chúng ta đều có. “Diệc hoặc phi nhất thời thuyết, lệ như Bát Nhã Chư Kinh”. Đây chính là Phật nói không phải cùng một lúc mà nhiều lần tuyên giảng. “Dĩ thử kinh Như Lai bổn hoài, xứ xứ dị thuyết, trí thử đa bổn. Cái thử đại bi chi cực xứ dã”. Mấy câu này nói rất hay, vì Phật dạy chúng sanh trong một đời tu hành chúng quả.

Ở trong tất cả các kinh, bộ kinh này là thù thắng nhất. Có lý luận, có phương pháp. Từ xưa đến nay, người y theo bộ kinh này tu hành thành tựu rất nhiều. Đây là đại từ đại bi, không phải nói một lần mà nói rất nhiều lần. Nên nguyên bản phạn văn có mấy loại bất đồng. Mỗi lần nói không thể hoàn toàn tương đồng. Tôi y theo cuốn kinh này, cuốn hội tập của Hạ Liên Cư lão cư sĩ. Tôi y theo cuốn sách này giảng bộ kinh này mười lần. Tôi giảng mười lần đó hiện thu vào băng đĩa, mỗi lần đều không giống nhau. Có người muốn đem nó viết thành giảng ký, hỏi tôi căn cứ vào lần nào. Tôi nói tốt nhất cả mười lần đều nghe, quý vị cũng làm cuốn sưu tập. Đây là lần thứ mười một. Lần thứ mười một chúng tôi sẽ hoàn toàn giảng giải chú giải của Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ. Đây cũng là lần quen biết giữa tôi và Hoàng lão cư sĩ. Ông ta lớn hơn tôi khoảng mười mấy tuổi, khi viết chú giải này ông ta đang bệnh, vô cùng đau khổ. Nhưng ngày đêm không nghỉ, đem chú giải này viết hoàn thành. Thật là hy hữu, không dễ dàng gì.

Đây là chư Phật Bồ tát, chư vị tổ sư đại đức từ bi vô lượng. “Dĩ thượng chư đức”,  chính là chư vị đại đức ở trên. “Giai chủ bổn kinh nãi Thế Tôn đa độ tuyên thuyết chi pháp thật hữu sở cư”. Ngày xưa chư vị đại đức này chủ trương, Kinh Vô Lượng Thọ xác thực là Thế tôn nhiều lần tuyên giảng. Không phải như các kinh khác chỉ giảng một lần, không giảng trùng lặp lại. Bộ kinh này rất đặc thù, nhiều lần tuyên giảng. Bên dưới họ đưa ra một ví dụ. “Lệ như bổn kinh ‘Đường Dịch’ bổn danh ‘Vô Lượng Thọ Như Lai Hội’, nãi ‘Đại Bảo Tích Kinh’ trung nhất hội chi văn. Túc chứng Phật thuyết ‘Bảo Tích Kinh’ thời, diệc tuyên thuyết bổn kinh dã”.

“Đại Bảo Tích” là một mục lớn, trong mục này phân thành hai mươi mấy hội. Mỗi hội là một mục nhỏ. Hơn hai mươi hội hợp lại thành một mục lớn. Trong mục lớn này ngài giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Đề kinh này gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai hội, một hội trong Kinh Đại Bảo Tích, đây chính là chứng cứ của nhiều lần tuyên giảng. “Trầm thị hựu vân, Nguỵ dịch văn từ tường đảm, nghĩa lý viên túc. Cố tự lai giảng gia đa cứ chi. Đường dịch sai dữ tương cận, cái đồng nhất phạn bổn dã”. Đường dịch này chính là “Vô Lượng Thọ Như Lai Hội” trong Kinh Đại Bảo Tích, với bản dịch lưu thông rộng nhất hiện nay của Khương Tăng Khải thì giống nhiều sai biệt ít. Họ phán định đây là một nguyên bản. Một nguyên bản nhưng hai loại phiên dịch.

Họ nói “Tống dịch diệc thậm minh sướng nhi từ cú tiền hậu đại dị hựu nhất phạn bổn dã”. Ở đây khẳng định không cùng một cuốn. “Hán ngô nhị dịch, văn từ chuyết sáp, nhi nghĩa hữu tướng bổ bị giả tắc hựu nhất phạn bổn dã”. Đây là xem năm loại bản dịch hiện nay, ít nhất có ba bản tiếng phạn bất đồng. Điều này nói cũng rất có lý. “Trầm thị tuy vị năng trực tùng cổ phạn giáp thủ chứng, đãn kim nhược tế cứu tồn thế chi ngũ dịch, khả thôi tri đương niên phạn giáp chí thiểu hữu tam chủng, Cố tri trầm thị chi thuyết khả tin”. Truyền đến Nhật bản, Nhật bản có mấy vị pháp sư cũng có cách nhìn này. “Chí ư tha sư hữu nhận vi ngũ dịch chỉ thị đồng bổn dị dịch, các bổn sai dị chỉ nhân dịch giả ý lạc bất đồng”. Lãnh ngộ và cảm thọ của mỗi người không giống nhau. Nên nói nguyên bản hình như là một, có người cũng có cách nhìn này.

Hoàng lão cư sĩ cho rằng: “Thật vị năng phục nhân”. Cách nói này không có cách nào bảo người tâm phục khẩu phục. “Lệ như bổn kinh tiểu bổn Tần Đường lưỡng dịch”. Tiểu bổn này là kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà có hai cuốn, La Thập đại sư dịch “La Thập đại sư nhân Tần nhân thượng giản”. Lúc đó đại sư đến Trung Quốc là thời đại Diêu Tần. Diêu Tần kiến quốc hiện nay là hành lang ranh giới của Cam Túc Hà Tây. Người xưa thích đơn giản dễ hiểu chứ không thích phiền phức. “Nãi nhiếp thập phương Phật vi lục phương Phật, thử thành dịch giả ứng cơ chi diệu, văn giản ứng cơ, nhi kinh nghĩa vô thất. Thị thỉ vi dịch giả chi ý lạc dữ thiện xảo dã”. Điều này có thể nói thông được.

La Thập đại sư dịch Kinh A Di Đà. Huyền Trang đại sư phiên dịch là trực dịch. Trong đó nói về mười phương Phật. La Thập đại sư dịch thành sáu phương Phật, lược bớt bốn phương. Đây là do người phiên dịch có sở thích và cách nhìn không giống nhau. Nhưng nghĩa trong kinh hoàn toàn không thay đổi. “Chí ư bổn kinh chư dịch chi sai biệt đại dị ư thị, bất đản tường lược bất đồng, thả nghĩa lý chi thâm quảng diệc dị. Cố bất ứng thị dịch nhân ý lạc bất đồng dã”. Thử xem các kinh điển khác, cùng một bản dịch nhưng khác người dịch.

Chúng ta hãy xem năm bản không giống nhau của Kinh Vô Lượng Thọ. Hay nói cách khác, khẳng định đây không phải là một bản phạn văn. Bên dưới đưa ra một ví dụ nói, ví như Di Đà đại nguyện. Điều này rất quan trọng. Nói cách khác đại nguyện này là tin tức quan trọng mà Phật A Di Đà truyền cho thế nhân. Trong bộ kinh này đoạn trọng yếu nhất chính là đại nguyện.

“Lệ như Di Đà đại nguyện, nãi tịnh tông chi duyên khởi dữ bản kinh chi cương tông. Nhi thập niệm tất sanh chi nguyện”. Câu này quá quan trọng. Chúng ta làm sao để vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc? Khi sắp mạng chung đầu óc phải tỉnh táo, có người nhắc nhở họ niệm Phật cầu sanh tịnh độ. Mười niệm là có thể vãng sanh. Cơ duyên này là mấu chốt, một đời không gặp Phật pháp, khi sắp mạng chung, trước khi tắt thở có người nói với họ, buông bỏ tất cả niệm Phật cầu vãng sanh. Cầu vãng sanh là cầu tịnh độ, họ nghe sẽ có thể tin. Và họ phát nguyện muốn đi. Điều kiện đầu tiên là đầu óc tỉnh táo. Nếu người bị bệnh ngờ nghệch thì không còn cách nào khác.

Sau khi nghe sẽ hoan hỷ, tin tưởng, phát nguyện. Đây là thiện căn phước đức của chính họ. Mọi người đứng bên cạnh dẫn họ niệm Phật. Niệm mười tiếng Phật hiệu họ tắt thở khẳng định vãng sanh Cực Lạc. Đây là bổn nguyện của Phật A Di Đà, điều này quan trọng biết bao! Đây là tinh tuý “Di Đà đại nguyện chi tuỷ”. “Thử nguyện kiến ư Nguỵ Đường lưỡng dịch”, đây là vừa đưa ra một ví dụ, sách của Khương Tăng Khải. Cuốn Đại Bảo Tích kinh Vô Lượng Thọ Như Lai hội, có mười niệm tất sanh. Mà nguyện văn trong hai bản dịch thời Hán Ngô không có mười niệm tất sanh. Sao lại có sai biệt lớn như vậy? Đây hầu như là việc không thể có.

“Nhược vị Nguỵ Đường lưỡng dịch chi tứ thập bát nguyện, dữ Hán Ngô lưỡng dịch chi nhị thập tứ nguyện. Giáp thị dịch bút khai hợp chi bất đồng, tắc thật nan tự viên kỳ thuyết”. Nguyện văn này có bốn mươi tám nguyện, có hai mươi bốn nguyện. Người phiên dịch chắc chắn không thể đem bốn mươi tám nguyện biến thành hai mươi bốn nguyện. Cũng nhất định không thể đem hai mươi bốn nguyện này phân khai thành bốn mươi tám nguyện. Điều này không thể được, đây khẳng định là do hai bản phạn văn bất đồng. Cũng nói rõ khẳng định Đức Phật thuyết hai lần, chứ không phải một lần.

Cho nên nói: “Thế gian yên hữu như thị đại đảm chi dịch nhân, cảm suất tự ý vọng san đại nguyện chi tâm tuỷ”. Đây là cách nhận định của Hoàng Niệm Lão: “Cố tri tất thị sở cứ chi nguyên phạm bổn bất đồng phương hữu thử dị nhĩ”. Đại nguyện này, trong năm cuốn sách thì có ba loại bất đồng, bất đông quá lớn. Không thể có sai lầm như thế. Có hai mươi bốn nguyện, có bốn mươi tám nguyện, có ba mươi sáu nguyện. Nên căn cứ thuyết này ít nhất có ba loại bất đồng. Phật tại thế tuyên giảng ít nhất ba lần.

“Hựu như ‘Ngô dịch’ nhị thập tứ nguyện trung, hữu quốc vô nữ nhân, dữ liên hoa hoá sanh chi thắng nguyện”. Điều này rất quan trọng. “Nhi Nguỵ Đường lưỡng dịch tuy cụ tứ thập bát nguyện”. Không có hai nguyện này, không có nước không nữ nhân và liên hoa hoá sanh, không có hai nguyện này. “Nhược vị nguyên bản thị nhất chư dịch chỉ thị khai hợp bất đồng. Tắc thỉnh vấn ‘Ngô dịch’ thử nhị nguyện tùng hà nhi lai. Hà dĩ nhị thập tứ nguyện trung hữu chi tứ thập bát nguyện chi bổn cánh nhiên vô chi. Khả kiến chư dịch sở cứ chi nguyên giáp bất nhất”. Chính là nguyên bản phạn văn không phải một cuốn.     

“Chánh như Trầm Thiện Đăng thị sở thuyết bản kinh mong Thế Tôn đa độ tuyên thuyết. Hựu nhân phạn giáp dị thoát lạc nãi hữu bất đồng chi nguyên bản nhĩ. Tùng thượng chi lệ, khả kiến hội tập chư dịch thật hữu tất yếu”. Trong năm cuốn sách này khác  biệt rất lớn, sâu cạn không giống nhau. Đây là lúc Thế Tôn tại thế, vì căn cơ thính chúng bất đồng, nên tuyên giảng thiện xảo phương tiện cũng không tương đồng. Khi kết tập kinh tạng, tất cả đều kết tập, nên nguyên bản không đồng, không phải cùng một bản. Và cả năm bản đều lưu truyền.

Hôm nay chúng ta phải học tập, cần phải đọc cả năm bản này. Vì sao? Trong đó có rất nhiều điều quan trọng. Chẳng hạn như cuốn này có mà cuốn kia không có, nếu ta đọc một bản, thì sẽ không đạt được tin tức viên mãn. Chúng ta nên nghe cả năm lần, mới thật sự thấu triệt. Như vậy đối với người sơ học không tiện lợi. Học Kinh Vô Lượng Thọ phải học cả năm bản. Nên trải qua nhiều thời đại học tịnh độ đều học Kinh A Di Đà . Người học kinh Vô Lượng Thọ không nhiều, nguyên nhân là như vậy. Kinh Vô Lượng Thọ quá nhiều bản, không có bản nào hoàn thiện cả. Nên cổ nhân mới nghĩ đến sưu tập các bản dịch quan trọng thành Tập Đại Thành.

Tập Đại Thành của năm loại nguyên bản dịch, biên tập thành bản mới. Điều này rất cần thiết. “Thị dĩ tùng Tống chí kim”, Vương Long Thư nhà Tống là người đầu tiên làm. Tên của Vương Long Thư là Nhật Hưu. Nhật của nhật nguyệt, Hưu của hưu tức, gọi là Vương Nhật Hưu. Long Thư là địa danh, địa danh này ở Thư thành An Huy, cạnh bên Lô Giang chúng tôi. Ông ta người Đồng Thành Phái, người ở địa bàn này, ông là người Thư thành. Là người làm sách sưu tầm đầu tiên. Người đầu tiên làm sách sưu tầm là một nhà học vấn. Đại thiện tri thức phát tâm này. Năm loại nguyên bản dịch, ông ta chỉ xem bốn bản. Bản dịch đời Đường “Bảo Tích Kinh”, trong đó mục Vô Lượng Thọ ông không nhìn thấy.

Nói cách khác, bộ sưu tập này của ông vẫn bị sót, không thể gọi là hoàn chỉnh. Nhưng bộ sưu tập này rất tốt. Đích thực thì sau khi xuất bản, được nhập vào “Long Tạng”. Nhật Bản thu nhập vào “Đại Chánh Tạng”. Học tập Kinh Vô Lượng Thọ, người dùng cuốn sưu tập của ông ta rất nhiều, so với người đọc bản của Khương Tăng Khải còn nhiều hơn. Đến Liên Trì Đại Sư chú giải Kinh Di Đà sớ sao, dẫn dụng kinh văn của Kinh Vô Lượng Thọ, đều dùng bản sưu tập của Vương Long Thư. Có thể thấy nó ảnh hưởng rất lớn.

Thứ hai là Bành Nhị Lâm, chính là Bành Tế Thanh. Bành Tế Thanh làm cuốn này là hiệu chính. Là dùng bản của Khương Tăng Khải, trong bản của Khương Tăng Khải có rất nhiều chỗ khó đọc, nên ông ta đem văn tự chỉnh lý lại, cũng đồng nghĩa là lược bớt_ hiệu đính, lược bớt. Ông ta dùng một bản, không thể gọi là hội tập.

Lần thứ hai hội tập là Nguỵ Mặc Thâm_Nguỵ Nguyên, là người nhà Thanh niên đại Hàm Phong.

Lần thứ ba là cư sĩ Hạ Liên Cư, và tiên sư Hạ Liên Cư là lần thứ ba hội tập, vào năm đầu của dân quốc. Thật không dễ. Bản hội tập này của ông xuất bản lần đầu tiên, trong tay tôi còn có một bộ, là bản tuyến trang. Không giống với bản chúng ta hiện nay. Bản của chúng ta hiện nay phân thành bốn mươi tám phẩm. Nguồn gốc sớm nhất của hội tập này là ba mươi bay phẩm. Đại khái lấy ý nghĩa ba mươi bảy đạo phẩm để hội tập.

Từ Châu Pháp Sư ở Tế Nam, Bắc Kinh từng giảng qua, mà còn làm qua khoa phán. Khoa phán này của ông, Hoàng Niệm lão tặng tôi một phần, Hoàng Niệm Lão in ra một phần tặng tôi. Tôi vẫn còn bộ tư liệu này. Bản hiện tại là sau khi Hạ Lão cư sĩ hội tập đã cải sửa mười lần. Sửa đổi mười lần mới hoàn thành định bản này. Định bản này tôi cũng làm khoa phán cho nó, làm rất tường tận. Nên chúng ta có khoa hội. Ở đây có lưu thông, chư vị đều có thể xem được. Khoa hội phân rất kỹ càng. Toàn kinh tư tưởng hệ thống, văn chương mạch lạc, xem qua là hiểu. Ta có thể xem hiểu bản này, thì đối với kinh Phật mới sinh tâm bội phục kính ngưỡng. Tâm này tự nhiên sanh ra.

Đoạn này giảng về năm loại nguyên bản dịch. Bên dưới sẽ nói về bốn loại hội tập và hiệu chính.

Dĩ thượng ngũ dịch, hổ hữu ưu liệt chương hối”. Cũng chính là năm loại nguyên bản dịch, đều có sở trường và đều có khiếm khuyết. “Liệt như thập niệm đắc sanh chi bản nguyện dữ nhất hướng chuyên niệm chi yếu chỉ. Ư Hán Ngô lưỡng dịch tắc vị chương”. Hai bản dịch thời nhà Hán, Ngô “thập niệm đắc sanh”, bản nguyện này ở đây không có. “Nhất hướng chuyên niệm” cũng không có nhắc đến. “Chí ư ngũ ác ngũ thống ngũ thiêu chi hồng văn, nãi Thế Tôn khổ khẩu bà tâm chi cáo giới. Ư Đường Tống lưỡng dịch tắc bất cụ”. Trong hai bản dịch của Đường Tống không có đoạn văn này. Đoạn văn nay vô cùng quan trọng.

Chúng ta hôm nay vì các bạn học tịnh độ, tuyển chọn và quyết định khoá tụng sáng chiều. Còn thời buổi tối thì đọc đoạn văn này.

Nguỵ dịch là bản của Khương Tăng Khải, bản này phiên dịch hoàn bị hơn, “vi chư dịch quán”, và lưu thông rộng nhất. “Đản ư quốc vô nữ nhân, dữ liên hoa hoá sanh lưỡng nguyện”. Hai nguyện này nó không có, trong bản dịch này không có. “Cố Tống Long Thư Vương Nhật Hưu luận chư dịch vân. Kỳ đại lược tuy đồng nhiên kỳ trung thậm hữu sai hổ”. Ở đây chính là nói năm bản dịch này, đem nó so sánh đối chiếu, và nhìn thấy sự sai biệt. “Hựu kỳ văn hoặc thất ư thái phồn nhi sử nhân yếm quan”. Văn tự này rườm rà. “Hoặc thất ử thái nghiêm, nhi tang kỳ bổn chân, hoặc kỳ văn thất trung, nhi kỳ ý tắc thất chi”. Có rất nhiều khuyết điểm. “Do thị Thích Ca Văn Phật sở dĩ thuyết kinh, A Di Đà Phật sở dĩ độ nhân chi chỉ. Vặn nhi vô tự, vặn thị tạp loạn”, “Uất nhi bất chương”, uất là trầm buồn. Đây là những hoằng nguyện độ nhân của Thế Tôn với Phật A Di Đà, không có cách nào hiện lên rõ ràng, “dư thâm tích chi”. Dư là Vương Long Thư cư sĩ, nên ông ta phát tâm làm bản tập hội này.

“Ư thị nãi thủ Hán Ngô Nguỵ Tống tứ dịch, hiệu chính hội tập tự vi nhất kinh, danh viết Đại A Di Đà Kinh”. Đây là mở đầu của bản hội tập kinh Vô Lượng Thọ. Là ở triều Tống có bản như vậy. Bản có sửa chữa, từ nhà Tống đến nay tất cả có bốn bản.

Bản thứ nhất là Đại A Di Đà Kinh. “Tống quốc học tiến sĩ Long Thư Vương Nhật Hưu hiệu tập”. Ông ta không nói phiên dịch, ông ta không phải phiên dịch. Ông ta hiệu đính đối chiếu và biên tập lại.     

Bản thứ hai là Kinh Vô Lượng Thọ, “thanh Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh tiết hiệu”.     

Bản thứ ba gọi là Kinh Ma Ha A Di Đà, cũng là “thanh bồ tát giới đệ tử thừa quán thiệu dương nguỵ nguyên hội dịch”. Đây là bản hội tập lần thứ hai, tên gốc là Vô Lượng Thọ kinh, “hậu kinh chánh định vương Âm Phước cư sĩ hiệu đính tịnh cải kim danh”. Ông ta đổi thành Ma Ha A Di Đà Kinh.

Bản thứ tư chính là bản chúng ta đang dùng, “Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh. Hiện đại Bồ tát giới đệ tử vận thành Hạ Liên Cư hội tập”. Là bản mà chúng ta hiện tại đang dùng.

“Ư thị bản kinh nãi hữu ngũ chủng nguyên dịch bản, tứ chủng tiết hội tập, cọng hữu cửu chủng”. Chín bản này, chúng ta đã từng in thành một bộ, lượng lưu thông cũng rất lớn. Tiện lợi cho mọi người thích nghiên cứu khảo sát, tiện lợi cho họ làm tham khảo. “Ngũ dịch chi trung ‘Nguỵ dịch’ lưu truyền độc quảng, Vương bản nhất xuất thủ nhi đại chi”. Vương bản chính là Đại A Di Đà Kinh của Vương Long Thư. “Liên Trì Đại sư ‘Sớ sao’ trung, ngữ tắc đa tựu vương văn. Dĩ Vương bản thế sở thông hành, nhân tập kiến cố”. Nghĩa là trong kinh Di Đà sớ sao của Liên Trì Đại sư, dẫn dụng kinh Vô Lượng Thọ. Đa phần đều dẫn dụng bản của Vương long Thư đại A Di Đà kinh.     

Thanh mạt Ấn Quang pháp sư diệc xưng Vương bản vi văn nghĩa tường tất, dữ thế lưu thông. Do thượng khả kiến Vương bản tại ngã quốc chi lưu thông. Viễn quá Nguỵ dịch”. Sau khi bản hội tập này ra đời, mọi người đều thích bản này, và năm bản dịch này đều không còn học nữa, mà học bản của Vương Long Thư.

Bên dưới nói: “Vương bản tuy thậm lưu thông, tịnh thâu nhập long tạng dữ nhật bản đại chánh tạng. Đản Vương thị chi tác tắc hữu đắc hữu thất”. Cho nên nó vẫn còn tỳ vết. Có thể thấy việc này thật không dễ. “Liệt như sớ sao vân”, đây là lời của Liên Trì Đại sư. “Vương thị sở hội, giảo chi ngũ dịch, giản dị minh hiển, lưu thông kim thế, lợi ích thậm đại”. Trước tiên tán thán đối với ngài. “Đản kỳ bất do phạn bổn, duy chước hoa văn, vị thuận dịch pháp”. Ở đây ông ta không phải phiên dịch, không phải từ bản phạn văn trực tiếp phiên dịch qua. Chỉ là châm chước bản dịch thành hoa văn của tiền nhân. Châm chước những văn tự này và miên tập lại.

Nhược dĩ phạn bổn trọng phiên, na tựu thành lục chủng phiên dịch”. Người khác sẽ không nghị luận về ông ta. “Cố bỉ bất ngôn dịch nhi ngôn hiệu chính dã”. Đây là chỗ cẩn thận của Long Thư. Vậy vấn đề của ông ta ở đâu? “Hựu kỳ trung khứ thủ cựu văn, diệc hữu vị tận”. Đây là nói so với bốn loại bản dịch này, chúng ta làm sao để lựa chọn, đây là kiến thức. Ông ta chọn  chưa được thoả đáng. Ở đây có đưa ra ví dụ. “Như tam bối vãng sanh”, điều này rất quan trọng. “Nguỵ dịch giai viết phát bồ đề tâm”. Thượng bối, trung bối, hạ bối đều giảng về phát bồ đề tâm. Nhưng “Vương thi duy trung bối phát bồ đề tâm”, trong hạ bối nói là không phát, còn thượng bối thì không đề cập đến. Đây là một đoạn kinh văn vô cùng quan trọng. Vấn đề ở đây rất nghiêm trọng, “tắc cao hạ thất thứ”.     

“Thả văn trung đa thiện căn toàn tại phát bồ đề tâm nhi tam bối bất đồng, đồng nhất phát tâm”. Quý vị xem, thượng bối, trung bối, hạ bối không giống nhau. Nhưng đều có phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm tám chữ này. “Phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm”, đây là điều kiện quan trọng nhất để vãng sanh. Bản hội tập của Vương Long Thư, ở chỗ này có vấn đề. Thượng bối thì không nói đến, hạ bối nói là không phát tâm bồ đề. Điều này không thể, đây là sai lầm nghiêm trọng.

“Liên Trì đại sư sở luận tinh yếu, chánh trung yếu hại, Vương thị tự tự trung hữu văn tuý tạp nhi thất thống, thác loạn nhi bất luận giả. Tắc dụng kỳ ý nhi tu kỳ từ”. Mấy câu này, Kỳ văn là nói kinh văn nguyên bản dịch, nguồn gốc bốn bản kinh văn phiên dịch này, “tạp nhi thất thống, thác loạn nhi bất luận, tắc dụng kỳ ý nhi tu kỳ từ”. Dụng kỳ ý ở đây là dùng văn tự của mình để nói đại ý trong kinh. Điều này cổ nhân đã có nghị luận, vì ta biên tập sách của người khác, nhất định phải dùng văn tự gốc của họ, không thể dùng văn tự của mình để thay đổi. Ví dụ này nếu mở ra, về sau phiền phức rất lớn. Mỗi người đều có thể sửa đổi kinh, như vậy kinh sẽ cải thành như thế nào đây. Nhất định không thể chỉnh sửa. Hội tập cần phải giữ quy tắc này. Đây là Long Thư có nhiều khi đã dùng ý của mình, đem văn tự gốc sữa đổi. Điều này bị người đời sau chỉ trích.

“Thị chánh Liên Trì đại sư sở chỉ, bất do phạn bản, vị thuận dịch pháp chi thâm bệnh”. Liên Trì đại sư nói rất hàm súc. Hoàng lão nói rõ cho chúng ta, chúng ta đã hiểu rõ đã minh bạch. Bậc cổ nhân trách cứ người cũng rất nhân hậu. Cũng không phải dùng lời rõ ràng để trách cứ. Rất nhân đạo, rất uyển chuyển. Đây đều là chỗ mà chúng ta nên học tập.     

“Kim nãi hội tập, yên năng bất thủ nguyên ngữ”. Hội tập nhất định phải nhớ phải giữ nguyên ngôn ngữ. “Nhi nhậm ý hành văn thị nãi vạn vạn bất khả dã”. Đây là một cấm kỵ rất lớn. “Chí ư tam bối phát tâm diệc nhiên, thiện cải Nguỵ dịch hựu phục cao hạ thất thứ”. Tam bối phát tâm này là phát bồ đề tâm. Thượng bối không đề cập đến. Trung bối nói phát bồ đề tâm. Hạ bối nói không phát. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Đây là “Vương bản nan yểm chi tỳ”, là sai sót của ông ta.

Đối với bản thứ hai “Thanh Càn Long Bành Nhị Lâm, danh Siêu Thăng”. Ông ta còn một tên là Tế Thanh_Bành Tế Thanh. “Diệc ư Vương bản nghĩa hữu vị an”. Ông ta đối với bản của Vương Long Thọ cũng nghiên cứu rất sâu. “Ư sở trước Vô lượng Thọ Kinh khởi tín luận trung. Luận vương bản viết, Vương thị bản giảo vi sướng đạt, cận thế thông hành, nhiên hữu khả nghị giả. Như tự phân trung du bộ thập phương dĩ hạ quảng minh bồ Tát hạnh nguyện. Vi linh hành giả phát khởi đại tâm, tích tập đức bổn, cứu cánh thành Phật. Nãi thị thử kinh khai chương yếu lĩnh nhi vương thị san chi”. Trong bản hội tập của Long Thư không có đoạn này. Đoạn này vô cùng quan trọng, nhưng ông ta đã sơ suất.

“Chí vãng sanh thượng hạ nhị bối nhất san khứ phát bồ đề tâm”. Ông ta không nói, câu này không có. Thượng bối vãng sanh, không có phát bồ đề tâm, là câu này. Hạ bối vãng sanh, ông ta nói không phát. Hạ bối vãng sanh này là “nhất vân bất phát”. “Thai sanh nhất tiết, san khứ nghi hoặc, Phật trí nãi chí thắng trí”. Năm câu kinh văn này, năm câu kinh văn này vô cùng quan trọng. Ông ta không đem nó đưa vào trong. Nên “tiền tắc quai thành Phật chi chánh nhân”, chính là phát bồ đề tâm. “Hậu tắc thất vãng sanh chi chánh trí”, chính là nghi hoặc Phật trí cho đến Thánh trí. Ông ta đã sơ suất đoạn văn tự này, nên “thất vãng sanh chi chánh trí”.

Con người vì sao lại thai sanh, thế giới tây phương Cực Lạc vì sao có thai sanh? Sanh đến biên địa cũng xem là không tệ. Vì sao sanh đến chỗ này? Đối với thế giới Cực Lạc chưa đủ tín tâm. Tín tâm không đủ mà thật niệm Phật, thật nguyện ý cầu vãng sanh. Giống như cá độ vậy, có thì tôi thành công, không thì thôi. Chính ý niệm này, họ không thể nhập phẩm vị, mà sanh đến biên địa. Như vậy cũng rất khó gặp, họ đã thật sự làm. Tuy họ có vấn đề, nhưng họ đã thật sự làm. Lỡ như thật, không phải tôi đã thành công rồi sao? Quý vị xem, chỉ một ý niệm sai lầm. Trong tín tâm bị khiếm khuyết, nên họ sanh đến biên địa. Từ biên địa đến thế giới Cực Lạc phải mất năm trăm năm. Sau năm trăm năm họ tin tưởng, tín tâm thanh tịnh, nghi hoặc không còn, mới có thể nhập vào hạ phẩm hạ sanh. Họ thấp hơn một bậc so với hạ phẩm hạ sanh. Nên quyết định không thể có nghi hoặc trí Phật, không được nghi hoặc.     

“Tha như tự thứ nguyện văn hậu tiên suyễn thác, giai đương hiệu chính. Bành thị giám ư Vương bản chi thất, nãi chuyên tựu ‘ Nguỵ dịch’ khứ kỳ phồn phức, tịnh án vân thê bản”. Vân thê là Liên Trì đại sư. “Tăng nhập tứ thập bát nguyện tiên hậu số mục, nhưng danh Vô Lượng Thọ kinh, thị vi đệ thất bản”. Bản thứ bảy. “Vương bản vi đệ lục bản”, bản của Vương Long Thư là bản thứ sáu. Bành Tế Thanh là bản thứ bảy. Nhưng bản của ông ta là Nguỵ dịch, chính là bản lược bớt của Khương Tăng Khải, đem những chỗ phiền phức xoá bỏ, làm thành bản chi tiết. Đem 48 nguyện thêm điều mục vào. Bản này cũng có lưu thông nhưng không rộng.

Cho nên “đản thử bản chỉ thị Nguỵ dịch chi tiết hiệu bản, nhi phi chư dịch chi hội tập bản”. So sánh hai bản, bản của Bành Tế Thanh tốt hơn bản của Khương Tăng Khải, khi đọc rất thuận. “Cận đại Đinh Phước Bảo cư sĩ tác Vô Lượng Thọ Kinh tiên chú”. Bản căn cứ là bản tiết hiệu của Bành Tế Thanh. “Bành bản hoàn thị vị năng cứu Vương thị hội bổn chi bệnh”, nên nó không thể được xưng là bản hoàn thiện.

Bây giờ đến bản ở dưới. Thời nhà Thanh dưới triều đại Hàm Phong, cư sĩ Thiệu Dương Nguỵ Thừa Quán “vị chư dịch cập vương thị hội tập do vị tận thiện, nãi hội tập ngũ chủng nguyên dịch, biệt thành nhất bản, nhưng danh Vô Lượng Thọ Kinh”. Bên dưới nói “Nguỵ thị chi bản, tập ngũ chủng nguyên dịch, thị vi ngũ hội chi thuỷ”. Năm loại nguyên bản dịch ông ta đều xem. “Vương thị chỉ thị tứ hội bản”, bốn loại bản hội tập. “Sở hội vị cập Đường dịch”, chính là Đại Bảo Tích kinh Vô lượng thọ Như Lai hội. Bản này ông ta chưa xem. “Đồng trị trung”, sau Hàm Phong là Đồng trị. Đồng trị là Từ Hy Thái hậu nhiếp chính, sau khi Hàm Phong qua đời, vị tiểu Hoàng đế này do mẹ nắm quyền.

Vương Âm Phước cư sĩ cực sùng Nguỵ bản”, vô cùng tôn sùng. “Tăng thân ký vân, cận thế Thiệu Dương Nguỵ cư sĩ phục bản Vân Thê đại sư chi thuyết, biên khảo chư dịch, biệt vi nhất thư, bao cử cang tông, văn từ giản đương. Nãi đắc vi thị kinh chi quan miện”. Đây là tán thán  đối với bản của Nguỵ Mặc Thâm. “Vương thị phục bác khảo chúng bản, thủ tụ hiệu thù, tịnh định kinh danh vi Ma ha A Di Đà kinh”. Đây là bản kinh thứ tám. “Nguỵ thị phát tâm quảng đại, phục tinh ư văn tự. Vi cứu Vương Long Thư cư sĩ đổ soạn kinh văn cji thất, bị thủ ngũ dịch, hội thành nhất kinh. Lực cầu cú cú hữu lai lịch, kỳ thành thiện bản, sở nguyện cực thắng, sở thành diệc vĩ. Kỳ sở hội tập viễn siêu Vương bản. Vương âm phúc cư sĩ tán chi vi vản kinh, bát chủng chi quan, diệc phi quá dự”. Những lời này là của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói.

Nhưng đằng sau vẫn còn nuối tiếc, ông ta vẫn còn tiếc nuối. “Nguỵ thị tuy nguyện lực bổ Vương thị đổ soạn chi quá, tích vị toàn miễn”. Ông ta cũng phạm trục trặc này, dùng ý của mình sửa đổi kinh văn trong nguyên bản dịch, văn tự cũng cải sửa. “Tư cử kỳ lạc lạc đại giả như hạ”. Lạc lạc  nghĩa  là rõ ràng minh bạch, sai sót vô cùng rõ ràng. Chỗ này đã đưa ra bốn điều.Thứ nhất, “Nguỵ bản đệ nhị nguyện viết, thiết ngã thành Phật, quốc trung thiên nhân, thuần thị hoá sanh, vô hữu thai sanh”. Bốn chữ vô hữu thai sanh ở đây, các dịch giả khác đều không có. Vậy nó từ đâu đến? Câu này là ông ta tự thêm vào. Đây là đề xuất ra những sai sót của ông ta. “Thả thử tứ tự dữ nguyên dịch văn tương vi”. Vì sao lại tương vi? Bản dịch thời nhà Nguỵ nói, Trong bản kinh của Khương Tăng Khải có câu như vậy: “Phật cáo Di lặc, bỉ quốc nhân dân, hữu thai sanh giả”. Tại sao trong này lại nói không có thai sanh? “Đường Tống lưỡng dịch đồng chi”. Hai bản Dường dịch và Tống dịch này, đều có câu này, đều có nói đến thai sanh. “Nhi Nguỵ thị cảnh vị vô hưu thai sanh, thử bảo vi nan án chi tỳ dã”. Nhầm lẫn này quá rõ ràng.

Thứ hai, “ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu nhất đoạn số thiên ngôn”. Đoạn này rất dài, bản của Thời Nguỵ đã lược bỏ. “Sanh thời thống, lão thời thống, bệnh thời thống, tử thời thống, hoạn nạn cùng khổ thống. Dâm dục hoả thiêu, sân phẩn hoả thiêu, tham đạo hoả thiêu, tà nguỵ hoả thiêu, ngu si hoả thiêu. Thị vi ngũ thống ngũ thiêu. Nguỵ cư sĩ nguyên nguyện vô nhất tự bất hữu lai lịch, tích vị năng quán triệt sơ trung”. Đoạn trên này đối với các bản dịch không có lai lịch, đoạn này không phải là văn lược bớt, mà ông ta dùng ý mình đem ngàn chữ kinh văn cô động lại thành như vậy. Đây hoàn toàn là ông ta tự viết không phải là nguyên văn. Nếu từ nguyên văn mà lược bớt thì không cách gì để nói. Đây không phải nguyên văn, hoàn toàn là trích ý của mình. Cho nên đây không có căn cứ.

Thứ ba, “Nguỵ thị hội bản vị Cực Lạc chi cung điện lầu quán, đường vũ phòng các, hoặc xứ hư không, hoặc tại bình địa, hoặc y bảo thọ nhi trú”. Câu này có vấn đề “Hoặc y bảo thọ nhi trú”, trong đó “y bảo thọ nhi trú”. Câu này trong năm bản dịch đều không có. Đây cũng là ông ta tự nghĩ ra, nó không có căn cứ. “Hội bản trung, quá thị dĩ hậu, Vô Lượng Thọ Kinh diệc diệt. Duy dư A Di Đà Phật tứ tự quảng độ quần sanh”. Đoạn văn này trong năm nguyên bản dịch không có. Do đây có thể thấy “Nguỵ thị chi bản dữ tiền chư bản tương giảo. Tuy hậu hậu thắng ư tiền tiền, tích nhưng vị năng tận miễn suất tăng quai suyễn chi quá. Đản thử cự thất, thế tại tất cứu dĩ miễn hậu thế nhân tập thậm chí soán cải kinh văn. Cố tu phòng vi đỗ tiệm, tuyệt thử tội nguyên”. Đây là lời bình của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đối với ông ta. Điều này rất quan trọng, vì những gì của cổ nhân, mặc dù sai cũng không được sửa nó. Phải làm sao? Đem tư duy của mình viết một bên. Viết và chú giải một bên, không được tuỳ tiện sửa nó. Nếu  uỳ tiện sửa đổi, tình hình này mà đem ra thì thật không thể tưởng. Sau này mọi người xem thấy chỗ nào không thông, không nên như vậy. Tôi sữa một câu, anh cũng sữa một câu, và như thế lưu truyền đến mấy trăm năm sau, thì văn chương này không thể xem được. Nên điều này là tuyệt đối không thể được, đây là cấm kỵ lớn nhất.    Chúng ta rõ ràng nhìn thấy, đây là gì? người ta đã viết sai. Nhưng quyết định không được sữa đổi. Nên cổ nhân thường nói, chữ này có thể là một chữ nào đó nhầm lẫn, và chú giải qua một bên, như vậy là chính xác. Cấm kỵ nhất là tuỳ tiện sữa đổi của người khác.

Những lời này của Hoàng lão cư sĩ, cũng là nói rõ thầy của ông là cư sĩ Hạ Liên Cư vì sao mà phải hội tập lại. Nguyên nhân là vì hai bản hội tập ở trước. Bản tiết hiệu thứ nhất đều không hoàn thiện, đều có tỳ vết. Nên cần thiết phải làm lại một bản hội tập, “tịnh vi đại kinh, tảo đắc thiện bản. Thị dĩ tiên sư Hạ Liên Cư lão cư sĩ nãi hữu đệ cữu bản chi tác dã”. Bản của chúng ta bây giờ là bản thứ chín. Đây là giới thiệu về Hạ lão cư sĩ.  

“Tiên sư Hạ lão cư sĩ, vị quan học nho”, vị quan là chưa đến tuổi thành niên. Cổ nhân đến tuổi vị thành niên là 20 tuổi. Đây chính là trước năm 20 tuổi đã học nho. “Tiên trình Châu nhi hậu Lục vương”, trước học với Nhị Trình Châu nhà Tống là Châu Hy, sau đó học với Lục Cữu Uyên Vương Dương Minh nhà Minh. Đây là hai đại văn hào của nhà Tống và nhà Minh. Bây giờ gọi là nhà triết học, nhà tư tưởng. Đây là nói về nguồn gốc học thuật của ông ta. 

“Phủ tráng nhập Phật”. Người xưa gọi tráng niên là 30 đến 40 tuổi. 30 đến 40 gọi là tráng. Phủ tráng là vừa mới, đại khái là ba mươi mốt hoặc ba mươi hai. Tức là vừa mới vào tuổi tráng niên, ông ta đã học Phật. “Nhiếp thiền mật nhị quy Tịnh độ”. Ông ta học qua thiền, học qua mật, và cuối cùng học tịnh độ. “Hạ lão bác quán quần tịch, thâm ư văn tự, chuyên công cửu tu, giáo nhãn viên minh”. Đây là tán thán đối với thầy Mình. Ông ta thích học vấn, học Phật vô cùng chăm chỉ. Thật như cổ nhân thường nói “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Bất luận là học thiền, học mật, học tịnh. Căn cơ của ông ta vô cùng thâm hậu. “Ư nhâm thân”, nhâm thân là năm 21 dân quốc, năm 1932 phát nguyện hiệu đính lại kinh này.  “Án quan tân môn, duyệt thời tam tải. Biến thám ngũ chủng nguyên dịch, động sát tam gia hiệu bản. vô nhất ngữ bất tường tham, vô nhất tự bất hổ hiệu. Kiền cung kính thận, nhật đảo Phật tiền, thiên châm vạn chước, thời oanh mộng mị, cập kỳ thành dã, tứ chúng hoan hỷ. Tôn giáo câu triệt chi huệ minh lão pháp sư, Hạ lão chi quy y sư. Tháp ư phụng kinh nhiếp chiếu ư Phật tiền thân vi ấn chứng”. Đoạn này là nói ông ta dùng thời gian ba năm, hội tập thành bản thứ chín, chính là bản này.

Tôi vừa mới nói qua với quý vị, bản đầu tiên ông ta hội tập, trên tay tôi còn một cuốn. cuốn này đã nhập vào vi tính, chúng ta lên mạng đều có thể xem. Còn khoa phán của Từ Châu Pháp sư, có thể nhìn thấy diện mạo vốn có của nó. Còn định bản này là sau đó ông ta đã trải qua mười lần chỉnh sửa. Định bản đổi thành bốn mươi tám phẩm. Từ đoạn văn ngắn gọn này, chúng ta sẽ hiểu Hạ lão cư sĩ vô cùng siêng năng. Đại khái trong cuộc đời của ông, sự nghiệp lớn nhất chính là việc này. Để pháp môn tịnh độ có được bộ này. Bộ kinh này là đệ nhất kinh của tịnh độ, vô cùng quan trọng. Mà không có bản nào tốt, pháp diệt tận kinh cho đến kinh này đều nói đến. Tương lai khi Phật pháp diệt tận, kinh Vô Lượng Thọ vẫn còn lưu thông ở thế gian một trăm năm.

Chúng ta thử nghĩ đến cuối cùng kinh Vô Lượng Thọ cũng diệt, thì bản kinh nào được lưu thông? Khẳng định là bản này. Bản này so với mấy bản hội tập trước, thì mấy bản trước đều có tỳ vết. Đều không thể làm người khác mãn ý, nhưng trong bản này tìm không ra. Tỳ vết trong bản hội tập của tiền nhân, tất cả đều cải chánh lại, thật sự không có chữ nào ra ngoài nguyên bản. Tự mình chưa cải qua chữ nào. Cho nên đây là Tập Đại Thành của năm bản dịch kia, chọn lọc thích đáng, không có sai lầm. Huệ Minh lão pháp sư ấn chứng cho ông ta.

“Tiên cữu phụ mai Hiệt Vân cư sĩ”, Mai Quang Hy cư sĩ là thầy của thầy Lý. Lý Bính Nam cư sĩ học kinh giáo với Mai lão. Nên bản kinh này khi truyền đến Đài Loan, ở trước có một bài tựa của Mai lão, bài tựa rất dài. Sau khi xem ông ta vô cùng hoan hỷ, lúc đó lưu thông ở Đài Loan, chính mình còn giảng qua một lần. Liên tục phát bài giảng này trên ti vi, và được coi là bản hoàn thiện. Từ Châu Pháp Sư chuyên giảng kinh này ở Kinh Lổ, chính là Bắc Kinh và Tế Nam, “tịnh thân vi khoá phán”. Tôi viết khoa phán là y cứ khoa phán của Từ Châu Pháp sư làm căn bản, và phân phối nó kỹ càng hơn, làm thành một bản khoa phán hoàn chỉnh.

Khoa phán này lúc tôi gặp lão Triệu bộc, tôi tặng ông ta, ông ta vô cùng hoan hỷ. Ông ta nhìn thấy kinh, kinh do Hạ Liên Cư hội tập, chúng tôi viết khoa phán, và Hoàng Niệm Tổ chú giải. Ông ta nói kinh này rất hoàn bị, nên vô cùng hoan hỷ. Phương trượng Hoà thượng Diệu Thiền, ở Cực Lạc am tại Bắc Kinh, mời xã trưởng Sơn đông nữ tử liên xã Ngô Thanh Hương đến chùa giảng kinh này hai tháng. Còn những người phát tâm hoằng dương chuyên tâm trì tụng, không sao kể hết, ấn hành lưu thông liên tục không dứt. “Thị dĩ tiên cữu phụ Mai lão tán vân ư tịnh tông yếu chỉ, cùng thâm cực vi. Phát tiền nhân vị phát chi uân, hựu tinh đương minh xác, tạc nhiên hữu cứ. Vô nhất nghĩa bất tại nguyên dịch chi trung. Vô nhất cú dật xuất bản kinh chi ngoại. Hữu mỹ giai bị, vô đế bất thâu, tuy dục bất vị chi thiện bản bất khả đắc dã”. Đoạn này trong bài tựa của Mai lão, tán thán đối với lần hội tập này.

Tiên cữu chi ngữ, hiện dĩ cử thế công nhận, tịnh tương lai bản kinh thái nhập tân ấn chi tục tạng”. Đây là một nguyện vọng, hiện tại chưa thực hiện được. “Đại kinh trần phong thiên tải, kim thỉ đắc thiện bản, tiên hiền hội kinh chi nguyện nãi viên”. Từ Vương Long Thư, Bành Tế Thanh, Nguỵ Mặc Thâm đều hy vọng làm một bản Vô Lượng Thọ kinh hoàn thiện, và cũng thật sự nỗ lực làm. Nhưng trước sau không sao tránh khỏi những sai sót, cho đến cuối cùng cư sĩ Hạ Liên Cư mới thật sự hoàn thành.  Hoằng nguyện của các vị đại đức xưa nay, đến đây mới thật sự hoàn thành. “Đại kinh trần phong thiên tải”. Kinh Vô Lượng Thọ hơn một ngàn năm nay, vì không có bản hoàn thiện, nên người học tập không nhiều. Người Trung quốc học kinh Vô Lượng Thọ kém xa người Nhật bản. Đại khái người Trung quốc thích lựa chọn, Người Nhật Bản thành thật hơn. Truyền đến bên đó toàn bộ tiếp nhận, có thể là do nguyên nhân này. Người Trung quốc tu tịnh độ đều y theo kinh A Di Đà. Ở Trung quốc kinh A Di Đà hoằng dương rộng nhất.  Nhưng sau khi bộ kinh này ra đời, tình huống không giống nhau. “Đại kinh phóng quang, chúng sanh hữu hạnh. Bản kinh danh, Phật Thuyết Đại Thừa Vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh, thị vi đại kinh chi đệ cửu bản”. Nên kinh Vô lượng Thọ hiện nay tất cả có chín bản. Nếu chúng ta muốn học tập thì phải dùng bản nào?  Năm 2006, tôi ở Pari tổ chức một hoạt động, sau đó thuận tiện đến Luân Đôn, đi phỏng vấn hai trường đại học Kiếm Kiều ở Luân Đôn. Đây đều là khoa hán học, là trường đại học vô cùng nổi tiếng ở Âu châu. Đào tạo ra không ít nhà hán học. Tôi cùng với các bạn khoa hán học, và giáo thọ của họ giao lưu. Tôi biết có không ít học sinh lấy Kinh Phật viết luận văn tiến sĩ. Trong đó có học sinh nói với tôi, anh ta đã dùng kinh Vô Lượng Thọ viết luận văn. Tôi nói Kinh Vô Lượng Thọ có tất cả chín bản, anh dùng bản nào? Anh ta dùng bản hội tập của Hạ Liên Cư, thật hiếm thấy.  Chú giải này là lúc tôi ở Mỹ, cũng là đang hoằng dương bộ kinh này. Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đến Mỹ, ông ta đi một tháng. Chúng tôi ở đó liên lạc được, phần chú giải này ông ta chỉ đem theo một bản, mang theo một bản in giấy nến. Cũng được, coi như là không tệ, chữ cũng xem được, là hơi mơ hồ một chút, in giấy nến. Nên vô cùng đơn sơ. Chỉ mang theo mộ bản và tặng cho tôi. Vì nghe nói tôi ở đây giảng bản hội tập này. Lúc đó ở trong nước giảng bản hội tập này chỉ mình ông ta. Còn ở hải ngoại giảng bản hội tập này cũng chỉ mình tôi. Nên khi hai chúng tôi gặp mặt, hoan hỷ vô lượng. Thật là tâm đầu ý hợp. Chúng tôi cùng một phương hướng, cùng một mục tiêu. Nên tôi hỏi ông ta, Chú giải này của ông có bản quyền không? Có bản quyền thì không cần bàn, nếu không có bản quyền tôi gởi về Đài Loan ấn tống. Ông ta nói không có bản quyền, hoan nghênh ấn tống. Còn muốn tôi viết cho ông ta bài tựa, và muốn tôi đề chữ cho ông ta.

Nên chúng tôi lần đầu tiên in một vạn cuốn ở Đài Loan, in một vạn cuốn sách bìa cứng. Ở hải ngoại băt đầu lưu thông, sau đó in liên tục. Tôi nghĩ bây giờ cũng trên trăm vạn cuốn rồi. Ông ta rất hoan hỷ. Chúng ta xem tiếp đoạn ở dưới, chú giải của kinh, những điều này điều liên quan đến việc giới thiệu hoằng truyền bộ kinh điển này.   Lão cư sĩ viết rất rõ ràng, Chúng ta hãy xem xem. “Bính, Bản kinh chú giải ngũ dịch chi trung, nguỵ dịch giảo bị”. Đây là bản của Khương Tăng Khải nhà Tào Nguỵ. Trong năm bản dịch thì bản này dịch tốt nhất. Năm đó tôi ở Đài Trung, thầy Lý cũng đem kinh Vô Lượng Thọ giảng qua hai lần. Lần thứ nhất giảng bản của Hạ Liên Cư, bản hội tập. Lần thứ hai giảng bản của Khương Tăng Khải. Lần đó tôi đến Đài Trung duyên phận rất thù thắng, vừa đúng lúc gặp thầy Lý giảng bộ kinh này, bản của Khương Tăng Khải, tôi nghe từ đầu đến cuối. Trước đó một thời gian, ông ta giảng bản hội tập, ông ta đem lời ghi chú ở lề sách cho tôi. Tôi nhìn thấy hoan hỷ vô cùng. Tôi có thể xem hiểu.

Lúc đó tôi cũng muốn giảng bản hội tập này. Thầy Lý nói với tôi, thời tiết nhân duyên chưa thành thục, cần phải đợi thời tiết nhân duyên. Tôi lúc đó còn chưa biết lợi hại, vì bản hội tập này tranh cải nghị luận rất nhiều. Tranh luận điều gì? Người ta nói Hạ Liên Cư là cư sĩ tại gia, không phải là pháp sư. Nên mọi người không đồng ý lưu thông bản này. Hạ Liên Cư cũng rất giỏi, lúc vãng sanh nói với học trò mình, Hoàng Niệm Tổ bên cạnh. Hạ Liên Cư nói với Hoàng Niệm tổ, bản hội tập của ông ta tương lai sẽ từ hải ngoại lưu truyền đến Trung quốc. Mọi người nghe xong đều ngơ ngác, sao lại từ hải ngoại lưu truyền về quốc gia? Đến cuối cùng quả nhiên chúng minh, bộ kinh này sau khi phổ biến lưu thông ở hải ngoại, mới lưu truyền về Trung Quốc.  Nên tôi cũng hiểu vì sao lúc đó thầy Lý không cho tôi giảng. Giảng bản của Khương Tăng Khải không vấn đề gì, nhưng nếu giảng bản hội tập của Hạ Liên Cư thì phê bình sẽ rất nhiều. Tôi lúc đó mới xuất gia chưa lâu, còn rất trẻ. Những vị hoà thượng này muốn đến mắng người, áp lực này chúng tôi không chịu nổi. Bây giờ những lão pháp sư này đều vãng sanh. Nếu chúng tôi biến thành Lão hoà thượng thì không vấn đề gì. Lúc đó rất khó, nên chúng tôi phải nhẫn nại. Thầy Lý đích xác có trí tuệ, chúng tôi không bằng ông ta. Ông ta nhìn sâu và nhìn xa, thời tiết nhân duyên không thành thục tạm thời buông bỏ. Lúc đó kêu tôi giảng kinh Lăng Nghiêm, đó là một bộ đại kinh. Chúng ta xem đoạn văn này.

“Cố đại kinh chú sớ, tập ư Nguỵ dịch”. Hầu như đều dùng bản của Khương Tăng Khải để chú giải. “Ngã quốc đại đức đa vi tiểu bản Di Đà tác chủ chí ư chú đại bản giả”. Chính là chú giải kinh Vô Lượng Thọ, tức hai bản.

Thứ nhất là “tuỳ tịnh ảnh, đường gia tường lưỡng gia”, Ở sau tiếp “Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ lục quyển, tuỳ kinh sư tịnh ảnh tự sa môn Huệ Viễn soạn sớ”. Bản mà tôi học chính là bản này. Huệ Viễn ở đây và sơ tổ Huệ Viễn của tịnh độ tông, danh hiệu hoàn toàn tương đồng. Nên trong lịch sử xưng ngài là Tiểu Huệ Viễn. Nếu quý vị nhìn thấy có người viết trên văn chương Tiểu Huệ Viễn chính là ông ta. Còn không dùng Tiểu Huệ Viễn chính là Huệ Viễn đại sư ở Lô Sơn, tên hoàn toàn tương đồng. Lúc đó Lô Sơn là thời đại Đông Tấn, còn Huệ Viễn này là nhà Tuỳ.

Thứ hai, “danh xưng tương đồng, dã khiếu Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ, đường gia tường tự kiết tạng soạn”, ông ta viết chú giải. Ở Trung quốc kinh Vô Lượng Thọ chỉ có hai bản này.

Ngoài ra, lưu thông ở Trung quốc còn có hai vị pháp sư của Hàn Quốc. Tân la quốc, nay là Triều tiên. Có Cảnh Hưng, Nguyên Hiểu, hai vị pháp sư đều là người xuất gia. Chú giải của họ cũng có lưu truyền ở Trung quốc.

Thứ nhất là ba quyển “Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Thuật Văn tán”. Sa môn Cảnh Hưng nước Tân La trước tác, đây là Cảnh Hưng Chú thích.  Thứ hai là một cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Tông Yếu”, cũng là sa môn Nguyên Hiểu, chùa Hoàng Long nước Tân La soạn. “Tằng nhập đường du học”, Vào triều nhà Đường Ông ở tại Trung quốc lưu học. “Hoàn hậu hoá chấn hải đông, kỳ sớ viết hải đông sớ”. Nguyên Hiểu pháp sư ở Hàn quốc vô cùng nổi danh. Phật giáo Hàn quốc không có người nào không biết ông ta.

Thứ ba là “Du Tâm An Lạc Đạo”, đây cũng là trước tác của Nguyên Hiểu. Là “Tịnh độ cổ dật thập thư chi nhất”. Những bản này đều lưu thông ở Trung quốc. Ở dưới nói: “Đại kinh quang minh, chiếu diệu Nhật Bản, chú thích chi thạnh, viễn siêu ngã quốc. Bút giả sở tri giả dĩ nhị thập dư chủng”. Hơn hai mươi loại này, đại khái đều ở trong “Vạn Tục Tạng”. Đây là cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nhìn thấy “kế vi ‘Vô Lượng Thọ Phật Tán Sao’ nhất quyển, Hưng phước tự Thiện Châu tác”. Thứ hai là ba cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Thuật Nghĩa” do Tối Chứng pháp sư biên tập. Thứ ba là một cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Tư Ký”, do Trí Cảnh trước tác. Thứ tư là Bảy cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Uất” do Nam Sở chùa Tổng Trì Kỷ Châu trước tác. Thứ năm là tám cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh lược tiên”, năm Hưởng Bảo thứ năm do Viên Khê, chùa Thiền Lâm Lạc Đông trước tác. Thứ sáu là bảy cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Sao” do Liểu Huệ Vọng Tây Lầu trước tác.

Đại khái tổng cộng những bản này, ở đây họ cử ra hai mươi hai loại. Trong hai mươi hai loại này, trong đó có sáu loại trên kệ sách của Hoàng lão cư sĩ có. Khi tôi đến chỗ ông ta đi tham quan và nhìn thấy. Sáu loại này ông ta đều dùng để tham khảo. Đều có một vài chỗ dẫn dụng trong chú giải này.Sáu loại này,  thứ nhất là chúng ta vừa đọc. Bảy cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Sao”, chính là Liểu Huệ Vọng Tây Lầu trước tác. Bản thứ hai trong hàng thứ tư câu cuối cùng, mười cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Hội Sớ”, do Tuấn Đế chùa Thắng Thọ Tiền Việt trước tác. Đây là lão cư sĩ nhìn thấy. Bản thứ tư ở dưới lên từ hàng thứ tư. Thứ hai mươi mốt, mười tám cuốn “Vô Lượng Thọ Kinh Chân giải”, do Đạo ẩn trước tác. Bản này dẫn dụng nhiều. Tiếp theo là bốn quyển “Vô Lượng Thọ Kinh Hợp Tán”, Quán Triệt trước tác.

Cho nên ở đây bên dưới đã nói, trong đây các trước tác như thứ sau, thứ mười, thứ hai mươi mốt, thứ hai mươi hai, những bản này dẫn chứng rất nhiều. “Hựu chú thích đại kinh hiệu hội bản giả cộng tam chủng”. Thứ nhất “Vô Lượng thọ kinh Khởi Tín Luận” do Bành Tế Thanh triều Thanh thời Khang Hy trước tác. Thứ hai “Vô Lượng Thọ Kinh Tiên chú”, bản này của Đinh Phước Bảo. Bản này hiện nay trong nhà Phật lưu hành rất rộng, cũng rất dễ nhìn thấy. “Dĩ thượng lưỡng chủng sở chú giả giai vi Bành thị chi tiết hiệu bản”. Chính là bản tiết hiệu của Bành Tế Thanh. Thứ ba “Phật Thuyết Ma Ha A Di Đà Kinh Trung Luận”, do Canh Tâm chánh định vương, thời Quang Tự nhà Thanh trước tác. Bản mà ông ta chú giải là bản hội tập của Nguỵ Thừa Quán. “Mạt hậu, hựu Thanh mạt Trầm Thiện Đăng cư sĩ trước hữu ‘Báo Ân Luận’ tam quyển”. Trong Báo Ân Luận có “Tịnh Độ Pháp Môn Cang Tông”, có “Vô Lượng Thọ Kinh Cang Tông”,“Vãng Sanh Chánh Nhân Luận”. Có mấy bản này có thể coi là chú thích kinh Vô Lượng Thọ. Đoạn này chúng ta chỉ giới thiệu đến đây thôi.   Bên dưới chúng ta xem đoạn thứ chín, giải thích tổng quát đề kinh. Chúng ta bắt đầu xem từ trang bảy mươi chín.  

“Phàm kinh chi danh đề, giai trực hiển bản kinh chi yếu chỉ. Sử học giả nhân danh đạt thể, nhất lãm kinh đề, trực khuy toàn kinh đại nghĩa. Thị dĩ Thiên Thai gia chú kinh, tiên thích kinh danh”. Đoạn văn này chúng ta đọc qua một chút. “Đại kinh ngũ chủng nguyên dịch, các hữu kinh đề. Vương thị hội bản danh vi đại A Di Đà Kinh dĩ biệt ư nguyên dịch dữ tiểu bản. Đản ‘đại’ tự chi tăng, vô sở y cứ”. Đây là tự mình thêm vào. Nếu là bản hội tập thì phải nên dùng nguyên văn. Ông ta tự thêm chữ “đại”, điều này không có căn cứ. “Bành thị tiết bản dữ Nguỵ thị hội bản” . Hội bản của Nguỵ Mặc Thâm. “Giai danh ‘Vô Lượng Thọ Kinh’ đông ư ‘Nguỵ dịch’, tam chủng nhất danh, hỗn đồng dị ngộ”. Tên của nó với tên gốc của kinh là giống nhau, không có sai biệt. Vậy cuối cùng chỉ bản nào không rõ ràng.

“Chánh định vương thị cải Nguỵ thị bản vi Ma Ha A Di Đà Kinh”. Hai chữ Ma ha này cũng không có y cứ. Đây đều là trong bản hội tập có vấn đề. “Khảo”, khảo cứ này “tùng hán ngật tống”, đến Tống triều “thập nhị dịch trung”. Đây là mười hai lần phiên dịch.

“Dĩ Vô Lượng Thọ vi danh giả thập, hữu thập bộ. Dĩ thanh tịnh bình đẳng giác vi danh giả hữu lưỡng bộ”. “Dĩ chánh giác vi danh giả” có một bộ. Đầu thời nhà Hán có một bản dịch là “Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”. Bản phiên dịch cuối nhà Tống là “Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh”. Nên đề kinh này cư sĩ Hạ Liên Cư “kim thử hội bản trực thủ Tống dịch kinh đề Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh”. Chữ kinh bị trùng lặp nên xoá nó đi, chữ kinh xoá đi là vì trùng lặp. Bên dưới là đọc đề kinh của bản Hán dịch, “Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”, hai chữ Vô Lượng cũng trùng lặp và xoá bỏ. Do đó đề kinh biến thành “Phật thuyết đại thừa Vô Lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh”. “Tự nhiên giai diệu”. Đây mới thật sự là hội tập, không có tự thêm chữ nào cả, chỉ là xoá đi chữ trùng lặp. Nên biến thành đề kinh có mười lăm chữ này.

“Bất giả phủ cân”, một chút sửa đổi cũng không có.

“Lưỡng dịch nguyên danh, nhiếp ư nhất danh chi trung thập nhị chủng kinh đề tất nhập nhất đề chi nội. Toàn kinh đại chỉ, chiêu nhiên mục tiền, tịnh tông yếu nghĩa, bị ư đề nội. Nhân pháp dụ, giáo lý hành, thể tướng dụng đẳng tề hiển ư nhất danh chi trung. Như đế võng châu, viên nhiếp nhất thiết diệu pháp, bản kinh hội tập chi diệu, ư thử khả kiến lân qua”. Đây chính là huệ nhãn trong hội tập của Hạ Liên Cư, với người trước đây xác thực không giống nhau. Đề kinh này Chú giải của Hoàng Lão cũng rất tường tận.

Chúng ta hôm nay vẫn còn chút thời gian, tôi đem giải thích của tôi đối với đề này, có một giải thích rất đơn giản. Phật thuyết, đây là được thuyết ra từ chính kim khẩu của Phật. Trong kinh Phật thêm hai chữ Phật thuyết này, nó có ý nghĩa tất cả kinh đều là Phật thuyết. Vì sao các kinh khác không thêm hai chữ Phật thuyết? Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm không có thêm Phật thuyết. Kinh Kim Cang Bát Nhã cũng không có thêm Phật thuyết. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng không thêm chữ Phật thuyết. Vì sao ở đây thêm chữ Phật thuyết?

Thông thường thêm chữ Phật thuyết, câu thứ nhất phần chánh tông là Đức Phật giảng, như vậy mới thêm Phật thuyết. Nếu câu thứ nhất không phải Phật thuyết, thông thường không dùng hai chữ Phật thuyết này. Nên nó có nghiên cứu chứ không phải tuỳ tiện lập ra.

Đại thừa” là trí tuệ. “Vô lượng thọ” là tánh đức. “Trang nghiêm” chính là tướng hảo. Quý vị xem, trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói, tất cả chúng sanh đều đức tướng trí huệ của Như Lai. Trong đề kinh này trí tuệ đức tướng Như Lai đã có. “Đại thừa” là trí tuệ Như Lai. “Vô lượng thọ” là đức của Như Lai. Thọ mạng là đức thứ nhất. “Trang nghiêm” là tướng hảo. Toàn bộ đã nói ra cho chúng ta biết, đây là quả. Chúng ta học Phật hy vọng đạt được điều gì? Đạt được “Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm”. Đây là quả của thế giới Cực Lạc.

Năm chữ bên dưới là “nhân hành thị tu nhân”. Tu gì mới có thể chứng quả? Tu “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Thanh tịnh là giới, trì giới có thể giúp ta được tâm thanh tịnh. Bình đẳng là định. Giác là huệ. Quý vị xem, đây là giới định tuệ tam học.

Còn tam bảo, tăng là thanh tịnh. Lục căn thanh tịnh, chút trần không nhiễm, đây là người xuất gia. Pháp là bình đẳng, Đức Phật nói các pháp bình đẳng không có cao thấp. Pháp là bình đẳng. Phật là giác. Tam bảo cụ túc. Phật dạy chúng ta tu hành như thế nào để chứng quả? Trước tiên là phải buông bỏ. Chúng ta dùng lời trong Kinh Hoa Nghiêm để nói là buông bỏ chấp trước. Đối với các pháp trong thế xuất thế gian không còn chấp trước nữa, thì tâm ta được thanh tịnh, chứng A la hán. Tiến bộ hơn nữa thì đối với tất cả các pháp không phân biệt. Tâm phân biệt buông bỏ, ta sẽ được chánh đẳng chánh giác.   Hay nói cách khác, ta được bình đẳng. Bình đẳng là Bồ Tát. Cuối cùng có thể buông bỏ vọng tưởng. Vọng tưởng là gì? Là khởi tâm động niệm. Không khởi tâm, không động niệm là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Giác ở đây là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, là thành Phật, chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Quý vị xem, tu nhân chứng quả. Trong tịnh độ hoàn toàn hiển thị trên đề mục này. Nên nếu mọi người hỏi chúng ta, tịnh độ tông của các bạn tu như thế nào? Tu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác. Tịnh độ tông cầu điều gì? Cầu trí tuệ, cầu tánh đức. Vô lượng thọ là tánh đức. Cầu tướng hảo, tướng hảo là trang nghiêm. Rõ ràng minh bạch. Bộ kinh này giảng cái gì? là giảng về những điều này. Nội dung trong tất cả bộ kinh là trên đề mục này, tất cả đều hiển thị ra.   Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta học đến đây thôi.

HẾT TẬP 73